Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Nghiên cứu, thiết kế và triển khai hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở KOHA tại phòng tư liệu viện địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.32 KB, 21 trang )

Nghiên cứu, thiết kế và triển khai hệ quản trị
thư viện tích hợp mã nguồn mở KOHA tại
phòng tư liệu viện Địa lý


Lê Bá Lâm


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Khoa học thư viện; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Huy Chương
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Hệ thống lý luận về ILS nói chung và Koha nói riêng. Nghiên cứu cấu
trúc, tính năng, khả năng tùy biến của Koha. Thiết kế, cấu hình và xây dựng một số
biểu mẫu. Triển khai sử dụng thử nghiệm Koha cho Viện Địa lý, từ đó xem xét,
đánh giá khả năng áp dụng rộng rãi cho các thư viện tại Việt Nam.

Keywords. Thông tin thư viện; Hệ quản trị thư viện; Mã nguồn mở KOHA; Viện
Địa lý

Content
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, đây là
sự kiện đánh dấu việc đất nước ta tham gia sâu rộng và toàn diện vào hệ thống thương mại
toàn cầu.
Việc đi vào sân chơi lớn WTO đã mở ra cho ngành CNTT và truyền thông Việt Nam
nhiều triển vọng cũng như những thách thức lớn lao khi bước vào con đường hội nhập. Một
trong những khó khăn được nêu ra là việc thực thi luật sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần


mềm tin học, tức là sức ép về bản quyền phần mềm, thương mại điện tử.
Nhằm hạn chế vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm tin học và mục tiêu cao hơn là
thúc đẩy công nghiệp CNTT, hình thành đội ngũ nhân lực trình độ cao, làm chủ công nghệ,
an toàn, an ninh mạng và dữ liệu, không ngừng sáng tạo, giảm sự phụ thuộc vào một số nhà
cung cấp phần mềm độc quyền và đặc biệt là tiết kiệm chi phí cho ngân sách quốc gia. Ngày
30/12/2008, Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp đã ký ban hành chỉ thị số 07/2008/CT-
BTTTT về việc đẩy mạnh sử dụng PMNM trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà
nước. Theo đó, các đơn vị chuyên trách về CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Sở
TT&TT trên cả nước triển khai cài đặt và tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng các PMNM
đã được Bộ TT&TT khuyến cáo sử dụng. Cụ thể, đó là các phần mềm văn phòng
OpenOffice.org, thư điện tử trên máy trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla
FireFox và bộ gõ tiếng Việt Unikey.
Với đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy và đặc biệt là số lượng học sinh –
sinh viên đông đảo, trẻ khỏe, đầy nhiệt huyết, tư duy sáng tạo, họ là những người tiếp thu
nhanh và làm chủ khoa học công nghệ cao, những chủ nhân tương lai của đất nước và với
nhiều nội dung không nằm ngoài những mục tiêu của chỉ thị 07/2008/CT-BTTTT của Bộ
TT&TT, Ngày 01 tháng 3 năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số
08/2010/TT-BGDĐT Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở
giáo dục.
Tại điều 3 của thông tư ghi rõ 7 mục đích sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở
trong ngành giáo dục đó là: 1- Hỗ trợ nâng cao hiểu biết về lập trình phần mềm, hỗ trợ đổi
mới tư duy, tạo môi trường nghiên cứu, sáng tạo; rút ngắn thời gian nghiên cứu; 2- Là môi
trường học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong xã hội học tập; tạo môi trường kỹ năng làm việc
theo nhóm, theo cộng đồng; 3- Hạn chế và hướng tới việc xóa bỏ việc vi phạm bản quyền
phần mềm; 4- Tiết kiệm chi phí bản quyền; 5- Tạo sự thích nghi với các sản phẩm tương
đương với các phần mềm thương mại mã nguồn đóng; 6- Đảm bảo an ninh cho hạ tầng hệ
thống thông tin và dữ liệu; 7- Định hướng sử dụng chuẩn mở.
Tại phụ lục của thông tư: ―Danh sách các phần mềm tự do mã nguồn mở được khuyến
khích sử dụng trong ngành giáo dục‖, ở mục 5 là phần mềm quản lý thư viện số Greenstone
và Dspace và mục 6 là phần mềm thư viện Emilda, Phpmylibrary, Koha, OpenBiblio.

Từ các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành TT-TV trên đây, mỗi năm có hàng ngàn
sinh viên tốt nghiệp nhưng khi đi làm, tiếp xúc với ILS cho thấy họ vẫn còn rất bỡ ngỡ và gặp
nhiều khó khăn để sử dụng. Vấn đề này cơ bản xuất phát từ yếu tố khách quan, đó là giảng
viên không có điều kiện cài đặt một ILS thương mại vào máy tính của mình để giảng dạy,
hoặc nếu có thể truy cập OPAC hay đăng nhập vào các phân hệ của một ILS đang trực tuyến
nào đó thì lại vấp phải những vấn đề khác như đường truyền Internet (Hiện nay có thể giải
quyết được bằng USB 3G, Wifi), vấn đề bảo mật, an toàn dữ liệu,… Nhưng một điểm quan
trọng nhất là các đơn vị đã mua ILS thương mại đó không thể dễ dàng cho phép giảng viên và
sinh viên dùng nó làm công cụ để giảng dạy và học tập ở môi trường trực tuyến.
Trong quá trình sinh viên đi thực tập thì không phải cơ quan thư viện nào cũng có ILS
để cho sinh viên học tập, thực hành; những cơ quan đã trang bị ILS thì chưa chắc cho phép
sinh viên đăng nhập vào các phân hệ của ILS để xem xét, nghiên cứu và trải nghiệm thực
tiễn, dẫn tới khi ra trường thì cơ hội xin việc làm của họ cũng giảm đi một cách rõ rệt. (Ví dụ:
Tháng 4 và 5/2010, Đại học FPT tuyển cán bộ thư viện với yêu cầu đầu tiên nêu rất rõ ràng là
ứng viên phải sử dụng được ngay ILS).
Do đó ngoài một số nội dung được học như thiết kế cơ sở dữ liệu, nhập tin tài liệu, tạo
file đảo, viết format hiện hình, kết xuất thông tin thư mục, tra cứu tìm tin,…. ở các phiên bản
phần mềm ISIS, Foxbase, FoxPro hoặc Access (một ứng dụng trong MS Office) thì sinh viên
ngành TT-TV vẫn thiếu kỹ năng sử dụng các ứng dụng khác của một ILS hiện đại thường có
như Bổ sung trao đổi, Ấn phẩm định kỳ, Bạn đọc, Lưu thông, Thống kê báo cáo, Kiểm kê
kho,…
―Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay các thư viện ở Việt Nam là một lực lượng rất
hùng hậu. Hệ thống thư viện công cộng cả nước có 1 Thư viện Quốc gia Việt Nam, 64 thư
viện tỉnh, thành phố, 582 thư viện quận, huyện, thị xã; 6046 thư viện xã, phường, tủ sách khu
dân cư, thôn, làng với tổng số 8.000 cán bộ và hơn 22 triệu bản sách. Hệ thống thư viện
chuyên ngành, đa ngành gồm: 57 thư viện của viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, hơn 230
thư viện trường đại học và cao đẳng (công lập và dân lập), 17.000 thư viện, tủ sách trường
học, 218 trung tâm thông tin – thư viện của các Bộ, ban, ngành, các cơ quan Nhà nước và
2.700 thư viện của các đơn vị vũ trang. Ngoài ra còn có hàng ngàn thư viện của các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự

nghiệp và các thư viện tư nhân. Gần 10.000 tủ sách pháp luật xã, phường; hơn 8.000 tủ sách
điểm bưu điện – văn hóa xã v.v…‖
Với số lượng thư viện đã thống kê sơ bộ trên đây và thử làm một phép tính đơn giản
là mỗi thư viện trang bị một ILS thương mại trong nước với giá xấp xỉ 500 triệu VNĐ hoặc
ILS thương mại nước ngoài với giá xấp xỉ 2 tỉ VNĐ thì con số thu được chắn hẳn làm cho
những người làm công tác TT-TV Việt Nam phải trăn trở suy nghĩ.
Trong bối cảnh khoa học thư viện đang hướng tới rất nhiều vấn đề mới như FRBR,
RDA và ngay cả những vấn đề không mới nhưng chưa được quan tâm nhiều như biên mục
bản ghi kiểm soát tính thống nhất (Authority Data), mô tả dữ liệu vốn tư liệu (Holding Data),
những thông tin cộng đồng (Community Information),… thì việc nghiên cứu, ứng dụng một
ILS mã nguồn mở đầy đủ tính năng, hiện đại, với các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến, phục vụ tốt
các nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập và đặc biệt đưa vào triển khai ứng dụng thực tiễn
tại các thư viện, trung tâm thông tin, phòng tư liệu,… ở Việt Nam là một việc làm hết sức
quan trọng, ý nghĩa và cấp thiết.
Tổng hợp các vấn đề trình bày trên đây, kết hợp với công việc chính ở đơn vị công tác
quản trị ILS là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và triển khai Hệ quản trị thư viện
tích hợp mã nguồn mở Koha tại Phòng Tư liệu Viện Địa lý” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ
của mình.
Tình hình nghiên cứu của đề tài
Koha đã được nghiên cứu phát triển lần đầu tiên từ năm 2000 tại New Zealand và
hiện nay được cài đặt, sử dụng khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất là những thư viện mà đất
nước họ có ngành CNTT, sản xuất phần mềm phát triển mạnh mẽ như Canađa, Pháp, Mỹ, Ấn
độ…
Giao diện OPAC và các phân hệ nghiệp vụ của Koha phiên bản 3.2.0 có thể lựa chọn
hiển thị cho 45 ngôn ngữ khác nhau. Tại Đông Nam Á là các thứ tiếng Inđônêxia, Thái Lan,
Malaixia và Lào (do Anousak Souphavanh dịch).
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phần mềm thư viện mã nguồn
mở hiện nay mới chỉ tập trung vào phần mềm tạo các bộ sưu tập và quản trị tư liệu số như
Greenstone và Dspace. Đây là hai phần mềm được các trường đại học và cao đẳng phía Nam
nghiên cứu ứng dụng nhiều. Tại Thư viện Trung tâm ĐHQG Tp. HCM, Thư viện Đại học

