Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.91 KB, 115 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





HUỲNH THỊ KIM QUYÊN





VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH TIỀN GIANG
TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Hồ Chí Minh học











HÀ NỘI – 2013
2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






HUỲNH THỊ KIM QUYÊN





VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH TIỀN GIANG
TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học

Mã số: 60 31 02 04




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng







HÀ NỘI – 2013
3

LỜI CAM ĐO
AN

Tôi xin cam đoan đề tài “

là kết quả của quá trình học tập, nghiên
cứu của bản thân tôi;
Các tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn đã chỉ rõ nguồn gốc, đáng
tin cậy, đƣợc xử lý trung thực và khách quan.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.






4

LỜI CẢM ƠN

Tron

















 , 













 ,  . 




 





 :
Ba



,  , 




 








.
  - 



   , 






  


.




 
k - 
 
              
àn thành








,









5

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 6
3.1 Mục đích nghiên cứu 6
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 7
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu 7
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 7

5.1. Cơ sở lí luận 7
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 8
7. Kết cấu luận văn 8
Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP 9
1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế và kinh tế nông nghiệp 9
1.1.1.Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế 9
1.1.2.Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp 10
1.2. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp 11
1.2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của của kinh tế nông nghiệp . 11
1.2.1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của nông nghiệp trong sự
nghiệp cách mạng nƣớc ta 11
1.2.1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí của nông nghiệp trong cơ
cấu kinh tế quốc dân 14
1.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển một nền nông
nghiệp toàn diện ở Việt Nam 18
6

1.2.3. Phát triển kinh tế hợp tác xã – nội dung trọng tâm trong tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về thành phần kinh tế 25
1.2.3.1. Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về hợp tác xã thời kỳ trƣớc Cách
mạng Tháng Tám 26
1.2.3.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã thời kỳ cải tạo và xây
dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc 31
1.2.4. Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển kinh
tế nông nghiệp 39
Chƣơng 2: TÌNH HÌNH VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH TIỀN GIANG THỜI ĐẨY
MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 43

2.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên và tổ chức hành chính tỉnh Tiền Giang 44
2.1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên 44
2.1.2. Tổ chức hành chính 47
2.2. Tình hình vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển nông
nghiệp ở tỉnh Tiền Giang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa 52
2.2.1. Vị trí, vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh 52
2.2.2. Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp thể hiện trong
Nghị quyết, văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang 54
2.2.2.1. Quán triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông nghiệp
toàn diện thông Nghị quyết, văn kiện của Đảng bộ tỉnh 54
2.2.2.2. Quán triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế hợp
tác xã thông qua Nghị quyết, văn kiện của Đảng bộ tỉnh 61
2.2.3. Cấp ủy, chính quyền tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách phát
triển nông nghiệp trên cơ sở quán triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 65
2.2.3.1. Chƣơng trình khai hoang vùng Đồng Tháp Mƣời, xây dựng
vùng chuyên canh cây công nghiệp 65
7

2.2.3.2. Chƣơng trình vùng lúa năng suất cao 68
2.2.3.3. Chƣơng trình phát triển kinh tế vƣờn 69
2.2.3.4. Chƣơng trình nuôi trồng thủy hải sản 70
2.2.3.5. Chƣơng trình phát triển chăn nuôi 71
2.2.4. Những thành tựu và hạn chế của quá trình quán triệt tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và chủ trƣơng của Đảng bộ về phát triển nông nghiệp ở tỉnh
Tiền Giang 72
2.2.4.1. Những thành tựu và nguyên nhân 72
2.2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 77
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP

HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN CƠ SỞ QUÁN TRIỆT TƢ TƢỞNG
HỒ CHÍ MINH 80
3.1. Những phƣơng hƣớng chủ yếu để phát triển nông nghiệp tỉnh Tiền
Giang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở quán
triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 80
3.1.1. Những vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp tỉnh Tiền Giang
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 80
3.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp toàn diện ở tỉnh
Tiền Giang 83
3.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh Tiền Giang 84
3.1.4. Các mục tiêu đặt ra 85
3.1.4.1. Mục tiêu tổng quát 85
3.1.4.2. Mục tiêu cụ thể 86
3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp tỉnh Tiền
Giang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh 87
8

3.2.1. Giải pháp phát triển nông nghiệp toàn diện ở tỉnh Tiền
Giang 87
3.2.1.1. Tổ chức thực hiện tốt việc học tập, tuyên truyền phổ biến
quán triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng
bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp 87
3.2.1.2. Tập trung phát triển nông nghiệp theo hƣớng toàn diện, tạo
bƣớc chuyển mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền
Giang 88
3.2.1.3. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa các khâu sản xuất
nông nghiệp gắn với đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực 93
3.2.1.4. Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ
quá trình sản xuất nông nghiệp 95

