Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Những yếu tố văn học dân gian trong Truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




ĐỖ THỊ THÚY



NHỮNG YẾU TỐ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO CỦA THÍCH MINH CHIẾU





LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Văn học dân gian






HÀ NỘI-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐỖ THỊ THÚY


NHỮNG YẾU TỐ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO CỦA THÍCH MINH CHIẾU






Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60.22.01.25



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bích Hà





Hà Nội - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: bản luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự

của cá nhân, được thực hiện trên nghiên cứu lý thuyết, khảo sát trên tác phẩm
cụ thể, không sao chép của ai. Số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực.

Đỗ Thị Thúy

LỜI CẢM ƠN

Để luận văn được hoàn thành, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
PGS. TS Nguyễn Bích Hà – người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt
quà trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo khoa Văn học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã dạy bảo tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Trân trọng cảm ơn các thầy cô phản biện và các thầy cô giáo trong Hội đồng
đã đọc, nhận xét và góp ý về luận văn.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đế gia đình, bạn bè những
người đã tạo điều kiện thuận lợi và cổ vũ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ, những ý kiến đóng góp quý báu của
Quý thầy cô và các bạn!
Đỗ Thị Thúy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và yếu tố dân gian. 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của luận văn 4

7. Kết cấu của luận văn 4
NỘI DUNG 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO, PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO DO THÍCH MINH CHIẾU SƢU TẦM. 5
1.1. Khái lược về Phật giáo 5
1.2. Phật giáo tại Việt Nam 7
1.2.1. Phật giáo trong quá trình du nhập vào Việt Nam 7
1.2.2. Đặc điểm riêng của Phật giáo Việt Nam 11
1.3. Phân loại trong Truyện cổ Phật giáo do Minh Chiếu sưu tầm 19
1.3.1. Truyện cổ thuần Phật giáo trong “Truyện cổ Phật giáo” 21
1.3.2. Truyện mang yếu tố dân gian trong “Truyện cổ Phật giáo” 23
Tiểu kết Chương 1 26
CHƢƠNG 2: YẾU TỐ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG CỐT TRUYỆN, NHÂN
VẬT CỦA TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO DO THÍCH MINH CHIẾU SƢU TẦM 28
2.1. Yếu tố dân gian trong cốt truyện 28
2.1.1. Yếu tố cổ tích trong mở đầu và kết thúc truyện 29
2.1.2. Yếu tố dân gian trong nội dung cốt truyện của Truyện cổ Phật giáo do Thích
Minh Chiếu sưu tầm. 32
2.2. Yếu tố dân gian qua nhân vật trong Truyện cổ Phật giáo 63
2.2.1. Nhân vật mang đậm tính chất cổ tích 63
2.2.2. Sự tương đồng và dị biệt giữa nhân vật truyện cổ tích và “Truyện cổ Phật
giáo” do Thích Minh Chiếu sưu tầm. 68
Tiểu kết chương 2 79
CHƢƠNG 3: YẾU TỐ VĂN HỌC DÂN GIAN QUA MOTIF TRONG
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO DO THÍCH MINH CHIẾU SƢU TẦM 81
3.1. Motif xuất thân thần kỳ 82
3.1.1. Sự sinh nở thần kỳ 82
3.1.2. Motif người đội lốt 89
3.2. Motif trừng phạt 90
3.2.1. Trừng phạt do thế lực siêu nhiên 92

3.2.2. Sự trừng phạt do thế lực trung gian là con người 93
3.3. Motif sự chết, hóa thân (motif tái sinh) 96
Tiểu kết chương 3 106
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 115


