Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đường phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 95 trang )







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Nguyễn Thị Thúy Lành


Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động
trên đường phố Hà Nội

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồi Loan




Hà Nội - 2002








1

MỤC LỤC
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 5
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI 9
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9
1.1.1 Trên thế giới 9
1.1.2 Ở Việt Nam 11
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu 16
1.2.1. Khái niệm trẻ em: 16
1.2.2. Khái niệm về lao động và thị trường lao động: 17
1.2.3. Khái niệm trẻ lao động và trẻ lao động trên đường phố 19
1.2.4. Hoạt động và giao lưu trong qúa trình hình thành nhân cách 20
1.2.5. Một số khái niệm tâm lý của đề tài 23
1.2.6. Một số đặc điểm tâm lý lứa tuổi thiếu niên 33
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 39
2.1. Xác định mẫu nghiên cứu: 39
2.2. Tiến trình thực hiện: 39
2.2.1.Điều tra thử: 39
2.2.2. Điều tra chính thức: 39
2.2.3 Xử lý và phân tích kết quả điều tra: 40
2.2.4. Viết báo cáo: 40
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI CỦA TRẺ LAO ĐỘNG TRÊN ĐƢỜNG PHỐ: 41
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA TRẺ LAO ĐỘNG TRÊN ĐƢỜNG PHỐ: 43
3.2.1. Động cơ khiến trẻ ra thành phố lao động kiếm sống: 45

3.2.2. Nhu cầu của trẻ lao động: 50
3.2.3. Nhận thức: 59
3.2.4. Đánh giá về bạn bè và những ngƣời xung quanh: 63
3.2.5. Tình cảm của trẻ lao động trên đƣờng phố: 67
3.2.6. Tâm trạng của trẻ lao động trên đƣờng phố: 70

2
3.2.7. Rối nhiễu hành vi đạo đức 75
3.2.8. Một số kỹ năng ở trẻ lao động 78
3.2.9. Mong muốn của trẻ lao động: 86
Kết luận và kiến nghị 90
1.Kết luận 90
2. Kiến nghị 93
PHỤ LỤC 95


1

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
ILO: Tổ chức lao động quốc tế
PLAN: Tổ chức hỗ trợ trẻ em đƣờng phố
UNICEF: Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
UNDP: Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc
TELT: Trẻ em lang thang
THPT: Trung học phổ thông
SIDA: Cơ quan phát triển quốc tế của Thụy Điển
UBBVCSTE : Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em

2
MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm đầu thập kỉ 90 cùng với tiến trình "đổi mới " chuyển đổi
nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, hiện tƣợng dân
từ nông thôn di chuyển vào đô thị để tìm việc làm có chiều hƣớng ngày một gia
tăng ở nƣớc ta. Đây là hiện tƣợng tất yếu, không thể tránh khỏi trong quá trình phát
triển, đặt biệt trong quá trình đô thị hoá.
Trong bối cảnh chung đó, Hà Nội - một đô thị lớn - đã và đang tiếp nhận một
số lƣợng dân từ các vùng nông thôn đến sinh sống và tìm kiếm việc làm. Theo số
liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999, số lƣợng dân di cƣ vào Hà Nội là
114.617 ngƣời với tỷ suất di cƣ thuần tuý là + 4,29. Trong đó trẻ em chiếm một số
lƣợng đáng kể. Theo báo cáo của Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em hiện nay có
khoảng 5000 trẻ em lang thang phải tự lao động kiếm sống tại Hà Nội.
Do trình độ văn hoá thấp, không đƣợc chuẩn bị trƣớc về mặt tâm lý cùng với
sự thiếu năng lực, kinh nghiệm trong cuộc sống nên trẻ phải chấp nhận làm những
công việc nặng nhọc, bấp bênh, không ổn định nhƣ: bán báo, đánh giầy, nhặt rác,
xin ăn Trong bài "Nhức nhối lao động trẻ em" tác giả Trang Trí Kiên đã thể hiện
sự ái ngại trƣớc nỗi cơ cực của các em: "Hình thức lao động trẻ em rất đa dạng với
đủ loại công việc khác nhau nhƣng điểm chung nhất là các em phải làm việc quá
sức và đang đứng trƣớc nguy cơ bị lạm dụng sức lao động. Những đứa trẻ mới chỉ
khoảng 10 - 13 tuổi thậm chí 6-7 tuổi lẽ ra đƣợc bƣớc chân đến trƣờng học tập, vui
chơi thì chúng phải "bƣớc vào đời" với bao lo toan chồng chất [40].
Mặt khác do sự thúc ép về kinh tế, sự lo sợ và sức nặng tâm lý trong cuộc
sống cùng với sự hiểu biết, nhận thức chƣa đúng về xã hội và bản thân nên nhiều
em đã bị lạm dụng và mắc vào các tệ nạn xã hội. Qua khảo sát trên 12 tỉnh, thành
phố có 673 em gái ở lứa tuổi chƣa thành niên làm mại dâm, trong đó có 60% là trẻ
em nông thôn [39]. Điều này đƣợc tác giả Phạm Đình Huỳnh đề cập đến trong báo

3
Lao động số 9 năm 1999: " Để kiếm sống, các em phải làm đủ mọi việc kể cả hợp

pháp và không hợp pháp. Nhiều em không nhận thức đúng hành vi của mình, bị lôi
kéo hoặc ép buộc vào những hành động phạm pháp nhƣ nghiện hút, tiêm chích, cờ
bạc, ma tuý góp phần làm trầm trọng thêm các tệ nạn xã hội ".
Lƣợng trẻ em lang thang kiếm sống ngày một gia tăng, theo con số ƣớc tính
của Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em trong vòng 2 năm(1997 - 1999) số trẻ em lang
thang ở Hà nội tăng 64%, gấp 2 lần( 2772- 4558). Việc trẻ em phải lao động kiếm
sống trong những điều kiện độc hại và bị bóc lột gây nguy hại cho xã hội về nhiều
phƣơng diện: xã hội, kinh tế, đạo đức, tâm lý và tình cảm. Nó gây nguy hại về thể
lực, trí lực, làm hại đến sự phát triển bình thƣờng của trẻ về mọi mặt và gây khó
khăn cho các nhà quản lý trong việc ổn định trật tự xã hội.
Do vậy việc nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ em lao động
trên đƣờng phố ở Hà Nội là việc làm hết sức cần thiết để từ đó đƣa ra các giải pháp
giúp các cơ quan chức năng bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ lao động trên đƣờng phố
trên cơ sở đó góp phần đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ lao động nói chung và trẻ em nói riêng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Tìm hiểu những vấn đề lý luận của đề tài làm cơ sở cho việc triển khai
nghiên cứu thực tiễn.
3.2.Tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đƣờng phố ở Hà
Nội .
3.3. Góp phần đề xuất một số khuyến nghị giúp các cơ quan chức năng đƣa ra
giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu vì trẻ em.
4. Đối tƣợng khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:

