Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Văn hóa làng Quảng Xá truyền thống và hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.97 MB, 161 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN







NGUYỄN THỊ NHƯ NGUYỆT





VĂN HÓA LÀNG QUẢNG XÁ:
TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI





LUẬN VĂN THẠC SĨ




Chuyên ngành : Việt Nam học











HÀ NỘI, 2011




2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN







NGUYỄN THỊ NHƯ NGUYỆT






VĂN HÓA LÀNG QUẢNG XÁ:
TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI




LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC

Mã số: 60 31 60




Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Ngô Đức Thịnh







HÀ NỘI, 2011


4


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Mục đích nghiên cứu 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu 6
4.2. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Đóng góp của luận văn 8
6. Cấu trúc của luận văn 9
NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan về làng Quảng Xá 10
1.1. Điều kiện tự nhiên 10
1.1.1. Vị trí địa lý 10
1.1.2. Địa hình 11
1.1.3. Khí hậu 13
1.1.4. Sông ngòi 14
1.2. Lịch sử lập làng 15
1.3. Đời sống kinh tế 18
1.3.1. Quan hệ ruộng đất 18
1.3.2. Sản xuất nông nghiệp 19
1.3.3. Thủ công nghiệp 20
1.3.4. Thương nghiệp 21
1.4. Thiết chế xã hội và quan hệ xã hội 22
1.5. Con người và truyền thống đấu tranh cách mạng của làng Quảng Xá 25
1.5.1. Con người ở làng Quảng Xá 25
5


1.5.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng của làng Quảng Xá 27
Tiểu kết 30
Chương 2. Văn hóa vật chất làng Quảng Xá 31
2.1. Văn hóa ẩm thực 31
2.1.1. Ăn 31
2.1.2. Uống 37
2.2. Văn hóa y phục, đồ gia dụng 39
2.2.1. Y phục 39
2.2.2. Đồ gia dụng 40
2.3. Văn hóa trong kiến trúc – xây dựng , 41
2.3.1. Đình, chùa, miếu, điện, nhà thờ họ 41
2.3.2. Nhà ở 44
2.3.3. Đường làng, giếng làng, ao làng 46
Tiểu kết 50
Chương 3. Văn hóa tinh thần làng Quảng Xá 51
3.1. Tín ngưỡng và tôn giáo 51
3.1.1. Tín ngưỡng 51
3.1.2. Tôn giáo 53
3.2. Các phong tục tập quán 54
3.2.1. Phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán 54
3.2.2. Phong tục trong hôn nhân – gia đình 55
3.2.3. Phong tục trong tang chế 59
3.3. Lễ hội và các trò chơi dân gian 60
3.3.1. Lễ hội cúng Thành hoàng và các bậc khai canh khải cư ở
làng Quảng Xá 60
3.3.2. Lễ hội ngày Tết 64
3.3.3. Một số lễ hội khác 68
3.4. Văn nghệ dân gian, văn học dân gian 70
3.4.1. Các dạng sinh hoạt văn nghệ dân gian truyền thống 70

6

3.4.2. Kho tàng ca dao, tục ngữ 75
3.5. Truyền thống học tập và khoa bảng 78
3.6. Văn hóa gia đình – dòng họ 81
Tiểu kết 85
Chương 4. Một số vấn đề về xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá hiện nay…87
4.1. Mối quan hệ giữa văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa 87
4.2. Những điều được và chưa được trong xây dựng làng văn hóa
ở Quảng Xá 90
4.2.1. Những điều được 90
4.2.2. Những điều chưa được 95
4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình xây dựng làng văn hóa
ở Quảng Xá 100
4.4. Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hoá
ở Quảng Xá hiện nay 102
4.4.1. Phương hướng 102
4.4.2. Giải pháp 105
4.4.3. Một số kiến nghị 109
Tiểu kết 111
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC…………………………………………………………………… 1-39


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 4.1: Khả năng biết thể hiện các loại hình truyền thống của làng… 91
Bảng 4.2:Thái độ của người làng đối với phong trào xây dựng làng

7

văn hoá ở Quảng Xá…………………………………………………….91
Bảng 4.3: Các thói hư tật xấu………………………………………… 96
Bảng 4.4: Những biểu hiện mới trong văn hoá hiện nay ở làng Quảng
Xá………………………………………………………………………….… 97
8

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam chủ yếu là lịch sử của nền văn minh nông nghiệp
trồng lúa nước. Lịch sử dân tộc cũng vốn là lịch sử của làng xóm. Kể từ buổi đầu
dựng nước cho đến ngày nay, làng xã luôn có một vị trí rất quan trọng trong sự
phát triển của đất nước ta nói chung, nền văn hoá dân tộc nói riêng. Do đó, việc
nghiên cứu làng xã và văn hoá của nó trở thành một trong những nhiệm vụ quan
trọng của các ngành khoa học xã hội, trong đó có ngành Việt Nam học.
Ngày nay, trước “cơn lốc” đô thị hoá, làng xã và văn hoá làng xã đang ở
một giai đoạn thử thách quyết liệt: truyền thống và đổi mới, dân tộc và hiện đại,
quốc gia và dân tộc. Phải đổi mới, phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá – đó là một
quy luật tất yếu, nhưng đồng thời phải giữ được bản sắc và truyền thống tốt đẹp
của nền văn hoá dân tộc, văn hoá làng quê – đó là thách thức rất lớn đối với các
làng quê Việt Nam hiện nay, trong đó có làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Quảng Xá được mệnh danh là “làng đọc sách”, “làng nhạc sỹ”, “làng dạy
học”, “làng ca Huế”. Tuy không nằm trong “bát danh hương” của Quảng Bình
nhưng Quảng Xá cũng là một trong những làng nổi tiếng về lịch sử cách mạng
cũng như văn hoá truyền thống. Trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình
ảnh làng quê Quảng Xá đang dần biến đổi. Không gian làng thay đổi dẫn đến nếp
làng, văn hoá làng cùng những phong tục, tập quán cũng không còn nguyên vẹn.

