Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 150 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỀN PHƯƠNG LAN






HOẠT ĐỘNG CỦA PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI






LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC














Hà Nội - 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỀN PHƯƠNG LAN






HOẠT ĐỘNG CỦA PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI



Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC




Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHẠM QUANG MINH







Hà Nội - 2010







1



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ 11
PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 11
1.1 Bối cảnh quốc tế và yêu cầu đổi mới công tác thông tin đối ngoại
của Việt Nam: 11
1.2 Khái quát về phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam 21
1.3 Công tác quản lý và hướng dẫn hoạt động đối với phóng viên
nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 27
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM 34
2.1. Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ
trước năm 1986 34
2.1.1.Thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước từ năm
1945-1975 34
2.1.2. Thời kỳ khôi phục kinh tế, phá thế bao vây cấm vận 1975 - 1986 48
2.2 Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới 50
2.2.1 Thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước 50
2.2.2 Thông tin về tình hình đối ngoại và hội nhập của Việt Nam 58
2.2.3 Thông tin về đất nước, con người, lịch sử và văn hoá Việt Nam 62
2.2.4 Thông tin về tình hình tôn giáo, dân chủ và nhân quyền tại Việt
Nam 79







2




CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÓNG VIÊN NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM 82
3.1 Vai trò của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam 82
3.2 Hạn chế của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam 86
3.3 Triển vọng về hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam 89
3.3.1 Thuận lợi 89
3.3.2 Khó khăn 92
3.3.3 Một số đề xuất nhằm đổi mới công tác quản lý hoạt động của phóng
viên nước ngoài tại Việt Nam 93
3.3.3.1. Tăng cường hợp tác và tranh thủ phóng viên các hãng thông
tấn báo chí nước ngoài 94
3.3.3.2. Chủ động cung cấp thông tin có định hướng cho phóng viên
nước ngoài 95
3.3.3.3. Tạo điều kiện thuận lợi tới mức tối đa cho phóng viên nước
ngoài hoạt động nghiệp vụ 97
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 1: Kinh nghiệm quản lý báo chí và phóng viên nước ngoài ở một số
nước trên thế giới 114
PHỤ LỤC 2: Thống kê số lượng phóng viên bất thường vào hoạt động báo chí
tại Việt Nam từ năm 1996 đến 2009 122
PHỤ LỤC 3: Danh sách các văn phòng thường trú của các hãng thông tấn báo
chí nước ngoài tại Việt Nam 123
PHỤ LỤC 4: Một số bài viết của phóng viên nước ngoài về Việt Nam 126









3



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFP Agence France Presse
(Hãng Thông tấn Pháp)

ALP Adventure Line Productions
(Hãng sản xuất phim truyền hình mạo hiểm)

ASEAN (Association of Southeast Asian Nations)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

AMM ASEAN Ministerial Meetings
(Hội nghị Bộ trưởng ASEAN)

ASEM The Asia – Europe Meeting
(Diễn đàn Hợp tác Á – Âu)

APEC Asia Pacific Economic Cooperation
(Diễn đàn Hợp tác châu Á – Thái Bình Dương)

AP The Associated Press

(Hãng Thông tấn liên hợp)

BBC British Broadcasting Corporation
(Hãng Thông tấn Vương quốc Anh)

CBC Canadian Broadcasting Corporation
(Hãng Thông tấn Canada)

CIA Central Intelligence Agency
(Cơ quan tình báo trung ương)

CNN Cable News Network
(Mạng Tin tức Truyền hình cáp)


CTV Canadian Television
(Hãng Truyền hình Canada)

DPA Deutsche Presse Agentur (German Press Agency)
(Hãng Thông tấn Đức)








4




MTI Magyar Távirati Iroda
(Hãng tin MTI Hungary)

NABCOR The National Agribusiness Corporation
(Hãng truyền hình nông nghiệp quốc gia, Phillipin)

NDN Nihon Denpa Corporation
(Hãng tin tức Nihon Denpa - Nhật)

NBC National Broadcasting Company
(Hãng truyền hình quốc gia Mỹ)

NHK Nippon Hōsō Kyōkai
(Japan Broadcasting Corporation)
Hãng Truyền hình Nhật Bản

PAP Polska Agencja Prasowa
(Hãng Thông tấn Ba Lan)

UNDP United Nations Development Programme
(Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc)

UNICEF United Nations International Children’s Emergency Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc)

VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

VOA Voice of America

(Đài Tiếng nói Hoa Kỳ)

VTV Vietnam Television
(Đài Truyền hình Việt Nam)

