Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 93 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





NGUYỄN THỊ DUYÊN




NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH
VÀ HIỆN TƯỢNG BẮT NẠT Ở HỌC SINH PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NỈÊN



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc



HÀ NỘI – 2012









ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


NGUYỄN THỊ DUYÊN

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH
VÀ HIỆN TƯỢNG BẮT NẠT Ở HỌC SINH PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN




Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc







HÀ NỘI – 2012



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
5. Giả thuyết nghiên cứu 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 5
8. Cấu trúc luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1. Nhân cách 7
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu nhân cách 7
1.1.2. Các quan điểm về nhân cách 8
1.1.3. Khái niệm về nhân cách 17
1.1.4. Cấu trúc nhân cách 19
1.2. Bắt nạt 21
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về bắt nạt 21
1.2.2. Khái niệm bị bắt nạt và bắt nạt 24
1.2.3. Đặc điểm của nạn nhân và thủ phạm của bắt nạt 25
1.2.4. Các hình thức bắt nạt 28
1.2.5. Hậu quả của bắt nạt 29
1.2.6. Nguyên nhân của bắt nạt 31
1.3. Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt 31
1.3.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách và nạn nhân của bắt nạt 31

1.3.2. Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách và thủ phạm của bắt nạt 32
1.4. Học sinh phổ thông 33
1.4.1. Khái niệm 33
1.4.2. Những đặc điểm của học sinh phổ thông 33


Chương 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36
2.1. Các thang đo và bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu 36
2.1.1. Các thang đo và bảng hỏi 36
2.2. Một số đặc điểm về khách thể và địa bàn nghiên cứu 40
2.2.1. Một số đặc điểm về khách thể nghiên cứu 40
2.2.2. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 41
2.3. Quy trình thu thập và nhập dữ liệu 42
2.4. Quy trình nghiên cứu 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1. Quan điểm của học sinh về đặc điểm nhân cách của nạn nhân và thủ phạm của
bắt nạt khi so sánh với học sinh nói chung. 44
3.2. Quan điểm của học sinh về đặc điểm nhân cách của người bắt nạt (thủ phạm)
và người bị bắt nạt (nạn nhân). 50
3.2.1. Quan điểm của học sinh về đặc điểm và nhóm đặc điểm nhân cách nạn
nhân của bắt nạt. 50
3.2.2. Quan điểm của học sinh về đặc điểm và nhóm đặc điểm
nhân cách thủ phạm của bắt nạt. 55
3.3. Quan hệ giữa thang đo bị bắt nạt với các thang đo nhân cách
và bảng hỏi nhân cách 60
3.3.1. Quan hệ giữa thang đo bị bắt nạt với thang đo nhân cách NEO FFI 60
3.3.2. Quan hệ giữa thang đo bị bắt nạt với thang đo nhân cách EPI 62
3.3.3. Quan hệ giữa thang đo bị bắt nạt với bảng hỏi tính cách tự thuật 65
3.4. Mối quan hệ giữa thang đo bắt nạt với các thang đo và bảng hỏi nhân cách 66
3.4.1. Quan hệ giữa thang đo bắt nạt với thang đo nhân cách NEO FFI 66

3.4.2. Mối quan hệ giữa thang đo bắt nạt với thang đo nhân cách EPI 69
3.4.3. Quan hệ giữa thang đo bắt nạt với các đặc điểm và nhóm đặc điểm
nhân cách tự thuật 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Điểm trung bình của 3 nhóm đặc điểm theo mỗi nhóm Đối chứng, Bị bắt
nạt và bắt nạt 45
Bảng 3.2: So sánh cặp mỗi nhóm đặc điểm giữa các nhóm Đối chứng, Nạn nhân và
Thủ phạm 46
Bảng 3.3: So sánh cặp giữa các nhóm đặc điểm theo từng nhóm Đối chứng, Nạn
nhân và Thủ phạm 48
Bảng 3.4: Quan điểm của học sinh về đặc điểm nhân cách được lựa chọn nhiều nhất
của nạn nhân 50
Bảng 3.5: Quan điểm của học sinh về đặc điểm nhân cách ít được lựa chọn nhất của
nạn nhân 53
Bảng 3.6: Quan điểm của học sinh về những đặc điểm được lựa chọn nhiều nhất của
thủ phạm 55
Bảng 3.7: Quan điểm của học sinh về đặc điểm nhân cách ít được lựa chọn nhất của
thủ phạm 57
Bảng 3.8: So sánh đặc điểm nhân cách của thủ phạm và nạn nhân của bắt nạt 59
Bảng 3. 9: Tương quan giữa mặt nhân cách nhiễu tâm với hình thức bị bắt nạt gián
tiếp và trực tiếp 60
Bảng 3.10: Điểm trung bình của các kiểu nhân cách Eysenck với hình thức bị bắt
nạt 63
Bảng 3. 11: Tương quan giữa thang đo bị bắt nạt và những đặc điểm nhân cách tự
thuật 65
Bảng 3.12: Tương quan giữa thang đo Bắt nạt và các đặc điểm nhân cách của NEO

FFI 67
Bảng 3.13: Điểm trung bình của thang đo bắt nạt và các kiểu nhân cách của
Eysenck 69
Bảng 3.14: Tương quan giữa thang đo bắt nạt và những đặc điểm nhân cách tự thuật
71




DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ số lượng học sinh theo cấp học 40
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ số lượng học sinh theo giới tính 41
Biểu đồ 3.1: Điểm trung bình của 3 nhóm Đối chứng, Nạn nhân và Thủ phạm theo
các nhóm đặc điểm tính cách……………………………………………….…… 47
Biểu đồ 3.2: Điểm trung bình của 3 nhóm đặc điểm theo các nhóm Đối chứng,
Nạn nhân và Thủ phạm 49
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ đặc điểm tính cách được lựa chọn nhiều nhất của nạn nhân 52
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm tính cách ít được lựa chọn nhất của nạn nhân. 54
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ đặc điểm tính cách được lựa chọn nhiều nhất 56
Biểu đồ 3.6: Đặc điểm nhân cách ít được chọn nhất của thủ phạm. 58
Biểu đồ 3.7: So sánh điểm trung bình giữa 4 kiểu nhân cách với các
hình thức của thang đo bị bắt nạt 64
Biểu đồ 3.8: Điểm trung bình giữa 4 đặc điểm nhân cách của EPI với
thang do bắt nạt 70



1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bắt nạt được cho là đã tồn tại từ khi có những ghi chép đầu tiên của con
người. Các hình thức nguyên thủy nhất của bắt nạt có thể là việc ai đó cố tình
đánh hoặc đá người khác, hoặc nói những điều xấu về người khác với mục
đích làm tổn hại đến họ. Hiện tượng bắt nạt tại các trường học có thể đã tồn
tại kể từ khi các hình thức dạy học đầu tiên hình thành, bởi vì gây hấn, thống
trị và cạnh tranh là một phần trong các đặc tính của con người. Trong khoảng
ba thập kỷ qua, bắt nạt đã bắt đầu được xem như là một mối đe dọa nghiêm
trọng cho sự an toàn của cuộc sống đặc biệt là trong môi trường học đường.
Trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á, và Úc, bắt nạt được công nhận như là
một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em trong các trường
học trên khắp thế giới.
Bắt nạt được công nhận là một vấn đề nghiêm trọng và có thể nhìn thấy
trong độ tuổi thanh thiếu niên thì vấn đề này còn nghiêm trọng hơn nhiều lần.
Khoảng ba phần tư của các thanh thiếu niên trẻ ở Hoa Kỳ báo cáo trải qua
một số hình thức bắt nạt về mối quan hệ (ví dụ như bị tin đồn xấu, bị chế
nhạo) bởi bạn cùng lứa, trong khi một phần các em bị bắt nạt về cơ thể như bị
đánh.
Nghiên cứu về bắt nạt không chỉ nở rộ ở châu Âu, mà còn lan dần sang
châu Á như các nghiên cứu ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan ,
Trung Quốc và một số nước khác trong hai thập kỷ vừa qua. Ở Việt Nam,
tuy các nghiên cứu về hiện tượng bắt nạt bắt đầu muộn hơn, bắt đầu với bài
báo Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ với nhận thức bản thân, trầm
cảm ở học sinh phổ thông nghiên cứu về vấn đề bắt nạt của học sinh nhưng
được tiến hành trên trẻ em ở Mỹ. Bên cạnh đó, vấn đề nghiên cứu về bị bắt
nạt bởi bạn cùng lứa và nhận thức bản thâ đã được sinh viên của Đại học Giáo


2
dục - Đại học Quốc gia Hà nội đề cập đến trong báo cáo khoa học Quan hệ

giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ báo cáo khoa học này, hai tác giả tập trung đi sâu tìm hiểu mối
quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và tự nhận thức bản thân của học sinh. Mặc
dù hiện tượng bị bắt nạt cho đến lúc đó mới được tìm hiểu một cách chính
thức nhưng những nghiên cứu về bạo lực học đường đã được bắt đầu khá lâu
trước đó như “Tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường ở học sinh THCS Vụ
Bản Nam Định” Lê Thị Phương Hiền – Trường Đại học Văn Hiến, hoặc đề tài
“Tìm hiểu về thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành
phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh” của Hoàng Thị Thỏa, hay khảo sát của khoa
Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội thực hiện vào năm 2008 tại hai trường trung học phổ thông thuộc
quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh.
Bắt nạt và bạo lực học đường đang là vấn đề thời sự rất bức xúc ở Việt
Nam hiện nay với hàng loạt các vụ học sinh bị bạn bè hành hung, làm tổn
thương về mặt cơ thể và tâm lý, làm tổn hại về mặt danh dự, bị làm nhục rồi
quay video đưa lên mạng. Một ví dụ điển hình gần đây, P.M.N, học lớp 8,
trường THCS An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, dẫn đầu chặn
đánh một bạn. Không ngờ, nạn nhân có thủ sẵn một con dao nhọn và đã rút ra
để tự vệ. P.M.N bị đâm vào đầu, dù được người nhà đưa đến bệnh viện cấp
cứu nhưng 3 ngày sau, N. tử vong do hoại tử não sau chấn thương sọ não.
Hoặc vụ học sinh B.P.H. sinh năm 1998 học sinh trường Tiên Động, Tứ Kỳ,
Hải Dương bị bạn đánh cho đến dập lá lách và chết ngay sau đó.
Nhân cách là tập hợp những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, được thể
hiện một cách ổn định thông qua hành vi ứng xử của họ. Nhân cách của con
người không phải sinh ra đã có mà nó có các giai đoạn phát triển khác nhau ở
mỗi thời điểm thì cũng hình thành nên một đặc điểm; ngoài giai đoạn hình


