Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1995 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 129 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









JIRAYOOT SEEMUNG






QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ
GIỮA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM TỪ
NĂM 1995 ĐẾN NAY










LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế










HÀ NỘI – 2014
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









JIRAYOOT SEEMUNG







QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ
GIỮA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY






Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06



Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trƣơng Duy Hòa





HÀ NỘI – 2014
3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***

ĐƠN XÁC NHẬN ĐIỀU CHỈNH LUẬN VĂN

Kính gửi: GS. Vũ Dƣơng Ninh
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành
Quan hệ Quốc tế (Mã số: 60310206).
Tên em là Jirayoot Seemung, học viên cao học khóa QH-2012 X, chuyên
ngành Quan hệ Quốc tế, Khoa Quốc tế học. Em đã hoàn thành bảo vệ Luận văn thạc sĩ
khoa học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, mã số 60310206 ngày 25 tháng 09 năm
2014 với đề tài: “Quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Thái Lan và Việt Nam
từ năm 1995 đến nay”
Theo những đánh giá, nhận xét và kết luận của Hội đồng chấm luận văn ngày
25 tháng 09 năm 2014, luận văn của em đã có sự điều chỉnh nhƣ sau:
- Chuyển các bảng thông tin chi tiết về các mặt hàng xuất nhập khẩu và 10 loại
hàng hóa quan trọng nhất xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc ra phần mục lục
- Sửa chữa một số lỗi chính tả do đánh máy
- Bổ sung phần tiểu kết tại chƣơng 1, chƣơng 2 và chƣơng 3
- Kiểm tra lại trích dẫn và sắp xếp lại danh mục tài liệu tham khảo
Nay em làm đơn này kính đề nghị GS.Vũ Dƣơng Ninh - Chủ tịch Hội đồng xác
nhận việc bổ sung nói trên của em đã tuân thủ theo đúng yêu cầu.
Em xin trân trọng cảm ơn.

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng



GS.Vũ Dƣơng Ninh
Hà Nội, Ngày 25 tháng 09 năm 2014
Học viên





Jirayoot Seemung

1

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
PHẦN MỞ ĐẦU 6
Chƣơng 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VÀ ĐẦU TƢ GIỮA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM 17
1.1. Quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam trƣớc năm 1995 17
1.1.1. Quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc giai đoạn 1975 – 1979 17
1.1.2.Quan hệ ngoại giao Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1979-1988 20
1.1.3.Quan hệ ngoại giao Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1988 – 1994 22
1.2. Quá trình phát triển quan hệ thƣơng mại giữa Thái Lan và
Việt Nam trƣớc năm 1995 24
1.2.1. Quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ Thái Lan - Việt Namnăm 1975 – 1988 25
1.2.2. Quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ Thái Lan - Việt Nam
giai đoạn 1989-1994 28
1.3. Một số nguyên nhân hạn chế quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Thái Lan
và Việt Nam 33
1.3.1. Những nguyên nhân trong giai đoạn ban đầu 1989-1994 33
1.3.2. Những nhân tố tích cực báo hiệu cho quá trình hợp tác
kinh tế tốt đẹp giữa hai nƣớc vào nửa đầu những năm 1990 34
1.4. Tiểu kết 36
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ

GIỮA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 38
2.1. Những yếu tố tác động đến tiến trình hợp tác kinh tế giữa Thái Lan
và Việt Nam 38
2.1.1.Bối cảnh thế giới và khu vực 38
2.1.2.Quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 1995 – 2013 43
2.2. Quan hệ thƣơng mại giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1995 – 2013 52
2.2.1. Quan hệ thƣơng mại giữa Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 1995 –2002. . 52
2

2.2.2. Quan hệ thƣơng mại giữa Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2003–2008 56
2.2.3. Quan hệ thƣơng mại giữa Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2009–2013 59
2.3. Quan hệ đầu tƣ giữa Thái Lan và Việt Nam tƣ năm 1995 – 2013 62
2.3.1.Quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc giai đoạn 1995-2000 63
2.3.2.Quan hệ đầu tƣ giữa Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2001 -2006 68
2.3.3. Quan hệ đầu tƣ Thái Lan - Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 71
2.4. Tiểu kết 76
Chƣơng 3 DỰ BÁO QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ
GIỮA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC
GIỮA HAI NƢỚC 78
3.1. Những thuận lợi trong quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa
hai nƣớc 78
3.1.1. Về bối cảnh trong khu vực 78
3.1.2.Về quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam 79
3.2. Một số khó khăn trong quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Thái Lan
và Việt Nam 83
3.3. Dự báo về quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ Thái Lan – Việt Nam
thời gian tới 86
3.4. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Thái Lan
và Việt Nam 88

3.4.1. Giải pháp đối với quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc 88
3.4.2. Giải pháp đối với quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc 90
3.5. Tiểu kết 92
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 105
3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACMECS Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong
Economic Cooperation Strategy”
Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế
Ayeyarwady - Chao Phraya - Mê Kông
ADB The Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển châu Á
AEC ASEAN Economic Community
Cộng đồng kinh tế ASEAN
AFTA ASEAN Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CEPT Agreement on the Common Effective
Preferential Tariff
Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có Hiệu
lực chung
EWEC East-West Economic Corridor
Hành lang Kinh tế Đông – Tây
GMS Greater Mekong Subregion
Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng
NGO Non-governmental organization

