Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

hó khăn tâm lý trong ứng xử giữa con cái và người mẹ thay thế tại làng trẻ SOS - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.02 KB, 102 trang )


1
Đại học quốc gia Hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa tâm lý học
జ జ జ జ జ



Nguyễn Thị Thu Hà







Khó khăn tâm lý trong ứng xử
giữa con cái và người mẹ thay thế
tại làng trẻ sos – hà nội







Luận văn thạc sỹ khoa học













Hà Nội - 2008


2
Đại học quốc gia Hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa tâm lý học
జ జ జ జ జ



Nguyễn Thị Thu Hà





Khó khăn tâm lý trong ứng xử
giữa con cái và người mẹ thay thế
tại làng trẻ sos – hà nội



Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60.31.80



Luận văn thạc sỹ khoa học



Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Đào Thị Ôanh










Hà Nội - 2008

4

Mục lục
Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài. 6
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 8

3. Mục đích nghiên cứu. 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 8
5. Phương pháp nghiên cứu. 8
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 9
7. Giả thuyết khoa học. 9
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 10
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề. 10
1.1.1 Những nghiên cứu ngoài nước. 10
1.1.2.Những nghiên cứu trong nước. 13
1. 2. Một số khái niệm chủ yếu của đề tài. 19
1.2.1. Khái niệm “Khó khăn” : 19
1.2.2. . Khái niệm “ứng xử”. 20
1.2.3. Khái niệm “Khó khăn tâm lý trong ứng xử”. 23
1.3. Các chỉ số 37
1.4. Khái niệm trẻ em. 38
1.4.1. Một số đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ em. 38
1.4.2. Đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ em sống tại làng trẻ SOS. 40
1.5. Khái niệm “Người mẹ thay thế”. 41
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu 43
2.1. Vài nét giới thiệu sơ lược về làng trẻ SOS ở Việt Nam và Làng trẻ SOS
Hà Nội. 43
2.2. Quá trình tổ chức nghiên cứu. 45
2.2.1. Nghiên cứu lý luận. 45

5
2.2.2. Xây dựng công cụ nghiên cứu. 46
2.2.3. Điều tra thử. 47
2.2.4. Nghiên cứu thực tiễn. 47
2.2.5. Xử lý số liệu. 48
2.2.6.Phân tích số liệu 48

2.3. Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu. 48
Chương 3: kết quả nghiên cứu 50
3.1 Các khó khăn tâm lý trong ứng xử giữa con cái và người mẹ thay thế 50
3.1.1. Khó khăn về nhận thức. 50
3.1.2. Khó khăn về xúc cảm – tình cảm. 57
3.1.3. Khó khăn về hành vi. 62
3.2. Những nguyên nhân dẫn đến các khó khăn tâm lý trong ứng xử giữa con
cái và người mẹ thay thế 67
3.2.1 Cơ chế hoạt động của làng trẻ SOS 67
3.2.2. Nguyên nhân từ phía trẻ 68
3.2.3. Nguyên nhân từ phía các bà mẹ 70
3.3 Hậu quả do những khó khăn đem lại 70
3.3.1 Về phía trẻ 70
3.3.2 Về phía mẹ 71
3.4 Một số trường hợp điển hình được nghiên cứu sâu. 73
3.5 Mong đợi của các con và bà mẹ để giải quyết những khó khăn tâm lý 83
3.5.1 Mong đợi của các con 83
3.5.2.Mong muốn của mẹ 86
Chương IV: Kết luận và khuyến nghị 88
4.1. Kết luận 88
4.2. Khuyến nghị 89
4.2.1. Với Ban lãnh đạo của Làng trẻ SOS: 89
4.2.2. Với các bà mẹ: 90
4.2.3. Với các con. 91

6
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Gia đình là tế bào của xã hội mà các thành viên của nó gắn kết với nhau
bằng quan hệ hôn nhân (vợ - chồng), quan hệ huyết thống (giữa ông bà với

con cái và các cháu chắt), bằng các sinh hoạt chung và trách nhiệm với nhau
theo đạo đức và pháp luật. Trong quá trình tồn tại và phát triển gia đình phải
thực hiện các chức năng sinh sản, chức năng chăm sóc và bảo vệ các thành
viên, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế….
Môi trường gia đình tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách của cá
nhân. ở tuổi ấu thơ, ảnh hưởng của gia đình hầu như tuyệt đối dù trẻ có đến
nhà trẻ hay lớp mẫu giáo. ở tuổi thiếu nhi và vị thành niên quan hệ của trẻ
không còn bó hẹp trong khuôn khổ gia đình mà còn chịu nhiều ảnh hưởng của
xã hội, bạn bè, nhà trường và thầy cô giáo… . Tuy vậy, sự ảnh hưởng và vai
trò giáo dục của gia đình vẫn đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ.
Nhân cách của trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ giáo dục gia đình và truyền
thống của gia đình như sự liên kết, yêu thương gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn
nhau, truyền thống học tập, lao động, những sở thích văn hoá, thể thao… .
ảnh hưởng của giáo dục gia đình, bầu không khí, truyền thống của gia đình
rất quan trọng. Sự giáo dục của gia đình tốt sẽ góp phần tạo nên tính đa dạng,
phong phú trong nhân cách của trẻ theo hướng tích cực, tiến bộ và ngược lại.
Nếu một gia đình luôn coi lời chửi mắng, quát nạt là phương pháp giáo dục
tốt nhất thì sẽ hình thành nên những đứa trẻ mang tính bạo hành, hung hăng.
Còn trong gia đình mọi người không ai quan tâm đến ai, mỗi người sống với
thế giới riêng của mình thì những đứa trẻ sống trong môi truờng như vậy khi
lớn lên cũng vô cảm trước nỗi đau của người khác.
Như vậy, sự phát triển của trẻ em phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng và chăm
sóc của gia đình. Đó là môi trường gần gũi nhất tác động đến trẻ. Từ lúc mới