3


thành nhân cách mạnh mẽ lần thứ nhất khi đứa trẻ khoảng ba tuổi, nhân cách
được đình hình rõ ràng xung quanh lứa tuổi dậy thì, cũng là lứa tuổi mà hiện
tượng bắt nạt xảy ra khá phổ biến. Một số nhà nghiên cứu nước ngoài, ví dụ
Scholte, van Aken và van Lieshout (1997); Andreou (2000); Bollmera, Harris,
và Milicha (2005) đã bắt đầu tìm hiểu đặc điểm nhân cách của thủ phạm và
nạn nhân của bắt nạt. Các tác giả đã tìm thấy một số mối liên hệ giữa bắt nạt
và đặc điểm nhân cách như người bắt nạt thường có xu hướng hung hăng, thù
địch, trong khi nạn nhân thường có xu hướng kém tự tin, thu mình, và hay lo
lắng.
Cho đến nay, các nghiên cứu về bắt nạt ở Việt Nam, chủ yếu là trên học
sinh phổ thông và tập trung vào tìm hiểu phần trăm, tỉ lệ bị bắt nạt, mối liên
hệ giữa bắt nạt và đặc điểm nhận thức, tìm hiểu những yếu tố liên quan hoặc
tìm hiểu nguyên nhân của bắt nạt. Chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào tìm
hiểu mối liên hệ giữa bắt nạt và đặc điểm nhân cách của người bắt nạt (thủ
phạm) và người bị bắt nạt (nạn nhân). Thông qua việc tìm hiểu nhân cách học
sinh, liệu chúng ta có thể biết được sự liên quan tới khả năng học sinh đó bị
bắt nạt hoặc đi bắt nạt hay không? Và cũng thông qua việc một học sinh có sự
liên quan đến hiện tượng bắt nạt, thì liệu chúng ta có thể hiểu được được phần
nào nhân cách của học sinh đó? Đó là lý do để chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này. Ngoài ra, những kết quả thu được sẽ đóng góp về mặt lý thuyết và thực
tiễn vào công tác tham vấn học đường, tư vấn tâm lý và giáo dục đạo đức cho
học sinh ở các trường phổ thông.

Với mong muốn đóng góp cho lĩnh vực này của nghiên cứu, cũng như
cho sự phát triển tốt đẹp về mặt học tập, cá nhân và xã hội của học sinh nói
chung và học sinh tỉnh Bắc Ninh nói riêng, chúng tôi quyết định thực hiện đề
tài “Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt
ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”



4
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt, bị
bắt nạt ở học sinh phổ thông từ đó có đề ra những biện pháp tác động phù
hợp.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách
và hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt ở học sinh phổ thông.
- Khách thể nghiên cứu bao gồm 303 học sinh từ lớp 6 đến 12 từ trường
Trung học cơ sở Tân Hồng và trường Trung học phổ thông Lý Thái Tổ,
Thị Xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Thời gian khảo sát của đề tài nghiên cứu: Từ 09/2011 đến 02/2012
- Chúng tôi chỉ nghiên cứu hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt của học sinh phổ
thông diễn ra ở khung cảnh học đường.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Việc bắt nạt và bị bắt nạt có liên quan tới các đặc điểm nhân cách của
học sinh.
- Những cá nhân bắt nạt và cá nhân bị bắt nạt có những đặc điểm nhân
cách đặc trưng và khác nhau.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về nhân cách và hiện
tượng bắt nạt, bị bắt nạt ở học sinh phổ thông.
- Nghiên cứu khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng hiện tượng bắt nạt
của 303 học sinh phổ thông ở Bắc Ninh.


5
- Chỉ ra mối liên hệ giữa hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt và đặc điểm nhân
cách của học sinh phổ thông, qua đó chỉ ra được những đặc điểm nhân

cách chủ chốt của thủ phạm và nạn nhân của bắt nạt.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Qua việc tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên
ngành, các trang web,… về các vấn đề liên quan như đặc điểm nhân cách,
hiện tượng bắt nạt, bắt nạt học đường, từ đó hệ thống và khái quát hóa các
khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài
7.2. Thang đo và bảng hỏi:
- Thang đo bắt nạt và bị bắt nạt: Chúng tôi dùng thang đo của Mynard
và Joseph, đã được dịch và điều chỉnh cho phù hợp với học sinh Việt
Nam, để đo hiện tượng bị bắt nạt.
- Chúng tôi dùng thang đo bắt nạt (BQ) của các tác giả Trần Văn Công,
Bahr Weiss và David Cole để đo hiện tượng đi bắt nạt. Hai thang đo
này sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 2.
- Trắc nghiệm nhân cách Eysenck (EPI) và NEO FFI, chúng tôi sẽ
trình bày rõ hai trắc nghiệm này ở phần sau.
- Bảng hỏi: Ngoài thang đo bắt nạt, bị bắt nạt, trắc nghiệm EPI, NEO
FFI, chúng tôi cũng thiết kế một bảng hỏi để tìm hiểu các vấn đề liên
quan đến đặc điểm nhân cách của cá nhân và hiện tượng bắt nạt, sẽ
được trình bày cụ thể ở Chương 2.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng xác suất thống kê: Chúng tôi sử dụng
phần mềm SPSS để phân tích. Ngoài các phân tích thống kê thông dụng
như phần trăm, tỉ lệ, tính tổng, điểm trung bình chúng tôi dùng


6
ANOVA để phân tích và so sánh các nhóm. Chúng tôi sử dụng tương
quan (correlations) để tìm hiểu mối quan hệ giữa các thang đo và tiểu
thang đo, và một số mối quan hệ khác.
8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu














7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Nhân cách
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu nhân cách
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như tâm
lý học, xã hội học, triết học, giáo dục học, y học Ngay trong ngành tâm lý
học cũng có rất nhiều lý thuyết khác nhau nghiên cứu về nhân cách như lý
thuyết Phân tâm của S. Preud, thuyết đặc điểm nhân cách của G. Allport, H.J
Eysenck, Cattell, thuyết hiện tượng của C. Rogers, thuyết nhu cầu tâm lý của
H. Murray, thuyết cá nhân của R. Sears, thuyết nhân cách của các nhà tâm lý

học xô viết như A. N. Leonchiev, và nhiều lý thuyết khác nữa. Mỗi lý
thuyết đều đưa ra những định nghĩa và quan điểm khác nhau về nhân cách
trên những góc độ nghiên cứu của mình. Định nghĩa về nhân cách là cái phản
ánh những khía cạnh cần phải nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng như những
phương pháp được sử dụng để nghiên cứu nội dung của nó.
Có những nghiên cứu đề cao quan điểm sinh học trong cách hiểu về
nhân cách, coi yếu tố sinh học là cái quan trọng hơn cả cần nghiên cứu trong
hệ thống nghiên cứu về nhân cách như bản năng vô thức của Freud, đặc điểm
hình thể của Krestchmev, hay về thể trạng của Sheldon. Cũng có những lý
thuyết khác lại đề cao quan điểm xã hội trong định nghĩa về nhân cách, cho
rằng chỉ cần chú trọng đến những yếu tố xã hội là đủ để hiểu về nhân cách
con người mà không tính đến vai trò của yếu tố sinh học như thuyết siêu đẳng
và bù trừ của A.Adler, thuyết tương tác xã hội của G. H.Mead, thuyết liên
nhân cách của R.Sears, thuyết hiện tượng của C. Rogers. Có những định
nghĩa thực dụng hơn về nhân cách lại bắt nguồn từ thực tế cuộc sống là làm
thế nào để hiểu con người nói chung quan điểm này đã đồng nhất khái niệm


8
nhân cách và con người. Theo L.A.Pervin – nhà tâm lý học Mác-xít xuất phát
từ quan điểm cho rằng “nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội
– lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện
lịch sử cụ thể của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của
từng người”.
1.1.2. Các quan điểm về nhân cách
1.1.2.1. Lý thuyết chất dịch
Trong suốt thời kỳ trung cổ, mô hình nhân cách con người phổ biến là
lý thuyết chất dịch. Đây cũng là một trong những minh họa đầu tiên về thuyết
quyết định sinh lý trong lý thuyết nhân cách, cho rằng nhân cách được định
hình bởi yếu tố sinh lý. Quan niệm vốn có trong lý thuyết này là cơ thể chứa

đựng những chất dịch hay chất lỏng có nhiều nhất trong cơ thể như máu, đờm,
dãi, mật đen, và mật vàng, và những chất này có ảnh hưởng nhiều tới nhân
cách của con người. Nhân cách vui vẻ, hoạt bát, sinh động được cho rằng
phần lớn ở người có tỉ lệ máu cao, còn những người có tỉ lệ mật vàng hay
nước mắt cao hơn sẽ tạo ra tính cách nóng nảy, hấp tấp.
1.1.2.2. Thuyết phân tâm
Lý thuyết nhân cách theo phân tâm học bắt nguồn từ công trình của
Sigmund Freud vào nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhưng công trình
của Freud được tiếp nối bằng nhiều công trình của nhiều nhà nghiên cứu
khác.
Freud tóm lược và mở rộng các quan điểm về ý thức, tiền ý thức và vô
thức với các ý niệm của ông về ba thành phần của cấu trúc nhân cách: Cái nó,
cái tôi và cái siêu tôi. Theo Freud, nhân cách của cá nhân có liên quan chặt
chẽ với quá trình của ý thức và libido.


9
Cái nó: Là cái chứa đựng tất cả những năng lượng tinh thần. Hệ thống cái nó
là toàn bộ cái vô thức và chức năng dựa trên cơ sở của quá trình nguyên thủy.
Khi con người sinh ra, hệ thống cái nó cấu thành toàn bộ hệ thống năng lượng
tâm lý của con người.
Cái tôi: Cái tôi là cái làm cho các ước muốn của cái nó phù hợp ý thức.
Cái siêu tôi: Trong sự phối hợp các nhu cầu của cái nó với các điều kiện có
giá trị trong môi trường bên ngoài, cái tôi cần phải đối phó với những đòi hỏi
của thành tố thứ ba trong cấu trúc nhân cách của Freud là cái siêu tôi. Cái siêu
tôi chứ đựng các chuẩn mực văn hóa, các giá trị xã hội và các chỉ trích phê
phán.
Cái siêu tôi là sự tiếp thu của cá nhân từ xã hội. Mặc dù vậy, nặng
lượng của cái siêu tôi cũng giống như tất cả các năng lượng tinh thần khác
được tiếp thu từ cái nó và trở thành một bộ phận của cái tôi. Cái siêu tôi là

phần trội hơn, chiếm ưu thế của hệ thống vô thức. Như vậy, cái siêu tôi được
tạo thành thông qua các quy tắc nội tâm hóa và đã vượt ra khỏi phạm vi nhận
thức nội tâm. Cái siêu tôi phát triển trên cơ sở thực hiện hành vi phù hợp với
quy tắc xã hội. Những quy tắc này được bố mẹ truyền đạt cho đứa trẻ thông
qua những cơ chế hoạt động tinh vi của sự thưởng và phạt. Hành vi nào đứa
trẻ được phép và hành vi nào không được phép thực hiện
Thuyết nhân cách của Freud đã trình bày một tập hợp những định đề
phức tạp và tinh vi, một số khác biệt với cách giải thích hành vi hàng ngày
đến mức chúng khó có thể được chấp nhận. Khái niệm nhân cách của Freud
được xây dựng trên sự trừu tượng không thể quan sát. Freud đã tuyệt đối hóa
bản năng tình dục của con người, coi sự thỏa mãn tình dục là động lực của xã
hội, giải thích mọi hiện tượng xã hội thông qua tình dục.