XHCN: Xã hội chủ nghĩa










5



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập mạnh mẽ và hợp tác kinh tế cùng có
lợi như hiện nay, quan niệm về sức mạnh tổng hợp quốc gia đã có nhiều thay đổi.
Quốc gia nào có sức mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin,
quốc gia đó sẽ có được ưu thế vượt trội và lợi thế trong cuộc chạy đua “ai thắng
ai”. Trong bối cảnh đó, hoạt động của đội ngũ phóng viên, đặc biệt là phóng viên
quốc tế cũng có những thay đổi sâu sắc, bao gồm cả thuận lợi và khó khăn. Với
sự phát triển của internet, hầu như mọi thông tin của một nước đều được cập nhật
và phản ánh từng phút trên phạm vi toàn cầu. Ngay cả khi đi thực địa, bằng các

thiết bị kỹ thuật hiện đại, phóng viên có thể truyền tin về văn phòng cách xa hàng
vạn dặm chỉ trong vài phút. Ngoài mối quan tâm truyền thống của phóng viên là
các vấn đề kinh tế - xã hội thì các vấn đề về bạo lực, biến động chính trị, dân chủ,
nhân quyền, tôn giáo… những đề tài thường hay thu hút sự quan tâm của người
đọc, cũng được giới truyền thông đặc biệt chú ý.
Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới, tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài để phát triển đất
nước. Trong quá trình đó, Việt Nam cũng mong muốn giới thiệu những hình ảnh
của một đất nước đổi mới ra thế giới. Về kinh tế, đó là một đất nước năng động,
cởi mở, nhiều tiềm năng và cơ hội, có môi trường kinh doanh thuận lợi, là điểm
đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Về chính trị, đó là hình ảnh một Việt Nam an
toàn, hoà bình, thân thiện, có hệ thống chính trị ổn định, có đội ngũ lãnh đạo trẻ
hoá, cởi mở, quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân và nhà đầu tư nước ngoài.
Về văn hoá xã hội, đó là hình ảnh một Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hoá bản
địa, đậm chất châu Á, hoà quyện sự văn minh hiện đại, có sự kế thừa, tiếp nối và
học tập giữa những giá trị truyền thống và hiện đại.







6



Hệ thống báo chí của Việt Nam dù khá rộng rãi, đa dạng và phong phú với
tất cả các loại hình, song khả năng vươn ra tầm thế giới đóng vai trò như một sứ
giả thông tin toàn diện, khách quan, kịp thời cho Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Trong khi đó, phóng viên nước ngoài không chỉ là đối tượng của công tác quản lý
mà còn là lực lượng tham gia đóng góp vào công tác thông tin tuyên truyền đối
ngoại. Lực lượng phóng viên nước ngoài thực sự là kênh quan trọng giúp chuyển
tải những thông tin về đất nước, con người Việt Nam, cung cấp cho cộng đồng thế
giới một bức tranh toàn cảnh về Việt Nam hiện nay.
Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại của
Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm làm cho các nước, người nước ngoài, người
Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài hiểu về đất nước, con người
Việt Nam, về đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của Việt
Nam, cũng như nền văn hoá đậm đà bản sắc và truyền thống lịch sử lâu đời của
dân tộc ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới và
đấu tranh với những thế lực thù địch. Trong bối cảnh hiện nay, việc vừa quản lý
hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam, vừa kết hợp tranh thủ lực
lượng này là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của công tác thông tin đối ngoại
của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định trong công tác quản
lý và hướng dẫn hoạt động báo chí cho phóng viên nước ngoài tại Việt Nam chưa
thực sự phù hợp trong tình hình mới. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động của
phóng viên nước ngoài tại Việt Nam để từ đó đổi mới cách thức quản lý và hướng
dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt
Nam một cách hiệu quả, vừa đảm bảo phục vụ tốt nhất công tác thông tin đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới là một nhu cầu cấp thiết.
Đồng thời, việc tạo ấn tượng về một đất nước Việt Nam ngày càng cởi mở, tích
cực hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá cũng là một việc làm hết sức
cần thiết.








