Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Đình làng Hạ Hiệp (Hà Tây) - Kiến trúc và điêu khắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.3 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TẠ QUỐC KHÁNH






ĐÌNH LÀNG HẠ HIỆP (HÀ TÂY)-
KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ











HÀ NỘI – 2005
























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TẠ QUỐC KHÁNH


ĐÌNH LÀNG HẠ HIỆP (HÀ TÂY)- KIẾN
TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC


CHUYÊN NGÀNH KHẢO CỔ HỌC
MÃ SỐ : 50901
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Hoàng Văn Khoán



HÀ NỘI - 2005




1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………….

Mục lục
Trang 1
Bảng chữ viết tắt
Trang 3
Danh mục bản đồ, bản vẽ, ảnh đình làng Hạ Hiệp
Trang 4
Mở đầu
Trang 14
Tính cấp thiết của đề tài
Trang 14
Mục đích nghiên cứu

Trang 16
Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Trang 16
Phƣơng pháp nghiên cứu
Trang 17
Những kết quả và đóng góp của luận văn
Trang 17
Kết cấu của luận văn
Trang 17
Chƣơng một: Tổng quan tƣ liệu
Trang 18
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang 18
Nguồn gốc, lịch sử ngôi đình làng
Trang 20
Vấn đề thời Thành hoàng làng và thờ Hậu thần
Trang 25
Vị thần đƣợc thờ tại đình làng Hạ Hiệp
Trang 29
Tiểu kết chƣơng một
Trang 32



2
Chƣơng Hai: Kiến trúc đình làng Hại Hiệp
Trang 35
Khái quát về làng Hạ Hiệp
Trang 35
Cảnh quan khu di tích

Trang 37
Bố cục mặt bằng khu di tích
Trang 39
Kiến trúc ngôi đình làng Hạ Hiệp
Trang 40
Tiểu kết chƣơng hai
Trang 66
Chƣơng ba: Nghệ thuật điêu khắc, trang trí tại đình làng Hạ Hiệp
Trang 72
Trang trí trên đất nung, vôi vữa
Trang 73
Điêu khắc, trang trí trên cấu kiện gỗ
Trang 76
Trang trí trên các di vật có giá trị
Trang 88
Tiểu kết chƣơng ba
Trang 91
Kết luận, đánh giá
Trang 95
Đánh giá các giá trị của di tích
Trang 95
Những định hƣớng cơ bản cho việc bảo tồn, phát huy di tích đình
làng Hạ hiệp trong giai đoạn hiện nay:
Trang 101
Tài liệu tham khảo
Trang 110
Phụ Lục
Trang 119







3
B Ả N G C Á C C H Ữ V I Ế T T Ắ T
B.E.F.E.O. Bulletin de l' Ecole Francaise d' Extrême- Orient
Bd. Bản dịch
Cƣơng Mục Khâm định Việt sử thông giám cƣơng mục
DTH tạp chí Dân tộc học
ĐNTC Đại Nam nhất thống chí
ĐHTH Đại học tổng hợp
Gs Giáo sƣ
H. Hà Nội
KCH tạp chí Khảo cổ học
LTHCLC Lịch triều hiến chƣơng loại chí
NCNT tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật
NCVHNT tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật
NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học
Nxb Nhà xuất bản
PGs Phó giáo sƣ
PTS Phó tiến sỹ
t/c tạp chí
tr. trang
TS tiến sỹ
Toàn thƣ Đại Việt sử ký toàn thƣ
Tp HCM thành phố Hồ Chí Minh
VHDG tạp chí Văn hoá Dân gian
VHTT Văn hoá Thông tin








4
DANH MỤC BẢN ĐỒ, BẢN VẼ, ẢNH
ĐÌNH LÀNG HẠ HIỆP (PHÚC THỌ – HÀ TÂY)
I. DANH MỤC BẢN ĐỒ:
Bản đồ 1, 2, 3, 4: Vị trí làng hạ Hiệp trong không gian châu thổ Bắc bộ
(Nguồn Fallingrain.com)
Bản đồ 5: Bản đồ huyện Phúc Thọ và những huyện giáp ranh
(Nguồn : Tập Bản đồ hành chính Việt Nam, Nxb Bản đồ. H 2002)
Bản đồ 6: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Liên hiệp, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà
Tây
II. DANH MỤC BẢN VẼ (NGUỒN TƢ LIỆU VIỆN BẢO TỒN DI
TÍCH):
- Sơ đồ cấu kiện bản vẽ số 01
- Sơ đồ cấu kiện bản vẽ số 02.
- Bản vẽ 01; Mặt bằng tổng thể
- Bản vẽ 02: Mặt bằng mái tổng thể
- Bản vẽ 03: Mặt đứng trục 5 - 1 Nghi môn trƣớc đình làng Hạ Hiệp
-:Bản vẽ 04: Mặt bằng và mặt đứng trục 1- 5 Nghi môn.
- Bản vẽ 05: Mặt bằng cổng đình
- Bản vẽ 06: Mặt đứng hƣớng Đông cổng đình
- Bản vẽ 07: Mặt bằng nền Tiền tế
- Bản vẽ 08: Mặt bằng Xà, bẩy Tiền tế
- Bản vẽ 09: Mặt bằng mái Tiền tế




