Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền với việc nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ THÚY HÀ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁP QUYỀN
VỚI VIỆC NÂNG CAO Ý THỨC TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ THÚY HÀ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁP QUYỀN VỚI VIỆC
NÂNG CAO Ý THỨC TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 27

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Liêu

HÀ NỘI - 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Ngọc Liêu. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là
trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2013
Tác giả

Hoàng Thị Thuý Hà

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1


1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ........................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8
Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁP QUYỀN ..................... 9
1.1. Khái niệm pháp quyền ............................................................................... 9
1.2. Các yếu tố chi phối và q trình hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về pháp quyền ........................................................................................ 14
1.2.1.Các yếu tố chi phối tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền ................... 14
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp
quyền ............................................................................................................... 22

1.3. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền ................... 28
1 3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của pháp luật trong quản lý nhà nước
và xã hội .......................................................................................................... 28
1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của Nhà nước trong việc ban hành và
thực thi pháp luật ............................................................................................ 38
1.3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật của
người dân ........................................................................................................ 46


Chương 2 NÂNG CAO Ý THỨC TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT
NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH................................................ 53
2.1. Ý thức chấp hành pháp luật ở nước ta hiện nay ....................................... 54
2.1.1. Những kết quả đã đạt được: .................................................................. 54
2.1.2. Những hạn chế ...................................................................................... 60
2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong chấp hành pháp luật ở nước ta
hiện nay ........................................................................................................... 68
2.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc nâng cao ý thức tôn trọng pháp
luật ở nước ta hiện nay .................................................................................... 74
2.2.1. Giải pháp đối với Đảng và Nhà nước, tổ chức xã hội. ......................... 74
2.2.2. Giải pháp đối với cán bộ, người dân thực hiện pháp luật .................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam
ln trung thành với sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định: “ Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động”. Tư tưởng Hồ Chí Minh là mơ ̣t hê ̣ thớ ng quan điểm lý luâ ̣n chính tri ̣

toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam , là kết
quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác

- Lê nin vào điều

kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triể n các giá tri ̣tố t đe ̣p của dân tô ̣c ,
tiế p thu tinh hoa văn hóa nhân loa ̣i . Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho
cuô ̣c đấ u tranh cách ma ̣ng của nhân dân ta giành thắng lợi , là tài sản tinh thần
to lớn của Đả ng và dân tô ̣c. Với tầ m quan tro ̣ng đó , việc nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung và về pháp quyền nói riêng để vận dụng vào thực tiễn
Viê ̣t Nam hiê ̣n nay là vấ n đề cầ n thiế t.
Bài học kinh nghiệm quan trọng hàng đầu được Đảng rút ra qua thành
công và vấp váp của sự nghiệp đổi mới là phải kiên định chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, khoa học pháp lý Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
quyền, cung cấp nhiều luận cứ khoa học phục vụ công cuộc xây dựng hoàn
thiện Nhà nước và pháp luật Việt Nam. Mặt khác thực tiễn của công cuộc đổi
mới trong hơn 20 năm qua, cùng với việc đẩy mạnh công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i
hóa đã khẳng định yêu cầu đề cao tính tối thượng của pháp luật, xây dựng hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả trong
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay là đòi hỏi khách quan của đời
sống xã hội , của lãnh đạo và quản lý . Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lầ n thứ VIII đã xác đinh : “ Tăng cường pháp chế xã hô ̣i chủ nghia , xây dựng
̣
̃

1


nhà nước pháp quyền Việt N am. Quản lý xã hội bằng pháp luật , đồ ng thời coi

trọng giáo dục , nâng cao đa ̣o đức” . Như vâ ̣y, về vai trò của pháp luâ ̣t trong
viê ̣c thiế t lâ ̣p và ổ n đinh chinh tri xã hô ̣i , quản lý nhà nước trong giai đoạn
̣
̣
́
hiê ̣n nay đã đươ ̣c Đảng ta nhâ ̣n thức hế t sức sâu sắ c . Mỗi kiể u Nh à nước đi
đôi với mô ̣t kiể u pháp quyề n tương ứng với nó , vì pháp luật là sản phẩm và là
mô ̣t công cu ̣ quan tro ̣ng của Nhà nước để thực hiê ̣n chuyên chính giai cấ p

;

Hay nói cách khác pháp luâ ̣t làm cơ sở cho tổ chức cũng n hư hoa ̣t đô ̣ng của
bản thân Nhà nước.
Trên cơ sở tiếp thu các giá trị tư tưởng, văn hóa của nhân loại đặc biệt
là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về nhà nước và pháp luật, ở Hồ Chí
Minh đã sớm hình thành một hệ thống quan điểm về pháp quyền; về tính tối
cao của pháp luật, cũng như về vai trò của pháp luật trong tổ chức quản lý xã
hội, về vai trò của người cán bộ trong việc đưa pháp luật đi vào cuộc
sống…Người nhấn mạnh, thực chất của pháp luật là ý chí của giai cấp cầm
quyền, là nền pháp luật của ai? Cho ai? Vì ai? Pháp luật đúng đắn sẽ tạo nên
sự ổn định của nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước vận hành đúng quỹ đạo
và người dân dễ thực hành quyền dân chủ của mình. Tư tưởng của Hồ Chí
Minh về pháp quyền là những điểm tựa pháp lý và nhân văn trong xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Với mong muốn góp phần nghiên cứu vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cấp bách nói trên chúng tơi đã chọn đề tài: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về
pháp quyền với việc nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật ở Việt Nam hiện
nay”, làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay pháp quyền, nhà nước pháp quyền, pháp chế là những

vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học quan tâm, được thể
hiện ở nhiều cơng trình, đề tài. Có thể phân loại các cơng trình này thành
hai nhóm chính như sau:

