Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 101 trang )


i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ NGUYẾN
(Thích Diệu Luyến)


ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI
VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 90

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn: PGS.TS. ĐẶNG THỊ LAN


HÀ NỘI - 2011

iv
MỤC LỤC

Trang


MỞ ĐẦU i
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI VIỆT NAM 8
1.1. Nhân sinh quan Phật giáo 8
1.1.1. Khái niệm nhân sinh quan 8
1.1.2. Nội dung chủ yếu của nhân sinh quan Phật giáo 14
1.2. Đời sống văn hóa tinh thần 28
1.2.1.Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần 28
1.2.2. Sự biến đổi về đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam hiện nay 35
Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI
VỚI MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
VIỆT NAM HIỆN NAY 45
2.1. Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đạo đức, nhân
cách con ngƣời Việt Nam 45
2.1.1. Đối với đạo đức 45
2.1.2. Đối với nhân cách 53
2.2. Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với tín ngƣỡng, lễ
hội và phong tục, tập quán 66
2.2.1. Đối với tín ngưỡng, lễ hội 66
2.2.2. Đối với phong tục, tập quán 75
2.3. Một số giải pháp 82
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92


iv
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU i

Chƣơng 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI VIỆT NAM 8
1.1. Nhân sinh quan Phật giáo 8
1.1.1. Khái niệm nhân sinh quan 8
1.1.2. Nội dung chủ yếu của nhân sinh quan Phật giáo 14
1.2. Đời sống văn hóa tinh thần 28
1.2.1.Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần 28
1.2.2. Sự biến đổi về đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam hiện nay 35
Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI
VỚI MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
VIỆT NAM HIỆN NAY 45
2.1. Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đạo đức, nhân
cách con ngƣời Việt Nam 45
2.1.1. Đối với đạo đức 45
2.1.2. Đối với nhân cách 53
2.2. Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với tín ngƣỡng, lễ
hội và phong tục, tập quán 66
2.2.1. Đối với tín ngưỡng, lễ hội 66
2.2.2. Đối với phong tục, tập quán 75
2.3. Một số giải pháp 82
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa là một học thuyết triết học được
truyền bá rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Triết

học Phật giáo là một hệ thống những tư tưởng về thế giới quan, nhân sinh
quan thâm thúy, sâu sắc và tinh túy như “Tứ diệu đế”, “vô tạo giả”, “vô
ngã”, “vô thường”, “nhân quả”, “nghiệp báo”, “sắc – không”, “Niết
bàn”….
Trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển tại Việt Nam, những tư
tưởng đó luôn hòa mình cùng lịch sử tư tưởng dân tộc, có ảnh hưởng không
nhỏ và chi phối đời sống xã hội nước ta. Trong đó, đặc biệt hơn cả là những
tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo - một trong những nhân tố cấu thành nền
văn hóa dân tộc cũng như nhân cách, đạo đức Việt Nam ngày nay.
Nhân sinh quan Phật giáo được thể hiện độc đáo trong nội dung
“Bát chính đạo’ tức “Giải thoát luận” của Phật giáo. Đồng thời với Bát
chính đạo (chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh,
chính tinh tiến, chính niệm, chính định) còn là tám biện pháp phá chấp (phá
thế giới, phá chủ thuyết thời gian, phá mọi chủ thuyết, phá mọi đối tượng
của ý thức, phá lưỡng tính tương đối, phá nhân duyên và phá chấp), Ngũ
giới (bất sát sinh, bất đạo tặc, bất tà dâm, bất vọng ngữ, bất ẩm tửu), và Lục
độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, bát nhã) Nhân sinh
quan Phật giáo luôn có ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam trong mọi thời đại,
biến đổi cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Nhất là, trong công
cuộc đổi mới và xây dựng đất nước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra
trên đất nước ta, thì sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo

2
trong đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam càng diễn ra khá
rõ nét và có những biểu hiện mới trên các lĩnh vực tín ngưỡng, phong tục
tập quán, đạo đức và nhân cách.
Nhân sinh quan Phật giáo có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực,
không chỉ đến đời sống văn hóa tinh thần, mà đến cả đời sống xã hội Việt
Nam nói chung. Những tác động của nhân sinh quan Phật giáo luôn đan

xen, sâu sắc và phong phú trong lịch sử cũng như hiện tại. Việc nghiên cứu
“Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh
thần người Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa thiết thực trong việc nhìn nhận,
đánh giá khách quan về vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội.
Nhất là, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, theo quan điểm chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước ta, chúng ta phải dựa vào các nguồn lực tinh
thần của dân tộc để “ứng vạn biến”, trong đó có nguồn lực tôn giáo. Phát
huy các giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh
thần dân tộc Việt Nam, như một phần không thể thiếu, là một hướng khả
thi để xây dựng nhân cách con người Việt Nam, xây dựng nền văn hóa tinh
thần dân tộc phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời bảo
tồn và phát triển được những sắc thái dân tộc một cách độc lập, tự chủ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời
sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam là đề tài rộng lớn. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này và đạt được những
kết quả đáng trân trọng. Có thể kể ra một số công trình sau đây:
- Các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam: Mấy
vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Viện Triết học; Lịch sử
Phật giáo Việt Nam, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Tài Thư (chủ
biên), Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo

3
sử luận của Nguyễn Lang… Trong rất nhiều các tác phẩm ấy, tiêu biểu hơn
cả là “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang gồm 3 tập. Trong
công trình này, tác giả đã giới thiệu khá chi tiết về lịch sử Phật giáo Việt
Nam trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, cũng khái quát được một số đóng
góp của Phật giáo từng thời kỳ lịch sử dân tộc với văn học nghệ thuật, giáo
dục, chính trị, quân sự, văn hóa trong đó đã ít nhiều cũng có đề cập đến
vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa tinh thần của người Việt Nam

trong lịch sử dân tộc.
- Nghiên cứu về triết học Phật giáo: Đại cương triết học Phật giáo
Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu, Triết học Phật giáo của Nguyễn Duy
Hinh, Phật giáo những vấn đề triết học của Ngô Văn Doanh và Nguyễn
Hùng Hậu (dịch), Triết học Phật giáo Hoa Nghiêm Tông của Garma
C.C.Chang, Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo của Thích Tâm Thiện…
Trong các tác phẩm kể trên, đặc biệt có tác phẩm “Tìm hiểu nhân sinh quan
Phật giáo” của Thích Tâm Thiện liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.
Trong tác phẩm này, tác giả đã lấy Duyên sinh – Vô ngã làm điểm trung
tâm để nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo. Từ bản thể luận, nhận thức
luận, tác giả dẫn độc giả đi qua khung cảnh lịch sử xã hội và triết học Ấn
Độ, bốn thời kỳ kết tập kinh điển Phật giáo rồi lần lượt giới thiệu những
hình thức trình bày về duyên sinh vô ngã qua các thời kỳ, trong các bộ kinh
Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Già… để cuối cùng giúp độc giả nhận diện
Phật giáo trong sự đối chiếu với các học thuyết triết học, thấy được vị trí và
giá trị của Phật giáo với những nguyên lý và nền tảng của Phật giáo. Tác
giả đã trình bày vấn đề trên cả hai bình diện lịch sử và tư tưởng. Nội dung
tác phẩm gồm 16 chương, cung cấp khối lượng kiến thức khá đầy đủ về
nhân sinh quan của Phật giáo.


4
- Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo với đời
sống xã hội: Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và
châu thổ Bắc Bộ của Nguyễn Thị Bảy; Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và
tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay của Nguyễn Tài Thư (chủ
biên); Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa
tinh thần ở Việt Nam của Lê Hữu Tuấn, Luận án tiến sĩ triết học; Phật Giáo
với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy; Ảnh hưởng của Phật giáo
đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay, đề tài cấp bộ, mã số B.09-01

của tác giả Hoàng Thị Lan, Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt
Nam của tác giả Đặng Thị Lan,… Trong các tác phẩm kể trên, có tác phẩm
“Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” của tác giả Đặng Thị
Lan đã phản ánh một cách sâu sắc những ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo
đến đời sống đạo đức của người Việt. Trong công trình này trên cơ sở khái
quát một số vấn đề lý luận khi nghiên cứu đạo đức Phật giáo đặt trong mối
quan hệ với đạo đức tôn giáo, các phạm trù, các giá trị của đạo đức Phật
giáo, đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống và hiện đại của người
Việt Nam. Công trình nêu bật được những giá trị ảnh hưởng tích cực và
hạn chế của đạo đức Phật giáo – một khía cạnh của đời sống văn hóa tinh
thần xã hội. Để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những mặt
tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo. Nhìn chung, dưới
góc độ tiếp cận đạo đức Phật giáo đối với đạo đức xã hội, tác giả đã rất
thành công trong việc khắc họa được một cách toàn diện nhất những ảnh
hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam trên
phương diện đạo đức xã hội.
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
được đăng tải trên các báo, tạp chí trong nước và nước ngoài như: Tạp chí
Triết học, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác Tôn giáo, Tạp
chí Thông tin khoa học xã hội,… được các học giả đánh giá cao, phần nào

5
phản ánh những khía cạnh ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa
xã hội Việt Nam hiện nay.
Điểm qua tình hình nghiên cứu trên cho thấy, những công trình
nghiên cứu đó đều thống nhất ở một số điểm: Phật giáo có ảnh hưởng nhất
định trong đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là đời sống văn hóa tinh
thần. Những triết lý đầy tính nhân sinh của Phật giáo kết hợp với văn hóa
truyền thống đã tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần con người
Việt Nam. Các công trình nghiên đó hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, ở các

mức độ và khía cạnh khác nhau, đã thể hiện tư tưởng triết học Phật giáo và
ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam. Do đó, việc đánh giá
những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của Phật giáo, mà trước hết là nhân
sinh quan Phật giáo, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy
những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng
triết học này trong đời sống xã hội Việt Nam lâu nay, là việc làm hết sức có
ý nghĩa. Tuy nhiên, việc làm sáng tỏ những ảnh hưởng của nhân sinh quan
Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam hiện
nay dưới tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới, toàn cầu hóa thì còn
chưa nhiều. Vì vậy, luận văn có nhiệm vụ là: trên cơ sở tiếp thu, kế thừa
những kết quả nghiên cứu của những công trình đi trước để phân tích đánh
giá về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn
hóa tinh thần người Việt Nam hiện nay trên một số phương diện cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn phân tích những ảnh hưởng
của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người
Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy
những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh
quan Phật giáo trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay.

6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên, luận
văn có nhiệm vụ cụ thể:
Thứ nhất, Tổng quan chung về nhân sinh quan Phật giáo và đời
sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam.
Thứ hai, Phân tích ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời
sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam hiện nay, trên một số lĩnh vực
cụ thể như: Tín ngưỡng, phong tục tập quán, đạo đức và nhân cách.
Thứ ba, Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy ảnh
hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo

trong quá trình đổi mới hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo
đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh
hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của
người Việt Nam hiện nay trên một số lĩnh vực chủ yếu: Tín ngưỡng, phong
tục tập quán, đạo đức và nhân cách.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
5.2. Cơ sở thực tiễn: Những biểu hiện sự ảnh hưởng nhân sinh
quan Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam hiện nay.
5.3. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học, phân tích và tổng hợp; lôgíc -
lịch sử; khái quát hóa, trừu tượng hóa v.v


7
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn:
- Luận văn góp phần vào việc phân tích sự ảnh hưởng nhân sinh
quan sinh Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam
hiện nay.
- Luận văn bước đầu nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy những
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật
giáo trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, giảng dạy tôn giáo ở các trường Đại học, Cao đẳng.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.












