Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ VẤN ĐỀ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN
Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Hồ Chí Minh học

HÀ NỘI – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ VẤN ĐỀ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN
Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Xuân Biên


HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Thảo Nguyên, học viên cao học khóa 01 chun
ngành Hồ Chí Minh học của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu có
nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
Tác giả

Nguyễn Thị Thảo Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Thầy hướng dẫn – PGS.TS. Phan
Xuân Biên, quý Thầy cơ giảng dạy tại Khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, quý Thầy cơ cơng tác tại Bộ mơn Hồ Chí
Minh học cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hết lịng chỉ bảo, giúp đỡ,
động viên tơi hồn thành cơng trình này!
Tác giả

Nguyễn Thị Thảo Nguyên


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn...........................................................6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................7
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn .............................................8
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................8
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC VÀ VẤN ĐỀ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN Ở CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC .......................................................................................9
1.1. Tiền đề lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
và giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên .................................................9
1.1.1. Tiền đề thực tiễn về kinh tế - chính trị - xã hội ................................9
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh ........................ 13
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống 15
1.2.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục ................................ 15
1.2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống ... 28
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên 36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................ 45
2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng tư tưởng, đạo đức lối sống của
thanh niên .................................................................................................... 45


2.2. Thực trạng về giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống của thanh niên ở
các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 52
2.2.1. Thực trạng về giáo dục .................................................................. 54
2.2.2. Thực trạng về giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên .............. 60
2.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm .................................................. 89

Chƣơng 3. VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC
VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN Ở CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP HỒ CHÍ MINH.......................................... 92
3.1. Sự cần thiết khách quan cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục đạo đức lối sống cho thanh niên ........................................................... 92
3.2. Những quan điểm cơ bản vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ................ 94
3.1.1. Quan điểm tồn diện ...................................................................... 95
3.1.2. Quan điểm phát triển...................................................................... 96
3.1.3. Quan điểm lịch sử, cụ thể .............................................................. 98
3.1.4. Quan điểm phù hợp ........................................................................ 99
3.3. Các giải pháp chủ yếu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và
giáo dục đạo đức lối sống .......................................................................... 100
3.3.1. Giải pháp về vấn đề giáo dục ....................................................... 101
3.3.2. Giải pháp về giáo dục đạo đức..................................................... 102
3.3.3. Giải pháp về giáo dục lối sống .................................................... 111
KẾT LUẬN .................................................................................................. 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 122
PHỤ LỤC..................................................................................................... 126


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

BẢNG
Bảng 2.1. Những nhân tố góp phần nâng cao đạo đức trong nhà trường ...... 75
Bảng 2.2. Mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc giáo dục đạo đức
hiện nay của trường đại học .......................................................... 76
Bảng 2.3. Sự khác biệt giữa nam và nữ trong giáo dục về mặt tinh thần ...... 77
Bảng 2.4. Khảo sát nhận định về mục đích, lối sống của sinh viên qua
các năm học ................................................................................... 80
Bảng 2.5. Khảo sát các tiêu chí về lối sống của sinh viên hiện nay .............. 82

Bảng 2.6. Khảo sát những giá trị TNSV cho là quan trọng hiện nay ............ 88

BIỂU
Biểu 2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên .........69
Biểu 2.2. Nhân tố để tăng cường giáo dục đạo đức cho sinh viên trong nhà
trường .................................................................................................70
Biểu 2.3. Những vấn đề sinh viên quan tâm đến giáo dục đạo đức lối sống ..72
Biểu 2.4. Những nhân tố khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức ............74
Biểu 2.5. Dấu ấn cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức của sinh viên .......75


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCT

Bộ chính trị

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

CT/TW

Chỉ thị Trung ương

HCM

Hồ Chí Minh

NXB


Nhà xuất bản

SV

Sinh viên

TP

Thành phố

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TN

Thanh niên

TN, SV

Thanh niên, sinh viên


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua nhiều lần tiếp xúc với sinh viên trong quá trình giảng dạy ở giảng
đường, hướng dẫn tiểu luận, hướng dẫn thảo luận, giáo viên chủ nhiệm, (cố
vấn học tập), hịa mình trong dòng chảy với thanh niên sinh viên, mới thấy
được sức trẻ, hào khí của thanh niên sinh viên cũng như sự cố gắng nỗ lực
vươn lên trong học tập và cơng tác, trong các hoạt động của Đồn thanh niên

