ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN BÁ HIỆP
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Hồ Chí Minh học
HÀ NỘI – 2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN BÁ HIỆP
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Phùng Hữu Phú
HÀ NỘI – 2013
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Phùng Hữu Phú. Các số liệu và trích
dẫn trong luận văn là trung thực . Kết qua
̉
nghiên cứu của luận văn không
trùng với các công trình khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Bá Hiệp
4
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô đã
giảng dạy trong chương trình Cao học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học,
K.2011 – Trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn Hà Nội, những
người đã truyền đạt những kiến thức hữu ích về những vấn đề liên quan đến
chuyên ngành đào tạo, làm cơ sở cho tôi hoàn tất luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Phùng Hữu Phú đã tận tình hướng
dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực
hiện luận văn có giai đoạn không được thuận lợi, nhưng những gì Thầy đã
hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện
đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô đang công tác tại khoa
Khoa học Chính trị, trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn Hà Nội;
phòng Khoa học – Công nghệ và Đào tạo sau Đại học, trường Đại học Sài
Gòn đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn tất các thủ tục, hồ sơ bảo
vệ luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều
nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý
Thầy Cô và các anh chị học viên.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 2013
HỌC VIÊN
Trần Bá Hiệp
5
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Kết cấu của luận văn 7
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI;
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1. Một số khái niệm liên quan đến phân tầng xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội 9
1.1.1 Phân hóa giàu nghèo 9
1.1.2. Phân hóa xã hội 10
1.1.3. Phân tầng xã hội 10
1.1.4. Công bằng xã hội 14
1.1.5. Tiến bộ xã hội 16
1.2. Tiến bộ, công bằng xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh 17
1.2.1. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh suốt đời hy sinh, phấn đấu vì sự tiến bộ và
công bằng xã hội 17
1.2.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tiến bộ và công bằng xã hội 20
1.3. Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về tiến
bộ và công bằng xã hội 25
1.3.1. Mục tiêu, quan điểm 25
1.3.2. Những định hướng lớn, nhiệm vụ và giải pháp 28
6
Chƣơng 2
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
2.1. Tình hình phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh (2000 – 2013) 32
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh 32
2.1.2. Thực trạng phân tầng xã hội ở Thành phố 34
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến phân tầng xã hội ở Thành phố 38
2.2. Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề phân tầng xã hội 46
2.2.1. Những chủ trương, giải pháp cơ bản 46
2.2.2. Những kết quả nổi bật 47
2.2.3. Những khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân 49
2.3. Tiếp tục giải quyết vấn đề phân tầng xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh 55
2.3.1. Dự báo xu hướng vận động của phân tầng xã hội của Thành phố trong những
năm tới 55
2.3.2. Phương hướng và giải pháp chủ yếu 56
2.3.3. Một số kiến nghị 65
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới hơn 2 thập kỷ qua đã làm thay đổi căn bản diện mạo đời
sống kinh tế - xã hội ở nước ta. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- sản phẩm của đổi mới đã phát huy hiệu quả của nó ở tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao và ổn định cùng với việc nâng cao mức sống của hầu hết các tầng lớp dân cư.
Bên cạnh đó, kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh không ít những hệ lụy xã hội mà
chúng ta đang phải tập trung giải quyết, một trong các hệ lụy đó là sự phân tầng xã
hội. Phân tầng xã hội là một sản phẩm “tự nhiên” của quá trình vận động lịch sử xã
hội loài người, trong từng thời kỳ lịch sử mức độ và tính chất phân tầng có những
biểu hiện khác nhau cơ bản. Bởi vậy, một mặt chúng ta thừa nhận nó như là một yếu
tố khách quan, nhưng mặt khác với mục tiêu và lý tưởng mà Đảng, nhân dân ta
cũng như vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và tiếp
tục hướng tới là: “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” thì
phân tầng xã hội được xem là hệ quả không mong muốn của quá trình phát triển xã
hội. Nghiên cứu về vấn đề này cho thấy bức tranh tổng thể về sự phân tầng xã hội
cũng như các yếu tố có liên quan. Qua đó, góp phần định hướng các mục tiêu và
chiến lược giảm bất bình đẳng xã hội.
Ngày nay, sự tiến bộ của con người được xem là tiêu chuẩn cao nhất của
phát triển xã hội. Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải đem lại công bằng, bình đẳng cho
mọi người trong cơ hội và điều kiện cống hiến cũng như hưởng thụ các thành quả
của phát triển. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa, cuộc cách mạng được xem là triệt để nhất trong lịch sử nhân loại. Hiện
nay, Việt Nam luôn kiên định con đường “định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa”, bản
chất ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới phải được hiện
thực hóa chứ không phải chỉ dừng lại trong sự mơ ước của người dân. Tuy nhiên,
một thực tế cho thấy thực trạng phân tầng xã hội đang diễn ra một cách phức tạp và
mạnh mẽ ở nước ta, đặc biệt là các trung tâm đô thị lớn của cả nước. Để thực hiện
công bằng và bình đẳng xã hội, đi đúng định hướng con đường mà Đảng và nhân
2
dân ta đã lựa chọn, chúng ta cần tìm ra những giải pháp hạn chế tối đa phân tầng xã
hội trong những biểu hiện tiêu cực của nó, đồng thời với việc giảm tối thiểu sự bất
bình đẳng xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã dành trọn cuộc
đời mình để giành lấy quyền tự do, độc lập cho dân tộc ta, nhưng khát khao cháy
bỏng của Người không dừng lại ở đó vì “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng
hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[39;tr.56]. Hạnh phúc, tự do
của người dân chỉ có thể đạt được khi chúng ta xây dựng được một xã hội thực sự
công bằng và bình đẳng.
Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị phát triển bậc nhất của Việt Nam, là
trung tâm kinh tế, chính trị trọng điểm của cả nước. Sự phát triển vượt bậc trên lĩnh
vực kinh tế - xã hội của Thành phố cũng để lại những hệ quả không mong muốn, đó
là thực trạng phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ
và phức tạp. Đồng thời nó đang và sẽ xuất hiện những nguy cơ gia tăng bất bình đẳng
xã hội trên địa bàn. Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu chung của cả nước, Đảng
bộ và các cấp chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chủ trương, chính
sách, giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng phân tầng xã hội. Việc vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội cũng là một giải pháp góp
phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng ở thành phố Hồ Chi
Minh.
Xuất phát từ thực tiễn của xã hội Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng về tình trạng phân tầng xã hội, kéo theo những nguy cơ
về bất bình đẳng xã hội; trên cơ sở những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội
chính là những lý do cơ bản thôi thúc tôi chọn vấn đề “Giải quyết vấn đề phân tầng
xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” để làm đề
tài nghiên cứu.
Với việc hoàn tất nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn được góp phần hệ
thống hóa những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề công
3
bằng và bình đẳng xã hội. Trên cơ sở tìm hiểu vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay, một mặt nêu lên thực trạng, mặt khác tìm ra những cơ sở lý
luận và thực tiễn trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần giải quyết vấn
đề phân tầng xã hội trên địa bàn thành phố. Với mong muốn nhỏ nhoi rằng thành phố
mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc trở thành một thành phố không chỉ dẫn đầu
về kinh tế của cả nước mà còn là nơi thể hiện tốt nhất khao khát của Hồ Chủ tịch lúc
sinh thời: “độc lập dân tộc phải mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân” – Một
Thành phố đảm bảo tốt nhất về công bằng và bình đẳng xã hội cho mọi người dân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến vến đề nghiên cứu đã có nhiều tác giả với những công trình
đã được công bố, như:
Thứ nhất, liên quan đến vấn đề phân tầng xã hội: tác giả Nguyễn Đình Tấn
với công trình Nguyễn Đình Tấn “Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội”, Nxb. Lý luận
chính trị, năm 2005. Đồng tác giả Nguyễn Thị Hằng – Lê Duy Đồng với công trình
“Phân phối và phân hóa giàu nghèo sau 20 năm đổi mới, Nxb Lao động – Xã hội,
năm 2005. Tác giả Đỗ Thiên Kính với công trình “Phân hóa giàu nghèo và tác động
của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam: qua hai cuộc
điều tra của mức sống dân cư của Việt Nam năm 1993, 1997, Nxb. Khoa học xã
hội, năm 2003. Tương Lai với công trình “Khảo sát xã hội về phân tầng xã hội”
(sách tham khảo nội bộ), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1995. Lê Du Phong
với công trình “Giải quyết phân hóa giàu nghèo ở các nước và Việt Nam”, Nxb,
Nông nghiệp, năm 2000. Dương Phú Hiệp với công trình “Phân hóa giàu nghèo ở
một số quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương”, Nxb. Khoa học Xã hội,
năm1998,
Các công trình nêu trên đã đi vào nghiên cứu vấn đề phân tầng xã hội ở nhiều
khía cạnh như, khái niệm, cách tiếp cận, biểu hiện, nguyên nhân, của vấn đề phân
tầng xã hội. Tuy nhiên, phạm vi đề cập đến vấn đề phân tầng xã hội không chỉ giới
hạn trong một địa phương cụ thể như thành phố Hồ Chí Minh mà mang tính tổng
quát của tình hình Việt Nam.
4
Thứ hai, liên quan đến vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh
cũng đã có các công trình của các cá nhân, tổ chức, như: Nguyễn Thị Cành với công
trình “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói
giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam, nhìn từ thực tiễn
thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb. Lao động – Xã hội, năm 2001. Thành ủy thành phố
Hồ Chí Minh: “Tổng kết công tác chăm lo đồng bào nghèo ở thành phố Hồ Chí
Minh”, Báo cáo tổng kết năm 2000. Viện Kinh tế cũng đã công bố công trình
nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu thực trạng phân hóa giàu nghèo tại thành phố Hồ
Chí Minh, năm 1996. Ngoài ra liên quan đến vấn đề còn có hàng loạt các công trình
điều tra của Tổng cục Thống kê đã được công bố,
Các công trình nêu trên đã nghiên cứu, điều tra thực tiễn vấn đề phân tầng xã
hội, hoặc các phạm trù hẹp hơn như, phân hóa giàu nghèo, diễn biến mức sống dân
cư. Đồng thời, các công trình cũng đã có những giải pháp để giải quyết vấn đề phân
hóa giàu nghèo hay phân tầng xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề phân tầng xã
hội, các công trình trên nghiên cứu theo phương pháp xã hội học và tất nhiên những
quan điểm hay giải pháp cũng di theo hướng này. Trong khi đó, hướng nghiên cứu
của đề tài này là sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành chính trị học từ những
kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học, mà cụ thể là lấy tư tưởng Hồ Chí Minh để
làm cơ sở giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn phân tầng xã hội ở thành phố
Hồ Chí Minh.
Thứ ba, liên quan đến các vấn đề: xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng,
hoặc nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề công bằng và bình đẳng, có
các công trình nghiên cứu: Nguyễn Thị Nga với công trình “Quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới - vấn đề và giải
pháp”, Nxb. Lý luận chính trị, năm 2007. Đồng tác giả Đỗ Phú – Trần Tình có
công trình: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, lý thuyết và thực tiễn ở thành
phố Hồ Chí Minh, Nxb. Lao Động, năm 2010. Tác giả Nguyễn Minh Hoàn với công
trình “Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội”, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009.
Phan Thanh Diễn với công trình “Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
trong công cuộc đổi mới”, Nxb. Tổng hợp Tp.HCM, năm 2005. Đồng tác giả Vũ
5
Đình Hòe – Bùi Đình Phong có công trình: Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trí quốc gia, năm 2010,
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề thực hiện công bằng và
bình đẳng xã hội trong sự phát triển kinh tế cũng như tiến bộ xã hội, hoặc vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc góp phần xây dựng xã hội công bằng và bình đẳng.