10
1.1.2.3. Lý thuyết của Karl Gustav Jung:
Jung là nhà tâm lý học người Thụy sỹ, học trò của Freud nhưng do bất
đồng quan điểm với Freud về ý nghĩa quan trọng của hoạt động tinh dục, đề
xuất lý thuyết của riêng mình về nhân cách.
Jung gợi ý là có một vô thức tập thể hình thành từ những động cơ nguyên
thủy của loài người. Không giống như vô thức cá nhân của Freud, vô thức tập
thể không phải là những cái đạt được bởi cá nhân. Vô thức tập thể ghi giữ lại
các kinh nghiệm chung mà loài thức tập thể bẩm sinh và truyền qua các thế hệ
từ hàng triệu năm qua. Vô thức người đã có qua các thời đại. Jung thu nhỏ vai
trò của vô thức cá thể vì lợi ích của vô tập thể chứa đựng nhất là các mẫu hình
cổ sơ (những hình tượng ban sơ) thể hiện chủ yếu trong các giấc mộng đưa
con người đến phản ứng đối với một số tình huống theo cung cách riêng cho
tất cả mọi người thuộc các nền văn hóa.
Jung đưa ra mô hình nhân cách như sau:
Thế giới bên ngoài

Nhân cách
Ý thức
Tôi
Cá nhân- cái bản thân- vô thức
Phần cá nhân

Trong tập thể
Vô thức
Nhân thức nguyên thủy- vô thức
Vô thức tập thể



11
Trong cấu trúc này, cái tôi là trung tâm của ý thức. Nhân cách là người mẹ
của ý thức và vô thức là mẹ của tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân. Cái bản thân
nằm giữa ý thức và vô thức. Cái bản thân là sự tổng hợp cái bên trong và cái
bên ngoài.
Quan điểm của Jung về nhân cách còn gọi là lý luận nhân cách tầng sâu,
xuất phát từ quan niệm vô thức được xác định bằng những sự kiện của hành
vi. Đây là một khám phá mới về vô thức. Song điều này chưa đủ để nói lên bộ
mặt nhân cách con người. Nhân cách con người còn thể hiện ở những phẩm
chất khác như năng lực, khí chất cũng như bộ mặt đạo đức trong nhân cách
con người mà Jung chưa đi sâu nghiên cứu
1.1.2.4. Thuyết hành vi và hành vi xã hội
Thuyết hành vi và hành vi xã hội bao gồm một nhóm các lý thuyết xem
nhân cách phần lớn là kết quả của sự tập quen. Những lý thuyết này thay đổi
từ thuyết kích thích - phản ứng theo thuyết hành vi, xem nhân cách đơn thuần
là kết quả của vô số các lần biến đổi do điều kiện ngoại cảnh mà trẻ tiếp nhận
qua đời sống, cho đến lý thuyết ý thức xã hội và hành vi xã hội phức tạp hơn,

xem kinh nghiệm xã hội là yếu tố quan trọng quyết định nhân cách.
J.B. Watson là người sáng lập ra chủ nghĩa hành vi cho rằng, đầu hóc
của đứa trẻ mới sinh ra là một tờ giấy trắng chờ kinh nghiệm viết lên. Watson
khẳng định nhân cách là kết quả của những kinh nghiệm ấy. Ông cho rằng
mọi đứa trẻ đều có thể trưởng thành với một nghề nghiệp bất kỳ miễn là đứa
trẻ ấy có được môi trường kích thích phù hợp. Theo ông, nhân cách hình
thành tổng số các liên tưởng kích thích - phản ứng được tập quen mà cá nhân
phát triển qua sự tương tác với môi trường.
B.F Skinner chấp nhận một cách tiếp cận nhân cách tương tự mặc dù cơ
chế tập quen nền tảng mà ông nhận dạng có khác nhau chứ không phải là biến


12
đổi do ngoại cảnh cổ điển xảy ra phần lớn thông qua sự liên tưởng kích thích-
phản ứng lặp đi lặp lại. Skinner xem việc tập quen phần lớn diễn ra thông qua
luật kết quả nguyên lý cho rằng hành động có kết quả thú vị chắc chắn được
lập đi lặp lại nhiều lần hơn.
1.1.2.5. Nhân cách theo thuyết hành vi xã hội
Albert Bandura cho rằng yếu tố xã hội trong việc hình thành nhân cách
quan trọng hơn sự thừa nhận của Watson hay Skinner. Bandura nhận dạng
học tập xã hội là một quá trình quyết định liên quan đến nhân cách. Theo ông,
học tập xã hội bao gồm biến đổi ngoại cảnh cổ điển và thực nghiệm nhưng
quan trọng hơn cũng bao gồm sự học tập của trẻ thông qua các quá trình đồng
nhất và bắt chước. Những quá trình này là hình thức học tập xã hội nhanh
chóng giúp trẻ có được những đơn vị hành vi phức tạp, nhanh chóng và hiệu
quả.
1.1.2.6. Thuyết hiện tượng học và nhân văn
Từ thập niên 1950 trở đi, các nhà tâm lý phát triển một loạt các tiếp cận
nhân cách mới, những tiếp cận này nhấn mạnh rằng để tìm hiểu hành vi một
người, điều cần thiết là phải tìm hiểu chính con người hiểu biết tình huống