7
sinh ra trong gia đình, trẻ đã nhận được những kinh nghiệm xã hội đầu tiên,
sự phân công trách nhiệm và vai trò cá nhân thông qua vai trò của mỗi thành
viên trong gia đình. Cũng trong gia đình, phẩm chất cá nhân, thế giới nội tâm
được bộc lộ đầy đủ nhất. Cuộc sống gia đình đặt nền móng đầu tiên cho sự

hình thành thế giới quan, những thói quen, hành vi văn hoá, đạo đức và phát
triển trí tuệ. Bởi vậy gia đình luôn là nơi cung cấp mọi điều kiện tốt nhất cho
sự phát triển toàn diện của trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng có niềm hạnh phúc được sống
trong vòng tay của những người thân yêu. Có rất nhiều lý do như: những mâu
thuẫn, những mất mát khiến cho tổ ấm gia đình không còn nguyên vẹn, khiến
những đứa trẻ phải sống thiếu cha / mẹ, hoặc thiếu cả cha lẫn mẹ - đây là điều
bất hạnh nhất đối với đứa trẻ. Chúng phải xa rời vòng tay yêu thương chăm
sóc của người thân để bắt đầu một cuộc sống mới bên những người hoàn toàn
xa lạ, chưa hề quen biết. Bắt đầu một cuộc sống mới với môi trường xung
quanh mới lạ không phải là chuyện dễ với bất kỳ một ai đặc biệt là đối với trẻ
em. Có những em khi rời xa gia đình của mình phải sống lang thang vất
vưởng, nhưng có em may mắn hơn được các nhà hảo tâm, các nhà mở, mái
ấm, làng trẻ như làng trẻ SOS đón nhận về nuôi. Các em sẽ gia nhập một gia
đình mới, có anh chị em mới và đặc biệt là có một người mẹ mới, không phải
là người đã sinh ra mình. Việc gọi người xa lạ là mẹ, rồi phải thích ứng với
những quy định của gia đình mới, sống trong cùng một mái nhà với rất nhiều
anh chị em không cùng huyết thống sẽ làm các em gặp rất nhiều khó khăn và
lúng túng trong ứng xử.
Theo khảo sát ban đầu thì những trẻ em đang sống tại làng trẻ SOS hiện
nay gặp khá nhiều khó khăn trong ứng xử với người mẹ thay thế của mình.
Đây là những người hoàn toàn xa lạ, không sinh ra trẻ nhưng lại có công nuôi
dưỡng và chung sống hàng ngày với trẻ, thay thế vai trò của người mẹ đã sinh
ra các em.

8
Những khó khăn tâm lý trong ứng xử giữa cha mẹ và con cái cũng đã được
đề cập đến trong những luận văn thạc sỹ hay tiến sỹ, nhưng khó khăn tâm lý
trong ứng xử giữa con cái và người mẹ thay thế tại làng trẻ SOS thì dường
như chưa được đề cập đến nhiều. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài “Khó

khăn tâm lý trong ứng xử giữa con cái và người mẹ thay thế tại làng trẻ
SOS” để nghiên cứu với mong muốn sẽ tìm ra biện pháp làm giảm thiểu
những yếu tố gây khó khăn trong ứng xử giữa người mẹ thay thế và các con
khi mới vào sống tại làng trẻ.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Khó khăn tâm lý trong ứng xử giữa con cái và người mẹ thay thế.
2.2. Khách thể nghiên cứu:
- Nhóm trẻ em tuổi từ 10 – 16 tuổi sống tại làng trẻ SOS.
- Các bà mẹ thay thế tại làng trẻ SOS.
3. Mục đích nghiên cứu.
Chỉ ra các khó khăn tâm lý cản trở việc ứng xử của trẻ em làng SOS với
người mẹ thay thế; phân tích nguyên nhân của thực trạng đó và đề xuất một số
khuyến nghị nhằm cải thiện mối quan hệ ứng xử giữa trẻ em với người mẹ
thay thế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến khó khăn tâm lý để
định hướng cho nghiên cứu thực tiễn.
4.2 Nghiên cứu thực tiễn các khó khăn tâm lý mà trẻ và người mẹ thay thế
thường gặp phải trong quan hệ ứng xử hàng ngày; phân tích nguyên nhân
của thực trạng đó.
4.3 Kiến nghị đề xuất một số biện pháp tâm lý – giáo dục giúp làm giảm bớt
những khó khăn tâm lý của trẻ trong quan hệ ứng xử với người mẹ thay thế.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.

9
5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.
5.4. Phương pháp quan sát.

5.5.Phương pháp thống kê toán học.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu khó khăn tâm lý
của trẻ và người mẹ thay thế trong quan hệ ứng xử.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu: nhóm trẻ em tại làng trẻ SOS, tuổi từ
10 – 16 tuổi.
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: làng trẻ SOS Hà Nội.
7. Giả thuyết khoa học.
Trẻ em tuổi vị thành niên có hoàn cảnh đặc biệt được sống trong làng SOS
với anh chị em không cùng huyết thống và với người mẹ thay thế thường gặp
nhiều khó khăn tâm lý trong ứng xử với người mẹ thay thế thể hiện ở nhận
thức, cảm xúc và thông quan các hành vi thường ngày trong cuộc sống.
Những khó khăn tâm lý trong ứng xử này là do một số nguyên nhân từ phía
người mẹ thay thế lẫn từ phía trẻ, cụ thể là do thiếu hiểu biết lẫn nhau, thiếu
sự đồng cảm chia sẻ từ hai phía dẫn đến sự xa cách không gần gũi giữa con
cái và người mẹ thay thế.











10
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài


1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề tâm lý, vấn đề khó khăn tâm lý đã
được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực
khác nhau. Vấn đề khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử, trong hành vi,
trong các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng được đề cập đến nhiều.
Tuy nhiên việc nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý của con cái trong ứng xử
với người mẹ thay thế tại các làng trẻ SOS còn rất ít. Do phạm vi nghiên cứu
của đề tài, chúng tôi không có điều kiện đề cập một cách hệ thống toàn bộ
những công trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý mà chỉ trình bày một cách
tổng quan những công trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài. Cụ thể là theo
hướng : Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong ứng xử.
1.1 .1 Những nghiên cứu ngoài nước.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy có rất nhiều tài liệu, công trình
nghiên cứu về giao tiếp, ứng xử nói chung, nhưng nghiên cứu riêng về ứng
xử thì rất ít, gần như không có. Tuy nhiên, không thể tách rời ứng xử ra khỏi
giao tiếp, do ứng xử là những biểu hiện cụ thể thông qua lời nói, hành động
mà chỉ xuất hiện trong giao tiếp, thông qua các tình huống giao tiếp cụ thể
mới xuất hiện. Do vậy, chúng tôi vẫn tham khảo cả những tài liệu liên quan
đến giao tiếp, ứng xử.
Tiêu biểu là công trình nghiên cứu của H.Hipsơ và M.Phorvec, hai nhà tâm
lý học Đức, tác giả của phương pháp luyện tập xã hội, trong “ Nhập môn Tâm
lý học xã hội Macxit ”. Hai tác giả này cho rằng: Quá trình giao tiếp, ứng xử
rất phức tạp và khó khăn, khó khăn lớn nhất ở đây là sự thiếu hiểu biết lẫn
nhau và thiếu hiểu biết về bản thân của các đối tượng giao tiếp. Chính các khó
khăn về nhận thức này là nguyên nhân dẫn đến các khó khăn tâm lý trong
giao tiếp, ứng xử. Cũng theo hai tác giả này có thể phân loại khó khăn tâm lý

