Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 143 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ NAM



TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÁCH MẠNG
TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA
GIÀNH CHÍNH QUYỀN NĂM 1945





LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC





Hà Nội – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ NAM



TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÁCH MẠNG
TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA
GIÀNH CHÍNH QUYỀN NĂM 1945


Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 27

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MAI HOA


HÀ NỘI - 2012
1



MỤC LỤC

Trang

Më ®Çu

4

Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY
DỰNG LỰC LƢỢNG CÁCH MẠNG
12
1.1.
Điều kiện lịch sử và cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về xây dựng lực lƣợng cách mạng
12
1.1.1.
Điều kiện lịch sử
12
1.1.2.
Cơ sở hình thành
16
1.2.
Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
xây dựng lực lƣợng cách mạng
32
1.2.1.
Giác ngộ, tập hợp, tổ chức quần chúng thành đội ngũ với
những hình thức phù hợp
32
1.2.2.
Coi trọng xây dựng lực lượng nòng cốt nông dân, công nhân
và đội tiên phong là Đảng cộng sản
38
1.2.3.

Liên minh giai cấp rộng rãi trên mẫu số chung là tinh thần

dân tộc
43
1.2.4.
Kết hợp xây dựng lực lượng chính trị với xây dựng lực
lượng vũ trang của quần chúng nhân dân
46
1.2.5.
Tập hợp, liên minh với các lực lượng cách mạng thế giới
54

Chương 2:
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG TRONG THỰC TIỄN ĐẤU
TRANH TIẾN TỚI GIÀNH CHÍNH QUYỀN NĂM 1945
VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
59
2.1.
Xây dựng lực lƣợng cách mạng giai đoạn 1930-1939
59
2.1.1.
Xây dựng lực lượng lãnh đạo với đội tiên phong là Đảng
Cộng sản Việt Nam
64
2.1.2.
Giác ngộ, tập hợp các giai tầng trong các hình thức mặt trận
71
2.1.3.
Liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế
77

2


2.2.
Xây dựng lực lƣợng cách mạng giai đoạn 1939-1945
79
2.2.1
Xây dựng lực lượng chính trị
79
2.2.2.
Xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng
91
2.2.3.
Liên minh với các lực lượng quốc tế
98
2.3.
V ận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng
cách mạng vào xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân hiện
nay
104
2.3.1.
Giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng lực lượng cách mạng trong thực tiễn đấu tranh tiến tới
giành chính quyền năm 1945
104
2.3.2.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng
cách mạng vào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay
110


KÕt luËn
123

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
125

PHỤ LỤC
135










3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1
CNĐQ
Chủ nghĩa đế quốc
2
CNTB
Chủ nghĩa tư bản
3
CNTD

Chủ nghĩa thực dân
4
CNCS
Chủ nghĩa cộng sản
5
ĐCS
Đảng cộng sản
6
ĐCSVN
Đảng cộng sản Việt Nam
7
CMGPDT
Cách mạng giải phóng dân tộc
8
CMVS
Cách mạng vô sản
9
ĐCSĐD
Đảng Cộng sản Đông Dương
10
QTCS
Quốc tế cộng sản
11
CMVN
Cách mạng Việt Nam
12
MTDTTN
Mặt trận dân tộc thống nhất
13
MTVM

Mặt trận Việt Minh
14
HNTƯ
Hội nghị Trung ương
15
BCHTƯ
Ban chấp hành Trung ương
16
DCTS
Dân chủ tư sản
17
MTTNDTPĐĐD
Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế
Đông Dương
18
CNH, HDH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
19 MTND Mặt trận nhân dân
4

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời và trong quá
trình tồn tại và phát triển của mình, dân tộc Việt Nam đã trải qua những chặng
đường dài hàng nghìn năm đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đầy gian
khó, hy sinh vẻ vang. Dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật tồn
tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Mỗi giai đoạn lịch sử, trong sự nghiệp
đánh giặc, giữ nước, dân tộc ta đều có những nỗ lực đấu tranh sáng tạo, giành
được những chiến công vang dội, lập nên những chiến tích phi thường. Suốt
trường kỳ lịch sử, với những điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, ác liệt và so sánh

lực lượng hết sức chênh lệch, chống lại sự xâm lược của những kẻ thù mạnh
hơn gấp nhiều lần, dân tộc Việt Nam đã hun đúc tinh thần bất khuất, bồi đắp
lòng yêu nước nồng nàn, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, toàn dân đoàn kết
một lòng, kết thành một khối thống nhất, muôn người như một chiến đấu và
chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù chúng mạnh và tàn bạo đến đâu.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, áp đặt ách áp bức, đô hộ
lên đất nước ta. Không cam tâm chịu làm nô lệ, các phong trào yêu nước của
nhân dân ta đã nổ ra liên tục, đấu tranh anh dũng, kiên cường, song do chênh
lệch về tương quan lực lượng, thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn, thiếu
một tổ chức chính trị đủ năng lực lãnh đạo, nên các phong trào đều bị thất bại.
Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo những khuynh hướng khác nhau
cho thấy cần phải tìm ra con đường cứu nước mới, phù hợp hơn. Trong bối
cảnh ấy, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước
và sau những hoạt động cách mạng tìm tòi, khảo nghiệm đã lựa chọn con
đường cứu nước, cứu dân là con đường CMVS.
Sau một thập kỷ tìm đường và tìm ra con đường cứu nước, Nguyễn Ái
Quốc đã tích cực chuẩn bị mọi điều kiện cho sự ra đời của chính Đảng cách
mạng ở Việt Nam - một chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, của
5

