Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Dự định chọn nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*


NGUYỄN THỊ LÀNH




Dù §ÞNH CHäN NGHÒ CñA
HäC SINH LíP 12 TR£N §ÞA BµN TØNH NINH B×NH





LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC







Hà Nội 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
*



NGUYỄN THỊ LÀNH



Dù §ÞNH CHäN NGHÒ CñA
HäC SINH LíP 12 TR£N §ÞA BµN TØNH NINH B×NH




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC



Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc




Hà Nội - 2010


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5. Khách thể nghiên cứu 3
6. Giới hạn khách thể, phạm vi nghiên cứu 3
7. Giả thuyết nghiên cứu 3
8. Phương pháp nghiên cứu 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5

1. 1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề chọn nghề 5
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.2 Các khái niệm công cụ được sử dụng trong đề tài 10
1.2.1 Nghề nghiệp 10
1.2.1.1 Khái niệm nghề nghiệp 10
1.2.1.2 Đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp 11
1.2.1.3 Phân loại nghề 12
1.2.1.4 Các con đường hình thành nghề nghiệp hiện nay 17
1.2.2 Nghề thực hành 18
1.2.3 Dự định chọn nghề 20
1.2.4 Học sinh và những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 12 21
1.3. Những vấn đề liên quan tới dự định chọn nghề của học sinh lớp 12 23
1.3.1 Dự định chọn nghề và lựa chọn nghề 23
1.3.2 Nhận thức nghề và dự định chọn nghề 25
1.3.2.1 Khái niệm nhận thức nghề 25
1.3.2.2 Nhận thức về những nhu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp
(Nhận thức về nhu cầu của thị trường lao động hiện nay) 27
1.3.2.3 Nhận thức về thế giới nghề nghiệp và những yêu cầu đặc trưng
của nghề đối với người chọn nghề 28
1.3.2.4 Nhận thức về những đặc điểm cá nhân với nghề 30
1.3.2.5 Các mức độ nhận thức nghề nghiệp 31

1.3.3 Thái độ nghề và dự định chọn nghề 32
1.3.3.1 Nguyện vọng nghề và dự định chọn nghề 33
1.3.3.2. Hứng thú và dự định chọn nghề 34
1.3.3.3 Năng lực và dự định chọn nghề 36
1.3.3.4 Động cơ và dự định chọn nghề 37
1.3.4 Ảnh hưởng của những yếu tố khách quan tới dự định chọn nghề
của học sinh 39


2
1.4. Tư vấn hướng nghiệp là hình thức giúp cho học sinh có dự định
chọn nghề phù hợp 40
CHƯƠNG 2 42

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1. Tổ chức nghiên cứu 42
2.1.1. Kế hoạch nghiên cứu 42
2.1.2. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 42
2.1.3. Triển khai nghiên cứu 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu 45
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 45
2.2.2. Phương pháp trò chuyện, tọa đàm 45
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi 46
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 46
2.2.5 Phương pháp thống kê toán học 47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48

3.1 Thực trạng dự định chọn nghề thực hành của học sinh lớp 12 48
3.2. Nhận thức của học sinh về nghề đã chọn ( nghiên cứu trên 192 em

lựa chọn nghề thực hành) 54
3.2.1 Nhận thức về các đặc điểm cá nhân với nghề đã chọn 55
3.2.2. Nhận thức về đặc điểm, đặc trưng của nghề lựa chọn 59
3.2.3 Nhận thức về nhu cầu thị trường lao động hiện nay 64
3.3 Thái độ của học sinh với việc lựa chọn nghề học tại các trường dạy
nghề 65
3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố tới việc chọn nghề thực hành của học
sinh lớp 12 73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77

1. Kết luận 77
2. Khuyến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 82

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA 82

PHỤ LỤC 2 98



CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt
Chữ viết tắt
Xin đọc là
1

Cao đẳng

2
CĐN
Cao đẳng nghề
3
ĐH
Đại học
4
HN
Học nghề
5
NNC
Người nghiên cứu
6
TC
Trung cấp
7
THPT
Trung học phổ thong













1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo mỗi năm nước ta có khoảng
1 triệu thí sinh dự thi vào các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước,
nhưng chỉ có khoảng 20.000 học sinh thực hiện được ước mơ đó của mình.
Như vậy, còn hơn 80.000 thí sinh phải chia tay với cổng trường đại học. Đầu
vào đã khó nhưng đầu ra còn khó khăn hơn khi chỉ có 40 % có việc làm
(đúng hoặc trái ngành) - tỷ lệ thất nghiệp khá cao. Trong khi đó nước ta hiện
nay đang thiếu trầm trọng lực lượng lao động trực tiếp có kỹ thuật cao -
những người được đào tạo thực hành một cách bài bản về công nghệ và kỹ
thuật. Điều này dẫn đến một thực tế trong thị trường lao động và việc làm
hiện nay đó là cảnh “thừa thầy thiếu thợ”.
Với tâm lý truyền thống phải vào bằng được đại học đã khiến hầu hết các
em học sinh tốt nghiệp THPT đăng ký dự thi vào các trường đại học, số còn lại
rất ít các em lựa chọn việc theo học các nghề tại các trường dạy nghề. Các em
cho rằng vào học tại các trường nghề chỉ là “bước đường cùng” trong cuộc đời.
Theo Bộ Lao động thương binh và Xã hội, hơn 90% sinh viên tại các
trường dạy nghề khi ra trường hàng năm có việc làm hoặc tự tạo việc làm
ngay phù hợp với nghề được đào tạo. Trong số đó những học sinh, sinh viên
học nghề có tay nghề tốt đã tìm được việc làm trong nước hoặc đi xuất khẩu
lao động với mức lương rất cao.
Mặt khác một thực tế cũng đang diễn ra là việc các em học sinh lựa
chọn nghề nghiệp trong tương lai nhưng không hề có những thông tin và hiểu
biết cần thiết về nghề. Từ đó dẫn đến các em không biết đến các ngành nghề
đó đào tạo ra làm gì, để làm được nghề đó cần có những yêu cầu gì, những
nơi nào đào tạo chuyên sâu về nghề đó, cơ hội phát triển và việc làm sau khi
học như thế nào…? Từ việc nhận thức còn hạn chế dẫn đến các em lựa chọn
nghề chưa phù hợp với năng lực, điều kiện hoàn cảnh bản thân và gia đình,

cũng như chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Dẫn đến các em khi ra trường