và Hội sinh viên. Đơng đảo thanh niên tích cực hăng say học tập, tham gia các
phong trào thi đua, mùa thi kiểu mẫu, mùa thi nghiêm túc, Olympic Mác
Lênin, Tầm nhìn xuyên thế kỷ, câu lạc bộ lý luận, tham gia chiến dịch mùa hè
xanh, tiếp sức mùa thi, gương sáng khắc phục khó khăn học giỏi…
Mặc dù, chưa bước chân vào cổng trường đại học, nhưng qua đề thi văn
trong đợt tốt nghiệp phổ thông trung học và thi tuyển sinh đại học năm 2013
chúng ta không chỉ thấy được ước mơ, lý tưởng, tấm lòng cao cả của từng lớp
thanh niên thế hệ mới mà những suy nghĩ của họ được trải lòng trong những
bài thi tốt nghiệp, hay tuyển sinh là một điều rất đáng khích lệ. Tư tưởng suy
nghĩ được bộc lộ và thông qua hành động của các bạn thanh niên đó chính là
đạo đức, và đó cũng là điều đáng mừng trong nhiệm vụ xây dựng xã hội mới
đối với thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực “hào khí” của thanh niên thì vẫn
cịn những hạn chế tiêu cực mà biểu hiện là sự suy thoái đạo đức, ý chí phấn
đấu vươn lên, chểnh mảng trong việc học tập, giả dối trong thi cử, thiếu tu
tưỡng rèn luyện, đua đòi chạy theo những tác động tiêu cực của kinh tế thị
trường. Hiển nhiên, vấn đề này không mới, nhưng trách nhiệm thuộc về ai khi
mà môi trường xã hội bị băng hoại, thậm chí các quan hệ gia đình, quan hệ xã
hội bị đảo lộn, quan hệ thầy trò, quan hệ bạn bè bị xúc phạm. Tất cả những
vấn đề tồn tại là trách nhiệm chung của tồn xã hội, của gia đình, của nhà

1


trường, trong đó trường đại học là nơi đào tạo những chủ nhân tương lai của
đất nước, thì nhiệm vụ giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên,
sinh viên lại là một trách nhiệm vô cùng to lớn.
Đánh giá về thực trạng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của
nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu

phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn cịn hạn chế; chưa
chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội. Chưa giải quyết mối quan hệ
giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy
người”[5,167].
Tầm quan trọng của nhà trường là giáo dục, song không phải chỉ là giáo
dục kiến thức, giáo dục nghề mà quan trọng là dạy người, dạy như thế nào,
mục đích làm để làm gì? Tất cả những vấn đề đó phải chăng là giáo dục đạo
đức, lối sống. Giải quyết vấn đề này không dễ, bởi lẽ các nhân tố chủ quan và
nhân tố khách quan tác động hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng giây đến với
mỗi sinh viên.
Nhấn mạnh những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống nói chung,
nhất là đối với thanh niên; Văn kiện Đại hội Đảng, lần thứ XI, nhận định:
“Mơi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần
phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm
và văn hóa độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên, rất
đáng lo ngại”[5,169].
Làm gì để giải bài tốn này, khi hàm của nó chứa đựng nhiều ẩn số, vạch
ra những ẩn số, để giải quyết vấn đề là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan
trọng đối với bài tốn đạo đức, lối sống. Trong bài học kinh nghiệm từ thực
tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Đảng ta đã chỉ rõ:

2


“Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối
và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”[4,180].
Từ thực trạng của kinh tế thị trường, xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa
hội nhập kinh tế quốc tế; do tác động từ nhiều phía về kinh tế, chính trị, xã
hội, một bộ phận không nhỏ thanh niên chạy theo lối sống, thiếu tu dưỡng,

