Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.88 KB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN KHU
VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN TRONG CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC
THỜI KỲ MỞ CỬA
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
MÃ SỐ: 60.31.40
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHÙNG THỊ HUỆ
Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Hà Nội - 2009
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
5
Chương 1. Vấn đề Đài Loan trong quan hệ giữa Đài Loan với
Trung Quốc đại lục
11
1.1. Lịch sử vấn đề Đài Loan 11
1.2. Một số vấn đề trong quan hệ hai bờ thời gian gần đây 19
1.3. Sự điều chỉnh chính sách của Trung Quốc và Đài
Loan
32
Tiểu kết chương 1 41
Chương 2. Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc với một số nước châu Á - Thái Bình
Dương
43
2.1. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc liên quan đến
vấn đề Đài Loan


43
2.2. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ,
Nhật Bản và ASEAN liên quan đến vấn đề Đài Loan
46
Tiểu kết chương 2 69
Chương 3 Một số nhận xét về vấn đề Đài Loan trong quan hệ
quốc tế
71
3.1. Dự báo khả năng giải quyết vấn đề Đài Loan 71
3.2. Một số vấn đề rút ra từ quan hệ giữa Trung Quốc và
các nước có liên quan đến vấn đề Đài Loan
80
3.3. Tác động của vấn đề Đài Loan đến quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam
82
Tiểu kết chương 3 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Phụ lục 1 101
Phụ lục 2 123
Phụ lục 3 127
2
CHỮ VIẾT TẮT
ADB The Asia Development Bank
Ngân hàng Phát triển châu Á
APEC Asia - Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác tinh tế châu Á - TBD
ARATS Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan của Trung Quốc
ARF Asia Regional Forum
Diễn đàn an ninh khu vực châu Á

ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CAL China Air Lines
Hãng hàng không Trung Quốc (Đài Loan)
CHND Cộng hoà Nhân dân
ĐCS Đảng Cộng sản
EU European Union
Liên minh châu Âu
KMT Quốc Dân Đảng, Đài Loan
LQH Liên hợp quốc
SEF Quỹ trao đổi hai bờ eo biển Đài Loan
TAC The Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á
TBCN Tư bản Chủ nghĩa
TBD Thái Bình Dương
TMD Theatre Missele Defense
Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường
USD Đô la Mỹ
WB World Bank
Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
XHCN Xã hội Chủ nghĩa
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Biểu đồ 1.1. Tốc độ kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan
vào Trung Quốc
25
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Đài Loan vào

Trung Quốc và Hồng Công từ năm 2000
26
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan với
một số đối tác chủ yếu thuộc ASEAN
65
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung
Quốc với một số đối tác chủ yếu
66
Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công
năm 2007
83
Bảng 3.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với
Trung Quốc và Đài Loan
84
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề Đài Loan là vấn đề phức tạp, có tác động không nhỏ đến chính
sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt là từ khi Trung Quốc tiến
hành cải cách đến nay. Trung Quốc luôn xác định Đài Loan là một tỉnh của
Trung Quốc nên đặt ra mục tiêu chiến lược là thống nhất Đài Loan vào Đại
lục, kể cả bằng biện pháp vũ lực (mặc dù chính sách này đã có sự điều chỉnh
nhất định sau Đại hội XVII, Đảng Cộng sản Trung Quốc).
Từ khi thực hiện chính sách cải cách, mở cửa, Trung Quốc đề ra chủ
trương tập trung phát triển kinh tế, củng cố vị thế quốc tế. Trung Quốc đã tiến
hành điều chỉnh chính sách đối ngoại, trong đó có một số điều chỉnh liên quan
đến vấn đề Đài Loan nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước, tạo môi trường
hoà bình, ổn định phục vụ cho công cuộc củng cố sức mạnh quốc gia và vị thế
của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Nguyên tắc trong chính sách đối ngoại liên quan đến Đài Loan của
Trung Quốc là: các nước phải công nhận nguyên tắc "một nước Trung Hoa",
không quan hệ chính thức với Đài Loan, không ủng hộ Đài Loan "độc lập"
dưới mọi hình thức. Trung Quốc đẩy mạnh phát triển quan hệ với các nước,
đặc biệt là Mỹ và các nước Đông Nam Á, nhằm cô lập Đài Loan, từng bước
thống nhất Đài Loan.
Ngược lại, do vị trí địa chiến lược quan trọng của Đài Loan nên Mỹ và
một số nước khác luôn lợi dụng Đài Loan làm con bài để kiềm chế Trung
Quốc khiến mối quan hệ của các nước này với Trung Quốc luôn diễn biến
phức tạp, tác động đến tình hình an ninh, ổn định ở khu vực và thế giới.
Trong khi đó, Đài Loan là một nền kinh tế tương đối phát triển, có quan
hệ kinh tế với nhiều nước và tổ chức trên thế giới, đặc biệt là quan hệ thương
5
mại, đầu tư. Đài Loan sử dụng ưu thế về kinh tế, quan hệ thương mại và đầu
tư để duy trì quan hệ với các nước, đôi khi đặt điều kiện trong quan hệ kinh tế
song phương vì mục đích chính trị.
Quan hệ kinh tế, văn hoá giữa Đài Loan và Việt Nam thời gian gần đây
có những bước phát triẻn mạnh mẽ, đặc biệt, Đài Loan là một trong những đối
tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ thương mại, đầu tư,
giao lưu văn hoá giữa hai bên đã và đang đem lại lợi ích cho cả Đài Loan và
Việt Nam và không vi phạm nguyên tắc “một nước Trung Hoa” mà Việt Nam
đã cam kết. Mặc dù quan hệ Việt Nam và Đài Loan chỉ mang tính kinh tế, văn
hoá thuần tuý nhưng Trung Quốc vẫn tỏ ra không hài lòng, đôi khi còn gây
sức ép với Việt Nam trong quan hệ với Đài Loan. Điều này đã và đang đặt ra
nhiều vấn đề trong xử lý các vấn đề nhạy cảm liên quan đến quan hệ song
phương với Trung Quốc và cả Đài Loan của Việt Nam.
Để có cách ứng xử hợp lý nhằm vừa duy trì quan hệ hữu nghị truyền
thống với Trung Quốc, vừa thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và
văn hoá với Đài Loan, việc nghiên cứu đề tài "Vấn đề Đài Loan trong chính
sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa" có ý nghĩa khoa học và thực