7



Vì những lý do đó, em quyết định chọn: “Hoạt động của phóng viên nước
ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nghiên cứu về hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam là một
đề tài còn khá mới mẻ và ít được quan tâm. Cho đến nay, đề tài này mới được đề
cập và đánh giá trong một số báo cáo tổng kết một số năm và một vài giai đoạn
của các đơn vị chuyên trách, chủ yếu là các đơn vị trong Bộ Ngoại giao. Các báo
cáo tổng kết này đã cung cấp một số thông tin cụ thể về hoạt động của phóng viên
nước ngoài tại Việt Nam theo từng sự kiện hay theo những chủ đề mà phóng viên
nước ngoài đưa tin tại Việt Nam đồng thời đưa ra một số khuyến nghị trong công
tác quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam nhằm bảo đàm
quyền tự do báo chí đồng thời quản lý và tranh thủ phóng viên nước ngoài góp
phần thực hiện tốt thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên,
những báo cáo tổng kết này chỉ mới nêu bật được một số sự kiện cụ thể trong thời
gian gần đây nên chưa đánh giá một cách toàn diện và chuyên sâu hoạt động của
phóng viên nước ngoài tại Việt Nam kể từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi
mới đến nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu chính của luận văn là phân tích làm rõ hoạt động của phóng viên
nước ngoài tại Việt Nam từ khi đất nước thực hiện cộng cuộc đổi mới, qua đó làm
nổi bật vai trò của thông tin đối ngoại và quản lý công tác này trong thời kỳ toàn
cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn đề ra một số nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thứ nhất, làm rõ tầm quan trọng của thông tin đối ngoại và vai trò
của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam








8



- Thứ hai, trình bày, phân tích những hoạt động cụ thể của phóng
viên nước ngoài tại Việt Nam từ khi đổi mới.
- Thứ ba, đánh giá hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt
Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả của công tác quản lý.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hoạt động của phóng viên
nước ngoài tại Việt Nam. Phóng viên nước ngoài là những người làm báo chuyên
nghiệp đang làm cho một hãng tin nước ngoài, hoạt động thông qua các loại hình
báo viết, báo hình, báo nói, báo ảnh, báo điện tử… Phóng viên nước ngoài còn là
nhà báo nước ngoài tự do tiến hành các hoạt động báo chí như thu thập thông tin,
tư liệu, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, tiếp xúc phỏng vấn, đi thăm địa phương phục
vụ cho việc viết tin, bài, phóng sự, phim tài liệu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Hoạt động của phóng viên nước ngoài là một quá trình phức tạp kể từ khi
đặt chân đến Việt Nam cho đến khi kết quả được công bố. Vì lý do thời gian và
khả năng nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu một số hoạt động báo
chí tiêu biểu của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu từ năm 1986 đến
nay thông qua nội dung thông tin về Việt Nam mà các phóng viên nước ngoài đã
truyền tải. Luận văn không đi vào phân tích cụ thể quá trình tác nghiệp của phóng

viên nước ngoài tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh, logíc và phương pháp lịch sử có kết hợp với phương pháp
nghiên cứu quốc tế để làm rõ hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam
từ khi đổi mới. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu







9



thập tài liệu bổ sung cho nguồn tư liệu viết.
6. Nguồn tài liệu:
Để hoàn thành luận văn này, em đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
1. Các tài liệu gốc gồm các Văn kiện đại hội Đảng, Chỉ thị của Chính phủ,
các tuyên bố và phát biểu của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước
2. Các công trình nghiên cứu và các bài báo của các học giả trong và ngoài
nước
3. Các kết quả của báo cáo tổng kết đánh giá hàng năm của Vụ Thông tin
Báo chí và Trung tâm Báo chí Nước ngoài - Bộ Ngoại giao
4. Các tài liệu internet
5. Phỏng vấn một số nhà báo nước ngoài đã và đang làm việc tại Việt Nam
7. Cấu trúc của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần

phụ lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thông tin đối ngoại và phóng viên nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam. Nội dung chính của chương này là trình bày một số khái niệm
về thông tin đối ngoại, vị trí và vai trò của thông tin đối ngoại trong bối cảnh toàn
cầu hoá. Ngoài ra, chương 1 còn trình bày khái quát về đội ngũ phóng viên nước
ngoài tại Việt Nam.
Chương 2: Phân tích những hoạt động chủ yếu của phóng viên nước ngoài
tại Việt Nam trong hai giai đoạn trước và sau đổi mới thông qua các sản phẩm
báo chí của họ. Các hoạt động của phóng viên nước ngoài được thể hiện trên một
số lĩnh vực cụ thể như thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Việt
Nam, về thành tựu đổi mới của Việt Nam cũng như lịch sử, đất nước, con người







10



và văn hoá Việt Nam. Gắn liền với hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt
Nam là công tác quản lý và hướng dẫn, vì vậy chương 2 đồng thời cũng trình bày
về tầm quan trọng và đặc thù của công tác này.
Chương 3: Đánh giá hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam,
trong đó nhấn mạnh đến vai trò của phóng viên nước ngoài cũng như hạn chế của
họ. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những nhận xét về triển vọng hoạt động của
phóng viên nước ngoài tại Việt Nam và đề xuất một số gợi ý nhằm đổi mới công
tác quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam góp phần vào việc

thực hiện mục tiêu chung của thông tin đối ngoại.







