Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo trong xã hội Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.42 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Cách đây hàng ngàn năm đạo phật đã hình thành ở Ấn Độ và được
truyền bá khắp cõi Á Đông trong đó có Việt Nam.
Đạo Phật thực chất là một triết học, sau này được tôn giáo hoá,
nhưng đạo phật là một tôn giáo phật, một phương pháp giáo hoá con người,
một phương pháp tu dưỡng dạy cho con người một triết lý sống một cuộc
sống có đạo lý, có lý tưởng cao cả và đầy lòng vị tha.
Kể từ khi ra đời cho tới nay đạo lý của đạo phật đã có những ảnh
hưởng rất lớn tới đời sống và số phận của con người Việt Nam. Trải qua
gần 20 thế kỷ tồn tại và phát triển Phật giáo đã trở thành xương máu của
văn hoá dân tộc, đến mức khi đề cập đến cái gọi là tâm thức Việt Nam
không thể không nói đến tâm thức Phật giáo. ở Việt Nam ảnh hưởng của
đạo phật biểu hiện rõ nét nhất ở đời nhà Lý, nhà Trần và cho đến nay đạo
phật cũng là tôn giáo có số lượng đệ tử đông nhất bằng 1/7 dân số cả nước.
Cũng bởi những lý do trên mà đề tài “ảnh hưởng của nhân sinh
quan phật giáo trong xã hội Việt Nam” theo em là một đề tài hay và hấp
dẫn.

1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
PHẬT GIÁO
I. Quá trình hình thành phật giáo
Đạo phật ra đời vào đầu thế kỷ VI trước Công nguyên, người sáng
lập là Siddharta (Tất Đạt Đa) sau này ông được người đời tôn vinh là
SaKyamuni (Thích Ca Mô Ni), là Buddha (phật)
Sau khi Siddharta mất, Phật giáo đã chia thành 2 bộ phận: Thượng
toạ và Đại chúng. Phái Thượng tọa bộ (Theravada) chủ trương duy trì giáo
lý cùng cách hành đạo thời đức phật tại tế, phái Đại chúng bộ
(Mahasamghyka) với tư tưởng cải cách giáo lý và hành đạo cho phù hợp


với thực tế.
Khoảng thế kỷ II trước Công nguyên xuất hiện nhiều phái phật giáo
khác nhau về triết học có hai phái đáng chú ý là phái Nhất thiết hữu bộ
(Sarvaxtivadin) và phái Kinh lượng bộ (Sautranstika)
Vào đầu Công nguyên, Phật giáo Đại thừa xuất hiện và chủ trương
“tự giác, tự tha”, họ gọi những người đối lập là Tiểu thừa.
Ở Ấn Độ, Phật giáo bắt đầu suy tàn dần từ thế kỷ IX và hoàn toàn
sụp đổ trước sự tấn công của Hồi giáo vào thế kỷ XII
II.Quá trình Phật giáo xâm nhập vào Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công
nguyên với chuyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ.
Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trụ sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành

2
trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và
Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La
(Ksudra) trong khoảng các năm 168-189
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác
ngộ) được phiên âm trực tiếp thành “Bụt”, từ “Bụt” được dùng nhiều trong
các truyện dân gian.Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu
thừa, Bụt được coi là một vị thần chuyên cứu giúp người, trừ phạt kẻ xấu.
Sau này vào thế kỷ thứ IV- V, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung
Quốc mà từ “Bụt” bị mất đi và được thay thế bằng từ “Phật”
Phật giáo ăn sâu bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý,
nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là Quốc giáo, ảnh hưởng
tới tất cả mọi vấn để trong cuộc sống. Đến thời nhà Hậu, Lê thì nho giáo
được coi là Quốc giáo và phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế
kỷ 18, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo phật, chỉnh đốn xây chùa
nhưng vì mất sớm nên việc này không đạt được nhiều kết quả. Đến thê kỷ
20 mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hoá, phật giáo Việt Nam lại

phát triển mạnh mẽ khởi đâud từ các đô thị miền nam với các đóng góp
quan trọng của các nhà sư Khánh Hoà và Thiện Chiếu.
Tóm lại lịch sử phật giáo Việt Nam trải qua 4 giai đoạn:
+ Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình
thành và phát triên rông khắp.
+ Thời Đại Việt là giai đoạn cực thịnh
+ Từ thời Hậu Lê đến thế kỷ XIX là giai đoạn suy thoái.
+ Từ đầu thế kỷ XX đến nay là thời phục hưng.

