Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









NGUYỄN THỊ HẰNG NGA









TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH CÁCH CỦA
NGƢỜI CAO TUỔI Ở HÀ NỘI







LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC










Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








NGUYỄN THỊ HẰNG NGA









TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH CÁCH
CỦA NGƢỜI CAO TUỔI Ở HÀ NỘI



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60.31.80




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Mộc Lan







Hà Nội – 2013

DANH MỤC CÁC BẢNG


STT
Bảng số liệu

Trang
1

Bảng 3.1. Đánh giá nét tính cách của người cao tuổi đối với
xã hội, tập thể
49
2
Bảng 3.2. So sánh tự đánh giá tính cách của người cao tuổi
đối với tập thể, xã hội với các nhóm khác nhau
55
3
Bảng 3.3. Đánh giá nét tính cách tiêu cực của người cao tuổi
đối với tập thể và xã hội
59
4
Bảng 3.4. Đánh giá nét tính cách tích cực của người cao tuổi
đối với lao động
61
5
Bảng 3.5. So sánh tự đánh giá tính cách đối với lao động với
các nhóm khác nhau
65
6
Bảng 3.6. Đánh giá nét tính cách tiêu cực của người cao tuổi
đối với lao động
68
7
Bảng 3.7. Đánh giá nét tính cách tích cực của người cao tuổi
đối với mọi người
70
8
Bảng 3.8. So sánh tự đánh giá tính cách đối với mọi người
của các nhóm người cao tuổi

75
9
Bảng 3.9. Đánh giá nét tính cách tiêu cực của người cao tuổi
đối với mọi người
78
10
Bảng 3.10. Đánh giá nét tính cách tích cực của người cao
tuổi đối với bản thân
80
11
Bảng 3.11. So sánh tự đánh giá tính cách đối với bản thân
với các nhóm người cao tuổi
85
12
Bảng 3.12. Đánh giá nét tính cách tiêu cực của người cao
tuổi đối với bản thân
87
13
Bảng 3.13. Hành động của người cao tuổi biểu hiện nét tính
cách
90
14
Bảng 3.14. Tương quan giữa tự đánh giá nét tính cách đối
với xã hội và hành vi ứng xử
100
15
Bảng 3.15. Tương quan giữa tự đánh giá nét tính cách đối
với lao động và hành vi ứng xử
101
16

Bảng 3.16. Tương quan giữa tự đánh giá nét tính cách đối
với mọi người và hành vi ứng xử
102
17
Bảng 3.17. Tương quan giữa tự đánh giá nét tính cách đối
với bản thân và hành vi ứng xử
104



















DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT
Biểu đồ


Trang
1
Biểu đồ 1: Biểu đồ so sánh tự đánh giá nét tính cách tích cực
đối với tập thể, xã hội của người cao tuổi và đánh giá của
người thân
58
2
Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh tự đánh giá nét tính cách tiêu cực
đối với tập thể, xã hội của người cao tuổi và đánh giá của
người thân
60
3
Biểu đồ 3: Biểu đồ so sánh tự đánh giá nét tính cách tích cực
đối với lao động của người cao tuổi và đánh giá của người
thân
67
4
Biểu đồ 4: Biểu đồ so sánh tự đánh giá nét tính cách tiêu cực
đối với lao động của người cao tuổi và đánh giá của người
thân
69
5
Biểu đồ 5: Biểu đồ so sánh tự đánh giá nét tính cách tích cực
đối với mọi người của người cao tuổi và đánh giá của người
thân
77
6
Biểu đồ 6: Biểu đồ so sánh tự đánh giá nét tính cách tiêu cực
đối với mọi người của người cao tuổi và đánh giá của người

thân
79
7
Biểu đồ 7: Biểu đồ so sánh tự đánh giá nét tính cách tích cực
đối với bản thân của người cao tuổi và đánh giá của người
thân
87
8
Biểu đồ 8: Biểu đồ so sánh tự đánh giá nét tính cách tiêu cực
đối với bản thân của người cao tuổi và đánh giá của người
thân
88

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………… 1
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………5
Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI CAO TUỔI ….……5
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ngƣời cao tuổi ……………………… 5
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về người cao tuổi…………………………… 5
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước về người cao tuổi………………………………9
1.2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề tự đánh giá………………………… 15
1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài……………………………………… 15
1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam……………………………………… 22
1.3. Lý luận tự đánh giá về tính cách của ngƣời cao tuổi………………………23
1.3.1. Khái niệm liên quan……………………………………… 23
1.3.1.1. Khái niệm ngƣời cao tuổi……………………………………… 23
1.3.1.2. Khái niệm tự đánh giá……………………………………… 24
1.3.1.3. Khái niệm tính cách……………………………………… 25
1.3.1.4. Khái niệm tự đánh giá tính cách ngƣời cao tuổi………….……… 25

1.3.2. Đặc điểm tính cách người cao tuổi……………………………………….26
1.3.2.1. Một số đặc điểm phát triển tâm sinh lý của ngƣời cao tuổi.………26
1.3.2.2. Đặc điểm tính cách ngƣời cao tuổi…………………………………28
1.3.3. Một số đặc điểm tự đánh giá của người cao tuổi nói chung…….….……33
1.3.4. Biểu hiện tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi………….………38
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….…… 41
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu……………………………………… 41
2.1.1. Người cao tuổi thành phố Hà Nội………………………………….…….41
2.1.2. Trung tâm dưỡng lão……………………………………… 41
2.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu……………………………………… 42
2.3. Tổ chức nghiên cứu……………………………………… ………………….….43
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………… ………… …44
24.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu……………………………………… …44
2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi…………………………………… 45
2.4.3 Phỏng vấn sâu ……………………………………… …………………… 45
2.4.4 Trắc nghiệm TST……………………………………… …………………….46
2.4.5. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin bằng thống kê toán học… 46
2.5. Cách tính toán các thang đo……………………………………… ………… 46
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN………………………………49
3.1. Tự đánh giá về nét tính cách đối với tập thể và xã hội của ngƣời cao
tuổi……………………………………… ………………………………………48
3.1.1. Nét tính cách tích cực……………………………………… ………………49
3. 1.2. Nét tính cách tiêu cực……………………………………… …………… 59
3.2. Tự đánh giá về các tính cách đối với lao động của ngƣời cao tuổi……… 60
3.2.1. Nét tính cách tích cực……………………………………… ……………….60
3.2.2. Nét tính cách tiêu cực……………………………………… ……………….68
3.3. Tự đánh giá về nét tính cách đối với mọi ngƣời của ngƣời cao tuổi………69
3.3.1. Nét tính cách tích cực……………………………………… ……………….69
3.3.2. Nét tính cách tiêu cực……………………………………… ……………….77
3.4. Tự đánh giá về các tính cách đối với bản thân của ngƣời cao tuổi……… 80