11
trong giao tiếp, ứng xử theo phương diện “ Khó khăn tâm lý trong giao tiếp
và vấn đề thông tin”. Theo cách phân loại này có thể có 6 dạng khó khăn:

 Khó khăn có tính chất tình huống: do cách hiểu khác nhau về tình
huống giao tiếp
 Khó khăn về ý nghĩa: Do câu nói được tri giác một cách tách rời về ý
nghĩa với thông báo thông tin
 Khó khăn có tính chất động cơ: Đối tượng giao tiếp che dấu động cơ
thông tin hoặc có động cơ không rõ ràng.
 Khó khăn do biểu tượng về đối tượng giao tiếp không đầy đủ.
 Khó khăn do thiếu mối liên hệ ngược và do đặc điểm của hình thức
thông tin.
 Khó khăn mang tính chất ứng dụng của thông tin: phát sinh do có sự
khác biệt mang tính ứng dụng giữa hệ thống kí hiệu và người sử dụng
kí hiệu.
H. Hipsơ và M.Phorvec đã chỉ ra được một loạt những nguyên nhân, các
dạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử tuy nhiên vẫn chưa làm rõ được
khái niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử là gì.
B. Ph.Lomov đã phân tích tính chất phức tạp của giao tiếp và vạch rõ giao
tiếp có hai chủ thể, hai đối tượng, hai mục đích, hai phương pháp, hai kênh
giao tiếp khác nhau. Ngoài ra quan hệ giữa hai chủ thể, hai đối tượng luôn
luôn chuyển hoá nhau rất phức tạp. Ông đã chỉ ra các loại khó khăn sau:
 Tính hai mặt của giao tiếp: là khó khăn khách quan của giao tiếp.
 Tính động cơ của nó: giao tiếp với một người hôm nay khác với giao
tiếp với người đó vào ngày mai trong điều kiện khác, hoàn cảnh khác.
 Giao tiếp có nhiều chức năng ( thông tin, hiểu biết lẫn nhau, tác động
qua lại ) mà việc thực hiện các chức năng này không phải là dễ dàng,
phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan.

12
 Giao tiếp đòi hỏi tính sáng tạo, linh hoạt. Trong giao tiếp nếu rập khuôn
theo bài bản không có sự sáng tạo thì không có kết quả. Kết quả giao
tiếp nhiều khi không dự báo được.

A.A Roiac phân loại khó khăn tâm lý theo phương diện “Khó khăn tâm lý
trong giao tiếp và vấn đề hoạt động”. Ông đưa ra hai nhóm khó khăn tâm lý:
 Khó khăn có tính chất thao tác: do thiếu kiến thức, kinh nghiệm,
phương pháp thực hiện.
 Khó khăn có tính chất động cơ: do chưa hình thành đầy đủ nhu cầu giao
tiếp chưa hình thành đúng mức động cơ giao tiếp, do các động cơ có
mục đích khác nhau chèn lấn động cơ giao tiếp.
Căn cứ vào đó ông đưa ra hai loại hàng rào cản trở: hàng rào có tính chất
động cơ và hàng rào có tính chất thao tác.
Trong công trình nghiên cứu của G.M.Andrêeva khi phân tích chức năng
thông tin về giao tiếp, ứng xử đã chỉ ra một vài nguyên nhân làm nảy sinh các
khó khăn tâm lý trong quá trình giao tiếp, ứng xử. Tác giả cho rằng, những
khó khăn này có thể nảy sinh do sự khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ, nghề
nghiệp, thiếu đồng nhất trong nhận thức tình huống ứng xử giữa các thành
viên tham gia giao tiếp, hoặc do đặc điểm tâm lý cá nhân. Như vậy, ở công
trình nghiên cứu này, tác giả đã phát hiện ra một số nguyên nhân làm nảy sinh
các khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử nhưng để đưa ra khái niệm khó
khăn tâm lý trong ứng xử là gì thì tác giả chưa đề cập tới.
Đến năm 1987, E.V. Sucanova đã đánh dấu một mốc quan trọng cho việc
nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử qua việc đưa ra
cuốn sách “Những khó khăn của giao tiếp liên nhân cách”. Trong công trình
này tác giả đề cập đến những vấn đề:
 Bản chất tâm lý của những khó khăn trong giao tiếp liên nhân cách.
 Vị trí của hiện tượng giao tiếp, khó khăn trong cấu trúc của các vấn đề
tâm lý xã hội.