Do đó, nghiên cứu và tìm hiểu về các giá trị văn hoá truyền thống cũng như những
yếu tố hiện đại trong phát triển văn hóa làng Quảng Xá theo hướng tiếp cận khu
vực học là điều cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Từ đó đưa ra giải pháp hài hoà
giữa bảo tồn và phát triển trong xây dựng làng văn hoá Quảng Xá nói riêng, các
làng quê Việt Nam nói chung như tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban
chấp hành Trung Ương Đảng (khoá VIII) tháng 7 năm 1998 về xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
9

Là một giảng viên tham gia đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học ở trường
Đại học Quảng Bình và với trách nhiệm một người con của quê hương, tôi quyết
định chọn “Văn hoá làng Quảng Xá: truyền thống và hiện đại” làm luận văn
nghiên cứu của mình với mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu, lưu giữ, phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống làng Việt cổ truyền ở vùng đất này Đồng thời
đó cũng là cơ sở quan trọng để bổ sung vào nguồn tư liệu văn hoá địa phương,
phục vụ giảng dạy và học tập của các trường ở Quảng Bình hiện nay cũng như sự
cần thiết để giới thiệu với khách du lịch khi đến với văn hoá Việt Nam, đến với
văn hoá Quảng Bình – vùng đất đầy nắng, cát và gió lào khắc nghiệt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyền thống, hiện đại và mối quan hệ giữa chúng trong văn hoá Việt Nam
đang là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, nhất là
trong bối cảnh có nhiều biến động về văn hoá Việt Nam hiện nay. Là đề tài không
hoàn toàn mới mẻ nhưng không bao giờ cũ vì trong những năm gần đây các nhà
nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu về vấn đề này của các làng xã trên đất nước ta,
phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước. Đáng chú ý là các công trình mang tính lý
luận chung như: Một số vấn đề làng xã Việt Nam (2009) và Làng xã Việt Nam -
truyền thống và hiện đại của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (người được mệnh danh
là “nhà Sử học của làng quê”); Văn hoá Việt Nam – truyền thống và hiện đại của
Lê Huy Hoà, Hoàng Đức Nhuận (tuyển chọn và giới thiệu); Cuộc sống hiện đại và
văn hoá cội nguồn của Phan Khanh; Đến hiện đại từ truyền thống của Trần Đình

Hượu; Văn hoá và thời đại của Nguyễn Chí Tình; Trang phục Việt Nam từ truyền
thống đến hiện đại của Nguyễn Thu Phương; Biến đổi văn hoá ở các làng quê hiện
nay của TS. Nguyễn Thị Phương Châm; Văn hoá và đổi mới của Phạm Văn Đồng;
Một số giá trị văn hoá truyền thống với đời sống văn hoá ở cơ sở nông thôn hiện
nay của Phạm Việt Long; Văn hoá Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá - thời cơ
và thách thức của PGS.TS Thành Duy; Con người và văn hoá Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập của Nguyễn Văn Dân
10

Ngoài ra là các công trình có tính trường hợp điển hình ở một số làng xã cụ
thể như: Văn hoá làng Tiên Điền - truyền thống và hiện đại của PTS Nguyễn Quốc
Phẩm; Hoàng Liệt – truyền thống và hiện đại của PGS.TS Nguyễn Văn Khánh;
Văn hoá làng và làng văn hoá xứ Thanh của Hoàng Anh Nhân; Xây dựng làng văn
hoá ở huyện Hải Hậu – Nam Định trong thời kỳ đổi mới của Trần Thị Kim Quế;
Văn hoá làng Nam Bộ trước những biến đổi kinh tế-xã hội từ 1980 trở lại đây
(Luận án PTS KHLS) của Lương Quang Hồng; Văn hoá làng xã trước sự thách
thức của đô thị hoá tại thành phố Hồ Chí Minh của Tôn Nữ Quỳnh Trân; Sự biến
đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng của Tô Duy Hợp
(2000); Văn hoá làng và làng văn hoá ở Quảng Ngãi (1999) của Nguyễn Văn
Mạnh
Đối với Quảng Bình, Quảng Xá là một trong ba làng chiến đấu kiên cường
thời kỳ chống Pháp (gồm Cảnh Dương, Cự Nẫm, Quảng Xá). Ngày 18/12/2008
Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 3355/QĐ-UBND về
việc xếp hạng di tích lịch sử cấp Tỉnh đối với làng chiến đấu Quảng Xá thuộc xã
Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Và cũng là đơn vị 13 năm liền đạt
danh hiệu làng văn hoá, trong đó 5 năm đạt làng văn hoá cấp Tỉnh, đặc biệt là đơn
vị duy nhất hiện nay ở Quảng Bình vẫn giữ được danh hiệu làng văn hoá cấp Tỉnh
5 lần liên tục, Quảng Xá đã trở thành làng văn hóa kiểu mẫu ở Quảng Bình với
những nét văn hoá độc đáo và ấn tượng nên đã và đang được các nhà nghiên cứu
quan tâm. Đặc biệt ở khía cạnh văn nghệ dân gian Quảng Bình, tác giả Nguyễn

Văn Tăng đã có những nghiên cứu chuyên sâu và nổi bật về đặc trưng văn hoá
làng Quảng Xá như tục ra riêng, lễ cúng Thành Hoàng, Lễ hội Đuổi chim, Hội
Đánh đu ngày Tết trong Công trình Tục - Tết Lễ hội Quảng Bình do Hội Văn nghệ
Dân gian Việt Nam tài trợ năm 2003. Một số văn hoá uống và ẩm thực của làng
Quảng Xá cũng được tác giả đề cập ở các công trình như Văn hoá uống của người
Quảng Bình thuộc Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Quảng Bình, xuất bản
năm 2007, Ẩm thực tục truyền Quảng Bình thuộc Chi hội Văn nghệ dân gian Việt
Nam Quảng Bình, xuất bản năm 1999. Các trò chơi dân gian trẻ thơ như: chơi té
11

nước, chơi dòng trâu vượt sông, chơi trò chơi làm giã tượng, chơi thi hát các làn
điệu cổ, chơi chạy hoá trang, được tác giả khắc hoạ rất sinh động trong công
trình Trò chơi dân gian trẻ thơ do Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam tài trợ năm
2001. Tác giả giới thiệu với bạn đọc về những nét tinh hoa dòng họ Nguyễn tộc
trong Nếp đất hương quê của Hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình, xuất bản năm
2003.
Quảng Xá được biết đến với “điệu múa bông” và là “làng ca Huế” trong
Quảng Bình ẩn tích thời gian (quyển 1 và quyển 2) do Nhà xuất bản Thuận Hoá
xuất bản năm 2008, 2009; là “Làng có bậc dạy vua” trong Báo Quảng Bình số 74
(ngày 15/4/2010) của tác giả Dương Minh Phong.
Là làng chiến đấu anh dũng nên nhiều tác giả đã có những dòng bút nói về
tinh thần cách mạng của làng như Quảng Xá những năm tháng bi hùng của
Nguyễn Xuân Nồng trong Tân Ninh - một chặng đường lịch sử của Đảng Uỷ - Hội
đồng nhân dân –Uỷ ban nhân dân – Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tân
Ninh (tháng 8 năm 2004).
Tác giả Đỗ Duy Văn trong Địa chí huyện Quảng Ninh khẳng định rõ hơn
về truyền thống yêu nước và truyền thống hiếu học của làng Quảng Xá.
Quảng Xá còn được nhiều tác giả bàn về “làng văn hoá” thời hiện đại như
Dương Viết Thủ, Phan Hoà, Đỗ Duy Văn. Nhà văn Nguyễn Thế Tường lại đề cập
đến làng có 5 nhạc sĩ họ Dương góp phần không nhỏ cho nền âm nhạc nước nhà.

