Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tìm hiểu sinh hoạt tín ngưỡng của lễ hội chùa Nành - Gia Lâm - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.24 KB, 88 trang )


i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN QUANG NINH



TÌM HIỂU SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG
CỦA LỄ HỘI CHÙA NÀNH - GIA LÂM - HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 90


LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VŨ HẢO


HÀ NỘI - 2011

ii


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Ninh

iii


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Triết học
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Cô giáo Trần Thị
Kim Oanh - Chủ nhiệm lớp Cao học K15 của trường, Quý thầy cô đã
tiếp thêm nội lực để em phấn đấu vươn lên trong học tập, tự trau dồi
kiến thức để phục vụ đắc lực cho công việc nghiên cứu hiện nay của
em và hoàn thành luận văn này.
Con thành kính tri ân công đức của chư Tôn Hòa Thượng,
Thượng Tọa lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã
quan tâm giúp đỡ và tạo mọi duyên lành cho con trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó nhờ sự động viên và
trợ duyên của nhị đấng song thân và gia đình cũng như đàn na thí chủ.
Kính chức chư liệt vị pháp thể khinh an, đạo lộ tấn phát, chúng sinh di
độ, Phật giáo viên thành.
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Ninh


iv

KÍNH DÂNG

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Vũ Hảo, người thầy khả
kính đã tận tụy giúp đỡ và hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn
này. Cầu Tham Bảo gia hộ cho thầy cùng gia đình được vô lượng
bình an, vô lượng cát tường cho hàng hậu học chúng em được
nương nhờ.

v
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU i
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ CHÙA NÀNH VÀ CÁC HÌNH THỨC
TÍN NGƯỠNG MẪU QUA LỄ HỘI CHÙA NÀNH - GIA LÂM -
HÀ NỘI 7
1.1. Vài nét về chùa Nành và lễ hội chùa Nành 7
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội của chùa Nành - Gia Lâm
- Hà Nội 7
1.1.2. Điều kiện hình thành và phát triển tín ngưỡng Mẫu qua lễ hội
chùa Nành 13
1.2. Khái lược về tín ngưỡng Mẫu và hình thức tín ngưỡng Mẫu qua
lễ hội chùa Nành phản ánh truyền thống văn hóa và đời sống tinh
thần của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ. 16
1.2.1. Khái lược về tín ngưỡng Mẫu 16
1.2.2. Văn hóa tín ngưỡng và một số loại hình lễ hội như một nhu cầu
sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt 36
Chương 2: SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG CỦA LỄ HỘI CHÙA NÀNH
- SỰ THỂ HIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN
NGƯỠNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 40

2.1. Lễ hội chùa Nành đã phản ánh được bản sắc dân tộc của
người Việt 40
2.1.1 Lễ hội chùa Nành đã phản ánh được giá trị yêu nước, ý thức
hướng về cội nguồn của người dân Việt 42
2.1.2. Lễ hội chùa Nành phản ánh tinh thần đoàn kết cộng đồng, tâm
hồn trong sáng lành mạnh của người Việt 53
2.2. Vai trò của tín ngưỡng Mẫu trong đời sống xã hội thể hiện qua
sinh hoạt tín ngưỡng của lễ hội chùa Nành 61
2.2.1. Tìm hiểu về những giá trị văn hóa cơ bản của lễ hội chùa Nành 61
2.2.2. Vai trò của lễ hội trong đời sống của người Việt vùng đồng bằng
Bắc bộ được biểu hiện qua sinh hoạt tín ngưỡng của lễ hội chùa Nành . 70
KẾT LUẬN 76
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tôn giáo và tín ngưỡng luôn chiếm vai trò quan trọng trong nền văn
hóa của mỗi dân tộc. Với nền văn hóa Việt Nam, nét đặc trưng của tôn
giáo, tín ngưỡng là sự tiếp nối truyền thống.
Ở thời cổ đại tín ngưỡng chủ yếu của những cư dân Việt cổ là sùng
bái tự nhiên như thờ thần sông, thần Núi, thần Mặt trời…về sau là sùng bái
Nữ thần.
Nằm trong vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng, chùa Nành - Gia
Lâm - Hà Nội thuộc xã Ninh Hiệp cũng chịu ảnh hưởng của quan niệm tín
ngưỡng chung và điều này đã được thấy rõ qua hệ thống kiến trúc đa dạng
của chùa, qua sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo qua lễ hội của chùa hàng năm.

