Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







PHẠM VĂN HÙNG







VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM
Ở NƯỚC NGOÀI TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN
ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI








LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế











Hà Nội - 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM VĂN HÙNG






VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM
Ở NƯỚC NGOÀI TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN
ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40






Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ TẤT TỐ










Hà Nội - 2011

1
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
7. Cấu trúc của luận văn
4
5
5
7
9
10
11
12
12
Chương 1: KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ
CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI


14
1.1. Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài

15
1.1.1. Sự hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
15
1.1.1.1. Trước năm 1945
1.1.1.2. Từ năm 1945 đến năm 1975

1.1.1.3. Từ năm 1975 đến nay
15
18
19
1.1.2. Sự phân bố khu vực định cư và những đặc điểm cơ bản
của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay

23
1.1.2.1. Số lượng và phân bố khu vực định cư
1.1.2.2. Đặc điểm cơ bản của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
23
30
1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài

33
1.2.1. Chính sách trước thời kỳ đổi mới
33
1.2.2. Chính sách thời kỳ đổi mới
37

2
Chương 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀO CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN
ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI


45
2.1. Tiềm lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước người
45

2.1.1. Về tiềm lực kinh tế và đội ngũ doanh nhân
45
2.1.2. Đội ngũ trí thức cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
49
2.2. Sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
trong công cuộc phát triển đất nước thời kỳ đổi mới

53
2.2.1. Lĩnh vực kinh tế
54
2.2.1.1. Đầu tư, hợp tác kinh doanh và gửi kiều hối về nước
2.2.1.2. Phát triển kinh tế du lịch
2.2.1.3. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
54
62
65
2.2.2. Lĩnh vực chuyển giao khoa học - công nghệ và giáo dục -
đào tạo

68
2.2.3. Lĩnh vực văn hoá
78
2.2.3.1. Giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam
2.2.3.2. Quảng bá đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với thế giới
78
80
2.2.4. Lĩnh vực chính trị
83
2.2.4.1. Mở rộng quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước sở tại
2.2.4.2. Tăng cường tình đoàn kết dân tộc

83
84
Chương 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI
PHÁP ĐỂ PHÁT HUY TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ĐÓNG GÓP VÀO SỰ
NGHIỆP PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI



88
3.1. Đánh giá về vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian qua

88
3.1.1. Ưu điểm
88
3.1.2. Hạn chế
90

3
3.2. Một số kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát huy vai trò
của cộng đồng NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước

93
3.2.1. Xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước
93
3.2.2. Công tác thông tin, tuyên truyền đến với cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài

94

3.2.3. Thực hiện kịp thời chính sách khen thưởng cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài

95
3.3. Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất
nước trong thời gian tới


96
3.3.1. Nhóm giải pháp thứ nhất: Xây dựng chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật Nhà nước đối với cộng đồng NVNONN phù
hợp với sự nghiệp đổi mới. Việc thực hiện các công tác liên quan
đến cộng đồng NVNONN kịp thời đáp ứng những tâm tư, nguyện
vọng của kiều bào.



96
3.3.2. Nhóm giải pháp thứ hai: Về phát huy vai trò của đội ngũ
doanh nhân cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước.

99
3.3.3. Nhóm giải pháp thứ ba: Về thu hút trí thức cộng đồng
NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ hiện nay.

102
KẾT LUẬN
104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
108
116








4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


AC
Chương trình con lai
(American Children – AC)
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT
Công nghệ thông tin
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CPA
Kế hoạch hành động toàn diện
(Comprehensive Plan of Action – CPA)
GS
Giáo sư
HO

Chương trình tái định cư nhân đạo
(Humanitanan Operation – HO)
NVNĐCONN
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
NVNONN
Người Việt Nam ở nước ngoài
ODP
Chương trình ra đi có trật tự
(Orderly Departure Program - ODP)
PGS
Phó Giáo sư
TS
Tiến sĩ
TTTM
Trung tâm Thương mại
USD
Đô la Mỹ
XHCN
Xã hội chủ nghĩa





5
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) hiện có gần 4
triệu người, sống tại khoảng gần 100 nước và vùng lãnh thổ có trình độ

phát triển, văn hoá, chế độ chính trị xã hội khác nhau, trong đó 4/5 định cư
ở tại các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản, các nước
Tây Bắc Âu cộng đồng NVNONN có tiềm lực to lớn về tri thức và kinh
tế: hơn 300.000 trí thức với trình độ đại học, chuyên gia kỹ thuật, ngày
càng có nhiều người thành đạt trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống
kinh tế - xã hội sở tại, không ít người giữ những vị trí quan trọng trong bộ
máy chính quyền nước sở tại, các tổ chức quốc tế, tập đoàn kinh tế, doanh
nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học; hàng chục vạn doanh nghiệp của
người Việt Nam ở nước sở tại (riêng ở Mỹ có hơn 170.000 doanh nghiệp).
Trong đời sống hội nhập với nước sở tại, cộng đồng NVNONN luôn
nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, luôn gắn
bó với Tổ quốc Việt Nam. Với truyền thống yêu quê hương, luôn hướng về
cội nguồn, cộng đồng NVNONN đã và đang có những đóng góp đáng kể
cho công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước thời kỳ CNH-HĐH,
đồng thời góp phần tạo dựng cầu nối mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác
giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân
kiều bào đã tích cực tham gia đầu tư và hợp tác kinh doanh ở trong nước,
hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp trong nước tìm kiếm và mở rộng quan
hệ đối tác với bên ngoài. Tính đến quý 3 năm 2010, các doanh nghiệp của
Kiều bào “đã có trên 3.228 doanh nghiệp của kiều bào đang kinh doanh ở
trong nước với tổng vốn khoảng 5,7 tỉ Mỹ”[86]. Về kiều hối chính thức
hàng năm của bà con Việt Kiều gửi về cho thân nhân trong nước hàng năm
tăng không ngừng. Bên cạnh những hoạt động kinh tế, nhiều kiều bào đã
thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái của dân tộc, hỗ trợ đồng bào trong

