Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu, thiết kế và triển khai hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở KOHA tại phòng tư liệu viện Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



LÊ BÁ LÂM







NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI
HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA
TẠI PHÒNG TƯ LIỆU VIỆN ĐỊA LÝ










LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN









Hà Nội – 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



LÊ BÁ LÂM






NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI
HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA
TẠI PHÒNG TƯ LIỆU VIỆN ĐỊA LÝ




Chuyên ngành: Khoa học Thư viện
Mã số: 60 32 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN



Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Huy Chương






Hà Nội – 2012

Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 1 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC HÌNH VẼ 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
MỞ ĐẦU 7
CHƢƠNG 1 14
TỔNG QUAN VỀ KOHA 14
1.1. Khái quát về ILS 14
1.1.1. Định nghĩa ILS 14
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá ILS 15
1.1.3. ILS mã nguồn đóng 21
1.1.4. ILS mã nguồn mở 22
1.2. ILS mã nguồn mở Koha 24

1.2.1. Tổng quan Koha 24
1.2.2. Kiến trúc hệ thống của Koha 25
1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của Koha 26
1.2.4. Yêu cầu kỹ năng vận hành hệ thống của Koha 26
1.2.5. Các tính năng chính của Koha 27
1.2.6. So sánh tính năng và giá cả của Koha với một số ILS 27
1.2.7. Lịch sử phát triển Koha 28
1.2.8. Một số thƣ viện trong và ngoài nƣớc sử dụng Koha 32
CHƢƠNG 2 34
TÙY BIẾN TRONG KOHA 34
2.1. Thiết kế Worksheet nhập tin 34
2.1.1. Lựa chọn các trƣờng MARC21 34
2.1.2. Tạo trƣờng và trƣờng con 38
2.1.3. Kết quả thiết kế Worksheet 40
2.2. Viết Format hiện hình 41
2.2.1. Ngôn ngữ tạo Format 43
2.2.2. Thể hiện Format 43
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 2 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
2.2.3. Kết quả đầu ra Format 46
2.3. Thiết kế in nhãn gáy tài liệu 48
2.3.1. Hình thức nhãn gáy 49
2.3.2. Nội dung nhãn gáy 50
2.3.2. Kết quả nhãn gáy 51
2.4. Báo cáo hỗ trợ nghiệp vụ 51
2.5. Dịch Koha sang tiếng Việt 52
CHƢƠNG 3 54
THỬ NGHIỆM KOHA TẠI VIỆN ĐỊA LÝ 54

3.1. Vài nét về Viện Địa lý 54
3.1.1. Lịch sử hình thành 54
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 54
3.1.3. Cơ cấu tổ chức 56
3.1.4. Hạ tầng và ứng dụng CNTT 56
3.1.5. Tài nguyên thông tin 57
3.1.6. Nhu cầu thông tin và quản lý thông tin trong Viện Địa lý 58
3.2. Đề xuất xây dựng phòng tƣ liệu với Koha 58
3.2.1. Yêu cầu chung 58
3.2.2. Đề xuất lựa chọn phần mềm 59
3.2.3. Đề xuất lựa chọn phần cứng 62
3.2.4. Đề xuất nghiệp vụ 63
3.2.5. Đề xuất quy trình nghiệp vụ và sơ đồ vận hành Koha cho Viện Địa lý 68
3.3. Đánh giá kết quả 71
3.3.1. Phần mềm sau cài đặt 71
3.3.2. Kết quả tùy biến 73
3.3.3. Kết quả cơ sở dữ liệu 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 81
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 3 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
TÊN VIẾT TẮT
GIẢI NGHĨA
1.

AACR2
Anglo-American Cataloguing Rule – 2rd ed
Quy tắc biên mục Anh Mỹ tái bản lần 2
2.
BSD
Berkeley Software Distribution
Phân phối phần mềm Berkeley
3.
CNTT
Công nghệ thông tin
4.
CSDL
Cơ sở dữ liệu
5.
DDC
Dewey Decimal Classification
Bảng phân loại thập phân Dewey
6.
ĐKCB
Đăng ký cá biệt
7.
FRBR
Functional Requirements for Bibliographic Records
Yêu cầu chức năng bản ghi thƣ mục
8.
FSF
Free Software Foundation
Quỹ phần mềm miễn phí
9.
GPL

General Public Licence
Giấy phép công cộng
10.
HLT
Horowhenua Library Trust
Thƣ viện Horowhenua Trust
11.
HTML
HyperText Markup Language
Ngôn ngữ siêu văn bản
12.
ILS
Integrated Library System
Hệ quản trị thƣ viện tích hợp
13.
ISBD
International Standard Bibliographic Description
Mô tả thƣ mục theo tiêu chuẩn quốc tế
14.
ISBN
International Standard Book Number
Mã số sách chuẩn quốc tế
15.
ISSN
International Standard Serial Number
Mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ
16.
KHCN
Khoa học công nghệ
17.

LCC
Library of Congress Classification
Phân loại Thƣ viện Quốc hội Mỹ
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 4 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
18.
LTS
Long Term Support – Hỗ trợ dài hạn
19.
MARC
Machine Readable Cataloguing
Mục lục đọc máy
20.
OPAC
Online Public Access Catalog
Mục lục truy cập công cộng trực tuyến
21.
PERL
Practical Extraction and Report Language
Ngôn ngữ báo cáo và khai triển thực tế
22.
PMB
PhpMyBibli
23.
PMNM
Phần mềm nguồn mở
24.
RDA

Resource Description and Access
Mô tả tài nguyên và truy cập
25.
RDBMS
Relational Database Management System
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ
26.
RDF
Resource Description Framework
Khung mô tả tài nguyên
27.
RFID
Radio Frequency Identification
Nhận biết qua sóng Radio
28.
SQL
Structured Query Language
Ngôn ngữ truy vấn cấu trúc
29.
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
30.
TT&TT
Thông tin và Truyền thông
31.
TT-TV
Thông tin – Thƣ viện
32.
UDC
Universal Decimal Classification

