Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Hiện thực hóa cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 132 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ MINH






HIỆN THỰC HÓA
CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN







LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế




Hà Nội – 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ MINH




HIỆN THỰC HÓA
CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. Trần Khánh




Hà Nội – 2013




Bảng chữ viết tắt

AC
ASEAN Community
Cộng đồng ASEAN
ACC

ACFTA

ASEAN Coordinating Council
Hội đồng Điều phối ASEAN
ASEAN - China Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
ADMM

ADMM+

AEC

AICHR

AIPO

ASEAN Defence Ministers' Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
ASEAN Defence Ministers' Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng
ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN
ASEAN Intergovernmental Commission on Human Right
Ủy ban Nhân quyền của ASEAN
ASEAN Inter-Parliamentary Assembly
Hội nghị nghị viện ASEAN
AMF

AMM

ANZUS


AMMTC


APA

ASEAN Maritime Forum
Diễn đàn Hàng hải ASEAN
ASEAN Ministerial Meeting
Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN
The Australia, New Zealand and United Stated Security
Treaty
Khối Hiệp ước quân sự Ốtx-trây-li-a, Niu Di-lân và Mỹ
ASEAN Ministerial Meeting on Transnational Crime
Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc
gia
ASEAN Peoples Assembly
Hội đồng Nhân dân ASEAN
APC


Asia Pacific Community
Cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương



APEC

APF

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
ASEAN Peoples Forum
Diễn đàn Nhân dân ASEAN
APT
ASEAN Plus Three
ASEAN+3 (ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)
APSC

ARF
ASEAN Political - Security Community
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASC
1

ASEAN Security Community
Cộng đồng an ninh ASEAN
ASCC


ASCCO



ASEAN Socio-Cultural Community
Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN
The ASEAN Security Community Plan of Action
Coordinating Conference
Hội nghị điều phối triển khai kế hoạch hành động xây
dựng Cộng đồng An ninh ASEAN
ASEAN
Association of SouthEast Asian nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN-ISIS

ASEAN-PMC

ASEAN - Institute of Strategic and International Studies
Các viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược ASEAN
ASEAN - Post Ministerial Conference
Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
ASPC PoA


AUN

COC
ASEAN Political - Security Community Plan of Action
Kế hoạch hành động xây dựng Cộng đồng Chính trị - An

ninh ASEAN
ASEAN University Network
Hệ thống các trường đại học thuộc khối ASEAN
Code of Conduct in the East Sea

1
Từ năm 2007 đổi thành APSC (Political-Security Community, tức Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN).




CBMs

CFSP

CSCAP
Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Confidence buildings Measures
Các biện pháp xây dựng lòng tin
Common Foreign and Security Policy
Chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU
Council for Security Cooperation in the Asia Pacific
Hội đồng hợp tác an ninh châu Á-Thái Bình Dương
CSCE
Commission on Security and Coperation in Europe
Ủy ban an ninh và hợp tác châu Âu
DOC

DOC II
Declaration on Conduct of the Parties in the East Sea

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
Declaration of ASEAN Concord II
Tuyên bố hòa hợp ASEAN II
EAC
East Asian Community
Cộng đồng Đông Á
EAS
East Asian Summit
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á
EPG

EU
The Eminent Persons Group
Nhóm những nhân vật nổi tiếng
European Union
Liên minh Châu Âu
FPDA
Five Power Defence Arrangements
Thỏa thuận phòng thủ năm nước
FOC

IPA

MACOSA


NATO

Friends of the Chair
Nhóm bạn bè của Chủ tịch ARF

Immunities and Priveleges Agreement
Hiệp ước về ưu đãi và miễn trừ của ASEAN
ASEAN Chiefs of Security Agencies
Hội nghị những người đứng đầu cơ quan an ninh các
nước ASEAN
North Atlantic Treaty Organization
Tổ hức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương



NGOs

Non-Governmental Organizations
Các tổ chức phi chính phủ
NIEs
Newly Industrialized Economies
Nhóm các nước công nghiệp mới
NPT

SCO
Nuclear Non – Proliferation Treaty
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
Shanghai Cooperation Organization
Tổ chức hợp tác Thượng Hải
SEANWFZ

SEATO

SouthEast Asian Nuclear Weapon Free Zone
Đông Nam Á khu vực phi vũ khí hạt nhân

Southeast Asia Treaty Organization
Khối Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á
SOM
Senior Officials Meeting
Hội nghị các quan chức cấp cao
VAP
Vientiane Action of Programme
Chương trình Hành động Viên Chăn
TAC

TNCs

Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á
Transnational Corporations
Các công ty xuyên quốc gia
WMD
Weapon of Mass Destruction
Vũ khí hủy diệt hàng loạt
UNCLOS

ZOPFAN
United Nations Convention on Law of the Sea
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển
Zone of Peace, Freedom and Neutrality ASEAN
Khu vực hòa bình, tự do và trung lập ASEAN





MỤC LỤCc



Lời cảm ơn
Bảng chữ viết tắt
Mở đầu 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1. Cơ sở lý luận 9
1.1.1. Khái quát Chủ nghĩa Hiện thực (Realism) 9
1.1.2. Khái quát Chủ nghĩa Tự do (Liberalism) 11
1.1.3. Khái quát Chủ nghĩa Kiến tạo (Constructivism) 13
1.2. Cơ sở thực tiễn 19
1.2.1. Nhận thức của ASEAN về hợp tác chính trị - an ninh khu vực 19
1.2.2. Sự ra đời, mục tiêu, nội dung và lộ trình thực hiện APSC 23
1.2.3. Quá trình hiện thực APSC từ khi hình thành ý tưởng đến nay 27
Chƣơng 2: HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG APSC DƢỚI GÓC NHÌN MỘT
SỐ LÝ THUYẾT QUAN HỆ QUỐC TẾ 39
2.1. Quá trình hiện thực hóa APSC dƣới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực 39
2.1.1. Ưu điểm 39
2.1.2. Hạn chế 44
2.2. Quá trình hiện thực hóa APSC dƣới góc nhìn của Chủ nghĩa Tự do 55
2.2.1. Ưu điểm 55
2.2.2. Hạn chế 67
2.3. Quá trình hiện thực hóa APSC dƣới góc nhìn của Chủ nghĩa kiến tạo 71
2.3.1. Ưu điểm 72
2.3.2. Hạn chế 84
Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN
ĐẾN NĂM 2015 91
3.1. Kịch bản thứ nhất 91

3.2. Kịch bản thứ hai 94
3.3. Nhận xét 104
3.4. Khuyến nghị cho Việt Nam 110
Kết luận 117
Tài liệu tham khảo 120

1

Mở đầu

1. Tính cấp thiết, mục đích nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trải qua bốn mươi lăm năm tồn tại, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) đã có những bước phát triển thăng trầm với nhiều thành tựu quan trọng,
nhất là khi ASEAN trở thành Hiệp hội gồm 10 nước Đông Nam Á
2
. Được đánh giá
là một trong những tổ chức khu vực khá thành công, ASEAN đã khẳng định mình,
không chỉ trở thành một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng, với những đóng góp
tích cực cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông
Nam Á, mà đang mở rộng và phát huy vai trò ở cả khu vực châu Á-Thái Bình
Dương, với uy tín và ảnh hưởng trên toàn cầu. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng
ASEAN vẫn là một tổ chức “tiến triển nhiều nhưng tiến bộ ít”
3
. Nhiều học giả vẫn
hoài nghi về khả năng tiến tới một Cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng
Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) vào năm 2015
4
. Việc hiện thực hóa Cộng đồng
APSC hiện đang là chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận về tương lai ASEAN.