6
nước qua các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai,
nạn nhân chất độc dioxin, ủng hộ quỹ vì người nghèo, giúp xây dựng
trường học, trạm xá, cầu đường cho bà con vùng sâu vùng xa
Những đóng góp của cộng đồng NVNONN được Nhà nước đánh giá

cao và hết sức trân trọng, vì đó không chỉ là nguồn lực quý báu góp phần
vào sự nghiệp xây dựng đất nước mà còn biểu hiện tình cảm của của những
người con xa quê hướng về cội nguồn dân tộc Việt Nam. “Đảng và Nhà
nước Việt Nam luôn coi trọng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là
một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” [83,
tr.44], Nhà nước Việt Nam đã khẳng định công tác NVNONN là nhiệm vụ
của toàn bộ hệ thống chính trị và là bộ phận cấu thành hết sức quan trọng
của chính sách đại đoàn kết dân tộc. Một số chính sách liên quan đến lợi
ích thiết thân của kiều bào như quốc tịch, miễn thị thực, cư trú, hồi hương,
kiều hối, quyền mua và sở hữu nhà ở trong nước, ưu đãi đầu tư, kinh
doanh… đã được ban hành và thực hiện hiệu quả, đáp ứng tâm tư và
nguyện vọng chính đáng của kiều bào.
Hơn 20 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam đã hội nhập
quốc tế sâu rộng, thế và lực của Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao
mới. Đất nước không ngừng tăng cường sức mạnh tổng hợp để hướng tới
mục tiêu đến 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp. Trong thời gian
qua đã có những đóng góp không nhỏ vào những thành tựu chung của dân
tộc, nhưng so với tiềm lực về kinh tế, trí thức, khoa học - công nghệ của
cộng đồng NVNONN thì còn rất hạn chế. Do vậy, việc tìm hiểu, đánh giá
vai trò của cộng đồng NVNONN trong sự nghiệp xây dựng đất nước và cần
những giải pháp gì để phát huy tiềm năng hiện có của cộng đồng kiều bào
đối với sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời gian tới. Đây là lý do tôi
chọn Đề tài “Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong
sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới” cho Luận văn tốt nghiệp
của mình.

7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn chung chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về cộng đồng
NVNONN, nhất là nghiên cứu về vai trò của cộng đồng NVNONN trong sự

nghiệp phát triển đất nước, chủ yếu là các tác giả đề cập trên một số công
trình khoa học, bài viết ở một giai đoạn nhất định hoặc một vấn đề cụ thể.
Tác giả luận văn xin đề cập đến một số đề tài, công trình khoa học tiêu biểu
viết về cộng đồng NVNONN sau:
Về sách:
- Tác giả Trần Trọng Đăng Đàn: Người Việt Nam ở nước ngoài, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Qua 12 chương sách, 662 trang, tác
giả đề cập đến nhiều vấn đề: Từ việc xác định phạm vi đối tượng nghiên cứu
đến các mặt, lĩnh vực khác nhau trong đời sống của người Việt Nam ở nước
ngoài như đời sống văn hóa, văn nghệ của NVNONN, vấn đề pháp lý kiều dân
và NVNONN, người Việt Nam ở khu vực Liên Xô cũ và Đông Âu… tác giả
Trần Trọng Đăng Đàn còn có công trình “Người Việt ở nước ngoài không chỉ
có Việt kiều”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Viện Nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản: Vai trò của Cộng đồng
người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam - Lào của Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 gồm 3 chương với 255 trang. Công trình
nghiên cứu này, tác giả đã dựng lại quá trình hình thành cộng đồng người
Việt ở Lào, phân tích thực trạng của cộng đồng người Việt hiện nay trên
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và vai trò của cộng đồng người Việt
trong hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam - Lào.
- Viện Nghiên cứu Đông Nam Á: Việt kiều Thái Lan trong mối
quan hệ Thái Lan - Việt Nam” của hai tác giả Trịnh Diệu Thìn và
Thanyathip Sripana, sách do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành tại
Hà Nội năm 2006. Cuốn sách dài 421 trang, với 6 chương đề cập tới các
nội dung sau: Quá trình nhập cư của cộng đồng người Việt Nam vào
Vương quốc Thái Lan; Phong trào đấu tranh của Việt kiều Thái Lan giai

8
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; chính sách của chính phủ Thái Lan
đối với cộng đồng Việt kiều; Việt kiều hồi hương trong những năm đầu