3.4.1. Nét tính cách tích cực……………………………………… ……………….80
3.4.2. Nét tính cách tiêu cực……………………………………… ……………….87
3.5. Hành động của ngƣời nghỉ hƣu……………………………………… …… 90
3.6. Mối quan hệ giữa tự đánh giá về thái độ với hành vi biểu hiện tính cách
của ngƣời cao tuổi….……………………………… …………………………… 100
3.6.1. Mối quan hệ giữa thái độ và hành vi biểu hiện của tính cách……… 100
3.6.2.Mối quan hệ giữa tự đánh giá của người cao tuổi về nét tính cách với
đánh giá của người thân……………………………………… ……………… 105
3.7. Tự đánh giá về nét tính cách của ngƣời cao tuổi qua hai chân dung tâm lý
điển hình……………………………………… ……………… …………… 106
3.7.1. Chân dung tâm lý thứ nhất……………………………………… ……….106
3.7.2. Chân dung tâm lý thứ hai……………………………………… …………108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ… …………………………………… …… 112
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………… ………… 115
Phụ lục






1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tự đánh giá là mức độ phát triển cao của tự ý thức và nó có vai trò to lớn đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách. Tự đánh giá là yếu tố cần thiết để con
người tự điều chỉnh, tự tu dưỡng và hoàn thiện mình. Tự đánh giá thể hiện chức
năng liên hệ ngược, nó cho phép con người đối chiếu những suy nghĩ, những hành
động của mình với những quy tắc, chuẩn mực của xã hội và từ đó con người có thể
tự điều khiển, điều chỉnh hành vi và sự phát triển nhân cách sao cho phù hợp. Vì

vậy, việc nghiên cứu đặc điểm tự đánh giá đã được rất nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu. Nhìn chung, đa số các tác giả đều quan tâm tới các lứa tuổi nhỏ (trung
học cơ sở, trung học phổ thông, sinh viên,…), song họ lại ít quan tâm nghiên cứu về
tự đánh giá của người trưởng thành trong đó có người cao tuổi.
Già hoá dân số ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô
ngày càng lớn. Tính đến cuối năm 2007, cả nước có trên 8 triệu người cao tuổi,
chiếm khoảng 9,6% dân số. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ dân số từ 60
tuổi trở lên ở nước ta sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân số
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Đến giữa thế kỷ
XXI, dân số Việt Nam còn ở mức độ già hơn cơ cấu chung của dân số thế giới. Việt
Nam sẽ đứng trước thách thức về già hoá dân số như Nhật Bản, Đài Loan và nhiều
nước phát triển công nghiệp khác trong tương lai gần. Xét về phương diện tâm lý
học, già hoá dân số xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý đòi hỏi xã hội cần giải quyết cho
nhóm xã hội này. Đối với người cao tuổi, sự mất cân bằng và rối loạn tâm lý ngày
càng cần được lưu tâm vì những hậu quả tiêu cực nặng nề mà chúng có thể gây nên.
Những hậu quả này ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng làm việc, tới sinh hoạt, tới chất
lượng sống của người cao tuổi. Một số nghiên cứu về sự thích nghi của tuổi già cho
rằng đối với người cao tuổi, việc kiểm soát sự lão hoá được coi là một trong những
yếu tố thích nghi quan trọng. Người già thường bị tác động bởi việc mất đi khả năng
kiểm soát, có thể đi kèm với những mất mát thực tế liên quan đến đời sống tinh thần
và thể chất. Việc kiểm soát môi trường sống của mình thay đổi tuỳ theo đặc điểm,

2
tuổi tác của từng người và môi trường riêng của người đó. Một người cao tuổi biết
kiểm soát sẽ hiểu được rằng, hiển nhiên ở tuổi già, việc các cơ quan dần bị lão hoá
là không thể tránh được. Những chức năng tâm vận động sẽ vì thế mà suy giảm đi.
Song cùng với tuổi tác, những người thông thường sẽ ý thức được sự già đi này.
Đồng thời, về khía cạnh xã hội, việc người già phải đối diện với sự nghỉ hưu cũng
có một tác động mạnh; trong gia đình thì con cái dần tách ra sống riêng, khiến cho
họ thấy cô đơn và vô dụng hơn bao giờ hết. Đó là khi mà biểu tượng của người già

về bản thân trở nên rất tiêu cực. Trong trường hợp này, ngoài việc để cho người già
tự kiểm soát sự lão hoá và cuộc sống của mình, những tác động từ xã hội, các
phương tiện thông tin đại chúng và cộng đồng là rất quan trọng trong việc mang đến
cho người già cái nhìn tích cực về bản thân. Trong quá trình tự kiểm soát, người già
tự đánh giá và điều chỉnh bản thân để thích nghi với sự thay đổi không chỉ của các
yếu tố bên ngoài mà cả các yếu tố bên trong cơ thể. Xuất hiện các câu hỏi của sự
đánh giá của người già như: Tôi là ai, tôi là người như thế nào, sức khỏe của tôi ra
sao, tôi có thể làm những việc gì, tôi đã làm được những việc gì, sẽ tiếp tục cuộc
sống như thế nào?

Vấn đề tâm lý người cao tuổi được nghiên cứu rất ít trong tâm lý học ở Việt
Nam. Những nghiên cứu đã có về người cao tuổi chủ yếu tiếp cận theo góc độ xã
hội học, tâm bệnh học, lão khoa. Xuất phát từ các cơ sở trên, chúng tôi chọn một
khía cạnh để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình với đề tài “ Tự đánh giá về
tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi, trên cơ sở
đó đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao sự hiểu biết về người cao tuổi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
- Khảo sát, điều tra thực trạng tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội
- Đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao sự hiểu biết về người cao tuổi.

