Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 186 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




ĐOÀN THỊ THANH HUYỀN





Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em
vị thành niên dưới góc độ gia đình




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC










HÀ NỘI, 2007




NHỮNG TỪ - CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


STT
Chữ viết tắt
Xin đọc là
1

Gia đình
2
VTN
Vị thành niên
3
XH
Xã hội
4
CMXH
Chuẩn mực xã hội
5
HV
Hành vi
6
HVPP
Hành vi phạm pháp
7
HVLC
Hành vi lệch chuẩn


8
HVSL
Hành vi sai lệch


















2
MỤC LỤC

Nội dung
Số
trang

PHẦN MỞ ĐẦU


1.
Lý do chọn đề tài
6
2.
Đối tƣợng nghiên cứu
6
3.
Mục đích - Nhiệm vụ nghiên cứu
7
3.1.
Mục đích nghiên cứu:
7
3.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
7

3.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
7

3.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
7
4.
Khách thể nghiên cứu
7
5.
Phạm vi nghiên cứu
7
6.
Giả thuyết nghiên cứu
7

7.
Phƣơng pháp nghiên cứu
8
7.1.
Phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu có liên quan
8
7.2.
Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
8
7.3.
Phƣơng pháp phỏng vấn âu
8
7.4.
Phƣơng pháp quan sát
8
7.5.
Phƣơng pháp nghiên cứu hồ sơ
8
7.6.
Phƣơng pháp thống kê toán ọc
9

PHẦN NỘI DUNG


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG
10
1.
Tổng quan nghiên cứu vấn đề

10
1.1.
Lịch sử nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành
niên
- Trên thế giới
- Ở Việt Nam
10
10
13
1.2.
Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa hành vi phạm pháp của trẻ vị thành
niên ới gia đình của trẻ
- Trên thế giới
- Ở Việt Nam

15
15
19
1.3.
Vài nét về Trƣờng Giáo dƣỡng số II Ninh Bình
20

3
2.
Các khái niệm có liên quan
21
2.1.
Khái niệm gia đình
21


2.1.1. Khái niệm
21

2.1.2. Đặc điểm của gia đình
24

2.1.3. Chức năng của gia đình
26

2.1.3.1. Chức năng sinh học
26

2.1.3.2. Chức năng kinh tế
26

2.1.3.3. Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm lý (nhu cầu văn hóa) của
các thành viên

27

2.1.3.4. Chức năng chăm sóc sức khỏe ngƣời già, ngƣời ốm
27

2.1.3.5. Chức năng giáo dục con cái (chức năng xã hội hóa trẻ em )
27
2.2.
Khái niệm bầu không khí tâm lý gia đình
30

2.2.1. Khái niệm

30

2.2.2 Đặc điểm của bầu không khí tâm lý trong gia đình
31

2.2.3. Ảnh hƣởng của các kiểu bầu không khí tâm lý trong gia đình đến
sự phát triển tâm lý của trẻ

33
2.3.
Khái niệm Trẻ em, Vị thành niên, ngƣời chƣa thành niên
36

2.3.1. Khái niệm
36

2.3.2. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi vị thành niên
40

2.3.2.1. Đặc điểm sinh lý
40

2.3.2.2. Đặc điểm tâm lý
41
2.4.
Khái niệm: Hành vi phạm pháp, Trẻ em phạm pháp, vị thành niên phạm
pháp, Ngƣời chƣa thành niên phạm pháp

43


2.4.1. Khái niệm
43

2.4.1.1. Chuẩn mực xã hội
43

2.4.1.2. Hành vi
44

2.4.1.3. Hành vi lệch chuẩn
45

2. 4.1.4. Khái niện tội phạm
48

2.4.1.5. Khái niệm “trẻ em phạm pháp”
50

2.4.1.6. Khái niệm “Vị thành niên phạm pháp
50

2.4.2. Đặc điểm của các hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên
52

2.4.3. Đặc điểm tâm lý của trẻ em vị thành niên có hành vi phạm
pháp
.

55


4

CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
58
1.
Xác định mẫu nghiên cứu
58
2.
Quá trình thực hiện đề tài
58
2.1
Nghiên cứu lý luận
58

2.1.1 Mục đích nghiên cứu
58

2.1.2 Nội dung nghiên cứu
58

2.1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
58
2.2
Nghiên cứu thực tiễn
58

2.2.1 Giai đoạn 1 - Thiết kế bảng hỏi
59

2.2.1.1 Bƣớc 1 - Thu thập ý kiến

59

2.2.1.2 Bƣớc 2 - Điều tra thử
59

2.2.2 Giai đoạn 2 - Điều tra chính thức
60

2.2.2.1 Điều tra bằng bảng hỏi cá nhân
60

2.2.2.2 Phỏng vấn sâu
61

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
63
1.
Thực trạng phạm pháp của trẻ em vị thành niên
63
1.1
Vài nét về khách thể nghiên cứu
63

1.1.1. Độ tuổi mà trẻ vị thành niên phạm pháp
63

1.1.2. Quê quán của trẻ vị thành niên có hành vi phạm pháp đang đƣợc
giáo dục tại Trƣờng Giáo dƣỡng số II Ninh Bình

66


1.1.3. Các hành vi phạm pháp thƣờng gặp ở trẻ vị thành niên
68
2.
Ảnh hƣởng từ góc độ gia đình đến việc trẻ vị thành niên có hành vi phạm
pháp

75
2.1.
Một số yếu tố gia đình ảnh hƣởng đến việc trẻ vị thành niên có hành vi
phạm pháp

