Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phong trào cánh tả Venezuela giai đoạn 1998 - 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 117 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***







BÀNG TRƯỜNG GIANG






PHONG TRÀO CÁNH TẢ VENEZUELA
GIAI ĐOẠN 1998 – 2010


Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Mã số: 60 31 02 06



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ



Ngành: Quan hệ Quốc tế






HÀ NỘI - 2012
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ALBA Khối liên kết Giải pháp Bolivar cho Châu Mỹ
AD Đảng Hành động Dân chủ Venezuela
CAN Cộng đồng các nước vùng Andes
CANTV Đài phát thanh và truyền hình Caracas
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CNTB Chủ nghĩa tư bản
CONIBA Tập đoàn Công nghiệp Cơ bản Quốc gia Venezuela
CEPAL Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh của Liên Hợp Quốc
COPEI Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Venezuela
CTV Liên đoàn Lao động Venezuela
EU Liên minh Châu Âu
EPS Doanh nghiệp Sản xuất Xã hội Venezuela
FTAA Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ
FONDEN Quỹ phát triển Quốc gia Venezuela
FMLN Mặt trận giải phóng Dân tộc Farabundo Martin Elsanvador
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
LHQ Liên Hợp Quốc
MBR-200 Phong trào Bolivar Cánh mạng 200 Venezuela

MERCOSUR Khối thị trường chung Nam Mỹ
MAS Đảng Phong trào tiến lên Chủ nghĩa xã hội Bolivia
MLT Mỹ Latinh
MVR Phong trào nền Cộng hòa thứ năm Venezuela
OEA Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ
OPEC Tổ chức các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ
PDVSA Công ty khí Venezuela
PNUD Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
PSUV Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thông nhất Venezuela
PTCS Phong trào cộng sản
TNC Công ty xuyên quốc gia
UNESSCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên Hợp Quốc
WB Ngân hàng thế giới.
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ cuối thập niên 90 thế kỷ XX đến nay, các lực lượng cánh tả khu vực
Mỹ Latinh liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc tổng tuyển cử và bầu cử
tổng thống, đưa đến sự ra đời của hàng loạt chính phủ cánh tả tại nhiều nước
ở khu vực. Xu hướng độc lập về chính trị của các Đảng cánh tả này ngày càng
phát triển. Trong đó Venezuela nổi lên như một nước đi đầu trong phong trào
cánh tả tại khu vực với các chính sách cải cách chính trị, kinh tế xã hội dân
sinh dân chủ mạnh mẽ và sâu rộng.
Phong trào cánh tả Venezuela được xem là bước phát triển mới của trào
lưu cánh tả Mỹ Latinh, đồng thời trở thành một hiện tượng nổi bật trong thực
tiễn chính trị thế giới thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, do đó đang dành được sự
quan tâm theo dõi của dư luận quốc tế. Về hiện tượng này đang có những
cách nhìn nhận và quan điểm đánh giá khác nhau nhưng có thể nói phong trào
cánh tả Venezuela đang cho thấy một sự chuyển biến rất ấn tượng trong đời
sống chính trị Mỹ Latinh hiện nay theo chiều hướng có lợi cho cuộc đấu tranh

vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội ở khu vực cũng như trên thế giới.
Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định một cách
nhất quán quan điểm: “Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản,
công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến
bộ trên thế giới” [46, tr.113]. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm
quyền là một trong những hướng ưu tiên trong hoạt động đối ngoại của Việt
Nam. Chính vì vậy để củng cố và tăng cường mối quan hệ một cách hiệu quả
với các Đảng cánh tả Mỹ Latinh trong đó có cánh tả Venezuela, chúng ta cần
hiểu rõ tình hình thực tế, đường lối, chiến - sách lược cũng như triển vọng của
phong trào cánh tả Venezuela những năm sắp tới. Do vậy, việc nghiên cứu sự
vận động, những biến chuyển của phong trào cánh tả Venezuela cũng như tác
động của nó đối với phong trào cánh tả Mỹ Latinh, phong trào cộng sản và
7
công nhân quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI có ý nghĩa to lớn cả về lý luận
và thực tiễn cấp bách đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta, đồng thời đây
cũng là một đóng góp nhất định đối với vấn đề nghiên cứu về phong trào
Cộng sản và phong trào cánh tả trong tình hình mới hiện nay. Chính vì vậy tôi
quyết định chọn đề tài “Phong trào cánh tả Venezuela giai đoạn 1998 –
2010” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Nghiên cứu về Venezuela nói chung và phong trào cánh tả Venezuela
nói riêng không mới, đã có một số công trình, ấn phẩm đề cập đến phong trào
cánh tả Venezuela, nhưng chủ yếu là các bài viết tập hợp số liệu, dịch thuật từ
các tạp chí nước ngoài. Ngoài ra còn một số tác phấm viết về Mỹ Latinh có đề
cập đến Venezuela nhưng phần lớn, các bài viết chỉ là sự tập hợp tư liệu, đưa
tin, những phân tích nhận định về cơ bản dựa vào các kênh thông tin nước
ngoài, chưa đi sâu vào từng mặt của phong trào cánh tả Venezuela. Cụ thể,
gần đây có một số sách, công trình nghiên cứu và bài viết nổi bật sau:
Trước hết trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Viết Thảo: “Liên kết khu

vực Mỹ Latinh: văn hóa, chính trị, kinh tế” bảo vệ năm 1998 đã đi sâu mô tả,
phân tích về quá trình hợp tác, liên kết kinh tế, chính trị, văn hóa giữa các
nước Mỹ Latinh trong những năm đầu thập niên 1990. Luận án cũng đưa ra
được những dự báo về triển vọng của hợp tác của các nước trong khu vực
trong những năm tiếp theo.
Trong cuốn “Nhận diện chủ nghĩa tự do mới” của Nguyễn Văn Thanh,
NXB Chính trị quốc gia phát hành năm 2005, đề cập đến nguồn gốc ra đời, sự
phát triển của chủ nghĩa tự do mới. Tác giả đã có những nhận định về sự ảnh
hưởng, cái được cái mất của các nước Mỹ Latinh trong đó có Venezuela khi
áp dụng mô hình chủ nghĩa tự do mới. Tác giả cũng chỉ ra bóng dáng của các
nhà tư bản tài chính Mỹ đứng đằng sau các chương trình cải cách, đó là
8
nguyên nhân của sự chao đảo nền kinh tế đi đến lệ thuộc ngày càng nhiều vào
tư bản Mỹ. Các phân tích của tác giả chính là những dữ liệu rất giá trị cho
việc nghiên cứu sự bùng nổ thành công của phong trào cánh tả Mỹ Latinh đặc
biệt là Venezuela.
Đáng chú ý là đề tài khoa học cấp bộ về Quá trình cải cách của chính
quyền Tổng thống Hugo Chavez ở Venezuela: Thực trạng và triển vọng, của
Dương Minh thuộc Ban đối ngoại Trung Ương làm chủ nhiệm, năm 2008. Đề
tài đã phân tích thực trạng của quá trình cải cách diễn ra ở Venezuela từ năm
1998 đến 2008; những thành công và hạn chế của quá trình này, những thuận
lợi và khó khăn, những nguy cơ có thể tác động tiêu cực tới quá trình cải
cách. Ngoài ra đề tài còn trình bày, phân tích tình hình Mỹ Latinh, tình hình
Venezuela, các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp tới quá trình
cầm quyền của các chính phủ cánh tả Mỹ Latinh và Venezuela nói riêng.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2008 của tác giả TS.
Nguyễn Thế Lực, Phong trào cánh tả Mỹ Latinh: thực trạng và triển vọng, đã
khảo sát, phân tích, đánh giá một cách rất khoa học về thực trạng phong trào
cánh tả Mỹ Latinh từ giai đoạn đầu những năm 90 đến năm 2008. Tác giả tập
nghiên cứu phân tích đặc điểm phong trào cánh tả ở một số nước như