Phân loại thập tiến quốc tế
33.
UNESCO
UnitedNations Educational Scientific & Cultural Org.
Tổ chức Khoa học giáo dục và văn hóa quốc tế
34.
VTLS
Delivering Visionary Technology In Library Solution
Giải pháp kỹ thuật trong thƣ viện
35.
WEBLIS
WEB Library Integrated System
Hệ quản trị thƣ viện tích hợp trên WEB
36.
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thƣơng mại thế giới
37.
XML
eXtensible Markup Language
Ngôn ngữ đánh dấu
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 5 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
38.
Z39.50
Chuẩn trao đổi truy vấn thông tin
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Đường đi của tài liệu truyền thống trong thư viện 14

Hình 1.2: Mô hình các phân hệ cần có của một ILS 18
Hình 1.3: Tên và logo một số ILS mã nguồn mở 23
Hình 1.4: Mô hình đơn giản hệ thống Koha 25
Hình 1.5: Mô hình chi tiết hệ thống Koha 26
Hình 1.6: Giao diện OPAC của Trường Quốc tế Wellspring tại Việt Nam 32
Hình 1.7: Giao diện OPAC của Horowhenua Library Trust 33
Hình 1.8: Giao diện OPAC của Athens County Public Libraries 33
Hình 2.1: Các trường chính MARC21 vùng 2XX 38
Hình 2.2: Các trường con của nhãn trường 245 và 246 39
Hình 2.3: Kết quả thiết kế Worksheet nhập tin theo các trường MARC21 40
Hình 2.4: Ví dụ kết quả một bản ghi MARC21 trong Koha 41
Hình 2.5: Ví dụ mô tả thông tin trên phích truyền thống 42
Hình 2.6: Kết quả hiển thị theo format trên màn hình 47
Hình 2.7: Giao diện và thông tin thiết kế hình thức nhãn gáy 50
Hình 2.8: Giao diện và thông tin thiết kế nội dung nhãn gáy 50
Hình 2.9: Kết quả 5 nhãn gáy trên hàng trang A4 51
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viện Địa lý 56
Hình 3.2: Sơ đồ các phân hệ cần có của ILS 68
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình vận hành Koha cho Viện Địa lý 70
Hình 3.4: Giao diện OPAC và kết quả hiển thị tìm kiếm thông tin 71
Hình 3.5: Giao diện nghiệp vụ dành cho cán bộ thư viện 72


Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 6 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: So sánh tính năng và giá cả giữa Koha và một số ILS 27
Bảng 1.2: Bảng liệt kê chi tiết thời gian và các phiên bản Koha 31
Bảng 1.3: Tên, loại hình thư viện và địa chỉ website thư viện sử dụng Koha 32
Bảng 2.1: Các khối trường của MARC21 36
Bảng 2.2: Đề xuất các trường MARC21 cho sách, chuyên khảo, tuyển tập 37
Bảng 2.3: Một số bảng và cột dữ liệu Koha trong MySQL 52
Bảng 2.4: Bảng các file ngôn ngữ Việt hóa phần OPAC 53
Bảng 2.5: Bảng các file ngôn ngữ Việt hóa phần nghiệp vụ 53
Bảng 3.1: Số liệu nguồn tài liệu in 58
Bảng 3.2: Phiên bản phần mềm sử dụng 59
Bảng 3.3: Ký hiệu phân loại dùng cho phòng tư liệu 64
Bảng 3.4: Quy định về tạo mã ĐKCB 65
Bảng 3.5: Trích xuất nội dung các bản ghi từ cơ sở dữ liệu 75











Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 7 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …




MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO,
đây là sự kiện đánh dấu việc đất nƣớc ta tham gia sâu rộng và toàn diện vào hệ thống
thƣơng mại toàn cầu.
Việc đi vào sân chơi lớn WTO đã mở ra cho ngành CNTT và truyền thông Việt
Nam nhiều triển vọng cũng nhƣ những thách thức lớn lao khi bƣớc vào con đƣờng hội
nhập. Một trong những khó khăn đƣợc nêu ra là việc thực thi luật sở hữu trí tuệ trong
lĩnh vực phần mềm tin học, tức là sức ép về bản quyền phần mềm, thƣơng mại điện tử.
Nhằm hạn chế vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm tin học và mục tiêu cao
hơn là thúc đẩy công nghiệp CNTT, hình thành đội ngũ nhân lực trình độ cao, làm chủ
công nghệ, an toàn, an ninh mạng và dữ liệu, không ngừng sáng tạo, giảm sự phụ
thuộc vào một số nhà cung cấp phần mềm độc quyền và đặc biệt là tiết kiệm chi phí
cho ngân sách quốc gia. Ngày 30/12/2008, Bộ trƣởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp đã ký
ban hành chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT về việc đẩy mạnh sử dụng PMNM trong hoạt
động của các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc. Theo đó, các đơn vị chuyên trách về CNTT
của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Sở TT&TT trên cả nƣớc triển khai cài đặt và tổ
chức tập huấn, hƣớng dẫn sử dụng các PMNM đã đƣợc Bộ TT&TT khuyến cáo sử
dụng. Cụ thể, đó là các phần mềm văn phòng OpenOffice.org, thƣ điện tử trên máy
trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla FireFox và bộ gõ tiếng Việt
Unikey.
Với đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy và đặc biệt là số lƣợng học
sinh – sinh viên đông đảo, trẻ khỏe, đầy nhiệt huyết, tƣ duy sáng tạo, họ là những
ngƣời tiếp thu nhanh và làm chủ khoa học công nghệ cao, những chủ nhân tƣơng lai
của đất nƣớc và với nhiều nội dung không nằm ngoài những mục tiêu của chỉ thị
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 8 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …

07/2008/CT-BTTTT của Bộ TT&TT, Ngày 01 tháng 3 năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ban hành Thông tƣ số 08/2010/TT-BGDĐT Quy định về sử dụng phần mềm tự
do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
Tại điều 3 của thông tƣ ghi rõ 7 mục đích sử dụng phần mềm tự do mã nguồn
mở trong ngành giáo dục đó là: 1- Hỗ trợ nâng cao hiểu biết về lập trình phần mềm, hỗ
trợ đổi mới tƣ duy, tạo môi trƣờng nghiên cứu, sáng tạo; rút ngắn thời gian nghiên cứu;
2- Là môi trƣờng học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong xã hội học tập; tạo môi trƣờng kỹ
năng làm việc theo nhóm, theo cộng đồng; 3- Hạn chế và hƣớng tới việc xóa bỏ việc vi
phạm bản quyền phần mềm; 4- Tiết kiệm chi phí bản quyền; 5- Tạo sự thích nghi với
các sản phẩm tƣơng đƣơng với các phần mềm thƣơng mại mã nguồn đóng; 6- Đảm bảo
an ninh cho hạ tầng hệ thống thông tin và dữ liệu; 7- Định hƣớng sử dụng chuẩn mở.
Tại phụ lục của thông tƣ: ―Danh sách các phần mềm tự do mã nguồn mở đƣợc
khuyến khích sử dụng trong ngành giáo dục‖, ở mục 5 là phần mềm quản lý thƣ viện
số Greenstone và Dspace và mục 6 là phần mềm thƣ viện Emilda, Phpmylibrary,
Koha, OpenBiblio.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực ngành TT-TV cũng
không ngừng tăng cao nên việc mở rộng đào tạo để đáp ứng yêu cầu của xã hội là sự
phù hợp tự nhiên với quy luật cung cầu. Chỉ tính riêng khu vực phía Bắc, ngoài một số
―nôi‖ đào tạo đại học ngành TT-TV nhƣ ĐHVHHN, ĐHKHXH&NV hay sau này là
Đại học Đông Đô thì còn rất nhiều trƣờng cao đẳng hay đại học mới thành lập có sinh
viên ngành TT-TV.
Từ các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành TT-TV trên đây, mỗi năm có hàng
ngàn sinh viên tốt nghiệp nhƣng khi đi làm, tiếp xúc với ILS cho thấy họ vẫn còn rất
bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn để sử dụng. Vấn đề này cơ bản xuất phát từ yếu tố
khách quan, đó là giảng viên không có điều kiện cài đặt một ILS thƣơng mại vào máy
tính của mình để giảng dạy, hoặc nếu có thể truy cập OPAC hay đăng nhập vào các
phân hệ của một ILS đang trực tuyến nào đó thì lại vấp phải những vấn đề khác nhƣ
đƣờng truyền Internet (Hiện nay có thể giải quyết đƣợc bằng USB 3G, Wifi), vấn đề
bảo mật, an toàn dữ liệu,… Nhƣng một điểm quan trọng nhất là các đơn vị đã mua ILS
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện



Lê Bá Lâm 9 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
thƣơng mại đó không thể dễ dàng cho phép giảng viên và sinh viên dùng nó làm công
cụ để giảng dạy và học tập ở môi trƣờng trực tuyến.
Trong quá trình sinh viên đi thực tập thì không phải cơ quan thƣ viện nào cũng
có ILS để cho sinh viên học tập, thực hành; những cơ quan đã trang bị ILS thì chƣa
chắc cho phép sinh viên đăng nhập vào các phân hệ của ILS để xem xét, nghiên cứu và
trải nghiệm thực tiễn, dẫn tới khi ra trƣờng thì cơ hội xin việc làm của họ cũng giảm đi
một cách rõ rệt. (Ví dụ: Tháng 4 và 5/2010, Đại học FPT tuyển cán bộ thƣ viện với yêu
cầu đầu tiên nêu rất rõ ràng là ứng viên phải sử dụng đƣợc ngay ILS).
Do đó ngoài một số nội dung đƣợc học nhƣ thiết kế cơ sở dữ liệu, nhập tin tài
liệu, tạo file đảo, viết format hiện hình, kết xuất thông tin thƣ mục, tra cứu tìm tin,…. ở
các phiên bản phần mềm ISIS, Foxbase, FoxPro hoặc Access (một ứng dụng trong MS
Office) thì sinh viên ngành TT-TV vẫn thiếu kỹ năng sử dụng các ứng dụng khác của
một ILS hiện đại thƣờng có nhƣ Bổ sung trao đổi, Ấn phẩm định kỳ, Bạn đọc, Lƣu
thông, Thống kê báo cáo, Kiểm kê kho,…
Những vƣớng mắc và hạn chế trên đây có thể kết luận đều xuất phát từ một
nguyên nhân đó là ILS vẫn đang còn ―xa xỉ‖ và ―xa lạ‖ với một bộ phận sinh viên, học
viên và cán bộ trong ngành TT-TV.
―Theo thống kê chƣa đầy đủ, hiện nay các thƣ viện ở Việt Nam là một lực
lƣợng rất hùng hậu. Hệ thống thƣ viện công cộng cả nƣớc có 1 Thƣ viện Quốc gia Việt
Nam, 64 thƣ viện tỉnh, thành phố, 582 thƣ viện quận, huyện, thị xã; 6046 thƣ viện xã,
phƣờng, tủ sách khu dân cƣ, thôn, làng với tổng số 8.000 cán bộ và hơn 22 triệu bản
sách. Hệ thống thƣ viện chuyên ngành, đa ngành gồm: 57 thƣ viện của viện, trung tâm
nghiên cứu khoa học, hơn 230 thƣ viện trƣờng đại học và cao đẳng (công lập và dân
lập), 17.000 thƣ viện, tủ sách trƣờng học, 218 trung tâm thông tin – thƣ viện của các
Bộ, ban, ngành, các cơ quan Nhà nƣớc và 2.700 thƣ viện của các đơn vị vũ trang.
Ngoài ra còn có hàng ngàn thƣ viện của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp và các thƣ viện tƣ nhân.

