Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ẢNH HƯỞNG của bạo lực GIỮA vợ và CHỒNG đền HÀNH VI ỨNG xử của CON cái TRONG các GIA ĐÌNH TRI THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.07 KB, 20 trang )

1


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
ĐỀN HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA CON CÁI
TRONG CÁC GIA ĐÌNH TRI THỨC
Nhóm sinh viên: Mai Ngọc Ánh
Nguyễn Phương Ngọc
Nguyễn Hùng Linh Nga
Nguyễn Thái Hà
Đỗ Ngân Hạnh
Lớp: XHH 29

Hà Nội- 2011
2


Mục lục

1. Lý do lựa chọn
đềtài………………………………………………………..…1
2. Tổng quan tài liệu nghiên
cứu……………………………………………..…4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu…………………………………………….11
4. Đối tượng thu thập thông
tin………………………………………………..12
5. Địa điểm, thời gian thu thập thông


tin……………………………………...12
6. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng………………………………..
….12
7. Khung lý thuyết và hệ thống biến số, chỉ
báo……………………………....13
8. Danh mục tài liệu tham
khảo……………………………………………….14

3


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Môn học: Phương pháp nghiên cứu XHH
Giáo viên: Bùi Minh Hương
Tên đề tài: Ảnh hưởng của bạo lực gia đình giữa vợ và chồng đến con cái và
hành vi ứng xử của con cái trong các gia đình trí thức.(Qua khảo sát tại địa
bàn quận Thanh Xn- Hà Nội)
Tên trưởng nhóm: Mai Ngọc Ánh
Tên thành viên nhóm:
Nguyễn Hùng Linh Nga
Nguyễn Phương Ngọc
Nguyễn Thái Hà
Đỗ Ngân Hạnh
1, Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Quan hệ gia đình giữa chồng với vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau
là quan hệ tình cảm thiêng liêng, ấm áp....Gia đình là tổ ấm, là nơi thoả mãn
những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên, bảo vệ họ trước
những căng thẳng của cuộc sống. Gia đình trở thành “thiên đường trong thế
giới khơng tim” (chữ dùng theo nhan đề một cuốn sách của tác giả Mĩ
Ch.Lash). Thế nhưng có phải gia đình nào cũng là thiên đường khơng khi

mà baọ lực gia đình đang là vấn đề mang tính chất tồn cầu, nó xảy ra ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Theo số liệu điều tra của Liên đoàn Phụ nữ
4


tồn quốc bạo lực gia đình đang đe doạ cuộc sống của 30% trong tổng số
270 triệu gia đình sống trên lục địa (Theo tạp chí Khoa học về phụ nữ, số
4/2003).
Bạo lực gia đình (BLGĐ) đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối khiến
dư luận đặc biệt quan tâm, làm xói mịn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình, đồng thời tác động tiêu
cực đến tình hình KT-XH ở địa phương, thậm chí ở một quốc gia.
Đặc biệt là xã hội Việt Nam - vẫn đang tiếp tục đi lên trong xu thế hội nhập
và phát triển cùng với thế giới, mức sống của người dân ngày càng được cải
thiện đồng thời trình độ dân trí cũng ngày một nâng cao. Vì thế trong một xã
hội phát triển hiện đại và văn minh thì những vấn đề xã hội nổi cộm càng
phải được xem xét, quan tâm và tìm ra giải pháp, hướng đi đúng đắn để hạn
chế, giải quyết và khắc phục một cách hiệu quả nhất để từ đó đưa cuộc sống
người dân đi vào sự bình yên và ổn định hơn.
Bạo lực giữa vợ và chồng đang là vấn đề cấp thiết. Hiện nay, trên các
phương tiện thông tin đại chúng, không ít các trường hợp bệnh nhân nhập
viện vì chấn thương do các tác nhân bạo lực gia đình gây ra, có những
trường hợp rất man rợ và đáng thương tâm. Nhiều vụ ly hơn ra tồ là ngun
nhân của nạn bạo hành gia đình. Phụ nữ là những đối tượng nhạy cảm, vì
vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh, nguy hại hơn là sự suy giảm
thần kinh đã trở thành bệnh là những di hậu của nạn bạo hành gia đình.
Khơng chỉ thế, người phụ nữ cịn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về
sinh lý dưới tác động của hành vi bạo lực về tình dục. Trong khi đó, tổn thất
cho việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình là khơng nhỏ, bao gồm nhiều
khoản chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ luật pháp, cơng an, tịa án, xã hội; cho

cơng tác tun truyền, y tế, giáo dục. Đồng thời, phụ nữ - nạn nhân bạo lực
gia đình sẽ giảm năng suất lao động, giảm khả năng tạo thu nhập và việc
làm.
5


