Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC
* * *




PHẠM TÚ ANH





Sö DôNG C¸C BIÖN PH¸P PHI THUÕ QUAN
TRONG B¶O Hé HµNG HãA CñA VIÖT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA QUỐC TẾ HỌC
* * *



PHẠM TÚ ANH




Sö DôNG C¸C BIÖN PH¸P PHI THUÕ QUAN
TRONG B¶O Hé HµNG HãA CñA VIÖT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học: TS. CHU ĐỨC DŨNG



HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
PHẦN MỞ ĐẦU 1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG HÀNG RÀO
PHI THUẾ QUAN 9

1.1

Lý luận chung về biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế 9

1.1.1 Khái niệm và phân loại hàng rào phi thuế quan 9

1.1.2 Vai trò và tác dụng của hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc
tế: 11

1.2 Qui định của wto về hàng rào phi thuế quan và các trường hợp ngoại lệ 14

1.2.1 Các biện pháp hạn chế định lượng 14

1.2.2. Các biện pháp kỹ thuật 20

1.2.3 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 22

1.2.4 Một số qui định phi thuế khác 32

1.3. Kinh nghiệm sử dụng hàng rào phi thuế quan của một số quốc gia trên thế
giới 34

1.3.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 34

1.3.2 Kinh nghiệm của EU 41

1.3.3 Kinh nghiệm Trung Quốc 51


1.4 Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới 58

CHƯƠNG 2: HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM TRƯỚC
VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO 59

2.1 Các rào cản phi thuế quan việt nam đã sử dụng trước khi gia nhập WTO 59

2.1.1. Các biện pháp hạn chế định lượng 59

2.1.2 Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp. 73

2.1.3 Các biện pháp tương đương thuế quan 78

2.1.4 Các biện pháp kỹ thuật 81

2.1.5 Các qui định về kỹ thuật tiêu chuẩn và thủ tục xác định sự phù hợp . 81

2.1.6 Kiểm dịch động, thực vật 82

2.1.7 Yêu cầu ghi nhãn và đóng gói hàng hoá 83

2.1.8 Quy định về môi trường 84

2.1.9 Các biện pháp liên quan đến đầu tư 86

2.1.10. Các biện pháp thương mại tạm thời 88

2.2 Những điểm chưa phù hợp giữa các biện pháp phi thuế của VN so với qui
định của WTO 93


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÁC
BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO 104

3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp 104

3.1.1 Sử dụng các biện pháp phi thuế là để nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế tạo tiền đề thực hiện tự do hóa thương mại 104

3.1.2 . Đảm bảo cân đối giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế trong quá
trình hội nhập 105

3.1.3 Chính sách bảo hộ phi thuế phải phù hợp với các qui định và thông lệ
của quốc tế 106

3.2 Một số định hướng cải tiến các biện pháp phi thuế quan cũ 107

3.2.1 Các biện pháp hạn chế định lượng 107

3.2.2 Các biện pháp quản lý giá 109

3.2.3 Rà sóat các doanh nghiê
̣
p TM Nhà nước 110

3.2.4 Cải tiến thủ tục hành chính 112

3.3 Đề xuất một số biện pháp phi thuế quan mới Việt Nam có thể áp dụng thời
hậu WTO 112


3.3.1 Mở rộng quản lý hàng hóa bằng hạn ngạch 112

3.3.2 Áp dụng biện pháp tự vệ 113

3.3.3 Trợ cấp 114

3.3.4 Chống bán phá giá 118

3.3.5. Các biện pháp kỹ thuật 120

3.3.6 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện 122

KẾT LUẬN 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO



CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết Tắt
English
Viet nam



ACV
Agreement on Customs
Values

Hiệp định xác định trị giá hải quan
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Hiệp định Thương mại Tự do Châu Á
AICO
ASEAN Industrial
Cooperation Scheme
Chương trình Hợp tác Công nghiệp
ASEAN
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation (Conference)
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái
Bình Dương
ASEAN
Association of South-East
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM
Asia Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
ATC
Agreement on Textiles and
Clothing
Hiệp định về hàng dệt may
CAP
Common Agricultural Policy
Chính sách nông nghiệp chung
CAPs
Common Action Plan

Kế hoạch Hành động chung
CEPT
Common Effective
Preferential Tariff (ASEAN)
Chương trình Ưu đãi Thuế quan có
hiệu lực chung cho Khu vực Thơng
mại tự do ASEAN
EU
European Union
Liên minh châu Âu
GATT
General Agreement on
Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và mậu
dịch
GSP
Generalized system of
Preferences
Hệ thống ưu đãi chung
IAP
Individual Action Plan
Kế hoạch Hành động Riêng
ISO
International Standard
Organisation
Tiêu chuẩn đo lường quốc tế

LCD
Least Đevelope Country
Nước chậm phát triển

MFN
Most Favored Nation
Tối huệ quốc
MOFTEC
Minsitry of Foreign Trade
and Economic Cooperation
Bộ thương mại và hợp tác kinh tế
NAFTA
North American Free Trade
Area
Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NT
National Treatment
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
OECD
Organization for Economic
Cooperation & Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
PECC
Pacific Economic
Cooperation Council
(Washington, DC, USA)
Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình
Dương
RoO
Rule of Origin
Nguyên tắc xuất xứ
SCM
Subsidies and Countervailing
Measures Agreement

Hiệp định về các khoản trợ cấp và các
biện pháp đối kháng
SPS
Agreement on Sanitary and
Phytosanitary Mesures
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh
dịch tễ
TBT
Agreement on Technical
Barriers to Trade
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với
thương mại
TBT
Agreement on Technical
Barries to Trade
Hiệp định Hàng rào kỹ thuật đối với
thương mại
TRIMS
Trade Related Investment
Measures
Các biện pháp đầu tư liên quan đến
thương mại
UNCTAD
United Nations Conference
on Trade & Development
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại
và phát triển
UNDP
United Nations Development
Program

