Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.48 MB, 123 trang )


Ti-rTTrìirãã rnt
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN
TRỊNH THỊ VÂN ANH
THÁI ĐỘ CỦA PHỤ Nữ TRƯỚC HÀNH VI
BẠO Lực ĐỐI VỚI PHỤ NỪ TRONG GIA ĐÌNH
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỢC
MÃ SỐ: 5.06.02
LUẬN VẢN THẠC s ĩ KHOA HỌC TÂM LÝ
Người hướng dẫn khoa học: PÍỈS.TS. Lẻ Đức Piiúc
HÀ NỘI - 2006
ằ - ■■



■ — ị
MỘT SỔ KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BL:
Bạo lực
BLPNGĐ:
Bạo lực phụ nữ trong gia đình
CH
Cán bộ
CĐ-ĐH
Cao đẳng-Đại học
CN
cỏng nhân
HPGĐ:
Hạnh phúc gia đình
HNGĐ:


Hôn nhan gia đình
LĐTD
Lao động tự do
LTQĐTD:
Lây truyền qua đường tình dục
KHHGĐ:
Kế hoạch hoágitt đình
PT
Phổ thông
TB:
Trung bình
TttHV
Trình ctộ học vấn
TNXH:
Tộ nạn xã hội
VH
Van hoá
MỤC LỤC
Trang
PHẨN MỞ ĐẨU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục dích nghiên cứu 5
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Ciiả thưvết khoa học 6
6. Phạm vi nghiên cứu 6
7. Phương pháp nghiôn cứu 6
CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiôn cứu vấn đé 8
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về thái độ 8

1.1.2. Lịch sử nghiôn cứu vẻ bạo lực phụ nữ gia đình 12
1.2. Các khái niệm cơ bản 16
1.2.1. Thái độ 16
1.2.2. Bạo lực 26
1.3. Chức năng và đặc điểm tâm lý của phụ nữ trong gia đình 29
1.4. Bạo lực với phụ nữ trong gia đình 34
1.5. Thang đo thái độ đối với bạo lực phụ nữ trong gia đình 41
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. Xác định mẫu nghiên cứu 46
2.1.1. Phụ nữ phường Nhân chính và phường Khương mai 46
2.1.2. Trung tâm tư vấn Hạnh phúc gia đình 47
2.2. Nghicn cứu lý luận 48
2.3. Nghiên cứu thực tiễn 48
2.3.1. Tiến trình nghiên cứu 48
2.3.2. Cách quy ước điổm số cho bảng hỏi 51
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
3.1. Kết qua điều tra thực Irạng thái độ của phụ nữ 53
3.1.1. Nhận Ihức ’ ’ 53
3.1.2. Cam xúc 69
3.1.3. Hành vi 76
3.1.4. Tương quan giữa các mặt biểu hiện của thái độ K9
3.1.5. Kết quá chung về thái độ của phụ nữ 92
3.2. Nguyên nhAn của thực trạng 94
3.2.1. Nguyôn nhân chủ quan 94
3.2.2. Nguyôn nhân khách quan 95
3.3. Kết quả tác động tới một số trường hợp thông qua tư vấn 97
KẾT LUẬN 103
KIÊN NGHỊ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 110

1. Lý do chọn để tài
Bạo lực đối với phụ nữ là một hiện tượng xảy ra ứ hầu khắp các nơi trên
thế giới, trong mọi nền văn hoá, ở mọi đẳng cấp xã hội. Trong tất cả các dạng
bạo lực đối với phụ nữ thì bạo lực gia đình có tính chất nhạy cảm hơn cả. Đây
là một hành vi vi phạm quyền con người. Nó gây đau khổ cho nhiều phụ nữ,
ánh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và là một cản trở lớn đối với sự tiến
bộ của xã hội. Mức độ bạo lực là thước đo về sự bất bình đẳng xã hội và là một
trong những chí số quan trọng về địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã
Theo số liệu của nhiều nước, bạo lực trong gia đình chiếm một tỷ lệ tương
đối cao trong tất cả các loại bạo lực chống lại phụ nữ. Các nghiên cứu định tính
và định lượng từ 35 nước đã chứng minh rằng có khoảng từ 20% đến trên 50%
phụ nữ ở các nước này đã bị chổng đánh đập (Hesei, Pitanguy và Germain,
1994). Ở Mỹ, trên 6 triệu phụ nữ cho biết họ là nạn nhân của bạo lực trong gia
đình (John, 1995). ở Peru có khoảng 70% tội phạm được báo cho cảnh sát là
chồng đánh đập vợ (Whittaker, 1995). ở Nhật Ban, 59% trong số phụ nữ được
phỏng vấn đã khai là bị chồng đánh đập (M.Whittaker, 1995). Là một quốc gia
Hồi giáo, Malaixia đã ban hành luật phòng chống bạo lực phụ nữ trong gia
đình (1994). Tuy nhiên, cũng như ở nhiều nước, số lượng bạo lực phụ nữ chưa
giảm và đa số nạn nhân không đến báo cáo canh sát. Tại Canada, tuy là một đất
nước rất phát triển, song gia đình chưa hẳn đã là nơi thực sự an toàn cho phụ nữ
và trỏ em. Có 25% phụ nữ bị bạo lực do chính người chồng hiện tại hay đã ly dị
gây ra. Năm 1991, ở Canada có 85 nam giết vợ, nhưng ước tính chỉ có 30% số
vụ vi phạm được báo cáo với cảnh sát. (Tài liệu của Hội thảo quốc gia “Đại
bicu dân cử và chính sách xoá bỏ bạo lực với phụ nữ” của Quốc hội 2/2002).
Tổ chức Y tế thế giới(WHO) ước tính cứ 5 phụ nữ thì có ít nhất 1 người
phải trải qua một dạng bạo lực giới nào đó trong đời họ và bạo lực giới là
nguyên nhân thứ 10 gây ra lử vong của người phụ nữ ở độ tuổi từ 15 - 44. Sự
gia tăng và mức độ nghiêm trọng của bạo lực đối với phụ nữ đã khiến nhiều tổ
PHẦN MỞ ĐẨU
chức quốc tế đang đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ quan tâm, lo lắng. Các