TS. Nguyễn Thế Hoàn nghiên cứu về Cấu trúc và văn hoá làng xã người
Việt ở Quảng Bình nửa đầu thế kỷ XIX (Luận án TS Lịch sử, 2003) có nói đến
Đặng Xá (tên cũ của Quảng Xá ngày nay) nhưng chỉ đề cập qua về thời gian lập
làng, tên gọi của làng chứ chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể.
Tác giả Nguyễn Tú với công trình Những nét đẹp về văn hoá cổ truyền
Quảng Bình lại giới thiệu cho chúng ta biết đến làng Quảng Xá qua tên gọi, nghề
dạy học, nghề trồng bông dệt vải một thời vang tiếng lẫy lừng.
Đáng chú ý là khoá luận tốt nghiệp ngành lịch sử của tác giả Lê Thị Thu
Thuỷ về Lễ hội truyền thống làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh,
12

tỉnh Quảng Bình(2008) và tác giả Lê Thị Thuý Huyền về Văn hoá truyền thống
làng Quảng Xá-Tân Ninh-Quảng Ninh-Quảng Bình(2009) đã đi sâu về mảng văn
hoá truyền thống làng Quảng Xá.
Trên một số tạp chí, các báo và một số trang web cũng có nhiều bài viết
khai thác một khía cạnh, một biểu hiện cụ thể nào đó của văn hoá làng Quảng Xá
chứ chưa làm nổi bật được tính hoàn chỉnh của một văn hoá làng cụ thể trong thời
đại mới, đặc biệt là chưa đi sâu về hướng phát triển mới trong quá trình xây dựng
làng văn hóa ở Quảng Xá.
Như vậy, có thể nói, văn hoá làng Quảng Xá đã được đề cập đến, được
nghiên cứu đến nhưng còn rải rác, rời rạc, chưa tạo một bức tranh hoàn chỉnh về
“văn hoá làng Quảng Xá: truyền thống và hiện đại”, đặc biệt tiếp cận theo
hướng nghiên cứu khu vực học để có cái nhìn tổng hợp, bao quát trong xu thế mới
thì chưa có công trình nào đề cập đến.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm lại các giá trị văn hoá truyền thống của làng Quảng Xá đang có nguy
cơ mất dần trước “cơn lốc” hiện đại hoá.
- Từ sự khảo sát thực trạng đời sống văn hoá để làm sáng tỏ mối quan hệ
giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng làng văn hoá ở Quảng Xá hiện nay.

- Tìm hiểu những điều được và những điều chưa được trong quá trình xây
dựng làng văn hóa ở Quảng Xá để rút ra bài học kinh nghiệm tiếp tục đẩy mạnh
công tác xây dựng làng văn hóa, xây dựng đời sống mới ở nông thôn.
- Góp phần vào quá trình xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho chiến
lược phát triển văn hoá làng xã Việt Nam trong bối cảnh của quá trình công nghiệp
hoá, đô thị hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá, trong đó có làng Việt ở miền Trung
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Văn hoá làng là tổng thể văn hoá của cộng đồng người Việt mang tính
truyền thống và bền vững, tồn tại trong nhân dân. Nó chứa đựng “nội hàm văn hoá
13

chính trị xã hội” rất phong phú đa dạng [7;39]. Văn hoá làng là nơi hội tụ tài năng
sáng tạo tuyệt vời của người Việt trên các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Vì vậy
nghiên cứu đặc trưng văn hoá làng là nghiên cứu những sáng tạo của chính con
người trong mối quan hệ với tự nhiên, với hoàn cảnh lịch sử. Đặc biệt khi có sự
tác động của hoàn cảnh mới, điều kiện mới làm thay đổi khuôn mặt văn hoá làng
thì sự nghiên cứu đó càng cần thiết để thấy rõ vai trò truyền thống cũng như yếu tố
hiện đại trong phát triển văn hoá làng. Điều đó đã thôi thúc tôi tìm về với quê cha
đất tổ để góp sức vào việc lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của
làng cũng như sự kế thừa, phát triển văn hoá theo hướng tiên tiến, hiện đại.
Chính vì vậy, đề tài luận văn của chúng tôi chọn không gian làng Quảng
Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là một khu vực làm phạm
vi nghiên cứu của mình. Về mặt thời gian, làng Quảng Xá đã trải qua một quá
trình hình thành và củng cố lâu dài với những biến động và biến chuyển về nhiều
mặt. Luận văn không đặt ra mục tiêu tìm hiểu các mặt đó mà chỉ tập trung nghiên
cứu lĩnh vực văn hoá của làng Quảng Xá, đặc biệt từ sau Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 đến nay.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những giá trị văn hóa truyền thống
(vật chất và tinh thần) của làng Quảng Xá và xu hướng hiện đại trong đời sống
văn hoá làng Quảng Xá với mô hình “làng văn hóa”. Để xác định rõ đối tượng
nghiên cứu, tác giả đi làm rõ một số khái niệm sau đây:
- Khái niệm Văn hoá trong luận văn được hiểu là những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra. PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã khẳng định:
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội” [60;10]. Văn hoá chính là chìa khoá của
sự phát triển. Trên cơ sở đó, ta thấy rõ có 2 loại di sản văn hoá: Một là những di
sản văn hoá vật thể như đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn Hai là những di
14