của mình ra sao. Tiếp cận này gọi là tiếp cận hiện tượng học. Theo cách suy
nghĩ này con người chủ động tìm hiểu và nhận thức thế giới của riêng mình,
kết luận, họ rút ra ảnh hưởng đến cách mà họ hành động ra sao. Vì thế một lý
thuyết nhân cách không tính đến nhận thức của con người luôn tỏ ra là không
thích hợp trong việc giải thích hành vi.
Carl Rogers
Lý thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Rogers nhấn mạnh tầm quan
trọng của khái niệm cái tôi và sự phát triển cá nhân cho rằng cả hai yếu tố
này đều cần thiết trong việc phát triển nhân cách lành mạnh. Rogers cho rằng


13
con người ai cũng có hai nhu cầu cơ bản. Nhu cầu thứ nhất là nhu cầu thể hiện
đầy đủ tiềm năng của mình, mà Rogers xem là sự phấn đấu tích cực đối với sự
phát triển cá nhân. Thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình là tạo ra những khía
cạnh cái tôi có thực, hay thực tế, khác nhau, bao gồm việc tìm hiểu tài năng
của một người tự đào tạo mình hay hoàn thiện kỹ năng cụ thể. Ông mô tả nhu
cầu cơ bản thứ hai là nhu cầu tôn trọng tích cực - tình cảm yêu thương hay tôn
trọng từ người khác. Rogers xem sự phát triển nhân cách khỏe mạnh xảy ra
thông qua các mối quan hệ, thường ở thời thơ ấu, chứ không phải luôn cung
cấp cho cá nhân sự tôn trọng tích cực không điều kiện. Đây là sự tôn trọng
tích cực không lệ thuộc vào việc cá nhân thể hiện hành vi tốt hay xấu chấp
nhận bằng cách nào đó con người phải được yêu thương, cho dù một vài
chuyện họ làm không được người khác chuộng.
1.1.2.7. Lý thuyết về nhân cách của L.X.Vưgotxki (1896-1934).
Người đầu tiên ở Nga trong thế kỷ trước, từ cuối những năm 20 đầu
những năm 30, đã đi tìm xem nhân cách là gì chính là Vưgotxki, và trong tâm
lý học của Vưgotxki đã có nói qua tới vấn đề tâm lý học nhân cách, qua
chương thứ 15 trong tác phẩm Lịch sử phát triển các chức năng tâm lý cấp
cao. Đây là chương kết của tác phẩm có tiêu đề: “Những con đường tiếp tục

nghiên cứu, sự phát triển nhân cách và thế giới quanh của em”. Trong tác
phẩm của mình, ông cho rằng hoạt động hàng ngày của con người có vai trò
vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
Ngoài những quan điểm trên về nhân cách thì còn rất nhiều những quan
điểm khác nhau nữa về nhân cách như quan điểm của thuyết nhân cách dải
hẹp, thuyến nhân cách độc đoán, chủ nghĩa giáo điều, v.v. Chúng ta thấy rõ
ràng rằng, cho đến nay vẫn chưa có một trường phái nào giải quyết một cách
thỏa đáng nhất, toàn diện nhất vấn đề bản chất nhân cách. Khi đề cập tới
những lý thuyết nhân cách ở trên, chúng tôi chỉ xin hệ thống lại một cách rất


14
khái quát để làm cơ sở nền tảng cho những tìm hiểu tiếp theo của nghiên cứu.
Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng đến hai lý thuyết nhân cách đó
là lý thuyết nhân cách của Hans Eysenck (1962) và lý thuyết 5 nhân tố lớn
của Costa, P.T., Jr và Mccrae, R.R đưa ra năm 1992.
1.1.2.8. Lý thuyết nhân cách của James Mckeen Cattell và Hans Eysenck
Cattell và Eysenck đưa ra thuyết nhân cách dựa trên phân tích nhân tố
trong khoa học thống kê. Phân tích nhân tố là phương pháp tóm tắt các mối
quan hệ giữa các biến số thành một vài mẫu ít hơn nhưng mang tính chung
nhiều hơn. Ví dụ, môt nhà nghiên cứu nhân cách đưa một bảng hỏi cho nhiều
đối tượng, yêu cầu họ tự mô tả mình theo một bảng liệt kê các đặc điểm mở
rộng. Bằng việc phối hợp các câu trả lời theo phương pháp thống kê và ước
tính đặc điểm nào đi kèm với nhau ở cùng một người, một nhà nghiên cứu sẽ
nhận dạng được các mẫu cơ bản nhất hay sự phối hợp các đặc điểm, gọi là các
thành tố, làm nền tảng cho các câu trả lời của đối tượng.
Áp dụng phân tích nhân tố, nhà tâm lý học nhân cách Raymond Cattell
đã tìm ra 16 đặc điểm nguồn tượng trưng cho các khuôn khổ nhân cách cơ
bản, sử dụng những đặc điểm nguồn này, ông phát triển bảng câu hỏi 16 nhân
tố nhân cách, là cách đánh giá cho biết mỗi đặc điểm nguồn dành cho ba

nhóm đối tượng khác nhau: phi công, nghệ sĩ sáng tạo và nhà văn.
Hans Eysenck cũng sử dụng phân tích nhân tố để nhận dạng các mẫu
trong đặc điểm nhân cách, và nhận thấy nhân cách tốt nhất nên mô tả bằng
thuật ngữ gồm hai khuôn khổ hướng nội - hướng ngoại và thần kinh ổn định –
không ổn định. Nếu phân tích theo hướng nội - hướng ngoại, một số người
thường điềm tĩnh, cẩn thận trầm ngâm và ức chế (người hướng nội) còn một
số khác là những người luôn vượt lên trước, hòa đồng và hoạt động (người
hướng ngoại). Con người cũng có thể chia thành kiểu người buồn rầu, hay tự
ái, nhạy cảm (không ổn định), hay điềm tĩnh, đáng tin (ổn định). Bằng cách