2
không có việc làm, hoặc phải học chuyển nghề gây tốn kém cho bản thân và
xã hội. Có nhiều em do không yêu thích và hứng thú với nghề nên dẫn đến
hiệu quả làm việc không cao, luôn có tư tưởng muốn bỏ nghề.
Vì vậy việc tìm hiểu dự định chọn nghề của học sinh lớp 12, để kịp thời
cung cấp những hiểu biết, định hướng và tư vấn nghề nghiệp cho các em đang
trở thành vấn đề quan trọng. Giúp các em học sinh có những quyết định chọn
lựa nghề phù hợp với điều kiện bản thân, gia đình và đáp ứng yêu cầu xã hội
là một nhu cầu cấp thiết được đặt ra hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài
“Dự định chọn nghề của học sinh lớp 12” để nghiên cứu. Do thời gian và
năng lực còn hạn chế, nên chúng tôi chủ yếu tìm hiểu nhận thức và dự định
của các em với vấn đề chọn nghề: thực hành được đào tạo tại các trường dạy
nghề trong toàn quốc và địa bàn mà chúng tôi triển khai là tại Ninh Bình.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Dự định chọn nghề của học sinh lớp 12
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng dự định chọn nghề của học sinh lớp 12, đặc biệt
với việc chọn các nghề thực hành học tại các trường dạy nghề. Chỉ ra các yếu
tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề thực hành của học sinh lớp 12. Từ đó có các
biện pháp nâng cao nhận thức và định hướng cho các em học sinh lớp 12 quan
tâm đến việc theo học các nghề thực hành tại các trường nghề bên cạnh xu
hướng chỉ coi trọng việc học tại các trường đại học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng dự định chọn nghề thực hành của học sinh lớp
12 tại các trường dạy nghề.

- Chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến dự định chọn nghề của các
em, chú trọng những nguyên nhân các em quyết định việc theo học hay không
học nghề tại các trường dạy nghề.


3
- Đưa ra những biện pháp nâng cao nhận thức và những biện pháp giúp
các em có quyết phù hợp trong việc chọn nghề.
5. Khách thể nghiên cứu
- 768 em học sinh lớp 12 tại 4 trường THPT: THPT Ngô Thì Nhậm,
THPT bán công Tạ Uyên, THPT Yên Mô B, THPT Bình Minh và Trung tâm
giáo dục thường xuyên Tam Điệp – Ninh Bình.
- 200 em học sinh hiện đang học nghề tại trường Cao đẳng nghề Cơ
giới Ninh Bình
- 100 bậc phụ huynh của các em học sinh trong diện nghiên cứu
- Các thầy cô giáo chủ nhiệm và BGH trường Cao đẳng nghề Cơ giới
Ninh Bình.
6. Giới hạn khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu tập trung vào tìm hiểu dự định của
các em học sinh lớp 12 với việc lựa chọn nghề thực hành (học tại các trường
dạy nghề trong toàn quốc)
- Khách thể nghiên cứu là các em học sinh lớp 12 đặc biệt các em học
sinh có học lực Khá trở xuống vì chúng tôi cho rằng các em này khả năng đỗ
vào đại học sẽ hạn chế, do vậy các em sẽ có dự định vào học tại các trường
dạy nghề. Các em có lực học giỏi sẽ chủ yếu lựa chọn thi vào đại học.
- Phạm vi nghiên cứu: 4 trường THPT và 1 trung tâm giáo dục thường
xuyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Đa số các em học sinh lớp 12 trong diện nghiên cứu có mong muốn đi
học đại học hơn là học các nghề thực hành. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến

việc các em không mong muốn học các nghề thực hành, trong đó nguyên
nhân chủ yếu là do nhận thức của các em về các nghề này còn hạn chế.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
đến vấn đề được nghiên cứu trong đề tài, nhằm xây dựng cơ sở lý luận khoa
học, trên cơ sở đó mới tiến hành nghiên cứu những vấn đề thực tiễn.


4
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp
quan trọng nhất được sử dụng chủ yếu nhằm thu thập số liệu cho việc nghiên
cứu đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn 2 em học sinh
trường THPT Ngô Thì Nhậm và THPT Bán công Tạ Uyên; 1 em học sinh
hiện đang học tại trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình để làm rõ nhận
thức và định hướng chọn nghề của các em.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 13.0




















5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. 1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chọn nghề là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ với cá nhân,
mà còn cả đối với xã hội. Chọn nghề không chỉ có nghĩa là chọn một công
việc làm cụ thể nào đó, mà còn là việc chọn một cách sống cho tương lai,
chọn một con đường sống cho mai sau. Vì thế khi bàn về vấn đề lựa chọn
nghề đã có nhiều những ý kiến của các tác giả trong và ngoài nước.
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề chọn nghề
Theo nhà tâm lý học A.A Barbinova (1966): học sinh THPT ở Liên Xô
thường có dự định được tiếp thu nền học vấn cao, không thích đi làm ngay.
Những nghề học sinh chọn tuỳ theo từng thời kỳ khác nhau và theo đặc điểm
lứa tuổi giới tính. Chẳng hạn năm 1970 học sinh thường hứng thú với những
nghề thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, thế nhưng năm 1985 học sinh thành
phố lại hứng thú với những nghề thuộc lĩnh vực xã hội hơn các nghề khác.
Các nhà nghiên cứu này cũng chỉ ra sự khác biệt về giới tính ảnh hưởng tới
việc chọn nghề của học sinh: học sinh nữ thường quan tâm tới những nghề
thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và nghệ thuật còn các em học sinh nam quan tâm
tới những nghề kỹ thuật.
Có nhiều tác giả cho rằng động cơ chi phối rất nhiều trong việc chọn nghề
của học sinh: Như nghiên cứu của các tác giả A. V Petropxki nguyên nhân hấp
dẫn học sinh lựa chọn một nghề nghiệp nào đó là do tính chất sáng tạo của lao
động; ý nghĩa xã hội và quy mô tiền lương cũng là những yếu tố quan trọng nhất

thúc đẩy học sinh chọn nghề. Tác giả cho rằng các em học sinh quan tâm nhiều
nhất đến giá trị xã hội của nghề sau đó mới đến giá trị vật chất.
Nhà nghiên cứu N.D Levitov đã đưa ra một số động cơ bên trong và
bên ngoài có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh. Tác giả nhận xét
việc chọn nghề của học sinh liên quan nhiều đến hứng thú, năng lực và
nguyện vọng trong khi chọn nghề.


