Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương quản trị rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.84 KB, 15 trang )

Đề cương quản trị rủi ro
Câu 1 trình bày một số khái niệm và khái niện khác liên quan đến quản trị rủi ro
và lấy ví dụ thực tế tương ứng
Tl:a/những khái niệm thiết yếu
-sự chắc chắn:là một trạng thái không có nghi ngờ
-sự bất định phản nghĩa của sự chắc chắn,mô tả một trạng thái tư tưởng.sự bất định
xuất hiện khi một cá nhân bắt đầu ý thức được rằng không thể biết chắc kết quả
của sự việc hiện tượng này là gì
-rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả,nó hiện diện trong hầu hết mọi
hoạt động của con người,vì sự hiện diện của nó mà nên sự gây nên sự bất định.
VD:có thể sáng sớm bạn dắt xe đi làm thì nhận ra săm xe bị thủng,phải sửa bạn
muộn giờ làm,vì thế bạn có tâm lý đề phòng hơn vào những lần sau
Có rất nhiều dạng rủi ro nhưrủi ro vềtỉgiá, rủi ro vềthị
trường, rủi ro vềpháp luật, rủi ro vềtín dụng, rủi ro vềlãi suất, rủi ro vềbất động
sản
rủi ro là một khái niệm khách quan có thể đo lường
-hiểm họa và mối nguy: Để hiểu thêm về rủi ro cần phân biệt sự khác nhau giữa
hiểm họa và mối nguy. Hiểm họa được hiểu như là nguyên nhân dẫn đến mất mát.
Ví dụ một ngôi nhà bị cháy thì hỏa hoạn là hiểm họa đã gây ra thiệt hại đối với
ngôi nhà; hai xe hơi đụng nhau thì việc đụng xe là hiểm họa làm cho xe bị hư
hỏng. Trong khi đó, mối nguy được xem là tác nhân làm tăng khả năng xảy ra mất
mát. Nếu như hỏa hoạn được xem là hiểm họa thì xăng, dầu lửa trong khu vực hỏa
hoạn được xem là mối nguy.
b/những khái niệm liên quan
-rủi ro thuần túy:tồn tại khi một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời
được
VD hộ gia đình sử dụng ga để đun nấu có nguy cơ cháy nổ,nếu điều đó xảy ra sẽ
gây thiệt hại cho gia đình mà không mang lại lợi ich gì cả
-rủi ro suy đoán:tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời đi kèm với một nguy cơ tổn
thất
VD:đầu tư chứng khoán là một dạng rủi ro suy đoán


Rủi ro thuần túy và suy đoán nằm trong tổng số rủi ro của chủ thể,giữa chúng có sự
phân biệt tùy vào điều kiện hòn cảnh và phản ứng của chủ thể trước những rủi ro
-rủi ro không thể đa dạng hóa(rủi ro hệ thống):dạng rủi ro mà khi xuất hiện nó
sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ nhân loại vào cùng một lúc
VD:sư bấp bênh của các điều kiện kinh tế chung như giảm gdp,tăng lãi suất tiền
vay,tăng tốc độ lạm phát…những điều kiện này tác động hầu hết lên các doanh
nghiệp và đời sống người dân
-rủi ro có thể đa dạng hóa(rủi ro không hệ thống)rủi ro này chỉ tác động đến 1 đối
tượng tài sản hoặc 1 nhóm tài sản hay nó chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của một
hoặc vài doanh nghiệp.