5
- Bản vẽ 10: Mặt đứng hƣớng Tây Tiền tế
- Bản vẽ 11: Mặt đứng hƣớng Đông Tiền tế
- Bản vẽ 12: Mặt đứng hƣớng Bắc Tiền tế
- Bản vẽ 13: Mặt đứng hƣớng Nam Tiền tế
- Bản vẽ 14: Mặt cắt dọc Tiền tế
- Bản vẽ 15: Mặt cắt ngang Tiền tế
- Bản vẽ 16: mặt bằng nền Đại đình
- Bản vẽ 17: mặt bằng mái Đại đình
- Bản vẽ 18: Mặt đứng hƣớng Tây Đại đình
- Bản vẽ 19: Mặt đứng hƣớng Đông Đại đình
- Bản vẽ 20; Mặt đứng hƣớng Nam Đại đình
- Bản vẽ 21; Mặt đứng hƣớng bắc Đại đình
- Bản vẽ 22; Mặt cắt dọc Đại đình (từ ngoài nhìn vào)
- Bản vẽ 23; Mặt cắt dọc Đại đình (từt rong nhìn ra)
- Bản vẽ 24; Mặt cắt ngang gian giữa Đại đình
- Bản vẽ 25: mặt cắt ngang gian giữa Đại đình
- Bản vẽ 26: Mặt cắt 2- 2 Đại đình
- Bản vẽ 27: Mặt cắt vì nóc thứ hai Hậu cung
- Bản vẽ 28: Chi tiết vì nách trƣớc, gian bên bên trái
- Bản vẽ 29: Chi tiết vì nách trƣớc bên phải gian giữa
- Bản vẽ 30: Chi tiết vì nách trƣớc gian Hồi bên phải
- Bản vẽ 31: Chi tiết vì nách sau gian hồi bên trái



6
- Bản vẽ 32: Chi tiết vì nách trƣớc, gian bên trái bên phải

- Bản vẽ 33: Chi tiết kẻ sau gian bên bên phải
- Bản vẽ 34: Chi tiết vì nách thứ hai hậu cung, trục G,
- Bản vẽ 35: Chi tiết vì nóc ván mê Hậu cung,
- Bản vẽ 36: Chi tiết cửa võng, ván gió gian giữa
III. DANH MỤC BẢN ẢNH:
Ảnh 1, 2, 3: Cảnh quan xung quanh khu đình làng Hạ Hiệp
Ảnh 4 -5 -6: Sân và Nghi môn phía trƣớc đình làng Hạ Hiệp
Ảnh 7-8-9: Chi tiết một phần đỉnh trụ và Nghi môn bên trái Đại đình
Ảnh 10 - 11: Đình làng Hạ Hiệp nhìn từ hƣớng Tây Tây Nam
Ảnh 12: Mặt đứng hƣớng Tây Nam Tiền Tế
Ảnh 13: : Mặt bên Tiền Tế
Ảnh 14 - 15: Kết cấu khung nội thất toà Tiền Tế
Ảnh 16: Kết cấu vì nóc, vì nách gian giữa Tiền Tế
Ảnh 17: Vì nóc kết cấu kiểu chồng rường tại gian hồi bên phải Tiền tế
Ảnh 18: Vì nách kết cấu kiểu cốn mê tại gian bên bên phải Tiền tế
Ảnh 19: Vì nách kết cấu kiểu cốn chồng rường tại gian hồi bên phải Tiền Tế.
Ảnh 20: Dòng niên đại "Tự Đức cửu niên đông” trên câu đầu trái gian giữa Tiền
tế
Ảnh 21 22: Chi tiết đầu kìm (hình Makara), con xô trên nóc mái Tiền Tế.
Ảnh 23: : Chi tiết đầu đao tầng mái trên Tiền Tế
Ảnh 24: Chi tiết đầu đao tầng mái dƣới Tiền Tế



7
Ảnh 25 : Đình làng Hạ Hiệp nhìn từ hƣớng Nam - Mặt sau Đại đình
Ảnh 26: Mặt đứng Hậu cung nhìn từ hƣớng Đông Bắc
Ảnh 27: Chi tiết mái hồi bên trái Đại đình
Ảnh 28: Chi tiết con xô trên bờ chảy Đại Đình
Ảnh 29: Chi tiết Đầu đao Đại Đình

Ảnh 30 - 31: Nội thất Đại đình đình làng Hạ Hiệp
Ảnh 32 – 33: Liên kết tại vị trí cột góc Đại đình
Ảnh 34 – 35 – 36: Vì nóc kết cấu kiểu Giá chiêng
Ảnh 37: Chi tiết trang trí trong lòng Giá chiêng tại gian bên bên phải Đại đình
Ảnh 38: Chi tiết trang trí trong lòng Giá chiêng vì hồi bên trái Đại đình
Ảnh 39: Chi tiết trang trí trong lòng Giá chiêng vì hồi bên phải Đại đình
Ảnh 40: Vì nách trƣớc, bên phải gian giữa, mặt Nam.
Ảnh 41:Vì nách trƣớc, bên trái gian giữa, mặt Bắc. (Cốn chồng rường + kẻ
hiên)
Ảnh 42: Cốn chồng rường tại Vì nách trƣớc, chái bên phải
Ảnh 43: Cốn chồng rường tại Vì nách trƣớc gian bên bên phải
Ảnh 44: Cốn chồng rường tại Vì nách sau chái bên chái
Ảnh 45: Cốn chồng rường tại Vì nách sau gian bên bên phải
Ảnh 46: Cốn chồng rường tại Vì nách sau gian bên bên trái
Ảnh 47: Cốn chồng rường tại Vì nách sau bên phải gian giữa, mặt Bắc
Ảnh 48: Cốn chồng rường tại Vì nách sau bên phải gian giữa, mặt Nam
Ảnh 49: Cốn chồng rường tại vì nách sau bên trái gian giữa, mặt Nam