Venezuela, Bolivia, Ecuador và Nicaragua trên nhiều góc độ như quan điểm
tư tưởng, lý luận, đường lối kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và đối ngoại,
kinh nghiệm và bài học đấu tranh để giải quyết các mâu thuẫn kinh tế chính
trị xã hội.
Tiếp đến là một số bài báo, tạp chí, đưa tin, phân tích, bình luận về
phong trào cánh tả Venezuela:
Bài viết “Venezuela rút khỏi IMF và WB” của tác giả Nguyễn Hương
cập nhật ngày 2/5/2007.
TS Nguyễn Mạnh Hùng: Trào lưu cánh tả ở Mỹ Latinh và công cuộc
xây dựng chủ nghĩa hội thế kỷ XXI ở Venezuela. (Tạp chí Lý luận chính trị, số
9
9 và 10 năm 2007).
Lê Thị Thu Trang: Venezuela dưới thời của Tổng thống Hugo Chavez.
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (số 04-2009).
Tạ Ngọc Tấn: Venezuela: Những thách thức của cách mạng vẫn còn ở
phía trước. Tạp chí cộng sản, (số 808 tháng 2 năm 2010).
Nguyễn Hồng Sơn: Kinh tế xã hội Venezuela dưới thời Tổng thống
Hugo Chavez. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (số 09-2010).
TS. Nguyễn Văn Dũng: Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội công giáo
ở Venezuela hiện tại và quá khứ. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (số 10-2010).
Dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau các bài viết này đã cung cấp
những cách nhìn, cách đánh giá trực tiếp về phong trào cánh tả Venezuela,
những số liệu về sự điều hành chính quyền của Tổng thống Hugo Chavez.
Các tác giả đã đề cập đến tình hình chính trị kinh tế xã hội của Venezuela,
những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của phong trào, hiện
trạng, khó khăn thách thức của phong trào cánh tả Venezuela.
Ngoài ra còn có một số bài báo, công trình nghiên cứu về Mỹ Latinh
cũng như tình hình phong trào cánh tả Mỹ Latinh ít nhiều có đề cập tới phong
trào cánh tả Venezuela như:
Nguyễn Xuân Trung, Tình hình kinh tế Mỹ Latinh đầu thế kỷ XXI, Tạp

chí Châu Mỹ ngày nay, số 3/2006.
Lê Văn Nga, Bất bình đẳng ở Mỹ Latinh, Tạp chí Nghiên cứu Châu Mỹ
ngày nay, số 2 (2/2007).
TS. Nguyễn Hoàng Giáp - TS. Nguyễn Thị Quế, Bước tiến mới của
phong trào cánh tả Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Cộng sản,
số 3-2007.
Thái Văn Long – Th.S Hồ Ánh Nguyệt, Bước tiến mới của phong trào cánh
tả Mỹ Latinh nhứng năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3-2007.
Nguyễn Văn Quang, Xu hướng đi lên CNXH của các nước Mỹ Latinh,
10
Tạp chí Cộng sản, số 4-2007.
Nguyễn Tuấn Minh, Mỹ Latinh trong hội nhập kinh tế toàn cầu, Tạp
chí Châu Mỹ ngày nay, số 2-2009.
Nguyễn Khánh Vân, Chính sách của Mỹ với khu vực Mỹ Latinh giai đoạn
trước khi kết thúc chiến tranh lạnh, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3-2009.
Th.S Lại Lâm Anh, Phong trào cánh tả và hệ lụy của chủ nghĩa tự do
mới ở Mỹ Latinh, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 07-2010.
Nguyễn Nhâm, Các nước lớn và khu vực Mỹ Latinh, Tạp chí Châu Mỹ
ngày nay, số 07-2010.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Hiện tượng cánh tả khu vực Mỹ Latinh cũng như phong trào cánh tả
Venezuela đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.
Trong đó đáng chú ý là các tác giả:
M.Weisbrot: 10 năm điều hành chính sách kinh tế xã hội của Hugo
Chavez. Đăng trên trang www.cepr.net tháng 2 năm 2009.
Bài viết này đã nêu lên được những thành tựu cụ thể về kinh tế và xã hội của
Venezuela trong 10 năm từ năm 1999 đến 2009.
Trong bài viết Kinh nghiệm của một số nước Mỹ Latinh trong xử lý
mâu thuẫn xã hội của Trương Thiết Ánh đăng trên tạp chí Những vẫn đề quốc