Sớm nhất trong tín ngưỡng cổ truyền của chùa Nành đó là tục thờ các Nữ
thần, sau này gọi là tín ngưỡng Mẫu. Việc tôn thờ các bà Lý Nương, Lý
Nhũ thái lão, Pháp Vân chỉ là các cách thể hiện khác nhau của một quan
niệm về Thần của người làng Nành xưa. Các bà Mẹ này qua lai lịch đều là
những người Mẹ đầu tiên lập làng và dạy dân các ngành nghề bên cạnh
việc trồng lúa. Như vậy có thể nói văn hóa tín ngưỡng Mẫu của chùa Nành
- Gia Lâm đã ra đời và ổn định từ khi có bà Lý Nương và các tín ngưỡng
dân gian như thờ: thần đất, mây, mưa, sấm, chớp… mang đậm màu sắc tín
ngưỡng nông nghiệp nguyên thủy. Từ thế kỷ thứ II, một giai đoạn văn hóa
mới được bắt đầu tại làng Nành, đó là giai đoạn Phật giáo gieo hạt vào
mảnh đất tôn giáo dân gian ở đây để cho ra đời những sản phẩm văn hóa
mới. Giai đoạn này bắt đầu từ biểu tượng Cây Đa và Thạch Sàng, có thể
nói Cây Đa và Thạch Sàng là hai biểu trưng nối liền từ văn hóa dân gian,
bản địa đến văn hóa bác học. Sự du nhập của Phật giáo vào làng Nành khá
2
sớm và được tiếp thu, phổ biến rộng rãi thông qua tín ngưỡng thờ Mẫu và
thờ Phật tại ngôi chùa làng Nành nổi tiếng. Sở dĩ Phật giáo dễ hòa nhập
nhanh chóng tại đây vì tuy giáo lý Phật mang nhiều tính triết học, không
phải là dễ hiểu dễ nhớ song những quan niệm “ở hiền gặp lành, ác giả ác
báo, thiện giả thiện báo, khuyến thiện trừ ác…” của Phật giáo lại dễ đi vào
lòng người và hợp lòng người. Hình thức thờ Mẫu, thờ Tứ pháp (Pháp Vân,
Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) đã tồn tại ở làng Nành từ xa xưa là một
biểu hiện tiêu biểu của hỗn hợp tín ngưỡng dân gian. Ở đây không có cõi
sinh, cõi diệt, cõi giải thoát và cõi Niết Bàn của tư tưởng Phật học mà là
những nghi lễ phồn thực cầu mong sự sinh trưởng nhanh chóng, sự bảo vệ
ân cần của tình Mẫu, Mẹ của cư dân nông nghiệp.
Mặt khác, tìm về cội nguồn, tìm về bản sắc dân tộc, ý thức về cội
nguồn huyết mạch là một giá trị đặc trưng cho đời sống tinh thần người
Việt nói chung. Ý thức ấy được thể hiện một cách tập trung qua các lễ hội
và lễ hội chính là môi trường thể hiện nét đậm đà trong bản sắc dân tộc.

Bản sắc dân tộc là niềm tự hào của mỗi dân tộc, phải tìm được bản sắc dân
tộc, ý thức sâu sắc về bản sắc dân tộc làm cho bản sắc đó thấm đượm trong
mọi tâm hồn, đó là cái vốn quý để nâng cao các giá trị của dân tộc lên nữa,
thúc đẩy sự phát triển của dân tộc.
Ý thức được điều đó, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thư gửi hội
nghị báo chí và xuất bản toàn quốc năm 1992 từng khẳng định: “Một dân
tộc từng đánh mất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy sẽ
mất tất cả”. Một dân tộc đánh mất bản sắc dân tộc thì chẳng khác gì tự đánh
mất mình, rơi vào tình trạng sa mạc hóa tinh thần. Tìm bản sắc dân tộc thực
chất là đi tìm những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc được kết tinh
qua các thế hệ để dân tộc ấy có thể tồn tại với tư cách là một dân tộc.
3
Tìm hiểu sinh hoạt tín ngưỡng, đặc biệt bản sắc dân tộc qua tín
ngưỡng lễ hội là điều cần thiết, bởi vì bản sắc dân tộc thể hiện trong từng
lĩnh vực văn hóa, mà lễ hội là sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc trưng của dân
tộc Việt. Đồng bằng Bắc bộ là cái nôi văn hóa của dân tộc Việt, mảnh đất
thu hút nhiều tinh hoa từ muôn đời, mảnh đất với sinh hoạt văn hóa truyền
thống trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Người Việt với cơ cấu
xã hội làng - xã, với nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời đã tạo nên
nét đặc trưng trong tâm lý người Việt là trông cậy vào sức mạnh của trời
nhiều hơn trông vào sức mạnh của chính mình; yếu tố tâm lý là yếu tố
chính trong tâm lý người Việt; họ sống về thế giới tâm linh, gắn bó với
nhau về số mệnh. Sống trên mảnh đất nhiều thiên tai và luôn phải đương
đầu với giặc ngoại xâm, điều này đã tạo nên một dân tộc Việt với những
giá trị tinh thần truyền thống, với một bản lĩnh vững vàng. Những nét đó
được thể hiện qua những sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng trong dịp
lễ hội. Lễ hội đã làm nên sắc thái văn hóa độc đáo của dân tộc Việt, tạo nên
những bản sắc riêng độc đáo, có một không hai, không lặp lại ở các dân tộc
khác. Lễ hội khẳng định những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc
Việt, đó là tinh thần yêu nước, ý thức hướng về cội nguồn dân tộc, tinh

thần đoàn kết cộng đồng. Lễ hội cũng biểu hiện như một giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc Việt. Lễ hội cũng chính như một nét sinh hoạt văn
hóa của dân tộc Việt, qua đó có thể thấy một tâm hồn Việt Nam trong sáng
lành mạnh, một bản lĩnh Việt Nam thể hiện được sự thông minh sáng tạo
qua các lễ hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa đáng trân trọng của tín
ngưỡng Mẫu, còn rất nhiều hiện tượng thuộc tín ngưỡng Mẫu đã và đang bị
lợi dụng, tạo ra những vấn nạn mê tín dị đoan, gây lãng phí thời gian, tiền
của, sức khỏe của nhân dân, ảnh hưởng đến sự phát triển của các quan hệ
4
xã hội, cản trở sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành.
Trong ý nghĩa đó, việc tìm hiểu sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu qua lễ hội
chùa Nành, Gia Lâm, Hà Nội là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay và tôi
quyết định chọn chủ đề “Tìm hiểu sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu qua lễ hội
chùa Nành - Gia Lâm - Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề tín ngưỡng Mẫu, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp ở chùa Nành đã
được một số tác giả nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau và ở những mức
độ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và cách tiếp cận nghiên cứu.
Bên cạnh đó, liên quan đến đề tài, có thể kể đến nhiều bài viết công
bố trên các tạp chí như: Nghiên cứu Lý luận, Triết học, Nghiên cứu tôn
giáo, Văn hóa dân gian, Văn học v.v Các bài viết này cũng đã đề cập đến
tín ngưỡng Mẫu của người Việt dưới những góc độ khác nhau.
Trong số các công trình nghiên cứu đáng chú ý về các chùa chiền
Phật giáo, phải kể đến cuốn Hà Nội danh lam cổ tự ….của các tác giả
Thích Bảo Nghiêm và Võ Văn Tường, cuốn Bài trí tượng Phật một ngôi
chùa tiêu biểu ….của tác giả Thích Nguyên Tuỳ. Các công trình này đã
trình bày khái quát, ngắn gọn về lịch sử ra đời, phát triển, địa thế vị trí,
cách kiến trúc bài trí và mô tả các lễ hội ở một số chùa tiêu biểu. Trên cơ sở