Tổ chức phi chính phủ
MNC Multinational corporation
Công ty đa quốc gia




4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng giá trị xuất khẩu nhập giữa Việt Nam và Thái Lan trong giai đoạn
năm 1975 – 1997
Bảng 1.2. Tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan trong giai đoạn
năm 1985 – 1988
Bảng 1.3. Tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan trong giai đoạn
năm 1989 -1994
Bảng 1.4. Số lƣợng dự án đầu tƣ của Thái Lan vào Việt Nam đƣợc cấp phép từ năm
1988 – 1994
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Thái Lan và Việt Nam năm 1995 - 2002
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Thái Lan và Việt Nam năm 2003 – 2008
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Thái Lan và Việt Nam năm 2009 - 2013
Bảng 2.4. Biểu đồ quan hệ thƣơng mại giữa Thái Lan và Việt Nam
Bảng 2.5. Dự án đầu tƣ Thái Lan đƣợc cấp phép từ năm 1995-2000
Bảng 2.6. Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, 1995-2000
Bảng 2.7. Các dự án đầu tƣ của Thái Lan đƣợc cấp phép (2005 – 2006)
Bảng 2.8. Dự án đầu tƣ Thái Lan đƣợc cấp phép từ năm 2007 – 2013
Bảng 2.9. Giá trị đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam từ năm 2013
Bảng 2.10. Biểu đồ đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam tƣ năm 2013
Phụ lục 1 Các mặt hàng Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam năm 1995 - 2002
Phụ lục 2 10 loại hàng hóa quan trọng nhất xuất khẩu từ Thái Lan sang Việt Nam

năm 1995 – 2002
Phụ lục 3 Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan năm 1995 - 2002
Phụ lục 4 10 loại hàng hóa quan trọng nhất xuất khẩu từ Việt Nam sang Thái Lan
năm 1995 – 2002
Phụ lục 5 Các mặt hàng Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam năm 2003 – 2008


5

Phụ lục 6 10 loại hàng hóa quan trọng nhất Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam năm
2003 – 2008
Phụ lục 7 Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan năm 2003 - 2008
Phụ lục 8 10 loại hàng hóa quan trọng nhất xuất khẩu từ Việt Nam sang Thái Lan
năm 2003 – 2008
Phụ lục 9 Các mặt hàng Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam năm 2009 - 2013
Phụ lục 10. 10 loại hàng hóa quan trọng nhất xuất khẩu từ Thái Lan sang Việt Nam
năm 2009 – 2013
Phụ lục 11 Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan năm 2009 - 2013
Phụ lục 12 10 loại hàng hóa quan trọng nhất xuất khẩu từ Việt Nam sang Thái Lan
năm 2009 – 2013














6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa các nƣớc ngày càng đóng
vai trò quan trọng trên thế giới vì kết quả của nó đã và đang thúc đẩy sự tăng
trƣởng kinh tế của các quốc gia. Điều này làm cho kinh tế quốc gia không thể
tách rời nền kinh tế khu vực và thế giới, bởi vì chỉ có phát triển thƣơng mại và
đầu tƣ thì các quốc gia mới có thể phát triển giàu mạnh. Thái Lan và Việt
Nam cũng không ngoại lệ.
Thái Lan và Việt Nam là hai nƣớc có quan hệ từ lâu đời. Quan hệ giữa
hai nƣớc đã trải qua nhiều bƣớc thăng trầm của lịch sử từ khi hai nƣớc thiết
lập quan hệ ngoại giao vào năm 1976. Kể từ đó, hai nƣớc đã luôn cố gắng để
xây dựng mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Bắt đầu từ năm 1977, đã có những
chuyến thăm chính thức của nguyên thủ cả hai nƣớc, cụ thể là Bộ trƣởng
Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh đã sang thăm chính thức Thái Lan
năm 1978. Trong chuyến thăm đó, hai bên ra Thông cáo chung khẳng định
quyết tâm củng cố và phát triển mối quan hệ giữa hai nƣớc trên cơ sở Thông
cáo đƣợc ký tại Hà Nội ngày 6/8/1976; đồng thời hai bên cũng đã thỏa thuận
về việc lập đại sứ quán và trao đổi Đại sứ giữa hai nƣớc. Ngoài ra, hai bên
còn ký Hiệp định thƣơng mại, hợp tác kinh tế, kỹ thuật và Hiệp định về vận
chuyển hàng không giữa hai nƣớc. Đây là hiệp định đầu tiên đƣợc ký giữa hai
nƣớc nằm trong thời gian đầu vừa mới thiết lập quan hệ ngoại giao.
Từ năm 1979 đến 1985, quan hệ Thái Lan - Việt Nam trở nên xấu đi và
có lúc rất căng thẳng do vấn đề Campuchia. Thái Lan đã dùng các hoạt động
chính trị, ngoại giao và kinh tế để gây sức ép với Việt Nam trong vấn đề
Campuchia. Thái Lan sử dụng các diễn đàn quốc tế nhƣ ASEAN, Liên Hợp

Quốc nhằm yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hoãn các đoàn sang
7

thăm Việt Nam, tuyên bố đình chỉ quan hệ ở mức thích hợp, nhƣ chỉ có các
cuộc tiếp xúc ở cấp thứ trƣởng bộ ngoại giao. Về kinh tế thƣơng mại, năm
1985 Ngoại trƣởng Thái Lan đã tuyên bố rằng, “không ngăn cản, cũng không
khuyến khích tƣ nhân Thái Lan buôn bán với Việt Nam”. Trong năm 1985,
doanh nghiệp hai nƣớc đã thực hiện đƣợc một hợp đồng buôn bán gỗ, nối lại
quan hệ thƣơng mại đã bị gián đoạn trong một thời gian dài.
Trong giai đoạn từ 1986 đến 1990, cùng với những tiến triển tình hình ở
Campuchia, trong đó có việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và việc
Chính phủ mới đƣợc thành lập ở Thái Lan do ông Chatichat Choonhavan làm
Thủ tƣớng, với tuyên bố nổi tiếng “Biến Đông Dƣơng từ chiến trƣờng thành
thị trƣờng”, quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam đã dần đƣợc khôi phục và cải
thiện. Từ đây, quan hệ thƣơng mại hai nƣớc bắt đầu phát triển (kim ngạch
năm 1990 đạt 114 triệu USD). Còn đối với lĩnh vực đầu tƣ, do hiểu biết của
hai bên về khả năng kinh tế và thị trƣờng lẫn nhau còn rất nhiều hạn chế nên
lĩnh vực này phát triển chậm và gặp nhiều khó khăn. Hai bên còn thiếu nhiều
kinh nghiệm trong làm ăn với nhau. Tuy vậy, cả hai bên đã bắt đầu xúc tiến
việc hợp tác trên một số lĩnh vực nhƣ: dầu khí, ngân hàng, du lịch, chế biến
nông sản, xuất khẩu gạo, v.v.
Bƣớc sang giai đoạn 1991-1995, quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa
Việt Nam và Thái Lan bắt đầu có bƣớc phát triển mang tính bƣớc ngoặt. Hai
bên trao đổi nhiều đoàn cấp cao, nhiều Hiệp định quan trọng đã đƣợc ký kết,
tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển và tăng cƣờng quan hệ hai nƣớc. Đáng
chú ý là một số hiệp định và thỏa thuận đã đƣợc ký kết nhƣ: Hiệp định thành
lập Ủy ban hợp tác kinh tế kỹ thuật (9/1991), Hiệp định khuyến khích và bảo
hộ đầu tƣ (10/1991), Nghị định thƣ sửa đổi Hiệp định thƣơng mại, hợp tác
kinh tế và kỹ thuật 1978 (1/1992), các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
8


