Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.7 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








NGUYỄN THỊ HẠNH






NHU CẦU ĐỌC TẠI THƢ VIỆN
NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH







LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN













HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ HẠNH





NHU CẦU ĐỌC TẠI THƢ VIỆN
NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện
Mã số : 60 32 20




LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN




G i á o v i ê n h ư ớ n g d ẫ n k h o a h ọ c
PGS.TS. TRẦN THỊ MINH NGUYỆT







HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1
CHƢƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU ĐỌC VÀ BẠN ĐỌC
TẠI THƢ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 Nhu cầu đọc trong hoạt động thƣ viện 08
1.1.1 Khái niệm nhu cầu đọc 08
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc 10

1.2 Khái quát về Nhà Thiếu nhi và Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố

Hồ Chí Minh 16
1.2.1 Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh 16
1.2.2 Thư viện trong Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh 20

1.3 Đặc điểm bạn đọc thiếu nhi trong thƣ viện Nhà thiếu nhi thành phố 26
1.3.1 Đặc điểm chung 26
1.3.2 Đặc điểm các nhóm lứa tuổi 28

1.4 Vai trò của Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố với việc thỏa mãn
và định hƣớng nhu cầu đọc của thiếu nhi 35
1.4.1 Thỏa mãn nhu cầu đọc của thiếu nhi 35
1.4.2 Định hướng nhu cầu đọc cho thiếu nhi 37

CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐỌC CỦA THIẾU NHI
TẠI THƢ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

2.1 Nội dung nhu cầu đọc 41
2.1.1 Nhu cầu về nội dung tài liệu 41
2.1.2 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu 51
2.1.3 Nhu cầu về loại hình tài liệu 52

2.2 Tập quán khai thác tài liệu 55
2.2.1 Thời gian dành để khai thác và sử dụng tài liệu 55
2.2.2 Nguồn khai thác tài liệu 57
2.2.3 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện chủ yếu được sử dụng
để khai thác tài liêu 60
2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành
phố Hồ Chí Minh 64
2.3.1 Vốn tài liệu 64

2.3.2 Các dịch vụ thư viện 66
2.3.3 Cơ sở vật chất – trang thiết bị 70
2.3.4 Nhân lực thư viện 72

2.4 Đánh giá chung 73
2.4.1 Điểm mạnh 73
2.4.2 Điểm yếu 76
2.4.3 Nguyên nhân 80

CHƢƠNG 3:
CÁC GIẢI PHÁP THỎA MÃN VÀ PHÁT TRIỂN NHU CẦU ĐỌC
TẠI THƢ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Thỏa mãn nhu cầu đọc lành mạnh 85
3.1.1 Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ thiếu nhi 85
3.1.2 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức phục vụ của thư viện 88

3.2 Tăng cƣờng hƣớng dẫn đọc cho thiếu nhi 91
3.2.1 Hướng dẫn thiếu nhi lựa chọn sách 91
3.2.2 Phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi 94
3.2.3 Nâng cao khả năng cảm thụ, lĩnh hội sách cho các em 96
3.2.4 Xây dựng phong cách ứng xử có văn hóa khi đọc sách 97

3.3 Phối hợp với gia đình, nhà trƣờng và các tổ chức xã hội, chính trị -
xã hội trong việc hƣớng dẫn các em đọc sách 98
3.3.1 Phối hợp với gia đình 98
3.3.2 Phối hợp với nhà trường 100
3.3.3 Phối hợp với các tổ chức xã hội, chính trị - xã hội 102

3.4 Giải pháp khác 104

3.4.1 Nâng cao năng lực cán bộ thư viện thiếu nhi 104
3.4.2 Xây dựng không gian đọc thân thiện 107
3.4.3 Khuyến khích thiếu nhi đọc và xây dựng phong trào đọc 109

KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế tri thức – một giai đoạn phát triển mới của xã hội sau giai đoạn kinh
tế công nghiệp, một hiện tượng đang nổi lên ở các nước phát triển và cũng sẽ là
một xu thế tất yếu ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Xu thế này đã đặt
ra nhiều thách thức đối với ngành thông tin - thư viện, mà đặc biệt là vấn đề đáp
ứng nhu cầu tài liệu (thông tin) cho bạn đọc (người dùng tin) trong giai đoạn
bùng nổ thông tin và tri thức. Vì vậy, hệ thống thư viện, trong đó mạng lưới thư
viện thiếu nhi phải nâng cao chất lượng hoạt động, thể hiện rõ vai trò của mình
trong việc hỗ trợ cùng gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, đào tạo và phát
triển những mầm non trở thành tài năng cho xã hội.
Những năm gần đây, mạng lưới thư viện thiếu nhi đã có nhiều đổi mới
trong việc tổ chức hoạt động và quản lý, nhiều thư viện thiếu nhi trong trường
học, các trung tâm văn hóa, các nhà thiếu nhi, … được xây dựng và đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị cũng như vốn tài liệu. Một số thư viện đã thu hút được
hàng nghìn lượt thiếu nhi đến đọc và hàng chục nghìn lượt sách đọc, mượn mỗi
năm. Tuy nhiên con số này không đồng đều tại các thư viện, mạng lưới thư viện
thiếu nhi chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu đọc trong khi một lượng lớn thiếu nhi
có nhu cầu thông tin, tài liệu ngày càng phát triển mạnh trong cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
lớn nhất cả nước, có mật độ dân cư đông đúc, đời sống vật chất và tinh thần khá
cao. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để các em thiếu nhi thành phố tiếp cận và
hưởng thụ một cách dễ dàng các nguồn thông tin trong xã hội, và qua đó nhu cầu
hưởng thụ văn hóa của các em cũng phong phú hơn. Tuy nhiên, giữa „biển”
thông tin đa dạng, đa chiều, các em sẽ lúng túng khi tìm cho mình những thông
tin, tài liệu có giá trị, cần thiết và hữu ích. Nếu được hướng dẫn lựa chọn tài liệu
phù hợp, sẽ đem lại tư duy phát triển cho các em và ngược lại sẽ là „liều thuốc
2