3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi.
4.2. Khách thể nghiên cứu
200 người, bao gồm:
- 100 người cao tuổi đang sống ở Hà Nội

- 100 người trưởng thành đang sống cùng hoặc là người thân với người cao tuổi
thuộc diện nghiên cứu.
+ Phỏng vấn sâu 20 người cao tuổi
+ Nghiên cứu 02 trường hợp người cao tuổi điển hình
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu tự đánh giá của người cao tuổi về nét tính cách biểu hiện
thái độ đối với xã hội, đối với lao động, đối với mọi người và đối với bản thân.
- Về khách thể nghiên cứu: người cao tuổi từ 60 tuổi đến 80 tuổi còn minh mẫn
sống cùng gia đình, sống trong nhà dưỡng lão.
- Về địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu ở một số quận (Đống Đa, Thanh Xuân) và 1
trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội (trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người cao tuổi
Thiên Phúc tại Xóm 3- xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.).
6. Giả thuyết khoa học:
Người cao tuổi đánh giá bản thân về nét tính cách tích cực cao hơn nét tính cách
tiêu cực. Tự đánh giá của người cao tuổi có khác nhau trong các nhóm tuổi, giới,
sống cùng gia đình và cô đơn. Hệ thống thái độ và hành vi biểu hiện tính cách là
thống nhất với nhau.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Những nguyên tắc phƣơng pháp luận chủ đạo trong nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa trên cơ sở phương pháp luận của tâm lý học Macxit. Theo đó,
con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội, tâm lý, ý thức,
nhân cách hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp.

4
7.2. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp phân tích chân dung tâm lý
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học SPSS 18.0






















5
Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI CAO TUỔI

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ngƣời cao tuổi
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về người cao tuổi
Những kiến thức khoa học về tâm lý người cao tuổi bắt nguồn từ thời Hy lạp

cổ đại giới thiệu với người già lối sống, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ hợp lý như là
những biện pháp phòng ngừa chống lại sự lão hoá sớm.Trong thời kỳ phát triển của
tâm lý học (cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX) sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
tự nhiên tạo điều kiện cho các thực nghiệm khoa học và một số lý luận về tâm lý
người cao tuổi sự được xây dựng. Các nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm xác
định nguyên nhân ban đầu của sự lão hoá nhằm tìm kiếm cách thức chủ yếu nhất để
khắc phục sự lão hoá, xây dựng các lý luận mới về sự lão hoá và cùng với đó là
nghiên cứu các khía cạnh tâm lý, xã hội và các chức năng của cơ thể đang lão hoá.
Cùng với những biến đổi nhân khẩu và xã hội cơ bản trong xã hội hiện đại sau chiến
tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện lĩnh vực nghiên cứu mới được gọi là lão khoa xã
hội và ra đời bộ môn tâm lý học người cao tuổi ở một loạt các nước Tây Âu và Mỹ.
Lĩnh vực này không chỉ chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành khoa học
xã hội, mà còn gắn liền với khía cạnh y- sinh học của sự lão hoá. Các công trình
nghiên cứu hiện đại về tâm lý người cao tuổi có thể liệt kê sau đây:
- Thuyết nghiên cứu sự thay đổi tâm lý khi nghỉ hưu
Nhà tâm lý học người Mỹ Ann Bowling (1998) đã thống kê ba thuyết chính về sự
lão hóa và nghiên cứu tâm lý của người về hưu. Đó là:
+ Thuyết khủng hoảng, đứt đoạn cho rằng lao động là điều kiện cơ bản của
sự hoà nhập xã hội và nghỉ hưu là mất sự hoà nhập đó.Đối với nhiều người, lao
động không những là nguồn sinh sống mà còn là một yếu tố mà dựa trên đó họ xây
dựng tình cảm về các giá trị tinh thần, về các giá trị tự khẳng định chính bản thân
mình.Đối với mỗi người, vai trò làm người lao động là cơ bản nhất sau đó mới đến
các vai trò xã hội khác như cha mẹ, hàng xóm, thành viên giải trí.Việc về hưu dẫn
đến tâm trạng dễ biến thành khủng hoảng với những biểu hiện như chán chường, lo

6
âu, bi quan, trầm cảm…tạo điều kiện cho một số rối loạn bệnh lý. Tỷ lệ tử vong
tăng rõ rệt vào lứa tuổi 65 lại càng làm cho nhiều người cho thuyết này là đúng.
+ Thuyết liên tục: cho rằng việc ngừng làm việc không nhất thiết dẫn đến sự
khủng hoảng tâm lý. Lao động không phải luôn dễ chịu và có tác dụng tốt với sức

khoẻ và trạng thái hài lòng với cuộc sống.Các tác giả của thuyết này đã chứng minh
là hoạt động giải trí cũng có thể đem lại cảm giác dễ chịu như mô tả đối với lao
động, nhất là khi hoạt động giải trí đó được tạo nên nhờ công của lao động chính
đáng mang lại. Hoạt động giải trí có đủ giá trị tinh thần để làm cầu nối giữa hoạt
động và đời sống lúc nghỉ hưu làm nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc nghỉ hưu
áp dụng cho toàn xã hội nên mỗi người đều có dịp làm quen với việc về hưu.Tình
trạng làm mất đi nhiều biểu hiện có tính đột ngột kể cả về tâm lý lẫn thời gian thực
hiện. Nghỉ hưu không nhất thiết dẫn đến sự khủng hoảng tâm lý và có ảnh hưởng
xấu đáng kể so với lúc đi làm.
+ Thuyết kiểm soát và thích nghi tiếp cận tâm lý - xã hội về tuổi già cho rằng
đối với người cao tuổi, việc kiểm soát sự lão hoá được coi là một trong những yếu
tố thích nghi quan trọng. Người già thường bị tác động bởi việc mất đi khả năng
kiểm soát, có thể đi kèm với những mất mát thực tế liên quan đến đời sống tinh thần
và thể chất. Việc kiểm soát môi trường sống của mình thay đổi tuỳ theo đặc điểm,
tuổi tác của từng người và môi trường riêng của người đó. Một người cao tuổi biết
kiểm soát sẽ hiểu được rằng, hiển nhiên ở tuổi già, việc các cơ quan dần bị lão hoá
là không thể tránh được. Những chức năng tâm vận động sẽ vì thế mà suy giảm đi.
Song cùng với tuổi tác, những người thông thường sẽ ý thức được sự già đi này.
Đồng thời, về khía cạnh xã hội, việc người già phải đối diện với sự nghỉ hưu cũng
có một tác động mạnh; trong gia đình thì con cái dần tách ra sống riêng, khiến cho
họ thấy cô đơn và vô dụng hơn bao giờ hết. Đó là khi mà biểu tượng của người già
về bản thân trở nên rất tiêu cực. Trong trường hợp này, ngoài việc để cho người già
tự kiểm soát sự lão hoá và cuộc sống của mình, những tác động từ xã hội, các
phương tiện thông tin đại chúng và cộng đồng là rất quan trọng trong việc mang đến
cho người già cái nhìn tích cực về bản thân.Tuy nhiên, sự mất kiểm soát cũng có thể