Đặc biệt, đã có nhiều nghiên cứu trước đó về ASEAN nói chung và APSC nói
riêng, nhưng các nghiên cứu này có cách tiếp cận tổng thể, thường đi vào phân tích
dựa trên cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn, các mô hình đã và đang tồn tại, các kinh
nghiệm của các tổ chức khác, v.v. Trong đó, chỉ số ít bài viết nghiên cứu về khả
năng hiện thực hóa APSC phân tích dưới góc độ các lý thuyết quan hệ quốc tế, nhất
là ở Việt Nam. Do đó, việc chúng tôi tập trung đi sâu hơn vào xem xét các lý luận
về xây dựng APSC không chỉ tăng cường sự hiểu biết và nhận thức chung về hợp
tác chính trị-an ninh ở khu vực mà còn góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu về

2
ASEAN thành lập ngày 08/08/1967. Từ 5 quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đặt bút ký vào bản Tuyên bố
Băng Cốc, ngày nay Hiệp hội đã gồm 10 nước, bao trùm hầu hết khu vực Đông Nam Á với diện tích 4,5 triệu
km2. Các nước ASEAN có dân số khoảng trên 600 triệu người, với nền văn hóa hết sức đa dạng, phong phú,
và đặc sắc. Các quốc gia trong khu vực đã từng bước vượt qua các rào cản của lịch sử và những khác biệt,
cùng chung tay đẩy mạnh hợp tác, tăng cường liên kết dưới một mái nhà ASEAN. ASEAN đang là một khu
vực kinh tế năng động và phát triển cao. Trong bối cảnh kinh tế thế giới liên tục suy giảm, các nền kinh tế
ASEAN vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương, bình quân trên 5%/năm và ổn định, với tổng GDP cả khối đạt 3,2
nghìn tỉ đô la Mỹ (Theo số liệu thống kê của ADB năm 2011 (PPP) ).
3
Nguyên văn cụm từ này trong tiếng Anh là “making process, not progress”, xem thêm: David Martin Jones
(2007), “Making process, not progress: ASEAN and the Evoling East Asian Reginal Order”, International
Security, Vol.32 (No.1), pg.148-184.
4
David Martin Jones, Hiro Katsumata, Michael L.R.Smith (2008), “Conrespondence: ASEAN, Regional
Intergration and State Sovereignty”, International Security, Vol.33 (No.2), pg.182-188.
2

các mối quan hệ quốc tế, nhất là về hợp tác chính trị-an ninh trong bối cảnh thế giới
và khu đang có nhiều biến động phức tạp và khó đoán định.
Bên cạnh đó, khi nhắc đến hợp tác chính trị - an ninh khu vực châu Á-Thái

Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, thường người ta hay nhắc đến
những cấu trúc an ninh song phương, ví như cấu trúc “trục và các nan hoa”, nhắc
đến quan hệ giữa các nước lớn, đến các diễn đàn hợp tác an ninh đa phương như
ARF, v.v mà ít nhắc đến quan hệ giữa các nước nhỏ, ít chú ý hợp tác chính trị an
ninh APSC (một liên kết vẫn đang trong quá trình hiện thực hóa) trong việc hợp tác
giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực.
Mặt khác, Việt Nam từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN
5
cho
đến nay đã cùng với các quốc gia thành viên khác tích cực tham gia hợp tác chính
trị - an ninh trong ASEAN cũng như tăng cường tinh thần đoàn kết, tham gia xây
dựng APSC vì sự phát triển của ASEAN. Vì vậy, việc tìm hiểu tính khả thi và triển
vọng của việc hiện thực hóa APSC đối với Việt Nam lại càng quan trọng và hoàn
toàn cần thiết.
Nhất là những năm gần đây, có ý kiến cho rằng, chúng ta đang nhắc nhiều đến
một Cộng đồng ASEAN sẽ thành lập vào năm 2015 với ba trụ cột, trong đó trụ cột
APSC sẽ đóng vai trò quan trọng trong hợp tác chính trị - an ninh khu vực Đông
Nam Á nói riêng và sẽ vươn ra cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vậy, liệu điều
đó có thể trở thành hiện thực không? Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN sẽ
phát triển ra sao? Mối liên hệ giữa APSC và Việt Nam sẽ như thế nào? Nhất là khi
tất cả những vấn đề đó được đặt ra dưới góc nhìn của một số lý thuyết quan hệ quốc
tế.
Đây chính là những lý do chủ yếu để người viết lựa chọn đề tài “Hiện thực
hóa Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN”, trong đó chủ yếu tập trung phân tích
luận giải trên cơ sở một số luận điểm của ba lý thuyết quan trọng trong quan hệ
quốc tế: Lý thuyết Chủ nghĩa Hiện thực, lý thuyết Chủ nghĩa Tự do và lý thuyết
Chủ nghĩa Kiến tạo.
Với mong muốn bước đầu tiếp cận sâu hơn một số lý luận quan hệ quốc tế để
nghiên cứu Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, luận văn hướng tới mục tiêu
làm rõ tính khả thi của APSC xét từ góc độ một số lý thuyết quan hệ quốc tế. Qua


5
Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/07/1995.
3

đó, chúng tôi đánh giá triển vọng, đưa ra các kịch bản có thể diễn ra đối với APSC
vào năm 2015, đồng thời gợi mở chính sách cho Việt Nam trong việc tiếp tục tham
gia thúc đẩy APSC tiến về phía trước.
Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi tập trung làm rõ những vấn đề chính sau:
- Làm rõ những nội dung cơ bản của của ba lý thuyết: Chủ nghĩa Hiện thực,
Chủ nghĩa Tự do và Chủ nghĩa Kiến tạo liên quan đến hiện thực hóa
APSC.
- Phân tích đánh giá ưu điểm, hạn chế, tính khả thi của APSC dưới góc độ
của mỗi lý thuyết
- Đánh giá triển vọng, đưa ra các kịch bản, trong đó nhấn mạnh đến kịch bản
có khả năng xảy ra nhất.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Do tầm quan trọng của ASEAN trong lịch sử phát triển của Đông Nam Á, đã
có rất nhiều ấn phẩm, trong nước cũng như ngoài nước, viết về ASEAN. Mối quan
tâm chủ yếu của các nghiên cứu về ASEAN hướng về các cơ cấu hoạt động có tính
chất chính phủ, trên cơ sở thực tiễn hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ở tất
cả các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội. Trong đó, những bài
viết về hợp tác chính trị - an ninh có phần nổi trội.
Đặc biệt, giai đoạn sau chiến tranh lạnh đến nay, nở rộ những ấn phẩm về
ASEAN, nhất là từ sau khi ASEAN ra Tuyên bố Tầm nhìn 2020
6
, hướng tới xây
dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Từ thập niên đầu thế kỉ 21, ngày càng có

nhiều công trình, cả ở trong và ngoài nước nghiên cứu về hợp tác chính trị - an ninh
ASEAN hơn. Trong đó, bao gồm cả những nghiên cứu trực tiếp hoặc có nội dung
gián tiếp về Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, tiêu biểu như:

Ở trong nước:
Có sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng như GS.Vũ Dương Ninh,
PGS.TSKH.Trần Khánh, PGS.TS.Hoàng Khắc Nam, PGS.TS.Nguyễn Thu Mỹ,
TS.Luận Thùy Dương, TS.Nguyễn Vũ Tùng, TS.Nguyễn Huy Hoàng v.v với nhiều

