Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 163 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








PHẠM THỊ VIỆT HÀ




Thái độ của nông dân đối với nghề nông
trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay





LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC









HÀ NỘI, 2008


Mục lục


Trang
Danh mục chữ cái viết tắt

Danh mục các bảng và các biểu đồ.

Mở đầu
1
1. Tình cấp thiết của đề tài
1
2.Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
5
3.Mục đích nghiên cứu
5
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
5
5. Giả thuyết khoa học
6
6. Phạm vi nghiên cứu
6
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
6
Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận của đề tài
8

1.1.Tổng quan về lịch sử nghiên cứu thái độ
8
1.1.1.Nghiên cứu thái độ ở các nước Phương Tây
8
1.1.2. Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô
11
1.1.3. Nghiên cứu thái độ ở Việt Nam
15
1.2. Lý luận về thái độ
15
1.2.1.Khái niệm thái độ
15
1.2.2.Thang đo thái độ
24
1.2.3.Mối quan hệ giữa thái độ và các hiện tượng tâm lý khác
28
1.2.4. Các yếu tố xã hội quyết định đến việc hình thành và phát triển thái
độ
31
1.3. Khái niệm thái độ đối với nghề nông
36
1.3.1.Định nghĩa thái độ với nghề nông
36
1.3.2.Cấu trúc thái độ với nghề nông
36
1.3.3. Cơ chế hình thành thái độ với nghề nông
37
1.4.Định nghĩa nông dân
39
1.5. Khái niệm tâm lý nông dân

39
1.5.1.Định nghĩa tâm lý nông dân
39
1.5.2. Đặc trưng tâm lý nông dân Việt Nam qua các thời kỳ phát triển
của nền kinh tế Việt Nam
40
1.6. Định nghĩa Chuyển đổi kinh tế
43
1.7. Khái niệm nghề
44
1.7.1. Định nghĩa nghề
44
1.7.2. Đặc điểm của hoạt động nghề
45
1.8. Khái niệm nghề nông
46
1.8.1. Định nghĩa nghề nông
46
1.8.2. Giá trị nghề nông đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay.
46
1.9. Giới thiệu sơ lƣợc kinh tế – xã hội trên địa bàn nghiên cứu (xã
Thƣợng Hiền)
48
Chƣơng 2: Tổ chức nghiên cứu
51
2.1. Nghiên cứu lý luận
51
2.1.1 Mục đích nghiên cứu lý luận
51
2.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận

51
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận
51
2.2. Nghiên cứu thực tiễn
51
2.2.1. Mẫu nghiên cứu
51
2.2.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
52
2.2.3. Xây dựng công cụ nghiên cứu
53
2.3.Tiến trình nghiên cứu
54
2.4. Xử lý số liệu
55
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
59
3.1. Nhận thức về nghề nông và tự nhận thức
59
3.1.1.Nhận thức về nghề nông
59
3.1.2. Tự nhận thức
78
3.2.Tình cảm với nghề nông
81
3.2.1 Mức độ yêu thích đối với nghề nông
81
3.2.2. Mức độ xuất hiện các cảm xúc thường nhật khi làm nông
85
3.2.3.Mức độ gắn bó với nghề

87
3.2.4. Nhận thức tình cảm với nghề nông
89
3.3. Những biểu hiện trong hành vi của nông dân đối với nghề nông.
91
3.3.1. Hành vi làm nghề nông
91
Kết luận và kiến nghị
107
1. Kết luận.
107
1.1. Lý Luận
107
1.2. Thực tiễn
109
2.Kiến nghị
110
2.2. Với nông dân ở Xã Thượng Hiền
110
2.3. Với Ban lãnh đạo xã Thượng Hiền.
111
2.3. Với Nhà nước
113
Tài liệu tham khảo
115
Phụ lục






Danh mục chữ cái viết tắt
ĐTB
Điểm trung bình
TPTH
Thành phần thái độ
STT
Số thứ tự
PTTH
Phổ thông trung học
N
Người
THCS
Trung học cơ sở
VAC
Vườn- Ao- Chuồng

Danh mục các bảng, biểu đồ

Trang
Bảng 1: Mô tả mẫu nghiên cứu.

Bảng 2: Thang đo thái độ.

Bảng 3: Tiêu chí những ý kiến có thái độ tích cực.

Bảng 4: Nông dân nhận thức về tính chất lao động nghề nông.

Bảng 5: Nông dân nhận thức thu nhập của nghề nông.


Bảng 6: Nông dân nhận thức về tầm quan trọng của nghề nông.

Bảng 7: Đánh giá mức độ phát triển của nghề nông.

Bảng 8: Nhận thức những mặt thuận lợi của nghề nông.

Bảng 9: Nhận thức về khó khăn của nghề.

Bảng 10:Nhận thức về đặc điểm tích cực của người nông dân địa
phương.

Bảng 11: Nông dân nhận thức về những hạn chế của người nông
dân địa phương.

Bảng 12: Nông dân thể hiện mức độ yêu thích đối với nghề nông.

Bảng 13: Mức độ xuất hiện các xúc cảm thường nhật đối với nghề
nông.

Bảng 14: Mức độ nông dân mong muốn gắn bó với nghề nông.

Bảng 15: Mức độ đồng tình với hành vi tiêu cực của những người
nông dân khác.

Bảng 16: Mức độ thể hiện các hành vi tích cực

Bảng 17: Mức độ thể hiện các hành vi tiêu cực.

Bảng 18: Bảng thống kê số lượng những người nông dân đã đưa
ra ý kiến tích cực.


Biểu đồ 1: Mức độ yêu thích với nghề nông.



Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Cùng với các nước trong khu vực Châu á, Việt Nam cũng đang tiến
hành chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Đảng ta đã đề ra trong mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm
2006 - 2010 : “Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 -
16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%”(14), điều này
sẽ tạo được điều kiện tích tụ sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng
công nghiệp hoá, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Trước thực trạng về sự chuyển đổi kinh tế, đặc biệt là chuyển đổi cơ
cấu lao động, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương về phát triển kinh tế
nông nghiệp. Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) đã ban
hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW “ Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
với quan điểm là: “Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực,
để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao
động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội
nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp,
nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước
và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho
nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông
dân”. [18]
Trong những năm qua, nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã có
bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu khá toàn diện và to

lớn. Tuy nhiên, nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng
trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp nên chưa phát huy tốt
nguồn lực cho sản xuất
Cơ cấu kinh tế thay đổi đã tác động đến sự thay đổi của cơ cấu nghề
và cơ cấu lao động. Trong mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5
năm 2006 - 2010, Đảng ta đã nêu rõ: “Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông
thôn theo hướng giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ
trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông
thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài"
(14). Số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm liên
tục: 56,1% vào năm 2005, cho đến những năm gần đây tốc độ giảm mạnh,
dự tính đến năm 2010 sẽ chỉ còn 50%. Như vậy, số nông dân vẫn chiếm tỷ lệ
cao về lực lượng lao động trong xã hội. [3]
Trong quá trình chuyển đổi kinh tế, cùng với những thành tựu to lớn
mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam đã đạt được, chúng ta
vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn. Đó là số lượng nông dân được
rút từ nông nghiệp sang công nghiệp còn có nhiều hạn chế về: trình độ văn
hoá thấp, trình độ chuyên môn thấp, chưa nắm bắt kịp tiến độ khoa học kỹ
thuật hiện đại, cộng với những hạn chế tâm lý cố hữu của họ là sản xuất nhỏ,
lẻ, manh mún, có tính chất tự cấp tự túc…Vì thế, người nông dân không
“theo kịp” với sự phát triển của xã hội. Tình trạng thừa lao động cơ bắp,
thiếu lao động có chuyên môn hoá, đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều
nhà quản lý nguồn nhân lực. Điều này làm cho các vùng nông thôn đang xảy
ra tình trạng thiếu lao động trong các nghề truyền thống, nhất là nghề nông.
Những lao động đang “bám trụ” trong nghề nông tại các địa phương thì chưa
có trình độ chuyên môn hoá. Số người tham gia chủ yếu là ở tuổi trung niên
và người già. Phần lớn lực lượng hùng hậu là thanh niên thì lại đang theo
học các trường đại học, cao đẳng hoặc làm việc trong các cơ quan, các nhà
máy và làm nhiều ngành phi nông nghiệp.
Hiện nay, nước ta đã thành công rực rỡ trong việc đưa khoa học kỹ

thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tuy năng suất và chất lượng sản phẩm đã
tăng lên rõ rệt, nhưng thu nhập từ nghề nông vẫn rất thấp so với mặt bằng xã
hội. Vì thế, nếu chỉ trông vào nghề nông thì không đủ để đảm bảo cho cuộc
sống của người nông dân. Theo thống kê năm 2006 thu nhập/tháng bình
quân một lao động chia theo nghành kinh tế: ngành nông nghiệp 414. nghìn
đồng/tháng (thấp nhất trong các ngành kinh tế) (2). Trong khi đó, người
nông dân lại thiếu đất (một phần diện tích đất sản xuất của nông dân biến
thành các khu công nghiệp, xây dựng hạ tầng ), thiếu vốn, thiếu đối tượng
và tư liệu sản xuất, môi trường sinh thái ngày càng suy giảm, giá cả nông
sản không ổn định, trình độ học vấn thấp, ít nghề phụ, thiếu việc làm, trình
độ nhận thức thấp kém. Cộng với nguyên nhân là người nông dân có nhu
cầu tiếp cận với sự hiện đại ở các khu thành thị.
Từ nhiều nguyên nhân, đã dẫn đến tình trạng: người nông dân di dân
tự do (di dân không theo bất cứ một chủ trương, chính sách nào) từ nông
thôn “ồ ạt” ra thành phố. Ra thành phố, nhiều người không kiếm được việc
làm, một số phải đi làm thuê bằng đủ nghề, thậm chí có số sa vào các tệ nạn
xã hội và trở thành tội phạm. Thanh niên xuất thân từ nông dân, những
người có trình độ văn hoá và những người không có trình độ văn hoá khi ra
thành phố làm việc và học tập, họ đều muốn ở lại thành phố để kiếm tiền có
khi kiếm tiền với bất cứ nghề gì (dọn phòng, bưng bê, mại dâm, ). ở đây,
tâm lý “kiếm tiền”, đua đòi thích cuộc sống xa hoa đã lộ ra khá rõ. Nhưng,
thành thị vốn không phải là “mảnh đất” dành cho họ - những người nông dân
không có mấy kinh nghiệm sống, trình độ văn hoá, tiền vốn - để có thể
sinh sống ở thành thị. Điều này phản ánh sự thay đổi quan trọng về cách suy
nghĩ của người nông dân.
Các nhà nghiên cứu tâm lý Việt Nam cho rằng: Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc
triệt để về mọi mặt nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân [4].
Xuất phát từ những vấn đề đã nêu ở trên, chúng tôi cho rằng: để người
nông dân có thể đóng góp nhiều nhất sức lực và trí tuệ vào quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hoá đât nước. Trước hết, họ phải có thái độ tích cực với
nghề nông. Và chỉ có thể phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện
đại khi đặt nông dân là chủ thể của quá trình phát triển. Việc nghiên cứu về :
"Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyền đổi
kinh tế hiện nay" là rất cần thiết. Chúng tôi hy vọng rằng kết quả nghiên
cứu phần nào sẽ cung cấp các luận cứ cho việc xây dựng và phát huy thái độ
tích cực của người nông dân với nghề nông.
2. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu: thái độ của người nông dân với nghề nông
2.2. Khách thể nghiên cứu: 314 người, bao gồm: 307 nông dân từ 18
tuổi trở lên, 7 cán bộ lãnh đạo cấp xã.
3. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích:
Chỉ ra thực trạng thái độ của người dân xã Thượng Hiền đối với nghề
nông hiện nay, trên cơ sở đó để xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao
thái độ tích cực của họ đối với nghề nông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Tổng quan nghiên cứu về thái độ và làm rõ các khái niệm, chức
năng, đặc điểm, cấu trúc,
- Khái niệm nông dân, Đặc trưng tâm lý nông dân Việt Nam.
- Khái niệm nghề nông: định nghĩa, giá trị nghề nông.
- Định nghĩa về kinh tế, chuyển đổi kinh tế
- Khái niệm nghề: Định nghĩa, đặc điểm
- Khái niệm thái độ đối với nghề nông.
4.2. Khảo sát về trực trạng thái độ của người nông dân đối với nghề
nông: Đo mức độ tích cực trong thái độ của người nông dân với nghề nông, đề
xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao thái độ tích cực với nghề nông
của nông dân.
5.Giả thuyết khoa học.