15
đánh giá con người theo hai chiều hướng này, Eysenck có thể dự đoán hành vi
con người trong nhiều tình huống khác nhau. Với số câu vừa phải và dễ diễn
giải, dễ hiểu, thang đo nhân cách Eysenck (Eysenck Personality Inventory,
viết tắt là EPI) đã được dịch và đưa vào sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy
và thực hành lâm sàng ở Việt Nam khá lâu. Không khó để chúng ta tìm thấy
các nghiên cứu, bài viết, bài giảng có sử dụng trắc nghiệm nhân cách
Eysenck, ví dụ trong tập bài giảng môn phương pháp nghiên cứu tâm lý học
của TS. Hoàng Mộc Lan, khoa Tâm Lý, Trương Đại Học Khoa Học Xã Hội
và Nhân Văn Hà Nội. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đo nhân
cách của Eysenck để tìm hiểu nhân cách của học sinh phổ thông.
1.1.2.9. Lý thuyết nhân cách 5 yếu tố
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, lịch sử tâm lý học lại được đánh dấu
bởi sự phát triển của dòng lý thuyết về đặc điểm nhân cách đó là sự ra đời của
mẫu 5 yếu tố lớn của nhân cách.
Năm 1961, Tupes và Christal phát hiện 5 yếu tố từ bộ biến số của
Cattell, sau đó thì năm 1963, Norman đã tìm thấy 5 yếu tố nổi bật của nhân
cách, và về sau thì nhiều nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra 5 yếu tố lớn của
nhân cách, điều đặc biệt nữa là trong 5 yếu tố lớn của nhân cách thì có 2 yếu

tố mà Eysenck đã phát hiện ra đó là “nhạy cảm” và “hướng ngoại”. Người ta
cũng tìm thấy độ tin cậy và độ giá trị của 5 yếu tố và các yếu tố này khá ổn
định ở lứa tuổi trưởng thành (McCrae và Costa). Năm 1981, Golberg sau khi
tổng hợp các nghiên cứu của những người khác nhau ông đã đề nghi lấy tên
gọi 5 nhân tố đó là “Big Five”.
Big - Five là tên gọi chung của 5 yếu tố lớn của nhân cách, nhưng nó
gồm 5 yếu tố nào thì ý kiến của các nhà nghiên cứu lại rất đa dạng. Tên của
mỗi yếu tố lớn này được các nhà nghiên cứu đặt một cách khác nhau nhưng
chúng cùng điểm là mô tả nhân cách chung, và tên 5 nhân tố mà được nhiều


16
người tán thành nhất đó là Nhiễu tâm, Hướng ngoại, Cởi mở, Dễ đồng ý và
Tận tâm.
Ý nghĩa của của 5 yếu tố được diễn giải như sau:
Nhiễu tâm dùng để đánh giá sự bất ổn định về mặt cảm xúc, nhận ra
những cá nhân dễ rơi vào stress tâm lý, những ý tưởng phi thực tế, những
khao khát thái quá.
Hướng ngoại đánh giá số lượng và cường độ các tương tác liên cá
nhân, mức độ tích cực, nhu cầu khuyến khích và khả năng hưởng ứng.
Cởi mở là yếu tố để mô tả việc lao vào thử nghiệm, đánh giá cao sự
nắm giữ kinh nghiệm, khả năng chịu đựng để khảo sát những cái mới lạ.
Dễ đồng ý đánh giá chất lượng sự định hướng liên cá nhân của con
người với một chuỗi từ sự đồng tình đến đối nghịch trong suy nghĩ, cảm giác
và hành động.
Tận tâm đánh giá mức độ tổ chức, uy tín, động cơ trong hành vi hướng
tới mục đích của cá nhân. Nó tương phản giữa những cá nhân phụ thuộc, khó
tính với những người độc lập và mềm mỏng.
Bộ trắc nghiệm đánh giá nhân cách NEO PI-R (Personality lnventory -
Revised) được xây dựng dựa trên mô hình nhân cách 5 nhân tố, gồm 240 câu,

là trắc nghiệm nhân cách được sử dụng trong nghiên cứu nhiều nhất trên thế
giới. Tại Việt Nam, NEO PI-R đã được dùng trong nghiên cứu cấp nhà nước
Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên của Phạm
Minh Hạc và cộng sự. Phiên bản NEO đầy đủ này cũng đang được thích nghi
bởi Trường Đại học Giáo dục. Tuy nhiên, 240 câu là quá dài và không hợp
phù hợp cho nghiên cứu này, nên chúng tôi sử dụng phiên bản ngắn gồm 65
câu, tên gọi là NEO FFI (NEO Five-Factor Inventory) cũng được thiết kế bởi