tổ chức phụ nữ trên thế giới coi bạo lực đối với phụ nữ như một vấn đề ưu tiên,
cán xem xét trong thập kỷ quốc tế phụ nữ được bắt đầu từ 1975.
ở Việt Nam, bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đang xảy ra khá phổ biến
ở khắp các tính, thành trong cá nước. Nó diễn ra ở mọi vùng, cả ở đô thị lẫn nông
thôn và ở trong các gia đình thuộc mọi mức thu nhập khác nhau.
Là một chủ đề rất nhạy cảm, liên quan đến những nỗi đau thầm kín trong
cuộc sống ricng tư của người phụ nữ, bạo lực giới, đặc biệt là bạo lực trong gia
đình dường như bị che giấu và chỉ mới được đề cập đến gần đây một cách công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Cũng như các nước
khác trên thế giới, Việt Nam chưa có số liệu đầy đủ về bạo lực giới. Tuy nhiên,
từ các nguồn số liệu khác nhau có thể nói ngược đãi phụ nữ có xu hướng tăng
lên. Người phụ nữ thuộc mọi tầng lớp xã hội đều có thể là nạn nhân của những
dạng bạo lực khác nhau như: Thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xã hội
trong những khoảng thời gian tương đối dài của cuộc sống hôn nhân của họ
(Hội đồng dân số 2000).
Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao thì hiện tượng này ngày càng
gia tăng. Trước năm 1986, số vụ giết người là 1000 thì giết người do bạo lực
trong gia đình chiếm 5 - 7%. Từ sau năm 1987, tình trạng này trở nên đáng lo
ngại hơn. Chí tính riêng năm 2001, trong số 11000 vụ giết người thì có tới 16%
số vụ do bạo lực gia đình.
Mặc dù không muốn, phụ nữ đã phải tìm đến ly hôn như một giải pháp
trốn chạy. Số liệu toà án tối cao cho thấy tỷ lệ ly hôn do phụ nữ bị ngược đãi
chiếm gần 60% trong tổng số vụ ly hôn và có xu hướng ngày càng tăng. Số liệu
của một tung tâm tư vấn tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy chủ đề liên quan
đến bạo lực trong gia đình chiếm khoang gần 30% các cuộc gọi đến tư vấn. Tỷ
lệ này ở đường dây tư vấn tâm lý tình cảm của Hà Nội chiếm khoảng 1/4 số các
cuộc gọi đến (Hội đồng dân số, 2000).
Hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất là bạo lực của chồng đối với vợ
bao gồm các hành vi đánh đập, chửi mắng, cấm đoán, cưỡng ép quan hệ tình
dục hoặc cưỡng ép đẻ thêm con Kết quá nghiên cứu của Hội Licn hiệp phụ

?
lữ Việt Nam đẩu năm 2001, tại Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền Giang cho thấy
;ó tới hơn 40% phụ nữ trong mẫu khảo sát đã từng bị chồng đánh đập hay chửi
nắng. Đặc biệ4 theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới do các chuyên gia
;ủa Viện Xã hội học tiến hành tháng 11/1999 thì tỷ lệ phần trăm những phụ nữ
Tong mẫu đã từng chịu sự ngược đãi trong 12 tháng trước thời điểm điều tra
chiếm hơn 80%. Số phụ nữ bị chồng mắng chửi trong năm 1999 là gần 70%, bị
chồng cấm đoán là gần 10%, bị chồng đánh là gần 15% và bị chồng cưỡng ép
âm tình là gần 20% (Báo cáo của Vũ Mạnh Lợi "Ai có nguy cơ bị chổng ngược
lãi ”, Hội thảo truyền thông, giáo dục phòng chống bạo lực đối với phụ nữ, Hà
Vộ/ ngày 28/12/2000).
Mới đây nhất, theo Tạp chí “Gia đình - Hạnh phúc - Lứa đôi” (số 23, năm
1005), chỉ tính từ tháng 06/2002 đến 05/2005 ở huyện Gia Lâm thành phố Hà
Nội đã xảy ra 185 trường hợp bị bạo lực trong gia đình. Trong đó có 185 nạn
ihân bị bạo lực về tinh thần, 184 nạn nhân bị bạo lực về thể xác, 35 nạn nhân
\Ị
bạo lực về tình dục. Kẻ gây ra bạo lực là người chồng chiếm 90,3%. Người
ụ bạo lực nhiều nhất là nữ nông dân (37%). Có trường hợp chị Mai Thị Lý, 47
tiổi, bị chồng ngược đãi suốt 22 năm trời với 4 lần chồng đánh gẫy chân. Lần
cuối tháng 07/2004, chồng đã nhốt chị trong nhà đánh đập liên tiếp, không cho
ìn uống. Rất may, chị đã được bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Hay tại Hội thảo bạo lực gia đình - kinh nghiệm và giải pháp do tổ chức
Action Aid kết hợp với Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển tổ chức, chị
Hoàng Thị Sen(Thái Bình) đã bộc bạch: Chồng chị là người có học thức, có địa
\Ị xã hội. Sau đám cưới chồng chị bắt nghỉ làm lo chuyện gia đình, anh không
(ho chị đi đâu ngoài đi chợ mua thức ăn. Chị nói ‘Tôi xa lạ với mọi sự kiện
tiễn ra ngoài cuộc sống vì không được đọc báo, không được tiếp xúc với nhiều
Igười. Suốt 19 năm, tôi cam chịu cuộc sống mất quyền làm người và nín nhịn
tước những trận đòn vô cớ để mong có một cuộc sống gia đình bình yênlTôi
kiông muốn ông xã mang tiếng bạo ngược mà ánh hưởng đến địa vị. Trong

nột lần cáu giận ờ cơ quan, chồng tôi về nhà mắng mỏ vợ, tôi cãi lại. Chồng tôi
r3i khùng đã khoá cổng và lôi tôi vào trong nhà đánh đập. Anh ấy đánh tôi dã
nan đốn mức đáu tôi bị vỡ cháy bê bốt máu, đuôi mắt bị rách và gẫy cột sống.
3
Không chịu nổi, tôi đã cố lê lết trốn về nhà ngoại và sống ly thân 2 năm nay.
Hôm nay, lần đầu tiên sau 19 năm tôi được ra ngoài xã hội, đưực tiếp xúc với
nhiều người. Tôi mong các cơ quan, tổ chức hãy giúp tôi được ly hôn và cứu
giúp những người phụ nữ bị ngược đãi như tôi ”
Tất cả các tình trạng trcn do nhiều nguyên nhân gáy ra, nhưng nguồn gốc
vẫn là vì thiếu hiểu biết, hiểu lệch lạc về giới và bình đẳng giới, cũng như vai
trò, chức năng, cách xử sự trong giao tiếp giữa người vợ và người chồng; tư
tưởng trọng nam khinh nữ vãn đang tồn tại trong xã hội; do truyền thống, đạo
lý và các vụ xâm phạm thân thể cũng như hành vi của họ ngược đãi vợ trong
gia đình thường được che giấu. Ở một số nơi, chính quyền địa phương, cơ quan
pháp luật Nhà nước còn cho rằng bạo lực với phụ nữ trong gia đình chỉ là việc
dân sự, không phải là hình sự, để cho các cặp vợ chồng tự giải quyết hoặc nếu
có, chỉ được họ hoà giải v.v
Hiến pháp mới của nước ta đã quy định: “Mọi công dân đều có quyền
bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52), “Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối
xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” (Điều 63), “Nghiêm cấm mọi
hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”
(Điều 70). Những quy định này của Hiến pháp đã được cụ thể hoá thành nhiều
điều trong các Bộ luật Hình sự, Dân sự, Tố tụng hình sự, Lao động, Luật hôn
nhân và gia đình, Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính và nhiều văn bản pháp
luật khác. Điều đó đã tạo ra công cụ pháp lý đủ mạnh và nghiêm khắc để xoá
nạn bạo lực phụ nữ. Như vậy, pháp luật đã góp phần xoá bỏ sự phân biệt đối xử
với phụ nữ trong các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình trên cơ sở binh
đẳng nam nữ.
Song trên thực tế, ở nơi này hay nơi khác, tinh trạng vi phạm các quyền
của phụ nữ và trẻ cm vẫn chưa giảm. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội đã