- Người nông dân có thái độ chưa tích cực đối với nghề nông.
- Có sự khác nhau đáng kể về thái độ đối với nghề nông của những người
nông dân trong các lứa tuổi.
- Những người thuần nông gắn bó với nghề nông hơn những người
làm nghề hỗn hợp.
6. Phạm vi nghiên cứu.
Địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu tại xã Thượng Hiền, huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình. Chúng tôi nghiên cứu thái độ của người nông dân
đang làm nghề nông tại địa phương.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
7.3. Phương pháp phỏng vấn.
7.4. Phương pháp thống kê toán học.
7.5. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý.











Chƣơng 1:Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.Tổng quan về lịch sử nghiên cứu thái độ.
A. Ph. Lagiurxki (1874 - 1917) là người đầu tiên nghiên cứu về vấn đề
thái độ. Dựa trên định hướng của các kết quả nghiên cứu trong khoa học tự

nhiên, tác giả đã tiến hành phân ra các loại tính cách khác nhau và mô tả các
đặc điểm của các nhóm cá thể đó. Ông đã nghiên cứu vấn đề này trong tác
phẩm “Chương trình nghiên cứu nhân cách trong mối quan hệ với môi
trường”(1912), rồi sau đó đến những tác phẩm “Tâm lý học đại cương và
thực nghiệm” (1912), “Bút ký khoa học về tính cách” (1916), “Phân loại
nhân cách” (1917). A.Ph. Lagiurxki đã đề cập đến khái niệm thái độ chủ
quan ở con người với môi trường. Tác giả đã chia đời sống tâm lý thực của
con người theo hai lĩnh vực;
- Cái tâm lý bên trong: là cơ sở bẩm sinh của nhân cách bao gồm khí
chất, tính cách và một loạt các đặc điểm tâm lý khác.
- Cái tâm lý bên ngoài: là hệ thống thái độ của nhân cách với môi
trường xung quanh.
Theo ông, thái độ cá nhân là là sự biểu hiện ra bên ngoài của tâm lý,
phản ứng với tác động của môi trường xung quanh. Trong hệ thống thái độ
chủ quan, A.Ph.Lagiurxki coi trọng thái độ của nhân cách đối với lao động,
với nghề nghiệp, với sở hữu, với người khác và với xã hội. [4.tr257]
1.1.1 Nghiên cứu thái độ ở các nước Phương Tây.
Nhà tâm lý học P.N.Sikhirev (người Liên Xô cũ) đã chia lịch sử
nghiên cứu thái độ ở phương Tây ra làm ba thời kỳ :
Thời kỳ thứ nhất (1918 – chiến tranh thế giới thứ II)
Vào năm 1918, hai nhà tâm lý học Mỹ W.I. Thomas và Znaniecki đặt
nền móng cho nghiên cứu thái độ ở phương Tây bằng một nghiên cứu về
thái độ của những người nông dân Ba Lan di cư sang Mỹ, biểu hiện qua sự
thích ứng của họ với điều kiện môi trường mới. ở giai đoạn này, các công
trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu định nghĩa, cấu trúc, chức
năng của thái độ và mối quạn hệ của nó với hành vi. Công trình nghiên cứu
thực nghiệm gây chú ý trong giai đoạn này là sự phát hiện ra “ nghịch lý La
Piere”, biểu thị sự không nhất quán giữa phản ứng bằng lời nói và hành vi.
Thời kỳ thứ hai (chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm 1950):
Các nghiên cứu về thái độ tập trung chủ yếu tìm hiểu và lý giải những