sản văn hoá phi vật thể bao gồm âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền
miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thế (tư thái), nghi thức, phong tục, tập quán, y
dược cổ truyền, việc nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ
của các nghề truyền thống Cái vật thể và phi vật thể gắn bó hữu cơ với nhau,
không tách rời nhau.
- Khái niệm Văn hoá làng trong luận văn được hiểu “là những giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể do dân làng sáng tạo, hội tụ, lưu truyền trong lịch sử tồn
tại của làng Là những cái đã được thử thách qua thời gian, là chuẩn mực của
toàn thể cộng đồng đã lựa chọn, bảo lưu, giữ gìn, phát triển trong từng thời kỳ
lịch sử ”[62;60]. Văn hoá làng chính là một thực thể của làng Việt và là một
dạng của nền văn minh lúa nước. Nghiên cứu văn hoá làng là tìm về nơi tiềm ẩn
bản sắc văn hóa dân tộc, có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng con người mới
và đặc biệt là xây dựng nông thôn mới hiện nay. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu văn
hóa làng chính là nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống cả vật chất lẫn
tinh thần.
- Khái niệm làng văn hóa “là nói đến việc xây dựng một làng cụ thể theo
những tiêu chuẩn cụ thể, là những chuẩn mực giá trị đang nỗ lực vươn tới, đạt

đến, “xây dựng cuộc sống của làng một cách toàn diện theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”[62;60-61]. Xây dựng làng văn hóa là mục tiêu phấn đấu của nhân dân
mà nội dung vừa phải kế thừa có chọn lọc truyền thống xưa, đồng thời phải tiếp
thu những giá trị mới một cách có sáng tạo. Cho nên, trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựng làng văn hóa chính là xây dựng môi trường
văn hóa lành mạnh, văn minh, hiện đại ở nông thôn.
Tuy nhiên, với nhận thức làng xã “chính là điểm nối giữa quá khứ và tương
lai, giữa truyền thống và đổi mới, là xuất phát điểm, là đặc thù, là nền tảng, sức
mạnh truyền thống để đi vào tương lai”[66;3] nên không có sự tách rời tuyệt đối
giữa văn hóa làng và làng văn hóa, giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa
làng xã, mà ngược lại, hai vấn đề đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tạo điều
kiện cho nhau phát triển trong xu thế mới của thời đại.
15

4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp liên ngành, đa ngành.
- Phương pháp nghiên cứu khu vực học (area studies).
- Phương pháp điền dã, phỏng vấn, điều tra xã hội học.
- Phương pháp thống kê, sưu tầm, thu thập các thông tin, số liệu và kế thừa
một số kết quả của một số nhà nghiên cứu đi trước.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp quy nạp, diễn dịch, so sánh trong quá trình xử lý, đánh giá các dữ
liệu thu thập được.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn bước đầu hệ thống hoá các giá trị văn hoá truyền thống (vật chất
và tinh thần) của làng Quảng Xá nhằm lưu giữ, khôi phục, khơi dậy những nét đẹp
văn hoá dân tộc với ý nghĩa giáo dục các thế hệ con cháu của mình lòng yêu quê
hương đất nước, yêu văn hoá làng. Đồng thời góp phần vào sự phong phú, đa dạng
của văn hoá làng xã cổ truyền Việt Nam.
- Bước đầu dự báo được xu hướng phát triển văn hoá làng Quảng Xá nói

riêng, văn hoá làng Việt nói chung trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
đô thị hoá và toàn cầu hoá.
- Trên cơ sở làm rõ yếu tố truyền thống và hiện đại trong văn hoá làng
Quảng Xá, luận văn sẽ chỉ ra vai trò của mỗi yếu tố cũng như mối quan hệ giữa
chúng để đưa ra giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá làng hợp lý cho chính
quyền xã, thôn cũng như các cấp quản lý khác.
- Luận văn là công trình tham khảo có ý nghĩa cho cán bộ, giảng viên làm
công tác nghiên cứu và giảng dạy văn hoá địa phương và một số cơ quan bảo tàng,
quản lý, di tích, hướng dẫn du lịch ở Quảng Bình.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về làng Quảng Xá
16

Chương 2: Văn hoá vật chất làng Quảng Xá
Chương 3: Văn hóa tinh thần làng Quảng Xá
Chương 4: Một số vần đề về xây dựng làng văn hoá ở Quảng Xá hiện nay














NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan về làng Quảng Xá

1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Xá thuộc xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Xã Tân Ninh nằm ở phía Đông Nam của huyện Quảng Ninh, là vùng chiêm
trũng nên cư dân nơi đây sống chủ yếu nhờ vào cây lúa. Xã có 5 làng: làng Quảng
Xá, làng Thế Lộc, làng Bình Thôn, làng Nguyệt Áng và làng Hữu Tân.
Làng Quảng Xá nằm ở 17
0
đến 17
0
02

vĩ độ Bắc, 86
0
11

đến 86
0
48

kinh độ
Đông. Phía Đông giáp với làng Thế Lộc, phía Tây giáp làng Bình Thôn, phía Bắc
của làng gối lưng bên dòng Kiến Giang hiền hoà và bên kia là làng Hiển Vinh (xã
17

Duy Ninh) có quốc lộ 1A đi qua - huyết mạch giao thông Bắc-Nam, phía Nam

giáp làng Nguyệt Áng.
Trong “Quảng Xá địa dư ca” (1902) có viết:
“Làng Quảng Xá là làng trù mật
Cách phong lưu văn vật ai tày
Cứ xem giới hạn mới hay
Phía Đông làng Thế (Lộc), phía Tây làng Bình (Thôn)
Phía Nam có Nguyệt (Áng) định ranh giới
Bắc Kiến Giang giáp với Hiển Vinh
Biệt ngoại có bổn Trung Trinh
Rào Trù bên ấy về mình cũng thông
Sa Bạch hổ phía Đông tạc án
Đường Thanh Long Bắc ngạn triều sâu
Giang sơn đề tại cũng mẩu
Quảng Cư thắng địa tiếp nhau đời đời ”.
(Trích bài vè lịch sử làng Quảng Xá)
Với địa thế đó nên Quảng Xá có vị trí rất quan trọng trong kháng chiến
chống thực dân xâm lược, là tiền đồn của vùng Nam huyện Quảng Ninh, nằm sát
sông Kiến Giang, rất thuận lợi cho việc giao thông và hoạt động. Thời Trịnh –
Nguyễn phân tranh đã hình thành nơi đây luỹ Trường Dục do Đào Duy Từ hiến kế
cho chúa Nguyễn xây vào năm 1630. Quảng Xá nằm ở phần cuối của Lũy này.
Làng Quảng Xá là một làng trù mật, có truyền thống văn hoá lâu đời. Được
như vậy phần lớn là do thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này những yếu tố
thuận lợi để con người tồn tại và phát triển.
Từ xa xưa, do nhu cầu thuỷ lợi đã xuất hiện hai con kênh lớn là kênh Thế
Lộc và kênh Hiển Vinh được người xưa dùng để Vệ Nông (Vệ là bảo vệ, Nông là
nông nghiệp) nhằm ngăn lũ, dẫn nước cho đồng làng, mùa màng được tươi tốt.
Sau này, do sự lên xuống của thuỷ triều, dần dần hình thành gò đất bồi nổi lên ổn
định, dân cư từ các nơi đã dần dần tụ tập sinh sống ở đây và làng Quảng Xá đã
18