7
xảy ra theo hướng đánh giá quá cao khả năng tự chủ của mình và tỏ ra muốn điều
khiển môi trường xung quanh, cả về mặt xã hội lẫn vật chất; theo cách này thì
những hậu quả đáng tiếc vẫn có thể xảy ra với người già. Có thể nói rằng, mặt trái

của việc thích nghi thái quá, đó là khi người cao tuổi có ảo tưởng về những khả
năng quá mức của mình trong khi trên thực tế, ở lĩnh vực đó, họ chỉ còn là một cựu
chuyên gia. Việc “thành công” trải qua tuổi già, theo nghĩa đảm bảo rằng mình sống
tốt và có ích, dựa phần lớn vào khả năng mà cá nhân kiểm soát được xã hội quanh
mình và ý thức mà họ có về xã hội đó
- Nghiên cứu về đời sống tình cảm của người cao tuổi
Trong cuốn sách “ Tâm lý học người cao tuổi”, nhà tâm lý học người Nga
D.IA.Raigorodski ( 2004) đã cho rằng tình bạn ở tuổi già được gia tăng. Cảm giác
bị bỏ rơi có thể được bù trừ, bổ khuyết bằng sự tham gia quan hệ với bạn bè . Như
vậy, tình bạn ở tuổi già trở thành quan hệ tình cảm có ý nghĩa lớn đối với họ.
Năm 2000, nhà tâm lý học người Đức Martin Pinquart trong tạp chí “Tâm lý và tuổi
già”, đã làm thực nghiệm nghiên cứu “Tác động của trạng thái, mạng lưới và năng
lực kinh tế - xã hội đối với sự phồn thịnh khách quan trong cuộc sống của người
già”. Một phân tích giả định và đưa ra kết luận như sau: người cao tuổi cảm thấy
được thỏa mãn và hạnh phúc hơn khi sống trong mối quan hệ bạn bè vì họ có cùng
nhóm tuổi và thường chia sẻ những đặc điểm cá nhân, các kinh nghiệm và phong
cách sống. Hơn nữa, họ luôn là nguồn vui của nhau, thường xuyên giao lưu và cùng
nhau nghĩ về quá khứ tốt đẹp.
- Hôn nhân và vai trò của người cao tuổi trong gia đình
Công trình nghiên cứu của Martin Pinquart cho thấy người cao tuổi không
thích sống chung với con cái khi con cái đã trưởng thành. Họ xác định sống trong
những hộ gia đình tách biệt là một cách để duy trì sự độc lập, ủng hộ những tương
tác tự nguyện và tránh xung đột giữa các thế hệ trong gia đình. Trong nghiên cứu
của các nhà tâm lý học Mỹ có đề cập đến vấn đề ở tuổi già, phần lớn hôn nhân có
nguồn gốc là sự luyến tiếc, sự duy trì và sự gần gũi về tinh thần. Các cặp vợ chồng

8
già thường giúp đỡ lẫn nhau và họ hiểu rằng họ rất cần nhau. Chính vì vậy, ở tuổi
này, người già ít ly hôn .
Năm 1998, trong tạp chí “Tâm lý và tuổi già”, ba tác giả Neal Krause,

Kersey Liang, Shengzu Gu đã nghiên cứu vấn đề “Sự căng thẳng tài chính, sự hỗ
trợ nhận được và các triệu chứng trầm cảm ở Trung Quốc”. Họ nhấn mạnh vai trò
quan trọng của người cao tuổi trong đời sống ở Trung Quốc đã có từ hàng nghìn
năm nay. Người cao tuổi hầu như quyết định tất cả các vấn đề trong cuộc sống gia
đình, họ được tôn kính bởi những thành viên ít tuổi hơn trong gia đình, bởi vì gia
đình được hình thành theo con đường độc quyền, gia trưởng và người già được coi
là “trụ cột” của gia đình.
Năm 1984, hai nhà tâm lý học người Nga M.IA.Xônhin và A.A. Dưxkin
trong tác phẩm “Người già trong gia đình và xã hội” đã đề cao vai trò của người cao
tuổi trong gia đình trong việc chăm sóc và giúp đỡ con cháu và những hoạt động xã
hội của họ. Đó là những hình ảnh của những người về hưu hàng ngày làm mọi công
việc nội trợ trong nhà, chăm sóc cháu để giúp đỡ con cái, sử dụng thời gian rảnh rỗi
để đi dạo, xem ti vi, tham gia các hoạt động xã hội.
Nghiên cứu của hai nhà tâm lý học người Mỹ Stephen Worehel và Wayne
Shebilsue cho thấy niềm hạnh phúc lứa đôi là điều rất quan trọng đối với các cặp vợ
chồng già. Những cặp vợ chồng già tìm thấy niềm hạnh phúc trong tình bạn gắn bó
giữa hai người, sự thể hiện cảm xúc thật đối với nhau và sự đảm bảo về kinh tế cùng
với những vấn đề khác. Trừ khi có các vấn đề về sức khỏe, còn bình thường thì các
cặp vợ chồng già vẫn có thể có quan hệ tình dục tới tuổi 80 hoặc hơn.
Như vậy, có thể nói rằng, nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các khía cạnh tâm lý để
tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người cao tuổi còn ít được các nhà tâm lý học
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của một số tác giả nói
trên cũng có những đóng góp là đưa ra được những kiểu hình chất lượng sống của
người cao tuổi, đề cao những phúc lợi xã hội để giúp cho người cao tuổi sống khỏe,
sống vui, sống có ích cho gia đình và xã hội.