Các công trình nghiên cứu đã được công bố chính là cơ sở khoa học cho việc tìm
hiểu, giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài “Giải quyết vấn
đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh”. Tuy nhiên, vấn đề phân tầng xã hội trong mối quan hệ với công bằng và
bình đẳng xã hội lại chưa được đặt ra và giải quyết. Đặc biệt việc vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề phân tầng xã hội, góp phần xây dựng xã hội công
bằng và bình đẳng hơn tại thành phố mang tên Bác là một hướng đi chưa được công
trình nào đề cập và nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề công bằng
bình đẳng xã hội, tác giả mong muốn được góp phần làm rõ: những giá trị lý luận và
thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này, đồng thời thông qua việc tìm
hiểu tư tưởng của Người để nhìn nhận, đánh giá, góp phần tìm ra những giải pháp
giải quyết vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nhằm hạn chế
tình trạng bất bình đẳng xã hội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, tìm hiểu và làm rõ khái niêm phân tầng xã hội, thực trạng phân
tầng xã hội hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, qua đó chỉ ra nguy cơ về một tình
trạng bất bình đẳng xã hội đang đặt ra ở mức báo động trên địa bàn thành phố phát
triển kinh tế bậc nhất của Việt Nam.
Thứ hai, tổng hợp và phân tích những luận điểm, quan điểm cũng như tư
tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội; vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay.
6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu:
- Vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh với những biểu hiện và
nguy cơ gia tăng tình trạng bất bình đẳng xã hội.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng và bình đẳng xã hội và việc vận dụng
tư tưởng của Người về việc giải quyết vấn đề phân tầng xã hội trên địa bàn Thành
phố.
* Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả xác định phạm vi như sau:
+ Về giới hạn phạm vi lý thuyết:
- Góp phần làm rõ khái niệm phân tầng xã hội,
- Góp phần làm rõ các quan niệm của Hồ Chí Minh về: công bằng
và bình đẳng xã hội.
+ Về giới hạn thời gian nghiên cứu (nghiên cứu vấn đề thực tiễn): Từ năm
2000 đến nay (nghiên cứu về vấn đề thực tiễn).
+ Về giới hạn không gian nghiên cứu (nghiên cứu vấn đề thực tiễn): Tại
thành phố Hồ Chí Minh.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
+ Các quan điểm phi Mácxit về vấn đề phân tầng xã hội.
+ Quan điểm của chủ nghĩa Mác – lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
công bằng và bình đẳng xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, tiếp thu các quan điểm của Mác – Lênin
về tiến bộ xã hội, Người khẳng định, trong chế độ xã hội thực dân, phong kiến, hoàn
toàn không có công bằng và bình đẳng xã hội. Người quan niệm, bình đẳng trước
hết là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, đồng thời việc thực hiện sự bình đẳng
giữa người với người trong mối quan hệ giữa thực hiện nghĩa vụ và hưởng thụ
quyền lợi ấy chính là thực hiện bình đẳng xã hội.
7
+ Đảng và nhà nước Vệt Nam kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề bình đẳng xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định và hướng tới việc thực
hiện bình đẳng xã hội với nhiều khẩu hiệu cũng như nguyên tắc được thể hiện thông
qua các văn kiện Đảng, hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, như: tiến tới xây
dựng một xã hội công bằng văn minh; tất cả mọi công dân đều có quyền lợi và
nghĩa vụ ngang hàng nhau trước pháp luật; hay nguyên tắc “Đàn bà ngang quyền
với đàn ông về mọi phương diện” được nêu trong hiến pháp năm 1946 của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa và được hiến pháp năm 1992 khẳng định.
+ Kế thừa kết quả nghiên cứu, điều tra của các nhà xã hội học liên quan đến
những vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính như, phương pháp
lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu. Mặt khác
xuất phát từ việc đề tài nghiên cứu thuộc phạm trù của ngành chính trị học, nhưng
lại liên quan đến lĩnh vực xã hội học nên đề tài chú trọng sử dụng phương pháp
nghiên cứu xã hội học – chính trị.
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tìm hiểu thực trạng phân tầng xã
hội đang diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề công bằng xã hội và bình đẳng xã hội, giải quyết vấn đề phân tầng
xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần
vào việc cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy bộ môn tư tưởng Hồ
Chí Minh và việc hoạch định, thực thi chính sách xã hội, an sinh xã hội trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương, 6 tiết, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo.
8
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI;
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1. Một số khái niệm liên quan đến phân tầng xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội
1.1.1. Phân hóa giàu nghèo
Phân hóa giàu nghèo là một dạng, hình thức của sự phân hóa xã hội về mặt
kinh tế mà kết quả là sự hình thành nhóm giàu và nhóm nghèo về các chỉ báo kinh
tế, như: tài sản, thu nhập, chi tiêu và sâu xa hơn là sở hữu tư liệu sản xuất, tư liệu
sinh hoạt. Trong xã hội, mức sống kinh tế được đo bằng tài sản, thu nhập, chi tiêu
nên có thể phân biệt nhóm người giàu, nhóm người nghèo và tầng lớp trung gian
không giàu cũng không nghèo. Quá trình phân biệt sâu sắc về mặt kinh tế tạo thành
nhóm giàu và nhóm nghèo, đồng thời làm cho khoảng cách giữa hai nhóm này tăng
lên gọi là “sự phân hóa giàu nghèo”[60; tr.33].
Cần phân biệt hai loại phân hóa giàu nghèo như sau: một là, sự phân hóa
giàu nghèo như là sự phân cực giàu nghèo, trong đó nhóm giàu càng giàu lên và
nhóm nghèo càng nghèo đi. Khoảng cách giàu nghèo tăng lên nhanh chóng theo sự
phân cực giàu nghèo. Hai là, sự phân hóa giàu nghèo theo chiều hướng cải thiện
mức sống của cả nhóm giàu và nhóm nghèo, nhưng cũng có thể mức sống của
nhóm nghèo tăng chậm hơn nhóm giàu nên khoảng cách giàu nghèo vẫn tiếp tục
tăng lên.