tế đại cương của Trung Quốc số 4 năm 2007. Tác giả Trương Thiết Ánh đã
mô tả những biểu hiện của các mâu thuẫn xã hội ở các nước Mỹ Latinh và đặc
biệt là kinh nghiệm của Venezuela trong việc xử lý giải quyết những mâu
thuẫn đó.
Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã công bố công trình: “Nghiên cứu
chủ nghĩa tự do mới” vào tháng 10/ 2003. Công trình này và đã được dịch ra
tiếng Việt và được đăng trên Tạp chí “Những vấn đề chính trị - xã hội” của
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dưới dạng tổng thuật trong các số
11
38 và 39 (10/2006). Tác phẩm này đánh giá một cách khách quan về sự ảnh
hưởng nặng nề của Chủ nghĩa tự do mới đối với Mỹ Latinh nói chung và
Venezuela nói riêng.
Viện Thông tin khoa học – Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
đã ấn hành tập Thông tin chuyên đề về “Lực lượng cánh tả Mỹ Latinh: Những
góc nhìn khác biệt” vào năm 2006 với nhiều bài viết của các tác giả nước
ngoài về phong trào này.
Ngoài ra các trang web của các hãng thông tấn báo chí nước ngoài đều
có rất nhiều bài viết, điểm tin, phân tích về sự phát triển và lớn mạnh cũng
như những thăng trầm của phong trào cánh tả Venezuela dưới thời Tổng
thống Hugo Chevez.
Các công trình nghiên cứu ngoài nước là những nguồn tư liệu phong
phú, cập nhật về phong trào cánh tả cũng như tình hình đất nước Venezuela.
Tuy nhiên, có thể thấy đó là những góc độ nghiên cứu rất khác nhau, đa dạng,
không thể truyền tải nguyên văn nên các độc giả trong nước đã tìm hiểu và
phân tích dưới các dạng khác nhau. Có thể nói cho đến nay đã hơn một thập
kỷ cầm quyền của Tổng thống Hugo Chavez tại Venezuela ít nhiều cũng có
những thành tựu đáng ghi nhận, vì vậy phong trào cánh tả Venezuela cần có
sự nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học để chúng ta đánh giá nhận thức
cũng như truyền đạt cho người khác về nó, đồng thời làm cơ sở cho Đảng và
Nhà nước ta hoạch định chính sách đối ngoại phù hợp với Venezuela trong

thời kỳ hiện nay.
Từ việc xem xét lược sử tình hình nghiên cứu vấn đề tôi nhận thấy
thiếu một công trình nghiên cứu tổng thể về phong trào cánh tả Venezuela; từ
những nguyên nhân hình thành, đến sự ra đời và phát triển, những thành tựu
đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân, giải pháp cũng như dự báo về hướng
phát triển trong thời gian tới… chính vì vậy tôi quyết định nghiên cứu phong
trào cánh tả Venezuela giai đoạn 1998 – 2010 để lấp những khoảng trống đó.
12
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Phác họa quá trình hình thành, ra đời và phát triển của trào lưu cánh tả
ở Venezuela. Trên cơ sở đó bước đầu phân tích về phong trào cánh tả
Venezuela từ 1998 đến 2010. Đồng thời đưa ra một số dự báo và triển vọng
của cánh tả Venezuea.
3.2. Nhiệm vụ
Trên cơ sở mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích lịch sử hình thành và phát triển của phong trào cánh tả
Venezuela, chỉ ra các nhân tố tác động đến sự chuyển biến của phong trào
cánh tả Venezuela từ 1998 đến 2010.
Hai là, phân tích đánh giá thực trạng phong trào cánh tả Venezuela hiện
nay cả về kết quả lẫn hạn chế trên các góc độ về quan điểm, tư tưởng lý luận,
đường lối chủ trương chính sách cải cách về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
và đối ngoại, kinh nghiệm và bài học đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn
kinh tế chính trị xã hội trong nước và quan hệ quốc tế.
Ba là, phân tích xu hướng vận động của trào lưu cánh tả Venezuela
trong 10 năm tới.
Bốn là, đưa ra kiến nghị một số vấn đề về chính sách quan hệ của Đảng
và Nhà nước ta với Venezuela.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về mặt nội dung: Để phạm vi nghiên cứu không dàn trải, luận văn

không nghiên cứu tất cả các đáng cách tả ở Venezuela mà chỉ tập trung đi sâu
vào đảng cầm quyền của Tổng thống Hugo Chavez.
- Về mặt thời gian: Phạm vi thời gian chủ yếu trong giai đoạn từ năm
1998 đến 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu quán triệt và tuân thủ hệ quan điểm, những
13
phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
những nhận định, đánh giá của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế,
phong trào cánh tả Mỹ Latinh, phong trào cánh tả Venezuela và tác động của
nó đối với PTCS và công nhân quốc tế. Ngoài ra kết hợp phương pháp logic
với phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích với phương pháp tổng hợp,
so sánh
5. Đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động cũng như phân tích, đánh giá
thực trạng phong trào cánh tả Venezuela, tác giả đưa ra một số dự báo về xu
hướng phát triển của phong trào trong khoảng một thập kỷ tới. Đồng thời kiến
nghị chủ chương, đối sách của Đảng và Nhà nước góp phần thúc đầy mối
quan hệ Việt Nam và Venezuela.
6. Ý nghĩa thực tiến của luận văn
Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy những nội dung về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến phong trào cánh tả Venezuela
Chương 2: Thực trạng phong trào cánh tả Venezuela từ 1998 đến 2010
Chương 3: Triển vọng và ý nghĩa của phong trào cánh tả Venezuela,
quan hệ Việt Nam – Venezuela hiện nay





14
CHƯƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHONG TRÀO CÁNH TẢ
VENEZUELA

1.1 Quan niệm về phong trào cánh tả Venezuela
Theo truyền thống, “Cánh tả” bao gồm giới tư sản, trí thức, lao động
thuộc đẳng cấp thứ ba, thường ngồi bên trái ghế chủ tịch quốc hội, luôn đại
diện tinh thần cách mạng đòi công lí và tự do; đối ngược với “Cánh hữu”,
ngồi bên phải ghế chủ tịch, của giới tu sĩ, quý tộc bảo thủ muốn duy trì trật tự
chính trị xã hội hiện hành. “Cánh tả” đề xướng quyền tự do cá nhân, công
bằng xã hội, dân chủ, và chủ trương một sự thay đổi nhanh chóng trật tự chính
trị xã hội đương thời. Tinh thần của “Cánh tả” là tinh thần cách mạng của
những giá trị mới [12].
Khái niệm chính trị về cánh tả, đối lập với cánh hữu, ra đời ở Pháp vào
thời kỳ Cách mạng tư sản Pháp (1789). Thuật ngữ “Phái tả” lúc đầu dùng chỉ
các nghị sĩ đối lập với sựu phủ quyết của nhà vua. Những người này, trong
cuộc họp ngày 28-8-1789, tập hợp phía bên trái của Chủ tịch Hội đồng lập
hiến. Việc chia theo phía này đã được giữ trong hội trường hình bán nguyệt
của điện Bourbon cho tới năm 1968, khi cách chia theo chiều ngang được
thêm vào cách chia theo chiều dọc. Từ sau cuộc cách mạng, sự chia cắt theo
phía này đã chuyển thành chia cắt theo quan điểm chính trị, và trở thành vấn
đề thường xuyên của đời sống chính trị Pháp. Các phái cộng hòa chính tả,
cánh tả cấp tiến, cánh tả xã hội, cánh tả cộng sản xuất hiện nối tiếp nhau hoặc
song song với nhau [30, tr. 9]. Mặc dù mang tính xác định về mặt lịch sử và
địa lý song các khái niệm về cánh tả và cánh hữu đã nhanh chóng lan rộng ra
toàn châu Âu trong suốt hai thế kỷ XIX và XX và các khái niệm này sau đó