8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI VIỆT NAM

1.1. Nhân sinh quan Phật giáo
1.1.1. Khái niệm nhân sinh quan
Nhân sinh quan là một trong những khái niệm thường được các học
giả nhắc đến và bàn luận đặt trong mối quan hệ với thế giới quan.
Thế giới quan là “toàn bộ những quan niệm của con người về thế
giới, về bản thân con người, về vị trí của con người trong thế giới
ấy”[18;7]. Trong thế giới quan bao gồm ba hình thức sau:
Thế giới quan huyền thoại là “hình thức thế giới quan đặc trưng của
người nguyên thủy. Nó phản ánh những quan niệm của người nguyên thủy
về thế giới”[18;10],

Thế giới quan triết học, là “hình thức phản ánh thế giới bằng hệ
thống các khái niệm, nguyên lý, phạm trù, quy luật”[18;10],
Thế giới quan tôn giáo, là “hình thức phản ánh thế giới khách quan
một cách hư ảo, là sự giải thích thế giới trên cơ sở thừa nhận sự sáng tạo ra
thế giới bởi lực lượng siêu nhiên, thần thánh”[18;10].
Như vậy, từ những quan niệm trên theo chúng tôi hiểu, thế giới quan
Phật giáo chính là sự giải thích hay những quan niệm của đạo Phật về thế
giới về con người…
Thế giới quan giúp con người xác định mục tiêu, phương hướng hoạt
động của bản thân. Trên cơ sở đó, hoạt động của con người mới mang tính
hướng đích và thể hiện được tính tự giác cao. Thế giới quan giúp con người
xác định lý tưởng, hoài bão, ước mơ, ý nghĩa cuộc sống. Nói khác đi “Thế
giới quan khoa học sẽ giúp con người định hướng đúng trong cuộc sống,

9
xác lập được nhân sinh quan đúng đắn, tích cực”[18;8]. Thế giới quan tôn
giáo giúp cho các tín đồ theo đạo định hướng hành động theo những chuẩn
mực tôn giáo quy định trong đời sống thực hành tôn giáo. Là một tôn giáo
lớn, thế giới quan Phật giáo giúp cho các tín đồ Phật giáo định hướng, xác
định hành động của mình theo lý tưởng giải thoát khỏi mọi khổ đau, khỏi
vô minh và sinh tử luân hồi để hướng tới Niết Bàn, góp phần quyết định
trực tiếp hình thành nhân sinh quan Phật giáo.
“Nhân sinh” theo “Từ điển tiếng Việt” được hiểu là: “cuộc sống của
con người”[78;511]. Cũng theo “Từ điển tiếng Việt thông dụng” thì “Nhân
sinh quan là quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ
sống, lối sống…”[81;764].
Nhân sinh quan là quan niệm về đời người, cách nhìn nhận về cuộc
đời, là đạo làm người: “Nhân sinh quan nói vắn tắt thì đó là cách người ta
nhìn cuộc đời hay là cái “Đạo” làm người của người ta”[34;5].
Như vậy, nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan tức là “nghiên cứu vấn

đề bản chất, mục đích thái độ và hành vi của đời sống con người”[34;7].
Mỗi thời đại khác nhau, con người có một nhân sinh quan khác nhau,
nhân sinh quan không thể tách khỏi sự phát triển của thời đại. Theo quan
niệm của các nhà kinh điển C.Mác – Ph. Ăngghen, loài người trải qua năm
hình thái kinh tế xã hội là xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội chiếm hữu
nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa và chúng ta hiện nay đang
tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa, tương ứng với mỗi thời đại đó là một
nhân sinh quan phù hợp. “Nhân sinh quan là thuộc về ý thức tư tưởng cũng
như bất cứ ý thức tư tưởng nào khác, mỗi nhân sinh quan đều có cơ sở kinh
tế nhất định”[48;7].
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, loài người vừa mới thoát khỏi
tình trạng sống bầy đàn, ai nấy đều làm chung, hưởng thụ chung. Chế độ tư

10
hữu tài sản và sự áp bức giai cấp chưa xuất hiện, con người sống và hoạt
động tập thể. Thời bấy giờ, cuộc sống tập trung, giản dị, tri thức con người
còn non nớt, không ai biết đến nhân sinh quan là gì. Nhưng vì cảm thấy
tính cách thần bí cũng như sự đe dọa của nhiều hiện tượng tự nhiên, như
mưa gió, thú dữ, bệnh tật, chết chóc,… mà không tìm ra cách giải thích,
cũng không đủ sức lực để chống cự, nên mọi người đều tin rằng mọi vật
trên thế giới đều có thần linh chi phối tất cả các hiện tượng như: sinh, tử,
họa, phúc. Do đó sinh ra tôn giáo, sùng bái tự nhiên.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội xuất hiện chế độ tư hữu và có
sự phân chia giai cấp, đây là cơ sở hình thành nên nhân sinh quan của giai
cấp: chủ nô và nô lệ. Bọn chủ nô áp bức và bóc lột nô lệ tàn bạo. Chủ nô
không tự mình lao động mà chỉ lo xây dựng chế độ nhà nước, định ra luật
pháp để thống trị nô lệ. Chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ luôn giảng
giải đạo làm người, lợi dụng sự kém hiểu biết của nô lệ, họ dựng lên những
câu chuyện thần bí về “Thượng đế” hoặc về “thiên mệnh”, để bảo vệ cho
sự hợp lý địa vị của chúng. Theo đó, chế độ nô lệ là do ý trời định sẵn, lừa

bịp và ngăn cản, đàn áp những cuộc đấu tranh phản kháng của người nô lệ.
Trong xã hội phong kiến, loài người lại chia thành hai giai cấp đối
lập nhau là địa chủ và nông dân. Địa chủ phong kiến thi hành chế độ bóc
lột địa tô và nền chuyên chế thống trị rất tàn ác. Điều này hình thành nên
thế giới quan và nhân sinh quan của giai cấp địa chủ với nông dân. Đó là sự
phục tục của người nông dân đối với địa chủ. Sự phục tục như trong quan
niệm của Nho giáo Trung Quốc: theo “lễ giáo” và “chính danh”, theo “đạo
làm người”, nghĩa là phải tôn kính quỷ thần, trung với vua, hiếu với cha và
an phận thủ thường.
Khi xã hội phong kiến suy đồi, xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp tư
sản bắt đầu xuất hiện, xã hội tư bản chủ nghĩa xuất hiện. Trong chế độ tư