độc” làm lệch lạc đời sống tinh thần của các em. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các
ban ngành, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các thư viện là làm thế nào để tìm hiểu
nhu cầu đọc của các em để vừa đáp ứng tối đa nhu cầu vừa đảm bảo thực hiện
tốt chức năng giáo dục, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho các em.
Nghiên cứu nhu cầu đọc trong hoạt động thông tin – thư viện là một vấn đề
hết sức quan trọng, nó không chỉ là động cơ mà còn là mục đích hướng tới của
hoạt động thông tin thư viện. Vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu đọc để có những
biện pháp tăng cường sức mạnh, tạo hướng đi đúng đắn cho hoạt động thông tin
thư viện là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa.
Các nhà thiếu nhi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là hệ thống các cơ
quan giáo dục thiếu nhi ngoài nhà trường, nằm trong thiết chế văn hóa giáo dục
của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, có vai trò quan trọng trong việc cùng
nhà trường giáo dục nhân cách toàn diện cho các em. Thư viện trong các nhà
thiếu nhi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận hết sức quan trọng
của các nhà thiếu nhi, là nơi đầu tiên chuyển hóa hứng thú đọc và hình thành
nhu cầu đọc cho các em, là địa chỉ thu hút các em đến đọc sách ngoài việc bồi
dưỡng năng khiếu và rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể ngay từ nhỏ. Thư viện
Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh là một thư viện lớn, đứng đầu trong hệ
thống thư viện các nhà thiếu nhi, là trung tâm thu hút đông đảo thiếu nhi thành

phố đến sinh hoạt và học tập. Tuy nhiên, thực tế thiếu nhi đến thư viện không
nhiều so với lượng thiếu nhi đến Nhà Thiếu nhi thành phố. Song song đó, trong
lịch sử hoạt động của mình, thư viện chưa từng thực hiện việc nghiên cứu nhu
cầu đọc của thiếu nhi, việc nghiên cứu nhu cầu đọc chỉ mang tính chất cảm tính
không có cơ sở khoa học, thậm chí không xác định được chính xác nhu cầu đọc
của các em. Điều này đã dẫn đến nhiều hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt
động của Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố. Vì vậy, việc nắm bắt nhu cầu đọc
của các em thiếu nhi là nhiệm vụ hàng đầu của các thư viện nói chung và Thư
viện Nhà Thiếu nhi thành phố nói riêng khi thực hiện công tác phục vụ bạn đọc.
3


Xuất phát từ thực tiễn trên tại Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, tôi
chọn đề tài: “Nhu cầu đọc tại Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí
Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành thông tin - thư viện
của mình, với mong muốn góp phần phát triển hoạt động Thư viện Nhà Thiếu
nhi thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ cho thành
phố nói chung.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, việc nghiên cứu về hoạt động thư viện thiếu nhi tại
thành phố Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm, và
được đánh giá cao thông qua các công trình nghiên cứu khoa học thư viện. Tuy
nhiên, các đề tài đã nghiên cứu chủ yếu tập trung vào 3 khía cạnh sau:
+ Khảo sát, đánh giá nguồn lực thông tin, công tác phục vụ, tổ chức và
quản lý trong thư viện thiếu nhi, hướng phát triển của thư viện thiếu nhi nói
chung và Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Hướng tiếp
cận này thể hiện ở một số đề tài sau:
- Tạ Thị Minh Thư (1999), Tổ chức hoạt động đọc sách báo của thiếu nhi
trên địa bàn thị xã Quảng Ngãi: Khóa luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành
Thư viện - Thông tin, Nxb Trường Cao đẳng Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh,

1999, 69Tr.
- Tô Thị Mỹ Lệ Nhung (2005), Tổ chức hoạt động đọc sách của thiếu nhi
trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau : Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Văn hóa, chuyên ngành Thư viện -Thông tin, Nxb Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội, 2005, 80Tr.
- Nguyễn Quế Anh (2008). Hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng
hoạt động của Thư viện thiếu nhi Hà Nội trong giai đoạn hội nhập quốc tế: Luận
văn thạc sĩ ngành thông tin – thư viện, Nxb Trường Đại học Văn hóa thành phố
Hồ Chí Minh, 107Tr.
4


- Đỗ Thị Phương (2010), Tổ chức hoạt động đọc tại Thư viện Nhà Thiếu
nhi thành phố Hồ Chí Minh : Khóa luận tốt nghiệp Đại học Văn hóa, chuyên
ngành Thư viện -Thông tin, Nxb Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí
Minh, 2010, 91Tr.
- Trần Thị Ngọc Ý( 2010), Phát triển Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố
Hồ Chí Minh : Khóa luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Thư viện –Thông
tin, Nxb Trường Đại học Văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh, 2010, 74Tr.
- Giang Anh Thơ. (2012). Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ thiếu nhi tại
các thư viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ: Luậnvăn thạc sĩ khoa học Thư
viện, Nxb Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh, 109 Tr.
- Nguyễn Hữu Liên Trang (2012) Cải tiến công tác bổ sung tài liệu thiếu
nhi trong hệ thống thư viện công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc
sĩ khoa học thư viện, Nxb Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 89Tr.
+ Nghiên cứu thói quen đọc của thiếu nhi, phát triển văn hóa đọc và hướng
dẫn thiếu nhi đọc trong thư viện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đọc, góp
hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho các em. Các đề tài gồm có:
- Phạm Thị Quỳnh Hoa (2001), Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách trong thư

viện với sự phát triển nhân cách thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh : Luận văn
thạc sĩ khoa học ngành Thông tin - Thư viện , Nxb Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội, 2001,122 Tr.
- Trần Thị Minh Nguyệt (2003), Thư viện Việt Nam với việc giáo dục nhân
cách cho bạn đọc lứa tuổi thiếu nhi: Đề tài cấp bộ, Nxb Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, 2003, 157 Tr.
- Nguyễn Như Ngọc (2009) Nghiên cứu văn hóa đọc của học sinh tiểu học
trên địa bàn thành phố Hà Nội: Luận văn thạc sĩ khoa học ngành Thông tin -
Thư viện, Nxb Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 94Tr.
5