Khoa học Tự nhiên Tp. HCM, Trung tâm TT-TV Đại học Đà Lạt thường xuyên tổ chức các
cuộc hội thảo, các lớp hướng dẫn cài đặt, sử dụng Greenstone và Dspace. Ở khu vực phía
Bắc, từ tháng 10 năm 2009 Thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng công
bố chính thức ứng dụng Dspace vào lưu trữ, quản lý và khai thác nội bộ các kho tài nguyên
số của nhà trường.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài
Nghiên cứu, tìm hiểu các tính năng và khả năng sửa đổi, mở rộng của Hệ quản trị thư
viện tích hợp mã nguồn mở Koha. Sử dụng thử nghiệm tại thư viện Viện Địa Lý, từ đó xem
xét, đánh giá khả năng áp dụng rộng rãi cho các thư viện Việt Nam.
Nhiệm vụ của đề tài
- Hệ thống lý luận về ILS nói chung và Koha nói riêng;
- Nghiên cứu cấu trúc, tính năng, khả năng tùy biến của Koha;
- Thiết kế, cấu hình và xây dựng một số biểu mẫu;
- Triển khai thử nghiệm Koha cho Viện Địa lý;
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha
Phạm vi nghiên cứu:
- Koha phiên bản 3.2.0 phát hành tháng 10 năm 2010 trên nền tảng hệ điều hành
Ubuntu 10.10, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySql, Web server Apache và Ngôn ngữ lập trình
Perl;
- Phòng Tư liệu Viện Địa lý.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trên cơ sở mối
liên hệ, sự tác động qua lại giữa các bộ phận trong thư viện, các quy trình nghiệp vụ thư viện,
đường đi của tài liệu dẫn tới sự tương tác lẫn nhau và đa chiều trong các phân hệ của phần
mềm.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là:
+ Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu;
+ Phương pháp so sánh đối chiếu, tạo tình huống;

+ Phương pháp thử nghiệm.
Những đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận
Góp phần làm rõ hơn những đóng góp và lợi ích của PMNM nói chung và PMNM
ILS nói riêng trong việc tin học hóa công tác TT-TV.
Về mặt thực tiễn
- Giảng viên dùng Koha để minh hoạ cho các bài giảng, các môn học liên quan, là nền
tảng để đi sâu, tìm tòi, khám phá, triển khai các công nghệ mới trong thư viện;
- Sinh viên có thể tham khảo để tự cài đặt cho mình một bản Koha, tự Việt hóa các
giao diện của Koha phục vụ học tập, nghiên cứu và trải nghiệm thực tế;
- Cán bộ thư viện tham khảo để cài đặt phần mềm, cấu hình các tham số hệ thống,
quản trị các phân hệ trong Koha giúp cho đơn vị có một ILS hiện đại, đầy đủ chức năng, đáp
ứng các chuẩn quốc tế mà không phải tốn kém kinh phí mua ILS thương mại.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương với nội dung như sau:
CHƢƠNG 1: Tổng quan về Koha
CHƢƠNG 2: Tùy biến trong Koha
CHƢƠNG 3: Thử nghiệm Koha tại Viện Địa lý

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KOHA
1.1. Khái quát về ILS
1.1.1. Định nghĩa ILS
ILS là hệ quản trị thư viện tích hợp dành cho các cơ quan TT-TV, giúp tự động hóa
quy trình đường đi của tài liệu cũng như hỗ trợ triển khai một số sản phẩm, dịch vụ khác
trong thư viện.
ILS tập trung ―giải quyết bài toán‖ của các nhóm công việc như Bổ sung, Biên mục,
Lập chỉ mục, OPAC, Quản lý bạn đọc, Lưu thông, Ấn phẩm định kỳ, Thống kê báo cáo,…
Mỗi nhóm công việc này thường được gọi là một phân hệ của ILS.

Để xây dựng ILS, các nhà lập trình sử dụng một ngôn ngữ lập trình, hệ quản trị
CSDL, hệ điều hành và webserver. Các công cụ và phần mềm trên có thể sử dụng loại mã
nguồn đóng (thương mại) hoặc mã nguồn mở (miễn phí).
Một ILS được coi là chuẩn quốc tế khi CSDL tuân theo chuẩn MARC21 hoặc
UNIMARC; Biên mục theo quy tắc ISBD, AACR2, RDA; Xuất nhập bản ghi theo định dạng
ISO2709; Có giao thức trao đổi dữ liệu qua z39.50; Chuẩn SIP/NCIP cho RFID và các ký tự
theo Unicode hỗ trợ đa ngữ.
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá ILS
Theo tác giả Tạ Bá Hưng và cộng sự: Việc đánh giá và lựa chọn một ILS cần phải dựa
trên hệ thống các tiêu chí khách quan mà cụ thể, bao gồm 3 nhóm tiêu chí chủ yếu: về CNTT
và truyền thông, về các chuẩn nghiệp vụ TT-TV và đối với các phân hệ (module) chức năng.
Lưu ý việc sử dụng các tiêu chí trên trong điều kiện ở Việt Nam.
1.1.2.1 Nhóm tiêu chí về CNTT và truyền thông
Nguyên tắc thiết kế mở: ILS phải được thiết kế, xây dựng và vận hành theo các chuẩn
công nghệ mở để đảm bảo khả năng nâng cấp, thay đổi, bổ sung, kết nối thêm các module
mới mà không kéo theo sự đổ vỡ hệ thống cũng như phải đảm bảo được sự kế thừa các thành
quả đã đạt được.
- Xây dựng theo mô hình khách/chủ (client/server).
- Làm việc trên mạng TCP/IP: ILS phải hỗ trợ các giao thức TCP/IP để đảm bảo khả
năng kết nối mạng toàn cầu và triển khai các dịch vụ liên quan tới chia sẻ và khai thác các
nguồn tin điện tử trên thế giới.
- Ngôn ngữ giao diện: Ngôn ngữ sử dụng trên giao diện các phân hệ của chương trình
là tiếng Anh và Việt.
- Hỗ trợ mã vạch: Cho phép in mã vạch trực tiếp theo số liệu trong CSDL theo các
khuôn dạng mã vạch khác nhau. Sử dụng mã vạch trong các nghiệp vụ liên quan (bổ sung,
lưu thông).
- Khả năng tùy biến cao trong việc tạo khuôn dạng báo cáo dữ liệu: Cán bộ thư viện
có thể tự định dạng cho các loại báo cáo dữ liệu khác nhau: các sản phẩm thư mục, thư từ,
hợp đồng, nhãn, phích phiếu, thẻ đọc mà không cần sự can thiệp của đơn vị cung cấp phần
mềm.

- Liên kết với các phần mềm khác như E-mail trong một mạng.
1.1.2.2 Nhóm tiêu chí về các chuẩn nghiệp vụ TT-TV
Các chuẩn nghiệp vụ TT-TV tiên tiến và các chuẩn hiện hành phải được tính đến để
đảm bảo sự tương thích trong giao dịch và vận hành các quá trình TT-TV và trao đổi các sản
phẩm, dịch vụ TT-TV trong môi trường nối mạng toàn cầu. Các tiêu chí được trình bày dưới
đây là rất căn bản đối với bất cứ ILS nào trong điều kiện Việt Nam và bối cảnh hội nhập quốc
tế hiện nay.
- Hỗ trợ MARC21, MARC21 VN: sử dụng khổ mẫu biên mục theo chuẩn MARC 21,
MARC21VN.
- Áp dụng quy tắc sinh số Cutter theo chuẩn của Thư viện Quốc gia với tên ấn
phẩm/tên tác giả tiếng Việt: Phần mềm tự động sinh số Cutter theo xâu nhập vào.
- Thích hợp với các thư viện có nhiều kho, điểm cho mượn.
- Phần mềm phải gồm các module chức năng Bổ sung, Biên mục, Số hoá tài liệu,
Quản lý kho, Ấn phẩm định kỳ, Quản lý lưu thông, OPAC, Mượn liên thư viện, Xuất bản,
Tạp chí điện tử, Cung cấp tài liệu điện tử, Tìm kiếm toàn văn, Quản trị hệ thống.
1.1.2.3 Nhóm tiêu chí đối với các phân hệ chức năng
ILS có thể gồm nhiều phân hệ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ đầu tư và nhu cầu
thực tế của từng đơn vị và trong từng giai đoạn. Tuy nhiên một ILS tạm gọi là hoàn chỉnh thì
phải gồm có những phân hệ cơ bản và trong từng phân hệ đó có những tính năng sau:
- Phân hệ Bổ sung
+ Đơn đặt mua
+ Thay đổi đơn đặt mua
+ Khai báo các khoản chi
+ Quản lý nhà cung cấp
+ Quản lý quỹ
+ Quản lý nhiều nguồn bổ sung khác nhau,…
- Phân hệ Biên mục
+ Có trợ giúp quá trình biên mục theo MARC 21 và MARC 21VN: Người dùng có
thể nhận được các mức trợ giúp khác nhau khi biên mục các trường MARC 21 và MARC
21VN như: Biên mục theo từng trường con, hiển thị thuộc tính của các trường/trường con,

hiển thị các giá trị có thể có của indicator.
+ Hợp lệ dữ liệu theo MARC 21 và MARC 21VN: Tự động kiểm tra tính hợp quy của
nội dung một bản ghi theo các quy tắc của MARC 21, MARC 21VN.
+ Nhập trực tuyến theo lô qua Z39.50: Cho phép người dùng mở một lệnh tìm kiếm
theo Z39.50 đến một thư viện khác và nhập thẳng kết quả vào CSDL cục bộ.
+ Xuất dữ liệu trực tuyến: Người dùng cũng có thể xuất dữ liệu (khuôn dạng ISO
2709 hoặc tagged) trong quá trình biên mục.
+ Nhập dữ liệu từ các tệp text có tag: các dữ liệu kết xuất text từ cơ sở dữ liệu trên
CD-ROM/DVD-ROM như DIALOG, Silver Platter.
- Phân hệ lƣu thông nội bộ và liên thƣ viện
+ Ghi mượn, ghi trả
+ Đăng ký mượn trực tuyến và giữ chỗ
+ Tính toán quá hạn, ra thông báo đòi sách, gửi email
+ Tính toán phạt tài chính hoặc cấm mượn
+ Gia hạn
+ Khóa thẻ
+ Thống kê tần suất lưu thông,…
- Phân hệ Bạn đọc
+ Quản lý bạn đọc
+ Xử lý bạn đọc theo lô
+ Thống kê theo độ tuổi, đơn vị
+ In thẻ bạn đọc và mã vạch
+ Thiết lập chính sách cho từng đối tượng bạn đọc,…
- Phân hệ Ấn phẩm tiếp tục
+ Quản lý danh mục nhà cung cấp
+ Nhận ấn phẩm theo định kỳ
+ Khiếu nại.
- Phân hệ tra cứu (OPAC)
+ Giao diện Web và thân thiện với người dùng
+ Có nhiều cấp độ tìm kiếm khác nhau