dân tộc Việt Nam, sẽ lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm cách mạng, lật đổ ách
áp bức dân tộc, đi tới độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
Để làm cách mạng, vấn đề lực lượng cách mạng là một trong những
vấn đề trọng tâm, cần giải quyết thấu đáo, bởi đó là một trong những yếu tố
quyết định thành, bại của cách mạng. Do vậy, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh đã rất chú trọng đến việc xây dựng lực lượng cách mạng. Trên tinh thần
“chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” và “dân tộc Việt Nam là dân
tộc cách mệnh, đã là dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, trí, nông,
công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”, Hồ Chí Minh chủ trương
chuẩn bị lực lượng dựa vào đông đảo quần chúng yêu nước. Quần chúng yêu

nước cần được tuyên truyền, vận động, giác ngộ, trở thành lực lượng chính trị,
trên cơ sở đó, thành lập lực lượng vũ trang, kết hợp lực lượng chính trị với lực
lượng vũ trang thành một khối thống nhất có sức mạnh to lớn và khi thời cơ
đến, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, thực hiện khởi nghĩa
từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.
Cách mạng tháng Tám (1945) nổ ra và giành thắng lợi có một nguyên
nhân quan trọng - đó là Đảng CSVN dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã
xây dựng được một lực lượng cách mạng đông đảo, lực lượng ấy được tập
hợp, tập dượt, được tổ chức lại và trở thành một sức mạnh quật khởi, lật đổ
ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai, đi tới độc lập, tự do. Xây dựng lực
lượng theo tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng thành công trong thực tiễn
Cách mạng tháng Tám đã phản ánh tính quy luật phổ biến về xây dựng lực
lượng của cách mạng Việt Nam, phù hợp với sự vận động của cách mạng Việt
Nam.
Trong bối cảnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, với những vận
động, biến chuyển mới, những thời cơ, thách thức mới, vấn đề lực lượng cách
mạng, vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của
toàn thể nhân dân, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng… vẫn là những
6

vấn đề nóng hổi, cần được nhận thức và giải quyết thấu đáo trên cơ sở kế
thừa, phát triển và vận dụng khoa học những lý luận, những tư tưởng đã có,
đã được kiểm chứng. Trên ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi
nghĩa giành chính quyền năm 1945” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ
Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trong những năm qua, lĩnh vực nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh
đã gặt hái được những thành quả to lớn với sự tham gia đông đảo của các nhà
khoa học trong và ngoài nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng

cách mạng cũng đã được các nhà khoa học nghiên cứu ở những chiều cạnh
khác nhau. Có thể chia thành những nhóm tư liệu sau:
- Các công trình nghiên cứu chung về tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam [50]; Chủ
tịch Hồ Chí Minh-lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta [24]; Hồ Chí Minh
về Mặt trận dân tộc thống nhất [10]; Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự
nghiệp của chúng ta [28]; Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập dân tộc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh [59]; Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh [66]; Chủ
tịch Hồ Chí Minh-những cống hiến về lý luận và thực tiễn vào sự nghiệp đấu
tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trong thế kỉ XX
[61]; ….
- Các công trình nghiên cứu về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh – Nhà chiến lược thiên tài, người cha thân yêu của các lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam [47]; Đấu tranh vũ trang trong Cách mạng
tháng Tám [37]; Tìm hiểu di sản và sự nghiệp quân sự Hồ Chí Minh [30]; Sự
nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh [105]; Tư tưởng quân sự
7

Hồ Chí Minh [96]; Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước [107];
Tư duy quân sự Hồ Chí Minh, tiếp cận từ góc độ văn hoá [29]; Tư tưởng quân
sự Hồ Chí Minh [108]; Chủ tịch Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang nhân
dân [88]…
Trong nhóm công trình này, cuốn sách Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày khá cặn kẽ về sự nghiệp và tư tưởng quân sự
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa ra biên niên sự kiện quân sự trong quãng đời hoạt
động của Người; đồng thời dẫn dụ những ca ngợi của thế giới về sự nghiệp và tư
tưởng quân sự của Người. Công trình đã thành công trong luận giải nguồn gốc, nội
dung tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh; đồng thời, khi làm rõ những nội dung cơ bản
của tư tưởng quân sự, công trình đã đề cập đến vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang,
xây dựng lực lượng cách mạng.

