Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.59 KB, 12 trang )

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến.
* Hầu hết giáo viên dạy học lớp 1 ở trường nông thôn đều rất trăn trở về chất
lượng học tập của học sinh. Vì hiện nay vẫn còn một số trẻ em không vào Mẫu giáo,
phụ huynh thì bận rộn với công việc làm ăn nên việc nhắc nhở các em học ở nhà rất
hạn chế, thậm chí có phụ huynh còn khoán trắng cho nhà trường. Điều này chứng tỏ
sự thiếu quan tâm của cha mẹ, về nhà các em không được nhắc nhở thường xuyên,
cho nên việc rèn kĩ năng đọc ở nhà không có, Vì đặc điểm của trẻ mau nhớ chóng
quên. Do đó chất lượng của học sinh không đạt yêu cầu như giáo viên mong muốn.
Việc rèn đọc cho học sinh vẫn có ý nghĩa rèn luyện về ngôn ngữ vừa có ý nghĩa
bồi dưỡng về văn học. Nó không chỉ có tác dụng trước mắt mà còn có tác dụng lâu
dài. Đọc đúng học sinh sẽ có cơ sở hiểu đúng, viết đúng. Đọc đúng còn giúp các em
trong học tập môn khác. Vì vậy mà kĩ năng đọc được xem là môt tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng học tập của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng.
Nhưng trước hết là vấn đề kĩ năng, không phải cứ biết chữ là học sinh nào cũng
có thể đọc đúng. Muốn đọc đúng thì các em phải luyện đọc theo đúng qui tắc hướng
dẫn. Đó là vấn đề luôn luôn đặt ra cho người giáo viên.
Xuất phát từ những lí do trên nên tôi đã tập trung vào việc " Rèn kĩ năng đọc cho
học sinh lớp 1"
2. Phạm vi triển khai thực hiện
Cấp trường
a. Xuất phát từ thực tế dạy học.
* Qua nghiên cứu thực tế ta thấy rằng chất lượng dạy Tập đọc ở Tiểu học chưa
cao nguyên nhân là do nhiều lượng kiến thức giáo viên đặt ra nặng nề, truyền đạt
quen sử dụng phương pháp truyền thống. Khả năng đọc của một số giáo viên còn hạn
chế, một số giờ học còn quá khô khan. Giáo viên dựa trên hướng dẫn của sách giáo
khoa bằng phương thức giáo viên hỏi học sinh trả lời. Chính vì vậy mà đọc bộc lộ
được nhiều nhược điểm trong việc quản lí lớp. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc
cho học sinh còn hạn chế về sau một giờ học, một bài học, học sinh có khả năng đọc
hay, diễn cảm và hiểu nội dung bài một cách đầy đủ. Học sinh không quan tâm tới
phương pháp đọc của mình. Do đó các em yếu về năng lực.
b. Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.


* Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng năng cho học sinh. Đọc là một hoạt
động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói dấu thanh, là quá trình
chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có dấu thanh. Cả hai hình
thức trên đều không thể tách rời nhau. Chính vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn
ở Tiểu học. Nên nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc là
một khả năng không thể thiếu đựơc của con người trong thời đại văn minh. Chính vì
vậy, là một giáo viên giảng dạy tôi rất băn khoăn những vấn đề tồn tại trên. Vậy tôi đã
chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc
cho học sinh lớp 1 ”.Với mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm
giúp học sinh biết đọc đúng, đọc hay, có khả năng kể chuyện, giao tiếp tốt, viết đúng
chính tả, viết được những bài văn có đủ ý, trọn câu và ngày càng yêu thích, hứng thú
đọc sách.
c. Khảo sát của việc dạy học phân môn Tập đọc lớp 1.
* Hiện nay với sự phát triển ngày càng cao, đặc biệt là sự đổi mới đang đề cập đến
đó là vấn đề đổi mới về chương trình sách giáo khoa lớp 1, 2, 3, 4, 5 thì vấn đề giáo
dục phải ngày càng được phát triển, đổi mới không ngừng. Do vậy, đòi hỏi người giáo
viên phải không ngừng học hỏi để theo kịp sự phát triển và đổi mới của xã hội. Phần
nhiều giáo viên là những người ham học hỏi, tích cực tìm ra phương pháp dạy học
mới để đạt được kết quả cao nhất. Song do điều kiện còn hạn chế nên chưa tiếp cận
được hết những phương pháp dạy học mới. Một số giáo viên còn có thói quen dạy
theo phương pháp cũ. Khi tiếp cận với phương pháp dạy học mới giáo viên thường
quan niệm: Trong các tiết dạy phải có hệ thống câu hỏi và buộc học sinh trả lời các
câu hỏi ấy. Như vậy yêu cầu học sinh dùng một phương pháp thực hành nhiều cho
nhớ vì giáo viên khi dạy đều quan tâm đến đặc điểm tâm lí của các em học sinh tiểu
học đó là “ Học mà chơi, chơi mà học”, các em khi học rất dễ nhớ nhưng cũng rất
nhanh quên.
TSHS ĐẦU NĂM HỌC
15
GIỎI KHÁ TB YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL

4 26.6 4 26.6 5 33.3 2 13.3
3. Mô tả sáng kiến.
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
a. Một số giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1.
* Với yêu cầu rèn đọc của học sinh Tiểu học mà chương trình đã qui định mức độ
cho từng khối lớp. Để đạt được chất lượng và kĩ năng đọc ở Lớp 1 tôi tập trung việc
rèn luyện kĩ năng mỗi học sinh như thế nào để đạt được yêu cầu của học sinh lớp 1.
- Đọc đúng và rõ ràng
- Có ý thức phát âm.
- Đọc to đọc thầm.
Muốn rèn luyện kĩ năng cho học sinh được tốt trước hết phải chú ý đến việc đọc
mẫu của giáo viên. Qua việc đọc mẫu của giáo viên các em có thể bắt chước đọc đúng
và từ phát âm đến giọng đọc. Đồng thời người giáo viên phải biết kết hợp nhiều biện
pháp và sử dụng hợp lý các phương pháp mới có chất lượng cao.
Việc luyện đọc cho học sinh ở nhiều cách mà trước hết là rèn cho học sinh phát âm
đúng: Một từ, một cụm từ, cách ngắt nghỉ hơi. Luyện đọc một câu, 1 bài văn.
+ Việc đầu tiên mà tôi thực hiện là rèn cho học sinh đọc đúng. Việc đọc đúng tôi
tiến hành từng bước để chỉnh sửa, uốn nắn.
- Bước 1: Rèn cho học sinh phát âm đúng ( Đúng phụ âm đầu, đúng vần, đúng phụ
âm cuối, đúng dấu thanh)
- Bước 2: Luyện cho học sinh đọc đúng 1 số từ khó. Bước này tôi dựa vào trình độ
của lớp tôi, tôi đã chọn 1 số từ ngữ cần luyện đọc hoặc cho các em tự phát hiện từ ngữ
khó.
- Bước 3 : Luyện cho học sinh đọc đúng cụm từ khó
Luyện cho học sinh đọc đúng 1 số cụm từ khó để tiến hành tốt khâu này. GV phải
phát âm đọc mẫu chuẩn xác với cường độ cho học sinh nghe rõ ràng, tốc độ vừa đủ
cho học sinh nghe kịp và hiểu được
b. Luyện cho học sinh đọc bằng mắt:
- Việc này tôi hướng dẫn học sinh không đánh vần từng chữ, cũng không phải đọc
lẫm nhẫm trong miệng mà có thể nhìn bằng mắt lướt qua các chữ từ đó đọc trọn được