tiễn sâu sắc.
Đề tài giúp đưa ra một số đánh giá chính sách đối ngoại của Trung
Quốc có liên quan đến vấn đề Đài Loan với Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, trong đó
có Việt Nam, xu thế chính sách đối ngoại của Trung Quốc, tác động tới quan
hệ đối ngoại của các nước, từ đó rút ra kinh nghiệm và đề xuất cách xử lý
những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Đài
Loan.
6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề Đài Loan đã tồn tại và kéo dài hơn 60 năm nay do đó đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết của các học giả thế giới bàn luận về
vấn đề này. Ở nước ngoài, có nhiều công trình nghiên cứu rất lớn như tác phẩm
"Đại Đài Loan phòng ngự" của Trần Phúc Thành do Nhà xuất bản Kim Đài
Loan phát hành năm 1995, trong đó chủ yếu tập trung bàn về chiến lược phòng
ngự của Đài Loan.
Đặc biệt, trong phần mềm Ancata cập nhật hàng năm của Microsoft, các
học giả quốc tế đã có một dữ liệu tương đối đầy đủ về vấn đề Đài Loan, nêu chi
tiết lịch sử vấn đề Đài Loan từ những năm 1940. Tuy nhiên, trong dữ liệu
Ancata chỉ cập nhật các sự kiện là chính và trong phần sự kiện thì chỉ cập nhật
đến những năm cuối thế kỷ XX.
Ngoài ra, phần lớn các công trình nghiên cứu và sách xuất bản không đề
cập riêng đến vấn đề Đài Loan mà được lồng ghép trong các vấn đề lớn hơn.
Trong ấn phẩm: "Chiều hướng kinh tế - chính trị Trung Quốc lúc chuyển giao
thế kỷ", của Trình Hiểu Nông (học giả Đài Loan) xuất bản năm 1999, tác giả đã
đề cập một phần rất lớn đến quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Tác giả đã đưa ra
những nhận định, phân tích các khía cạnh cụ thể của Đại hội XV Đảng Cộng sản
Trung Quốc có liên quan đến quan hệ hai bờ. Tác phẩm này cũng đã làm rõ các
mối quan hệ hai bờ vào cuối thế kỷ XX, những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai
bờ và triển vọng quan hệ hai bờ trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
Trong ấn phẩm: "Trung Quốc trước thách thức thế kỷ XXI" của Lưu Kim

Hâm (học giả Trung Quốc), xuất bản năm 2000, tác giả đã dành Phần II bàn về
vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó có vấn đề thống nhất Đài Loan. Tác
giả đã khái quát lịch sử vấn đề Đài Loan, quan hệ Mỹ - Trung liên quan đến vấn
đề Đài Loan, đặc biệt là về âm mưu, ý đồ và chủ trương của Mỹ trong sử dụng
vấn đề Đài Loan để bao vây, kiềm chế Trung Quốc. Tác giả đã đề cập đến sự
7
điều chỉnh chính sách của Trung Quốc từ "sử dụng vũ lực" để thống nhất Đài
Loan sang chính sách "thống nhất hoà bình, một nước hai chế độ". Cuốn sách
cũng đã nêu bật ý đồ "Đài Loan độc lập" của một số quan chức Chính quyền
Đài Loan, đặc biệt là nguyên Tổng thống Trần Thuỷ Biển
Trong tác phẩm "Cuộc cách mạng về học thuyết quân sự của Trung
Quốc" của Giêm Mun-ve-non và Đa-vít M.Phinh-ken-xten (quan chức Mỹ), từ
những thông tin thu thập được, hai tác giả đã phân tích chi tiết về cuộc cách
mạng về học thuyết quân sự của Trung Quốc, trong đó có nhiều mục đề cập đến
vấn đề Đài Loan, đặc biệt là về các kịch bản Trung Quốc sử dụng vũ lực gây sức
ép với Đài Loan trong tương lai.
Ở trong nước, có rất ít tài liệu và đề tài nghiên cứu cụ thể về chính sách
đối ngoại của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Đài Loan mà chủ yếu là các bài
viết hoặc các đề tài nghiên cứu về Trung Quốc trong đó có vấn đề Đài Loan.
Ngoài ra, các nhà xuất bản trong nước cũng xuất bản nhiều tài liệu biên dịch từ
các cuốn sách do nước ngoài ấn hành có liên quan đến Trung Quốc và Đài Loan,
đặc biệt là những cuốn sách do các học giả Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ và
phương Tây phát hành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề Đài Loan và chính sách đối ngoại của
Trung Quốc liên quan đến vấn đề Đài Loan.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chính sách đối ngoại của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Đài
Loan trong thời kỳ cải cách, mở cửa (từ năm 1978 đến nay).
+ Chính sách đối ngoại của Mỹ, Nhật Bản, ASEAN đối với Trung

Quốc có liên quan đến vấn đề Đài Loan thời gian gần đây.
+ Một số vấn đề liên quan đến Đài Loan trong quan hệ Trung - Việt
8
thời gian gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, các phương
pháp phân tích, tổng hợp, lô-gíc, lịch sử, thống kê
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Vấn đề Đài Loan trong quan hệ giữa Đài Loan với Trung
Quốc đại lục. Chương này được bố cục làm ba phần: Lịch sử vấn đề Đài
Loan; một số vấn đề trong quan hệ hai bờ thời gian gần đây và sự điều chỉnh
chính sách của Trung Quốc và Đài Loan. Chương 1 tập trung nêu khái lược
về lịch sử vấn đề eo biển Đài Loan, thực trạng quan hệ hai bờ và những vấn
đề tồn tại trong quan hệ hai bờ.
Chương 2: Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung
Quốc với một số nước châu Á - Thái Bình Dương. Chương 2 tập trung phân
tích làm rõ chính sách đối ngoại của Trung Quốc có liên quan đến vấn đề Đài
Loan, chính sách đối ngoại của Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản, ASEAN có
liên quan đến vấn đề Đài Loan.
Chương 3: Một số nhận xét về vấn đề Đài Loan trong quan hệ quốc tế.
Chương 3 đưa ra một số dự báo, nhận xét về vấn đề Đài Loan trong quan hệ
quốc tế, trong đó có dự báo các khả năng xảy ra ở eo biển Đài Loan; kinh
nghiệm của các nước trong quan hệ với Trung Quốc và Đài Loan và tác động
của vấn đề Đài Loan trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đồng thời,
Chương 3 cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quan hệ
chiến lược Việt Nam - Trung Quốc, duy trì quan hệ kinh tế và văn hoá với
Đài Loan trong thời gian tới.
9
Ngoài ra, luận văn còn có phần tài liệu tham khảo gồm các ấn phẩm, tải