Phân hóa giàu nghèo là một quá trình gắn liền với sự phân hóa xã hội và
phân tầng xã hội. Kết quả của sự phân hóa giàu nghèo là người nghèo bị rơi xuống
tầng đáy của thang bậc xã hội và người giàu nổi lên tầng trên, nắm giữ phần lớn
quyền lực, uy tín và của cải trong xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế những người có uy
tín xã hội hoặc nắm giữ quyền lực dều có thể trở nên giàu có, nhưng nghững người
giàu chưa chắc đã có uy tín và vị thế cao trong hệ thống phân tầng xã hội.
Phân hóa giàu nghèo có mối liên hệ rất phức tạp, nhiều khía cạnh với phân
hóa xã hội và bất bình đẳng xã hội. Trong một cộng đồng chậm phát triển, sự phân
9
hóa giàu nghèo chưa sâu sắc, biểu hiện là mức chênh lệch về mức sống còn thấp
giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. Tuy nhiên, sự phân hóa giàu nghèo đó có thể gây
ra sự phân hóa xã hội sâu sắc khi cộng đồng xã hội đó chuyển sang trạng thái phát
triển hơn với mức sống chung đều tăng lên và sự phân hóa giàu nghèo tăng lên
nhưng sự phân hóa xã hội về một số mặt nào đó có thể giảm. Sự phân hóa xã hội
giảm đi khi đời sống kinh tế được cải thiện, điều đó không có nghĩa là sự tăng
trưởng kinh tế tự động đem lại sự bình đẳng xã hội. Trên thực tế, nhà nước phải sử
dụng “bàn tay hữu hình” là các quy định pháp luật, chính sách xã hội để thực hiện
công bằng xã hội nhằm giảm sự phân hóa xã hội và phân tầng xã hội. Sự phân hóa
giàu nghèo, xét cho cùng , có ảnh hưởng quyết định đến sự phân tầng xã hội, nhưng
các yếu tố khác của cấu trúc xã hội như chính sách xã hội, an sinh xã hội,…cũng tác
động tới phân tầng xã hội theo hướng làm giảm sự phân hóa xã hội giữa nhóm giàu
và nhóm nghèo.
Nghèo khổ và phân hóa giàu nghèo không đơn giản là phạm trù kinh tế học
mà là phạm trù xã hội học, mặc dù kinh tế học quan tâm nghiên cứu vấn đề này
nhiều đến mức các nhà xã hội học luôn phải sử dụng các thước đo kinh tế để đánh
giá sự phân hóa giàu – nghèo và phân tầng xã hội. Vấn đề không phải là một cá
nhân thiếu ăn, thiếu mặc, chỗ ở hay thiếu tiền, thiếu các phương tiện sinh hoạt vật
chất, mà vấn đề là nhiều người, nhiều nhóm xã hội, thậm chí cả một quốc gia, nhiều
quốc gia bị thiếu thốn các phương tiện sinh sống, điều kiện để phát triển so với
những người khác, nhóm xã hội khác trong cùng cộng đồng. Gắn liền với nghèo đói
là bệnh tật, mù chữ, mất dân chủ và nhiều thứ bệnh, nhiều thứ lạc hậu khác nữa,
nhất là bất bình đẳng xã hội có thể dẫn đến mất ổn định kinh tế, chính trị, xã hội,
làm con người cảm thấy đau khổ, bất hạnh và xã hội suy thoái, Tất cả các hiện
tượng này với những nguyên nhân, hình thức biểu hiện, hậu quả và xu hướng biến
đổi của chúng đều là những chủ đề trọng tâm của nghiên cứu xã hội học và nhiều bộ
môn khoa học xã hội khác.
10
1.1.2. Phân hoá xã hội
Phân hoá xã hội là quá trình hình thành các nhóm xã hội khác nhau về một
hoặc một số đặc điểm, tính chất xã hội nhất định. Sự phân hóa xã hội có thể dẫn
đến hình thành các nhóm xã hội khác nhau, mâu thuẫn khác nhau, thậm chí đối lập
nhau. Khi sự phân hóa tạo thành hai nhóm xã hội đối lập nhau thì được gọi là sự
phân cực xã hội [60; tr.31]. Phân hóa xã hội là quá trình hình thành các nhóm xã
hội khác nhau về một hoặc nhiều đặc điểm, tính chất cơ bản về vị thế xã hội, vai
trò xã hội.
Phân tầng xã hội là sự phân hóa xã hội theo chiều dọc tạo nên cấu trúc tầng
xã hội, trong đó tầng đỉnh chiếm vị thế và vai trò quyết định đối với sự vận động,
biến đổi của các tầng lớp khác và của cấu trúc xã hội. Phân tầng xã hội tạo ra các
tầng lớp trên dưới, cao thấp khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế,
xã hội và nhiều đặc điểm, tính chất khác. Sự phân tầng xã hội là một quá trình tự
nhiên, tất yếu của xã hội loài người và cứ có phân công lao động là có phân tầng xã
hội. Phân tầng xã hội có thể biểu hiện dưới hình thức cơ cấu xã hội giai cấp, trong
đó một giai cấp thiểu số ở tầng lớp trên áp bức, bóc lột các giai cấp khác ở tầng lớp
dưới. Sự phân tầng xã hội có thể diễn ra dưới hình thức của sự phân cấp, phân
quyền hoặc đơn giản là sự phân loại, phân hóa xã hội. Trong trường hợp này phân
tầng xã hội có thể dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội, cần phải được khắc phục và xóa
bỏ. Nhưng trong trường hợp khác, sự phân tầng xã hội có thể dẫn đến một cơ cấu xã
hội đa dạng, gồm nhiều nhóm, nhiều tầng lớp phù hợp với điều kiện và năng lực
phát triển của mỗi cá nhân, nhóm người.
Như vậy khái niệm phân hoá xã hội muốn nói đến trạng thái “động” của xã
hội và đồng thời cũng dựa trên bất bình đẳng xã hội, trong khi đó phân tầng xã hội
nói đến cả trạng thái “tĩnh” và “động” của bất bình đẳng xã hội [54; tr.93].