những kết quả mà các nhà nghiên cứu đi trước, trong luận văn này, tác giả
luận văn chủ yếu đi sâu tìm hiểu, phân tích tín ngưỡng Mẫu của người Việt
qua lễ hội chùa Nành dưới góc độ tôn giáo học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là bước đầu tìm hiểu sinh hoạt tín ngưỡng
Mẫu của người Việt qua lễ hội chùa Nành - Gia Lâm - Hà Nội như là sự thể
5
hiện truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc và vai trò của tín ngưỡng Mẫu
trong đời sống xã hội.
Để thực hiện mục đích trên luận văn tập trung vào nhiệm vụ sau:
- Trình bày khái lược về chùa Nành và các hình thức tín ngưỡng
Mẫu qua lễ hội chùa Nành, Gia Lâm, Hà Nội.
- Làm rõ quan niệm về tín ngưỡng Mẫu nói chung.
- Phân tích những nét cơ bản của sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu của lễ
hội chùa Nành, Gia Lâm, Hà Nội như là sự thể hiện bản sắc dân
tộc và vai trò của tín ngưỡng Mẫu trong đời sống xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu của người
Việt qua lễ hội chùa Nành, Gia Lâm, Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu những
nét cơ bản của sinh hoạt Tín ngưỡng Mẫu qua lễ hội chùa Nành,
Gia Lâm, Hà Nội, trong đó tập trung chủ yếu vào sự thể hiện bản
sắc dân tộc và vai trò của tín ngưỡng Mẫu trong đời sống xã hội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội, về tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn khảo sát tôn giáo xuất phát từ
nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo bằng phương pháp lịch sử cụ thể,
phương pháp hệ thống - cấu trúc - chức năng, phương pháp phân

tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, quan sát điều tra thực
địa…


6
6. Đóng góp của luận văn
- Bước đầu góp phần vào việc nghiên cứu tín ngưỡng Mẫu của
người Việt biểu hiện qua lễ hội chùa Nành dưới góc độ tôn giáo
học
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị văn hóa truyền
thống Việt nam qua lễ hội tín ngưỡng Mẫu ở chùa Nành, Gia
Lâm, Hà Nội.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và
giảng dạy những môn học có liên quan đến văn hóa truyền thống,
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chương, 4 tiết.














7
Chương 1:
KHÁI LƯỢC VỀ CHÙA NÀNH VÀ CÁC HÌNH THỨC TÍN
NGƯỠNG MẪU QUA LỄ HỘI CHÙA NÀNH - GIA LÂM - HÀ NỘI

1.1. Vài nét về chùa Nành và lễ hội chùa Nành
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội của chùa Nành - Gia
Lâm - Hà Nội
Vào thế kỷ thứ 2, ông Khâu Đà La từ Ấn Độ sang Việt Nam, truyền
đạo Phật. Ông đến hương Phù Ninh mến cảnh mến người ông dừng lại,
hàng ngày cầm lá cờ “ đại thắng ” đi truyền đạo. Tối về nghỉ ở phiến đá
dưới gốc cây đa, trên khoảnh đất cao là “ đầu con phượng ” (là thạch sàng
ngày nay) đồng thời giúp dân dựng am thờ Phật trên gò đất cao là “ mình
con phượng ”. Đó là khởi thuỷ của chùa Nành ngày nay.
Ca dao xưa có câu:
Có thày ở tận Tây thiên
Luyện tu đạo thiền hiệu Khâu Đà La
Ngày đi truyền đạo gần xa
Tối nằm phiến đá gốc đa đầu làng
Dựng am thờ Phật nghiêm trang
Gò cao tên gọi: phượng hoàng anh linh.
Sau khi ông đi khỏi, dân làng dựng phiến đá lên làm bệ thờ gọi là
Thạch sàng nghĩa là giường đá. Đến thế kỷ 18 Chiêu Nghi Hoàng hậu
Nguyễn Thị Huyền ( thân mẫu Ngọc Hân công chúa ) dựng nhà 8 mái đã bị
đổ nát, năm 1989 đã phục chế lại.
Nằm trong vùng đất Kinh Bắc, nơi đạo Phật thâm nhập từ rất sớm và
đã có một hệ thống các chùa thờ Phật nổi tiếng cả nước như: chùa Phật
Tích, chùa Cổ Pháp, chùa Diên ứng vùng này lại là quê hương của nhà
8