liệu, tạp chí trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề Đài Loan và quan hệ
Đài Loan - Đại Lục, quan hệ Đài Loan các nước, quan hệ Trung Quốc - các
nước. Phần phụ lục gồm các tài liệu quan trọng mà Trung Quốc đã công bố có
liên quan đến vấn đề Đài Loan như: Sách trắng: Nguyên tắc một nước Trung
Hoa và vấn đề Đài Loan; Luật chống chia cắt đất nước
10
CHƯƠNG 1
VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN TRONG QUAN HỆ GIỮA ĐÀI LOAN
VÀ TRUNG QUỐC ĐẠI LỤC
1.1. Lịch sử vấn đề Đài Loan
1.1.1. Vấn đề Đài Loan từ 1949 đến 1979
Đài Loan nằm ở phía Đông Trung Quốc, đối diện tỉnh Phúc Kiến, gồm
hơn 80 đảo lớn nhỏ, trong đó Đài Loan là đảo lớn nhất, có diện tích 36.180
km
2
, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 394 km, chiều rộng từ Đông sang Tây là
144 km. Dân số Đài Loan năm 2008 khoảng trên 23 triệu người.
Ngày 25 tháng 10 năm 1945, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc thu hồi
lại Đài Loan và các khu vực đảo Bành Hồ từ Nhật Bản theo “Tuyên ngôn
Cai-rô” và “Thông cáo Pốt-xđam”. Sau khi bị thua trong cuộc nội chiến
1946 - 1949, lực lượng Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã
chạy ra đảo Đài Loan, duy trì thể chế Trung Hoa Dân quốc đối lập với Chính
phủ Trung ương. Đài Loan đẩy mạnh phát triển kinh tế và quân sự, mở rộng
quan hệ quốc tế và có xu hướng độc lập. “Vấn đề Đài Loan” từ đó trở thành
vấn đề gai góc trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt là trong
quan hệ Trung Quốc - Mỹ và Trung Quốc - Nhật Bản. Trong khi Trung Quốc
quyết tâm thống nhất Đài Loan vào Đại lục thì Đài Loan luôn có xu hướng
đòi độc lập.
Trong suốt những năm 1950 và đầu những năm 1960, Trung Quốc đã
lên kế hoạch sử dụng vũ lực để "giải phóng" Đài Loan, tập trung lực lượng

tấn công vào các khu vực đảo Đài Loan. Tuy nhiên, do sự can thiệp của Mỹ
và nước ngoài nên Trung Quốc đã không thực hiện được kế hoạch thống nhất
Đài Loan.
11
Năm 1951, Đài Loan tổ chức bầu cử địa phương và năm 1954 tiến hành
bầu "Tổng thống" đầu tiên, thành lập "Chính phủ", ký “Hiệp ước phòng thủ”
với Mỹ, mở rộng quan hệ với cộng đồng quốc tế, tiếp tục được giữ ghế đại
diện của Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ). Trong thời gian này, đã xảy ra
2 cuộc khủng hoảng, nguy cơ dẫn đến cuộc chiến tranh tổng lực giữa hai bên.
Năm 1953, Mỹ có nhiều động thái tăng cường quan hệ với Đài Loan
như: cử Đại sứ Mỹ đầu tiên Can Ranh-kin tại Đài Loan, nhiều quan chức
hàng đầu của Mỹ sang thăm và đưa ra lời cam kết bảo vệ Đài Loan, kêu gọi
nhiều nước đồng minh công nhận Đài Loan… Điều này đã khiến cho Trung
Quốc rất lo ngại Đài Loan có nguy cơ bị chia tách vĩnh viễn. Đặc biệt, từ ngày
23 tháng 2 năm 1954, Đài Loan tiến hành tiếp nhận khoảng 14.209 tù nhân
chiến tranh từ Hàn Quốc (trong đó 74,5% là tù nhân Trung Quốc). Những
người này đã tuyên bố ở lại Đài Loan, không trở về Trung Quốc, được
“Chính phủ” Đài Loan cử đi các nước để tuyên truyền về “nước Trung Hoa
dân quốc” và thậm chí đăng ký vào quân đội của Đài Loan. Điều này đã khiến
cho Chính phủ Trung Quốc thêm quyết tâm phải thống nhất Đài Loan bằng
vũ lực.
Sau khi Hiệp định Pa-ri về Đông Dương được ký kết (ngày 20 tháng 7
năm 1954), Trung Quốc đã đề ra một chương trình nghị sự tổng lực để “giải
phóng” Đài Loan, trong đó có cả kế hoạch quân sự. Ngày 11 tháng 8 năm
1954, Chính phủ Trung Quốc thông qua Nghị quyết tổng động viên lực lượng
quân sự để “khuất phục” Đài Loan càng nhanh càng tốt.
Ngày 3 tháng 9 năm 1954, Trung Quốc bắt đầu bắn phá đảo Kim Môn
của Đài Loan, cuộc khủng hoảng lần thứ nhất chính thức xảy ra. Hải quân Đài
Loan thực hiện chiến dịch phong toả nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiến hành
cuộc đổ bộ lên đảo, trong khi pháo binh và máy bay ném bom của Đài Loan