thiếu rèn luyện, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên, sa sút về đạo đức, lối sống.
Một số thanh niên, sinh viên ở các trường đại học lơ là trong việc học tập,
động cơ, thái độ học tập không đúng đắn, nhận thức về xã hội, nhận thức về
vai trị của mình, thậm chí có những thanh niên sinh viên phai nhạt trong các
hoạt động xã hội, điểm rèn luyện, một tiêu chí quan trọng đối với mỗi sinh
viên trong các học kỳ hàng năm ở các trường đại học có 100 điểm; song ít có
sinh viên đạt điểm tối đa mà chủ yếu là từ 60 đến 70 điểm, thậm chí có sinh
viên chỉ 20 đến 30 điểm. Nghĩa là cá biệt có sinh viên khơng tha thiết gì về
việc rèn luyện và khơng quan tâm đến việc học tập của bản thân mình. Đây
là điều đáng lo ngại.
Thực trạng đó, địi hỏi tính cấp thiết là phải tăng cường giáo dục đạo
đức, lối sống, rèn luyện cho thanh niên, nhất là từng lớp thanh niên sinh viên
trong các trường đại học vì thanh niên là rường cột của nước nhà. Giải đáp bài
tốn này khơng có cách nào tốt hơn là học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi
Người là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hồ Chí Minh coi đạo
đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn
nguồn của sông, của suối. Hơn thế, Người rất quan tâm đến thế hệ trẻ, trong
“Di chúc” của Người đã từng căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên nói chung là
tốt, mọi việc đều rất hăng hái xung phong có chí tiến thủ; Đảng cần phải chăm
lo giáo dục đạo đức cho họ, rèn luyện họ trở thành những người thừa kế xây
dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên”[23,1418].

3


Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, từ lý luận và thực tiễn hiện nay ở Việt
Nam; đẩy mạnh việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức,
lối sống cho thanh niên; nguồn lực quan trọng quyết định tương lai của đất
nước. Vì vậy, tơi chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn

đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại
Thành phố Hồ Chí Minh”, làm luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, chuyên
ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hồ Chí Minh, Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, đất nước và dân tộc
Việt Nam “Mãi mãi nhớ công ơn Người”. Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn
đuốc soi đường, là con đường rèn luyện phấn đấu, là niềm tin tất thắng cho
tương lai dân tộc. Nhớ công ơn Người mỗi người dân Việt Nam luôn học tập
tư tưởng của Người là vậy. Chính sự cần thiết, khách quan đó, Hội đồng Lý
luận Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, giáo trình Tư tưởng
Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nguồn di sản vô giá, được nghiên
cứu trên nhiều góc độ khác nhau vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân
tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về đạo đức; về
tư tưởng nhân văn; về văn hóa; về quân sự; về đại đoàn kết dân tộc…Đặc biệt
trong Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XI của Đảng với chủ đề: “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh về phong cách quần chúng, dân
chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất
là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”.
Chỉ riêng dưới góc độ về giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống đã có
nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu, nhiều hội thảo khoa học, nhiều bài viết
đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các tạp chí theo nhiều
góc độ khác nhau, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau đây:

4


Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới, 1995, NXB Chính trị Quốc
gia, của Nguyễn Huy Hoan. Các tác giả đã tuyển chọn các câu kinh điển của
Hồ Chí Minh về vai trò của con người và ý nghĩa việc xây dựng con người;
đánh giá con người; bồi dưỡng con người về trí tuệ; bồi dưỡng đạo đức; xây

dựng mục đích và lối sống; chăm lo lợi ích đời sống vật chất con người… Tuy
nhiên, tác phẩm này mới chỉ dừng lại ở những câu trích dẫn của Hồ Chí Minh;
chưa có bình luận hay giải thích làm sáng tỏ một cách hệ thống tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống nói chung và cho thanh
niên sinh viên nói riêng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ, 1996, NXB
Khoa học Xã hội, của Nguyễn Chương Nhiếp, Nguyễn Ngọc Thu, Trần Túy.
Tác phẩm đã trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về các định hướng của nền văn
hóa nghệ thuật mới, về cội nguồn cái đẹp của tuổi trẻ, về những nhu cầu thẩm
mỹ lành mạnh cho thế hệ trẻ, những biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ
trẻ. Tác phẩm là một tư liệu quý về tư tưởng Hồ Chí Minh, song cũng chỉ đề
cập dưới góc độ lối sống đối với thanh niên.
Nhớ lời Bác dạy của TS. Nguyễn Văn Khoan và TS. Mạc Văn Trọng,
2001, NXB Lao động. Theo hình thức kể chuyện, các tác giả đã trích dẫn
nhiều câu chuyện bổ ích về cuộc đời hoạt động của Bác: học để làm đầy tớ tốt
của nhân dân; Thanh niên làm theo lời Bác; Gian khổ phải luyện rèn, sung
sướng không cần ai dạy; Tiết kiệm là một đạo đức lớn; Tốt và xấu; …Các tác
giả mới chỉ dừng lại ở các câu chuyện kể chưa khái quát thành tư tưởng và hệ
tư tưởng về các vấn đề, nhất là tư tưởng về giáo dục đạo đức, lối sống cho
thanh niên sinh viên.
Định hướng giá trị đạo đức trong sinh viên - Thực trạng và giải pháp của
Võ Văn Thưởng, Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999. Tác giả đã phân tích dưới góc