6
Còn tác giả V. A Kruchetxki cho rằng nghề được chọn không chỉ phù
hợp với nguyện vọng của cá nhân mà còn phải đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Cụ thể nghề đó là phù hợp nếu: “khuynh hướng cá nhân đối với một dạng lao
động nhất định, các năng lực đối với dạng lao động ấy và sự đánh giá các ý
nghĩa xã hội của nó được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mang lại sự thỏa
mãn về đạo đức cho con người và lợi ích tối đa cho xã hội”. [17, 23, 31]
Trong các công trình nghiên cứu nhà tâm lý học E. M Pavluchenkov đã
khẳng định những động cơ chiếm vai trò chủ đạo và tối quan trọng trong việc
lựa chọn nghề của học sinh THPT là động cơ đạo đức và động cơ xã hội.
Theo ông, cấu trúc động cơ chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực
lao động của học sinh, điều này được thể hiện trong việc tích cực tham gia
nghiên cứu khoa học, cố gắng làm việc hết mình trong lao động, có hứng thú
với các hoạt động cụ thể như việc đọc các tài liệu chuyên ngành. [24]
Cũng như các nhà tâm lý học khác, nhà tâm lý E. M Pavlưuchenkov cũng
cho rằng việc chọn nghề của học sinh bị chi phối bởi các nhóm động cơ. Ông
cho rằng những học sinh tích cực tham gia các hoạt động liên quan đến học tập,
lao động thì có cấu trúc động cơ chọn nghề tối ưu hơn các học sinh khác.Tuy
nhiên tác giả cũng chưa đưa ra mô hình cấu trúc động cơ cụ thể đối với từng loại
học sinh này mà chỉ đưa ra học sinh có “kiểu” động cơ nào trội hơn.
Bên cạnh những nghiên cứu về động cơ chọn nghề, có nhiều nhà tâm lý
học Liên Xô cũng quan tâm nghiên cứu và nhấn mạnh yếu tố nhận thức nghề

nghiệp trong việc lựa chọn nghề của học sinh. Như nhà tâm lý học V. V
Tsêbưsêva cho rằng: “Học sinh chọn nghề nhưng chưa hiểu được đầy đủ ý
nghĩa của việc lựa chọn đó, khi không có các kiến thức cần thiết về ngành
nghề đã chọn” và “ngoài sự hiểu biết dù đó là tối thiểu về nghề đã chọn, còn
phải đối chiếu những đặc điểm cá nhân của mình với những yêu cầu của nghề
đó đã đề ra và đó là điều mà học sinh thường không tính đến”.


7
Khi nghiên cứu về vấn đề này, M. S NayMatk cũng đã nhận định:
“thanh niên hãy còn biết rất ít cả những thuộc tính thực tế của những nghề
hấp dẫn họ và cả những yêu cầu mà các nghề đó đã đề ra cho người lao động
lẫn những khả năng tiềm tàng của bản thân mình”.
Khi nghiên cứu về vấn đề nhận thức nghề nghiệp đa phần các nhà
nghiên cứu đều cho rằng những sai lầm trong việc lựa chọn nghề đó là do hai
nguyên nhân sau:
Thứ nhất “học sinh lớn vì chưa có quan niệm rõ ràng và đa số về các
nghề nên không thể định hướng đúng đắn về các nghề đó. Các em không biết bất
cứ một nghề nào đó đều đề ra những yêu cầu đối với phẩm chất của con người”.
Thứ hai đó là học sinh “không phải bao giờ cũng biết cách xác định
một cách khách quan sự phù hợp nghề nghiệp của mình. Những đặc trưng của
nghề như tốc độ, tính chính xác của phản ứng, sự phối hợp những vận động,
những đặc điểm cảm giác, tính linh hoạt của các quá trình thần kinh…”[23]
Vì lý do trên mà ở các nước phát triển như: Mỹ, Đức, Pháp, Singapo,
Hồng Công… những chỉ dẫn nghề nghiệp là một thành tố quan trọng trong
giáo dục trung học, các nước này có sự định hướng tư vấn nghề nghiệp, phân
luồng ngay từ những cấp cơ sở. [6]
Theo một số nhà tâm lý học lý luận ở Mỹ như: G. Reynolds, J. Shister,
A. Roe, A. A Maslow thì điều kiện để một người thỏa mãn với nghề nghiệp đó
là: không có những thái độ tiêu cực khi bị đè nén, áp chế trong công việc; có

mối quan hệ qua lại tốt với đồng sự, địa vị xã hội; có sự công bằng về tiền
lương; có hứng thú với công việc và khả năng đáp ứng những kỹ năng đa dạng
của công việc; có điều kiện khách quan của lao động, tính chất, điều kiện và
công cụ lao động; độ lớn của tiền lương và sự thường xuyên của công việc.
Theo Parsons Frenk - người được coi là là cha đẻ của việc chỉ dẫn nghề
nghiệp ở Mỹ đã đưa ra các đặc điểm của lựa chọn nghề trên cơ sở nhận thức
nghề đó là:


8
- Người công nhân tương lai cần phải hiểu biết một cách rõ ràng về bản
thân mình, về những năng lực của mình, về các kỹ năng hứng thú, kỳ vọng,
về những hạn chế và các nguyên nhân của chúng.
- Sự hiểu biết về những yêu cầu và điều kiện để đạt được kết quả, ưu
thế, nhược điểm, tiền công (phần thưởng), khả năng và tiền đề trong lĩnh vực
khác nhau của công việc.
- Mối tương quan đúng giữa hai nhóm các đặc điểm kể trên.
Như vậy: các nhà tâm lý học Liên Xô và các nhà tâm lý học phuơng
Tây đều nhận thấy sự cần thiết phải nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp cho
học sinh trong quá trình lựa chọn nghề, tuy nhiên các nghiên cứu đa phần tập
trung nghiên cứu về động cơ chọn nghề và nhấn mạnh yếu tố nhận thức nghề
nghiệp trong quá trình lựa chọn nghề của học sinh.
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Việc nghiên cứu lựa chọn nghề từ lâu đã được các nhà tâm lý học Việt
Nam quan tâm như:
- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Bích (1982) về động cơ lựa chọn
nghề của thanh niên, tác giả đã đưa ra nhận xét ở thanh niên học sinh động cơ
bên trong nổi bật hơn động cơ bên ngoài trong việc lựa chọn nghề. [2].
- Nghiên cứu của tác giả Phạm Nguyệt Lãng và Trần Anh về xu hướng
nghề nghiệp của thanh niên và học sinh phổ thông, đã đưa ra nhận xét: thanh

niên học sinh suy nghĩ về nghề nghiệp rất muộn, suy nghĩ đó luôn thay đổi và
thiếu ổn định. Các nghề thanh niên, học sinh lựa chọn là nghề lưu thông và
dịch vụ. Vấn đề khoa học kỹ thuật chưa được thanh niên quan tâm và coi là
một loại nghề say mê, yêu thích.
- Vấn đề hướng nghiệp đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu từ lâu
của tác giả Phạm Tất Dong với công trình nghiên cứu “ Tư vấn hướng
nghiệp”. Trong công trình nghiên cứu này tác giả chủ yếu bàn đến những nội
dung của công tác hướng nghiệp như: lịch sử phát triển hệ thống hướng
nghiệp ở các nước trên thế giới, bản chất khoa học của công tác hướng


9
nghiệp, mục đích nhiệm vụ và vai trò của công tác hướng nghiệp, nội dung cơ
bản và hình thức hướng nghiệp…[17].
- Tác giả Nguyễn Quang Uẩn: tiếp cận xu hướng nghề theo các chỉ số:
Mức độ nhận thức nghề nghiệp, thái độ đối với nghề nghiệp, tính ổn định của
thái độ, đặc điểm xu hướng nghề nghiệp của học sinh THPT, xác định được
nghề mà học sinh biết nhiều nhất cũng như thái độ đánh giá của học sinh. Tác
giả đã đưa ra nhận xét: “nhận thức về nghề của học sinh còn yếu, số nghề và
các trường chuyên nghiệp chưa được học sinh biết đến nhiều. Hứng thú nghề
nghiệp của học sinh hình thành muộn, chưa tập trung và rõ nét”.…[23].
Ngoài ra có một số các công trình nghiên cứu của các tác giả bàn về
việc hình thành “Tâm thế sẵn sàng lao động cho học sinh” của Phạm Hoàng
Gia: bàn về nhu cầu được định hướng nghề nghiệp của học sinh, hứng thú của
sinh viên các trong các trường sư phạm.
Luận án PTS của Phan Thị Tố Oanh nghiên cứu về “ Nhận thức và dự
định chọn nghề của học sinh PTTH” (năm 1996), trong luận án này tác giả
chủ yếu bàn đến: vai trò nhận thức trong lựa chọn nghề nghiệp, tác giả cho
rằng dự định chọn nghề của học sinh có biểu hiện cao nhất ở hành động lựa
chọn nghề. Tuy nhiên trong luận văn này tác giả nghiên cứu việc chọn nghề

vào các trường đại học của các em học sinh THPT, mà chưa bàn đến khía
cạnh chọn nghề vào học tại các trường nghề.
Chúng tôi nhận thấy mảng nghiên cứu về dự định của các em học sinh với
việc học nghề thực hành tại các trường dạy nghề hiện nay chưa nhận được sự
quan tâm lưu ý của các nhà tâm lý học. Vì thế, chúng tôi rất muốn đi sâu tìm hiểu
về vấn đề này. Qua đó chúng tôi mong muốn sẽ đóng góp thêm vào mảng tư vấn
hướng nghiệp tại các trường cấp 3 hiện nay. Giúp các em học sinh có lực học
không tốt thay vì lựa chọn con đường đại học sẽ được tư vấn định hướng vào việc
chọn nghề thực hành học tại các trường dạy nghề trên toàn quốc.


10
1.2 Các khái niệm công cụ được sử dụng trong đề tài
1.2.1 Nghề nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm nghề nghiệp
Nghề nghiệp xuất phát từ tiếng La tinh: frofessio là công việc (việc
làm) chuyên môn đã định một cách chính thức; từ frofiteor là nói rõ công việc
của mình, đó là dạng hoạt động lao động, nghề nghiệp đòi hỏi trình độ học
vấn nhất định và là nguồn để tồn tại.
Từ điển Larouse của Pháp định nghĩa: “Nghề là hoạt động thường ngày
được thực hiện bởi con người nhằm tự tạo nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại”.
Theo E. A Klimop: “Nghề là những lĩnh vực sử dụng sức lao động cơ bắp
và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân
công mà có) nó tạo ra kỹ năng cho người sử dụng sức lao động của mình để thu
thập lấy những phương tiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển” [15, tr.10].
Theo từ điển tiếng Việt (tác giả Nguyễn Như Ý): “ Nghề là công việc
chuyên làm theo sự phân công của xã hội”, còn “nghề nghiệp là nghề nói
chung”. [25, tr.258]
Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn “ nghề nghiệp tương lai” – 1978 đã
định nghĩa: “Nghề là nhóm những công việc có chuyên môn gần nhau”.