hoài nghi về vai trò của thái độ trong việc chi phối hành vi. Vì nhiều lý do
chủ quan và khách quan như: do chiến tranh, do bế tắc trong việc lý giải các
nghịch lý nảy sinh trong quá trình nghiên cứu, nên số lượng các công trình
nghiên cứu về thái độ ở thời lỳ này có sự giảm sút một cách đáng kể. Các tác
giả tiêu biểu trong thời kỳ này là G. Allport, Liker, Crechphend, J.Buner
Đầu tiên là nhà tâm lý học nhân văn Allport đồng ý với quan điểm sự
có mặt của một thái độ đồng nghĩa với việc chuẩn bị cho cá nhân hướng tới
một hành động nào đó. Ông cho rằng: thái độ đóng vai trò quyết định chi
phối hành vi của con người, muốn thay đổi hành vi của con người tốt nhất là
phải thay đổi thái độ.
Thời kỳ thứ ba (từ cuối những năm 1950 đến nay):
ở phương Tây, đây là thời kỳ bùng nổ của những nghiên cứu về thái
độ. Trong tâm lý học xã hội, vấn đề thái độ có một vị trí xứng đáng. Vấn đề
thường được đề cập trong các nghiên cứu ở giai đoạn này là những quan
niệm mới về định nghĩa thái độ, cấu trúc và chắc năng của thái độ.(4. tr 275)
Thời kỳ, việc nghiên cứu thái độ có những bước tiến mới với việc
xuất hiện các thang đo thái độ: phương pháp “Đường ống giả vờ” của
Edward Jones và Harold Sigall (1971) cho phép đo thái độ một cách khá
chính xác; “Kỹ thuật lần từng bước một” của Jonathan Freedman và Scott
Fraer (1966) cho rằng: Nếu bạn muốn ai đó làm một việc gì cho mình thì
một trong những kỹ thuật này là hãy đề nghị họ làm việc nhỏ trước để khẳng
định mối quan hệ hai chiều giữa thái độ và hành vi; thuyết tự tri giác của
Daryl Bem ra đời năm 1967 nghiên cứu mối quan hệ giữa thái độ và hành vi,
khi cho rằng: khi thái độ của chúng ta không rõ ràng hay cường độ quá yếu,
chúng ta sẽ chỉ đơn giản quan sát hành vi của mình và tình huống mà nó
diễn ra rồi suy luận về thái độ của bản thân.[5.tr 327]
Có thể nhận thấy, trong nghiên cứu thái độ ở Phương Tây là nhằm giải
quyết những vấn đề cơ bản trong thực tiễn như vận động tranh cử, tiếp thị,
tuyên truyền, quảng cáo, bảo vệ môi trường… cũng như việc nghiên cứu các
dạng thái độ định sẵn nhằm dự báo hành vi của họ khi gặp khó khăn. Khi

bình luận về các công trình nghiên cứu ở phương Tây, các nhà tâm lý học
Xô Viết P.N. Sikhirev, B.Ph.Lomov, A.V. Petrovxki đã đưa ra những khẳng
định như sau:
Sikhirev đã nhận xét: đặc điểm của tình trạng nghiên cứu thái độ ngày
nay ở phương Tây dù có nhiều phương pháp nghiên cứu thái độ cụ thể, nhưng
lại bế tắc về phương pháp luận trong việc lý giải các số liệu thực nghiệm.
Việc qui các số liệu thu được từ các nghiên cứu về thái độ đã làm cho việc
nghiên cứu, tìm kiếm, kiến tạo nên các mẫu về thái độ trong tâm lý học
phương Tây chỉ nhằm tạo ra những tình huống, điều kiện, môi trường khách
quan cụ thể giúp cho các nhà nghiên cứu hệ thống hóa số liệu thu nhập được
của mình và dựa vào các mẫu thái độ để dự báo hành vi có thể xảy ra, nhưng
cơ sở khách quan của chúng không được làm rõ, người ta hay qui về các
thuộc tính di truyền của cá nhân. Nói cách khác trong tâm lý học Phương Tây,
thực thể sinh học của con người được đề cao, đơn vị hành vi bị chi phối nhiều
bởi những bản năng, thói quen, các khuôn mẫu tình cảm… Điều này hoàn
toàn xa lạ với những quan điểm của tâm lý học Mácxít khi cho rằng quan hệ
xã hội được xem là cơ sở của thaí độ chủ quan của cá nhân. Toàn bộ hệ thống
các quan hệ kinh tế, dân sự, chính trị … phát triển theo qui luật khách quan
của lịch sử, qui định thái độ chủ quan bằng cách này hay cách khác, thể hiện
trong các hành động, mong muốn, sự hiểu biết, đánh giá của các cá nhân. Nói
cách khác, sự hình thành và phát triển thái độ chủ quan của cá nhân đồng thời
là sự phát triển ý thức của họ.[4. tr 277]
1.1.2. Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô.
Các tác giả Liên Xô sử dụng thuật ngữ thái độ mang nội
hàm kép ngoài nghĩa thái độ, còn có nghĩa là các mối quan hệ trong tự
nhiên, xã hội và tư duy, các tác giả còn sử dụng thuật ngữ
“tâm thế xã hội” và sau này B.Ph.Lomov gọi là “thái độ chủ quan của cá
nhân”.
Những nghiên cứu thái độ ở Liên Xô (cũ) được bắt đầu sớm hơn so
với Phương Tây. Tiếp theo những công trình nghiên cứu thái độ do