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
USTR
United States Trade
Representative
Cơ quan đại diện Thương mại Mĩ
WCO
World Customs Organization
Tổ chức Hải Quan Thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

BẢNG
Bảng 2-1: Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu từ 1996 – 2005 59

Bảng 2-2: Một số biện pháp tương đương hạn ngạch 64

Bảng 2-3: Danh mục hàng hoá quản lý theo hạn ngạch thuế quan 66

Bảng 2-4: Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ
Thương mại thời kỳ 2001 – 2005 68

Bảng 2-5: Các mặt hàng do các cơ quan chuyên ngành cấp phép nhập khẩu 70

Bảng 2-6: Số doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu đến ngày 30/11/1997 . 77

Bảng 2-7: Danh mục các nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giá 79

tính thuế nhập khẩu 79


Bảng 2-8: Một số mặt hàng nhập khẩu chịu phụ thu 80


BIỂU
Biểu 1.1. Qui tắc xuất xứ khi sản phẩm cuối cùng chứa các thành phần có
nguồn gốc từ nhiều hơn một nước 39

Biểu 1.2 Thuế suất VAT của các nước thành viên EU 44





1
PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại là xu thế chung và đang
diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nhận thức được tính tất yếu của thời đại, kể từ
khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã nỗ lực không
ngừng để gia nhập các Tổ chức và Hiệp hội mang tầm khu vực cũng như quốc tế.
Cụ thể là: Tháng 7/1995, Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) và sau đó nhanh chóng tham gia Khu vực Mậu dịch Tự
do ASEAN (AFTA). Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên của Diễn đàn
Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Ngày 13/7/2000, Việt Nam ký Hiệp
định Thương mại song phương với Hoa Kỳ. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức
trở thành thành viên 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này là
mốc son, đánh dấu sự phát triển và hội nhập một cách toàn diện của nước ta với
nền kinh tế năng động của thế giới.

Mặc dù hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội và lợi ích rõ rệt thì
bên cạnh đó cũng có không ít thách thức đối với mỗi quốc gia; bởi các nước khi
tham gia vào quá trình này đều phải cam kết thực hiện tự do hóa thương mại. Theo
đó, tất cả các biện pháp nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa bao gồm thuế quan và
các biện pháp phi thuế quan đều phải dỡ bỏ nhằm tạo ra một thị trường cạnh tranh
lành mạnh và công bằng trên toàn thế giới. Nhưng trên thực tế, các nước, đặc biệt
là các nước phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi phải đàm phán để mở
cửa thị trường và thúc đẩy thương mại tự do giữa các quốc gia và châu lục, mặt
khác lại vẫn “sáng tạo” ra các biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn
nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
Đối với Việt Nam, để được tham gia vào WTO, nước ta đã phải cam kết mở
cửa thị trường, tiến hành tự do hóa nhiều hoạt động kinh tế, từng bước tự do hóa
thương mại, giảm dần mức thuế suất, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan…Tuy nhiên,
nếu thực hiện cùng lúc tất cả các cam kết và không có chọn lọc, định hướng rõ ràng

2
sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường nội địa. Hàng hóa ngoại nhập giá rẻ từ các
nước sẽ dễ dàng thâm nhập hơn, gây sức ép cạnh tranh lên các ngành kinh tế còn
non kém của nước ta và có thể tác động tới các vấn đề xã hội khác…Vì vậy một
chính sách bảo hộ hợp lý thông qua các biện pháp phi thuế là một nhu cầu chính
đáng của Việt Nam. Điều quan trọng là làm sao định hướng đúng việc áp dụng các
biện pháp phi thuế quan (NTM) để vừa phát huy tính hữu dụng của chúng, vừa
không trái với các định chế thương mại và qui định quốc tế, đặc biệt trong bối
cảnh,Việt Nam và các nước ASEAN chuẩn bị hướng tới mục tiêu xây dựng một
Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 bằng cách dỡ bỏ các rào cản phi thuế
quan (NTBs). Đây cũng chính là lý do em chọn vấn đề: “Sử dụng các biện pháp phi
thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam” là đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu:
Nghiên cứu về việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng
hóa và tác động của các biện pháp này tới thương mại thế giới nói chung không

phải là một vấn đề mới. Cho tới nay đã có nhiều bài viết, sách, và công trình nghiên
cứu về đối tượng này nhưng mỗi đề tài có hướng tiếp cận và phạm vi nghiên cứu
khác nhau đặc biệt về mặt thời gian. Các bài viết, công trình nghiên cứu thường tập
trung vào việc điều chỉnh chính sách thương mại nói chung và đưa ra lộ trình cắt
giảm thuế hoặc các rào cản phi thuế theo yêu cầu của WTO và các nước lớn trong
tổ chức này để tạo điều kiện thuận lợi và tiến tới mục tiêu cuối cùng là Việt Nam
được chính thức công nhận là thành viên của WTO. Có thể điểm ra một số công
trình và bài báo nghiên cứu về vấn đề này như sau:
1) Đề tài “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt
Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010”
của tác giả Trần Thị Hằng Phương (2003). Đề tài này tập trung tìm hiểu một số
biện pháp phi thuế quan cơ bản của WTO và những biện pháp phi thuế quan Việt
Nam đã và đang áp dụng. Từ đó, chỉ ra những biện pháp chưa phù hợp với qui định
chung của WTO và đưa ra lộ trình cắt giảm những rào cản này nhằm mục tiêu đẩy
nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO; đồng thời định hướng các biện pháp phi