Trong những năm qua, cùng với các chủ trương phát triển kinh tế, chính trị,
an sinh xã hội cũng được chú trọng. Vấn đề phụ nữ, giới và bình đẳng giới
ngày càng được quan tâm. Đối tượng là phụ nữ ngày càng được tín nhiệm,
đề cử vào các vị trí quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên, trong quan hệ gia
đình, nhiều trường hợp phụ nữ vẫn là những nạn nhân chính của nạn bạo lực
gia đình.
Hồn cảnh xảy ra bạo hành, đặc biệt là bạo hành thân thể, có thể là chồng
bạo hành vợ hoặc ngược lại, thường là khi người chồng say rượu, nhưng
rượu không phải là nguyên nhân căn bản, nó chỉ là cái cớ cho những vướng
mắc vốn tồn tại từ trước. Bạo hành được nhận thấy có tỷ lệ cao ở các gia
đình có hồn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như kinh tế khó khăn, trình độ văn
hóa thấp, người chồng khơng có việc làm… Tuy nhiên điều này khơng có
nghĩa là giàu có hay được học hành đầy đủ bảo đảm chắc chắn gia đình hịa
thuận. Ở những gia đình như vậy, bạo hành xảy ra với hình thức mà người
ngồi khó nhận biết hơn. Bạo hành giữa cha mẹ và con cái cũng khơng hiếm
và thường được biện hộ với mục đích giáo dục theo kiểu "thương cho roi
cho vọt" Đó có thể là hành vi đánh thậm tệ, bỏ mặc không cho ăn uống hoặc
không thèm quan tâm đến con dưới mọi hình thức... Hậu quả của bạo lực gia
đình gây thương tích thân thể chiếm 12,8%; tổn thương về tinh thần 28,3%;
Vợ chồng ly thân 5,1%; ly hôn 14,8%; con cái không được chăm lo 13,3%;
tử vong 2,8%; tự tử 1,2%; (số này ở miền núi và dân tộc chiếm cao hơn),
2,7% bạo lực về kinh tế (hành vi phá hoại làm hư hỏng về tài sản).
Hậu quả thường là rất nghiêm trọng, một bộ phận trẻ có thể bỏ nhà, bỏ học
hay nghiện ma túy. Gái mại dâm (ở trẻ nữ) thường có liên quan trực tiếp đến

tuổi thơ bất hạnh.
Nghiêm trọng hơn bạo lực gia đình đã xâm phạm đến quyền con người, danh
dự nhân phẩm tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

6


Thậm chí nó cịn làm xói mịn về đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh
hưởng xấu đến thế hệ tương lai.
Bạo lực gia đình khơng chỉ gây tổn hại đến tâm lí và sức khỏe của người bị
bạo hành mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí và sức khỏe của những
đứa trẻ phải chứng kiến bạo lực gia đình. Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và
suy giảm sự bền vững của gia đình.
Tỷ lệ bạo lực gia đình ở Việt Nam ln ở mức cao và những ảnh hưởng của
nó đến những nạn nhân, những người trong cuộc và ngay cả xã hội ln là
đa chiều, rất khó kiểm sốt. Trong đề tài nghiên cứu này, đối tượng nghiên
cứu là ảnh hưởng của bạo lực gia đình giữa vợ và chồng đối với con cái,
khách thể nghiên cứu là vợ chồng trong các gia đình hạt nhân thuộc tầng lớp
trí thức và con cái của họ.
Bạo lực gia đình trong các gia đình trí thức là 1 nguyên nhân gây ra những
bất ổn trong xã hội. Nhất là nó có ảnh hưởng đến con cái và hành vi ứng xử
của con cái. Vì thế đề tài đã trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội, được
nhiều người quan tâm.
2, Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Cũng như nhiều nước trên thế giới, bạo hành gia đình ở nước ta tồn tại từ rất
lâu, nhưng trong nhận thức của nhiều người, bạo hành vẫn được coi
là "chuyện riêng tư" của mỗi gia đình và có xu hướng giải quyết theo suy
nghĩ khơng “vạch áo cho người xem lưng”. Vì vậy, bạo lực gia đình ngày
càng phát triển với cấp độ nghiêm trọng hơn.
Theo số liệu điều tra của Liên đoàn Phụ nữ toàn quốc bạo lực gia đình

đang đe doạ cuộc sống của 30% trong tổng số 270 triệu gia đình sống trên lục
địa (Theo tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4/2003).