hình thành từ đó. Ngày nay, hai con kênh này vẫn còn và có ý nghĩa to lớn trong
việc dẫn nước làm thuỷ lợi tưới tiêu cho ruộng đồng.
Vị trí ở của làng thiết kế vuông vắn với hệ thống đường ngang, đường dọc
đều lát đá như một bàn cờ.
Với vị trí địa lý này, cư dân làng Quảng Xá từ lâu có điều kiện để phát triển
kinh tế, có điều kiện tiếp thu các luồng văn hoá từ ngoài du nhập vào. Và đây cũng
là lý do thuận lợi tạo cho Quảng Xá nói riêng, Quảng Bình nói chung trở thành
vùng đất đan xen và giao thoa văn hoá Bắc-Nam.
1.1.2. Địa hình
Quảng Ninh là địa bàn có diện tích khá lớn. Phía đông là dải cát vàng ôm
sát biển Đông với chiều dài trên 20km mà nhà bác học Lê Quý Đôn gọi là đại
Trường Sa. Tiếp đến là vùng đồng bằng ở giữa. Phía Tây là dãy Trường Sơn hùng
vĩ có biên giới tự nhiên tiếp giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Phía
Đông Bắc theo trục đường quốc lộ 1A giáp thành phố Đồng Hới, phía Tây Bắc
giáp huyện Bố Trạch và phía Nam giáp huyện Lệ Thuỷ.
Là phần đất nhỏ của Quảng Ninh nên địa hình của làng Quảng Xá phân hoá
khá phức tạp. Tuy là ở vùng chiêm trũng nhưng khi nhìn kỹ lại thấy thấp dần từ
Tây sang Đông, có núi và gò đồi, phía Đông và phía Nam có sông Kiến Giang bao
quanh. Phía Tây, phía Bắc là một dãi đồng bằng nhô cao, nơi tập trung đông dân
cư của làng.
Làng Quảng Xá ngoài lũy tre còn được bao phủ xung quanh là mặt nước lợ
mênh mông, luỹ bần (đước) mọc dọc quanh hai con kênh bao quanh làng chống
xói lỡ đất, giữ cho nước lợ không xâm nhập vào làng. Mặc khác, luỹ bần còn
chống rét, ngăn gió, bảo vệ mùa màng, bảo vệ tài sản của người dân. Cây bần đã
chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt, ngăn chặn nạn ăn sâu của sông Kiến Giang
vào đất liền. Cây bần còn là điểm ranh giới của làng Quảng Xá với các làng khác.
Ngoài việc đánh bắt khai thác các sản vật trên mặt nước, người dân đã biết tận
dụng địa thế này để mở rộng dân cư. Vì thế cây bần có ý nghĩa rất quan trọng với
19


làng Quảng Xá. Nó như một vị “thần bảo hộ” thay thế rừng, như người mẹ dang
rộng vòng tay ôm ấp lấy làng quê [28;7].
Quảng Xá nằm ở dãi đất ngang hẹp của đồng bằng không cao hơn mực
nước là bao. Tuy nhiên, hàng năm do sự lên xuống của thuỷ triều, nhất là mùa lũ
nên lượng phù sa của sông bồi đắp lên ở đây khá nhiều, đất dần dần được nâng
cao, đất đai khá phì nhiêu, màu mỡ, thích hợp trồng lúa nước.
Theo số liệu thống kê của phòng Địa chính Uỷ ban nhân dân xã Tân Ninh,
đất đai của làng trước năm 1945 là 204 mẫu, tức là 102ha. Đến nay số đất đai đã
mở rộng thêm là 300ha, trong đó đất nông nghiệp là chủ yếu (132.7ha – chiếm
30% tổng số diện tích đất của cả làng), ngoài ra còn có các loại đất chuyên dùng,
đất ở dân cư, nuôi trồng thủy sản, đất chưa sử dụng. Là một làng có diện tích đất
tự nhiên khá rộng trong xã (có 300 ha, trong khi cả xã có 1104000 ha) nên Quảng
Xá điều kiện để phát triển thế mạnh của mình là trồng lúa nước.
1.1.3. Khí hậu
Quảng Xá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của
gió phơn Tây-Nam (gọi là gió Lào) nắng nóng như lửa đốt. Chính vì thế, cũng như
tỉnh Quảng Bình nói chung, Quảng Xá có khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa khô thì hạn
hán kéo dài và mùa mưa thì lũ lụt nước trắng trời; trên núi dưới biển, “khí núi, tiết
biển đan xen nhau, mùa hạ thường nắng, mùa thu, mùa đông thường mưa. Chợt
nắng liền nóng, chợt mưa liền lạnh ” [16;12].
Về nhiệt độ: mùa đông nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng từ 18
0
C
đến 21
0
C. Tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau là những tháng lạnh trong năm (tháng
1 là tháng lạnh nhất từ 15
0
– 20
0