có không ít các vi phạm, luật pháp nói chung cũng như Luật hôn nhân và gia
đình nói riêng chưa có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời. Vì vậy, nó chưa thực sự là
tấm lá chắn báo vệ thiết thực cho những phụ nữ lâm nạn. Hầu hết các trường
hợp bạo lực gia đình vẫn bị coi là vấn đề riêng của gia đình, cá nhân và chỉ
được pháp luật can thiệp khi hành vi đó cứ lặp đi lặp lại và kết thúc bằng việc
4
ly hôn hay trở thành vụ án hình sự. Mặt khác, nhận thức và hành vi của người
dân nói chung, của phụ nữ nói riêng về bạo lực đối với phụ nữ vẫn là một vấn
đề thời sự. Hiện nay, mặc dù bạo lực giới bắt đầu được nhận thức như một vấn
đề xã hội và thu hút được sự quan tâm của các cấp chính quycn, tổ chức quần
chúng nhung vẫn còn ít các tổ chức tham gia vào cuộc đấu tranh để giải quyết
vấn đề này. Sự can thiệp chủ yếu vẫn chỉ diẻn ra ở góc độ tuyên truyền, nâng
cao nhận thức của cộng đồng. Tuy các hoạt động này mới chỉ ở giai đoạn bắt
đầu nhưng cũng đã cho thấy thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan.
Đặc biệt cho đến nay, trôn lĩnh vực Tâm lý học mới chỉ có một vài luận văn
nghiên cứu về nhận thức, thái độ của thanh niên, sinh viên trước tình trạng bạo
lực đối với phụ nữ trong gia đình. Song, chúng tôi muốn tìm hiểu chính thái độ
của những người trong cuộc - những người mà trực tiếp bị đối xử bằng những
hành vi bạo lực.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề đó, chúng tôi
chọn đề tài nghiên cứu là “Thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực đối với
phụ nữ trong gia đình”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Điều tra thực trạng thái độ của chính phụ nữ trước hành vi bạo lực đối với
phụ nữ trong gia đình hiện nay.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
3.1. Đối tií(mg nghiên cứu: Thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực đối
với phụ nữ trong gia đình.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu trên một mẫu gồm 200 phụ nữ
của một số phường thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội, phỏng vấn trực tiếp 6 cán

bộ tư vấn, 10 khách hàng gọi điện tư vấn trực tiếp và có hồ sơ được lun tại
Trung tâm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực đối với phụ nữ
trons, aia đình và phân tích nguyên nhàn của thực trạng đó.
5
- Đề xuất kiến nghị góp phần hình thành thúi độ đúng đắn, tích cực ỏ phụ
nữ đối với tình trạng bạo lực hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học.
- Phụ nữ chưa thực sự có thái độ đúng mức và kịp thời trước hành vi bạo
lực của chồng đối với vợ trong gia đình.
- Nếu nghiên cứu và biết được nguyên nhân của thực trạng trên thì sẽ đưa
ra được những kiến nghị về biện pháp phòng ngừa và khắc phục tình trạng bạo
lực.
6. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực của chồng
A
đối với vự trong gia đình. ( fc
7. Phưưng pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu vãn bản, tài liệu.
- Mục đích: Tham khảo để xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu đề tài.
- Cách tiến hành: Sưu tầm và đọc những nguồn tài liệu nghiên cứu về thái
độ, bạo lực, bạo lực đối với phụ nữ, bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Kết
hợp đọc một số luận văn đã bảo vệ trước đó về vấn đề trên để tham khảo thêm
về phương pháp nghiên cứu, thấy được mặt ưu và mặt hạn chế của các luận văn,
trcn cư sở đó bổ sung cho đề tài của mình.
7.2. Phương pháp quan sát.
- Mục đích: Bổ sung cho phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi, góp phần

giải quyết nhiệm vụ của đề tài một cách tốt hơn.
- Nội dung: Quan sát những biểu hiện thái độ của phụ nữ khi tham gia trả
lời những câu hỏi liên quan đến bạo lực.
- Nguyên tắc: Quan sát tự nhiên.
7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp chính).
- Mục đích: Nghiên cứu thực trạng thái độ của phụ nữ về hành vi bạo lực
đối với phụ nữ trong gia đình.
- Việc thiết kế bảng hỏi dựa vào các chí báo, thang đo thái độ đã dược sử
dụng trong nghicn cứu thái độ ở trong và ngoài nước thông qua các dấu hiệu về
6
nhận thức, xúc cảm, hành vi. Bảng hỏi bao gồm các câu hỏi đóng, mớ và kết
hợp giữa hai loại trên.
7.4. Phương pháp trờ chuyện, phóng ván, đàm thoại.
- Mục đích: Tim hiểu rõ hơn về thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực
dối với phụ nữ trong gia đình hiện nay, đồng thời thu thập thêm thông tin để hỗ
trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác.
- Cách tiến hành: Tiếp xúc trao đổi tự nhiên dựa trên nội dung của bảng
hỏi. Trong khi trò chuyện, phỏng vấn, đàm thoại, nắm bắt và ghi lại các biểu
hiện, càu trả lời của phụ nữ.
7.5. Nghiên cứu hồ sơ khách hàng.
Thông qua hồ sơ khách hàng tại Trung tâm tư vấn Hạnh phúc Gia đinh để
tìm hiểu thái độ của phụ nữ gọi điện đến có liên quan đến bạo lực đối với họ
trong gia đình.
7.6. Phương pháp thông kẻ toán học.
Sử dụng phương pháp này để xử lý phiếu điều tra nhằm thu thập một số tài
liệu về mặt định lượng cho những biểu hiện định tính qua phiếu điều tra thực
trạng thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình.
7
Chương 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về thái độ
1.1.1.1. Ớ phương Tây
Hai nhà tâm lý học đầu tiên nghiên cứu về thái độ là W.I. Thomas và
F.Znanieki (Mỹ- 1918). Hai ông đã tiến hành nghiên cứu thái độ của những
người nông dân Ba Lan di cư sang Mỹ, thông qua sự thích ứng của họ trưóc
những thay đổi của môi trường sống cũng rihư sự thay đổi của các giá trị. Họ
đã đưa ra nhận định: Thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá
trị nào đó.
Từ công trình khởi đầu này, nhiều nghiên cứu về thái độ đã bùng nổ.
P.N.Sikhirev, nhà tàm lý học xã hội Liên Xô(cũ) đã chia lịch sử nghiên cứu thái
độ ở phương Tây ra làm ba thời kỳ chính(5:174,175):
- Thời kỳ th ứ nhất bắt đầu từ năm 1918 đến Chiến tranh thế giới lần thứ
hai. Ớ giai đoạn này, các công trinh nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên
cứu định nghĩa, cấu trúc, chức năng của thái độ và mối quan hệ của nó với
hành vi. Công trình nghiên cứu thực nghiệm gây chú ý trong giai đoạn này là
sự phát hiện ra “nghịch lý La Piere”, biểu thị sự không nhất quán giữa phản
ứng bằng lời nói tỏ thái độ và hành vi.
- Thời kỳ thứ hai kéo dài từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối
những năm 1950. Thời kỳ này, các nghicn cứu về thái độ tập trung chủ yếu tìm
hiểu, lý giải những hoài nghi về vai trò của thái độ trong việc chi phối hành vi.
Vì nhiều lý do chủ quan và khách quan như do chiến tranh, do bế tắc trong việc
]ý giải các nghịch lý nảy sinh trong quá trình nghiên cứu, nên số lượng các
công trình nghicn cứu về thái độ ở thời kỳ này có sự giảm sút một cách đáng
kể. Tuy nhiên, trong giai đoạn nghiên cứu này cũng đã nổi lên những tên tuổi
như R.A. Likert, Sank, G.w.Allport, Crechphend, J.Bruner, v.v
- Thời kỳ thứ ba (ừ cuối những năm 1950 đến nay. Có thể nói đây là thời
kỳ bùng nổ của những nghicn cứu về thái độ ở phương Tây. Trong tâm lý học
8
xã hội vấn ítc thái độ có một vị trí xứng đáng. Vấn đề thường được đé cập trong