(12/1992), Tín dụng 150 triệu bạt (12/1992) và hợp tác Du lịch (3/1994).
Trong giai đoạn này, Thái Lan cũng đã dành cho Việt Nam về hỗ trợ kỹ thuật
(ODA), chẳng hạn trong năm tài chính 1992 - 1993 là 0,8 triệu USD và năm
1993 - 1994 là 1,6 triệu USD. Quan hệ kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ bắt đầu
tăng khá nhanh. Về thƣơng mại, kim ngạch buôn bán 2 chiều tăng từ 140 triệu
USD (1991) lên 158 triệu USD (1992), 200 triệu USD (1993), 250 triệu USD
(1994), và năm 1995 đạt 509 triệu USD. Về đầu tƣ, tính đến tháng 11/1995,
Thái Lan đứng thứ 13 trong số các nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam, với 56
dự án trị giá 454,85 triệu USD
1
.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy quá trình phát triển quan hệ giữa Thái Lan
và Việt Nam nói chung và quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ của Thái Lan và
Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 1975 - 1995, có những bƣớc phát triển
nhanh, chậm khác nhau tùy thuộc tính chất từng giai đoạn.
Tuy nhiên, đến năm 1995, Việt Nam đã trở thành viên chính thức của
ASEAN. Điều đáng chú ý là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của Hiệp hội ASEAN thì quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Thái Lan và Việt
Nam sẽ phát triển nhƣ thế nào? Hiệp hội ASEAN có ảnh hƣởng gì tới sự phát
triển thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc hay không? Đây là vấn đề cần đƣợc
nghiên cứu một cách có hệ thống. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu
quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1995 đến
nay nhằm luận giải các vấn đề trong mối quan hệ quốc tế giữa hai nƣớc,
không những giúp chúng ta đánh giá đƣợc cơ sở, thực trạng, hiệu quả và triển
vọng của mối quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai bên, mà còn giúp chúng
ta hiểu rõ tác động của các nhân tố này đến quan hệ chính trị - ngoại giao giữa
hai nƣớc ở phạm vi khu vực và quốc tế.

1

Lê Văn Lƣơng (2001), Việt Nam và Thái Lan : tiến tới mối quan hệ đội tác ổn định, lâu dài trong thế kỷ
21, Nghiên cưu Quốc Tế, tập 3 (số 40),tr. 3-9
9

Xét từ góc độ trên đây, đề tài luận văn vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý
nghĩa thực tiễn sâu sắc, vì nó giúp chúng ta đánh giá đƣợc thực trạng và hiệu
quả của các mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ. Đồng
thời, từ những kết quả nghiên cứu từ thực tiễn thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai
nƣớc sẽ giúp chúng ta củng cố và hoàn thiện hơn những lý luận về quan hệ
quốc tế.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan đã hình thành từ lâu trong lịch
sử. Sự phù hợp về lợi ích giữa hai nƣớc trên nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã
hội, chính trị là cơ sở vững chắc cho sự phát triển quan hệ kinh tế thƣơng
mại giữa hai nƣớc. Ngày nay, thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hóa đòi
hỏi mỗi quốc gia phải có một quan hệ đối ngoại cũng nhƣ hợp tác tích cực
chủ động để hòa nhập vào xu thế của sự phát triển. Việc nghiên cứu mối quan
hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Thái Lan và Việt Nam sẽ góp phần giúp chúng
ta hiểu đƣợc những bài học lịch sử trong quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa
Thái Lan và Việt Nam. Để tìm hiểu vấn đề này cũng đã có nhiều chuyên gia,
nhà nghiên cứu sử học đã có nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết tiểu
biểu nhƣ sau:
Tác giả Ngô Thị Khánh (2009), với bài viết “Mối quan hệ kinh tế và giao
lưu văn hóa Việt – Thái trong Lịch sử” đã đề cập tới lĩnh vực kinh tế trong
mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan đã đƣợc thƣ tịch cổ ghi lại từ thế kỉ
XII qua việc thành lập thƣơng cảng Vân Đồn. Sau đó mối quan hệ kinh tế này
đƣợc tiếp tục phát triển vào thời kì Lê sơ. Từ khi chúa Nguyễn cát cứ ở Đàng
Trong thì các thƣơng nhân ngƣời Xiêm chủ yếu buôn bán ở Thuận Hóa và sau
đó tới Sài Gòn - Gia Định. Trong thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lƣợc Việt Nam thì mối quan hệ kinh tế giữa hai bên bị chững lại. Sau khi Thái