2


Nhóm thứ nhất là các cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về pháp quyền, nhà nước pháp quyền, ý thức tơn trọng pháp luật, pháp
chế. Có thể nêu ra một số cơng trình tiêu biểu như:
Ngũn Xn Tế với cơng trình Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Nô ̣i dung tư tưởng
Hồ Chí Minh về pháp luâ ̣t đươ ̣c tác giả trình bà y trong mô ̣t phầ n riêng bao
gồ m các nô ̣i dung: Tư tưởng đề cao vai trò của pháp luâ ̣t, sự kế t hơ ̣p pháp luâ ̣t
và đạo đức trong quản lý xã hội , vấ n đề tiế p tu ̣c vâ ̣n du ̣ng tư tưởng Hồ Chí
Minh về pháp luâ ̣t trong sự nghiê ̣p đổ i mới ở Việt Nam.
Lê Văn Hòe với cơng trình Bước đầ u tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về
hiế n tri ̣, đưc trị, Nghiên cứu Lý luâ ̣n , Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
́
Minh năm 1999. Tác giả nhấn mạnh các nội dung : Tư tưởng Hồ Chí Minh về
pháp luật hình thành đồng thời với quá trình Người tìm con đường cứu nước ,
cứu dân; tư tưởng hiế n tri,̣ pháp trị của Bác Hồ mãi mãi là kim chỉ nam cho sự
nghiê ̣p xây dựng nhà nước pháp quyề n Viê ̣t Nam , cho công cuô ̣c xây dựng
nhà nước và pháp luật thời kỳ đổi mới hiện nay…
Vũ Đình H với cơng trình Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb
Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005. Bằng tất cả kiến thức, tài liệu, kinh
nghiệm và nhiệt huyết của một công dân, một người làm luật, một người
yêu nước, ông đã dẫn dắt người đọc qua những chặng đường tìm hiểu
nguồn gốc tư tưởng nhân nghĩa trong quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền của Hồ Chí Minh. Vũ Đình H cũng đã phân tích được nền tảng

nhân nghĩa truyền thống của dân tộc trong q trình hình thành tư tưởng
pháp quyền của Hồ Chí Minh. Với tư cách là một người trong cuộc, ông
dựng lại được quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, thực
thi tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa của Hồ Chí Minh từ 1911 đến năm
1960.

3


Cơng trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp
quyền kiểu mới ở Việt Nam của Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong, Nxb
Lao động, Hà Nội, 2003, trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền kiểu mới ở Việt Nam và trích các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết về sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền kiểu mới ở
nước ta.
Ngồi ra cịn rất nhiều cơng trình khoa học, các bài báo, tạp chí nghiên
cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, ví dụ như: Cơng trình khoa học công nghệ
nghiên cứu cấp nhà nước KXO2 Nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về
nhà nước của dân, do dân, vì dân của tập thể tác giả, chủ nhiệm là PTS.
Ngũn Đình Lộc; Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Hội đồng Trung
ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các mơn khoa học Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu
mới của dân, do dân, vì dân của viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư
pháp; Phùng Văn Tửu với cơng trình Xây dựng, hồn thiện nhà nước, pháp
luật của dân do dân vì dân ở Việt Nam; Trần Văn Giàu với cơng trình Sự hình
thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh; Các tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh của Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương; Một số chuyên đề về tư
tưởng Hồ Chí Minh của trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính
trị do TS. Đinh Xn Lý chủ biên...
Nhóm thứ hai là các cơng trình nghiên cứu về ý thức tơn trọng pháp

luật, về việc thực thi pháp luật ở Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Có thể nêu ra một số cơng trình tiêu
biểu như:
Ngơ Huy Cương với cơng trình Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở
Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2006, đã đề cập đến những vấn đề
còn tồn tại của pháp luật ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra
các giải pháp nhằm cải cách pháp luật ở Việt Nam trong quá trình xây dựng

4


nhà nước pháp quyền, nhằm làm cho pháp luật được thực hiện và tôn trọng
trong đời sống xã hội.
Trần Ngọc Liêu với cơng trình Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia 2013, đã khái quát và làm rõ giá trị lý luận, quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước, nghiên cứu các quan niệm tiêu
biểu về nhà nước pháp quyền trên thế giới và ở Việt Nam, đề xuất một số
phương hướng nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn với công trình Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân lý luận và thực
tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, đã phân tích học thuyết pháp
quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước và
pháp luật xã hội chủ nghĩa, về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân vì dân. Thơng qua những phân tích và những quan điểm được
đưa ra, các tác giả đã chỉ rõ đặc trưng, điều kiện xây dựng; phương hướng
và các giải pháp chủ yếu nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của người
dân nước ta, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Minh Qn với cơng trình Xây dựng Nhà nước pháp
quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 đã khái
quát lịch sử tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong mối quan hệ với sự
phát triển của xã hội và khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội ở nước ta hiện nay, đồng thời, tác giả còn đưa ra
một số giải pháp, phương hướng cơ bản trong việc đưa pháp luật vào thực
thi trong đời sống xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