6
Tháng 12/1997, tại Hội nghị Cấp cao không chính thức tại Ma-lai-xi-a, ASEAN đã thông qua văn kiện Tầm
nhìn ASEAN tới 2020.
4

nghiên cứu tập hợp thành sách xuất bản, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên
ngành uy tín. Một số bài viết cụ thể:
- “Quá trình xây dựng thể chế khu vực Đông Nam Á và ASEAN” của
PGS.TS.Hoàng Khắc Nam, Thông tin Nghiên cứu Quốc tế, số 2/2003;
- “Hướng tới Cộng đồng An ninh ASEAN: Triển vọng và vai trò của Việt
Nam” của TS.Luận Thùy Dương, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 62/2005;
- “Cộng đồng An ninh ASEAN: Từ ý đồ đến hiện thực” của PGS.TS.Nguyễn
Thu Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2006;
- “Những thách thức đối với việc xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN”, “Kết
quả thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh
ASEAN giai đoạn 2009 – 2015 và những vấn đề đặt ra”, “Vai trò của ASEAN
trong ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông” của PGS.TSKH.Trần Khánh đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á lần lượt các số 7/2007, số 8/2012, số
10/2012;
- “Hiến chương ASEAN và việc xây dựng cộng đồng ASEAN”, của Nguyễn
Hùng Sơn, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4/2009;

- “An ninh con người và sự bất an trong cuộc sống hôm nay” của GS.Vũ
Dương Ninh, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, số 1/2009; v.v.
Các bài viết đã đề cập đến các tiến trình khác nhau của của tiến trình APSC,
trong đó bàn luận khá nhiều về tính khả thi và vai trò của cộng đồng này.
Bên cạnh đó, là các công trình nghiên cứu, các hội thảo khoa học như:
- Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Hợp tác chính trị, an ninh ASEAN – Cộng
đồng An ninh ASEAN”, do Vụ ASEAN – Bộ Ngoại giao tổ chức vào tháng
1/2005;
- Công trình nghiên cứu cấp Bộ: “Cộng đồng An ninh ASEAN: Hiện trạng,
triển vọng và sự tham gia của Việt Nam”, do Vụ ASEAN-Bộ Ngoại giao
thực hiện (nghiệm thu năm 2006);
- Công trình nghiên cứu cấp Bộ: “Cơ sở hình thành, triển vọng của Cộng
đồng ASEAN và tác động đối với Việt Nam”, do Viện nghiên cứu Đông
Nam Á chủ trì và thực hiện (nghiệm thu năm 2008), bao gồm có đề tài
nhánh: “Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC): Nội dung, lộ trình, triển vọng
và tác động” do PGS.TSKH Trần Khánh chủ. Đây là một công trình
nghiên cứu công phu, nghiêm túc và có chất lượng cao của các nhà khoa
5

học về ASC. Công trình đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc hình thành ASC, phần chính của công trình tập trung làm rõ mục
tiêu nội dung cơ bản, phương hướng thực hiện và triển vọng của ASC.
Ngoài ra, công trình còn làm rõ những tác động của tiến trình xây dựng
ASC đối với Việt Nam; đưa ra những kiến nghị về việc tham gia trong tiến
trình xây dựng ASC của Việt Nam;
- Công trình nghiên cứu: “Tác động của Hiến chương ASEAN đối với tiến
trình xây dựng cộng đồng ASEAN”, “Hiến chương ASEAN và các văn bản
triển khai Hiến chương: Các vấn đề pháp lý” thuộc Chương trình nghiên
cứu ASEAN của Bộ Ngoại giao năm 2009 – 2011, v.v.


Ở nƣớc ngoài:
- Cuốn sách “Constructing a Security Community in Southeast Asia: ASEAN
and the problem of regional order” (tạm dịch là “Xây dựng Cộng đồng An
ninh ở Đông Nam Á: ASEAN và vấn đề trật tự khu vực”) của tác giả Amitav
Acharya (London and New York, 2001). Đây là cuốn sách đề cập đến những
kiến thức cơ bản về khung lý thuyết cho việc nghiên cứu xây dựng Cộng đồng
ASEAN, nhất là về cơ sở lý luận của việc hình thành các nội dung, quy tắc
ứng xử và xây dựng mô hình/thể chế cho ASC;
- Cuốn sách “ASEAN’s Diplomatic and Security Culture: Origins,
Development and Prospects” (tạm dịch là “Văn hóa ngoại giao và Văn hóa An
ninh của ASEAN: Nguồn gốc, sự phát triển và triển vọng”) của Jurgen Haccke
(London and New York, 2003);
- Cuốn sách “Regional Security in Southeast Asia: Beyond the ASEAN Way”
(tạm dịch là “An ninh khu vực ở Đông Nam Á: Phía sau phương thức
ASEAN”), của Mely Caballero – Anthony (Singapore: ISEAS, 2005).
- Cuốn sách “Southeast Asia in Search of an ASEAN Community” (tạm dịch
là “Đông Nam Á trong sự tìm kiếm một Cộng đồng ASEAN”) của Rodolfo
Severino, (Singapore: ISEAS, 2007);
- Bài viết “Southeast Asia: A community of diversity” (tạm dịch là “Đông
Nam Á: Sự đa dạng của một cộng đồng”), của Damien Kingsbury (Politics
and Policy, Vol.35 (No.1), 2007), v.v.
Nhìn chung những công trình này đã phân tích khá sâu về các nhân tố tác động
đến việc hình thành Cộng đồng ASEAN nói chung và APSC nói riêng, cũng như
6

những nội dung cơ bản của từng trụ cột. Tuy nhiên, xem xét kỹ từng góc độ mà các
tác phẩm đã đề cập, chúng ta có thể nhận thấy cách tiếp cận và quan điểm của mỗi
tác giả về từng vấn đề đều chứa đựng những dụng ý riêng, còn thiếu tính khách
quan. Điểm nổi bật là đã có một số phần trình bày về lý thuyết xây dựng cộng đồng
trong các tác phẩm này, nên đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích.

Điểm lại các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài nghiên cứu của luận văn (mà tác giả đã tập hợp và hệ thống được), có thể rút ra
những nhận xét sau: (1) Các công trình nghiên cứu đã ít đề cập đến hợp tác Chính
trị - An ninh của APSC, hoặc đề cập tương đối chung chung. (2) Nhiều công trình
có cách tiếp cận tổng thể, thường đi vào phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết và thực
tiễn, các kinh nghiệm của các tổ chức khác, nêu lên thành tựu và thách thức đối với
hiện thực hóa APSC nhưng chỉ một số ít công trình làm rõ triển vọng phát triển của
nó ra sao (3) Chỉ một số ít công trình ứng dụng các lý thuyết quan hệ quốc tế làm
cơ sở để luận giải cho sự hiện thực hóa APSC, và nếu có thì thường chỉ sử dụng
một lý thuyết để phân tích quá trình xây dựng và tính khả thi của APSC. Do vậy,
việc nghiên cứu khả năng hiện thực hóa APSC xét dưới góc độ của lý luận quan hệ
quốc tế vẫn còn là những khoảng trống mà luận văn muốn hệ thống hóa và bổ sung.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Cộng đồng Chính trị - An ninh APSC
xét dưới góc độ một số lý thuyết của quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, một số mô hình
hợp tác chính trị-an ninh tồn tại trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng được
liên hệ với APSC nhằm đối chiếu, so sánh làm nổi bật điểm khác biệt của APSC.
Về mặt thời gian: nghiên cứu APSC tập trung vào giai đoạn 2003 đến 2015,
bởi đây là giai đoạn quan trọng ghi dấu ấn về sự ra đời và phát triển của APSC,
nhưng đồng thời tác giả vẫn có liên hệ với giai đoạn trước đó và nhận định xu
hướng tiến triển sau đó.
Về mặt nội dung: luận văn chủ yếu phân tích khía cạnh hợp tác chính trị - an
ninh ASEAN trong khuôn khổ APSC dưới góc độ ba lý thuyết của quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, do trên thế giới tồn tại khá nhiều trường phái, lý thuyết và các quan
điểm khác nhau về quan hệ quốc tế nói chung và về hợp tác và liên kết khu vực nói
riêng, nhất là trong lĩnh vực hợp tác chính trị - an ninh. Vì vậy, để đi sâu luận giải
và làm nổi bật việc tính khả thi của Cộng đồng APSC dưới góc nhìn các lý thuyết
7