5


độ giá trị đạo đức trong sinh viên, song chưa đề cập vấn đề giáo dục và giáo
dục đạo đức, lối sống cho thanh niên nói chung.
Giáo dục văn hóa về lối sống cho sinh viên của PGS.TS. Trương Giang

Long; Tạp chí Cộng sản, số tháng 8 năm 1999, tác giả đã phân tích dưới góc độ
về văn hóa, lối sống của sinh viên hiện nay và những vấn đề cần khắc phục giải
quyết, song chưa gắn với việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này.
Các cơng trình khoa học, các bài viết trên đây là những tư liệu quý bổ
sung cho đề tài, việc kế thừa các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học,
các tác giả có ý nghĩa cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, chưa có cơng trình
nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, giáo dục
đạo đức lối sống nhất là đối tượng thanh niên - sinh viên ở các trường đại học.
Chính vì vậy, trong điều kiện mới của sự phát triển khoa học công nghệ, của
kinh tế thị trường, với xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc
tế vấn đề giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống là sự cần thiết khách quan
cho mỗi công dân Việt Nam; nhất là lứa tuổi thanh niên, đặc biệt tầng lớp
thanh niên là sinh viên, đóng vai trị quyết định người chủ tương lai của đất
nước, quan trọng và cần thiết biết chừng nào; cho nên đề tài: “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở
các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh”, sẽ hệ thống hóa, góp phần
làm sáng tỏ, giải đáp nội dung quan trọng này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, và vấn đề giáo
dục đạo đức, lối sống cho thanh niên sinh viên; vận dụng Tư tưởng Hồ Chí
Minh, luận văn vạch ra các quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm
góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại
Thành phồ Hồ Chí Minh.

6


3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Nghiên cứu tác phẩm tư tưởng Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ cơ
sở lý luận và cơ sở thực tiễn về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống
cho thanh niên sinh viên.
Thứ hai, Khảo sát, phân tích thực trạng về giáo dục và vấn đề giáo dục
đạo đức, lối sống của thanh niên, sinh viên ở một số trường đại học tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, Vạch ra các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên
sinh viên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo
dục đạo đức, lối sống trong tác phẩm của Người.
Thanh niên, sinh viên ở một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí
Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên
sinh viên ở các trường đại học.
Về không gian một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian từ năm 2000 đến 2015.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận Tuyển tập Hồ Chí Minh, những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác - Lênin, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các chủ
trương chính sách, luật giáo dục, các Nghị quyết của Trung ương về văn hóa,
giáo dục, về thanh niên, sinh viên.
7


5.2. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận chung của Chủ nghĩa duy
vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, vận dụng phương pháp chung,
phương pháp cụ thể là phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, logic, thống kê,
khảo sát điều tra SPSS là hệ thống phương pháp mà luận văn sử dụng trong đề
tài.
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn
Về khoa học, luận văn làm rõ thêm Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
và đề ra những phương hướng, giải pháp nhằm góp phần xây dựng đạo đức,
lối sống cho thanh niên sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
những người làm công tác giáo dục, cho việc nghiên cứu và giảng dạy mơn
Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như trong các chuyên ngành thuộc lĩnh vực giáo
dục.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết, 111
trang. Trong đó, chương 1 từ trang 1 đến trang 37; chương 2 từ trang 38 đến
85 và chương 3 từ trang 86 đến 112.
Chương 1, Những vấn đề cơ bản Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và
vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên.
Chương 2, Thực trạng vấn đề giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống cho
thanh niên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3,Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo
đức, lối sống cho thanh niên ở một sốtrường đại học tại Thành phố Hồ Chí
Minh.