60 thế kỷ trước; lối sống hoà đồng xã hội của Việt kiều Thái Lan.
- Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao
xuất bản công trình: “50 năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước
ngoài (1959-2009)”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009.
Cuốn sách này gồm 148 trang đề cập đến lịch sử phát triển của Ủy ban Nhà
nước về người Việt Nam ở nước ngoài 50 năm qua; một số bài viết những
cảm nghĩ về Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và công tác
đối với NVNONN của những nhà quản lý, nghiên cứu nhiều năm kinh
nghiệm trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
Về đề tài khoa học:
- Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Bộ thực hiện năm 2003 với chủ đề
"Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài: thực tiễn và một số cơ sở
lý luận" của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại
giao. Công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung đề cập đến một số thực
tiễn và cơ sở lý luận của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;
- Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Bộ thực hiện tháng 3/2010 với
chủ đề: “Phát huy vai trò của các tổ chức đảng và đảng viên trong
công tác vận động, tập hợp, giáo dục và quản lý lưu học sinh Việt
Nam du học tự túc ở ngoài nước” của Đảng ủy ngoài nước, đề tài này
đề cập đến Hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với công tác tập hợp, vận động, giáo dục và quản lý lưu học sinh Việt
Nam ở nước ngoài; thực trạng và giải pháp trong công tác tập hợp, vận
động, tuyên truyền và giáo dục chính trị - tư tưởng cho lưu học sinh Việt
Nam du học tự túc; thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý lưu
học sinh Việt Nam du học tự túc; vai trò của các tổ chức Đoàn, hội thanh
niên, sinh viên trong việc tập hợp, đoàn kết lưu học sinh Việt Nam du
học tự túc; hoạt động của các tổ chức kinh tế - xã hội trong việc đưa học

9
sinh đi du học tự túc. Đề tài đưa ra một số giải pháp phòng, chống việc

lôi kéo, tác động của các thế lực thù địch đối với lưu học sinh Việt Nam
du học tự túc.
- Đề tài Luận văn Thạc sĩ “Chính sách của Việt Nam đối với người
Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Bảo
Chung, bảo vệ năm 2008 tại Học viện Ngoại giao. Đề tài này phân tích rõ
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNONN
trong thời kỳ đổi mới và có những kiến nghị những chính sách cần thiết để
tiếp tục tăng cường công tác vận động NVNONN.
Báo và Tạp chí:
Nhiều bài viết của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà báo về cộng
đồng NVNONN đăng trên một số tạp chí, báo, website… với nhiều nội
dung về cộng đồng NVNONN như trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Thông
tin đối ngoại, Tạp chí Hữu nghị, Tạp chí Quê hương…
Nhìn chung đa số các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến cộng
đồng NVNONN đã thực hiện chưa đi sâu phân tích về vai trò của cộng đồng
NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ hiện nay. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu Đề tài Luận văn “Vai trò của cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới” sẽ
đóng góp một phần thông tin tư liệu phân tích về tiềm lực của cộng đồng
NVNONN, những đóng góp của kiều bào trong công cuộc xây dựng đất nước
hiện nay; đánh giá về vai trò của cộng đồng kiều bào đối với sự nghiệp phát
triển đất nước trong hơn 20 năm đổi mới và đưa ra một số đề xuất những giải
pháp kiến nghị để phát huy tối đa tiềm năng to lớn của kiều bào trong việc
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích rõ tiềm lực của cộng đồng NVNONN hiện nay và những
đóng góp cộng đồng NVNONN vào sự nghiệp phát triển đất nước trong

10

những năm qua. Từ đó đánh giá vai trò của cộng đồng NVNONN đối với
sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian qua và đề xuất những giải
pháp đẩy mạnh, phát huy những tiềm lực của cộng đồng NVNONN trong
công cuộc phát triển đất nước trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những nét cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của
cộng đồng NVNONN và những đặc điểm cơ bản của cộng đồng NVNONN
hiện nay.
- Những nét cơ bản về chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNONN.
- Phân tích, đánh giá vai trò của cộng đồng NVNONN trong công
cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới trên các lĩnh vực: Kinh tế;
khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo; chính trị; văn hóa.
- Nhìn nhận lại những kinh nghiệm về việc thực hiện thu hút cộng
đồng NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước của Việt Nam. Từ
những kinh nghiệm trong thực tiễn để đưa ra đề xuất những giải pháp để
phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc pháp triển
đất nước trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài luận văn xin đề cập đến các đối tượng nghiên cứu chính là
cộng đồng người Việt Nam ra nước ngoài trước năm 1990, không đề cập
đối tượng là lưu học sinh, lao động xuất khẩu sau những năm 1990 đến
nay, những phụ nữ lấy chồng nước ngoài những năm gần đây.
- Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài và những chính sách pháp luật của Nhà nước đối với kiều bào.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu “Vai trò của cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời


11
kỳ đổi mới” (từ 1986-2010), trong đó đặt trọng tâm nghiên cứu vai trò
của cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước từ 2004
đến nay, đây là thời điểm ban hành Nghị quyết 36 NQ/TW của Bộ Chính
trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết đã thể
hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với công tác này và
khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng luôn coi cộng đồng
NVNONN là bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực của cộng đồng
dân tộc Việt Nam.
- Về mặt nội dung: Luận văn sẽ khái quát quá trình hình thành,
phát triển và những chính sách cơ bản của Nhà nước Việt Nam đối với
cộng đồng NVNONN. Phân tích những đóng góp của cộng đồng
NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước trên những lĩnh vực kinh
tế, khoa học – công nghệ - giáo dục và đào tạo, văn hóa, chính trị. Từ
đó, đánh giá vai trò của cộng đồng NVNONN, thấy rõ được vai trò
không nhỏ của bà con kiều bào trong công cuộc CNH-HĐH đất nước và
đưa ra những giải pháp kiến nghị để phát huy hiệu quả những tiềm năng
của kiều bào đối với việc xây dựng đất nước.
Đề tài Luận văn này chỉ đề cập vai trò của cộng đồng NVNONN trên
lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hóa, chính trị, không đề cập
được toàn bộ các lĩnh vực đóng góp của kiều bào trong công cuộc xây dựng
đất nước.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận của luận văn:
Các vấn đề trong luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và
phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu luận văn:
- Các nguyên tắc và nhận thức luận Mác xít, cụ thể là phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở


12
hình thành phương pháp nghiên cứu luận văn. Tác giả sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau: Phương pháp tổng kết thực tiễn,
phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê so sánh.
- Phương pháp phân tích tài liệu: đọc, tìm hiểu và phân tích các tài
liệu có liên quan đến tình hình quốc tế, tình hình Việt Nam sau hơn 20
năm đổi mới, chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối với công tác
NVNONN của Nhà nước Việt Nam.
6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Góp phần tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống về quá trình
hình thành và phát triển của cộng đồng NVNONN; những nét có bản về
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNONN.
- Trên cơ sở nghiên cứu những đóng góp của cộng đồng NVNONN
đối với sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, đưa ra đánh giá
về vai trò của cộng đồng kiều bào trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Từ
đó rút ra một số những kinh nghiệm của Việt Nam trong về việc phát huy vai
trò của kiều bào trong công cuộc phát triển đất nước và đề xuất những giải
pháp phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng
đất nước.
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho công tác thực tiễn về phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN trong
công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Nó còn phục vụ tốt cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy, học tập về nội dung cộng đồng NVNONN.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục; cấu trúc luận văn được chia làm 3 chương. Cụ thể như sau:
Phần mở đầu: Trình bày tính cấp thiết của Đề tài; mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu; lịch sử nghiên cứu vấn đề; phương pháp nghiên cứu
vấn đề; Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn.


13
Chương 1: Khái quát sự hình thành, phát triển và chính sách của Nhà
nước Việt Nam về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Chương 2: Những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài vào công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp để phát
huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng NVNONN đóng góp vào sự nghiệp
phát triển đất nước trong thời gian tới.
Phần kết luận: Những bài học rút ra trong việc phát huy vai trò của
cộng đồng NVNONN và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa
vai trò của kiều bào trong sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian tới.





















14
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHÍNH SÁCH
CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM
Ở NƯỚC NGOÀI

Người dân từ quốc gia này sang quốc gia khác sinh sống đã trở
thành một hiện tượng phổ biến trên thế giới. Các quốc gia thường gọi
những người này bằng những tên khác nhau: Người Israel sống ngoài lãnh
thổ thì có tên chung là dân Do Thái; người Arập sống ở ngoài khối Arập
thì gọi là người gốc Arập; người Trung Quốc định cư ở nước ngoài thì gọi
là Hoa kiều; người Ấn Độ ở nước ngoài thì gọi là Ấn kiều… ở Việt Nam
từ trước đến nay có nhiều cách gọi về người Việt Nam ở nước ngoài ở
những thời điểm lịch sử khác nhau như: “Việt kiều”, “người Việt Nam di
tản”, “người Việt Nam lưu vong”, “dân tị nạn Việt Nam”.
Đến thời kỳ đổi mới ở Việt Nam cụm từ chính thức thường được gọi
là “Việt kiều”, “Kiều bào”, “người Việt Nam ở nước ngoài” hay “người
Việt Nam định cư ở nước ngoài”, và cụm từ “Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài” được ghi trong Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (năm 1992) và Luật Quốc tịch Việt Nam (2008). Cộng
đồng NVNONN là những người Việt Nam rời Việt Nam định cư ở nước
ngoài sinh sống, học tập, công tác và chịu sự điều chỉnh pháp luật của nước
ngoài. Do vậy có thể định nghĩa về khái niệm "người Việt Nam ở nước
ngoài" theo giải thích một cách chính thức trong Luật Quốc tịch Việt Nam,
Quốc hội thông qua năm 2008, Điều 3 quy định “Người Việt Nam định cư
ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh
sống lâu dài ở nước ngoài; Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là
người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch

của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ
đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”[52, điều 3]. Đây là khái niệm

15
rộng nhất, bao hàm tất cả các đối tượng người Việt Nam đang sinh sống ở
nước ngoài không phụ thuộc vào yếu tố quốc tịch hay cư trú.
Trong bài Luận văn này, để rút gọn trong khi viết và đôi lúc để
nhấn mạnh ý nghĩa tình cảm dân tộc, đồng bào (hơn là tính pháp lý) một
số chỗ vẫn sử dụng khái niệm "kiều bào" hoặc "Việt kiều” thay cho
"người Việt Nam ở nước ngoài".
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài
1.1.1. Sự hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
1.1.1.1. Trước năm 1945
Người Việt Nam di cư hoặc bị đưa ra nước ngoài từ trong thời kỳ
xa xưa. Từ thời 1000 năm Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương
Bắc thường bắt Giao Chỉ cống nạp thợ thủ công giỏi, nô dịch và sự phát
triển giao thương buôn bán giữa các nước hoặc chiến tranh loạn lạc,
nhiều người Việt ra nước ngoài rồi ở lại. Bên cạnh đó, trong quá trình
khai hoang và di cư tự nhiên để tránh thiên tai, mất mùa,…, người Việt
đã di chuyển đến những vùng đất thuộc Trung Quốc, Lào, Campuchia
ngày nay. Một trong những mốc đầu tiên đánh dấu sự hình thành cộng
đồng NVNONN là “từ thế kỷ thứ XIII hoàng tử Lý Long Tường, con trai
thứ hai của vua Lý Anh Tông, đã sang Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày
nay) tị nạn, tránh sự tàn sát của nhà Trần vào năm 1226 [83, tr.15]. Có
thể nói, dòng họ Lý Hoa Sơn với hơn 1.000 người là cộng đồng đầu tiên
của NVNONN. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp theo, sử
sách còn ghi lại một số lần ra đi khác như trường hợp của ông Nguyễn
An, “vào thời nhà Minh xâm chiếm nước ta, một số nhà sư, thợ thuyền
đã bị bắt đưa về Trung Quốc. Ông Nguyễn An có thể là một trong số