4
Một số đặc điểm tâm lý của trẻ em lao động trên đƣờng phố ở Hà Nội
4.2. Khách thể nghiên cứu:

Nghiên cứu khảo sát 200 trẻ lao động từ 12-18 tuổi hiện đang kiếm sống
bằng các hình thức: bán báo, đánh giày, nhặt rác, ăn xin, bán hàng rong trên địa
bàn các quận Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân. Sở dĩ chúng tôi lựa
chọn nhóm trẻ ở độ tuổi này vì chúng tôi thấy rằng phần lớn trẻ em hiện đang lao
động ở Hà Nội rơi vào độ tuổi trên. Mặc dù theo luật BVCSTEVN, trẻ em là
những em dƣới 16 tuổi. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Viện khoa học Giáo dục về
cơ sở lý luận và thực tiễn để quy định tuổi thiếu niên thì trẻ em là những em dƣới
18 tuổi. Vì vậy chúng tôi lựa chọn trẻ em từ 12-18 tuổi làm khách thể nghiên cứu
của mình.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn cũng nhƣ do điều kiện nghiên cứu, tác giả
chỉ nghiên cứu 200 trẻ lao động trên đƣờng phố từ 12 đến 18 tuổi hiện đang lao
động kiếm sống bằng các hình thức lao động: bán báo, đánh giày, nhặt rác, ăn xin,
bán hàng rong… trên địa bàn Hà Nội (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm,
Thanh Xuân).
Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu hiện trạng những đặc điểm tâm lý của
trẻ lao động trên đƣờng phố ở Hà Nội.
6. Giả thuyết khoa học
Trong cơ chế thị trƣờng và thời điểm đô thị hoá đã nảy sinh nhóm trẻ lao
động trên đƣờng phố. Các em có một số đặc điểm sau:
1. Động cơ khiến trẻ ra thành phố lao động là do kinh tế gia đình khó khăn.
2. Nhu cầu tự lập phát triển.
3. Nhận thức sai lệch về gia đình.
4.Thiếu kỹ năng giao tiếp đặc biệt là kỹ năng giao tiếp với bạn khác giới.

5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Đọc các sách báo, bài giảng, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của

chúng tôi nhằm tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu và tìm ra cơ sở lí luận của đề
tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Đây là phƣơng pháp cơ bản, chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận văn nhằm tìm
hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đƣờng phố ở Hà Nội. Mục đích nội
dung nghiên cứu đƣợc sử dụng làm cơ sở để xây dựng hệ thống câu hỏi, trong đó
câu hỏi đóng xen lẫn câu hỏi mở nhằm kiểm tra và bổ sung thông tin.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thang Conners để đo sự thích nghi về hành vi
đạo đức, sự bất ổn về cảm xúc, khả năng kiểm soát xung tính của trẻ lao động trên
đƣờng phố ở Hà Nội. Chúng tôi cũng sử dụng thang đánh giá các kỹ năng xã hội
để đo khả năng thích ứng xã hội của trẻ. Thang đánh giá này đã đƣợc thích ứng ở
Việt Nam do Viện Khoa học giáo dục tiến hành
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn một số trẻ lao động đại diện cho các lứa tuổi trong phạm vi nghiên
cứu và cán bộ làm việc trực tiếp với trẻ nhằm tìm hiểu sâu hơn các vấn đề mà trong
thiết kế bảng hỏi chƣa thu đƣợc.
7.4. Phương pháp quan sát
Quan sát một số biểu hiện của trạng thái tâm lý, hành vi của các em khi lao
động hay sinh hoạt trong đời sống hàng ngày ở điều kiện tự nhiên nhằm cung cấp
thông tin, bổ sung cho vấn đề nghiên cứu.
7.5. Phương pháp toán thống kê và lí giải số liệu theo chương trình SPSS
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu điều tra đã thu thập đƣợc.

6
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
Lao động trẻ em là một vấn đề phức tạp tồn tại từ trƣớc đến nay trong lịch sử
loài ngƣời. Hiện nay nó đang là vấn đề xã hội nổi cộm ở nhiều nƣớc đang phát

triển trên thế giới.
Trẻ lang thang xuất hiện trên đƣờng phố châu Mĩ La tinh cách đây khoảng 40
năm làm nghề đánh giầy, bán báo, lau xe. Chúng sống ngày đêm trên đƣờng phố,
rồi không bao giờ trở về nhà. Theo báo cáo của UNDP năm 2000 ƣớc tính có
khoảng 3/4 trẻ trên đƣờng phố ở Braxin là trẻ di cƣ.
Ở Manila thủ đô của Philippin có 3 triệu ngƣời sống trong các khu nhà ổ
chuột, khoảng một nửa trong số họ là trẻ em, trong đó khoảng 75.000 trẻ em lang
thang.
Ở mỗi thành phố lớn của Ấn Độ nhƣ New Delhi, Bombay có khoảng 100.000
trẻ đƣờng phố.
Ở Châu Phi, vấn đề trẻ lao động cũng là vấn đề gay cấn của lục địa này.
Khu nhà ổ chuột ở Naibori thủ đô KENYA có đến 200.000 dân mà phần lớn
là dân di cƣ. Mấy năm trƣớc đây trẻ đƣờng phố có khoảng 16.000, đến nay tăng
25.000 em.
Ở các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Ý, Tây Ban Nha, Mỹ lao động trẻ em
chiếm số lƣợng lớn. Theo Carl Rogers, chuyên gia về các vấn đề trẻ em và gia
đình, ở Mỹ vẫn tồn tại những biệt khu nghèo khổ mà tỷ lệ thất nghiệp chiếm hơn
20% lực lƣợng lao động, đôi khi còn vƣợt 50%. Đặc trƣng của trẻ đƣờng phố ở Mỹ
là sự hình thành các băng nhóm thiếu nhi với con số ngày một tăng lên. Sự hình
thành và phát triển các băng nhóm này, nhất là tại các khu phố nghèo khổ trong các
thành phố lớn, thƣờng gắn liền với những đợt nhập cƣ liên tiếp đến Mỹ và việc họ
khó thích nghi với nền văn hoá xa lạ. Sự bùng nổ các băng nhóm này là hiện tƣợng