11



CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ
PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1.1 Bối cảnh quốc tế và yêu cầu đổi mới công tác thông tin đối ngoại của Việt
Nam:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986)
là một thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ, đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta với việc đưa ra đường lối đổi mới
toàn diện đất nước, mở ra một giai đoạn mới với những chuyển biến quan trọng
trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Nước ta bước vào công cuộc đổi mới trong bối cảnh quốc tế có những biến
động hết sức phức tạp, nhất là sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa bị xoá bỏ ở các
nước Đông Âu, Liên Xô. Lúc này, trên thế giới và trong quan hệ quốc tế nổi lên
một số xu thế mới, đặc điểm mới.
Cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học – công nghệ, xu thế khu vực
hóa và toàn cầu hóa cũng phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn ngày càng nhiều nước
tham gia và làm gia tăng các hoạt động kinh tế thương mại quốc tế, tạo ra những
cơ hội và động lực cho quá trình phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách
thức gay gắt đối với tất cả các nước, trước hết là các nước đang phát triển và

chậm phát triển. Đại hội VI nhận định: “Một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc
cách mạng khoa học - kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển
nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá các lực lượng
sản xuất” [37, tr.34].
Cục diện chính trị thế giới thay đổi nhanh chóng, phức tạp. Cuối năm 1989
các thiết chế XHCN ở Đông Âu lần lượt sụp đổ. Tháng 12-1991, Liên Xô tan rã.
Trật tự thế giới hai cực chấm dứt. Nguy cơ chiến tranh thế giới không xảy ra







12



nhưng mâu thuẫn về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ vẫn diễn ra gay gắt; xung
đột vũ trang và chiến tranh cục bộ xảy ra ở nhiều nơi. Cuộc đấu tranh chính trị
vẫn tiếp diễn gay gắt, quyết liệt dưới những hình thức mới: "diễn biến hòa bình"
và chống "diễn biến hòa bình", vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa đối thoại vừa đối
đầu.
Những vấn đề toàn cầu về môi trường sinh thái, bùng nổ dân số, ma túy, các
căn bệnh thế kỷ, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, tội phạm xuyên
quốc gia, chủ nghĩa khủng bố trở nên gay gắt.
Tình hình châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Á nói riêng cũng
có nhiều biến đổi sâu sắc. Đông Á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao
hàng đầu trên thế giới. Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội và chiến lược đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế chung đang diễn ra

mạnh mẽ trên thế giới. Đông Á là khu vực phát triển năng động với những bước
tiến triển lớn đầy hứa hẹn. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, quan hệ giữa hai
nhóm nước ASEAN và Đông Dương thay đổi cơ bản, chuyển từ trạng thái đối
đầu sang đối thoại, thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Tuy nhiên, môi
trường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực chưa thật vững chắc. Vẫn còn
tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định.
Xuất phát từ những nhận thức mới về thời đại và những xu thế chủ yếu trên
thế giới, từ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước
thoát khỏi tình cảnh khó khăn, Đại hội lần thứ VI của Đảng ta đã đề ra đường lối
đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội.
Đổi mới về đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trong sự nghiệp đổi
mới toàn diện đất nước. Đại hội lần thứ VI đã đề ra đường lối đối ngoại mềm dẻo
và linh hoạt, trong đó chú trọng đến việc “ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc
với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần







13



tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới” [36, tr 99]. Bước vào
thời kỳ đổi mới, Đảng ta coi việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát
triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước.
Nhằm cụ thể hoá và đổi mới toàn diện chính sách đối ngoại, ngày 20 tháng
5 năm 1988, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI ra Nghị

quyết Trung ương 13 với chủ đề “Giữ vững hoà bình, phát triển kinh tế”. Nghị
quyết cũng nhấn mạnh chính sách “thêm bạn, bớt thù”, đa dạng hoá quan hệ trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi.
Tiếp đó, tháng 3 năm 1989, tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương khoá VI, Đảng ta đã xác định cần chuyển mạnh hoạt động đối ngoại sang
phục vụ kinh tế, kết hợp ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế.
Đại hội lần thứ VII của Đảng, tháng 6 năm 1991, đã đánh dấu bước phát
triển mới của sự nghiệp đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại. Tại Đại hội
này, Đảng ta đã khẳng định quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đề ra Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chính sách đa
dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với
tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau; đưa phương
châm “thêm bạn, bớt thù” lên mức độ cao hơn, có tính khẳng định mạnh mẽ hơn
với tuyên bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế
giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [38, tr.147]. Việc Đảng ta đề ra
chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại lúc này, khi tình
hình thế giới đã thay đổi căn bản, là hết sức đúng đắn và kịp thời, đã góp phần
làm xoay chuyển thế đối ngoại của ta: chủ động chuyển từ tình trạng đối đầu sang
hợp tác trong cùng tồn tại hoà bình, phá vỡ thế bị bao vây, cô lập.
Đường lối và chính sách đối ngoại đổi mới tiếp tục được Đảng ta khẳng
định, bổ sung và từng bước hoàn thiện tại các Đại hội lần thứ VIII (tháng 6 năm