3.2.1.5. Quy hoạch tổng thể và đồng bộ phát triển nông nghiệp tỉnh
Tiền Giang 97
3.2.1.6. Tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác, tạo đầu ra cho các
loại sản phẩm nông nghiệp 97
3.2.2. Giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh Tiền Giang theo
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 98
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam,
Ngƣời đã hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của
nhân dân ta. Ngƣời là lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn
hóa kiệt xuất không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của nhân dân thế giới.
Ngƣời đã cầm lái con thuyền cách mạng nƣớc ta đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác; đƣa nƣớc ta từ một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến bỏ qua giai đoạn
phát triển tƣ bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Ngƣời đã để
lại một hệ thống tƣ tƣởng, quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam, về cách mạng giải phóng dân tộc, về đạo đức cách mạng, về đoàn
kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, tƣ duy về phát triển kinh tế v.v Đó là tài sản
vô cùng quý giá của nhân loại nói chung, của dân tộc Việt Nam nói riêng.
Trong đó, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp chiếm một vị trí đặc
biệt. Mặc dù, không có một tác phẩm riêng biệt nào tập trung nói điều này,
nhƣng thông qua các bài viết, bài phát biểu, nói chuyện của Ngƣời đã thể hiện
nhiều luận điểm sâu sắc về kinh tế nông nghiệp.
Đối với nƣớc ta, một đất nƣớc có 80% dân số sống bằng nghề

nông, vai trò của kinh tế nông nghiệp hết sức quan trọng trong việc nâng cao
đời sống nhân dân và ổn định chính trị, xã hội. Ngƣời đã sớm nhận thức đƣợc
ý nghĩa, tầm quan trọng sâu sắc của việc phát triển nông nghiệp, Ngƣời nhấn
mạnh quan điểm “dĩ nông vi bản” – lấy nông nghiệp làm gốc và điều này đã
thành gốc rễ trong tiềm thức của mỗi ngƣời dân Việt Nam.
Từ nhận thức đó và dựa vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên của nƣớc
ta, Ngƣời chủ trƣơng xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
2

Bên cạnh đó, phát triển kinh tế hợp tác xã đƣợc xem là nội dung trọng tâm
của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về các thành phần kinh tế.
Trong quá trình đổi mới Đảng ta luôn luôn đi theo chủ nghĩa Mác -
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa
Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho
hành động. Thực hiện các Nghị quyết Đại hội, Đảng ta luôn luôn xác định:
một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá trong đó có công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định “Đẩy mạnh
hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết
đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Phải phát triển toàn
diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
theo hƣớng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến
và thị trƣờng, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đƣa nhanh tiến
bộ tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng
suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng khu
vực” [10, tr. 29 - 30]
Đại hội lần thứ XI của Đảng có ý nghĩa trọng đại, định hƣớng cho
toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi

mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công
nghiệp theo hƣớng hiện đại, đến giữa thế kỷ XXI nƣớc ta trở thành một nƣớc
công nghiệp hiện đại, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Tiền Giang một tỉnh trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nƣớc,
với điều kiện thiên nhiên ƣu đãi, Tiền Giang có nền nông nghiệp phát triển
với nhiều loại nông sản nổi tiếng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tỉnh đã
3

gặp không ít khó khăn nhƣ: thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, tỷ lệ cơ giới
hóa trong nông nghiệp thấp, sản xuất mang tính tự phát, đầu tƣ và ứng dụng
khoa học công nghệ chậm, dàn trãi, sản phẩm nông nghiệp tính cạnh tranh chƣa
cao, tỷ lệ nguồn lực lao động nông nghiệp qua đào tạo thấp, cơ sở hạ tầng trong
nông nghiệp chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, đúng mức v.v
Với tƣ cách là một giảng viên giảng dạy học phần Tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh tại Trƣờng Đại học Tiền Giang, thực hiện sứ mệnh của nhà Trƣờng là phục
vụ công đồng, tôi thấy mình có trách nhiệm đóng góp một phần công sức (dù rất
nhỏ bé) vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Với tất cả lý do trên, tôi chọn đề tài: “

làm luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Hồ Chí Minh học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tìm hiểu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp là vấn đề tƣơng
đối rộng và mới mẻ, nó càng khó hơn khi đòi hỏi phải vận dụng tƣ tƣởng của
Ngƣời vào một địa phƣơng cụ thể. Mặc dù vậy, bản thân tôi đã tham khảo
đƣợc một số công trình của các nhiều tác giả đã nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Và một số công trình nghiên cứu có
tính chất vận dụng tƣ tƣởng kinh tế nông nghiệp của Hồ Chí Minh vào địa
phƣơng cụ thể. Đó là:
Ngô Văn Lƣơng (Chủ biên) (2010): 

, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong tác phẩm này, tác giả phân tích cơ
sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; về sở hữu các thành phần kinh tế ở
Việt Nam; về quản lý kinh tế; về mục tiêu động lực và nhân tố con ngƣời
trong xây dựng và phát triển kinh tế
4

Phạm Ngọc Anh (chủ biên) (2003) 
, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu
tƣ tƣởng kinh tế Hồ Chí Minh qua các thời kỳ của cách mạng Việt Nam: Quá
trình hình thành, phát triển và đặc điểm bản chất của tƣ tƣởng kinh tế Hồ Chí
Minh; những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quá trình vận
dụng tƣ tƣởng đó trong công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay.
Khi nói về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa phải kể đến Hoàng Ngọc Hòa (2008) “
”, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu, tổng kết, góp phần làm sáng
tỏ những quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, để tìm ra nguyên nhân của những thành
công và hạn chế cũng nhƣ đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục đƣa
nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển lên một trình độ mới để đáp ứng
yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Lê Hữu Nghĩa cùng nhiều tác giả khác, 
  , Nxb. Chính trị quốc gia. Các
tác giả đã trình bày, làm rõ những nội dung cơ bản tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
hợp tác xã; phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của hợp tác xã ở nƣớc ta
trong những năm qua. Trên cơ sở đó nêu lên những định hƣớng, giải pháp xây
dựng và phát triển hợp tác xã theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới
– phát triển kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, xã

hội công bằng, văn minh” theo tinh thần Đại hội XI của Đảng.
Tiếp theo phải nói đến Nguyễn văn Bích (2007) với công trình
nghiên cứu cấp Nhà nƣớc, 
, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong công trình
nghiên cứu của mình, tác giả trình bày có hệ thống sự phát triển nông nghiệp,
5

nông thôn Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 2006. Tác giả, phân tích rõ:
vấn đề nông dân, ruộng đất và nông thôn nƣớc ta dƣới chế độ thực dân phong
kiến; vai trò của nông dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
và trong công cuộc đổi mới v.v
Các công trình, bài viết về nông nghiệp, nông thôn Tiền Giang có
những công trình tiêu biểu nhƣ sau:
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Phúc Nghiệp, 
Giang    , Nxb. Trẻ, TP Hồ Chí Minh. Tác giả tập trung
nghiên cứu quá trình khai hoang và hình thành thôn ấp ở Tiền Giang thế kỷ
XVII – XVIII; kinh tế nông nghiệp Tiền Giang dƣới triều Nguyễn (1820 –
1861), với công cuộc khai hoang, làm thủy lợi, tình hình sở hữu ruộng đất,
các hoạt động trao đổi hàng hóa và đời sống nông dân, kinh tế nông nghiệp
Tiền Giang từ khi thực dân Pháp xâm chiếm Tiền Giang đến trƣớc cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất (1861 – 1897), phần này tác giả tập trung trình bày
sự biến đổi của chế độ sở hữu ruộng đất, sự biến đổi trong sản xuất nông nghiệp,
sự xuất hiện hoạt động tín dụng nông nghiệp, phát triển giao thƣơng trên thị
trƣờng, đời sống nông dân. Qua đó, tác giả đã giúp cho ngƣời đọc nắm đƣợc khá
toàn diện bộ mặt nông nghiệp, nông thôn Tiền Giang ở thời kỳ sau.
Luận văn thạc sĩ Lê Minh Tấn, 
 2005) (2009), TP Hồ Chí Minh. Tác
giả trình bày những lợi thế phát triển nông nghiệp ở Tiền Giang. Qua đó tập
trung phân tích quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong phát triển kinh tế
nông nghiệp giai đoạn (1986 – 2005).

“            
 2005)” do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
chỉ đạo biên soạn. Báo cáo đã đƣa ra những nhận định, những số liệu về phát
triển nông nghiệp và nông thôn Tiền Giang từ 1975 đến 2005 .
6

Trên đây, là một số sách tham khảo, một số công trình nghiên cứu
về nông nghiệp, nông thôn nói chung và quá trình lãnh đạo của Đảng đối với
phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tiền Giang nói riêng. Tuy nhiên, chƣa
có công trình hay tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu về “


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ một cách hệ thống những
quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp.
Trên cở sở đó, phân tích sự quán triệt tƣ tƣởng của Ngƣời để phát triển
nông nghiệp Tiền Giang thông qua những chủ trƣơng, biện pháp và quá trình tổ
chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ giải
quyết các vấn đề sau:
- Làm rõ những luận điểm cơ bản của Hồ Chí minh về kinh tế
nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa
bàn tỉnh Tiền Giang, quá trình cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tỉnh Tiền Giang có những thành tựu, hạn
chế nào đối với phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
- Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để xác định những phƣơng

hƣớng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phƣơng
trong thời gian tiếp theo.
7