5


Dự án Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình quốc hội, tháng 10
năm 2011. Cơng trình đã báo cáo kết quả 10 năm thực hiện công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật ở nước ta (1998 - 2008), đã đánh giá và đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người dân, cũng như
khả năng thực thi pháp luật trong đời sống hiện ở nước ta hiện nay.
Ngồi ra cịn rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài báo, bài viết liên
quan đến vấn đề thực thi pháp luật ở nước ta, ví dụ như: Đào Trí Úc với
cơng trình Tăng cường pháp chế ,xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam,
quản lý xã hội bằng pháp luật . Ts Đỗ Ngọc Hải với công trình Tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập qui hiện nay ở Việt
Nam. Lê Đức Tiết với cơng trình Văn hố pháp lý Việt Nam. Ngũn Minh
Đoan với cơng trình Hiệu quả của pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn....Lê Minh Thơng với cơng trình Tăng cường cơ sở pháp luật về dân chủ
trực tiếp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ....
Có thể thấy các cơng trình nghiên cứu đã nêu đã đề cập đến những khía
cạnh khác nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền, về xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân do dân và vì dân, đánh

giá ý thức tôn trọng pháp luật, cũng như thực trạng thực thi pháp luật của
người dân ở nước ta hiện nay.... Những kết quả nghiên cứu của các nhóm đề
tài nói trên có giá trị gợi mở và tham khảo rất hữu ích đối với chúng tơi khi
triển khai đề tài luận văn của mình. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơng
trình nào tập trung nghiên cứu chun sâu đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về pháp quyền và việc vận dụng tư tưởng đó với việc nâng cao ý thức tôn
trọng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1.Mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về pháp quyền và vận dụng những giá trị nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí

6


Minh về vị trí, vai trị của pháp luật để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao ý thức tôn trọng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục tiêu nói trên, luận văn có những nhiệm vụ sau.
- Một là, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
pháp quyền.
- Hai là, đánh giá việc thực thi pháp luật ở nước ta hiện nay, làm rõ sự
cần thiết nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật ở nước ta trong quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền.
- Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp
luật ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền có nhiều nội dung, luận văn
quan tâm tới những nội dung trọng tâm: tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp

quyền, về địa vị, vị trí, vai trị, quyền lực của pháp luật đối với nhà nước và xã
hội. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền đối với việc nâng cao
ý thức tôn trọng pháp luật ở nước ta hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề lớn, phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu:
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền, về địa vị, vị trí, vai trị,
quyền lực của pháp luật đối với nhà nước và xã hội. Sự vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về pháp quyền đối với việc nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật ở
nước ta hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

7


5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt
Nam về nhà nước, pháp luật, vai trò của pháp luật trong tổ chức quản lý xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác Lênin và phương pháp nghiên cứu của các khoa học xã hội có liên quan, bao
gồm các phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa, kết hợp lịch sử - lơgic,
phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, phân tích tài liệu ...v.v.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu luận văn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền với việc
nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, góp phần nâng cao
nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, về cơng cuộc
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và học tập cho sinh
viên chuyên ngành giáo dục chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh.

7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo. Phần nội dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1: Tư tưỏng Hồ Chí Minh về pháp quyền.
Chương 2: Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.

8


Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁP QUYỀN
1.1. Khái niệm pháp quyền
Pháp quyền là một trong những vấn đề, nội dung được hình thành
và phát triển dọc theo chiều dài lịch sử của văn minh nhân loại. Cho đến
nay có rất nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này, tuỳ
thuộc vào văn hố chính trị, phương pháp tiếp cận và lập trường chính trị
của các tác giả.
Trên thế giới, ở mỗi quốc gia cách tiếp cận về vấn đề pháp quyền đều
có sự điều chỉnh, thích ứng nhất định cho phù hợp với điều kiện cụ thể của
đất nước mình.
Cách tiếp cận của người Anh: Albert Venn Dicey - một nhà luật gia nổi
tiếng người Anh là người đầu tiên sử dụng khái niệm pháp quyền một cách
rộng rãi. Khi nghiên cứu về pháp quyền, A.V.Dicey đã nhấn mạnh đến một số
khía cạnh: Thứ nhất, đó là sự ngự trị tuyệt đối của pháp luật như là sự hạn chế
ảnh hưởng của việc sử dụng quyền lực một cách tuỳ tiện, loại bỏ hẳn tính độc
đốn, các đặc quyền, và sự tuỳ nghi của các nhà cầm quyền; Ý nghĩa thứ hai
của pháp quyền theo Dicey là sự bình đẳng trước pháp luật, khơng ai được
phép vượt trên pháp luật, mỗi người ở bất cứ thứ bậc nào đều phải tuân thủ
pháp luật thông thường của quốc gia. Tất cả mọi người không phụ thuộc vào