VD;-công nhân của xưởng A bãi công ảnh hưởng tới hoạt động của xưởng đó và
toàn công ty
-vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm xuất khẩu việt nam của mỹ gây
ảnh hưởng đến nhóm doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản và người dân nuôi tôm
Rủi ro có thể đa dạng hóa có thể thong qua những thỏa hiệp đóng góp tiền bạc hoặc
chia sẻ rủi ro để giảm bớt rủi ro.Vd:sơ hữu một danh mục đầu tư chứng khoán thay
vì chỉ đầu tư một loại chứng khoán
Đối với rủi ro không thể đa dạng hóa thì việc thỏa hiệp đóng góp tiền bạc không có
tác dụng gì.Vd:với sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu thì những thỏa hiệp đóng góp
không có tác động nhiều vì rủi ro này có ảnh hưởng tới tất cả những người tham
gia cùng một cách thức và cùng một thời điểm
Câu 2:trình bày khái niệm và các mức độ bất định,ví dụ thực tế tương ứng
-k/n:sự bất định là sự nghi ngờ về khả năng của chúng ta trong việc tiên đoán kết
quả.Sự bất định xuất hiện khi một cá nhân nhận thức được rủi ro.Đó là một khía
nieemj chủ quan vì thế không thể đo lường trực tiếp,bởi nó là một trạng thái tư
tưởng,nó khác biệt giữa từng cá nhân
Khả năng con người tiên đoán kết quả tương lai của một hành động chiụ tác động
mạnh mẽ bởi khối lượng thong tin,loại thong tin và chất lượng thong tin về đối
tượng
-các mức độ bất định

Sự bất định Những đặc tính Các ví dụ
Không có(tức là
chắc chắn)
Những kết quả có thể được tiên
đoán chính xác
Các quy luật thuộc về khoa
học tư nhiên vd:quy luật về
trọng lực hay sự chuyển
động vật lý
Mức1(sự bất định
khách quan)
Những kết quả được nhận ra
với xác suất được biết
Khi tung xúc sắc hay các
trò may rủi với xác suất kết
quả 1:1
Mức 2(sự bất định
chủ quan)
Những kết quả được nhận ra
nhưng xác suất không dược biết
Hỏa hoạn.tai nạn xe cộ.bị
cướp hay những suy đoán
đầu tư kinh doanh
Mức 3 Những kết quả không dược
nhận ra đầy đủ và xác suât
không được biết
Các dự án thám hiểm
không gian,nghiên cứu di
truyền
Câu 3/lịch sử phát triển các chức năng quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro được thực hiện một cách không chính thức từ thuở ban đầu,người
tiền sử đã tụ tập lại với nhau thành bộ lạc để bảo tồn thiên nhiên,chia sẻ trách
nhiệm và chống lại những bất trắc trong cuộc sống.quản trị rủi ro luôn được thực
hiện dù người ta co ý thức về nó hay không,
Xét trên phạm vi hẹp,tập trung vào hoạt động chính thức về quản trị rủi ro trong
các tổ chức áp dụng nó thì lịch sử của nó ngắn hơn nhiều
-thời kì ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai:trước thời gian này quản trị rủi ro đã
không có được một sự chấp nhận rộng rãi đối hững nhà với cả nhà thực hành lẫn
những nhà nghiên cứu.
Chức năng quản trị rủi ro là một trong những chức năng quản trị,chức năng quản
trị rủi ro hiện đại được phát triển từ chức năng mua bảo hiểm.vào thời kỳ sau chiến
tranh thế giới thứ 2,chức năng của quản trị rủi ro được mở rộng,hầu hết các tổ chức
bảo hiểm hoặc thực hành qtrr đều có người mua bảo hiểm và nagyf càng gia
tăng.Đến khoản g giữa thập niên 1950 các nhà nghiên cứu bắt đầu định nghĩa chức
năng qtrr và dần được mơ rộng về sau
-giai đoạn sau 1960:trong giai đọa này có sự biến chuyển lớn từ việ c lệ thuộc vào
các thỏa hiệp bảo hiểm truyền thống sang hình thức tự bảo hiểm rủi ro,ngăn ngừa
rủi ro xuất hiện và ngăn ngừa tổn thất.Từ những năm 70 quản trị rủi ro đi vào giai
đoạn toàn cầu hóa với việc thiết lập các hiệp hội cuả những nhà quản trị rủi ro trên
toàn thế giới,cho thấy mức đọ phát triển của chức năng qtrr
-giai đoạn 1990 đến nay:các hoạt động qtrr vẫn tiếp tục phát triển ,cụ thể việc mua
bảo hiểm,kiểm soát tổn thất,tài trợ rủi ro và đảm bảo lợi ích người lao động
Quan điểm của quản trị rủi ro trong gđ này : quản trị rủi ro là quá trình hđ có hêj
thống dựa trên cơ sở nhận dạng , phân tích , đo lường , đánh giá rủi ro và giải pháp
đối phó cũng nư khắc phục hậu quả rủi ro.