Như vậy, theo ý kiến của các tác giả trên chúng tôi hiểu một nghề tồn
tại trong xã hội cần có 4 yếu tố sau:
- Nghề tồn tại và phát triển do sự phân công lao động xã hội
- Người lao động tiêu hao năng lượng thần kinh, cơ bắp trong quá trình
lao động
- Người lao động làm nghề đó được trả công
- Người lao động cần được đào tạo ở mức độ nhất định mới có thể làm việc
Chúng tôi đồng ý với một số các nhà nghiên cứu khi cho rằng: nghề
nghiệp là một thuật ngữ chỉ một hình thức lao động xã hội theo sự phân công
lao động, mà con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra những sản
phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.


11
1.2.1.2 Đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp
Khi nói đến đặc điểm hoạt động của bất kỳ một nghề nghiệp nào trong
xã hội người ta thường đề cập đến đặc điểm sau:
* Đối tượng lao động
Đối tượng lao động của nghề là hệ thống những thuộc tính, những mối
quan hệ qua lại (tương hỗ) của các hiện tượng, các quá trình mà ở cương vị
lao động nhất định con người phải vận dụng chúng.
* Mục đích lao động
Mục đích lao động là kết quả mà xã hội đòi hỏi trông đợi ở người lao
động, nó thể hiện ở các công việc, các thao tác chủ yếu phải hoạt động trong
nghề và các sản phẩm (bán thành phẩm, sản phẩm) thu được trong nghề.
Ví dụ: Mục đích lao động của nghề may là phục vụ và làm thoả mãn
nhu cầu may mặc trong xã hội. Từ các loại vải, người thợ cắt may, may thành
những bộ quần áo hợp thời trang và những đồ dùng khác như mũ, găng tay,
khăn Trong khi đó mục đích lao động của nghề tiếp viên du lịch lại là
hướng dẫn giới thiệu với khách du lịch tất cả vẻ đẹp, sự hấp dẫn, những nét

kỳ lạ, đặc điệt của nơi du lịch, cung cấp những thông tin về sự an toàn, giá trị
kinh tế Nhằm tạo cho khách du lịch sự thích thú, tò mò và tin tưởng mình đã
sử dụng đồng tiền đúng chỗ. Đồng thời người hướng dẫn viên du lịch phải
hiểu công tác tổ chức, kinh doanh trong du lịch Nắm được các loại hồ sơ, tài
liệu hạch toán và thanh toán trong phục vụ du lịch. Thực hiện có hiệu quả
công tác thông tin và tuyên truyền của hướng dẫn du lịch.
* Công cụ lao động
Công cụ lao động không chỉ là những công cụ gia công mà còn gồm
những phương tiện làm tăng năng lực nhận thức của con người về các đặc
điểm của đối tượng lao động, làm tăng sự tác động của con người đến đối
tượng đó. Vì vậy những dụng cụ đo lường, những máy móc để biến đổi năng
lượng, xử lý thông tin cũng như những quy tắc, phương thức giải quyết các
nhiệm vụ thực hành và lý luận cũng được coi là công cụ lao động.


12
Ví dụ: Công cụ lao động của nghề cắt may công nghiệp là kéo, thước,
phấn, máy may, bàn là
Công cụ và phương tiện của nghề tiếp viên du lịch là những kiến thức
cơ bản về tổ chức và kỹ thuật phục vụ, hướng dẫn du lịch. Những kiến thức
về địa lý, lịch sử, con người, xã hội của khu vực tổ chức du lịch. Ngôn ngữ
dùng để giới thiệu với mọi người một cách chính xác, rõ ràng và hấp dẫn. Biết
sử dụng thành thạo từ một đến hai ngoại ngữ. Biết sử dụng các thiết bị văn
phòng, thông tin nghe nhìn
* Điều kiện lao động
Điều kiện lao động được hiểu như là những đặc điểm của môi trường
mà trong đó công việc nghề nghiệp của con người được diễn ra. Đó là:
- Trong nhà, ngoài trời
- Nhiệt độ, tiếng ồn
- Tư thế làm việc: ngồi, đứng

Ví dụ: Điều kiện lao động của nghề thợ may làm việc trong nhà hoặc
trong dây chuyền sản xuất ở các phân xưởng. Vì vậy, nghề thợ may không đòi
hỏi sự thích ứng đặc biệt cơ thể đối với môi trường lao động.
Còn điều kiện lao động của nghề tiếp viên du lịch lại là thường xuyên
làm việc ngoài trời, luôn di chuyển địa điểm du lịch cùng với khách tham
quan, làm việc trong hoàn cảnh thường xuyên tiếp xúc với nhiều người trong
nước và nước ngoài. [26]
1.2.1.3 Phân loại nghề
Xã hội càng phát triển thì nghề nghiệp càng phong phú, cùng với sự
thay đổi công cụ sản xuất và sự phân công lao động, nhiều nghề nghiệp được
phát triển và không ít nghề nghiệp có sự thay đổi. Trong thời đại ngày nay,
thời đại bão táp của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghề này mất đi, nghề khác
xuất hiện, nhiều nghề đã thay đổi nội dung lẫn hình thức công việc. Tiến bộ
khoa học kỹ thuật làm thay đổi tính chất lao động, hoàn thiện công cụ sản
xuất, thay đổi bản thân đối tượng lao động. Do đó, việc đào tạo con người lao


13
động trong các nghề nghiệp khác nhau cũng được thay đổi. Con người cần
phải thực hiện một cách rộng rãi nhiều chức năng hơn và cần thiết lao động
phối hợp các nghề khác. Do đó việc chọn nghề mới hay phân hóa và chuyên
môn hóa nghề nghiệp cao, mỗi nghề mới này đòi hỏi ở người lao động những
phẩm chất tâm lý nhân cách, những khả năng khác nhau. Tuỳ thuộc vào cách
sử dụng mà có cách phân loại nghề khác nhau. Hiện nay tồn tại các kiểu phân
loại nghề khác nhau:
* Phân loại theo dấu hiệu, mức độ phức tạp về kỹ thuật
- Đó là những nghề phải thông qua đào tạo, đòi hỏi có những quy trình
nhất định thì mới có thể hành nghề được. Ví dụ như nghề điện, lái xe, nghề
sửa chữa ô tô - xe máy
* Phân loại nghề theo diện chuyên môn và diện hoạt động của nghề