1.1.3. Phân tầng xã hội
Tầng xã hội: là một là một khái niệm xã hội học được dùng trong các tài liệu
nghiên cứu với nội dung và ý nghĩa khác nhau. Một số quan niệm cho rằng: tầng xã
hội là một dạng củng cố xã hội về sự bất bình đẳng xã hội và tồn tại ở các xã hội
11
công nghiệp phát triển. Tầng lớp tập hợp những người có mức sống, vận may, sự ưu
đãi hay sự kỳ thị tương tự nhau và có diện ngoại bề ngoài chung. Các xã hội đều
được phân thành nhiều tầng lớp khác nhau, trong xã hội đó, một cấu trúc các tầng
lớp chồng lấn lên nhau, các tầng lớp này không chỉ khác nhau về bản chất, mà còn
khác nhau về cả thứ bậc [60; tr.11].
Tầng xã hội không chỉ khác nhau về điều kiện sống do xã hội tạo ra, mà còn
khác biệt ở cách ứng xử và thái độ xuất phát từ các điều kiện sống đặc trưng cho
tấng xã hội đó. Thuyết chức năng cơ cấu coi tầng xã hội xuất phát từ sự đóng góp
khác nhau (đánh giá khác nhau) về mặt chức năng của các vị trí xã hội khác nhau
[60; tr.11,12].
Tầng xã hội là tập hợp các cá nhân, nhóm có cùng vị thế xã hội, cùng hoàn
cảnh xã hội được sắp xếp theo trật tự thang bậc nhất định trong hệ thống xã hội. Các
thành viên của tầng lớp xã hội ngang nhau về tài sản (thu nhập), trình độ học vấn
(hay trình độ văn hóa); địa vị, vai trò hay uy tín trong xã hội; khả năng thăng tiến
cũng như có được những ân huệ hay thứ bậc như nhau trong xã hội [53; tr.65].
Phân tầng xã hội là một trong những nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội
học. Trong lịch sử, có nhiều cách tiếp cận về cách phân tầng xã hội khác nhau, các
nhà xã hội học phương Tây đã đưa ra nhiều yếu tố để xác định khái niệm phân tầng
xã hội. Điển hình là các nhà xã hội học như: Các Mác, Max weber, Tony Bilton,
Anthony Giddens,
Phân tầng xã hội là một chủ đề cơ bản được các nhà xã hội học đặc biệt quan
tâm nghiên cứu. Trên thực tế, đã có nhiều chủ đề nghiên cứu về vấn đề này cả về
mặt nhận thức lý luận cũng như những ứng dụng trong thực tiễn. Trong lịch sử phát
triển của ngành xã hội học trên thế giới, các nhà xã hội học phương Tây đã đưa ra
nhiều quan niệm, khái niệm về phân tầng xã hội. Có thể nêu lên một số quan niệm
tiêu biểu như: nhà xã hội học người Anh Tony Bilton và các đồng sự chỉ rõ: “khái
niệm phân tầng là ý thức cho rằng: xã hội được chia thành một cấu trúc theo khuôn
mẫu của những nhóm xã hội không bình đẳng và sẽ bền vững từ thế hệ này sang thế
hệ khác” [60; tr.13].
12
Nhà xã hội học người Đức Max Weber là người có đóng góp quan trọng
trong việc đưa ra lý thuyết phân tầng. Ông đã đưa ra nguyên tắc tiếp cận 3 chiều đối
với vấn đề phân tầng và coi khái niệm phân tầng xã hội bao hàm cả việc phân chia
xã hội thành các giai cấp. Ba chiều (hay khía cạnh) là: địa vị kinh tế (tài sản), địa vị
chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (uy tín), cấu thành các tầng lớp xã hội [48;tr.88].
Max Weber quan niệm rằng: “…đã bao hàm trong khái niệm phân tầng xã hội cả
việc phân chia xã hội thành các giai cấp. Bên cạnh đó, Ông không chỉ nhấn mạnh
vào tiêu chí kinh tế, sở hữu (như thường dùng khi xác định sự phân chia giai cấp),
mà còn sử dụng đồng thời các tiêu chí về chính trị (quyền lực), và tiêu chí văn hóa
(uy tín) để định nghĩa phân tầng xã hội [35; tr.14,15].
Trong khi đó C.Mác (1818 – 1883) chú ý đến phân tầng dưới khía cạnh giai
cấp xã hội. Những luận điểm của Mác về giai cấp và quan hệ sản xuất trong xã hội
có giai cấp là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu về phân tầng xã hội. Theo
Mác, sở hữu tư liệu sản xuất hay quyền sở hữu tài sản là nhân tố giữ vai trò quyết
định trong phân chia xã hội thành các giai cấp, các tầng lớp khác nhau. Trong lý
luận của mình, Mác cũng chú ý tới nhân tố phân công lao động xã hội, nhưng ông
khẳng định rằng: phân tầng xã hội được quyết định bởi nhân tố kinh tế - quyền sở
hữu tư liệu sản xuất.
Theo T. Parsons (nhà xã hội học Mỹ): phân tầng xã hội là sự sắp xếp các cá
nhân vào trong một hệ thống xã hội trên cơ sở sự phân chia những ngạch bậc và
những tiêu chuẩn chung về giá trị, phân tầng là kết quả của sự phân công lao động
xã hội và sự phân hóa của những nhóm xã hội khác nhau. Theo I. Robertsons (nhà
xã hội học Mỹ): Phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính chất cơ cấu của tất
cả các xã hội loài người, là sự khác nhau về khả năng thăng tiến xã hội bởi địa vị
của họ trong bậc thang xã hội [54; tr.91].
Ở Việt Nam phân tầng xã hội đã từng tồn tại trong tiến trình lịch sử. Tuy
nhiên, trong những năm đổi mới, phân tầng xã hội mới được chú trọng nghiên cứu.