quan hệ quốc tế sẽ như thế nào, chúng tôi bước đầu chỉ lựa chọn nghiên cứu cơ sở
lý luận của ba lý thuyết mà chúng tôi cho là có ảnh hưởng nhất tới APSC: Đó là
Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do và Chủ nghĩa Kiến tạo. Trong mỗi một loại
lý thuyết này, chúng tôi tiếp tục đi vào lựa chọn và vận dụng một số luận điểm nhất
định để phân tích làm rõ những mục đích nghiên cứu đã nêu tại mục 1 của phần mở
đầu.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu cơ bản chúng tôi lựa chọn là phương pháp nghiên
cứu trường hợp. APSC được coi là trường hợp nghiên cứu để xem xét tính phù hợp
trong việc luận giải của một số lý thuyết. Phương pháp lịch sử, suy luận logic,
phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành từ đó so sánh, đối chiếu và tổng hợp
cũng là những phương pháp được lựa chọn.

5. Nguồn tài liệu tham khảo

Một số văn kiện của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
các văn kiện của Hiệp hội ASEAN, các Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN là
những tư liệu gốc được luận văn sử dụng.
Đồng thời, nguồn tài liệu chủ yếu của luận văn là các cuốn sách, các đề tài
nghiên cứu khoa học, các Hội thảo khoa học, các bài báo, tạp chí viết về ASEAN
hoặc đề cập trực tiếp tới APSC, bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Luận văn cũng sử
dụng các tài liệu trong các thư viện chuyên ngành, các báo cáo khoa học của các
Viện nghiên cứu và của Bộ ngoại giao. Sau cùng, luận văn có khai thác thêm một số
tài liệu và tiếp cận các bài viết liên quan đến đề tài trên một số trang điện tử trong
và ngoài nước (mạng internet).

6. Kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn


- Góp phần lý giải tính khả thi của cộng đồng APSC dựa trên cơ sở ba lý thuyết
quan hệ quốc tế.
- Qua bước đầu nghiên cứu, tập hợp và khai thác các tư liệu, luận văn trình bày
một cách cơ bản về ưu điểm, hạn chế, tính khả thi và triển vọng của việc hiện thực
hóa APSC dưới góc độ của một số luận điểm của Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa
Tự do và Chủ nghĩa Kiến tạo về hợp tác chính trị - an ninh khu vực Đông Nam Á,
8

và mối quan hệ của APSC với một số cơ chế hợp tác khác trong hệ thống quan hệ
quốc tế.
- Kế thừa có chọn lọc những công trình của các tác giả đi trước, đồng thời vận
dụng một số luận điểm nêu trên để đưa ra nhận định, đánh giá có tính độc lập về
triển vọng của APSC.
- Từ thực tiễn tham gia APSC của Việt Nam, luận văn phân tích một số khó
khăn cũng như thuận lợi, và nêu một vài khuyến nghị về sự tham gia của Việt Nam
trong APSC nói riêng và ASEAN nói chung.
Tác giả mong muốn những nghiên cứu của luận văn sẽ có ý nghĩa góp phần
cung cấp những thông tin cơ bản và có thể sử dụng như một nguồn tài liệu tham
khảo về hợp tác chính trị - an ninh trong ASEAN nói chung, xây dựng và hiện thức
hoá APSC. Mặt khác, luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo,
trong việc đánh giá chính sách và triển khai quan hệ Việt Nam – ASEAN, góp phần
vào việc định hướng và tham gia trực tiếp của Việt Nam vào các hoạt động của
APSC
7
, và đóng góp vào việc nghiên cứu ASEAN, nghiên cứu quan hệ quốc tế ở
khu vực Đông Nam Á, một khu vực vốn ít có truyền thống vận dụng lý thuyết để
phân tích các vấn đề khu vực và quốc tế.

7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát các lý luận cơ bản về hợp tác chính trị - an ninh khu vực
Chương 2: Hiện thực hoá Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN dưới góc nhìn
một số lý luận quan hệ quốc tế
Chương 3: Triển vọng hiện thực hóa Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN đến
năm 2015.



7
Đầu tiên ASEAN dùng tên gọi Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) trong các văn kiện chính thức như
Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (2003), Chương trình Hành động Viên-chăn (VAP, 2004) và Kế hoạch hành
động xây dựng ASC. Sau khi có Hiến chương (2007), Cộng đồng An ninh ASEAN mang tên gọi mới là
Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN để phản ánh đúng tính chất của trụ cột này là hợp tác chính trị-an ninh
ASEAN. Để đảm bảo tính thống nhất, tên gọi APSC dưới đây sẽ được sử dụng thống nhất xuyên suốt luận
văn, kể cả khi đề cập đến các sự kiện diễn ra trước khi có Hiến chương hay sau khi có Hiến chương ASEAN.
9

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái quát Chủ nghĩa Hiện thực (Realism)

Chủ nghĩa Hiện thực được coi là lý thuyết quan hệ quốc tế truyền thống và
chủ yếu, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị thế giới ngay từ khi bắt đầu đưa vào
nghiên cứu quan hệ quốc tế. Bởi lẽ đây là lý thuyết được chứng minh và áp dụng
nhiều trong thực tiễn, có hệ luận điểm tương đối bao quát, giải thích được nhiều

hiện tượng quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa Hiện thực tập trung vào vấn đề lớn của nhân
loại là quyền lực, chiến tranh và xung đột.
Theo cách phân loại dựa trên cơ sở thời gian, Chủ nghĩa Hiện thực được chia
thành: Chủ nghĩa Hiện thực cổ điển (cho tới thế kỷ 20), Chủ nghĩa Hiện thực hiện
đại (1939 – 1979), và Chủ nghĩa Hiện thực cấu trúc hay còn là Chủ nghĩa Hiện thực
mới (1979 tới nay)
8
. Với những nhà hiện thực đại diện tiêu biểu từ cổ chí kim như
Thucydides, Machiavelli, Morgenthau, Hobbes, Rousseau, Kenneth Waltz, Zakaria,
Mearsheimer, v.v.
Chủ nghĩa Hiện thực dựa trên cơ sở lý luận là quyền lực và lợi ích của quốc
gia không thể hòa hợp và được thực tiễn lịch sử chứng minh, cho rằng bản chất của
con người là bi quan và tiến trình lịch sử thường có tính chu kỳ.
Trên cơ sở lý luận đó, dù ở trường phái nào, các nhà Chủ nghĩa Hiện thực đều
thống nhất đưa ra các luận điểm chính, bao gồm một số luận điểm liên quan tới
việc hợp tác chính trị - an ninh và hình thành Cộng đồng An ninh như: Môi trường
quốc tế là vô chính phủ bất biến (không có quyền lực ở trên nhà nước, không có
quyền lực trung ương nào có khả năng bảo vệ các quốc gia), trong đó chủ thể quốc
gia đóng vai trò chính trong quan hệ quốc tế, được dẫn dắt chủ yếu dựa trên việc
cân nhắc về quyền lực và theo đuổi lợi ích quốc gia. Mục đích của quốc gia là tồn
tại. Muốn tồn tại quốc gia phải tự lực. Điều này làm cho các nước nhỏ yếu hơn tập
hợp với nhau để chống lại các đối thủ lớn hơn, chứ không phải vì “phù thịnh”.
Trong quan hệ giữa các nhà nước độc lập có chủ quyền, không có an ninh, nguy