11
hữu, mỗi người lao động sinh hoạt riêng rẽ, cạnh tranh lẫn nhau để dành
quyền sống, người ta chỉ biết đến lợi ích cá nhân, đem lợi ích cá nhân đối
lập với lợi ích chung của cộng đồng. Vì vậy, nhân sinh quan phản ánh chế
độ tư hữu là nhân sinh quan cá nhân. Vì vậy trong xã hội sự đối kháng giai
cấp trở nên gay gắt giữa giai cấp tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản không
ngừng bóc lột vô sản, phong trào đấu tranh của vô sản chống lại sự bóc lột
ấy lại gia tăng. Bằng nhân sinh quan tiến bộ, cách mạng, giai cấp vô sản đã
xây dựng được chính đảng của mình đó là Đảng cộng sản, xây dựng được
chủ trương sáng suốt, đúng đắn nhằm cải tạo thế giới, xây dựng được thế
giới quan và nhân sinh quan cách mạng trên nền tảng tư tưởng Mác –
Lênin. Đó là nhân sinh quan cách mạng. Sinh thời Chủ tịch Mao Trạch
Đông có cho rằng, “Nhân sinh quan cách mạng của chúng ta là đoàn kết
với nhân dân, phục vụ nhân dân, suốt đời đấu tranh để thực hiện chủ nghĩa
dân chủ mới và chủ nghĩa xã hội, giải phóng triệt để toàn nhân dân ta và
toàn thể nhân dân thế giới”[48;162]. Hay nhà Cộng sản chủ nghĩa Du Minh
Hoàng có viết, “nhân sinh quan cách mạng tạo cho mỗi suy nghĩ và hành
động của người vô sản nhằm mục đích tự giải phóng khỏi ách áp bức bóc

lột của giai cấp tư sản và xây dựng một cuộc sống, cuộc đời tự do hạnh
phúc”[48;6]. Điều này được tác giả Du Minh Hoàng nhấn mạnh: “Giai cấp
vô sản hiện nay là giai cấp cách mạng nhất. Họ có một chính đảng mạnh
mẽ là Đảng cộng sản, là một chủ trương sáng suốt và đúng đắn để cải tạo
thế giới. Họ lại còn có một đạo làm người rất cách mạng là thế giới quan và
nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác – Lênin”[34;13].
Bước sang chế độ xã hội chủ nghĩa, tư liệu sản xuất trở thành sở hữu
chung cho toàn xã hội, và của tập thể. Trên cơ sở công hữu đó là: lao động
mỗi cá nhân là một bộ phận trực tiếp của lao động tập thể, căn bản, nhất trí
với lợi ích tập thể, người lao động tập thể theo phương châm “mình vì mọi
người, mọi người vì mình” điều này đã hình thành thế giới quan và nhân

12
sinh quan cộng sản chủ nghĩa. “Nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa là nhân
sinh quan phản ánh cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhân sinh quan vì lợi
ích tập thể của giai cấp công nhân suốt đời phấn đấu quên mình cho lý
tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”[48;9].
Như vậy, theo chúng tôi, nhân sinh quan là toàn bộ những quan niệm
chung nhất về cuộc sống của con người. Nhân sinh quan đề ra và giải đáp
những vấn đề như con người sinh ra để làm gì? Lẽ sống của con người là
gì? Sống như thế nào cho xứng đáng với con người?
Tóm lại, nhân sinh quan nói nên quan niệm của con người về bản
chất, mục đích của cuộc sống, về thái độ và hành vi của con người trong
cuộc sống.
Nhân sinh quan có tính giai cấp, trong xã hội có giai cấp, mỗi giai
cấp có một nhân sinh quan riêng. Những giai cấp đối địch nhau có nhân
sinh quan khác nhau. “Nhân sinh quan của giai cấp bóc lột nói nên nguyện
vọng muốn bóc lột được thật nhiều sức lao động của kẻ khác. Nhân sinh
quan của giai cấp bị bóc lột nói nên nguyện vọng, mong muốn phản kháng
chống lại giai cấp bóc lột để dành quyền sống. Nhân sinh quan của giai cấp

tiểu tư sản chủ yếu nói lên nguyện vọng, mong muốn sống một cách an
phận thủ thường, chấp nhận cuộc sống tạm được của mình”[48;4]. Nhân
sinh quan có tính giai cấp, điều đó không phải là ngẫu nhiên mà bởi nhân
sinh quan là một bộ phận của ý thức tư tưởng. Cũng như mọi ý thức tư
tưởng khác, nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội, nghĩa là phản ánh địa
vị giai cấp của con người trong sản xuất xã hội, phản ánh điều kiện sinh
hoạt vật chất và lợi ích của con người trong xã hội. Trong xã hội có các giai
cấp khác nhau, địa vị khác nhau, trong hệ thống sản xuất xã hội có quan hệ
khác nhau với tư liệu sản xuất, có vai trò khác nhau trong tính chất lao
động xã hội, có thu nhập và phương thức hưởng thụ khác nhau. Nghĩa là,

13
địa vị xã hội và lợi ích khác nhau, nhân sinh quan phản ánh những điều
kiện sinh hoạt vật chất là khác nhau, mang tính giai cấp. Chỉ trong xã hội
cộng sản văn minh hoàn toàn, khi không còn giai cấp, khi mà mọi người
đều có địa vị và lợi ích như nhau trong sản xuất xã hội thì mới có một nhân
sinh quan của toàn thể nhân dân không có tính giai cấp.
Nhân sinh quan là vấn đề quan trọng nhất đối với con người. Trong
cuộc sống, con người luôn suy nghĩ về cuộc sống của chính mình và không
lúc nào ngừng hoạt động để phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhân sinh
quan là toàn bộ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc
sống, cho nên đồng thời chúng cũng là những tư tưởng chỉ đạo mỗi suy
nghĩ và hành động của con người, là nguồn gốc của mỗi suy nghĩ và hành
động đó. Nhân sinh quan của con người là một phạm trù rộng, với tư cách
là hình thái ý thức, tư tưởng, trong mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng người và
thậm chí trong mỗi người đều tồn tại những kiểu nhân sinh quan khác nhau
tương xứng với các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Hiểu như vậy, thì
không chỉ có nhân sinh quan nói chung mà còn có nhân sinh quan cụ thể
của từng hình thái ý thức, tư tưởng của con người như nhân sinh quan
huyền thoại, nhân sinh quan triết học và nhân sinh quan tôn giáo.