đã trở thành một bộ phận cấu thành nên đời sống chính trị của phần lớn các
nước dân chủ trên thế giới.
15
Cùng với sự phát triển của lịch sử, nội hàm khái niệm phái tả, phái hữu
có chỗ khác nhau, nhưng “với tư cách là khái niệm chính trị học, nó biểu thị
hai khuynh hướng đối lập ở phương diện thái độ chính trị, nên vẫn được sử
dụng liên tục đến ngày nay. Phái hữu – thông thường đại diện cho sự bảo thủ
về chính trị, bảo vệ nền chính trị hoặc trật tự xã hội hiện hành; phái tả - thông
thường chỉ các phe phái hoặc chính đảng cách mạng hoặc cấp tiến về chính
trị, có thái độ phê phán đối với trật tự xã hội và chính trị hiện hành, định lật
đổ hoặc cải cách trật tự hiện hành” [30, tr. 9]. “Cánh tả gắn liền với ý tưởng
về phong trào, với những chủ đề về sự thay đổi, về pháp lý xã hội và về sự
công bằng” [30, tr. 9]. Nhìn chung cánh tả thường được coi là lực lượng có
lập trường chính trị tiến bộ, hướng đến việc bảo vệ quyền lợi cho người lao
động, hướng tới công bằng xã hội, dân chủ hóa đời sống chính trị, bình đẳng
xã hội và các mục tiêu nhân đạo mang tính quốc tế như chống phân biệt
chủng tộc, bình đẳng giữa các dân tộc trong đời sống kinh tế, chính trị,, văn
hóa, bảo vệ môi trường, đấu tranh cho hòa bình, tiến bộ và phát triển…
Bên cạnh các khái niệm cánh tả, cánh hữu, trong chính trị học còn xuất
hiện các khái niệm “trung tả”, “trung hữu’’, “cực tả”, “cực hữu”… Nhìn
chung các khái niệm này chỉ phản ánh lập trường chính trị của các đảng trong
những trường hợp cụ thể và đối với những vấn đề cụ thể chứ không thể hiện
được đầy đủ bản chất thực sự của đảng bởi thực tế cho thấy có nhiều đảng có
tên gọi tương tự nhưng lại có khuynh hướng chính trị khác nhau. Do vậy, việc
nghiên cứu và sắp xếp các đảng vào cánh tả hay cánh hữu nhiều lúc rất phức
tạp và cần phải căn cứ trên các hoạt động cụ thể của họ chứ không phải chỉ
dựa vào tên gọi.
Như vậy, nội hàm của khái niệm cánh tả có thay đổi tùy theo hoàn cảnh
lịch sử cụ thể. Điều này cũng đúng cho trường hợp cánh tả Mỹ Latinh bởi trên
thực tế cánh tả Mỹ Latinh hiện nay không hoàn toàn giống với cánh tả Mỹ

Latinh thời kỳ những năm 60 và 70 của thế kỷ XX.
16
Quan niệm về chính phủ cánh tả hoặc phong trào cánh tả Mỹ Latinh
truyền thống chủ yếu chỉ “những người xã hội chủ nghĩa và những người
cộng sản lấy việc chống chủ nghĩa tư bản, chống bá quyền Mỹ làm mục tiêu”
[30, tr. 9], còn “ngày nay mọi người khi quan sát hiện tượng phái tả lại lấy
tiêu chuẩn chủ yếu là thái độ đối xử với những bình đẳng và công bằng xã
hội… Có thái độ phê phán việc cải cách kinh tế của chủ nghĩa tự do mới, chủ
trương thông qua cải cách xã hội để thực hiện công bằng xã hội, chống toàn
cầu hóa do Phương Tây chủ đạo, yêu cầu phải thiết lập trật tự quốc tế bình
đẳng và hợp lý hơn, trở thành quan điểm chính trị và chủ trương, chính sách
chiếm vị trị chủ đạo của phái tả Mỹ Latinh hiện nay” [30, tr. 9].
Về phương thức đấu tranh, phong trào cánh tả Mỹ Latinh trước đây
thường có xu hướng sử dụng sức mạnh bạo lực trong phương pháp cách
mạng, lấy việc lật đổ chính quyền độc tài chuyên chế, kiến lập chính quyền
dân tộc, dân chủ là mục tiêu. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, do
tình hình quốc tế và tương quan lực lượng có hiều thay đổi, lực lượng cánh tả
Mỹ Latinh nghiêng về xu hướng đấu tranh và giành chính quyền bằng con
đường nghị trường là chủ yếu.
Tương tự như vậy, cách tiếp cận về nội hàm của khái niệm cánh tả
Venezuela hiện nay hoàn toàn không giống với cánh tả Venezuela thời kì
những thời kỳ trước đó. Là một bộ phận hữu cơ cấu thành nên phong trào
cánh tả Mỹ Latinh, trước hết cánh tả Venezuela thời kỳ trước đây có nhiều
điểm tương đồng với cánh tả Mỹ Latinh. Cũng là “những người xã hội chủ
nghĩa và những người cộng sản lấy việc chống chủ nghĩa tư bản, chống bá
quyền Mỹ làm mục tiêu”. Khi ấy Đảng cộng sản Venezuela là người đại diện
cho cánh tả ở Venezzuela. Còn ngày nay quan niệm về cánh tả ở Venezuela là
tương đối rộng, bao gồm: các lực lượng đảng phái tiến bộ, các phong trào xã
hội và tất cả các lực lượng bất mãn với chế độ tư bản, mong muốn thay đổi
hiện thực đòi quyền bình đẳng và những nhu cầu tối thiểu của con người Họ