7


- Theo thống kê mới nhất của Tòa án Nhân dân Tối cao, trong 5 năm
qua, các tòa án địa phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc
về ly hơn và gia đình. Trong số này có 186.954 vụ có hành vi đánh đập,
ngược đãi, chiếm 53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly hôn.
- Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được
Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố ngày 25/11/2011 cho hay
cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người cho biết
họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc
từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này
chiếm 9%. Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống
vợ chồng – thể xác, tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58%) phụ nữ
Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia
đình kể trên.
“Mặc dù bạo lực gia đình là một hiện tượng rất phổ biến nhưng vấn đề này
vẫn bị giấu diếm nhiều,” Bà Henrica A.F.M. Jansen, Trưởng nhóm nghiên
cứu phát biểu. “Bên cạnh sự kỳ thị và sự xấu hổ khiến cho phụ nữ phải giữ
im lặng, nhiều phụ nữ còn nghĩ rằng bạo lực trong quan hệ vợ chồng là một
điều ‘bình thường’ và người phụ nữ cần bao dung, nhẫn nhịn chịu đựng để
gìn giữ sự êm ấm cho gia đình.” Thực tế là cứ hai phụ nữ tham gia nghiên
cứu thì có một người cho biết trước khi tham gia trả lời phỏng vấn phục vụ
nghiên cứu này, họ chưa từng nói cho ai biết về việc bị chồng mình bạo
hành.
- Nghiên cứu: “Bạo lực gia đình- căn bệnh cần đc chữa trị”, 2007, Th.s Trần
Minh Chiến trong cuốn dân số và phát triển. Nghiên cứu nói đến tính chất

nghiêm trọng của BLGĐ đối với xã hội, biểu hiện, nguyên nhân, và vấn đề

8


tồn tại của BLGĐ. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra đc hướng giải quyết
cụ thể và chưa nói nhiều đến nạn nhân của BLGĐ.
- Báo cáo mới nhất của cuộc điều tra về gia đình Việt Nam do Bộ Văn Hoá
Thể thao và Du lịch kết hợp với UNICEF cho biết: Tỷ lệ có hành vi bạo lực
gia đình ở 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh)
cao gần gấp rưỡi so với các vùng nơng thơn.
“Báo cáo này nêu bật tính cấp thiết của việc phá bỏ sự im lặng,” Ông Jean
Marc Olive, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam
nhấn mạnh. “Tất cả chúng ta đều mong đợi những phụ nữ là nạn nhân của
bạo lực gia đình và những phụ nữ đã tham gia cuộc điều tra này sẽ đứng dậy
nói lên tiếng nói của mình và chấm dứt bạo lực gia đình”.
Rõ ràng là bạo lực gia đình đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với
sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Ở Việt Nam, cứ bốn phụ
nữ từng bị chồng bạo hành thể chất hoặc tình dục thì có một người cho biết
họ phải chịu đựng những vết thương trên cơ thể và hơn một nửa trong số này
cho biết họ đã bị thương tích nhiều lần. So với những phụ nữ chưa từng bị
bạo hành thì những người đã từng bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị
bệnh tật và sức khỏe kém hơn gần hai lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử
nhiều hơn gấp ba lần.
Mặc dù bạo lực gia đình xảy ra phổ biến đối với phụ nữ nhưng trẻ em cũng
là nạn nhân của bạo lực gia đình. Cứ bốn phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có
một người cho biết con của họ đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác. Nghiên
cứu này đã chỉ ra rằng bạo lực gia đình là một mối đe dọa nghiêm trọng đối
với cuộc sống của trẻ em. Ví dụ, báo cáo nghiên cứu cho biết trẻ em sống