8
Ảnh 50: Cốn chồng rường tại Vì nách sau bên trái gian giữa, mặt Bắc.
Ảnh 51: Cốn chồng rường tại Vì nách sau chái bên phải
Ảnh 52: Cốn chồng rường tại Vì nách trƣớc chái bên trái
Ảnh 53: Cốn chồng rường tại Vì nách trƣớc, gian bên bên trái
Ảnh 54: bài trí đồ thờ tại Gian giữa Đại đình
Ảnh 55: ván gió trƣớc, gian giữa Đại đình
Ảnh 56: ván gió sau, gian giữa Đại đình
Ảnh 57: ván gió trƣớc, gian bên bên trái Đại đình
Ảnh 58: ván gió sau, gian bên bên trái Đại đình

Ảnh 59: ván gió chái bên phải
Ảnh 60: Ván gió sau gian bên bên phải
Ảnh 61: Ván gió trƣớc gian bên bên phải, với dòng chữ "Tuế thứ Quý Mão
niên, cửu nguyệt nhật, lương thời tu tạo dịch thạch đại cát" cho biết đình
đƣợc sửa vào năm Quý Mão (1663)
Ảnh 62: Kẻ trƣớc gian bên bên phải Đại đình
Ảnh 63: Kẻ sau gian bên bên phải Đại đình
Ảnh 64: Ván nong và kẻ sau chái bên trái đại đình
Ảnh 65 Ván nong và kẻ sau, bên phải Hậu cung
Ảnh 66: kẻ trƣớc bên trái gian giữa Đại đình
Ảnh 67: Chi tiết đầu kẻ chái hồi bên phải đại đình
Ảnh 68 - 69: Chi tiết đầu kẻ mặt trƣớc Đại đình



9
Ảnh 70 – 71 - 72: Chi tiết cốn chồng rường vì nách trƣớc bên phải gian giữa
Đại đình với những đầu rồng phong cách nghệ thuật đầu thế kỷ 17
Ảnh 73: Vì nóc ngoài Hậu cung kết cấu biến thể Giá chiêng, chồng rường,
con nhị
Ảnh 74: Vì nóc thứ hai Hậu cung kết cấu kiểu Ván Mê
Ảnh 75: Một phần sàn đình còn giữ đƣợc tại Hậu cung
và khoảng giữa cột cái với cột quân sau, hai gian bên.
Ảnh 76 – 77 - 78: Đầu dư gian giữa Đại đình, phong cách nghệ thuật
giữa thế kỷ 17
Ảnh 79: đầu dư gian giữa Đại đình phong cách nghệ thuật giữa thế kỷ 17 với
đuôi là rƣờng cánh ở vì nách chạm thành đuôi cá.
Ảnh 80 – 81: Tiên nữ cƣỡi rồng
Ảnh 82 - 83: Ngƣời cƣỡi rồng, chi tiết trang trí tại ván gió gian bên bên phải
Đại đình

Ảnh 84: Ngƣời cƣỡi rồng, chi tiết trang trí tại cốn chồng rường sau
bên trái gian bên Đại đình.
Ảnh 85: Táng mả hàm rồng, chi tiết trang trí tại cốn chồng rường vì nách sau
bên trái gian giữa, mặt Nam
Ảnh 86: Táng mả hàm rồng, chi tiết trang trí tại ván gió trƣớc gian bên bên
trái
Ảnh 87: Cƣỡi rồng, cƣỡi hổ - chi tiết trang trí trên kẻ sau, bên trái Hậu cung
Ảnh 88– 89: Đấu vật, chi tiết trang trí tại ván gió trƣớc gian bên bên
Ảnh 90: Thiếu nữ tắm hồ sen, chi tiết trang trí tại ván gió gian hồi bên phải



10
Ảnh 91: Ôm gà đi chọi, chi tiết trang trí tại cốn chồng rường sau
bên trái gian giữa Đại đình, mặt Bắc
Ảnh 92: Đá cầu - trang trí tại cốn chồng rƣờng phía trƣớc, gian bên bên phải
Ảnh 93: Ngƣời cƣỡi voi, chi tiết trang trí trên thân cột cái sau gian bên, bên
trái
Ảnh 94: Vinh quy, chi tiết trang trí trên ván nong cật kẻ sau chái bên trái
Ảnh 95: Cƣỡi ngựa, chi tiết trang trí tại cốn chồng rường sau, gian bên bên
trái
Ảnh 96: Cƣỡi ngựa - chi tiết trang trí trên kẻ sau, bên trái Hậu cung
Ảnh 97: Đánh cờ, chi tiết trang trí tại vì nách sau chái hồi bên trái
Ảnh 98 – 99: Đi săn?, chi tiết trang trí trên thân kẻ trƣớc bên trái gian giữa
Ảnh 100: Cá hoá rồng, trang trí trên cốn vì nách trƣớc chái bên trái
Ảnh 101: Lân chầu, trang trí trên vì nách sau chái hồi bên phải
Ảnh 102: Lân chầu, trang trí trên vì nách trƣớc chái hồi bên trái
Ảnh 103: Trọi trâu - Chi tiết trang trí trên cốn chồng rường sau, gian bên bên
trái
Ảnh 104 : Các loại ngói lợp tại đình làng Hạ Hiệp

Ảnh 105 : Ngói lót tại toà Đại đình đình làng Hạ Hiệp
Ảnh 106 -107: Bể cảnh bằng đá, niên đại Gia Long 15 (1816) đặt trƣớc Đại
đình đình làng Hạ Hiệp
Ảnh 108: Hòm sớ- di vật có phong cách nghệ thuật đầu thế kỷ 19 tại đình
làng Hạ Hiệp.
Ảnh 109: Kiệu mui luyện - di vật mang phong cách nghệ thuật đầu thế kỷ 18



