Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Định hướng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành công tác xã hội trường Đại học Lao động - Xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 90 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Lý Thị Hàm





Định hướng giá trị của sinh viên chuyên ngành
Công tác xã hội trường đại học Lao động-Xã
hội









Luận văn ThS. Tâm lý học: 60.31.80

Nghd. :TS. Hoàng Mộc Lan







Hà nội 2007







2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
Mở Đầu 4
1. Lý do chọn đề tài: 4
2. Mục đích nghiên cứu: 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu: 5
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: 5
Thực trạng định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành công tác xã hội
trƣờng đại học Lao động – Xã hội. 5
4.2. Khách thể nghiên cứu: 5
5. Phạm vi nghiên cứu: 6
6. Giả thuyết khoa học: 6
7. Phƣơng pháp nghiên cứu: 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ 7
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề định hƣớng giá trị 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề định hƣớng giá trị trên thế giới 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề định hƣớng giá trị ở Việt Nam 10
1.2. Lý luận về giá trị và định hƣớng giá trị 12

1.2.1. Lý luận về giá trị 12
1.2.2. Lý luận về định hƣớng giá trị. 20
1.3. Lý luận về nhân cách 27
1.3.1. Khái niệm nhân cách 27
1.3.2. Đặc điểm nhân cách của sinh viên 31
1.4. Định hƣớng giá trị nhân cách. 33
1.4.1 Khái niệm định hƣớng giá trị nhân cách 33
1.3.4. Định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội 34
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 38
2.1. Vài nét về trƣờng đại học Lao động - Xã hội. 38
2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu 39
2.2.1. Khách thể nghiên cứu - sinh viên. 39
2.2.2. Khách thể nghiên cứu - giảng viên 40
2.3 Tiến trình nghiên cứu 41

3
2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu: 42
2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu 42
2.4.2. Phƣơng pháp quan sát 42
2.4.3. Phƣơng pháp đàm thoại 42
2.4.4. Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi. 43
2.4.5. Phƣơng pháp thống kê toán học: 46
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3. Thực trạng định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội
Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội 49
3.1. Định hƣớng của sinh viên về phẩm chất chính trị- tƣ tƣởng 49
3.2. Định hƣớng của sinh viên về phẩm chất đạo đức 54
3.3. Định hƣớng của sinh viên về năng lực Công tác xã hội 62
3.3.1. Định hƣớng về năng lực chuyên môn. 62
3.3.2. Định hƣớng về kỹ năng Công tác xã hội. 69

3.4. Động cơ chọn ngành Công tác xã hội. 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
1.Kết luận 77
2.Kiến nghị. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 85











4
Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Giá trị là cái cần, cái có ích, cái có ý nghĩa đối với xã hội, tập thể, cá nhân,
phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể, giữa chủ thể với chính mình.
Khi đã đƣợc nhận thức, giá trị có tác dụng thúc đẩy hành động của con ngƣời,
tạo ra sự định hƣớng giá trị ở cá nhân.
Định hƣớng giá trị là sự hƣớng dẫn thúc đẩy, điều chỉnh hành động của một số
giá trị, mang tính khách quan đã đƣợc cá nhân nhận thức và có ý nghĩa đối với họ
trong quá trình hoạt động nhằm đạt tới những giá trị đó. Trong định hƣớng giá trị thì
sự định hƣớng giá trị nhân cách là quan trọng nhất, nó quy định tính chất nội dung,
đặc điểm của sự phát triển của một cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Những năm gần đây giá trị và định hƣớng giá trị trở thành vấn đề cấp bách,

thu hút sự quan tâm của toàn xã hội và các nhà khoa học. Trong điều kiện kinh tế
thị trƣờng hội nhập mở cửa, sự biến động của các giá trị, thang giá trị làm phức
tạp thêm quá trình lựa chọn chúng từ phía các nhóm, các tầng lớp xã hội trong
đó có các sinh viên trong các trƣờng đại học. Những vấn đề nhƣ giáo dục giá trị,
giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, khủng hoảng giá trị, định hƣớng
giá trị nhân cách của thế hệ trẻ… luôn đƣợc nhắc đến trong nhiều công trình
khoa học và cũng là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
Những giá trị mà con ngƣời lựa chọn, đánh giá và theo đuổi sẽ quy định
hoạt động học tập, lao động, nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật và sẽ
đƣợc thể hiện rõ trong lao động. Định hƣớng giá trị nhƣ thế nào thì phẩm chất
năng lực nhƣ thế và tính thiết thực, hiệu quả của lao động phụ thuộc vào phẩm
chất, năng lực bên trong của ngƣời lao động. Công tác xã hội là một lĩnh vực
hoạt động rất mới mẻ ở Việt Nam. Đào tạo Công tác xã hội mới đƣợc chính thức
công nhận gần đây, do vậy việc tìm hiểu thực trạng định hƣớng giá trị nhân cách
của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội trƣờng Đại học Lao động - Xã hội
có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với công tác giáo dục đào tạo của nhà trƣờng.
Nắm bắt đƣợc những giá trị nào trong hệ thống giá trị nhân cách đang đƣợc sinh

5
viên đề cao, theo đuổi sẽ giúp cho quá trình giáo dục xây dựng ở sinh viên
những giá trị nhân cách chân chính, hình thành những phẩm chất năng lực phù
hợp với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc cũng nhƣ
yêu cầu của ngành Công tác xã hội. Với lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu: ―Định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội
trƣờng Đại học Lao động - Xã hội‖.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên
ngành Công tác xã hội trƣờng Đại học Lao động - Xã hội.
- Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lƣợng giáo
dục đào tạo sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát cơ sở lý luận về vấn đề giá trị, định hƣớng giá trị, nhân cách,
định hƣớng giá trị nhân cách.
- Khảo sát thực trạng định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên
ngành Công tác xã hội trƣờng Đại học Lao động - Xã hội.
- Đề xuất một số kiến nghị.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu:
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Thực trạng định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành công tác xã
hội trƣờng đại học Lao động – Xã hội.
4.2 Khách thể nghiên cứu:
Tổng cộng là 240 ngƣời, bao gồm:
+ 110 sinh viên năm thứ 2 hệ chính quy bậc đào tạo Cao đẳng và Đại học
Công tác xã hội.

6
+ 110 sinh viên năm thứ 3 hệ chính quy bậc đào tạo Cao đẳng và Đại học
Công tác xã hội.
+ 20 giáo viên của khoa Công tác xã hội và lãnh đạo cấp Khoa và cấp Trƣờng.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu thực trạng định hƣớng giá trị nhân
cách về mặt nhận thức các phẩm chất nhân cách cần thiết của ngƣời cán bộ xã
hội của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội trƣờng Đại học Lao động – Xã
hội.
6. Giả thuyết khoa học:
Sự định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã
hội chủ yếu đã phù hợp với mục đích yêu cầu đào tạo ngành Công tác xa hội nhƣ
định hƣớng cao về các chuẩn mực đạo đức Xã hội chủ nghĩa, hƣớng vào thuần
phong mỹ tục của ngƣời Việt Nam, về các năng lực chuyên môn nghề nghiệp.
Tuy nhiên còn một số sinh viên chƣa có định hƣớng giá trị nhân cách đúng đắn,

định hƣớng năng lực nghề nghiệp chƣa thật rõ ràng cần phải điều chỉnh trong
quá trình giáo dục đào tạo ở nhà trƣờng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phƣơng pháp đàm thoại, phỏng vấn.
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phƣơng pháp chuyên gia.
- Phƣơng pháp thống kê toán học.