- Phạm Thị Thiền (2011), Xây dựng và phát triển thói quen đọc của thiếu
nhi tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh: Khóa luận tốt nghiệp
Đại học, chuyên ngành Thư viện –Thông tin, Nxb Trường Đại học Văn hóa
Thành Phố Hồ Chí Minh, 2011, 93Tr.
- Võ Công Nam (2011), Phát triển văn hóa đọc của thanh thiếu niên trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh : Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường,
chuyên ngành Thư viện – Thông tin, Nxb Trường Đại học Văn hóa Thành Phố
Hồ Chí Minh, 2011, [168Tr].
+ Nghiên cứu về nhu cầu đọc của thiếu nhi trong trường học và ở phạm vi
địa lý các tỉnh thành khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Đề tài gồm có:
- Nguyễn Thị Thanh Thủy (2010), Nghiên cứu nhu cầu đọc và công tác
giáo dục nhu cầu đọc của học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội: Khóa luận tốt
nghiệp Đại học ngành Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Hà Nội, 78Tr.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể và
chuyên sâu về nhu cầu đọc của bạn đọc thiếu nhi trong Thư viện Nhà Thiếu nhi
thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, đây là một đề tài nghiên cứu hoàn toàn
mới và cần thiết trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay.

3. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá, luận văn sẽ nhận dạng rõ đặc
điểm nhu cầu đọc của thiếu nhi trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố. Từ đó
đề ra các giải pháp định hướng nhu cầu đọc cho thiếu nhi thành phố, góp phần
phát triển hoạt động của Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Xác định rõ vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu đọc trong Thư viện Nhà
Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh.
6


- Phân tích, nhận dạng nhu cầu đọc của thiếu nhi trong Thư viện Nhà Thiếu
nhi thành phố Hồ Chí Minh.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đáp ứng nhu cầu đọc của thiếu
nhi trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu
đọc của thiếu nhi trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Qua khảo sát, điều tra thấy lượng thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi
thành phố là một con số khá ít so với lượng thiếu nhi đến Nhà Thiếu nhi thành
phố. Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh nếu thỏa mãn nhu cầu đọc
lành mạnh, tăng cường hướng dẫn đọc cho thiếu nhi, tổ chức phối hợp với gia
đình và các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời thực hiện một số giải pháp
khuyến khích thiếu nhi đọc sách sẽ ngày càng thu hút đông đảo thiếu nhi đến thư
viện đọc sách, đồng thời định hướng được nhu cầu đọc của các em thiếu nhi.
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
Nhu cầu đọc của thiếu nhi.
* Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu đọc của thiếu nhi (lứa tuổi từ 6
– 15 tuổi) trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phƣơng pháp luận
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thư viện thiếu nhi.
7.2 Phƣơng pháp cụ thể
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Điều tra bằng phiếu hỏi (Anket)
- Quan sát
7


- Phỏng vấn trực tiếp
- Phân tích, thống kê phiếu yêu cầu
- Đánh giá, so sánh
8. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
8.1 Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu sẽ
hoàn thiện lý luận về nhu cầu đọc của bạn đọc thiếu nhi và hoạt động thư viện
thiếu nhi.
8.2 Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc nắm bắt nhu cầu đọc, Thư viện Nhà Thiếu
nhi thành phố Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh các hoạt động để đáp ứng tối đa nhu
cầu đọc của thiếu nhi.
- Kết quả đạt được của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho hệ thống thư
viện các nhà thiếu nhi trong việc phát triển và hoàn thiện hoạt động thư viện
thiếu nhi hiện nay.
9. Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
chia thành 3 chương:
Chương 1:

Những vấn đề chung về nhu cầu đọc và bạn đọc tại Thƣ viện
Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2:
Thực trạng nhu cầu đọc của thiếu nhi tại Thƣ viện Nhà Thiếu nhi
thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3:
Các giải pháp thỏa mãn và phát triển nhu cầu đọc tại Thƣ viện
Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh



8


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU ĐỌC VÀ BẠN ĐỌC
TẠI THƢ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 Nhu cầu đọc trong hoạt động thƣ viện
1.1.1 Khái niệm nhu cầu đọc
* Nhu cầu
Nhu cầu là một thuật ngữ gắn với cơ thể sống, nó biểu hiện trạng thái
thiếu hụt do mất cân bằng của chính cá thể với hiện trạng thực tế của cá thể.
Do đó, nhu cầu chính là một hiện tượng tâm lý trong cấu trúc tâm lý chung
của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về
vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.
Nhu cầu là đỏi hỏi khách quan của con người với một đối tượng nhất
định trong những điều kiện cụ thể nhằm đảm bảo duy trì sự sống và sự phát
triển của con người.
* Nhu cầu đọc