13
 Những đặc điểm của việc nhận thức các nguyên nhân gây ra khó khăn
trong giao tiếp công việc.
 Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố khó khăn đến

quá trình giao tiếp công việc.
Trong công trình này tác giả đã phát hiện được một số khó khăn tâm lý
trong giao tiếp, ứng xử và nguyên nhân nảy sinh chúng. Song cũng như các
tác giả trên, ông chưa đưa ra được định nghĩa về khó khăn tâm lý trong ứng
xử và cũng chưa phân loại chúng một cách cụ thể.
Cũng trong năm 1987, trong công trình nghiên cứu về nhân cách sư phạm
của giáo viên, V.A. Cancalic đã nêu ra một số khó khăn trong ứng xử của sinh
viên sư phạm như:
 Không biết cách dàn xếp tổ chức một cuộc tiếp xúc.
 Không hiểu lập trường của đối tượng giao tiếp
 Thụ động trong ứng xử
 Có tâm trạng lo lắng, sợ hãi
 Lúng túng khi điều khiển trạng thái tâm lý của bản thân trong ứng xử.
 Không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại và đổi mới quan hệ đó
theo nhiệm vụ sư phạm.
 Bắt chước máy móc cách ứng xử của giáo viên khác
Như vậy bàn về khó khăn trong giao tiếp, ứng xử có rất nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu. Các tác giả này đã phát hiện và kể ra được một số khó khăn
tâm lý trong giao tiếp, ứng xử, nguyên nhân làm nảy sinh những khó khăn đó.
Nhưng để làm rõ khái niệm về khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử, phân
loại chúng một cách cụ thể thì chưa có tác giả nào làm được.
1.1.2.Những nghiên cứu trong nước.
Thực sự, ở Việt Nam, vấn đề khó khăn tâm lý chưa được quan tâm nghiên
cứu nhiều. Khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử cũng có số lượng nghiên

14
cứu rất ít. Trong cuốn “Vấn đề giao tiếp” của Nguyễn Văn Lê, dưới góc độ
thông tin, tác giả đã bàn đến khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử như:
 Sự chênh lệch giữa người phát và người thu.
 Khả năng xây dựng và trình bầy thông điệp (diễn đạt) của người phát

thông tin. Tác giả cũng đưa ra các yếu tố tâm lý gây khó khăn chính
trong giao tiếp, ứng xử đó là: Những chấn thương tình cảm, những sự
khác nhau về chính kiến, những xung đột, tưởng tượng, sự đánh giá về
người khác, định kiến, sự thiện cảm hay ác cảm. Tuy nhiên công trình
này chỉ mang tính chất diễn giải, “chấm phá”, mặc dù tác giả có bàn tới
khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử nhưng vẫn không đề cập tới
nội hàm của khái niệm đó.
Tác giả Huyền Phan với bài viết: “Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp”
đã cho thấy, nhiều khi giao tiếp, ứng xử không đạt mục đích vì bị các khó
khăn tâm lý ngăn cản. Muốn giao tiếp đạt mục đích cần phải vượt qua các khó
khăn tâm lý đó là:
 Bức tường thành kiến do có ác cảm với một ai đó, do cái nhìn thiên
lệch đã tạo ra ấn tượng không tốt đẹp khi giao tiếp, ứng xử.
 Bức tường ác cảm nảy sinh khi có định kiến với đối tượng, do có thông
tin sai lệch về đối tượng.
 Bức tường sợ hãi xuất hiện do những suy nghĩ băn khoăn dẫn đến tiếp
xúc gượng ép, thiếu tự nhiên.
 Bức tường thiếu hiểu biết nảy sinh do khi tiếp xúc không hiểu nhau
hoặc hiểu không đúng về nhau
Như vậy trong bài viết này tác giả đưa ra bốn khó khăn tâm lý nhưng lại
không đề cập đến lý luận về khó khăn tâm lý.
Một tác giả khác là Phạm Ngọc Viễn trong khi phân tích các biện pháp cơ
bản của công tác huấn luyện tâm lý chung cho các vận động viên đã nêu ra
các khó khăn tâm lý thể hiện dưới dạng cảm giác sợ hãi, không tin tưởng, do

15
dự trong quyết định… Những khó khăn tâm lý này xuất hiện thường xuyên
trong điều kiện thi đấu bởi các yếu tố nhiễu như: khởi thi không thành công,
đối phương kề mình có thành tích thi đấu cao, trọng tài thiếu khách quan. Các
khó khăn tâm lý rất đa dạng về mặt nội dung. Tuy vậy có thể chia nó thành ba

loại sau:
 Những khó khăn về nhận thức, xuất hiện khi phản ánh không đúng về
khả năng của bản thân (suy nghĩ về thất bại, biểu tượng vận động sai,
tri giác không chính xác về các tham số của biểu tượng vận động….)
 Những khó khăn về cảm xúc, phụ thuộc vào thái độ của vận động viên
với nhiệm vụ được giải quyết (sợ ngã khi xuống dụng cụ, không biết
kìm hãm niềm vui khi chiến thắng, bị ức chế do thất bại )
 Những khó khăn về đạo đức nảy sinh khi nhận thức và rung cảm về
những yêu cầu của xã hội (tinh thần trách nhiệm lớn quá mức, sợ thua,
quá hồi hộp trong trận quyết định…)
Trong công trình trên, tác giả đã có ưu điểm là: phát hiện và gọi tên được
các khó khăn tâm lý, xác định được nguyên nhân nảy sinh các khó khăn đồng
thời phân loại được các khó khăn đó. Tuy nhiên còn các vấn đề như bản chất
của các khó khăn này như thế nào, làm thế nào để hạn chế được nó … thì tác
giả không nói đến.
Năm 1995, tác giả Mạnh Toàn đã trích dẫn ý kiến của bác sỹ người Mỹ
Rabbi Kahler về 5 nguyên nhân cản trở sự tiếp xúc giữa người với người như
sau:
 Sự kiêu ngạo.
 Tính hay lo.
 Sự mặc cảm.
 Tính nhút nhát.
 Luôn cảm thấy có lỗi.

16
Nhưng tác giả này cũng chỉ đề cập đến 5 nguyên nhân này mà chưa có
những nghiên cứu thực nghiệm về những khó khăn tâm lý trong giao tiếp.
Tuy nhiên có khá nhiều nghiên cứu về những khó khăn tâm lý dành cho
lứa tuổi tiểu học. Trong tác phẩm “Nỗi đau của con em chúng ta” bác sỹ
Nguyễn Khắc Viện đã nêu ra những khó khăn tâm lý mà học sinh lớp 1 gặp