11
Ảnh 110: Chi tiết trang trí hình ngƣời cƣỡi ngựa trên thân kiệu
Ảnh 111: Ngai, bài vị Thành Hoàng, di vật phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ
17 tại đình làng Hạ Hiệp
Ảnh 112: Bia đá "Tại đình bi" niên đại Cảnh Hƣng 32 (1771) tại hiên hồi bên
trái đình làng Hạ Hiệp
Ảnh 113: Quán Tẩy - di vật phong cách nghệ thuật nửa sau thế kỷ 19 tại đình
làng Hạ Hiệp
Ảnh 114, 115: Bát bửu, chấp kích, hạc thờ - di vật phong cách nghệ thuật
thế kỷ 19 tại đình làng Hạ Hiệp .
Ảnh 116, 117, 118: Vài hình ảnh lễ hội tại đình làng Hạ Hiệp, mùa hội 2005
Ảnh 119: Vì nóc kết cấu kiểu chồng rƣờng, niên đại cuối thế kỷ 17 tại đình
làng Chu Quyến, Hà Tây
Ảnh 120: Kết cấu vì nóc tại đình làng Nghiêm Xá (Thƣờng Tín – Hà Tây).
Ảnh121 Kết cấu vì nách tại đình làng Nghiêm Xá (Thƣờng Tín – Hà Tây).
Ảnh 122: Chi tiết vì nóc chùa Thầy (Quốc Oai- Hà tây) với ván lá đề trong
lòng giá chiêng.
Ảnh 123: Lan can và sàn đình làng Chu Quyến (Ba Vì - Hà Tây)
Ảnh 124: Uống rƣợu, trang trí trên kiến trúc đình làng Viên Châu (Ba Vì - Hà
Tây)
Ảnh 125: Uống rƣợu –trang trí tại đình làng Hoàng Xá (Ứng Hoà - Hà Tây).

Ảnh: 126: Cá hoá rồng phong cách nghệ thuật giữa thế kỷ 17 - đình làng
Đông Viên (Ba Vì - Hà Tây)
Ảnh 127: Gạch lát nền chạm rồng, phong cách nghệ thuật giữa thế kỷ 17
(đình làng Đông Viên (Ba Vì - Hà Tây)



12
Ảnh 128: Con xô đình làng Cộng Hoà (Ba Vì - Hà Tây), phong cách nghệ
thuật cuối thế kỷ 17
Ảnh 129: Con xô đền Và (Sơn Tây – Hà Tây), phong cách nghệ thuật đầu thế
kỷ 17
Ảnh 130: Ngói lợp niên đại Thịnh Đức 3 (1655) tại đình làng Thuỵ Phiêu (Ba
Vì - Hà Tây)
Ảnh 131, 132, 133: một vài dạng quán nghỉ giữa đồng hiện còn (ảnh chụp tại
Sơn Tây – Hà Tây).
Ảnh 134, 135: Nhang án gỗ chạm rồng, đao mác, tiên nữ niên đại 1694 tại
đình làng Thổ Hà (Việt Yên – Bắc Giang).
Ảnh 136: Chi tiết tiên cƣỡi rồng, đao mác chạm khắc trên bia chùa Keo thuộc
Hành Thiện – Xuân Trƣờng - Nam Định), niên đại Cảnh Trị 9 (1671)
Ảnh137: Chi tiết mặt trời, đao mác chạm khắc trên bia chùa Keo thuộc Hành
Thiện – Xuân Trƣờng - Nam Định), niên đại Cảnh Trị 9 (1671).
Ảnh 138: Chiếc mũ đồng trang trí đồ án rồng, lá đề phong cách nghệ thuật
cuối thế kỷ 17 tại đình làng Quất Động (Thƣờng Tín – Hà Tây).











13









MỞ ĐẦU:
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :
1.1. Việt Nam là một quốc gia nằm ở trung tâm Đông Nam Á -
chiếc nôi của nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc. Từ hàng ngàn năm nay,
ngƣời dân bản địa vẫn sinh sống chủ yếu trong các làng xã, vẫn canh tác trên
những thửa ruộng quanh nơi cƣ trú. Tới tận đầu thế kỷ 21, gần 80% dân số
nƣớc ta vẫn là những ngƣời nông dân, sinh sống trong các làng xã và làng xã
không chỉ là đơn vị hành chính cơ bản của quốc gia Việt Nam mà còn quyết
định hình ảnh xã hội và văn hoá Việt Nam. Từ thời Trung đại và Cận đại bắt
đầu xuất hiện và tồn tại ở hầu hết các làng - xã của ngƣời Việt một sản phẩm
văn hoá đặc sắc: ngôi đình làng. Cho đến nay, các đình làng của ngƣời Việt
vẫn chiếm một vị trí khá đặc biệt và quan trọng trong kho tàng di sản văn hoá
Việt Nam, là một sản phẩm văn hoá hữu thể đặc trƣng của ngƣời Việt và trong
ký ức của mỗi ngƣời dân Việt, hình ảnh " mái đình - cây đa " mãi là hình ảnh
Quê hƣơng.