Lý, nơi các nhà sư không chỉ nuôi lớn người sáng lập triều Lý mà còn làm
nên bài sấm ký, tạo chỗ dựa siêu nhiên cho Lý Công Uẩn lên ngôi Vua.
Chính vì vậy, nhà Lý rất sùng tín đạo Phật và chùa chiền cũng được dựng
lên ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng quanh hương Cổ Pháp quê Lý Công Uẩn.
Lúc này Phù Ninh nằm trong phủ Thiên Đức nên cũng chịu nhiều ảnh
hưởng, vì vậy ngôi chùa Pháp Vân đã được mở mang, là nơi làm lễ cầu đảo
khi hạn hán, chùa được xây dựng với qui mô bề thế và có kiến trúc đẹp,
phản ánh đời sống kinh tế khá giả và ổn định của mảnh đất này.
Chùa Nành thuộc làng Nành có bề dày lịch sử lâu đời và đầy tự hào
của vùng đất cổ mang đậm nét những dấu ấn cả một quá trình đấu tranh lâu
dài gian khổ của những người dân làng Nành:
“Quê em tên gọi Kẻ Nành
Có nhà học xá nổi danh khắp vùng
Mùa xuân cho chí mùa đông
Văn nhân sĩ tử điệp trùng lại qua
Có chùa Đại Tự nguy nga
Nội công ngoại quốc Phật bà cung
Nhà rối soi bóng nước trong
Có sông Thiên Đúc uốn cong đầu làng
Có đình Hàng xã , Thạch sàng
Hàng đa rễ cuốn rợp đường tán che
Ngọn đèn dệt cúi canh khuya
Thuốc nam, long nhỡn lại nghề chặt sen
Có chợ một tháng sáu phiên
Lúa vàng hai vụ trả ơn nhọc nhằn
Hỡi anh cầm chiếc ô đen
9
Ngược xuôi khắp ngả chớ quên kẻ Nành .”
Ngôi chùa Nành nằm trong địa bàn trung tâm của vùng đồng bằng
Bắc bộ, tiếp giáp với cả hai vùng đất giàu truyền thống văn hoá và đều là

trung tâm chính trị kinh tế của cả nước qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Hơn thế nữa, đất làng Nành còn có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế ,
văn hoá rộng rãi với các tỉnh phía bắc bằng cả hai đường giao thông thuỷ,
bộ . Nó vừa mang những đặc trưng chung của một làng quê truyền thống
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, lại vừa mang những đặc điểm riêng
được hình thành trong quá trình vận động xây dựng cuộc sống cộng đồng
trên một vùng đất có những thuận lợi và cả khó khăn, khiến cho cư dân
sống tại đây phải biết năng động trong sử dụng đất đai vốn có và tận dụng
sức lao động chân tay và cả trí óc để ngày càng nâng cao cuộc sống của
từng cá nhân và của cả làng xã .
Với một địa hình tương đối bằng phẳng của hệ thống đồng bằng sông
Hồng, khí hậu hai mùa tuy thất thường song cũng phù hợp với thâm canh
lúa nước và phát triển nhiều loại cây trồng khác , nhất là các loại cây hoa
màu và cây dâu phục vụ cho nghề dệt vải cùng các loại cây thuốc nam phục
vụ cho nghề y .Tuy nhiên , một điều cũng thể hiện khá rõ ràng là đa phần
chất đất ở đây không thật tốt , không đảm bảo cho việc thâm canh hai vụ
lúa , có lẽ vì vậy mà người nông dân làng Nành đặc biệt là những người
phụ nữ tần tảo đã sớm tìm cho mình những ngành nghề phụ phù hợp với
khả năng đồng đất quê mình , vừa đảm bảo đời sống , vừa tận dụng hết khả
năng của đất ,vừa không tiêu phí những thời gian nông nhàn giữa các vụ
mùa .Bên cạnh việc tận dụng và phát huy các khả năng của ruộng đất và
sức người , dựa vào vị trí bến sông cũng như đường bộ thuận tiện, việc trao
đổi buôn bán các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp trong nội bộ
làng cũng như với các làng xã khác trong vùng đã trở nên cấp thiết rồi ngày
10
càng mở rộng , giúp cho dân làng Nành có thêm điều kiện mở mang và
phát huy được thế mạnh của mình . Và ở đây, hoàn cảnh đất đai , khí hậu
không thật thuận lợi kết hợp với một vị thế khá trung tâm đã tạo nên một
dân làng Nành với sự phát triển đa dạng và bền vững . Đó là, một làng
Nành cổ sớm đứng ở thế phát triển chân kiềng : lấy nông nghiệp làm gốc,

kết họp với các nghề thủ công và thương nghiệp. Thế phát triển vững vàng
này đã giúp người dân làng Nành vượt qua được những tác động thất
thường của thiên nhiên , cũng như những biến động xã hội khác, giúp họ
luôn có cuộc sống ổn định và có nhiều điều kiện để tạo dựng một làng xã
phát triển về mọi mặt: kinh tế ,văn hoá , xã hội.
Chùa Nành thuộc xã Ninh Hiệp nằm ở phía bắc huyện Gia Lâm ,
cách Hà Nội khoảng 15 km, phía bắc giáp xã Yên Thường, phía nam giáp
xã Phù Đổng, phía tây giáp xã Đình Xuyên thị trấn Yên Viên và phía đông
giáp hai xã Đình Bảng phù Chẩn huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Với vị trí
địa lý này, có thể thấy rằng làng Nành nằm ở địa thế quan trọng và có nhiều
thuận lợi cho sự phát triển toàn diện và đa dạng. Trước hết, vùng đất này
nằm sát ngay cửa ngõ Thăng Long, một trung tâm kinh tế ,văn hoá của cả
nước nên đã chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc và có sự giao lưu thuận tiện, liên
tục về mọi mặt với Kinh đô . Hơn thế nữa làng Nành xưa từng thuộc địa
phận đất Đông Ngàn xứ Kinh Bắc, một vùng đất có điều kiện địa lý đa
dạng, phong phú, có nền văn hoá dân gian đặc sắc và đặc biệt phát triển
các ngành nghề thủ công nghiệp và thương nghiệp. Vị trí địa lý này đã góp
phần tạo nên một làng Nành truyền thống vừa mang phong cách lịch lãm,
nho nhã mà vẫn tháo vát của dân Kẻ Chợ, lại vừa có tính cần cù chịu khó,
khéo tay hay làm, với các phong tục tập quán mang nhiều dáng nét văn
hiến lâu đời của người Kinh Bắc.
11
Nằm trong vùng khí hậu chung của đồng bằng sông Hồng là nhiệt
đới gió mùa, làng Nành có độ nóng, ẩm và lượng mưa cao, với hai mùa rõ
rệt : mùa nóng và mùa lạnh - mùa mưa và mùa khô . Nhìn chung khí hậu
nơi đây có những đặc điểm phức tạp do bí chi phối bởi ảnh hưởng của gió
mùa , hàng năm thường có bão gây nhiều thiên tai, úng lụt, gây nhiều khó
khăn cho việc trồng trọt , chăn nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm khí hậu này lại
tạo điều kiện thuận lợi làm đa dạng cơ cấu cây trồng , ngoài cây lúa , cây
ngô giữ vai trò chủ đạo , làng Nành còn phát triển các loại cây lương thực ,