một câu.
Thực hiện điều này tôi hướng dẫn học sinh dùng que tính chỉ lướt theo các chữ
đang đọc và đồng thời cô cũng đọc thầm theo để phát hiện học sinh không đọc cũng
giơ tay.
c. Luyện cho học sinh đọc diễn cảm.
- Trong khi hướng dẫn học sinh luyện đọc tôi kết hợp hướng dẫn các em biết sắc
thái tình cảm khác nhau của 1 bài văn khi phân vai, mỗi nhân vật sắm vai phải thể
hiện được giọng đọc của từng vai theo nội dung bài để đọc to giọng hay đọc nhẹ
nhàng vừa phải, đọc chậm theo đúng nhịp điệu thích hợp, tạo được âm hưởng của
đoạn văn, bài thơ, bài văn
- Ví dụ: Khi dạy bài " Mưu chú Sẻ " tôi hướng dẫn học sinh thể hiện cách phân vai
như sau:
Giọng người dẫn chuyện: Giọng kể hồi hộp, căng thẳng.
Buổi sớm, một con Mèo chộp được một chú Sẻ. Sẻ hoảng lắm nhưng nó nén sợ,
lễ phép nói:
Vai Sẻ: Nhẹ nhàng, lễ độ
Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt ?
Người dẫn chuyện: Thoải mái.
Nghe vậy, Mèo bèn đặt Sẻ xuống, đưa hai chân lên vuốt râu, xoa mép. Thế là Sẻ
vụt bay đi. Mèo rất tức giận nhưng đã muộn mất rồi.
d. Luyện cho học sinh có ý thức về ngữ điệu khi đọc.
- Sau này tôi hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài ứng dụng (Trong phần học vần) hay bài
tập đọc trong phần luyện tập tổng hợp. Hướng dẫn luyện đọc nhiều lần các câu dài có
nhiều dấu phẩy hoặc những câu có những chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu nội dung
bài, cũng cần rèn cho học sinh đọc các câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm.
Ví dụ: Khi cho học sinh luyện đọc các câu trong " Bàn tay mẹ" tôi tập trung rèn
luyện cho học sinh đọc các câu sau và chỉ rõ những chỗ cần ngắt hơi (Có kí hiệu /,// ).
Bình yêu nhất / là đôi bàn tay mẹ . // Hằng ngày / đôi bàn tay của mẹ / phải làm
biết bao nhiêu là việc //.
Đi làm về, / mẹ lại đi chợ, / nấu cơm .// Mẹ còn tắm cho em bé/ giặt một chậu tã

lót đầy .//
Từ việc hướng dẫn cụ thể như vậy, học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nên giọng
đọc chuẩn xác, có ý thức phát âm tốt.
Trong khi tiến hành luyện đọc cho các em. Tôi thường tổ chức cho các em đọc nối
tiếp các câu trong bài. Khi tổ chức hình thức này tôi thường qui định các em ngồi
cùng dãy (ngang, dọc) tự động đọc, tôi có thể linh hoạt khi thì gọi em đầu tiên theo
dãy đọc, lúc thì gọi em ngồi phía bên trái theo dãy hàng ngang. Bằng cách này tôi yêu
cầu tất cả học sinh trong lớp phải chú ý bạn khác đọc.
Cuối mỗi giờ học tôi thường tổ chức cho các em thi đọc diễn cảm hay học thuộc
lòng một đoạn thơ , đoạn văn theo nhiều hình thức như cá nhân, tổ, nhóm.
4. Kết quả hiệu quả mang lại.
- Trong giao tiếp, trong học tập, trong công tác hàng ngày, con người luôn phải
học hỏi, tiếp thu nền văn minh của xã hội loài người. Vậy mà trong những kinh
nghiệm cuộc sống, những thành tựu về văn hóa, khoa học, xã hội những tư tưởng tình
cảm của các thế hệ đi trước và của xã hội đương thời thì phần lớn đơn vị ghi lại bằng
chữ viết. Do vậy nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh
của nhân loại, không có niềm vui, hạnh phúc với đúng nghĩa của nó trong xã hội hiện
tại. Chính vì vậy dạy học là một việc làm vô cùng quan trọng ở Tiểu học, trong các
giờ học của các môn học nói chung và ở phân môn Tập đọc nói riêng việc đọc đúng,
hay dạy cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để học sinh có khả năng đọc
đúng, hay, diễn cảm thì người giáo viên phải dạy cho học sinh đọc đúng, đọc diễn
cảm ngay từ những lớp đầu cấp.
* Cụ thể là:
TSHS CUỐI HỌC KÌ I
15
GIỎI KHÁ TB YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
7 46.6 4 26.6 3 20 1 6.67
- Nhiều em đọc đúng, nhanh, đọc diển cảm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Một số em thời gian đầu còn bị điểm thấp nhưng giờ đã được điểm 7 – 8 môn