7
đáng lo ngại ở Mỹ: từ New York đến Los Angeles, từ Chicago đến Miami. Ƣớc
tính riêng Los Angeles có tới 50.000 thiếu nhi tham gia băng nhóm. Nhƣ vậy vấn
đề trẻ lao động không chỉ là vấn đề bức xúc ở các nƣớc nghèo mà là vấn đề của cả
các nƣớc công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia quy mô và tính chất
của vấn đề khác nhau.
Ở Malaixia trẻ em phải làm việc tới 17 giờ một ngày trong các đồn điền cao

su, rất dễ bị côn trùng và rắn cắn. Ở Cộng hoà Tandania trẻ hái cà phê phải hít thở
trong khí thuốc trừ sâu. Ở Bồ Đào Nha trẻ dƣới 12 tuổi phải lao động nặng trong
ngành xây dựng, bị bóc lột nghiêm trọng trong các xƣởng khai thác nhân công của
ngành công nghiệp may mặc. Ở Philippin, trẻ trai phải lặn dƣới nƣớc trong những
điều kiện nguy hiểm để đặt lƣới đánh cá ở dƣới biển sâu.
Nhặt rác, giấy loại, đồ nhựa, kim loại, thuỷ tinh vỡ là nghề thu hút nhiều trẻ
em nghèo khó. Đây là nghề mà môi trƣờng làm việc mất vệ sinh nhất, nguy hiểm
độc hại, hạ thấp và làm mất đi phẩm giá con ngƣời. TE lao độngTtt
Tuy nhiên chƣa có một cuộc khảo sát hay nghiên cứu nào trên phạm vi toàn quốc
về lao động trẻ em ở các nƣớc từ trƣớc đến nay mà chỉ có ở phạm vi hẹp, điều tra ở
một số nƣớc, chủ yếu trong giai đoạn 1978 - 1985 (nhằm phục vụ năm quốc tế
thiếu nhi do Liên hợp quốc phát động).
Trong vài năm gần đây đã có một số điều tra điểm, nghiên cứu mẫu ở một số
nƣớc do tổ chức Lao động quốc tế phối hợp tiến hành.
Trong nghiên cứu năm 1990, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ƣớc
tính có 80 triệu trẻ em 10 - 14 tuổi lao động và làm những công việc ảnh hƣởng
đến sự phát triển bình thƣờng của các em.
Năm 1993, tổ chức Lao động thế giới (ILO) đã tiến hành khảo sát vấn đề lao
động trẻ em trên toàn thế giới qua việc gửi phiếu câu hỏi đến 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Chỉ có 124 quốc gia và vùng lãnh thổ hƣởng ứng, cho biết năm 1990 có
khoảng 78,5 triệu trẻ em dƣới 15 tuổi lao động. Số trẻ em ở độ tuổi 10-14 là 70,9
triệu và tỷ lệ lao động là 13,7%.

8
Riêng ở các nƣớc đang phát triển có hơn 18% số trẻ em trong độ tuổi 10-14
tham gia lao động, ít nhất 7% trẻ em châu Mỹ La tinh, 18% ở châu Á và 25% ở
châu Phi đang lao động và trong số hàng trăm trẻ em lao động chiếm khoảng 4-8%
lực lƣợng lao động trên thế giới trong đó 98% trẻ em lao động ở các nƣớc đang
phát triển.
Trong năm 1995, dựa trên số liệu còn hạn chế của hơn một trăm nƣớc, ILO

ƣớc tính có hơn 73 triệu (13,2%) trẻ em trong độ tuổi lao động 10-14. Đông nhất là
ở châu Á (44,6 triệu hay 13%) tiếp theo là châu Phi (26,3 triệu hay 23,6%), châu
Mĩ la tinh 5,1 triệu hay 9,8 %. Tuy nhiên con số này chƣa phản ánh đầy đủ thực tế
vì nhiều chính phủ không cung cấp số liệu và nó cũng không gồm số liệu về lao
động trẻ em ở các nƣớc công nghiệp phát triển.
Các thống kê gần đây của ILO cho thấy chỉ riêng ở các nƣớc đang phát triển
đã có ít nhất 120 triệu trẻ em tuổi từ 5-14 hoàn toàn lao động. Nếu cộng cả số 130
triệu trẻ em coi lao động là hoạt động thứ hai thì con số này lên tới khoảng 250
triệu. Trung bình ở châu Phi có1/3 số trẻ em tham gia lao động và ở châu Mĩ La
tinh, tỷ lệ này là 1/5. Tỷ lệ lao động trẻ em ở hai châu lục này phần lớn làm việc
cho gia đình tại nhà, trên cánh đồng và trên đƣờng phố.
Các công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về thực trạng xã hội
của trẻ lao động nói chung chƣa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu đặc điểm tâm lý
của các em.T
1.1.2 Ở Việt Nam
Nhƣ chúng ta đã biết 80% dân số Việt Nam sống ở nông thôn và khoảng 73%
số dân làm nghề nông. Phƣơng thức lao động chủ yếu là lao động thủ công và chân
tay. Thiên tai, nghèo đói, sự cách biệt về thu nhập và mức sống ngày càng tăng
giữa dân cƣ vùng đô thị và nông thôn, thiếu việc làm dẫn tới việc di cƣ của ngƣời
dân nông thôn ra thành phố trong đó có nhiều trẻ em. Trẻ em bỏ học và rời làng
quê đến bất cứ nơi nào có thể kiếm sống đƣợc và làm bất kể công việc gì. Khi đất
nƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng sức lao động trở thành hàng hoá thì trẻ em
trở thành mục tiêu bóc lột của những kẻ trục lợi bằng sức lao động. Ngày càng

9
nhiều trẻ em nông thôn ra đô thị kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau nhƣ phụ
nề, đóng gạch, khuân vác, đánh giầy, bán báo, nhặt rác, ăn xin…. Phần lớn các em
đến từ những gia đình khó khăn đông anh em hay trong những hoàn cảnh éo le.
Do thiếu hiểu biết nên các em dễ sa ngã, bị kẻ xấu lôi kéo tham gia các hoạt
động phi pháp. Nhiều em bị đẩy vào vòng trộm cắp, mại dâm, nghiện hút hoặc bị

lƣờng gạt bóc lột về thể xác, tinh thần và tình dục.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có cuộc khảo sát tổng thể hay toàn diện nào
về lao động trẻ em trong phạm vi cả nƣớc mà chỉ có một số nghiên cứu, khảo sát
về trẻ em lang thang đƣờng phố, lao động trẻ em ở vùng đô thị tiến hành trong
phạm vi nhỏ nhƣ nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội
thuộc Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội triển khai điều tra với hơn 800 doanh
nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh nhằm đƣa ra tình hình sử dụng lao động trẻ em ở
các doanh nghiệp này. Năm 1996 Viện nghiên cứu Thanh niên triển khai khảo sát
tình hình trẻ em lang thang lao động đƣờng phố tại Hà Nội và đã đƣa ra bức tranh
ban đầu về điều kiện lao động và kiếm sống của trẻ lang thang lao động kiếm sống
trên đƣờng phố (1995).
Năm 1996-1997, Học viện nghiên cứu Thanh niên Việt Nam phối hợp với tổ
chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển nghiên cứu tình hình trẻ em làm thuê tại thành phố
Hồ Chí Minh với quan tâm đặc biệt tới lao động trẻ em tại các cơ sở sản xuất dịch
vụ có tính độc hại. Năm 1997 Viện nghiên cứu Thanh niên cộng tác với quỹ Nhi
đồng Anh tiến hành nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng lao động trẻ em
tại các khu vực nông thôn và đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh và nguyện vọng của
trẻ nhằm bổ sung những thông tin còn thiếu và cung cấp thêm những thông tin mới
về tình tình trẻ lao động tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng trong năm này phải kể tới nghiên cứu về trẻ lang thang lao động kiếm
sống trên đƣờng phố của Mikel Flamm, cố vấn tổ chức Tầm nhìn thế giới Quốc tế
và Ngô Kim Cúc, nhân viên dự án của tổ chức Tầm nhìn thế giới Việt Nam. Thông
qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp với trẻ em lang thang tại các thành phố lớn nhƣ Hà
Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh tác giả đã thâm nhập vào từng