+ Tìm theo nhiều tiêu chí và theo nhiều dạng tài liệu
+ Tương tác với bạn đọc….
Lựa chọn một ILS hiện đại, thích hợp cho thư viện điện tử cụ thể còn phải xuất phát
từ thực trạng hoạt động, khả năng tài chính và đặc biệt là năng lực tiếp thu, làm chủ và phát
triển của cơ quan TT-TV. Trong các yếu tố chủ quan, quan trọng bậc nhất là nguồn nhân lực
và khả năng quản lý phát triển của đội ngũ lãnh đạo.
1.1.3. ILS mã nguồn đóng
ILS thương mại tại Việt Nam hiện nay rất đa dạng và phong phú, chủ yếu vẫn là ILS
do các công ty tin học trong nước phát triển, số ít là các ILS nhập ngoại. Được phát triển từ
cuối những năm 90 của thế kỷ trước và đang chiếm phần lớn thị phần là các ILS Libol (Công
ty Tinh Vân), Ilib (Công ty CMC), Verbrary (Công ty Lạc Việt), Elib (Công ty VNNetsoft),
Virtua (VTLS inc.),…
1.1.4. ILS mã nguồn mở
1.1.4.1 Phần mềm mã nguồn mở là gì?
―Phần mềm mã nguồn mở‖ còn được gọi tắt là phần mềm nguồn mở là phần mềm
được tác giả cung cấp mã nguồn kèm theo và người sử dụng không phải trả chi phí bản quyền
mua mã nguồn.
―Phần mềm tự do mã nguồn mở‖ là phần mềm mã nguồn mở có bản quyền tác giả, có
giấy phép sử dụng đi kèm với phần mềm, trong đó cho phép người sử dụng được quyền tự do
sử dụng, tự do sao chép, tự do phân phối và tự do nghiên cứu, sửa đổi mã nguồn và phân phối
lại các phần mềm dẫn xuất đã qua sửa đổi mã nguồn.
- Tập hợp các sản phẩm GNU của FSF do Richard Stallman chủ trì, phát triển đặc biệt
là trình biên dịch GNU C/C++.
- Một loạt ngôn ngữ lập trình như Perl, Python,
- Các máy chủ Web như Apache, TomCat,
- Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ như MySQL, PostgreSQL,
1.1.4.2 ILS mã nguồn mở
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các PMNM nói chung thì hệ thống PMNM dành
cho thư viện đặc biệt là các ILS cũng rất phong phú và đa dạng. Những ILS nguồn mở đầu
tiên được các thư viện Việt Nam biết đến có lẽ là WEBLIS do UNESCO cung cấp (WEBLIS

được phát triển lên từ CDS/ISIS) và PMB tiếng Việt (PhpMyBibli) của dự án ―Phát huy di
sản thư tịch ở Đông Nam Á‖.
1.2. ILS mã nguồn mở Koha
1.2.1. Tổng quan Koha
Koha là ILS mã nguồn mở được giới thiệu là đầu tiên trên thế giới, phát triển ban đầu
tại New Zealand bởi Katipo Communications Ltd và được triển khai vào tháng Giêng năm
2000 cho thư viện Horowhenua Trust. Koha hiện nay được phát triển bởi cộng đồng những
người làm công nghệ thông tin và thư viện trên toàn thế giới, vì vậy các tính năng của Koha
liên tục hoàn thiện và phát triển mở rộng để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Koha có đầy
đủ tính năng của một ILS hiện đại, phù hợp với mọi loại hình thư viện như thư viện trường
học, thư viện công cộng, thư viện các viện nghiên cứu, và được quản trị bởi hệ quản trị cơ
sở dữ liệu MySQL nên về mặt lưu trữ và xử lý dữ liệu không thua kém bất kỳ một hệ quản trị
cơ sở dữ liệu nào khác như MSSQL, Oracle hay Postgres.
1.2.2. Kiến trúc hệ thống của Koha
- Koha dựa trên kiến trúc chủ khách (server-client), máy chủ chạy trên nền tảng của
nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Windows, Unix, Mac, máy trạm chỉ đòi hỏi một
trình duyệt web thông thường như IE, Firefox, Google Chrome,
- Koha có thể chạy trên bất kỳ giao thức mạng thông tin nào.
- Koha sử dụng băng thông thấp để truyền tải thông tin.
1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của Koha
Để Koha có thể vận hành cần Bộ Koha nguồn và các phần hỗ trợ:
o Koha nguồn:
o Apache web server:
o Hệ quản trị CSDL MySQL:
o Ngôn ngữ lập trình Perl modules 5.8:
o Hệ điều hành Linux, Windows, Unix, Mac
1.2.4. Yêu cầu kỹ năng vận hành hệ thống của Koha
o Vì giao diện OPAC của Koha được thiết kế thân thiện nên người sử dụng và
nhân viên thư viện chỉ cần có những kỹ năng sử dụng máy tính thông thường
là có thể sử dụng hệ thống hiệu quả.

o Đối với các phân hệ nghiệp vụ, Koha yêu cầu một sự hiểu biết nhất định về
công tác thư viện.
o Quản trị hệ thống cần hiểu một chút về các hệ điều hành, hệ quản trị CSDL để
có thể bảo trì và sao lưu dữ liệu.
o Có một chút kiến thức về ngôn ngữ siêu văn bản.
1.2.5. Các tính năng chính của Koha
o Đầy đủ tính năng của một Hệ quản trị thư viện tích hợp (ILS) gồm OPAC, Bổ
sung, Biên mục, ÂPĐK, Bạn đọc, Lưu Thông, Thống kê báo cáo, Quản trị;
o Giao diện Web nên có thể tích hợp với website, cổng thông tin;
o Khổ mẫu nghiệp vụ thư viện chuẩn MARC21, UNIMARC;
o Đa ngôn ngữ;
o Không giới hạn người sử dụng;
o Có giao thức tải bản ghi tự động Z39.50;
o Tùy biến giao diện OPAC;
o Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MYSQL;
o Xuất nhập bản ghi theo định dạng chuẩn ISO2709;
o Tìm kiếm đơn giản, rõ ràng cho tất cả các giao diện người dùng…
1.2.6. So sánh tính năng và giá cả của Koha với một số ILS
Tác giả đã đưa ra bảng các tính năng và giá cả của các ILS và Koha
1.2.7. Lịch sử phát triển Koha
1.2.8. Một số thư viện trong và ngoài nước sử dụng Koha

CHƢƠNG 2
TÙY BIẾN TRONG KOHA
2.1. Thiết kế Worksheet nhập tin
Như đã trình bày ở trên, Koha tuân thủ đầy đủ các chuẩn quốc tế về biên mục do sử
dụng khổ mẫu MARC21 và UNIMARC cho việc trình bày và trao đổi dữ liệu. MARC21 đã
được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ và Thư viện Quốc gia Canađa phối hợp biên soạn, phổ biến
từ năm 1996 và từ đó đến nay MARC21 đã trở thành khổ mẫu nổi tiếng và được sử dụng
rộng rãi trên thế giới như một chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin thư viện.

Ở Việt Nam những năm gần đây, từ ISISMARC cho đến các hệ quản trị thư viện tích
hợp thương mại đang chiếm thị phần lớn như Libol, Ilib, Verbrary, Virtua,… đều sử dụng
khổ mẫu MARC21 cho tất cả các khách hàng. Chính vì vậy khi áp dụng Koha tại Việt Nam
và lựa chọn sử dụng khổ mẫu mặc định MARC21 để tương thích trao đổi dữ liệu với các hệ
quản trị thư viện hiện có là lựa chọn phù hợp.
2.1.1. Lựa chọn các trường MARC21
Thực tế biên mục rất đa dạng và phong phú, đồng thời yêu cầu của các cơ quan thông
tin và thư viện cũng khác nhau do mỗi cơ quan ngoài những loại hình tài liệu chung như sách,
chuyên khảo, tuyển tập; ấn phẩm định kỳ còn có các loại hình tài liệu đặc thù khác như khóa
luận, luận văn, luận án; đề tài cơ sở, đề tài cấp trường, cấp bộ, cấp nhà nước, các báo cáo hội
nghị hội thảo, kỷ yếu; tệp máy tính, đĩa CD/DVD; tranh, ảnh, bích chương; bản đồ; vi phim;
phim điện ảnh, băng ghi hình; văn bản hành chính; băng ghi âm; mô hình, tượng; thông tin
cộng đồng,… nên các trường MARC21 được lựa chọn cho các worksheet nhập tin cũng khác
nhau.
Tổng hợp các loại hình tài liệu và qua thực tế tại các cơ quan thông tin – thư viện Việt
Nam, thông thường sử dụng các worksheet nhập tin sau:
- Mẫu worksheet nhập tài liệu (sách)
- Mẫu worksheet nhập tài liệu nhiều kỳ
- Mẫu worksheet nhập âm nhạc, nhạc
- Mẫu worksheet nhập bản đồ, tập bản đồ, quả địa cầu
- Mẫu worksheet nhập ấn phẩm điện ảnh, băng từ
- Mẫu worksheet nhập file máy tính
- Mẫu worksheet nhập đề tài
- Mẫu worksheet nhập luận văn, luận án
- Mẫu worksheet nhập văn bản tổng hợp
Như vậy, với mỗi một loại hình tài liệu khác nhau, có thể tạo ra một mẫu nhập tin
tương ứng căn cứ vào thông tin đặc thù của loại hình tài liệu đó mà người tạo lập lựa chọn
các trường trong MARC21 cho phù hợp.
Qua thực tế triển khai thì số các trường trong MARC21 được sử dụng thường xuyên
chỉ chiếm phần nhỏ, nhiều trường dữ liệu rất ít khi được sử dụng. Do đó chỉ xây dựng những