14




1996), Đại hội lần thứ IX của Đảng (tháng 4 năm 2001), Đại hội X (tháng 4 năm
2006). Qua mỗi kỳ Đại hội, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa
phương hoá quan hệ được Đảng ta bổ sung và nâng lên một bước với nội dung
mới “chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình,
hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá
các quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng
đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [40, tr.
38].
Như vậy, đổi mới chính sách đối ngoại là một quá trình từ đánh giá, nhìn
nhận và nắm bắt xu thế thời đại, xác định mục tiêu và định hướng phát triển cho
đất nước, từ đó đề ra vai trò và nhiệm vụ đối ngoại cũng như chính sách để thực
hiện được những mục tiêu ấy.
Mục đích của thông tin đối ngoại cũng là mục đích của hoạt động đối
ngoại. Một mặt là phải làm cho bạn bè cũng như các đối tác trên thế giới hiểu rõ
nước mình, mặt khác là góp phần thực hiện mục tiêu cách mạng đề ra. Trong mọi
thời kỳ, mục đích của chính sách đối ngoại, các hoạt động đối ngoại đều nhằm
phục vụ ba mục tiêu cơ bản là:
- Góp phần đảm bảo độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia và sự toàn vẹn
lãnh thổ.
- Tranh thủ ngoại lực và tạo dựng điều kiện quốc tế thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội đất nước.
- Góp phần nâng cao địa vị quốc gia, mở rộng tầm ảnh hưởng ra phạm vi
khu vực và thế giới.
Là một bộ phận của hoạt động đối ngoại, thông tin đối ngoại không thể
nằm ngoài và độc lập với công tác đối ngoại và khi hoạch định chính sách đối
ngoại, các nước đều đề ra chủ trương, nếu không nói là chiến lược tuyên truyền








15



đối ngoại. Thông tin tuyên truyền đối ngoại có vai trò to lớn và đóng góp thiết
thực đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong việc xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Trước bối cảnh toàn cầu hoá, vì mục tiêu phát triển và hội nhập của mình,
nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến công tác thông tin đối ngoại,
coi đó là vấn đề quan trọng nhằm quảng bá những giá trị tốt đẹp, những lợi thế
vốn có, đồng thời quảng bá, nâng cao vị thế vai trò của quốc gia trên trường quốc
tế. Thông tin đối ngoại có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của
quốc gia.
Ở Việt Nam, công tác thông tin đối ngoại được xác định vừa là một bộ
phận của công tác tư tưởng vừa là một nhiệm vụ của công tác đối ngoại. Theo đó,
cùng với việc đổi mới về đường lối, chính sách đối ngoại, công tác thông tin đối
ngoại cũng có những đổi mới rất sâu sắc và kịp thời nhằm phục vụ lợi ích của
quốc gia trong tình hình mới.
Ngày 13 tháng 6 năm 1992 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) ra Chỉ
thị số 11/CT-TW về: "Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại", định
hướng chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại của ta trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Chỉ thị của Ban Bí thư đã chỉ ra những nội dung chủ yếu của
công tác thông tin đối ngoại gồm:
Một là, thông tin đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của
nước ta, những chủ trương quan trọng của ta nhằm giải quyết một số vấn đề lớn

hoặc đáng chú ý về kinh tế, chính trị, xã hội… kịp thời bác bỏ những thông tin
xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam, nhất là về tình hình dân chủ, nhân
quyền, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư tưởng, lối
sống, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực.
Hai là, thông tin về chính sách đối ngoại, kể cả chính sách kinh tế đối







16



ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những khả năng to lớn của Việt Nam trong quan
hệ hợp tác với các nước.
Ba là, thông tin về đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời hết
sức phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tùy
từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu từng lúc mà xác định nội dung và hình thức
thông tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm.
Những thông tin đó cần phải chân thật, chính xác, sinh động, kịp thời và
phù hợp từng đối tượng để có sức thuyết phục.
Việc hình thành một cơ chế chỉ đạo thống nhất hoạt động thông tin đối
ngoại về nội dung, phương thức hoạt động, phối hợp lực lượng và phân bổ các
nguồn lực sau khi ban hành Chỉ thị là hết sức cần thiết. Những văn bản pháp quy
do các cơ quan nhà nước ban hành sẽ giúp các lực lượng làm thông tin đối ngoại
có được hành lang pháp lý cần thiết, tạo điều kiện để họ mạnh dạn, chủ động,
sáng tạo trong hoạt động, đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cũng có cơ sở