75

2.1.1. Tình trạng gia đình, hoàn cảnh gia đình.
75

2.1.2. Mối quan hệ cha mẹ - con cái
88

2.1.3. Bầu không khí tâm lý gia đình.
98

2.1.4. Phƣơng pháp giáo dục gia đình
105

2.1.5. Điều kiện kinh tế gia đình
111
2.2
Đánh giá chung

118

PHẦN KẾT LUẬN

1.
Kết luận
122
2.
Khuyến nghị
125

5

Tài liệu tham khảo
128

Phụ lục 1
134

Phụ lục 2
139

Phụ lục 3
143

Phụ lục 4
186


6

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nƣớc ta thực
hiện đƣờng lối, chính sách đổi mới, đƣa đất nƣớc từ nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng với cơ chế mở cửa, hoà nhập
với nền kinh tế và văn hoá thế giới. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của
đất nƣớc nói chung cũng nhƣ đời sống kinh tế của các gia đình nói riêng đƣợc
cải thiện và có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Tuy nhiên, bên cạnh những
tiến bộ tích cực nêu trên lại nảy sinh những vấn đề tiêu cực mới, trong đó vấn
đề tội phạm là đáng quan tâm nhất. Tỷ lệ ngƣời phạm tội ngày một gia tăng
và có những diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là ở lứa tuổi VTN.
Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các HVPP của trẻ em VTN
đã và đang là vấn đề bức xúc, đƣợc nhiều ban, ngành quan tâm. Các yếu tố có
thể coi là nguyên nhân dẫn trẻ VTN tới chỗ có HVPP thƣờng bao gồm: các
yếu tố GĐ, trƣờng học, XH, thậm chí có thể do chính bản thân mỗi trẻ. Hiện
nay, các nghiên cứu đã ít nhiều tập trung nghiên cứu vào những ảnh hƣởng từ
phía GĐ của trẻ, tuy nhiên các tác giả chƣa chú ý và đề cập nhiều tới sự ảnh
hƣởng và tác động của yếu tố GĐ từ góc độ Tâm lý học đối với việc trẻ VTN
có HVPP.
Trƣớc hiện trạng trên và với mong muốn đƣợc đi sâu nghiên cứu vấn đề
này một cách hệ thống và hoàn chỉnh, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài
mang tên: “Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dƣới góc
độ gia đình”.
Chúng tôi hi vọng, kết quả nghiên cứu có thể giúp các GĐ ý thức đƣợc
rõ hơn và đầy đủ hơn về vai trò của GĐ đối với việc định hƣớng và giáo dục
trẻ em VTN nói riêng và con cái nói chung.
2. Đối tƣợng nghiên cứu:
“Hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dƣới góc độ gia đình”

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


7

3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Sự ảnh hƣởng, tác động của GĐ đến trẻ em VTN có HVPP.
- Qua đó đề xuất một số kiến nghị để các GĐ có thể nuôi dƣỡng và giáo
dục con cái tốt hơn, giảm tối đa tỷ lệ trẻ em VTN phạm pháp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận:
Tìm hiểu các khái niệm có liên quan đến đề tài
3.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn:
Qua kết quả nghiên cứu làm rõ hơn các vấn đề:
- GĐ có phải là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc trẻ em VTN phạm
pháp hay không?
- GĐ có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới việc trẻ em VTN có HVPP?
- Trẻ em VTN mong muốn về GĐ của mình nhƣ thế nào?
4. Khách thể nghiên cứu
- 230 trẻ em VTN đang đƣợc giáo dục tại Trƣờng Giáo dƣỡng số II
Ninh Bình - Cục V26 - Bộ Công an quản lý (các em đã từng có những HVPP
và hiện đang học tập và rèn luyện trong trƣờng giáo dƣỡng).
- Độ tuổi của các em từ đủ 12 tuổi đến dƣới 18 tuổi.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi của đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố: Mối quan hệ giữa cha
mẹ - con cái, bầu không khí tâm lý, phƣơng pháp giáo dục của cha mẹ, điều
kiện kinh tế, hoàn cảnh của các GĐ hạt nhân (Bố - mẹ và con cái) của các em
đang ở trong Trƣờng Giáo dƣỡng số II Ninh Bình.
- Đối tƣợng khách thể: Trẻ em VTN ở độ tuổi từ đủ 12 đến dƣới 18 tuổi
đã từng có HVPP và đang tham gia học tập tại Trƣờng Giáo dƣỡng số II Ninh

Bình.
- Phạm vi về không gian: Tại Trƣờng Giáo dƣỡng số II Ninh Bình.
6. Giả thuyết nghiên cứu:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ em có HVPP. Một trong các
nguyên nhân đó là từ phía GĐ của trẻ.

8


Theo tôi thì :
- Gia đình nói chung, cha mẹ nói riêng là một trong số các yếu tố có ảnh
hƣởng tới việc trẻ vị thành niên có hành vi phạm pháp.
- Với từng gia đình khác nhau thì ảnh hƣởng của nó tới hành vi phạm
pháp của trẻ cũng khác nhau.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu có liên quan
Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã tìm hiểu, phân tích có chọn lọc
các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho
đề tài và xây dựng bảng hỏi.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phƣơng pháp chính để thu thập số liệu thực tế cho đề tài nghiên
cứu dựa trên hệ thống các câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn. Kết cấu bảng hỏi gồm
các câu hỏi đóng và mở, kết hợp bổ sung kiểm tra lẫn nhau.
Với đề tài này chúng tôi dùng bảng hỏi để điều tra nhóm khách thể trẻ
em VTN đã từng có HVPP và đang tham gia học tập tại Trƣờng Giáo dƣỡng
số II Ninh Bình nhằm phát hiện vấn đề và kiểm chứng giả thuyết.
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phƣơng pháp áp dụng với trẻ em VTN và cha - mẹ trẻ để tìm
hiểu sâu và trực tiếp các thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu, kết hợp
với phƣơng pháp Ankét để khai thác thêm thông tin, làm sáng tỏ những vấn

đề mà phƣơng pháp Ankét chƣa điều tra đƣợc.
7.4. Phương pháp quan sát
Đây là phƣơng pháp tìm hiểu gián tiếp các thông tin có liên quan,
phƣơng pháp này đƣợc tiến hành xen kẽ trong quá trình thực hiện các phƣơng
pháp khác. Mục đích nhằm đánh giá vấn đề một cách khách quan, triệt để
hơn.
7.5. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

9
Nghiên cứu hồ sơ của các em đƣợc chúng tôi chọn phỏng vấn sâu để
đối chứng những thông tin về GĐ các em, tuổi, quê quán và các HVPP mà
các em đã thực hiện trƣớc khi bị bắt vào học tập và rèn luyện tại Trƣờng Giáo
dƣỡng.

7.6. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng chƣơng trình phần mềm SPSS 15.0 để xử lý số liệu kết hợp với
phƣơng pháp thống kê toán học.

























10
PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.
1.1. Một số xu hướng nghiên cứu trong tâm lý học về hành vi phạm pháp
của trẻ em vị thành niên.
- Trên thế giới:
Những ngƣời theo học thuyết Phân tâm học của S. Freud cho rằng
nguyên nhân của những HVLC nằm trong quá trình XH thời kỳ đầu của đứa
trẻ. Khi quá trình này có nhiều thiếu sót, những đứa trẻ có tính bản năng, phản
XH của trẻ không đƣợc kiểm soát, dẫn đến những HVLC. Trong số những
khiếm khuyết của quá trình XH hóa thì sự hẫng hụt, thất bại, không đƣợc thỏa
mãn về các quan hệ yêu thƣơng, chăm sóc giữa trẻ và cha mẹ hoặc thuộc một
trong hai ngƣời, đặc biệt là quan hệ giữa trẻ với mẹ trong thời kỳ thơ ấu là
những sự kiện rất có ý nghĩa đối với việc hình thành những HVLC ở trẻ sau
này [21].
Khác với một số hƣớng tiếp cận khác coi HVLC nhƣ một triệu chứng

thuộc một số vấn đề bắt nguồn từ nền tảng sức khỏe, sinh lý hay XH, hƣớng
tiếp cận HV lại xem chính bản thân HVLC là vấn đề. Các nhà tâm lý học HV
giải thích sở dĩ con ngƣời có HVLC là do những tác nhân nhƣ điều kiện môi
trƣờng, những mẫu ứng xử tập nhiễm, đang cản trở sự thích nghi của con
ngƣời với môi trƣờng xung quanh, làm thay đổi những chức năng bình thƣờng
của cá nhân [21].
Hƣớng tiếp cận văn hóa XH giả định rằng HV của con ngƣời bị chi phối
bởi các quan hệ GĐ, XH và văn hóa nơi họ sinh sống. Mỗi ngƣời đều là một
bộ phận trong hệ thống XH bao gồm GĐ, bạn bè, ngƣời quen biết, ngƣời lạ…
Các mối quan hệ đó có thể thúc đẩy những HVLC và thậm chí khiến chúng
diễn ra. Những ngƣời theo cách tiếp cận này quan niệm rằng nhiều loại căng
thẳng và xung đột mà con ngƣời trải nghiệm trong sự tƣơng tác hàng ngày với
môi trƣờng xung quanh là nguyên nhân khiến con ngƣời có HVLC.