Nhu cầu đọc là nhu cầu tinh thần của con người, là thái độ nhận thức
hoặc cảm thụ của người đọc (cá nhân, nhóm xã hội) đối với việc đọc như đối
với hoạt động cần thiết của cuộc sống mà nhờ đó các nhu cầu giao tiếp, nhận
thức, thẩm mỹ được thỏa mãn. [50, tr.375].
Nhu cầu đọc là nhu cầu cần được nâng cao sự hiểu biết bằng phương tiện
tài liệu. Đó là nhu cầu nhận biết thế giới khách quan một cách gián tiếp, tổng
hợp và toàn diện. Về mặt xã hội, nhu cầu đọc là loại nhu cầu tinh thần của con
người, được hình thành và phát triển trong quá trình con người sống, hoạt
động xã hội, nằm trong ý thức, tư tưởng của người đọc. Vì vậy nhu cầu đọc
mang tính xã hội và tính lịch sử cụ thể. [40, tr.32]
Tựu chung lại, nhu cầu đọc là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng khách
quan của chủ thể đối với việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm duy trì và
9


phát triển. Nói cách khác, nhu cầu đọc là nhu cầu bậc cao của con người, bởi
nó cộng hưởng 2 yếu tố: khả năng biết đọc và nhu cầu hiểu biết, nắm bắt
thông tin.
Nhu cầu đọc là nguồn gốc dẫn đến mọi hoạt động trong thư viện. Hoạt
động thư viện không thể tồn tại và phát triển nếu như không có nhu cầu đọc.
* Tính chất của nhu cầu đọc
Nhu cầu đọc luôn gắn liền với đối tượng đọc là tài liệu. Khi chưa có tài
liệu, nhu cầu chưa thể tồn tại theo đúng nghĩa của nó, lúc ấy ở cá nhân chỉ là
trạng thái thiếu thốn mong muốn một cách mơ hồ về nội dung kiến thức. Khi
bắt gặp tài liệu có chứa đựng nội dung kiến thức, có khả năng thỏa mãn trạng
thái thiếu thốn của cơ thể thì nhu cầu đọc tài liệu mới thực sự xuất hiện. Nhu
cầu càng được xác định cụ thể, ý nghĩa của nhu cầu đọc đối với đời sống của
cá nhân và xã hội càng được nhận thức sâu sắc thì nhu cầu đọc càng nhanh
chóng nảy sinh, củng cố và phát triển.
Nhu cầu đọc cũng như các nhu cầu khác của con người, nó có tính xã hội

sâu sắc, tính bền vững và tính cơ động.
Nhu cầu đọc ở những người sống trong điều kiện xã hội khác nhau thì
khác nhau. Nhu cầu đọc xuất hiện đòi hỏi con người tìm kiếm các phương
thức thỏa mãn nhu cầu. Rõ ràng nhu cầu đọc vừa là nguyên nhân thúc đẩy
động cơ đọc, vừa là yếu tố thể hiện điều kiện sống, điều kiện lịch sử xã hội
mà chủ thể của nhu cầu đại diện.
Nhu cầu đọc của con người là vô tận, nó biến đổi theo quy luật và tương
đối ổn định. Tính ổn định của nhu cầu đọc được thể hiện ở tần số xuất hiện
một cách thường xuyên và liên tục. Khi nhu cầu đọc phát triển ở mức độ cao
thì nó trở nên ổn định và bền vững. Nghĩa là, trong quá trình hoạt động vươn
tới sự thỏa mãn nhu cầu đọc, dù có gặp khó khăn, trở ngại thì nhu cầu đọc
cũng không mất đi mà trái lại, trong chừng mực nào đó, nó lại thôi thúc con
người hoạt động tích cực hơn. Tính ổn định của nhu cầu đọc chỉ có được khi
10


con người ý thức rõ về nội dung đọc cũng như phương thức thỏa mãn nhu
cầu đọc.
Tuy nhiên, sự thỏa mãn nhu cầu đọc mang tính cơ động, tạm thời. Sau
khi thỏa mãn được mục tiêu thì nhu cầu mới của con người lại được xác lập
và nó tác động đến hành vi một lần nữa. Mong muốn tìm kiếm những trải
nghiệm được thỏa mãn nhu cầu về kiến thức đã thôi thúc con người hành
động để thỏa mãn những nguyện vọng của chính mình.
Nhu cầu đọc không phải tự nhiên sinh ra mà được hình thành trong quá
trình sống, hoạt động của con người và luôn biến đổi dưới tác động của các
yếu tố xã hội. Nếu biết cách tác động một cách khéo léo, chúng ta có thể biến
đổi nhu cầu theo một hướng nhất định, tức là định hướng nhu cầu đọc.

1.1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu đọc
* Yếu tố khách quan

- Môi trường tự nhiên – xã hội
Trong hoạt động sống, để tồn tại và phát triển con người phải luôn tìm
hiểu thế giới tự nhiên, sống hòa hợp với môi trường tự nhiên. Chính vì vậy,
dù là ai, ở bất cứ nơi đâu, con người đều có nhu cầu đọc, tìm hiểu về thế giới
tự nhiên, đất nước, con người nơi mình sinh sống để không đi ngược lại chiều
hướng phát triển của tự nhiên và xã hội.
Con người sống trong môi trường xã hội như thế nào thì sẽ xuất hiện
những mong muốn, nhu cầu tương thích phù hợp với xã hội ấy.
Nhu cầu của con người chỉ xuất hiện khi họ tham gia các hoạt động xã
hội/ hoạt động của môi trường sống.
Gia đình, nhà trường là môi trường xã hội có tác động lớn đến việc giáo
dục con người, đặc biệt là giáo dục lứa tuổi thiếu nhi. Như một tờ giấy trắng,
lứa tuổi thiếu nhi luôn cần sự quan tâm, chỉ dẫn của gia đình, nhà trường.
Bằng truyền thống văn hóa gia đình, tinh thần học tập trong nhà trường sẽ tác
động đến hứng thú, nhu cầu đọc của các em.
11