7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề định hƣớng giá trị
1.1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề định hướng giá trị trên thế giới
Thuật ngữ ―giá trị‖ lần đầu tiên đƣợc hai nhà khoa học Thomas và
Znaniecki đề cập đến là năm 1912 trong tác phẩm ―Ngƣời nông dân Ba Lan ở
châu Âu và châu Mỹ‖. Từ đó vấn đề giá trị và định hƣớng giá trị đã đƣợc các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đặc biệt từ những thập kỷ 70, 80 trở lại đây.
Một khối lƣợng đồ sộ các công trình nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh
khác nhau của vấn đề định hƣớng giá trị đã đƣợc công bố. Một số hƣớng chính
nghiên cứu mà các nhà khoa học tập trung vào, đó là:
Hƣớng thứ nhất, các nhà khoa học nghiên cứu tìm hiểu quá trình xuất hiện,
phát triển của định hƣớng giá trị cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi, ở những cấp độ
tâm lý khác nhau dƣới ảnh hƣởng của những thay đổi trong xã hội. Tiêu biểu cho
hƣớng nghiên cứu này là các nhà tâm lý học, xã hội học của Liên Xô trƣớc đây
E.F. Rƣbalkô và N.A. Volkova đã nghiên cứu sự phát triển của định hƣớng
giá trị ở học sinh cuối phổ thông trung học và sinh viên [40]

N.A.Volkova đã nghiên cứu sự phát triển của định hƣớng giá trị trong cấu
trúc của nhân cách [41]
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng, mỗi xã hội có một hệ thống giá trị đặc
trƣng. Nhƣ vậy những biến đổi trong xã hội có thể làm thay đổi hệ thống giá trị,
đặc biệt khi xã hội chuyển từ hình thái này sang hình thái khác. Nói cách khác
định hƣớng giá trị của cá nhân cũng thay đổi nhất định khi điều kiện xã hội thay
đổi. Điều này đƣợc A.G.Zđravomƣxlov và một số tác giả phƣơng Tây khác quan
tâm nghiên cứu.
Các kết quả nghiên cứu theo hƣớng này cho thấy sự phát triển của định
hƣớng giá trị cá nhân gắn liền với lứa tuổi,với sự phát triển các chức năng tâm lý
và phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội.

8
Hƣớng thứ hai, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu những đặc trƣng của hệ
thống định hƣớng giá trị hoặc một loại định hƣớng giá trị cụ thể ở một cộng đồng,
một xã hội, một lớp ngƣời xác định. Hƣớng nghiên cứu này phát triển nhất.
Qua nghiên cứu các nhà khoa học của Philipin đã đƣa ra những giá trị cốt
lõi của những ngƣời dân mình là sức khỏe, chân lý, kiến thức, tình yêu, niềm tin
vào thƣợng đế, trách nhiệm, gia đình, còn giới trẻ ở Đài Loan lại đề cao hoà
bình, an ninh quốc gia, tự do, bình đẳng và tình bạn [26]
Năm 1985, viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chỉ đạo phòng nghiên
cứu thanh niên nghiên cứu vấn đề giá trị và định hƣớng giá trị của thanh niên lấy
mẫu từ 11 nƣớc trong lứa tuổi từ 18 đến 24. Còn viện khảo sát xã hội châu Âu
(EVS) điều tra thanh niên lứa tuổi từ 15 đến 24 của 10 nƣớc châu Âu (Pháp, Bỉ,
Hà Lan, Italia, Đức, Lucxambua, Đan Mạch, Anh, Ailen, Hy Lạp). Cả hai cuộc
điều tra đều chủ yếu đề cập đến vấn đề giá trị và định hƣớng giá trị của thanh
niên nhằm chuẩn bị cho họ bƣớc vào cuộc sống ở thế kỷ XXI.
Năm 1986 -1987 UNESCO đã đề nghị câu lạc bộ Rom (The club of Rome)
tiến hành cuộc điều tra quốc tế về giá trị đạo đức của con ngƣời nhằm chuẩn bị
cho giáo dục bƣớc vào thế kỷ XXI.

Ngoài những nghiên cứu trên, các nhà khoa học còn đặc biệt quan tâm đến
việc nghiên cứu định hƣớng nghề nghiệp ở thế hệ trẻ: thế hệ trẻ quan niệm nhƣ
thế nào về vấn đề nghề nghiệp, giá trị nào có vai trò quan trọng trong việc chọn
nghề, mối liên hệ giữa định hƣớng nghề nghiệp và mức độ thành công của việc
học nghề…? những nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
H.Perho- nhà tâm lý học Phần Lan – đã tiến hành nghiên cứu vấn đề ―định
hƣớng nghề nghiệp và nghệ thuật sƣ phạm trong đào tạo giáo viên phổ thông‖
Vấn đề định hƣớng nghề nghiệp cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều ở
Liên Xô cũ và các nƣớc nhƣ Đức, Nhật Bản, Mỹ…Các công trình nghiên cứu
này đã phục vụ đắc lực cho công tác hƣớng nghiệp và dạy nghề ở nhiều nƣớc
trên thế giới.

9
Một hƣớng nghiên cứu khác nữa là hƣớng nghiên cứu mối quan hệ giữa
định hƣớng giá trị và hành vi, vai trò thúc đẩy của định hƣớng giá trị đối với
hành vi của con ngƣời. (Iađov V.A. [43], Bobneva M.I [44]…]
Hƣớng thứ tƣ là nghiên cứu vấn đề giáo dục giá trị. Trong mấy chục năm
trở lại đây, vấn đề giáo dục giá trị đƣợc nhiều tổ chức, nhiều nƣớc trên thế giới
quan tâm. Từ năm 1995, Liên Hiệp Quốc bắt đầu triển khai ―chƣơng trình giáo
dục những giá trị sống‖ ở 62 quốc gia trên thế giới [4,tr.10]
Ở các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Thái Lan, Philipin, Inđônêsia… vấn đề giáo
dục giá trị đƣợc Chính phủ xem là một trong những nhân tố cơ bản của sự phát
triển quốc gia. Việc xác định mục tiêu, chƣơng trình và cách tiến hành giáo dục
giá trị đang đƣợc xây dựng và tiến hành. Trong điều kiện hội nhập khu vực và
toàn cầu, xu hƣớng chung của các nƣớc này là kết hợp các giá trị truyền thống và
giá trị hiện đại, cần nghiên cứu kỹ các giá trị cơ bản để tuyên truyền giáo dục.
Hƣớng thứ năm là hƣớng nghiên cứu vị trí, vai trò của định hƣớng giá trị
trong cấu trúc nhân cách, mối quan hệ giữa định hƣớng giá trị với các đặc điểm
tâm lý cá nhân (Volkova N.A. [41], Zđravomƣxlov A.G. [36]…)
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, định hƣớng giá trị là