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đã từ lâu, Phật giáo trở thành một trong những tôn giáo phổ biến nhất tại
Việt Nam, gắn liền với sự hình thành và phát triển của nước Việt. Tiến trình lịch sử
Phật giáo Việt Nam với dòng chảy xuyên suốt từ thời kỳ du nhập đến nay là một
quá trình mà Phật giáo luôn hội nhập vào sức sống của cả dân tộc. Phật giáo đã trải
qua các thời kỳ gắn liền với quá trình “du nhập”, với công cuộc dựng nước và giữ
nước, sự hưng thịnh của các triều đại Phong kiến và trải qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và Mỹ của đất nước. Vì thế, Phật giáo đã và đang trở thành một trong
những tôn giáo hàng đầu, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, thế giới tâm linh,
chính trị của Việt Nam. Với sự hình thành phát triển của Phật giáo như vậy, một
dòng văn học Phật giáo Việt Nam cũng đã được hình thành và trở thành ngọn cờ
tiên phong trong công cuộc khai phóng văn hóa dân tộc.
Phật giáo mang sức lan tỏa lớn lao, tư tưởng, quan niệm, yếu tố Phật giáo đã bao
phủ trong nhiều yếu tố văn học đặc biệt văn học dân gian. Mối quan hệ qua lại giữa
Phật giáo và văn học được cả thế giới thừa nhận. Mối quan hệ giữa văn học và Phật
giáo là mối quan hệ qua lại hai chiều. Phật giáo ảnh hưởng đến văn học, dùng văn
học để truyền phát tư tưởng và ngược lại văn học cũng đã vay mượn những yếu tố
trong Phật giáo để phổ biến hóa, ly kỳ hóa Văn học dân gian chiụ sự ảnh hưởng,
chi phối của tư tưởng Phật giáo. Ngược lại tư tưởng Phật giáo mang những yếu tố
dân gian đậm đặc, với nhiều hình ảnh, biểu tượng, motif, type của văn học dân gian.

Đồng thời theo quá trình bản địa hóa, khi tư tưởng Phật giáo lan truyền vào mỗi
nước đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa bản địa, những phong tục tập quán của
vùng miền đó, khiến cho tư tưởng Phật giáo bị ảnh hưởng và có sự biến đổi sao cho
phù hợp với nhận thức của con người. Quá trình như vậy tạo ra cơ hội để cả văn học
dân gian và tư tưởng Phật giáo có sự trao đổi, giao lưu nhiều yếu tố lẫn nhau dẫn
đến sự tiếp nhận văn hóa.
1.2. Trong những năm qua, giới nghiên cứu văn học dân gian có nhiều đề cập,
luận bàn về “truyện cổ tôn giáo” đặc biệt là luận bàn về truyện cổ Phật giáo, cũng là
2
đặt truyện cổ Phật giáo dưới sự tương quan với truyện cổ dân gian để thấy được mối
quan hệ qua lại hoặc trong nhau giữa hai thể loại đó. Tuy nhiên số lượng công trình
nghiên cứu truyện cổ Phật giáo, cũng như văn học Phật giáo tại Việt Nam chưa
nhiều.
Trong khi đó, truyện cổ dân gian luôn là một tâm điểm nghiên cứu folklore trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự kỳ thú, những yếu tố, hiện tượng trong
truyện cổ dân gian luôn chiếm được cảm tình, sự tò mò của người nghiên cứu. Vì
thế truyện cổ dân gian luôn được mổ xẻ dưới nhiều góc độ khác nhau và để lại
những dấu ấn lớn trong giới nghiên cứu.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa truyện cổ dân gian và truyện cổ Phật giáo lại là một
chủ đề nóng hổi trong nghiên cứu văn học dân gian nhưng mối quan hệ, sự tương
quan ảnh hưởng lẫn nhau đó vẫn là một bí ẩn. Một câu hỏi luôn đặt ra trong tất cả
chúng ta, Phật giáo ảnh hưởng đến văn học dân gian hay ngược lại văn học dân gian
chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Trong luận văn này, chúng tôi xin được minh chứng
về mối quan hệ tương quan này.
1.3. Trên thực tế, chúng tôi đã có công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn
học Phật giáo và văn học dân gian trước kia với Báo cáo khoa học: Yếu tố dân gian
trong Lục độ tập kinh của Lê Mạnh Thát và Khóa luận tốt nghiệp đại học So sánh
31 chức năng nhân vật hành động của V.Ia.Propp giữa truyện cổ tích Việt Nam và
Lục độ tập kinh. Cả hai công trình nghiên cứu trước kia của chúng tôi đều đã hé mở
về mối quan hệ giữa văn học phật giáo và văn học dân gian. Với luận văn thạc sĩ