10
"mảnh đời riêng" của các em, ghép nối một cách tài tình những tâm sự riêng tƣ
từ những mảnh đời bất hạnh của các em, tạo nên một bức tranh chân thực gây
nhiều ấn tƣợng về trẻ em lao động kiếm sống ở Việt Nam. Nghiên cứu đã nêu lên
một số tình cảm của trẻ và những vấn đề bức xúc mà trẻ em lang thang kiếm sống

phải đƣơng đầu nhằm kêu gọi cộng đồng, gia đình và xã hội kịp thời giúp đỡ các
em, khi còn chƣa muộn, để các em có thể hoà nhập với cuộc sống bình thƣờng
nhƣ bao trẻ em khác.
Tiếp sau đó Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam phối hợp cùng Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tiến hành khảo sát vấn đề lao động trẻ em trên
215 em đang lao động tại một số cơ sở dịch vụ ngoài quốc doanh tại Hà Nội. Gần
đây nhất năm 1998 trung tâm Thông tin và Thống kê Lao động xã hội cũng tiến
hành điều tra mẫu tình hình trẻ em lao động tại một số thành phố lớn. Các nghiên
cứu này đã chỉ ra một số mong muốn của trẻ đối với gia đình và các cấp chính
quyền, góp phần giúp các nhà quản lý xây dựng giải pháp nhằm hạn chế tình trạng
trẻ lao động sớm.
Năm 1999 tổ chức Hỗ trợ trẻ em đƣờng phố ở Hà Nội (PLAN) đã phối hợp
với Viện nghiên cứu Thanh niên tiến hành cuộc khảo sát một số nhu cầu của trẻ
em lao động trên đƣờng phố nhằm mục đích đánh giá kết quả thực hiện dự án hỗ
trợ trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội từ năm 1997-1999.
Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia có phối hợp với tổ
chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển nghiên cứu tình hình trẻ em làm thuê trong gia đình
nhằm phát hiện nguyên nhân, đặc điểm tâm lý (thái độ đối với công việc, nhận
thức, nguyện vọng của trẻ giúp việc) và ảnh hƣởng của lao động trẻ em dƣới
mƣời tám tuổi đang giúp việc cho các gia đình ở Hà Nội (1999).
Năm 1999 Viện nghiên cứu Thanh niên và tổ chức Radda Barnen đã tiến hành
nghiên cứu đề tài khả năng tái hoà nhập với gia đình của trẻ em lang thang và
trẻ lao động nhằm đƣa trẻ lang thang kiếm sống trở về với cuộc sống gia đình.
Cũng trong thời gian này UBBVCSTE Hà Nôi với sự tài trợ của UNICEF,
Đại sứ quán Đan Mạch đã tiến hành khảo sát tình hình trẻ em lang thang tại Hà

11
Nội nhằm chỉ ra lý do khíên trẻ phải lao động trên đƣờng phố và cung cấp
những thông tin cảnh báo về tình trạng trẻ lang thang vi phạm pháp luật.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhƣ

Sự thích ứng của trẻ em lang thang trong các tổ chức nhân đạo ở Hà Nội
( Mai Việt Thắng, Luận văn cử nhân tâm lý học năm 1998).
Thực trạng nhận thức của trẻ em lang thang về quyền trẻ em (Nguyễn
Thanh Hà, Luận văn cử nhân Tâm lý học năm 2000)
Một số giải pháp về giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ em lang thang (
Hoàng Bích Hƣờng, Luận án Tiến sĩ Tâm lý giáo dục năm 2002)
Hiện tƣợng trẻ em lao động trên đƣờng phố cũng đƣợc một số nhà báo, phóng
viên đề cập tới dƣới dạng bài viết, phóng sự. Ở đó chỉ có sự thông báo hay sự cảm
thông sâu sắc: "Hình thức lao động trẻ em rất đa dạng với đủ loại công việc khác
nhau, nhưng có điểm chung nhất là các em phải làm việc quá sức và đang đứng
trước nguy cơ bị lạm dụng sức lực. Những đứa trẻ mới chỉ 10-13 tuổi, thậm chí 6-7
tuổi lẽ ra được bước chân đến trường học tập vui đùa thì chúng phải "bước vào
đời" với bao lo toan chồng chất. Có thể nói rằng ở bất kỳ ngõ ngách, tiệm ăn, quán
nước, vườn hoa, công viên nào của Hà Nội cũng có dấu chân của những đứa trẻ
đánh giầy, bán báo. Những đôi chân nhỏ bé "trên từng cây số" mỗi ngày từ mười
đến mười hai tiếng đồng hồ lao động kiếm sống, cực nhọc là thế mà đồng tiền các
em kiếm được cũng chẳng là bao [40].
Cũng trong bài này, tác giả thể hiện sự đau xót trƣớc nỗi cơ cực của các em:
"Ngoài đội quân trẻ di cư dến thành phố, thị xã nhiều đứa trẻ còn bị bán đi hoặc bị
trôi dạt đến những nơi mà chỉ nghe thấy tên thôi người ta đã rợn người "những địa
ngục trần gian": Bãi vàng Na Rì, bãi đá Lục Yên, than thổ phỉ Quảng Ninh Có
đến ngàn đứa trẻ phải làm việc hàng ngày. Ngày ngày chúng phải ngâm mình
trong nước đục ngầu để tìm kiếm những vẩy vàng nhỏ bé hoặc chui xuống hang
hầm hun hút đào than mà không có bất kỳ một sự bảo đảm an toàn nào. Các chủ
lò, chủ bưởng ra sức bóc lột vắt kiệt sức lao động của các em bằng công việc và
luật lệ của giới giang hồ" [40].