Câu 4. Mối quan hệ giữa quan trị chiến lược, quản trị hoạt động và quản trị
rủi ro?
Quản trị trong các tổ chức có thể khác nhau về chi tiết nhưng ở một mức độ nào đó
, quản trị tổ chức liên quan tới 3 chức năng quản trị chính: chức năng quản trị chiến
lược, chức năng quản trị hoạt động, chức năng quản trị rủi ro. Ba chức năng này

không hoạt động độc lập với nhau, chúng liên kết tác động, hỗ trợ nhau trong mọi
hoạt động của doanh nghiệp.
Chức năng hoạt động của quản trị chiến lược là tím ra sứ mạng, những nhiệm vụ
và chỉ tiêu của tổ chức, kế hoạch chiến lược cũng như quá trình đánh giá sự phát
triển của tổ chức. Chức năng của quản trị hoạt động gồm những hoạt động thực sự
hướng tổ chúc đến nhiệm vụ của nó, đó là quá trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Chức năng quản trị rủi ro bao gồm tát cả các hoạt động làm cho việc đạt được sứ
mạng của tổ chức một cách trực tiếp và rõ ràng.
trong hoạt động chung của một tổ chức luôn cần sự chắn chắn, an toàn bằng việc
xây dựng các chiến lược quản trị chiến lược, quản trị hoạt động nhưng bên cạnh đó
mỗi quyết định của tổ chức luôn tiềm ẩn đó là do rủi ro và tính bất định. Tính bất
định tác động tới khả năng nhận thức của tổ chức, ảnh hưởng tới khả năng làm cho
tổ chức đạt được sứ mạng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất: những đám
cháy, tai nạn bất ngờ, quyết định kinh doanh tồi tệ, kết quả bầu cử, điều luật tranh
cai, sự may mắn sẽ làm chệch hướng đi đã định. quản rị rủi ro là quản trị đầy tính
chủ động với những những rủi ro và tính bất định qua đó sẽ hướng tổ chức đi tới
mục tiêu của nó một cách hiệu quả dù cho nhiệm vụ có là gì đi nữa.
VÍ DỤ: công ty du lịch quyết định sứ mạng của nó là hoàn thành chuyến du lịch
Bắc- Nam với chất lượng dịch vụ tốt, giá cả hợp lý. Công ty có thể quyết định
khoảng thời gian của mỗi tour cho mỗi giá tuor khác nhau, quản trị chiến lược sẽ
xây dựng lộ trình của một tuor cụ thể, quản trị hoạt động sẽ đánh giá mức độ thật
của chất lượng thông qua các tiêu chuẩn, quản trị rủi ro giúp chỉ ra những hậu quả
tiềm ẩn về chỉ tiêu không được đáp ứng.
Câu 5. Trình bày các phương pháp nhận dạng rủi ro. Lấy ví dụ thực tế từng
phương pháp?
*Các phương pháp được áp dụng để nhận dạng rủi ro gồm:
-Phân tích các báo cáo tài chính( A.H Criddle)
-Phương pháp lưu đồ
-Thanh tra hiện trường
-Làm việc với các bộ phận khác trong Tổ chức

-Làm việc với nguồn bên ngoài
-Phân tích hợp đồng
-Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ
Trong thực tế thì chúng ta thường kết hợp nhiều các phương pháp và kỹ thuật nhận
dạng rủi ro trên. các tổ chức phải chú trọng thường xuyên thực thiện phương pháp
nhận dạng rủi ro liên tục như một quá trình vì rủi ro có thể thay đổi theo thời gian.
Sự áp dụng bảng liệt kê các rủi ro tiềm năng có thể gợi ra một vài sự điều chỉnh
bảng liệt kê đó.