3
thuế Việt Nam có thể dụng tới năm 2010. Khóa luận chỉ dừng lại ở việc liệt kê, đối
chiếu những rào cản phi thuế quan chưa phù hợp với yêu cầu của WTO từ đó đề
xuất lộ trình cắt giảm mà chưa chú ý tới việc duy trì và phát huy các rào cản phi
thuế ngoại lệ được WTO cho phép nhằm mục đích bảo vệ nền sản xuất còn non
kém của Việt Nam truớc bối cảnh mới hội nhập với nền kinh tế năng động và nhiều
cạnh tranh của thế giới.
2) Đề tài “Hàng rào phi thuế quan – Các rào cản đối với thương mại
quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương (2000). Đề tài này tập trung tìm hiểu
sâu hơn về các hàng rào phi thuế quan và tác động của những rào cản này tới
thương mại nói chung. Tác giả tập trung phân tích các biện pháp phi thuế quan đã
và đang được các nước áp dụng làm rào cản đối với thương mại quốc tế. Từ đó, tác
giả nêu bật vấn đề hàng rào phi thuế quan là một công cụ bảo hộ có tác động tiêu
cực tới xu hướng tự do hóa thương mại, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa

các nền kinh tế trên thế giới.
3) Đề tài “Những giải pháp vượt qua hàng rào phi thuế quan đối với xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU và Mỹ”. Đối tượng nghiên cứu của
đề tài này tập trung vào các vấn đề liên quan tới xuất khẩu hàng thủy sản của Việt
Nam và một số hàng rào phi thuế quan của Mĩ và EU đang áp dụng với mặt hàng
thủy sản của Việt Nam. Dựa vào việc phân tích các hàng rào phi thuế của Mĩ và
EU, tác giả đã đưa ra những đều xuất và giải pháp nhằm vượt ra những rào cản
này. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề từ năm 2000-2006.
4) Bài giảng “Thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan - xu hướng bảo
hộ mới trong thương mại quốc tế” của TS. Vũ Thị Bạch Tuyết- Học viện tài chính.
Trong bài phân tích này, tác giả đã viện dẫn một số trường hợp các quốc gia phát
triển đã áp dụng các biện pháp bảo hộ ngành sản xuất nội địa thông qua việc áp
dụng mức thuế rất cao – một biện pháp bị cấm trong thương mại quốc tế nhưng
được WTO chấp thuận theo những qui tắc ngoại lệ. Chẳng hạn, vụ Hoa Kỳ áp
dụng mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa và tôm của Việt Nam với
lý do doanh nghiệp Việt Nam đã bán phá giá vào thị trường Mĩ. Hoặc việc EU áp

4
dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với hàng dệt may của Trung Quốc với lý do
mặt hàng dệt may của các quốc gia trong Liên minh Châu Âu (EU) không thể
đứng vững trước sự “lộng hành” của hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc…. Dựa
vào việc phân tích những ví dụ trên, tác giả đã đưa ra những lưu ý và cảnh tỉnh cho
các doanh nghiệp Việt Nam về các biện pháp mà nước tiên tiến thường hay áp
dụng và lý do các nước này đưa ra khi áp dụng các biện pháp bảo hộ hàng hóa nội
địa. Bài phân tích giúp các doanh nghiệp trẻ của Việt Nam có được những nhận
thức rõ ràng về tầm quan trọng trong việc tìm hiểu về luật chơi khi tham gia thị
trường thương mại tự do để có thể chủ động bảo vệ doanh nghiệp mình khi có sự
cố xảy ra.
5) Sách “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế” của
TS. Nguyễn Hữu Khải (2005). Cuốn sách đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn

đề mang tính lý thuyết liên quan tới các biện pháp phi thuế quan và hàng rào phi
thuế quan. Đưa ra những định nghĩa và quan niệm của WTO về các rào cản phi
thuế quan. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích kinh nghiệm sử dụng các biện pháp
phi thuế quan của một số quốc gia lớn trên thế giới để từ đó rút ra những đề xuất
những biện pháp nhằm cải thiện hệ thống các biện pháp phi thuế quan của Việt
Nam và đưa ra những biện pháp cần áp dụng để bảo hộ các ngành sản xuất còn non
kém trong nước.
6) Bài phỏng vấn ông Bùi Huy Sơn- Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thương
mại đa biên, tại buổi hội thảo “Tham vấn với doanh nghiệp về chương trình dỡ bỏ
các rào cản phi thuế quan và các cam kết khác theo CEPT/AFTA”, do bộ Công
thương tổ chức 11/6/2007. Theo nhận định của ông Sơn: “ Khi Việt Nam hội nhập
một cách toàn diện với nền kinh tế thế giới cùng với lộ trình cắt giảm các rào cản
thuế quan thì những rào cản phi thuế quan mới sẽ là trở ngại và thách thức lớn nhất
cho doanh nghiệp.Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với
nhiều rào cản phi thuế quan từ các nước. Trong một số trường hợp, chúng ta có
phát hiện ra những rào cản là bất hợp lý, thậm chí vô lý, trái với thông lệ và quy
định quốc tế mà vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Nguyên nhân là bởi phần lớn

5
doanh nghiệp của chúng ta không tự tin theo đuổi đến cùng các vụ kiện thương mại
do không nắm vững được các qui định và những vấn đề pháp lý trong thương mại
quốc tế”. Từ nhận định trên, có thể thấy, việc tìm hiểu về luật thương mại quốc tế
nói chung và qui định của WTO nói riêng, nghiên cứu các biện pháp phi thuế quan
mà các quốc gia trên thế giới đang áp dụng từ đó rút ra bài học cho chính doanh
nghiệp mình là một điều vô cùng quan trọng trong định hướng phát triển của mỗi
doanh nghiệp.
7) Đề tài cấp bộ “Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số
nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế” đã tổng hợp và khái
quát các biện pháp phi thuế quan theo qui định của WTO và thông lệ quốc tế để bảo
hộ hàng nông sản. Đánh giá thực trạng các biện pháp phi thuế quan được áp dụng