10

Lan và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 thì mối quan hệ kinh
tế giữa hai nƣớc đã dần đƣợc khôi phục và có nhiều bƣớc tiến đáng kể. Kim
ngạch thƣơng mại song phƣơng liên tục tăng, các nhà đầu tƣ Thái Lan có mặt
ngày càng nhiều ở Việt Nam. Ngoài ra, hai nƣớc còn hợp tác trong tiểu vùng
sông Mê Kông và trong khuôn khổ hiệp định AFTA, v.v…
Còn trong lĩnh vực văn hóa, quan hệ Việt - Thái đƣợc thể hiện chủ yếu
qua tộc ngƣời Thái và đạo Phật. Đôi điều sơ lƣợc về sự tƣơng đồng giữa
ngƣời Thái Lan và ngƣời Thái ở Việt Nam cho chúng ta thấy rằng, các nhóm
tộc ngƣời Thái trong đó có ngƣời Thái Lan và ngƣời Thái ở Việt Nam đều có
nguồn gốc xuất phát từ những nhóm tộc ngƣời Thái cổ có địa bàn sinh sống ở
khu vực Tây Nam (Trung Quốc) và có thể vùng sinh tụ chủ yếu là vùng Bắc
Đông Dƣơng hiện nay nhƣ tài liệu của ngƣời Thái ở Việt Nam đã cho thấy
2
.
Tác giả Nguyễn Quỳnh Nga (1997) trong bài nghiên cứu “Quan hệ Việt
Nam – Thái Lan giai đoạn 1976-1996” cho rằng, quan hệ kinh tế Việt Nam –
Thái Lan đã có những thuật lợi cơ bản là đáp ứng những đòi hỏi khách quan
của sự phát triển chung của mỗi nƣớc. Tuy nhiên, việc hợp tác và liên doanh
sẽ giúp cho nền kinh tế hai nƣớc có thể bổ sung lẫn nhau. Giới kinh doanh
Thái Lan đã tăng cƣờng các hoạt động buôn bán và đầu tƣ vào nền kinh tế
đang lớn mạnh của Việt Nam. Buôn bán song phƣơng gia tăng đáng kể từ 140
triệu USD năm 1991 lên 510 triệu USD năm 1995. Tính đến tháng 10/1997
tổng kim ngạch buôn bán hai chiều đạt khoảng 960 triệu USD, xấp xỉ kế
hoạch đã đề ra (1 tỷ USD). Trong năm 1991, Thái Lan đứng thứ 13 trong số
các nƣớc đầu tƣ vào Việt Nam với tổng giá trị đầu tƣ là 468 triệu USD. Đến
tháng 12/1997, Thái Lan đứng thứ 9 với tổng số vốn đầu tƣ hơn một tỷ USD
trong 94 dự án. Cùng với lĩnh vực kinh tế, giao lƣu và hợp tác văn hóa giữa


2
Ngô Thị Khánh (2009), Mối quan hệ kinh tế và giao lưu văn hóa Việt – Thái trong Lịch sủ, Khóa luật tốt
nhgiệp Khoa lịch sử, Trƣờng Đại học sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh. Hồ Chì Minh.
11

hai nƣớc cũng đƣợc phát triển, nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt tình
đoàn kết hữu nghị
3
.
Cuốn sách “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 1976 - 2000” của
tác giả Hoàng Khắc Nam đã cung cấp nhiều thông tin cơ bản và phân tích sâu
sắc mối quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam từ 1975 đến năm
2000. Đặc biệt, trong nội dung cuốn sách này, tác giả đã trình bày khá rõ ràng
mối quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam trong hai giai đoạn: 1976 - 1989 và
1989 - 2000. Theo tác giả, quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam trong giai
đoạn 1976 – 1989 có rất nhiều sự kiện sôi động, với nhiều năm khó khăn
trong quan hệ “đối đầu” giữa hai khối Đông Dƣơng và ASEAN, trong đó bao
gồm cả quan hệ giữa hai nƣớc Việt Nam và Thái Lan. Chỉ có thể lý giải tình
trạng đó trong sự phân tích những nhân tố bên ngoài và những nhân tố bên
trong dựa trên tình hình quốc tế, những tính toán từ các cƣờng quốc và những
lựa chọn của từng quốc gia có liên quan. Nhƣng từ cuối những năm 1980, xu
thế hòa dịu giữa các siêu cƣờng, nhu cầu hòa bình và ổn định của các bƣớc
Đông Nam Á, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nƣớc lớn
đã mở ra một hƣớng đi mới cho mối quan hệ giữa các nƣớc trong khu vực.
Quan hệ Việt Nam - Thái Lan cũng đi theo cùng một hƣớng chung trong xu
thế khu vực hóa và toàn cầu hóa.
Trong giai đoạn thứ hai, 1989 – 2000, quan hệ Thái Lan và Việt Nam có
nhiều bƣớc tiến đột phá. Đáng chú ý nhất là từ sau khi Việt Nam trở thành
thành viên của ASEAN (1995), quan hệ Việt - Thái vừa mang tính song
phƣơng giữa hai quốc gia, vừa mang tính đa phƣơng trong mối quan hệ giữa

các thành viên của Hiệp hội. Do vậy, mối quan hệ đa phƣơng đã tạo nên
những hiệu ứng tích cực cho mối quan hệ Việt - Thái. Mối quan hệ song

3
Nguyễn Quỳnh Nga (1997), Quan hệ Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 1976-1996, Luật văn tốt nghiệp quan
hệ quốc tế, Khoa quốc tế học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
12

phƣơng lại là một động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của khu
vực. Tác động qua lại trong bối cảnh hòa bình và ổn định đã nhân lên gấp bội
sức mạnh của từng nƣớc thành viên, tạo dựng một môi trƣờng thuận lợi cho
sự hợp tác và phát triển trong toàn Đông Nam Á.
4