thành phần cốt lõi, thành phần quan trọng nhất của nhân cách, tạo nên mặt nội
dung của xu hƣớng cá nhân, và là cơ sở của hệ thống thái độ của cá nhân với
hiện thực
Tóm lại, qua tình hình nghiên cứu giá trị và định hƣớng giá trị trên thế giới,
chúng ta thấy rằng vấn đền này đƣợc nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức, quốc
gia quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp và khó khăn, nó luôn
biến động cùng với sự phát triển xã hội.
Riêng về định hƣớng giá trị nhân cách của nhân viên xã hội nói chung và
của sinh viên ngành công tác xã hội nói riêng là vấn đề hầu nhƣ chƣa đƣợc đề
cập, mặc dù nghề công tác xã hội trên thế giới đã phát triển hàng trăm năm qua.

10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề định hướng giá trị ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề giá trị và định hƣớng giá trị là vấn đề mới cả trên
phƣơng diện lý luận lẫn thực tiễn. Trong thời kỳ đổi mới của nƣớc ta và hội nhập
toàn cầu hiện nay đã tạo ra những biến đổi lớn lao, mạnh mẽ làm cho giá trị và
định hƣớng giá trị trở thành vấn đề mang tính thời sự cấp bách và hàng loạt các
công trình nghiên cứu đã đƣợc tiến hành. Có thể điểm qua một số công trình
nghiên cứu nổi bật sau:
Năm 1987- 1988, trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình thuộc Trung
tâm khoa học xã hội và nhân văn đã tiến hành đề tài ―thực trạng gia đình trẻ‖. Đề
tài này đã đề cập đến những giá trị trong cuộc sống gia đình đƣợc xem nhƣ là
những yếu tố đảm bảo hạnh phúc gia đình.
Năm 1989, đề tài ―chuyển đổi về cơ cấu xã hội và định hƣớng giá trị ở
nông thôn đồng bằng Bắc bộ‖ của viện xã hội học thuộc trung tâm khoa học xã
hội và nhân văn đã tìm hiểu vấn đề biến đổi định hƣớng giá trị ở cƣ dân vùng
nông thôn Bắc bộ trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá.
Năm 1991-1995, các đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc mã số KX – 07 đã đề
cập vấn đề giá trị và định hƣớng giá trị của con ngƣời Việt nam trong điều kiện
kinh tế thị trƣờng. Chƣơng trình đƣợc thực hiện trong một thời gian dài, với sự

tham gia của nhiều nhà khoa học có tiên tuổi, đƣợc tiến hành ở cả ba miền Bắc,
Trung, Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những đặc trƣng trong định hƣớng giá
trị của con ngƣời Việt Nam đƣơng thời, những nét tích cực và tiêu cực của nó;
xu thế phát triển nhu cầu của con ngƣời Việt Nam trong sự phát triển kinh tế xã
hội và từ đó các tác giả đề xuất hệ thống giá trị cần giáo dục cho con ngƣời Việt
Nam để phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Ngoài ―định
hƣớng giá trị chung‖ các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến ―định hƣớng giá trị
nhân cách‖ và ―định hƣớng giá trị nghề nghiệp‖. Sáu giá trị nhân cách nổi bật
của con ngƣời Việt Nam thời kỳ đổi mới, mở cửa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nƣớc, đó là: có trình độ học vấn rộng, sống có tình nghĩa, có khả năng tổ

11
chức quản lý, làm việc tận tâm có trách nhiệm, sáng tạo trong học tập lao động,
biết nhiều nghề thạo một nghề. [12].
Năm 1998 – 2000, Trung tâm nghiên cứu Tâm lý học – Sinh lý học lứa tuổi
(thuộc viện khoa học giáo dục) đã tiến hành nghiên cứu đề tài ―Xác định mức độ
tác động định hƣớng của một số giá trị đối với hoạt động ở học sinh trung học
phổ thông‖. Đề tài đƣợc tiến hành trên nhóm mẫu 420 học sinh Trung học phổ
thông ở Hà Nội và Hải Phòng. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đƣa ra một
số kiến nghị hữu ích đối với công tác giáo dục giá trị và giáo dục hƣớng nghiệp
cho học sinh [4, tr.101-104]
Năm 2005, Đề tài nghiên cứu khoa học ―Nghiên cứu định hƣớng giá trị của
học sinh trung học trong giai đoạn hiện nay‖ của Đào Thị Oanh trƣờng Đại học
sƣ phạm Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu trên nhóm mẫu 8382 học sinh bậc
trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ở các địa phƣơng gồm cả thành phố và
nông thôn ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Kết quả cho thấy học sinh định
hƣớng vào các giá trị đạo đức nhân cách truyền thống, tuy nhiên cần giáo dục
cho học sinh các giá trị quan trọng và cần thiết đối với con ngƣời trong xã hội
hiện đại. [13, tr. 39- 45].
Ngoài các công trình đã nêu trên, trong thời gian gần đây rất nhiều luận án

tiến sĩ, luận văn thạc sĩ liên quan đến vấn đề định hƣớng giá trị đã đƣợc thực
hiện. Chúng góp phần làm rõ thêm vấn đề giá trị và định hƣớng giá trị cả về mặt
lý luận lẫn thực tiễn.
Tóm lại, trong thời gian qua ở nƣớc ta đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề giá trị và định hƣớng giá trị. Những nghiên cứu này đã đề cập đến
vấn đề giá trị và định hƣớng giá trị từ nhiều góc độ khác nhau và đƣợc tiến hành
trên nhiều khách thể khác nhau. Kết quả nghiên cứu của những công trình này đã
làm phong phú, sâu sắc thêm những tri thức về hệ thống giá trị và định hƣớng
giá trị của con ngƣời Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế đất
nƣớc ta sẽ tiếp tục có những thay đổi lớn lao về kinh tế, xã hội, do đó hệ thống
giá trị và định hƣớng giá trị của con ngƣời Việt Nam sẽ còn những biến đổi