- Nghề diện hẹp: Là nghề chuyên môn sâu và hẹp về khả năng hoạt động của
người hành nghề. Ví dụ: Nghề hàn công nghệ cao, nghề trồng cà phê
- Nghề diện rộng: Là nghề kết hợp hai hay nhiều nghề khác nhau có chung
hoặc không chung cơ sở kỹ thụât. Phạm vi hoạt động nghề rộng như nghề cắt gọt
kim loại là sự kết hợp các nghề tiện, phay, bào, rèn Nghề phục vụ khách sạn là sự
kết hợp các nghề phục vụ bàn, buồng, chiêu đãi viên, đón tiếp.
Như vậy, tương ứng với hai loại nghề trên sẽ có công nhân diện hẹp và
công nhân diện rộng. Xu thế phát triển công nhân diện rộng là phù hợp với
tiến bộ xã hội và sự đa năng trong hoạt động nghề tương lai.
* Phân loại nghề theo đối tượng lao động
Phân loại nghề lấy đối tượng lao động làm dấu hiệu phân loại nghề
được E. A. Klimov chia thành 5 nhóm nghề chính [15]







14
Nhóm nghề
Đối tượng lao động chủ yếu
Ví dụ về các nghề
và chuyên môn
Người
-
thiên nhiên
Các tổ chức hữu cơ, các quá
trình sinh vật và vi sinh vật
Trồng lúa, trồng nấm, nuôi

ong, nuôi cá sấu, trồng rừng,
khai thác gỗ
Người
-
Kỹ thuật
Hệ thống các thiết bị kỹ thuật
các nguyên vật liệu, năng
lượng, các đối tượng vật chất
Thợ rèn, nguội, tiện, thợ xây,
thợ máy, lái xe, lái máy xúc
Người
-
người
Con người, nhóm tập thể
Bán hàng, y tá, điều dưỡng
viên, hộ lý, thư ký
Người
-
Hệ thống
ký hiệu
Những dấu hiệu, con số, mã
số, công thức, ngôn ngữ
Thủ quỹ, kế toán, đánh máy,
thợ xếp in, đồ họa
Người
-
Nghệ thuật
Các hình ảnh nghệ thuật, các
bộ phận và các thuộc tính của


Thêu, sơn mài, dệt thảm, điêu
khắc, thợ sơn
* Phân loại nghề theo kết quả cuối cùng của quá trình hành nghề có
các loại sau:
- Nghề thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất. VD: Nghề sản xuất pin và ắc
quy, nghề nhiệt luyện, nghề ươm tơ, nghề trồng lúa
- Nghề thuộc lĩnh vực sản xuất phi vật chất. VD: Nghề thư ký, nghề lái
xe, nghề bán hàng
- Nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ, kinh tế gia đinh. VD: Nghề thêu ren,
nghề nuôi tằm, nghề cắt tóc
* Phân loại nghề theo kiểu nhóm rộng và theo đặc điểm của hoạt động
nghề, bao gồm 8 kiểu:
- Nhóm nghề số 1: mang tính chất giao tiếp, sự vụ giao tiếp với nhiều
người, giao tiếp qua công việc. Bao gồm các nghề trong doanh nghiệp, nhân
viên bán hàng, tiếp viên trong giao dịch buôn bán tại nhà hàng, khách sạn.
Các nhân viên bưu điện, hải quan, thuế vụ, quảng cáo, giao dịch công cộng


15
- Nhóm nghề số 2: mang tính chất giao tiếp về trí tuệ, trong đó có giao
tiếp kiểu bồi dưỡng trí thức cho người khác gồm các nghề hoạt động quản lý
kinh tế, nghề dạy học, các nhà giáo dục, các cán bộ, nhân viên làm công tác
kỹ thuật trong các ngành công nghiệp, xây dựng giao thông Các cán bộ nhân
viên làm việc trong ngành pháp lý, văn hóa, kinh tế, nhà báo luật sư, nhà văn,
dịch thuật, bác sỹ, người làm nghề tự do
- Nhóm nghề số 3: bao gồm hoạt động trong lĩnh vực khoa học, kỹ
thuật. Gồm nghề nghiên cứu thử nghiệm, nhà quản lý, chỉ đạo, các bộ môn
khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội
Có thể gộp lại nhóm nghề số 2 và nhóm nghề số 3 mang tên nhóm nghề
về hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

- Nhóm nghề thứ 4: mang tính chất thực hành về kỹ thuật và điều khiển
các cơ cấu trong ngành điện cơ. Bao gồm:
+ Cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ chế tạo sản xuất trong các ngành kỹ
thuật công nghiệp, nông nghiệp.
+ Các cán bộ, nhân viên theo dõi, điều khiển hệ thống cơ cấu hoạt động
của các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, điều khiển từ xa, điều khiển các phương
tiện giao thông vận tải để chuyên chở người thiết bị
- Nhóm nghề thứ 5: mang tính chất tư duy trừu tượng và lao động sáng
tạo bao gồm các nghề và chuyên môn trong sáng tác, mỹ thuật, nghệ thuật,
mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc sư trong lĩnh vực triết học, thần học
- Nhóm nghề thứ 6: lao động có tính chất đơn điệu, nhưng hoạt động
sản xuất mang lại kết quả cụ thể. Bao gồm các nhóm nghề như công nhân thi
công các công trình xây dựng, các công trình về giao thông vận tải, công nhân
làm việc trong các dây chuyền sản xuất. Công nhân điều khiển các phương
tiện bốc dỡ, nâng hạ.
- Nhóm nghề thứ 7: sử dụng các thiết bị, máy móc gia công, chế biến
các nguyên vật liệu. Đặc điểm các sản phẩm thuộc những nhóm nghề này
thường phải tuân theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn của ngành. Bao