12
Bài viết của tác giả Điệp Giang với nhan đề "Nạn mại dâm trẻ em có nguồn
gốc từ nông thôn" bày tỏ sự lo lắng cho những "thân gái nhuốm bùn": Vì ăn chơi

đua đòi hay vì một lý do nào đấy mà nhiều em đã sa ngã trước cuộc đời còn non
trẻ. Với nhiều điều còn chưa biết hết về bản thân mình, các em đã bị rơi vào vòng
tay "tử thần" của AIDS - căn bệnh thế kỷ. Khi các em phát hiện ra, thì những giọt
nước mắt ấy đã quá muộn màng" [39].
Một trong những bài báo đáng chú ý là bài "Trẻ em lao động" đăng trên báo
Lao động xã hội số 9 năm 1999. Bài viết này tác giả đã tìm hiểu những thiệt thòi
mà trẻ em lao động gặp phải khi sống xa gia đình: "Trẻ em lao động đường phố là
đối tượng bị đối xử thô bạo và ngược đãi nhất là trẻ không nơi nương tựa chịu
cảnh màn trời chiếu đất tại các nhà ga bến xe vỉa hè gầm cầu Trong số trẻ em
lang thang được phỏng vấn tại Hà Nội có 55% trả lời bị đánh đập bị cướp giật,
92% không được đi học hoặc bị bỏ học, 44% các em trả lời không dùng thuốc khi
ốm đau".
Và một suy nghĩ mà dƣờng nhƣ trong thực tế hiện nay rất khó có thể thực
hiện đƣợc: "Đã có nhiều tổ chức và cá nhân những quỹ tình thương, từ thiện để
giúp đỡ các em cả về vật chất và tinh thần. Song số trẻ em được quan tâm chăm
sóc này mới chỉ chiếm số lượng rất ít trong tổng số những trẻ em lao động chưa
thành niên. Hàng ngày, hàng giờ các em vẫn phải bươn trải và đối mặt với mọi
khó khăn thử thách của cuộc sống. Làm thế nào để giúp các em thoát khỏi tình
trạng sống như hiện nay mà lẽ ra ở tuổi các em là phải được đến trường học tập
vui chơi? Đây còn là một câu hỏi đặt ra bức xúc" [42].
Trên đây là một số hƣớng tiếp cận, đánh giá vấn đề trẻ lao động. Tuy nhiên
phần lớn các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung vào điều tra khảo sát tình hình trẻ
lao động đặc biệt là trẻ lao động trên đƣờng phố tại một số thành phố lớn nhằm đƣa
ra bức tranh chung về thực trạng trẻ lao động tại Việt Nam từ đó cung cấp thông
tin nhất định cho các cơ quan chức năng. Ở đó chỉ có sự thông báo đơn thuần với
những con số thống kê đơn giản hay những bài viết, trang phóng sự, chƣa có
nghiên cứu nào tìm hiểu sâu về đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đƣờng phố.

13
Qua nghiên cứu khoa học thực tiễn nêu trên chúng tôi thấy các tác giả đều thống

nhất nhận định một số khía cạnh sau:
Trẻ em lang thang, trẻ em lao động có xu hƣớng ngày càng gia tăng năm 1996
có14000 em đến năm 1999 là 23000 em. Chỉ trong vòng bốn năm (1996-1999)
tăng gần 10.000 em gấp 1,76 lần. Số lƣợng này gia tăng nhanh ở các thành phố lớn
tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 tăng 6.200 em tại Hà Nội tăng 64%{3}.
Động cơ thúc đẩy trẻ ra thành phố lao động là do nguyên nhân kinh tế và xã
hội mà nguyên nhân kinh tế là chủ yếu. Theo số liệu báo cáo của UBBVCSTE Hà
Nội năm 1999 có tới 70% trẻ ra đi vì nghèo đói , 61% trẻ có xuất thân từ gia đình
có bố mẹ làm nông nghiệp{3}.
Phần lớn (87%) trẻ muốn có nghề ổn định ở đô thị {17}.
Khả năng tái hoà nhập của trẻ tại gia đình còn gặp một số khó khăn.
Tuy đã có một số công trình nghiên cứu về trẻ em lao động nhƣng những
nghiên cứu này chƣa đáp ứng đƣợc những đòi hỏi khẩn thiết và nhân đạo của vấn
đề này và khó có thể nói rằng cần phải có bao nhiêu nghiên cứu về vấn đề này thì
mới đầy đủ đối với việc tìm kiếm những giải pháp thực tiễn nhất .
Đây cũng chính là lý do khiến chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu một số đặc
điểm tâm lý của trẻ lao động trên đƣờng phố ở Hà Nội.
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm trẻ em:
Trẻ em là khái niệm từ trƣớc tới nay đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Trong tâm lý học "trẻ em" đƣợc dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý
- nhân cách con ngƣời. Độ tuổi trẻ em đƣợc xác định có sự khác nhau tuỳ từng
quốc gia, mỗi nền văn hoá - xã hội cụ thể.
Tâm lý học lứa tuổi khẳng định trẻ em không phải là ngƣời lớn thu nhỏ. Trẻ
em vận động và phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất tiếng khóc
chào đời, đứa trẻ đã là một con ngừời, một thành viên của xã hội. Để trẻ tiếp thu
đƣợc nền văn hoá xã hội loài ngƣời đòi hỏi phải nuôi dƣỡng chăm sóc theo “kiểu

14
ngƣời” (trẻ phải đƣợc bú sữa mẹ, đƣợc ăn chín, ủ ấm, nhất là cần đƣợc âu yếm, yêu

thƣơng…).
Pháp lệnh Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em công bố ngày 22-1-1979 “
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình là tƣơng lai của đất nƣớc, là lớp ngƣời sẽ
kế tục sự nghiệp của tổ tiên, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
xã hội chủ nghĩa và ở chƣơng I điều 1 có nói "trẻ em nói trong pháp luật này gồm
các em từ mới sinh đến mƣời lăm tuổi " {31}.
Trong Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã ghi: "Trẻ em là lớp
người dưới 18 tuổi" và "trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó quy
định tuổi thanh niên sớm hơn”{30}.Nhƣ vậy trẻ em ở đây đƣợc hiểu là ngƣời dƣới
18 tuổi.
Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em quy định trẻ em là trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
đƣợc hƣởng quyền bảo vệ, chăm sóc và giáo dục do gia đình, Nhà nƣớc và xã hội
thực hiện". Trẻ em nói trong luật này là công dân Việt Nam dƣới 16 tuổi.
Trong luận văn này chúng tôi nghiên cứu đặc điểm tâm lý của trẻ lao động
trên đƣờng phố có độ tuổi từ 12 - 18 tuổi.
1.2.2. Khái niệm về lao động và thị trường lao động:
Lao động là một quá trình con ngƣời tác động vào thế giới cải tạo nó thành
cái mình muốn.
Đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của lao động là tính tích cực và tính mục
đích của hoạt động chế tạo, sử dụng các công cụ, phƣơng tiện để thực hiện các
chức năng nhất định. Lao động có chức năng cơ bản là tạo ra sản phẩm đáp ứng
nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của sự phát triển cá nhân và xã hội. Quá trình
lao động là con đƣờng, là cơ chế và là nhân tố quyết định sự phát triển nhân cách
của chủ thể lao động.
Trong xã hội có nhu cầu sử dụng lao động là đã tạo ra thị trƣờng lao động. Ở
đó diễn ra quá trình mua, bán, trao đổi, thuê mƣớn sức lao động.