Gần 10.000 tủ sách pháp luật xã, phƣờng; hơn 8.000 tủ sách điểm bƣu điện – văn hóa
xã v.v…‖[3, tr.3]
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 10 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
Với số lƣợng thƣ viện đã thống kê sơ bộ trên đây và thử làm một phép tính đơn
giản là mỗi thƣ viện trang bị một ILS thƣơng mại trong nƣớc với giá xấp xỉ 500 triệu
VNĐ hoặc ILS thƣơng mại nƣớc ngoài với giá xấp xỉ 2 tỉ VNĐ thì con số thu đƣợc
chắn hẳn làm cho những ngƣời làm công tác TT-TV Việt Nam phải trăn trở suy nghĩ.
Trong bối cảnh khoa học thƣ viện đang hƣớng tới rất nhiều vấn đề mới nhƣ
FRBR, RDA và ngay cả những vấn đề không mới nhƣng chƣa đƣợc quan tâm nhiều
nhƣ biên mục bản ghi kiểm soát tính thống nhất (Authority Data), mô tả dữ liệu vốn tƣ
liệu (Holding Data), những thông tin cộng đồng (Community Information),… thì việc
nghiên cứu, ứng dụng một ILS mã nguồn mở đầy đủ tính năng, hiện đại, với các chuẩn
nghiệp vụ tiên tiến, phục vụ tốt các nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập và đặc biệt
đƣa vào triển khai ứng dụng thực tiễn tại các thƣ viện, trung tâm thông tin, phòng tƣ
liệu,… ở Việt Nam là một việc làm hết sức quan trọng, ý nghĩa và cấp thiết.
Tổng hợp các vấn đề trình bày trên đây, kết hợp với công việc chính ở đơn vị
công tác quản trị ILS là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và triển khai Hệ
quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha tại Phòng Tư liệu Viện Địa lý” làm
đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
Tình hình nghiên cứu của đề tài
Koha đã đƣợc nghiên cứu phát triển lần đầu tiên từ năm 2000 tại New Zealand
và hiện nay đƣợc cài đặt, sử dụng khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất là những thƣ viện
mà đất nƣớc họ có ngành CNTT, sản xuất phần mềm phát triển mạnh mẽ nhƣ Canađa,
Pháp, Mỹ, Ấn độ…
Giao diện OPAC và các phân hệ nghiệp vụ của Koha phiên bản 3.2.0 có thể lựa
chọn hiển thị cho 45 ngôn ngữ khác nhau. Tại Đông Nam Á là các thứ tiếng Inđônêxia,
Thái Lan, Malaixia và Lào (do Anousak Souphavanh dịch).

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phần mềm thƣ viện mã
nguồn mở hiện nay mới chỉ tập trung vào phần mềm tạo các bộ sƣu tập và quản trị tƣ
liệu số nhƣ Greenstone và Dspace. Đây là hai phần mềm đƣợc các trƣờng đại học và
cao đẳng phía Nam nghiên cứu ứng dụng nhiều. Tại Thƣ viện Trung tâm ĐHQG Tp.
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 11 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
HCM, Thƣ viện Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM, Trung tâm TT-TV Đại học Đà
Lạt thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp hƣớng dẫn cài đặt, sử dụng
Greenstone và Dspace. Ở khu vực phía Bắc, từ tháng 10 năm 2009 Thƣ viện Tạ Quang
Bửu, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng công bố chính thức ứng dụng Dspace vào lƣu
trữ, quản lý và khai thác nội bộ các kho tài nguyên số của nhà trƣờng.
Đối với ILS mã nguồn mở, trong khuôn khổ Dự án ―Phát huy di sản thƣ tịch ở
Đông Nam Á‖, Quỹ Đoàn kết Ƣu tiên của Pháp năm 2007, từ ngày 15 đến 19 tháng 10
năm 2007, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin KHCN Quốc gia (Nay là Cục Thông tin
KHCN Quốc gia) phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức lớp học ―Phần mềm mã
nguồn mở PMB tiếng Việt‖
Tại 2 đơn vị có đào tạo sau đại học ngành TT-TV ở khu vực phía Bắc là
ĐHVHHN và ĐHKHXH&NV tính cho đến thời điểm này có thể kết luận chƣa có luận
văn, luận án nào nghiên cứu về Koha, nên đề tài tôi nghiên cứu là hoàn toàn mới.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài
Nghiên cứu, tìm hiểu các tính năng và khả năng sửa đổi, mở rộng của Hệ quản
trị thƣ viện tích hợp mã nguồn mở Koha. Sử dụng thử nghiệm tại thƣ viện Viện Địa
Lý, từ đó xem xét, đánh giá khả năng áp dụng rộng rãi cho các thƣ viện Việt Nam.
Nhiệm vụ của đề tài
- Hệ thống lý luận về ILS nói chung và Koha nói riêng;
- Nghiên cứu cấu trúc, tính năng, khả năng tùy biến của Koha;
- Thiết kế, cấu hình và xây dựng một số biểu mẫu;

- Triển khai thử nghiệm Koha cho Viện Địa lý;
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ quản trị thƣ viện tích hợp mã nguồn mở Koha
Phạm vi nghiên cứu:
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 12 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
- Koha phiên bản 3.2.0 phát hành tháng 10 năm 2010 trên nền tảng hệ điều
hành Ubuntu 10.10, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySql, Web server Apache và Ngôn ngữ
lập trình Perl;
- Phòng Tƣ liệu Viện Địa lý.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, trên cơ
sở mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa các bộ phận trong thƣ viện, các quy trình
nghiệp vụ thƣ viện, đƣờng đi của tài liệu dẫn tới sự tƣơng tác lẫn nhau và đa chiều
trong các phân hệ của phần mềm.
- Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đó là:
+ Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu;
+ Phƣơng pháp so sánh đối chiếu, tạo tình huống;
+ Phƣơng pháp thử nghiệm.
Những đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận
Góp phần làm rõ hơn những đóng góp và lợi ích của PMNM nói chung và
PMNM ILS nói riêng trong việc tin học hóa công tác TT-TV.
Về mặt thực tiễn
- Giảng viên dùng Koha để minh hoạ cho các bài giảng, các môn học liên quan,
là nền tảng để đi sâu, tìm tòi, khám phá, triển khai các công nghệ mới trong thƣ viện;
- Sinh viên có thể tham khảo để tự cài đặt cho mình một bản Koha, tự Việt hóa
các giao diện của Koha phục vụ học tập, nghiên cứu và trải nghiệm thực tế;