*Phân tích các báo cáo tài chính: phương pháp này do criddle đề xuất năm 1962,
ông cho rằng từ việc phân tích tổng tài sản, các báo cáo hoạt động kinh doanh và
các tài liệu hỗ trợ sẽ giúp các nhà quản trị rủi ro xác định được các nguy cơ rủi ro
của tổ chức về tài sản, trách nhiệm pháp lý, các nguồn lực và dự báo về tài chính,
dự toán ngân sách. theo phương pháp này, từng tài khoản sẽ được nghiên cứu kĩ để
phát hiện các rủi ro tiềm năng có thể phát sinh. Kết quả nghiên cứu được báo cáo
cho từng tài khoản, phương pháp này cũng không loại trừ việc nhận định rủi ro
bằng suy đoán. Ngoài ra nhà quản trị phải đưa thêm các nguồn thông tin khác vào
các bản báo cáo.
*Phương pháp lưu đồ: bước đầu tiên là tổ chức cần xây dựng một dãy các lưu đồ
trình bày các hoạt động của tổ chức từ khâu nguyên liệu, nguồn năng lượng, tất cả
các đầu vào, các nhà cung cấp và kết thúc thành phẩm với người tiêu thụ. Sau đó
trình bày bảng liệt kê các nguồn rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn lực
cho từng khâu.
*Thanh tra hiện trường: bằng cách quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt
động nhà quản trị có thể học được rất nhiều những rủi ro mà tổ chức có thể gặp.
*Làm việc với các tổ chức khác trong bộ phận: thông qua các giao tiếp thường
xuyên và có hệ thống với các.
mở rộng việc viếng thăm cán bộ quản lý và nhân viên các bộ phận từ đó nhà quản
trị sẽ có những hiểu biết đầy đủ về hoạt động cũng như các tổn thất có thể từ hoạt
động này.
các báo cáo miệng hoặc văn bản của các bộ phận do họ tự đề xướng hoặc qua một

hệ thống báo cáo thường xuyên giúp nhà quản trị rủi ro nắm được nhưng thông tin
cần thiết.
*Làm việc với các nguồn khác bên ngoài: việc trao đổi thực chất là tìm hiểu xem
những cá nhân như chuyên viên kế toán, luật sư, các nhà tư vấn về rủi ro, chuyên
viên thống kê, chuyên gia kiểm soát tổn thất có nhận ra được các rủi ro nào mà họ
đã bỏ sót hay không hay chính họ tạo ra nhưng rủi ro mới.
*Phân tích hợp đồng: từ các quan hệ hợp đồng có thể sẽ phát sinh nhiều rủi ro , nhà
quản trị phải nghiên cứu kĩ các hợp đồng xem rủi ro giảm hay tăng.
*Nghiên cứu các số liệu trong quá khứ:phương pháp này có thể phát hiện được ít
các nguy cơ rủi ro nhưng có thể phát hiện các nguy cơ mà các phương pháp khác
không thể phát hiện, bằng cách tham khảo các hồ sơ lưu trữ tổn thất hoặc suýt tổn
thất có thể gặp phải trong tương lai . hệ thống thông tin về quản trị rủi ro sẽ được
triển khai phân tích các tổn thất theo nguyên nhân, vị trí, các mức độ và các biến
khác nhau. khi có các thông tin đầy đủ sẽ giúp dự báo về chi phí của tổn thất bằng
cách xây dựng hàm xu thế hay phương pháp khai triển tổn thất.
Câu 6 nội dung của chi phí rủi ro,tầm quan trọng của ước lượng rủi ro
-chi phí rủi ro là chi phí phí phải gánh chiụ của các tổ chức do xuất hiện rủi ro
chi phí rủi ro bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
-chi phí trực tiếp là hậu quả trực tiếp gây ra cho người hay vật
Vd khi kho hàng bị cháy gây nên hậu quả trực tiếp là toàn bộ hàng hóa dự trữ và
hàng xuất kho bị cháy hết=>chi phí bị mất ở đây là tiền nguyên vật liệu đáu
vào,vốn vay sản xuất,chi phí sửa chữa xây dựng lại kho….