Tác giả Somchai Phagaphasvivat (1996) đã viết về “10 năm thương mại
và đầu tư Thái Lan tại Việt Nam: Những khó khăn và cơ hội hợp tác”, theo
đó, tác giả cho rằng, quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ của Thái Lan tại Việt Nam
có thế chia thành 2 giai đoạn: từ năm 1986 đến 1991 và từ 1992 đến 1995.
Trong giai đoạn đầu, quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc còn thấp,
nhƣng từ năm 1992 trở đi, quan hệ thƣơng mại giữa hai bên đã mở rộng,
nhƣng vẫn còn hạn chế nếu so với một số đối tác khác. Tác giả đã lý giải
nguyên nhân là do các nhà kinh doanh Thái Lan phần lớn chỉ chú trọng tập
trung đầu tƣ để kiếm lời nhanh, mà không chịu khó tìm hiểu rõ về điểm mạnh
và điểm yếu của Việt Nam. Và một lý do khác nữa là do ngƣời Thái còn thiếu
kinh nghiệm và chƣa có nhiều kĩ năng trong việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài, chƣa
có kế hoạch đầu tƣ bài bản và chƣa có chiến lƣợc đầu tƣ một cách có hiệu
quả. Ngoài ra, trong quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc thời kỳ này cũng gặp
nhiều vấn đề khá nan giải, nhƣ vấn đề Campuchia, vì vậy cũng không tạo
nhiều thuận lợi cho quan hệ kinh tế và đầu tƣ. Tác giả đề xuất biện pháp giải
quyết để thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam là, Thái Lan

cần đào tạo thêm kỹ năng cho doanh nghiệp đầu tƣ, cần có sự hoạch định,
cũng nhƣ có kế hoạch đầu tƣ phù hợp; đồng thời cần có chiến lƣợc đầu tƣ và
nên đầu tƣ trong thời gian dài hạn. Tác giả cũng cho rằng, trong năm 1996,
Việt Nam có kế hoạch đầu tƣ trong nhiều khu vực dành cho các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài ở 23 tỉnh miền Bắc. Thêm vào đó, vùng tam giác phát triển kinh tế
phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long sẽ tập trung nhiều vào du lịch văn

4
Hoàng Khắc Nam (2007), Quan hệ Việt Nam-Thái Lan 1976-2000, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
13

hóa và sinh thái. Thứ hai là khu vực phía bắc miền Trung với 5 tỉnh là Huế,
Đà Nẵng, Lao Bảo và ba huyện ở phía Nam của TP. Huế tập trung vào du lịch
văn hóa, lịch sử và tham quan thiên nhiên. Khu vực miền Nam với 25 tỉnh,
gồm TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Biên Hòa. Ngoài ra, tác giả còn có thông
điệp hƣớng đến các nhà đầu tƣ Thái Lan rằng, trƣớc khi đầu tƣ phải tìm hiểu
kỹ để hiểu biết khu vực nào phù hợp cho đầu tƣ và biết điểm mạnh yếu để lên
kế hoạch đầu tƣ và chiến lƣợc đầu tƣ chi tiết.
5

Bài viết “Quá trình phát triển đầu tư Thái Lan vào Việt Nam” của tác
giả Thanyathip Sripana (1998) đã đề cập đến đầu tƣ của Thái Lan tại Việt
Nam từ năm 1993 và cho biết, số lƣợng và tổng giá trị của các dự án đầu tƣ
của Thái Lan tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, so với các nƣớc
khác, đầu tƣ Thái Lan vào Việt Nam vẫn còn thấp. Chẳng hạn, năm 1988, đầu
tƣ của Thái Lan tại Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 3,55 % so với tổng
đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Tác giả cho rằng, muốn tăng cƣờng đầu tƣ
hơn nữa, cả hai bên đều phải cùng cố gắng nhiều hơn nữa.
6


Ngoài các công trình, bài viết đã dẫn trên đây, còn có nhiều bài nghiên
cứu viết về quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam đƣợc đăng tải trên các báo và
một số tạp chí chuyên ngành khác mà tác giả luận văn không thể đề cập hết.
Nhìn chung, các công trình trên đây đã đề cập đến các vấn đề có liên
quan đến quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam, cũng nhƣ nguyên nhân, diễn
tiến của mối quan hệ giữa hai nƣớc và đƣa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy
quan hệ hợp tác thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, nhìn chung

5
Somchai Phagaphasvivat (1996), 10 năm Thƣơng mại và đầu tƣ Thái Lan tại Việt Nam: Những khó khăn và
cơ hội hợp tác, Trong hội thảo kỷ nhiệm 20 năm quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam (1976 -1996) tháng 8
năm 1996 tại Khách san Rayalchid Sheraton Hotel Thái Lan. (tr. 106 -114). Băng kok: NXB. Trƣờng đại học
Thammasat.
6
Thanyathip Sripana (1998), Quá trình phát triển đầu tƣ Thái Lan vào Việt Nam, Xem lại châu Á, tập 19 (số
1), tr. 44 - 70
14

các vấn đề trong các công trình đó chƣa đƣợc đề cập sâu, vẫn còn nhiều vấn
đề chung. Mặc dù vậy, mỗi công trình trên đây đã giúp cho tác giả luận văn
có những kiến thức cơ bản để tác giả đi sâu hơn trong việc nghiên cứu đề tài
luận văn của mình: “Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt
Nam từ năm 1995 đến nay”.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quan hệ quốc tế trong
lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ. Từ đó, rút ra những nhận xét, đánh giá mang
tính khoa học và thực tiễn nhằm áp dụng cho việc nghiên cứu quan hệ thƣơng
mại và đầu tƣ giữa Thái Lan và Việt Nam từ 1995 đến nay.
3.2. Mục tiêu cụ thể:

Nghiên cứu cơ sở, thực trạng và kết quả của mối quan hệ thƣơng mại và
đầu tƣ giữa Thái Lan và Việt Nam từ 1995 đến nay. Từ đó, rút ra nhận xét,
đánh giá hiệu quả của các mối quan hệ này và tác động của chúng đến quan
hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nƣớc. Luận văn cũng sẽ dự báo triển vọng
phát triển của mối quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Thái Lan và Việt Nam
trong những thập niên tới.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan
đến quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Thái Lan và Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Quan hệ kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam trong
lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ năm 1995 đến nay và dự báo triển vọng.
15