12
mạnh. Vì vậy việc nghiên cứu giá trị và định hƣớng giá trị của ngƣời Việt Nam
luôn là vấn đề cần đƣợc quan tâm không chỉ trong hiện tại mà còn cả trong
tƣơng lai.
Riêng về định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên ngành Công tác xã hội
thì hiện tại chƣa có tài liệu nào, công trình khoa học nào đã đƣợc xuất bản công
bố. Trong khi đó nhu cầu phát triển ngành Công tác xã hội cũng nhƣ xác định
tính chuyên nghiệp của nghề Công tác xã hội đang đƣợc thực tiễn đòi hỏi. Đây
cũng chính là một trong những lý do khiến chúng tôi chọn vấn đề định hƣớng giá
trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn của mình.
1.2. Lý luận về giá trị và định hƣớng giá trị
1.2.1. Lý luận về giá trị
1.2.1.1. Khái niệm giá trị
Khái niệm ―giá trị‖ là khái niệm trung tâm của giá trị học, đã đƣợc con
ngƣời đề cập đến từ rất lâu. Thời cổ đại những kiến thức về giá trị học gắn liền
với triết học. Đến nửa sau của thế kỷ XIX, khái niệm ―giá trị‖ mới đƣợc nghiên
cứu rộng rãi trong nhiều ngành khoa học khác nhau nhƣ xã hội học, kinh tế học,

đạo đức học, giáo dục học, tâm lý học…Tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu cụ thể mà
ngƣời ta đƣa ra định nghĩa khác nhau.
Theo từ điển bách khoa toàn thƣ Xô Viết (1979) thì ―giá trị‖ đƣợc định
nghĩa là ―sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tƣợng xung quanh đối
với con ngƣời, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị đƣợc xác
định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên của các đối tƣợng mà bởi
tính chất cuốn hút của các đối tƣợng ấy vào phạm vi hoạt động sống của con
ngƣời, phạm vi của các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn
mực. Tiêu chí và cách thức đánh giá, ý nghĩa nói trên biểu hiện trong các nguyên
tắc chuẩn mực đạo đức, lý tƣởng, tâm thế, mục đích‖ [5]

13
Theo từ điển tiếng Đức ―giá trị là ý nghĩa tích cực của một chủ thể hay
khách thể trong mối quan hệ với những chủ thể hay khách thể khác‖
Theo từ điển tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên ―giá trị‖ đƣợc định nghĩa là:
- Làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là cái đáng quý về mặt nào đó.
- Tác dụng, hiệu lực.
- Lao động xã hội kết tinh trong sản phẩm hàng hoá.
- Số đo của một đại lƣợng.
Các nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau khi nghiên cứu ―giá trị‖
cũng có những ý kiến khác nhau:
Với nhà kinh tế học ―giá trị là lao động xã hội trừu tƣợng kết tinh trong
sản phẩm hàng hoá‖
Về mặt đạo đức học: ―giá trị là những phẩm chất tốt hay xấu của con ngƣời‖
Các nhà xã hội học tiếp cận ―giá trị‖ dựa trên mối quan hệ giữa chủ thể
của hoạt động xã hội và đối tƣợng của nó. Chỉ có trong mối quan hệ biện chứng
giữa hoạt động có ý thức của con ngƣời với các khách thể của nó, khái niệm ―giá
trị‖ xã hội mới trở nên có ý nghĩa thực sự. M. Weber đã cho rằng: ―Bất kỳ một
hoạt động nào của cá nhân có ý thức đều kèm theo một giá trị‖
Các nhà Tâm lý học cũng đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau về ―giá trị‖:

V.P.Tugarinov - một trong những ngƣời đầu tiên nghiên cứu về giá trị,
trong tác phẩm về giá trị sống và văn hóa [39, tr.11], đã định nghĩa: ―giá trị là
những hiện tƣợng (hoặc những khía cạnh, những thuộc tính của sự vật, hiện
tƣợng) của tự nhiên và xã hội, cần thiết, hữu ích cho con ngƣời của một giai cấp,
một xã hội nhất định, với tƣ cách là thực tại, mục đích hay lý tƣởng‖. Từ định
nghĩa này có thể thấy rằng, giá trị không chỉ là những cái đang tồn tại, mà cả
những cái chƣa có cần phải thực hiện, phải đấu tranh để có chúng.
Cái giá trị là tính đúng đắn, hợp lý của sự vật, hiện tƣợng đối với con
ngƣời. Bất cứ một sự vật, hiện tƣợng nào đó có ích cho con ngƣời cho sự phát

14
triển của xã hội đều đƣợc xem là giá trị. Trần Trọng Thuỷ khẳng định: ―giá trị đó
là một hiện tƣợng xã hội điển hình, biểu thị các sự vật, hiện tƣợng, các thuộc tính
và quan hệ của hiện thực, các tƣ tƣởng, chuẩn mực, mục đích và lý tƣởng, các
hiện tƣợng của tự nhiên và xã hội đƣợc con ngƣời tạo ra hoặc không đƣợc con
ngƣời tạo ra, nhƣng đều phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển của cá
nhân con ngƣời‖ [31, tr.11]
Sự đánh giá ý nghĩa, tầm quan trọng của sự vật, hiện tƣợng này hay sự
vật, hiện tƣợng khác luôn xuất phát từ những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, xã hội
và mức độ phát triển nhân cách của bản thân ngƣời đánh giá. Về điều này Lê
Đức Phúc viết: ―giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội, tập thể và cá nhân, phản
ánh mối quan hệ chủ thể - khách thể, đƣợc đánh giá xuất phát từ những điều kiện
lịch sử, xã hội thực tế và phụ thuộc vào trình độ phát triển nhân cách. Khi đã
đƣợc nhận thức, đánh giá, lựa chọn, giá trị trở nên một trong những động lực
thúc đẩy con ngƣời theo một xu hƣớng nhất định‖ [25, tr.12].
Quan điểm này cũng đƣợc Đào Thị Oanh đồng tình, trong bài nghiên cứu
tác giả đƣa ra định nghĩa:‖Giá trị là những cái cần, cái có ích, có ý nghĩa với tập
thể và cá nhân phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa chủ thể với
chính mình, có thể đƣợc đánh giá và bị thay đổi theo những điều kiện xã hội lịch
sử cụ thể và phụ thuộc vào bản chất, các đặc điểm và trình độ phát triển của nhân

cách.‖ [13, tr.39]
Nhƣ vậy giá trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa con ngƣời và môi
trƣờng xung quanh. Giá trị là một hiện tƣợng xã hội, lịch sử.
Tuy nhiên, còn có sự tranh luận và cách luận giải khác nhau về khái niệm
giá trị. Một số tác giả cho rằng giá trị không thể tách rời sự đánh giá, xem giá trị
và đánh giá là tín hiệu thông tin hai mặt của nội dung khách quan - chủ quan.
Một số tác giả khác khẳng định, giá trị tồn tại một cách khách quan, không thể
xem nó nhƣ là kết quả của sự đánh giá, của ý thức con ngƣời.
V.P.Tugarinov ủng hộ quan điểm cho rằng, bản chất của giá trị vừa khách
quan vừa chủ quan. Theo ông, thuộc tính của sự vật tự nó không phụ thuộc vào