8
Chủ nghĩa Hiện thực hiện đại (1939-1979), Chủ nghĩa Hiện thực mới (1979 - ). Ngoài ra còn cách phân loại
theo phương án phân tích (Chủ nghĩa Hiện thực cơ cấu I & II, Chủ nghĩa Hiện thực thực tiễn, Chủ nghĩa
Hiện thực tự do); theo xu hướng (Chủ nghĩa Hiện thực phòng phủ, Chủ nghĩa Hiện thực tấn công).
10


hiểm và các mối đe dọa đến sự tồn tại của nhà nước luôn hiện hữu rõ rệt và sự tồn
tại của chủ quyền quốc gia – đang mất đi trong phạm vi quốc tế. Những người theo
Chủ nghĩa Hiện thực coi lực lượng quân đội và liên minh là nền tảng cho an ninh,
tạo ra những liên minh đối trọng giữa các quốc gia, trong đó quốc gia là trung tâm
để củng cố quyền lực và đảm bảo an ninh chung [40, tr.55-127; 64]. Đồng thời, cho
rằng sự lưỡng nan về an ninh chỉ ra rằng nhu cầu an ninh của quốc gia này là nguồn
của sự bất ổn an ninh cho quốc gia khác. Vấn đề xung đột trong quan hệ quốc tế là
tuyệt đối, hợp tác chỉ có tính tương đối. Quan hệ quốc tế là một trò chơi quyền lực
tổng số bằng không, trong đó các quốc gia quan tâm nhiều tới lợi ích tương đối hơn
là lợi ích tuyệt đối của họ và không có kẻ thù hay đồng minh nào là vĩnh viễn. Do
đó, việc các quốc gia hợp tác thành lập một cơ chế an ninh có thể chỉ như công cụ
đảm bảo trong trò chơi quyền lực, để mỗi quốc gia đó đạt được lợi ích và toan tính
của mình.
Đối với những nhà Chủ nghĩa Hiện thực mới nhận định quyền lực và lợi ích
theo hai trường phái: những người cho rằng quốc gia - nhà nước là lực lượng tối đa
hóa an ninh (Chủ nghĩa Hiện thực phòng thủ) và những người cho rằng quốc gia -
nhà nước là lực lượng tối đa hóa quyền lực (Chủ nghĩa Hiện thực tấn công). Trong
đó, các học giả hiện thực phòng thủ như Waltz, Van Evera, Jack Snyder cho rằng
các quốc gia nói chung là hài lòng với hiện trạng nếu an ninh của quốc gia không bị
thách thức, các quốc gia chỉ tìm cách tồn tại và các nước lớn có thể đảm bảo an ninh
của mình bằng cách xây dựng, duy trì các liên minh cân bằng quyền lực nhau và
chọn chiến lược quân sự phòng thủ. Các quốc gia có ít lợi ích nội tại trong việc gây
chiến bằng quân sự vì chi phí bành trướng thường lớn hơn lợi ích thu được. Khi
phòng thủ dễ hơn tấn công, an ninh được đảm bảo hơn và hợp tác là có thể, nhưng
chỉ có thể thành công với những quốc gia bạn bè. Điều này ít nhiều có thể đưa các
quốc gia tới việc hợp tác hình thành các cơ chế an ninh đa phương.
Các học giả hiện thực tấn công như Eric Labs, John Mearsheimer, và Fareed
Zakaria lại lập luận rằng tình trạng vô chính phủ khuyến khích tất cả các nước cố
gắng tối đa hóa sức mạnh của của mình, hướng tới “tất cả những gì họ có thể có”
với “Quyền bá chủ là mục tiêu tối hậu của họ” [60, tr.32], đơn giản là vì tất cả các

quốc gia liên tục tìm kiếm cơ hội cao hơn để át chế quốc gia khác, thế giới bắt buộc
phải sống chung với những cuộc cạnh tranh quyền lực mạnh mẽ. Sự cạnh tranh
11

quyền lực và sự ảnh hưởng không có điểm dừng dẫn đến xung đột là không thể
tránh khỏi, do đó sự hợp tác trở nên hiếm hoi và các tổ chức quốc tế nói chung, các
cơ chế hợp tác an ninh nói riêng sẽ hoạt động theo sự thay đổi của quyền lực, chỉ
như một công cụ hợp tác tạm thời.
Như vậy, kể cả những nhà Chủ nghĩa Hiện thực mới tuy đã chú ý hơn tới yếu
tố kinh tế và chính trị của các quốc gia, tuy đã có thay đổi nhận thức nhất định về
vai trò của các thể chế, nhất là việc hình thành cơ chế hợp tác an ninh tập thể như
hình thức cộng đồng, song lại thường chỉ xem chúng như là phương tiện phân bổ
quyền lực, để đạt được quyền lực, lợi ích đã đặt ra.

1.1.2. Khái quát Chủ nghĩa Tự do (Liberalism)

Cùng với Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do cũng được coi là lý thuyết
quan hệ quốc tế truyền thống chủ yếu. Hiện nay, Chủ nghĩa Tự do ngày càng trở
thành hệ thống lý luận phổ quát.
Chủ nghĩa Tự do cũng có nhiều cách phân loại
9
, theo cách phân loại về thời
gian, chia thành: Chủ nghĩa Tự do và Chủ nghĩa Tự do mới (Neo-Liberalism). Với
các nhà tự do tiêu biểu đại diện từ cổ chí kim như: Imanuel Kant, Woodrow Wilson,
Arnold Toynbee, Norman Angell, David Mytrany, Ernst B.Hass, Joseph Nye,
Robert Keohan, v.v.
Chủ nghĩa Tự do dựa trên cơ sở lý luận về quyền tự nhiên của con người,
khẳng định lợi ích của con người là có thể hòa hợp, bởi bản chất của con người là
lạc quan. Tuy nhiên, cơ sở thực tiễn của Chủ nghĩa Tự do lại dựa vào tương lai đoán
định để hoạch định chính sách và cho rằng tiến trình lịch sử diễn ra theo đường

thẳng.
Trên cơ sở lý luận đó, dù ở trường phái nào, các nhà Chủ nghĩa Tự do đều
thống nhất ở một số luận điểm chính, bao gồm một số luận điểm liên quan tới việc
hợp tác chính trị - an ninh và hình thành Cộng đồng An ninh như:
Quan hệ quốc tế là đa chủ thể, bên cạnh quốc gia còn có các chủ thể phi quốc
gia. Tuy nhiên, Chủ nghĩa Tự do có thiên hướng đề cao quyền cá nhân hơn quyền
quốc gia; và quan niệm lợi ích đa dạng (chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, v.v), bao

9
Cách phân loại khác dựa trên cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Quốc tế tự do (Liberal Internationalism), Chủ nghĩa
Lý tưởng (Idealism), Chủ nghĩa Thể chế tự do (Liberalism Institutionalism). Những cách phân chia này chỉ
mang tính tương đối, dựa chủ yếu vào tiêu chí định tính hay định lượng mà các nhà nghiên cứu đưa ra.
12

gồm có lợi ích riêng (quốc gia) và lợi ích chung (quốc tế), v.v. Quan hệ quốc tế là
sự hỗn hợp tương tác các vấn đề khác nhau, là quá trình phụ thuộc lẫn nhau, song
lợi ích là có thể hòa hợp, tất cả mọi người đều chia sẻ lợi ích chung cơ sở về tự bảo
tồn và toàn trạng [65, tr.323, 350-351]. Bên cạnh đó, khác với Chủ nghĩa Hiện thực,
Chủ nghĩa Tự do cho rằng vẫn có thể hợp tác trong môi trường vô chính phủ, đồng
thời nhấn mạnh hợp tác có thể thay thế xung đột trong quan hệ quốc tế, và giữa lợi
ích của các quốc gia, không có cuộc xung đột thực sự nào
10
.
Chủ nghĩa tự do cho rằng nguyên nhân của chiến tranh nhìn ở góc độ bản năng
con người, quốc gia và hệ thống thì đó là do: sự can thiệp của chính phủ trong nước
và quốc tế, phá vỡ những trật tự tự nhiên; đặc biệt là sự thất bại trong việc cân bằng
quyền lực, và một số là những vấn đề của thể chế thiếu dân chủ. Từng quốc gia và
khu vực có thể đạt được hòa bình và dân chủ bởi các nhà nước dân chủ, các xã hội
dân sự và pháp quyền. Và các nhà nước dân chủ thường coi nhau là đồng minh,
cùng chung chí hướng hơn là kẻ thù hoặc hiếm khi chống lại nhau