Chi phí gián tiếp liên hệ đến sự hư hỏng trực tiếp gây ra do mối nguy hiểm,nhưng
hậu quả tài chính không phải hậu quả trực tiếp từ tác động của nguy hiểm lên
người hay vật.Chi phí gián tiếp thường khó thấy mặc dù hậu quả của nó có thể lớn
hơn nhiều chi phí trực tiếp
Vd:trong ví dụ trên thì chi phí gián tiếp khi xảy ra cháy kho hàng có thể là thất thu
trong thời gian sửa chữa kho hàng,không đáp ứng được khách hàng kịp thời sẽ mất
uy tín,sản xuât ngưng trệ thì phải cho công nhân nghỉ tạm thời
-tầm quan trọng của các ước lượng :mục đích của các ước lượng bằng số trong

quản trị rủi ro là nhằm dự toán ngân sách cho quản tri rủi ro và dự báo các ảnh
hưởng về sau của các quyết định hiện nay
+dự toán ngân sách:các phương pháp định lượng cần thiết để dự báo chi phí để tổ
chức có căn cứ thiết lập quỹ dư phòng rủi ro phù hợp.quản trị rủi ro hiệu quả khi
ngân sách cho hoạt động quản trị rủi ro thấp ,mặt khac trong trường hợp chi phí
quá cao so với dự toán sẽ rât khó khăn trong việc bổ sung ngân sách,vì thế cần
đánh giá thực tế chi phí quản trị rủi ro.
+dự báo ảnh hưởng của các quyêt định hiện tại đến tương lai:điều các nhà quản trị
quan tâm khi rủi ro nao đó xảy ra là việc chi trả, bù đắp cho rủi ro đó,các trường
hợp chi trả đó gọi là các khiếu nại bồi thường.Ước lượng trong quản trị rủi ro chính
là ước lượng số,loại khiếu nại bồi thường và thời điểm chi trả khiếu nại bồi thường
để từ đó có các quyết định trong chọn lựa chi trả trực tiếp hay mua bảo hiểm…
Câu 7:trình bày nội dung của né tránh rủi ro và ngăn ngừa tổn thất,lấy vd
tương ứng
- Né tránh rủi ro
Một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né tránh những hoạt động,
con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ
đầu hoặc bởi loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận. Có 2 biện
pháp: chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra và loại bỏ những nguyên nhân gây
rủi ro.
Vd: môi trường không khí thành thị bị ô nhiễm,khói bụi công nghiệp có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe,nhiều người chọn cách chuyển về vùng núi hoặc nông thôn
sinh sống hay mùa mưa bão đến đẻ tránh cây đổ gây thiệt hại về người và nhà
cửa,người ta chặt bớt tán,cành của những cây to xung quanh nơi ở…
Né tránh là cách tiếp nhận hữu hiệu việc quản trị rủi ro. Bằng cách né tránh rủi ro,
tổ chức biết rằng họ sẽ không gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà
rủi ro có thể gây ra. Tuy nhiên tổ chức cũng có thể mất những lợi ích có thể có từ
những rủi ro đó.Vd:đầu tư dự án A có mức rủi ro cao nhưng khả năng sinh lời lớn.
Trong nhiều trường hợp việc né tránh không thể thực hiện được. Càng có nhiều rủi
ro được xác định thiệt hại về tài sản thì càng xác định việc né tránh là không thể

thực hiện được.vd chúng ta không thể vì sợ tai nạn giao thông mà không tham gia
giao thông được.
Bối cảnh của việc ra quyết định né tránh làm cho việc thực hiện né tránh khó có thể
trở thành hiện thực. Một rủi ro không thể tồn tại mà không có hoàn cảnh, một
quyết định né tránh có thể tạo nên rủi ro ở nơi khác hoặc làm tăng thêm số rủi ro
dang tồn tại.