5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢỚNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sẽ vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phổ biến trong khoa
học xã hội nhƣ: phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phƣơng pháp sử
học, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê số liệu. Ngoài ra, luận văn cũng kế
thừa kết quả các công trình khoa học đã từng nghiên cứ trƣớc đây và sử dụng
một số phƣơng pháp phân tích, đánh giá, cũng nhƣ nhận định của bản thân
trên cơ sở những luật điểm đó.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận văn chủ yếu tham khảo tƣ liệu chuyên ngành bằng tiếng Việt,
tiếng Thái và tiếng Anh. Đó là các dữ liệu sơ cấp nhƣ dữ liệu thƣơng mại và
đầu tƣ từ cơ quan nhà nƣớc hoặc tài liệu thông báo, hiệp định giữa Thái Lan
và Việt Nam. Luận văn cũng kế thừa các công trình đã đƣợc nghiên cứu và
công bố tại các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học. Ngoài ra, luận văn còn
sử dụng các bài viết trong những hội thảo đƣợc tổ chức giữa các trƣờng đại
học, các viện nghiên cứu chủ yếu ở cả Thái Lan và Việt Nam.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ
ĐẦU TƢ GIỮA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM
Chƣơng này đề cập khái quát quan hệ song phƣơng Thái Lan và Việt
Nam, các nhân tố chính tác động đến quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Việt
Nam và Thái Lan nhƣ quá trình phát triển ngoại giao giữa Thái Lan và Việt
Nam, sự hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam về thƣơng mại và đầu tƣ, quá
trình phát triển quan hệ thƣơng mại giữa Thái Lan và Việt Nam và những
16

nguyên nhân tác động đến quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Thái Lan và
Việt Nam.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ
GIỮA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY
Đây là chƣơng chính trong Luận văn, tập trung nghiên cứu những yếu tố
tác động đến tiến trình hợp tác kinh tế Thái Lan – Việt Nam, quan hệ thƣơng
mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc. Các hoạt động đầu tƣ và thƣơng mại hai chiều
giữa hai nƣớc từ năm 1995 đến nay. Ngoài ra, chƣơng này còn xem xét đến
tình hình trong nƣớc, chính sách của hai nƣớc liên quan đến thƣơng mại và
đầu tƣ giữa hai bên.
Chƣơng 3: DỰ BÁO QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ GIỮA
THÁI LAN VÀ VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ
HỢP TÁC GIỮA HAI NƢỚC
Trên cơ sở phân tích quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ Thái Lan - Việt Nam ở
Chƣơng 1 và Chƣơng 2, Chƣơng 3 sẽ tập trung vào phân tích đến các nhân tố
tác động tới Thái Lan và Việt Nam trong thời gian tới, những thuận lợi và khó
khăn trong quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc. Dự báo về quan hệ
thƣơng mại và đầu tƣ Thái Lan – Việt Nam trong thời gian tới; đồng thời đƣa
ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Thái
Lan và Việt Nam trong tƣơng lai.





17

Chƣơng 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ
GIỮA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM
1.1. Quá trình phát triển ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam trƣớc
năm 1995
Quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam đã đƣợc thiết lập từ năm
1975 sau khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Quan hệ
ngoại giao giữa hai nƣớc có thế chia thành những giai đoạn nhƣ sau:
1.1.1. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước giai đoạn 1975 - 1979
Trƣớc khi có sự thay đổi nền chính trị ở Đông Dƣơng năm 1975, Thái Lan
đã có một số điều chỉnh chính sách đối ngoại, theo đó giảm bớt quan hệ quá
gắn bó với Mỹ và tăng cƣờng quan hệ ngoại giao với các cƣờng quốc theo hệ
thống cộng sản. Khi ông Kukrit Pramoj lên nắm quyền , ông đã có chính sách
quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc trong tháng 7/1975, đồng thời
dự kiến cho rút căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Thái Lan . Đây chính là nhân
tố dẫn đến cuộc đàm phán để khôi phu
̣
c quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và
Việt Nam.
Tuy nhiên, những hành động trên đây không có nhiều kết quả, vì còn
nhiều vấn đề không giải quyết đƣợc nhƣ vấn đề Việt Kiều, vấn đề về vũ khí
của quân đội Việt Nam cộng hòa
7
. Hai vấn đề này đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

Sau khi Miền Bắc Việt Nam giành đƣợc thắng lợi, Thái Lan có đề nghị
Việt Nam nhận 40.000 ngƣời Việt Kiều về nƣớc vì Thái Lan không muốn
nhận trách nhiệm, cũng nhƣ không biết rõ những ngƣời Việt Kiều này thuộc
phe nào, tổ chức nào. Tuy nhiên, phía Miền Bắc Việt Nam cũng cố gắng tránh

7
Suneerat Bounampon (2004), Thương mại và đâu tư giữa Thái Lan và Việt Nam, Luật văn tiến sĩ nhành
kinh tế học, Sau đại học, Trƣờng đại học Ramkamhang, Băng kok, Thái Lan. tr. 40
18

vấn đề này vì Miền Bắc Việt Nam vừa giành đƣợc thắng lợi và cũng nhƣ Thái
Lan, họ cũng không rõ những ngƣời Việt Kiều này thuộc phe nào?
Đối với vấn đề có liên quan đến vũ khí trong cuộc chiến tranh giữa hai
miền Nam Bắc cũng trở nên phức tạp bởi nhiều nguyên nhân. Sau khi thất bại
trong cuộc chiến tranh, một số quân nhân thuộc ngụy quyền Sài Gòn đã sử
dụng máy bay cũng nhƣ những vũ khí có liên quan khác để lẩn trốn. Khi rút
chạy, các quân nhân này để lại máy bay và vũ khí trên lãnh thổ Thái Lan. Về
vấn đề này, phía miền Bắc Việt Nam đã yêu cầu Thái Lan trả lại cho mình với
lý do họ là ngƣời chiến thắng trong cuộc chiến tranh và những vũ khí thiết bị
này thuộc về phía miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, lúc đó phía Thái Lan cũng
chƣa có cách giải quyết, chỉ biết trả lời với phía Việt Nam rằng, máy bay cũng
nhƣ những vũ khí liên quan thực tế là thuộc về quyền sở hữu của phía miền
Nam Cộng hòa, hoặc chí ít đó là vũ khí của Hoa Kỳ, và họ chỉ có thể trao trả
cho miền Bắc Việt Nam khi hai bên Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ đồng ý.
Đây là những lý do tiêu biểu lúc đó làm cho mối quan hệ giữa Thái Lan
và Việt Nam vẫn chƣa có thêm tiến triển. Tuy vậy, bất chấp mâu thuẫn này,
cuối cùng, ông Pichai Rattakul, Bộ trƣởng Ngoại giao Thái Lan và ông
Nguyễn Duy Trinh – Bộ trƣởng Ngoại giao Việt Nam, cũng đã đặt bút ký
tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam vào ngày
6/8/1976