15
Thực chất của thị trƣờng lao động nói lên sự tồn tại của hai bên. Một bên là
những ngƣời chủ sử dụng lao động có thể là doanh nghiệp Nhà nƣớc, là tƣ nhân

cần thuê mƣớn lao động còn một bên là những ngƣời lao động cần kiếm sống phải
đi làm thuê cho ngƣời chủ để lấy tìên nuôi gia đình và bản thân.
Thị trƣờng lao động không đơn thuần là thị trƣờng lao động chính thức do
Nhà nƣớc kiểm soát mà còn có cả thị trƣờng lao động không chính thức.
Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau về phạm vi của các hoạt động
kinh tế không chính thức với tƣ cách là mặt đối lập với khu vực kinh tế chính thức.
Nhìn chung lĩnh vực kinh tế không chính thức đƣợc định nghĩa là một bộ phận của
nền sản xuất và của lĩnh vực dịch vụ, mà những hoạt động kinh tế của nó vƣợt ra
khỏi sự kiểm soát của luật lệ nhà nƣớc, là một lĩnh vực (hay khu vực) kinh tế với
những tính chất đặc trƣng đối lập với khu vực kinh tế chính thức.
Ở Việt Nam đã từ lâu chúng ta dƣờng nhƣ ngại nói tới từ làm thuê, đi ở vì nó
hàm ý sự bóc lột. Và thực chất trong suốt ba mƣơi năm xây dựng nền kinh tế tập
trung, chúng ta đã cố gắng xoá bỏ lao động làm thuê và bóc lột. Trong thời kỳ này
chỉ có một thị trƣờng lao động chính thức (thuộc khu vực kinh tế chính thức) do
Nhà nƣớc kiểm soát. Trong điều kiện nhƣ vậy những dịch chuyển lao động chủ
yếu đƣợc quyết định bởi Nhà nƣớc chẳng hạn chuyển dân nông thôn đi xây dựng
các khu công nghiệp. Trên cơ bản không có dịch chuyển lao động tự do.
Cùng với sự chuyển đổi của hệ thống kinh tế tập trung sang kinh tế thị trƣờng,
chúng ta cũng đã chứng kiến sự xuất hiện của thị trƣờng lao động không chính
thức. Báo chí bắt đầu lên tiếng về các "chợ lao động", "lao động ngoại tỉnh" ở các
đô thị và kinh tế phi nông nghiệp. Tuy nhiên, thị trƣờng lao động này (những
ngƣời nông dân tự do ra đô thị kiếm việc làm) mới chỉ xuất hiện khi nền kinh tế
của chúng ta đang thay đổi sang cơ chế mới, cơ chế thị trƣờng.
Số trẻ em nông thôn ra Hà Nội kiếm sống đã góp phần tạo nên thị trƣờng lao
động đầy sôi động nhƣng không chính thức này.
Do sức lao động trở thành hàng hoá nên trẻ em trở thành mục tiêu của những
kẻ trục lợi bằng sức lao động rẻ mạt. Ngày càng có nhiều trẻ em tham gia lao động

16
trong khu vực kinh tế tƣ nhân, ngoài quốc doanh vốn không có hợp đồng lao động

và không có bảo hiểm xã hội, không thuộc hay tham gia tổ chức công đoàn nên có
nguy cơ và trên thực tế đang bị bóc lột và phải làm những công việc độc hại mà lẽ
ra chỉ dành cho ngƣời lớn.
1.2.3. Khái niệm trẻ lao động và trẻ lao động trên đường phố
* Khái niệm Trẻ lao động
Là khái niêm dùng để chỉ trẻ lao động cả ngày hay một phần thời gian, đƣợc
trả công hay không công, lao động trên đƣờng phố hay trong nhà. Trẻ lao động có
một phần kiếm sống ngoài vỉa hè, bến tàu xe, trên đƣờng phố. Còn phần lớn làm
đủ mọi công việc nhƣ dọn dẹp, làm thuê, giúp việc, hái chè trong gia đình,
xƣởng thợ, trang trại, cửa hàng.
Theo tinh thần cơ bản của Công ƣớc Liên hợp quốc về quyền trẻ em, các quy
định của ILO, Bộ luật lao động và các tài liệu nghiên cứu khác ta có thể hiểu :
Lao động trẻ em là lao động của ngƣời còn ở lứa tuổi trẻ em đã phải đi làm
cho bản thân và cho sự sống của gia đình.
Sử dụng lao động trẻ em là chỉ ngƣời sử dụng lao động thuê lao động trẻ em
vào làm một công việc nào đó cho bản thân hay nhóm ngƣời nào đó.
Lao động chƣa thành niên là lao động của ngƣời dƣới 18 tuổi (Bộ luật lao
động).
Ở nƣớc ta, nhất là trên địa bàn thành phố Hà Nội, lao động trẻ em thƣờng
đƣợc sử dụng vào những công việc sau:
- Làm thuê trong các gia đình(giúp việc)
- Làm thuê trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng gia công, sản xuất đồ
thủ công mỹ nghệ, xây dựng, cơ sở dịch vụ(quán ăn, nhà hàng, cửa hàng, chợ )
- Tự kiếm sống nhƣ đánh giầy, bán báo, nhặt rác, ăn xin
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc xác định lao động trẻ em mang tính bóc lột nếu:
* Trẻ phải lao động ở một tuổi quá sớm;
* Phải làm việc quá nhiều giờ;

17
* Công việc gây ra những hậu quả căng thẳng thái quá về mặt thể chất, xã hội

hay tâm lý;
* Lao động và sống ngoài đƣờng trong những điều kiện xấu;
* Không đƣợc trả công đầy đủ;
* Phải chịu trách nhiệm quá nhiều;
* Công việc cản trở việc học hành;
* Công việc làm hạ thấp nhân phẩm và lòng tự trọng của trẻ em, nhƣ làm nô
lệ hay lao động cầm cố và bóc lột tình dục;
* Công việc có hại đến việc phát triển toàn diện về mặt xã hội và tâm lý;
(Theo Tình trạng trẻ em thế giới năm 1997 của UNICEF).
Tổ chức Lao động quốc tế ILO từ 1919 đến nay không ngừng để hạn chế lao
động trẻ em. Công ƣớc của ILO 138 đƣợc chấp nhận vào năm 1973 quy định tuổi
15 là tuổi tối thiểu hợp pháp cho hầu hết mọi việc làm. Tuy nhiên, mới có khoảng
50 quốc gia đƣa điều trên vào luật của nƣớc mình. Cho đến nay các con số
UNICEF và ILO đƣa ra về trẻ lao động mới chỉ là con số phỏng đoán.
* Trẻ lao động trên đường phố
Trẻ em lao động trên đƣờng phố trong đề tài này đƣợc giới hạn là trẻ em
từ 12-18 tuổi từ nông thôn ra thành phố kiếm sống bằng các hoạt động thƣờng
xuyên trên đƣờng phố nhƣ đánh giầy, nhặt rác, xin ăn, bán hàng rong
1.2.4. Hoạt động và giao lưu trong qúa trình hình thành nhân cách
Theo A. N Leonchiev cuộc sống của con ngƣời là một dòng hoạt động, con
ngƣời là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình con ngƣời
thực hiện các quan hệ giữa con ngƣời với thế giới tự nhiên, xã hội, ngƣời khác và
bản thân. Đó là quá trình chuyển hoá năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý
khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngƣợc lại là quá trình
tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, trở thành vốn
liếng tinh thần của chủ thể [14].