-Ngăn ngừa tổn thất
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách giảm bớt số
lượng tổn thất xảy ra(tức giảm tần suất tổn thất) hoặc bằng cách làm giảm mức
thiệt hại khi tổn thất xảy ra. Chương trình ngăn ngừa tổn thất tìm cách giảm bớt số
lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Ở đây chuỗi rủi ro là rất
quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào 3 mắt xích
chuỗi: sự nguy hiểm, môi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi
trường. Điều đó có nghĩa là các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào
+ Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa vd để đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm,các quy định về hàm lượn hóa chất tồn dư trong thực phẩm đã được quy định
sẵn
+ Thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối hiểm nguy tồn tại vd:hệ thống
đèn,biển báo giao thông giúp hạn chế ách tắc và tai nạn có thể xảy ra
+Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa nguy hiểm và môi trường vd
:công nhân bốc dỡ hàng hóa không đúng cách,cần sử dụng dây đai hỗ trợ
Câu 8: Trình bày nội dung của giảm thiểu rủi ro.Lấy ví dụ và phân tích,làm
rõ nội dung trên
Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tán công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt
giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra( tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất).
Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy
ra.Những chương trình giảm thiểu tổn thất là sự thỏa thuận ngầm trong quản trị rủi
ro rằng một vài tổn thất nào đó có thể xảy ra dù cho đã cố gắng, nỗ lực hết sức của
tổ chức.
Tuy nhiên chức năng và mục đích của những biện pháp này là làm giảm tác động

của tổn thất một cách có hiệu quả nhất. Vậy thì giảm thiểu rủi ro bao gồm những
biện pháp sau
- Cứu lấy những tài sản còn sử dụng được
Hiếm khi tổ chức thiệt hại hoàn toàn và nhà quản trị rủi ro có thể tối thiểu
hóa tổn thất thông qua việc cứu lấy những tài sản còn lại
- Sự chuyển nợ
Sự chuyển nợ cũng được xem xét lại như một biện pháp giảm thiệu tổn thất
nhắm tới hậu quả lâu dài của tổn thất.Sự chuyển nợ cũng là một công cụ của
quản trị chanh chấp.Sự chuyển nợ là một kỹ thuật giảm thiểu thường được
áp dụng
- Kế hoạch giải quyết các hiểm họa
Giảm thiểu tổn thất tìm cách giảm thiểu sự tác động của tổn thất hoặc là
thong qua việc kiểm soát những sự kiện khi nó xuất hiện,kiểm soát kết quả
tức thời của sự kiện hoặc là thong qua việc kiểm soát các hậu quả lâu dài của
nó.
- Sự dự phòng
Sự dự phòng thường được sử dụng trong những trường hợp có tổn thất gián
tiếp, là những tổn thất nảy sinh từ những tổn thất trực tiếp tới tài sản.Nó
thường đóng vai trò kép trong việc ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu tổn
thất.Sự dự phòng làm giảm khả năng tổn thất gián tiếp xảy ra bởi vì tài sản
dự phòng sẵn sàng được sử dụng nếu tài sản nguyên thủy không còn được sử
dụng được nữa.
- Phân chia rủi ro
Sự phân chia rủi ro là một kỹ thuật trong đó một tổ chức cố gắng ngăn cách
những rủi ro của nó với nhau thay vì cho phép chúng gây hại cho một sự
kiện đơn lẻ.
Câu 9. Trình bày nội dung khái quát chung kỹ thuật tài trợ rủi ro?
- Khái niệm:
+ Tài trợ rủi ro là việc doanh nghiệp hoặc tổ chức dùng các nguồn tài chính trong
và ngoài doanh nghiệp, tổ chức bù đắp cho những tổn thất xảy ra khi có rủi ro, gây

quỹ cho những hoạt động khác nhằm giảm thiểu rủi ro hay gia tăng những kết quả
tích cực.
+ Tài trợ rủi ro là hoạt động thụ động nếu so sánh với kiểm soát rủi ro. Kiểm soát
rủi ro chủ động nhằm giảm tổn thất của một hoạt động hoặc một tài sản, thì tài trợ
rủi ro lại đối phó theo nghĩa nó hành động sau khi tổn thất đã xuất hiện nưng điều
này không thể kết luận được chiến lược tài trợ rủi ro và hoạt động tài trợ rủi ro là
không có kế hoạch. Quá trình đánh giá rủi ro đóng vai trò rất quan trọng trong việc
giúp nhà quản trị lập kế hoạch và hợp lý hóa chương trình tài trợ rủi ro.