pháp lý để kiểm tra, đánh giá hoạt động của các lực lượng làm công tác này.
Tiếp đó, ngày 29 tháng 12 năm 1998 Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII đã
ra Thông báo số 188-TB/TW về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.
Thông báo đã bổ sung, nhấn mạnh những đối tượng, lực lượng, địa bàn ưu tiên,
định hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm. Chất lượng và số lượng sản phẩm
thông tin đối ngoại ngày càng được tăng cường và đổi mới. Thông báo yêu cầu
chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 11 - CT/TW, đồng thời chú trọng một số nội
dung sau:
+ Ngoài việc tiếp tục quan hệ và chủ động xúc tiến công tác thông tin
tuyên truyền hướng vào các đối tượng và địa bàn đã được xác định tại Chỉ thị 11,
ưu tiên cung cấp thông tin định hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sống,
làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giới. Tranh thủ họ để







17



qua đó đưa thông tin giới thiệu về Việt Nam ra thế giới.
+ Tiếp tục đầu tư và nâng cao chất lượng hệ thống báo chí, xuất bản quốc
gia như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam, một số báo và nhà xuất bản lớn để làm nòng cốt cho công tác thông tin đối
ngoại. Từng bước tổ chức chặt chẽ việc đưa các bộ phận chính của hệ thống này
chuyển ngữ lên mạng internet, nhằm cập nhật tin tức về Việt Nam trên thế giới.
+ Kết hợp chặt chẽ việc tổ chức lực lượng trong nước với việc triển khai

thông tin ở nước ngoài, giữa thông tin đối nội với thông tin đối ngoại, giữa chính
trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại, giữa ngoại giao nhà nước,
đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân, tạo và phát huy sức mạnh tổng hợp của
các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại.
Quán triệt Chỉ thị số 11-CT/TW và Thông báo số 188-TB/TW nói trên, để
làm tốt công tác thông tin đối ngoại, đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới, ngày
26/4/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg "về
tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại". Trong Chỉ thị,
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các cấp nghiên cứu và
thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ lớn được giao. Chỉ thị nêu rõ: Công tác thông
tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta nhằm làm cho người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang
sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước
ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách
và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế
giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thế giới bước vào thế kỷ 21 với nhiều biến chuyển mau lẹ, phức tạp và
nhiều mặt khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Nhiều







18




nước đang tận dụng những lợi ích mà toàn cầu hóa kinh tế và thành tựu của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ đem lại, đồng thời tìm cách ứng phó với những
thách thức nảy sinh. Tình hình đó đã tác động trực tiếp và sâu sắc tới công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN của chúng ta.
Nghị quyết Đại hội IX tháng 4 năm 2001 tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ
"Tăng cường hơn nữa công tác thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại Phối
hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng
và hoạt động đối ngoại nhân dân. Hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất các hoạt
động đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện có kết quả nhiệm vụ công
tác đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện có kết quả nhiệm vụ công
tác đối ngoại, làm cho thế giới hiểu rõ hơn đất nước, con người, công cuộc đổi
mới của Việt Nam, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới" [39, tr. 153].
Thực tế này cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt ra yêu cầu tăng cường
sự lãnh đạo và phối hợp ở tầm chiến lược của công tác thông tin đối ngoại trong
bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi. Để cụ thể hóa tinh thần Đại hội
IX, ngày 27 tháng 12 năm 2001 đã ban hành Quyết định sô 16 của Ban Bí thư về
việc thành lập Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại và Quy chế phối hợp chỉ
đạo hoạt động được thông tin đối ngoại ban hành cùng Quyết định 16.
Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại gồm các thành viên đến từ hầu
hết các cơ quan của Đảng và Nhà nước đang hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại,
tư tưởng - văn hóa, an ninh, quốc phòng. Từ khi được thành lập, Ban Chỉ đạo
công tác thông tin đối ngoại đã giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhiều đề xuất
quan trọng để chỉ đạo thông tin tình hình trong nước ra nước ngoài, thông tin tình
hình quốc tế phức tạp, đẩy mạnh thông tin hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn
hóa đối ngoại Ban chỉ đạo cũng đã phối hợp hiệu quả hoạt động giữa các cơ