14
Trong công cuộc đƣa đất nƣớc tiến lên theo định hƣớng XHCN, Đảng
và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Chủ trƣơng đó đƣợc thể hiện cụ thể trong Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII: “Hết sức coi
trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học
và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật
thể”. Tìm hiểu, nghiên cứu về đình làng là một trong những hành trình tìm về
Cội nguồn, về Bản sắc văn hoá dân tộc.
1.2. Theo số liệu kiểm kê di tích của Bảo tàng tổng hợp Hà Tây năm
1995, trên toàn tỉnh Hà Tây có 2388 di tích và là một trong những tỉnh có
số lƣợng di tích đậm đặc nhất toàn quốc. Trong tổng số 2388 di tích các loại
đó có 823 đình (chiếm 1/3 tổng số di tích), 890 chùa, 33 di tích cách mạng,
di tích lƣu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, 18 di tích danh lam thắng cảnh,
92 di tích lịch sử và 532 các di tích đền, miếu, quán, nhà thờ… Với việc tập
trung một mật độ di tích đình làng dày đặc, với nhiều ngôi đình nổi tiếng nhƣ:
Đình làng Thuỵ Phiêu, Chu Quyến, Hoàng Xá, Đại Phùng, trong đó có những
ngôi đình làng đƣợc coi là cổ nhất nƣớc: đình làng Thuỵ Phiêu, huyện Ba Vì
[94], tỉnh Hà Tây - xứ Đoài từ lâu đã xứng đáng với câu tổng kết của dân
gian: “cầu Nam – chùa Bắc - đình Đoài”.
1.3. Ngôi đình làng Việt có bề dày lịch sử lâu đời, nhƣng trên thực tế
những ngôi đình làng sớm nhất hiện còn là những đình làng của thế kỷ 16.
Thế kỷ 17 là giai đoạn bùng nổ của đình làng Việt Nam. Đó thực sự là những
công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, làm sáng danh di sản kiến trúc cổ



15

truyền của dân tộc ta. Trong số đó, đình làng Hạ Hiệp, huyện Phúc Thọ, tỉnh
Hà Tây nổi lên nhƣ một di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc. Ngôi
đình làng Hạ Hiệp còn giữ đƣợc đầy đủ các hạng mục kiến trúc: Nghi Môn,
Tiền tế, Đại đình, Hậu cung, cùng với các thành phần, cấu kiện kiến trúc
thế kỷ 17, 18, 19. Hơn thế nữa, di tích còn việc bảo lƣu đƣợc dày đặc các
mảng chạm khắc, trang trí đặc sắc mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17.
Mặc dù vậy, với riêng ngôi đình làng Hạ Hiệp, trừ mội vài bài viết,
hình ảnh mô tả một cách khái lƣợc về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc
[70, 71,75, 115], còn lại tới nay vẫn chƣa có một công trình khảo cứu đầy đủ,
cụ thể và toàn diện về di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc này…
1.4. Đƣợc vào công tác tại Viện Bảo tồn di tích, từ lâu tôi đã có mong
ƣớc và niềm say mê tìm hiểu về các di tích kiến trúc cổ truyền trên đất nƣớc
ta. Việc hiểu biết về di tích kiến trúc một cách đầy đủ chẳng những giúp ta có
đƣợc sự trân trọng với những di sản cha ông để lại, mà còn là những định
hƣớng đúng đắn cho việc bảo tồn, gìn giữ chúng.
Những lý do khách quan và chủ quan nhƣ vậy đã khiến tôi quyết tâm
chọn đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Khảo cổ học khoá 2002
- 2005 là : Đình làng Hạ Hiệp ( Hà Tây) - Kiến trúc và điêu khắc.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
2.1. Phân tích cụ thể về cảnh quan, môi trƣờng làng Hạ Hiệp;
về Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở đình làng Hạ Hiệp
2.2. Đánh giá giá trị kiến trúc và điêu khắc - trang trí của đình làng
Hạ Hiệp với phong cách kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ 17.
2.3. Rút ra những định hƣớng cho việc bảo tồn một ngôi đình làng Việt
thế kỷ 17.



16
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn đã đƣợc chỉ rõ trong tên đề tài:
kiến trúc và điêu khắc ở đình làng Hạ Hiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là ngôi đình làng Hạ Hiệp và
đƣợc mở rộng ít nhiều ở một số đình làng thuộc tỉnh Hà Tây, Nam Định, Thái
Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, để hiểu tốt hơn về đình làng Hạ Hiệp.
- Luận văn cũng sẽ sử dụng cả các tƣ liệu mỹ thuật cổ (điêu khắc và đồ
họa) trên đồ gốm, đồ đá và gạch trang trí kiến trúc có niên đại chính xác của
thế kỷ 17, làm cơ sở so sánh.



4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
4.1. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp của khảo cổ học. Trong khảo
sát - điền dã thực địa là các thao tác lấy tƣ liệu bằng: đo vẽ, chụp ảnh, dập
thác bản hoa văn và văn bia . Trong nghiên cứu là các khảo tả, so sánh, phân
tích và tổng hợp về nghệ thuật, kết cấu kiến trúc và nghệ thuật trang trí.
4.2. Kết hợp liên ngành, trong luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp,
thao tác của Hán Nôm học, nghệ thuật học, kiến trúc học.
5.3. Luận văn vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử để xem xét, nhìn nhận các sự việc, hiện tƣợng và sự kiện lịch sử.
5. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN :
5.1. Hệ thống hoá tƣ liệu về ngôi đình làng Hạ Hiệp.