9
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước về người cao tuổi
Vào năm 1977, chương trình nghiên cứu Y học tuổi già đã thực hiện một

cuộc khảo sát lớn đầu tiên về sức khỏe của người cao tuổi (trên mẫu gồm 13.399
người từ 60 tuổi trở lên) ở các tỉnh phía Bắc. Cuộc khảo sát cung cấp một bức tranh
về sức khỏe và bệnh tật của người già ở miền Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy
phần lớn trợ cấp hưu không đủ chi dùng, rất nhiều người nghỉ hưu mang tâm trạng
bị bỏ rơi, không được Nhà nước quan tâm đúng mức.
Năm 1993 các nhà y khoa và xã hội học đã tiến hành nghiên cứu định lượng
trên 196 khách thể là người nghỉ hưu tại Hà Nội. Theo kết quả nghiên cứu, người
già ở Hà Nội có liên hệ khá thân thiết với những người thân, do đó họ nhận được sự
giúp đỡ về vật chất và tinh thần đáng kể. Nghiên cứu cũng cho thấy, người nghỉ hưu
có nhu cầu được người thân chăm sóc khi ốm đau là rất cao. Điều này cho thấy vai
trò quan trọng của gia đình trong cuộc sống của người nghỉ hưu
Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu cấp quốc gia về nhà ở, vào năm
1983, một nhóm nhà xã hội học đã tiến hành một khảo sát thực nghiệm về đời sống
người nghỉ hưu ở nội thành Hà Nội. Mẫu nghiên cứu là 500 người nghỉ hưu ở bốn
phường nội thành Hà Nội (Kim Liên, Bùi Thị Xuân, Thượng Đình và Hàng Bạc).
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu việc tổ chức cuộc sống gia đình của người nghỉ
hưu vào các hoạt động của gia đình và xã hội tại nơi ở; sự biến đổi về địa vị và vai
trò của người nghỉ hưu trong gia đình và trong xã hội và những chính sách cần thiết
để vừa phát huy vốn kinh nghiệm và những năng lực phong phú của những người
nghỉ hưu tiếp tục phục vụ xã hội, vừa đảm bảo cho họ một cuộc sống đầy đủ ý
nghĩa lúc tuổi già. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người nghỉ hưu không thấy có
sự suy giảm uy tín đáng kể trong gia đình sau khi họ về hưu. Người nghỉ hưu vẫn
tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt xã
hội đáng kể giữa những người nghỉ hưu là công nhân, viên chức hay trí thức. Người
công nhân nghỉ hưu ít tập thể dục, thể thao, ít đọc sách báo, nghe đài, xem tivi hơn
so với viên chức, trí thức nghỉ hưu.Về mối quan hệ trong gia đình, một bộ phận lớn
người nghỉ hưu có tâm trạng không hài lòng với con cái sống chung trong gia đình,

10
lý do chủ yếu là do con cái ít quan tâm chăm sóc cha mẹ, thiếu tâm tình cởi mở với

cha mẹ, con cái cư xử không đúng gây xúc phạm đến cha mẹ. Đây chỉ là những lý
do về mặt tâm lý tác động của những yếu tố khác còn chưa được phân tích thỏa
đáng.
Một khảo sát của Viện xã hội học (năm 1990) về đời sống của người nghỉ
hưu ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho thấy phần lớn các cụ nghỉ hưu đều băn
khoăn làm sao để dễ hòa nhập với môi trường mới? Làm gì để có thêm thu nhập
Nghiên cứu cũng cho thấy, các cụ thường tìm những người những người có cũng sở
thích, cảnh ngộ gần giống nhau để giao tiếp.
Nghiên cứu của Lê Hà (1990) “Vài nét về đời sống tâm lý của người già”
qua khảo sát đời sống của các cụ về hưu ở quận Hai Bà Trưng – Hà Nội cho thấy
khoảng 80% các cụ về hưu băn khoăn nhiều về vấn đề làm sao để dễ hòa nhập với
môi trường mới? Làm gì đề có thu nhập? Nền kinh tế thị trường gây nhiều khó khăn
đối với các cụ già, nhất là các cụ già cô đơn. Người nghỉ hưu có nguyện vọng được
làm việc, được tiếp tục cống hiến cho xã hội phù hợp với hoàn cảnh và khả năng
của mình.
Năm 1990, Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội, Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội đã thực hiện một cuộc khảo sát 250 người nghỉ hưu tại Hà
Nội và 100 người nghỉ hưu tại Hà Bắc (cũ). Năm 1992, Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ lao
động – Thương binh và Xã hội thực hiện một phân tích thống kê nhóm người nghỉ
hưu ở Việt Nam. Nội dung của các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào vấn đề cơ
cấu, sự phân bố, thực trạng đời sống và các chính sách xã hội có liên quan đến
người nghỉ hưu.
Năm 1991, Viện Xã hội học thực hiện một nghiên cứu về người già ở An
Điền (Hải Hưng). Mục đích của nghiên cứu quan tâm đến các đặc trưng dân số học
và xã hội học của nhóm người già (cấu trúc lớp tuổi và giới tính, trạng thái sức khỏe
và bệnh tật, địa vị kinh tế và nghề nghiệp, định hướng giá trị và tâm trạng), vai trò
của người già trong gia đình, cộng đồng và xã hội, hệ thống an sinh xã hội và tác
động của hệ thống đó vào hoàn cảnh sống của người già. Nghiên cứu cho thấy về