Như vậy môi trường tự nhiên – xã hội, trong đó ảnh hưởng của gia đình
và không gian học tập trong nhà trường là các nhân tố quan trọng tác động
đến nhu cầu đọc của lứa tuổi thiếu nhi, là yếu tố quyết định sự phát triển của
mỗi cá nhân.
- Nghề nghiệp
Mỗi giai đoạn sống của con người đều có một hoạt động chủ đạo nhất
định. Hoạt động chủ đạo ở mỗi giai đoạn có ảnh hưởng và chi phối nhu cầu
hoạt động sống của con người, đặc biệt là hoạt động đọc, lĩnh hội thông tin,
tri thức.
Nghề nghiệp là giai đoạn mỗi người đều phải trải qua, nó chiếm 2/3 thời
gian sống của con người. Nghề nghiệp buộc con người phải tìm tòi, học hỏi,
phải đấu tranh, trăn trở và suy nghĩ để tìm ra con đường phát triển trong sự

nghiệp của mình. Quá trình này diễn ra một cách lâu dài đã để lại những dấu
ấn trong tư tưởng, tình cảm của mỗi cá nhân, vì vậy mà ảnh hưởng đến nhu
cầu, hứng thú đọc của họ.
Khi niềm say mê, nhiệt tâm với nghề nghiệp càng cao thì dấu ấn về nhu
cầu đọc càng thể hiện rõ nét.
Mỗi người đều trải qua nhiều hoạt động chủ đạo khác nhau từ khi sinh ra
đến khi trưởng thành. Ở giai đoạn lứa tuổi thiếu nhi, học tập được xem là hoạt
động chủ đạo. Đây là giai đoạn với nhiều ước mơ, hoài bão gắn liền với nhu
cầu tìm hiểu, khám phá cái mới, muốn thể hiện vị trí, chỗ đứng, khả năng của
bản thân. Việc tham gia các lĩnh vực hoạt động chuyên sâu mang tính chất
định hướng nghề nghiệp thể hiện thông qua sinh hoạt các lớp năng khiếu như:
ca, múa, họa, thể thao, …hoặc các câu lạc bộ đội nhóm (câu lạc bộ nghiên
cứu thiên nhiên, câu lạc bộ khoa học vui, câu lạc bộ kính thiên văn, câu lạc bộ
chỉ huy đội, câu lạc bộ phóng viên nhí…) trong các nhà thiếu nhi, trung tâm
văn hóa….có ý nghĩa rất lớn đối với các em. Vì vậy việc nỗ lực, phấn đấu
12


không ngừng để tích lũy kiến thức cũng như kỹ năng, năng khiếu, sở trường
đã trở thành nhân tố và động lực tác động đến nhu cầu về tài liệu của các em.
Thông qua hoạt động đọc, sợi dây liên kết giữa các em với thế giới về
nghề nghiệp được hình thành, tạo điều kiện phát huy năng lực, năng khiếu, sở
trường, từ đó giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Giới tính
Giới tính là thuộc tính biểu hiện trong tâm lý của con người trên cơ sở sự
kết hợp của các yếu tố về di truyền học. Giới tính khác nhau thì nhu cầu, đòi
hỏi của con người cũng khác nhau. Nam giới có tính cách mạnh mẽ, tự tin
thích khám phá thường tìm tòi, tư duy những cái mới. Nữ giới dịu dàng, tình
cảm thường bằng lòng và chấp nhận cách tư duy đã tồn tại. Các đặc điểm
khác nhau về giới tính này có ảnh hưởng đến hứng thú, nhu cầu đọc được thể

hiện qua nội dung, hình thức cũng như cách thức thỏa mãn nhu cầu đọc.
Giới tính thể hiện qua tính cách càng mạnh mẽ, rõ ràng bao nhiêu thì đặc
điểm nhu cầu, hứng thú về tài liệu sẽ càng rõ ràng bấy nhiêu và ngược lại.
Lứa tuổi thiếu nhi với những biến đổi trong cấu trúc tâm lý từ thấp đến
cao. Càng về sau, khả năng nhận thức, phân biệt giới tính càng rõ ràng. Ở lứa
tuổi cấp 1, các em bắt đầu có sự phân biệt giới tính, nhất là những em học
sinh cuối cấp 1 và phân biệt rõ ràng ở lứa tuổi học sinh cấp 2. Các em xuất
hiện những nhu cầu tìm hiểu giới tính của nhau và đó cũng chính là quá trình
đọc để hiểu đối phương đã bắt đầu được hình thành ở các em thiếu nhi.
- Lứa tuổi:
Trong quá trình sinh ra, tồn tại và phát triển, con người trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau: trước tuổi đi học, tuổi đi học, tham gia hoạt động lao
động sản xuất và nghỉ ngơi khi về già. Mỗi giai đoạn lứa tuổi con người có
những đặc điểm tâm lý riêng do hoạt động chủ đạo chi phối. Đặc điểm tâm lý
này được biểu hiện qua các yếu tố sinh lý, hoạt động giao tiếp, nhận thức, xúc
cảm, tình cảm và nhân cách của mỗi cá nhân.
13


Có thể thấy tâm lý lứa tuổi là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu
cầu, hứng thú đọc của con người. Đó là một yếu tố mang tính chất cố hữu, là
thuộc tính bền vững, lâu dài xong nó cũng sẽ biến đổi trong quá trình con
người phát triển cùng với những đặc điểm tâm lý lứa tuổi của giai đoạn đó.
Lứa tuổi thiếu nhi là một giai đoạn đặc biệt của cuộc đời. Ở các em nhu
cầu, hứng thú đọc dường như mới bắt đầu hình thành, cần phải có sự hướng
dẫn, định hướng của người lớn để các em có thể phát huy khả năng, trí tuệ của
mình trong việc lĩnh hội tri thức của nhân loại.
- Mức độ - phương thức thỏa mãn nhu cầu:
Con người sinh ra ai cũng có nhu cầu nhất định về vật chất và tinh thần.
Nếu nhu cầu được thỏa mãn bằng cách nào đó dù nhanh hay chậm, hiện đại