Công trình Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh (Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam) đã phân tích một cách toàn diện, hệ thống những tác phẩm quân sự của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, nêu bật tư tưởng quân sự của Người, khẳng định đó là hệ thống
quan điểm về quan hệ giữa chính trị và quân sự, giữa chiến tranh và hòa bình,
về khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, về xây dựng lực lượng vũ
trang, xây dựng căn cứ địa hậu phương, về chỉ đạo và điều hành chiến tranh…
Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang, công trình
cũng đã chỉ rõ nguồn gốc hình thành, những nội dung cơ bản và khẳng định
quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang là một bộ phận cấu
thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng nói chung.
Bài Tư duy quân sự Hồ Chí Minh, tiếp cận từ góc độ văn hoá (Quang
Cận, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 5/2000) đã đề cập một số nội dung cụ
thể về tư duy quân sự Hồ Chí Minh, đó là: xác định mục đích của chiến tranh
cách mạng nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; phát động và tổ chức
toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt; phương thức tiến
8

hành chiến tranh và nghệ thuật đánh giặc toàn diện: quân sự, chính trị, kinh tế,
văn hoá, ngoại giao Phân tích tư duy quân sự Hồ Chí Minh, tác giả đồng
thời cũng đề cập đến quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách
mạng là khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nông.
- Các công trình nghiên cứu về xây dựng lực lượng cách mạng theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh [1]; Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng
trong thời kì 1930-1945 [100]
Các công trình này đã đề cập đến vấn đề lực lượng cách mạng và xây
dựng lực lượng cách mạng nói chung, đặt trọng tâm làm rõ xây dựng vũ trang
theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu là xây dựng
lực lượng vũ trang, nên xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng, liên

minh đoàn kết với các lực lượng quốc tế… vẫn chưa được đề cập đến trong
những công trình này.
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, có
thể đưa ra một số kết luận sau:
- Các nhà nghiên cứu đi trước chủ yếu nghiên cứu về tư tưởng quân sự
quân sự Hồ Chí Minh, về xây dựng lực lượng vũ trang theo tư tưởng Hồ Chí
Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng được đề cập
đến chủ yếu với tư cách là một minh chứng, một nội dung liên quan, nhằm
làm bổ trợ, làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu chính là tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh.
- Các công trình nghiên cứu đã liệt kê là những tư liệu quý, những cơ
sở quan trọng để tác giả luận văn tham khảo, kế thừa trong quá trình hoàn
thành mục đích nghiên cứu của luận văn.
9

- Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ
thống, toàn diện mọi chiều cạnh của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực
lượng cách mạng và sự vận dụng trong thực tiễn đấu tranh tiến tới giành chính
quyền năm 1945 như đề tài mà chúng tôi đã lựa chọn.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng và sự thể
hiện trong thực tiễn của Cách mạng tháng Tám 1945 cần được nghiên cứu
một cách toàn diện, hệ thống, dựa trên việc khai thác và xử lý tư liệu một cách
khoa học; làm rõ những những nội dung cơ bản, cốt yếu trên mọi chiều cạnh;
chỉ ra tính độc đáo, đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng
cách mạng; vận dụng những giá trị của nó vào sự nghiệp xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc hiện nay. Đó đồng thời cũng là những mục tiêu, nhiệm vụ
mà tác giả luận văn cố gắng giải quyết và hoàn thành.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng, sự

vận dụng tư tưởng của Người vào thực tiễn tập hợp, xây dựng lực lượng cách
mạng trong quá trình vận động đấu tranh tiến tới giành chính quyền năm 1945;
-Trên cơ sở đó, vận dụng những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy
những thành công trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực
lượng cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền vào thời kỳ hiện tại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như đã xác định, luận văn giải quyết những
nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phân tích nguồn gốc, quá trình hình thành, những nội dung cơ bản của
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng.
10

- Trình bày quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực
lượng cách mạng vào thực tiễn đấu tranh tiến tới giành chính quyền năm
1945.
- Làm rõ thành công, hạn chế của quá trình vận dụng tư Hồ Chí Minh
vào thực tiễn xây dựng lực lượng cách mạng trong đấu tranh tiến tới giành
chính quyền năm 1945; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực
lượng cách mạng thời kỳ đấu tranh giành chính quyền vào xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng lực lượng cách mạng trong thực tiễn đấu tranh tiến tới giành chính
quyền năm 1945.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành, những nội dung cơ bản
của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình
đấu tranh tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng năm 1945.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận và nguồn tư liệu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
khởi nghĩa vũ trang; về chiến tranh cách mạng, về đấu tranh quân sự…
Nguồn tư liệu của luận văn bao gồm:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh
cách mạng, về hoạt động quân sự, về khởi nghĩa vũ trang, về vai trò của quần
chúng nhân dân, về giai cấp, phân hóa giai cấp… là nguồn tài liệu quan trọng,
cơ sở lý luận của luận văn.
11

- Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng là những tài liệu
gốc của luận văn.
- Các công trình nghiên cứu khoa học, các sách, báo có liên quan do
các cơ quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch
sử quân sự Việt Nam, Viện Sử học… là nguồn tư liệu quan trọng, dùng để
làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu khác nhau của luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài việc sử dụng
rộng rãi các phương pháp khoa học phổ quát như lịch sử, logic, logic – lịch
sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản khác
như phân tích, tổng hợp, so sánh, để khảo cứu toàn diện, hệ thống những nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng; về
sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng vào đấu
tranh giành chính quyền. Nhằm làm rõ tính hệ thống, toàn diện, giá trị độc
đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng, phương
pháp logic và khái quát hóa được sử dụng tích cực.
6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc, quá trình hình thành, những
nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách
mạng; làm rõ những giá trị, những độc đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây

dựng lực lượng cách mạng.
Thứ hai, góp phần làm rõ thành công, hạn chế của quá trình vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong thực tiễn đấu
tranh tiến tới giành chính quyền năm 1945; phát huy, vận dụng vào xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay.
Thứ ba, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, hoặc giảng dạy những vấn đề, môn học liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
12