8


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC

VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO
THANH NIÊN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tiền đề lịch sử - xã hội hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục
và giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên
Bàn về sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo
đức lối sống lối sống cho thanh niên có rất nhiều nhân tố, nhiều tiền đề tác
động đến phong cách, đến tư tưởng của Người về chính trị, tư tưởng, kinh tế,
văn hóa, xã hội …Trong tất cả các nhân tố ấy, luận văn khái quát, nghiên cứu
và phân tích trên hai nhân tố cơ bản là tiền đề hoạt động thực tiễn của Hồ Chí
Minh và tiền đề hình thành về mặt lý luận tư tưởng của Người.
1.1.1. Tiền đề thực tiễn về kinh tế - chính trị - xã hội
Về kinh tế
Trong nhiều tiền đề hình thành tư tưởng của mỗi con người, có rất nhiều
nhân tố tác động; nếu chỉ đề cập riêng trong mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức, thì vai trị quyết định trong mối quan hệ đó là vật chất quyết định ý thức.
Phải chăng từ nguyên lý đó chúng ta có thể suy ra kinh tế quyết định chính trị,
ý thức của mỗi con người, ý thức của mỗi giai cấp trong xã hội. Ở đây, chưa
đề cập đến sự tác động ngược lại; song nó cũng cho thấy tiền đề thực tiễn về
kinh tế có vai trò quan trọng biết chừng nào đối với quá trình hình
thành TTHCM.
Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở làng
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thời ấy, miền quê Nam Đàn cũng
như các làng quê khác ở Việt Nam đang chìm trong bao nỗi đau thương, khó
khăn chồng chất. Trong nước với đặc trưng của một nền kinh tế nông nghiệp,

9


phương thức canh tác lạc hậu, công cụ lao động là thủ công, vận dụng sức
người là chủ yếu, năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân vô vàn khó

khăn, lại bị kẻ thù bên ngồi xâm chiếm, thật khó mà diễn tả hết thực trạng về
kinh tế - xã hội Việt Nam lúc bấy giờ trên bản đồ thế giới.
Hoàn cảnh kinh tế như vậy, song Việt Nam đâu được bình yên để xây
dựng đất nước. Năm 1858 thực dân Pháp ngang nhiên nổ súng xâm lược nước
ta; với bản chất thực dân, chúng đã tiến hành nhiều chính sách khai thác thuộc
địa tàn ác; bóc lột nhân dân ta, tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền,
ra sức vơ vét tài nguyên, đặt ra nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, “Nửa đêm
thuế thúc, sưu dồn”, là cảnh tượng của người dân Việt Nam trong những ngày
đen tối ấy. Chúng lập hàng rào thuế quan để ngăn chặn hàng hóa nhập từ các
nước ngồi vào Việt Nam, trong nước người dân làm không đủ ăn, lại phải
xuất khẩu tài nguyên ra nước ngoài như than đá, cao su…: “Máu đã khơng
cịn đủ ni cơ thể, lại cịn bị chảy ra nước ngồi”; đời sống và mức sống của
nhân dân cùng cực là điều không tránh khỏi. Đã vậy, năm 1897, thực dân
Pháp đề ra những điều khoản “pháp lý” nhằm tạo điều kiện để chiếm ruộng
đất của nhân dân; thành lập nhiều đồn điền cao su, “Cao su đi dễ, khó về; khi
đi mất vợ khi về mất con”, dẫn đến đời sống kiệt quệ, khốn khó là tình cảnh
của người cơng nhân đồn điền cao su và nhân dân ta lúc bấy giờ…tất cả các
chính sách ấy của thực dân Pháp nhằm mục đích vơ vét cho đầy túi tham phục
vụ lợi ích kinh tế của chúng.
Với các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội khắc nghiệt, thực dân Pháp
biến Việt Nam trở thành xứ thuộc địa của thực dân Pháp. Nền kinh tế Việt
Nam bị đẩy tới tình cảnh bị kìm hãm trong vịng lạc hậu, chính sách độc
quyền của Pháp đã biến Việt Nam thành thị trường của chính quốc, phụ thuộc
kinh tế vào chính quốc, đời sống nhân dân vơ cùng cực khổ. Việt Nam từ xã
hội phong kiến thuần túy trở thành một xã hội nữa thuộc địa phong kiến.