11
.
Mặt khác, theo lô-gíc của Chủ nghĩa Tự do thì khi kinh tế phụ thuộc lẫn nhau,
đặc biệt là thương mại tự do, làm giảm viễn cảnh của chiến tranh. Thương mại
mang tới lợi ích cho tất cả các bên, bất kể quy mô hay tính chất nền kinh tế, hợp tác
thông qua khuôn khổ thể chế, từ đó có thể ổn định và thúc đẩy quan hệ giữa các
nước và quan hệ khu vực với nhau.
Mặc dù có sự nối tiếp quan trọng giữa tư tưởng tự do của những người khai
sáng và những tư tưởng của thế kỉ 20, nhưng những nhà tự do mới nhấn mạnh cần
phải xác định rõ tư tưởng làm sao để thúc đẩy hòa bình và xây dựng thế giới, đồng
thời các quốc gia phải tham gia vào các tổ chức quốc tế nhất định, phù hợp với
những quy tắc và tiêu chuẩn của nó. Và lý thuyết Thể chế tự do cho rằng của các tổ
chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy an ninh tập thể, quản lý xung
đột, và thúc đẩy hợp tác. Khi tham gia các thể chế này, các quốc gia có thể vượt qua
hành vi vị kỷ, bởi các thể chế khuyến khích các quốc gia bỏ qua những lợi ích trước

10
Quan điểm của Immanuel Kant (1724 – 1804) và Jeremy Bentham (1748-1832), là hai trong số những
người đi đầu của chủ nghĩa tự do thời kỳ khai sáng, xem thêm: Antonio Franceschet (2002), Kant and
Liberal Internationalism: sovereignty, justice, and global reform, Palgrave Macmillan, New York.
11
Xem thêm: Muhadi Sugiono, Logics for Peace: ASEAN and the Regional of Peace in Southeast Asia, Bài
diễn văn trong Hội thảo “ASEAN: 40 năm nhìn lại và hướng tới” tổ chức tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày
19/07/2007; & Mary Parrel, Peter Pogany (2000), Globalization and Regional Economic Intergration:
Problems and Prospects, Instuitute for International Relation, Hanoi.
13

mắt, tập trung vào duy trì hợp tác vì lợi ích lâu dài trong tương lai.
Chủ nghĩa Tự do cho rằng có thể thúc đẩy tự do cá nhân, tự do thương mại,
thịnh vượng và phụ thuộc lẫn nhau, quyền quốc gia tự quyết, và an ninh tập thể, thể

chế chung có sức mạnh trung gian và quyền lực thực hiện các quyết định thì có thể
đạt được hòa bình
12
. Tức là có nhiều phương án hợp tác và đạt được hòa bình. Điều
này đồng nghĩa với việc các chủ thể có thể hợp tác hình thành các thể chế quốc tế
về kinh tế, chính trị - an ninh, v.v.
Chủ nghĩa Tự do mới, tuy vẫn coi quốc gia là chủ thể chính của quan hệ
quốc tế, nhưng tập trung vào những chủ thể mới (các tổ chức xuyên quốc gia, các tổ
chức phi chính phủ) và các hình thức tương tác mới (sự phụ thuộc lẫn nhau, hội
nhập). Những người theo Chủ nghĩa Tự do mới giải thích các thể chế phát huy vai
trò trong quan hệ quốc tế, và ràng buộc các chủ thể thông qua các thỏa thuận hợp
tác. Ở đây, quan hệ quốc tế là hình ảnh của các chủ thể đa dạng tương tác với nhau
thông qua nhiều kênh
13
. Và các quốc gia luôn tìm kiếm cách tối ta hóa lợi ích trong
mọi lĩnh vực thông qua hợp tác. Hợp tác bao giờ cũng đi cùng các vấn đề, nhưng
các quốc gia sẽ sẵn sàng hợp tác và chuyển nguồn lực cho các thể chế nếu như họ
nhận thấy các lợi ích đa phương và nếu các tổ chức mang lại nhiều cơ hội hơn để
đảm bảo lợi ích quốc gia, đặc biệt là lợi ích về kinh tế và an ninh chính trị.

1.1.3. Khái quát Chủ nghĩa Kiến tạo (Constructivism)

Chủ nghĩa Kiến tạo nổi lên trong thập kỷ 1980 từ lĩnh vực xã hội học và được
xem như là một lý thuyết, cách tiếp cận hay hệ quy chiếu. Đặc biệt, sự kết thúc của

12
Tư tưởng của Richard Cobden (1804 - 1865), Woodrow Wilson (1856 - 1924), J.A.Hobson (1858 - 1940).
Xem thêm: Jim Powell (1995), Richard Cobden’s Triumphant Crusade for Free Trade and Peace,
/>peace/#axzz2Mjcgu3p4; Ronald J. Pestrito (2005), Woodrow Wilson and the Roots of Modern Liberalism,
Rowman & Littlefield, Maryland; John Allerr (1981), New liberalism: the political economy of J.A.Hobson,

University of Toronto Press, Toronto.
13
Các học giả theo thuyết tự do như Joseph S. Nye (1937 - ) và Robert O. Keohane (1941 - ) đi tiên phong
trong quan điểm này, và nêu ra 4 đặc điểm của tương tác thế giới: (1) Tăng cường liên kết giữa chủ thể quốc
gia và chủ thể phi quốc gia; (2) Một chương trình mới về các vấn đề quốc tế không phân biệt trình độ chính trị
cao hay thấp; (3) Chấp nhận các kênh đa phương cho hợp tác giữa các chủ thể xuyên quốc gia; và (4) Sự suy
giảm về hiệu quả các lực lượng quân sự như là một công cụ quản lý nhà nước. Toàn cầu hóa cho thấy sự tăng
cường liên kết và các kênh tương tác, cũng như số lượng các mối liên kết; Xem thêm: Joseph S. Nye, Robert O.
Keohane (2000) (third edition), Power and Interdependence: World Politics in Transition, Longman, New
York; Joseph S. Nye (2011), The Future of Power, Public Affairs, New York.
14