trường thường xuyên sử dụng và cụ thể với từng loại hình tài liệu là phù hợp với yêu cầu của
người nhập tin của đơn vị cụ thể. Trong tất cả các worksheet nhập tin thì mẫu dành cho sách
là cơ bản nhất, gần như tất cả các thư viện đều dung và tác giả đã lựa chọn các trường để thiết
kế mẫu nhập tin này.
2.1.2. Tạo trường và trường con
Sau khi cài đặt Koha, chương trình sẽ xuất hiện một Worksheet nhập tin mặc định.
Trong Worksheet nhập tin mặc định chứa các trường và trường con của MARC21 đầy đủ từ
vùng 0XX đến 9XX. Việc đầu tiên xây dựng worksheet mới là tạo lập rồi sao chép toàn bộ
các thông tin của worksheet mặc định sang worksheet mới. Thông tin các nhãn trường lớn
được sử dụng gồm có: Mã nhãn trường là số có 3 chữ số, độ dài trường được thiết kế sao cho
phù hợp với thông tin nhập vào; Tên nhãn trường; Các thuộc tính lặp hoặc bắt buộc. Các
trường con được thể hiện bằng số từ 0 đến 9 hoặc một chữ cái. Một điểm nổi bật trong thiết
kế các trường của Koha là cho phép ẩn/hiện khi nhập tin hoặc sử dụng mềm dẻo gán các giá
trị từ bảng có sẵn gọi là giá trị ủy quyền và cơ sở dữ liệu kiểm soát tính nhất quán. Tính năng
này đảm bảo dữ liệu thống nhất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người nhập tin.
Thiết kế cũng cho phép gán các giá trị xuất hiện thường xuyên trong buổi làm việc.
2.1.3. Kết quả thiết kế Worksheet
Tác giả đã đưa ra hình ảnh về các trường và trường con trong mẫu nhập tin để nhập
thông tin từ màn hình máy tính.
2.2. Viết Format hiện hình
Biểu ghi được tạo lập trong quá trình biên mục có thể được trình bày theo một khổ
mẫu. Cần phải có sự thống nhất hình thức trình bày biểu ghi để người sử dụng mục lục có thể
biết cách đọc và xác định dễ dàng vị trí của các yếu tố dữ liệu.
Trong biên mục truyền thống, thứ tự trình bày các yếu tố thư mục đã dần được chuẩn
hóa, đặc biệt là từ những năm 70, sau khi mô tả thư mục theo ISBD ra đời.
Với biên mục máy, các biểu ghi có thể hiển thị trên màn hình theo nhiều kiểu khác
nhau, tuy nhiên người ta cố gắng lựa chọn hình thức dễ đọc, dễ hiểu, tương tự như hình thức
trình bày của phiếu mục lục.
Các quy tắc xây dựng trên nền tảng của mô tả theo tiêu chuẩn quốc tế phân biệt 8
vùng mô tả:

1. Vùng nhan đề và thông tin trách nhiệm
2. Vùng lần xuất bản
3. Vùng đặc thù loại tài liệu (chủ yếu bản đồ)
4. Vùng xuất bản, sản xuất, phát hành
5. Vùng mô tả vật lý
6. Vùng tùng thư
7. Vùng phụ chú
8. Vùng số chuẩn quốc tế và điều kiện có được tư liệu
2.2.1. Ngôn ngữ tạo Format
Tương tự như tạo format hiện hình trong CDS/ISIS trước đây, tuy nhiên đối với hệ
quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha các ký hiệu được sử dụng đơn giản hơn (ví dụ
không có những cặp câu lệnh như IF THEN) và phần tùy biến này chỉ dành riêng cho trình
bày thông tin theo ISBD. Ngoài những ký tự quy định, quy tắc thể hiện tiền tố, hậu tố thì
trong ngôn ngữ tạo format của Koha cho phép dùng thêm ngôn ngữ siêu văn bản HTML.
# - dấu thăng: mang tính chất giải thích hoặc để người tùy biến dễ nhận biết
|| - dấu sổ dọc: thể hiện bắt đầu và kết thúc một vùng thông tin
{} - dấu ngoặc nhọn: thể hiện thông tin trường hoặc trường con sẽ được ghi ra
\n - dấu sổ chéo kèm n: hiển thị giá trị trường lặp, sau mỗi giá trị sẽ xuống dòng
2,3,4,6,8 hoặc a,b,c,d,… các nhãn trường con
<br> - xuống dòng
<label> abcd </label> - Viết ra cụm ký tự abcd
2.2.2. Thể hiện Format
Căn cứ theo các nhãn trường và trường con được lựa chọn trong mẫu nhập tin, quy tắc
viết format hiện hình của Koha và sơ đồ mô tả trên đây tác giả đã thể hiện Format hiện hình
theo ISBD.
2.2.3. Kết quả đầu ra Format
Kết quả thông tin tìm tin chi tiết đối với từng bản ghi được Koha trình bày ra 3 hình
thức khác nhau. Hai kiểu trình bày ―Hiển thị đơn giản‖ và ―Hiển thị MARC‖ đòi hỏi phải can
thiệp sâu hơn vào các file đã được lập trình viết bằng ngôn ngữ Perl, có nghĩa rằng người
quản trị không những phải có hiểu biết, được đào tạo về công nghệ thông tin mà còn phải

thông thạo về ngôn ngữ lập trình Perl.
Đối với phần ―Hiển thị ISBD‖ chương trình đã thiết kế theo hướng mở, tùy theo từng
đơn vị cụ thể và khả năng của nhân viên thư viện viết format đầu ra theo yêu cầu của đơn vị
đó. Với vốn kiến thức được đào tạo về CDS/ISIS và HTML căn bản trong nhà trường, cán bộ
thư viện hoàn toàn có khả năng để xây dựng cho mình một format theo yêu cầu.
Với cách viết format thông tin đầu ra theo ISBD trên đây, kết quả hiển thị ra màn hình
của một bản ghi trong cơ sở dữ liệu và diễn giải kết quả là:
PHẠM HOÀNG HẢI
(Tác giả - được kết xuất thông tin từ trường tác giả 100a)
Giáo trình cơ sở cảnh quan học và nghiên cứu đa dạng cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam
(Nhan đề tài liệu – được kết xuất từ trường nhan đề 245a)
/ (dấu gạch chéo được lấy ra trước trường thông tin trách nhiệm 245c)
Phạm Hoàng Hải
(Dữ liệu kết xuất từ trường thông tin trách nhiệm 245c)
H. : Viện Địa lý, 2009.
(Dữ liệu kết xuất từ trường 260)
122 tr. : Ảnh ; 14.3 x 20.3 cm + Bản đồ
(Dữ liệu kết xuất từ trường 300)
Chủ đề Thuật ngữ chủ điểm:
Địa lý tự nhiên—Việt Nam
Nhiệt đới gió mùa
Cảnh quan học
(Dữ liệu được kết xuất ở vùng 6XX)
DDC: 915
(Dữ liệu kết xuất từ nhãn trường 082a)
CALLNUMBER: 915 PH-H 2009
(Dữ liệu kết xuất từ nhãn trường 952o)
DKCB: TB10001
(Dữ liệu kết xuất từ nhãn trường 952p)
2.3. Thiết kế in nhãn gáy tài liệu

Một công việc chuyên môn nghiệp vụ được tất cả các thư viện quan tâm và là khâu
cuối cùng trong xử lý nghiệp vụ trước khi đưa tài liệu lên giá đó là thiết kế và in két nhãn gáy
tài liệu.
Để tổ chức kho đóng, thông thường các thư viện sẽ xây dựng nhãn gáy thể hiện nội
dung chính trên nhãn là thông tin đăng ký cá biệt. Đối với kho mở, các thư viện sẽ lựa chọn
thông tin xếp giá là CallNumber. Tất cả các hệ quản trị thư viện tích hợp đều ít nhiều hỗ trợ
phần việc này, tuy nhiên để tiện ích trong kết xuất thông tin và in ra kết quả dễ dàng, không
phải qua nhiều công đoạn thì không phải ILS nào cũng có được.
Sau khi tham khảo một số mẫu và kích thước nhãn gáy tài liệu tại một số đơn vị lớn
như Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN, giải pháp
―Tất cả trong một‖ (All in One) đã được lựa chọn thiết kế. Sử dụng giải pháp này cho phép
các thư viện dễ dàng tổ chức tài liệu theo hình thức kho đóng hay kho mở căn cứ vào điều
kiện cụ thể của thư viện hoặc ban đầu tổ chức kho mở, sau một thời gian chuyển sang kho
đóng thì tài liệu không cần phải xử lý lại kỹ thuật.
2.3.1. Hình thức nhãn gáy
Hình thức nhãn gáy hay hiểu đơn giản hơn là kích thước nhãn gáy là sự thiết lập
thông tin chính cho 2 khổ cỡ giấy: Độ cao rộng của một nhãn gáy và độ cao rộng của trang
giấy để số lượng nhãn thiết kế in ra trên trang đó. Thông thường lựa chọn là trang A4 và thiết
kế để in ra 25 nhãn gáy trên một trang.
2.3.2. Nội dung nhãn gáy
Nội dung nhãn gáy là những giá trị thông tin được trình bày trên nhãn. Các giá trị này
sẽ được lấy từ dữ liệu trong các bản ghi. Theo thiết kế thông tin trên nhãn được chia ra làm 3
vùng là: Vùng để tên thư viện, Vùng đặt chỉ số CallNumber và vùng thể hiện Đăng ký cá biệt
tài liệu.
Vùng Tên thư viện được trình bày cố định và ở trên cùng nhãn gáy
Vùng CallNumber ở vị trí trung tâm và xuống dòng khi gặp khoảng trống
Vùng Đăng ký cá biệt được trình bày dưới cùng nhãn gáy
2.3.2. Kết quả nhãn gáy
Với kết quả đầu ra nhãn gáy tài liệu, thư viện có thể tổ chức kho tài liệu theo xếp giá
kho mở hoặc kho đóng tùy theo yêu cầu cụ thể của đơn vị.