tấn công vào các cảng của Trung Quốc đối diện Đài Loan. Cuộc khủng hoảng
12
lần thứ nhất lắng dịu khi Trung Quốc tổ chức Quốc khánh lần thứ 5 vào ngày
1 tháng 10 năm 1954. Tuy nhiên, căng thẳng ở eo biển Đài Loan tiếp tục kéo
dài do Trung Quốc tuyên bố sẽ "giải phóng" Đài Loan bằng mọi giá, đẩy
mạnh tập trung lực lượng đối diện Đài Loan (hình thành các trận địa pháo).
Ngày 18 tháng 1 năm 1955, tàu đổ bộ của Trung Quốc chiếm đảo Nhất Giang
Sơn, tiếp tục tấn công vào Kim Môn, Mã Tổ. Máy bay quân sự của hai bên
tiếp tục bắn phá vào các khu vực của nhau [24].
Leo thang quân sự giữa hai bên đã buộc Mỹ phải can thiệp. Ngày 29
tháng 1 năm 1955, Quốc hội đã cho phép Tổng thống Mỹ tiến hành các hành
động quân sự cần thiết để bảo vệ đảo Đài Loan và Bành Hồ. Mỹ đã ngay lập
tức điều Hạm đội 7 tới khu vực Đài Loan, điều đơn vị không quân tới các căn
cứ quân sự của Đài Loan. Ngày 9 tháng 2 năm 1955, Mỹ và Đài Loan ký
Hiệp ước phòng thủ chung, đồng thời tăng cường viện trợ quân sự cho Đài
Loan (năm 1955 là 138 triệu USD, 1956 là 102 triệu USD) [24].
Cuộc khủng hoảng lần thứ nhất kéo dài tới giữa năm 1956 khi hai bên
bắn tín hiệu đàm phán giải quyết căng thẳng giữa hai bờ. Đến cuối năm 1956,
căng thẳng lắng dịu, hai bên không còn tiến hành các cuộc tấn công quy mô
lớn sang lãnh thổ của nhau nữa, nhưng vẫn duy trì các cuộc bắn pháo lẻ tẻ qua
lại giữa Kim Môn, Mã Tổ và Đại lục.
Tháng 8 năm 1958, Hải quân Đài Loan tiến hành các hoạt động quân sự
ở ven biển Đại lục nên Trung Quốc đã quyết định bắn phá Kim Môn vào ngày
23 tháng 8 năm 1958, cuộc khủng hoảng lần thứ hai chính thức bắt đầu.
Tưởng Giới Thạch đã cầu viện Mỹ bảo vệ Kim Môn. Tổng thống Mỹ Ai-xen-
hao đã ngay lập tức điều 7 tàu sân bay, 3 tuần dương hạm, 40 tàu khu trục tới
khu vực eo biển Đài Loan. Đồng thời, Phi đội Không quân số 46 cũng được
lệnh cơ động đến các căn cứ không quân của Đài Loan, cùng với khoảng
3.800 lính hải quân đánh bộ [24]. Các tàu chiến của Mỹ đã trực tiếp bảo vệ
13

các tàu chiến của Đài Loan, thực hiện chính sách "bên lề chiến tranh" (sẵn
sàng can thiệp gây chiến bảo vệ Đài Loan). Sau đó, Mỹ thực hiện chính sách
"thoát thân", bắn tin nếu Trung Quốc ngừng bắn, sẽ thuyết phục Đài Loan rút
khỏi Kim Môn và Mã Tổ nhằm "tạo ra hai nước Trung Quốc, vạch eo biển
để cai trị" [5, tr. 163], nhưng Đài Loan không nhất trí. Ngày 12 tháng 10 năm
1958, Mao Trạch Đông ra lệnh ngừng bắn và sau đó tuyên bố cứ cách hai
ngày lại bắn pháo một ngày, không bắn vào ngày lễ và tết. Cuộc khủng hoảng
lần thứ hai chính thức chấm dứt. Tuy nhiên, việc bắn phá Đài Loan vẫn tiếp
tục kéo dài tới tận năm 1969, đặc biệt, trong thời gian Tổng thống Mỹ Ai-xen-
hao thăm Đài Loan (từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 6 năm 1960), Trung Quốc
đã tiến hành các vụ bắn phá dữ dội vào Kim Môn và Mã Tổ, có ngày bắn tới
gần 100.000 quả đạn pháo các loại.
Đầu những năm 1970, vị thế của Đài Loan trên trường quốc tế có sự
suy giảm nhanh chóng, đặc biệt là sau khi Chính phủ Mỹ bắt đầu tiếp xúc với
Chính phủ Trung Quốc với chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Ri-chát
Níc-xơn năm 1972. Đài Loan bị mất ghế đại diện tại LHQ (năm 1971), nhiều
nước chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, cắt đứt quan
hệ ngoại giao, chỉ duy trì quan hệ không chính thức và quan hệ thương mại,
đầu tư với Đài Loan. Năm 1979, Mỹ bình thường hoá quan hệ với Trung
Quốc và cắt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng vẫn duy trì
quan hệ không chính thức và tích cực hậu thuẫn, bảo vệ Đài Loan. Cuối tháng
4 năm 1979, Mỹ rút hết quân khỏi Đài Loan nhưng vẫn tiếp tục bán vũ khí
cho Đài Loan. Vấn đề Đài Loan chuyển sang một giai đoạn mới, trong đó
quan hệ Mỹ - Trung là tâm điểm, còn vấn đề Đài Loan trở thành con bài nhạy
cảm trên bàn cờ quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.
1.1.2. Vấn đề Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2000
Sau khi Mỹ bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và cắt đứt quan
14
hệ ngoại giao với Đài Loan, nhiều quốc gia trên thế giới cũng thiết lập quan
hệ chính thức với Trung Quốc, chỉ duy trì quan hệ không chính thức và quan