C). Trong những ngày có gió mùa Đông-Bắc tràn
về, thường rét đậm, nhiệt độ tụt xuống 7
0
-10
0
C. Về mùa hè: nhiệt độ trung bình
dao động trong khoảng 28
0
-30
0
C. Tháng 6, 7 là tháng nóng nhất, vào những ngày
có gió Tây-Nam (gió Lào) nhiệt độ lên đến 38
0
-39
0
C. Và đây cũng là tháng có số
giờ nắng cao nhất (trên dưới 200 giờ).
Mưa: So với các tỉnh miền Bắc, mùa mưa ở Quảng Bình trong đó có Quảng
Xá đến chậm. Nhưng do địa hình nên ảnh hưởng đến lượng mưa. Lượng mưa
20

trung bình hàng măm vào khoảng 2000mm đến 2500mm. Những tháng có lượng
mưa thấp trong năm là tháng 4, 5, 6. Những tháng có lượng mưa cao trong năm là
tháng 10, 11. Tuy vậy có những năm đột biến mưa tiểu mãn tháng 5 cũng kéo theo
lũ lụt. Mùa mưa ở Quảng Ninh nói chung, Quảng Xá nói riêng thường kéo theo
ngập lụt làm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ mười, trôi nhà cửa, tài sản, gây không ít
khó khăn cho cuộc sống.
Gió: Hàng năm có 3 mùa gió: tháng 3 đến tháng 5 âm lịch có gió Đông
Nam (thường gọi là gió Nồm); tháng 6 đến tháng 8 âm lịch có gió Tây Nam (gọi là
gió Lào hay gió phơn Tây Nam); tháng 9 đến tháng giêng âm lịch năm sau có gió

Đông Bắc. Đặc điểm gió núi thường thổi về ban đêm, gió biển thổi về mùa hè-thu.
Gió nam trong (gió Lào) thổi vào mùa hè mang hơi nóng, có khi thổi mạnh gọi là
nam cồ ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất [78;22].
Đặc biệt ở đây mang đặc điểm của khí hậu “giao thoa”, tức là khí hậu mùa
Đông chưa hết thì mùa hè đã đến, mang theo những trận mưa rào xối xả, khi mùa
hè chưa hết thì gió mùa Đông Bắc lại sớm kéo về.
Nhìn chung, thời tiết Quảng Xá khắc nghiệt, khi hạn thì “cháy đồng nung
đá”, “ruộng nẻ bàu khô”, khi mưa thì “mưa thối đất thối cát”, rồi lũ lụt, bão tố luôn
rình rập gây ra nạn này đến nạn khác, nhiều khi lo chống hạn chưa xong thì lụt bão
bất ngờ ập đến làm cho cuộc sống, lao động sản xuất khốn khổ. Cho nên con
người ở đây phải vật lộn với thiên nhiên, phải nắm bắt được quy luật tự nhiên để
bố trí mùa vụ, cơ cấu cây trồng hợp lý trên cơ sở kinh nghiệm dân gian “nhất thì,
nhì thục”; luôn cầu cho “mưa thuận gió hoà” để có được vụ lúa bội thu.
1.1.4. Sông ngòi
Do gần biển và độ dốc vùng hạ lưu không lớn nên nước biển dâng lên xa
làm hệ thống sông ngòi ở Quảng Ninh nói chung, Quảng Xá nói riêng bị nhiễm
mặn.
Là lưu vực của dòng nước lợ hai con sông Kiến Giang và Nhật Lệ nên
ruộng đất ở Quảng Xá thường bị chua mặn, phèn. Mặc dù nguồn nước lợ chiếm
phần lớn nhưng thiên nhiên lại ưu đãi cho Quảng Xá một nguồn nước ngọt của hệ
21

thống hồ chứa nước Cẩm Ly. Hệ thống nước ngọt Cẩm Ly là dấu vết còn lại của
một nhánh chảy của sông Bình Giang. Theo Đại Nam nhất thống chí, sông Bình
Giang có 2 nhánh: một nhánh chảy về phía Tây Bắc và một nhánh chạy về phía
Bắc qua Võ Xá đến Trúc Ly. Do điều kiện thuỷ thổ mà nước ở đây đã đổi dòng
khi đi qua Kẻ Tùng (Hiển Vinh)[45]. Nhờ đó, làng Quảng Xá có nước ngọt để
dùng.
Quảng Xá còn là một làng quê có nhiều hói, mương, đập, hồ như: hói chợ,
bến Trùa, mương Trén, đập Tiền môn, đập Rấy, hồ Sao Sa đã tạo điều kiện

thuận lợi cho giao thông đường thuỷ cũng như việc tưới tiêu cho ruộng đồng và
phục vụ đời sống dân làng.
Làng có một bàu nước lớn ở phía Đông rộng ba bốn hécta có tên gọi là
Thâm Ứ. Thâm Ứ nước đầy quanh năm màu như nước luộc ốc. Là “rốn nước” của
các cánh đồng tụ về, bao nhiêu cá tôm trụt xuống nơi đây nên Thâm Ứ như là kho
hải sản tươi chung của cả làng.
Từ làng Quảng Xá đi về phía nam chừng 5km là phá Hạc Hải (có tên là
“Thạch Bàn hải nhi”), dân ta thường gọi trổng là “phá”. Phá ở giữa địa hạt Quảng
Ninh và Lệ Thuỷ [16;17]. Trước đây “phá” là vùng nước mặn nhưng từ khi có đập
ngăn mặn Mỹ Trung, nó trở thành nguồn nước tưới vô tận với diện tích trên
7.000ha. Cũng là nguồn thuỷ sản phong phú như: cá tràu, cá buôi, cá chép, cá
vược, cá thát lát, cá bống, các loại tôm tép và đặc sản rạm. Con rạm ưa nước lợ,
cứ tháng 4 tháng 5 âm lịch là thời vụ rạm nên nhân dân quanh vùng đúc rút kinh
nghiệm “làm mùa tháng tám coi rạm tháng tư”. Hạc Hải đã đi vào biểu tượng quê
hương “Đầu Mâu vi bút, Hạc Hải vi nghiên, Trường Sa vi bản” (Núi Đầu Mâu
nhọn cao như ngọn bút, Phá Hạc Hải nước đầy như nghiên mực, dãi cát Trường Sa
rộng như trang giấy mở ra).
Nguồn nước của Hạc Hải cùng với hồ Cẩm Ly, nay có thêm hồ chứa Rào
Đá tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp Quảng Xá phát triển. Câu ca xưa đã
nói lên một vùng đất giàu có về nghề trồng lúa của Quảng Ninh: “Thứ nhất Đồng
22

Nai, thứ nhì Hai Huyện” (huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ). Trong đó Quảng Xá có
góp phần không nhỏ.
Nhìn một cách tổng quát, thiên nhiên ở đây rất phong phú và đa dạng.
Ngoài thế mạnh về đất nông nghiệp còn có nguồn lợi về ao hồ, sông nước. Đặc
biệt nơi đây còn có rừng bần quanh năm xanh tốt, góp phần điều hoà khí hậu, hạn
chế thiên tai do lũ lụt, hạn hán và giá rét. Đó là những thế mạnh tự nhiên và từ xưa
con người tạo ra mà người dân nơi đây cần bảo tồn và phát huy.
1.2. Lịch sử lập làng