10


Về chính trị

Để đạt mục đích kinh tế, thực dân Pháp đã khơng từ bỏ một thủ đoạn nào
về chính trị, chúng thiết lập bộ máy cai trị về mặt chính trị, chia Việt Nam
thành 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ để tự trị, chia rẽ dân tộc, tơn
giáo…trực tiếp, thi hành nhiều chính sách chun chế hết sức hà khắc và tàn
bạo đối với nhân dân Việt Nam, tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của
chính quyền phong kiến của nhà Nguyễn lúc bấy giờ.
Bằng các thể chế, chính sách về mặt chính trị, hệ thống tòa án, nhà tù do
thực dân Pháp đặt ra dày đặc khắp cả nước. Mọi quyền hành đều nằm trong
tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc
Nam kỳ, khâm sứ Trung kỳ, thống sứ Bắc kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ
máy quân đội, cảnh sát, tòa án…thực dân Pháp đã “dùng người Việt trị người
Việt”, “lấy binh lính thuộc địa bảo vệ thuộc địa”. Mặt khác, chúng đặt ra cơ
quan cảnh sát theo dõi các hành động có tính chất chống đối và cùng chính
quyền tay sai đàn áp nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân.
Hồ Chí Minh đã viết: “Chúng ta khơng có đủ thì giờ kể hết tội ác của
bọn cơn đồ ấy. Chúng ta chỉ cần nói rằng đế quốc Pháp với quân lính của
chúng đã coi tính mạng người Đơng Dương như cỏ rác, muốn thì chúng tước
đoạt của cải, thích thì chúng bắn giết. Những áp bức càng đè nặng lên vai dân
chúng…”[23,215].
Về xã hội
Đặc trưng xã hội Việt Nam trong những năm nửa đầu thế kỷ XIX, là một
xã hội phong kiến với nền nơng nghiệp lạc hậu, trì trệ. Nhất là, từ khi thực
dân Pháp xâm lược, chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách
đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động tăng cường đàn áp, bóc lột bên trong và
thực hiện bế quan tỏa cảng ở bên ngoài. Xã hội ngày càng bộc lộ sự phân chia
giai cấp một cách sâu sắc, hình thành giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột,

11



tiêu biểu là giai cấp tư sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Người
lao động bị bóc lột, sưu thuế nặng nề, ngày càng bị bần cùng hóa, điều này đã
tạo ra một khoảng cách rõ rệt giữa thành thị với nơng thơn. Một số ít bán sức
lao động làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cao su, hay bị bắt đi
làm phu tại các thuộc địa khác của đế quốc Pháp. Số đông còn lại vẫn quanh
năm lam lũ gắn với ruộng đồng, phải chịu hàng trăm loại tô, thuế vô lý ngay
trên chính mảnh đất của mình.
Bức tranh xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc được khắc họa với
thảm cảnh “một cổ hai trịng”. Hồ Chí Minh viết: bọn phiến địa chủ, bọn tư
bản và đế quốc thẳng tay áp bức, bóc lột những tầng lớp khác, nhất là cơng
nhân và nông dân. Chúng cướp của chung do xã hội sản xuất ra làm của riêng
của cá nhân chúng để chúng “ngồi mát ăn bát vàng”, nhưng miệng chúng
huênh hoang những danh từ “đạo đức”, “tự do dân chủ”.
Với đặc trưng của một đất nước, giai cấp nông dân chiếm 90% dân số,
song vẫn sống cuộc đời cực khổ. Bằng những hình thức đàn áp, hết sức khắc
nghiệt của thực dân Pháp, thi hành chính sách chia để trị rất hà khắc, biến vua
quan Nam triều thành bù nhìn và tay sai cho bọn chúng, khơng chỉ đàn áp bóc
lột mà cịn muốn dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu.
Mặc dù bị thực dân Pháp thống trị, thực trạng nền kinh tế, văn hóa, giáo
dục, xã hội, gặp rất nhiều khó khăn; song vẫn có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra
chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Tuy bị thất bại, song “gót sắt”
của kẻ thù, khơng thể dìm được phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống
kẻ thù chung. Dân tộc Việt Nam luôn nêu cao ngọn cờ yêu nước, tinh thần
chống giặc ngoại xâm, xóa bỏ áp bức bóc lột; đây là những tiền đề dẫn đến
con đường cứu nước của HCM. Nhiệm vụ lịch sử vĩ đại và cao cả ấy được
Nguyễn Tất Thành lựa chọn tìm đường cứu nước và trở thành vị lãnh tụ kính
yêu của dân tộc Việt Nam - Hồ Chí Minh - kế tục và hoàn thành xuất sắc.