3
CHƯƠNG II
ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
I. Mặt tích cực
1.Đạo phật đối với việc phát triển nền văn hóa Việt Nam.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ I sau công nguyên kết hợp
với phong tục,tập quán truyền thống dân tộc Việt Nam. Trải qua một
khoảng thời gian dài, Phật giáo ở Việt Nam không ngừng phát triển, lớn
mạnh và đã tạo lên một dấu ấn sâu đậm trong việc hình thành đạo đức,
nhân cách con người Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam. Những ảnh hưởng
tích cực của phật giáo vẫn đang được con người Việt Nam phát huy để
phục vụ cuộc sống.
Nhân cách phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người
Việt Nam ngày nay. Mặt tích cực là chấp nhận sự biến đổi của thế giới và
con người, sống có nề nếp, trong sạch và giản dị, quan tâm đến nỗi khổ của
người khác, thương người vị tha, cứu giúp người hoạn nạn, hành động thì
lấy tự giác làm đầu .
Tư duy người Việt có thêm một loạt khái niệm lấy từ phật giáo.
Những khái niệm đó mang tính triết lý của người Việt, khiến tư duy người
Việt mang tính khái quát hơn, trừu tượng hơn. Ngoài ra ảnh hưởng của phật
giáo lên cách tư duy còn thể hiện ở quan niệm về sự phát triển của vạn vật

qua 4 giai đoạn : sinh, trụ, dị, diệt, còn ở con người đó là sinh, lão, bệnh, tử.
Đó là sự phát triển tự nhiên, tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng, mọi sự
sống.Các khái niệm ‘vô thường’ ‘vô ngã’ cũng ảnh hưởng nhiều đến hệ tư
tưởng phong kiến Việt Nam. Theo quan niệm nhà phật thì mọi sự vật, hiện
tượng là sự kết hợp đông của những yếu tố bởi vậy chúng luôn vận động

4
không ngừng. Phật giáo đóng góp một cách nhìn nhận thế giới động, phù
hợp với sự phát triển sự vật.
Khi quan sát thế giới bên ngoài, Phật giáo đã nhìn ra một mối quan
hệ phổ biến, cơ bản giữa các sự vật hiện tượng đó là mối quan hệ nhân –
duyên – quả. Thuyết này là sự phản ứng khái quát rút ra từ thế giới hiện
tượng, đặc biệt là khi xem xét sự phát triển của tự nhiên. Cách nhận thức
hợp lý này đã cung cấp cho người viết một cách suy nghĩ mang tính chất
nhân quả để nhìn con người, cuộc sống, vạn vật “nhân nào, quả nấy”, “gieo
gió, gặp bão”,…
Các học giả đều cho rằng chưa có một học thuyết, một tôn giáo nào
phân tích thế giới nội tâm, trong đó có tư duy sâu sắc như Phật giáo.Theo
Phật học thì tư duy, ý thức của con người tựa như một dòng sông của ý
niệm tuôn chảy không ngừng. Tuy khó hình dung nhưng Phạt giáo đã cung
cấp cho ta một cái nhìn động về ý thức, tư duy.Phật giáo chỉ cho ta rằng
muốn có tư duy,suy nghĩ đúng thì điều kiện cần là phải tập trung tư tưởng.
Tư duy, ý thức của con người giống như ngọn đèn, nếu biết tập trung ánh
sáng vào một điểm, hội tụ chúng lại thì điểm này trở nên rất sáng và
mạnh.Vai trò của Thiền đối với tư duy cung giống như việc tập trung ánh
sáng vậy. Nó là phương pháp khoa học.
Phật giáo còn dạy muốn suy nghĩ thật khách quan cần phải có cái
tâm bình tĩnh. Tâm bị thiêu đốt bởi tham lam, hận thù, si mê, tâm đứng ở
nhị kiến, thích và không thích, yêu và ghét thì nhận thức không thể nào
khách quan được. Muốn cho tâm được yên tĩnh, tỉnh táo thì việc đầu tiên là

nên nghĩ và làm những điều thiện. Đạo Phật hướng người Việt tới việc suy
nghĩ và làm những điều thiện, làm lành, lánh dữ. Tư tưởng từ bi bác ái, chủ
trương khuyến khích thiện trừ ác, hỉ xả, cứu khổ, cứu nạn là những tư
tưởng lôi cuốn đông đảo người Việt và trở thành lòng thương người, tính

5

×