học này
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến :
Sau khi triển khai thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả rất cao,
đối với học sinh lớp tôi, đặc biệt là khối lớp 1 của Trường tiểu học 2 xã Phong Điền.
Rất mong các đồng nghiệp cũng như quí Lãnh đạo xây dựng thêm để được áp
dụng trong phạm vị rộng hơn.
6. Kiến nghị, đề xuất :
Trên đây là những sáng kiến của cá nhân mong rằng được sự đóng góp của
đồng nghiệp và lãnh đạo. Để sáng kiến được vận dụng rộng rãi góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục huyện nhà.
Ý kiến xác nhận của Phong Điền ngày 20 - 03 - 2014
Thủ trưởng đơn vị Người viết
Trịnh Thị Riêng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Phong Điền, Ngày 05 tháng 02 năm 2014
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến : Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1
- Tên : TRỊNH THỊ RIÊNG
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ tháng 8/2013 đến tháng 02 / 2014
1.Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến :
* Hiện nay với sự phát triển ngày càng cao, đặc biệt là sự đổi mới đang đề cập đến đó
là vấn đề đổi mới về chương trình sách giáo khoa lớp 1, 2, 3, 4, 5 thì vấn đề giáo dục
phải ngày càng được phát triển, đổi mới không ngừng. Do vậy, đòi hỏi người giáo
viên phải không ngừng học hỏi để theo kịp sự phát triển và đổi mới của xã hội. Song
do điều kiện còn hạn chế nên chưa tiếp cận được hết những phương pháp dạy học
mới. Một số giáo viên còn có thói quen dạy theo phương pháp cũ. Khi tiếp cận với
phương pháp dạy học mới giáo viên thường quan niệm: trong các tiết dạy phải có hệ

thống câu hỏi và buộc học sinh trả lời các câu hỏi ấy.
2.Phạm vi triển khai thực hiện: Cấp trường
3. Mô tả sáng kiến :
a. Một số giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1.
Muốn rèn luyện kĩ năng cho học sinh được tốt trước hết phải chú ý đến việc đọc
mẫu của giáo viên. Qua việc đọc mẫu của giáo viên các em có thể bắt chước đọc đúng
và từ phát âm đến giọng đọc. Đồng thời người giáo viên phải biết kết hợp nhiều biện
pháp và sử dụng hợp lý các phương pháp mới có chất lượng cao.
- Đọc đúng và rõ ràng
- Có ý thức phát âm.
- Đọc to đọc thầm.
b. Luyện cho học sinh đọc bằng mắt:
- Việc này tôi hướng dẫn học sinh không đánh vần từng chữ, cũng không phải đọc
lẫm nhẫm trong miệng mà có thể nhìn bằng mắt lướt qua các chữ từ đó đọc trọn được
một câu.
Thực hiện điều này tôi hướng dẫn học sinh dùng que tính chỉ lướt theo các chữ
đang đọc và đồng thời cô cũng đọc thầm theo để phát hiện học sinh không đọc cũng
giơ tay.
c. Luyện cho học sinh đọc diễn cảm.
- Trong khi hướng dẫn học sinh luyện đọc tôi kết hợp hướng dẫn các em biết sắc
thái tình cảm khác nhau của 1 bài văn khi phân vai, mỗi nhân vật sắm vai phải thể
hiện được giọng đọc của từng vai theo nội dung bài để đọc to giọng hay đọc nhẹ
nhàng vừa phải, đọc chậm theo đúng nhịp điệu thích hợp, tạo được âm hưởng của
đoạn văn, bài thơ, bài văn
d. Luyện cho học sinh có ý thức về ngữ điệu khi đọc.
- Sau này tôi hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài ứng dụng (Trong phần học vần) hay bài
tập đọc trong phần luyện tập tổng hợp. Hướng dẫn luyện đọc nhiều lần các câu dài có
nhiều dấu phẩy hoặc những câu có những chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu nội dung
bài, cũng cần rèn cho học sinh đọc các câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm.
Từ việc hướng dẫn cụ thể như vậy, học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nên giọng