9


trong những gia đình mà mẹ bị cha bạo hành sẽ có nhiều khả năng có các
vấn đề về hành vi hơn so với những trẻ em khác.
“Những người chồng bạo hành có nhiều khả năng đã từng chứng kiến mẹ
mình bị cha đánh đập, hoặc chính họ đã từng bị đánh đập khi còn nhỏ.
Những điều đã trải qua thời thơ ấu chính là một yếu tố nguy cơ quan trọng
liên quan đến việc bản thân họ sau này trở thành người gây ra bạo lực gia
đình”, bà Jansen cho biết thêm. Điều này củng cố cho quan điểm rằng bạo
lực là một hành vi do con người học từ người khác.
Hiện nay, nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình có tới 90% là nữ giới.
Phần cịn lại hầu hết là trẻ em. Tình trạng bạo hành đối với người già, vợ đối
với chồng cũng có nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Một con số được công bố là có tới
30% phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng cưỡng bức theo nhiều hình thức. Trong
số đó, 15% số người vợ bị đánh, gần 80% bị mắng chửi, hơn 70% bị bỏ mặc,
gần 10% bị chống cấm đoán tham gia hoạt động xã hội và gần 20% bị chồng
cưỡng bức quan hệ tình dục.
Theo số liệu khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy có 25% gia đình
có hành vi bạo lực tinh thần; có khoảng 15% vợ bị chồng đánh, gần 80% bị
chồng chửi, 70% bị chồng bỏ mặc trong cuộc sống gia đình;
30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục gọi là "bạo lực
tình dục" hoặc việc buộc phải đẻ con trong khi sức khoẻ của người phụ nữ
không đảm bảo, hoặc buộc phải phá thai cũng được xem như một hình thức
của bạo lực tình dục.

10


Theo khảo sát của Hội Liên Hiệp phụ nữ năm 2008, có 23% số gia đình

được hỏi có hành vi bạo hành về thể chất; 30% bạo lực về tình dục; 25% số
gia đình có hành vi bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm
97%. Bạo lực gia đình tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hạnh phúc
gia đình. Làm cho nhiều gia đình tan nát, ly dị, ly thân…
Theo điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, thì bạo lực
gia đình đã làm cho gia đình tan nát chiếm 49,7%. Thống kê của TAND tối
cao: năm 1998 có 55.419 vụ ly hơn, trong đó 28.686 vụ bạo lực, chiếm 52%,
năm 1999 có 52.774 vụ ly hơn, trong đó 29.751 vụ bạo lực, chiếm 56%; năm
2000 có 51.361 vụ ly hơn, trong đó 32.164 vụ bạo lực, chiếm 62%; trung
bình trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nước có 352.000 vụ ly hơn thì có tới
39.730 vụ ly hơn do bạo lực gia đình (chiếm 53,1%).

Có 5 dạng bạo hành gia đình:
Cưỡng bức thân thể: Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay nhằm gây thương tích
cho nạn nhân. Hạn chế các nhu cầu thiết yếu (ăn, uống, ngủ)...
Cưỡng bức tình dục: ép bạn đời làm tình và xem hình ảnh khiêu dâm; ép
“chăn gối” sau khi đánh đập. Cưỡng hiếp khi bạn đời ngủ, đau ốm; coi
người phối ngẫu như một thứ đồ chơi...
Cưỡng bức tâm lý, tình cảm: Bắt bạn đời sống trong bầu khơng khí sợ hãi,
khủng bố nạn nhân đến hoảng loạn tâm thần, như nhục mạ trước cơng chúng
, dùng lời lẽ chỉ trích q đáng liên tục truy hỏi, nói nặng lời để hạ nhục
nhân phẩm...