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn được kết cấu thành hai chương, 5 tiết:
Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng
Chương 2. Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng
cách mạng trong thực tiễn đấu tranh tiến tới giành chính quyền năm 1945 và
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay





















13




Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG LỰC
LƢỢNG CÁCH MẠNG
1.1. Điều kiện lịch sử và cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
xây dựng lực lƣợng cách mạng
1.1.1. Điều kiện lịch sử
Từ giữa thể kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã dần trở thành các
nước đế quốc chủ nghĩa, ráo riết chạy đua tràn sang phương Đông tìm kiếm
thị trường, không chỉ để tiêu thụ hàng hoá, mà cả đầu tư và nơi khai thác
nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc, nhằm bóc lột và thu lợi nhuận.
Trong làn sóng xâm chiếm thuộc địa ấy, nền độc lập, chủ quyền quốc gia và
vận mệnh của nhiều dân tộc bị CNTB thực dân phương Tây đe doạ nghiêm
trọng. Hàng loạt các quốc gia nhỏ và yếu ở các châu Á, châu Phi trở thành
phụ thuộc và thuộc địa, bị các nước tư bản phương Tây bóc lột nặng nề, rơi
vào tình trạng khốn cùng, bi thảm. Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
CNTB đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Thuộc địa của các nước
đế quốc trở thành hệ thống thế giới. Và đến năm 1914 - như V.I.Lênin đã khái
quát - bóng mấy đen của CNĐQ đã bao phủ hầu như toàn bộ thế giới.
Việt Nam là nước có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là chiếc cầu nối giữa

châu Á và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải
đảo, nơi giao điểm của các luồng đường, luồng hàng từ Đông sang Tây, từ
Nam lên Bắc; lại là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên luôn
luôn bị ngoại xâm đe doạ. Đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam
do triều đình nhà Nguyễn đại diện, đang trong quá trình khủng hoảng trầm
14

trọng và suy vong. Biểu hiện cụ thể của tình trạng đó là sự chia rẽ nội bộ sâu
sắc, là sự bột phát mãnh liệt của chiến tranh nông dân trên phạm vi cả nước
Sau một thời gian nhòm ngó và chuẩn bị ráo riết về mọi mặt, sáng sớm ngày
1/9/1858, chiến thuyền của thực dân Pháp đã nổ súng tấn công bán đảo Sơn
Trà (Đà Nẵng), mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trước hành
động xâm lược của thực dân Pháp, phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất,
quật cường, để bảo vệ nền độc lập, nhân dân nhiều vùng miền cả nước đã sôi
nổi đứng dậy dưới ngọn cờ của các văn thân, sĩ phu yêu nước chống quân
xâm lược ngay từ những ngày đầu chúng xâm phạm bờ cõi thiêng liêng của
Tổ quốc. Vấp phải sự chống trả quyết liệt, thực dân Pháp không thể thực hiện
được chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh và sau hơn một phần tư thế kỷ, thực
dân Pháp mới chiếm được Việt Nam. Phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế
kỷ XIX của nhân dân ta đã bị đàn áp và tổn thất nặng nề. Sự thất bại của các
phong trào đó bộc lộ sự yếu kếm của lực lượng lãnh đạo. Do hạn chế bởi điều
kiện giai cấp và thời đại, nên trong khi dựng cờ cứu nước, những sĩ phu yêu
nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX vẫn giương cao ngọn cờ phong kiến, theo
đuổi tư tưởng phong kiến đã lỗi thời và lạc hậu. Sau một thời kỳ đấu tranh,
phong trào kháng Pháp theo ý thức hệ phong kiến đã dần trở nên rời rạc, lẻ tẻ
và cuối cùng tan rã. Nó không có điều kiện phát triển thành một cao trào cách
mạng rộng lớn để có thể đánh đổ được bọn đế quốc thực dân giành độc lập, tự
do cho dân tộc.
Đánh chiếm xong Đông Dương, ngay trong bước đầu thiết lập nền
thống trị, thực dân Pháp thiết lập Liên bang Đông Dương bằng sắc lệnh của

Tổng thống Pháp ngày 17-10-1887. Liên bang Đông Dương gồm ba kỳ của
Việt Nam, Campuchia, sau đó thêm Lào (1899) và Quảng Châu Loan (1890).
Từ đó, nước Việt Nam bị xóa tên trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam thống
nhất bị chia làm ba xứ, với những chế độ cai trị khác nhau: Nam Kỳ là đất
thuộc địa, Bắc Kỳ là xứ bảo hộ, Trung Kỳ là xứ lưỡng trị.
15