hoa màu khác như : lạc , đỗ , vừng và rau xanh các loại .
Vì là một trong những làng xã thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng
nên hầu hết đất đai ở làng Nành là phù sa cổ không được bồi đắp , chất
lượng đất không cao trong đó số đất trồng hai vụ không nhiều và có rất ít
ruộng loại 1, còn những vùng đất phù sa bãi bồi thì được trồng dâu và các
loại thuốc nam khác. Như vậy, nền nông nghiệp ở đây do chịu nhiều ảnh
hưởng trực tiếp của đất đai và khí hậu nên sớm phát triển theo xu hướng
thuỷ lợi hoá với hệ thống đê sông và kênh mương bảo đảm chống lũ lụt và
tưới tiêu cho đồng ruộng , đồng thời cũng phải đa dạng hoá các loại cây
trồng nhằm bảo đảm nhu cầu của đời sống và phục vụ cho các ngành nghề
phụ đã có từ lâu là nghề dệt và nghề y.
Mặt khác nằm trên trục giao lưu giữa kinh đô Thăng Long vã trung
tâm kinh tế văn hoá Kinh Bắc, làng lại có dòng sông Thiên Đức chảy qua uốn
lượn khúc khuỷu tạo nên một bến sông trù phú " trên bến dưới thuyền" đông
vui nhộn nhịp, tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa làng Nành với
các làng thôn trong vùng. Bên cạnh đó cũng cho thấy làng Nành là vùng đất
có địa hình đa dạng ; gần làng, đất đai nhiều thành phần ; đất bồi có , đất trũng
có , gò đống nhiều . Ca dao cổ Đông Ngàn còn ghi:
" …Rừng Sạt , rưng Báng , rừng Ngang,
12
Rừng Nành , rừng Sộp, Tam Giang cách dòng ."
Điều này chứng tỏ phía đông làng Nành xưa kia cũng là vùng rừng và đầm
lầy, theo thời gian , người dân khai phá dần biến thành ruộng như hiện nay
. Các bãi đất cánh đồng của làng Nành hiện còn mang nhiều địa danh cổ ,
được gắn liền với những đặc điểm của làng ; Đó là các thửa ruộng có hình
dáng và tên gọi như bút, nghiên, cờ, kiếm, chuông, khánh , ao Cổ Ngựa, gò
Thiên Mã liên quan đến việc Phù Ninh có nhiều tiến sĩ , văn quan, võ
tướng nhưng không có vua . Làng Nành còn có bãi Cô Tiên ở dưới đồng
trũng nên phụ nữ ở đây khéo tay hay làm, đảm đang nội trợ , bán buôn tháo
vát ; có đồng Sào , Con Cá , Khung Cửi ,Cái Thoi có liên quan đến nghề

dệt một thời nổi tiếng; có đồng Dao Cầu gắn với nghề chế biến thuốc nam
và ngành y cổ truyền . Xứ đồng phía đông bắc làng có thế đất " qui xà
tương lập" (Rùa rắn tranh nhau chỗ đứng) gắn với việc người làng Nành
thường đi làm ăn xa . Theo người xưa kể lại làng Nành là đất xuất ngoại do
có thế đất này. Trong làng, ngoài đồng còn có nhiều ao hồ lớn nhỏ tương
truyền là vết chân ngựa của Thánh Gióng trên đường đi đánh giặc Ân.
Ngày nay được sử dụng vào trồng sen và xây dựng cải tạo lại để tạo cảnh
quan đất nước hữu tình tăng thêm sự trù phú cho làng. Với vị trí như vậy
người dân làng Nành sống tập trung thành một giải liền nhau và đất canh
tác nằm bao quanh với nhau đặc điểm khác nhau. Ở phía đông và phía bắc
làng , nơi tiếp giáp với cánh đồng của hai làng Đình Bảng và Phù Chẩn là
vùng đất trũng, không được thuận lợi lắm cho việc cấy trồng. Phía tây nam
giáp đê sông Đuống là vùng đất bồi cũ mầu mỡ, thích hợp cho việc trồng
các loại cây hoa màu và cả cho việc trồng các loại cây thuốc nam làm dược
liệu phục vụ cho nghề y cổ truyền và trồng dâu để chăn tằm phục vụ cho
nghề dệt lụa đã một thời nổi tiếng.
13
Tương truyền kể lại làng Nành được xem là có thế đất xô long, xô
hổ, qui xà tranh lập Long là Rồng,mình Rồng là vùng mặt nguyệt, con đê
bắc sông Thiên Đức đắp trên phần mình rồng, đầu Rồng là vùng Riễu, có
hàm trên, hàm dưới, ngậm viên ngọc là một ao nhỏ tròn, lúc nào cũng lờ lờ
màu nước vo gạo . Rồng chầu vào làng thẳng hướng chùa Cả, chính vì vậy,
ca dao cổ ở làng còn lưu truyền về địa thế làng Nành cho đến tận ngày nay
như sau:
“Tây Thiên Mã , bắc Hàm Rồng
Qui chầu, Tượng phục khắp vòng bốn bên
Nam Quang Bụt , đông Con Tiên
Trong ngoài tương ứng khắp miền gần xa.”
1.1.2. Điều kiện hình thành và phát triển tín ngưỡng Mẫu qua lễ
hội chùa Nành