để bảo hộ hàng nông sản Việt Nam. Từ đó, đề xuất định hướng xây dựng và hoàn
thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam
cho phù hợp với qui định của WTO. Đề tài tập trung chủ yếu vào các biện pháp phi
thuế quan trong thương mại để bảo hộ hàng nông sản và có giới hạn thời gian trong
giai đoạn từ 1996 -2008.
Tóm lại, qua việc phân tích những đề tài đã từng đề cập tới vấn đề hàng rào
phi thuế quan của những người đi trước, cá nhân em thấy rằng : Hầu hết các công
trình nghiên cứu, các bài phân tích về “đối tượng” này đều nêu bật được tính tất
yếu của việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan và lợi ích Việt Nam có được khi
biết tận dụng lợi thế mà các biện pháp bảo hộ này mang lại khi tham gia vào
thương mại thế giới. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, các bài bình luận mới
chỉ dừng lại ở việc liệt kê, đối chiếu, so sánh những rào cản phi thuế quan phù hợp
hoặc không phù hợp với qui định quốc tế từ đó có biện pháp cắt giảm nhằm đẩy
nhanh quá trình ra nhập WTO (thời điểm trước khi Việt Nam chính thức trở thành
thành viên WTO). Do vậy, các đề xuất giải pháp đưa ra đều nhằm mục đích làm sao
đẩy nhanh và tạo thuận lợi cho các vòng đàm phán để Việt Nam sớm được công
nhận là thành viên chính thức của tổ chức này.

6
Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện nay(2010), Việt Nam đã gia nhâp WTO
được hơn 3 năm và cũng đã thực hiện cắt giảm khá nhiều biện pháp phi thuế quan
không phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và
khu vực có nhiều biến động, suy thoái kinh tế lan rộng đã khiến các nước có xu
hướng co lại để bảo vệ các ngành kinh tế nội địa bằng cách nghĩ ra nhiều rào cản
phi thuế quan tinh vi và nhạy cảm hơn. Từ thực tiễn đó, em đã quyết định tiếp tục
nghiên cứu về đề tài này nhưng có sự bổ sung, so sánh thời điểm trước và sau khi
Việt Nam gia nhập WTO.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là việc sử dụng hàng rào phi thuế

quan để bảo hộ hàng hóa của Việt Nam.
*Phạm vi nghiên cứu:
Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO, nên đề tài tập trung
nghiên cứu việc sử dụng hàng rào phi thuế quan của Việt Nam có so sánh trước và
sau khi sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Cụ thể:
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung tìm hiểu các biện pháp phi
thuế quan; qui định của WTO về bảo hộ phi thuế quan và những trường hợp ngoại
lệ.
- Thực trạng sử dụng các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam trong thời
gian qua
- Tìm hiểu và phân tích các biện pháp phi thuế quan các nước đang sử dụng
từ đó rút ra kinh nghiệm và đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong khi tham gia
thương mại quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thiện luận văn này, trong quá trình tìm hiểu, người viết đã kết hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Lý luận kết hợp với thực tiễn
là phương pháp nghiên cứu xuyên suốt đề tài. Bên cạnh đó, tùy vào mục đích của
từng chương, mục, người viết còn sử dụng các phương pháp khác như : tổng hợp,

7
thống kê, so sánh đối chiếu, phân tích các công trình nghiên cứu, tài liệu, sách,
báo,các bài phỏng vấn, bình luận có liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài
để từ đó rút ra những nhận định dưới góc nhìn của riêng mình.
5. Nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu :
- Các sách và giáo trình chuyên nghành về thương mại quốc tế; về Tổ chức WTO;
về hệ thống rào cản phi thuế quan….
- Các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, các bài phân tích, nhận định của nhiều
tác giả liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng nghiên cứu của khóa luận.
- Tổng hợp các báo cáo, tham luận, phỏng vấn của các chuyên gia kinh tế. Các
thông tin, tư liệu thu thập trên trang web chính thức của Bộ Công thương, viện và

các trung tâm nghiên cứu kinh tế, và cổng thông tin thương mại….
6. Những đóng góp mới của luận văn:
Trên tinh thần kế thừa thành quả các công trình nghiên cứu trước đã đạt
được, đề tài khóa luận tốt nghiệp “Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo
hộ hàng hóa của Việt Nam” có bổ sung và đưa ra một số đóng góp mới cho các
ngành kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sau hội nhập và tương lai xa hơn nữa là
hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015
Những đóng góp mới của đề tài này bao gồm :
- Phân tích kinh nghiệm áp dụng các rào cản phi thuế quan của một số quốc
gia trên thế giới.
- Phân tích và đánh giá thực trạng việc sử dụng hàng rào phi thuế quan của
Việt Nam giai đoạn hậu WTO.
- Các đề xuất và giải pháp mới trong việc bảo hộ một số ngành hàng xuất khẩu
của Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng hàng rào phi thuế quan.
Chương này đưa ra các khái niệm về biện pháp phi thuế quan và hàng rào phi thuế
quan. Liệt kê các qui định của WTO về các biện pháp phi thuế quan và những

8
trường hợp ngoại lệ. Đồng thời đánh giá phân tích tính tất yếu, ý nghĩa mục đích
của việc sử dụng rào cản phi thuế quan và kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới.
Chương 2: Hàng rào phi thuế quan của Việt Nam trước và sau khi gia nhập
WTO. Các biện pháp phi thuế quan Việt Nam đã sử dụng để bảo vệ hàng hóa xuất
khẩu trước khi gia nhập WTO. Những điểm chưa phù hợp của những biện pháp này
thời hậu WTO
Chương 3: Một số gợi ý đối với Việt Nam trong việc áp dụng các biện pháp
bảo hộ phi thuế quan thời hậu WTO

Liệt kê các biện pháp phi thuế quan Việt Nam đang sử dụng và tác động của
các biện pháp này tới một số ngành kinh tế trọng điểm. Đánh giá việc thực thi các
cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập WTO đối với hàng hóa nhập khẩu. Từ đó
nêu ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp. Căn cứ từ nhận xét trên, đề xuất các
biện pháp cải thiện và tìm ra những biện pháp phi thuế quan mới nhằm đáp ứng với
bối cảnh mới.