12



Tất cả những phong trào yêu nước trong thời điểm ấy đều diễn ra dưới
rất nhiều hình thức, nhưng đều có mẫu số chung là sự thất bại. Đó là nhân tố
mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành nhận thức được và quyết định rời bến
cảng Nhà Rồng vào ngày 5/6/1911, với lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng
cháy bỏng, đi tìm con đường cứu nước, khác với con đường cứu nước của các
bậc tiền bối cha, anh của mình.
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi bàn đến tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục và giáo dục đạo đức, lối sống, chúng ta cần điểm qua một vài nét về các
hoạt động thực tiễn - hình thành lý luận nổi bật của Người. Nguyễn Tất Thành
sinh ra và lớn lên tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An trong một gia đình Nho
giáo, có tinh thần hiếu học và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam; là nơi mà một trong những lá cờ hàng đầu của phong trào chống thực
dân Pháp xâm lược. Truyền thống tốt đẹp ấy đã hun đúc, thôi thúc, làm điểm
tựa để Nguyễn Tất Thành quyết tâm tìm đường cứu nước.
Chính từ truyền thống gia đình, truyền thống q hương, truyền thống
dân tộc, đã hun đúc Người và nhất là các cuộc khởi nghĩa chống thực dân
Pháp lúc bấy giờ; mặc dù thất bại, song đã gợi mở, tạo động lực cho người
thanh niên xứ Nghệ, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Khi trả lời
nhà văn Mỹ Anna Louise Strong về ý định xuất dương, Người nói rõ “Nhân
dân Việt Nam trong đó có ơng cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau
ai sẽ là người giúp mình thốt khỏi ách thống trị của Pháp, Người này nghĩ là
Anh, có người lại cho là Mỹ. Tơi thấy phải đi ra nước ngồi xem cho rõ. Sau
khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”[30, 41].
Những ngày lênh đênh trên biển, làm việc trên tàu của Pháp, đầy gian
lao và vất vả. Người hiểu rằng thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, thực tiễn là
tiêu chuẩn của nhận thức, là cơ sở của lý luận. Trên chặng đường hành trình

13



đến Pháp, Người đi qua Singapore, Ai Cập, …những năm tháng bơn ba, sóng
gió khắp năm châu, bốn bể; Nguyễn Tất Thành nhận thấy tất cả những xã hội
đó với mĩ từ “tốt đẹp” song vẫn tồn tại hai loại người: kẻ thống trị và người bị
trị. Đặc biệt, khi đặt chân đến Pháp, hình ảnh đó được phân biệt rõ là người bị
áp bức và kẻ áp bức. Bức tranh tương phản ấy làm cho Người nhận thức và
phân biệt được người Pháp tốt là nhân dân lao động và người Pháp tàn ác là
giai cấp thống trị, bóc lột.
Qua đó, Người đã thấy được nỗi đau khổ của nhân dân lao động ngay ở
những nước chính quốc. Cũng tại Pháp, Người muốn tìm hiểu xem những gì
ẩn giấu đằng sau khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái của cuộc cách mạng tư
sản Pháp; điều này gúp Người xem xét và rút ra kết luận: mỗi quốc gia mỗi vẻ
khác nhau về phong cảnh và con người; nhưng về xã hội thì đâu đâu cũng có
người nghèo, người giàu, đâu cũng có các tệ nạn xã hội, đâu cũng có người
tốt và kẻ xấu. Học tập mặt tích cưc, khắc phục mặt tiêu cực để giải phóng dân
tộc, giải phóng cho nhân dân khỏi áp bức, bóc lột: xem nước Pháp và các
nước làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình.
Tại Pháp, Người rất đỗi ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến hình ảnh
những căn nhà ọp ẹp, tồi tàn của tầng lớp lao động nghèo ăn mặc rách rưới,
hình ảnh của những cơ gái phải bán mình để kiếm sống trong qn rượu ở khu
bến cảng Macxây…
Trong suốt cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành từ Việt Nam đến các
nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Angieri …các nước Châu Phi, châu Mỹ,
hịa nhập vào đại dương trí tuệ của thời đại. Ấn tượng sâu sắc khi Người đọc
bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ vào năm 1776 trong đó có những từ
hoa mỹ: “… Bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc”. Qua đó, Người lấy làm khâm phục trước ý chí, nghị lực đấu tranh
giành độc lập, tự do của người Mỹ.