15
chủ thể, nhƣng vì chúng đƣợc xem xét trong mối liện hệ với nhu cầu, hứng thú
của con ngƣời, nghĩa là nhƣ những giá trị, nên chúng là sự thống nhất giữa cái
khách quan và cái chủ quan.
Ở Việt Nam,Trần Trọng Thuỷ cũng đồng tình với quan điểm này. Trong
bài báo bàn về giá trị và định hƣớng giá trị, ông viết: ―Khi nói về khái niệm giá
trị có thể phân biệt hai ý nghĩa cơ bản của nó: a) Giá trị với nghĩa là các sự vật,
hiện tƣợng, tƣ tƣởng, thuộc tính của các sản phẩm vật chất và tinh thần… đang
tồn tại một cách khách quan mà bản chất của chúng là ở cái đặc tính ―có giá trị‖
và chúng tồn tại không phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của con ngƣời; b)
Giá trị với ý nghĩa là tính có ý nghĩa đối với cá nhân‖ [31, tr.12]
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chỉ những sự vật, hiện tƣợng dẫn đến sự tiến
bộ hoặc thể hiện cái tiến bộ mới có thể đƣợc xem là giá trị. Các giá trị xã hội
biểu hiện sự khác biệt về giai cấp. Giá trị của một giai cấp nhất định phù hợp với
hệ thống nhu cầu, lợi ích của giai cấp đó.
Các giá trị cá nhân là những yếu tố điều chỉnh hành vi, là sự cụ thể hoá
của các giá trị xã hội, hình thức cụ thể hoá này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong
đó có địa vị của cá nhân trong hệ thống xã hội và mức độ phát triển của nhân
cách. Hoạt động hữu ích xã hội của cá nhân có đƣợc nhờ vào việc cá nhân trực

tiếp phản ánh các giá trị xã hội, hoặc chỉ phản ánh các giá trị của riêng mình
nhƣng các giá trị này phù hợp một cách khách quan với các giá trị xã hội. Vì vậy
trong công tác giáo dục cần phải tác động để mỗi cá nhân tiếp nhận hệ thống giá
trị phù hợp với hệ thống giá trị xã hội.
Trong cuốn ―Nghiên cứu con ngƣời và nguồn nhân lực đi vào Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá‖ Phạm Minh Hạc định nghĩa ―giá trị là tính có ý nghĩa,
tích cực, tốt đẹp, có ích, đáng quý của các đối tƣợng với các chủ thể‖. Ông đã sử
dụng khái niệm ―giá trị‖ với ý nghĩa:
- Giá trị là sản phẩm vật chất và tinh thần của con ngƣời, nhóm ngƣời,
cộng đồng, dân tộc và loài ngƣời.

16
- Giá trị là phẩm giá, phẩm chất của con ngƣời, nhóm ngƣời,cộng đồng,
dân tộc và loài ngƣời.
- Giá trị là biểu hiện mối quan hệ của con ngƣời dƣới góc độ lợi ích, đánh
giá đối với tồn tại xung quanh. [5]
Nhƣ vậy, có thể nói rằng có rất nhiều định nghĩa về giá trị do mỗi tác giả
xuất phát từ những góc độ khoa học khác nhau và nhằm những mục đích khác
nhau. Tuy nhiên các định nghĩa đều thống nhất với nhau ở một số điểm:
- Bất cứ sự vật nào cũng có thể coi là có giá trị dù nó là vật chất hay tinh
thần, miễn là nó đƣợc ngƣời ta thừa nhận, ngƣời ta cần đến nhƣ một nhu cầu,
hoặc coi nó có một vị trí quan trọng trong đời sống của họ. Nói cách khác đặc
tính quan trọng nhất của giá trị là tính hữu ích, tính cần thiết, tầm quan trọng của
nó đối với con ngƣời.
- Giá trị là một hiện tƣợng xã hội lịch sử.
- Giá trị chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ với nhu cầu của con ngƣời, nó
không tách rời nhu cầu, sự đánh giá của con ngƣời.
- Giá trị biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa con ngƣời và môi trƣờng bên ngoài
- Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố tình cảm và
yếu tố hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện tƣợng mang giá trị,

khi đƣợc tiếp nhận, giá trị trở thành tiêu chuẩn của sự lựa chọn và đánh giá của
chủ thể, định hƣớng, kích thích hành động của chủ thể.
Qua nghiên cứu các quan niệm về giá trị của các tác giả nêu trên và kế
thừa các quan niệm đó, chúng tôi cho rằng: giá trị là những sự vật, hiện tượng
hoặc những thuộc tính, những khía cạnh của chúng, những mối quan hệ, những tư
tưởng cần thiết, hữu ích, có ý nghĩa, có tầm quan trọng đối với con người với tư
cách là những mục tiêu, tiêu chuẩn định hướng hoạt động của con người hoặc
những phương tiện để đạt các mục tiêu đó, được đánh giá xuất phát từ những điều
kiện xã hội- lịch sử cụ thể và phụ thuộc vào sự phát triển nhân cách cá nhân.

17
1.2.1.2. Phân loại giá trị
Có nhiều cách phân loại giá trị. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và cách
tiếp cận mà các tác giả nêu lên những tiêu chuẩn phân loại khác nhau về giá trị.
Phổ biến nhất là cách phân chia giá trị thành hai loại: giá trị vật chất và
giá trị tinh thần (tƣơng ứng với hai loại nhu cầu: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh
thần của con ngƣời)
Giá trị vật chất thoả mãn những nhu cầu vật chất của cá nhân và cộng
đồng nhƣ tiện nghi sinh hoạt, nhà cửa, tiền bạc…Trong giá trị vật chất ngƣời ta
đề cập đến giá trị kinh tế và giá trị sử dụng.
Giá trị tinh thần bao gồm nhiều loại: giá trị nhận thức (sự thật, chân lý)
giá trị đạo đức (cái thiện), giá trị thẩm mỹ (cái đẹp), giá trị tôn giáo (đức tin), giá
trị luật pháp (cái công lý, hợp pháp…)
Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh chung của xã hội và điều kiện hoàn
cảnh của từng ngƣời mà hai loại giá trị vật chất và tinh thần có ý nghĩa khác
nhau đối với cộng đồng, cá nhân.
Một cách phân loại khác đƣợc sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về giá
trị và định hƣớng giá trị là phân chia các giá trị ra thành giá trị mục đích và giá
trị công cụ. Theo M.Rokeach, nhà xã hội học ngƣời Mỹ, giá trị mục đích là
những tình trạng lý tƣởng đáng để cá nhân và xã hội hƣớng tới, còn giá trị công

cụ là những phƣơng thức hành động đƣợc xem là công cụ để đạt mục đích.
Theo phạm vi ngƣời ta phân chia các giá trị thành các loại: giá trị xã hội
và giá trị cá nhân, giá trị quốc tế và giá trị dân tộc.
Giá trị xã hội là những giá trị đƣợc cả một xã hội, một cộng đồng đông
đảo thừa nhận, ví dụ nhƣ các giá trị: tự do, bình đẳng, hoà bình, công lý…giá trị
cá nhân là những giá trị có ý nghĩa với cá nhân, chi phối hành vi cá nhân và đƣợc
cá nhân lĩnh hội từ các giá trị xã hội.
Giá trị quốc tế là những giá trị chung của nhân loại đƣợc đông đảo các dân
tộc trên thế giới thừa nhận ví dụ nhƣ: hoà bình, tôn trọng, hợp tác, an