2.4. Báo cáo hỗ trợ nghiệp vụ
Báo cáo thống kê là một phân hệ đặc biệt quan trọng trong các hệ quản trị thư viện.
Căn cứ vào các báo cáo thống kê, cán bộ quản lý sẽ đưa ra những giải pháp và quyết định bổ
sung tài liệu hợp lý, điều chỉnh công việc cho các bộ phận nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của
bạn đọc cũng như điều hành thư viện có hiệu quả.
Tại phân hệ thống kê báo cáo của Koha mặc định cho phép cán bộ thư viện dễ dàng
lập các báo cáo, thống kê công việc với các lựa chọn trong bảng có sẵn. Ngoài ra Koha thể
hiện tính mềm dẻo, tùy biến của mình bằng cách cho phép các quản trị viên tự tạo lập các báo
cáo với số lượng không giới hạn theo yêu cầu dễ dàng khi chỉ sử dụng một vài câu lệnh của
hệ quản trị CSDL quan hệ MySQL và các bảng, cột dữ liệu được lưu trong CSDL MySQL.
2.5. Dịch Koha sang tiếng Việt
Koha đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ. Theo thống kê của phiên bản Koha 320 thì
ILS này đã được dịch sang gần 50 thứ tiếng khác nhau. Tại Đông Nam Á có tiếng Thái Lan,
Tiếng Lào, Tiếng Inđônêxia nhưng chưa thấy công bố bản dịch sang tiếng Việt (Việt hóa). Để
dịch sang tiếng Việt đòi hỏi người dịch phải am hiểu về phần mềm thư viện, về cấu trúc của
Koha, tất cả các tính năng, mô đun và cách vận hành của chúng. Nếu sử dụng phương pháp
―vừa dịch vừa thăm dò‖ sẽ tốn không ít thời gian vì khi đó dịch giả phải tạo tình huống.
Trong một số trường hợp phải chờ đến khi ―thời gian thỏa mãn‖ (Ví dụ những thông báo tài
liệu quá hạn đối với dạng tài liệu là giáo trình thường vài tháng) thì dịch giả mới biết phần
dịch có đáp ứng yêu cầu không.
Có 2 nhóm file ngôn ngữ là OPAC và INTRANET. Ở nhóm OPAC là tất cả những gì
mà bạn đọc có thể nhìn thấy từ OPAC và ở nhóm INTRANET là các phân hệ nghiệp vụ dành
cho cán bộ thư viện.
Các file ngôn ngữ chủ yếu có phần mở rộng là tmpl (viết tắt của từ template) và gần
như tên file được đặt trùng với tính năng thực hiện của nó.

CHƢƠNG 3
THỬ NGHIỆM KOHA TẠI VIỆN ĐỊA LÝ
3.1. Vài nét về Viện Địa lý
3.1.1. Lịch sử hình thành

Viện có lịch sử ra đời và phát triển hơn 40 năm, qua các giai đoạn sau: [6]
1961 - 1966: Tổ Địa lý trong Ban Sinh vật - Địa học thuộc Uỷ Ban Khoa học và Kỹ thuật
nhà nước.
1967 - 1975: Phòng Địa lý trong Viện Khoa học Tự nhiên thuộc Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật
Nhà nước.
1975 - 1981: Phòng Địa lý trở thành một đơn vị phòng trong Viện Các Khoa học về Trái đất
thuộc Viện Khoa học Việt Nam.
1981 - 1984: Phòng Địa lý tách khỏi Viện Các Khoa học về Trái đất để thành lập Phòng Địa
lý - Bản đồ trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam.
1984 - 1993: Tháng 7 năm 1984 Viện Khoa học Việt Nam quyết định thành lập Trung tâm
Địa lý - Tài nguyên trên cơ sở sát nhập Phòng Địa lý - Bản đồ và Trung tâm Viễn thám thuộc
Viện Khoa học Việt Nam.
1993 đến nay: Viện Địa lý được thành lập trên cơ sở Trung tâm Địa lý – Tài nguyên theo
Quyết định số 24/CP/QĐ ngày 22 tháng 5 năm 1993 và theo Quyết định số 19/KHCNQG/QĐ
ngày 19 tháng 6 năm 1993 của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia nay là
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
Nghiên cứu cơ bản về khoa học địa lý và phát triển công nghệ theo các hướng trọng
điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý tài nguyên môi
trường và xây dựng chính sách chiến lược, quy hoạch vùng lãnh thổ phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ địa lý có
trình độ cao cho đất nước theo quy định của pháp luật.
Tổ chức công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội, hiện trạng và biến động của môi trường địa lý từng vùng lãnh thổ trên phạm vi cả
nước, phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trung ương cho
việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đào tạo các cán bộ chuyên ngành Địa lý, tài nguyên môi trường, bản đồ viễn
thám.
Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực sau:
- Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên và những vấn đề kinh tế - xã hội
liên quan nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc thành lập quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội các vùng lãnh thổ và của cả nước, tham gia thẩm định các dự án kinh tế kỹ
thuật về khai thác tài nguyên và phân bố dân cư, tổ chức lãnh thổ.
- Nghiên cứu, đánh giá và dự báo các biến động của môi trường địa lý do tác động của
con người và của các quá trình tự nhiên khác nhằm đề xuất các phương án sử dụng
hợp lý tài nguyên và bảo vệ, cải tạo môi trường trong chiến lược lâu bền.
- Ứng dụng các phương pháp hiện đại (viễn thám, tin học, tự động hoá, bản đồ học )
trong nghiên cứu địa lý
2. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở sản xuất trong nước tổ chức triển
khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, thực hiện chuyển
giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nói trên từ nước ngoài vào Việt Nam
3. Tổ chức hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực địa lý tài nguyên.
4. Xây dựng cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học công nghệ, triển khai,ứng
dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện.
5. Quản lý đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Viện.
6. Đào tạo Sau đại học (Bậc tiến sỹ)
3.1.3. Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo Viện Địa lý gồm Viện trưởng và các Phó Viện trưởng. Hỗ trợ cho Ban
lãnh đạo Viện về mặt khoa học có Hội đồng khoa học và về mặt hành chính có phòng Quản
lý tổng hợp. Viện Địa lý có 17 phòng nghiên cứu và 2 trạm nghiên cứu trực thuộc với tổng số
cán bộ trực thuộc quản lý là 131 người, 119 cán bộ nghiên cứu với 5 nghiên cứu viên cao cấp,
26 nghiên cứu viên chính trong đó có 6 Phó giáo sư, 1 Tiến sĩ khoa học, 29 Tiến sĩ, 26 thạc sĩ
và 66 cử nhân, kỹ sư.
3.1.4. Hạ tầng và ứng dụng CNTT
Hiện tại Viện Địa lý có mạng cục bộ 150 nút mạng tại tòa nhà A27 trong khuôn viên
Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Hệ
thống dây mạng Cat5; 01 Server HP Proliant ML110G6 cấu hình Intel® Xeon® processor
X3430 (2.40GHz, 95W, 8MB, 1333, Turbo 1/1/2/3), bộ nhớ trong 2GB (1x2GB) PC3-

10600E DDR3 UB ECC, ổ cứng 250GB SATA NHP HDD, giao tiếp mạng Embedded
NC107i PCI Express Gigabit Ethernet Server Adapter, hỗ trợ hệ điều hành Microsoft®
Windows® Small Business Server 2003 R2 trở lên, chạy ứng dụng website của Viện tại địa
chỉ 08 swicth 3com 24 Port Switch - 81 results like the 3Com Gigabit
Ethernet Switch with 24 x RJ-45 10/100/1000Base-T LAN Ports, 3Com 4800G 24-port; 120
máy tính để bàn chủ yếu cấu hình Pentium 4, 20% máy tính mới thương hiệu Việt và 05
laptop hiệu HP, 100% chạy hệ điều hành windows XP, Vista, Windows 7 Ultimate.
3.1.5. Tài nguyên thông tin
3.1.5.1 Nguồn tài liệu điện tử
Viện Địa Lý trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nên cán bộ thuộc
Viện có thể sử dụng nguồn tài nguyên thông tin của Trung tâm Thông tin tư liệu của Viện
lớn. Hàng năm Trung tâm được đầu tư nguồn kinh phí khá lớn bổ sung tài liệu điện tử mà chủ
yếu là các tạp chí điện tử thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên như: Nông nghiệp và Thực
phẩm, Sinh học và Khoa học về sự sống, Hóa học và Khoa học Vật liệu, Khoa học Máy tính,
Khoa học Trái đất, Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Môi trường, Toán học, Vật lý và Thiên
văn,… Ngoài ra Trung tâm đã xây dựng được một CSDL nội sinh bằng phần mềm mã nguồn
mở quản trị tư liệu số Dspace có 2734 nhan đề với các bộ sưu tập Báo cáo tổng hợp các kết
quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ theo các hướng; Các bài báo của cán bộ
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam được đăng trong các tạp chí trong và ngoài nước;
Các chuyên đề Hóa học, Vật lý, Khoa học trái đất, Khoa học công nghệ, Phòng tránh giảm
nhẹ thiên tai … hiện đang trong quá trình thử nghiệm.
3.1.5.2 Nguồn tài liệu in
Nguồn tài liệu in của Phòng Tư liệu Viện Địa lý nhìn chung còn hạn chế về loại hình
tài liệu và số lượng. Tính đến tháng 11/2011 tổng số đầu tài liệu là 511 tên với tổng số bản là
1118 bản, trong đó tài liệu chiếm tỉ lệ cao là sách và đề tài cơ sở - đây là hai loại hình tài liệu
có nội dung chuyên sâu, tập trung vào lĩnh vực chuyên ngành khoa học trái đất và đặc biệt là
địa lý, địa mạo, bản đồ. Ngoài ra mấy năm gần đây Viện Địa lý có chức năng đào tạo tiến sỹ
nên có 15 đầu giáo trình và 18 tên luận án của các học viên được đào tạo và bảo vệ tại Viện.
3.1.6. Nhu cầu thông tin và quản lý thông tin trong Viện Địa lý
Với quy mô 17 phòng nghiên cứu, 2 trạm nghiên cứu trực thuộc, 119/131 cán bộ

nghiên cứu khoa học kết hợp với nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh ngành địa lý, có thể nói
rằng nhu cầu thông tin đối với cán bộ và nghiên cứu sinh của Viện Địa lý là rất lớn. Kho tư
liệu in của Viện không lớn nhưng có giá trị khoa học cao và phục vụ nhiều lượt bạn đọc là
cán bộ, học viên và nghiên cứu sinh trong và ngoài Viện do đó nhu cầu quản lý kho tư liệu
bằng phần mềm là thực tế và cấp bách. Các phần mềm quản lý thư viện thương mại thường
có giá cao, vượt quá khả năng tài chính của Viện, nên việc ứng dụng một phần mềm quản lý
thư viện mã nguồn mở có đầy đủ tính năng vào quản lý kho tư liệu là sự lựa chọn phù hợp.
3.2. Đề xuất xây dựng phòng tƣ liệu với Koha
3.2.1. Yêu cầu chung
Phòng tư liệu được hiện đại hóa, xây dựng theo hướng thư viện điện tử, trước mắt
phục vụ cán bộ, giảng viên, học viên và nghiên cứu sinh của Viện Địa lý tính đến năm 2015
khoảng 200 người. Dùng phần mềm mã nguồn mở để quản lý tài liệu in ấn theo thông tư
08/2010/TT-BGDĐT để tiết kiệm kinh phí nhưng thỏa mãn chuẩn nghiệp vụ thư viện trong
nước và quốc tế để dễ dàng trao đổi xuất nhập thông tin bước đầu với các Phòng tư liệu của
các Viện nhỏ và Trung tâm thông tin tư liệu của Viện lớn, tiến tới có thể hội nhập với các thư
viện trong nước và quốc tế. Phần mềm phải phù hợp với cơ sở hạ tầng của Viện như hệ thống
mạng, hệ thống máy tính, đường truyền nội bộ cũng như Internet và công nghệ của phần
mềm hoàn toàn dựa trên nền web. Đảm bảo lưu trữ và phục vụ khai thác tối đa tài nguyên
thông tin hiện có và có thể nâng cấp, cập nhật thường xuyên các tính năng, chuyển đổi khi có
yêu cầu.
3.2.2. Đề xuất lựa chọn phần mềm
Hiện tại các phiên bản phần mềm cho hệ thống là các gói phần mềm đã ổn định. Các
bản thi hành của gói phần mềm gốc này hoàn toàn có thể tải xuống miễn phí tại các website:
; ; ;
;
3.2.2.1 Hệ điều hành Ubuntu
Koha có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows, Debian, Redhat
Linux,… Đề tài này sử dụng hệ điều hành Ubuntu 10.10, được phát hành tháng 10 năm 2010.
Ubuntu là một từ có nguồn gốc từ châu Phi, có nghĩa là ―lòng nhân ái cho mọi người‖
(Humanity to others). Hệ điều hành Ubuntu mãi mãi mang tinh thần này đến thế giới phần