Với vị trí địa lý nằm trong vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng nên
tín ngưỡng của chùa Nành mang tín ngưỡng cổ truyền đó là tục thờ các nữ
thần. Việc thờ các bà Lý Nương, Lý Nhũ thái lão, Pháp Vân đó là cách thể
hiện khác nhau của quan niệm tín ngưỡng Mẫu đó là quan niệm về thần của
người làng Nành xưa, cũng do điều kiện địa lý, khí hậu, thiên tai lũ lụt nên
sự mong cầu được che chở, được mưa thuận gió hòa của cư dân Việt cổ là
sùng bái tự nhiên như thờ thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời … về sau là
sùng bái Nữ thần, sùng bái thủ lĩnh, sùng bái anh hùng và trong các gia
đình hầu như việc thờ cúng Tổ Tiên khá thịnh hành cho đến tận ngày nay.
Chúng ta đến làng Nành còn thấy nhiều ngôi miếu thờ thần linh, thổ địa của
mỗi làng, mỗi thôn, thờ các bậc tiên hiền, những nho sĩ khoa bảng đó là
niềm hãnh diện của làng.
Tương truyền làng Nành còn là quê ngoại của công chúa Ngọc Hân,
ngày nay vẫn còn ngôi mộ của Chiêu nghi Hoàng Hậu Nguyễn Thị Huyền
14
và ngôi mộ giả của Ngọc Hân công chúa cùng hai con, tuy hài cốt không
còn nhưng đây được xem là nơi duy nhất thờ phụng Ngọc Hân từ sau vụ trả
thù của nhà Nguyễn với triều đại Tây Sơn.
Khi các tôn giáo bắt đầu du nhập vào nước ta như: Phật giáo từ Ấn
Độ, Trung Quốc; bên cạnh đó là Nho giáo và Đạo giáo. Các tôn giáo đều
có sự dung hòa với các tín ngưỡng bản địa. Sự đa dạng phức tạp này được
thể hiện trong sự chung sống, hòa đồng và tạo nên một đa nguyên hỗn hợp
tôn giáo làng xã. Nhưng sớm nhất trong các tín ngưỡng cổ truyền đó là tục
thờ các Nữ thần hay còn gọi là Tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi,
Pháp Điện. Các bà mẹ này qua tương truyền là những người mẹ rất linh
thiêng đáng kính, duy nhất trong sự che chở cho cuộc sống của người dân
Cổ. Như vậy có thể nói tín ngưỡng Mẫu của chùa Nành đã ra đời khá sớm
và khá ổn định từ khi có các bà Lý Nương và các tín ngưỡng dân gian thờ
Tứ pháp đó là thần đất, thần mây, thần mưa, sớm chớp…mang đậm màu
sắc tín ngưỡng nông nghiệp nguyên thủy.

Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam hình thành những trung tâm
văn hóa lớn như ở Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), Long Biên (Bắc
Ninh)…Phật giáo cũng hòa nhập được với tín ngưỡng bản địa của làng
Nành, trong chùa Nành đều thờ cả Phật và Mẫu điều này được thể hiện rất
rõ qua những Hội chùa hàng năm vào mùng 4 tháng 2 âm lịch. Trong lễ hội
đặc biệt là nghi thức “Lục cúng” vào đầu xuân. Người dân qua các nghi lễ
dâng lên Phật những sản vật đơn giản và mộc mạc của mình tạo ra như
:Hương, hoa, đăng, trà, quả, thực…tỏ lòng cung kính Phật Thánh cầu mong
sự phù hộ che chở được mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, bình an
hạnh phúc, đồng thời cũng thành tâm dâng lên Phật tấm lòng tôn kính, biết
ơn. Ngày nay nghi lễ lục cúng vẫn được duy trì và là nét độc đáo trong tín
ngưỡng của chùa Nành.
15
Bên cạnh đó Nho giáo vào làng Nành có muộn hơn Phật giáo nhưng
cũng nhanh chóng tìm được chỗ đứng của mình. Điều này được biểu hiện
qua những ngôi đình thờ Thành Hoàng làng. Thành hoàng ở đâylà các anh
hùng liệt sĩ chống ngoại xâm có mối quan hệ với làng như tướng Bạch Sam
là một vị tướng chống giặc Ân thời vua Hùng mà vợ là gái làng Nành, hay
thừa tướng Lã Gia người đã mở trường dạy học cho dân, đem lại trí tuệ cho
làng…
Một điều nổi bật nữa là trong tín ngưỡng của chùa Nành còn có chân
đứng của Đạo giáo. Mặc dù Đạo giáo ở làng Nành không phát triển mạnh
như Phật giáo và Nho giáo nhưng vẫn tồn tại và trong dân gian và được
biểu hiện qua những ngôi miếu thờ Ngọc Hoàng thượng đế, Cửu Thiên
huyền nữ, Thái thượng lão quân trong ngôi chùa làng Nành.
Như vậy chúng ta thấy một điều tín ngưỡng của chùa Nành cũng là
những đặc trưng chung của tín ngưỡng các làng quê Việt thuộc châu thổ
sông Hồng. Mỗi cây đa, phiến đá, gò đất…đều phản ánh một tâm hồn sống
và đều phù hợp với đời sống tâm linh của con người và làng quê, đó là
phản ánh lại sự đơn giản và niềm tin của con người thời cổ tin vào linh