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong khuôn khổ một luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu một số tƣ
tƣởng cơ bản của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp và sự vận dụng
những tƣ tƣởng của Ngƣời vào thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình phát triển nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Đề tài thực hiện dựa trên những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về
phát triển kinh tế nông nghiệp. Thực tiễn quá trình tổ chức, chỉ đạo của tỉnh
Đảng bộ Tiền Giang về vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang. Kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình đã công
bố về phát triển kinh tế nông nghiệp.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây đƣợc xem là hai phƣơng pháp chính và
xuyên suốt toàn bộ đề tài. Tiếp đến là phƣơng pháp logic, lịch sử cụ thể.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, đã có sự phối hợp nhiều
phƣơng pháp khác nhau nhƣ: phân tích, so sánh, tổng hợp về những thành tựu
và hạn chế trong quá trình phát triền nông nghiệp ở tỉnh. Ở đây, phƣơng pháp
phân tích, tổng hợp đƣợc tác giả chú ý sử dụng để làm rõ và tạo chiều sâu cho
nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó, để đánh giá đúng thực trạng phát triển
nông nghiệp tác giả đã sử dụng thêm phƣơng pháp thống kê bằng những số

liệu cụ thể để làm cho đề tài thêm sinh động và sát thực tế.
8

6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn những luận
điểm của Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp trong sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nƣớc.
- Luận văn góp phần vào việc tổng kết thực tiễn việc vận dụng
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào phát triển nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang.
- Luận văn đề xuất những phƣơng hƣớng để tiếp tục phát triển
kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng ở địa bàn tỉnh trong
giai đoạn tiếp theo.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giới thiệu, quảng bá
hình ảnh về vùng đất Tiền Giang cũng nhƣ tiềm năng phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phƣơng nói chung, về nền nông nghiệp nói riêng. Luận văn có thể
làm tài liệu tham khảo, học tập cho giảng viên, sinh viên trƣờng Đại học Tiền
Giang (nhất là sinh viên khoa nông nghiệp) Luận văn có thể góp phần giáo
dục cho thế hệ trẻ biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp
của vùng đất này.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn đƣợc kết cấu gồm ba chƣơng
Chƣơng 1: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp
Chƣơng 2: Tình hình vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển
nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh
Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở
quán triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh


9

Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế và kinh tế nông nghiệp
1.1.1 Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về kinh tế
Có thể nói, tƣ tƣởng nào ra đời cũng xuất phát từ những hoàn cảnh
lịch sử cụ thể. Và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế cũng không nằm ngoài
quy luật ấy. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc hình thành trong hoàn cảnh lịch sử
nhất định. Hoàn cảnh đó là, lúc này trên thế giới, chủ nghĩa Mác – Lênin trở
thành hệ tƣ tƣởng chủ đạo của phong trào công nhân; Cách mạng Tháng
Mƣời Nga nổ ra và giành thắng lợi. Thắng lợi này có ý nghĩa quan trọng đối
với nhân dân các nƣớc thuộc địa, các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới,
trong đó có Việt Nam – một dân tộc bị xâm lƣợc và chịu hai tầng áp bức.
Trong nƣớc, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lại phải tiến
hành cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xăm lƣợc lâu dài, gian khổ
nhằm giành lại độc lập hoàn toàn, thống nhất trọn vẹn, đồng thời từng bƣớc
xây dựng chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Chính điều
kiện lịch sử đó đã góp phần hình thành tƣ tƣởng kinh tế Hồ Chí Minh.
Việc định nghĩa khái niệm  Hồ Chí Minh, phải xuất
phát từ định nghĩa khái niệm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và góp phần vào việc cụ
thể hóa, xác định khái niệm này, tác giả Phạm Ngọc Anh (2003) trong tác
phẩm   đã đƣa ra quan
niệm về tƣ tƣởng kinh tế của Hồ Chí Minh, có thể khái quát nhƣ sau: “Tƣ
tƣởng kinh tế của Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, bao gồm hệ thống những luận điểm lý luận đƣợc rút ra từ thực tiễn
cách mạng, từ sự kế thừa và phát triển những tinh hoa của dân tộc và trí tuệ
của thời đại mà đỉnh cao là Chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm giải quyết những
10