mềm.
Ubuntu là hệ điều hành có nhân là Linux, do cộng đồng phát triển, sử dụng tuyệt vời
cho các máy tính xách tay, máy tính để bàn và máy chủ. Bất kỳ sử dụng nó ở đâu, Ubuntu
đều có tất cả các ứng dụng mà người sử dụng luôn cần, từ các ứng dụng soạn thảo văn bản tới
thư điện tử, từ phần mềm máy chủ web tới các công cụ lập trình.
Ubuntu là và sẽ luôn là miễn phí (free of charge). Người sử dụng không phải trả bất kỳ phí
bản quyền nào. Có thể tải nó về, sử dụng và chia sẻ Ubuntu với bạn bè, gia đình, nhà trường
hoặc doanh nghiệp.
Ubuntu phát hành phiên bản mới cứ 6 tháng một lần và hỗ trợ 18 tháng sau khi phát
hành phiên bản mới đó thông qua các nâng cấp về an ninh. Với phiên bản hỗ trợ lâu dài –
LTS, người sử dụng sẽ có hỗ trợ 3 năm với các máy tính để bàn và 5 năm đối với các máy
chủ. Không có bất kỳ phí bổ sung nào đối với phiên bản LTS. Các nâng cấp lên các phiên bản
mới của Ubuntu là và vẫn sẽ là miễn phí. Bằng cách này Ubuntu nhắm tới mục tiêu cung cấp
một hệ điều hành luôn được cập nhật và tương đối ổn định cho người sử dụng thông qua việc
sử dụng các phần mềm tự do.
3.2.2.2 Web Server Apache
Apache là tên của một nhóm phát triển phần mềm. Rob McCool phát triển Apache
trong khi đang làm việc tại trường đại học Illinois Mỹ vào năm 1994. Một vài webmaster
trên thế giới đã tạo ra phần mở rộng riêng cho máy chủ sao cho họ có thể điều khiển các thay
đổi của mình với hệ thống (được biết đến với cái tên ‗patches' có nghĩa là các 'miếng vá'). Hệ
thống này bao gồm một hệ thống nhân gốc với rất nhiều mảnh (patches) do đó nó được biết
đến với tên gọi là ‘a patchy server' hay gọi đơn giản là ‘apache'. Apache hiện nay có thể
download miễn phí trên internet ở địa chỉ
3.2.2.3 Ngôn ngữ lập trình Perl
Perl - ngôn ngữ kết xuất và báo cáo thực dụng được Larry Wall xây dựng từ năm
1987, với mục đích chính là tạo ra một ngôn ngữ lập trình có khả năng chắt lọc một lượng lớn
dữ liệu và cho phép xử lí dữ liệu nhằm thu được kết quả cần tìm. Perl là ngôn ngữ thông dụng
trong lĩnh vực quản trị hệ thống và xử lí các trang Web do có các ưu điểm sau: Có các thao
tác quản lí tập tin, xử lí thông tin thuận tiện; Thao tác với chuỗi kí tự rất tốt; Đã có một thư
viện mã lệnh lớn do cộng đồng người sử dụng Perl đóng góp.

3.2.2.4 Hệ quản trị CSDL MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới và được các
nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì MySQL là cơ sở dữ liệu
tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành
cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh. MySQL miễn phí hoàn toàn cho nên
người dùng có thể tải về MySQL từ trang chủ. Nó có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành
khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix,
FreeBSD, NetBSD, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS,
3.2.3. Đề xuất lựa chọn phần cứng
3.2.3.1 Máy chủ
Qua khảo sát và trình bày phần hạ tầng và ứng dụng CNTT, hiện nay Viện Địa lý
đang có một máy chủ phục vụ trong mạng LAN. Cấu hình máy chủ này hoàn toàn có thể đáp
ứng được yêu cầu của hệ thống phần mềm thư viện Koha. Hiện tại cũng chưa có hệ thống
phần mềm ứng dụng nào đáng kể chạy trên máy này nên trước mắt có thể dùng nó làm máy
chủ cho hệ thống thư viện. Tương lai, nếu các ứng dụng khác được phát triển, để đảm bảo an
toàn và đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thư viện cần được trang bị riêng một máy chủ. Việc
cài đặt và chuyển đổi hệ thống tiến hành tương đối dễ dàng đối với Koha.
3.2.3.2 Máy trạm
Với qui mô và số lượng nhân sự hiện nay, Thư viện cần từ 2-3 máy để thực hiện các
tác nghiệp trên hệ thống phần mềm mới. Trong đó 1 máy phục vụ lưu thông với các tác
nghiệp chủ yếu là mượn trả. Các máy còn lại phục vụ các khâu xử lý khác. Các máy trạm
nghiệp vụ cần có cấu hình đủ mạnh để cài đặt Windows XP hay Windows 7.
3.2.3.3 Thiết bị tự động
Hệ thống Koha có tích hợp công nghệ mã vạch để hỗ trợ việc quản lý mượn trả tiện
lợi hơn, nhanh chóng hơn. Để ứng dụng công nghệ này Thư viện cần phải thực hiện được 2
việc: In mã vạch và Đọc mã vạch. Với việc in mã vạch, hệ thống phần mềm thư viện Koha có
hỗ trợ in mã vạch bằng máy in laser. Tuy nhiên mã vạch in bằng máy chuyên dụng thì tốt hơn
vì giấy và mực tốt hơn.
Đầu đọc mã vạch Barcode scaner là thiết bị thư viện cần phải mua. Với 1 phòng lưu
thông và tần suất mượn trả không nhiều như hiện nay thì cần 1 đầu đọc. Trong tương lai có

thể cần mua thêm nếu có nhiều điểm lưu thông hoặc cần thêm máy phục vụ lưu thông.
Máy In mã vạch: Nếu ngân sách cho phép có thể mua 1 máy in mã vạch dùng cho cả
các công việc in mã vạch của Viện, nếu không, Thư viện có thể in mã vạch từ máy in Laser.
3.2.4. Đề xuất nghiệp vụ
3.2.4.1 Khổ mẫu biên mục MARC21
Koha cho phép lựa chọn một trong hai khổ mẫu sử dụng biên mục là MARC21 và
UNIMARC. Ở Việt Nam các thư viện hầu hết sử dụng MARC21, hơn nữa MARC21 đã trở
thành khổ mẫu nổi tiếng, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới kết hợp với thực tiễn tại
Phòng tư liệu có 4 loại hình tài liệu in ấn là sách, giáo trình, luận án và đề tài cơ sở, nên đề tài
đề xuất sử dụng khổ mẫu MARC21 và các trường đề xuất để quản lý bản ghi, nhập liệu như
bảng 2.2.
3.2.4.2 Quy tắc biên mục AACR2
Thuận lợi cơ bản khi áp dụng AACR2 là các quy tắc mô tả ở Việt Nam đang áp dụng
đều sử dụng tiêu chuẩn ISBD cho phần mô tả tài liệu, điều này tương thích với phần mô tả
trong quy tắc AACR2. Từ năm 2000 trở lại đây, các thư viện Việt Nam đã được hiện đại hóa
và áp dụng các phần mềm quản trị thư viện tích hợp tiên tiến theo các chuẩn quốc tế. Đa số
các phân hệ biên mục của các phần mềm này đều sử dụng khổ mẫu MARC21, do vậy tiện lợi
cho biên mục sao chép qua mạng, tận dụng được các kết quả biên mục của các thư viện khác
có cùng tiêu chuẩn.
3.2.4.3 Phân loại theo khung DDC14
DDC được xây dựng dựa trên các nguyên tắc hợp lý, làm cho nó trở nên một công cụ
tri thức tổng hợp lý tưởng: các ký hiệu có ý nghĩa bằng các số Arập được toàn thế giới thừa
nhận, các môn loại được xác định rõ, hệ phân cấp được phát triển tốt và có một mạng lưới
phong phú các mối quan hệ giữa các đề tài. [12, tr.xxviii]
Với số lượng tài liệu không nhiều, chủ yếu là tài liệu chuyên ngành địa lý, khoa học trái đất
và nhân viên thư viện chỉ 01 người lại kiêm nhiệm nên sử dụng DDC14 do Thư viện Quốc
gia Việt Nam biên soạn ở cấp độ đơn giản được đánh giá là phù hợp cả về khoa học, tổ chức
kho và nhân lực. Phân loại tập trung vào các lớp sau 500 và 900
3.2.4.4 Công cụ làm từ khóa
Bộ từ khóa của Thư viện Quốc gia xuất bản năm 2005 với 43.000 từ khóa được lựa