Ở Việt Nam, sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định bằng vũ
lực, thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước, thực dân Pháp đã tiến
hành các cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân
công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính
quốc
Các cuộc khai thác thuộc địa đó có tác động rất lớn đối với Việt Nam,
làm cho nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu, trì trệ, ngày càng trở nên què
quặt, lệ thuộc vào kinh tế chính quốc. Việt Nam từ một xã hội phong kiến đơn
thuần với hai giai cấp cơ bản, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, xã hội
nước ta trở thành một xã hội thuộc địa, với sự xuất hiện của các tầng lớp và
giai cấp mới. Các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng diễn ra gay gắt, trong đó,
nổi bật lên là mâu thuẫn dân tộc - mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với bọn
đế quốc thực dân xâm lược.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chống lại sự xâm lược, ách áp bức
của thực dân Pháp có các cuộc đấu tranh tự phát của nông dân và đồng bào
miền núi. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta nổ ra từ đồng bằng, rồi lan
dần lên trung du, miền núi. Trong hàng loạt cuộc nổi dậy đó, phong trào nông
dân Yên Thế là phong trào đấu tranh vũ trang lớn và kéo dài nhất, từ cuối thế
kỷ XIX sang hơn mười năm đầu thế kỷ XX. Thủ lĩnh của phong trào chủ
trương “thủ hiểm”, lấy Yên Thế làm căn cứ địa, chờ thời cuộc thuận lợi để
đánh đuổi thực dân Pháp bằng quân sự. Đến đầu thế kỷ XX, phong trào nông
dân Yên Thế bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại.
Vào đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của Châu Á

cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở
Nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh phương Đông. Những phong trào dân
tộc và cải cách dân chủ theo khuynh hướng tư sản trở thành trào lưu phổ biến
và nổi bật ở nhiều nước châu Á. Hàng trăm triệu người đã hướng về một cuộc
sống mới với ánh sáng tự do. Những biến đổi bên trong của Việt Nam về hai
16

mặt kinh tế và xã hội do tác động của các cuộc khai thác thuộc địa đã tạo cơ
sở vật chất cho sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới của các cuộc cách mạng
từ bên ngoài, đặc biệt là của cách mạng tư sản Pháp (1789), của phong trào
Duy Tân ở Nhật Bản (1868), của cuộc vận động Duy Tân (1898) và cách
mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc Tiếp thu những tư tưởng mới, xuất
hiện một tầng lớp chí sĩ yêu nước và và các phong trào đấu tranh cách mạng,
tiêu biểu là phong trào Đông Du (1905-1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907),
cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kỳ (1908), Việt Nam Quang
phục hội (1912), phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị,
Mặc dù phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tư sản diễn ra sôi
nổi, nhưng cuối cùng đều bị thực dân Pháp đàn áp và bị thất bại. Nguyên nhân
chủ yếu là do điều kiện lịch sử hạn chế, lãnh đạo các phong trào đều chưa
nhận rõ được kẻ thù, chưa nhận rõ được nhiệm vụ cơ bản và lực lượng cơ bản.
Đặc biệt, do hạn chế của tư tưởng dân chủ tư sản, các lực lượng cách mạng
được tập hợp trong các phong trào này còn chưa đầy đủ, chưa phù hợp với
đặc điểm phân hóa xã hội của xã hội thuộc địa Việt Nam. Các phong trào này
chủ yếu tập hợp học trò, nhà buôn, sĩ phu, thầy thông, thầy ký… Hai lực
lượng cơ bản, quan trọng nhất lúc bấy giờ là công nhân và nông dân còn chưa
được lãnh đạo các phong trào chú ý tới. Thực tế đó cho thấy giai cấp tư sản
Việt Nam nhỏ bé về kinh tế, non nớt về chính trị, không thể làm hậu thuẫn
vững chắc cho một phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ, để hoàn thành
sứ mạng lịch sử giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Như vậy, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước Việt

Nam tuy phát triển mạnh mẽ, song đều có kết cục là thất bại. Cách mạng Việt
Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp
lãnh đạo, “đen tối như không có đường ra” [72, tr. 3]. Yêu cầu lịch sử đặt ra
những vấn đề mới đòi hỏi cần phải giải quyết.
17

Trong bối cảnh ấy, xuất hiện một nhân vật lịch sử - người thanh niên
yêu nước Nguyễn Tất Thành.
Sinh ra và lớn lên ở một gia đình nhà Nho yêu nước, vào thời điểm mà
lịch sử dân tộc và quốc tế có những chuyển biến lớn, chứng kiến cảnh “nước
mất, nhà tan”, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm có lòng yêu nước, có
những trăn trở về thân phận con người, về vận nước. Với ý chí và bầu nhiệt
huyết, Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm con đường cứu nước, cứu
dân. Cũng từ đó, bắt đầu hành trình cách mạng đầy gian khó, hy sinh của
người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, bắt đầu quá trình nhận thức,
hình thành ở người thanh niên ấy những quan điểm cách mạng.
Chọn hướng đi sang phương Tây, mà đích đến là nước Pháp, nơi có tư
tưởng tự do, dân quyền, dân chủ và có khoa học, kỹ thuật hiện đại, với những
danh từ mới lạ như Tự do, Bình đẳng, Bác ái , “muốn làm quen với nền văn
minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy” [65, tr.
477], Nguyễn Tất Thành đã trải qua những năm tháng bôn ba, vừa nghiên cứu
lý luận, kinh nghiệm của nhiều cuộc cách mạng trên thế giới, vừa tham gia lao
động, đấu tranh trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế
giới.
Sau một hành trình dài qua nhiều châu lục khác nhau (châu Âu, châu
Phi, châu Mỹ), đi qua 24 nước, tận mắt chứng kiến những cảnh bần cùng của
người lao động ở các xứ thuộc địa, cũng như những xóm nghèo ổ chuột ngoại
ô thành phố Paris, đến những cảnh phồn hoa, đô thị tráng lệ như Luân đôn,
Pairis, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã ngày càng làm giầu thêm
nhận thức của mình, đúc rút những kết luận quan trọng về bạn, thù, về cách