11

tinh thần 40% các cụ cho rằng cuộc sống tinh thần sau khi nghỉ hưu kém đi. Một số
người nhất là những người có lương hưu cao, có chức vụ khi tại chức, cảm thấy
cuộc sống hưu trí cô đơn, buồn tẻ. Nghiên cứu cho thấy, vai trò và vị thế của người
già trong cộng đồng và gia đình giảm đáng kể so với trước đây.
Trong hai năm 1991 đến 1992 Viện Xã hội học đã triển khai đề tài “Người
cao tuổi và an sinh xã hội” nghiên cứu khá công phu về đời sống của người già ở
nông thôn và thành thị nước ta từ góc độ xã hội học (lao động, thu nhập, hoàn cảnh
kinh tế, tình hình nhà ở và tiện nghi, vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, việc
tham gia công tác xã hội sau khi nghỉ hưu, hệ thống an sinh xã hội và tác động của
hệ thống đó vào hoàn cảnh sống của người già ). Bài viết của Phùng Tố Hạnh
“Giao tiếp xã hội và gia đình ở người cao tuổi”được rút ra từ kết quả của đề tài trên
cho thấy giao tiếp của người nghỉ hưu chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ gia
đình và bè bạn – những nhóm phi chính thức hơn là những nhóm chính thức (các tổ
chức xã hội). Việc tham gia vào các tổ chức xã hội của người gia có xu hướng giảm,
các hình thức hoạt động nghèo nàn. Nghiên cứu cũng cho thấy, ở nơi nào có sự hỗ
trợ của chính quyền địa phương thì ở đó số người già tham gia các tổ chức xã hội sẽ
tăng.
Năm 1996, các nhà xã hội học thuộc Viện Xã hội học đã tiến hành cuộc khảo
sát “Người cao tuổi ở đồng bằng Sông Hồng” (trong đó có 16,63% người nghỉ
hưu). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đời sống của người già đã khá lên so với nửa
đầu những năm 90. Tuy nhiên do mức lương hưu và trợ cấp thấp không đủ sống nên
nhiều người nghỉ hưu phải đi làm thêm (55,7). Gần 1/3 số người nghỉ hưu được hỏi
(28,2%) cho biết họ có tâm trạng “buồn”. Nghiên cứu cũng cho thấy, đối với người
nghỉ hưu nhu cầu chăm sóc sức khỏe và động viên tinh thần được đặt lên hàng đầu
(80,3%) các cụ hưu trí, mất sức có nhu cầu này.Phần lớn người nghỉ hưu đều mong
muốn đóng góp sức mình để giảm bớt khó khăn cho gia đình và xã hội.
Nghiên cứu của Dương Chí Thiện (1999) về “Sự tham gia hoạt động xã hội
của người cao tuổi ở đồng bằng sông Hồng” rút ra từ kết quả cuộc nghiên cứu trên
đã đề cập đến sự tham gia vào các hoạt động xã hội của người cao tuổi và qua đó


12
đánh giá những yếu tố tác động đến sự tham gia hoạt động xã hội của người cao
tuổi ở vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả cho thấy tỷ lệ người cao tuổi tham gia
vào các hoạt động xã hội ở các tổ chức phi chính thức cao hơn rất nhiều so với các
tổ chức chính thức. Các yếu tố như khu vực cư trú; giới tính; độ tuổi; trình độ học
vấn; nghề nghiệp; hoàn cảnh và điều kiện sống, tình trạng sức khỏe đều có ảnh
hưởng đến giao tiếp của người cao tuổi. Cụ thể, người cao tuổi ở khu vực đô thị
thường có tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn các cụ ở nông thôn trong hầu
hết các tổ chức chính thức như Đảng, Chính quyền, Hội thọ, Hội Cựu chiến binh
Ngược lại, trong những hình thức tổ chức phi chính thức như đám cưới, hỏi, đám
tang, đám giỗ, lễ chùa, lễ mừng thọ và các hình thức giao tiếp các hội tại cộng đồng
như thăm hỏi hàng xóm, bạn bè thì các cụ nông thôn lại có tỷ lệ tham gia cao hơn
các cụ ở đô thị. Các cụ ông thường tham gia vào các hoạt động xã hội nhiều hơn các
cụ bà. Nghiên cứu cũng cho thấy, các cụ có đời sống và thu nhập cao thường có tỷ
lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn các cụ có đời sống và thu nhập thấp hơn.
Các cụ có trình độ học vấn cao hơn có tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn
các cụ có trình độ học vấn thấp, các cụ có tình trạng sức khỏe kém.
Nghiên cứu của Nguyễn Hải Hữu (1999) cho thấy đa số người nghỉ hưu cảm
thấy cuộc sống tinh thần thoải mái hơn khi làm việc, chỉ có 20% cảm thấy có cuộc
sống nghèo nàn hơn so với trước. Nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt động xã hội của
người cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn. Các hoạt
động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng, làng, xã còn rất nghèo nàn.
Nghiên cứu của Nguyễn Phương Lan (2000) về “Tiếp cận văn hóa người cao
tuổi”, trong đó có đề cập đến cuộc sống và hoạt động văn hóa tinh thần hàng ngày
của người già, trong đó có đề cập đến đời sống tâm lý, tình cảm cũng như nhu cầu
của người nghỉ hưu ở đô thị hiện nay. Theo tác giả, người cao tuổi ở đô thị muốn
cống hiến nhiều cho xã hội và vẫn muốn khẳng định mình, song không gian đô thị
mở với nhịp sống công nghiệp và các mối quan hệ đúng thực sự bất lợi cho tuổi già
vốn có nhịp điệu sinh học chậm và tâm lý trọng quan hệ tình cảm. Quan hệ láng