11


Cưỡng bức về xã hội: Cắt đứt mối quan hệ giữa vợ (chồng) với người thân
trong gia đình, với bạn bè thân hữu, đe doạ họ. Cô lập bạn đời bằng nhốt
trong nhà, cắt điện thoại, không cho đi đâu và giao tiếp với bất cứ ai.
Cưỡng bức tài chính: Bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc, bắt bạn đời lệ

ưthuộc vào tiền nong, không cho giữ tiền và đi làm, bắt phải hỏi xin tiền và
chứng minh mọi mua sắm chi tiêu lớn, nhỏ.
Một nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành gia đình là hiện nay vẫn cịn tồn tại
sự bất sình đẳng trong phân cơng cơng việc, người phụ nữ phải đảm đương,
quán xuyến quá nhiều việc, họ vừa phải trịn vai cơng việc xã hội trong khi
vẫn phải hoàn thành tốt thiên chức của người vợ, người mẹ trong gia đình.
Nhiều người than thở rằng: “Tơi chẳng khác gì đứa ơ-sin trong nhà”. Gánh
nặng đó khơng phải người đàn ông nào cũng sẵn sàng chia sẻ với vợ. Ở khu
vực nơng thơn, trong những gia đình thuần nông, thời gian lao động thực tế
trong năm chỉ vài ba tháng, thời gian dôi dư quá nhiều, muốn làm nghề phụ
lại khơng có.
Mặt khác, ở nơng thơn, sự cố kết cộng đồng đã trở thành truyền thống, đã
nghèo hội hè đình đám lại nhiều, đó là dịp để mọi người gặp mặt, ăn uống và
có cỗ là ắt có rượu, “rượu vào lời ra”, đã có khơng ít những rắc rối gia đình
xảy ra sau những trận cỗ bàn, nạn nhân gánh chịu là những người phụ nữ.
Bạo hành gia đình hiện nay khơng đơn thuần là bạo hành về thể xác, người
phụ nữ phải chịu những trận đòn roi oan nghiệt của chồng, để lại những vết
thương trên da thịt. Đó là cách của kẻ “phàm phu tục tử”. Đối với những ông
chồng “học rộng tài cao” thì lại có cách “dạy vợ” văn minh hơn, kín tiếng
nhưng lại vơ cùng thâm th. Đó là bạo hành về tinh thần, chửi bới, lăng mạ,
xỉ nhục, gây ức chế…nó khơng để lại vết thương trên cơ thể, nhưng lại làm

12


cho người phụ nữ tê liệt về tinh thần, bị trầm cảm kéo dài, tổn hại nghiêm
trọng đến thần kinh và thể xác.
Khơng ít phụ nữ sau đó đã phải điều trị lâu dài tại các bệnh viện tâm thần,
tốn kém thời gian, tiền bạc mà khả năng hoàn toàn bình phục là rất khó, khả
năng tái phát bệnh là rất cao. Nhưng có lẽ nặng nề nhất và phổ biến hiện nay

là bạo hành toàn diện, tức là người phụ nữ vừa bị tổn thương về mặt thể
chất, vừa bị tổn thương về mặt tinh thần. Theo thống kê của Trung tâm Tư
vấn và Chăm sóc sức khỏe phụ nữ Gia Lâm (TTTV và CSSKPN GL) thì
bạo hành tồn diện chiếm tới 70,92%, tiếp theo là bạo hành về thể chất
13,06%, bạo hành tình dục 8,88%, bạo hành tinh thần là 7,14%.
Cũng theo thống kê của TTTV và CSSKPN Gia Lâm thì bạo hành gia
đình xảy ra đều bắt nguồn từ người chồng, gây bạo lực theo bản năng là
8,37%; bạo hành sau khi uống rượu là 22,96%; đòi hỏi vấn đề tiền bạc là
16,94%; các nguyên nhân khác là 5,2%; còn lại gần 50% (cụ thể là 46,53%)
là do kẻ gây bạo hành tự tìm kiếm lý do. Điều đó cho thấy sự lạm dụng
quyền của người đàn ơng trong gia đình vẫn cịn ở mức báo động, người phụ
nữ lại hoàn toàn bị thụ động trong vấn đề này.
Bạo hành gia đình đã làm cho khơng ít gia đình “tan đàn xẻ nghé”. Những
gia đình có bạo hành thường để lại di chứng nặng nề cho con cái của họ. Trẻ
em gái thường rất mặc cảm trước mọi người, khơng thích giao tiếp, khơng tự
tin trong cuộc sống, ln có tư tưởng bỏ học, khơng dám kết thân với người
khác, nếu tình trạng bạo lực gia đình kéo dài sẽ khiến các em dần rơi vào
trạng thái lãnh cảm. Trẻ em trai thì trở nên ương bướng, khó bảo, thích gây
gổ với người khác, học hành rất kém và rất nhiều trong số đó đã trở nên hư
hỏng.