vấn đề kinh tế cơ bản của quá trình phát triển từ một xã hội thuộc địa nữa
phong kiến, nông nghiệp lạc hậu tiến dần lên chế độ xã hội chủ nghĩa có cơ
cấu công – nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến, có khả năng
không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
lao động” [1, tr.40 - 41]
Tƣ tƣởng kinh tế của Hồ Chí Minh là một bộ phận đặc sắc, chứa
đựng những tƣ tƣởng mới mẻ, hiện đại khoa học và cách mạng, đƣợc hình
thành từ những nguồn gốc lý luận khác nhau. Những quan điểm của Ngƣời về
kinh tế có giá trị sâu sắc không chỉ trong giai đoạn kháng chiến mà còn ngay
cả trong thực tiễn xây dựng đất nƣớc thời kỳ đổi mới. Qua đó, ta thấy đƣợc
Ngƣời đã vận sự dụng và phát triển sáng tạo học thuyết chủ nghĩa Mác –
Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam.
1.1.2. Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp
Từ khái niệm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế, cụ thể hóa trong
lĩnh vực nông nghiệp. Có thể khái quát nhƣ sau: Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh
về nông nghiệp là một bộ phận hợp thành hệ thống tƣ tƣởng kinh tế của
Ngƣời, bao gồm hệ thống những luận điểm, lý luận toàn diện và sâu sắc đƣợc
rút ra từ thực tiễn cách mạng, từ sự kế thừa và phát triển những kinh nghiệm,
truyền thống đặc sắc của dân tộc và trí tuệ của thời đại mà đỉnh cao là chủ
nghĩa Mác - Lênin nhằm xây dựng và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam từ
sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu tiến dần lên nền nông nghiệp hiện đại, khoa
học – kỹ thuật tiên tiến, có khả năng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân lao động.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp không những có ý nghĩa
thực tiễn to lớn, mà còn là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng. Những chỉ dẫn
của Ngƣời trong lĩnh vực nông nghiệp là kim chỉ nam cho mọi chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc trong xây dựng và phát triển nền kinh tế
nông nghiệp theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
11


1.2. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp
1.2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của của kinh tế nông nghiệp
1.2.1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của nông nghiệp trong sự
nghiệp cách mạng nƣớc ta
Là một nhà chiến lƣợc giàu kinh nghiệm, Hồ Chí Minh đã sớm
nhận thức rằng: muốn cải thiện đời sống và nâng cao chất lƣợng cuộc sống
cho nhân dân thì phải tập trung đầu tƣ phát triển nông nghiệp. Do đó, theo
Ngƣời, nông nghiệp đƣợc coi là ngành sản xuất chính và là cơ sở phát triển
kinh tế của đất nƣớc. Trong thƣ gửi điền chủ nông gia, Hồ Chí Minh viết
“Việt Nam là một nƣớc sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh
nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nƣớc nhà, Chính phủ trông mong
vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn.
Nông dân ta giàu thì nƣớc ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nƣớc ta
thịnh” [23, tr. 246]
Tƣ tƣởng phát triển kinh tế nông nghiệp của Hồ Chí Minh xuất phát
từ cơ sở vận dụng và phát triển quan điểm duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác
– Lênin. Theo các nhà kinh điển, sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và
phát triển của xã hội loài ngƣời. Con ngƣời muốn sống, trƣớc hết phải ăn,
mặc, ở, đi lại, rồi mới tính đến các lĩnh vực khác nhƣ chính trị, văn hóa, nghệ
thuật, tôn giáo v.v Trên cơ sở lý luận đó, Hồ Chí Minh cho rằng, để đảm
bảo nhu cầu ăn, mặc, ở của nhân dân nói chung, nông dân nói riêng thì phải
sản xuất nông nghiệp, xem nông nghiệp là gốc của nền kinh tế vì nó cung cấp
lƣơng thực, thực phẩm để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của ngƣời dân, không
những thế nó còn cung cấp các nguyên liệu cơ bản cho toàn xã hội, góp phần
nâng cao đời sống nhân dân. Hồ Chí Minh viết “sản xuất nông nghiệp, trƣớc hết
là sản xuất lƣơng thực, là việc cần thiết cho đời sống nhân dân, là bộ phận cực kì
quan trọng trong kế hoạch kinh tế Nhà nƣớc” [30, tr. 221]
12