những người bị bắt đó. Do có tài năng, ông được nhà Minh chú ý và cất
nhắc vào làm quan, vì đã có công lớn trong xây dựng mới thành Bắc
kinh” [26, tr.20]. Cuối nhà Lê, việc vua Lê Chiêu Thống và một số quan

16
lại người Việt sang nương náu ở triều đình nhà Thanh sau chiến thắng
Ngọc Hồi - Đống Đa của Vua Quang Trung năm 1789; những người theo
Gia Long bị Tây Sơn đánh bại chạy dạt sang Thái Lan; những người theo
đạo Thiên Chúa lánh nạn sang các nước láng giềng thời nhà Nguyễn cấm
đạo… Một nước láng giềng tuy không thật gần Việt Nam về địa lý,
nhưng xét về mặt phát triển giao thông đường thủy, Nhật Bản đã có quan
hệ giao thương trên 400 năm về trước. Thời gian từ năm 1573 đến năm
1636 người Nhật đến Việt Nam thường xuyên hơn và đã đóng vai trò
quan trọng trong các hoạt động kinh tế ở Phố Hiến (nay là thuộc tỉnh
Hưng Yên) giai đoạn đầu thế kỷ XVII; tại Hội An (Nay thuộc tỉnh
Quảng Nam). Quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Nhật Bản rất phát
triển thời này, “cư dân Việt đã có mặt tại Nhật Bản” [26, tr.21] và các
đảo, quần đảo trên Biển Đông. Theo sử liệu Nhật Bản, công chúa của
Chúa Nguyễn là Ngọc Vạn mà người Nhật gọi là Anio, vào năm 1619 đã
kết hôn với Araki Sotaro và theo chồng về Nagasaki, Nhật Bản sống.
Trong bài “13 bức thư về quan hệ Việt – Nhật cách dây 400 năm” đăng
trên báo quân đội nhân dân số ra ngày 27/3/1994, tác giả Trần Ánh viết:
“Mối bang giao giữa Triều đình Nhà Nguyễn và Triền đình Nhật Bản
không đơn thuần là các bức thư từ trao đổi. Việc chúa Nguyễn gả một
trong 4 cô công chúa yêu của mình là Ngọc Hoa cho một thương gia
tiếng tăm thời bấy giờ của Nhật”[26, tr.21,22] cũng nói lên được quá
trình hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Những chi tiết lịch sử trên cho thấy người Việt ra nước ngoài sống
có từ rất sớm, những còn nhỏ lẻ chưa tập chung đông, họ ra nước ngoài
bằng các hình thức bằng làm nô dịch, cống nạp, cưới gả giữa các triều địa

các nước với nhau, buôn giao thương… các cuộc di cư chủ yếu mang tính
tự phát, lẻ tẻ, người Việt sau đó thường hoà nhập nhanh chóng vào cộng
đồng dân cư bản địa, qua nhiều thế hệ đã trở thành người bản xứ, ít còn
thấy dấu tích người Việt.

17
Từ cuối thế kỷ 19, dưới ách đô hộ và chính sách bóc lột thuộc địa
của thực dân Pháp, nhiều người Việt Nam bị bắt đi làm phu đồn điền,
phu mỏ ở các nước láng giềng như Lào, Campuchia và một số thuộc địa
khác của Pháp ở châu Phi và châu Đại Dương. “Năm 1891, 800 người
Việt Nam đầu tiên đã đặt chân đến Tân Đảo, đó là những người bị thực
dân Pháp đưa đi lưu đày dưới hình thức tù khổ sai. Đến năm 1939 đã có
12.000 người Việt Nam tới Tân Đảo làm phu mỏ theo hợp đồng“ [83,
tr.15], sau khi hết hợp đồng họ đã ở lại Tân đảo. Khi Pháp xâm lược
nước ta với mục đích dập tắt các phong trào yêu nước của các thân sĩ, trí
thức yêu nước và các vị vua có tư tưởng chống Pháp bị đưa đi lưu đầy ở
các thuộc địa của Pháp như Vua Hàm Nghi bị lưu đầy ở Angeri, Vua
Thành Thái và Duy Tân bị lưu đầy tới đảo La Réunion. Trong thời gian
này nhiều trí sĩ yêu nước tổ chức các phong trào yêu nước với tư tưởng
tiến bộ như phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu đưa những thanh
niên yêu nước đến Nhật Bản học tập, đến năm 1908, số du học sinh du
học lên đến 200 người.
“Trước năm 1946, có tới 60.000 người Việt Nam sinh sống tại
Lào“[83, tr.15] và khoảng 10.000 người ở Thái Lan đã có mặt từ trước hình
thành nên cộng đồng người Việt khá đông, họ là những người sang từ thời
Cần Vương, thời Đông Du vì bị chế độ phong kiến Việt Nam đàn áp và sau
cuộc bạo động Xô viết – Nghệ, người Việt Nam tập trung tại mười tỉnh
Đông Bắc của Thái Lan. Tại Trung Quốc, cộng đồng người Việt Nam bao
gồm chủ yếu là phụ nữ (chiếm tới 85%), bị đưa sang Trung Quốc làm con ở,
nàng hầu; một số là công nhân do thực dân Pháp đưa sang làm việc; số khác