hệ thương mại, đầu tư với Đài Loan. Đến năm 1978, chỉ còn khoảng 22 nước
có quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Chính quyền Đài Loan tiếp tục từ chối
đề nghị của Trung Quốc về việc cải thiện quan hệ hai bờ, nối lại giao thương,
thư tín, điện thoại và trao đổi văn hoá. Trung Quốc cho phép người Đài Loan
thăm Đại lục nhưng Đài Loan không cho người Đại lục sang thăm Đài Loan.
Tuy nhiên, quan hệ đầu tư, thương mại song phương thông qua Hồng Công đã
bắt đầu tăng mạnh, hai bên đã cùng tham dự nhiều cuộc hội thảo và hội nghị
quốc tế.
Năm 1985, Trung Quốc đạt được thoả thuận với Anh về thu hồi Hồng
Công theo nguyên tắc "một nước, hai chế độ", do đó kêu gọi Đài Loan thống
nhất vào Trung Quốc cũng với nguyên tắc trên đồng thời cam kết Đài Loan sẽ
có quyền tự trị hơn cả Hồng Công. Quan hệ thương mại gián tiếp giữa hai bên
tăng mạnh, theo Tạp chí Kinh tế Viễn đông, kim ngạch thương mại hai bên đã
lên tới 560 triệu USD (trong đó Đài Loan xuất sang Trung Quốc 430 triệu
USD) [24].
Cuộc tiếp xúc không chính thức đầu tiên giữa quan chức hai bên diễn ra
vào năm 1986 khi Đài Loan cho phép đại diện của Hãng hàng không Trung
Quốc - CAL (Đài Loan) tới Hồng Công để đàm phán với các quan chức
Trung Quốc về việc trao trả chiếc máy bay và 2 phi công của CAL bị bắt. Đài
Loan đã nới lỏng một số quan hệ với Đại lục, trong đó có việc cho phép nhập
sách từ Đại lục, bỏ lệnh cấm đi lại tới Hồng Công và Ma Cao, cuối cùng là bỏ
lệnh cấm đi lại với Đại lục. Tháng 7 năm 1987, Đài Loan đã ra lệnh bãi bỏ
Luật giới nghiêm được áp dụng từ năm 1949. Tháng 5 năm 1989, lần đầu tiên
Đài Loan phái Bộ trưởng Thương mại Shirley Kuo đến Bắc Kinh tham gia
cuộc họp thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Tháng 5 năm
15
1990, Tổng thống Lý Đăng Huy đề xuất mở kênh tiếp xúc với Trung Quốc
với điều kiện Bắc Kinh cải cách chính trị và kinh tế, đồng thời chấp nhận Đài
Loan "là một bên ngang hàng" trong bất kỳ cuộc đàm phán nào. Đài Loan
cũng thiết lập Uỷ ban Các vấn đề Đại lục để điều hành các quan hệ buôn bán

và giao lưu văn hoá với Bắc Kinh.
Tháng 4 năm 1991, Lý Đăng Huy công nhận Chính phủ Cộng sản
Trung Quốc, chấm dứt việc tuyên chiến chống lại Chính phủ Bắc Kinh. Hai
bên tiến hành thành lập các tổ chức nhằm thúc đẩy đàm phán để cải thiện
quan hệ hai bờ, trong đó phía Đài Loan thành lập Quỹ giao lưu hai bờ còn
phía Trung Quốc thành lập Hiệp hội Quan hệ hai bờ. Đài Loan phái một phái
đoàn gồm 14 thành viên thuộc Quỹ giao lưu hai bờ eo biển (Đài Loan) sang
Bắc Kinh để thảo luận với các quan chức Bắc Kinh, Trung Quốc tuyên bố
chấm dứt các cuộc tấn công vào Kim Môn và Mã Tổ. Tháng 4 năm 1993, Quỹ
giao lưu hai bờ eo biển (Đài Loan) và Hiệp hội Quan hệ hai bờ eo biển (Trung
Quốc) tổ chức cuộc gặp tại Xin-ga-po nhằm cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Đây là cuộc gặp lịch sử đầu tiên giữa hai bên, đánh dấu bước phát triển mới
trong quan hệ hai bờ. Hai bên đã ký được các văn kiện thoả thuận trao đổi thư
tín và thiết lập một kênh liên lạc chính thức. Tiếp đó, nhiều cuộc tiếp xúc diễn
ra giữa quan chức hai bên.
Quan hệ thương mại song phương thời kỳ này tăng mạnh (từ 1 tỷ năm
1987, đến năm 198 đã đạt 1,5 tỷ USD). Đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc
cũng bắt đầu tăng, năm 1989 đạt khoảng 200 triệu USD, nhưng đến năm 1992
đã lên tới 3 tỷ USD [24].
Năm 1995, Mỹ cấp visa cho Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy sang
thăm Mỹ. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1979 Mỹ đón tiếp một nhân vật cao
cấp Đài Loan. Ngay lập tức, Trung Quốc tuyên bố sẽ thử tên lửa ở eo biển
Đài Loan và quy định vùng cấm các tàu thuyền qua lại. Cuộc khủng hoảng
16
lần thứ ba chính thức bắt đầu.
Ngày 7 tháng 3 năm 1995, Trung Quốc tiến hành 2 vụ thử tên lửa đạn
đạo đầu tiên. Hai tên lửa của Trung Quốc bay qua khu vực phía Bắc Đài Loan
rơi xuống biển Thái Bình Dương (TBD). Lực lượng không quân và tên lửa
Đài Loan được nâng cấp báo động cao nhất, sẵn sàng trả đũa Trung Quốc.
Cụm tàu sân bay lớp Interpendent (CV-62) của Hạm đội 7 Mỹ đang ở Phi-líp-

pin được lệnh xuất phát hướng về phía eo biển Đài Loan. Mỹ điều tiếp Cụm
tàu sân bay lớp Nimitz (CVN-68) từ vùng Vịnh tới khu vực Đài Loan nhằm
bảo vệ cuộc bầu cử Tổng thống ở Đài Loan (23.3.1996), đồng thời công khai
tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực bảo vệ Đài Loan. Tuy nhiên, sau 4 lần bắn
thử tên lửa, Trung Quốc "thông báo các vụ thử tên lửa đã thành công, chỉ
phải bắn 1/2 số tên lửa dự kiến thử" [6, tr. 73], đồng thời các cuộc diễn tập đã
được thu hẹp lại. Căng thẳng ở eo biển Đài Loan lắng dịu.
Sau cuộc khủng hoảng lần thứ 3, Đài Loan bắt đầu có sự điều chỉnh
chính sách, chú trọng đến vấn đề "chủ quyền và độc lập". Tháng 7 năm 1999,
Lý Đăng Huy khẳng định, "hai bên có mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước
với nhà nước" và quan điểm của Đài Loan về "một nước Trung Hoa đó là một
nước Trung Hoa dân chủ trong tương lai". [18, tr. 437]. Lý Đăng Huy cho
rằng, "kể từ khi tiến hành cải cách Hiến pháp năm 1991, Đài Loan đã xác
định lại mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan là mối quan hệ giữa quốc
gia và quốc gia, hoặc ít nhất cũng là mối quan hệ đặc biệt giữa quốc gia với
quốc gia. Theo mối quan hệ đặc biệt giữa quốc gia với quốc gia đó, không
cần phải tuyên bố Đài Loan độc lập nữa" [18, tr. 438].
1.1.3. Vấn đề Đài Loan từ 2000 đến nay
Cuộc bầu cử năm 2000 đã khiến cho đàm phán hai bờ tạm ngưng, quan
hệ Trung Quốc - Đài Loan trở nên căng thẳng. Ngày 18 tháng 3 năm 2000,
Trần Thuỷ Biển thuộc đảng Dân chủ Đài Loan đã đắc cử “Tổng thống” Đài
17
Loan và ngày 20 tháng 5 năm 2000 đã chính thức tuyên thệ nhậm chức. Trong
diễn văn nhậm chức của mình, Trần Thuỷ Biển đã không nhắc đến nguyên tắc
“một nước Trung Hoa”, sau đó còn tuyên bố "thống nhất không phải là lựa
chọn duy nhất cho Đài Loan". Thậm chí, năm 2003, Trần Thủy Biển còn
công khai tuyên bố đưa ra kế hoạch "tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc" với
mốc thời gian: năm 2003 hoàn thành dự luật về trưng cầu dân ý tách Đài Loan
khỏi Trung Quốc, năm 2004 tiến hành bỏ phiếu, năm 2006 soạn thảo hiến
pháp mới và năm 2008 bắt đầu áp dụng hiến pháp này.