A.Ph.Lagiurxki khởi xướng, nhà tâm lý học Xô Viết V.N.Miaxisev (1892-
1973) đã xây dựng nên “học thuyết thái độ nhân cách” trên lập trường, quan
điểm của tâm lý học mác xít. Học thuyết này là tổ hợp các khái niệm về mặt
lý luận, cho rằng: hạt nhân tâm lý nhân cách là hệ thống trọn vẹn mang tính
cá thể của các thái độ có ý thức – chọn lọc, mang tính giá trị chủ quan đối
với hiện thực khách quan. Hệ thống thái độ được hình thành theo cơ chế
chuyển dịch “từ ngoài vào trong”, thông qua kinh nghiệm tác động qua lại
(do hoạt động và giao tiếp) với những người khác trong những điều kiện xã
hội mà chủ thể đang sống và sinh hoạt. Theo V.N.Miaxisev thì chính hệ
thống thái độ nhân cách quyết định đặc điểm cảm xúc, việc tri giác hiện thực
khách quan và cũng như sự phản ứng trong hành vi với những tác động bên
ngoµi. Tất cả các tổ chức cấu thành tâm lý người, từ những thành phần đơn
giản nhất đến cấu thành phức tạp nhất đều có liên quan với thái độ dưới một
hình thức nào đó. Trong học thuyết thái độ nhân cách. V.N.Miaxisev còn đề
cập việc phân loại thái độ, theo ông thái độ bao gồm hai loại: tích cực
(dương tính) và tiêu cực (âm tính). Các kinh nghiệm âm tính hay dương tính
trong quan hệ với những người xung quanh là cơ sở để hình thành hệ thống
thái độ tương ứng trong nhân cách. Theo V.N.Miaxisev: thái độ được xác
định như là khía cạnh của các mối quan hệ, liên hệ mang tính chủ thể bên
trong có chọn lọc của cá nhân với bức tranh muôn màu muôn vẻ của hiện
thực khách quan. Thái độ là điều kiện khái quát hóa bên trong của các hành
động ở con người.
Học thuyết thái độ nhân cách đã được tiếp thu của A.Ph.Lagiurxki,
V.N.Miaxisev đã đưa quan điểm mác xít vào xem xét và giải quyết vấn đề
nghiên cứu theo hướng khả thi hơn. Tuy vËy, V.N.Miaxisev lại cho rằng:
tất cả các hoạt động tâm lý hiểu theo nghĩa rộng có thể xem như một dạng
nào đó của thái độ, việc mở rộng quan niệm như vậy là thiếu cơ sở khoa học.
Nhưng có thể khẳng định học thuyết thái độ nhân cách có những đóng góp
to lớn làm cơ sở cho việc nghiên cứu thái độ theo quan điểm mác xít.
Một cách tiếp cận khác là các công trình nghiên cứu của trường phái

tâm thế D.N.Uznade, theo đó tâm thế là “sự mô phỏng trọn vẹn của chủ thể,
sự sẵn sàng tri giác các sự kiện và sự xác định hoàn thiện về hướng của hành
vi”. Tâm thế là cơ sở của tính tích cực có sự lựa chọn, có chủ định. Xuất
phát từ vai trò, vị trí của tâm thế trong hoạt động, tâm thế được xem như là
một trạng thái vô thức, nảy sinh khi có sự “hội ngộ” của hai yếu tố: nhu cầu
và hoàn cảnh, điều kiện thỏa mãn nhu cầu. Chính điều này khiến nhiều đồng
nghiệp đã phê phán ông. Trong quan niệm về tâm thế D.N.Uznatze chỉ đề
cập đến quá trình hiện thực hóa các nhu cầu sinh lý đơn giản mà không tính
đến các hình thức hoạt động phức tạp, cao cấp của con người. Ông đã không
tính đến sự tác động phức tạp của các yếu tố xã hội trong việc qui định hành
vi con người cũng như vai trò của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội. Tuy
vậy, vẫn phải thừa nhận rằng học thuyết tâm thế của D.N.Uznatze đã đóng
một vai trò phương pháp luận khoa học cụ thể cho nhiều lĩnh vực chuyên
môn của tâm lý học. Sau này, học trò của D.N.Uznatze là S.A. Nadirasvili
đã phát hiện những qui luật tác động qua lại của tâm thế xã hội – thái độ
giữa người đi thuyết phục và người bị thuyết phục.
Cũng trong nghiên cứu tâm thế xã hội, P.N.Sikhirev đã đưa ra cấu trúc
ba thành phần gồm:
- Thành phần nhận thức (tri giác, thông tin) như là sự “tự ý thức khách
thể của tâm thế”.
- Thành phần xúc cảm (rung động, xúc cảm) là những rung động đồng
cảm hay không đồng cảm với khách thể tâm thế.
- Thành phần hành động (hành vi, động tác) là sự kế tục của hành vi
thực đối với khách thể của tâm thế.
Trong nghiên cứu thực nghiệm của La Piere là người đầu tiên đã phát
hiện có sự không đồng bộ, thống nhất với nhau giữa các phản ứng bằng lời
nói với hành vi thực trong cuộc sống của cá nhân trong tâm thế xã hội của
họ. Để giải quyết mâu thuẫn giữa các thành phần của thái độ, V.A.Iadov đã
đưa ra thuyết nghiên cứu “hệ thống định vị” điều chỉnh hành vi hoạt động xã
hội của cá nhân. Thuyết định vị đã phát triển khái niệm tâm thế và cho rằng