theo chân quân đội Tưởng Giới Thạch rút về Trung Quốc năm 1945-1946.
Tại Pháp, trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất và thứ Hai, hàng ngàn
người Việt đã bị bắt đi lính, sau đó giải ngũ và ở lại Pháp, hình thành nên
các cộng đồng người Việt tại một số thành phố lớn. Bên cạnh đó cũng có
một số lượng đáng kể người đi du học rồi ở lại; những người lấy vợ, lấy

18
chồng là người Pháp hoặc lính viễn chinh về sống tại Pháp hoặc các nước
thuộc địa của Pháp.
Vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, các phong trào yêu nước chống
Pháp bùng lên ở Việt Nam cũng dẫn đến nhiều cuộc ra đi với mục đích tìm
đường cứu nước. Rầm rộ nhất là phong trào Đông Du do Phan Bội Châu
đưa thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, hay Tôn Thất Thuyết sang
Trung Quốc tìm cách xây dựng cơ sở, khôi phục phong trào Cần Vương.
Nhiều nhà cách mạng cũng chọn Trung Quốc làm địa bàn hoạt động, điển
hình là sự kiện Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương
Cảng tháng 2 năm 1930. Sau sự thất bại của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh
năm 1930-1931, do bị Pháp đàn áp khủng bố khốc liệt, nhiều người phải
chạy sang Lào và Thái Lan để lánh nạn, hình thành nên bộ phận nòng cốt
của phong trào yêu nước tại các nước láng giềng kế cận. Trong thời gian
này, những nhà cách mạng Việt Nam cũng đã có mặt tại Liên Xô, hoạt
động trong phong trào Quốc tế cộng sản.
1.1.1.2. Từ năm 1945 đến năm 1975
Sau khi Pháp đánh chiếm một số tỉnh của Lào tháng 3/1946, khoảng
50.000 người Việt đã chạy sang Thái Lan, Từ năm 1945 đến trước năm
1975, số người Việt Nam ra nước ngoài chủ yếu vẫn là những người đi du
học, đi làm ăn, kinh doanh, tránh chiến tranh, quân dịch hoặc là vợ con
người Việt của những người nước ngoài tham gia phục vụ chiến tranh ở
miền Nam Việt Nam hết hạn về nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, số
lượng NVNONN đã tăng lên nhiều và địa bàn cư trú cũng mở rộng hơn.

“Tại Pháp, trước năm 1954 có khoảng 3.600 người, nhưng đến năm 1975,
con số này đã tăng lên 35.000 người“[08]. Tại Mỹ và Úc, cho tới trước
năm 1975 có khoảng vài ngàn người Việt. Ngoài ra, người Việt còn sinh
sống rải rác ở một số nước châu Âu và Bắc Mỹ. Số người Việt Nam đến
các nước Âu, Mỹ, Nhật trong thời gian chiến tranh chống Mỹ phần lớn là
để học tập, một phần trốn đi chống quân dịch. Cho đến khi Mỹ thất bại ở

19
miền Nam Việt Nam, toàn bộ ngụy quân, ngụy quyền sụp đổ thì cả một
làn sóng di cư ồ ạt từ Việt Nam ra nước ngoài, mà trước hết là đến Mỹ,
Canada, Úc, Pháp, đã làm cho số lượng NVNONN tăng vọt. Số người
rời khỏi Việt Nam ngay trước hoặc sau ngày 30/4/1975 phần lớn là các
binh lính, sĩ quan quân đội ngụy Sài Gòn; các nhân viên trung cấp, cao
cấp của chính quyền ngụy và gia đình, thân nhân của họ.
Bên cạnh đó, từ năm 1950, sau khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại
giao với các nước XHCN, Việt Nam cũng đã gửi đi đào tạo tại Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa khác (một số nước Đông Âu, Trung Quốc, Bắc
Triều Tiên, Cuba ) hàng chục ngàn lượt sinh viên, nghiên cứu sinh. Phần
lớn những người này sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đã trở về Việt
Nam, tuy nhiên, cũng có một số lượng nhỏ được bạn giữ lại để đào tạo cao
hơn hoặc làm việc trong các trung tâm nghiên cứu; một số người ở lại kết
hôn với công dân của các nước bạn. Theo báo cáo của Đại sứ quán Việt Nam
tại Liên Xô thì đến năm 1980 chỉ có khoảng 1.000 người Việt Nam ở lại
Liên Xô theo diện này.
Như vậy, những năm từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1975, số
NVNONN dần dần tăng lên, đôi khi có những đợt ra đi tương đối đông; địa
bàn cư trú ngoài các nước láng giềng còn mở rộng sang cả châu Âu, châu
Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương. Cộng đồng người Việt Nam ở một số nước
đã hình thành rõ nét, với quy mô từ vài ngàn đến vài chục ngàn người.
1.1.1.3. Từ năm 1975 đến nay