hay truyền thống, đơn giản hay phức tạp, đầy đủ hay thiếu hụt đều ảnh hưởng
đến xúc cảm, tình cảm, hứng phấn của con người. Nhu cầu đọc là một loại
nhu cầu tinh thần, con người muốn tồn tại, phát triển phải có khả năng đọc,
thói quen đọc để lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Khi con người
được đáp ứng nhu cầu đọc cũng chính là đáp ứng nhu cầu về tri thức, thông
tin – một nhu cầu mạnh mẽ và mãnh liệt của con người. Nhu cầu đọc được
đáp ứng sẽ ngày càng được nuôi dưỡng và phát triển ở mức độ cao. Có thể
nói, lúc chu kỳ về nhu cầu cũ được đáp ứng cũng là lúc nhu cầu mới được nảy
sinh. Nhu cầu mới tiếp tục được đáp ứng sẽ xuất hiện nhu cầu mới ở dạng cao
hơn, sâu sắc hơn và cấp thiết hơn.
Ở lứa tuổi thiếu nhi, mức độ - phương thức thỏa mãn nhu cầu có khác
biệt với người lớn. Điều này có liên quan đến đặc điểm tâm lý, những biến đổi
trong thời kỳ bắt đầu có sự khám phá, lĩnh hội tri thức của nhân loại. Các em
lĩnh hội kiến thức thông qua sách báo ở mức độ đơn giản, phương thức thỏa
mãn phù hợp, dễ tiếp cận và thuận tiện. Vì vậy nhu cầu về tài liệu của các em
thường ở dạng hình ảnh, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, gắn liền với thực tế cuộc
sống xung quanh.
14


Trong quá trình tổ chức hoạt động thư viện, nếu cán bộ thư viện đáp ứng
nhu cầu đọc một cách nhanh chóng cùng với những phương tiện, tiện ích hiện
đại, hấp dẫn và thông tin tri thức được cung cấp đầy đủ thì chắc chắn sẽ ngày
một tạo dựng được niềm tin nơi bạn đọc nhỏ tuổi. Đồng thời khi nhu cầu đọc
được đáp ứng, nhu cầu, hứng thú đọc sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ, nâng
lên một tầm cao mới và ngược lại. Do đó, chúng ta cần chú ý đến việc đáp
ứng nhu cầu, xem xét khả năng thỏa mãn nhu cầu để từ đó điều chỉnh công
tác phục vụ, góp phần giúp hoạt động thư viện đạt hiệu quả tốt nhất.

* Yếu tố chủ quan

- Trình độ văn hóa và khả năng nhận thức của cá nhân
Trình độ văn hóa là một trong những nhân tố biểu hiện cho học thức, sự
hiểu biết, tri thức của con người. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời
sống của mỗi cá nhân, là yếu tố quan trọng, khẳng định vị trí của cá nhân
trong xã hội cũng như năng lực tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, thông tin và các
thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại.Trình độ văn hóa thể hiện thông
qua năng lực hoạt động thực tiễn, khả năng và nhu cầu khám phá kiến thức,
vận dụng tri thức vào hoạt động sống của con người.
Người có trình độ văn hóa càng cao thì khả năng nhận thức thế giới cũng
như động lực sống của họ càng cao và ngược lại.
Trong hoạt động đọc cũng vậy, người có trình độ văn hóa càng cao thì
họ lại càng tích cực đọc. Nếu không đọc, không học, con người sẽ không có
trình độ văn hóa, không có khả năng vận dụng các kiến thức tích lũy được vào
trong hoạt động sáng tạo, lao động và sản xuất. Do đó trình độ văn hóa là một
trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu, hứng thú đọc của con
người. Nói như vậy không có nghĩa là tất cả những người có trình độ văn hóa
đều thích đọc sách. Một thực tế cho thấy trong xã hội có những người có trình
độ văn hóa cao nhưng họ không thích đọc sách. Ngược lại cũng có những
người có trình độ văn hóa không cao nhưng họ lại thích đọc sách…
15


Trình độ văn hóa cộng với khả năng nhận thức sẽ góp phần giúp cho cá
nhân đẩy nhanh việc đọc, làm cho hứng thú đọc, nhu cầu đọc trở lên mạnh mẽ
hơn. Người có trình độ văn hóa và khả năng nhận thức khác nhau sẽ lựa chọn
những nội dung, hình thức, phương thức thỏa mãn nhu cầu đọc khác nhau. Do
đó, trong quá trình xây dựng và phát triển thói quen đọc sách, thư viện cần
quan tâm xem xét yếu tố trình độ văn hóa cũng như khả năng nhận thức của
mỗi cá nhân để có biện pháp đáp ứng nhu cầu đọc cho từng đối tượng cụ thể.
Khả năng nhận thức, trình độ văn hóa của lứa tuổi thiếu nhi còn ở mức

độ thấp. Các em chỉ nhận thức một cách đơn giản về thế giới khách quan. Đôi
khi có cái nhìn phiến diện chưa đúng đắn về thế giới tự nhiên và xã hội. Sự
tác động bên ngoài cộng với khả năng nhận thức, học vấn còn non nớt, các em
dễ bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực bên ngoài. Vì vậy, đây là lứa tuổi rất
cần sự quan tâm, chỉ dẫn của người lớn.
- Sở thích cá nhân
Sở thích của cá nhân là khuynh hướng thích thú riêng biệt do tác động
của yếu tố tâm lý và tình cảm. Mỗi người có sở thích khác nhau và họ bị sự
vật thu hút, hấp dẫn bằng nhiều cách khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng,
nhiều màu sắc trong tính cách của mỗi con người.
Sở thích đọc sách cũng là một đặc điểm trong tâm lý, tình cảm của con
người. Mỗi người có sở thích lựa chọn và khả năng lĩnh hội thông tin trong
sách báo khác nhau. Có những sở thích tích cực và cũng có những sở thích
tiêu cực. Sở thích đọc tiếp tục được phát huy nếu như nó được quan tâm, thỏa
mãn và ngược lại. Do đó, trong hoạt động thư viện, cán bộ thư viện cần quan
tâm định hướng nhu cầu đọc, sở thích đọc cho bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc lứa
tuổi thiếu nhi.
Sở thích của thiếu nhi khá đa dạng. Ở các em xuất hiện nhiều sở thích,
hứng thú khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý, tình cảm của các em.
Lứa tuổi thiếu nhi luôn bị hấp dẫn bởi thế giới thần tiên, biến hóa với nhiều
16


màu sắc, hình ảnh đẹp mắt. Việc nắm bắt sở thích, nhu cầu của các em để
định hướng nhu cầu, tổ chức các hình thức phục vụ đọc là một vấn đề quan
trọng trong các thư viện phục vụ thiếu nhi.