thiêng cầu được che chở an lành. Chùa Nành là một ngôi chùa khá lớn và
cổ kính, như trên đã trình bày, trong tín ngưỡng lễ hội của chùa có sự dung
hòa cả Phật, Nho, Đạo và một điều nổi bật nhất là thờ Mẫu như Thánh
Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Trần…phản ánh sự khát khao của con người
muốn được hòa nhập với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên, được trời đất
che chở như tình Mẫu Tử. Bên cạnh chùa còn có đình là nơi thờ Thành
Hoàng làng và thờ các vị tiền bối có công với làng đồng thời là nơi hội họp
cử hành các nghi lễ dân gian, các công việc của làng. Mặc dù có những
chức năng và công việc khác nhau nhưng cả Đình và Chùa đều là một tổng
thể tín ngưỡng vô cùng quan trọng và tạo thành những nét văn hóa đặc
16
trưng của làng quê Việt, trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của
dân làng.
Như vậy chúng ta có thế nói rằng sự hình thành và phát triển tín
ngưỡng Mẫu qua những lễ hội của chùa Nành phản ánh tâm tư của người
dân làng Nành nói riêng và của cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ nói chung,
bên cạnh đó còn phản ánh truyền thống văn hóa, đạo lý nhân bản, đời sống
tinh thần của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ.
1.2. Khái lược về tín ngưỡng Mẫu và hình thức tín ngưỡng Mẫu
qua lễ hội chùa Nành phản ánh truyền thống văn hóa và đời sống tinh
thần của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ.
1.2.1. Khái lược về tín ngưỡng Mẫu
* Khái niệm tín ngưỡng
Là một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là
hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy
rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu
dài mà khó có hệ tư tư tưởng nào sánh được. Sự phát triển khoa học tưởng
chừng đồng nghĩa với sự cáo chung của các tôn giáo, nhưng thật kỳ lạ, các
tôn giáo không những không chết mà ngược lại, có vẻ đang được tái sinh
với một sức mạnh mới, dường như đóng vai trò cân bằng cho những từ

thức duy lý của con người.
Khi nói đến tín ngưỡng thường người ta nghĩ ngay đến tôn giáo, thực
ra tôn giáo chỉ là một phần của tín ngưỡng mà thôi. Tín ngưỡng cũng có
quan hệ với tri thức và với tư tưởng, dù đó là những lính vực rất khác nhau.
Tư tưởng hay tri thức được nhận thức bằng các biện pháp duy lý, còn tín
ngưỡng bằng bản năng hoặc bằng sự ngờ vực. Nói một cách khác, tín
ngưỡng là kết quả của tâm lý ngờ vực, trong đó lớn nhất và phổ biến nhất
là ngờ vực ngay chính hiện tại, ngay chính những đại lượng vật lý. Nhiều
17
người nghĩ ngược lại, rằng tín ngưỡng là lòng tin vô điều kiện, còn khoa
học mới là sự nghi ngờ.
Thực ra, con người hàng ngày va chạm với những điều mình không
nhận thức nổi, đấy là ngờ vực chủ quan; tiếp xúc với những đối tượng
không hiểu nổi, họ ngờ vực khách quan. Đó chính là sự khác nhau giữa tư
tưởng và tín ngưỡng.
Nếu tư tưởng và lý từng làm cho con người mệt mỏi thì tín ngưỡng là
nơi con người giải trí trong cuộc đời. Nếu tư tưởng là công cụ để con người
kiếm sống thì tín ngưỡng là công cụ để con người nghỉ ngơi. Con người
cần cả nhận thức lẫn giải trí, cả làm ăn lẫn nghỉ ngơi. Tín ngưỡng thể hiện
sự trông đợi, hay thậm chí sự ký sinh tinh thần của con người vào người
khác, vào những lực lượng siêu nhiên. Nói cho cùng, tư tưởng và tín
ngưỡng đều là sản phẩm tinh thần, nhưng một cái là sản phẩm bị động, cái
kia là chủ động. Để đạt đến những mục tiêu do được con người cần tư
tưởng. Tư tưởng giống như một công cụ để con người chủ động chiến đấu,
để tổ chức cuộc sống vật lý, cuộc sống sinh học.
Nếu quan niệm như thế thì ta sẽ thấy rằng trong sự phát triển từng
ngày từng giờ của xã hội, khi tư tưởng ngày một phong phú lên, vai trò của
tín ngưỡng không những không bị giảm đi, mà ngược lại còn tăng lên. Nó
trở nên gần gũi với nhiều đối tượng hơn. Con người sẽ tạo ra các tín
ngưỡng mới, cải cách hay thay đổi một phần hay cấu trúc lại những tín

ngưỡng cũ. Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử các tôn giáo thì không có tôn
giáo nào không trải qua hàng năm lịch sử
Tín ngưỡng dân gian của người Việt có những nét phù hợp với học
thuyết giáo lý của đạo Phật như kêu gọi mọi người làm điều nghĩa, có lòng
nhân ái vị tha, thuyết nhân - quả, nghiệp - báo, nên được đông đảo nhân
dân hưởng ứng. Trải qua gần một nghìn năm du nhập qua các bước thăng
18
trầm qua các bước thăng trầm theo lịch sử của đất nước. Đến thế kỷ X Phật
giáo đã có những bước phát triển lớn, nhiều chùa chiền xuất hiện các sư
Tăng và tín đồ Phật tử phát triển về qui mô và cả về số lượng , nhiều vị cao
Tăng nổi tiếng là người Việt, lúc bấy giờ Thiền tông là phái chủ yếu ở nước
ta. Ngay sau khi nước ta được giải phóng khỏi ách thống trị của phong kiến
phương Bắc và thực sự bước vào thời kỳ độc lập tự chủ thì Phật giáo nước
ta đã có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.
* Khái niệm về tín ngưỡng Mẫu
Tín ngưỡng Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian được tích hợp bởi
các lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu và thờ Tam phủ - Tứ phủ với niềm tin
thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu - đấng sáng tạo, bảo trợ cho sự tồn tại và
sinh thành của vũ trụ, đất nước và con người.
Tín ngưỡng Mẫu là một hình thức sinh hoạt với mục đích đáp ứng
nhu cầu tinh thần và tín ngưỡng của cư dân người Việt cổ xưa, trong đó có
những nghi thức cúng lễ, hình thức được tiến hành một cách rất tự nhiên và
được kết hợp với âm thanh của các nhạc cụ dân gian như trống đồng, cồng
chiêng…còn con người cùng nhau nhảy múa ca hát vui vẻ. Đối với mọi
người tín ngưỡng là đạt đến đỉnh cao trong sinh hoạt văn hóa và đời sống
tinh thần của người Việt.
Xét về nghĩa Hán Việt thì danh từ Mẫu có nghĩa là mẹ - người đã có
rất nhiều công lao trong việc sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người, người
giành cơm sẻ áo, che chở khi ta còn nhỏ, hướng cho ta có một tương lai tốt
đẹp. Đó là nghĩa hẹp. Ngoài ra Mẫu còn có nghĩa rộng đó là sinh ra muôn