13
giềng ở đô thị bị thiếu hụt do đó giao tiếp của người cao tuổi cũng như người nghỉ
hưu bị bó hẹp trong phạm vi gia đình.
Nghiên cứu của Bế Quỳnh Nga (2000): “Người cao tuổi ở miền Trung và
Nam Bộ Việt Nam năm 2000 – Phác thảo từ một số kết quả nghiên cứu định tính”
cho thấy ở miền Nam các đoàn thể làm công tác từ thiện rất phát triển và số lượng các
cụ bà tham gia Hội người cao tuổi và tham gia hoạt động từ thiện nhiều hơn các cụ
ông. Nghiên cứu này đã phần nào cho thấy sự tích cực của các cụ cao tuổi (trong đó
có người nghỉ hưu) trong việc tham gia các công tác xã hội.
Dự án điều tra cơ bản năm 2003 của Bộ Kế hoạch đầu tư: “ Thực trạng người
cao tuổi Việt nam phát huy tài năng và trí tuệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” được tiến hành trên 600 khách thể là người cao tuổi tại ba tỉnh
Hải Dương, Quảng Bình và Đắc Lắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy cuộc sống
còn nhiều khó khăn, song đời sống văn hóa tinh thần của người cao tuổi hiện khá đa
dạng và thường xuyên được cải thiện. 71,2% người cao tuổi thường xuyên tham gia
các hoạt động văn hóa, 20,5% không thường xuyên và chỉ có 8,3% chưa bao giờ
tham gia các hoạt động văn hóa (nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế còn
khó khăn) (Nguyễn Thế Huệ, Thực trạng sức khỏe và đời sống của người cao tuổi
tại Hải Dương, Quảng Bình và Đắc Lắc, bài viết trên tạp chí dân số và phát triển ố
10 năm 2004 trang 31 – 34)
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và Lê Trung Sơn (2003) về “Thực trạng
người cao tuổi và các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Hà
Tây” cho thấy người cao tuổi ở Hà Tây thỏa mãn tinh thần chủ yếu là vui chơi cùng
con cháu (81,4%). Người cao tuổi ở nông thôn sinh hoạt cùng con cháu thường xuyên
hơn người cao tuổi ở thành thị (83,5% so với 77,4%). Người cao tuổi ở thành thị tiếp
cận với thông tin, tham quan, du lịch, thể dục thể thao và sinh hoạt đoàn thể một cách
thường xuyên hơn nông thôn. Tỷ lệ các cụ ở thành thị tham gia các hoạt động Đảng,
chính quyền cao hơn ở nông thôn. Các cụ ông tham gia nhiều hơn các cụ bà. Đa số
các cụ (80,7%) đều hài lòng với sự chăm sóc của gia đình, con cháu. (Nguyễn Xuân
Cường, Lê Trung Sơn: Thực trạng người cao tuổi và các giải pháp nâng cao chất


14
lượng chăm sóc người cao tuổi ở Hà Tây bài viết trên tạp chí dân số và phát triển số 3
năm 2004, trang 30 – 36)
Nghiên cứu của Hoàng Mộc Lan (2006): “Động cơ tiếp tục hoạt động lao
động của người nghỉ hưu ở Hà Nội” được tiến hành trên 600 người về hưu ở Hà
Nội cho thấy hơn 50% người nghỉ hưu vẫn muốn tiếp tục duy trì lao động nghề
nghiệp do lương hưu thấp, thói quen làm việc và mong muốn giao tiếp với mọi
người trong cơ quan, cơ sở mà họ đã sống, gắn bó nhiều năm. Trong đề tài nghiên
cứu “Những đặc điểm tâm lý cơ bản của người về hưu ở Hà Nội” của Hoàng Mộc
Lan đã đề cập đến sự thay đổi lớn của người về hưu: sức khoẻ suy giảm, quan hệ xã
hội thu hẹp, thu nhập giảm, nhờ cậy con cái, người khác chăm sóc, bạn hữu thân
cận qua đời,… Trạng thái này ảnh hưởng đến tinh thần người về hưu. Kết quả
nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra được đặc điểm sự chuẩn bị tâm lý nghỉ hưu, nhu
cầu chăm sóc sức khoẻ, động cơ tiếp tục lao động và tham gia vào các hoạt động,
quan hệ giao tiếp trong gia đình, với bạn bè của người về hưu, đề xuất các kiến nghị
góp phần nâng cao chất lượng đời sống của họ
Nghiên cứu của Đặng Vũ Cảnh Linh (2009):“Người cao tuổi và các mô hình
chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam” được tiến hành tại ba thành phố Hà Nội, Đà
Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với mục đích tìm hiểu thực trạng và hiệu quả hoạt
động của các loại hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam đã đề cập đến
các mối quan hệ xã hội cũng như quan hệ gia đình của người cao tuổi Việt Nam
hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy về quan hệ xã hội, người cao tuổi nghỉ hưu
hiện nay thường xuyên tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng (trên 80%
người cao tuổi thường xuyên đọc sách báo, xem tivi, nghe đài). Đây là một hình
thức duy trì sự giao tiếp với xã hội của đa số người cao tuổi hiện nay. Có rất ít
người cao tuổi tham gia các hình thức tham quan, du lịch, đi chơi với bạn bè…Có
một tỷ lệ khá cao người cao tuổi tham gia các câu lạc bộ hưu trí, người cao tuổi
(60,6%) và trực tiếp tham gia các công tác xã hội tại địa phương (51,3%). Các cụ
ông có tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn nhiều lần so với các cụ bà.

Trong khi đó, các cụ bà lại thường đi sinh hoạt lễ chùa và nhà thờ nhiều hơn so với

15
cụ ông. Về quan hệ gia đình, tỷ lệ ý kiến của người cao tuổi cho rằng quan hệ gia
đình hòa thuận giảm đi theo độ tăng của tuổi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy,
một trong những nhu cầu nổi lên ở người cao tuổi hiện nay là nhu cầu chăm sóc sức
khỏe và nhu cầu được giao tiếp với người khác. Điều này phản ánh mong muốn
được người khác chia sẻ, quan tâm, chăm sóc ở người cao tuổi hiện nay.
1.2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề tự đánh giá
Tự đánh giá được nghiên cứu từ rất sớm và ngày càng thu được sự quan tâm
của đông đảo các nhà tâm lý học trong và ngoài nước. Có nhiều cách tiếp cận và
quan điểm khác nhau trong nghiên cứu tự đánh giá. Có thể dẫn ra một số công trình
nghiên cứu về tự đánh giá của các nhà tâm lý học như sau:
1.2.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài
* Ở Liên Xô (cũ)
A.I.Lipkina và L.A.Rưbak, trong công trình nghiên cứu “Tính phê phán và
tự đánh giá trong hoạt động học tập”, đã xác định bản chất tâm lý của tự đánh giá
là: “hình thức phát triển cao của tự ý thức”, là “thành phần không thể tách rời của tự
ý thức, của sự phản ánh chính bản thân mình cũng như mối quan hệ của mình với
người khác, với thực tế xung quanh.” [12, tr. 12]. Hai tác giả đồng thời vạch ra
nguồn gốc của sự phát triển tự ý thức nói chung và tự đánh giá nói riêng là: “sự phát
triển của lịch sử xã hội tác động vào cá nhân thông qua hoạt động ngày càng phát
triển, càng phức tạp của bản thân”.
Trong cuốn Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm do A.V.Pêtơrôvxki
chủ biên, ông cũng đề cập đến vấn đề tự đánh giá. Song ông chỉ nhận xét những nét
chung chung về tự đánh giá.
V.P.Levcovic viết bài “Sự tự đánh giá và vai trò của nó trong quá trình hình
thành nhân cách” đăng trên tap chí “Giáo dục học Xô Viết”, 1970. Trong bài này,
tác giả nêu rõ vai trò điều khiển, điều chỉnh hành vi con người của sự tự đánh giá và
vạch rõ con đường của sự tự đánh giá trong cuộc sống tập thể và trong giao tiếp.