8
.
Tuy nhiên, một thời gian sau đó, quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc lại trở
lên xấu đi do nền chính trị Thái Lan bất ổn bởi cuộc đảo chính xảy ra vào
ngày 6/11/1976. Sau đảo chính, ông Thanin Kraivichian lên làm Thủ tƣớng,
đã thực hiện chính sách chống lại Chủ nghĩa Cộng Sản và điều này đã ảnh

8
Chulacheep Chinwanno, (1996), 2 thế kỳ quan hệ Thái Lan và Việt Nam từ Cuộc xung đột đến hợp tác
hiện nay,Trong hội thảo kỷ nhiệm 20 năm quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam (1976 -1996) tháng 8 năm
1996 Khách san Rayalchid Sheraton Hotel Thái Lan. (tr. 17 -19). Băng kok: NXB. Trƣờng đại học
Thammasat .
19

hƣớng không ít đến quan hệ giữa hai nƣớc Thái Lan và Việt Nam vừa mới
đƣợc thiết lập. Đến năm 1997, quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc có chiều
hƣớng tốt lên sau khi Thái Lan có cuộc đảo chính và ông đại tƣớng Kriangsak
Chanmanan lên làm Thủ tƣớng. Ông Thủ tƣớng mới đã có một số điều chỉnh
trong chính sách ngoại giao, theo đó Thái Lan tăng cƣờng quan hệ với các
nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và đặt tầm quan trọng của các quốc
gia này ngang bằng nhau. Thủ tƣớng Thái Lan cho rằng, cần khôi phục lại
quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan với các nƣớc Đông Dƣơng để chung sống
một cách hòa bình.
Thủ tƣớng Thái Lan, Đại tƣớng Kriangsak Chanmanan muốn bình thƣờng
hóa quan hệ Thái Lan – Việt Nam và ông muốn thiết lập đại sứ quán ở thủ đô
của cả hai nƣớc để tạo sự liên lạc giao lƣu với nhau. Sau đó ngày 13/12/1977,
Ủy ban đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam do ông Nguyễn Xuân dẫn đầu
đã đến thăm Thái Lan với mục đích khảo sát vị trí đặt đại sứ quán Việt Nam.
Đến ngày 27/12/1977, ông Phasit Nalongdet, Trợ lý Bộ trƣởng Bộ Giao thông
Vận tải Thái Lan và đoàn đã sang Việt Nam để trao đổi về quyền đƣợc bay

qua bầu trời Việt Nam và hai bên đã nhất trí trong biên bản “Hiệp định về
dịch vụ hàng không giữa chính phủ Thái Lan và chính phủ Việt Nam năm
1977”.
Từ ngày 9 đến ngày 12/1/1978, ông Nguyễn Duy Trinh Phó thủ tƣớng
kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Việt Nam dẫn đầu một đoàn gồm 20 ngƣời đã đến
Thái Lan để thảo luận về việc hai bên cùng trao đổi đại sứ với nhau. Quan hệ
giữa hai nƣớc ngày càng thân thiện khi ông Phạm Văn Đồng đến thăm Thái
Lan ngày từ ngày mồng 6 đến ngày 10/9/1978.
Trong cuộc đàm phám giữa Đại tƣớng Kriangsak Chamanan và ông Phạm
Văn Đồng, cả hai bên đã tỏ rõ bầu không khí hữu nghị và Thái Lan và Việt
20

Nam đã khắc phục đƣợc một số vấn đề nhƣ sau: 1) Về vấn đề Việt Kiều, hai
bên đã tổ chức một ủy ban nhằm khắc phục vấn đề này tại Thái Lan. 2) Về
vấn đề máy bay cùng vũ khí mà quân đội Việt Nam Cộng hòa dùng để trốn
thoát và đáp cánh tại Thái Lan, phía Việt Nam thấy rằng, phía Thái Lan nên
trao trả lại cho Việt Nam để tỏ rõ mong muốn làm bạn của Việt Nam.
Ngoài ra,Việt Nam đã trao trả 30 ngƣ dân Thái và 2 thuyền đánh cá, về phía
Thái Lan cũng trao trả 5 ngƣời Việt Nam bị bắt do thực hiện hành vi phá hoại
tại căn cứ căn Mỹ tại tỉnh Udon Thani hơn nữa Thái Lan sẽ cho Việt Nam vay
100 triệu Bath
9
để mua hàng hóa từ Thái Lan.
Thủ tƣớng Thái Lan Đại tƣớng Kriangsak Chamanan đã mời ông Phạm Văn
Đồng đến nhà mình và nấu món “Cà-ri gà kiểu Thái”, ông Phạm Văn Đồng đã
thực sự rất xúc động trƣớc hành động này. Trƣớc khi về, ông Phạm Văn Đồng
đã tuyên bố là Việt Nam sẽ không giúp đỡ Đảng Cộng sản Thái Lan nữa.
Cuối năm 1978, sau khi Việt Nam đƣa quân vào Campuchia, mặc dù
Chính phú Thại Lan của Đại tƣớng Kriangsak Chamanan đã thể hiện sự phản
đối trong việc Việt Nam đƣa quân vào Campuchia, song Thái Lan đã không

đƣa ra bất cứ chính sách nào thể hiện thái độ gay gắt với Việt Nam, do vậy
mà quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam cũng không bị ảnh hƣởng
nhiều từ vấn đề này.
10