19



quan trung ương trong việc xử lý các vấn đề nhạy cảm. Hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, kiểm tra công tác trong nước, thông qua Bản tin nội bộ và Tạp chí
thông tin đối ngoại để chỉ đạo tình hình đã được tiến hành đều đặn. Nhiều tỉnh,
thành phố đã quan tâm chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại của địa phương mình,
tập trung cung cấp, tuyên truyền thông tin kinh tế đối ngoại, góp phần giới thiệu
hình ảnh của địa phương ra quốc tế.
Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ngành,
các cấp, các doanh nghiệp đều tranh thủ mọi cơ hội để tiếp xúc, tuyên truyền, vận
động các đối tượng và báo chí nước ngoài. Các địa phương và doanh nghiệp, với
nhận thức vai trò quan trọng và đi trước của thông tin đối ngoại, đã dành những
chi phí nhất định để thông tin và đặt quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài
trên những kênh thông tin hiện đại nhất.
Tiếp đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tháng 4 năm 2006
thành công tốt đẹp đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc xác định đường
lối, chính sách đối ngoại nói chung và phương hướng công tác thông tin đối ngoại
nói riêng. Nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ do Đại hội đề
ra, hoạt động đối ngoại và công tác thông tin đối ngoại cần phải được đặt trên một
tầm cao mới, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế
thuận lợi hơn nữa cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc tế và
khu vực, nâng cao hơn nữa vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nghị quyết Đại
hội đã chỉ rõ: "Đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin đối ngoại, góp phần tăng
cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước Bảo đảm
sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt

động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà
nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; đối ngoại
quốc phòng và an ninh; thông tin đối ngoại và thông tin trong nước" [40, tr. 115].







20



Để triển khai có hiệu quả công tác thông tin đối ngoại theo tinh thần của
Nghị quyết Đại hội X, Ban Bí thư đã ra Thông báo Kết luận số 85- TB/TW ngày
28/6/2007 của Ban Bí thư về “Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
thông tin đối ngoại trong tình hình hiện nay”, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
tại Hội nghị Trung ương 5 khoá X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước
yêu cầu mới cũng ra Nghị quyết số 16 – NQ/TW ngày 1/8/2007. Tiếp đó, Chỉ thị
số 26 – CT/TW ngày 10/9/2008 của Ban Bí thư nhấn mạnh: “công tác thông tin
đối ngoại cần phải được tiếp tục đổi mới và tăng cường mạnh mẽ trên mọi lĩnh
vực”.
Như Đại hội Đảng X đã đánh giá: “Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà
nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, phát
triển kinh tế xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và thế giới” [6].
Thông tin đối ngoại, trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường
XHCN, với chức năng nhiệm vụ của mình cần phải tham gia tích cực và hiệu quả
nhất vào việc phát huy những thuận lợi, tận dụng thời cơ mới và hạn chế tiêu cực,
kiềm chế và đẩy lùi nguy cơ, thách thức, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu

chiến lược của đất nước.
Trong quan hệ với các nước có vấn đề lịch sử và hiện tại với nước ta, Việt
Nam chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai và giải quyết các vấn đề
tranh chấp bằng thương lượng hoà bình [72, tr.9]. Đây là một chủ trương lớn, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển thông tin tuyên truyền đối
ngoại cho nhân dân và chính phủ các nước, làm cho nhân dân các nước hiểu rõ ý
chí độc lập, tự chủ, yêu chuộng hoà bình và tinh thần sẵn sàng làm bạn với tất cả
các nước, các dân tộc trên thế giới.
Với gần 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, do nhiều nguyên nhân phải
sống xa Tổ quốc, nhiều người còn có những mặc cảm và đang bị các thế lực thù







21



địch lợi dụng, khống chế, nhưng còn giữ trong mình dòng máu Việt. Chủ trương
đoàn kết đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài, xoá bỏ mặc cảm, xoá bỏ
hận thù, khép lại quá khứ, nhìn về tương lai, hướng về cội nguồn là một chủ
trương lớn. Yêu cầu đối với thông tin đối ngoại là làm cho cộng đồng người Việt
đa dạng phức tạp ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, tham gia tích cực vào việc thực
hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Trong giai đoạn hiện nay thông tin đối ngoại cần làm rõ quyết tâm của
Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đường lối chính trị đổi mới toàn diện và những
chính sách, biện pháp cụ thể do chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm cải thiện môi

trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và xây dựng quan hệ đối tác tin cậy với tất
cả các nước trên thế giới. Trong thời kỳ đổi mới, công tác thông tin đối ngoại đã
được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm và chú trọng sử dụng như là một công
cụ đắc lực để giới thiệu hình ảnh mới của Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển
của thời đại, thân thiện và hội nhập.
Tóm lại, thông tin đối ngoại là một mảng công việc rất quan trọng trong
công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước nhằm làm cho các nước, người nước
ngoài, người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất
nước, con người Việt Nam; đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi
mới của Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cùng với quá trình hội nhập khu
vực và quốc tế, nhu cầu thông tin về tình hình Việt Nam ra bên ngoài và nhu cầu
của bên ngoài hiểu biết về tình hình Việt Nam ngày càng tăng. Thông tin đối
ngoại và hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam có sự gắn kết với
nhau. Đội ngũ phóng viên nước ngoài là cầu nối giới thiệu Việt Nam với thế giới
bên ngoài.
1.2 Khái quát về phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Phóng viên nước ngoài là những người làm báo chuyên nghiệp đang làm