16
gồm các nhóm nghề gia công, chế tạo các sản phẩm bằng các vật liệu khác
nhau trên các thiết bị máy móc chuyên dùng. Chất lượng sản phẩm được kiểm
tra, nghiệm thu chặt chẽ.
- Nhóm nghề thứ 8: thủ công bao gồm các chuyên môn lắp ráp các chi
tiết nhỏ (trong các lĩnh vực cơ điện, điện tử, sinh học ) chế tạo các sản phẩm
về mỹ nghệ bằng các loại vật liệu đa dạng khác nhau. [26]
* Ngoài ra còn có cách phân loại nghề theo từ điển nghề của Mỹ
- Căn cứ vào chức năng có 3 loại sau:
-Loại thứ nhất: Chức năng xử lý số liệu (tổng hợp, phối hợp, phân tích,

sưu tập tính toán, ghi chép, so sánh đọc đơn giản, không xử lý số liệu)
- Loại thứ hai: Chức năng quan hệ tiếp xúc (huấn luyện, trao đổi, hướng
dẫn, quan sát, giải trí, thuyết phục, ra lệnh, phục tùng, không có quan hệ tiếp xúc)
- Loại thứ ba: Chức năng quan hệ với công cụ và đối tượng lao động
(lắp đặt, hiệu chỉnh, sử dụng dụng cụ chính xác, kiểm tra thao tác sản xuất,
điều khiển các phương tiện truyền tải, thao tác sản xuất, điều chỉnh máy,
không sử dụng thiết bị) [27]
* Căn cứ vào tính chất công việc và đặc điểm của hoạt động sản xuất
có 9 nhóm nghề như sau:
- Nghề giao tiếp bằng trí tuệ
- Các nghề văn phòng và giao dịch thương mại
- Các nghề dịch vụ
- Các nghề trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
- Các nghề xử lý công nghệ
- Các nghề gia công kim loại và các loại vật liệu khác
- Các nghề thủ công
- Các nghề xây dựng
- Các nghề khác
Trong các cách phân loại trên, mỗi cách phân loại đều dựa vào một dấu
hiệu nào đó về nghề, theo các mục đích khác nhau để phân loại nghề. Chúng


17
tôi cho rằng cách phân loại của E. AKlimov phù hợp với mục đích nghiên cứu
của mình, vì vậy chúng tôi đã sử dụng cách phân loại các nghề căn cứ vào đối
tượng lao động làm dấu.
1.2.1.4 Các con đường hình thành nghề nghiệp hiện nay
Căn cứ vào nguồn tiếp nhận các tri thức về nghề. Chúng tôi chia các
con đường nhận thức về nghề nghiệp của học sinh thành 2 loại:
- Nhận thức nghề nghiệp tự phát

- Nhận thức nghề nghiệp tự giác, có hệ thống
* Nhận thức nghề tự phát
Đó là những hiểu biết của học sinh thu được trong cuộc sống từ các con
đường khác nhau ngoài nhà trường. Đây là những tri thức học sinh thu được
nhờ sự giúp đỡ từ gia đình, từ bạn bè, học nghề tại gia đình các nghệ nhân hay
từ các phương tiện thông tin và từ chính sự tìm kiếm của hứng thú, được học
sinh tiếp thu một cách tự phát. Những tri thức này có thể ảnh hưởng đến quá
trình chọn nghề của học sinh theo hai chiều hướng: tích cực hoặc tiêu cực.
Nếu học sinh được cung cấp những tri thức đầy đủ, sâu sắc về nghề từ các
nguồn trên thì bản thân học sinh sẽ có những hiểu biết đúng về nghề và ngược
lại nếu xuất phát từ sự am hiểu một nghề mà chuyển hiểu biết đó sang nghề
khác thì sẽ tạo ra cho học sinh những kiến thức lệch lạc về nghề và dẫn tới sự
lựa chọn sai lầm. Trước đây việc nhận thức nghề và theo học nghề thường
xuất phát từ con đường này. Nhưng xã hội càng phát triển thì nhận thức nghề
cần có hệ thống, mang tính tự giác cao.
*Nhận thức nghề tự giác, có hệ thống
Đó là những tri thức lựa chọn thu nhận được trong quá trình học tập ở
trường và khi tham gia sinh hoạt ở trung tâm hướng nghiệp, trung tâm tư vấn
nghề một cách tự giác và có chủ định.
Trong khi học tập ở nhà trường, các môn học chính là nguồn thông tin
rất lớn giúp cho học sinh hiểu biết về nghề. Các tri thức về lịch sử phát sinh,
các tri thức về lĩnh vực khoa học sẽ giúp cho học sinh hiểu được những con


18
đường dẫn tới nghề nghiệp, thái độ đối với nghề nghiệp tương lai, những yêu
cầu của nghề nghiệp đang đặt ra trước mắt những người lao động. Từ đó học
sinh sẽ có quan niệm đúng về nghề, tức là có được biểu tượng về công việc
mà các em đang hướng vào.
Chẳng hạn khi học một công thức toán, ngoài việc chứng minh công