hành vi xã hội của mỗi cá nhân được điều khiển bởi hệ thống định vị, bao
gồm tâm thế, tâm thế xã hội, xu hướng cơ bản của hứng thú, hệ thống định
hướng giá trị. Như vậy, tâm thế chỉ là một dạng định vị điều chỉnh hành vi,
phản ứng cá nhân trong những tình huống đơn giản khi có sự gặp gỡ giữa
nhu cầu sinh lý và đối tượng thỏa mãn nhu cầu. Hệ thống định vị tâm thế xã
hội cũng có cấu trúc thức bậc được sắp xếp từ bậc thấp đến cao để điều
chỉnh hành vi xã hội của cá nhân, trong đó định vị bậc cao có thể chi phối
định vị bậc thấp. Dựa vào thuyết hệ thống định vị. V.A.Iadov đã lý giải một
cách hợp lý về mâu thuẫn gi÷a hành vi và các phản ứng bằng lời nói trong
thái độ của cá nhân như sau: “Vai trò chủ đạo điều khiển hành vi thuôc về
cách bố trí dàn binh của một mức độ khác” mà theo cách này, hành vi bị
điều khiển phụ thuộc vào vị trí động cơ (đối tượng hoạt động) tương ứng
trong cấu trúc thức bậc động cơ của nhân cách.
Chúng ta thấy, thuyết định vị đã xem xét vấn đề thái độ từ một góc độ
mới, nó cho phép thiết lập sợi dây liên hệ giữa các cách tiếp cận vấn đề hành
vi của nhân cách từ góc độ tâm lý học đại cương, tâm lý học xã hội và xã hội
học.
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, khi nghiên cứu nhân cách như
là một phạm trù cơ bản của tâm lý học, nhà tâm lý học Nga B.Ph.Lomov
cũng đã đề cập khái niệm thái độ chủ quan của nhân cách. Theo ông khái
niệm “tâm thế”, “ý cá nhân”, “attitude” là những khái niệm họ hàng cùng
loại, phản ánh những khía cạnh khác nhau của thái độ.
Cơ sở khoa học của thái độ chủ quan của cá nhân được xác định là các
quan hệ xã hội, trong đó quan hệ kinh tế (quan hệ sở hữu các phương tiện
sản xuất, các quan hệ được hình thành một cách khách quan trong quá trình
phát triển sản xuất và lưu thông, tiêu dùng) có vai trò quyết định. Ngoài ra,
trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách, ở các nhân cũng hình
thành thái độ nào đó đối với các phát minh khoa học, nghệ thuật, các sự kiện
chính trị, đời sống tư tưởng hoá xã hội. Mặt khác, do đời sống cộng đồng
(nhóm lớn, nhóm nhỏ) nên dứt khoát ở mỗi cá nhân cũng hình thành thái độ

chủ quan với nhóm mà họ tham gia và cả với cộnglà đồng cũng như với
nhóm khác. Do vậy, xét cho cùng, ính chất và động thái của thái độ chủ quan
được hình thành ở mỗi cá nhân phụ thuộc vào vị trí (lập trường) mà nó
chiếm chỗ trong hệ thống các quan hệ xã hội và sự phát triển của nó trong hệ
thống đó. [4. tr 258]
1.1.3. Nghiên cứu thái độ ở Việt Nam.
Các tác giả nghiên cứu thái độ ở Việt Nam được ảnh hưởng nhiều từ
tâm lý học Liên Xô. Phần lớn các tác giả tiến hành nghiện cứu thực tiễn, chỉ
có một số công trình nghiên cứu lý luận về thái độ của một số tác giả như:
Phạm Minh Hạc, Vũ Dũng, Nguyễn Khắc Viện, …. Võ Minh Thị Chí. Trong
một nghiên cứu về thái độ, các tác giả nghiên cứu về lý luận thái độ đã đưa ra
quan điểm của mình : nghiên cứu các quan điểm học thuyết nghiên cứu thái
độ của các tác giả Liên Xô (cũ) để muốn nhấn mạnh đến cơ sở khoa học các
nghiên cứu thái độ mà các tác giả đã đề cập đến. Từ đó, cho phép đưa ra các
tiêu chí, điều kiện khách quan để tiến hành các nghiên cứu về thái độ của con
người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ
đó tác giả đã đưa ra định nghĩa của mình về thái độ.
Trên cơ sở tiếp thu các công trình nghiên cứu về thái độ trong và ngoài
nước, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thái độ của nông dân đối với nghề
nông trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Lý luận về thái độ
1.2.1.Khái niệm thái độ.
1.2.1.1 Định nghĩa thái độ.
Cũng như các thuộc tính tâm lý khác của con người, thái độ được các
nhà tâm lý học quan tâm và nghiên cứu từ rất lâu. Do tính đa chiều, đa tầng
của nội hàm thái độ, nên xuất hiện nhiều định nghĩa về thái độ theo chủ quan
của các tác giả khi nghiên cứu các góc độ, khía cạnh khác nhau của thái độ.
 Định nghĩa về thái độ của các nhà tâm lý học Xôviết:
V.N. Miaxisev cho rằng, thái độ là khía cạnh chủ quan bên trong, có
tính chọn lọc của các mối liên hệ đa dạng ở con người với các khía cạnh

khác nhau của hiện thực. Hệ thống này diễn ra trong toàn bộ lịch sử phát
triển của con người, biểu thị kinh nghiệm cá nhân và quy định nội hàm hành
động cũng như các trải nghiệm của họ. Khái niệm “thái độ” là khía cạnh
tiềm năng của các quá trình tâm lý, liên quan đến tính tích cực chủ quan, có
chọn lọc của nhân cách.
Trong các nghiên cứu của mình, các nhà tâm lý học Xôviết ít dùng
thuật ngữ “thái độ” vì tính đa nghĩa của nó trong tiếng Nga (từ này phần
nhiều được dùng chỉ mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng). Khi nói đến
thái độ, thuật ngữ tâm thế chủ quan (và sau này B.Ph.Lomov gọi là thái độ
chủ quan của nhân cách) được sử dụng nhiều hơn, và được định nghĩa như
sau: “Tâm thế xã hội là một dạng tâm thế được xem như một yếu tố hình
thành hành vi xã hội của nhân cách, xuất hiện dưới dạng các quan hệ của
nhân cách với các điều kiện hoạt động của nó và của những người khác”.
Tác giả K.K.Platonov thì cho rằng, thái độ là “một dạng cấu thành
tích cực của ý thức cá nhân và các mối liên hệ ngược của chủ thể với thế
giới, được phản ánh và được khách thể hoá trong tâm vận động”. Theo tư
tưởng nêu trên, phản ánh được hiểu không chỉ là kết quả của tác động của
môi trường lên con người mà là biểu hiện của sự tác động qua lại giữa
chúng; chính xác hơn bản thân phản ánh là sự tác động qua lại được thực
hiện bằng phương cách thái độ có ý thức.
Các tác nhà tâm lý học Leningrad thuộc Liên Xô trước đây thì coi
thái độ là “Những cơ cấu tâm lý săn có định hướng cho sự ứng phó của cá
nhân”. Trong đó, dưới góc độ tâm lý học nhân cách Kosacowski và
Lompscher đều khẳng định thái độ là thuộc tính tâm lý bao gồm nềm tin,
hứng thú, thái độ xã hội.
Các tác giả Xôviết đều có chung khẳng định thái độ là sự phản ánh ý
thức, là thuộc tính cốt lõi của nhân cách và là một yếu tố định hướng hành vi
xã hội của con người.
 Định nghĩa về thái độ của các nhà tâm lý học phương Tây:
Những người mở màn cho những nghiên cứu về thái độ xã hội là hai