đẳng cấp và các điều kiện khác đều là đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Ý
nghĩa thứ ba của pháp quyền là các nguyên tắc trong hiến pháp không phải là
nguồn gốc mà là kết quả của những quyền cá nhân.
Cách tiếp cận này của A.V.Dicey đã quan tâm đến tính thượng tơn của
pháp luật, coi pháp quyền như là một phương thức để tìm kiếm sự tổ chức
hợp lý của hệ thống quyền lực nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, quan niệm
pháp quyền của người Anh tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhà kinh tế học nổi
tiếng F.A.Hayek (1899-1992). Theo ông, pháp quyền là điểm khác biệt rõ rệt

9


nhất giữa một đất nước tự do và một đất nước đặt dưới sự cai trị của chính
phủ độc đốn. Ông khẳng định mọi luật lệ đều đặt ra những hạn chế nhất định
đối với quyền tự do của cá nhân, pháp quyền không chỉ là cơ chế bảo vệ mà
còn là cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện quyền tự do.
Cách tiếp cận của người Mỹ, John Rawls (1921 - 2002) một đại biểu
nổi tiếng của chủ nghĩa tự do của Mỹ, nhấn mạnh pháp quyền có mối quan hệ
hết sức chặt chẽ với quyền tự do, các nguyên tắc của pháp quyền sẽ tạo dựng
một nguyên tắc chắc chắn cho quyền tự do và là một phương tiện hiệu quả
hơn cho việc tố chức các hoạt động hợp tác của xã hội. John Rawls cho rằng
pháp quyền đòi hỏi hệ thống pháp luật và thiết chế phải có một số đặc điểm
sau: Những hành vi mà pháp luật địi hỏi hay cấm đốn phải phù hợp với khả
năng của các cá nhân; Pháp quyền đòi hỏi những vụ việc tương tự cần được
xét xử một cách tương tự như nhau; Khơng có vi phạm nếu pháp luật chưa
được ban hành; Pháp quyền địi hỏi phải có cơng lý tự nhiên, nhằm đảm bảo
sự liêm chính trong quá trình xét xử.
Sự phát triển của học thuyết pháp quyền đã làm cho các yếu tố cơ bản
của pháp quyền ngày càng được mở rộng, giáo sư Richard H.Fallon đại học
Havard trên cơ sở phân tích tổng hợp các học thuyết pháp quyền hiện đại đã

khẳng định pháp quyền được cơng nhận khi có đủ các yếu tố: Khả năng của
các chuẩn mực, quy định pháp lý trong việc hướng dẫn người dân thực hiện
công việc của họ. Mọi người có thể hiểu pháp luật và tuân thủ chúng; Tính
hiệu lực của pháp luật; Tính ổn định; Tính tối cao của pháp luật….
Cách tiếp cận của người Trung Quốc: Truyền thống pháp trị đã có ảnh
hưởng sâu rộng trong xã hội Trung Quốc từ thời Xuân thu chiến quốc như
một phương pháp tổ chức và quản lý xã hội, đối lập với phương pháp nhân trị.
Nội dung cơ bản và quan điểm cai trị của học thuyết là: Chỉ thừa nhận pháp
luật và dùng nghiêm hình phạt, khơng thừa nhận đức trị, muốn cai trị đất nước
ắt phải dùng pháp luật.

10


Có thể thấy, khái niệm pháp quyền được tiếp cận từ nhiều khía cạnh
khác nhau, các nội dung, nguyên tắc cơ bản của pháp quyền đã khơng ngừng
được giải thích, bổ sung và hoàn thiện theo từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch
sử nhất định.
Ở nước ta hiện nay, khái niệm pháp quyền cũng có nhiều định nghĩa
khác nhau. Trong Đại từ điển Tiếng Việt, pháp quyền được xác định về mặt
từ loại là danh từ và định nghĩa là “hệ thống pháp luật tiểu biểu cho quyền lực
của một nhà nước, cho bản chất của một chế độ” [16, tr.1320]. Gần đây, ở
nước ta có nhiều cơng trình nghiên cứu về pháp quyền, theo PGS.TS Nguyễn
Đăng Dung thì pháp quyền không chỉ thuần tuý là nhà nước pháp quyền. Pháp
quyền là khái niệm dùng để chỉ cả một xã hội được tổ chức và vận hành trên
cơ sở các quyền được pháp luật quy định rach ròi theo luật của tự nhiên, sao
cho các chủ thể sử dụng quyền của mình một cách tự do để có khả năng nâng
cao hạnh phúc của mình, nhưng khơng được xâm phạm sang quyền của các
chủ thể khác [42, tr.11].
Trong một nghiên cứu khác, Ths. Bùi Ngọc Sơn cho rằng tinh thần

pháp quyền có thể áp dụng cả với cơng quyền và xã hội cơng dân. Pháp quyền
của cơng quyền nói lên rằng công quyền là đối tượng chịu sự kiểm sốt của
pháp luật. Pháp quyền của xã hội cơng dân nói lên rằng cơng dân là chủ thể sử
dụng quyền lực của pháp luật để bảo vệ dân chủ, các quyền và tự do của
mình [43, tr.94].
Các tranh luận về nội hàm của khái niệm pháp quyền đã phản ánh sự đa
dạng, đa chiều trong nhận thức về khái niệm này tại Việt Nam. Trên cơ sở kế
thừa các thành quả của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, chúng ta có thể thống nhất hiểu khái niệm pháp quyền với nội dung cơ
bản, đó là: Pháp quyền là quyền lực của pháp luật trong xã hội, tức là sức
mạnh của pháp luật, là sự bắt buộc thực hiện của pháp luật với toàn xã hội,
và cũng từ quyền lực của pháp luật mà quyền của con người, quyền của công