các nghiên cứu ở giai đoạn này là những quan niệm mới về định nghĩa thái độ,
cấu trúc và chức năng của nó. Cũng ở thời kỳ này, nhiều thuyết đã được hình
thành làm cơ sở lý luận đê lý giải quan hệ như thuyết bất đồng nhận thức giữa
thái độ và hành vi(Leon Festinger), thuyết “tự thê hiện”, thuyết tự tri
giác(Parye Beny); các phương pháp nghiên cứu sự hình thành và thay đổi thái
độ như: thang đo thái độ(The F scale - thang đo F) đo các quan điểm phátxít,
thang đo quan điểm giáo điều(The Dogmatism Scale); phương pháp đo thái độ
gián tiếp qua các chỉ số sinh lý như phương pháp điện cơ mặt và các kỹ thuật
nghiên cứu thái độ như kỹ thuật “Đường ống giả vờ”( the bogus pipeline) hay
kỷ thuật lấn từng bước(foot in the door) v.v
Nhìn chung, xu thế trong các nghiên cứu về thái độ ở phương Tây là nhằm
giải quyết những vấn đề trong thực tiễn như: vận động tranh cử, bầu cử, tiếp thị,
tuyên truyền, bảo vệ môi trường, chữa bệnh v.v cũng như việc nghiên cứu các
dạng thái độ đã định hình sẵn để có thể dự báo hành vi của cá nhân khi họ vấp
phải các trở ngại, khó khăn.
1.1.1.2. Ở Liên Xô trước đây
Vấn đề thái độ được nghiên cứu khá sớm ở Liên Xô. Người đầu tiên đặt
ra vấn đề thái độ khi nghiên cứu tính cách là A. Ph. Lazuski. Ông nêu ra quan
niệm về thái độ trong các nghiên cứu như: Bài viết về năng lực (1909); Công
trình nghiên cứu nhân cách trong quan hệ với môi trường (1912); Phân loại
nhân cách (1917 - 1924); Bút ký khoa học về tính cách (1916). Theo ông, thái
độ là khía cạnh quan trọng của nhân cách (13:489).
Tiếp theo đó, dựa trcn các nghiên cứu của A.Ph. Lazuski và lập trường của
tâm lý học mácxít, V.N.Miasixev (1892 - 1973) đã xây dựng “Học thuyết thái
độ nhàn cách”. Trong học thuyết này, ông không chỉ nghiên cứu khái niệm,
phân loại thái độ mà còn đưa ra thông số đo thúi độ với các chỉ số khác nhau,
đồng thời khẳng định cư sở sinh lý học của thái độ có ý thức của con người là
phán xạ có điều kiện. Ông là một trong những người đặt nền móng cho tâm lý
học thái độ theo quan điểm mác xít.
9

Thuyết “tâm thế xã hội ” của D.N. Uznadze cũng đã góp phần tích cực vào
việc nghiên cứu thái độ của các nhà tâm lý học Liên Xô. Theo Uznadze, thái độ
(tâm thế) là trạng thái vô thức xuất hiện khi có sự gặp gỡ của nhu cầu và hoàn
cảnh thoả mãn nhu cầu, quy định xu hướng biểu hiện của tâm lý và hành vi của
con người, giúp con người thích ứng với điều kiện bên ngoài. Từ đây, có thể
khẳng định tâm thế xã hội là một yếu tố hình thành hành vi xã hội của nhân
cách, được thể hiện dưới hình thức thái độ của nhân cách với các điều kiện hoạt
động của nó.
Chính cách tiếp cận, xem xét khái niệm tâm thế theo D. N. Uznadze đã
giúp cho việc xác định nghiên cứu tâm thế xã hội - thái độ trong tâm lý học xã
hội ở Liên Xô trước đây được đặt trong bối cảnh khả quan.
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, khi nghiên cứu nhân cách như là
một phạm trù cơ bản của tâm lý học, B. Ph. Lomov đã đề cập đến khái niệm
thái độ chủ quan của nhân cách. Khái niệm này gần giống như các khái niệm
“tâm thể”, “ý cá nhân”, “attitude”. Thái độ chủ quan có tính chất nhiều chiều,
nhiều tầng và cơ động. Thái độ chủ quan tuy là thuộc tính tương đối ổn định,
phản ánh lập trường của cá nhân với hiện thực khách quan nhưng cũng có thay
đổi. Sự thay đổi vị trí khách quan của mỗi cá nhân trong xã hội đòi hỏi phải có
sự đổi mới thái độ chủ quan của nó. Cơ sở khoa học của thái độ chủ quan là các
quan hệ xã hội, phương thức hình thành là thông qua hoạt động và giao tiếp.
Một số nghiên cứu về thái độ đã được các nhà tâm lý học Liên Xô tiến
hành dưới dạng thực nghiệm như: (5:174).
- Sự tác động qua lại của thái độ của các cá nhân trong nhóm, nhân cách
và tập thể (L.I.Bozovic, V.N. Miaxisev ).
- Mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn(M.I.Lixina, A.V.Petrovxki,
A.I.Serbacov )
- Thái độ đối với việc học tập và các môn học (A.N. Leonchiep, L.I.
Bozovic, L.X.Xlavina )
- Thái độ đối với nghề nghiệp và lao động(N.I. Krưlov, v.x. Philatov ).
Như vậy,\với cách tiê'p cận hoạt động và nhân cách trong các nghiên cứu