Theo sử cũ: năm 1069, ba châu Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh (Bắc Quảng
Trị) được nhập vào Đại Việt. Sau sự kiện đó, các triều đại phong kiến Việt Nam
bắt đầu tổ chức những đợt di dân lập ấp, khai phá vùng đất. Năm 1075 vua Lý
Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân bình định lại, chính chức vẽ bản đồ ba
châu và đổi tên các châu: Châu Bố Chính thành Bố Chính, Địa Lý thành Lâm
Bình, và Ma Linh thành Minh Linh [20;32].
Sau khi vạch rõ cương giới lãnh thổ, vua Lý bắt đầu chiêu mộ dân chúng
đến khai hoang lập ấp (“chiếu mộ dân”). Theo Ca-di-e trong “Địa lý-lịch sử Quảng
Bình” thì vào khoảng năm 1075 bắt đầu có những đoàn người Việt di thực vào
phía Nam Quảng Bình [56]. Khi mộ dân khai hoang, lập ấp ở vùng đất ba châu
mới, Lý Thường Kiệt đã thi hành chính sách “ngụ binh ư nông” (tức là “gửi binh ở
nông”), biến người nông dân “mang áo lính” trở thành quân đội khi có chiến sự
xảy ra và ngược lại, thời bình thì người lính trở thành nông dân. Những đơn vị
quân đội đóng chốt này vừa làm nhiệm vụ giữ gìn bờ cõi phía nam của đất nước
vừa khẩn hoang khai phá đất hoang dần dần hình thành những tổ chức làng xóm
với việc tên làng đặt theo khuôn mẫu X + Xá như: An Xá, Trần Xá, Phan Xá, Lê
Xá, Võ Xá, Cai Xá, Dương Xá, Đặng Xá, Thạch Xá, Mai Xá, Châu Xá,
Vào thời nhà Lê, vùng đất Bố Chính vẫn còn hoang sơ, dân cư thưa thớt
nên ông đã có chiêu dụ “Bố Chính đất rộng, ít dân cư, liền với Châu Hoan, vậy
quân dân ai đến đó khẩn hoang sẽ được lợi lớn” [56]. Hưởng ứng chiếu dụ này,
nhiều quan lẫn dân tự do, binh lính đến đây định cư, khai hoang lập làng. Khác với
23

đợt di cư thời Lý theo lối “ngụ binh ư nông”, đợt di cư này theo nhóm nghề thủ
công xen kẽ với nhóm người nông nghiệp cho nên các làng xóm lúc đó lấy tên là
Kẻ hay Phường như Kẻ Thá (làng nghề chiếu) là làng An Xá, huyện Lệ Thuỷ ngày
nay; Kẻ Đờng (làng dệt vải gắn liền đờn ca xướng hát) là làng Quảng Xá, huyện
Quảng Ninh ngày nay, Như vậy, cùng lúc thời đó Quảng Xá vừa mang tên là
Đặng Xá và cũng có tên là Kẻ Đờng [73;550].
Một thực tế là, dù đã có con người di dân vào ở, đã có sự định vị về khu

vực sinh sống nhưng để được nhà nước công nhận đơn vị làng thì phải có một thời
gian dài. Sau này trong Ô Châu Cận lục của tiến sĩ Dương Văn An soạn năm
1555 (phần tổng luận) đã nói rằng: “làng xóm vui vầy thì có Đặng Xá” (tức là
Quảng Xá ngày nay) [1]. Điều đó có nghĩa là phải từ năm 1555, ấp Đặng Xá mới
được công nhận với tên gọi riêng của mình.
Quảng Xá hiện nay có nhiều dòng họ, song có 3 dòng họ chính là họ
Dương, họ Nguyễn và họ Trần là những dòng họ khai canh, khai khẩn ra làng
Quảng Xá ngày nay.
Theo tư liệu cũ, các vị tiền khai khẩn, khai canh là họ Dương (ở làng Giàng
– nay là thôn Dương Xá, xã Thiệu Dương, Thiệu Hoá, Thanh Hoá) theo chúa
Nguyễn Hoàng (1558) đến nơi đầy lý tưởng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung
thân”. Họ Dương phò Chúa, đến đời Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên lập vị, năm
Quý Sửu (1613) họ Dương được Chúa cấp đất lập nghiệp vùng bắc phá Hạc Hải,
Phe ông Trùm. Vừa khai phá đất đai, gieo trồng sinh sống vừa góp quân lương cho
Chúa Nguyễn. Ban đầu, làng là một nhóm nhỏ khoảng mười gia đình lập ấp, kinh
tế còn lạc hậu, người dân lại chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên tai, gặp rất
nhiều khó khăn nhưng đã góp công phục dịch đào con kênh nối phá Hạc Hải đến
nhà Tràn (thuộc Trần Xá, xã Hàm Ninh ngày nay), tức sông Kiến Giang và đắp
đường Kẻ Vạn (Vạn Xuân) đến Kẻ Trường (Trường Dục) nối tiếp quận khởi đầu
luỹ Đào Duy Từ hồi ấy.
Đến năm Canh Thân (1620), thời vua Lê Thần Tông hiệu từ Vĩnh Tộ, các
ông tiền khai khẩn họ Nguyễn vào theo Chúa Nguyễn chống Trịnh. Năm 1635,
24

(tức 15 năm sau) ông đưa bà con gia quyến vào lập nghiệp và nhập vào Kẻ Đờng,
được vua cấp đất cày cấy ở Nương Bòn. Hai dòng tộc đã lập đền miếu, trồng cây
huyền vũ (cây thông) cuối ấp để chắn gió, bảo vệ vùng đất.
Năm Kỷ Dậu (1719), tại đây xuất hiện thêm 1 dòng họ mới là họ Trần,
cũng từ Bắc vào khai khẩn lập nghiệp và nhập vào Đặng Xá. Cả ba dòng họ
Dương, Nguyễn, Trần cùng “dĩ nông vi bản” làm ăn sinh sống rồi kết thành thông