Phân tầng xã hội là một khái niệm xuất hiện ở nước ta chưa lâu, trong quá trình
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Từ những
13
nghiên cứu lý luận và nhận thức thực tiễn, các nhà xã hội học Việt Nam đã đưa ra
một số quan niệm về phân tầng xã hội như sau:
Theo tác giả Nguyễn Đình Tấn: phân tầng xã hội là kết quả của sự phân công
lao động xã hội và sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của mọi xã hội loài người.
Phân tầng xã hội có thể được hiểu như là một sự phân chia và hình thành cấu trúc
gồm các tầng lớp xã hội (bao gồm cả sự phân loại, xếp hạng). “Đó là sự phân chia
xã hội thành các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế (hay tài sản), địa vị chính trị
(hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín) cũng như một số khác biệt về trình độ
nghề nghiệp, học vấn, kiểu nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, thị
hiếu nghệ thuật ”[53; tr.65].
Tác giả Trịnh Duy Luân cho rằng: “Phân tầng xã hội là sự phân chia mang
tính cấu trúc thành các tầng lớp, giai tầng xã hội dựa trên các đặc trưng vị thế kinh
tế - xã hội của các cá nhân, trong đó sử dụng đồng thời 3 loại dấu hiệu, tiêu chí: về
kinh tế (tài sản, thu nhập), về chính trị (quyền lực, tổ chức) và văn hóa (uy tín)” [35;
tr.15].
Phân tầng xã hội là sự phân chia xã hội thành các tầng lớp trên cơ sở tương
đồng về các địa vị kinh tế, địa vị chính trị (quyền lực) và địa vị xã hội của các cá
nhân. Phân tầng xã hội gắn với bất bình đẳng xã hội. Sự bất bình đẳng đó thường
biểu hiện trọng các mối quan hệ với tài sản, quyền lực và uy tín, tạo ra những cộng
đồng người có địa vị kinh tế, địa vị chính trị và địa vị xã hội khác nhau.
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những quan niệm của các nhà xã hội
học trên thế giới và Việt Nam, có thể rút ra kết luận: phân tầng xã hội là sự phân
chia, săp xếp mang tính cấu trúc thành các tầng lớp, giai tầng xã hội dựa trên sự
khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa và uy tín xã hội, cũng như sự khác nhau về
học vấn, nghề nghiệp, nhà ở, nơi cư trú, mức sống và năng lực thị trường, cùng
những cơ may trong cuộc sống….
Trên thực tế các nhà xã hội học có những quan niệm, các lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu về phân tầng xã hội theo những góc tiếp cận khác nhau.
14
C.Mác quan tâm chủ yếu đến phân tầng xã hội dưới khía cạnh giai cấp xã hội và
cho rằng: phân tầng xã hội được quyết định bởi yếu tố kinh tế, tức quyền sở hữu tư
liệu sản xuất thuộc về ai. Max Weber cho rằng, phân tầng xã hội là một hệ thống
xếp hạng thứ bậc các nhóm người dựa trên của cải, tài sản, quyền lực chính trị và uy
tín xã hội. “C.Mác nhấn mạnh đến quyền sở hữu tài sản và năng lực trí tuệ, Weber
chú trọng đến quyền lực chính trị và văn hóa…” [60; tr.22]. Tổng hợp cách tiếp cận
lý luận của C.Mác và Max Weber, các nhà xã hội học Việt Nam và phương Tây thế
hệ sau này đã tạo thành cơ sở lý luận và phương pháp luận để xây dựng nên mô
hình phân tầng xã hội cho các xã hội khác nhau. Điều đó có nghĩa là, mỗi xã hội
khác nhau đều có thể vận dụng những hạt nhân hợp lý của các lý thuyết phân tầng
xã hội để dựng nên mô hình phân tầng xã hội và sự biến đổi của nó sao cho phù hợp
với điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Từ sự phân tích lý luận nêu
trên, chúng ta có thể tóm tắt phương pháp luận nghiên cứu về phân tầng xã hội, mà
dựa vào những tiêu chuẩn này có thể gợi ra những ý tưởng phân chia thành các giai
tầng xã hội ở Việt Nam.
Từ các quan điểm trên đây, có thể hiểu phân tầng xã hội là: sự bất bình đẳng
mang tính chất cơ cấu của mọi xã hội loài người (trừ những tổ chức xã hội sơ khai
như xã hội cộng sản nguyên thủy). Nó là sự phân chia, sắp xếp các thành viên trong
xã hội thành các tầng xã hội khác nhau. Đó là sự khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị
chính trị, địa vị xã hội, về trình độ học vấn, nghề nghiệp, các năng lực cá nhân,
1.1.4. Công bằng xã hội
Công bằng, tiến bộ xã hội là những khái niệm có những góc độ, khía cạnh
trái chiều với các khái niệm liên quan đến phân tầng xã hội. Về khái niệm công
bằng xã hội, trong lịch sử có nhiều quan niệm khác nhau về công bằng xã hội được
bàn đến dưới nhiều dạng khác nhau và nhiều góc độ khác nhau. Tuy vậy, khái niệm
công bằng xã hội dù được quan niệm đa dạng đến đâu thì bao giờ nó cũng được gắn
với khái niệm bình đẳng xã hội, và sự bình đẳng ở đây được coi là thước đo, là tiêu
chí, hay còn được coi là mục tiêu của việc thực hiện công bằng xã hội. Với những
15
cách quan niệm ấy, và do đó, khái niệm công bằng thường bị đồng nhất với khái
niệm bình đẳng xã hội. Như vậy, việc phân biệt hai khái niệm này là rất cần thiết để
thấy được nội dung phổ quát của khái niệm công bằng xã hội, đồng thời qua đó còn
thấy được những nội dung cụ thể của khái niệm công bằng xã hội trong những hoàn
cảnh lịch sử cụ thể được xét.