1.2 Khái quát về Nhà Thiếu nhi và Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1 Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh
* Quá trình hình thành

Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh trước đây là Câu lạc bộ Thiếu nhi
được thành lập từ tháng 5/1975, tại 55 Nguyễn Đình Chiểu – Quận 3 (hiện
nay là cơ sở hoạt động của Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ). Câu lạc bộ Thiếu nhi
ra đời trực thuộc sự quản lý của Ban Thiếu nhi Thành Đoàn, với vai trò vừa
đáp ứng nhu cầu, sở thích của các em thiếu nhi, vừa phục vụ yêu cầu xây
dựng, phát triển của thành phố trong những ngày đầu mới giải phóng.
Từ cơ sở khởi đầu đó, ít tháng sau Câu lạc bộ Thiếu nhi được chuyển về
địa chỉ mới ở số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (hiện nay là cơ sở hoạt động của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam) với một hội trường có sức chứa 150 người, 6
phòng lớn và 1 sân chơi để tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, xây
dựng thư viện, hình thành các câu lạc bộ, đội, nhóm,…., Câu lạc bộ Thiếu
nhi đã thu hút ngày càng nhiều các em thiếu nhi đến tham gia học tập và
sinh hoạt.
Qua hơn một năm hoạt động, trụ sở 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã không
còn đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động. Được sự
quan tâm trực tiếp của Thành Đoàn, Thành Ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 1976, Thành Ủy quyết định giao cho
Thành Đoàn tòa nhà bề thế nhất, đẹp nhất thành phố với diện tích rộng 2 ha
tại 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Quận 3 để xây dựng Câu lạc bộ Thiếu nhi
thành phố. Tòa nhà này trước đây là Dinh Phó Tổng thống Sài Gòn, cơ sở vật
chất rộng rãi, thoáng mát cùng với vị trí là trung tâm thành phố đã tạo điều
17


kiện thuận lợi cho câu lạc bộ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao,
khoa học kỹ thuật, vui chơi, giải trí. . . nhằm phát triển năng khiếu và rèn
luyện kỹ năng cho thiếu nhi.
Sau đó 3 năm, trước sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn nội dung
hoạt động, ngày 20/4/1979, theo quyết định của Thành Đoàn, Câu lạc bộ
Thiếu nhi thành phố đã được đổi tên thành Nhà Văn hóa Thiếu nhi thành phố.

Ngày 2 tháng 8 năm 1986, theo quyết định số 99/QĐ-UB của Ủy ban
Nhân dân thành phố, Nhà Văn hóa Thiếu nhi thành phố đã được chuyển thành
Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, và chính thức đi vào hoạt động
thường xuyên, liên tục cho đến ngày nay.
Như vậy trải qua hơn 38 năm xây dựng và phát triển với 2 lần thay đổi
tên gọi, Nhà Thiếu nhi thành phố đã kinh qua nhiều giai đoạn lịch sử, đạt
được những thành tích đáng kể, đánh dấu sự đổi mới, trưởng thành và không
ngừng khẳng định vai trò, tạo dựng ngày càng nhiều niềm tin đối với nhân
dân thành phố trong sự nghiệp giáo dục thiếu nhi – những chủ nhân tương
lai của đất nước. Có thể nói, từ lâu nơi đây đã trở thành “Ngôi nhà tuổi thơ”
thân yêu của đông đảo thiếu nhi thành phố đến sinh hoạt, học tập và vui
chơi, giải trí.
* Chức năng và nhiệm vụ
Nhà Thiếu nhi thành phố là cơ sở giáo dục của Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh và là trung tâm hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh ngoài nhà trường, nhằm giúp cho thiếu nhi mở rộng kiến thức, rèn
luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm tập thể để cùng với trường phổ thông thực
hiện mục tiêu giáo dục con người toàn diện mà Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI đã đề ra: “ Hình thành và phát triển nhân cách xã hội chủ nghĩa của
thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ những lao động có văn hóa, có kỷ luật, giàu tính
sáng tạo…”. Nhà Thiếu nhi thành phố có chức năng: Tập hợp đông đảo thiếu
nhi và tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị - xã hội, giáo dục thẩm mỹ,
18


phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, các hoạt động
theo sở thích, các lớp năng khiếu; Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy năng
khiếu, khả năng sáng tạo cho thiếu nhi; Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải
trí; Tổ chức thực hiện các phong trào hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh ngoài giờ lên lớp và ngoài nhà trường.

Bên cạnh đó, với vai trò là cơ quan giáo dục thiếu nhi cấp thành phố,
Nhà Thiếu nhi thành phố còn thực hiện chức năng nghiên cứu, chỉ đạo hoạt
động, tổng kết kinh nghiệm, hệ thống và hướng dẫn các biện pháp hoạt động
đội và giáo dục sư phạm cho hệ thống các nhà thiếu nhi quận, huyện nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động các nhà thiếu nhi trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Để thực hiện các chức năng trên, Nhà Thiếu nhi thành phố đã xác định
các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui
chơi bổ ích, thu hút và đáp ứng nhu cầu sở thích của đông đảo thiếu nhi trên
địa bàn thành phố.
- Tổ chức thực hiện và thể nghiệm các mô hình hoạt động trọng tâm
theo chương trình của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để giáo dục
các em tham gia sinh hoạt trong nhà thiếu nhi và xây dựng kinh nghiệm
hướng dẫn hoạt động phong trào.
- Tổ chức các lớp, đội, nhóm bên cạnh các hội thi, hội diễn văn nghệ,
sân chơi cộng đồng nhằm thúc đẩy phong trào thi đua học tập của thiếu nhi
và thực hành chuyên môn có tính giáo dục hướng nghiệp để bồi dưỡng và
phát huy sở trường, năng khiếu, đào tạo những hạt nhân nòng cốt, những cán
bộ hoạt động cho phong trào đội trong tương lai.
- Tổ chức nghiên cứu, tổng kết các hình thức, phương pháp hoạt động
đội ở ngoài nhà trường, mở các lớp bồi dưỡng và bằng nhiều hình thức khác
nhau hướng dẫn nghiệp vụ công tác đội cho các nhà thiếu nhi cấp dưới, câu
19