-Các biện pháp tài trợ rủi ro:
+ tự tài trợ (lưu trữ tổn thất): cá nhân hoặc tổ chức mình tự mình bù đắp tổn thất
bằng nguồn vốn của mình hay nguồn vốn đi vay. Trong điều kiện nhà quản trị
không xác định được rủi ro, không đo lường được được mức độ rủi ro hay không
cố gắng xử lý rủi ro thì khi đó các biện pháp tài trợ mang tính chất thụ động.Nhà
quản trị rủi ro sẽ không có biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Trong tường hợp
nhà quản trị rủi ro nhận dạng, đánh giá được mức độ tổn thất họ sẽ chủ động xây
dựng các biện pháp để phòng ngừa rủi ro. Trong thực tế thì các doanh nghiệp
thường xây dựng và lập các quỹ bảo hiểm, các biện pháp tài trợ rủi ro khác
+ chuyển giao rủi ro: quá trình vận chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế khác
* chuyển giao rủi ro bảo hiểm: là hình thức chuyển giao khi người nhận bảo hiểm
chấp nhận chịu gánh vác một phần tài chính nếu có rủi ro xuất hiện
* chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm có thể là các phương pháp kiểm soát rủi ro hoặc
tài trợ rủi ro bao gồm các hoạt động sau:
a, chuyển tài sản hay chỉ hoạt động của nó cho một người khác
b, loại trừ hoặc giảm thiểu trách nhiệm của người chuyển giao với tổn thất cho
người được chuyển giao
c, xóa bổn phận được giả định là của người chuyển giao với các tổn thất
-Một số kỹ thuật tài trợ có thể chủ yếu là lưu giữ và có kèm theo chuyển giao một
vài thành phần, hoặc có thể ngược lại chuyển giao và một vài thành phần được lưu
trữ. Một vài kỹ thuật khác thì kết hợp nửa chuyển giao và một nữa lưu trữ. Trong
nhiều trường hợp, sự khác nhau giữ các hình thức kết hợp này rất tinh tế va thực tế

khó có thể phân biệt được
Câu 10: trình bày nội dung một số phương pháp tài trợ rủi ro. tập trung vào
phân tích lưu trữ tổn thất và chuyển giao bảo hiểm.
So với kiểm soat rủi ro việc phân loại các phương pháp tài trợ rủi ro hoàn toàn
đơn giản, phương pháp tài trợ rủi ro phân làm hai nhóm: lưu giữ và chuyển giao
Lưu giữ tổn thất là hình thức chấp nhận chịu đựng tổn thất theo hậu quả tài chính
trực tiếp. Nói một cách khác đó là phương pháp tự thanh toán tổn thât
Chuyển giao rủi ro là việc sắp xếp một vài thành phần ganh chịu hậu quả tài chính
trực tiếp, nói một cách khác đó là việc chuyển thanh toán tổn thất cho các thành
phần khác.
Thường thì chuyển giao tài trợ rủi ro cung cấp một phương tiện là bù đắp rủi ro khi
tổn thất xuât hiện . khi vấn đề chuyển giao được thực hiện đúng nghĩa, rủi ro tự nó
sẽ được chuyển giao cho một đối tượng khác và đây chính là chuyển giao kiểm
soát rủi ro. Cũng vậy chuyển giao thường được hiểu là một khoản bù đắp cho
người được chuyển giao như chi phí bảohiểm đã trả cho công ty bảo hiểm. Người
chuyển giao không thể tránh khỏi toàn bộ hậu quả của rủi ro thông qua chuyển
giao mà chỉ tránh được tổn thất trực tiếp và tức thời.