11
Ngoài các hƣớng tiếp cận trên, trong tâm lý học còn có ba hƣớng tiếp
cận khác. Đó là hƣớng tiếp cận nhấn mạnh đến nhân tố chủ thể, hƣớng tiếp
cận nhấn mạnh đến nhân tố hoàn cảnh, hƣớng tiếp cận nhấn mạnh đến sự kết
hợp giữa các nhân tố thuộc về chủ thể HV và nhân tố hoàn cảnh.
Hƣớng tiếp cận nhấn mạnh đến nhân tố chủ thể đề cao yếu tố con
ngƣời, coi nguyên nhân hàng đầu của HVLC chính là ở trong con ngƣời. Các
tác giả theo hƣớng tiếp cận HVLC này cho rằng những dị dạng về sinh lý -
giải phẫu bẩm sinh và những đặc tính tâm lý trong con ngƣời là những
nguyên nhân có tính quyết định HVLC ở những ngƣời đó. Quan điểm này
đƣợc thể hiện khá đầy đủ trong những công trình nghiên cứu của Lômbôrôđơ,
Phêri, Senđơn, Gơluc, Pinachen, Buda…. Lômbôrôđơ viết: Đối với những trẻ
em đã có “Vết nhơ di truyền” thì “Việc giáo dục sẽ là vô ích” [13].
Ngƣợc lại, những nhà nghiên cứu theo hƣớng tiếp cận nhấn mạnh đến
nhân tố hoàn cảnh cho rằng HVLC là kết quả của những hoàn cảnh nhất định.
Khi con ngƣời rơi vào các trạng thái bị khiêu khích, quá căng thẳng, phải tuân

thủ, chịu áp lực… thì họ cũng có thể phản ứng nhƣ nhau theo một cách nhất
định. Đây là vấn đề mà một nhà nhà tâm lý học XH đề cập đến trong các công
trình nghiên cứu của mình nhƣ Ash, Milgram, Lacasan Noya…
Việc chỉ nhấn mạnh những đặc điểm cá nhân của chủ thể HV mà không
tính đến vai trò của hoàn cảnh XH đối với HVLC, hay việc chỉ tập trung phân
tích những ảnh hƣởng XH đến HVLC mà bỏ qua những đặc điểm cá nhân của
chủ thể HV đều là những cách nhìn phiến diện và hạn chế [21].
Tâm lý học Xô Viết đã phát triển hƣớng tiếp cận nhấn mạnh đến sự kết
hợp giữa các nhân tố thuộc về chủ thể HV và nhân tố hoàn cảnh trong việc
xác định HVLC nhằm khắc phục hạn chế này. Cụ thể, lý thuyết về “tác động
qua lại” giữa các nhân tố nhân cách và môi trƣờng trong việc quyết định
HVLC của các nhà tâm lý học Xô Viết nhấn mạnh rằng không thể tách các
đặc điểm riêng về sinh học ở con ngƣời ra một dạng thuần túy nào đó và cũng
không thể đặt ra vấn đề về mặt “Xã hội” tách rời mặt “sinh học” đƣợc. Tất cả
mọi đặc tính, không loại trừ đặc tính nào đều chịu ảnh hƣởng của quá trình
XH hóa cá nhân [52]. Nhà tâm lý học Nga A.N. Lêônchev nhận xét rằng:

12
“Nhân cách không phải là một chỉnh thể tạo ra do di truyền, nhân cách không
bẩm sinh, mà nó đƣợc hình thành dần dần. Nhân cách đó là sản phẩm của quá
trình phát triển lịch sử XH và quá trình phát triển gen di truyền của con
ngƣời” [14]. Những nhà tâm lý theo hƣớng tiếp cận này cho rằng nguyên
nhân của HVLC là tổ hợp những phẩm chất tâm lý tiêu cực của cá nhân nảy
sinh do hậu quả của những thiếu sót trong quá trình XH hóa con ngƣời.
Những phẩm chất tiêu cực này trong những điều kiện nhất định sẽ dẫn cá
nhân đến chỗ có những HVLC [21].
Nhƣ vậy, với các hƣớng tiếp cận khác nhau về HVLC đã phần nào giúp
chúng ta hiểu đƣợc nguồn gốc cũng nhƣ nguyên nhân dẫn đến con ngƣời có
các HVLC. Tuy không phải mọi HVLC đều là HVPP nhƣng tất cả các HVPP
đều là các HVLC. Do vậy, hiểu đƣợc nguồn gốc và nguyên nhân trong HVLC

cũng là hiểu đƣợc nguyên nhân và nguồn gốc của các HVPP của con ngƣời
nói chung, trẻ em VTN nói riêng.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhà giáo dục vĩ đại ngƣời Nga A. X.
Macarencô có những cống hiến rất lớn về vấn đề giáo dục trẻ em làm trái
pháp luật cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Ông đã xây dựng hệ thống
lý luận giáo dục và cải tạo trẻ em phạm pháp với những quan điểm nhân đạo
và tiến bộ nhƣ: Tôn trọng nhân cách của trẻ, giáo dục bằng viễn cảnh giáo dục
trong lao động và giáo dục bằng tập thể… [dẫn theo 12].
Năm 1962, V.X. Ooclop đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng
phạm pháp của thiếu niên.
Năm 1972, G.G. Bochicanava nghiên cứu những đặc điểm trong động
cơ của trẻ em phạm pháp.
Năm 1979, L.B. Philomốp nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của sự
điều chỉnh XH đối với HV [12].
Nghiên cứu về tình hình phạm tội của trẻ em VTN cũng có một số tác
giả đã đề cập tới trong các tác phẩm của mình, chẳng hạn nhƣ tác giả: A.I.
Đôgôva với tác phẩm “Những khía cạnh tâm lý - XH về tình trạng phạm tội
của ngƣời chƣa thành niên”, sách dịch, tác giả đã đề cập đến những vấn đề
nhƣ:

13
- Tình trạng phạm tội và những khía cạnh tâm lý - XH của tình trạng
phạm tội.
- Môi trƣờng XH của ngƣời phạm tội chƣa thành niên (trong đó tác giả
đã đƣa ra nguyên nhân phát sinh tội phạm từ hoàn cảnh GĐ không thuận lợi).
- Những đặc điểm về ý thức và hoạt động của ngƣời phạm tội chƣa
thành niên, phân loại ngƣời phạm tội chƣa thành niên.
- Những khía cạnh tâm lý - XH trong công tác đấu tranh chống tình
trạng phạm tội của trẻ em VTN.
Có thể nói tác giả đề cập đến khía cạnh tâm lý - xã hội của tình trạng

phạm tội ngƣời chƣa thành niên khá đầy đủ nhƣng mới chỉ ở mức khái quát
chung chung, mới chỉ nêu ra vấn đề. Hơn nữa, trải qua 20 năm thì có thể có
những khía cạnh đã thay đổi nhất định. Do vậy chúng ta cần phải có nhiều tác
phẩm nói về tình hình phạm tội của trẻ em VTN với những quan điểm và
nhận định từ nhiều khía cạnh, góc độ thì mới có thể có những giải pháp góp
phần giảm bớt đƣợc tình hình phạm tội của trẻ em VTN.
Tác giả John W.Santrock với tác phẩm “Tìm hiểu thế giới tâm lý của
tuổi VTN” (ngƣời dịch: Trần Thị Lan Hƣơng) lại đề cập đến những khía cạnh
tâm lý của tuổi VTN. Tác giả đã phác họa ra chân dung tâm lý của lứa tuổi
VTN trong các mối quan hệ của trẻ em VTN với mọi ngƣời xung quanh: gia
đình - bạn bè - trƣờng học - công việc và đƣa ra các vấn đề liên quan đến trẻ
em VTN nhƣ giới tính, tình dục, văn hóa, bản ngã và chân giá trị… và những
vấn đề vƣớng mắc trẻ em VTN hay gặp phải.
Trong toàn bộ tác phẩm, tác giả đã dành một chƣơng để nói về mối
quan hệ giữa GĐ và trẻ em VTN, tác giả đƣa ra khá nhiều khía cạnh giúp mọi
ngƣời hiểu đƣợc tâm lý của trẻ em VTN và cha mẹ của trẻ.
- Ở Việt Nam:
Tháng 12/1967, Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định về việc tổ chức
các trƣờng giáo dục thiếu niên hƣ hay còn gọi là các trƣờng phổ thông công
nông nghiệp do Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) quản lý, từ đó đến nay đã có
nhiều công trình đề cập đến vấn đề giáo dục trẻ em ở những góc độ khác
nhau.

14
Năm 1987, Vũ Đức Khiển và các cộng sự với đề tài “Phòng ngừa ngƣời
chƣa thành niên phạm tội” đã đi sâu vào các biện pháp phòng ngừa trẻ em
VTN phạm tội.
Năm 1991, Châu Diệu Ái với đề tài “Giáo dục lại thanh thiếu niên hƣ
hỏng - mối quan tâm của toàn XH” đã lên tiếng báo động về thực trạng trẻ
em hƣ và kêu gọi sự quan tâm của toàn XH.

Khi đề cập đến HV vi phạm pháp luật, trƣớc hết chúng ta phải đề cập
đến HVLC của học sinh các cấp (nhất là cấp trung học cơ sở và trung học phổ
thông). Với các mức độ vi phạm khác nhau từ thấp tới cao, từ ít nguy hại đến
rất nguy hại… nổi bật là hiện tƣợng các em bỏ học rồi bỏ nhà “đi bụi” - sau
đó dễ sa vào con đƣờng phạm pháp và phạm tội. Không đến mức độ trầm
trọng nhƣ thế thì các em thƣờng xuyên vi phạm vào nội quy, quy chế học tập
nhƣ: nhìn bài bạn, giở sách vở, vứt bài, nói dối cha mẹ thầy cô để có thời gian
đi chơi, tụ tập với bạn bè. Rồi các HVLC khác nhƣ cãi, đánh chửi lại thầy cô
giáo, cha mẹ và những ngƣời lớn khác, với bạn bè [Nguyễn Thị Kỷ, Nguyễn
Thị Hoa (1999); Hoàng Gia Trang (2003) Hà Ngân Dung (1981), Lƣu Song
Hà (1999), Lê Ngọc Văn (1996)…]
Bên cạnh đó có một số ít các em còn lấy đồ, lấy tiền của ngƣời khác
(cha mẹ, thầy cô, bạn bè, ngƣời thân…) mà không đƣợc sự đồng ý của họ
[dẫn theo 15]. Và điều đáng lo ngại là trong những năm gần đây, trẻ em nói
chung, học sinh trung học phổ thông nói riêng đã vi phạm hầu hết các tội
danh trong bộ luật hình sự nhƣ: giết ngƣời, cƣớp đoạt tài sản công dân, nghiện
hút và buôn bán vận chuyển chất ma túy, mua bán dâm, hiếp dâm, cố ý gây
thƣơng tích, lừa đảo, chống ngƣời thi hành công vụ… [Lê Ngọc Văn, Hoàng
Gia Trang (2003)…]
Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam liên tục có các bài báo, phóng sự,
điểm tin về tình hình vi phạm pháp luật của trẻ em VTN trên các phƣơng tiện
thông tin đại chúng hay trên các báo chuyên môn, bởi tình hình vi phạm pháp
luật của trẻ em VTN đã và đang trở thành vấn nạn làm nhức nhối các nhà
chức trách cũng nhƣ toàn XH. Bởi HVLC biểu hiện ở nhiều hình thức và mức
độ vi phạm đa dạng và phức tạp, từ những HVLC về mặt đạo đức, văn hóa

15
cho đến những HV vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhƣ giết ngƣời, cƣớp của,
hiếp dâm…
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều tác giả nghiên cứu về tình hình vi