mạng DCTS, CMVS… để cuối cùng, vào tháng 7-1920, khi được tiếp xúc với
bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của V.I. Lênin (đăng trên báo Nhân đạo), Nguyễn Ái Quốc đã dứt khoát
lực chọn con đường cứu nước cho dân tộc là con đường CMVS.
18

Sau khi lựa chọn con đường cứu nước, tiếp thu học thuyết cách mạng
và khoa học của V.I. Lênin, từ năm 1921 trở đi, cùng với việc thực hiện
những nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí
Minh xúc tiến mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam,
từng bước chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho giai cấp công nhân
Việt Nam thành lập chính đảng của mình. Kết hợp với việc truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm cách mạng thế giới, Người còn phác thảo
ra con đường CMGPDT đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng
lợi. Trong hệ thống quan điểm về CMGPDT, Hồ Chí Minh giành một phần
quan trọng để bàn về lực lượng cách mạng với những phát hiện mới mẻ và
độc đáo. Đó cũng là một trong những tiền đề cơ bản hình thành nên quan
điểm, tư tưởng về xây dựng lực lượng cách mạng sau này của Người. Tháng
2-1930, Đảng CSVN ra đời. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh cách
mạng, định hướng cho toàn bộ hoạt động đấu tranh. Có thể nói rằng, sự ra đời
của Đảng CSVN và Cương lĩnh CMGPDT vào đầu năm 1930 đã đánh dấu sự
hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, cũng như tư tưởng
CMGPDT của Người nói riêng, trong đó có tư tưởng về xây dựng lực lượng
cách mạng.
1.1.2. Cơ sở hình thành
Kinh nghiệm xây dựng lực lượng chống giặc ngoại xâm của cha ông
Có điều kiện địa lý rất thuận lợi, nằm trên đầu mối của những luồng
giao thông tự nhiên nối liền lục địa và đại dương, Việt Nam có vị trí chiến
lược rất quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa. Vì lẽ đó, nước ta luôn bị
các thế lực nước ngoài nhòm ngó, tìm cách tấn công. Việt Nam tồn tại và phát

triển không chỉ trải qua nhiều cuộc vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, mà
còn phải tiến hành những cuộc kháng chiến giành và giữ độc lập tự do trước
kẻ thù xâm lược và yêu cầu tự vệ, chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài được
đặt ra từ sớm và ngày càng trở nên bức thiết. Những thách thức gắt gao đó đã
19

“sản sinh ra một dân tộc có ý thức sâu sắc về bản sắc dân tộc mình và sẵn
sàng bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm” [36, tr.11]. Với sức mạnh của lòng
yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất, nhân dân ta đã khiến cho kẻ thù xâm
lược nhiều phen khiếp vía kinh hồn. Từ Đồ Thư đời Tần (thế kỷ II TCN), Mã
Viện đời Hán (thế kỷ I), rồi Hoàng Thao của Nam Hán (thế kỷ X), Quách
Quỳ nhà Tống (thế kỷ XI), Thoát Hoan của Nguyên Mông (thế kỷ XIII), đến
Liễu Thăng, Vương Thông nhà Minh (thế kỷ XV), Tôn Sĩ Nghị của Mãn
Thanh (thế kỷ XVIII)… đều bị thất bại nhục nhã trên mảnh đất Việt Nam.
Lịch sử dân tộc ta cũng đã ghi danh nhiều anh hùng kiệt xuất, có công lao và
đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo tồn nền độc lập. Đó là Hai Bà Trưng (thế
kỷ I), Bà Triệu (thế kỷ II), Lý Bí (thế kỷ VI), Phùng Hưng (thế kỷ VIII), Khúc
Thừa Dụ, Ngô Quyền (thế kỷ X), Lý Thường Kiệt (thế kỷ XI), Trần Hưng
Đạo (thế kỷ XIII), Lê Lợi, Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), Nguyễn Huệ (thế kỷ
XVIII)
Từ các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ
quyền dân tộc, đã hình thành nên những quan điểm về lực lượng và xây dựng
lực lượng đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
Với tinh thần dân tộc, trong các cuộc kháng chiến chống Tống thế kỉ
XI, nhà Lý đã xây dựng lực lượng quốc phòng và củng cố khối đại đoàn kết
tranh thủ các tù trưởng, đoàn kết các dân tộc phía Bắc và Đông Bắc làm thất
bại âm mưu chia rẽ của nhà Tống. Đến thời nhà Trần, nhà Trần đã xây dựng
lượng quân sự mạnh kết hợp với sự đồng lòng trên dưới như nhau, tinh thần
đoàn kết toàn dân, ý chí thống nhất, “lấy đoản binh thắng trường trận”, thực
hiện toàn dân đánh giặc trên cơ sở nòng cốt của ba thứ quân, (quân triều đình,

quân các lộ, hương binh và thổ binh) và đã ba lần đánh tan sự xâm lược của
quân Nguyên Mông. Thời kỳ quân Minh xâm lược, đô hộ nước ta, Lê Lợi -
Nguyễn Trãi đã xây dựng lực lượng từ nhỏ đến lớn, vừa kháng chiến, vừa xây
dựng, mở rộng căn cứ địa, kết hợp tác chiến với địch vận, lấy ít đánh nhiều
20