phải như:
 Trẻ phải giữ kỷ luật lớp học.
 Trẻ phải học một chương trình nặng so với tuổi mẫu giáo.
 Trẻ ít được bố mẹ vỗ về âu yếm như trước và luôn chịu sự kiểm tra,
đánh giá của bố mẹ….
Cùng với ông, tác giả Nguyễn Thị Nhất trong tác phẩm “6 tuổi vào lớp 1”
cũng đã nêu ra những khó khăn tâm lý cụ thể mà trẻ lớp 1 phải vượt qua đó là:
 Trẻ phải rời bỏ cuộc sống thoải mái, đa dạng, vui nhộn, hoạt động tuỳ
hứng ở mẫu giáo, và khép mình vào kỷ luật nghiêm khắc của lớp học
phổ thông.
 Trẻ gặp phải khó khăn trong quan hệ với cô giáo.
 Trẻ bị “vỡ mộng” khi vào học lớp 1 vì sự hân hoan hồi hộp chào đón
những điều hấp dẫn được thay thế bằng những điều khác xa với sự
tưởng tượng của trẻ.
Năm 1997, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã nghiên cứu về trở ngại tâm lý
trong giao tiếp, ứng xử của sinh viên sư phạm với học sinh khi thực tập tốt
nghiệp. Trong đó tác giả cũng đã nghiên cứu về khái niệm, bản chất, biểu
hiện, nguyên nhân, phân loại và ảnh hưởng của khó khăn tâm lý trong giao
tiếp.
Theo tác giả này khi nói đến khó khăn tâm lý trong giao tiếp phải chú ý
đến các đặc điểm sau:
 Tính đa dạng của khó khăn tâm lý trong giao tiếp. Mỗi loại nhân cách,
tính cách có những khó khăn đặc trưng riêng. Ví dụ: nhân cách hướng

17
nội có khó khăn khi giao tiếp với người lạ, người hướng ngoại có khó
khăn đặc trưng là kém tập trung chú ý vào đối tượng giao tiếp trong
thời gian dài….
 Ai cũng gặp khó khăn trong giao tiếp. Khó khăn là khách quan, không
phụ thuộc vào ý muốn của chủ thể. Tuy nhiên ở mỗi người mức dộ khó

khăn là khác nhau.
 Khó khăn tâm lý trong giao tiếp là một trong những nguyên nhân cơ
bản làm giảm hiệu quả giao tiếp, nhưng không phải là nguyên nhân duy
nhất. Hiệu quả giao tiếp còn phụ thuộc vào những điều kiện khách quan
và chủ quan khác.
 Khó khăn tâm lý thường diễn ra trong những tình huống phức tạp, bất
ngờ trong giao tiếp, thường gặp ở những người kém phát triển về năng
lực và kỹ năng giao tiếp, những người có nhân cách lệch chuẩn so với
chuẩn mực chung của xã hội, những người mà đặc điểm nhân cách
không phù hợp với vai trò và địa vị xã hội, với nghề nghiệp mà họ đang
làm.
 Khó khăn tâm lý có nguồn gốc từ thực tiễn khách quan, từ sự hình
thành và phát triển nhân cách, nhân cách chịu sự tác động của môi
trường, của giáo dục, hoạt động, giao tiếp, tự tu dưỡng…
Từ những đặc điểm trên, tác giả đã khái quát bản chất của khó khăn tâm lý
trong giao tiếp như sau:
“Khó khăn tâm lý trong giao tiếp là toàn bộ những đặc điểm tâm lý cá nhân
và kiểu hành vi ứng xử không phù hợp với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh
giao tiếp”.
Như vậy, những khó khăn tâm lý trong giao tiếp là một hiện tượng tâm lý
mang tính chủ thể đậm nét. Bản thân chủ thể giao tiếp cũng cảm thấy rõ
những khó khăn trong giao tiếp với mọi người.

18
Năm 2007, tác giả Lê Mỹ Dung – Viện nghiên cứu Sư phạm đã nghiên cứu
chuyên đề “Những khó khăn trong học tập của học sinh tiểu học”. Sau khi
phân tích những biểu hiện của khó khăn trong học tập , tác giả đã đưa ra 4
nguyên nhân cơ bản gây khó khăn là:
 Nguyên nhân sinh học: do khuyết tật di truyền, bẩm sinh về giải phẫu -
sinh lý, sức khoẻ.

 Nguyên nhân xã hội: hoàn cảnh gia đình, rào cản ngôn ngữ, tác động
bởi môi trường xã hội.
 Nguyên nhân sư phạm: nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương
pháp dạy học không phù hợp, môi trường sư phạm tiêu cực…
 Nguyên nhân tâm lý: nhận thức, thái độ, sự thích ứng tâm lý với hoạt
động học tập, rối nhiễu hành vi, lo hãi…
Trên đây chúng tôi đã điểm qua một vài công trình nghiên cứu về khó
khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử. Tóm lại, mặc dù mới chỉ có một số lượng
ít ỏi các tác giả với các công trình nghiên cứu về vấn đề khó khăn tâm lý
trong giao tiếp nhưng họ cũng đã có những đóng góp nhất định:
 Đã phát hiện được một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử.
 Bước đầu phân loại được các khó khăn tâm lý.
 Xác định được một vài nguyên nhân gây ra các khó khăn trên.
Tuy nhiên các tác giả trên cũng chưa có những nghiên cứu lý luận chuyên
về khó khăn tâm lý nên không đề cập đến nội hàm khái niệm và bản chất tâm
lý của khó khăn cũng như cơ sở phân loại cụ thể các khó khăn… Như vậy cho
thấy cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh
về lý luận cũng như về thực nghiệm các khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng
xử.
Vấn đề khó khăn tâm lý đã được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý xem xét
dưới nhiều góc độ, nhiều loại khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau. Khó
khăn tâm lý trong ứng xử của trẻ em với cha mẹ cũng được đề cập đến nhiều.

19
Tuy nhiên, chưa có ai nghiên cứu khó khăn tâm lý của trẻ em với người mẹ
thay thế tại làng trẻ SOS.
1. 2. Một số khái niệm chủ yếu của đề tài.
1.2.1. Khái niệm “Khó khăn” :
Muốn đưa ra khái niệm “Khó khăn Tâm lý”trước hết phải hiểu được khó
khăn là gì . Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “khó khăn ”. Theo