17
5.2. Phân tích, nêu bật các giá trị về kiến trúc, điêu khắc của đình làng
Hạ Hiệp, cùng những thông tin mới về niên đại khởi dựng của di tích này.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN :
- Ngoài phần mở đầu (04 trang) và kết luận (15 trang), nội dung chính

của luận văn sẽ gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tƣ liệu (17 trang)
Chƣơng 2: Kiến trúc đình làng Hạ Hiệp (37 trang)
Chƣơng 3: Nghệ thuật điêu khắc, trang trí tại đình làng Hạ Hiệp (23
trang)





Chƣơng Một: TỔNG QUAN TƢ LIỆU
1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
Trong khoảng một thế kỷ qua, đình làng Việt đã trở thành đối tƣợng
của nhiều nhà nghiên cứu. Vào những năm đầu thế kỷ 20, các học giả của
"Học viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Pháp" (BEFEO) là những ngƣời đầu
tiên đã chú ý đến ngôi đình làng Việt. Mở đầu cho việc nghiên cứu này là
những nhận xét của M.Giran trong cuốn "Ma thuật tôn giáo của người An
Nam" (xuất bản năm 1912). Trong tác phẩm đó ông viết: "Đình là nơi thờ
Thành hoàng làng và là một ngôi nhà chung cho sinh hoạt cộng đồng. Nơi
đây thường diễn ra các cuộc hội họp của hương lão, chức sắc trong làng xã



18
bàn về việc công, hoặc phân xử kiện tụng, đồng thời là nơi cúng lễ. Có thể nói
nơi đây xảy ra hết thảy các hoạt động của cuộc sống xã hội người Việt" [Dẫn
theo 82]. Năm 1930, Nguyễn Văn Khoan đã công bố một khảo luận có giá trị
nghiên cứu về đình làng và vấn đề thờ Thành hoàng trong các ngôi đình làng
vùng đồng bằng Bắc bộ [41]; Tiếp đó là những nghiên cứu của Nguyễn Văn
Huyên về Thành hoàng “Góp phần nghiên cứu về một vị Thành Hoàng ở An

Nam - Lý Phục Man” [32] là một công trình đã trở thành một đóng góp quan
trọng cho uy tín khoa học của ông. Những ngôn từ mà ông dùng để ca ngợi vẻ
đẹp của đình làng là: “cao nhã và trầm tĩnh” “vững chãi mà không thô nặng”
“những hình chạm trổ phong phú quá mức tưởng tượng”.
Nghiên cứu dƣới góc độ nghệ thuật kiến trúc, đáng chú ý hơn cả là
công trình L’Art du Viet nam của L.Bezacier. Trong tác phẩm đó, ông viết:
"Đình làng là trung tâm toàn bộ xã hội Việt Nam thời cổ, cũng là nơi ít chịu
ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Trung Hoa nhất" “Ngôi đình đã trở
thành một trong những công trình có vẻ oai nghiêm nhất trong phong cảnh
Việt Nam” [4] . Trong lần xuất bản tập các bản vẽ ghi các kiến trúc cổ
Việt Nam, ông cũng đã chọn khá nhiều đình và những bản vẽ đẹp nhất, chi
tiết nhất của toàn bộ cuốn sách này chính là một ngôi đình - đình làng Đình
Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Có thể thấy rằng, ở thời kỳ đầu, các nhà nghiên cứu chú trọng nhiều
hơn về vấn đề tôn giáo - tín ngƣỡng. Ngôi đình làng đƣợc nhìn nhận nhƣ là
một dấu vết đang phôi phai của chế độ Quân chủ.
Cho đến những năm 70-80 của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu mỹ thuật
cổ thuộc Viện Mỹ thuật Việt Nam đã tiếp nối việc nghiên cứu đình làng.
Đó là các bài viết của Nguyễn Đỗ Cung, Trần Lâm Biền, Nguyễn Du Chi,
Nguyễn Tiến Cảnh, Chu Quang Trứ, Trần Mạnh Phú, Thái Bá Vân…



19
Ngôi đình làng đƣợc nhấn mạnh, ca ngợi nhƣ một điểm sáng của nghệ thuật
dân gian Việt. Vào cuối thập niên 60, cố hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung - chuyên gia
trong việc nghiên cứu nghệ thuật truyền thống Việt Nam - đƣa ra khái niệm
điêu khắc đình làng đƣợc ghi nhận và khẳng định giá trị trong mỹ thuật
Việt Nam. Điêu khắc đình làng bao gồm toàn bộ các phần trang trí, đục chạm
vào gỗ, tạo hình tƣợng hấp dẫn, ƣa nhìn cho các cấu kiện gỗ chịu lực vốn

khô cứng. Các nghiên cứu điền dã đó đã làm "sống lại" hàng loạt ngôi đình
khắp các làng quê Việt Nam. Cũng từ góc độ Mỹ thuật là chính, hai nhà
nghiên cứu Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thƣợng đã góp một tiếng nói về nghệ
thuật của ngƣời Việt với đình làng.
Với một loạt bài viết trên tạp chí KCH và NCVHNT những năm 1981-
1982 và đặc biệt là trong luận án TS KHLS năm 1993, TS Trịnh Cao Tƣởng
đã đi sâu hơn về nhiều vấn đề của đình làng nhƣ: các tƣ liệu về niên đại,
đất dựng đình, mặt bằng tổng thể, cấu trúc bộ mái, kết cấu bên trong, ngôi
đình với vấn đề dân tộc và hiện đại và hình tƣợng kiến trúc của ngôi đình
[107, 108, 109, 110, 111, 112, 113].
Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX các ngôi đình làng trên địa bàn cả nƣớc
và có niên đại trải dài suốt từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 đã đƣợc phát hiện hoặc
nhìn nhận lại dƣới những góc độ khác. Đóng góp đáng kể nhất là công trình
khảo cứu "Đình Việt Nam" của GS Hà Văn Tấn cùng các cộng sự mà những
ngƣời đi sau muốn tìm hiểu về loại hình di tích này đều lấy đó để tham khảo [75].
Nghiên cứu về Thành hoàng trong giai đoạn này đáng kể nhất là những
nghiên cứu của PGS Nguyễn Duy Hinh với cuốn “Tín ngưỡng Thành Hoàng
Việt Nam”. Tiếp đó là những nghiên cứu của TS Nguyễn Anh Tuấn,
TS Nguyễn Mạnh Cƣờng [90], rồi những khảo cứu của TS Đinh Khắc Thuân
cho ta những cái nhìn ban đầu về văn bia đình làng [82], đặc biệt là những