9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG HÀNG RÀO
PHI THUẾ QUAN

1.1 Lý luận chung về biện pháp phi thuế quan trong thƣơng mại quốc tế
1.1.1 Khái niệm và phân loại hàng rào phi thuế quan
a. Khái niệm
Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, có liên quan
hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự lưu chuyển hàng hoá giữa các nước.
Hiện nay trên thế giới chưa có một khái niệm thống nhất về hàng rào phi
thuế quan (Non-Tariff Trade Barries-NTBs). Mỗi một tổ chức,quốc gia lại có một
quan niệm khác nhau về hàng rào phi thuế quan.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)quan niệm rằng: “Hàng rào phi thuế
quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà
không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng [10,tr -13].” Theo đó, WTO
đưa ra định nghĩa biện pháp phi thuế quan như sau: Biện pháp phi thuế quan là
những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân
chuyển hàng hóa giữa các nước [10,tr-13]
Trong khi đó, Phòng Thương Mại Mỹ(USTR) lại quan niệm rằng: “Bảo hộ
phi thuế quan là tất cả những quy định được ban hành dưới dạng văn bản luật hoặc
những quy định, chính sách hoặc các biện pháp khác của nhà nước, ngoài các biện

pháp thuế quan với mục đích bảo vệ hàng sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh
của hàng ngoại nhập và thúc đẩy phát triển sản xuất một số ngành kinh tế trọng
điểm và kích thích xuất nhập khẩu hoặc vì các mục tiêu kinh tế xã hội
khác”[9,19,21]
Năm 1995, theo nghiên cứu của Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương
(PECC) đã nhận xét: “Hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can
thiệp vào thương mại, bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước”[10,tr-11]

10
Ở Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế thường sử dụng
khái niệm hàng rào phi thuế quan của Bộ Thương Mại: “Ngoài thuế quan ra, tất cả
các biện pháp khác, dù theo quy định pháp lý hay tồn tại trên thực tế, ảnh hưởng
đến mức độ và phương pháp nhập khẩu được gọi là các hàng rào phi thuế
quan”[3,tr 29]
Tóm lại, khái niệm hàng rào phi thuế quan rất phong phú, tùy thuộc vào góc
độ nghiên cứu hay mục đích áp dụng mà người ta sử dụng khái niệm cho phù hợp.
Theo ý kiến cá nhân em: Hàng rào phi thuế quan là những rào cản không
dùng thuế quan mà sử dụng các biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại
sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài nhằm bảo vệ hàng hoá trong nước. Kinh
nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy, hầu hết, các nước tiên tiến trên thế giới
thường đưa ra lý do: bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi
trường trong nước đã áp dụng các biện pháp phi thuế quan để giảm thiểu lượng
hàng hoá nhập khẩu.
b. Phân loại các hàng rào phi thuế quan
Có nhiều cách phân loại hàng rào phi thuế quan. Chẳng hạn, trong cuốn
“Cạnh tranh trong thương mại quốc tế” của nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, toàn
bộ hệ thống hàng rào phi thuế quan trên thế giới nhìn chung có thể chia làm 5 nhóm
sau:
- Nhóm 1: Những việc Chính phủ thường tham gia để hạn chế thương mại
- Nhóm 2: Các biện pháp hạn chế nhập khẩu có tính chất hành chính và do hải

quan thực hiện.
- Nhóm 3: Hàng rào có tính chất kỹ thuật đối với thương mại
- Nhóm 4: Hạn chế đặc thù, như hạn chế cấp phép nhập khẩu, hạn chế cho vay
có tính chất phân biệt đối xử
Hoặc trong cuốn sách“Thương mại quốc tế và an ninh lương thực” của Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2001, hàng rào phi thuế quan được phân loại như
sau:

11
- Hạn ngạch (quota) tức hạn chế số lượng một mặt hàng nhất định có thể cho
phép nhập (có khi chỉ quy định đối với một số nước nào đó, chẳng hạn xe ô tô của
Nhật bán sang Mỹ )
- Quy định tiêu chuẩn hoặc dán nhãn trên mặt hàng mà nhà sản xuất nước
ngoài không có tập quán làm như vậy.
- Các chính sách yêu cầu công chức phải mua sắm hàng nội
- Các chiến dịch vận động dân chúng tiêu dùng hàng trong nước.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương Việt Nam cũng đã phân loại hàng rào phi
thuế quan bằng cách liệt kê một số các nhóm hàng rào phi thuế quan như sau:
- Các biện pháp hạn chế định lượng ( như cấm, hạn ngạch, giấy phép);
- Các biện pháp quản lý giá ( như trị giá tính thuế quan tối thiểu, giá nhập
khẩu tối đa, phí thay đổi, phụ thu)
- Các biện pháp quản lý đầu mối( như đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu);
- Các biện pháp kỹ thuật ( như quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục xác định
sự phù hợp, yêu cầu về nhãn mác, kiểm dịch động thực vật)
- Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời( tự vệ, trợ cấp và các biện pháp
đối kháng, biện pháp chống phá giá)
- Các biện pháp liên quan tới thương mại đầu tư (thuế suất thuế nhập khẩu phụ
thuộc tỷ lệ nội địa hoá, hạn chế tiếp cận ngoại tệ, yêu cầu xuất khẩu, ưu đãi gắn với
thành tích xuất khẩu)
- Các biện pháp khác(tem thuế, biểu thuế nhập khẩu hay thay đổi, yêu cầu