13


Hậu quả để lại rất nặng nề nhưng hầu hết các nạn nhân của bạo hành gia
đình lại cam chịu một mình, họ chỉ cầu mong vào sự hồi tỉnh của người
chồng, sự giúp đỡ của người thân và những người xung quanh mà rất ít
người nhờ đến sự giúp đỡ của xã hội. Đa phần là họ không biết được địa chỉ
của các trung tâm tư vấn.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc

có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên
khác trong gia đình. Bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức cưỡng
bức khác nhau như: đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng
hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước các mối quan hệ gia đình
cũng như xã hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc… Những hành vi bạo
lực gia đình đó gây ra những tác động tiêu cực về mặt xã hội, dẫn đến sự bất
ổn trong quá trình phát triển của gia đình và xã hội. Dưới góc độ xã hội học,
bạo lực gia đình để lại các tác động xã hội sau đây:
Thứ nhất, bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức cũng để lại những tác động
tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần khơng chỉ của nạn nhân mà cịn
cả các thành viên khác trong gia đình. Những tác động tiêu cực này đã chất
thêm gánh nặng lên hệ thống y tế quốc gia.
Thứ hai, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng
lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế.
Thứ ba, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ chất gánh nặng lên hệ thống bảo
trợ xã hội: Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạn
nhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia. Ví dụ, để
bảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực trong gia
đình, cần thiết phải xây dựng hệ thống các cơ sở tạm lánh cho họ.... Do bạo
lực gia đình thường gắn liền với sự tan vỡ gia đình; việc bỏ đi của trẻ em;
tình trạng trẻ em thiếu người chăm sóc, ni dưỡng; tình trạng trẻ em có

14


thai; nạn nhân bị lây nhiễm HIV và các loại bệnh tình dục, trẻ em mồ cơi
nên gánh nặng với hệ thống bảo trợ xã hội không chỉ dừng lại ở việc cung
cấp những nơi tạm lánh mà về lâu dài cịn bao gồm việc xây dựng các cơ sở
ni dưỡng, phục hồi thể chất, tinh thần cho các nạn nhân cũng như các
chính sách, cơ chế khác để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh. Tất cả tạo

sức ép lên hệ thống bảo trợ xã hội của các quốc gia mà thơng thường ln ở
trong tình trạng đã bị quá tải.
Thứ tư, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên
hệ thống giáo dục. Bạo lực gia đình có thể gây ra cho học sinh – những nạn
nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực
gia đình – những rối loạn tâm lý và sự sa sút trong học tập.
Thứ năm, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng
lên hệ thống các cơ quan tư pháp.
Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới xã hội và gia đình.
Việc xóa bỏ bạo lực gia đình khơng phải là trách nhiệm của riêng ai mà địi
hỏi có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và
các quốc gia trong phịng, chống bạo lực gia đình.
3, Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1: Mục đích nghiên cứu:
a) Mục tiêu chính của nghiên cứu:
Tìm hiểu, tìm kiếm các thơng tin liên quan đến đề tài nghiên cứu ( bạo lực,
bạo lực gia đình, bạo lực giữa vợ và chơng, …).
- Tìm ra và làm rõ những tác động có hại đến trẻ em với tư cách là con cái
trong gia đình có người chồng bạo hành vợ. Ảnh hưởng của bạo lực đến
hành vi ứng xử của con cái.

15


- Nhận thức và có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về bạo lực gia đình từ đó
đưa ra được những kiến nghị, đóng góp về vấn đề này cho các cơ quan chức
trách có thẩm quyền, các nhà quản lý xã hội để giúp cho chính những khách
thể nghiên cứu nói riêng và mọi gia đình nói chung giảm bạo lực gia đình.
b) Mục tiêu cụ thể:
-Phát hiện những góc khuất trong bạo lực gia đình.