nhà nghiên cứu W.I.Thomas và F.Znaniecki. Vào những năm 1918, trong
nghiên cứu về những người nông dân Ba Lan ở Mỹ, hai nhà nghiên cứu này
đã tìm hiểu sự thích ứng của người nông dân Ba Lan đối với những môi
trường xã hội thay đổi ở Mỹ, tới sự thay đổi các giá trị cũ bằng các giá trị
mới và đặc điểm chủ yếu của nó là về thái độ. Hai ông cho rằng: “Thái độ là
trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị” và “Thái độ là định
hướng chủ quan của một cá nhân đối với giá trị này hay giá trị khác được
xã hội chấp nhận”. Định nghĩa này đã chỉ ra rằng: yếu tố chủ quan của các
nhân đối với một giá trị này hay một giá trị khác sẽ làm cho cá nhân có hành
động này hay hành động khác mà được xã hội chấp nhận. Như vậy, định
nghĩa này đã đồng nhất thái độ với định hướng giá trị cá nhân.[4. tr 279]
Năm 1935 một nhà tâm lý học người Mỹ- G.W.Allport đã tổng kết 17
định nghĩa về thái độ và đưa ra định nghĩa về thái độ của riêng ông như sau:
“ Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức
thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động
đến các phản ứng của cá nhân hướng đến các khách thể và tình huống mà
nó có mối liên hệ"
Định nghĩa này được nhiều nhà khoa học thừa nhận và sử dụng trong
các đề tài nghiên cứu về thái độ.
Sau đó là hàng loạt các nghiên cứu về thái độ xã hội được tiến hành và
kèm theo những nghiên cứu đó là hàng loạt những khái niệm về thái độ ra
đời. R.Martens đưa ra định nghĩa về thái độ: “Thái độ là xu hướng thường
xuyên đối với các tình huống xã hội, nó biểu thị sự thống nhất của ý nghĩa,
tình cảm và hoạt động, thái độ của con người có mối quan hệ chặt chẽ với
hành vi, bởi vì thái độ được xác định bằng tính thống nhất bên trong".
Marten đã khẳng định: thái độ là một cấu trúc có hệ thống, thái độ được biểu
hiện ra hành vi và thể hiện cho những ý nghĩa tình cảm bên trong của con
người.
Năm 1971.H.C.Trianodis nhà tâm lý học Mỹ đưa ra định nghĩa về thái
độ như sau: “Thái độ là những tư tưởng đạo đức được tạo nên bởi các xúc

cảm, tình cảm. Nó gây tác động đến hành vi nhất định, ở một giai cấp nhất
định, trong những tình huống xã hội nhất định, thái độ của con người bao
gồm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như cách xử
sự của họ với đối tượng đó"
H. Fillmore nhận định, thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay
tiêu cực đối với đối tượng hay các ký hiệu( biểu tượng) trong môi trường
Thái độ là sự định hướng của cá nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi
trường và là cấu trúc có tính động cơ.
Khi nhắc đến khái niệm thái độ, các nhà tâm lý học thì quan tâm đến
những vấn đề như: “những cấp độ trừu tượng hoá tương ứng với những định
nghĩa riêng biệt”, “phải tìm ra điểm xuất phát chung” của những định nghĩa
về thái độ.
Cho đến ngày nay, chưa có sự thống nhất giữa các quan niệm của các
nhà tâm lý học duy vật biện chứng và tâm lý học phương Tây về khái niệm
thái độ. Các tâm lý học mácxít vẫn chưa đưa ra được một khái niệm chuẩn
và thống nhất. Các khái niệm thái độ mà chúng ta dùng hiện nay chỉ là các
khái niệm của từng riêng mỗi nhà tâm lý.
Riêng định nghĩa về thái độ của G.W. Allport được nhiều nhà tâm lý
học thừa nhận vì qua định nghĩa thái độ là gì, tác giả còn nêu ra nguồn gốc,
vai trò, chức năng của thái độ. Tuy nhiên, trong định nghĩa của Allport, một
lần nữa lại thấy thái độ chỉ bó gọn “trong đầu của một cái tôi chủ quan, mà
không thấy vai trò của các yếu tố môi trường và những người khác trong xã
hội đối với việc hình thành thái độ chủ quan của mỗi người.
 Định nghĩa thái độ của các tác giả Việt Nam.
ở Việt Nam, thái độ, được coi là mặt biểu hiện bề ngoài của ý thức,
tình cảm đối với sự việc thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động. Hơn
nữa, thái độ còn là nhận thức, là cách nhìn nhận, đánh giá và xu hướng hành
động trước sự việc hay vấn đề gì đó. Như vậy, thái độ không chỉ là sự biểu
hiện tình cảm ra bên ngoài mà còn bao gồm nhận thức và hành động
(Nguyễn Như ý, 1998).