- Cán bộ thƣ viện tham khảo để cài đặt phần mềm, cấu hình các tham số hệ
thống, quản trị các phân hệ trong Koha giúp cho đơn vị có một ILS hiện đại, đầy đủ
chức năng, đáp ứng các chuẩn quốc tế mà không phải tốn kém kinh phí mua ILS
thƣơng mại.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm
3 chƣơng với nội dung nhƣ sau:
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 13 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
CHƢƠNG 1: Tổng quan về Koha
CHƢƠNG 2: Tùy biến trong Koha
CHƢƠNG 3: Thử nghiệm Koha tại Viện Địa lý

















Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 14 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KOHA
1.1. Khái quát về ILS
1.1.1. Định nghĩa ILS
ILS là hệ quản trị thƣ viện tích hợp dành cho các cơ quan TT-TV, giúp tự động
hóa quy trình đƣờng đi của tài liệu cũng nhƣ hỗ trợ triển khai một số sản phẩm, dịch
vụ khác trong thƣ viện.
ILS tập trung ―giải quyết bài toán‖ của các nhóm công việc nhƣ Bổ sung, Biên
mục, Lập chỉ mục, OPAC, Quản lý bạn đọc, Lƣu thông, Ấn phẩm định kỳ, Thống kê
báo cáo,… Mỗi nhóm công việc này thƣờng đƣợc gọi là một phân hệ của ILS.

Hình 1.1: Đường đi của tài liệu truyền thống trong thư viện
Để xây dựng ILS, các nhà lập trình sử dụng một ngôn ngữ lập trình, hệ quản trị
CSDL, hệ điều hành và webserver. Các công cụ và phần mềm trên có thể sử dụng loại
mã nguồn đóng (thƣơng mại) hoặc mã nguồn mở (miễn phí).
Một ILS đƣợc coi là chuẩn quốc tế khi CSDL tuân theo chuẩn MARC21 hoặc
UNIMARC; Biên mục theo quy tắc ISBD, AACR2, RDA; Xuất nhập bản ghi theo
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 15 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
định dạng ISO2709; Có giao thức trao đổi dữ liệu qua z39.50; Chuẩn SIP/NCIP cho
RFID và các ký tự theo Unicode hỗ trợ đa ngữ.
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá ILS
Theo tác giả Tạ Bá Hƣng và cộng sự [7]: Việc đánh giá và lựa chọn một ILS
cần phải dựa trên hệ thống các tiêu chí khách quan mà cụ thể, bao gồm 3 nhóm tiêu chí

chủ yếu: về CNTT và truyền thông, về các chuẩn nghiệp vụ TT-TV và đối với các
phân hệ (module) chức năng. Lƣu ý việc sử dụng các tiêu chí trên trong điều kiện ở
Việt Nam.
1.1.2.1 Nhóm tiêu chí về CNTT và truyền thông
Nguyên tắc thiết kế mở: ILS phải đƣợc thiết kế, xây dựng và vận hành theo các
chuẩn công nghệ mở để đảm bảo khả năng nâng cấp, thay đổi, bổ sung, kết nối thêm
các module mới mà không kéo theo sự đổ vỡ hệ thống cũng nhƣ phải đảm bảo đƣợc sự
kế thừa các thành quả đã đạt đƣợc.
- Xây dựng theo mô hình khách/chủ (client/server).
- Làm việc trên mạng TCP/IP: ILS phải hỗ trợ các giao thức TCP/IP để đảm bảo
khả năng kết nối mạng toàn cầu và triển khai các dịch vụ liên quan tới chia sẻ và khai
thác các nguồn tin điện tử trên thế giới.
- Làm việc trong môi trƣờng Web, bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một số
ngôn ngữ phổ biến khác.
- Xây dựng theo kiến trúc nhiều lớp, hệ thống bao gồm các phân hệ chức năng
và đƣợc tích hợp thành một hệ thống thống nhất.
- Sử dụng hệ quản trị CSDL mô hình quan hệ.
- Máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows 2000 Advanced Server, Windows
NT Server và có thể chuyển sang Linux một cách dễ dàng.
- Máy trạm có thể sử dụng bất cứ hệ điều hành nào để hỗ trợ Web.
- Quản trị và giám sát: Cho phép theo dõi và giám sát đƣợc mọi hoạt động trên
hệ thống (Ai? Làm gì? Vào lúc nào?)
- Hỗ trợ nhiều mức và cơ chế đảm bảo an ninh hệ thống khác nhau.
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 16 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
- Ngôn ngữ giao diện: Ngôn ngữ sử dụng trên giao diện các phân hệ của chƣơng
trình là tiếng Anh và Việt.
- Bảng mã lƣu trữ dữ liệu trong hệ thống: là Unicode tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 6909 với bảng mã dựng sẵn (pre-compound), có bộ chuyển đổi (convertor) để
chuyển đổi sang bảng mã tổ hợp (compound) khi cần thiết.
- Bảng mã hiển thị dữ liệu trên giao diện phải hỗ trợ đồng thời các bảng mã
TCVN 6909 (dựa trên Unicode); TCVN 5712.
- Sắp xếp tiếng Việt: Phần mềm phải có khả năng sắp xếp dữ liệu tiếng Việt
theo đúng trật tự từ điển (chữ cái, dấu thanh), không hoặc có phân biệt chữ
hoa/thƣờng.
- Vận hành hiệu quả trên CSDL liệu lớn: Đảm bảo làm việc ổn định và tốc độ
truy cập cao với CSDL lớn (trên 5 triệu biểu ghi).
- Khả năng sao lƣu/khôi phục dữ liệu: Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu cho hệ thống.
- Khả năng mở rộng: Khả năng bổ sung thêm các phân hệ, tính năng, máy trạm
và máy chủ với số lƣợng ngƣời dùng không hạn chế.
- Khả năng tự quản cao: Cài đặt dễ dàng, ngƣời dùng có khả năng tự đặt cấu
hình cho hệ thống với trợ giúp tối thiểu của nhà cung cấp.
- Hỗ trợ mã vạch: Cho phép in mã vạch trực tiếp theo số liệu trong CSDL theo
các khuôn dạng mã vạch khác nhau. Sử dụng mã vạch trong các nghiệp vụ liên quan
(bổ sung, lƣu thông).
- Khả năng tùy biến cao trong việc tạo khuôn dạng báo cáo dữ liệu: Cán bộ thƣ
viện có thể tự định dạng cho các loại báo cáo dữ liệu khác nhau: các sản phẩm thƣ
mục, thƣ từ, hợp đồng, nhãn, phích phiếu, thẻ đọc mà không cần sự can thiệp của đơn
vị cung cấp phần mềm.
- Liên kết với các phần mềm khác nhƣ E-mail trong một mạng.
1.1.2.2 Nhóm tiêu chí về các chuẩn nghiệp vụ TT-TV
Các chuẩn nghiệp vụ TT-TV tiên tiến và các chuẩn hiện hành phải đƣợc tính
đến để đảm bảo sự tƣơng thích trong giao dịch và vận hành các quá trình TT-TV và
trao đổi các sản phẩm, dịch vụ TT-TV trong môi trƣờng nối mạng toàn cầu. Các tiêu
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 17 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …

chí đƣợc trình bày dƣới đây là rất căn bản đối với bất cứ ILS nào trong điều kiện Việt
Nam và bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
- Hỗ trợ MARC21, MARC21 VN: sử dụng khổ mẫu biên mục theo chuẩn
MARC 21, MARC21VN.
- Hỗ trợ chuẩn ISO 10161 cho việc mƣợn liên thƣ viện: hỗ trợ chuẩn ISO 10161
cho nghiệp vụ mƣợn liên thƣ viện (Inter-library Loans), bao gồm cả việc tuân thủ cả
giao thức và định dạng dữ liệu.
- Hỗ trợ đồng thời nhiều khung phân loại: hỗ trợ các khung phân loại đang đƣợc
sử dụng phổ biến trên phạm vi quốc tế và tại Việt Nam. Các khung phân loại cần hỗ
trợ gồm: BBK, DDC, LC, UDC, Khung đề mục quốc gia.
- Hỗ trợ subject heading và hệ thống từ khóa không kiểm soát.
- Hỗ trợ các quy tắc biên mục và chuẩn hiển thị thông tin biên mục: tuân thủ các
chuẩn ISBD, AACR-2, LC In-publication Catalog, TCVN 4743-89.
- Trao đổi dữ liệu với các phần mềm hỗ trợ UNIMARC và MARC 21: Phần
mềm có khả năng trao đổi dữ liệu biên mục hai chiều với các phần mềm hỗ trợ
UNIMARC và MARC21.
- Trao đổi dữ liệu với phần mềm CDS/ISIS.
- Trao đổi dữ liệu với các hệ quản lý siêu dữ liệu (Metadata) theo chuẩn Dublin
Core, RDF/XML, chuẩn truy cập các kho lƣu trữ mở,
- Áp dụng quy tắc sinh số Cutter theo chuẩn của Thƣ viện Quốc gia với tên ấn
phẩm/tên tác giả tiếng Việt: Phần mềm tự động sinh số Cutter theo xâu nhập vào.
- Áp dụng quy tắc sinh số Cutter của OCLC cho tên sách/tên ấn phẩm tiếng
nƣớc ngoài: tự động sinh số Cutter theo xâu nhập vào.
- Thích hợp với các thƣ viện có nhiều kho, điểm cho mƣợn.
- Phần mềm phải gồm các module chức năng Bổ sung, Biên mục, Số hoá tài
liệu, Quản lý kho, Ấn phẩm định kỳ, Quản lý lƣu thông, OPAC, Mƣợn liên thƣ viện,
Xuất bản, Tạp chí điện tử, Cung cấp tài liệu điện tử, Tìm kiếm toàn văn, Quản trị hệ
thống.
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện



Lê Bá Lâm 18 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …

Hình 1.2: Mô hình các phân hệ cần có của một ILS
1.1.2.3 Nhóm tiêu chí đối với các phân hệ chức năng
ILS có thể gồm nhiều phân hệ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ đầu tƣ và nhu
cầu thực tế của từng đơn vị và trong từng giai đoạn. Tuy nhiên một ILS tạm gọi là
hoàn chỉnh thì phải gồm có những phân hệ cơ bản và trong từng phân hệ đó có những
tính năng sau:
- Phân hệ Bổ sung
+ Đơn đặt mua
+ Tối ƣu danh sách ấn phẩm trong đơn đặt mua
+ Thay đổi đơn đặt mua
+ Khai báo các khoản chi
+ Cho phép đối chiếu danh sách thực nhận và danh sách đặt hàng
+ Cho phép lập và in thƣ khiếu nại cho nhà cung cấp, đối tác của hợp đồng
+ Quản lý nhà cung cấp
+ Quản lý quỹ
+ Quản lý nhiều nguồn bổ sung khác nhau,…
- Phân hệ Biên mục
+ Sử dụng phím tắt trong quá trình biên mục: Ngƣời dùng có thể dùng chuột
hoặc các tổ hợp bàn phím để thực hiện các thao tác trong khi biên mục. Các phím tắt
phù hợp với các phím tắt thông dụng của Window, Office.
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 19 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
+ Khả năng kiểm tra chính tả: dữ liệu biên mục phải đƣợc hỗ trợ kiểm tra chính
tả thông qua một chức năng đƣợc tích hợp trong phân hệ.
+ Biên mục theo mọi trƣờng MARC 21 chuẩn và MARC21VN: Hỗ trợ mọi