17
cũng có thái độ đối lập với việc cải cách kinh tế của chủ nghĩa tự do mới, chủ
trương thông qua cải cách xã hội để thực hiện công bằng xã hội. Ngoài ra việc
chống toàn cầu hóa và yêu cầu thiết lập một trật tự quốc tế mới bình đẳng và
hợp lý hơn.
Do khá rộng và khá giống với quan niệm cánh tả Mỹ Latinh ngày, nên
công trình này chỉ tập trung đề cập đến sự hình thành và phát triển, cũng như
hiện trạng của phong trào cánh tả ở Venezuela dưới sự lãnh đạo của Hugo
Chavez từ Phong trào Bolivar Cách mạng 200 Venezuela (MBR-200) đến
Phong trào nền Cộng hòa thứ năm (MVR) và Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống
nhất Venezuela (PSUV). Đây là những tổ chức quan trọng nhất của phong trào
cánh tả Venezuela hiện nay.
1.2 Nhân tố quốc tế và khu vực tác động đến phong trào cánh tả Venezuela
1.2.1 Tác động của tình hình thế giới và khu vực
Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên
Xô vào cuối thập niên 80 đầu 90 của thế kỷ XX đã đánh dấu kết thúc thời kỳ
chiến tranh lạnh. Cục diện thế giới bước sang một trang mới với những thay
đổi sâu sắc về địa – chính trị và tương quan lực lượng trên phạm vi toàn cầu.
Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào đã khiến cho phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tình hình quốc tế
biến chuyển theo chiều hướng bất lợi cho phong trào cách mạng thế giới nói
chung và phong trào cánh tả nói riêng.
Đối với khu vực Mỹ Latinh, sự sụp đổ của Liên Xô khiến cho Cuba là
nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và đến thời điểm này là duy nhất ở Mỹ Latinh,
nước có vai trò quan trọng đối với phong trào cộng sản và phong trào cánh tả
trong khu vực - mất đi chỗ dựa vô cùng quan trọng về kinh tế, chính trị và
cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về kinh tế xã hội trong một thời
gian dài. Điều này cũng khiến cho các lực lượng cánh tả tiến bộ trong khu vực
gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển lý luận, phát triển lực lượng và
18

tăng cường ảnh hưởng.
Tuy nhiên từ nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX trở đi, mặc dù còn
nhiều khó khăn và vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng, song phong trào cộng sản
và công nhân thế giới đã bước đầu vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất và đã
bắt đầu có những bước phục hồi quan trọng, lực lượng cánh tả trên thế giới
cũng có những bước phát triển tích cực.
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không
đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản trở thành hệ tư tưởng chủ đạo chi phối con
đường phát triển của thế giới. Cùng với sự phát triển của nhân loại, mô hình
phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa đang ngày càng bộc lộ rõ hơn
những hạn chế thuộc về bản chất, những mâu thuẫn nội tại không thể khắc
phục và giới hạn lịch sử không thể vượt qua của nó. Mặc dù cho những luận
điệu tuyên truyền mị dân mà các nhà tư tưởng tư sản rêu rao nhưng thực tế đã
và đang chứng tỏ rằng chủ nghĩa tư bản không thể là tương lai của xã hội loài
người.
Thực tiễn lịch sử những năm qua đã cho thấy chủ nghĩa xã hội hiện
thực không bị mất đi mà nó vẫn tồn tại, trụ vững được trước những thách thức
của lịch sử. Trên cơ sở nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và bài học từ những
thành công và thất bại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã tìm tòi, sáng tạo cả về lý luận
và thực tiễn để tìm ra con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh mới của nước mình cũng như những diễn biến của tình
hình thế giới. Tới nay, mặc dù còn nhiều khó khăn song công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội tại các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đều đang vững bước và
tiếp tục phát triển. Trong bối cảnh thế giới hiện nay chủ nghĩa xã hội đang có
điều kiện và khả năng phát triển hơn nữa. Công cuộc cải cách mở cửa của
Trung Quốc, công cuộc đổi mới ở Việt Nam và công cuộc phát triển chế độ
dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội của Lào đã đạt được nhiều thành
19
tựu to lớn. Cu Ba và Triều Tiên, tuy còn gặp nhiều khó khăn và phải đối phó

với sự chống phá quyết liệt của Đế quốc Mỹ, đặc biệt là sự bao vây, cấm vận
về kinh tế, song công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai nước này đã có
những bước phát triển đáng khích lệ. Đây chính là “một thực tế lịch sử chứng
minh cho sức sống và khả năng tự đổi mới để phát triển chủ nghĩa xã hội hiện
thực, trở thành nguồn cổ vũ, động viên rất lớn cho các đảng cộng sản và công
nhân, củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đóng góp tích cực
vào phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội” [5, tr. 11].
1.2.2 Hậu quả của chủ nghĩa tự do mới
Học thuyết “Chủ nghĩa tự do mới” của Feidrich August von Hayek
(Mỹ) ra đời từ năm 1944. Chủ nghĩa tự do mới của F. Hayek tuyệt đối hoá vai
trò của thị trường, cho rằng cần phải để cho thị trường quyết định mọi vấn đề
kinh tế, Nhà nước phải giảm bớt vai trò của mình trong nền kinh tế, các tập
đoàn tư bản phải được hoàn toàn tự do, cá nhân phải được coi trọng hơn tập
thể và phải kiềm chế các Công đoàn [29, tr. 25]. Thời kỳ sau chiến tranh thế
giới thứ hai, học thuyết này không được chú ý như học thuyết của Keynes vốn
đề cao vai trò can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế và mô hình Nhà
nước phúc lợi.
Chủ nghĩa tự do mới được Mỹ và Anh thúc đẩy ở Mỹ Latinh từ rất sớm
sau các cuộc đảo chính quân sự của Pinôchê ở Chile (1973 – 1989), của các
lực lượng quân phiệt Argentina (1976 – 1984), ở Uruguay (1972 – 1985), ở
Bolivia (1971 – 1984), ở Peru (1991 – 2001)… Các chế độ độc tài được thành
lập và khuyến khích tiến hành những cải cách theo mô hình của chủ nghĩa tự
do mới, thúc đẩy tư hữu hoá trên quy mô lớn. Dưới áp lực của các nước tư
bản đứng đầu là Mỹ và các thiết chế tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
Ngân hàng Liên Mỹ, các nước Mỹ Latinh đã áp dụng mô hình chủ nghĩa kinh
tế tự do mới với các đặc trưng cơ bản là: giảm bớt tới mức tối thiểu sự can
20
thiệp của nhà nước, để tư nhân hoá đến mức tối đa nền kinh tế. Chính phủ nhiều
nước Mỹ Latinh, được điều hành bởi đội ngũ những nhà kỹ trị theo trường phái