Từ điển Xã hội học (1994) coi thái độ là nền tảng ứng xử xã hội
của cá nhân, là một hoạt động tâm lý của cá nhân. Định nghĩa này xem thái
độ trong các mối quan hệ với chuẩn mực xã hội, thấy được cơ chế kinh
nghiệm xã hội hình thành thái độ chủ quan cá nhân.
Từ điển Tâm lý học (2001) coi thái độ trước một số đối tượng nhất
định như hàng hoá nào đó hay một ý tưởng nào đó (chính trị, tôn giáo, triết
lý ), nhiều người thường có những phản ứng tức thì, tiếp nhận rõ ràng hay
khó khăn, đồng tình hay chống đối, như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo
ra định hướng cho việc ứng phó.
Trong từ điển tiếng Việt tác giả định nghĩa: thái độ là cách nhìn nhận,
hành động của cá nhân theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình
huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài( nét
mặt,cử chỉ, lời nói, hành động) có ý nghĩa, tình cảm của cá nhân đối với con
người hay một sự việc nào đó
Các tác giả Việt Nam nghiên cứu tâm lý học, đã tổng hợp lịch sử
nghiên cứu thái độ, cũng như tham khảo định nghĩa về thái độ của nhiều tác
giả khác nhau, đã đưa ra cách hiểu của mình về thái độ và lấy đó làm công
cụ nghiên cứu trong các đề tài nghiên cứu của mình: Thái độ là phản ứng
(ứng xử) mang tính chủ thể với hiện thực khách quan, được hình thành trên
cơ sở các mối quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia vào đó, thông qua hoạt
động và giao lưu của mình.[4.tr281]
Chúng tôi lấy định nghĩa về thái độ của các tác giả Việt Nam, làm cơ
sở khoa học để nghiên cứu đề tài này.
1.2.1.2. Đặc điểm thái độ
 Năm 1935, G.W.Allprt đã đưa ra 5 đặc điểm chung của thái độ
dựa trên sự tổng kết 17 định nghĩa khác nhau.
1. Thái độ là trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh.
2. Thái độ thể hiện sự sẵn sàng phản ứng.
3. Thái độ là trạng thái có tổ chức.
4. Thái độ dựa trên kinh nghiệm tiếp thu trước đó.

5. Thái độ có ảnh hưởng, tác động và điều khiển hành vi.
X.L. Rubinstein( nhà tâm lý học Liên Xô0 cho rằng thái độ có 3 đặc điểm:
1) Thái độ là hệ thống các điều kiện bên trong đáp lại những tác động
bền ngoài và quy định hành vi cụ thể trong sự tác động qua lại với các điều
kiện bên ngoài.
2) Thái độ luôn luôn phát triển trong sự phụ thuộc vào tồn tại xã hội-
nơi con người sống và hoạt động.
3) Thái độ cần được coi như hệ thống chức năng, xem xét về mặt sinh
lý học thần kinh. (4. tr 279)
 Các nhà tâm lý học Đức như G.Claus, H.Hipsơ và M.Forvec
cho rằng thái độ có những đặc điểm sau:
- Thái độ được biểu hiện như các mặt biểu hiện của cá nhân.
- Thái độ là những mặt biểu hiện hành vi xã hội được tiếp thu trong sự
tương tác với môi trường xã hội.
- Thái độ là một xu hướng nhân cách phụ thuộc vào chuẩn mực xã hội.
1.2.1.3. Cấu trúc thái độ.
Cho đến ngày nay, các nhà tâm lý vẫn chưa có một sự thống nhất về
khái niệm thái độ, nhưng hầu hết họ đều nhất trí với quan điểm cấu trúc 3
thành phần của thái độ do M.Smith đưa ra vào năm 1942. Theo Smith thì
Cấu trúc về thái độ bao hàm cả ba mặt: nhận thức – cảm xúc - hành vi
Thái độ là hiện tượng tâm lý mà ở đó có sự kết hợp của quá trình tâm
lý nhận thức sự vật, trạng thái tâm lý (tình cảm biểu hiện ra phản ứng với
hiện thực khách quan), thuộc tính tâm lý biểu hiện qua hành vi, xu hướng
hành vi.
Nhận thức: Là hoạt động tinh thần phản ánh sự vật, quan hệ …, mạng
lại cho chủ thể các hình ảnh, các tri thức về sự vật và quan hệ ấy. Bằng hoạt
động nhận thức, con người phân tích, tổng hợp, khái quát, ghi nhớ các hình
ảnh ấy. Và nếu có thực hiện một sự biến đổi nào đó, chính là biến đổi các
hình ảnh này (biến đổi sự vật trong biểu tượng), đổi mới tư duy, chuẩn bị
cho biến đổi thực tế. Hoạt động nhận thức chuẩn bị cho hoạt động lao động.

Khi một sự vật, hiện tượng, một tình huống tác động đến cá nhân, để
có một thái độ nhất định đối với đối tượng, trước hết, cá nhân phải thực hiện
quá trình nhận thức về sự vật hiện tượng. Sản phẩm của quá trình nhận thức
là hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm. Nhận thức là sự hiểu biết của
cá nhân về đối tượng của thái độ, cho dù sự hiểu biết đó là đúng hay sai, có
tương ứng hay không. Chính vì vậy, nhận thức là một thành phần không thể
thiếu, là cơ sở cho việc hình thành thái độ.
Tình cảm: là những hiện tượng tâm lý biểu thị thái độ của con người
đối với những cái mà họ nhận thức được, hoặc làm ra được gọi là tình cảm
của con người.
Nó thể hiện sự rung động, quan tâm, chú ý, hứng thú, say mê và nỗ
lực vượt khó. Tình cảm tạo nên sự thích hay không thích, quan tâm hay
không quan tâm của cá nhân đối với sự vật, hiện tượng Tình cảm cá nhân

×