-Tổng hợp, phân tích các nghiên cứu về bạo lực gia đình giữa vợ và chồng
trước đây và sức ảnh hưởng của nó đến thế hệ con cái.
- Lồng ghép các nội dung về bạo lực gia đình , từ những thơng tin thu thập
được sẽ đưa ra kiến nghị cho bạo lực gia đình.
3.2: Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Bàn bạc theo nhóm, hỏi ý kiến chuyên gia kết hợp với mục đích nghiên
cứu => Làm rõ vấn đề.
- Phương pháp nghiên cứu: Định tính.
4, Đối tượng thu thập thơng tin:
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của bạo lực giữa vợ và chồng đối với con
cái.
- Khách thể nghiên cứu: Vợ chồng trong các gia đình hạt nhân thuộc tầng
lớp trí thức và con cái của họ.
5. Địa điểm, thời gian thu thập thơng tin:
Thời gian: Trong vịng 10 năm trở lại đây.
- Địa điểm: Quận Thanh Xuân - Hà Nội
6.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được áp dụng:

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng: phương pháp nghiên cứu định tính.

16


Nghiên cứu định tính là phương pháp mơ tả và phân tích các đặc điểm văn
hóa và hành vi của con người từ quan điểm của người được nghiên cứu, nắm
bắt ý nghĩa của hiện tượng xã hooijvaf kinh nghiệm của các cá nhân về thế
giới.
Nghiên cứu định tính là phương pháp xã hội học nhằm hiểu sâu những khía

cạnh về tư tưởng, suy nghĩ, thái độ, động cơ, nguyện vọng và các cách ứng
xử của cá nhân.
Nghiên cứu định tính giúp chúng ta hiểu được các hiện tượng xã hội trong
bối cảnh tự nhiên, nhấn mạnh đến ý nghĩa, kinh nghiệm và quan điểm của
người được nghiên cứu. Nghiên cứu định tính thường dựa trên đề cương
nghiên cứu linh hoạt, cho phép phát hiện những chủ đề mới mà nhà nghiên
cứu có thể chưa lường trước được, kỹ thuật thu thập thơng tin có thể điều
chỉnh.
7.

Khung lý thuyết và hệ thống các biến số, chỉ báo sẽ được sử dụng

trong nghiên cứu.
-Bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình
gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối
với thành viên khác trong gia đình.
-Các hành vi bạo lực gia đình:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ơng,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau;
17


đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự

nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài
sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các
thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính q
khả năng của họ; kiểm sốt thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra
tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Theo Luật phịng chống bạo lực gia đình. (Luật số 02/2007/QH12, được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2
thơng qua ngày 21/11/2007.)
8. Danh mục tài liệu tham khảo
1. “Bạo lực gia đình- căn bệnh cần đc chữa trị”, 2007, Th.s Trần Minh Chiến
trong cuốn dân số và phát triển.
2. Cuốn sách "Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị" là kết quả của q
trình nghiên cứu cơng phu và thực tiễn triển khai mơ hình can thiệp phịng
chống bạo lực gia đình tại ba tỉnh Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình. Nghiên cứu
này được thực hiện bởi trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển thuộc
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội do
PGS.TS Lê Thị Quý làm giám đốc.
3. Cẩm nang dành cho cán bộ phòng chống bạo lực gia đình tại cộng đồng
Tác giả: Viện Nghiên cứu truyền thống và Phát triển. Cơ quan hợp tác và
phát triển Thuỵ Sỹ (SDC)
Năm xuất bản: 2009
NXB: NXB Dân trí
18


Kết cấu ND: gồm 5 chương
Số trang: 36 trang

4. Gia đình Việt Nam - Các giá trị truyền thống và những vấn đề tâm, bệnh
lý xã hội
Tác giả: Đặng Phương Kiệt chủ biên
Nhà xuất bản: Lao động
Nơi xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2006
5. “Nạn tự tử và bạo hành trong gia đình”
Tác giả: Hồng Gia Trang; Đặng Phương Kiệt, Dương Thị Xuân, Đinh Văn
Lượng
Nhà xuất bản: Viện Xã hội học
Nơi xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2001
6. “Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng”
Tác giả: Vũ Tuấn Huy
Nhà xuất bản: Khoa học xã hội
Nơi xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2003
7. “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam.”
Kết quả nghiên cứu tại Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền Giang
Nhà xuất bản: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Nơi xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2001
8. “Vì một xã hội không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”
Nhà xuất bản: Trung tâm Sức khoẻ Phụ nữ và Gia đình
Nơi xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2002
19


9. Trang web: giadinh.net


20



×