18
Hoạt động của cá nhân là con đƣờng quyết định trực tiếp đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách. Tâm lý không chỉ đƣợc thể hiện mà còn đƣợc hình

thành trong hoạt động. Sự hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi ngƣời phụ
thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành nhân cách,
con ngƣời phải tham gia vào các dạng hoạt động khác, trong đó đặc biệt chú ý đến
vai trò của hoạt động chủ đạo.
Chúng ta đã biết hoạt động của con ngừời là hoạt động có mục đích, hoạt
động có tính chất xã hội, tính chất tập thể đƣợc thực hiện bằng những thao tác và
những công cụ nhất định. Vì vậy mỗi loại hoạt động đều đề ra cho con ngƣời
những yêu cầu nhất định, đòi hỏi ở con ngƣời những phẩm chất tâm lý tƣơng ứng.
Quá trình tham gia hoạt động, nhân cách của con ngƣời đƣợc hình thành và phát
triển.
Hoạt động có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách
của con ngƣời, cho nên một trong những quy luật của giáo dục là phải thay đổi tính
chất của hoạt động, phong phú hoá nội dung, hình thức, cách thức tổ chức nó trong
quá trình giáo dục, lôi cuốn học sinh tham gia tự giác và tích cực vào hoạt động.
Tuy nhiên hoạt động của con ngƣời luôn mang tính xã hội, tính chất tập thể. Vì vậy
hoạt động luôn luôn gắn liền với giao lƣu. Trẻ không thể chơi, học tập, lao động,
hoạt động xã hội, hoạt động thể thao, nghệ thuật một mình đƣợc. Trong tất cả các
hoạt động trên học sinh phải giao tiếp với những ngƣời khác, với các bạn, với giao
lƣu.
Giao lƣu có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội,
cũng nhƣ của một cá nhân. Không thể có xã hội nếu không có giao lƣu, vì xã hội là
một cộng đồng ngƣời chứ không phải là một dấu cộng đơn giản của nhiều ngƣời.
Không có nhu cầu giao lƣu, không có hoạt động tập thể với những mục đích nhất
định, thì sẽ không có ngôn ngữ lao động.
Đối với cá nhân, giao lƣu là điều kiện tồn tại và nhân tố phát triển tâm lý,
nhân cách của họ. C. Mác đã chỉ ra rằng: “ Sự phát triển của một cá nhân đƣợc quy

19
định bởi sự phát triển của tất cả cá nhân khác mà nó giao lƣu một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp với họ” [8, 489]

Giao lƣu không chỉ là điều kiện tất yếu cho sự phát triển tâm lý. Chính trong
giao lƣu đã diễn ra sự hình thành nhân cách của con ngƣời: con ngƣời học đƣợc
cách đánh giá hành vi và thái độ, lĩnh hội đƣợc các tiêu chuẩn đạo đức, kiểm tra và
vận dụng những tiêu chuẩn đó vào thực tiễn, do đó, tạo thành những nguyên tắc
đạo đức trong hành vi của mình, sống và hành động theo những nguyên tắc, tính vị
tha, tính trung thực, lòng tốt… không chỉ đƣợc thể hiện mà còn đƣợc hình thành
trong giao lƣu. Thiếu sự giao lƣu, thì những phẩm chất đó không thể chuyển thành
những tƣợng trƣng trừu tƣợng.
Mặt khác, giao lƣu còn quan trọng ở chỗ, nó thúc đẩy sự hình thành ở con
ngƣời những hứng thú nhận thức khác nhau, điều này có thể là đòn bẩy dẫn đến sự
tự đào tạo.
Trong quá trình giao lƣu, con ngƣời không chỉ nhận thức những ngƣời khác,
mà họ còn nhận thức chính bản thân mình. Bất kỳ ngƣời nào cũng đều đối chiếu
cái mà họ quan sát đƣợc ở mình với cái mà những ngƣời xung quanh chờ đợi ở họ.
Kết quả là, họ thu nhận đƣợc những thông tin cần thiết để hình thành sự đánh giá
bản thân mình nhƣ là một nhân cách, để hình thành một thái độ giá trị- cảm xúc
nhất định đối với bản thân. Phạm vi giao lƣu của con ngƣời càng đa dạng, thì
những thông tin đó càng muôn hình muôn vẻ, phong phú và súc tích.
Nhu cầu về sự tiếp xúc tình cảm với những ngƣời khác là mặt quan trọng
của giao lƣu. Nhƣng sự tiếp xúc đó chỉ có thể có đƣợc khi bản thân con ngƣời có
khả năng hiểu và đồng cảm với ngƣời khác.
Nhu cầu giao lƣu là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản và xuất hiện
sớm nhất ở con ngƣời. B. Ph. Lômôp đã viết:” Khi chúng ta nghiên cứu nhân cách
của một cá nhân cụ thể chúng ta không thể chỉ giới hạn ở sự phân tích xem nó là
cái gì và nhƣ thế nào, mà chúng ta còn phải nghiên cứu xem nó giao lƣu với ai và
nhƣ thế nào [8, 491].

20
Trẻ lao động trên đƣờng phố hoạt động chủ đạo của các em là lao động
kiếm sống bằng các hoạt động thƣờng xuyên trên đƣờng phố( đánh giầy, nhặt rác,