gia với nhau.
Suốt thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn lập đạo Lưu Đồn, xây
luỹ Trường Dục từ ngọn Thần Đinh qua làng Đặng Xá đến sát bờ Hạc Hải. Nhờ
vậy mà dân Đặng Xá được yên ổn làm ăn đóng góp sức người sức của việc trấn
giữ xứ Đàng Trong.
Khoảng năm 1650, theo đường sơn cước họ Dương về Bắc đưa anh em con
cháu vào, thôn ấp trở nên đông đúc, vui vẻ.
Thời kỳ Tây Sơn (1771 – 1789), Nguyễn Huệ với niên hiệu là Quang Trung
đã tiến quân ra Bắc đánh bại quân Thanh (ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu 1789).
Dân Đặng Xá theo quân Tây Sơn đi phu, đi lính, nộp quân lượng cùng ra Bắc với
Nguyễn Huệ, nhân cơ hội này đưa thêm bà con vào Nam. Thôn ấp được mở rộng,
điền thổ ngày càng tăng, nghề trồng bông dệt vải phát triển, nhiều con cháu đã có
học hành, thi cử.
Đến năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long ứng vị lập triều, phong sắc thần
cho làng và cả 3 dòng họ, đồng thời đổi ấp Đặng Xá thành làng Quảng Xá cho đến
ngày nay. Đến đời Minh Mạng, làng dựng đền thờ, miếu vũ, xây dựng chùa và
dựng văn miếu (điện) thờ Khổng Tử. Đến đời Tự Đức đã có nhiều người đỗ đạt
[79;47-48].
Như vậy, trải qua nhiều biến cố của lịch sử đất nước, tên làng cũng thay
đổi. Mới đầu gọi là “Đặng Xá”, “Kẻ Đặng”, “Kẻ Đờng”, sau là Quảng Xá cho đến
ngày nay. Mặc dù về tên gọi và đơn vị hành chính thay đổi liên tục song trong suốt
chiều dài lịch sử, Quảng Xá vẫn là vùng đất thân yêu của Tổ Quốc Việt Nam với
25

ngàn năm văn hiến và góp phần đáng kể vào quá trình dựng nước và giữ nước của
dân tộc.
1.3. Đời sống kinh tế
1.3.1. Quan hệ ruộng đất
Ruộng đất là tư liệu sản xuất rất quan trọng đối với người nông dân. Theo
“Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn” thì ở

Quảng Bình tồn tại hai hình thức sở hữu là: sở hữu ruộng đất công làng xã và sở
hữu tư nhân (không có loại ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý)[48;29-30].
Qua nghiên cứu địa bạ Năm Gia Long thứ 13, 14, 15, chúng tôi thấy: ở Quảng
Ninh nói chung, Quảng Xá nói riêng, ruộng công chiếm phần lớn diện tích so với
ruộng tư. Ở làng Quảng Xá, ruộng công có 168 mẫu 1 sào 7 thước còn ruộng tư
chỉ có 2 mẫu 2 sào trong tổng số 177 mẫu 11 sào. Mặc dù sở hữu ruộng đất công
làng xã chính là sở hữu ruộng đất công có thời hạn của cá nhân trong làng (chế độ
quân cấp) nhưng nó minh chứng cho sức sống cộng đồng làng xã trong công cuộc
khai hoang lập ấp.
Hiện nay, ruộng đất thuộc quyền sử dụng của nhân dân nhưng nằm dưới sự
quản lí của Nhà nước (theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ về việc giao
đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích
sản xuất nông nghiệp) đã và đang đem lại điều kiện thuận lợi cho nông dân Việt
Nam nói chung, nông dân Quảng Xá nói riêng yên tâm làm ăn trên mảnh đất của
mình.
1.3.2. Sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp gắn liền với việc khai sinh ra làng Quảng Xá nên quá trình lập
làng chính là quá trình khai khẩn đất đai và ổn định cư dân canh tác trên đất đai
vừa khai phá được. Điều đó cũng có nghĩa là làng quê Quảng Xá có truyền thống
sản xuất nông nghiệp từ lâu đời với hơn 80% dân cư làm nông nghiệp. Đón nhận
những ưu ái từ vị trí địa lý, thiên nhiên ban tặng nhưng cũng biết khắc phục, vật
lộn với những bất ngờ của thiên tai nên nền nông nghiệp ở Quảng Xá luôn có năng
suất cao, sản lượng lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn lương
26

thực cho huyện Quảng Ninh và các vùng lân cận. Với quan niệm “nông vi bản”
(lấy nghề nông làm gốc) nên người dân Quảng Xá cũng rất chú trọng đến công tác
thuỷ lợi như đắp đê ngăn lũ, nạo vét kênh mương để dẫn nước tưới tiêu cho đồng
ruộng; áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật bên cạnh những kinh nghiệm
dân gian trồng cấy,

Ngoài công việc trồng lúa nước, người dân nơi đây còn phát triển chăn
nuôi, trồng bông, dâu tằm, trồng hoa màu, các loại cây ăn quả, rau củ không
những cung cấp cho gia đình mà còn phục vụ cho cả vùng.
Như vậy, kinh tế nông nghiệp làng Quảng Xá là sự thể hiện “chặt chẽ hữu
cơ giữa nghề trồng lúa nước trên cánh đồng với vườn, ao, chuồng trại trong khuôn
viên gia đình và khai thác triệt để tất cả các điều kiện tự nhiên cho phép để điều
tiết nguồn nước cho trồng cấy, mở rộng diện tích chăn thả, khai thác thuỷ sản và
bòn nhặt tất cả những nguồn lợi có được trong thiên nhiên” [39;108]. Một mô hình
kinh tế nông nghiệp Việt Nam rất linh động và sáng tạo.
1.3.3. Thủ công nghiệp
Đặc điểm nổi bật trong phát triển kinh tế - văn hoá là sự kết hợp sớm và hài
hoà giữa nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp. Có thể nói, Quảng Xá là “tổng
hoà” của các kiểu làng nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp, làng thầy đồ
Gái canh cửi, trai sách đèn
Góp vào bách nghệ ghi tên bảng vàng
(Trích bài vè lịch sử làng Quảng Xá)
Được biết, vào khoảng đầu thế kỷ XIX, một vị quan người Quảng Xá ở Phủ
Phú Xuân mang nghề dệt vải về truyền lại cho làng nên đã góp phần làm cho kinh
tế Quảng Xá khá giả nhất vùng và làm nên một làng nghề có tiếng ở Quảng Ninh,
Quảng Bình.
Bên cạnh cây lúa nước, người Quảng Xá còn trồng phổ biến là cây dâu tằm
và cây bông lấy sợi. Ở đây có cả kỹ nghệ nuôi tằm ươm tơ, sản xuất ra các loại
tơ Trong làng, gia đình nào cũng có khung cửi dệt vải, chủ yếu công việc này

×