1.1.2. Quan hệ ngoại giao Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1979-1988
Tháng 3 năm 1980, có sự thay đổi trong chính phủ Thái Lan khi ông Đại
tƣớng Kriangsak Chamanan từ chức thủ tƣớng và Đại tƣớng Prem
Tinsulanonda lên giữ chức Thủ tƣớng và ông Siddhi Savetsila làm Bộ trƣởng

9
Tỷ giá cuối năm 1978 đạt 20.40 bath trên 1 USD, khoảng 4,901 USD
10
Chulacheep Chinwanno, (1996), 2 thế kỳ quan hệ Thái Lan và Việt Nam từ Cuộc xung đột đến hợp tác
hiện nay,Trong hội thảo kỷ nhiệm 20 năm quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam (1976 -1996) tháng 8 năm
1996 Khách san Rayalchid Sheraton Hotel Thái Lan. (tr. 20 -21). Băng kok: NXB. Trƣờng đại học
Thammasat .
21

Ngoại giao. Lúc này, quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam trở nên căng thẳng
do vấn đề Việt Nam đƣa quân vào Campuchia ngày 25/12/1978 theo yêu cầu
giúp đỡ của Mặt trận cứu nƣớc Campuchia và làm chủ đƣợc Phnom Penh
ngày 7/1/1979. Kết quả là biên giới giữa Thái Lan và Campuchia có rất nhiều
lính Việt Nam. Chính phủ Thái Lan cho rằng, điều này có thể ảnh hƣởng đến
an ninh quốc gia Thái Lan và làm cho quan hệ Thái Lan - Việt Nam trở lên
căng thẳng hơn
11
.
Quan hệ thân thiện giữa Việt Nam và Liên Xô ngày càng tiến triển với
sự kiện Việt Nam đồng ý cho Liên Xô đặt căn cứ tại Vịnh Cam Ranh và Đà

Nẵng. Thái Lan cũng cho rằng, điều này ảnh hƣởng đến an ninh quốc gia của
Thái Lan, nên nƣớc này đã dùng các hoạt động chính trị, ngoại giao và kinh tế
để gây sức ép với Việt Nam trong vấn đề Campuchia. Thái Lan sử dụng các
diễn đàn quốc tế nhƣ ASEAN, Liên Hợp Quốc đòi Việt Nam rút quân khỏi
Campuchia
12
.
Lúc này Việt Nam cũng bị sức ép bao vây từ cộng đồng quốc tế nên cần
sự giúp đỡ của Liên Xô và các nƣớc trong phe XHCN cả về chính trị và kinh
tế. Tuy nhiên, lúc đó Liên Xô đang thực hiện cải cách kinh tế theo chính sách
Perestroika và cải cách chính trị (Glasnost) nên không thể giúp đỡ Việt Nam
nhƣ mong muốn. Vì vậy, Việt Nam đã quyết định chủ động phá vỡ sự cô lập
bằng việc tuyên bố sẽ rút quân khỏi Campuchia trong thời hạn 5 năm. Tuy
nhiên, Việt Nam đã hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia trƣớc thời hạn

11
Chulacheep Chinwanno, (1980), Cuộc khủng hoảng biên giới Thái Lan Campuchia: trƣờng hợp thôn
huyền Nôn Mank Mung, Tạp chí đằng sau vấn đề hiện tại, tr. 1-38
12
Chulacheep Chinwanno, (1996), 2 thế kỳ quan hệ Thái Lan và Việt Nam từ Cuộc xung đột đến hợp tác
hiện nay, Trong hội thảo kỷ nhiệm 20 năm quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam (1976 -1996) tháng 8 năm
1996 Khách san Rayalchid Sheraton Hotel Thái Lan. (tr. 23 -24). Băng kok: NXB. Trƣờng đại học
Thammasat.
22

một năm vào tháng 4/1989. Sau đó, Liên Hợp Quốc đã đóng vai trò quan
trọng trong khắc phục vấn đề Campuchia.
13

1.1.3. Quan hệ ngoại giao Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1988 – 1994

Sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, nghĩa là vấn đề Campuchia
chấm dứt, thì quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam cũng trở lên tốt đẹp hơn.
Phía Thái Lan cũng có sự thay đổi về chính trị, theo đó Đại tƣớng Prem
Tinsulanonda đã từ chức Thủ tƣớng và tổ chức bầu cử; sau đó Đại tƣớng
Chatichai Choonhavan thắng cử và làm Thủ thƣớng vào tháng 9/1988. Thủ
tƣớng mới của Thái Lan đã tuyên bố chính sách “biến Đông Dương từ chiến
trường thành thị trường”, đồng thời cũng tiến hành điều chỉnh chính sách
ngoại giao. Điều này đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ giữa Thái Lan
và Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ. Đầu
năm 1989, quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam đã khôi phục hoàn toàn, mở
đầu bằng việc Bộ trƣởng Ngoại giao Thái Lan, ông Siddhi Savetsila đã dẫn
đầu đoàn quan chức Chính phủ và các doanh nhân Thái Lan sang thăm và tìm
hiểu thị trƣờng Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên kể từ khi vấn đề
Campuchia xảy ra (1979).
Về phía Việt Nam cũng có sự điều chỉnh chính sách ngoại giao và kinh
tế, đồng thời cũng cải thiện quan hệ với các nƣớc trong ASEAN. Hơn nữa, lúc
này Việt Nam cũng tiến hành việc cải cách kinh tế theo chính sách Đổi Mới –
vận dụng cơ chế kinh tế thị trƣờng và bắt đầu việc mở cửa thu hút đầu tƣ
nƣớc ngoài.
Sự kiện ký Hiệp định lập lại hòa bình ở Campuchia tại Paris năm 1992 đã
làm cho quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nƣớc Đông Nam Á tốt
hơn, trong đó bao gồm cả Thái Lan. Mặc dù Đại tƣớng Chatichai Choonhavan

13
Nguyễn Thị Quế (2006), 30 năm quan hệ Việt Nam – Thái Lan,. Nghiên cứu Đông Nam Á. Tập 4. tr.13

×