đảm bảo thanh toán, yêu cầu kết nối, thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, mua sắm
chính phủ, quy tắc xuất xứ)
1.1.2 Vai trò và tác dụng của hàng rào phi thuế quan trong thương mại
quốc tế:
a. Vai trò của hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế làm một hệ thống các quan điểm, biện pháp
và các cung cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động ngoại
thương phù hợp với các lợi thế quốc gia nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho nước

12
mình. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, mỗi nước vừa phát huy được thế mạnh
của mình vừa tận dụng những lợi ích mà hoạt động ngoại thương đem lại. Nhưng
mặc khác cũng sẽ bộc lộ những yếu kém của nền kinh tế quốc gia đó. Do vậy, các
quốc gia phải phải sử dụng một hệ thống các công cụ để điều chỉnh hoạt động
ngoại thương. Trong đó phải kể đến việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan đặc
biệt là hàng rào phi thuế quan- một công cụ được cọi là linh hoạt có tác động
nhanh, mạnh trước những tình thế khẩn cấp. Sử dụng hàng rào phi thuế quan sao
cho hợp lý và hiệu quả sẽ bảo vệ thị trường nội địa trước tác động tiêu cực của
hàng hóa ngoại nhập. Chính vì lý do này, không nên hiểu các biện pháp phi thuế
như là một rào cản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương
mại. Các biện pháp phi thuế quan (NTM) có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy
xuất khẩu như các biện pháp tài trợ hoặc trợ giá hoặc các biện pháp hạn chế nhập
khẩu được quốc tế công nhận như sử dụng các quy định về kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ.
Với mục đích bảo hộ là để thúc đẩy phát triển sản xuất do đó khi tiến hành bảo hộ
không thể bảo hộ tràn lan mà phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Chỉ bảo hộ những mặt hàng mà sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng kinh tế, có tiềm năng phát triển trong tương lai, tạo được nguồn thu ngân
sách và giải quyết lao động.
- Việc bảo hộ đó được thống nhất cho mọi thành phần kinh tế, kể cả các xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Chính sách bảo hộ được quy định trong từng trường hợp, từng thời kỳ và
không bảo hộ vĩnh viễn cho bất kỳ hàng hoá nào.
- Bảo hộ thị trường trong nước phải phù hợp với tiến trình tự do hoá thương
mại và các hiệp định quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết.
Vấn đề bảo hộ như thế nào cho phù hợp với các quy định và thông lệ của các
tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế mà Việt Nam đã tham gia như AFTA, APEC,
WTO và sắp tới là tiến tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN… đòi hỏi
phải có những bước đi thận trọng và xác định những lộ trình bảo hộ hợp lý để phù
hợp với xu thế toàn cầu hoá, chuyên môn hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

13
b. Tác dụng của hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế
Một là, hàng rào phi thuế quan rất phong phú về hình thức: nhiều biện pháp
phi thuế khác nhau có thể đáp ứng cùng một mục tiêu, áp dụng cho cùng một mặt
hàng.
Các biện pháp phi thuế trong thực tế rất phong phú về hình thức nên tác
động, khả năng và mức độ đáp ứng mục tiêu của chúng rất đa dạng. Do đó, nếu sử
dụng biện pháp phi thuế để phục vụ một mục tiêu đề ra thì có thể có nhiều sự lựa
chọn hơn mà không bị gò bó trong khuôn khổ một công cụ duy nhất như thuế quan.
Ví dụ: Để nhằm hạn chế nhập khẩu phân bón, có thể đồng thời áp dụng các
biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu không tự động, đầu mối
nhập khẩu, phụ thu nhập khẩu.
Hai là, hàng rào phi thuế quan đáp ứng nhiều mục tiêu. Mỗi quốc gia thường
theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế, thương mại của mình. Các mục
tiêu đó có thể là: 1)Bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển một số
ngành nghề; 2)Bảo vệ an toàn sức khỏe con người, động thực vật và môi trường;
3)Hạn chế tiêu dung; 4) Đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán; 5) Bảo đảm an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội…
Bằng một biện pháp phi thuế có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu mà
đem lại hiệu quả cao. Ví dụ: Qui định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập

khẩu vừa đảm bảo an toàn sức khỏe con người, động thực vật lại vừa gián tiếp bảo
hộ sản xuất nông nghiệp trong nước một cách hợp pháp. Hay cấp phép không tự
động đối với dược phẩm nhập khẩu vừa giúp bảo hộ ngành dược nội địa, dành đặc
quyền cho một số đầu mối nhập khẩu nhất định, quản lý chuyên ngành một mặt
hàng quan trọng đối với sức khỏe con người.
Ba là, việc bảo hộ sản xuất trong nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế bằng hàng rào phi thuế quan tương đối thuận lợi vì nhiều biện pháp phi thuế
quan chưa bị cam kết ràng buộc cắt giảm hay loại bỏ.
Hiện nay, các hiệp định của WTO chỉ mới điều chỉnh việc sử dụng một số
biện pháp phi thuế nhất định. Trong đó, tất cả các biện pháp phi thuế hạn chế định