11


dân được đảm bảo thực hiện tốt hơn. Pháp quyền là tính chất, đặc điểm
của mối quan hệ giữa nhà nước - pháp luật - xã hội. Nhà nước là chủ thể
sản sinh ra pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thực thi và có quyền
lực trong xã hội, chỉ khi pháp luật có quyền lực trong xã hội thì xã hội
đó mới có tính pháp quyền.
Pháp quyền là pháp luật về quyền. Ở đây, vấn đề trước nhất và trung
tâm là quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, cũng khơng thể thiếu
quyền của nhà nước nói chung, quyền của các cơ quan lập pháp, hành pháp
và tư pháp nói riêng, song khi thực hiện những quyền này cũng cần phải vì
quyền của con người, quyền của cơng dân, quyền của nhân dân.
Như vậy, thuật ngữ pháp quyền có hai khía cạnh quan trọng đó là,
quyền lực của pháp luật và pháp luật về quyền. Hai khía cạnh này không thể
thiếu và bổ sung cho nhau. Mọi nhà nước đều sử dụng pháp luật như một
công cụ hữu hiệu nhất để quản lý xã hội. Về mặt lý thuyết người ta đều coi

pháp luật như một đại lượng công bằng, như một phương tiện điều chỉnh các
quan hệ xã hội mạnh mẽ nhất, đóng vai trị như khn mẫu đo lường trong
đời sống xã hội. Song có pháp luật nhưng chưa chắc xã hội đó đã có pháp
quyền. Xã hội có quyền chỉ khi pháp luật có quyền lực trong xã hội, pháp luật
phải được hiện thực hoá, có sức mạnh trong đời sống xã hội. Muốn như vậy
nền pháp luật đó phải là nền pháp luật tiến bộ, pháp luật phản ánh được quyền
của con người và bảo vệ các quyền, lợi ích của con người, của nhân dân đây
chính là điều kiện để pháp luật có quyền lực trong xã hội, đạt được hiệu lực
pháp lý cao, được nhân dân tự nguyện thừa nhận và thực thi.
Để có thể hiểu rõ hơn nội dung của khái niệm pháp quyền, chúng ta cần
có sự phân biệt khái niệm pháp quyền với khái niệm nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền và pháp quyền là những hiện tượng xã hội gắn bó mật
thiết với nhau. Khái niệm nhà nước pháp quyền là khái niệm dùng để chỉ xã
hội được tổ chức theo cách quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành

12


pháp luật và được đảm bảo thực thi bằng bộ máy nhà nước và các thiết chế
chính trị xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân [52, tr.152]. Nhà
nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và quản lý bản
thân mình cũng bằng pháp luật, tuân thủ theo pháp luật, tôn trọng tính tối
thượng của pháp luật, bộ máy nhà nước tự đặt mình dưới pháp luật.
Pháp quyền là khái niệm để chỉ quyền lực của pháp luật, sức mạnh, tính
hiệu lực của pháp luật trong nhà nước, xã hội đó. Pháp quyền phản ánh tính
chất, đặc điểm của mối quan hệ giữa nhà nước - pháp luật - và xã hội. Trong
nhà nước đó, xã hội đó pháp luật được đề cao, các cơ quan, tố chức và mọi
công dân đều phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật, pháp
luật là công cụ chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ xã hội và quản lý xã hội.
Nhà nước sẽ đảm bảo cho pháp luật được thực hiện, phát huy sức mạnh,

quyền lực của mình trên thực tế. Muốn như vậy thì hệ thống pháp luật phải
được hồn chỉnh cả về nội dung, lẫn hình thức, ghi nhận và bảo vệ các quyền
con người, quyền công dân, quyền của nhân dân.
Pháp quyền cũng có sự phân biệt với pháp luật. Pháp luật là hệ thống
quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
Pháp luật là ý chí của giai cấp nắm giữ sức mạnh kinh tế được đề lên thành
luật. Khi giai cấp này đồng thời là đại biểu cho toàn thể xã hội, nghĩa là sức
mạnh của nó được tồn thể xã hội thừa nhận thì ý chí của nó dưới hình thức
luật là pháp quyền, cịn khi nó chỉ đại diện cho bản thân nó, như một bộ phận
trong quan hệ đối lập với các bộ phận khác trong xã hội (nghĩa là sức mạnh
của nó khơng được thừa nhận bởi tồn thể xã hội) thì ý chí của nó dưới hình
thức luật chính là pháp luật [52, tr.163]. Hay nói cách khác, nhà nước đó có
pháp luật nhưng chưa có pháp quyền.
Ở đây, khái niệm “pháp quyền” mà chúng ta nói đến có sự phân biệt
với khái niệm “pháp trị”. Pháp quyền là quyền lực của pháp luật, là pháp