Chiến tranh lạnh, cái kết mà cả Chủ nghĩa Tự do và Chủ nghĩa Hiện thực chưa thể
hiện được vai trò quan trọng trong dự báo và gặp nhiều khó khăn khi lý giải, thì
thuyết Kiến tạo lại có cơ hội phát triển luận điểm của mình. Một trong những luận
điểm quan trọng đó là nhấn mạnh việc các chủ thể khác nhau nhận thức bản sắc và
lợi ích của mình như thế nào, bản sắc và lợi ích chung như thế nào, từ đó phản ứng
lại với nó ra sao.
Chủ nghĩa Kiến tạo thường nhấn mạnh đến tính chủ quan, có tính duy tâm khi
cho rằng bản chất của các phần tử không phải có sẵn mà do con người kiến tạo nên
về mặt xã hội, tư tưởng và tri thức giúp cấu thành thực tại xã hội, tri thức định hình
các chủ thể giải thích và xây dựng hiện thực xã hội như thế nào. Các học giả Kiến
tạo tập trung sự chú ý vào những diễn biến chính trong tư tưởng (discourse) của xã
hội bởi vì các diễn biến đó phản ánh và làm sâu sắc thêm niềm tin và lợi ích, đồng
thời tạo ra những chuẩn tắc hành vi được chấp nhận. Các yếu tố bản sắc, lợi ích và
văn hóa của phần tử hình thành từ sự tiếp thu thông qua xã hội hóa. Sự tiếp thu tri
thức tập thể (giáo dục), những tiến bộ được thừa nhận, sự thay đổi tri thức, chu kỳ
sống của chuẩn mực là cơ chế tạo nên sự thay đổi. Các quy luật, chuẩn mực xã hội
điều chỉnh các hoạt động, và gắn kết các hoạt động này. Chủ nghĩa Kiến tạo tập
trung vào tìm hiểu cách thức xây dựng cấu trúc về đặc điểm và lợi ích của các chủ

thể, và cách chủ thể tuân theo các quy định. Chủ nghĩa Kiến tạo cũng phê phán giải
thích nhân-quả, cho rằng điều kiện quan trọng hơn nguyên nhân.
Trong khi thuyết Hiện thực và Tự do tập trung vào các nhân tố vật chất như
quyền lực, thương mại, sự giàu có thì cách tiếp cận kiến tạo nhấn mạnh các yếu tố
chủ quan và liên chủ quan, đến tác động của ý thức, ý tưởng. Các nhà kiến tạo quan
tâm tới việc xây dựng bản sắc và lợi ích và, vì thế, mang một cách tiếp cận xã hội
hơn là kinh tế về lý thuyết hệ thống. Chủ nghĩa Kiến tạo đề cao yếu tố ý thức (văn
hóa, bản sắc, ngôn ngữ, nhận thức, tri thức) trong việc giải thích động lực, đặc trưng
và điều kiện trong hợp tác chính trị - an ninh nói riêng và quan hệ quốc tế nói
chung; Nhấn mạnh chủ thể chính của quan hệ quốc tế là cá nhân và giới tinh hoa
(elite), và chú ý tới cấp độ phân tích cá nhân, quan tâm tới nhận thức của con người,
các ý tưởng như thành phần cấu trúc/ xem xét mối quan hệ giữa lực lượng vật chất
và tinh thần như là hệ quả của việc các chủ thể giải thích thế giới vật chất như thế
nào, và lợi ích mà các đơn vị mang tới cho cấu trúc và cấu trúc tạo ra đơn vị ra sao;
Cho rằng các khả năng chủ quan có thể bổ sung cho quyền lực, đặc điểm và lợi ích
15

có thể hạn chế khả năng của một chủ thể kiểm soát chính nó. Những cá nhân và tổ
chức đạt được quyền lực nếu họ có thể thuyết phục phía bên kia công nhận những
quan điểm, tư tưởng của họ, thuyết phục các chủ thể thực hiện đúng các quy chuẩn đề
ra. Với những người theo Chủ nghĩa Kiến tạo, những thay đổi của thế giới là kết quả
từ hành động của giới tinh hoa thuyết phục những chủ thể có những hành vi khác với
thông lệ về những tư tưởng của mình, cần có đối thoại giữa các nền văn hóa nhằm tìm
được qui tắc thích hợp trong quan hệ quốc tế (qui tắc này thỏa mãn quan điểm của chủ
nghĩa Tự do nhấn mạnh việc thiết lập trật tự pháp luật quốc tế có sự đồng ý của các
bên) ; Bản sắc xã hội, chuẩn mực tập thể, niềm tin của giới tinh hoa quy định hành
vi quốc gia; Và cho rằng thế giới phát triển tiến hóa.
Có hai biến thể chính liên quan đến nghiên cứu Chủ nghĩa Kiến tạo
14
. Biến thể

thứ nhất bắt nguồn trực tiếp từ nghiên cứu ban đầu của học giả Deutsch về hội nhập.
Nó liên quan đến một cái nhìn của cộng đồng đang phát triển nhấn mạnh vào hai ý
tưởng trung tâm. Thứ nhất, đặc điểm của những mối quan hệ liên quốc gia (hay
chính xác hơn Deutsch gọi là liên xã hội) bên trong một cộng đồng như vậy nên
được hiểu trong những giới hạn về ý thức cộng đồng “we-ness”, thông cảm lẫn
nhau, lòng trung thành và bản sắc chia sẻ. Điều này sẽ có khả năng được dựa trên
nguyên tắc chia sẻ, chuẩn mực và những hiểu biết chung, chứ không phải là tính
thực dụng hay sự kết hợp tạm thời vì những lợi ích trước mắt. Và thứ hai là, quá
trình hình thành một cộng đồng như thế theo một cách nào đó có liên quan đến tính
tương hợp của những giá trị xã hội lớn và các quá trình truyền thông xã hội dựa trên
sự gia tăng mức độ trao đổi giữa các xã hội.
Chủ nghĩa Kiến tạo nhấn mạnh sự tương đồng cấu trúc thể chế, quan sát
những tổ chức có cùng môi trường theo thời gian sẽ giống nhau. Nói cách khác, nếu
một khi đã có sự đa dạng của mô hình trong cộng đồng, theo thời gian sự đa dạng sẽ
biến đổi để phù hợp và hội tụ xunh quanh một mô hình duy nhất. A.Wendt, một
trong những đại diện tiêu biểu nhất của thuyết Kiến tạo, cho rằng vấn đề thực ra là
người ta hiểu thế nào về tình trạng vô chính phủ, nhấn mạnh tới quá trình ý tưởng

14
Nicholas Onuf (1941 - ) đã sử dụng thuật ngữ “ chủ nghĩa kiến tạo” lần đầu tiên trong nghiên cứu năm
1989 World of Our Making: Rules and Rule in Social Theory and International Relations, University of
South Carolina Press, Culumbia ; Alexander Wendt (1994), Collective Identity Formation and the
International State, The American Political Science Review, Vol.88 (no.2), pg.384-396; Robert Jackson and
Georg Sorensen (2010) (4th Edition), Introduction to International Relations: Theories and Approaches,
Oxford University Press, New York.
16

được hình thành và bản sắc được xây dựng như thế nào, chúng phát triển ra sao và
tác động thế nào đến cách quốc gia hiểu và phản ứng đối với hoàn cảnh của mình,
những diễn biến trong tư tưởng, nhận thức có khả năng định hình quá trình các chủ