đọc chuẩn xác, có ý thức phát âm tốt.
4. Kết quả, thực hiện mang lại
- Do nắm được vai trò quan trọng của môn Tập đọc nên những việc làm trên được
tôi tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ Tập đọc. Nếu so với đầu năm
nhiều em chưa đọc được, đọc sai, đọc chưa diển cảm, không biết ngắt nghỉ hơi, thì
cách đọc của học sinh lớp tôi tương đối đọc đúng, nhanh, đọc diển cảm, biêt ngắt
nghỉ hơi đúng chỗ, tỉ lệ đọc được nâng lên.
Kết quả lớp 2 chưa áp dụng
TSHS ĐẦU NĂM HỌC
15
GIỎI KHÁ TB YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
4 26.6 4 26.6 5 33.3 2 13.3
Kết quả đã áp dụng những giải pháp
TSHS CUỐI HỌC KÌ I
15
GIỎI KHÁ TB YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
7 46.6 4 26.6 3 20 1 6.67
So sách qua bảng thống kê cho ta thấy tỉ lệ học sinh giảm đọc yếu rất nhiều thể
hiện rõ các giải pháp trên có hiệu quả đáng kể.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến :
Sau khi triển khai thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả rất cao,
đối với học sinh lớp tôi, đặc biệt là khối lớp 1 của Trường tiểu học 2 xã Phong Điền.
Rất mong các đồng nghiệp cũng như quí Lãnh đạo xây dựng thêm để được áp
dụng trong phạm vị rộng hơn.
6. Kiến nghị, đề xuất :
Trên đây là những sáng kiến của cá nhân mong rằng được sự đóng góp của
đồng nghiệp và lãnh đạo. Để sáng kiến được vận dụng rộng rãi góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục huyện nhà.

Người viết sáng kiến
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Phong Điền, Ngày 05 tháng 02 năm 2014
ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đông xét, công nhận sáng kiến huyện Trần Văn Thời
- Họ và tên : TRỊNH THỊ RIÊNG
- Đơn vị công tác : Trường Tiểu học 2 xã Phong Điền
- Cá nhân, tổ chức phối hợp : Cá nhân
Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2014 như sau :
1. Tên sáng kiến “Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1”
2. Sự sần thiết: * Việc rèn đọc cho học sinh vừa có ý nghĩa rèn luyện về ngôn ngữ
vừa có ý nghĩa bồi dưỡng về văn học. Nó không chỉ có tác dụng trước mắt mà còn có
tác dụng lâu dài. Đọc đúng học sinh sẽ có cơ sở hiểu đúng, viết đúng. Đọc đúng còn
giúp cho người khác hiểu bài các em. Đọc đúng còn giúp các em trong học tập môn
khác, hiện nay cũng như trong sinh hoạt và công tác sau này khi các em lớn lên. Vì
vậy mà kĩ năng đọc được xem là môt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học tập của học
sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng.
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến :
a. Một số giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1.
b. Luyện cho học sinh đọc bằng mắt:
c. Luyện cho học sinh đọc diễn cảm.
d. Luyện cho học sinh có ý thức về ngữ điệu khi đọc.
4. Phạm vi áp dụng : Áp dụng cho tất cả học sinh lớp 1 Trường Tiểu học 2 xã
Phong Điền và có thể trong toàn xã.
5. Hiệu qảu đạt được :
Kết quả lớp 1 chưa áp dụng
TSHS ĐẦU NĂM HỌC
15

GIỎI KHÁ TB YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
4 26.6 4 26.6 5 33.3 2 13.3
Kết quả đã áp dụng những giải pháp
TSHS CUỐI HỌC KÌ I
15
GIỎI KHÁ TB YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
7 46.6 4 26.6 3 20 1 6.67
So sách qua bảng thống kê cho ta thấy tỉ lệ học sinh giảm đọc yếu rất nhiều thể
hiện rõ các giải pháp trên có hiệu quả đáng kể.
BGH DUYỆT Người viết sáng kiến

×