13


luật về quyền, còn pháp trị là cai trị bằng pháp luật, trấn áp bằng pháp
luật. Pháp trị có từ thời phong kiến, là học thuyết của truờng phái Pháp
gia, được Hàn Phi Tử phát triển hoàn chỉnh, coi pháp luật là công cụ của
nhà nước, là phương tiện để Vua cai trị dân, nhà cầm quyền sống trên
pháp luật.Trái lại dưới chế độ pháp quyền khơng ai có thể đứng trên pháp
luật, kể cả nhà nước.
Pháp quyền cũng có sự phân biệt với nhân trị. Đặc điểm chung nhất của
nhân trị là quản trị tuỳ tiện, nhà cầm quyền thích gì, thì đó là pháp luật cần
phải được dân chúng tuân thủ. Trái lại trong một nhà nước pháp quyền, pháp
luật có tác dụng hạn chế sự tuỳ tiện của chính quyền.

Trên cơ sở hiểu về khái niệm pháp quyền, đề tài đi sâu vào nghiên cứu
tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền, đó là một hệ thống các quan điểm lý
luận của Người về vị trí, vai trò của pháp luật đối với nhà nước và trong đời
sống xã hội. Pháp luật Hồ Chí Minh nói tới là “pháp luật dân chủ”, pháp luật
về quyền con người gắn với độc lập chủ quyền dân tộc. Từ đó đánh giá ý thức
tôn trọng pháp luật ở nước ta hiện nay, tìm hiểu ngun nhân của thực trạng
đó, và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức tơn trọng pháp luật ở Việt
Nam trong q trình xây dựng nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
1.2. Các yếu tố chi phối và quá trình hình thành phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về pháp quyền
1.2.1.Các yếu tố chi phối tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền được hình thành trong q trình
Người liên tục tìm tịi, phân tích, so sánh, thiết kế, thử nghiệm trên cơ sở kết
hợp nhuần nhuyễn giữa: truyền thống dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa Mác Lênin và những tinh hoa của các nền văn minh cổ, kim, đơng, tây. Q trình
đó chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Một là truyền thống dân tộc: Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh Việt
Nam đã tạo dựng nên truyền thống lịch sử phong phú. Các yếu tố của truyền

14


thống dân tộc có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền là:
Chủ nghĩa yêu nước: Quá trình chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất
nước, chống mọi sự đồng hoá của ngoại bang, bảo tồn nền văn hoá dân tộc đã
hun đúc cho dân tộc ta truyền thống yêu nước, tinh thần nhân ái, đoàn kết,
kiên cường bất khuất, tự lực tự cường, thơng minh sáng tạo. Trong đó tinh
thần yêu nước đã trở thành đạo lý sống, niềm tự hào và là nhân tố đứng đầu
trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Lòng yêu nước nồng
nàn, ý chí kiên cường bất khuất, tinh thần tự lực, tự cường, được các thế hệ

người Việt thể hiện trong các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó
khơng chỉ là một tình cảm, một phẩm chất, mà đã phát triển thành một chủ
nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính, thành dịng tư tưởng chảy
xun suốt lịch sử dân tộc Việt Nam, trở thành đạo lý sống và là một nhân tố
cơ bản đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần của người Việt Nam. Hồ Chí
Minh đã sớm tiếp thu tinh thần đó và trở thành một định hướng cơ bản trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Hay nói cách khác người thanh
niên Nguyễn Tất Thành đã được hun đúc bởi chính sức mạnh của chủ nghĩa
yêu nước ấy. Người đã vượt qua bao khó khăn gian khổ để hồn thành sứ
mệnh được giao phó. Chính từ thực tiễn, Người đã rút ra chân lý: “Dân ta có
một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy nó kết thành một làn
sóng vơ cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [ 30, tr.171].
Truyền thống yêu nước ấy đã thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất
Thành ra đi tìm đường cứu nước. Trong khoảng 10 năm sau đó ( từ 1911 đến
1920 ), Người đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục đặt chân đến gần 30
nước trên thế giới, làm nhiều nghề để sống và hoạt động: làm phụ bếp, đốt lị,
qt tuyết, phóng ảnh, viết báo,…và rồi Nguyễn Ái Quốc trở thành người

15


cộng sản Việt Nam đầu tiên, một chiến sĩ Quốc tế. Bản thân Hồ Chí Minh là
tấm gương mẫu mực của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của sự kết hợp hài
hòa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lê nin và các giá trị tiến bộ của
nhân loại. Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền, chủ nghĩa yêu nước
là động lực thôi thúc Người ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân
tộc; là cơ sở tư tưởng để Người tiếp thu lý luận Mác - Lê nin về nhà nước và
pháp quyền.