Những động thái này đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc,
trong đó có việc Trung Quốc đưa ra Sách trắng "Nguyên tắc một nước Trung
Hoa và vấn đề Đài Loan" (năm 2000) và Luật chống chia cắt đất nước (năm
2005). Tuy nhiên, hai bên vẫn tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc và quan hệ
kinh tế, thương mại và du lịch song phương.
Như vậy, vấn đề Đài Loan căng thẳng kéo dài chủ yếu xuất phát từ
những bất đồng trong quan điểm của Trung Quốc và giới chức Đài Loan về vị
thế của mỗi bên, đồng thời xuất phát từ thực tế là: đa số người dân Đài Loan
không nhất trí thống nhất đất nước mà muốn duy trì nguyên trạng. Theo 30
cuộc trưng cầu dân ý từ tháng 1 năm 1994 đến tháng 5 năm 1997 của “Trung
tâm Nghiên cứu bầu cử”, trường Đại học Chính trị Quốc lập Đài Loan cho
thấy, tỷ lệ “tán thành thống nhất” chiếm từ 20 - 30%, ủng hộ “duy trì nguyên
trạng” chiếm 40 - 60%, ủng hộ “Đài Loan độc lập” chiếm 10 - 20%. Như
vậy, tỷ lệ người dân Đài Loan ủng hộ “nguyên trạng” và “độc lập” chiếm từ
60 - 80% [15, tr. 300].
Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng khiến tình hình hai bờ căng thẳng
kéo dài đó là sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào công việc nội bộ của
Trung Quốc và các “thế lực Đài Loan độc lập”. “Sách trắng: Nguyên tắc một
nước Trung Hoa và vấn đề Đài Loan” năm 2000 khẳng định: “vấn đề Đài
18
Loan không được giải quyết trong thời gian dài là do có sự can thiệp của các
thế lực bên ngoài và các thế lực chia rẽ của Đài Loan”, đặc biệt là Mỹ. Mỹ
đã ba lần can thiệp quân sự vào vấn đề Đài Loan, gây ra ba cuộc khủng hoảng
trong quan hệ hai bờ eo biển và hiện vẫn tiếp tục hậu thuẫn Đài Loan trên
nhiều phương diện.
1. 2. Một số vấn đề trong quan hệ hai bờ thời gian gần đây
1.2.1. Quan điểm "một nước Trung Hoa" và chính sách "một nước
hai chế độ"
(1) Quan điểm "một nước Trung Hoa"
Quan điểm của Đài Loan về "một nước Trung Hoa" được thể hiện

trong "Cương lĩnh thống nhất đất nước" của Đài Loan do Viện lập pháp thông
qua tháng 3 năm 1991 và văn kiện "Vấn đề Đài Loan với thống nhất Trung
Quốc" của Uỷ ban Đại lục của Đài Loan ban hành ngày 16 tháng 9 năm 1993.
Theo đó, Đài Loan xác định khái niệm "một nước Trung Hoa" với những nội
dung sau: Thứ nhất, từ "Trung Hoa" bao hàm nội dung, ý nghĩa về địa lý,
chính trị, lịch sử và văn hoá. Thứ hai, Đại lục và Đài Loan đều là lãnh thổ của
nước "Trung Hoa". Đài Loan từ trước tới nay vẫn là một bộ phận của lãnh thổ
Trung Quốc, đồng thời Đại lục từ trước tới nay cũng là một bộ phận của lãnh
thổ Trung Quốc. Thứ ba, Đài Loan là lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc. Thứ
tư, kể từ khi thành lập tới nay, Chính quyền Đại lục chưa bao giờ có quyền
thống trị Đài Loan.
Quan điểm của Đại lục về nguyên tắc "một nước Trung Hoa" được thể
hiện trong Sách trắng "Nguyên tắc một nước Trung Hoa và vấn đề Đài Loan"
của Văn phòng Thông tin Quốc vụ Viện Trung Quốc (công bố tháng 2 năm
2000) xác định nội dung "một nước Trung Hoa" với những nội hàm sau: thứ
nhất, trên thế giới chỉ có một nước Trung Hoa; thứ hai, Đài Loan là một bộ
19
phận của Trung Quốc; thứ ba, Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho Trung Quốc; thứ tư, cốt lõi
của "Nguyên tắc một nước Trung Hoa" là bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Trung Quốc.
Như vậy, Đài Loan và Đại lục có những cách hiểu khác nhau về quan
điểm "một nước Trung Hoa". Vấn đề gây tranh cãi trong các cuộc đàm phán
giữa hai bờ eo biển cũng đều xoay quanh cách hiểu "một nước Trung Hoa".
Đặc biệt Đài Loan có nhiều quan điểm không thống nhất với Đại lục về các
vấn đề cụ thể như sau: Thứ nhất, Trung Quốc luôn coi Đài Loan không có chủ
quyền của một quốc gia độc lập nên không có quyền đại diện cho “một quốc
gia là Trung Hoa”. Thứ hai, Đài Loan và Đại lục đều là một bộ phận của
Trung Hoa (điều này coi hai bên là ngang bằng nhau), hai bên đều cùng
hưởng chủ quyền, cùng cai trị. Thứ ba, Đài Loan nhất trí hướng tới mục tiêu