20
công trình nghiên cứu chuyên sâu về kiến trúc, nghệ thuật của TS Nguyễn
Hồng Kiên [42,43,44,45,46,47,48,49,50]. Tất nhiên chúng ta không thể không
nhắc tới những bài viết về đình làng Việt xuất hiện ngày càng nhiều trong các
Hội nghị thông báo NPHMKCH đƣợc tổ chức hàng năm. Có thể nói giai đoạn
vừa qua thực sự là một giai đoạn bùng nổ về nghiên cứu đình làng. Và các
nhà khảo cổ đã đóng vai trò quan trọng trong cao trào này. Cho đến nay đã có

bốn luận án Tiến sỹ khảo cổ lấy đề tài nghiên cứu là đình làng Việt [50, 78,
98, 113]. Tuy nhiên đình làng là một nội dung phong phú, tôi chọn đình làng
Hạ Hiệp cũng là tiếp nối các công trình đi trƣớc
2. NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ NGÔI ĐÌNH LÀNG:
Nhƣ trên đã nói, trong khoảng một thế kỷ nay có rất nhiều học giả trong
và ngoài nƣớc nghiên cứu, tìm hiểu về ngôi đình làng Việt. Nhƣng cũng đã
nảy sinh nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về lịch sử - nguồn gốc của ngôi
đình. Thậm chí có cả những ý kiến phủ nhận nguồn gốc bản địa của ngôi đình
làng. Đại biểu sớm nhất cho ý kiến này là Ngô Tất Tố. Trong thiên phóng sự
"Tập án cái đình" ông cho rằng, đình đƣợc ra đời từ thời Tần - Hán bên Trung
Quốc, cứ 5 dặm có một cái nhỏ, 10 dặm có một cái lớn để cho khách
nghỉ chân. Đối lập với quan điểm đó, nhiều học giả đã thừa nhận nguồn gốc
bản địa của ngôi đình làng, nhƣng nguồn gốc thực sự của nó, thời gian ra đời,
rồi vấn đề Thành hoàng làng đã đƣợc đƣa vào trong đình từ bao giờ và bằng
con đƣờng nào thì vẫn còn nhiều ý kiến trái ngƣợc
TS Trịnh Cao Tƣởng đã viết: "Hầu như tất cả những người nghiên cứu
đình làng đều có một dự cảm chung rằng: đình làng đã từng tồn tại trong nền
văn hoá Việt cổ từ hàng ngàn năm trước với tư cách là một căn nhà công
cộng - nhà làng, tương tự như nhà rông của đồng bào Ba na" [108: 57]. Đến
nay vẫn còn nhiều ngƣời đinh ninh với quan niệm này. Cũng có một số ngƣời



21
liên hệ hình ảnh ngôi đình làng với ngôi nhà Tụ bạ trong xã hội Mƣờng trƣớc
Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, nhà Tụ bạ không đảm nhận vai trò rộng
lớn nhƣ đình làng nên những ý kiến đó cũng trở nên dè dặt
Trong khi đó, nhà Nghiên cứu Trần Lâm Biền lại nhìn nhận ngôi đình
làng nhƣ một sản phẩm của sự giao thoa, hoà hợp giữa tƣ tƣởng Nho giáo và
nhu cầu xã hội có tính dân giã để từ đó định mốc niên đại ra đời của ngôi đình

làng là vào cuối thế kỷ 15 [8: 38 - 53].
Thực tế, trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều loại đình khác nhau.
"Tương truyền vào thời Đinh và Tiền Lê (968 - 980 và 980 - 1009), sứ giả các
vùng và các lân quốc thường đi thuyền theo sông Đáy hay cửa biển Thần Phù
về kinh đô Hoa Lư, lên nghỉ tại Dịch Đình trước khi vào bệ kiến. Ngày nay,
địa điểm này chỉ còn là bãi đất trống, nhưng các thám sát khảo cổ học cũng
tìm được nhiều di vật bằng đất nung. Dầu vậy, nếu kiến trúc này từng tồn tại
thì cũng chỉ là một kiến trúc của nhà nước, đơn chiếc chứ không phổ biến.
Dịch đình cũng là một dạng tiền thân của kiến trúc Quán sứ sau này mà thôi"
[44: 37- 38].
Văn bia chùa Linh Xứng, dựng năm 1126 có ghi : “Kế bên sông có cái
đình nhỏ. Thường thuyền bè qua lại đó để nghỉ ngơi ” và cho đến nay, có lẽ
đây văn bản cổ Việt Nam đầu tiên có chữ đình.
Một loại kiến trúc cũng đƣợc gọi là "đình" đƣợc đề cập tới là vào triều
Lý. ĐVSKTT chép: "Bính Tý, [Đại Định] năm thứ 17 [1156]. Làm hành
cung Ngự Thiên, điện Thuỵ Quang, gác Ánh vân, cửa Thanh Hũa, thềm
Nghi Phượng, gỏc Diện Phỳ, đỡnh Thưởng Hoa, thềm Ngọc Hoa, hồ Kim
Liờn, cầu Minh Nguyệt" [18:145]
Thưởng hoa đình này hẳn là toà nhà để vua quan dừng chân nghỉ ngơi,
thƣởng thức vẻ đẹp của hoa và có lẽ nó cũng tƣơng tự nhƣ loại Lan đình