Phương pháp tài trợ rủi ro có thể được phân loại theo thời gian mà nguồn thanh
toán tổn thất đã được chuẩn bị, nếu một tổ chức có đủ nguồn thu nhập lớn, ganhs
nặng tài chính của tổn thất có thể được coi như môt chi phí hiện ại không cần có
một kế hoạch cụ thể trước. Đây gọi là phương pháp tài trợ rủi ro tức thời
Khi tổn thất tiề m năng là quá lớn đối với khả năng của một tổ chức là chi phí tỏn
thât thường được phân nhỏ ra cho nhiều chu kì tài chính. Khi ngân quỹ được tích
llũy trước khi tổn thất xảy ra phương pháp tài trợ rủi ro trong trường hợp này gọi là
tài trợ rủi ro trong tương lai. Trong đó sự tích lũy dành để đáp ứng tổn thất trong
tương lại. Ví dụ như doanh nghiệp trích ra một phần tiền để dành cho việc phòng
chôngs những rủi ro về tai nạn lao đôg của nhân công trong phân xưởng và sửa
chữa máy móc trong tương lại.
Phân tích :Lưu giữ tổn thất
Một phương pháp phổ biến để quản lý rủi ro là lưu giữ tổn thất. Nguồn bù đáp rủi

ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng thêm với nguồn vay mượn mà tổ chứ
đó phải có trách nhiệm hoàn trả. Phương pháp lưu trữ có thể là thụ động hoặc năng
động, có kế hoạch hoặc không có kế hoạch, có ý thức hoặc không có ý thức.
Tự bảo hiểm là một trường hợp đặc biệt của hoạt động và kế hoạch lưu giữ tổn
thất. Tự bảo hiểm không phải là bảo hiểm vì nó không phải là chuyển giao rủi ro
chô một người khác
Kế hoạch tài trợ tổn thất:
• Không chuẩn bị tài trợ trước: phương pháp này cắt chi phí quản lý cụ thể
theo hướng tối thiểu hóa, nhưng nếu tổn thất biến động từ năm này qua năm
khác tổ chức này có thể phải bán tài sản trong điều kiện bất lợi để có tiền
mặt đền bù khi tổn thất xhhien.
• Tài khoản nợ hay tài khoản dự phòng: nhà quản trị rủi ro của một tổ chức tự
tài trợ quan tấm đến khả năng ảnh hưởng của những tổn thất không được bảo
hiểm trình bày trong bản báo cáo tài chính có thể hình thành một khoản nợ
để giải quyết những tổn thất ngoài dự tính,
• Các khoản tài sản dự phòng: 1 tổ chức có thể giữ tiền mặt hay các khaonr
đầu tư để chuyển thành tiền mặt để thanh toán những khoản tổn thất ko bảo
hiểm. Phương pháp này có thể được sử dụng khi tổn thất không bảo hiểm có
khả năng vươt quá nguồn tieenf măt dành cho các trường hợp khẩn cấp và số
tiền tổ chức có thể vay mượn. Nhược điểm của pp này là: lợi nhuận của các
tài sản tiền mặt hoặc các tài sản gần như tiền mặt có thể thấp so với đầu tư
vào chỗ khác đặc biêt đối với những tổ chức có tỷ suất lợi nhuận cao
• Bảo hiểm trực hệ:người bảo hiểm trực hệ là một người bảo hiểm được sở
hữu bởi người được bảo hiểm,
Chuyển giao bảo hiểm:
Bảo hiểm có thể đươc định nghĩa như một hợp đồng chấp thuận giữa hai bên một
là người bảo hiểm hai là người được bảo hiểm
• Thành phần của một giao dịch bảo hiểm:
1. Một hợp đồng được 2 bên thỏa thuận
2. Chi phí thanh toán cho người bảo hiểm

3. Một khoản chi trả có điều kiện được thanh toán theo tình huống được
xác định trong hợp đồng bảo hiểm
4. Có nguồn quỹ chung do người bảo hiểm nắm giữ để chi trả cho các
khiếu nại bồi thường
• Nguồn góp chung so với rủi ro chung
Tổ hợp rủi ro được phat sinh từ việc giai thích sai luật số lớn. Giống như việc khi
áp dụng với tổ hợp rủi ro được bảo hiểm, luật số lớn cho rằng tổn thất bình quân
trên một đơn vị bảo hiểm có xu hướng tiến tới tổn thất trung bình thực sự khi số
lượng các rủi ro được bảo hiểm rủi ro độc lập, đồng nhất tăng lên.

×