lạc bộ thiếu nhi cấp cơ sở, cho cán bộ ban chỉ huy đội, phụ trách, tổng phụ
trách đội và giáo viên.
- Sử dụng và phát huy mọi năng lực và điều kiện của Nhà Thiếu nhi
thành phố để tổ chức các hoạt động phục vụ phong trào của Đội Thiếu niên

Tiền phong và các nhiệm vụ chính trị - xã hội ở địa phương, xem đó là
phương tiện giáo dục thực tiễn cho các em.
Với việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà Thiếu nhi
thành phố đã tổ chức nhiều chương trình, hội thi, hội diễn, sân chơi, với nhiều
nội dung phong phú và đa dạng, kích thích đông đảo các em thiếu nhi đến
tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, đội nhóm. Đặc biệt, với môi trường
“học mà chơi, chơi mà học”, Nhà Thiếu nhi thành phố đã trở thành ngôi nhà
thứ 2 góp phần đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, rèn luyện kỹ năng, trau dồi
kiến thức cho lứa tuổi thiếu nhi thành phố, giúp các em phát triển nhanh hơn
về thể chất và trí lực. Từ đây Nhà Thiếu nhi thành phố đã luôn nhận được sự
tin yêu của các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi, là điểm đến quen thuộc
của nhiều lớp thế hệ thiếu nhi thành phố trong nhiều năm qua, và cũng chính
từ đây nhiều lớp tuổi thơ đã trưởng thành và trở thành những công dân có ích
cho xã hội.










20


Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh
















1.2.2 Thƣ viện trong Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh
* Quá trình hình thành
Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và hoạt
động liên tục hơn 30 năm qua, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà
Thiếu nhi thành phố. Tiền thân của thư viện là một phòng đọc sách trong Câu
lạc bộ Thiếu nhi do Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh thành lập từ 1975 tại
cơ sở 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Quận 3. Với vốn sách ban đầu khoảng
10.000 bản sách, thư viện đã tổ chức phục vụ, đáp ứng nhu cầu đọc của các
em thiếu nhi đến sinh hoạt, học tập tại Câu lạc bộ Thiếu nhi lúc bấy giờ.
Sau nhiều năm hoạt động, dời vị trí, nay thư viện tọa lạc tại tòa nhà rộng,
thoáng mát hướng ra mặt đường 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Với sự trưởng
thành qua bề dày hoạt động của mình, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố
21


được xem là một trong vài thư viện thiếu nhi ít ỏi của thành phố cũng như khu
vực phía Nam phục vụ liên tục và đề ra một số hình thức hoạt động khá đặc

trưng như: Hội thi kể chuyện sách hè với các thể loại thi phong phú (gồm: đọc
thơ minh họa, kể chuyện sách minh họa, viết bài cảm nghĩ về cuốn sách em
yêu thích, thuyết trình sách…); Ngoài chức năng phục vụ bạn đọc, thư viện
đã tập hợp và tổ chức các nhóm sinh hoạt theo sở thích như: Câu lạc bộ văn
học “Vàng anh”, Câu lạc bộ “Bạn yêu sách”, Câu lạc bộ “Bút non”, Câu lạc
bộ phóng viên nhí “Bút Xanh”…được các em tích cực tham gia và đông đảo
phụ huynh ủng hộ.
Trong nhiều năm qua , để ngày càng làm tốt hơn vai trò của mình , Thư
viện Nha
̀
Thiếu nhi thành phố cũng đã phối hợp cù ng gia đình, nhà trường
và các nhà thiếu nhi cấp quận, huyện trong việc xây dựng phong trào đọc
sách, tổ chức các hình thức tác động tích cực trong việc hướng dẫn các em
tìm đọc sách, thúc đẩy khả năng đọc, học tập, giải trí, tạo sân chơi bổ ích
…Vì vậy từ lâu, Thư viện Nhà Thiếu nhi Thành phố đã trở thành một địa chỉ
quen thuộc, đáng tin cậy của nhiều lớp thiếu nhi và các bậc phụ huynh trên
địa bàn thành phố.
* Nhiệm vụ của Thƣ viện Nhà thiếu nhi thành phố
Thư viện là nơi lưu trữ, cung cấp thông tin, tư liệu nhằm đáp ứng nhu
cầu học tập sinh hoạt giải trí của các em thiếu nhi đến với hoạt động của
Nhà Thiếu nhi thành phố, là cơ sở giáo dục ngoài nhà trường trong hệ thống
các thiết chế văn hóa - giáo dục với các nhiệm vụ chính như sau:
* Tổ chức quản lý, bổ sung, thu thập, phục vụ và bảo quản các tài liệu,
sách, báo, tạp chí, băng, đĩa và các tài liệu lưu trữ khác;
* Tập hợp đông đảo bạn đọc thiếu nhi và tổ chức các hoạt động nhằm
giáo dục toàn diện về các mặt như: chính trị - xã hội (theo năm điều Bác Hồ
dạy), giáo dục thẩm mỹ, phổ biến các kiến thức khoa học phổ thông, tâm sinh

×