Người ra đi trước và sau khi Đại thắng mùa Xuân 1975: Đầu năm
1975, sau những thất bại liên tiếp của quân ngụy trên khắp chiến trường
miền Nam và nhất là sau khi Mỹ tuyên bố không đưa quân trở lại Việt
Nam, chính quyền Sài Gòn đã thực sự đứng bên bờ vực của sự sụp đổ.
Hàng loạt tướng tá cao cấp và những người Việt Nam trực tiếp làm việc
cho Mỹ đã chuẩn bị tháo chạy ra nước ngoài. Giữa tháng 4 năm 1975,
Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố sẽ di tản khoảng 176.000 người,

20
bao gồm người Mỹ và những người Việt Nam trực tiếp phục vụ chính
quyền Mỹ - ngụy. "Từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 năm 1975 đã có
khoảng 131.000 người rời bỏ đất nước ra đi" [83, tr.20]. Bên cạnh số
người được Mỹ trực tiếp tổ chức di tản còn một số không ít người do
hoang mang, bị lừa bịp và đe doạ về một cuộc tắm máu của Việt cộng nên
cũng ồ ạt ra đi. Những người này được đưa đến các căn cứ quân sự của
Mỹ tại Philippines và đảo Guam, sau đó được đưa đi định cư tại Mỹ.
Người vượt biên bất hợp pháp: Sau khi đại thắng mùa xuân năm
1975, đất nước thống nhất, chế độ ngụy Sài Gòn sụp đổ, hàng chục ngàn
người đã từng sống và làm việc dưới chế độ Mỹ - ngụy, do mặc cảm, định
kiến hoặc bị tuyên truyền lừa bịp về "hiểm họa cộng sản", không thích nghi
được với chế độ mới đã quyết định rời bỏ đất nước một cách bất hợp pháp
bằng cách vượt biên hoặc ra đi theo nhiều cách. Việc số lượng lớn người
Việt Nam di tản ra nước ngoài sau thất bại của quân đội Mỹ và sự sụp đổ
của chính quyền ngụy ở miền Nam đã làm thay đổi thành phần và tính chất
của cộng đồng NVNONN.
Mặt khác, do sự kiện xung đột quân sự tại biên giới phía Bắc và
những biến động ở Campuchia. Bên cạnh đó, ở thời gian này tình hình
kinh tế đất nước sau chiến tranh gặp nhiều khó khăn, viện trợ nước ngoài
bị cắt giảm đáng kể, thiên tai liên tiếp, cộng thêm sự xúi giục, kích động
của các thế lực thù địch đã khiến nhiều người tiếp tục chạy ra nước ngoài

chủ yếu bằng đường thủy, được gọi là “thuyền nhân”. “Cơ quan Cao ủy
Liên hợp quốc cho biết: Từ giữa năm 1975 đến tháng 2/1985, các nước
phương Tây đã tiếp nhận 555.573 thuyền nhân từ các tỉnh, thành thuộc
miền Nam Việt Nam đến” [26, tr.25]; Từ giữa năm 1978, số lượng người
vượt biên tăng đột biến, trong đó đáng kể là số người Hoa hoặc người
Việt gốc Hoa ở miền Nam phần lớn hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ do
bất mãn với chính sách cải tạo công thương nghiệp của Nhà nước ta. Mặt
khác, những căng thẳng ngày càng tăng trong quan hệ Việt - Trung và sự

21
kích động của Trung Quốc cũng là nguyên nhân khiến nhiều người Hoa
ở cả miền Nam lẫn miền Bắc Việt Nam trở về Trung Quốc hoặc vượt
biên đến Hồng Công. Từ giữa năm 1978 đến giữa năm 1979 đã có
khoảng 230.000 người Hoa vượt biên.
Trong nửa đầu thập niên 1980, do Chính phủ ta chủ trương cho
phép công dân xuất cảnh hợp pháp đi định cư ở nước ngoài theo các
chương trình hoặc thỏa thuận đã cam kết, tình hình người vượt biên đã
giảm đáng kể. Tuy nhiên, từ năm 1987, tình hình ra đi bất hợp pháp lại
trở nên phức tạp do số người được xuất cảnh hợp pháp theo Chương
trình ra đi có trật tự - ODP bị hạn chế, cộng với những khó khăn kéo dài
chưa được khắc phục của mười năm khủng hoảng kinh tế - xã hội ở
trong nước. Thành phần ra đi lúc này không chỉ giới hạn ở miền Nam,
người Hoa, dân thường mà lan sang cả cán bộ, công chức ở miền Bắc và
miền Trung. Số người vượt biên, vượt biển dồn tụ lại ở các trại tị nạn tại
các nước Đông Nam Á, Hồng Công (Trung Quốc) chờ đợi để được các
nước phương Tây tiếp nhận. Trước tình hình đó, Liên hợp quốc đứng ra
tổ chức Hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông Dương. Tại Hội nghị, các
nước đã thống nhất được một loạt các thoả thuận, hình thành Kế hoạch
hành động toàn diện - CPA. Theo Kế hoạch này, những người đủ tiêu
chuẩn ty nạn thì được cho đi tái định cư ở nước khác, những người

không đủ tiêu chuẩn được khuyến khích hồi hương tự nguyện và có tài
trợ quốc tế để tái hoà nhập cộng đồng. Theo đó, khoảng 507.000 người
vượt biên từ Việt Nam, Lào, Campuchia đang ở trong các trại tị nạn tại
các nước Đông Nam Á và Hồng Công đã được đi tái định cư ở nước thứ
ba. Các nước tiếp nhận chủ yếu là Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức, Bắc Âu.
Người ra đi hợp pháp: Tháng 7 năm 1979, nhằm tìm giải pháp cho
vấn đề người ty nạn Đông Dương tại các nước Đông Nam Á và Hồng Công,
Hội nghị Geneva về người tị nạn đã được triệu tập. Kết quả là các nước
phương Tây đồng ý tăng số người được phép nhập cư vào nước mình theo