Những quan điểm của Hồ Chí Minh về nông nghiệp thể hiện đậm
nét và sâu sắc nhất là thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám. Nạn đói năm 1945
đã cƣớp đi sinh mạng của trên hai triệu đồng bào ta, đây là nổi đau quá lớn
không bao giờ quên đối mỗi thế hệ ngƣời Việt Nam. Chính trong giai đoạn
ấy, Hồ Chí Minh càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò nông nghiệp. Theo
Ngƣời, để diệt giặc đói phải sản xuất ra nhiều lƣơng thực, thực phẩm trƣớc
hết giải quyết vấn đề cái ăn cho nhân dân, muốn vậy phải tăng gia sản xuất
trong lĩnh vực nông nghiệp, Ngƣời viết “cấy nhiều thì khỏi đói” [23, tr. 134].
Do đó, nhiệm vụ quan trọng lúc này là phải “Tăng gia sản xuất” và đây đã trở
thành khẩu hiệu hành động và cách làm thiết thực không chỉ cứu đói mà còn để
giữ vững quyền tự do, độc lập của dân tộc.
Nhƣ tác giả Nguyễn Khánh Bật nhận xét “Cái quyết định lớn nhất
đối với mỗi ngƣời dân Việt Nam là cơm ăn, áo mặc. Nông nghiệp là lĩnh vực
tạo ra lƣơng thực, thực phẩm thỏa mãn nhu cầu cơ bản nhất, quan trọng nhất,
hàng đầu của mỗi con ngƣời do đó nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời
sống xã hội” [4, tr. 177]
Ngoài ra, theo Hồ Chí Minh, sản xuất nông nghiệp còn có vai trò to
lớn đối với thắng lợi của cách mạng nƣớc ta. Điều này đƣợc Ngƣời lý giải rất
cụ thể thông qua châm ngôn Hán Việt “thực túc, binh cƣờng”, có nghĩa là bộ
đội ăn có no, thì đánh mới mạnh. Quân đội có đƣợc cung cấp đầy đủ lƣơng
thực, thực phẩm thì sức mạnh sẽ đƣợc nhân lên gấp nhiều lần. Theo Hồ Chí
Minh có đủ cơm ăn áo mặc cho bộ đội và nhân dân, thì kháng chiến nhất định
thắng lợi, thống nhất và độc lập mau thành công.
Là nhà quân sự tài ba, Ngƣời cho rằng, sản xuất nông nghiệp để
cung cấp lƣơng thực cho bộ đội là nhiệm vụ hàng đầu của hậu phƣơng. Theo
Hồ Chí Minh, hậu phƣơng có vai trò to lớn, là chỗ dựa của tiền phƣơng – là
nơi quyết định sự thành bại của cuộc chiến tranh. Trong hậu phƣơng nhân tố
13

quyết định là lƣơng thực, thực phẩm. Hậu phƣơng có cung cấp đủ cơm ăn, áo

mặc cho bộ đội và nhân dân thì kháng chiến nhất định thành công. Từ đó, Ngƣời
luôn nhắc nhở các tầng lớp nhân dân phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, trồng nhiều
cây lƣơng thực, hoa màu, phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn gà, gia cầm v.v
không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết, phải quý mỗi tấc đất nhƣ một tấc vàng.
Ngoài việc quan tâm đến việc sản xuất lƣơng thực, thực phẩm nhằm
đáp ứng nhu cầu về cái ăn cho bộ đội và nhân dân ta, Hồ Chí Minh còn rất
quan tâm đến vấn đề mặc và chỗ ở của đồng bào ta.
Về vấn đề mặc, Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ của chính quyền mới
là phải “Làm cho dân có mặc”. Khi về thăm hợp tác xã Đại Nghĩa (Hà Đông),
Ngƣời khuyến khích bà con nông dân phải tích cực trồng bông, trồng dâu,
nuôi tằm để có nhiều nguyên liệu dệt vải, dệt lụa. Khi về thăm quê hƣơng
Nghệ An, Ngƣời lại trao đổi với nhân dân địa phƣơng “Đây một năm sản xuất
bao nhiêu bông? 2.000 mẫu tây đƣợc bao nhiêu tấn? 1.000 tấn bông tuy là ít,
nhƣng nếu chú trọng lƣơng thực mà không có bông thì tức là có ăn chứ chƣa
có mặc” [32, tr. 255]. Hồ Chí Minh cho rằng, bên cạnh đảm bảo cái ăn cho
nhân dân, thì làm cho dân có cái mặc cũng không kém phần quan trọng. Suốt
cả cuộc đời vì nƣớc, vì dân, có thể nói, Ngƣời chỉ có một ham muốn tột bậc là
đồng bào ai cũng đƣợc ăn no, mặc ấm, ai cũng đƣợc học hành đầy đủ. Vì theo
Ngƣời mục tiêu cao nhất khi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta là nâng cao
đời sống cho nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội mà dân không đƣợc ăn no,
mặc ấm thì chủ nghĩa xã hội cũng không có ý nghĩa gì. Tất cả những điều đó
thể hiện sự nhân đạo, lòng yêu thƣơng con ngƣời bao la rộng lớn của Ngƣời.
Dù bận trăm công nghìn việc lãnh đạo đất nƣớc, nhƣng Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn quan tâm và lo cho dân từ những việc rất cụ thể. Ngƣời thƣờng
xuyên vận động nhân dân trồng cây gây rừng để vừa có gỗ, tre làm nhà ở lại vừa
đảm bảo môi trƣờng sinh thái. Khi còn sống, tết nào Ngƣời cũng vận động nhân
dân, cán bộ và chính Ngƣời luôn gƣơng mẫu thực hiện tết trồng cây
14

“ Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nƣớc càng ngày càng xuân”
Tết trồng cây là bài học lớn Ngƣời để lại cho thế hệ sau về cách sống gần
gũi với thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, về phát triển bền
vững, công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nƣớc nhƣng phải luôn giữ đƣợc màu
nh cây cỏ, vì chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
1.2.1.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí của nông nghiệp trong cơ
cấu kinh tế quốc dân
Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, theo Hồ Chí Minh có ba bộ
phận quan trọng nhất là: nông nghiệp, công nghiệp và thƣơng nghiệp. Ba bộ
phận này không tách rời nhau, có quan hệ hữu cơ, tác động và chi phối lẫn
nhau. Cả ba lĩnh vực này đều quan trọng và không thể thiếu v.v Hồ Chí Minh
đã viết trong tạp chí “Sinh hoạt thƣơng nghiệp” số đặc biệt vào năm 1956 “Về
nhiệm vụ thì phải hiểu rõ trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng:
nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật thiết
với nhau” [29, tr. 335]
Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ đầu ở miền Bắc, nông
nghiệp vẫn đƣợc Hồ Chí Minh coi nhƣ một mặt trận chủ yếu, là nền tảng của
toàn bộ cơ cấu kinh tế quốc dân. Từ năm 1955, khi bắt tay vào công cuộc
khôi phục kinh tế, Hồ Chí Minh đã chỉ ra vai trò to lớn của nông nghiệp.
Ngƣời viết “Để đẩy mạnh việc củng cố miền Bắc, làm cơ sở cho công cuộc
đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Chính phủ sẽ thi hành kế hoạch khôi phục
kinh tế năm 1956 bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng nghiệp, giao
thông vận tải, nhƣng sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu” [29, tr. 212]. Nhƣ
vậy, đối với một nƣớc nhƣ Việt Nam, dù cơ cấu kinh tế thay đổi và phát triển
nhƣ thế nào cũng phải lấy nông nghiệp làm gốc. Trong xã hội, khi lƣơng thực,
thực phẩm trở nên dồi dào, cung cấp đầy đủ cho nhân dân nói chung, nông
15

dân nói riêng thì đời sống nhân dân đƣợc ổn định, từ đó, các lĩnh vực khác
cũng có điều kiện phát triển.

Trong mối quan hệ hữu cơ giữa ba bộ phận quan trọng nhất của
nền kinh tế quốc dân, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến vị trí, vai trò
của nông nghiệp đối với công nghiệp và thƣơng nghiệp.
Khi nói về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, Hồ Chí
Minh đã dùng hình ảnh rất sinh động, dễ hiểu và gần gũi với mỗi chúng ta
để diễn tả về mối quan hệ này, Hồ Chí Minh đã ví hai bộ phận này nhƣ hai
chân của một con ngƣời, theo Hồ Chí Minh “Ngƣời thì có hai chân. Kinh tế
của một nƣớc thì có hai bộ phận chính: nông nghiệp và công nghiệp. Ngƣời
thì không thể thiếu một chân, thì nƣớc không thể thiếu một bộ phận kinh
tế” [29, tr. 182]. Do đó, công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau
và cùng nhau phát triển, nhƣ hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bƣớc sẽ
nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích hơn.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng lĩnh vực.
Nông nghiệp phải phát triển mạnh để có thể đảm bảo lƣơng thực, thực phẩm cho
nhân dân, ngoài nhiệm vụ đó nông nghiệp là nguồn cung cấp trực tiếp nguyên
liệu, (nhƣ chè, bông, mía v.v…) cho nhà máy. Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc sử
dụng nguyên liệu sản xuất từ nông nghiệp để xuất khẩu lấy ngoại tệ.
Nông nghiệp còn cung cấp nguyên vật liệu để khôi phục các
ngành kinh tế khác nhƣ: tiểu thủ công nghiệp, thủ công nghiệp v.v “Yêu cầu
của sản xuất nông nghiệp năm 1956 là bƣớc đầu giải quyết vấn đề lƣơng thực,
cung cấp nguyên liệu vật liệu để khôi phục tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp,
công nghiệp v.v ” [29, tr. 212], ngoài ra, còn cung cấp các loại nông sản
nhƣ: lạc, đỗ, đay “và cung cấp lâm thổ sản để mở rộng quan hệ buôn bán với
nƣớc ngoài” [37, tr. 175]. Những nông thổ sản này có thể phục vụ cho quá
trình xuất khẩu thu với mục đích thu về ngoại tệ góp phần cải thiện và nâng
16

cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân nói chung và nông dân nói riêng.
Nhƣ vậy, phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể
phát triển mạnh.