14
lượng đều không được phép áp dụng, trừ trường hợp ngoại lệ. Một số biện pháp phi
thuế khác tuy có thể nhằm mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong
nước nhưng vẫn được WTO cho phép áp dụng với điều kiện tuân thủ những qui
định cụ thể khách quan. Chẳng han, như tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch
động thực vật, tự vệ, thuế chống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp, thuế đối
kháng…
1.2 Qui định của wto về hàng rào phi thuế quan và các trƣờng hợp ngoại lệ
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một thể chế pháp lý của hệ thống
thương mại đa phương, nó đưa ra những nghĩa vụ có tính nguyên tắc để chính phủ
các nước thiết lập khuôn khổ và các luật lệ và qui định thương mại trong nước phù
hợp với thương mại thế giới. Ảnh hưởng của WTO tới thương mại toàn cầu là tích
cực, tạo ra một qui tắc chung về cơ bản là thông thoáng để các nước có thể điều
chỉnh quan hệ thương mại với nhau. Tuy nhiên, các qui tắc này tương đối khắt khe
và không phải quốc gia nào cũng áp dụng được dễ dàng. Để đạt được mục tiêu gia
nhập tổ chức này, Việt Nam phải tiến hành xóa bỏ các biện pháp bảo hộ không còn
phù hợp và thay vào đó là sử dụng các biện pháp khác phù hợp với qui định và
chuẩn mực của WTO.Vấn đề này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ về những bất cập trong
mối quan hệ giữa bảo hộ và hội nhập; kinh nghiệm xử lý của các quốc gia; cũng

như hệ thống pháp lý điều chỉnh các nội dung này của WTO.
1.2.1 Các biện pháp hạn chế định lượng
1.2.1.1 Qui định về sử dụng hạn ngạch
Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị của
một mặt hàng nào đó được nhập khẩu từ một thị trường nào đó trong một thời gian
nhất định(thường là 1năm). Hạn ngạch nhập khẩu là một loại rào cản thương mại ở
mức độ thấp. Tác động của nó không được minh bạch, thu nhập hay lợi tô sẽ rơi
vào tay những người nắm giữ hạn ngạch ưu đãi, mức độ bảo hộ không rõ ràng và
sự cách ly khỏi thị trường có thể ở mức tuyệt đối. Tuy nhiên, với đặc điểm riêng
của mình, hạn ngạch nhập khẩu khi được áp dụng sẽ có vai trò nhất định trong
chính sách bảo hộ thông qua quản lý nhập khẩu của một quốc gia.

15
Hạn ngạch nhập khẩu làm cho số lượng nhập khẩu của hàng hoá chịu sự
quản lý nhỏ hơn lượng nhập khẩu trong điều kiện tự do thương mại, nên giá của
hàng hoá này trên thị trường nội địa sẽ cao hơn mức giá thế giới. Nhờ tác động này,
hạn ngạch nhập khẩu có thể được sử dụng như một biện pháp của chính sách quản
lý xuât nhập khẩu phục vụ mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, khi
sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, Chính phủ sẽ xác định trước được khối lượng nhập
khẩu và có thể tác động tới hoạt động xuất khẩu của một hay một số quốc gia khác.
Vì những đặc điểm này, hạn ngạch còn có thể được dùng như là biện pháp giúp sử
dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ thực hiện các cam kết của Chính phủ với nước
ngoài và là công cụ điều tiết hoạt động nhập khẩu.
WTO không cho phép các thành viên của mình áp dụng biện pháp hạn
ngạch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, biện pháp hạn ngạch có thể
được sử dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử. Đó là những trường hợp sau:
- Áp dụng biện pháp hạn ngạch để cấm hoặc hạn chế xuất khẩu tạm thời nhằm
ngăn ngừa hay khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm hay
các sản phẩm thiết yếu khác.
- Áp dụng biện pháp hạn ngạch (cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu) để thực thi

các tiêu chuẩn hay quy chế về phân loại(clacssificataion), phân cấp(grading) hay
tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế.
- Áp dụng hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu đối với mọi sản phẩm nông, ngư
nghiệp. Trong trường hợp này, nước thành viên phải công bố tổng khối lượng hay
tổng trị giá của sản phẩm được phép nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định trong
tương lai và mọi thay đổi về số lượng hay trị giá nói trên.
- Các nước thành viên WTO có thể áp dụng biện pháp hạn ngạch để hạn chế
số lượng hay giá trị hàng hoá nhập khẩu nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại
và cán cân thanh toán của nước mình. Các hạn chế nhập khẩu được định ra, duy trì
hay mở rộng không được vượt quá mức cần thiết là để ngăn ngừa sự đe doạ sắp xảy
ra hay để chặn lại sự thiếu hụt nghiêm trọng dự trữ tiền tệ, hoặc trong một nước
thành viên có dự trữ tiền tệ rất thấp, để nâng dự trữ tiền tệ lên một mức hợp lý” [6,

16
tr 97]. Điều đó có nghĩa là, các nước thành viên có thể hạn chế số lượng hay giá trị
hàng hoá nhập khẩu, nhưng mức độ hạn chế không được quá mức cần thiết để đề
phòng hoặc ngăn chặn nguy cơ dự trữ tiền tệ giảm mạnh. Đối với những nước có
dự trự tiền tệ quá mỏng thì mức độ hạn chế không được vượt quá mức cần thiết để
tăng dự trữ một cách hợp lý. Đồng thời, WTO cũng yêu cầu các quốc gia thành
viên khi thi hành chính sách trong nước phải có nghĩa vụ cân đối thu chi quốc tế lâu
dài, tránh sử dụng tài nguyên một cách phi kinh tế, phải tận dụng mọi khả năng để
mở rộng thương mại quốc tế.
- Các nước đang phát triển có thể áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng
trong chương trình trợ giúp của Chính phủ để thúc đẩy kinh tế phát triển, hạn chế
để bảo vệ thị trường và một số ngành công nghiệp cụ thể. Sự hỗ trợ của chính phủ
đặc biệt là chính phủ các nước có mức sống thấp, mức tăng trưởng thấp sẽ giúp ích
cho việc thực hiện các tôn chỉ của WTO. Vì vậy, WTO cho phép các nước này được
áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng nhập khẩu để kiểm soát
mức nhập khẩu, nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế của nước mình.
- Ngoài ra, WTO còn quy định các ngoại tệ chung được áp dụng cho việc hạn