thái độ, các nhà tâm lí học Licn Xô đã đưa ra các lí giải tương đối hợp lí về sự
10
hình thành thái độ trong cấu trúc nhân cách, về chức năng thái độ trong điều
chỉnh hành vi xã hội và hoạt động cá nhân.
1.1.1.3. Ở Việt Nam
Những năm gần đây, vấn đề thái độ được quan tâm nghiên cứu nhiều. Các
nghiên cứu này phẩn lớn dựa trên hệ thống lí luận về thái độ của tâm lí học
Liên Xô. Có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn như:
- Nghiên cứu thái độ học tập của Thanh niên đại học An ninh nhân dân -
Nguyễn Đức Hưởng(Luận văn Thạc sĩ tâm lí hoc ; 1998).
- Nghiên cứu sự tự đánh giá phù hợp về thái độ hoc toán của sinh viên Cao
đẳng sư phạm Hà Nội - Đào Lan Hương( Luận án Tiến sĩ Tâm lí học; 1999 ).
- Thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên Cao
đắng sư phạm mầm non Thanh Hoá - Nguyễn Thị Hoa(Luận văn Thạc sĩ íâm lí
học; 1999).
- Những điều kiện tâm lí - sư phạm của việc hình thành thái độ trách
nhiệm ở học sinh thiếu niên trong hoạt động học tập và hoạt động ngoài giờ lên
lớp - Nghiêm Thị Phiến( Luận án Tiến sĩ Tâm lí học; 2001).
- Thái độ học tập của cán bộ Trường đào tạo cán bộ thương mại TW -
Nguyễn Thu Hà( Luận văn Thạc sĩ Tam lí học; 2002).
-Thái độ đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Học viện
ngân hàng TPHCM - Lê Thị Linh Trang(Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học;2002).
- Thái độ của sinh viên Trường đại học Luật đối với vấn đề bảo vệ môi
trường tự nhiên - Chu Liên Anh(Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học; 2003).
- Thái độ của thanh niên trước tình trạng baọ lực đối với phụ nữ trong gia
dinh - Lý Thị Minh Hằng(Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học; 2003).
- Thái độ của thanh niên sinh viên với vấn đề phòng chống ma tuý hiện
nay - Lê Thu Hà(Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học; 2004).
- Thái độ học tập của sinh viên Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Hưng
Yên - Lc Ngọc Phương(luận văn Thạc sĩ Tâm lí học; 2005).

- Thái độ kỳ thị của cán bộ làm công tác tuycn truycn đối với những người
nhiễm HIV/A1DS - Đỗ Thị Thanh Hà(Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học; 2005).
Ngoài ra còn nhiều luận văn, luận án tâm ií học cũng nghicn cứu về thái
độ. Các tác giả này đã đóng góp đáng kể cho mảng đề tài về thái độ nói chung
cũng như sự phong phú về đối tượng. Tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu này
mới chí dừng lại ở quy mô nhỏ dưới dạng các luận án, luận văn và tập trung
chủ yếu vào thái độ của học sinh, sinh vicn mà thôi.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về BLPNGĐ.
1.1.2.1.Trẽn thê giới
Vấn đề BLPNGĐ bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1975, khi được coi như
một vấn đề ưu tiên cần xem xét. Gần ba thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu trên thế
giới cho thấy tình trạng phụ nữ bị bạo lực trong gia đình ngày càng tăng. Hầu
hết các nghiên cứu này dựa trên sự phân tích số liệu từ các phòng cấp cứu bệnh
viện hoặc sử dụng các kỹ thuật phân tích định tính để xem xét nguy cơ và bản
chất của loại bạo lực này. Cụ thể là một số nghiên cứu sau (Theo 7:9):
- Smith(Canađa;1987) điều tra ngẫu nhiên qua điện thoại phát hiện thấy
trong số 604 phụ nữ độ tuổi 18->50 đã có chồng, có 36,4% bị hành hạ về thể
chất.
- Schei và Bakketeig(Na Uy; 1989) điều tra 150 phu nữ từ 20 đến 49 tuổi ở
Trondheim thì có 25% bị chồng hành hạ về thể xác và tình dục.
- Profami Lia(Colombia; 1990) nghiên cứu trên 3272 phụ nữ thành thị và
2118 phụ nữ nông thôn, thấy có 20% bị hành hạ về thể xác, 33% về tinh thần
và 10% về tình dục.
- Shrader và Valdez Santiago(Mexico; 1992), nghiên cứu 342 phụ nữ có
33% sống trong mối quan hệ bạo lực và 6% bị hiếp trong hôn nhân. Trong số
những người bị hành hạ có 66% về thể xác, 76% về tâm lí và 21% về tinh dục.
- Kim và Cho(Hàn Quốc; 1992) điều tra 707 phụ nữ, phát hiện có 37,5%
phụ nữ bị chồng đánh trong đó 12,4% bị đánh nghiêm trọng.
- Rao(Ân Độ; 1993) trong số 170 phụ nữ ở tuổi sinh con ở vùng nông thôn
miền Nam Karnataka có 22% phụ nữ bị hành hạ về thể chất, số bị chồng đánh

trung bình 2,65 lần/ tháng chiếm 12%.
12
- Năm 1993, một nhóm nghiên cứu bạo lực gia đình ở Nhật đã điều tra
796 phụ nữ ờ nước này . Số phụ nữ hị hành hạ về thể chất là 58,7%, về tinh
thần là 65,7% và về tình dục là 59,4%.
Nếu như trước 1993, phần lớn các chính phủ coi BLPNGĐ là vấn đề riêng
tư(United Nation 1996) thì ngày nay, các nghiên cứu quốc tế đã cho thấy
BLPNGĐ là hiện tượng có tính chất toàn thế giới, tác động trong khoảng 20%
đến 50% số phụ nữ trên thế giới(WHO,1998).
BLPNGĐ đã trở thành một nội dung quan trọng trong Tuyên bố hành
động của Hội phụ nữ thố giới lần thứ IV tại Bắc Kinh, 1995 và trong các văn
bản của tổ chức Liên hiệp quốc.
Từ ngày 4 đến 6 tháng 12/2001, tại Phnômpênh(Campuchia) đã diễn ra
Hội nghị về Luật pháp chống BLPNGĐ ở vùng tiểu Mê Kông, Campuchia,
Lào, Thái Lan, Việt Nam. Hội nghị được tổ chức và tài trợ bởi một số tổ chức
quốc tế lớn như: Diễn đàn Châu Á(Forum Asia) về quyền con người và phát
triển; Diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương về phụ nữ; Luật pháp và phát
trien(APWLD); Quỹ phát triển của Liên hiệp quoc(UNIFEM); Đại sứ quán Hà
Lan tại Băng Côc
Hội nghị đã diễn ra với 5 mục tiêu sau:
- Tăng cường sự cải thiện về luật pháp cho sự tiến bộ về quyền con người
của phụ nữ ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia,Việt Nam.
- Xây dựng những hiểu biết chung về vấn đề bạo lực gia đình và khả năng
của tùng nước trong việc phát triển các chiến lược kiểm soát bạo lực gia đình.
- Xây dựng dự thảo khung pháp lí quốc gia về vấn đề bạo lực gia đình ở 4
nước.
- Chia sẻ kinh nghiệm từ các tổ chức phi chính phủ ở một số nước đã đạt
được các thành tích trong việc hỗ trợ pháp luật cho vấn đề bạo lực gia đình.
- Thành lập mạng lưới thông tin giữa các cơ quan quốc hội, phòng, ban,
cấp, ngành, các đoàn luật sư và các tổ chức phi chính phủ.