phạm pháp luật của trẻ em VTN và đi tìm nguyên nhân để lý giải cho hiện
tƣợng đó. Ví dụ nhƣ:
- Tác giả Phạm Đình Chi với luận án tiến sĩ Xã hội học: “Tội phạm ở
tuổi VTN tại TPHCM hôm nay”, 2002. Tác giả nêu ra các loại hình tội phạm
và nguyên nhân của nó.
- Tác giả Phan Thị Định, luận án tiến sĩ Tâm lý học, 2002, với đề tài:
“Nhận thức và thái độ HV vi phạm pháp luật của trẻ em VTN”.
- Tác giả Lƣu Song Hà với luận án Tiến sĩ Tâm lý học: “HVLC của học
sinh trung học cơ sở và mối tƣơng quan giữa nó với kiểu quan hệ cha mẹ -
con cái” (2005). Tác giả đã đƣa ra thực trạng HVLC của học sinh trung học
cơ sở và mối quan hệ giữa HVLC của học sinh với quan hệ cha mẹ của các
em.
- Tác giả Hồ Diệu Thúy lại đi tìm nguồn gốc của việc vi phạm pháp luật
ở trẻ em VTN hiện nay dƣới góc độ XH học (luận án tiến sĩ Xã hội học, 2002)
Và nhiều tác giả của các bài báo cũng đƣa ra hiện tƣợng vi phạm pháp
luật của trẻ em VTN và lý giải nguyên nhân theo cách của riêng họ. Song, hầu
hết đều khẳng định việc vi phạm pháp luật của trẻ em VTN một phần có
nguyên nhân và xuất phát từ phía GĐ của trẻ, tuy mức độ là khác nhau.
1.2. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa hành vi phạm pháp của trẻ vị
thành niên với gia đình của trẻ.
- Trên thế giới:
Tác giả Berger Kathleen Stassen lại cho rằng khi tìm hiểu quan hệ cha
mẹ - con cái chỉ cần phân biệt 3 kiểu cha mẹ cơ bản: kiểu độc đoán, kiểu
nuông chiều và kiểu uy quyền. Từ các kiểu quan hệ cha mẹ - con cái đó ít
nhiều có liên quan đến mối quan hệ giữa HVPP của trẻ.
Berger Kathleen Stassen cho rằng cha mẹ kiểu độc đoán mong muốn
con cái phải tuyệt đối phục tùng, họ quản lý con rất sát sao và ít thể hiện sự
thƣơng yêu, chăm sóc con cái và Berger Kathleen Stassen nhấn mạnh những

16

đứa trẻ sống trong GĐ có cha mẹ độc đoán thƣờng hay lo lắng, thiếu tự tin và
kém kỹ năng giao tiếp.
Cha mẹ kiểu uy quyền đặt ra những quy tắc nhƣng cũng rất quan tâm
chăm sóc và thƣờng xuyên giao tiếp với con cái thì con cái có thể đạt đƣợc
thành tích cao hơn, tạo cho trẻ sự phát triển tâm lý tốt bởi vì che mẹ kiểu này
biết nới lỏng sự kiểm soát của mình sao cho phù hợp với khả năng của con cái
và với mong muốn con cái đƣa ra những quyết định độc lập, trong khi cha mẹ
vẫn cung cấp cho con những chỉ dẫn rõ ràng, ấm áp và cũng nhận đƣợc sự
chấp nhận từ con cái. Điều này rất phù hợp với con cái ở lứa tuổi VTN.
Berger Kathleen Stassen nhấn mạnh khuynh hƣớng nguy hiểm nhất
chính là cha mẹ kiểu nuông chiều, bởi vì họ dƣờng nhƣ không quan tâm đến
việc con cái làm gì. Đối với con cái, cha mẹ kiểu này rất tình cảm nhƣng
không nghiêm khắc. Sống trong những GĐ có cha mẹ kiểu nuông chiều, con
cái thƣờng thiếu tự tin và trầm cảm, kết quả học tập thấp và dễ có những HV
vi phạm pháp luật [dẫn theo 15]
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định nguyên nhân dẫn học sinh trung học
cơ sở đến việc có HVLC là bầu không khí tâm lý căng thẳng trong GĐ, mâu
thuẫn trong quan hệ giữa các thành viên mà đặc biệt là giữa cha mẹ và con
cái. Một trong những nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này là công trình của tập
thể các nhà tâm lý học: E.V.Jaika, N.P Krêđun, A.X.Iatrina.
Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em từ 10
đến 15 tuổi bỏ nhà đi Kh.Ph.Uxchinmenkô đã khẳng định nguyên nhân cơ bản
đẩy trẻ em đến HVLC này là xung đột giữa cha mẹ và con cái. Ông cho rằng
bỏ nhà là hình thức phản kháng tiêu cực của con trẻ nhằm chống lại những
mâu thuẫn trong quan hệ với ngƣời lớn.
Nghiên cứu hoạt động trẻ em VTN vi phạm pháp luật, các nhà tâm lý
học G.I.Kujnhesôva, V.Đ.Kharttrinkô, D.A.Settacốp nhấn mạnh rằng các em
này thƣờng rơi vào những GĐ bị phá vỡ, không hoàn thiện (cha mẹ ly hôn, ly
thân, bỏ đi xa…) tức là GĐ đã không còn là GĐ đầy đủ theo đúng nghĩa của
nó. Những trẻ em VTN sống trong các GĐ nhƣ vậy thƣờng bị thiếu hụt những

quan hệ tình cảm của cha hoặc của mẹ hoặc của cả cha và mẹ [13].

17
Tác giả Ben Jamin Spock nghiên cứu về những trƣờng hợp phạm tội
nghiêm trọng cho rằng: ngƣời ta nhận thấy rằng óc kình địch và nổi loạn đóng
một vai trò lớn lao ở đây. Ngƣời ta cũng rất dễ nhận thấy nguồn gốc của
những trƣờng hợp đó là tình trạng thiếu tình cảm trong tuổi thơ ấu đầu tiên.
Trong những trƣờng hợp nghiêm trọng nhất nhƣ thói phá hoại, ăn trộm,
tiến công ngƣời khác bằng vũ khí, hiếp dâm và tàn bạo, các cuộc điều tra cho
thấy rằng những kẻ phạm tội trẻ tuổi bao giờ cũng là những đứa trẻ không
đƣợc yêu thƣơng, bị bỏ mặc, và cuộc đời đã không nể nang gì chúng. Khi
chúng đến tuổi thiếu niên, ông bố (nếu còn sống trong nhà) và bà mẹ chẳng đe
nẹt gì để ngăn cấm tính gây hấn của chúng và đƣơng nhiên là chúng vấp phải
các nhà chức trách dân sự. Những hình thức phạm tội nghiêm trọng nhất thấy
nhiều hơn cả là ở những GĐ nghèo nhất và bất hòa nhất, nhƣng có khi cũng
gặp ở con cái các gia đình tốt. [59, tr 195].
Không hoàn toàn giống quan điểm của Ben Jamin Spock, tác giả D.V
Bai-ô-ri-unas kết luận rằng: “Không có mối liên hệ đồng nhất giữa các điều
kiện sinh hoạt - vật chất của cuộc sống GĐ với các HV vi phạm pháp luật của
thanh thiếu niên”. Vì sau khi tiến hành so sánh với các GĐ của thanh thiếu
niên vi phạm pháp luật với các GĐ của những ngƣời cùng lứa tuổi không vi
phạm pháp luật ở trong cùng một quận nhỏ (số trẻ em nhƣ nhau, cùng lứa
tuổi, cùng học tập ở một nơi, thậm chí có hàng loạt các đặc tính giống nhau
khác. Sau khi so sánh ông đi đến kết luận rằng, những đặc điểm đặc trƣng của
các GĐ có những ngƣời vi phạm pháp luật chƣa thành niên là: Những GĐ đó
không đánh giá đúng hoặc đánh giá thấp những giá trị và đặc điểm tinh thần,
họ đặt giá trị vật chất lên hàng đầu; trong những GĐ này thƣờng hay xảy ra
xung đột và cãi cọ nhau, thậm chí họ không có nhu cầu phát triển việc tự học
tập để có đƣợc các kiến thức sƣ phạm và làm cho họ bất lực trong việc giúp
đỡ con cái xử sự đúng đắn trong các trƣờng hợp phức tạp của cuộc sống; họ

muốn chấn chỉnh HV của con cái mình bằng cách chửi tục, trách mắng và
đánh đập [13, tr.80].
Các tác giả Ba Lan nhận xét: sự tồn tại của những ngƣời vi phạm pháp
luật chiếm tỷ lệ 30 - 60% các trƣờng hợp đƣợc nghiên cứu (ở các thành phố