17
Costa và McCrae và năm 2004. NEO FFI đã được sử dụng trong một nghiên
cứu trên sinh viên Việt Nam.
1.1.2.10. Các quan điểm về nhân cách ở Việt Nam
Vấn đề nhân cách là một trong những vấn đề lớn không chỉ các nhà
nghiên cứu lớn trên thế giới quan tâm mà cũng được các nhà nghiên cứu trong
nước tìm hiểu và khám phá. Từ lâu các nhà tư tưởng, nhà văn hóa, nhà tâm
lý… đã có rất nhiều những quan điểm khác nhau, nhưng nổi bật hơn cả là
những quan điểm của Hồ Chí Minh hay các nghiên cứu của Phạm Minh Hạc,
Lê Đức Phúc, v.v. trong cuốn sách Một số vấn đề về nhân cách do Phạm
Minh Hạc và Lê Đức Phúc đồng chủ biên năm 2004. Cuốn sách đã đề cập rất
nhiều những quan điểm, những bài viết của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau
liên quan đến vấn đề nhân cách. Đưa ra những nhận định sâu sắc từ các quan
điểm của các nhà nghiên cứu lớn trên thế giới từ khái niệm về nhân cách đến
đặc điểm, cấu trúc, và con đường hình thành và phát triển nhân cách. Sau đó
thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra quan điểm riêng của mình về vấn đề nhân
cách nói chung và vấn đề nhân cách riêng của con người Việt Nam cho phù
hợp với văn hóa, với sự phát triển kinh tế và cả định hướng đi lên của cả một
dân tộc trong thời đại xã hội chủ nghĩa.
1.1.3. Khái niệm về nhân cách
Nhân cách được nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn cùng quan

tâm nghiên cứu.
Cuối thế kỷ XIV, ở phương Tây đã xuất hiện khuynh hướng nghiên cứu
đời sống tâm lý con người một cách trọn vẹn. W.Stern đã viết tác phẩm “Bàn
về tâm lý học khác biệt cá nhân”, trong đó ông đưa ra khái niệm “Person” để
chỉ bất kỳ một thực thể nào có khả năng tự xác định và tự phát triển trong thế


18

giới vô cơ lẫn thế giới hữu cơ. Theo ông toàn bộ thế giới là một cơ chế có thứ
bậc của các person có thuộc tính nhân cách.
Trong quá trình tìm đọc tài liệu, chúng tôi thấy có vô số những khái
niệm khác nhau về nhân cách. Có thể phân chia các khái niệm về nhân cách
theo các nhóm sau:
- Nhóm các khái niệm nhân cách có liên quan đến thuộc tính tâm lý bên
trong của cá nhân. Ví dụ khái niệm của H.A. Murray về nhân cách như sau:
Nhân cách là cơ quan điều khiển thể xác, một thiết chế tác động đến những sự
biến đổi không ngừng từ lúc được sinh ra đến khi chết.
Hay theo quan điểm của Cattell thì nhân cách là hành vi của một người
trong một tình huống nhất định.
- Nhóm các khái niệm nhân cách liên quan đến tính độc nhất vô nhị của
các cá nhân, dùng để phân biệt người này với người khác.
Theo tác phẩm “Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách” thì nhân cách là
cấu tạo tâm lý phức hợp bao gồm những thuộc tính tâm lý cá nhân, được hình
thành và phát triển trong cuộc sống và hoạt động, tạo nên nhân diện và quy
định giá trị xã hội của mỗi người.
- Nhóm khái niệm nhân cách nhấn mạnh đến tính lịch sử trong việc
hình thành nhân cách. Ví dụ theo X.L.Rubinstein thì nhân cách là cá nhân cụ
thể, lịch sử, sinh động gắn với những quan hệ thực tế đối với thế giới hiện
thực.

Ở Việt Nam, nhân cách cũng đã và đang là một khái niệm được quan
tâm nhiều. Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa nhân cách nào một cách chính
thống, song cách hiểu của người Việt Nam về nhân cách có thể hiểu theo các
mặt sau đây:


19
Nhân cách được hiểu là con người có đức và tài hay là tính cách và
năng lực, hoặc là con người có các phẩm chất: Đức, Trí, Mỹ, Lao động.
Nhân cách được hiểu như cách phẩm chất và năng lực của con người.
Nhân cách được hiểu như các phẩm chất của con người mới: Làm chủ,
yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lao động.
Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của con
người.
Như vậy rõ ràng là khái niệm nhân cách theo cách hiểu của người việt
Nam thường gắn liền với khái niệm con người (ít nói đến cá nhân) những
phẩm chất nhân cách đó là những phẩm chất đòi hỏi ở mỗi người phải có.
Từ những luận điểm của Karl Max, Lênin, tư tưởng đạo đức cách mạng
tư cách con người của chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm làm chủ của đảng ta
về con người mới và những quan niệm truyền thống của người Việt Nam, tác
giả Nguyễn Ngọc Bích đã xây dựng khái niệm nhân cách như sau: Nhân cách
là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân với cá nhân khác, với tập thể,
xã hội, với thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc
trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Khái niệm này đã vạch ra được những
nét bản chất của nhân cách, mối quan hệ của cá nhân và xã hội, đồng thời nêu
được tính chất của cấu trúc hệ thống của nhân cách và cơ chế của sự phát triển
nhân cách với tư cách là tự chủ trong tự nhiên, tự chủ trong xã hội và tự chủ
trong bản thân mình.
1.1.4. Cấu trúc nhân cách
Khi nói về cấu trúc nhân cách, có rất nhiều những quan điểm khác

nhau, song có thể nêu lên hai loại cấu trúc khác nhau như sau:
Cấu trúc chung

×