- Hội nghị đã ne,he trình bày và thảo luận về các chủ đề như: Vấn đề khái
niệm về bạo lực gia đình, vai trò của văn hoá và tôn giáo trong việc phòng
chống bạo lực gia đình, hình thức, nguycn nhân của bạo lực gia đình, những
13
thứ thách và chiến lược trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng
luật pháp chống bạo lực gia đình
Hội nghị đã thống nhất trên một số vấn đề như:
- Bạo lực gia đình không phải là chuyện riêng của gia đình;
- Phụ nữ đang bị coi là phụ thuộc vào nam giới trên phạm vi toàn cầu.
Hiện nay, ở nhiều nước Châu Á không chỉ văn hoá và tôn giáo đang tiếp tay
cho việc củng cố tình trạng bất bình đẳng nam nữ và khuyến khích bạo lực gia
đình mà còn một số chính phủ, cảnh sát chưa có hoạt động tích cực ngăn chặn
bạo lực gia đình vì coi đây là việc riêng của gia đình.
Mặc dù vấn đề BLPNGĐ mới được đề cập đến và xem xét trong vài thập
kỷ gần đây nhưng cũng đã thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều
tổ chức cũng như cá nhân của nhiều nước trên thế giới. Các kết quả nghiên cứu
đã chứng tỏ tính chất nghiêm trọng của tệ nạn này, đồng thời cho thấy các
nguyên nhân, hình thức bạo lực khác nhau và sự ảnh hưởng của chúng đến sức
khoẻ thể chất, tinh thần, tình dục. Việc nghiên cứu đã góp phần giúp cho các
nhà hoạch định chính sách, các thể chế xã hội ở mỗi nước có biện pháp giải
quyết tình trạng này.
1.1.2.2. Ở Việt Nam
Từ cuối những năm 1980, vấn đề binh đẳng giới đã được đề cập tới tại
Việt Nam và nhanh chóng được các tổ chức xã hội quan tâm. Đảng và Pháp
luật luôn coi trọng vấn đề bình đẳng giới và hướng đến việc thúc đẩy sự phát
triển của công tác này, cam kết một cách mạnh mẽ về công bằng xã hội, trong
đó có bình đẳng giới, với cộng đồng thế giới, góp phần tạo điều kiện cho phụ
nữ phát huy tốt vai trò xã hội của họ.
Gần đây, BLPNGĐ ngày càng được rất nhiều người quan tâm. Song,
những công trình nghiên cứu về vấn đề này thì còn rất ít. Có thể kể đến một số

nghiên cứu như sau:
- Năm 1997 Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành nghiên cứu về bạo
lực gia đình. Trong đó, các nhà nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp lấy từ báo
chí và các cơ quan khác nhau tại 3 tinh Hà Nội, Hà Tây và Thái Bình làm cơ sở
cho phân tích của họ. Kết quá nghiên cứu cho thấy BLPNGĐ là khá phổ biến.
14
- Năm 1998 Hội đồng dân số Mỹ đã đưa ra báo cáo nghiên cứu trong khu
vực Đỏng và Nam Á của Lê Thị Phương Mai - Cán bộ nghiên cứu về “Bạo lực
và hậu quả đối với sức khoe sinh sán: Hiện trạng của Việt Nam Nghiên cứu
tập trung tìm hiểu về nguycn nhân và loại bạo lực, chủ yếu dựa vào các phỏng
vấn phụ nữ đến tư vấn tại Trung tâm tư vấn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Qua
nghiên cứu, tác giả nhận thấy BLPNGĐ có thể xẩy ra trong mọi gia đình và ở
mọi tầng lớp xã hội.( 17).
- Năm 1999, trong bài viết “Bạo lực trong gia đình ở Việt Nam”, Lê Thị
Quý đã xác định 4 nguyên nhân của bạo lực với phụ nữ trong gia đình: Kinh tế,
học vấn, các thói quen văn hoá xã hội và bệnh thần kinh của người có hành vi
bạo lực. Đồng thời, tác giả còn nêu rõ các hậu quả của nạn bạo lực (21).
- Cũng trong năm này, Vũ Mạnh Lợi cùng các đồng nghiệp Viện Xã hội
học đã tiến hành nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới - trường hợp ở Việt
Nam”. Kết quả nghiên cứu cho rằng BLPNGĐ là một quá trình phức tạp, chịu
ánh hưởng của nhiều yếu tố. Tính nghiêm trọng và tần số của bạo lực là rất khó
đo lường (14).
- Năm 2001, Trung tâm gia đình và sức khoẻ sinh sản (RaFH) đã thực
hiện dự án “Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình và thái độ của các nhân viên
y tế” được tiến hành tại Hà Nội và Ninh Bình. Nghiên cứu chủ yếu tập trung
xem xét phản ứng của nạn nhân bạo lực, cộng đồng, các thể chế xã hội đối với
nạn bạo lực với phụ nữ trong gia đình, đồng thời đánh giá thái độ của các nhân
vicn y tế trước tình trạng phụ nữ bị bạo lực trong gia đình.
- Năm 2005, Đỗ Hoàng - Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ - Đại học quốc
gia Hà Nội đã thực hiện đề tài “Lý thuyết giới phân tích từ góc độ tâm lý học

xã hội”. Nghiên cứu này cũng có bàn về sự bất. bình đẳng giới, nguyên nhân
của sự bất bình đẳng, việc đấu tranh cho quyền lợi và sự công bằng của phụ nữ,
xoá bỏ tình trạng bạo lực.
Ngoài ra, còn một số nghiên cứu, báo cáo khác về vấn đề. Nhìn chung,
mỗi công trình đều phát hiện được những khía cạnh nhất định của tệ nạn này,
góp phần làm rõ hơn tình trạng bạo lực và đưa ra các biện pháp giải quyết cụ
thè. Tuy nhiên, nghicn cứu về thái độ đối với BLPNGĐ chưa nhiều, đặc biệt là
15
trong lĩnh vực tâm lý học. Chưa có nghicn cứu nào được thực hiện trên lĩnh vực
tâm lý học về thái độ của chính người phụ nữ - Người phái chịu sự bạo lực một
cách trực tiếp.
1.2. Các khái niệm CƯ bản
1.2.1. Thái độ
1.2.1.1. Khái niệm “ Thái độ”
Có thể nói rằng, thái độ là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong tâm lý
học nói riêng và trong cuộc sống nói chung nhưng “khái niệm thái độ” thì
tương đối phức tạp. Thuật ngữ “thái độ”(attitude trong tiếng Anh) dùng để chỉ
tư thế hoặc dáng điệu của một người. Từ trước đến nay có nhiều nhà tâm lý học
nghiên cứu về thái độ, song định nghĩa về thái độ vẫn chưa được thống nhất.
Theo D.N.Uznadze:HTiái độ là trạng thái sẵn sàng hướng tới một hoạt
động nhất định, là cơ sở của tính tích cực có sự lựa chọn của chủ thể. Theo ông,
thái độ là phản ứng cơ bản đầu tiên của chủ thể đối với đối tượng tác động.
Thái độ là trạng thái toàn vẹn của ý thức cá nhân. Thái độ chỉ xuất hiện khi có
nhu cầu và hoàn cảnh thoả mãn nhu cầu.
H.Fillmore: Thái độ là sự sẵn sàng phán ứng tích cực hay tiêu cực đối với
đối tượng hay các ký hiệu trong môi trường Thái độ là sự định hướng của cá
nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi trường(Theo 4:17).
M.Vorwerg xác định: Thái độ là sự sẵn sàng bị quy định và có tính chất
bắt buộc nào đó, nảy sinh trong những nhóm nhất định và trong những tình
huống cụ thể. về mặt lượng cũng như mặt nội dung, sự sẵn sàng này phụ thuộc