22



cho một hãng tin nước ngoài, hoạt động thông qua các loại hình báo viết, báo
hình, báo nói, báo ảnh, báo điện tử… Phóng viên nước ngoài còn là nhà báo nước

ngoài tự do tiến hành các hoạt động báo chí như thu thập thông tin, tư liệu, ghi
âm, ghi hình, chụp ảnh, tiếp xúc phỏng vấn, đi thăm địa phương phục vụ cho việc
viết tin, bài, phóng sự, phim tài liệu tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, hoạt động nghiệp vụ của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam
còn bao gồm:
 Sản xuất phim, ảnh quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam,
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo, giáo dục…của Việt
Nam phục vụ mục đích thông tin đối ngoại, báo chí và truyền thông;
xuất bản và lưu hành bên ngoài cơ quan, tổ chức phát hành cho công
chúng và báo chí, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng,
truyền thông đa phương tiện, trên mạng thông tin điện tử, bản tin, sách
báo, tranh ảnh, phụ trương băng ghi âm, ghi hình, các chương trình phần
mềm và các ấn phẩm tuyên truyền khác bằng tiếng Việt Nam và các thứ
tiếng khác; Tổ chức họp báo có sự tham dự của công dân Việt Nam
hoặc đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông Việt Nam; Phát biểu,
đăng bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trưng bày ảnh, áp
phíc, hiện vật; Chiếu phim, triển lãm, hội thảo, tổ chức giao lưu, biểu
diễn nghệ thuật; Hội chợ, quảng bá du lịch; Và các hoạt động khác phục
vụ mục đích thông tin, báo chí và truyền thông trên phạm vi lãnh thổ
Việt Nam.
 Hoạt động thông tin, báo chí, truyền thông trên phạm vi lãnh thổ Việt
Nam của các đoàn khách nước ngoài bao gồm: Xuất bản và phát hành
cho công chúng và báo chí, thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng, truyền thông đa phương tiện, trên mạng thông tin điện tử, bản in,








23



sách báo, tranh ảnh, phụ trương, băng ghi âm, ghi hình, các chương
trình phần mềm và các ấn phẩm tuyên truyền khác bằng tiếng Việt Nam
và các thứ tiếng khác; Tổ chức họp báo có sự tham dự của công dân
Việt Nam hoặc đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông Việt Nam;
Phát biểu, đăng bài trên các phương tiện thông tin đại chúng; Trưng bày
ảnh, áp phíc, hiện vật; Chiếu phim, triển lãm, hội thảo, tổ chức giao lưu,
biểu diễn nghệ thuật; Hội chợ, quảng bá du lịch; Và các hoạt động khác
phục vụ mục đích thông tin, báo chí và truyền thông trên phạm vi lãnh
thổ Việt Nam.
Phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có thể chia ra làm hai
nhóm: phóng viên nước ngoài thường trú và phóng viên nước ngoài hoạt động có
thời hạn (phóng viên bất thường) tại Việt Nam.
Phóng viên nước ngoài thường trú là phóng viên nước ngoài làm việc chính
thức, thường xuyên tại một văn phòng đại diện của các cơ quan thông tấn, báo
viết, báo hình, báo nói, báo điện tử nước ngoài… được phép đặt trụ sở tại Việt
Nam để tiến hành các hoạt động báo chí tại Việt Nam. Cơ quan thông tấn, báo chí
nước ngoài muốn lập Văn phòng báo chí thường trú phải có đơn đề nghị do người
đứng đầu cơ quan ký gửi Bộ Ngoại giao. Trong đơn đề nghị cần cung cấp đầy đủ
thông tin cơ bản về cơ quan báo chí của Văn phòng báo chí thường trú sẽ được
thiết lập tại Việt Nam. Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam
này cần bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục. Phóng viên nước ngoài
thường trú sẽ được Bộ Ngoại giao cấp Thẻ phóng viên nước ngoài có giá trị 12
tháng phù hợp với thời hạn thị thực nhập - xuất cảnh Việt Nam. Nếu văn phòng
không có phóng viên thường trú trong vòng 180 ngày liên tục thì Giấy phép mở
văn phòng không còn hiệu lực.

Phóng viên nước ngoài hoạt động có thời hạn tại Việt Nam là những phóng

×