Trước hết nói đến bình đẳng bao giờ cũng là nói đến quan hệ ngang bằng
nhau giữa người và người xét trong một lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể nào đó,
chẳng hạn, sự ngang bằng về địa vị kinh tế, chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn
giáo, Ngoài những lĩnh vực cụ thể đó, nếu xét sự ngang bằng giữa người và người,
chẳng hạn, về thể lực, trí lực, hay những điều kiện bẩm sinh khác nhau ,thì người
ta không gọi đó là sự bình đẳng mà thường coi đó là sự ngang bằng nhau [23; tr.10].
Chính vì xã hội bao giờ cũng là sự tác động lẫn nhau giữa những con người,
do vậy, khi xét sự bình đẳng giữa người và người trong một lĩnh vực kinh tế - xã hội
nhất định bao giờ cũng là sự bình đẳng thể hiện ở mối quan hệ xác định: thứ nhất, là
sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ; thứ hai, là sự bình đẳng trong việc được
hưởng quyền lợi, và thứ ba là bản thân mối quan hệ tương ứng hoặc không tương
ứng giữa sự ngang nhau (bình đẳng) trong việc thực hiện nghĩa vụ với sự ngang
nhau (bình đẳng) trong việc hưởng thụ quyền lợi ở việc thực hiện cùng một nghĩa
vụ ấy. Do đó, ở trường hợp này thì công bằng xã hội được hiểu không phải hoặc chỉ
riêng là sự bình đẳng về nghĩa vụ, hoặc chỉ riêng là sự bình đẳng về hưởng thụ, mà
so với hai trường hợp trên thì chỉ trong trường hợp thứ ba, do có sự tương ứng giữa
thực hiện nghĩa vụ như nhau thì hưởng thụ quyền lợi như nhau, hay do có sự ngang
bằng nhau ở sự tương ứng giữa việc cùng thực hiện nghĩa vụ ngang nhau và cùng
hưởng thụ ngang nhau thì đó mới thể hiện được nội dung đầy đủ của khái niệm
công bằng xã hội.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về thước đo bình đẳng của công bằng
xã hội, song nhìn chung các quan điểm ấy thường có một điểm chung là nhấn mạnh
đến một xuất phát điểm bình đẳng ở “sự tự nguyện” [23; tr.11] như là thước đo thực
sự của công bằng xã hội.
16
1.1.5. Tiến bộ xã hội
Tương tự như công bằng xã hội là một phạm trù mang tính lịch sử, tiến bộ xã
hội cũng là một phạm trù mang tính lịch sử. Tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử nhất
định, vào địa vị xã hội và vào trình độ nhận thức, có người quan niệm sự vận động
của lịch sử diễn ra như thế này, có người lại quan niệm sự vận động của lịch sử diễn
ra như thế khác. Tuy nhiên, khuynh hướng vận động của xã hội dù được quan niệm
là diễn ra theo hướng nào đi chăng nữa thì phần đông các nhà tư tưởng trong lịch sử
đều cho rằng, khuynh hướng biến đổi của xã hội nói chung đều bắt nguồn từ sự
xung đột giữa người với người trước hết trong những lĩnh vực kinh tế - xã hội khác
nhau (đặc biệt là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và địa vị xã hội) và việc giải quyết
mâu thuẫn lợi ích trong xã hội ngày càng công bằng hơn chính là nguồn gốc và
động lực cho sự vận động và phát triển theo hướng tiến bộ của xã hội.
Có nhiều quan điểm khác nhau về tiến bộ xã hội, nhưng có thể khẳng định,
tiến bộ xã hội là một quá trình vận động theo hướng là một hình thái kinh tế - xã hội
này sau một thời gian tồn tại, phát triển, đến một độ nào đó, cuối cùng sẽ bị thay thế
bằng một hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn về chất. Hơn nữa, trong bản thân
tiến bộ xã hội với vai trò của công bằng xã hội vừa là động lực, vừa là tiêu chuẩn
của sự tiến bộ xã hội ấy, và do đó, “tiến bộ xã hội bao giờ cũng là sự thống nhất
giữa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phát triển con người
thông qua việc thực hiện công bằng xã hội với một thước đo bình đẳng thực sự
nhằm phát huy vai trò và khả năng con người trong nền sản xuất nói riêng và trong
tiến trình phát triển của lịch sử xã hội nói chung” [23; tr.104].
Phân phối theo lao động – một nguyên tắc phân phối rất công bằng cho người
lao động – là một nội dung cốt lõi của quan điểm mácxit về công bằng xã hội vì nó
động đến lợi ích trực tiếp, sống còn của con người. Công bằng xã hội là một phạm trù
chính trị - xã hội, đồng thời cũng là một phạm trù đạo đức pháp quyền, giữ vai trò
điều chỉnh quan hệ giữa người và người trong xã hội để đảm bảo có sự tương ứng
giữa vai trò thực sự của các cá nhân hay các nhóm xã hội với địa vị mà họ nắm giữ,
giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa lao động và sự trả công, giữa hành vi mà một người
nào đó đã thực hiện và sự đền đáp, giữa tội ác và sự trừng phạt, giữa phẩm giá của
17
con người và sự thừa nhận của xã hội đối với những phẩm giá đó, Các mối quan hệ
tương tự như vậy còn có thể liệt kê ra rất nhiều và rất đa dạng. Nhưng qua sự liệt kê
các mối quan hệ trên đây, có thể thấy rằng: “trục xuyên suốt các mối quan hệ đó
trong phạm trù công bằng xã hội vẫn luôn là mối quan hệ tương ứng giữa cống hiến
ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau” [23; tr.102], trong đó khái niệm cống hiến và
hưởng thụ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả cống hiến và hưởng thụ tích
cực (như công trạng và sự tôn vinh) và tiêu cực (như tội ác và sự từng phạt). Theo
nghĩa đó có thể hiểu một cách vắn tắt: “công bằng xã hội là sự bình đẳng giữa người
và người, nhưng bình đẳng ở đây không phải theo nghĩa thông thường (là sự ngang
bằng nhau giữa người và người trong một điều kiện cụ thể nào đó), má bình đẳng xét
trong mối quan hệ tương ứng giữa cống hiến và hưởng thụ theo nguyên tắc cống hiến
ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau” [23; tr.56].