không những vào chủ thể hữu quan mà trước hết là một hiện tượng tâm lý xã
hội, phụ thuộc vào khuynh hướng của cá nhân gắn liền với những chuẩn mực
của nhóm(7:15,16).
T.Newcomb: Thái độ của cá nhân đối với đối tượng nào đó là thiên
hướng hành động, nhận thức,tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể liên
quan. Thiên hướng hành động thể hiện sự sẵn sàng phản ứng (8:319).
D.Myers: Thái độ là phản ứng mang tính đánh giá có thiện chí hay
không có thiện chí về một điều gì đó, hay người nào đó được thể hiện trong
niềm tin, xúc cảm hay hành vi có chủ định.
16
17
D.Krech và R.S.Crutchfield cho rằng: Việc xem xét thái độ bên trong
không đơn giản vì chúng ta không thể trực tiếp thâm nhập vào phạm vi ý thức
bèn trong của cá nhân mà chỉ có thể gián tiếp thông qua những biểu hiện bên
ngoài.
G.Clauss: Thái độ bên ngoài có thể quan sát được một cách trực tiếp
thông qua những vận động, cử chỉ, hành động và những phát biểu bầng lời. Còn
thái độ bên trong là những thể nghiệm, chỉ có thể biết được thông qua thái độ
bên ngoài hoặc một cách trực tiếp nhờ quan sát.
V.N.Miasixev: Thái độ là hệ thống trọn vẹn các mối liên hệ cá nhân có
chọn lọc, có ý thức của nhân cách với các khía cạnh khác nhau của hiện thực
khách quan. Hệ thống này xuất phát từ toàn bộ lịch sử phát triển của con người,
thể hiện kinh nghiệm cá nhân, quy định hành động và các thể nghiệm của cá
nhân từ bên trong. Theo ông, thái độ bị quy định bởi các mối quan hệ xã hội.
G.W.Allport đã nghiên cứu, tổng kết từ 17 định nghĩa khác nhau về thái
độ và đưa ra 5 đặc điểm chung của thái độ như sau(8:322- 333):
- Thái độ là trạng thái nhất định của ý thức và hệ thần kinh.
- Thái độ là biểu hiện sẵn sàng hành động.
- Thái độ là trạng thái có tổ chức.
- Thái độ được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm đã có.

- Thái độ có ảnh hưởng đến định hướng và hoạt động.
Hầu hết các định nghĩa trên cho ta thấy quan niệm chung: Thái độ là
trạng thái sẵn sàng phản ứng và thuộc phạm vi bên trong cá nhân nhưng được
biểu hiện và nhận thấy thông qua những hành vi, cử chỉ ở bên ngoài.
Ở Việt Nam, một số định nghĩa cũng thể hiện quan điểm trên như: Thái
độ là dáng vẻ, cách, những biểu hiện bên ngoài của tình cảm, ý nghĩ của một
người nào đó đối với công việc hay đối với người khác.
Theo từ điển Tiếng Việt: Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện
ra bèn ngoài(bằng net mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối
với ai hoặc đối với sự việc nào đó hay thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách
hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình(20:877).
j OA. HOC QUỐC GIA HÀ NÓI
I ỈRUNG TÀM THÕNG TIN THƯ VIỆN
Trong từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện định nghĩa: Thái độ là
những phán ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống
đối như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó.
Gần đây, có bài viết của Võ Thị Minh Chí về “Nghiên cứu thái độ trong
nhân cách”. Theo tác giả, thái độ là một thuộc tính tâm lý, một thành tố tích
cực của ý thức cá thể, là mối quan hệ chủ quan với thế giới được phản ánh và
được khách quan hoá bởi tâm vận động của con người khi nghiên cứu về con
người, về nhân cách không thể không nghiên cứu thái độ của họ.(5:261- 264)
Như vậy, qua tổng kết và phân tích các định nghĩa về thái độ, chúng tôi
thấy nội dung của các định nghĩa đều thể hiện cho rằng, Nghiên cứu thai độ
phải xem xét thái độ trong mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội và phải dựa
trên các thành phần cơ bản là nhận thức, cảm xúc và hành vi. Xuất phát từ các
quan điểm đã phân tích, chúng tôi sử dụng khái niệm thái độ làm cơ sở cho
nghiên cứu này như sau: Thái độ là những phản ứng và sự đánh giá của cá
nhân hay nhóm người đối với một đối tượng nào đó(người, sự vật, hiện
tượng).
I.2.I.2. Cấu trúc của thái độ

Khi nghiên cứu về thái độ, phán lớn các nhà tâm lý học xã hội đều thống
nhất với cấu trúc của thái độ gồm có 3 thành phần do M.Smith đưa ra 1942 là:
Nhận thức, cảm xúc và hành vi, cụ thể: (Theo 4:18,19).
Nhận thức: Là những hiểu biết của cá nhân về đối tượng của thái độ, cho
dù những hiểu biết đó là đúng, đầy đủ và sâu sắc hay không.
Cẩm xúc: Là các xúc cảm và tình cảm tích cực(dương tính) hay tiêu
cực(âm tính). Nó thể hiện ở sự rung cảm, thích hay không thích, hài lòng hay
không hài lòng, vui hay buồn, bình tĩnh hay giận giữ của cá nhân trước đối
tượng của thái độ.
Hành vi: Là những hành động của cá nhân đối với đối tượng của thái độ.
Rokeach(1968) và Fishbcin( 1975) đã khẳng định cả ba thành phần trên
đểu liên kết chặt chẽ với nhau.Trong thành phần xúc cảm có cả yếu tố nhận
thức, cũng như trong thành phần hành vi có yếu tố xúc cảm. Đicu đó có nghĩa
là muốn tỏ thái độ đối với một đối tượng nào đó, con người nhất thiết phải nhận
18
thức được đối tượng ấy. Nếu không nhận thức được nó là cái gì, như thế nào thì
khỏng thể có phản ứng trước nó. Những phản ứng này chứa đựng xúc cảm và
dược biểu hiện thông qua hành vi.
Đây là cơ sở cho việc xây dựng thang đo thái độ.
1.2.1.3. Chức năng của thái độ
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân lại thể hiện mình ra bcn ngoài thông qua
phong cách và những hành động riêng. Khả năng ứng xử theo một cách thức
nhất định của cá nhân thực hiện được là nhờ thái độ có các chức năng sau*
7:18)
- Chức năng thích nghi: Nhằm đạt mục đích đã đề ra, trong nhiều trường
hợp, cá nhân thay đổi thái độ do tác động của môi trường như thái độ a dua, lựa
chiều ý kiến số đông.
- Chức năng tiết kiệm trí lực: Cá nhân tiết kiệm sức lực, năng lực thần
kinh, cơ bắp trong hoạt động nhờ các khuôn mẫu hành vi quen thuộc đã được
hình thành.