18
khác nhau). Tình trạng đó thƣờng gặp ở những ngƣời làm cha mẹ lạm quyền,
đặc biệt là ở những ngƣời cha nghiện rƣợu. Theo ý kiến của các tác giả Ba
Lan, sự đối địch và các xung đột trong GĐ đã đƣa đứa trẻ vào trạng thái bị
“kích động mạnh mẽ về tinh thần”, làm thanh thiếu niên xa lánh cha mẹ, mà
xích gần tới các nhóm bạn bè tiêu cực [82]. Nhƣng trong đa số các trƣờng
hợp, những HVPP của trẻ em VTN xuất phát từ nguyên nhân GĐ là do hậu
quả đồng thời của nhiều yếu tố không thuận lợi trong GĐ.
Cũng theo ý kiến của các tác giả Ba Lan, việc áp dụng các biện pháp
giáo dục sai lầm thƣờng dẫn đến sự xuất hiện ở những đứa trẻ những tình cảm
bực dọc, tâm trạng căng thẳng và dần dần chuyển sang trạng thái thô bạo và
chống lại uy quyền của cha mẹ. Trên cơ sở đó, giữa đứa trẻ và cha mẹ thƣờng
nảy sinh những xung đột gay gắt, tình cảm cha mẹ - con cái ngày càng trở nên
lạnh nhạt, kết quả là chúng trốn khỏi nhà và đi trộm cắp… [13, tr82]
Theo tác giả IU.M. Antônhian, trong số những trẻ em VTN bị kết án
đƣợc nghiên cứu thì có 1/10 sống với cha mẹ có tiền án và 1/4 sống với anh
chị em ruột đã có tiền án. Điều đó có khả năng khởi sự cho con đƣờng phạm
tội của thanh thiếu niên mà không cần đến mối tác động với các yếu tố tiêu
cực bên ngoài GĐ. Nhƣng những cha mẹ phạm tội và có những HV vô đạo
đức, thậm chí ít khi có ý chuyên dạy con cái mình theo các quan điểm tiêu
cực. Nói chung trẻ em phạm tội không phải do các cơ chế dạy dỗ khuyên bảo,
mà là do kết quả của sự bắt chƣớc và bị tiêm nhiễm.
Ta có thể kết luận: sự bất hạnh của GĐ thƣờng chỉ dẫn đến HVPPcủa
những trẻ em VTN trong mối quan hệ qua lại với các yếu tố khác. Điều này
cũng giải thích tại sao các điều kiện giáo dục không thuận lợi tƣơng tự ở các

GĐ khác nhau có tác động khác nhau tới HV của trẻ em. Trong các công trình
nghiên cứu tội phạm học, điều quan trọng là không đơn giản chỉ nhấn mạnh
sự không thuận lợi của GĐ mà còn phải xác định cả các khả năng tác động
qua lại của XH, khi dƣới mỗi tác động đó, sự không thuận lợi của GĐ đã dẫn
đến HVPP. Nhƣ vậy, sự không thuận lợi của các yếu tố GĐ kết hợp với sự
không thuận lợi của các môi trƣờng XH xung quanh nhƣ bạn bè, nhà trƣờng

19
và sự kém tự chủ của chính trẻ em đó thì nguy cơ phạm pháp của những trẻ
em này là khó tránh khỏi.
-Ở Việt Nam
Về các công trình nghiên cứu mối tƣơng quan giữa HVPP của trẻ em và
GĐ ở nƣớc ta trƣớc hết chúng ta phải nói đến công trình nghiên cứu ảnh
hƣởng của GĐ tới HV vi phạm pháp luật của trẻ em VTN của tập thể tác giả
khoa Tâm lý học - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nghiên
cứu này đƣợc tiến hành tại Trƣờng Giáo dƣỡng số II Ninh Bình và Trƣờng
Phổ thông cơ sở Mary Quiry. Qua điều tra 550 trẻ ở Trƣờng Giáo dƣỡng số II,
các tác giả đã đi đến kết luận trẻ em có HV vi phạm pháp luật là do ảnh
hƣởng của GĐ, quan hệ xung đột, mâu thuẫn giữa cha mẹ, việc áp dụng
những kiểu quan hệ độc đoán, hà khắc, đối xử tàn bạo, độc ác của cha mẹ đối
với trẻ, sự thiếu hụt quan hệ yêu thƣơng của cha hoặc của mẹ hoặc của cả hai
ngƣời (khi cha mẹ ly hôn, ly thân, bỏ đi…) là nguyên nhân đẩy trẻ đến những
HV vi phạm pháp luật [41, tr39-42].
Các tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga, Hồ Diệu Thúy, Ngô Thị Ngọc Ánh
và Hoàng Thị Tây Ninh nghiên cứu hiện tƣợng trẻ em VTN vi phạm pháp luật
đã tìm hiểu hoàn cảnh GĐ của các em và cho thấy phần lớn các em này đều
rơi vào những GĐ có tình trạng không ổn định với những quan hệ bất hòa gay
gắt hoặc ẩn tàng, GĐ của những lục đục, xung đột [51] [63] [2]. Tác giả Mạc
Gia Trang đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh GĐ của những trẻ em VTN có HVLC đã
thấy rằng những đối tƣợng này thƣờng rơi vào những GĐ bị phá vỡ, không

hoàn thiện (cha mẹ ly hôn, ly thân, bỏ đi xa…) nghĩa là trong những GĐ con
cái thƣờng thiếu đi quan hệ yêu thƣơng, che chở của cha hoặc của mẹ hoặc
của cả cha mẹ [23].
Các tác giả Lê Nhƣ Hoa, Mạc Văn Trang… cho rằng phƣơng pháp giáo
dục thô bạo, hà khắc hoặc buông lỏng, nuông chiều hoặc quá khắc nghiệt
trong quan hệ với con cái cũng nhƣ việc cha mẹ chƣa thƣờng xuyên quan tâm
đến học tập, rèn luyện đạo đức của con là điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển ở trẻ những HVLC & HVPP [23].