thể chính trị xác định mình và lợi ích của mình, từ đó điều chỉnh hành vi của mình.
Bản sắc thực hiện chức năng cơ bản của nó là nói cho chủ thể biết mình là ai, nói
cho chủ thể khác biết chủ thể đó là ai, và nói cho chủ thể đó biết chủ thể khác là ai.
Xét ở khía cạnh nào cũng cho thấy hàm ý về việc các lợi ích sẽ gắn với hành động
của chủ thể. Như vậy, lợi ích sẽ là biến số trung tâm, tuy nhiên lợi ích sẽ không
được hình thành nếu kết quả kỳ vọng từ lợi ích đó không đáng kể. Bản sắc và lợi ích
sẽ không được hình thành nếu không có tương tác xã hội. Bản sắc quốc gia có thể
được chia thành bản sắc riêng và bản sắc xã hội. Bản sắc riêng là những đặc tính
bên trong tạo dựng nên quốc gia đó. Bản sắc xã hội là những đặc tính mà quốc gia
gắn cho bản thân trong mối quan hệ với quốc gia khác. Tuy nhiên điều đáng lưu ý
là, chủ thể tạo ra bản sắc của mình nhưng lại không hoàn toàn kiểm soát được bản
sắc đó có ý nghĩa như thế nào với chủ thể khác. Bản sắc không bất biến mà nó phụ
thuộc vào bối cảnh văn hóa, lịch sử, xã hội và chính trị.
Và giải thích việc hợp tác các vấn đề chung, học giả Alexander Wendt đã đưa
ra khái niệm bản sắc chung (collective identity). Khả năng các quốc gia có thể vượt
qua các vấn đề cần có hành động chung hay không phụ thuộc vào việc bản sắc xã
hội của chủ thể tạo ra lợi ích chung hay lợi ích cá nhân. Làm thế nào để quốc gia có
thể thỏa mãn được lợi ích của tổ chức, thể chế? Lợi ích chung hay lợi ích cá nhân là
kết quả của mức độ và phương thức mà bản sắc xã hội tác động đến quá trình gắn
kết của một chủ thể với số phận của chủ thể khác, quá trình này chính là quá trình
“bản sắc hóa” [142, tr.384-396; 165, tr.175]. Điều này đồng nghĩa với việc để thúc
đẩy hợp tác sâu, các quốc gia phải đạt tới mức độ thỏa thuận và cam kết cho một
mục đích và bản sắc chung. Nếu các chủ thể có quá trình “bản sắc hóa” một cách
tích cực, bản sắc chung sẽ hình thành. Bản sắc chung được hiểu là sự gắn kết một
cách tích cực của một chủ thể với lợi ích của một chủ thể khác; theo đó, chủ thể
khác được nhìn nhận như một phần của chính chủ thể đó chứ không phải là một chủ
thể độc lập hoàn toàn [142, tr.386]. Đây chính là thành tố quan trọng để xây dựng
một cộng đồng an ninh.Và xây dựng một cộng đồng an ninh chính là ngăn chặn,
quản lý và giải quyết xung đột.
17


Chủ nghĩa Kiến tạo cho rằng quá trình hình thành thể chế quốc tế phụ thuộc
vào nhận thức của các quốc gia về các vấn đề quốc tế và những trải nghiệm chung
giữa các quốc gia. Nếu nhận thức chung về các vấn đề quốc tế được hình thành giữa
các quốc gia thì các quốc gia có xu hướng hợp tác và dễ đi đến thỏa thuận hơn. Các
quốc gia sẽ tăng cường sự hiểu biết những khác biệt về văn hóa xã hội của nhau
trong khu vực. Thông qua trao đổi thông tin và tham vấn, giới chức chính phủ các
nước sẽ tăng cường các cam kết hợp tác, đưa ra ý tưởng về chính sách, tạo dựng
một cảm nhận bản sắc chung của khu vực. Hợp tác giữa các quốc gia có cảm nhận
chung về khu vực sẽ có tính khả thi cao hơn [166, tr.253].
Bảng so sánh một số quan điểm cơ bản liên quan đến hợp tác chính trị - an
ninh của các lý thuyết Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do, Chủ nghĩa Kiến
tạo
15
:


Quan điểm
Chủ nghĩa Hiện thực
Chủ nghĩa Tự do
Chủ nghĩa Kiến tạo

Chủ thể

Quốc gia
Quốc gia, phi quốc gia (các
công ty xuyên quốc gia,
các tổ chức quốc tế, v.v)
Cá nhân, giới tinh
hoa (elite), quốc gia,

cộng đồng tri thức
xuyên quốc gia
Động cơ
hành vi của
chủ thể
Theo đuổi lợi ích quốc
gia (lợi ích tương đối),
tối đa hóa quyền lực
Các chủ thể quan tâm tới
tất cả các lợi ích, cố gắng
tối đa hóa tổng lợi ích của
các bên liên quan;
Các chủ thể có thể theo
đuổi hợp tác
Nhấn mạnh ý thức, ý
tưởng, niềm tin, lợi
ích, bản sắc của chủ
thể


Cơ chế hợp
tác chính trị
- an ninh
chung

Tình trạng vô chính
phủ, xung đột; cần duy
trì bằng cân bằng quyền
lực dựa vào sự tự lực
và lập liên minh, nhưng

chỉ như công cụ tạm

Quan hệ cạnh tranh, phụ
thuộc lẫn nhau, nhưng có
thể thành lập cơ chế an
ninh tập thể, chia sẻ lợi ích
và nó được củng cố, hỗ trợ
bằng các thể chế thương
Không đề cao, nhưng
nhấn mạnh đến hình
thức cộng đồng an
ninh toàn cầu và khu
vực được tạo dựng
dựa trên quy phạm
chung, chia sẻ lợi ích,

15
Tham khảo Slide Bài giảng Lý thuyết Quan hệ quốc tế của PGS.TS Hoàng Khắc Nam, Khoa Quốc tế học,
Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18

thời
mại tự do, dân chủ, v.v
bản sắc tập thể.








Phương
thức tương
tác chính
giữa các
chủ thể.
Tương tác chiến lược
chú trọng tăng cường
sức mạnh quân sự, an
ninh chính trị và cả
tăng cường quyền lực
kinh tế. Quan tâm tới
khả năng sức mạnh và
lợi ích quốc gia, sự
phân chia quyền lực
quyết định kết quả, có
thể lập liên minh, hợp
tác song phương, tham
gia các thể chế - nhưng
vai trò của các thể chế,
các cơ chế hợp tác
chung là rất hạn chế -
nhằm mục đích tránh
cho quốc gia khác đạt
lợi ích nhiều hơn.
Hợp tác nhiều cấp độ, trên
các lĩnh vực, quản lý sự
phụ thuộc và quá trình đa
dạng của toàn cầu hóa, môi
trường, dân chủ, nhân

quyền, lĩnh vực phi quân
sự và các hình thức thể chế
hóa chức năng, bao gồm cơ
chế hợp tác chính trị - an
ninh chung, dựa trên cơ sở
những thỏa thuận, ràng
buộc lợi ích, ràng buộc
pháp lý, v.v (Các thể chế,
tổ chức có vai trò quan
trọng và tạo ra động lực
hợp tác).

Xã hội hóa thông qua
những ý tưởng và thể
chế có nguyên tắc,
chuẩn mực chung. Có
thể chuyển ý tưởng
nhận thức của cá thể
thành của tập thể,
thay đổi nhận thức
xác định hành vi của
chủ thể, bao gồm việc
xây dựng kinh tế và
an ninh để khuyến
khích thương mại tự
do và quản lý các
tranh chấp gia tăng
thông qua các hình
thức như cộng đồng
an ninh

16
.

Ngày nay, cùng với Chủ nghĩa Hiện thực và Chủ nghĩa Tự do, Chủ nghĩa Kiến
tạo đang trở thành một lý thuyết được sử dụng rộng rãi. Trong khi những nhà Hiện
thực chủ nghĩa lấy sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế là
giá trị cốt lõi trong học thuyết của mình, Chủ nghĩa Tự do coi trọng sức mạnh của dân
chủ, thương mại quốc tế và các thể chế thì những người theo Chủ nghĩa Kiến tạo lại
tin tưởng vào những cuộc tranh luận về tư tưởng, nhận thức là nền tảng quan trọng
trong đời sống chính trị quốc tế. Tuy nhiên, nếu đưa các luận điểm của các lý thuyết
này luận giải đối với một chủ thể nhất định trong hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế, lựa
chọn trường hợp phân tích cụ thể là Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN thì sẽ như
thế nào?


16
Amitav Acharya (Winter 2003 – 2004), “Will Asia’s Past Be Its Future?”, International Security, Vol.28
(No.3), pg.149-164.

×