- Chức năng thể hiện giá trị: Thông qua sự đánh giá một cách có chọn
lọc về đối tượng qua biểu lộ cảm xúc, hành động cũng như ý định hành động,
cá nhủn thể hiện giá trị nhan cách của mình.
- Chức năng tự vệ: Trong tình huống có xung đột nội tâm, con người tìm
cách thay đổi thái độ như tự bào chữa, biện minh cho hành vi mâu thuẫn với
thái độ, qua đó làm giảm căng thẳng, tạo cân bằng nội tâm.
- Chức năng điều chỉnh hành vi và hoạt động: Thái độ đảm bảo sự tham
gia của cá nhân vào cuộc sống xã hội, quy định phương pháp hoạt động và mối
quan hệ của cá nhân với người khác. Qua đó, quy định tính chất và mức độ
tham gia của họ vào sự phát triển các quan hệ xã hội.
1.2.1.4. Cơ chê hình thành thái độ
Theo M.Vorwerg và H.Hiebsch(Đức), thái độ của cá nhân được hình
thành thông qua 4 cơ chế tâm lý xã hội: bắt chước, đồng nhất hoá, giảng dạy và
chỉ dẫn(40:129-150).
- Bắt chước: Là sự hình thành thái độ bằng con đường tự phát. Nghĩa là cá
nhân học các phương thức hành vi hoặc phan ứng mà không cần sử dụng các kỹ
19
thuật giáo dục theo một phương thức nào đó. Theo Miller và Dollarđ thì có 4
nhóm người chính khiến cho ta thích bắt chước và dễ gây ảnh hưởng tới người
khác là: Những người lớn tuổi; những người có địa vị xã hội hơn hẳn; những
người có trí tuệ hơn hẳn; những người thành thạo hơn hẳn trong một lĩnh vực
nào đó.
- Đồng nhất hoá: Thực chất đây cũng là sự bắt chước nhưng bắt chước có
ý thức. Trong quá trình này, chủ thể thống nhất bản thân mình với các cá nhân
khác của nhóm này hay nhóm khác dựa trên sự nhận thức và mối liên hệ cảm
XIÍC, đồng thời chuyển những chuẩn mực, những giá trị vào thế giới nội tâm của
mình. Đây là sự bắt chước một khuôn mẫu nào đó.
- Giảng dạy: Là cách hình thành thái độ do người khác tác động vào cá
nhân một cách chủ động, có mục đích bằng con đường truyền thụ, thông báo
tất cả những gì cần thiết.

- C hỉ dẩn: Là cách hình thành thái độ mà cá nhân phải tiến hành hành
động một cách tích cực theo sự hướng dẫn nhất định.
I.2.I.5. Một sỏ phương pháp làm thay đổi thái độ
- Phương pháp giới thiệu thống điệp thuyết phục
Các nhà tâm lý học xã hội cho rằng một thông điệp thuyết phục phải có 3
đặc trung cơ bản là: Nguồn tin, nội dung thông điệp và người tiếp nhận thông
điệp. Cụ thể:
+ Nguồn tin: Cá nhân hay tổ chức cung cấp thông điệp. Đây là yếu tố
quan trọng trong việc thái độ có bị thay đổi hay không.
Theo thuyết khuyến khích(Hovland): Nguồn tin phải có chuyên môn và
độ tin cậy cao thì mới có thể làm thay đổi thái độ. Điều này cũng được
Choo(1964); Watts và McGuire(1964); Kiesler^Collins và Miller(1969) khẳng
định: Nguồn tin càng tin cậy bao nhiêu thi càng làm thay đổi thái độ bấy nhiêu.
Hay Eagly và Chaiken(1975) cho rằng sự lôi cuốn của nguồn tin sẽ thuyết
phục mọi người nhiều hơn.
Ví dụ: Nếu một ca sĩ nói rằng theo anh ta, aspirin là thuốc giảm đau hiệu
quii nhất, có thể rất ít người tin. Nếu anh ta cho biết có đến 9/10 bác sĩ vừa có
20
chuycn môn, vừa có uy tín nói nlur vậy và trình bày ý kiến của họ thì có thể rất
nhiéu người tin và sử dụng aspirin hưn.
Tuy nhiên, trong một sô nghicn cứu khác, Hovland và các đồng nghiệp đã
tuycn bố rằng: Trong thời gian dài thì hiệu quả của uy tín giảm sút vì người
nhận quên dần đi nguồn tin nhưng nhớ lại sự hài lòng về nó.
Thuyết bất đổng(Festinger, Aronson ) cũng có quan điểm tương tự như
thuyết khuyến khích. Song, một số nghiên cứu của Aronson.Walster và
Abrahams cho thấy khi tạo ra sự bất đồng giữa sự tin cậy của nguồn tin và
động cơ thúc đẩy cho việc ủng hộ nguồn tin thì người nhận lại bị tác động bởi
nguồn tin không đáng tin cậy hơn.
+ Nội dung thông điệp thuyết phục
Theo Hovland, Anderson(1957), nếu nội dung thông điệp khác xa với

quan điểm của người nhận thì thông điệp sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên, một số
nghiên cứu khác của Insko(1967); Kiesler, Collins và Miller(1969) lại cho thấy
rằng cách tiếp cận đó sẽ có hiệu quả hơn trong việc làm thay đổi thái độ.
Festinger và Waltes(1962) quan niệm những thông điệp không phải thiết
kế để ảnh hưởng tới người nhận dường như sẽ thuyết phục mọi người nhiều
hơn. Nếu có nguồn tin tin cậy nhưng quan điểm của nguồn tin lại khác xa với
quan điểm của người nhận thì sự thuyết phục sẽ giảm đi. Nguồn tin tin cậy vừa
phải nhưng quan điểm khác vừa phải thì sự thuyết phục sẽ nhiều nhất.
Ví dụ, Aronson, Jurner và Carlsmith(1963) đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của nguồn tin tin cậy và khoảng cách giữa thông điệp với quan điểm người
nhận trong việc làm thay đổi thái độ(32:187,188). Các tác giả yêu cầu sinh viên
đánh giá một khổ thơ, sau đó đưa cho họ một bản đánh giá của T.s.
Eliot(nguồn tin tin cậy cao), rồi một bản của giáo viên (nguồn tin tin cậy vừa
phải). Kết quả, nguồn tin Eliot có tác động nhiều hơn nguồn tin của giáo viên.
Khi quan điểm của Eliot khác xa với sinh viên thì sự tác động không còn nữa.
Nguồn tin của giáo viên làm thay đổi nhiều nhất khi quan điểm của cô ấy vừa
phải. Nhưng khi quan điểm của cô ấy khác xa với sinh viên thì sự thay đổi ý
kiến bị hạ xuống đột ngột. Các tác giá giải thích rằng quan điểm khác xa với
sinh viên của Eliot đặt sinh vicn rơi vào sự mâu thuăn(bất đồng). Eliot rất đáng
21

×