20
Gần đây, vấn đề ảnh hƣởng của nhân tố GĐ đƣợc Nguyễn Thị Hoa xem
xét khi nghiên cứu ảnh hƣởng của nhóm bạn không chính thức tiêu cực đến
HV vi phạm pháp luật của trẻ em VTN. Qua khảo sát 290 trẻ em VTN ở
Trƣờng Giáo dƣỡng số II Ninh Bình, tác giả đã kết luận rằng môi trƣờng giáo
dục không thuận lợi (quan hệ cha mẹ không êm ấm, bầu không khí tâm lý
không vui vẻ, ấm cúng, cha mẹ thiếu sự quan tâm, quản lý con chặt chẽ…) là
nhân tố khiến trẻ dễ chịu ảnh hƣởng của nhóm bạn không chính thức tiêu cực,
từ đó dễ có những HV vi phạm pháp luật [32].
Còn tác giả Lƣu Song Hà dƣới góc độ Tâm lý học đã nghiên cứu:
“HVLC của học sinh trung học cơ sở và mối tƣơng quan giữa nó với kiểu
quan hệ cha mẹ - con cái” cũng đã đề cập rất sâu về ảnh hƣởng của GĐ nói
chung, quan hệ cha mẹ - con cái nói riêng đến các HVLC (HVPP) của học
sinh trung học cơ sở [15].
Nhìn chung, qua các nghiên cứu về nguyên nhân của các HVLC
(HVPP) ở trẻ em VTN từ phía GĐ, các tác giả trên đều khẳng định GĐ có ảnh
hƣởng đến HVLC (HVPP) của các em.
Nhƣ vậy, ở Việt Nam, mặc dù chƣa nhiều, song đã có những nghiên
cứu về mối tƣơng quan giữa HVPP của trẻ em VTN và GĐ của trẻ em VTN.
Các nghiên cứu này đều khẳng định vai trò của GĐ nói chung, quan hệ cha
mẹ - con cái nói riêng đến việc vi phạm các chuẩn mực HV của trẻ em VTN.

Tuy nhiên, chƣa có nhiều nghiên cứu đi sâu hoàn toàn vào việc ảnh hƣởng
của GĐ tới HV vi phạm pháp luật của trẻ em VTN. Với hy vọng sẽ làm rõ
hơn ảnh hƣởng của GĐ tới HV vi phạm pháp luật của trẻ em VTN nên chúng
tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: HVPP của trẻ em VTN dƣới góc độ GĐ.
1.3. Vài nét về Trường Giáo dưỡng số II Ninh Bình.
Trƣờng Giáo dƣỡng số II Ninh Bình nằm trên địa phận xã Khánh
Thƣợng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình là một trong bốn Trƣờng Giáo dƣỡng
trong toàn quốc có nhiệm vụ quản lý, giáo dục những thanh thiếu niên từ đủ
12 tuổi đến dƣới 18 tuổi có HV vi phạm pháp luật. Theo cán bộ của Cục V26
(Cục quản lý trại giam và các Trƣờng Giáo dƣỡng) thuộc Bộ Công an, chúng

21
tôi đƣợc biết trƣờng là đơn vị duy nhất ở miền Bắc hiện đang quản lý trẻ em
có HV vi phạm pháp luật thuộc các tỉnh phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra).
Học sinh bị đƣa vào Trƣờng Giáo dƣỡng là những trẻ em VTN có HV
vi phạm pháp luật nhƣ trộm cắp, trấn lột, đánh ngƣời gây thƣơng tích, gây rối
trật tự công cộng, hiếp dâm, mại dâm, nghiện hút, buôn bán - vận chuyển và
tàng trữ chất ma túy…
Tại thời điểm nghiên cứu, tháng 05 và tháng 06 năm 2007, Trƣờng
Giáo dƣỡng số II Ninh Bình quản lý 839 em học sinh nam và 15 em học sinh
nữ, đƣợc chia thành 21 đội (mỗi đội có từ 25 đến 40 em).
Tiền thân của trƣờng là Trƣờng Kim Đồng. Đến năm 1967, Bộ Giáo
dục đổi tên thành Trƣờng “Phổ thông công nông nghiệp” quản lý trẻ em hƣ từ
9 tuổi trử lên. Ngày 02/06/1968, Trƣờng ra mắt tại xã Phong Hải, huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai với số lƣợng 200 em học sinh. Cho đến năm 1979, sau sự
kiện 19/02/1979 - chiến tranh biên giới phía Bắc thì quang cảnh của trƣờng bị
tàn phá gần nhƣ hết. Đƣợc sự đồng ý của các cấp ngành liên quan, thầy và trò
nhà trƣờng bắt đầu xây dựng trƣờng mới tại xã Khánh Thƣợng, huyện Yên
Mô, tỉnh Ninh Bình, và theo quyết định số 33/CP của Chính phủ đổi tên
trƣờng từ Trƣờng “Phổ thông công nông nghiệp” thành Trƣờng “Giáo dƣỡng

số II” kể từ đầu những năm thập kỷ 80 cho đến nay. Kể từ đó trƣờng chỉ nhận
những học sinh từ đủ 12 tuổi đến dƣới 18 tuổi có các HV vi phạm pháp luật
thuộc các tỉnh phía Bắc.
2. Các khái niệm có liên quan
2.1. Khái niệm gia đình
2.1.1. Khái niệm
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về GĐ, tuỳ theo các giác độ mà
các nhà khoa học đƣa ra những định nghĩa khác nhau. Mỗi một định nghĩa
đều cố gắng khái quát những yếu tố cơ bản, song đến nay vẫn chƣa có một
định nghĩa chung nào. Hơn nữa, dù là một cơ cấu XH có tính chất toàn cầu,
nhƣng GĐ ở những nền văn minh khác nhau, ở các dân tộc khác nhau lại có
những mô hình và vai trò khác nhau nên khó có thể đƣa ra một định nghĩa

22
chung nhất. Tuy vậy, hiện nay chúng ta có thể tổng kết có 3 quan điểm về
định nghĩa GĐ:
- Quan điểm thứ nhất nhấn mạnh đến yếu tố chung một chỗ ở của các
thành viên trong GĐ. Cụ thể nhƣ sau:
Theo từ điển Tiếng Việt: “GĐ là tập hợp ngƣời cùng sống chung thành
một đơn vị nhỏ nhất trong XH, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và
dòng máu, thƣờng gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái” [55, tr 381]
Theo quan điểm này, cùng chung một nhà, hay một nơi ở là điều kiện
tiên quyết đối với một GĐ. Tuy vậy, trong thực tế, có những GĐ không nhƣ
vậy. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp những đứa trẻ đƣợc bố mẹ gửi họ hàng (ông
bà, cô bác ) nuôi dƣỡng chăm sóc để họ đi công tác xa hoặc ở nƣớc ngoài.
Bố mẹ của đứa trẻ vẫn chịu trách nhiệm cung cấp tiền bạc để nuôi con, vẫn
liên lạc thƣờng xuyên với con, thi thoảng về thăm con. Trong trƣờng hợp này,
đứa trẻ dƣờng nhƣ có hai GĐ: nó vừa là thành viên trong GĐ ngƣời họ hàng,
đồng thời bố mẹ với nó vẫn là một GĐ dù không chung sống dƣới cùng một
mái nhà hay một nơi ở. Nhƣ vậy, quan điểm này định nghĩa về GĐ có thể