Lê Lợi- Nguyễn Trãi đã có những đúc rút sâu sắc về vai trò của nhân dân,
nhìn nhận, đánh giá đúng sức mạnh của nhân dân, “chúng chí thành thành”,
“lật thuyền là dân, chở thuyền cũng là dân”, kết hợp với tư tưởng nhân nghĩa,
vận động, đoàn kết toàn dân đồng lòng, nên đã khởi nghĩa giành thắng lợi.
Nhìn chung, dù còn bị ảnh hưởng nhất định bởi những hạn chế của ý
thức hệ phong kiến, song từ rất sớm, một số các quan lại, các vị tướng của các
triều định phong kiến xa xưa như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi đã từng chỉ
ra: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức”; phải biết dựa
vào dân, lấy dân làm gốc, rời dân nhất định thất bại, “phải khoan thư sức dân
để làm kế sâu rễ bền gốc”; phải yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng, để nơi
thôn cùng, xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than. Hay như chính sách
“ngụ binh ư nông”(gửi binh vào dân) được các triều Lý, Trần, Lê sơ xây dựng
đã để lại những kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh quân sự và xây dựng lực
lượng. Có thể nói rằng, nhận thức về lực lượng, tập hợp lực lượng, xây dựng
lực lượng, tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện chu đáo, kỉ luật nghiêm minh,
sẵn sàng xả thân vì dân tộc, bảo vệ trước nạn giặc ngoại xâm là một trong
những cơ sở và là tiền đề để cho triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại, phát
triển.
Yêu nước và trân trọng truyền thống quý báu của dân tộc, Hồ Chí Minh
luôn nhấn mạnh phải ghi nhớ và tự hào về truyền thống dân tộc. Người dẫn
chứng: “Người già như ông Lý Thường Kiệt quá 70 tuổi vẫn đánh đông dẹp
bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân. Thiếu niên như Đổng Thiên Vương
chưa đến 10 tuổi mà đã ra tay cứu nước, cứu nòi. Trần Quốc Toản mới 15,16
tuổi đã giúp ông Trần Hưng Đạo đánh phá giặc Nguyên” [69, tr. 216]. Hay

như: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi
nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một
dân tộc anh hùng” [70, tr. 171, 172].
21

Am hiểu lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã kế thừa các kinh nghiệm
xương máu của cha ông ta về xây dựng lực lượng cách mạng, đánh giặc bảo
vệ Tổ quốc như xây dựng lực lượng quân đội từ nhân dân mà ra với quan
điểm mỗi người dân là một người lính (tân dân vi binh), trăm họ là lính (bách
tính giai cấp), biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc (dân vi bang bản), có được
nhân dân là có được mặt trận rộng rãi, có chỗ dựa trong chiến đấu, thấy được
sức mạnh trong toàn dân đoàn kết, đồng lòng vì quốc gia dân tộc.
Sự phân hóa giai cấp xã hội nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Dưới tác động chính sách cai trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có
những biến đổi, phân hóa một cách sâu sắc.
Giai cấp địa chủ dần mất đi địa vị xã hội, cấu kết với thực dân và làm
tay sai cho chúng. Giai cấp địa chủ cũng là lực lượng chủ yếu để thực dân lợi
dụng, tước đoạt ruộng đất của nông dân một cách nhanh nhất, làm cho giai
cấp nông dân trắng tay, phải đi làm thuê cho địa chủ, tư sản. Giai cấp này
nhanh chóng phân hóa thành ba bộ phận rõ rệt: Tiểu, trung và đại địa chủ.
Vốn sinh ra trong một nước có truyền thống yêu nước cộng với chính sách
kinh tế, chính trị phản động của thực dân Pháp, nên một bộ phận không nhỏ
tầng lớp trung và tiểu địa chủ không chịu nỗi nhục mất nước, mâu thuẫn với
đế quốc về quyền lợi dân tộc nên có tinh thần cách mạng chống thực dân và
phong kiến tay sai.
Giai cấp nông dân là thành phần chiếm đại đa số (khoảng hơn 90%)
trong xã hội Việt Nam. Đây cũng là giai cấp bị bóc lột và áp bức nặng nề nhất
bởi thuế khóa, phu phen tạp dịch, cuộc sống của họ hết sức bấp bênh, đói khổ.
Trong công cuộc khai thác thuộc địa, số nông dân bị mất đất tăng nhanh do

ruộng công bị cướp đoạt, “đến những năm 20, đại thể có tới 70% nông dân
Nam Kì, 77% nông dân xứ Bắc Kì không có ruộng” [95, tr. 230]. Nông dân
Việt Nam lâm vào cảnh bần cùng hóa không lối thoát, để duy trì sự tồn tại, họ
phải ra thành phố, hầm mỏ, đồn điền để kiếm việc làm. Một số thì may mắn
22