thống nhất, nhưng các vấn đề quốc hiệu, quốc ca, quốc kỳ, hiến pháp đều phải
bàn bạc quyết định chứ không để Đài Loan bị nước Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa lấn át. Thứ tư, Đài Loan coi quan hệ hai bờ là "đối đẳng", không
được coi Đại lục lớn, Đài Loan nhỏ. Thứ năm, Đài Loan là một thực thể chính
trị nhưng Trung Quốc không chấp nhận. Thứ sáu, Đài Loan cho rằng hai bờ
hiện nay tạm thời "chia cắt" nhưng Trung Quốc lại cho rằng "chia cắt" vốn có
ý đi tới độc lập. Thứ bảy, Trung Quốc tuyên bố vấn đề hai bờ là vấn đề nội bộ
của Trung Quốc nên để người Trung Quốc tự giải quyết bằng thương lượng
bình đẳng, nhưng trên trường quốc tế Đại lục lại luôn coi Đài Loan là một
tỉnh, hay một bộ phận của Trung Quốc. Thứ tám là vấn đề Trung Quốc cô lập
ngoại giao đối với Đài Loan [15, tr. 298 - 299].
(2) Quan điểm "một nước, hai chế độ" của Trung Quốc
Chính sách "thống nhất hoà bình, một nước hai chế độ" do Đặng Tiểu
Bình đề xướng từ năm 1978 với nội dung: "Sau khi thực hiện thống nhất hoà
20
bình, Đài Loan có thể giữ chế độ kinh tế và xã hội của mình". Đến năm 1983,
Đặng Tiểu Bình đã hệ thống hoá nguyên tắc "thống nhất hoà bình, một nước
hai chế độ". Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác định nguyên tắc “một nước, hai
chế độ” đó là trong nước Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa, Đại lục sẽ tiếp tục
duy trì chế độ XHCN của mình, trong khi Hồng Công, Ma-cao và Đài Loan
sẽ tiếp túc duy trì chế độ TBCN.
Đối với trường hợp Đài Loan, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục theo đuổi
chính sách “thống nhất hoà bình và một nước, hai chế độ”, với một số quy
định đặc biệt như sau: thứ nhất, sau khi thống nhất vào Đại lục, chế độ kinh tế
xã hội của Đài Loan, kể cả đời sống của nhân dân và các mối quan hệ văn
hoá, kinh tế của Đài Loan với các nước khác sẽ không cần phải thay đổi. Thứ
hai, với tư cách là một khu vực hành chính đặc biệt, Đài Loan sẽ được hưởng
quyền tự trị cao, gồm cả quyền hành pháp và lập pháp, có hệ thống pháp lý
độc lập và quyền chung thẩm. Thứ ba, Đài Loan có quyền điều hành các vấn
đề chính trị, quân sự, đảng phái, kinh tế và tài chính, có thể gồm cả việc ký

kết các hiệp định thương mại và văn hoá với nước ngoài, đồng thời được
hưởng quyền nhất định trong quan hệ đối ngoại. Thứ tư, Đài Loan có thể duy
trì lực lượng vũ trang của mình và Đại lục sẽ không điều quân hay cử nhân
viên hành chính sang quản lý tại Đài Loan. Thứ năm, các quan chức, đại diện
của đặc khu hành chính Đài Loan và các cơ quan khác của Đài Loan có thể
được đề cử vào các vị trí cấp cao của Chính quyền Trung ương và có thể tham
gia điều hành công tác đối ngoại [29].
Thực chất, việc đề nghị Đài Loan thống nhất vào Trung Quốc theo
nguyên tắc "một nước, hai chế độ" là theo mô hình thu hồi Hồng Công từ phía
Anh năm 1997. Tuy nhiên, cho đến nay phía Đài Loan vẫn chưa chấp nhận đề
nghị này và cho rằng Hồng Công trở về Trung Quốc với mô hình "một nước,
hai chế độ" đã "khiến cho nơi này có những bước thụt lùi đáng kể: thụt lùi về
21
chế độ chính trị; hạn chế tự do biểu tình, mít tinh, tụ họp…" [9, tr. 336].
Ngoài ra, Đài Loan cũng không muốn phụ thuộc và gắn chặt vận mệnh của
mình với Trung Quốc rộng lớn. Do đó, giới lãnh đạo cũng như đa số người
dân Đài Loan không chấp nhận việc thống nhất vào Trung Quốc theo mô hình
như Hồng Công.
1.2.2. Quan hệ hai bờ trên các lĩnh vực
(1) Về chính trị, đối ngoại và văn hoá
Mặc dù còn bất đồng trong một số vấn đề nhưng hiện nay hai bên
thường xuyên duy trì các cuộc tiếp xúc, tiến hành các cuộc đàm phán, thương
lượng về các vấn đề có liên quan, trong đó có việc thống nhất đất nước. Sau
khi đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 3 năm 2008, trong diễn văn
nhậm chức của mình, Mã Anh Cửu khẳng định quan điểm “ba không: không
độc lập, không thống nhất, không sử dụng vũ lực" trong quan hệ hai bờ, tái
khởi động các cơ chế đàm phán, song phải dựa trên tiền đề "bình thường hoá
kinh tế, thương mại trước, đàm phán chính trị sau". Ngay sau đó, một loạt các
cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai bên đã diễn ra. Ngày 12 tháng 4 năm 2008,
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có cuộc gặp đầu tiên với Phó Tổng thống mới đắc