22
Chương trình ra đi có trật tự. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, từ năm 1979 đến năm
1994, chương trình ODP đã đưa 523.000 người ra đi định cư tại Mỹ. Từ năm
1988, Chương trình con lai đã đưa gần 90.000 trẻ em và gia đình sang Mỹ và
từ năm 1989, Chương trình Tái định cư nhân đạo đã đưa khoảng 167.000
người từng đi học tập cải tạo sau chiến tranh cùng gia đình sang định cư tại
Mỹ. Như vậy từ năm 1975 đến năm 1995 đã có khoảng 1,75 triệu người Việt
Nam, kể cả số ra đi hợp pháp và bất hợp pháp, được định cư ở nước ngoài,
trong đó chủ yếu là ở Mỹ, còn lại là tại các nước Úc, Canada, Pháp, Anh,
Đức, các nước Bắc Âu. Số người ra đi trong giai đoạn này đã làm biến đổi
sâu sắc quy mô, thành phần và tính chất của cộng đồng NVNONN.
Quá trình hình thành cộng đồng người Việt tại Liên Xô và một số
nước Đông Âu: Từ đầu những năm 1980, theo các Hiệp định về lao động và
dạy nghề ký giữa Chính phủ ta với Liên Xô và các nước Đông Âu, hàng
chục vạn công dân ta đã được đưa sang các nước này lao động, học tập, thực
tập. Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ tháng 5/1980
đến năm 1991, ta đã đưa sang Liên Xô và Đông Âu tổng cộng 247.578 công
nhân đi hợp tác lao động, trong đó riêng Liên Xô đã tiếp nhận 103.000 lao
động Việt Nam. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này sụp đổ,
nhiều công nhân, kể cả số hết hạn và chưa hết hạn hợp đồng lao động cũng

như nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp đã ở
lại làm ăn sinh sống. Những người này sau đó còn làm cầu nối đưa một số
lượng lớn bà con họ hàng, bạn bè từ Việt Nam sang cư trú, làm ăn. Ngoài ra,
từ năm 1997, với các quy định về xuất cảnh thông thoáng hơn, hàng năm
có thêm hàng ngàn công dân của ta sang Nga, Séc, Ba Lan và một số nước
Đông Âu khác theo hình thức du học, thăm thân, du lịch rồi ở lại.
Các Hiệp định về hợp tác chuyên gia mà Việt Nam ký với một số
nước châu Phi như Algeria, Angola, Mozambique…, từ đầu những 1980,
Việt Nam đã cử hàng ngàn lượt chuyên gia, trong đó có 3.000 chuyên gia
giáo dục sang giảng dạy tại các nước này. Các nước tiếp nhận chuyên gia

23
Việt Nam nhiều nhất là Algeria (700 lượt người), Angola (trên 550 lượt
người), Congo, Mozambique… Sau khi hết hạn hợp đồng, một số chuyên
gia Việt Nam ở lại Angola làm ăn, sinh sống, dần dần đưa thêm người nhà
và lao động tự do sang tham gia hoạt động kinh tế và dịch vụ.
Sau khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, việc hợp tác xuất
khẩu lao động giữa Việt Nam với nhiều nước đã được tiến hành, do vậy
số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa
các công ty của Việt Nam với các nước ngày càng tăng. Trong thời gian
từ cuối những năm 1990 đến nay đã có hàng trăm nghìn lượt lao động
Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Các thị trường xuất khẩu
lao động chính của Việt Nam là Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn
Quốc, Nhật Bản và một số nước ở khu vực Trung Đông, Đông Âu. Hiện
nay, Việt Nam không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang
các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu và châu Úc.
Một số năm gần đây phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài gia tăng
nhanh chóng. Hiện nay có khoảng 150.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung
Quốc, trên 100.000 phụ nữ lấy chồng Đài Loan (Trung Quốc) và khoảng
20.000 phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc bên cạnh một số lượng không nhỏ phụ nữ

Việt Nam bị lừa, bị bán ra nước ngoài như ở Trung Quốc, Campuchia.
Như vậy, tuy số lượng không đông và quy mô đi ra nước ngoài
không ồ ạt như trong những năm 1975-1989 nhưng số lượng người Việt
Nam xuất cảnh ra nước ngoài trong thời gian từ năm 1990 đến nay vẫn ở
mức cao và có xu hướng ngày càng tăng, góp phần hình thành những
cộng đồng NVNONN tương đối đông tại nhiều địa bàn mới.
1.1.2. Sự phân bố khu vực định cư và những đặc điểm cơ bản
của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay
1.1.2.1. Về số lượng và phân bố khu vực định cư
Theo số liệu thống kê của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở
nước ngoài tính đến tháng 3 năm 2007, số lượng NVNONN là hơn

×