A.I.Lipkina đã xuất bản cuốn: “Sự tự đánh giá của học sinh” do nhà xuất bản
Matxcova, 1976. Bà đã có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu vấn đề này. Bà đã

16
nêu lên quan điểm của mình về khái niệm, con đường hình thành và về các yếu tố
ảnh hưởng đến sự tự đánh giá. Trong đó, bà đã đưa ra khái niệm tự đánh giá như
sau: “Tự đánh giá là thái độ của con người đối với những năng lực, khả năng, phẩm
chất của nhân cách cũng như đối với bộ mặt bên ngoài của mình.”
J.A.Anđrusenco nghiên cứu “Những điều kiện tâm lý để hình thành sự tự
đánh giá của học sinh cấp 1 [12, tr. 13]. Tác giả chia tự đánh giá thành 4 nhóm:
- Nhóm tự đánh giá dựa trên sự phân tích đối tượng
- Nhóm tự đánh giá dựa trên sự phân tích hoạt động của bản thân
- Nhóm tự đánh giá dựa trên sự phân tích những điều kiện của hoạt động.
- Nhóm tự đánh giá dựa trên sự phân tích những thành công hay thất bại trong kinh
nghiệm đã qua hoặc dựa vào sự đánh giá bên ngoài.
* Ở Đức, đã có một số các tác giả công bố các công trình nghiên cứu sau đây
về tự đánh giá:
- B.Bickel và R.Signer nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tự đánh giá bên ngoài
và tự đánh giá đối với thái độ trong giờ học
- Graudenz nghiên cứu về Tri giác và tự tri giác những thái độ mẫu của trẻ 5-
6 tuổi
- S.Mylius nghiên cứu “những điều kiện và sự phát triển của hình ảnh bản
thân với tư cách là chỉ số của những quan điểm đối với bản thân”
- S.Opperman nghiên cứu “tính bền vững của khoảng cách giữa tự đánh giá
và đánh giá bên ngoài dưới ảnh hưởng của xã hội”
- Nổi bật nhất trong các công trình nghiên cứu về tự đánh giá ở Đức là của
tác giả S.Franz. Bà đã thực hiện đề tài luận án tiến sĩ của mình năm 1979 với tên:
“Nghiên cứu khả năng tự đánh giá của học sinh lớp 5, lớp 7. lớp 9 đối với thái độ
học tập và thái độ tập thể một cách phù hợp”. Ba năm sau đó, bà viết tiếp cuốn:
“Phát triển tự đánh giá của học sinh”. Trong đó, trình bày khá tỉ mỉ khái niệm tự

đánh giá và vai trò của nó trong sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như đưa
ra một số phương hướng phát triển khả năng tự đánh giá.

17
* Ở Pháp, thống kê cho thấy chỉ trong vòng hơn 10 năm cuối của thế kỉ XX
đã có hơn 20.000 công trình nghiên cứu về tự đánh giá
* Ở Mỹ, theo hội tâm lý học Mỹ trong vòng 30 năm kể từ 1967 đến 1996 đã
có 13.587 bài viết về tự đánh giá được xuất bản. Trong đó, nổi bật nhất là công trình
nghiên cứu của tác giả Susan Harter. Tác giả cho rằng: “Tự đánh giá là sự đánh giá
tổng thể về giá trị của bản thân với tư cách là con người”. Tác giả đã xác định được
bản chất, nội dung của tự đánh giá và chỉ ra những yếu tố cụ thể cấu thành tự đánh
giá. [13, tr. 33]
Vấn đề tự đánh giá đang là đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu về người cao
tuổi (Duplenk U.K 1985). Phân tích các công trình nghiên cứu về tự đánh giá cho
thấy độ tuổi không ảnh hưởng đến cảm nhận về hạnh phúc, sự hài lòng với cuộc
sống, tính tự trọng (có yếu tố giới: nam giới hài lòng với cuộc sống và tự trọng cao
hơn nữ giới), tình trạng sức khỏe, mức độ tích cực tham gia lao động, công việc xã
hội, độ rộng và chất lượng của mối quan hệ xã hội, định hướng tương lai
(Neugarten B 1986, Cutler S J 1973, Edwards J N, Klemmark D L 1973, Dickie J R
1979). Một số công trình nghiên cứu cho thấy người cao tuổi thường có xu hướng
tự đánh giá thiếu sót của bản thân ít hơn so với những người trẻ tuổi, quan tâm đến
đặc điểm tính cách tích cực và thành tựu trước kia hơn là tình trạng của bản thân
hiện tại ( Gurin G 1960, Newman B M, Newman P R 1975, Kalmok M 1984). Theo
Crandall R (1973), Bromley D (1974) người già tuổi càng cao thì tự đánh giá càng
bi quan về sức khỏe, tự trọng giảm, đánh giá tiêu cực cảm xúc, không hài lòng với
cuộc sống tăng lên. Tự đánh giá các nét tính cách tích cực chung cả hai giới là thật
thà, nhân hậu, khiêm tốn, nhiệt tình, quan tâm; nét tính cách tích cực ở nam giới là
tính nguyên tắc, độc lập, ngăn nắp; nét tính cách tích cực ở nữ giới bao gồm cần cù,
trách nhiệm, tốt bụng, thân ái, thẳng thắn, cởi mở, tế nhị, ham hiểu biết. Tự đánh giá
các nét tính cách tiêu cực ở nữ giới là thiếu kiên trì, bực bội, tủi thân, căng thẳng,

thiếu tự tin, phụ thuộc, hay nhớ về quá khứ; ở nam giới là thiếu kiên trì, dễ bực bội,
tủi thân, hay nhớ về quá khứ. Nam giới thường nói về nét tính cách tích cực biểu
hiện trong công việc đầu tiên còn nữ giới kể về nét tính cách biểu hiện quan hệ với

×