22
đƣợc ĐVSKTT nhắc tới dƣới thời Trần: "Mậu Thìn, [Thiệu Long] năm thứ 11
[1269]. Mùa Xuân, tháng giêng, xuống chiếu cho các vương hầu tôn thất,
khi bãi triều thì vào trong điện và lan đình. Vua cùng ăn uống với họ. Hôm
nào trời tối không về được thì xếp gối dài, trải chăn rộng, kê giường liền cùng
ngủ với nhau để tỏ hết lòng yêu quý nhau."
Cũng ĐVSKTT ghi sự kiện năm 1231 "Thượng hoàng xuống chiếu

rằng trong nước hễ chỗ nào cú đỡnh trạm đều phải đắp tượng phật để thờ.
Trước đây, tục nước ta vỡ núng bức, nờn làm nhiều đỡnh cho người đi đường
nghỉ chân, thường quét vôi trắng, gọi là đỡnh trạm. Thượng hoàng khi cũn
hàn vi từng nghỉ ở đó " [18: 163].
Cƣơng Mục cũng ghi về sự kiện này nhƣng không gọi là đình Trạm mà
gọi là dịch đình [63]. Nhƣ vậy, loại kiến trúc này cũng ít nhất phải có từ thời Lý.
Trịnh gia thế phả đã cung cấp cho chúng ta tên gọi một loại đình khác
đó là đình mục đồng. Theo sách này cho biết thì, thủa hàn vi Trịnh tổ thủa nhỏ
đi chăn trâu bao giờ cũng đóng vai trò thủ lĩnh trong đám trẻ mục đồng.
Có thể, nó cũng tƣơng tự nhƣ một dạng quán nghỉ giữa đồng, ven đƣờng,
vẫn còn đây đó tại các vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Đó thƣờng là
những ngôi nhà nhỏ, ba gian (có chái hoặc không chái), đƣợc dựng dƣới bóng
cây lớn, là nơi mọi ngƣời có thể dừng chân nghỉ ngơi tránh mƣa, nắng [Bản ảnh
131, 132, 133].
Rõ ràng Dịch đình, đình Trạm, Lan đình, Thưởng hoa đình hay Đình
Mục đồng là một loại kiến trúc hoàn toàn khác, nó không thể giống những
ngôi đình làng nhƣ ta vẫn thấy hiện nay. Thậm chí đình làng còn ngƣợc lại
hẳn với đình Trạm. "Trên một cái kẻ của đình làng Phù Lưu (Bắc Ninh) còn
ghi: kẻ nào cho khách đi đường và bọn công thương trú ngụ (ở trong đình)
thì xin thần linh tru diệt" [95: 82].



23
Sang thế kỷ 15, dƣới thời Lê Sơ, một loại đình đƣợc nhà nƣớc cho
dựng ở kinh đô, dùng làm nơi niêm yết, ban bố chính lệnh: Đình Quảng Văn.
Sách Cƣơng mục chép: "Tháng 10, mùa đông (năm Tõn Hợi 1491).
Dựng đỡnh Quảng Văn. Trước đây, khi nào có chiếu lệnh của nhà vua ban
ra, lúc ấy mới đem treo bảng yết thị. Đến nay, dựng đỡnh ở ngoài cửa Đại
Hưng làm nơi treo những pháp lệnh về việc chính trị. Khi đỡnh ấy đó lạc

thành, nhà vua đặt tên cho là đỡnh Quảng Văn". ĐVSKTT cũng ghi về sự
việc này và chú thích thêm: Quảng văn nghĩa là truyền bá rộng "Đỡnh này ở trong
Long thành, phớa trước Phụng Lâu, có ngũi Ngõn Cõu chảy quanh hai bờn tả hữu"
[18].
Chúng ta chƣa thấy có nét tƣơng đồng giữa đình Quảng Văn với những
ngôi đình làng hiện nay. Tuy nhiên, những tƣ liệu khác cho phép chúng ta
nghĩ rằng đình làng đã xuất hiện dƣới thời Lê Sơ (thế kỷ 15) - giai đoạn Nho
giáo đƣợc đề cao ở nƣớc ta. ĐVSKTT chép sự kiện năm 1522 "Bọn Hưng
Hiền bốn người mang mộc, cầm giáo từ phường Phục Cổ đánh thẳng vào
Điện Thuỵ Quang. Vua bèn tránh ra đóng ở đỡnh cũ xó Nhõn Mục". [18].
Điều này cũng phù hợp với tên một tấm bia ở đình Yên Mô (Ninh Bình) có
niên đại 1472: "Yên Mô xã đình bi ký" [95:83].
Nhƣ vậy, về nguồn gốc ra đời của ngôi đình làng, chúng tôi đồng ý với
nhận xét của GS Hà Văn Tấn “mặc dù còn thiếu chứng cứ, ta tin rằng đình
– ngôi nhà chung của làng xã đã xuất hiện từ lâu đời, néu không phải là thời
tiền sử thì cũng là thời sơ sử của dân tộc. Tất nhiên là thời đó, chưa được gọi
là đình, một từ vay mượn của Trung Hoa”[75:20]. Tới cuối thế kỷ 15, cùng
với sự phát triển của lịch sử, của ý thức hệ Nho giáo, ngôi đình làng - sản
phẩm kiến trúc thuần Việt nhất đã ra đời. Tuy nhiên, dấu vết vật chất của loại
hình kiến trúc này đến nay mới chỉ đƣợc tìm thấy ở thế kỷ 16 và với niên đại
"tu lý" năm 1531 khắc trên cột cái, đình làng Thuỵ Phiêu (Ba Vì - Hà Tây)

×