từ điển Tiếng Việt căn bản thì “khó khăn ” có nghĩa là điều gây trở ngại hoặc
sự thiếu thốn.
Trong từ điển Anh – Việt thì từ “ Hardship” hoặc từ “Difficulty” đều được
dùng chỉ sự khó khăn, sự gay go, sự khắc nghiệt đòi hỏi nhiều nỗ lực để khắc
phục.
Từ điển Pháp – Việt thì “Difficulté” chỉ sự khó khăn, việc gây khó khăn .
Từ điển Nga – Việt dùng từ “ ” để chỉ khó khăn với nghĩa là nan
giải, khó nhọc, gay go.
Như vậy, qua các từ điển ở trên ta có thể hiểu khó khăn chính là những
điều gây trở ngại, cản trở, làm mất nhiều công sức, đòi hỏi nhiều nỗ lực để
vượt qua. Khó khăn tâm lý là những điều trở ngại , cản trở tâm lý.
Trong bất kỳ hoạt động nào, chủ thể cũng gặp những khó khăn nhất định
gây cản trở cho việc đạt được mục tiêu đã đề ra. Những khó khăn đó bao gồm
nhiều yếu tố khác nhau: những yếu tố bên ngoài (yếu tố khách quan) như :
điều kiện, phương tiện hoạt động, môi trường gia đình – xã hội. Và những
yếu tố bên trong (yếu tố chủ quan): thiếu sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng,
vốn kinh nghiệm hạn chế, sự chủ quan, việc thực hiện các thao tác hành động
không phù hợp.
Khi xét về phương diện nguồn gốc xuất phát, các yếu tố bên trong có thể
phân làm hai loại : yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý. Những khó khăn do yếu
tố tâm lý tạo nên thì gọi là là những khó khăn tâm lý.
Từ những cách nhìn trên về “Khó khăn”, chúng tôi đưa ra khái niệm về
khó khăn tâm lý như sau : “Khó khăn tâm lý là toàn bộ những nét tâm lý

20
của cá nhân, nảy sinh ở chủ thể trong quá trình hoạt động không phù
hợp ( gây cản trở) với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất
định, làm ảnh hưởng xấu tới tiến trình và kết quả của hoạt động đó”
1.2.2. . Khái niệm “ứng xử”.
Từ lâu, ứng xử trong quan hệ giao tiếp người - người đã được các nhà tâm

lý học Liên Xô nghiên cứu. K.D Usinxki đã vạch ra được bản chất sự khéo
léo ứng xử sư phạm cũng như trong mối quan hệ người - người…
Theo Usinxki, nếu không có sự khéo léo ứng xử sư phạm thì nhà giáo dục
dù tài giỏi đến mức nào cũng không bao giờ trở thành nhà thực hành giáo dục
tốt.
Khi nói về ứng xử người ta nói đến sự khéo léo ứng xử hoặc biết cách đối
nhân xử thế. Sự khéo léo ứng xử theo tiếng La tinh là “ Tactus” có nghĩa là sự
tiếp xúc, là cảm giác về mức độ nhờ đó mà con người có khả năng giữ mình
một cách đúng đắn.
Từ điển Tiếng Việt của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam - Viện
ngôn ngữ Hà Nội đã định nghĩa khéo léo ứng xử như:
 ứng đáp - đối đáp nhanh, có tài ứng đối như trạng Quỳnh.
 ứng khẩu - ứng đối ngay thành văn mà không có chuẩn bị trước.
 ứng phó - chủ động đối phó một cách kịp thời với các tình huống xẩy
ra, biết cách đối xử với người đời.
Từ điển Hán Việt - Đào Duy Anh quan niệm trong xã hội con người luôn
phải biết giao tiếp, trong tình huống cụ thể do tác động của hoàn cảnh mà con
người có ứng xử phù hợp để đạt kết quả giao tiếp tốt nhất.
ứng xử theo nghĩa tiếng Anh là “cope”: đương đầu, đối mặt trong các tình
huống bất thường, tình huống khó khăn và stress.
Sau này, khái niệm ứng xử được sử dụng rộng rãi trong nhiều tác phẩm và
bao quát một lĩnh vực rộng lớn hoạt động của con người - từ sự tự vệ tâm lý
một cách vô thức cho đến những nỗ lực có mục đích hướng đến hoàn cảnh.

21
Theo nghĩa rộng, ứng xử bao gồm tất cả các dạng tương tác của chủ thể với
những yêu cầu của thế giới bên ngoài và nội tâm - nắm bắt làm chủ hay làm
suy giảm, làm quen hay lảng tránh khỏi những yêu cầu của hoàn cảnh có vấn
đề. Những điều kiện bên ngoài - yêu cầu của hoàn cảnh, hay bên trong - đặc
điểm tâm lý của chủ thể, tạo nên nội dung của cách ứng xử, làm chúng hoàn

toàn khác biệt với sự thích ứng đơn giản.
Trong từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện, ứng xử được hiểu là
những phản ứng thể hiện thái độ của chủ thể trước mọi tác động của thế giới
khách quan. Theo cách hiểu này thì ứng xử có ở mọi sinh vật “tiếp nhận một
kích thích, ứng phó, đối xử lại, từ này nói lên tất cả mọi loại hành động của
con vật hay con người”
Như vậy, trong ứng xử có thể thấy vai trò của hoàn cảnh, tình huống và
của chính chủ thể hành vi ứng xử. Tóm lại có thể hiểu hành vi ứng xử là cách
mà cá nhân thể hiện sự tương tác của mình với hoàn cảnh tương ứng với lôgíc
của riêng họ, với ý nghĩa trong cuộc sống của con người và với những khả
năng tâm lý của họ. Nghĩa là khái niệm ứng xử bao trùm một phạm vi rộng,
bao gồm cả những phản ứng nội tâm trước hoàn cảnh xảy ra (suy nghĩ, tình
cảm) và cả những hành động bên ngoài nhằm đáp lại yêu cầu của hoàn cảnh.
ở đây ứng xử bao hàm cả nội dung của hoàn cảnh mà con người tri giác được
và khả năng tâm lý của cá nhân. ý nghĩa tâm lý của ứng xử là ở chỗ làm thế
nào để con người thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu của hoàn cảnh,
cho phép họ nắm bắt và làm chủ chúng.
Con người về bản chất tự nhiên là động vật bậc cao trong bậc thang tiến
hoá của vật chất, do đó cái nền, cái gốc phải xuất phát từ phản ứng tự nhiên
để bảo toàn giống loài. Nhưng con người còn có bản chất xã hội, cá nhân là
thực thế xã hội, phản ứng của con người chịu sự chi phối của các quan hệ xã
hội, dư luận, phong tục, tập quán, truyền thống của các tổ chức xã hội. Như
vậy phản ứng của con người không còn thuần tuý là phản ứng của tự nhiên
mà ngay cả phản ứng đối với bản thân mình cũng mang tính chất xã hội. Vậy