cử của Đài Loan Tiêu Vạn Tường bên lề Hội nghị Bác Ngao diễn ra tại Hải
Nam, Trung Quốc. Hai bên đã nhất trí về một loạt nguyên tắc ứng xử trong
quan hệ hai bờ theo tinh thần "cùng thắng" và tạo cơ sở cho các cuộc đàm
phán tiếp theo.
Sau đó, hai bên đã tiến hành một loạt các cuộc gặp gỡ và đàm phán. Từ
ngày 26 đến ngày 31 tháng 5 năm 2008, Chủ tịch Quốc dân đảng Đài Loan
Ngô Bá Hùng thăm Trung Quốc, tiếp kiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ
Cẩm Đào. Từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 6 năm 2008, hai bên tiến hành cuộc
hội đàm giữa Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan của Trung Quốc
(ARATS) và Quỹ trao đổi hai bờ eo biển Đài Loan (SEF), khôi phục cơ chế
22
đàm phán hai bờ sau gần 10 năm ngưng trệ. Hai bên đã đồng ý thiết lập các
văn phòng đại diện ở mỗi bên, ký Hiệp định mở các chuyến bay chở khách
vào cuối tuần giữa hai bờ và Hiệp định du lịch hai bờ (chuyến bay đầu tiên đã
cất cánh ngày 4 tháng 7 năm 2008).
Ngày 3 tháng 11 năm 2008, Chủ tịch Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển
Đài Loan của Trung Quốc Trần Vân Lâm thăm Đài Loan, ký kết 4 văn kiện
hợp tác trong các lĩnh vực vận tải hàng không, hàng hải, bưu chính viễn
thông, kiểm dịch thực phẩm, đồng thời thảo luận một số cơ chế mới cho hợp
tác hai bờ trong tương lai. Trong cuộc gặp với Trần Vân Lâm, Tổng thống Mã
Anh Cửu đã đưa ra phương châm 16 chữ trong quan hệ hai bờ: "Nhìn thẳng
sự thật, không phủ nhận nhau, làm lợi cho dân, hoà bình eo biển". Theo kế
hoạch, Trung Quốc sẽ mở cửa 63 hải cảng ở Thượng Hải và Hạ Môn, còn Đài
Loan sẽ mở cửa cảng Cơ Long và Cao Hùng.
Ngày 20 tháng 12 năm 2008, Diễn đàn kinh tế, thương mại và văn hoá
giữa hai bờ eo biển lần thứ 4 được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc. Hai
bên đã thảo luận về một cơ chế hợp tác kinh tế trên nguyên tắc cùng có lợi và
cùng thịnh vượng. Trong cuộc họp lần này, Giả Khánh Lâm, Uỷ viên Thường
trực Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Trung Quốc tuyên
bố, Đại lục sẵn sàng giúp Đài Loan đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính

toàn cầu hiện nay.
Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Trung Quốc khoá 11
(từ ngày 5 - 13 tháng 3 năm 2009) đánh giá, năm 2008, quan hệ hai bờ đã đạt
được nhiều đột phá to lớn: hiệp thương hai bờ được khôi phục; thúc đẩy “tam
thông”; quan hệ kinh tế, văn hoá được tăng cường; quan hệ hai bờ bắt đầu
bước vào quỹ đạo phát triển hoà bình. Báo cáo đưa ra chủ trương của Trung
Quốc: kiên trì phát triển quan hệ hai bờ, thúc đẩy phương châm “thống nhất
hoà bình”; tăng cường hợp tác kinh tế để cùng đối phó với với cuộc khủng
23
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; mở rộng giao lưu giữa các giới
chức trong xã hội; thông qua hiệp thương để tạo điều kiện cho Đài Loan tham
gia các hoạt động quốc tế; nghiên cứu, đối thoại về chính trị, quân sự.
Bên lề Diễn đàn Bác Ngao (diễn ra trong tháng 4 năm 2009 tại Hải
Nam, Trung Quốc), Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đề ra 5 nhiệm vụ
thúc đẩy quan hệ hai bờ gồm: thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư
tại Đài Loan; tăng cường nhập khẩu từ Đài Loan; khuyến khích doanh nghiệp
Đài Loan đầu tư vào Đại Lục; xây dựng hiệp thương phù hợp với phát triển
kinh tế hai bờ; tăng cường khách du lịch.
(2) Về thương mại và đầu tư
Thời gian đầu sau khi Hồng Công trở về Trung Quốc, quan hệ thương
mại, đầu tư giữa hai bên vẫn tiếp tục được trì qua Hồng Công, nhưng hai bên
cũng đã bắt đầu ký kết nhiều thoả thuận, văn kiện nhằm thúc đẩy "tam thông",
trong đó chú trọng đến giao thương kinh tế và đầu tư trực tiếp giữa hai bên.
Hai bên đã thành lập các tổ chức nhằm kiểm soát và thúc đẩy quan hệ kinh tế,
nới lỏng nhiều biện pháp hạn chế, từng bước giao thương trực tiếp.
Hiện nay, hai bên đã nối lại các quan hệ trực tiếp về giao thông vận tải,
thương mại, du lịch và thư tín. Theo Tân Hoa Xã, phát biểu với báo giới sau
Diễn đàn kinh tế, thương mại và văn hoá giữa hai bờ eo biển lần thứ 4 (ngày
23 tháng 12 năm 2008), Vương Nghị, Chủ nhiệm Văn phòng các quan hệ Đài
Loan của Trung Quốc cho biết, ba ngân hàng của Trung Quốc sẽ hỗ trợ cho

các nhà đầu tư Đài Loan 130 tỷ Nhân dân tệ (19 tỷ USD) trong vòng 3 năm
nhằm giúp các doanh nghiệp Đài Loan khắc phục những khó khăn do cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới tác động. Ngoài ra, Trung Quốc cũng chi 2 tỷ
USD để mua các màn hình phẳng của các công ty Đài Loan.
24
Biểu đồ 1.1. Tốc độ kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan vào
Trung Quốc
Đơn vị tỷ USD
1
4
10.5
8
62.5
28
67
31
0
10
20
30
40
50
60
70
1997 2002 2007 2008
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Nguồn: Cục Thống kê Đài Loan tháng 3 năm 2008
Kim ngạch thương mại giữa hai bên liên tục tăng, trong đó chủ yếu là
Đài Loan xuất khẩu vào Trung Quốc (Biểu đồ 1.1). Theo thống kê của Cục

Thống kê Đài Loan năm 2008, trong vòng 10 năm (từ 1997 - 2007), kim
ngạch xuất khẩu của Đài Loan vào Trung Quốc đã tăng từ 620 triệu USD năm
1997 lên 62,5 tỷ USD năm 2007, bình quân tăng 100%/năm. Kim ngạch nhập
khẩu từ Đại lục cũng tăng từ 4 tỷ năm 1997 lên tới 28 tỷ vào năm 2007, tăng
7 lần. Năm 2008, Trung Quốc đã chính thức vượt Mỹ để trở thành thị trường
thương mại hàng đầu của Đài Loan với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 98
tỷ USD (Đài Loan xuất khẩu sang Trung Quốc gần 67 tỷ, nhập khẩu từ Trung
Quốc trên 31 tỷ USD), trong khi kim ngạch xuất nhập khẩu với Mỹ chỉ đạt 57
25

×