Như vậy, chính chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc và sự bế
tắc về tư tưởng, lý luận hay hệ tư tưởng của các phong trào cứu nước giai
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã thôi thúc Người ra đi tìm kiếm một
mơ hình xã hội mới cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam, phù hợp với xu
thế thời đại và có thể phúc đáp được lợi ích của cả dân tộc. Sự tìm kiếm ấy là
bước khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển tư tưởng pháp quyền, tư
tưởng về một nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong tương lai. Người viết:
“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã
đưa tôi tin theo Lê nin, tin theo Quốc tế thứ ba” [27, tr.128].
Tư tưởng quản lý xã hội bằng pháp luật đã được hình thành từ rất
sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Hồ Chí Minh nghiên
cứu sâu sắc lịch sử Việt Nam, tư tưởng xây dựng Nhà nước Việt Nam được
phản ánh trong các bộ sử lớn của dân tộc: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều
hiến chương loại chí...Lịch sử dân tộc ta cũng đã có những biểu hiện của tư
tưởng đề cao vai trị của pháp luật, đặc biệt là giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XIV
- XVIII. Thời Lý - Trần (thế kỷ XII-XIV), các đời Vua đã coi trọng tới việc
dụng pháp luật để trị nước.. Thời Lê - Sơ đã để lại cho chúng ta nhiều cơng
trình, văn bản luật đã được pháp điển hố đó là: Quốc triều hình luật. Bộ luật
này được ban hành vào thời Lê Thánh Tơng (năm 1483- niên hiệu Hồng Đức)
nên cịn được gọi là bộ luật Hồng Đức. Chính truyền thống này đã ảnh hưởng
đến tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền, đó là sự vận dụng một cách sáng

16


tạo và phát triển tư tưởng của cha ông ta về nhà nước và pháp luật vào điều
kiện cụ thể của dân tộc.
Như vậy có thể thấy rằng truyền thống dân tộc có ảnh hưởng sâu sắc
đến tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền, góp phần hình thành nên pháp
quyền nhân nghĩa ở Hồ Chí Minh, một thứ nhân nghĩa có nội hàm triết lý,

mang đậm tính dân tộc và dân chủ sâu sắc. Tư tưởng pháp quyền của Người
không chỉ dừng lại ở các quyền con người được ghi trong các văn bản pháp
luật mà còn thấm đượm một tấm lòng thương yêu nhân dân, chăm lo cho ấm
no, hạnh phúc của nhân dân, thấm đượm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào theo
đạo lý truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam.
Hai là, tinh hoa văn hóa nhân loại: Ngay từ thuở nhỏ, Nguyễn Tất
Thành đã ham học hỏi, thích tìm hiểu nghiên cứu. Trên bước đường cứu
nước, Người đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và làm giàu vốn trí tuệ của mình
bằng những tinh hoa triết học, văn hóa Đơng - Tây - Kim cổ, như những dòng
suối trong lành hợp thành dòng hải lưu vĩ đại. Hồ Chí Minh đã chịu ảnh
hưởng và tiếp thu các tư tưởng chính trị - pháp lý tiến bộ.
Tư tưởng chính trị - pháp lý tiến bộ phương Đông, nhất là các học
thuyết sau: Học thuyết đức trị của Khổng Tử: Khổng Tử - ông tổ của Nho
giáo (551-479 trước CN) là nhà tư tưởng lớn nhất của Trung Quốc cổ đại, ông
đã xây dựng học thuyết Nho giáo với nội dung đức trị, đề cao “nhân” và “lễ”,
lấy nhân ái mà trị quốc và khuyên dạy người ta làm những điều hợp với lễ
nghĩa, cư xử đúng đạo lý trong “tam cương, ngũ luân”. Từ nhỏ, Hồ Chí Minh
đã được học tập, tiếp thu triết lý và đạo đức Khổng - Mạnh. Khác với các nhà
nho yêu nước, Hồ Chí Minh tiếp thu học thuyết đức trị của Khổng Tử trên lập
trường mác xít. Người khẳng định: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu
dưỡng đạo đức cá nhân, [19, tr.43] Học thuyết đức trị của Khổng Tử đóng vai
trị là cơ sở lý luận của quan điểm kết hợp pháp luật và đạo đức trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền.

17


Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn: Lúc thiếu thời Nguyễn Tất
Thành đã từng được nghe những từ “dân sinh”, “dân quyền”, “dân quốc ”,
do các nhà nho nói đến trong khi đàm luận với thân phụ Người - cụ Nguyễn