thức và đưa ra những bài tập cần thiết, thầy giáo còn giới thiệu thêm trong các
ngành sản xuất, công thức này được sử dụng như thế nào. Từ đó giúp học sinh
hiểu được nội dung chuẩn bị kiến thức cho nghề nghiệp tương lai, có được
hình ảnh về nghề nghiệp ngay ở từng môn học.
Giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề giữ vị trí quan trọng trong quá trình
truyền đạt cho học sinh biết về các ngành nghề cần phát triển và những nơi học
sinh có thể đến học nghề hoặc làm việc sau khi ra trường. Đưa ra những lời
khuyên để giúp các em đánh giá đúng những phẩm chất, năng lực của mình đối
chiếu với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động.
1.2.2 Nghề thực hành
Hệ thống dạy nghề là bộ phận quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, trong hệ thống giáo dục nói riêng.
Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày nay, xu
hướng phát triển giáo dục, đào tạo nghề nghiệp của thế giới hình thành rõ hai
“luồng” đó là luồng hàn lâm và luồng công nghệ hay luồng nghề nghiệp. Ở Việt
Nam luồng thứ nhất chính là đào tạo đại học và sau đại học, luồng thứ hai là hệ
thống đào tạo kỹ thuật công nghệ hay gọi là đào tạo nghề với 3 cấp trình độ: bán
lành nghề (sơ cấp nghề), lành nghề (trung cấp nghề), cao (cao đẳng nghề).
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu dự định
của học sinh lớp 12 với việc chọn các nghề thực hành học tại các trường dạy
nghề. Vậy nghề thực hành được hiểu là: nghề được đào tạo coi trọng tính
thực hành về kỹ thuật và công nghệ, đòi hỏi người lao động phải có kiến thức
và kỹ năng cần thiết, phù hợp để làm được những công việc phức tạp ở mức
độ nhất định, nhất là mức độ phức tạp về kỹ thuật và công nghệ, đồng thời có


19
khả năng thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ
trong thực tế sản xuất kinh doanh. [6]
Theo thống kê của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội năm 2008 hiện nay có khoảng 200 nghề và nếu như xếp theo nhóm
nghề (như cách phân loại của A Klimov) chúng thuộc 4 nhóm đầu, trong đó
nhóm nghề thợ và người - kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất. Nếu phân loại theo
yêu cầu của nghề thì những nghề thực hành là những nghề thuộc nhóm thứ
hai là nhóm thợ (công nhân) đòi hỏi người làm nghề này phải có yêu cầu như:
có tác phong công nghiệp, tư duy, khéo tay, sự cẩn thận, sức khỏe tốt Tuy
nhiên bên cạnh đó có những nghề thực hành nhưng không phải thợ ví dụ:
nghề kế toán, chế biến món ăn, pha chế đồ uống, nghề bar, nghề thiết kế đồ
họa, ý tá, dược tá [21]
Hiện nay các trường nghề chủ yếu đào tạo những nghề thuộc nhóm
thợ (công nhân) như: thợ rèn, thợ xây, thợ sửa chữa ô tô, cấp thoát nước,
hàn, điện, lái xe, lái máy xúc cho đến các nghề thuộc nhóm khác như:
hướng dẫn viên du lịch, chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng, lưu trú,
điều dưỡng thuộc nhóm tiếp xúc con người; hay nghề kế toán, văn thư
lưu trữ thuộc nghề đặc biệt (dấu hiệu, con số). Có thể nói nhu cầu thị
trường như thế nào thì các trường nghề đều có những loại hình đào tạo
các nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường. [21]
Có nhiều loại hình đào tạo nghề: các cơ sở đào tạo nghề của nhà nước,
loại hình đào tạo nghề của nhà nước phối hợp với tư nhân, các trường dạy
nghề của tư nhân, liên doanh, các doanh nghiệp Nếu các loại hình đào tạo
nghề theo tính khoa học, hàn lâm chú trọng vào lý thuyết và phát triển tư duy
cho sinh viên thì các trường dạy nghề chú trọng đến đào tạo thực hành, cung
cấp cho các em các kiến thức và thực tế đi vào sản xuất các em học sinh,
sinh viên tốt nghiệp các trường nghề có thể trở thành những công nhân có tay
nghề, trực tiếp tự tạo việc làm hoặc đi vào sản xuất ngay, không gây lãng phí
cho xã hội. [9]


20
Một xã hội muốn tốn tại cần phải có đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất

đông đảo, tay nghề cao, sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu.
Vì thế với đất nước đang phát triển như ở nước ta, số người trong độ tuổi lao
động chiểm tỷ lệ lớn nếu như không có sự phân luồng, định hướng của nhà
nước đa phần số lượng học sinh tốt nghiệp THPT thường lựa chọn thi vào đại
học thay vì học nghề, như vậy mới lâm vào cảnh thừa thấy thiếu thợ như hiện
nay trong cơ cấu lao động ở nước ta.
1.2.3 Dự định chọn nghề
Mỗi nghề nghiệp trong xã hội đều có những yêu cầu nhất định về
năng lực và phẩm chất tâm lý đối với người lao động. Mỗi nghề đều
lao động theo những hình thái nhất định tạo ra những sản phẩm riêng, đều
có một vị trí, một tương lai phát triển nhất định trong tiến trình phát triển
lịch sử xã hội loài người.
Cá nhân là một con người cụ thể sống trong những mối quan hệ xã hội
nhất định, ghóp phần thúc đẩy xã hội đó là quyền lợi, là trách nhiệm của mỗi
người. Trong bài luận “Những suy nghĩ của một thanh niên trong khi chọn
nghề” Mác đã viết: “Cân nhắc cẩn thận vấn đề này, đó là trách nhiệm đầu tiên
của một thanh niên bước vào đời và không muốn coi những việc quan trọng
nhất của mình là ngẫu nhiên”. [18]
Nhà văn hóa nổi tiếng của Việt Nam – Bác sĩ, nhà tâm lý học Nguyễn
Khắc Viện thì cho rằng: “Chọn nghề không nên chỉ căn cứ vào sở thích hay
nguyện vọng. Sở thích (dù là thích đến tột đỉnh) cũng chưa hẳn là sở trường
đích thực. Mặt khác, nếu có sở thích mà chỉ nuôi dưỡng nó bằng sự đam mê
chứ không bằng sự dày công luyện tập và chí thú học hỏi, thì sớm muộn sở
thích đó cũng sẽ bị giã từ”. [28]
Vì thế việc lựa chọn nghề nghiệp là vấn đề rất quan trọng của một đời
người, trước khi đi đến những quyết định chọn nghề thì mỗi học sinh luôn có
những mong muốn, những mong muốn có ý thức ấy khi trở thành có ý thức
và tạo thành hành động phù hợp cái đã vạch ra và hướng đến chính là dự định
của mỗi con người.

×