bánh báo…). Khi tham gia vào hoạt động này, ở các em sẽ hình thành những đặc
điểm tâm lý đặc trƣng đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động lao động kiếm sống
trên đƣờng phố. Đây là lý do giải thích vì sao trẻ lao động trên đƣờng phố có
những đặc điểm tâm lý không giống với trẻ em bình thƣờng sống cùng với cha mẹ.
Trong quá trình giao lƣu với ngƣời khác mà chủ yếu là bạn cùng làm và cùng
trọ các em không chỉ nhận thức ngƣời khác, mà còn nhận thức chính bản thân
mình. Qua đó các em thu nhận đƣợc những thông tin cần thiết để hình thành sự
đánh giá bản thân.
Sự thay đổi môi trƣờng sống và lao động của trẻ từ môi trƣờng nông nghiệp
thuần tuý với các va chạm xã hội rất hạn hẹp sang môi trƣờng xã hội mà ở đó hàng
ngày trẻ phải tiếp xúc trao đổi với nhiều ngƣời. Điều này giúp các em học đƣợc
cách đánh giá hành vi và thái độ, lĩnh hội đƣợc các tiêu chuẩn đạo đức từ đó hình
thành những nguyên tắc đạo đức trong hành vi phù hợp với yêu cầu của việc lao
động kiếm sống trên đƣờng phố.
Do tính chất công việc của trẻ đã quy định mối quan hệ xã hội của các em.
Quan hệ này phần lớn giới hạn trong nhóm bạn bè cùng làm là chính. Trong quá
trình cùng sống, cùng lao động với bạn, trẻ thƣờng trao đổi về tinh thần, tình cảm,
thói quen, đoàn kết nƣơng tựa vào nhau để “tồn tại”. Điều này giúp các em có nghị
lực trong cuộc sống nhƣng mặt khác môi trƣờng sống nguy hiểm, nhiều cạm bẫy
cùng với vốn kinh nghiệm còn thiếu nên trẻ dễ có những hành vi vi phạm pháp
luật.
Tóm lại, do đặc trƣng công việc lao động trên đƣờng phố nên ở trẻ lao động
hình thành những đặc điểm tâm lý đặc trƣng phù hợp với yêu cầu của công việc.
1.2.5. Một số khái niệm tâm lý của đề tài
* Khái niệm nhu cầu

21
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu do con ngƣời thấy cần đƣợc thoả mãn để tồn tại
và phát triển.
Nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu của con ngƣời là động cơ thúc đẩy hoạt

động, điều chỉnh hành vi của từng cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau. Nhu cầu
là sự đòi hỏi của các cá nhân và của các nhóm xã hội khác nhau muốn có những
điều kiện nhất định để sống và phát triển. Nhu cầu quy định hoạt động xã hội của
cá nhân, của giai cấp, của tập thể.
Cuộc sống xã hội càng phát triển thì hệ thống nhu cầu của con ngƣời ngày
càng đƣợc bổ sung thêm, và ngƣợc lại, khi nhu cầu của con ngƣời trong một xã hội
đƣợc thoả mãn đến mức tối đa thì có thể nói rằng xã hội đó đã đạt đến một trình độ
phát triển cao. Nhu cầu đƣợc biến đổi, cải tạo thành nhu cầu của cá nhân mỗi
ngƣời.
Nhu cầu đối với đời sống con ngƣời nói chung và sự phát triển xã hội là quan
trọng. Các nhân tố quy định sự phát triển xã hội là những quy luật khách quan,
những nguyên nhân nội tại đƣợc phản ánh bởi tính tích cực chủ quan thúc đẩy con
ngƣời hoạt động. Chúng xây dựng nên những động lực điều chỉnh hành vi và hoạt
động cho từng cá nhân, từng con ngƣời cụ thể trong những tầng lớp xã hội khác
nhau.
Quan điểm Mac xít cho rằng Nhu cầu đƣợc sinh ra trong quá trình hoạt động
vì vậy tính tích cực đƣợc thể hiện trong quá trình tác động qua lại với thế giới xung
quanh. Nhu cầu thúc đẩy con ngƣời hành động.
Theo A. N Leonchiev: Nhu cầu đƣợc thực hiện trong hoạt động với tƣ cách là
sức mạnh nội tại mặc dù nếu với tƣ cách là một cá nhân chủ thể sinh ra đã có nhu
cầu. Nhu cầu xuất hiện nhƣ một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động [14]. Nhƣ
vậy nhu cầu của con ngƣời là vô hạn nhu cầu này đƣợc thoả mãn thì nhu cầu khác
lại xuất hiện. Cứ mỗi lần đƣợc thoả mãn bằng những đối tƣợng và phƣơng thức
nào đó thì nhu cầu trở nên sâu sắc hơn và với sự phát triển của đối tƣợng phƣơng
thức thoả mãn nhu cầu càng trở nên phong phú, phức tạp hơn. Nhƣ vậy nhu cầu là
nguồn gốc tích cực làm nảy sinh hoạt động nhƣng cái thôi thúc hoạt động của con

22
ngƣời lại là động cơ. Trong một chừng mực nào đó động cơ là cái cụ thể hoá nhu
cầu. Để trở thành động lực thúc đẩy tính tích cực hoạt động, nhu cầu phải đƣợc

phản ánh vào đầu óc con ngƣời tức là đƣợc con ngƣời ý thức. Khi đó nhu cầu tồn
tại ở trạng thái chủ quan thể hiện ra là thái độ của cá nhân đối với sự vật, hiện
tƣợng và nhƣ vậy nhu cầu đƣợc hình thành khách quan nhƣng mang tính chủ quan
riêng có ở từng cá nhân trong những hoàn cảnh cụ thể, môi trƣờng cụ thể. Ngoài ra
cũng phải tính đến một số nhân tố xã hội nhƣ trình độ phát triển của lực lƣợng sản
xuất, tính chất của quan hệ sản xuất.
Xét cho đến cùng nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu của con ngƣời là động lực
thúc đẩy hoạt động điều chỉnh hành vi của từng cá nhân trong xã hội, nhóm đồng
thời nó xác định những hƣớng suy nghĩ, tình cảm, ý chí của cá nhân đó trong quá
trình sống.
Từ trong hoạt động và nhờ có hoạt động nhu cầu nảy sinh phát triển. Muốn
sống trong thế giới xung quanh con ngƣời phải tạo ra các hoạt động đối với thế
giới, sản xuất ra các đối tƣợng và các phƣơng thức đã chứa sẵn trong các đối tƣợng
nhằm thoả mãn nhu cầu này hay nhu cầu khác. Đó chính là cuộc sống con ngƣời.
Theo Maslow nhu cầu của con ngƣời đƣợc chia thành năm thứ bậc:
- Bậc một là các nhu cầu sinh lý cơ bản nhƣ ăn, ở, mặc…
- Bậc hai là các nhu cầu về an toàn tính mạng, tài sản
- Bậc ba là các nhu cầu giao tiếp
- Bậc bốn là các nhu cầu đƣợc tôn trọng, kính trọng
- Bậc năm là các nhu cầu tự thể hiện, tự khẳng định
Theo các nhà Tâm lý học nhu cầu đƣợc chia thành hai nhóm cơ bản là nhu
cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
Nhu cầu vật chất là nhu cầu có trƣớc để con ngƣời có thể sống và làm nên lịch
sử. Trong "Hệ tƣ tƣởng Đức'' Mác và Ăng ghen đã viết: Ngƣời ta phải sống đã rồi
mới có thể " làm ra lịch sử" [11]. Nhƣng muốn sống thì phải có thức ăn và thức
uống, nhà cửa, áo quần và một số thứ khác nữa. Trẻ lao động trên đƣờng phố cũng
vậy nhu cầu thiết yếu của các em là có cơm ăn, áo mặc, có chỗ ngủ cho dù là ngủ

×