18
ninh…Những giá trị dân tộc là những giá trị chủ yếu có ý nghĩa đối với một dân
tộc, một quốc gia ví dụ:tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, trống đồng Đông Sơn, múa
rối nƣớc, cải lƣơng…là những giá trị của dân tộc ta.
Các giá trị còn đƣợc phân làm giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.
Giá trị truyền thống là những giá trị đƣợc kế thừa từ những thế hệ trƣớc,
chẳng hạn nhƣ nhân nghĩa, gia đình, tôn sƣ trọng đạo…
Giá trị hiện đại là những giá trị mới xuất hiện trong xã hội, là kết quả của
quá trinh giao lƣu, hội nhâp.
Hệ thống giá trị của mỗi xã hội là sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và
giá trị hiện đại. Trong xu hƣớng hội nhập và giao lƣu quốc tế việc giữ gìn và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp, tiếp nhận những giá trị hiện đại cho
phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nƣớc là nhiệm vụ quan trọng của công tác
giáo dục, tuyên truyền giá trị.
1.2.1.3. Hệ thống giá trị (hệ giá trị)
Hệ thống giá trị là một tổ hợp giá trị đƣợc sắp xếp theo những nguyên tắc
nhất định, thành một tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, chúng thực hiện các
chức năng đặc thù trong việc đánh giá theo những phƣơng thức vận hành nhất
định của giá trị [12, tr.81]
Thông thƣờng, ngƣời ta mô tả hệ thống giá trị bằng cách chỉ ra các thành

phần của nó, các mối quan hệ giữa các thành phần, các yếu tố tạo nên một cấu
trúc toàn vẹn. Cũng có ngƣời mô tả một hệ thống giá trị theo chức năng của từng
thành phần cũng nhƣ chức năng chung của nó.
Hệ thống giá trị mang tính lịch sử, chịu sự chế ƣớc của lịch sử. Trong hệ
giá trị bao gồm các nhân tố của quá khứ, của hiện tại và cả những nhân tố có thể
có trong tƣơng lai. Trong hệ giá trị bao hàm các giá trị truyền thống, các giá trị
thời đại, các giá trị có tính nhân loại, các giá trị có tính dân tộc, tính giai cấp hay
tính cộng đồng, các giá trị có tính lý tƣởng và tính hiện thực…

19
Từ thời xa xƣa, loài ngƣời đã đƣa ra hệ thống giá trị chân, thiện, mỹ cho
đến nay giá trị đó vẫn là mục tiêu, là phẩm giá cho con ngƣời vƣơn tới.
Khổng Tử của Trung Quốc cổ đại đã đƣa ra hệ giá trị nhân - nghĩa - lễ - trí – tín.
Hồ Chí Minh lấy hệ giá trị nhân - nghĩa - trí - dũng - liêm và các giá trị
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, trung với nƣớc, hiếu với dân làm giá trị
căn bản của con ngƣời Việt Nam.
UNESCO coi hệ thống giá trị gồm bốn nhóm:
- Nhóm các giá trị cốt lõi: hoà bình, tự do, việc làm, gia đình, sức khoẻ,
an ninh, tự trọng, công lý, tình nghĩa, sống có mục đích niềm tin, tự lập, nghề
nghiệp, học vấn.
- Nhóm các giá trị cơ bản: sáng tạo, tình yêu, chân lý.
- Nhóm các giá trị có ý nghĩa: cuộc sống giàu sang và cái đẹp.
- Nhóm các giá trị không đặc trƣng: địa vị xã hội.
Nhƣ vậy, có sự khác nhau về hệ thống giá trị trong các giai đoạn lịch sử
và cũng có sự khác nhau giữa hệ thống giá trị trong cộng đồng này với hệ thống
giá trị của cộng đồng khác. Song hệ thống giá trị có tính ổn định tƣơng đối. Quá
trình chuyển từ hệ thống giá trị này sang hệ thống giá trị khác trong lịch sử xã
hội là quá trình chuyển biến dần dần, có sự tích luỹ, kế thừa và phát triển, có sự
chọn lọc và đấu tranh. Có hệ thống giá trị chung của nhóm, gia đình, xã hội, có
hệ thống giá trị riêng của từng cá nhân. Sự vận động và phát triển của lịch sử xã

hội luôn có xu hƣớng thống nhất hệ thống giá trị riêng của từng ngƣời và hệ
thông giá trị chung của toàn xã hội
Quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam diễn ra qua nhiều thời kỳ và
mỗi thời kỳ đều hình thành nên hệ giá trị nhất định. Tuy nhiên trong suốt lịch sử
phát triển nhiều giá trị cốt lõi, cơ bản của hệ giá trị truyền thống vẫn đƣợc con
ngƣời Việt nam coi trọng, gìn giữ (ví dụ nhƣ lòng yêu nƣớc, coi trọng tình nghĩa,
coi trọng cộng đồng…). Bên cạnh đó hình thành nên những giá trị mới nhƣ sòng
phẳng, giàu sang, tiền bạc…Những giá trị trong hệ giá trị hiện nay có sự đan

20
xen, tác động lẫn nhau. Bên cạnh những mặt tích cực sự đan xen này cũng tạo
nên những bất đồng mâu thuẫn về quan niệm trong đạo đức, tài năng, lối sống;
đang chi phối hành vi, thái độ của mỗi ngƣời, mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội.
Đặc biệt ở một số ngƣời xuất hiện quan niệm đề cao giá trị vật chất, tiền bạc và
coi nhẹ truyền thống đạo đức, giá trị hệ tƣ tƣởng, văn hoá, tinh thần. Do vậy cần
phải kế thừa những hệ giá trị nào, những hệ giá trị nào đang tác động mạnh vào
tầng lớp nào? mâu thuẫn nào đang diễn biến giữa các hệ giá trị?… là những vấn
đề cần phải thƣờng xuyên nghiên cứu, tìm hiểu trong công tác giáo dục giá trị.
1.2.1.4. Thang giá trị và thước đo giá trị
Thang giá trị là một tổ hợp giá trị hay một hệ thống giá trị đƣợc sắp xếp
theo một trật tự ƣu tiên nhất định [12, tr.137]
Thang giá trị đƣợc hình thành và biến đổi theo thời gian, theo sự biến đổi
và phát triển của loài ngƣời, của từng cộng đồng, từng cá nhân.
Thƣớc đo giá trị: thang giá trị đƣợc một chủ thể (cá nhân, nhóm, dân tộc,
cộng đồng…) vận dụng vào để tạo lập một hoạt động, hành động, hành vi, đánh
giá hay tự đánh giá một hiện tƣợng xã hội, một cử chỉ hành vi đƣợc coi là thƣớc
đo giá trị [12, tr.137]
Thang giá trị, thƣớc đo giá trị của xã hội, của cộng đồng, của nhóm sẽ
chuyển thành thang giá trị, thƣớc đo giá trị của từng ngƣời. Thang giá trị là một
trong những động lực thôi thúc các cá nhân, các nhóm hoạt động. Và những hoạt