Sinh Sắc. Nhưng có lẽ phải sau khi về tới Quảng Châu - trung tâm cách mạng
tư sản ở Trung Quốc lúc bấy giờ, Người mới có điều kiện tiếp xúc với chủ
nghĩa Tam dân mới. Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng dân chủ tư sản, lãnh
đạo cuộc cách mạng Tân Hợi (1911). Tinh thần cách mạng của thuyết Tam
Dân thể hiện ở ba mục tiêu: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh
phúc. Nghiên cứu thuyết Tam Dân, Hồ Chí Minh khẳng định: chủ nghĩa Tơn
Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta [9,
tr. 43]. Các nhà nghiên cứu cho rằng các tiêu chí của thuyết Tam Dân “đã
được Hồ Chí Minh rút gọn trong quốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do Hạnh phúc” [3, tr 26]. Phát biểu tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I nước Việt
Nam dân chủ cộng hịa, Người nhấn mạnh: Chính phủ cố gắng làm theo đúng
ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc” [21, tr. 440] . Như vậy có thể
thấy, chủ nghĩa Tam dân của Tơn Trung Sơn đã có ảnh hưởng đến tư tưởng
của Hồ Chí Minh về pháp quyền, Người quan niệm về nền pháp luật tiến bộ
để quản lý xã hội đó phải là một nền pháp luật vì quyền dân tộc, quyền dân
sinh, vì quyền con người.
Các tư tưởng chính trị - pháp lý tư sản, Hồ Chủ Minh tiếp thu có chọn
lọc các giá trị tiến bộ của các học thuyết này. Chủ tịch Hồ Chí Minh không
xa lạ với những tác phẩm kinh điển về Nhà nước pháp quyền như “ Khế ước
xã hội” của Rousseau, “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu. Bác Hồ cũng
đã trực tiếp tiếp xúc với những nhà nước áp dụng các nguyên lý của pháp
quyền ở phương Tây lúc đó như Anh, Pháp, Mỹ. Đây chính là nguồn để Bác
Hồ chắt lọc thành những tư tưởng độc đáo của mình về pháp quyền phù hợp
với điều kiện của Việt Nam. Là thành quả lý luận của cuộc đấu tranh giữa giai
cấp tư sản đang thắng thế với giai cấp phong kiến chuyên chế đã lỗi thời và

18


lạc hậu, các tư tưởng chính trị - pháp lý tư sản là một nấc thang tiến bộ vượt
bậc của tư tưởng nhân loại. Với nhiệm vụ giải phóng con người khỏi tình

trạng vơ quyền do chế độ phong kiến áp đặt, xây dựng một chế độ xã hội mới
theo nguyên tắc xác lập sự bình đẳng về pháp quyền, các tư tưởng chính trị pháp lý tư sản đã xác lập một hệ thống quan điểm lý luận với giá trị tiến bộ và
sức lan tỏa rất mạnh mẽ.
Các lý thuyết về tổ chức nhà nước và thực tiễn tổ chức nhà nước ở các
quốc gia hiện đại có ảnh hưởng nhất định đến quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh
tìm kiếm một mơ hình tổ chức nhà nước phù hợp cho Việt Nam. Hồ Chí Minh
đã tiếp thu, phát triển và hiện thực hóa những giá trị tiến bộ của các tư tưởng
pháp lý tư sản, điều mà tác giả của các tư tưởng đó chưa làm được. Mặt khác,
từ thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã phê phán nghiêm khắc chế độ pháp
luật thực dân, thuộc địa phản động, qua đó củng cố ý tưởng về một chế độ xã
hội mới dân chủ, tiến bộ, thống nhất trong bản chất và trong thực tiễn.
Những điều trên cho thấy, trong quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu và kế thừa có chọn lọc
những di sản quý báu của văn hóa nhân loại, đồng thời nâng nó lên một tầm
cao mới trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ ba: Lý luận Mác - Lênin, đây là yếu tố quyết định chi phối nội
dung và bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền.
Thành công của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga
năm 1917 và mơ hình nhà nước, pháp luật Xơ Viết chứng minh tính khoa học,
cách mạng của lý luận Mác, Lê - Nin về nhà nước, là yếu tố có tính chất quyết
định, chi phối mạnh mẽ và sâu sắc đến tư tưởng và hành động của các nhà
hoạt động chính trị - xã hội đương thời, trong đó có Hồ Chí Minh. Sau này
Người viết : “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận
Mác - Lê nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tơi hiểu được rằng chỉ có chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức

19


và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ [27, tr.128].

Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận Mác xít, Hồ Chí Minh
tổng kết các tư tưởng, học thuyết giải phóng xã hội. Người khẳng định: Bây
giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê nin” [19, tr.268]. Đó là cái cần
nhất cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của dân tộc ta và nhân dân ta.
Từ sự lựa chọn con đường cách mạng vơ sản để giải phóng dân tộc, sau
khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, Hồ Chí Minh cùng Đảng
Cộng sản Việt Nam quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
theo những nguyên tắc của lý luận Mác - Lê nin, được thể hiện đậm nét trong
Tuyên ngôn độc lập, trong bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta - Hiến
pháp năm 1946. Chủ nghĩa Mác - Lênin chính là nguồn gốc lý luận hình thành
nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ tư: Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh .
Yếu tố quan trọng chi phối quá trình hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh về pháp quyền. Từ thực tiễn thất bại của các phong trào yêu
nước Việt Nam đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đi tới ý tưởng về một đường lối
cứu nước phù hợp thực tiễn Việt Nam. Vì vậy, Người từ chối lời mời sang
Nhật Bản của Phan Bội Châu, bôn ba khắp các nước phương Tây và các thuộc
địa, để - như Người nói: Xem những bí ẩn đằng sau những chữ ấy (Tự do,
Bình đẳng, Bác ái). Người rút ra kết luận: Cách mạng Việt Nam không thể đi
theo con đường cách mạng tư sản.
Những năm tháng sống và làm việc ở nước Nga Xô viết giúp Người
nhận thức con đường cách mạng đúng đắn cho các dân tộc thuộc địa và áp
bức:
Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người
không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, ấm no
trên quả đất… Xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là

20



×