14


Khảo sát vòng quanh thế giới, khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất
Thành từ Anh trở lại Pháp. Tại đây Người biết tới thắng lợi của cách mạng
tháng Mười Nga. Người vào Đảng xã hội Pháp, tháng 6.1919, Nguyễn Ái
Quốc thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi đến Hội
nghị Vécxây bản “Yêu sách của nhân dân Việt Nam” địi chính phủ Pháp phải
thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt trong những năm tháng đó, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận, học
tập, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn ở
nước ta, từng bước xây dựng nền giáo dục mới Việt Nam. Nền giáo dục mà
theo Người được thể hiện cả về mặt lý luận và thực tiễn gắn với mỗi giai đoạn
cụ thể, đem lại những thành tựu vinh quang cho dân tộc Việt Nam qua hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đặc biệt, Người đã vạch ra và đã
tiếp cận vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam về vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống
của người cách mạng, nhất là đối với thanh niên, sinh viên.
1.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng vơ giá, nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục, có thể được tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, trong luận văn này chỉ tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh dưới góc độ giáo
dục và giáo dục đạo đức lối sống đối với thanh niên sinh viên các trường
đại học.
1.2.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc
Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người đã để lại rất nhiều
những giá trị di sản quý giá cho đất nước và dân tộc Việt Nam, cho các thế hệ
thanh niên học tập và noi theo. Trong kho tàng vơ giá ấy, Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn góp phần
vào việc xây dựng, hình thành đạo đức, lối sống cho thế hệ thanh niên Việt


15


Nam qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt trong giai đoạn xây dựng và phát triển
đất nước.
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục. Ngay sau khi cách mạng
tháng Tám thành công; trong bài viết: “ Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 3-9-1945, Người cho rằng: “Một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu”[23,329]. Trong giai đoạn khó khăn ấy, giai đoạn
nước sôi, lửa bỏng, nhiều nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết để giữ vững nền
độc lập non trẻ ấy, và phải gấp rút tạo ra những điều kiện, tiền đề cần thiết
cho việc xây dựng xã hội tương lai. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta có nhiệm
vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho
dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một
dân tộc xứng đáng với Việt Nam độc lập” [23,324]. Tiếp cận tư tưởng này của
Người dưới góc độ giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống chúng ta có thể đề
cập xem xét trên các góc độ sau đây.
Trước hết, trong sáu vấn đề cấp bách mà Hồ Chí Minh đặt ra sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề giáo dục là nhiệm vụ quan trọng thứ hai
sau “giặc đói”. Người cho rằng về giáo dục là xóa bỏ nền giáo dục đồi bại,
xảo trá của thực dân phong kiến. Cùng với nhiệm vụ giải quyết “giặc đói”; Hồ
chí Minh coi việc giải quyết “giặc dốt” là một trong ba loại giặc; đây là nhiệm
vụ vừa cơ bản vừa cấp bách. Quan điểm của Người là phải làm cho nhân dân
biết đọc, biết viết, xóa nạn mù chữ, từng bước nâng cao trình độ dân trí là
nhiệm vụ quan trọng, cơ bản để giáu quyết các nhiệm vụ khác.
Trong q trình giải phóng dân tộc cũng như xây dựng Chủ nghĩa xã hội,
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp “ trồng
người”, “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người”. Người cho rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”]23,324].

Quan điểm ấy đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nền giáo dục đối

16


với bảo vệ tổ quốc, chống kẻ thù xâm lược, cũng như xây dựng và phát triển
đất nước.
Nhiệm vụ giáo dục là nhiệm vụ của toàn xã hội, nhưng quan trong hơn
hết là lứa tuổi thanh niên. Trong “Thư gửi các học sinh”, năm học đầu tiên
của chế độ mới, Người cho rằng: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp
hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các
cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn cơng học
tập của các em” ]23.329]. Trong Tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh cho
thấy Người rất quan tâm đến thế hệ trẻ, người đóng vai trị quyết định vận
mệnh đất nước trong tương lai, là “rường cột” của nước nhà.
Điểm cốt lõi đầu tiên trong sự nghiệp giáo dục theo quan điểm của Hồ
Chí Minh là: “Tiên học lễ, hậu học văn”, giáo dục về lễ nghĩa, giáo dục về
đạo đức là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục, đây là
điều kiện tiên quyết giữ vai trị quyết định nhất trong việc hình thành nhân
cách con người.
Trong thời đại ngày nay, trước làn sóng tồn cầu hố, hội nhập kinh tế
thế giới đã làm đảo lộn các giá trị đạo đức trong một số thanh niên - thế hệ
tương lai của đất nước. Trước thực trạng ấy, nhiệm vụ cấp bách cho nền giáo
dục nước nhà là việc định hướng các giá trị về đạo đức, lối sống nhằm xây
dựng, hoàn thiện nhân cách nhất là đối với tầng lớp thanh niên, sinh viên
Việt Nam.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến thế hệ trẻ, người chủ
tương lai của đất nước, việc giáo dục đạo đức cách mạng để họ trở thành
những người thiết kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Người nói rằng: thanh niên là người tiếp sức cách mạng

cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh
niên tương lai.

17


×