động đƣợc tiến hành theo những thang giá trị, thƣớc đo giá trị cụ thể nào đó sẽ
tạo ra những giá trị nhất định, phục vụ cho sự thoả mãn nhu cầu lợi ích của con
ngƣời. Đồng thời, trong khi hoạt động tạo ra những giá trị, con ngƣời lại góp
phần khẳng định, củng cố, bổ sung hoặc thay đổi giá trị
1.2.2. Lý luận về định hướng giá trị.
1.2.2.1. Khái niệm định hướng giá trị
Định hƣớng giá trị là một vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học thuộc nhiều
lĩnh vực nghiên cứu, là trung tâm chung, nơi mà các nhà xã hội học, tâm lý học

21
và tâm lý học xã hội gặp nhau. Tuy nhiên định hƣớng giá trị là gì? Nó đƣợc hình
thành nhƣ thế nào và theo cơ chế nào nó ảnh hƣởng đến hành vi và hoạt động
của con ngƣời? Xung quanh những câu hỏi này vẫn chƣa có câu trả lời chung
thống nhất.
Theo từ điển bách khoa toàn thƣ Xô Viết do Nguyễn Thế Hùng dịch, định
hƣớng giá trị đƣợc hiểu là: ―thái độ lựa chọn của con ngƣời đối với các giá trị vật
chất và tinh thần; một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích đƣợc biểu hiện trong
hành vi của con ngƣời‖.
Theo ―từ điển Tâm lý học‖ xuất bản năm 1985 do A.V.Petrovxki và M. G.
Iarosevxki chủ biên, định hƣớng giá trị có hai nghĩa:
Thứ nhất, định hƣớng giá trị là cơ sở tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, thẩm
mỹ và những cơ sở khác của sự đánh giá hiện thực xung quanh và định hƣớng
của chủ thể trong hiện thực đó.
Thứ hai, định hƣớng giá trị là phƣơng pháp mà chủ thể dùng để phân hoá
các khách thể theo mức độ quan trọng của chúng. Định hƣớng giá trị đƣợc hình
thành trong quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và đƣợc thể hiện trong mục
đích, lý tƣởng, niềm tin, hứng thú… của nhân cách.
Nhƣ vây, theo hai cuốn từ điển nêu trên, cách hiểu định hƣớng giá trị
không hoàn toàn thống nhất.
Nhà xã hội học I.X.Kon lại đồng nhất định hƣớng giá trị với tâm thế của

cá nhân. Ông cho rằng, định hƣớng giá trị là hệ thống tổng thể của tâm thế, mà
dƣới ảnh hƣởng của nó, cá nhân (hoặc nhóm) tri giác tình huống và lựa chọn
phƣơng thức hành động tƣơng ứng [12].
Cũng theo Kon, định hƣớng giá trị vừa mang tính xã hội vừa mang tính cá
nhân, bởi vì chúng bị chế ƣớc bởi địa vị của cá nhân cũng nhƣ hệ thống giáo dục
xã hội, đồng thời trong chúng đúc kết kinh nghiệm sống có một không hai, nét
đặc thù về nhu cầu, hứng thú của cá nhân đó.

22
Khái niệm tâm thế do D.N.Uznadze và các cộng sự đƣa ra. Họ định nghĩa
tâm thế nhƣ một trạng thái đặc thù của chủ thể, nhƣ sự sẵn sàng thực hiện một
hoạt động nhất định.
Trong số các tâm thế có một số do đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần và do có ý
nghĩa lớn đối với cá nhân, đƣợc củng cố và trở nên bền vững. Chúng trở thành
tài sản vô giá của cá nhân. Đó là những tâm thế định hình. Hệ thống tâm thế định
hình tạo nên cái vẫn đƣợc gọi là định hƣớng giá trị. Chúng giá trị bởi vì chúng
giúp cá nhân định hƣớng trong hệ giá trị xã hội. Định hƣớng giá trị ấn định
những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực hành vi.
V.A.Iađov và A.G.Zđravomƣxlov cũng dùng khái niệm ―tâm thế‖ để lý
giải nội dung của khái niệm định hƣớng giá trị. Theo hai ông, định hƣớng giá trị
là tâm thế của cá nhân đối với giá trị này hay giá trị khác của nền văn hoá vật
chất hay tinh thần của xã hội. Họ cũng khẳng định rằng định hƣớng giá trị là
thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc nhân cách, trong chúng dƣờng nhƣ
tóm lƣợc toàn bộ kinh nghiệm sống, đƣợc cá nhân tích luỹ trong quá trình phát
triển cá thể của mình. V.A.Iadov xây dựng hệ thống thứ bậc định vị của nhân
cách, trong đó bậc cao nhất đƣợc tạo thành bởi hệ thống định hƣớng giá trị vào
mục đích sống và phƣơng tiện để đạt mục đích đó. Ông cho rằng hệ thống định
hƣớng giá trị hình thành trên cơ sở của những nhu cầu xã hội cao nhất của cá
nhân phù hợp với những điều kiện xã hội chung [43, tr.96]. Hai ông cũng nhận
xét rằng khái niệm định hƣớng giá trị rất gần với các khái niệm ―nhu cầu‖, ―hứng

thú‖, ―tấm thế‖.
Một tác giả khác, M.V.Demin hiểu định hƣớng giá trị từ quan điểm của
thuyết thái độ. Theo ông, định hƣớng giá trị vừa là một biểu hiện cụ thể của thái
độ của con ngƣời đối với hiện thực, vừa là hệ thống tâm thế điều chỉnh hành vi.
Cùng chia sẻ quan điểm này còn có V.V.Bodzinxkaia: ―định hƣớng giá trị, hệ
thống thái độ, hệ thống các tâm thế định hình là bộ máy điều chỉnh hành vi của
cá nhân. Trong các tâm thế định hình, một số có ảnh hƣởng rất lớn, bởi vì chúng
đƣợc hình thành từ thái độ đối với các yếu tố của hiện thực có giá trị đặc biệt đối

23
với cá nhân. Chính chúng tạo nên một hệ thống tâm thế tƣơng đối ổn định hay
còn gọi là định hƣớng giá trị của cá nhân, có vai trò tổ chức hành vi của cá nhân‖
[42, tr.50 ]
Thái Duy Tuyên cũng xuất phát từ quan điểm này đƣa ra định nghĩa: ―định
hƣớng giá trị là thái độ, là sự lựa chọn các giá trị vật chất và tinh thần, là một hệ
thống tâm thế, niềm tin, sở thích của con ngƣời đối với một giá trị nào đó. Định
hƣớng giá trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc nhân cách,
đƣợc hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm sống của
cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài, giúp cá nhân tách cái có ý nghĩa, cái thiết
thân đối với họ khỏi cái vô nghĩa, cái không bản chất‖ [32, tr.3]
B.I. Đođonov lại gắn định hƣớng giá trị với xu hƣớng cá nhân. Trên cơ sở
phân định các cơ chế của tính tích cực của con ngƣời thành chƣơng trình nhu cầu
cơ bản và chƣơng trình nhu cầu bổ sung, ông phân biệt các loại định hƣớng giá
trị sau:
1) Định hƣớng giá trị đơn giản đƣợc quy định bởi những nhu cầu ổn định,
2) Định hƣớng giá trị suy yếu đƣợc quy định bởi các chƣơng trình nhu cầu
tạm thời. Sau khi nhu cầu thoả mãn, các định hƣớng này lập tức biến mất.
3) Định hƣớng giá trị đang đƣợc tái tạo. Đây là những định hƣớng giá trị
đã suy yếu, nhƣng do đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần và đƣợc củng cố và trở nên
bền vững.