chế số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, khi chính phủ thấy cần thiết để bảo vệ: đạo
đức xã hội, con người và động thực vật; tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sử hay
khảo cổ,tài nguyên thiên nhiên khan hiếm và lien quan đến xuất nhập khẩu vàng và
bạc, với điều kiện là các biện pháp này phải thực hiện kèm theo việc hạn chế sản
xuất hay tiêu dung nội địa lien quan đến chúng.
- Tuy nhiên, WTO cũng yêu cầu các quốc gia thành viên khi áp dụng biện
pháp hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu phải cam kết tránh gây tổn thất không cần
thiết cho quyền lợi kinh tế và thương mại của các nước thành viên khác. Khi tình
hình kinh tế trong nước đã được cải thiện, WTO yêu cầu các quốc gia thành viên
phải dần dần nới lỏng các hạn chế, chỉ duy trì các hạn chế đó ở mức độ cần thiết
còn khi tình hình kinh tế trong nước thay đổi theo chiều hướng không tốt cần thiết
phải duy trì những hạn chế đó thì phải loại bỏ các hạn chế ngay lập tức.

17
Bên cạnh đó, WTO cũng quy định về việc cấm phân biệt đối xử khi áp dụng
hạn ngạch. Việc cấm đoán hay hạn chế được thực thiện đối với việc nhập khẩu
những sản phẩm cùng loại của tất cả các nước hoặc đối với việc xuất khẩu những
sản phẩm cùng loại sang bất kỳ nước nào. Khi hạn chế nhập khẩu của sản phẩm
nào đó, các nước thành viên phải tận dụng mọi khả năng để việc phân phối những
sản phẩm ấy sát với mức mà các nứơc thành viên khác dự tính có thể xuất khẩu
được khi không có các biện pháp hạn chế số lượng. Cụ thể WTO yêu cầu các quốc
gia như sau:
- Khi có thể tiến hành được,phải xác định hạn ngạch nhập khẩu và công bố
hạn ngạch này trong từng thời gian cụ thể và những thay đổi nếu có.
- Nếu không thể xác định hạn ngạch được thì có thể dùng giấy phép nhập
khẩu không có hạn ngạch hoặc giấy chứng nhận nhập khẩu để hạn chế.
- Nếu áp dụng hạn ngạch cho từng nước thì phải đạt được thoả thuận về phân
phối hạn ngạch với các nước thành viên có quan hệ lợi ích lớn với nước mình.
- Ngoài các quy định chung về hạn ngạch như trên, đối với các sản phẩm nông
nghiệp( quy định tại Điều IV Hiệp định Nông nghiệp của WTO) có thể áp dụng

một hình thức hạn ngạch đặc biệt gọi là Hạn ngạch thuế quan ( Tariff Rate Quota-
TTQ).
1.2.1.2 Cấm xuất khẩu, nhập khẩu
Cấm xuất nhập khẩu là biện pháp mang tính bảo hộ cao, gây ra hạn chế lớn
nhất đối với thương mại quốc tế. Nói chung, WTO không cho phép các nước thành
viên được sử dụng biện pháp này.Tuy nhiên, trình độ phát triển giữa các thành viên
không đồng đều(hiện nay có khoảng ¾ các nước thành viên WTO là các nước đang
phát triển). Do vậy, các quốc gia thành viên vẫn có thể thi hành các biện pháp cấm
xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử trong một số trường hợp
quy định tại điều XXI – GATT/1994. Cụ thể:
-Cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia;
-Cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội;
-Cần thiết để bảo vệ con người, động vật và thực vật;

18
-Liên quan tới nhập khẩu hay xuất khẩu vàng và bạc
-Cần thiết để bảo vệ các tài sản quốc gia về nghệ thuật,lịch sử hay khảo cổ;
-Cần thiết để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm.
Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp này cần phải thực hiện kèm theo
việc hạn chế sản xuất hay tiêu dung nội địa liên quan tới chúng. Ngoài ra tại Điều
XX- GATT/1994 còn quy định các trường hợp sau được phép áp dụng biện pháp
cấm xuất khẩu, nhâp khẩu:
- Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt khan hiếm
lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác;
- Cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy định để phân loại, xếp hạng
hay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế.
1.2.1.3. Giấy phép nhập khẩu
a) Những quy định chung của WTO về việc cấp giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về quản
lý xuất nhập khẩu cấp cho nhà nhập khẩu để họ có quyền nhập khẩu hàng hoá.

WTO quy định việc cấp phép nhập khẩu phải đơn giản, rõ ràng và dễ dự
đoán. Các chính phủ phải công bố thông tin đầy đủ cho các nhà kinh doanh biết
giấy phép được cấp như thế nào và căn cứ để cấp. Khi đặt ra các thủ tục cấp phép
nhập khẩu mới hay thay đổi các thủ tục hiện đại, các thành viên phải thông báo
theo những quy định cụ thể cho WTO. Việc xét đơn nhập khẩu quy định chi tiết
như sau: “Cấp phép nhập khẩu được hiểu là các thủ tục hành chính được sử dụng
để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, yêu cầu phải nộp đơn xin nhập khẩu hoặc
các loại giấy tờ khác (không liên quan đến mục đích Hải quan) cho các cơ quan
hành chính thích hợp như là điều kiện tiên quyết được phép nhập khẩu”. [ 6,tr.106]
Các thành viên của WTO phải đảm bảo rằng những thủ tục hành chính để
thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu không được bóp méo thương mại do việc sử
dụng không thích hợp các thủ tục đó. Các quy định đối với thủ tục cấp phép
nhậpkhẩu phải được áp dụng trung lập và được quản lý theo một cách thức công
bằng và hợp lý. WTO cũng quy định rằng mọi thông tin và quy định liên quan đến

×