Nhân sinh quan tôn giáo được đặt trong mối quan hệ với thế giới
quan tôn giáo. Nhân sinh quan tôn giáo được hiểu là toàn bộ những
quan niệm chung nhất của tôn giáo về cuộc sống con người nhằm giải
đáp cho con người những vấn đề về lẽ sống và định hướng niềm tin vào
sự giải thoát.
Vậy, qua phân tích trên, nhân sinh quan Phật giáo theo chúng tôi
hiểu là toàn bộ những quan niệm chung nhất của Phật giáo về con người,
cuộc sống của con người, bản chất của con người, đó là sự khổ” và thái độ,
hành vi tu tập của con người nhằm mục đích giải thoát để đạt tới Niết bàn.

14
1.1.2. Nội dung chủ yếu của nhân sinh quan Phật giáo
Nội dung chủ yếu của nhân sinh quan Phật giáo được được hình
thành trên cơ sở của thế giới quan tôn giáo. Thế giới quan Phật giáo giúp
cho các tín đồ xác định được lý tưởng giải thoát, hướng tới Niết Bàn. Nói
cách khác, thế giới quan Phật giáo giúp cho các tín đồ định hướng tới chân
lý diệt khổ để được giải thoát trong cuộc sống, xác lập được nhân sinh quan
hướng thiện. Trên cơ sở đó xác định được thái độ, cách thức hoạt động, và
cách sống, tu tập và rèn luyện của tín đồ để diệt trừ vô minh, thoát khỏi
vòng sinh tử luân hồi, thoát khỏi bể khổ.
Thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai
luận điểm: Vô ngã và Vô thường; qua bốn luận thuyết cơ bản: Vô tạo giả,
Vô ngã, Vô thường và Nhân quả tương tục.
Thuyết vô thường (Anicca): Thuyết Vô thường là một trong những
triết thuyết quan trọng, nòng cốt của đạo Phật. Vô thường là không thường,
là chuyển biến, là thay đổi. Luật Vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, thân,
tâm ta.
Sự chuyển biến vô thường diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu sau:
- Sát na vô thường: Là sự chuyển biến rất nhanh, trong một thời gian
rất ngắn (một ngày đêm = 24 giờ = 6.400.099.980 sát na). Ngũ ấm đều

chuyển biến sinh diệt qua mỗi sát na.
- Nhất kỳ vô thường: Là sự chuyển biến trong từng giai đoạn. Sự
chuyển biến sát na là trạng thái chuyển biến liên tiếp, nhanh chóng, ngấm
ngầm, thường ta không nhận thức kịp, mà kết quả gây ra sự vô thường,
thường là trạng thái chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ, chuyển
sang trạng thái mới. Vạn vật tuân theo luật: Thành - Trụ - Hoại - Không.
Các sinh vật tuân theo luật: Sinh - Trụ - Dị - Diệt. Một hành tinh, một ngôi

15
sao có thời kỳ trụ dài hàng triệu năm… nhưng lại có loại hoa Phù dung trụ
đúng một ngày.
Xung quanh ta sinh vật biến chuyển không ngừng. Theo luật vô
thường thì không phải vạn vật sinh ra mới gọi là sinh, khi vạn vật diệt mới
gọi là diệt, mà từng phút, từng giây, từng sát na, sự sống và sự chết đã liên
tiếp xảy ra. Dù sống để mà chết, chết để mà sống, trong sự sống có sự chết,
trong sự chết là sự sống. Sống chết tiếp diễn liên tục bất tận như trên một
vòng tròn. Vậy, chết không phải là hết mà là điều kiện cho cái sinh tiếp.
Thuận thế tâm, xã hội biến chuyển không ngừng.
Đây là một cơ sở lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của
con người. Không nhận thức được cái lẽ vô thường đó là sự sai lầm - ảo
giác hay huyền giác. Nếu hiểu thấu đáo thì sống tự tại, an lạc, không phiền
não đau khổ trước những sự chuyển biến sự vật: Sinh - Trụ - Dị - Diệt;
Thành - Trụ - Hoại - Không diễn ra hàng ngày.
Thuyết vô ngã: Thuyết vô ngã được coi là nền tảng của cả hệ thống
giáo lý triết thuyết Phật giáo. Nội dung cơ bản của thuyết vô ngã cho rằng:
Trong một thế giới không có cái tôi nào cả - tức thế giới là vô ngã. Ví như:
Theo quan điểm của Bà la môn là Atman (cái tôi), còn Phật giáo là
Anatman (không có cái tôi).
Trong đó nhấn mạnh hai điểm: Vô thường, vô ngã tức không có cái Ta,
trường tồn vĩnh cửu mà biến chuyển không ngừng từng phút, từng giây, từng

sát na. Vậy, cái ta ở thời điểm nào là cái ta chân thực, bất biến. Đó là cái Ta con
người gồm hai phần: Sinh lý (Thân) và Tâm lý (Tâm).
Theo kinh Trung A Hàm, cái Ta sinh lý chỉ là sự kết hợp của bốn yếu tố:
Đất (địa đại), nước (thuỷ đại), lửa (hoả đại), gió (phong đại). Trong đó cả
bốn yếu tố này có những đặc tính khác nhau: Địa đại: Đặc, cứng - Tóc,
răng, móng tay, da thịt, không thuộc ta; Thuỷ đại: Chất lỏng - Mật, máu,