đúng nhƣng chƣa đủ hay chƣa hoàn toàn đúng và chính xác.
- Quan điểm thứ hai cho rằng GĐ là một tập ngƣời liên kết với nhau
bằng một chỗ ở chung và bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống.
Đầu tiên phải kể đến định nghĩa về GĐ của tác giả Ngô Công Hoàn, đây
là một định nghĩa đƣợc nhiều ngƣời chú ý nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực tâm
lý học. Theo ông: “GĐ là một nhóm nhỏ XH, các thành viên trong nhóm nhỏ
có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm - sinh lý, cùng có
chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất
định” [34, tr 8].
Tác giả Nguyễn Đình Xuân cho rằng: “GĐ là một đơn vị, nhóm nhỏ
nhất của XH với số lƣợng thành viên ít nhất hai ngƣời: vợ và chồng, sau đó
sinh sôi nảy nở thêm con cái, trong đó mối quan hệ vợ chồng là giƣờng cột”
[70, tr 36].
Từ điển văn hoá GĐ cho rằng: “GĐ là một thiết chế XH dựa trên cơ sở
kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân để thực hiện chức

23
năng sinh học (sinh đẻ), kinh tế, văn hoá, XH khi GĐ đã có con cái, các
thành viên GĐ đƣợc liên kết với nhau vừa bằng quan hệ hôn nhân, vừa bằng
quan hệ huyết thống” [10]
Nhƣ vậy, các định nghĩa theo quan điểm thứ hai này đã bao quát đầy đủ
hơn các định nghĩa theo quan điểm thứ nhất, xong trong cuộc sống hiện đại,
có những GĐ chỉ có quan hệ hôn nhân (GĐ gồm vợ chồng, không có con),
hoặc quan hệ huyết thống (GĐ có cấu trúc không hoàn chỉnh do ngƣời mẹ
đơn thân, hay bố mẹ ly hôn) hoặc quan hệ nuôi dƣỡng (những ngƣời cô đơn
nhận con nuôi, những GĐ trong trại trẻ mồ côi ).
- Quan điểm thứ ba có sự mở rộng hơn so với các quan điểm trƣớc là đã
đề cập đến quan hệ nuôi dƣỡng (nhƣ nhận con nuôi hay trong GĐ có ngƣời họ
hàng cùng chung sống ) và nhấn mạnh đến trách nhiệm và quyền lợi của các
thành viên trong GĐ. Cụ thể nhƣ:

Levi Strauss: “GĐ là một nhóm XH đƣợc quy định bởi ba đặc điểm nổi
bật là bắt nguồn từ hôn nhân, bao gồm vợ chồng, con cái phát sinh từ sự hôn
phối của đôi nam nữ, tuy nhiên trong GĐ có mặt của những ngƣời họ hàng, bà
con hoặc con nuôi, họ gắn bó với nhau bởi các nghĩa vụ và quyền lợi có tính
chất kinh tế và về sự cấm đoán tình dục giữa các thành viên” [9]
Hay “Khái niệm GĐ thƣờng dùng để chỉ một nhóm XH đƣợc hình
thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan
hệ hôn nhân đó (quan hệ cha mẹ, con cái, họ hàng bên nội bên ngoại). GĐ
gồm có vợ chồng và con cái do họ sinh ra, GĐ hạt nhân), ông bà bên nội, bên
ngoại cùng chung sống (GĐ nhiều thế hệ) có thể bao gồm cả những ngƣời
đƣợc nuôi dƣỡng tuy không có quan hệ máu mủ, hoặc chỉ là họ hàng xa,
ngƣời phục vụ trong GĐ” [76]
Trong luật hôn nhân và GĐ, khái niệm GĐ đƣợc giải thích nhƣ sau:
“GĐ là tập hợp những ngƣời gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc quan hệ nuôi dƣỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ
với nhau theo quy định của luật này”. [75, tr 13]
Còn đứng trên giác độ XH học Murdock cho rằng: “GĐ là một nhóm
XH đƣợc xác định bởi một nơi trú ngụ chung, có sự hợp tác và tái sản xuất về

24
kinh tế, gồm những ngƣời trƣởng thành trong đó ít nhất là hai ngƣời duy trì
mối quan hệ tình dục đƣợc XH công nhận với một hoặc nhiều đứa trẻ là con
đẻ hay con nuôi của những ngƣời trƣởng thành có quan hệ với nhau” [71, tr
42]
Định nghĩa đƣợc trích dẫn nhiều nhất trong các sách báo là của hai nhà
XH học: E. Bơgét và H. Lốc-cơ: “GĐ là một nhóm ngƣời liên kết với nhau
bởi các quan hệ hôn nhân, máu mủ, hay bằng nhận con nuôi, tạo thành một hệ
riêng biệt, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau qua các vai trò XH của từng
ngƣời: là vợ, là chồng, là bố, là mẹ, là con, là anh chị em tạo nên một nền
văn hóa chung”

Nhƣ vậy, trong ba quan điểm về GĐ, quan điểm thứ ba tỏ ra phù hợp
hơn trong cuộc sống hiện đại, vì nó vừa nêu lên đƣợc các đặc trƣng cơ bản,
vừa bao quát đƣợc các hình thức phong phú và phức tạp của GĐ. Yếu tố cùng
chung một mái nhà, chung huyết thống không còn là điều kiện bắt buộc đối
với sự tồn tại của GĐ, điều quan trọng là mọi ngƣời cảm thấy mình là thành
viên của một cơ cấu duy nhất, giữa họ tồn tại những mối quan hệ vật chất và
tinh thần bền vững: có cùng mục đích và nguyên tắc sống, có mối liên hệ ràng
buộc với nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau và có trách nhiệm với số phận của mỗi
thành viên của GĐ.
Từ việc xem xét các định nghĩa khác nhau về GĐ, chúng tôi đƣa ra định
nghĩa khái quát về GĐ nhƣ sau: “GĐ là một nhóm nhỏ - nhóm tâm lý trong
đó các cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về huyết thống, hôn nhân,
tình cảm, cùng có chung các giá trị vật chất và tinh thần, yêu thƣơng và có
trách nhiệm với nhau, cùng tồn tại và phát triển trong một thời điểm XH lịch
sử nhất định”.
2.1.2. Đặc điểm của gia đình
Căn cứ vào các định nghĩa mà các nhà nghiên cứu (XH học, tâm lý học,
dân tộc học) đã nêu, dƣới các góc độ khác nhau mà mỗi tác giả đã nhấn mạnh
đến tiêu chí khác nhau của GĐ. Tuy vậy, chúng ta có thể đƣa ra một số đặc
điểm đặc trƣng cơ bản của GĐ nhƣ sau:

×