22
ta có thể hiểu khái niệm ứng xử bao hàm cả nội dung bản chất tự nhiên và bản
chất xã hội của con người.
ứng xử thể hiện hành vi, cử chỉ, thái độ, lời nói… của từng cá nhân. Không
chỉ có vậy, ứng xử biểu hiện những hành vi, cử chỉ, thái độ, nguyện vọng,

mong muốn…. đại diện cho một nhóm, một cộng đồng.
Hiện nay, khái niệm ứng xử được sử dụng rộng rãi nhưng cũng chưa đi đến
ý kiến thống nhất, ta có thể phân biệt khái niệm ứng xử với các khái niệm sau:
 ứng đối - ứng đáp, ứng khẩu … là những phản ứng bằng ngôn ngữ của
con người trong một tình huống xác định.
 ứng phó, ứng biến, đối xử, xử thế, xử trí …. là những khái niệm gần gũi
với ứng xử nhưng cũng có thể coi là những khái niệm đời sống, mặc dù
được hiểu gần với khái niệm ứng xử nhưng vẫn có ý nghĩa khác - phải
có tình huống bên ngoài tác động vào mới có “ứng”, và “xử” là sự thể
hiện thái độ của con người trong tình huống đó. Tuy nhiên trong thực tế
khái niệm “đối xử” hay được dùng tương đương với khái niệm “ứng
xử”.
Hiện nay trong tâm lý học , thuật ngữ ứng xử được hiểu theo hai nghĩa:
 Nghĩa rộng: ứng xử được hiểu là những phản ứng thể hiện thái độ của
chủ thể trước mọi tác động của thế giới khách quan. Theo cách hiểu
này thì ứng xử có ở mọi sinh vật “tiếp nhận mọi kích thích, ứng phó,
đối xử lại, từ này nói lên tất cả mọi hành động của con người hay con
vật”
 Nghĩa hẹp: ứng xử chỉ dùng để chỉ những phản ứng thể hiện thái độ của
con người trong tình huống có vấn đề nào đó diễn ra trong quá trình
giao tiếp ứng xử . Theo nghĩa này, ứng xử chỉ có ở con người chứ
không có ở con vật.
PGS Ngô Công Hoàn cho “ứng xử là những phản ứng hành vi của con
người nảy sinh trong quá trình giao tiếp, do những rung cảm cá nhân kích

23
thích nhằm lĩnh hội truyền đạt những tri thức, vốn sống, kinh nghiệm của cá
nhân, xã hội trong những tình huống nhất định”.
PTS Lê Thị Bừng cho “ ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác
động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể

hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản
ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách
nói năng – tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm của mỗi người nhằm đạt hiệu
quả cao nhất”.
Trong đề tài này, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về ứng xử làm công cụ
cho nghiên cứu của mình như sau: “ ứng xử là những phản ứng của con
người đối với những tác động của người khác đem lại cho cá nhân trong
những tình huống giao tiếp cụ thể, được thể hiện thông qua thái độ, hành
vi cử chỉ và cách nói năng”.
1.2.3. Khái niệm “Khó khăn tâm lý trong ứng xử”.
1.2.3.1. Định nghĩa và bản chất của Khó khăn Tâm lý trong ứng xử.
Từ việc phân tích khái niệm “Khó khăn Tâm lý trong ứng xử” ở trên, có
thể đưa ra một cách hiểu (để làm việc) về “Khó khăn Tâm lý trong ứng xử”
như sau:
“Khó khăn tâm lý trong ứng xử là những biểu hiện tâm lý làm cản trở
hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa người và người thể hiện ở
thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân”
ở một mức độ nào đó có thể khẳng định rằng, trong những vấn đề tâm lý
và tâm lý xã hội cho đến nay, khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử là một
vấn đề ít được đề cập và nghiên cứu về phương diện lý luận cũng như về
phương diện thực hành. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do khái niệm khó khăn
tâm lý trong giao tiếp, ứng xử có phạm vi ý nghĩa rất rộng, nó là khái niệm
tổng hợp (khái niệm ghép) do vậy:
- Không tồn tại các phương pháp tiếp cận truyền thống được thừa nhận trong
việc nghiên cứu vấn đề này.

24
- Khái niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử trong các công trình
nghiên cứu khác nhau có những nội dung khác nhau tuỳ theo nhiệm vụ và
mục tiêu nghiên cứu.

Do tính đến các lý do trên, nên có thể tìm được một số dạng khác biệt cơ
bản trong cách giải thích khái niệm khó khăn tâm lý trong ứng xử.
Việc phân tích một cách chi tiết các quan niệm của các nhà nghiên cứu
khác nhau về hiện tượng này cho phép đi đến kết luận rằng, tính thống nhất
của các xuất phát điểm trong việc nghiên cứu đưa ra định nghĩa khái niệm khó
khăn tâm lý trong ứng xử có lẽ là do ý nghĩa thường ngày được chấp nhận
quy định. ý nghĩa đó thông thường bao gồm khái niệm “khó khăn” chứ không
phải là sự thống nhất thực sự của các quan điểm lý luận và phương pháp luận
của các tác giả trong việc nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý trong giao tiếp
ứng xử. Để biểu đạt nó, người ta thường dùng các thuật ngữ khác nhau” ngăn
cản, cản trở”, “gián đoạn, trì trệ”, “ lộn xộn”, “biến dạng, vi phạm”, “ đóng
khung” và cuối cùng cho rằng khó khăn tâm lý trong ứng xử là những cản
trở tâm lý kìm hãm ứng xử đạt hiệu quả. Những cản trở tâm lý đó chính là
những “ hàng rào tâm lý”, “ hàng rào ứng xử”.
Theo cách hiểu rất rộng thì “ hàng rào tâm lý”, “ hàng rào ứng xử” là “ tất
cả những gì cản trở và bó hẹp hiệu quả của ứng xử”. Cách định nghĩa này đã
đặt ngang hàng giữa “hàng rào tâm lý” và các yếu tố của sự nảy sinh chúng,
đồng nhất hiện tượng và nguyên nhân gây ra hiện tượng.
Trong tâm lý học xã hội của Liên Xô cũ, hiện tượng khó khăn tâm lý giao
tiếp, ứng xử được B.D.Parưghin nghiên cứu một cách có hệ thống. Tác giả đặt
vấn đề hàng rào (khó khăn) tâm lý “trong khuôn khổ quan điểm do ông đưa ra
về tính gián tiếp của hoạt động” trong đó giải quyết vấn đề về bản chất và
chức năng của “ hàng rào tâm lý”. ở đây “ hàng rào tâm lý được hiểu như là
hàng rào phổ biến không chỉ trong quan hệ giữa người và đối tượng lao động
mà cả trong hệ thống giao tiếp, ứng xử của con người. Tác giả nhấn mạnh: “
Có cơ sở để khẳng định rằng, về bản chất hàng rào tâm lý là tâm thế bền vững

25
(ổn định) hay là trạng thái tâm lý của cá nhân đã được định hình ở mức độ đã
đạt được”.