16
mồ hôi; Hoả đại: Chất sinh ra nhiệt trong cơ thể, biểu hiện sống; Phong đại:
Là những rung động như hơi thở, chất hơi ở dạ dày.
Cái Ta sinh lý chỉ là một khoảng không gian giới hạn bởi sự kết hợp
của xương thịt, thoáng là của ngoại cảnh, thoáng là của ta, sự thực, nó là của
ai. Khi bốn yếu tố ấy tách rời nhau, trở về thể của nó, thì không còn gì ở lại
để gọi là cái Ta được nữa. Cái Ta sinh lý chỉ là giả tướng, một nhất hợp
tướng mà thôi.
Còn cái Ta tâm lý thì gồm Thụ, Tưởng, Hành, Thức. Bốn ấm này
cùng sắc ấm che lấp trí tuệ làm ta không nhận thấy được cái Ta chân thực,
chân ngã của ta là Phật tính. Cái Ta tâm lý bao gồm những cảm giác, nhận
thức, suy tưởng là sự hội tụ của thất tình (hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục) là giả
tướng.
Vậy, “nhân vô ngã” không có linh hồn vĩnh cửu, nếu có thì linh hồn
cũng luôn luôn biến chuyển không thực có: Còn tinh thần, vật chất trong con
người? Tinh thần là cái thức, cái biết - cảm giác, nhận thức, suy tưởng, phụ
thuộc vào giác quan, vào bộ não. Ví như: ánh sáng và cây nến.
Thức có 6: nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý thức.
Không có tinh thần độc lập, tồn tại vĩnh cửu. Cảm giác bất biến về
thân ta là do vọng niệm, do những giả tướng diễn ra liên tục, tiếp nhau rất
nhanh chóng. Các hiện tượng tâm lý, vật lý diễn ra rất nhanh, ta không
nhận thấy được, tướng là có tính bất biến sinh ra, mất đi - một ảo tưởng (ví
như que hương quay tròn tạo ra vòng lửa). Hay “phi nhất, phi dị” đời người

dài bằng một hơi thở. Sự sống là vô thuỷ, vô chung. Người ta sống rồi chết,
chết rồi sống (sinh sinh, tử tử). Đó là luân hồi; không có một linh hồn bất
tử chuyển từ kiếp này sang kiếp khác.
Con người chưa thoát vòng sinh, tử, luân hồi do trong cuộc đời con
người tham vọng, vị kỷ bám vào cái Ta. Đó là sợi dây trói con người vào

17
bánh xe luân hồi. Cái dẫn dắt con người đi ấy là Nghiệp lực. Luân hồi là sự
kết hợp mới của ngũ uẩn mà động lực là Nghiệp lực, là dục vọng. Còn dục
vọng thì còn hành, còn Nghiệp lực, còn luân hồi. Còn dục vọng còn gây ra
những chủng tử hữu lậu tiềm tàng trong thức thứ 8 (A lại da). Với trạng
thái ô nhiễm chủng tử này buộc con người vào bánh xe luân hồi. Chỉ khi
nào diệt trừ dục vọng, những chủng tử trên trở thành vô lậu thanh tịnh, con
người thoát luân hồi, chứng được Niết bàn (tịch diệt, vẳng lặng, không còn
dao động, trạng thái tâm hồn hoàn toàn giải thoát, đưa lại phương thức
sống, triết lý cuộc sống: Lấy vị tha làm lý tưởng cao cả. Chấp ngã là gốc
của vô minh, là đầu mối của luân hồi, đau khổ).
Luật nhân quả - lý duyên khởi của “pháp tịnh”
Luật nhân duyên - quả báo (Nhân - Quả): Luật nhân duyên – quả báo
cho rằng: Mọi vật không tự nhiên hay do thần quyền nào mà có, “nhất thiết
vật, nhân duyên sinh”. Nhân gặp duyên tạo Quả, Quả gặp duyên thành
Nhân. Chuỗi Nhân - Quả là không dứt.
Như vậy, trong luật Nhân – Quả đã bao hàm quan niệm “Bất định pháp”.
Trong “Câu xá luận” nhắc tới 6 nhân. Trong Du Già Luận = 10 Nhân: Tuỳ
thuyết nhân, Quảng đại nhân, Khiêm dần nhân, Nhiếp thụ nhân, Sinh khởi
nhân, Dẫn phát nhân, Định dị nhân, Đồng sự nhân, Tường vị nhân và Bất
tương vi nhân. Vừa là nhân đồng thời cũng vừa là duyên, không có nhân
đầu tiên, cuối cùng sự vật là vô thuỷ, vô chung.
Quan niệm về Duyên được đề cập đến trong kinh sách của Phật giáo
cũng rất đa dạng: Trong kinh Trường A Hàm cho rằng có bốn loại: Nhân

duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên. Các
duyên tạo thành Quả: Duyên sinh hay duyên khởi - Sự vật đều trực tiếp hay
gián tiếp duyên khởi lẫn nhau. Hay pháp giới là trùng trùng duyên khởi.
Con người, xã hội Nhân = Nghiệp (hạt giống gieo vào pháp giới). Có Nhân