chọn làm tài liệu xử lý kỹ thuật từ khóa vì dễ sử dụng, phù hợp với trình độ cán bộ thư viện
hiện có và vì đây cũng là tài liệu đang được một số thư viện lớn sử dụng.
3.2.4.5 Một số đề xuất nghiệp vụ khác
- Quy định về tạo mã ĐKCB tài liệu
ĐKCB sẽ được cấu thành bởi 2 thành phần là phần chữ và phần số. Phần chữ thể hiện
trực quan loại hình tài liệu (Sách, Giáo trình, Đề tài cơ sở, Luận án). Phần số là số tự nhiên có
5 chữ số nhưng bắt đầu dãy số là số 1 để dãy số có thể tăng lên tự động. Kiểu cấu thành
ĐKCB này giúp cho cán bộ thư viện có thể trực quan phân chia tài liệu và dễ dàng thống kê
đánh giá số lượng nguồn tài nguyên thông tin theo loại hình tài liệu và qua số ĐKCB.
- Số định danh - tạo lập nhãn gáy
Số định danh được cấu tạo bởi 3 thành phần:
* Kí hiệu phân loại
* Kí hiệu họ và tên tác giả hoặc tên sách
* Năm xuất bản
+ Kí hiệu phân loại được đặt phía trên cùng của nhãn sách (phần tử số).
+ Kí hiệu họ và tên tác giả:
Tác giả cá nhân: Áp dụng cho sách có từ 1 đến 3 tác giả.
Tác giả Việt nam: Lấy 2 chữ cái đầu của Họ tác giả và 1 chữ cái đầu của tên tác giả để
cấu tạo kí hiệu tác giả, ở giữa có dấu gạch ngang.
Ví dụ: Lê Bá Thảo: LE-T
Tác giả nước ngoài:
Tác giả Âu- Mỹ: Lấy 3 chữ cái đầu của họ tác giả.
Ví dụ: Alan Smith: SMI
Nếu tên tác giả được dịch ra tiếng Việt, khi định kí hiệu tác giả không lấy dấu.
Ví dụ: V.I. Lênin: LEN
Tác giả phương đông (Trung quốc, Triều tiên, Nhật bản): Phiên âm họ tên tác giả ra
chữ latin, và định kí hiệu tác giả như với tác giả Âu- Mỹ.
Ví dụ: Mao Trạch Đông: MAO
Tác giả tập thể:
Lấy 3 chữ cái đầu ở từ đầu tiên của tên tác giả tập thể.

Ví dụ: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: VIE
Đối với các tên tác giả tập thể đã quen dùng tên viết tắt, như tên các cơ quan tổ chức
của Liên hợp quốc, ví dụ như FAO, UNDP, thì được giữ nguyên khi định kí hiệu xếp giá.
Kí hiệu tên sách: áp dụng cho sách không ghi tên tác giả hoặc sách
có 4 tác giả trở lên.
Tên sách chữ Việt: Lấy 3 chữ cái đầu của từ đầu tiên trong tên sách và bỏ dấu.
Ví dụ : ― Địa lý Nam Trung Bộ và Tây nguyên‖: ĐIA
Nếu từ đầu tiên của tên sách là chữ số, thì khi định ký hiệu phải phiên chữ số đó ra
chữ cái và áp dụng cách làm như trên.
Ví dụ: ― 10 Danh lam thắng cảnh ‖ : ―10‖ = ― Mười‖: MUO
Tên sách chữ nước ngoài:
Tên sách chữ Latin, Xlavơ: áp dụng như sách chữ Việt. Đối với tên sách có quán từ,
mạo từ là từ đầu tiên thì không được lấy quán từ, mạo từ đó làm căn cứ để định kí hiệu mà
lấy từ tiếp theo trong tên sách.
Tên sách chữ tượng hình: Phiên âm tên sách sang chữ latin sau đó áp dụng như đối
với tên sách chữ Việt.
+ Năm xuất bản ghi ngay dưới kí hiệu tên tác giả/tên sách.
- Xây dựng CSDL bạn đọc
Để vận hành Koha ILS, ngoài việc xây dựng CSDL tài liệu còn phải xây dựng CSDL
bạn đọc. Xây dựng CSDL bạn đọc cho phép cán bộ thư viện đánh giá các nhóm, các phòng
ban, các đối tượng, các độ tuổi và mức độ sử dụng tài liệu của từng nhóm đối tượng và tạo ra
một sợi dây liên kết chặt chẽ giữa bạn đọc và thư viện cũng như xây dựng một hồ sơ lưu
thông tài liệu, tự động hóa việc ghi mượn, ghi trả thủ công.
Thông tin về bạn đọc trong CSDL càng nhiều, càng chi tiết giúp cho việc thống kê
báo cáo càng dễ dàng và thuận tiện.
Đề xuất các thông tin bạn đọc của Viện Địa lý như sau:
+ Họ và tên
+ Tên khác, tên thường gọi
+ Ngày sinh
+ Giới tính

+ Đối tượng: Lãnh đạo Viện/Cán bộ/Học viên, Nghiên cứu sinh
+ Đơn vị công tác: Phòng trong Viện/Ngoài Viện
+ Điện thoại: Nhà riêng/Di động/Cơ quan
+ Email: Email cá nhân/Email cơ quan
+ Fax
+ Địa chỉ nơi ở
+ Địa chỉ liên hệ khác khi cần
+ Số thẻ thư viện
+ Ngày bắt đầu sử dụng thư viện
+ Ngày hết hạn thẻ thư viện
+ Lớp/ Khóa học
+ Người bảo lãnh
+ Tài khoản đăng nhập OPAC
+ Mật khẩu mặc định ban đầu
+ Ghi chú cho nhân viên thư viện
+ Ghi chú khác
3.3. Đánh giá kết quả
3.3.1. Phần mềm sau cài đặt
3.3.1.1 Phân hệ OPAC
Có thể nói rằng OPAC là kết quả đầu ra quan trọng nhất của một hệ quản trị thư viện
tích hợp nói chung và Koha nói riêng. Triển khai Koha tại Phòng tư liệu Viện Địa lý, đề tài
thu được một giao diện OPAC đẹp, phục vụ tìm kiếm thông tin dễ dàng. Đây không những là
nơi truy cập, nhận thông tin từ thư viện đến bạn đọc mà còn là ―bộ mặt‖ của Phòng tư liệu và
Viện Địa lý. Tại đây bạn đọc có thể gửi những yêu cầu mua tài liệu đến thư viện, biết được
những tài liệu mượn quá hạn và đánh giá chính xác số lượng, chất lượng nguồn tài nguyên
thông tin của cơ quan.
OPAC Phòng tư liệu Viện Địa lý cho phép bạn đọc tìm nhanh tài nguyên thông tin
qua tác giả, nhan đề, từ khóa, phân loại, các bộ sưu tập và tìm nâng cao với nhiều thông tin đa
chiều, kết hợp các toán tử AND, OR, NOT và có thể kết nối đến các thư viện trong và ngoài
nước.

3.3.1.2 Các Phân hệ nghiệp vụ
Các phân hệ nghiệp vụ với đầy đủ tính năng từ khâu đầu vào Bổ sung trao đổi, Biên
mục tài liệu đến Quản lý lưu thông, Quản lý bạn đọc đến các khâu đầu ra Thống kê báo cáo
và các công cụ bổ trợ giống như hệ quản trị thư viện tích hợp thương mại của một cơ quan
thông tin – thư viện lớn thực sự đã tin học hóa hoàn toàn quy trình quản lý tài liệu thủ công
trước đây của Phòng tư liệu, góp phần nâng cao vị thế của Viện Địa lý so với các phân viện
trong Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Đối với lãnh đạo Viện Địa lý
+ Đánh giá đầy đủ số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên thông tin của Viện, qua
đó có kế hoạch bổ sung tài liệu phù hợp, nâng cao chất lượng thông tin.
+ Thống kê, xem xét tình hình nghiên cứu khoa học, khả năng ứng dụng thực tiễn
thông qua các công trình khoa học của cán bộ Viện.
+ Công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác đào tạo sau đại học.
+ Phục vụ thông tin rộng rãi cho cán bộ phân viện và viện lớn.
+ Trao đổi thông tin, kết quả nghiên cứu với các thư viện trong và ngoài nước.
+ Tiết kiệm kinh phí mua phần mềm khi khả năng tài chính hạn hẹp.
+ Quản lý nhân viên và dễ dàng đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng tư liệu.
Đối với cán bộ, giảng viên
+ Tin học hóa tiến trình công việc, giảm thiểu các thao tác thủ công.
+ Tạo sự hứng khởi trong công việc hàng ngày.
+ Chuẩn hóa nghiệp vụ.
+ Mở rộng và triển khai dễ dàng các dịch vụ thư viện
+ Tra cứu dễ dàng vào bất cứ lúc nào, từ bất kỳ máy tính nào có nối mạng với máy
chủ thư viện. Nắm được đầy đủ thông tin về tài liệu và hiện trạng của tài liệu mà mình
quan tâm.
+ Có thể yêu cầu thư viện giữ chỗ để phục vụ cho lớp học, khóa học
+ Có thông tin để sắp xếp thời gian hợp lý cho việc mượn trả tài liệu. Được phục vụ
nhanh chóng do chất lượng dịch vụ thư viện đã được nâng cao.
Đối với học viên, nghiên cứu sinh
+ Tìm kiếm thông tin phục vụ việc nghiên cứu học tập một cách dễ dàng từ một máy

tính nối mạng với thư viện.
+ Có được thông tin chính xác về tài liệu mong muốn, tiết kiệm thời gian mượn trả tài
liệu.
+ Có thể tìm kiếm thông tin ở các thư viện khác.
+ Tạo ra một môi trường học tập điện tử, hiện đại, công nghệ cao.
3.3.2. Kết quả tùy biến
Những kết quả thu được từ chương 2 cho thấy khả năng tùy biến, mở rộng của Koha
rất mềm dẻo và thiết kế dễ dàng. Người quản trị có thể tạo ra không hạn chế các mẫu nhập tin
với các nhãn trường lớn, nhãn trường con theo MARC21 cũng như các trường thuộc các
vùng cục bộ sao cho phù hợp với yêu cầu của từng đơn vị cụ thể. Với mỗi loại hình tài liệu có
thể tạo ra một mẫu nhập tin phù hợp với loại hình tài liệu tương ứng như sách, giáo trình,
khóa luận - luận văn – luận án, đề tài, đĩa CD/DVD, file máy tính, bản đồ,…
Các câu lệnh tạo format hiện hình đơn giản và thuận tiện, cho phép thể hiện thông tin
bản ghi đầu ra theo quy tắc nhất định. Một điểm thuận lợi đối với tùy biến này là hầu hết cán
bộ thư viện đã được tiếp xúc, đào tạo về phần mềm CDS/ISIS (có mục viết format hiện hình)
và biết các câu lệnh HTML đơn giản nên có thể tạo lập một format đầu ra trong Koha mà
không cần phải quá thông thạo hay hiểu biết về những ngôn ngữ lập trình.
Thành công của việc tạo lập nhãn gáy, in ra nhãn gáy dễ dàng đã mang lại một tiện
ích vô cùng to lớn cho cán bộ xử lý nghiệp vụ thư viện. Việc tích hợp nhiều thông tin lên
nhãn, cho phép thư viện sắp xếp tài liệu theo các tiêu chí khác nhau như kho đóng theo đăng
ký cá biệt, kho mở theo CallNumber là một giải pháp tốt, tiết kiệm nhiều thời gian và công
sức của cán bộ thư viện.
Việc viết thêm báo cáo thống kê với các câu lệnh MySQL và dịch Koha sang tiếng
Việt đòi hỏi cán bộ thư viện phải được đào tạo nâng cao về tin học, có những kiến thức căn
bản về hệ quản trị CSDL MySQL và trình độ tiếng Anh đủ để dịch tài liệu nhưng quan trọng
nhất để dịch một hệ quản trị thư viện tích hợp sang Việt ngữ là kinh nghiệm quản trị phần
mềm thư viện và hiểu biết tổng thể quy trình ILS.
Trong thực tế mục viết thêm báo cáo hỗ trợ và dịch sang tiếng Việt đối với sinh viên
ngành thông tin thư viện hoàn toàn nằm trong khả năng của họ. Dẫn chứng trong quá trình
đào tạo sinh viên được trang bị các kiến thức về tin học tương đương như Access, Foxpro,