kinh tế chính trị học Mỹ, đặt nhiều hy vọng vào chủ nghĩa tự do mới, coi đó như
con đường đưa khu vực này thoát khỏi vực thẳm của nợ nần, suy thoái để vươn
tới sự phát triển thần kỳ. Chủ nghĩa tự do mới ngoài việc khuyến mãi đơn thuốc
tự do hoá, tư hữu hoá và phi điều tiết còn không quên cuộc chiến đấu đến cùng
chống chủ nghĩa cộng sản.
Trên lĩnh vực kinh tế, trong thời kỳ đầu với việc áp dụng thực hiện mô
hình chủ nghĩa tự do mới ở các nước Mỹ Latinh đã đưa đến một số thành tựu
nhất định bao gồm:
Một là, tổng sảng phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng liên tục ở mức
tương đối cao, trung bình toàn khu vực là 3,6%/năm, từ năm 1991 đến năm
1994. Mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở
Mexico, nhưng GDP của phần lớn các quốc gia Mỹ Latinh năm 1995 vẫn tăng
trung bình từ 2% đến 5%. Riêng 4 nước Chile, Colombia, Xanvando và Peru
đạt trên 5%. Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), mức tăng trưởng năm 1996 của
toàn bộ khu vực là 3,1%, năm 1997 là 4,8%. Như vậy Mỹ Latinh không những
khắc phục thời kì suy thoái một cách thành công (mức tăng trưởng năm 1986 là
3,9%, năm 1987: 2,7%, năm 1988: 0,3%, năm 1989: -0,5% và năm 1990: -
1,2%), mà còn tạo được sự khởi sắc quan trọng [20, tr. 23].
Hai là, lạm phát đã được kiềm chế từ ba con số ở mức cao cuối thập kỷ
80 giảm xuống còn ở mức hai con số (25% năm 1995) - mức thấp nhất trong
2-3 thập kỉ trở lại đây. Năm 1989, lạm phát ở Argentina đạt tới mức kỷ lục 4
con số, đến năm 1995 giảm xuống chỉ còn dưới 10%; ba nước là Chile,
Goatemala cũng đạt được thành công tương tự. Ngoài ra, có 7 nước khác
kiềm chế được lạm phát ở mức trên 10%; 5 nước khác từ 20% đến 30% và
chỉ ba nước Mexico, Uruguay và Venezuela lạm phát trên 30% năm 1995
[20, tr. 23].
21
Ba là, đã khơi dòng tư bản nước ngoài đầu tư vào Mỹ Latinh và khối
lượng đầu tư vào đây đã đứng thứ nhì thế giới: 48 tỉ đô la năm 1992, 65 tỉ đô
năm 1993, 57 tỉ đô la năm 1994 và 22,4 tỉ đô la năm 1995 (không kể 50 tỉ đô

la đột xuất dành cho Mexico) [20, tr. 23].
Bốn là, đã tăng cường khả năng xuất khẩu của khu vực. Từ năm 1992
đến năm 1994, tổng kim ngạch xuất khẩu Mỹ Latinh tăng 8%/năm, ngang ngửa
với các “con rồng” Đông Á; riêng năm 1995, đột ngột vọt lên 23% như kết quả
tích tụ của nửa thập kỉ phát triển kinh tế. Điểm tích cực là các mặt hàng công
nghiệp chế tạo đã này càng gia tăng tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu Mỹ
Latinh; đồng thời khuynh hướng buôn bán trong nội bộ khu vực được mở rộng,
thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế, tạo lập thị trường chung.
Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình chủ nghĩa tự do mới đã tạo ngay trong
lòng các nước Mỹ Latinh một nghịch lý: Kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng đời
sống xã hội ngày càng có nguy cơ xuống cấp trầm trọng. Bức tranh kinh tế -
xã hội ở Mỹ Latinh thời gian qua bên cạnh những chuyển biến về kinh tế nêu
trên còn chứa đựng nhiều mảng tối tác động tiêu cực đến sự ổn định và an
ninh của khu vực. Có thể chỉ ra một số hệ lụy của nó như:
Thứ nhất: Sự phụ thuộc quá lớn của nền kinh tế vào các tập đoàn kinh
tế, tài chính nước ngoài. Các chính phủ Mỹ Latinh bao gồm phần lớn những
nhà kỹ trị theo thuyết tự do mới đã lãnh đạo chính phủ xây dựng chính sách
kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn xuyên quốc gia và các thiết
chế tài chính quốc tế. Các tập đoàn và tổ chức quốc tế này đã sử dụng sức
mạnh của mình để can thiệp vào nền kinh tế các nước và ép các nước này phải
thực thi chính sách “thắt lưng buộc bụng”, cắt dịch vụ công để trả nợ, giảm
thuế cho người giàu, tiến hành tư hữu hoá, có nghĩa là bán các tài sản công
hay các dịch vụ công cho tư bản xuyên quốc gia. Trong thời kì từ năm 1980
đến 2005, các nước Mỹ Latinh đã ký trên 80 Hiệp định với Quỹ Tiền tệ quốc
tế - IMF. Những Hiệp định này thường đi kèm một số hình thức tư nhân hoá,
22
giải phóng kinh tế và giải phóng quản lý. Kết quả là dịch vụ bị giảm sút,
lương và phúc lợi của công nhân viên chức trong khu vực này cũng bị ảnh
hưởng và món nợ mà các nước này phải trả cho các ngân hàng nước ngoài lên
con số khổng lồ, đẩy họ lâm vào tình trạng vỡ nợ, điển hình là số nợ của

Argentina lên đến 100 tỷ USD (2001), dẫn đến khủng hoảng tài chính (vỡ nợ),
quyền lực cũng như các nguồn lực của đất nước bị chuyển vào tay các nhà tài
chính trong nước và nước ngoài.
Mặc dù đang vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của nhân dân Mỹ Latinh,
nhưng chủ nghĩa tự do mới không dễ từ bỏ những trận địa đã giành được.
Theo số liệu của WB, trong những năm 90, Mỹ Latinh chiếm tới 60% tổng số
các trường hợp tư nhân hoá ở các nước đang phát triển thì năm 2003 chỉ còn
1% và đến năm 2003 lại tăng lên 3% [14, tr. 26]. Thực tế, một số quốc gia
không còn theo đuổi chính sách tự do mới, như Costa Rica, Jamaica,
Argentina và thậm chí tái quốc hữu hoá ở một số nước như Venezuela,
Bolivia. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn có nghĩa là tước đoạt, mà chỉ là
thương lượng lại các điều kiện hợp tác với giới đầu tư nước ngoài. Anvaro
Gacxia Linera – Phó Tổng thống Bolivia giải thích: Quốc hữu hoá thế kỷ XXI
để cho các công ty nước ngoài ở lại với đồng vốn và bí quyết công nghệ cùng
máy móc. Họ có thể thu lợi, nhưng không còn là chủ sở hữu dầu mỏ và khí
đốt nữa. Mặc dù lợi nhuận đưa lại cho ngân sách của Boliva chưa phải lớn,
song ít nhất nó cũng đã được cải thiện từ 140 triệu USD/năm khi chưa quốc
hữu hoá lên 1,4 tỷ USD/năm sau khi quốc hữu hoá.
23
TĂNG TRƯỞNG GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỸ LATINH (%):

Nước
Thời kỳ 1960 – 1980
Thời kỳ 1981 - 2002
GDP
GDP/ đầu người
GDP
GDP/ đầu
người
Argentina