18
- Quả đồng thời, lại có Nhân - Quả dị thời. Còn trong kinh Pháp Cú cũng
nói: “Không một nơi nào trên dải đất liền, trên biển cả hay một khe núi nào
kín đáo nhất mà thủ phạm một việc phi pháp có thể trốn tránh được luật
Nhân - Quả”. Điều đó nghĩa là: Sự vật không bao giờ tự nhiên mà sinh ra,
cũng không có thần quyền nào tạo ra con người do chính nghiệp Nhân của
mình tạo ra và có thể cải tạo đời mình.
Trong thuyết Nhân – Quả, Nghiệp và Nghiệp báo (Karna) cũng là
một trong những vấn đề được bàn đến. Nghiệp là những hành động về
thân, lời nói, ý nghĩ: Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Và kết quả do
Nghiệp đưa lại gọi là Quả báo (trừ những việc vô ký: Không hại, không
lợi cho người khác). Chia thành thiện, ác, bất động nghiệp (hành động tu
luyện tự tâm, không bị lay động trước cảnh dục). Nghiệp đặc biệt (cực
trọng nghiệp, tích tập nghiệp, cận tử nghiệp, dẫn nghiệp: Nghiệp báo có
nghiệp lực dẫn dắt con người vào các loài khác nhau, số phận con người
chính trong tay họ).
Pháp tịnh: Khái niệm “Pháp”: Dharma (Sanskrit); Dhamam (Pali) từ
gốc Dhar có nghĩa là giữ gìn, không cho biến đổi. Chính là trật tự, phép tắc,
đạo lý… Hoặc Pháp cũng là hiện tượng có tự thể hoặc tâm lý hoặc vật lý.
Theo quan niệm của đạo Phật: Pháp là quy luật bắt nguồn từ luật Nhân
- Quả và thuyết duyên sinh - theo bốn nghĩa: Giáo pháp, Nhân duyên, Đức,
Hiện tượng. Quan trọng là hiện tượng. Hiện tượng bao hàm các mối quan hệ
nội hàm (yếu tố vật lý, sinh lý, tâm lý) và ngoại diên (quan hệ tồn tại và ý
thức, chủ thể và khách thể); Đề cập tới các mặt nội dung và hình thức; gắn
liền không gian với thời gian.

Vậy Pháp là một tuệ giác hàm chứa các quy luật cơ bản chi phối các
pháp, chi phối mọi sự vật hiện tượng. Pháp chịu sự chi phối của lý nhân
duyên và luật Nhân - Quả. Nhưng sự vật hiện tượng đó tồn tại khách quan,
thiên biến vạn hoá, có những mối quan hệ vô cùng phức tạp. Là đối tượng

19
quan sát của con người: Tìm ra sự thật về nó cả hình thức, bản chất; cả nội
hàm, ngoại diên trong hiện tại, quá khứ, tương lai.
Pháp có các đặc tính cơ bản sau: Đặc tính Như lai: Bản chất của Pháp
là tồn tại khách quan, biến đổi theo những quy luật vốn có. Có sinh thì có tử;
có thành thì có trụ, hoại, không… là một hiện thực gắn liền với các yếu tố
nằm trong nội thân sự vật; Đặc tính xác thực: Phản ánh đặc tính về nội hàm
của sự vật: “Nhất thiết pháp, nhân duyên sinh”. Sự vật không phải tự sinh
hay do một nguyên nhân mà là sự cấu thành của nhiều nhân, nhiều duyên.
Nhân - Duyên không hoàn toàn có vị trí cố định trong sự vật, cũng như
không có nhân đầu tiên; Bất định: Thể hiện mối quan hệ tất yếu mang tính
quy luật trong mối tương quan giữa Nhân và Duyên. Hay mối quan hệ
Nhân - Quả mang tính tất yếu. Muốn nhìn thấy thuộc tính này cần trừu
tượng hoá nhiều cái ngẫu nhiên, phán đoán bản chất của sự vật qua lôgíc
hình thức “Tam đoạn luận”. Qua đó từ tri thức trực giác, phân tích, so sánh,
suy luận, diễn dịch tìm tri thức mới.
Luật nhân quả trong giới hữu tình: không tác động trực tiếp mà phải
qua mối liên hệ phức tạp hơn, thông qua những hành động chủ động có ý
thức của con người, chịu sự tác động của nghiệp.
Tóm lại, đặc tính duyên khởi nhằm giải đáp vấn đề Có - Không; Sinh - Diệt.
Có - Không: Sự vật bao hàm nhiều Nhân và Duyên tác động, biến
đổi, khẳng định sự thống nhất lại bao hàm ý phủ định. Cùng với luật vô
thường, thuyết nguyên tử, đi vào thế giới vi mô, không còn ranh giới giữa
vật lý - tâm lý. Có - không thường gọi: sắc sắc - không không. Sắc: Là
những gì có hình tướng, màu sắc mà ta nhận thức được, nắm giữ được.

Nhưng do luật vô thường mà biến chuyển không ngừng. Từ “có” trở về
“không”, “còn” thành “mất”, cái không lại chuyển biến không ngừng thành
sắc. Sắc không, không sắc đều là tương đối. Trong sắc đã có không, trong

20
không đã có sắc. Không, không phải là không vô mà là tính liên tục của sự
vật luôn luôn là nó để chuyển thành cái khác trong quan hệ với chính nó.
Trong kinh Bát Nhã có nói: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc
tức thị không, không tức thị sắc” để chỉ là hai dạng của bản thể không sai,
không khác. Thực thể vật - tâm vận động theo quy luật Nhân - Quả, Nhân
- Duyên và hình thức tồn tại: sắc sắc - không không theo vòng sinh - trụ -
dị - diệt, thành - trụ - hoại - không. Các yếu tố tạo nên vũ trụ khi hội đủ
nhân duyên sẽ hợp thành thực thể hữu hình gọi là sắc. Riêng con người thì
sắc phải có tâm (tâm lý, ý thức, tâm thức, tâm linh) vô thức, vô hình quyết
định sự tồn tại đích thực của con người. Nhưng sự tồn tại đó cũng chỉ tạm
thời của sắc không trong vòng luân chuyển của vô số nhân duyên và trùng
trùng duyên khởi.
Sinh - Diệt: Theo các quy luật đã nói, sự vật đang trong quá trình
sinh thành tàn tạ - phủ định trên cơ sở khẳng định. Sự sinh - diệt đó là hiện
hữu khách quan, không do quyền lực bên ngoài, mà do những điều kiện đã
phát sinh trước, bắt buộc - sai khiến, ngăn ngừa - tăng tiến.
Tóm lại, thuyết về pháp phản ánh bản thể luận đạo Phật là thuyết
nguyên tử luận (nguyên tử - Sắc: Đất, nước, lửa, không khí; - Tâm: Thụ,
tưởng, hành, thức, tâm lý, tâm thần, tâm linh). Qua đó cho thấy vũ trụ quan
đạo Phật mang tính chất nhân bản; Bản thể luận vật lý. Coi con người là
một bộ phận của thế giới vật lý đã bị khách quan hoá. Ngược lại, vũ trụ
quan Phật giáo không thể tách rời tồn tại con người về thời gian hay không
gian ra khỏi tồn tại vũ trụ không có có con người.
Bản chất của nhân sinh quan Phật giáo được phản ánh qua Lý duyên
khởi. Lý duyên khởi đã thể hiện pháp tính. Đây là một năng lực nhận thức