Những khái niệm trên đây cho thấy một hệ thống các vấn đề vừa liên quan
vừa tác động qua lại giữa các vấn đề khác và vấn đề phân tầng xã hội. Trong một xã
hội, khi vấn đề phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo diễn ra một cách mạnh mẽ,
phổ biến thì tất yếu xã hội đó sẽ kém công bằng và bình đẳng. Bên cạnh đó khi đã
không có công bằng và bình đẳng xã hội thì không thể khẳng định được đó là một
xã hội tiến bộ cho dù sự phát triển kinh tế đã ở trình độ cao. Bởi vậy, trong quá trình
nghiên cứu vấn đề phân tầng xã hội, tác giả luôn đặt vấn đề phân tầng xã hội trong
mối quan hệ “tương tác” với công bằng và bình đẳng xã hội. Trong chuẩn mực của
phạm trù công bằng và bình đẳng xã hội, lại chú trọng khẳng định những nội dung
và giá trị được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sự kế thừa và phát triển của
Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước, trong từng chặng đường và định hướng
đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
1.2. Tiến bộ, công bằng xã hội trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
1.2.1. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh suốt đời hy sinh, phấn đấu vì sự
tiến bộ, công bằng xã hội
Suốt cuộc đời Hồ Chí Minh luôn coi độc lập của tổ quốc, tự do và hạnh phúc
của nhân dân là “mục đích duy nhất” là “ham muốn tột bậc của mình”. Trong đó lý
18
tưởng tiến bộ và công bằng xã hội được thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc trong tư
tưởng của Người. Sinh ra trong bối cảnh đất nước bị giày xéo, nhân dân bị áp bức
bóc lột người thành niên mang tên Nguyễn Tất Thành đã sớm thấu hiểu thế nào là
mất tự do, thế nào là sự bất công, bất bình đẳng. Cũng chính việc ngay từ nhỏ được
giáo dục và thấm nhuần lý tưởng chính trị như “thế giới đại đồng”, “tự do, bình
đẳng, bác ái” đã có sức hấp dẫn to lớn và từ đó Người quyết định đi ra nước ngoài
xem người ta làm như thế nào để về giúp đồng bào mình.
Tuy nhiên, khi đặt chân đến vùng “đất mẹ” và cả những nơi mà “những đứa
con của đất mẹ” kia đang thực thi “nghĩa vụ cao cả” là “khai hóa văn minh”,
Nguyễn Ái Quốc càng thấu hiểu bản chất của giai cấp thống trị, bản chất của chủ
nghĩa tư bản. Cũng từ đó Người hoạt động tích cực, năng nổ trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế với tinh thần:
“Năm Châu bôn bể một nhà
Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em”
Lý tưởng cao cả của Người không chỉ dừng lại ở việc giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp mà còn tiến tới giải phóng con người. Đó chính là lý tưởng
bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các giai cấp, giữa các màu gia, bình đẳng
giới,…lý tưởng xã hội loài người không còn hiện tượng áp bức bóc lột giữa
người với người,…tiến tới “làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm
cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”
[36; tr.15,16].
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và trong cuộc sống cá nhân, Hồ Chí
Minh luôn đặt hạnh phúc của nhân dân lên trên hạnh phúc cá nhân. Người từng nói
với các nhà báo vào năm 1946: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào
ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [39; tr.161]. Bởi thế, những khi
Người phải “ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo –
là vì mục đích đó” [36; tr.15].
19
Người đã suốt đời hy sinh, phân đấu vì sự tiến bộ, công bằng xã hội. Với nhãn
quan chính trị sắc bén, trên cơ sở tiếp thu quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về
công bằng và bình đẳng xã hội, đồng thời trực tiếp chứng kiến tất cả những gì xảy
ra trong đời sống kinh tế - xã hội ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam vào
giai đoạn trước Cách mạng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định rằng, trong chế độ xã hội
thực dân, phong kiến hoàn toàn không có công bằng và bình đẳng xã hội; rằng,
trong xã hội đó, “…nhân dân chỉ có nghĩa vụ, như nộp sưu, đóng thuế, đi lính, đi
phu mà không có quyền lợi” [41; tr.219]. Trên thực tế, công nhân và nông dân là
lực lượng chủ yếu sáng tạo nên những của cải vật chất trong xã hội và nhờ có sức
lao động của họ, xã hội mới tồn tại, phát triển. Song, có một sự vô lý và bất công là
những người lao động suốt đời nghèo khổ, trong khi một số ít người không lao động
thì lại “ngồi mát ăn bát vàng”. Giải thích căn nguyên dẫn đến “nỗi chẳng công bằng
này”, Nguyễn Ái Quốc cho rằng, đó là “vì một số ít người đã chiếm làm tư hữu
những tư liệu sản xuất của xã hội” [41; tr.203]. Đồng thời, Người còn vạch rõ, trong
xã hội có giai cấp bóc lột thống trị, chỉ có lợi ích cá nhân của bọn thống trị là được
thỏa mãn, còn lợi ích cá nhân của lao động quần chúng thì bị giày xéo. Từ những
đánh giá và nhận định trên, Hồ Chí Minh đưa ra kết luận rằng, công bằng và bình
đẳng xã hội thực sự chỉ có được trong xã hội mới; rằng, dưới chế độ dân chủ cộng
hòa, “nhân dân có nghĩa vụ, đồng thời có quyền lợi” [41; tr.203].
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời, Đảng trở thành Đảng cầm quyền. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, khi
kêu gọi những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã coi diệt “giặc đói” cũng quan trọng và cấp bách như giệt “giặc dốt” và
“giặc ngoại xâm”. Người nêu rõ: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ
đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước,
và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem
gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” [39; tr.31].
Đấu tranh chống lại nghèo nàn và lạc hậu, là một chiến đấu “khổng lồ”, một
cuộc chiến đấu khó khăn, phức tạp, lâu dài, cần sự hợp sức, hợp lực của toàn Đảng,