4,2
2,6
0,8
-0,6
Bolivia
4,7
2,3
2,0
0,3
Brasil
7,2
4,6
1,8
0,1
Chile
3,5
1,6
4,7
3,2
Colombia
5,3
2,6
2,9
0,9
Costa Rica
6,2
3,1
3,7
0,9
Ecuador

8,4
5,4
2,1
-0,2
Mexico
6,8
3,7
2,5
0,6
Peru
4,6
1,8
1,8
-0,2
Cộng hoà
Dominicana
7,3
4,7
4,9
3,0
Uruguay
2,2
1,5
0,8
0,1
Venezuela
5,1
1,6
1,0
-1,3

Trung bình khu vực
5,5
3,0
2,4
0,5

Nguồn CEPAL [14, tr. 26]
24
SỐ NĂM TĂNG TRƯỞNG GDP ÂM CỦA MỘT SỐ NƯỚC
MỸ LATINH THỜI KÌ 1998 – 2002
(Đơn vị: năm)
Nước
1980 – 2002
Argentina
11
Bolivia
10
Brasil
9
Colombia
7
Costa Rica
8
Ecuador
8
Mexico
8
Peru
8
Uruguay

9
Venezuela
12
Trung bình khu vực
8,3

*Nguồn: Economic growth in Latin America in the late twentieth
century: Evidence and Intepretation của Andres Solimano và Raimundo Soto,
CEPAL, 12/2003.
Thứ hai: Sự bất bình đẳng xã hội, sự nghèo khổ và phân cực giàu
nghèo sâu sắc. Trong quá trình thực hiện mô hình chủ nghĩa tự do mới, phần
lớn các chính phủ Mỹ Latinh cắt giảm ngân sách phúc lợi xã hội, y tế và giáo
dục, đẩy mức sống của đông đảo tầng lớp dân cư xuống giới hạn của sự nghèo
khổ. Theo thống số liệu thống kê của Uỷ ban kinh tế Mỹ Latinh của Liên hợp
quốc, hiện có khoảng 196 triệu người Mỹ Latinh sống nghèo khổ, chiếm gần
46% dân số toàn khu vực. Quá trình bần cùng hoá diễn ra nhanh và rộng vào
những năm 90 của thể kỷ XX, với tốc độ từ 2% đến 3,6%/ năm. Cuộc sống ở
25
nông thôn sa sút nghiêm trọng: 60% dân cư đang nằm trong tình trạng nghèo
khổ. Cùng cực nhất là cuộc sống của 40 triệu người thổ dân Anh Điêng sống
rải rác trên nhiều quôc gia [14, tr. 26].
Đối lập với sự nghèo khổ của đông đảo tầng lớp nhân dân là tình trạng
của cải càng tập trung vào một nhóm người nhỏ ở Mỹ Latinh. Trong khi số
người nghèo khổ nhất chiếm 20% số dân khu vực chỉ được hưởng 4% tổng
thu nhập xã hội, thì cũng chừng ấy số người giàu lại được hưởng tới 50% tổng
thu nhập. Brasil là trường hợp điển hình: 10% người giàu thâu tóm 53,2%
tổng thu nhập xã hội. Mexico cũng là một trong những quốc gia bị phân cực
nhanh chóng trong vòng 10 năm qua. Các gia đình giàu có nhất (20% tổng số
gia đình cả nước) chiếm 49,5% GDP (1984) và 57,5 (1994), trong khi đó các
gia đình nghèo chỉ hưởng 4,84% và 3,25% GDP [20, tr. 27]. Cơ chế phân

phối hết sức bất bình đẳng này đã tạo ra nhiều vấn đề nhức nhối trong đời
sống xã hội: bất bình, mâu thuẫn, xung đột, mất ổn định… Cuộc nổi dậy của
nông dân miền Chiapat chống chính phủ Mexico bắt nguồn vừa xâu xa vừa
trực tiếp từ những đối kháng gay gắt về lợi ích kinh tế và địa vị xã hội giữa
các cộng đồng dân cư.
Thứ ba: Nạn thất nghiệp gia tăng như hậu quả tất yếu của quá trình giảm
nhẹ bộ máy hành chính và cắt giảm biên chế ở hầu hết các nước Mỹ Latinh đã
thúc đẩy một loạt nhân viên, công chức, vào đội ngũ những người thất nghiệp.
Đồng thời, đội quân này được bổ sung bằng các lực lượng lao động khác dôi dư từ
khi nhiêu cơ sở nhà nước bị tư nhân hoá một cách ồ ạt. Mặt khác, do không cạnh
tranh nổi với luồng hàng hoá nhập khẩu, không ít công ty vừa và nhỏ ở Mỹ Latinh
bị phá sản, người lao động chỉ còn biết trông chờ vào sự trợ cấp của chính phủ.
Tốc độ “tăng trưởng” của đội quân thất nghiệp năm 1994 là 6,2% (so với năm
1993), năm 1995 là 7,3% (so với năm 1994) và hiện nay là chiếm gần 20% lực
lượng lao động toàn khu vực [20, tr. 28].
Thứ tư: Nạn tham nhũng đã trở thành một quốc nạn ở các nước Mỹ
26
Latinh. Nạn tham nhũng lan tràn mọi cấp, mọi ngành trong bộ máy quyền lực
nhà nước. Lợi dụng làn sóng tư nhân hoá, nên có thể được coi như những vụ
đánh cắp tài sản xã hội, nhiều chính khách, viên chức cao cấp… bỏ túi những
món tiền kếch xù. Ông Carlos Andres Perez là vị Tổng thống Mỹ Latinh đầu
tiên phải ra hầu toà và bị tống giam với tội danh chiếm dụng quỹ an ninh quốc
gia và biển thủ 17 triệu đô la. Vừa qua, một số nguyên thủ Mỹ Latinh khác bị
tố cáo đã nhận hối lộ trong các đợt tranh cử. Theo số liệu chưa đầy đủ, hàng
năm nền kinh tế Mỹ Latinh bị thất thoát 21 tỉ đô la. Nhiều nhà phân tích cho
rằng tham nhũng là một yếu tố gây mất ổn định và căng thẳng xã hội ở khu
vực trong suốt các thập niên cuối cùng của thế kỷ XX.
Có thể thấy rằng, trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang bộc lộ rõ những
hậu quả nặng nề của chủ nghĩa tự do mới cho thấy nhu cầu cấp thiết về sự
điều chỉnh mô hình phát triển ở Mỹ Latinh. Tháng 5 năm 1995 hơn 120 tổ