vật như hoành phi câu đối ở cửa Mẫu của chùa Nành có câu: “Mẫu nghi
thiên hạ”, hoặc
Đó chính là sự tôn xưng một nhân vật nữ nào đó (có thật hoặc không
có thật) như: Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ… Như vậy
19
thì trong tâm tư của người Việt danh từ Mẫu được dùng để chỉ sự sinh sôi,
nuôi dưỡng và che chở cho muôn vật trong vạn hữu. Người Việt cổ chúng
ta có thời Mẫu hệ để nói lên tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc sống
cộng đồng, trong thị tộc, bộ lạc nói chung và trong việc mang thai, sinh nở,
nuôi dưỡng và che chở cho con cái của mình nói riêng …người mẹ đóng
vai trò quan trọng, mãi sau này mới chuyển đến thời kỳ phụ hệ là thời kỳ
sau.
Tín ngưỡng Mẫu theo C.Mác nhận xét: một mặt phản ánh những sự
đau khổ, bất công trong xã hội phong kiến đương thời, mặt khác nó phản
ánh nỗi niềm khát khao, kỳ vọng của người phụ nữ mong cầu một cuộc
sống dân chủ, một xã hội công bằng, an lạc.
Tương truyền kể lại rằng vào khoảng thế kỷ XVI, có một vị Mẫu mới
xuất hiện ra đời cứu nhân độ thế, mọi người gọi bằng cái tên rất hay đó là
Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh nhanh chóng được mọi người tiếp nhận và
tôn thờ trong việc bài trí ban thờ ngôi vị Mẫu trong chùa. Và từ đó hệ thống
tín ngưỡng Mẫu tự nhiên trở nên phong phú và hiển linh hơn.
Theo truyền thuyết, Mẫu Liễu Hạnh là công chúa con thứ hai của
Ngọc Hoàng vì lỡ làm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần gian đầu thai
làm con gái nhà Lê Thánh Tông tại làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên
Bản, Nam Định. Khi còn trẻ, bà cũng như mọi người con gái khác, cũng
chăn tằm, dệt vải, trồng rau, cấy lúa, nhưng bà có một sắc đẹp hơn người
với tài văn thơ, đàn nhạc. Khi có chồng, có con, bà là một người phụ nữ
yêu chồng, thương con, hiếu thảo với cha mẹ. Khi hiển thánh về trời, bà
thường đi chu du nơi sơn cùng thuỷ tận. Với khả năng phép thuật cao siêu,
bà thường cứu giúp những người hiền lành, yếu đuối, che chở cho họ khi

gặp khó khăn, hoạn nạn… Đồng thời cũng trừng phạt những kẻ gian ác,
những người đàn ông không chung thủy, những người đem lại nỗi bất hạnh
20
cho phụ nữ đều bị xử phạt ngay. Điều này rất phù hợp với nỗi khát khao
của bao người phụ nữ mặc dù tần tảo sớm hôm nhưng họ rất ít được hưởng
hạnh phúc. Đây là đặc điểm quan trọng để Mẫu Liễu Hạnh được mọi người
đón nhận và được thờ trang trọng trong cung Mẫu nói chung.
Ở chùa Nành Mẫu Liễu Hạnh cũng đặc biệt được mọi người quan
tâm và có niềm tin rất lớn. Mẫu Liễu Hạnh tượng trưng khát vọng của
người phụ nữ Việt nói chung, người dân làng Nành đi xa về gần, cầu mong
hạnh phúc, hạnh phúc bình an may mắn đều đến lễ Mẫu Liễu Hạnh bằng sự
cung kính và tin tưởng vô biên.
Là một vị trụ trì tại chùa chăm sóc việc lễ bái mới thấy sự khát khao
của những người phụ nữ trong làng nói chung và niềm tin của người phụ
nữ Việt nói chung đó là khát vọng sống, bình đẳng, khát vọng được tự do
khẳng định mình trong một xã hội phong kiến những nghi lễ, những chuẩn
mực phân biệt đẳng cấp, phân biệt nam nữ trong xã hội cổ ngày xưa. Hơn
nữa đó còn là nỗi khát vọng chinh phục tự nhiên cầu xin được mưa thuận
gió hòa, mùa màng bội thu của người nông dân Việt. Tại chùa Nành Mẫu
Liễu Hạnh được đặt ở vị trí trung tâm ở giữa điện thờ luôn được dâng nhiều
lễ và hoa đẹp trông càng tăng thêm sự tôn nghiêm và linh hiển. Sắp xếp
cùng Mẫu Liễu về hai bên còn là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải - tượng
trưng cho các không gian địa lý và gắn liền với tự nhiên.
Chúng ta hãy để ý khi hầu đồng ở giá Mẫu Liễu Hạnh thì thấy một
điều thật thú vị là có những lúc Mẫu Liễu hoá thân vào Mẫu Thượng Ngàn
trông coi miền rừng hay Mẫu Địa luôn mặc đồ trắng được mệnh danh là
“Mẫu nghi thiên hạ” - người Mẹ hiền đảm bảo mọi quyền lực và đời sống
của con người.
Một điều đặc biệt là nếu việc tôn thờ phụng sự Mẫu được sự phát
triển từ thờ Nữ thần thì Mẫu Tam phủ - Tứ phủ là sự phát triển ở tầm cao

×