Trong trường hợp khác, “ hàng rào tâm lý” được định nghĩa thông qua việc
chỉ rõ chức năng cơ bản của nó. Theo đó, “ hàng rào tâm lý” được hiểu ngầm
như “ các qúa trình, các thuộc tính, thậm chí cả trạng thái của con người nói
chung bao bọc tiềm năng trí tuệ, tình cảm của con người . Định nghĩa này đã
nêu rõ chức năng của “hàng rào tâm lý” là che dấu tiềm năng, tình cảm, lý trí
và chỉ rõ “kẻ” đã mang nó là con người. Không những thế, nó còn vạch ra các
hình thức tồn tại của “ hàng rào tâm lý” đó là các quá trình, các thuộc tính,
trạng thái của con người. ở đây còn có một số định nghĩa khác về “hàng rào
tâm lý”. Các định nghĩa này đã nêu ra các cách giải thích khác nhau về hiện
tượng nói trên. VD, tác giả V.Ph.Galưgin cho rằng, việc định vị “hàng rào
tâm lý” được thực hiện bằng cách chỉ ra chức năng và nguyên nhân nảy sinh
ra nó. Theo ông, “hàng rào” đó là chướng ngại có tính chất tâm lý cản trở quá
trình thích ứng của cá nhân đối với các yếu tố mới của ngoại cảnh, do các đặc
điểm của hoàn cảnh hoặc do các đặc điểm của thông báo (thông tin) hoặc đặc
điểm của cá nhân gây ra. ở đây, nguyên nhân sinh ra các cản trở như vậy được
xem xét hoặc qua những đặc điểm của hoàn cảnh giao tiếp, ứng xử theo nghĩa
rộng, hoặc đặc điểm của thông báo (thông tin), hoặc qua những đặc điểm của
các chủ thể ứng xử. Như vậy trong định nghĩa này miền xác định của “hàng
rào tâm lý” được mở rộng. Tác giả cho rằng, nó thuộc vào ba lĩnh vực cơ
bản: thông báo (thông tin), tình huống (hoàn cảnh) ứng xử, chủ thể ứng xử.
Quan niệm về nguồn gốc phát sinh của hàng rào tâm lý có ý nghĩa không
nhỏ trong quá trình hình thành khái niệm tổng quát về hiện tượng khó khăn
trong giao tiếp ứng xử. VD, trong nghiên cứu của A.A.Roiac về sự phát sinh
“hàng rào tâm lý” được lý giải theo mối tương quan giữa hoạt động và giao
tiếp. Tác giả gọi “hàng rào tâm lý” là hiện tượng tâm lý xã hội độc đáo mà cá
nhân cảm nhận những khó khăn trong ứng xử.

26
Theo sổ tay tâm lý học thì hàng rào tâm lý là trạng thái tâm lý thể hiện ở
tính thụ động qúa mức của chủ thể, gây cản trở trong việc thực hiện hành

động. Cơ chế tình cảm của hàng rào tâm lý là sự gia tăng những mặc cảm và
tâm thế tiêu cực: hổ thẹn, cảm giác tội lỗi, sợ hãi Trong những hành vi xã
hội của con người, “hàng rào tâm lý” xuất hiện như những vách ngăn (cản
trở) trong ứng xử (thiếu sự đồng cảm, không trùng lặp về ý nghĩa của các
thông tin ) làm nảy sinh khó khăn trong quá trình hiểu biết lẫn nhau và thiết
lập hành động chung.
Qua những phân tích ở trên cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng việc
đưa ra định nghĩa nội hàm khái niệm “khó khăn tâm lý” trong ứng xử thường
dựa vào một trong những thông số cuả “các hàng rào tâm lý”. Do đó trong
từng trường hợp nghiên cứu cụ thể, hiện tượng khó khăn ứng xử không được
xem xét một cách đầy đủ và toàn diện. Vì vậy, dẫn tới tình trạng có nhiều
cách quan niệm khác nhau về khó khăn tâm lý trong ứng xử căn cứ vào mục
đích và nhiệm vụ của từng công trình nghiên cứu.
Đứng trên quan điểm cấu trúc, có một số quan niệm về khó khăn tâm lý
trong ứng xử như sau:
- Quan niệm thứ nhất: Khó khăn tâm lý trong ứng xử là trạng thái tâm lý thể
hiện tính thụ động quá mức của chủ thể ứng xử, làm cản trở quá trình giao
tiếp cũng như kết qủa giao tiếp của chủ thể. Cơ chế của khó khăn tâm lý
trong ứng xử là sự gia tăng các mặc cảm và tâm thế tiêu cực như mặc cảm xấu
hổ, tâm trạng sợ hãi, lo lắng, mặc cảm tự ti đánh giá thấp bản thân
- Quan niệm thứ hai: Khó khăn tâm lý trong ứng xử là tổ hợp các thuộc tính,
các trạng thái tâm lý, các đặc điểm nhân cách làm cho chủ thể không phát huy
được năng lực và kĩ năng ứng xử, do đó hạn chế kết quả giao tiếp. Quan niệm
này chú ý đến năng lực và kĩ năng ứng xử kém phát triển của người gặp khó
khăn tâm lý trong ứng xử. Rõ ràng là người có năng lực và kĩ năng ứng xử
phát triển thường khắc phục được các trạng thái tâm lý và tâm thế tiêu cực
của bản thân, linh hoạt trong ứng xử để đạt được mục tiêu giao tiếp và ít gặp

×