chức phi chính phủ của khu vực ra lời thỉnh cầu chung, đề nghị chính quyền
các nước thực hiện công bằng xã hội và thay đổi mô hình kinh tế. Cùng thời
gian đó, Hội nghị các giáo chủ Thiên chúa Mỹ Latinh đã tố cáo chính sách
kinh tế hiện hành là nguyên nhân gây nên tình trạng xã hội bất công, người
giàu ngày càng giàu hơn, người nghèo ngày càng nghèo đi. Tháng 7 năm
1996, 115 đảng phái, tổ chức thành viên Diễn đàn Sao Paolo họp hội nghị lần
thứ VI tại Elsanvador bàn về những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của Mỹ
Latinh và thế giới. Diễn đàn vạch rõ chủ nghĩa tự do mới về kinh tế là mô
hình do chủ nghĩa tư bản Mỹ áp đặt ở khu vực nhằm phục vụ lợi ích của các
tập đoàn tư bản độc quyền đang củng cố địa vị thống trị thông qua việc lợi
dụng xu thế quốc tế hòa và toàn cầu hóa. Với hai nội dung ưu tiên là tư nhân
hóa và giảm vai trò can thiệp của nhà nước, mô hình chủ nghĩa tự do mới tuy
tạo ra sự ổn định tương đối về kinh tế vĩ mô, nhưng lại làm nảy sinh và trầm
trọng hàng loạt vấn đề, môi sinh, dân số… Căn cứ vào thực tế đó, Diễn đàn
Sao Paolo VI kết luận chủ nghĩa tự do mới không thể dung hòa với các mục
27
tiêu phát triển, dân chủ và công bằng xã hội ở Mỹ Latinh và trên thế giới [33,
tr. 35].
Các phong trào xã hội và nhân dân phát triển củng cố trên cả quy mô
quốc gia lẫn quốc tế, đây chính là cơ hội thuận lợi để lực lượng cánh tả nổi
lên đấu tranh và từng bước giành được những thắng lợi vang dội trong các
cuộc bầu cử ở khu vực. Cuộc đấu tranh dù còn lắm chông gai thử thách nhưng
chủ nghĩa tự do mới đã chuốc lấy những thất bại đầu tiên và địa vị bá quyền
của Mỹ ở khu vực đang bị thách thức nghiêm trọng.
1.2.3 Các đảng cánh tả lên cầm quyền ở Mỹ Latinh
Từ đầu những năm 1990 thế kỷ XX ở Mỹ Latinh đã xuất hiện xu hướng
thiên tả và ngày càng phát triển mạnh, thực sự trở thành một trào lưu chính trị
- xã hội có tiếng vang lớn không chỉ ở khu vực mà còn trên quy mô toàn thế
giới.
Nhiều đảng cánh tả, tiến bộ đã giành chính quyền ở nhiều nước thông

qua tranh cử hợp pháp như thắng lợi của tổng thống Hugo Chavez ở
Venezuela (1998), Lagos ở Chile (2002), Lula da Silva ở Brasil (2002),
Kirchner ở Argentina (2003), Tabare Vazquez ở Uruguay (2004), Rafael
Correa ở Ecuador (2006), Daniel Ortege ở Nicaragua (12/2006), Alvaro
Colom ở Guatermala (11/2007) và gần đây là cựu mục sư Fernaldo Lugo ở
Paraguay (4/2008). Ở một số nước khác tuy chưa cầm quyền ở trung ương
nhưng nhiều đảng đã cầm quyền tại nhiều bang và tỉnh thành kể cả thủ đô như
FMLN của El Salvador và PRD của Mexico đã cầm quyền tại thủ đô.
Nhân tố quan trọng thúc đẩy những thay đổi theo hướng thực hiện dân
chủ và tiến bộ xã hội ở Mỹ Latinh là các đảng cộng sản và cánh tả, các phong
trào xã hội và lực lượng dân tộc tiến bộ. Thông qua thực tế đấu tranh và các
diễn đàn quốc tế các đảng cộng sản, cánh tả họp hàng năm ở khu vực cũng
như Diễn đàn xã hội thế giới với khẩu hiệu “Một thế giới tốt đẹp hơn là có
thể!”, các đảng cộng sản và cánh tả Mỹ Latinh đã làm cho quần chúng nhân
28
dân các nước thấy được sự cần thiết khách quan phải thực hiện những cải
cách sâu rộng, từ bỏ mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới, thực hiện dân chủ
và tiến bộ xã hội….
Từ góc độ từng nước, cuộc đấu tranh đã có bước tiến mới về chất ở
Venezuela, Bolivia, Ecuador và Nicaragua với việc các chính phủ cánh tả ở
đây đã có những chính sách kinh tế, xã hội tiến bộ và tuyên bố sẽ xây dựng
chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI tại nước mình; trong đó ở hai nước là Venezuela
và Bolivia chính phủ đã áp dụng các biện pháp khá triệt để để chống lại mô
hình tự do mới; ở Ecuador và Nicaragua thì mức độ triệt để ít hơn.
Ở mức thấp hơn có Brasil, Uruguay, Argentina, Chile và các chính phủ
cánh tả còn lại. Quá trình chính trị ở các nước này có sự khác nhau và mặc dù
chưa thấy chính phủ các nước này có bước đi tiến tới thay đổ mô hình phát
triển hiện nay nhưng họ đã tiến hành một số cải cách xã hội vì lợi ích của các
tầng lớp xã hội nhạy cảm nhất.
Kết quả của các cuộc bầu cử ở El Salvador, Peru, Colombia và Mexico

đặt các nước này ở mức thứ 3. Tại các nước này phong trào cánh tả có những
bước tiến quan trọng, tuy chưa giành được chính quyền trung ương nhưng đã
nắm quyền ở nhiều bang, tỉnh, thành phố, quận kể cả ở thủ đô.
Qua sự vận động của phong trào cánh tả Mỹ Latinh vừa qua có thể thấy
rằng: Phần lớn các chính phủ cánh tả đã tiến hành cải cách khá sâu rộng về
kinh tế - xã hội. Về kinh tế, tại nhiều nước đã tập trung chuyển từ mô hình
kinh tế tự do mới sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý chặt hơn của
nhà nước đi đôi với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp
mạnh mẽ được sự hưởng ứng của toàn thể xã hội như: Đẩy mạnh chống tham
nhũng, tiến hành cải cách ruộng đất, xoá đói giảm nghèo, xoá nạn mù chữ, tạo
công ăn việc làm, cung cấp vốn, tín dụng cho người thu nhập thấp, xây dựng nhà
cho người nghèo, hỗ trợ vốn phát triển kinh tế gia đình, cải thiện các lĩnh vực y
tế văn hoá cộng đồng; đấu tranh chống phân biệt màu da; điều chỉnh một số luật
theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia và có lợi cho người lao động…

×