tìm được nơi bán sức lao động trở thành công nhân, một số khác ít may mắn
trở về nông thôn cam chịu cuộc sống bế tắc, bần cùng.
Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau giai cấp công nhân khi mà thực
dân Pháp đẩy mạnh khai thác bóc lột thuộc địa. Giai cấp này ra đời ngày càng
đông, họ có cùng điểm chung là dân đô thị và ít tư liệu sản xuất (vốn, chất
xám). Ra đời muộn, nhưng họ nhanh chóng bắt nhịp với các phong trào “chấn
hưng dân trí, dân khí”. Giai cấp tư sản Việt Nam kinh doanh trong các lĩnh
vực từ say sát, nhuộm, dệt, in ấn, vận tải, mắm, muối, đường… Đến 1920,
giai cấp tư sản chiếm 0,1% dân số. Tư sản Việt Nam từ một tầng lớp trở thành
giai cấp xã hội thực sự sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Giai cấp tư sản Việt Nam chia thành hai bộ phận: Tư sản mại bản và tư
sản dân tộc. Tư sản mại bản là những nhà kinh doanh có quan hệ mật thiết với
tư bản Pháp, nên lợi ích của họ gắn chặt với lợi ích kinh tế tư bản thực dân.
Tư sản dân tộc kinh doanh không đồng nhất với lợi ích kinh tế của chính
quyền thực dân, nên họ bị chèn ép từ nhiều phía. Do chính sách độc quyền và
chèn ép về kinh tế của thực dân Pháp, nên tư sản dân tộc mâu thuẫn với thực
dân Pháp và phong kiến về quyền lợi, họ có cùng chịu chung số phận mất
nước. Vì thế, để tồn tại và phát triển, bộ phận này đã cố kết với nhau trong
kinh doanh và do đó ít nhiều họ có tinh thần dân tộc. Tư sản dân tộc trở thành
lực lượng có điều kiện trong cuộc CMGPDT.
Tầng lớp tiểu tư sản là một bộ phận đông đảo bao gồm: Tiểu thương,
tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người
làm nghề tự do. Họ có điểm chung là địa vị kinh tế bấp bênh, nghề nghiệp
không ổn định, luôn bị đe dọa bị phá sản và thất nghiệp. Có tinh thần yêu

nước lại bị chèn ép, bóc lột của đế quốc và phong kiến nên tiểu tư sản có tinh
thần dân tộc, nhạy bén với thời cuộc, dễ tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, bảo
vệ những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Trong CMGPDT, họ nhanh
chóng trở thành lực lượng quan trọng đấu tranh vì độc lập, tự do.
23

Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động mạnh mẽ
vào xã hội, làm cho xã hội bị phân hóa, tạo điều kiện cho sự ra đời của giai
cấp mới, đó là giai cấp công nhân. Đây là sản phẩm trực tiếp của chính sách
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Giai cấp công nhân Việt Nam hình
thành sớm hơn giai cấp tư sản dân tộc. Công nhân Việt Nam xuất thân trực
tiếp từ nông dân nghèo. Thông qua quá trình bần cùng hoá mà nhiều người
nông dân đã trở thành những công nhân làm thuê cho chủ tư bản Pháp. Đó là
lớp bần, cố nông sống lay lắt ở nông thôn mà xiềng xích trói buộc họ là những
mảnh công điền nhỏ bé. Cuộc xâm lược của đế quốc Pháp vào Việt Nam đã
đột nhiên cắt đứt sự phát triển liên tục của xã hội Việt Nam, dù đang bế tắc,
để chuyển vào một bước ngoặt sang xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Công
cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa này đòi hỏi rất nhiều nhân công, do đó, đội
ngũ công nhân đầu tiên ra đời. Rõ ràng, sự hình thành người công nhân ở Việt
Nam không theo những bước tuần tự, không do những nguyên nhân kinh tế
trong lòng xã hội phong kiến. Những yếu tố đó quy định một thực tại là lớp
công nhân đầu tiên chỉ ra đời trên cơ sở những người nông dân bị bần cùng
hoá. Theo số liệu thống kê năm 1929: “Trong số 4 - 5 vạn thợ mỏ thì có tới
60% đó là nông dân 2 tỉnh Nam Định, Thái Bình. Nếu tính cả nông dân 7 tỉnh
đồng bằng Bắc kỳ thì tỷ lệ này lên tới 82%” [18, tr. 74]. Điều kiện sống và
làm việc của công nhân rất cực khổ. Họ phải làm việc cho tư bản từ 10h đến
14h/ ngày, với đồng lương rẻ mạt, thường xuyên bị cúp phạt và bị đối xử bất
nhân.
Sự xuất hiện giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX
không những mang ý nghĩa to lớn rằng, từ đây Việt Nam bước vào trận tuyến

đấu tranh của thời đại CMVS, mà nó còn mở đầu một quá trình diễn biến
hoàn toàn mới của lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc. Giai cấp
ấy không chỉ mới về ý nghĩa mà mới cả trong bản thân nó. Kẻ thù trực tiếp
của giai cấp công nhân đồng thời là kẻ thù trực tiếp của dân tộc. Như thế, so

×