trƣờng MARC 21 chuẩn và MARC21VN, cho phép biên mục theo mọi trƣờng con và
cặp indicator của các trƣờng này.
+ Có trợ giúp quá trình biên mục theo MARC 21 và MARC 21VN: Ngƣời dùng
có thể nhận đƣợc các mức trợ giúp khác nhau khi biên mục các trƣờng MARC 21 và
MARC 21VN nhƣ: Biên mục theo từng trƣờng con, hiển thị thuộc tính của các
trƣờng/trƣờng con, hiển thị các giá trị có thể có của indicator.
+ Hợp lệ dữ liệu theo MARC 21 và MARC 21VN: Tự động kiểm tra tính hợp
quy của nội dung một bản ghi theo các quy tắc của MARC 21, MARC 21VN.
+ Biên mục trƣờng lặp: Cho phép biên mục các trƣờng, các trƣờng con lặp theo
quy định của MARC 21, MARC 21VN.
+ Mở rộng các mẫu biên mục định sẵn ngay trong quá trình biên mục: Trong
khi biên mục, ngƣời dùng có thể bổ sung thêm trƣờng vào mẫu biên mục mà công việc
biên mục không bị gián đoạn.
+ Biên mục tích hợp dữ liệu số: Mọi dạng dữ liệu số có thể đƣợc tích hợp trực
tiếp vào bản ghi biên mục hoặc liên kết qua thẻ 856.
+ Kiểm tra trùng lặp.
+ Kiểm tra biên mục lặp lại: Nếu nhan đề ấn phẩm đang đƣa vào biên mục đã
tồn tại trong một biểu ghi biên mục khác, phần mềm cần đƣa ra thông báo.
+ Biên mục theo từ điển: Cho phép biên mục phối hợp với các từ điển cho một
số trƣờng nhƣ tác giả, phân loại, chủ đề, để đảm bảo tính nhất quán.
+ Tái sử dụng thông tin biên mục: Thông tin biên mục có thể dễ dàng đƣợc tái
sử dụng (dùng lại một biểu ghi, một số trƣờng của biểu ghi có sẵn).
+ Khả năng đặt các giá trị mặc định: Các giá trị lặp lại trong phiên biên mục có
thể đƣợc thiết đặt cho cả phiên đó. VD: trƣờng nguồn trích khi biên mục cho các bài
trích của cùng một số báo.
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 20 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
+ Cung cấp các thông tin quản lý: Các thông tin quản lý nhƣ tên cán bộ biên

mục/duyệt, thời điểm biên mục cần đƣợc lƣu trữ.
+ Phân quyền với việc xóa, sửa: Quyền xóa, sửa các bản ghi biên mục cần đƣợc
cấp phát theo tài khoản cụ thể.
+ Nhập đè (overlay) vào một biểu ghi có sẵn: Cho phép nhập đè một biểu ghi
biên mục lấy từ nguồn bên ngoài vào một biểu ghi có sẵn. Ngƣời dùng có thể lựa chọn
những trƣờng nào không đƣợc phép nhật đè.
+ Nhập trực tuyến theo lô qua Z39.50: Cho phép ngƣời dùng mở một lệnh tìm
kiếm theo Z39.50 đến một thƣ viện khác và nhập thẳng kết quả vào CSDL cục bộ.
+ Xuất dữ liệu trực tuyến: Ngƣời dùng cũng có thể xuất dữ liệu (khuôn dạng
ISO 2709 hoặc tagged) trong quá trình biên mục.
+ Nhập dữ liệu từ các tệp text có tag: các dữ liệu kết xuất text từ cơ sở dữ liệu
trên CD-ROM/DVD-ROM nhƣ DIALOG, Silver Platter.
- Phân hệ lƣu thông nội bộ và liên thƣ viện
+ Ghi mƣợn, ghi trả
+ Đăng ký mƣợn trực tuyến và giữ chỗ
+ Tính toán quá hạn, ra thông báo đòi sách, gửi email
+ Tính toán phạt tài chính hoặc cấm mƣợn
+ Gia hạn
+ Khóa thẻ
+ Thống kê tần suất lƣu thông,…
- Phân hệ Bạn đọc
+ Quản lý bạn đọc
+ Xử lý bạn đọc theo lô
+ Thống kê theo độ tuổi, đơn vị
+ In thẻ bạn đọc và mã vạch
+ Thiết lập chính sách cho từng đối tƣợng bạn đọc,…
- Phân hệ Ấn phẩm tiếp tục
+ Quản lý danh mục nhà cung cấp
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện



Lê Bá Lâm 21 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
+ Nhận ấn phẩm theo định kỳ
+ Khiếu nại.
- Phân hệ tra cứu (OPAC)
+ Giao diện Web và thân thiện với ngƣời dùng
+ Có nhiều cấp độ tìm kiếm khác nhau
+ Tìm theo nhiều tiêu chí và theo nhiều dạng tài liệu
+ Tƣơng tác với bạn đọc….
Đánh giá và lựa chọn ILS ở Việt Nam là một vấn đề thời sự. Các tiêu chí nêu
trên cần tuân thủ một cách hệ thống và chặt chẽ trong đánh giá, lựa chọn cũng nhƣ
thiết kế triển khai các ILS cho thƣ viện điện tử. Trên cơ sở các tiêu chí đƣợc đề cập
trên đây, sự hợp tác và sự cộng tác chặt chẽ giữa các nhà thiết kế và triển khai ILS và
các chuyên gia TT-TV là tiền đề quan trọng hàng đầu để có đƣợc các ILS cho thƣ viện
điện tử cụ thể, vừa hiện đại, vừa thích hợp với điều kiện ở nƣớc ta và của từng thƣ viện
cụ thể.
Lựa chọn một ILS hiện đại, thích hợp cho thƣ viện điện tử cụ thể còn phải xuất
phát từ thực trạng hoạt động, khả năng tài chính và đặc biệt là năng lực tiếp thu, làm
chủ và phát triển của cơ quan TT-TV. Trong các yếu tố chủ quan, quan trọng bậc nhất
là nguồn nhân lực và khả năng quản lý phát triển của đội ngũ lãnh đạo.
1.1.3. ILS mã nguồn đóng
ILS thƣơng mại tại Việt Nam hiện nay rất đa dạng và phong phú, chủ yếu vẫn là
ILS do các công ty tin học trong nƣớc phát triển, số ít là các ILS nhập ngoại. Đƣợc
phát triển từ cuối những năm 90 của thế kỷ trƣớc và đang chiếm phần lớn thị phần là
các ILS Libol (Công ty Tinh Vân), Ilib (Công ty CMC), Verbrary (Công ty Lạc Việt),
Elib (Công ty VNNetsoft), Virtua (VTLS inc.),…
Các ILS trên về cơ bản đáp ứng đƣợc các yêu cầu công việc và quy trình trong
các thƣ viện, tuân thủ theo chuẩn biên mục quốc tế, đa ngôn ngữ, có giao thức z39.50.
Tuy nhiên việc xuất nhập dữ liệu giữa các phần mềm vẫn có một rào cản nhất định mà
cán bộ thƣ viện thông thƣờng không thể thực hiện. Khi cần trao đổi dữ liệu vẫn phải

nhờ đến các chuyên gia phần mềm của nhà cung cấp. Theo đánh giá sơ bộ nguyên
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 22 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
nhân là do trƣờng Leader và trƣờng chứa dữ liệu đăng ký cá biệt không thống nhất.
Đây cũng là một nguyên nhân cản trở việc xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến của
các thƣ viện và các liên hợp thƣ viện muốn chia sẻ tài nguyên thông tin.
1.1.4. ILS mã nguồn mở
1.1.4.1 Phần mềm mã nguồn mở là gì?
―Phần mềm mã nguồn mở‖ còn đƣợc gọi tắt là phần mềm nguồn mở là phần
mềm đƣợc tác giả cung cấp mã nguồn kèm theo và ngƣời sử dụng không phải trả chi
phí bản quyền mua mã nguồn.
―Phần mềm tự do mã nguồn mở‖ là phần mềm mã nguồn mở có bản quyền tác
giả, có giấy phép sử dụng đi kèm với phần mềm, trong đó cho phép ngƣời sử dụng
đƣợc quyền tự do sử dụng, tự do sao chép, tự do phân phối và tự do nghiên cứu, sửa
đổi mã nguồn và phân phối lại các phần mềm dẫn xuất đã qua sửa đổi mã nguồn.
Nhà cung cấp PMNM có quyền yêu cầu ngƣời dùng trả một số chi phí về các
dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tƣ vấn,… tức là những dịch vụ thực sự đã thể
hiện để phục vụ ngƣời dùng, nhƣng không đƣợc bán các sản phẩm nguồn mở vì nó là
tài sản của trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà cung cấp nào.
Sự phổ biến của các chƣơng trình PMNM nằm ở chỗ nó cho phép ngƣời dùng
tích hợp hệ thống có thể bổ sung và cải tiến những ứng dụng này thành những sản
phẩm tốt hơn, phù hợp hơn cho khách hàng.
Theo tác giả Gilbert Robert: PMNM là một phong trào tin cậy đang phát triển
rất nhanh. Số lƣợng các PMNM ngày càng nhiều, tăng theo hàm mũ và có thể liệt kê
một số sản phẩm chính nhƣ sau [15]:
- Các hệ điều hành Linux, NetBSD và FreeBSD. Đó là những hệ điều hành
Unix (Hiện có khuynh hƣớng lạm dụng khi ghép vào trong "Hệ điều hành Unix" một
loạt chƣơng trình ứng dụng, không thuộc "lõi" của Unix, nhƣ sendmail và qmail cho

thƣ tín điện tử, X11, GNOME, KDE cho môi trƣờng đồ hoạ, BIND cho máy chủ quản
lý tên miền, Những phần mềm này cũng là mở và cần thiết cho các mạng TCP/IP.).
Chỉ Linux là dành đƣợc sự tham gia phát triển của cộng đồng quốc tế, còn NetBSD và
FreeBSD do Đại học Berkeley, Hoa Kỳ phát triển.
Khoa Thông tin-Thƣ viện, ĐHKHXH&NV Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện


Lê Bá Lâm 23 Nghiên cứu, thiết kế và triển khai …
- Tập hợp các sản phẩm GNU của FSF do Richard Stallman chủ trì, phát triển
đặc biệt là trình biên dịch GNU C/C++.
- Một loạt ngôn ngữ lập trình nhƣ Perl, Python,
- Các máy chủ Web nhƣ Apache, TomCat,
- Các máy chủ proxy nhƣ Squid, T.Rex,
- Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ nhƣ MySQL, PostgreSQL,
- Các hệ phát triển các trang web nhƣ HTML, XML,
1.1.4.2 ILS mã nguồn mở
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các PMNM nói chung thì hệ thống PMNM
dành cho thƣ viện đặc biệt là các ILS cũng rất phong phú và đa dạng. Những ILS
nguồn mở đầu tiên đƣợc các thƣ viện Việt Nam biết đến có lẽ là WEBLIS do
UNESCO cung cấp (WEBLIS đƣợc phát triển lên từ CDS/ISIS) và PMB tiếng Việt
(PhpMyBibli) của dự án ―Phát huy di sản thƣ tịch ở Đông Nam Á‖.

Hình 1.3: Tên và logo một số ILS mã nguồn mở

×