Tuy nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp nhƣng Hồ Chí Minh vẫn
khẳng định về mặt chiến lƣợc lâu dài là phải phát công nghiệp, Ngƣời chỉ
ra vai trò quan trọng của công nghiệp trong quá trình phát triển đất nƣớc và
cải thiện đời sống cho nhân dân. Ngƣời cho rằng, việc phát triển công
nghiệp cũng hết sức quan trọng, công nghiệp phát triển để thỏa mãn các
nhu cầu cơ bản cho con ngƣời, cung cấp hàng tiêu dùng cho nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, quan trọng nhất trong đời sống của nhân dân là vấn đề
ăn. Để giải quyết tốt vấn đề ăn thì sản xuất lƣơng thực phải dồi dào. Muốn
nhƣ vậy thì công nghiệp phải giúp cho nông nghiệp có nhiều máy làm
thủy lợi, máy cày, máy bừa, nhiều phân hóa học v.v Công nghiệp có
phát triển thì sẽ cung cấp trƣớc hết là cho nông dân những công cụ sản
xuất thiết yếu nhƣ: máy bom nƣớc, phân bón hóa học, đó là cơ sở để đẩy
mạnh nông nghiệp phát triển.
Khi nói về mối quan hệ giữa nông nghiệp và thƣơng nghiệp Hồ Chí
Minh cho rằng “Thƣơng nghiệp là cái khâu giữa nông nghiệp và công
nghiệp” [29, tr. 335]. Khi nông nghiệp phát triển và có nhiều sản phẩm dôi
thừa thì thƣơng nghiệp sẽ phát triển. Trao đổi hàng hóa giữa công nghiệp,
nông nghiệp tăng lên. Công nghiệp đƣợc cung cấp nguyên liệu để sản xuất.
Khi công nghiệp phát triển thì trao đổi giữa nông nghiệp và công nghiệp tăng
lên và nhƣ vậy thƣơng nghiệp lại đƣợc đƣa lên một bƣớc cao hơn.
Khi giải thích về “cái khâu”, Ngƣời viết “Thƣơng nghiệp đƣa
hàng đến nông thôn phục vụ nông dân, thƣơng nghiệp lại đƣa nông sản,
nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng” [29, tr.335]. Nếu khâu thƣơng nghiệp bị
đứt thì không liên kết đƣợc nông nghiệp với công nghiệp, không củng cố
17

đƣợc công nông liên minh. Công tác thƣơng nghiệp không chạy thì hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp sẽ bị rời rạc.Và ngƣợc lại, nông nghiệp phát triển
nông dân có nhiều sản phẩm hàng hóa để đƣa ra thị trƣờng do đó lại thúc đẩy
thƣơng nghiệp phát triển.

Nhƣ vậy, Hồ Chí Minh đã vạch ra một chiến lƣợc phát triển kinh tế
của nƣớc ta không chỉ trong một vài năm mà cả quá trình đi lên chủ nghĩa xã
hội. Trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta
phải coi nông nghiệp là nền tảng, là cơ sở để phát triển công nghiệp và các
ngành công nghiệp khác. Yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hƣớng
phát triển của thời đại, Việt nam trong quá trình phát triển kinh tế không nằm
ngoài dòng chảy đó. Nhƣng để thực hiện đƣợc quá trình đó trƣớc hết phải
phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở, làm nền tảng và điều kiện
cho quá trình công nghiệp hóa. Năm 1960, Hồ Chí Minh đã viết “Đi đƣờng
mà biết đi đƣờng nào thì thoải mái và ngắn lại. Đi đƣờng mà không biết trƣớc
những chặng đƣờng phải đi qua thì mò mẫm, không rõ xa gần, chỉ thấy đƣờng
dài thăm thẳm, đi chƣa đƣợc đã thấy mệt.
Chúng ta xây dựng cuộc sống mới cũng ví nhƣ ngƣời đi đƣờng phải
biết rõ mình đi từ đâu, sẽ đến đâu và phải qua những chặng đƣờng nào. Nhƣ
vậy cuộc đời chúng ta sẽ luôn luôn hào hứng [31, tr. 444]
Nƣớc ta vốn là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu. Đó là chỗ bắt đầu đi
của chúng ta” [31, tr. 444]
Tóm lại, khi nhấn mạnh vị trí vai trò của nông nghiệp trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không cực đoan coi nông
nghiệp là lĩnh vực bao quát toàn bộ quá trình này. Nông nghiệp là cơ sở, là
tiền đề, là điều kiện để từ đó chúng ta công nghiệp hóa đất nƣớc. Vì chỉ khi
nền kinh tế đã công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể bảo đảm cho những
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội đƣợc thực hiện.

×