4) Định hƣớng giá trị thâm nhập. Đây là những mối quan hệ quan trọng có
ý nghĩa lớn và hƣớng vào tƣơng lai. Một số định hƣớng giá trị thuộc loại này có
thể biểu hiện mình, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau của các khách thể
vật chất và tinh thần. Chính chúng tạo nên thành phần chủ chốt trong cấu trúc
nhân cách mà vẫn đƣợc gọi là xu hƣớng cá nhân [35, tr.8]
Xu hƣớng cá nhân là thành phần quan trọng nhất của nhân cách, quy định
giá trị xã hội, đạo đức của cá nhân. Nó đặc trƣng bởi hứng thú, niềm tin, lý
tƣởng của cá nhân, thể hiện thế giới quan của cá nhân. Về vấn đề này B.G.

24
Ananhiev cho rằng, xu hƣớng cá nhân đối với giá trị này hay giá trị khác tạo nên
định hƣớng giá trị của cá nhân đó [38, tr.301].
Theo Đào Thị Oanh: định hƣớng giá trị là sự hƣớng dẫn, thúc đẩy, điều
chỉnh hành động của một số giá trị, mang tính khách quan đã đƣợc cá nhân nhận
thức và có ý nghĩa dối với họ trong quá trình hoạt động nhằm đạt tới những giá
trị đó [13].
Nhƣ vậy, hầu hết các tác giả khi định nghĩa định hƣớng giá trị đều nhắc
đến vai trò, ý nghĩa của định hƣớng giá trị đối với hành vi, hoạt động của con
ngƣời, xem nó nhƣ một dấu hiệu đặc trƣng, cơ bản nhất của định hƣớng giá trị.
Ở đây vai trò của định hƣớng giá trị không chỉ nhƣ những mục đích mà con
ngƣời hƣớng tới, không chỉ nhƣ động cơ thúc đẩy hoạt động mà còn nhƣ những
nguyên tắc, tiêu chuẩn của hành vi.
Ở nƣớc ta, tƣ tƣởng này cũng đƣợc nhiều tác giả đồng quan điểm.
Tác giả Trần Trọng Thuỷ khi nghiên cứu về định hƣớng giá trị đã khẳng
định rằng ―định hƣớng giá trị chính là quá trình con ngƣời sống trong xã hội tiếp
nhận các giá trị nhƣ là những tiêu chuẩn hành vi của mình‖.
Theo Lê Đức Phúc: ―định hƣớng giá trị về thực chất là quá trình hoạt
động tích cực của bản thân trong những môi trƣờng trải nghiệm thực tế‖. [26,
tr.71]. Nhƣ vậy tác giả Lê Đức Phúc nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa định
hƣớng giá trị và hành vi, hoạt động của con ngƣời và vai trò của hoạt động thực

tiễn đối với định hƣớng giá trị.
Theo Phạm Minh Hạc thì định hƣớng giá trị đƣợc hiểu là: ―Khi mỗi dân
tộc, giai cấp, cộng đồng, từng con ngƣời chủ động vận hành hệ thống giá trị, thang
giá trị, thuớc đo giá trị trong hoạt động, giao tiếp, nhân cách, họ tạo ra định hƣớng
giá trị. Định hƣớng giá trị lấy cách hiểu về giá trị, cách đánh giá con ngƣời, xã hội,
tự nhiên…làm cơ sở cho mọi hoạt động của con ngƣời, một sự lựa chọn, một cách
nhìn, một điểm tựa của niềm tin, một mục đích của sự tiến tới [5, tr.137]

25
Tóm lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về định hƣớng giá trị. Một số
xem định hƣớng giá trị nhƣ mục đích sống, một số khác – nhƣ một hệ thống tâm
thế, thái độ, số khác nữa - nhƣ những nguyên tắc, tiêu chuẩn của hành vi. Song,
có thể rút ra những điểm chung cơ bản sau đây:
- Định hƣớng giá trị đƣợc hình thành trong quá trình cá nhân hay nhóm
tham gia vào các quan hệ xã hội với tƣ cách là chủ thể của các hoạt động hƣớng
vào các giá trị có ý nghĩa đối với cá nhân hay nhóm đó.
- Định hƣớng giá trị bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố nhận thức (đánh
giá), ý chí và cảm xúc (trải nghiệm) cũng nhƣ các khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ
trong sự phát triển nhân cách.
- Định hƣớng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi, nó quy định lối sống
của cá nhân, nhóm.
Từ sự phân tích các định nghĩa ở trên và từ mục đích nghiên cứu của
mình, chúng tôi cho rằng có thể đƣa ra cách hiểu định hƣớng giá trị nhƣ sau:
Định hướng giá trị là thái độ của con người đối với các giá trị tồn tại trong xã
hội, được biểu hiện ở sự nhận thức của con người về tầm quan trọng và ý nghĩa
của các giá trị đó đối với bản thân, ở sự điều chỉnh, thúc đẩy của chúng đối với
hành động của con người nhằm chiếm lĩnh các giá trị đó.
1.2.2.2. Quá trình hình thành định hướng giá trị
Quá trình hình thành định hƣớng giá trị là một quá trình phức tạp. Định
hƣớng giá trị đƣợc hình thành trong quá trình cá nhân hoặc nhóm tham gia vào hoạt

động và các mối quan hệ khác với tƣ cách là chủ thể của hoạt động và giao lƣu.
Quá trình hoạt động của con ngƣời đƣợc thực hiện theo các chuẩn mực
giá trị nhất định của một chủ thể chính trị, nhằm tạo ra những giá trị chuẩn mực
bảo đảm sự tồn tại của cá nhân, nhóm, xã hội, loài ngƣời. Cũng chính trong quá
trình đó, các cá nhân tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội, các chuẩn mực
xã hội, các giá trị, thang giá trị, định hƣớng giá trị xã hội. Trên cơ sở đó lựa chọn
các giá trị, định hƣớng giá trị cho bản thân nhƣ là những tiêu chuẩn định hƣớng

×