ở trình độ cao nhìn thấy sự vật vị lai, không phải là sự kiến giải ngoài giác
quan, tri thức con người. Mà thực chất của tuệ giác duyên khởi - trí tuệ Bát

21
Nhã là sản phẩm kỳ diệu của tư duy con người thâm nhập sâu vào bản chất
thế giới hiện thực và là giai đoạn cao của quá trình nhận thức: Từ hình
thành khái niệm đến trình độ phán đoán và suy luận. Quá trình liên tục khai
sáng trí tuệ, liên tục phân tích bằng các công cụ nhận thức khác nhau. Từ
quy nạp đến diễn dịch; Từ phân tích quan hệ Nhân - quả giữa các yếu tố nội
hàm sinh vật đến tổng hợp nhiều mặt hiểu biết rút ra sự hiểu biết mới qua
phán đoán đi đến kết quả là Tuệ giác tam minh; Tuệ giác Bát Nhã.
Đối tượng của nhận thức Phật giáo cũng chính là pháp tính (có nhiều
pháp tính) quan trọng là pháp tính về lý nhân duyên, thể hiện những quy luật
chung nhất, tìm ra những chân lý phổ biến nhất.
Nắm bắt thế giới hữu hình: Khẳng định sắc, thụ, tưởng, hành, thức là
trật tự tự nhiên của con đường nhận thức thông thường từ cảm tính đến
kinh nghiệm đến lý tính. Ở đây tư duy lý tính không thể vượt qua được giới
hạn của nhận thức bằng khái niệm (pháp).
Nắm bắt thực chất, cái thường còn, cái “không” tuyệt đối của vũ trụ
tức bằng siêu khái niệm của chủ thể siêu ngã (chủ thể nhận thức). Nhận
thức ở đây là quá trình chân không hoá cái ý thức của chủ thể. Chủ thể phải
làm chủ được bẩy tâm (nhục đoàn, duyên tư, tích tập, tạo khởi, tích tụ, tịch
yến, tâm vương, tâm sở): chứa đựng cả yếu tố duy cảm, duy lý. Sau đó phủ
nhận tính chân thực của tri thức, giữ lại khái niệm “vô thường”. Quá trình
quan hệ chủ thể - khách thể vừa là thực lại vừa là không thực. Do sự vật
biểu hiện ra là sự tồn tại, nhưng khi cố hiểu, trí năng lại lạc hướng, không
nắm được bản chất đối tượng bằng trí năng. Phần nào gắn với chủ nghĩa hư
vô (chỉ phủ nhận thế giới hiện tượng). Do đằng sau còn một thế giới khác
phi hiện tượng đó là Chân như. Kết quả của quá trình nhận thức cho ta thấy
các pháp thể hiện bốn đặc tính có tính chất quy luật: Như Lai, xác thực, tất

định, duyên khởi.

22
Như vậy, nhân sinh quan Phật giáo chống hai khuynh hướng cực
đoan chủ trương “tất cả đều có” - mọi sự vật đều trường tồn vĩnh cửu. Và
“tất cả đều không” - mọi sự vật đều đoạn diệt hay tịch diệt và đi vào chỗ
hư vô.
Tóm lại, nhân sinh quan Phật giáo cho chúng thấy rằng, chân lý là ở
ngay thế gian, ở đời sống thực tế hiện hữu: Hiện thực khách quan luôn luôn
biến đổi theo những quy luật vốn có của bản thân nó. Chân lý có được từ
hai thực tế: Thực tế thể hiện ra bề ngoài, ngũ quán ta dễ dàng biết được tạo
nên chân lý mặc ước; Thực tế trừu tượng chỉ có thể nắm bắt được qua
nhiều lần quan sát và xét đoán trên cơ sở các hoạt động thực tiễn, mới đầu
phát hiện được phần vững chắc nhất trong các mặt biểu hiện của hiện tượng
- Chân lý cuối cùng hay chân lý tuyệt đối. Các phương pháp nhận thức của
Phật giáo dựa trên cơ sở của ba mối quan hệ đối đãi tương quan tương liên chặt
chẽ: Quan hệ giữa tâm và vật (vật chất - tinh thần chủ quan và khách quan);
Quan hệ giữa chủ thể và khách thể; Quan hệ giữa ý căn (bộ óc) và quá trình
phát triển của nhận thức.
Phật giáo cho rằng Vật (Sắc - Ruya) gồm bốn yếu tố cấu thành (tứ
đại): Đất, nước, lửa, gió và các hình thức (sắc do tứ đại tạo thành). Đây là
đối tượng của ý căn, là đối tượng quan sát của tâm. Tâm bằng quá trình tập
hợp nhiều dòng “thụ cảm” và nhiều dạng, không ngừng hoạt động phân
tích tổng hợp để đi tới hình thành căn bản trí hay tri kiến chân như.
Theo quan niệm của đạo Phật: chủ thể nhận thức - con người nhận
thức và hành động để cải tạo thế giới xung quanh và cải tạo bản thân.
Nguồn gốc tri thức căn - trần và xúc duyên nơi thức. Những tri giác có tới
tuệ tri còn phụ thuộc vào tri nhận thức của con người trong quá trình hoạt
động thực tiễn (cả về mặt tư duy). Nên chỉ riêng mặt nhận thức “tư tưởng
thuần tuý” chưa phải là chủ thể. Chủ thể phải có khả năng và sức mạnh của

tư duy trừu tượng. Vì vậy, chủ thể và khách thể là một, mới chỉ là khả năng

×