ISIS, Hệ quản trị thư viện tích hợp,… Đối với tiếng Anh chuyên ngành tương đương trình độ
sau B. Một số sinh viên sau tốt nghiệp đã công tác tại các công ty phần mềm thư viện, liên
quan đến lập trình và các văn phòng đại điện cho các công ty nước ngoài.
3.3.3. Kết quả cơ sở dữ liệu
Sau khi viết phiếu nhập tin, triển khai nhập liệu và thống kê từ CSDL thu được kết
quả: 243 bản ghi tên sách (320 ĐKCB); 15 bản ghi giáo trình (300 ĐKCB); 236 bản ghi đề
tài cơ sở (472 ĐKCB); 18 bản ghi luận án (26 ĐKCB). Với số lượng bản ghi và số lượng
ĐKCB tài liệu tuy không lớn nhưng kết quả này đã đánh dấu bước đầu sự thành công việc
triển khai Hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha cho Phòng tư liệu Viện Địa lý,
mở ra một sự lựa chọn mới cho các thư viện Việt Nam.
Các đề xuất nghiệp vụ cũng hoàn toàn phù hợp với phần mềm và cho các kết quả
đúng chuẩn quốc tế, thuận tiện cho việc quản lý, đáp ứng được các yêu cầu đề ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phát triển phần mềm mã nguồn mở đã trở thành một trong những hướng đi chiến lược
trong việc phát triển công nghệ thông tin ở nước ta hiện nay. Đặc biệt với sự bùng nổ của hệ
thống mạng thông tin Internet, việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở đã trở thành một cơ
hội cho phép tiếp cận các công nghệ mới một cách dễ dàng với chi phí hợp lý. Ngày nay càng
nhiều các phần mềm mã nguồn mở được đánh giá cao và được đưa vào ứng dụng tại nhiều tổ
chức nổi tiếng trên thế giới.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng các sản phẩm phần mềm mã
nguồn mở đã trở thành một nhu cầu cấp thiết vì nhiều lý do. Lý do đầu tiên đó là do nhu cầu
về phát triển công nghệ thông tin trong nước. Trong hoàn cảnh công nghệ thông tin thế giới
đã có một quãng thời gian phát triển khá lâu với nhiều thành tựu trong khi công nghệ thông
tin Việt Nam mới chỉ đạt được ở mức độ khiêm tốn, để có thể bắt kịp các nước phát triển,
việc tiếp cận với hệ thống phần mềm mã nguồn mở là một hướng đi đúng đắn giúp Việt Nam
có một nền tảng để hội nhập.
Lý do thứ hai quan trọng không kém, quyết định nhu cầu nghiên cứu phát triển phần
mềm mã nguồn mở đó là vấn đề bản quyền và chi phí. Hiện nay, phần lớn các sản phẩm phần
mềm thương mại đang được sử dụng ở Việt Nam đều không có đăng ký bản quyền. Trong

điều kiện tình hình sắp tới, khi các điều luật về bản quyền được thắt chặt, việc sử dụng phần
mềm thương mại sẽ không còn dễ dàng. Các đơn vị tổ chức doanh nghiệp muốn sử dụng các
phần mềm này sẽ phải trả một số tiền không nhỏ cho quyền sử dụng. Đặc biệt trong trường
hợp doanh nghiệp muốn sử dụng phần mềm đó để triển khai cho một đơn vị khác, họ sẽ bị
luật bản quyền chi phối và chi phí đầu tư sẽ khó chấp nhận được.
Với những kết quả đạt được từ luận văn, kết hợp với việc các thư viện Việt Nam đang
ngày càng sử dụng rộng rãi và có hiệu quả các phần mềm mã nguồn mở trong lĩnh vực quản
trị tư liệu số như Greenstone, Dspace thì chắc chắn rằng trong tương lai gần Hệ quản trị thư
viện tích hợp mã nguồn mở Koha sẽ nhanh chóng được chào đón, đưa vào giảng dạy, học tập
tại các cơ sở đào tạo ngành TT-TV và triển khai thực tiễn tại các phòng tư liệu, thư viện và cơ
quan thông tin.
Mặc dù còn nhiều khó khăn để có thể triển khai rộng rãi Koha tại Việt Nam nhưng
với những thuận lợi, những ưu việt mà Koha mang lại kết hợp với ngày càng nhiều sinh viên,
học viên du học tại nước ngoài thì hy vọng Koha sẽ trở thành một ―hiện tượng‖, ―phong trào‖
như CDS/ISIS trước đây trong thời gian không xa.
Cùng với những nhận xét, đánh giá trên, luận văn có một số kiến nghị sau:
- Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT, Bộ VH-TT-DL cần tăng cường chỉ đạo hoạt động, khuyến khích
ứng dụng các sản phẩm phần mềm tin học mã nguồn mở; Ban hành nhiều hơn nữa các Nghị
định, Thông tư như Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT, Ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2008 Về
đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước
và Thông tư Số: 08/2010/TT-BGDĐT, Ban hành ngày 01 tháng 3 năm 2010 Quy định về sử
dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục; Thường xuyên tổ chức kiểm
tra, tổng kết đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức thực
hiện tốt, có kết quả, sản phẩm chất lượng cao;
- Cần đầu tư kinh phí thực hiện các dự án, nghiên cứu phát triển phần mềm thư viện mã
nguồn mở, Việt hóa các sản phẩm này giống như những dự án dịch DDC14, biên soạn
MARC21, bộ từ khóa,…
- Các cơ sở đào tạo cần cấu trúc chương trình phù hợp, đưa môn học tìm hiểu các hệ quản trị
thư viện tích hợp, quản trị thư viện số mã nguồn mở vào giảng dạy hoặc xem xét việc lồng
ghép ngành khoa học TT-TV lâu nay được xem là KHXH với ngành CNTT của KHTN. Các

hệ quản trị thư viện mã nguồn mở cần xem xét, học tập gồm có: Greenstone, Dspace, Koha,
PhpMyLibrary, PMB, Emilda,… Sinh viên, học viên cần chia thành nhiều nhóm tương
đương với các bộ phận trong một cơ quan TT-TV, phối hợp vận hành các phân hệ của một
ILS, khi đã thuần thục và hiểu được quy trình vận hành của từng phân hệ thì tiến hành đổi các
nhóm cho nhau.
- Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn giáo án, giáo trình trên các sản phẩm nguồn mở
như Open Office để thay thế cho các sản phẩm nguồn đóng như Microsoft Office.
- Đối với sinh viên, học viên làm khóa luận, luận văn tốt nghiệp trên nền tảng các phần mềm
nguồn mở sẽ được thưởng điểm và cộng điểm vào tổng chung.
- Tổ chức cho giảng viên, sinh viên, học viên tham gia các kỳ thi trong nước và quốc tế về
các phẩn mềm nguồn mở.
- Các tổ chức, hiệp hội TT-TV cần tăng cường các hội thảo, trao đổi, chia sẻ những kinh
nghiệm triển khai phần mềm thư viện mã nguồn mở.


References

Tiếng Việt
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã
nguồn mở trong các cơ sở giáo dục, Thông tư Số: 08/2010/TT-BGDĐT, Ban hành ngày
01 tháng 3 năm 2010.
[2] Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Về đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở
trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước, Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT, Ban
hành ngày 30 tháng 12 năm 2008.
[3] Bộ Văn hóa – Thông tin (2006), Các Thư viện và Trung tâm Thông tin – Thư viện ở Việt
Nam. Hà Nội.
[4] Danh mục phần mềm thư viện nước ngoài -
20080712151/Tai-lieu-nghiep-vu/Danh-muc-phan-mem-thu-vien-nuoc-ngoai.html
[5] Giải pháp thư viện điện tử - thư viện số Libol (2009),
Content/Uploads/file/Brochure_LIBOL.pdf

[6] Giới thiệu Viện Địa lý -
[7] Tạ Bá Hưng, Nguyễn Điến, Nguyễn Thắng (2005), Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn
phần mềm cho thư viện điện tử ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin và tư liệu (Số 2/2005)
[8] Lê Bá Lâm (2011), Hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha, cơ hội lý tưởng cho
các thư viện Việt Nam, Thư viện Việt Nam (Số 2 (28), tháng 3/2011), tr.30-35.
[9] Nacesti (2005), MARC21 rút gọn cho dữ liệu thư mục, Hà Nội, 334 tr.
[10] Tài liệu Ubuntu-VN - E1
%BB%87u_Ubuntu-VN
[11] Thư viện Quốc gia Việt Nam (2005), Bộ từ khóa, Hà Nội, 511 tr.
[12] Thư viện Quốc gia Việt Nam (2006), Khung phân loại thập phân Dewey rút gọn, Hà
Nội, 1067 tr.
[13] Ubuntu - Linux cho mọi người -

Tiếng Anh
[14] Apache web server, 2.0.58 free download from -
[15] Gilbert Robert and Frederic Schutz, Should Business Adopt Free Software
[16] Koha –
[17] Koha History -
[18] Koha on Windows - 20on % 20
Windows.pdf
[19] Kuma, Vijay (2009), Koha Installation on Ubuntu, NCSI-IDRC Workshop on ILAP, July
27th to 31st ‘09.
[20] LibLime Enterprise Koha –
[21] MySQL. Relational Database Management System - ql. com/download/
[22] Perl modules -
[23] SQL_Reports - SQL_Reports _Library






×