này, chúng tôi hy vọng đóng góp thêm một cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ qua lại
giữa Văn học Phật giáo và Văn học dân gian.
2. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và yếu tố dân gian.
Trong lịch sử nghiên cứu, chúng tôi thấy có khá nhiều công trình nghiên cứu về
yếu tố dân gian trong các tác phẩm của văn học viết, cũng như là nghiên cứu hình
thái học, thi pháp học của văn học dân gian nhưng rất ít công trình nghiên cứu về
mối quan hệ giữa tư tưởng Phật giáo và văn học dân gian. Tiêu biểu ta có thể bắt
gặp công trình nghiên cứu cuả Nguyễn Quang Lê trong bài: Thử tìm hiểu mối quan
hệ giữa lễ hội cổ truyền với Phật giáo qua tín ngưỡng dân gian trên tạp chí văn hóa
3
dân gian số 4 năm 1992. Hay trên tạp chí Văn học số 5 năm 1993 có bài nghiên cứu
của Lê Phong Văn hóa Phật giáo trong cổ tích. Cùng chủ đề đó ta cũng có công
trình Cảm quan Phật giáo trong truyện cổ tích Việt Nam của Lại Phi Hùng, Nguyễn
Hữu Sơn đăng trên Tạp chí văn hóa dân gian số 2 năm 1994. Nguyễn Duy Đăng
cũng có công trình nghiên cứu Phật giáo với văn hóa dân gian Việt Nam năm 1999.
Rồi nghiên cứu của Thích Đồng Văn năm 2002 với tên Ảnh hưởng của Phật giáo
trong văn học dân gian Việt Nam trong chuyên san Lắng nghe, số 2 trên Website:
thuvienhoasen.org. Trong sách của hòa thượng Thích Trí Quảng chúng ta cũng gặp
công trình mang tên Tinh thần đạo Phật trong dân gian Việt Nam, trên Nguyệt san
Giác Ngộ, số 3 năm 2003. Năm 2005, với luận văn thạc sĩ của Đỗ Văn Đăng cũng
đã nghiên cứu mối quan hệ này trong công trình mang tên Truyện dân gian Việt
Nam về Phật giáo nhìn từ góc độ loại hình. Gần đây vào năm 2010, Nguyễn Quang
Vinh cũng đã nghiên cứu Về hình tượng Quan Âm Thị Kính trong đời sống văn hóa
dân gian Việt Nam được đăng trên sách Hồn quê Việt như tôi thấy. Đặc biệt năm
2012, T.S Đặng Thu Hà đã nghiên cứu đề tài Truyện cổ Phật giáo trong kho tàng
truyện cổ dân gian Việt Nam.
Tất cả các công trình đó đã đưa ra một kết luận giữa văn học dân gian và văn học
Phật giáo có sự tác động, mối quan hệ khăng khít lẫn nhau. Đặc biệt là tư tưởng
Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đối với văn học dân gian và văn hóa dân gian. Và công
trình này của chúng tôi muốn tìm hiểu sự tiếp nhận những yếu tố dân gian trong một

công trình đồ sộ về truyện Phật giáo để thấy được rằng Văn học Phật giáo đã tiếp
thu từ văn học dân gian và thấy được sự gần gũi giữa hai loại hình văn học cổ này.
3. Mục đích nghiên cứu
Với công trình này, mục đích nghiên cứu của chúng tôi muốn chỉ rõ ra được
những yếu tố dân gian ẩn chứa trong từng mẩu chuyện về Phật giáo trong Truyện cổ
Phật giáo do Thích Minh Chiếu sưu tầm. Thông qua luận văn, chúng tôi thấy được
mối quan giữa văn học Phật giáo và văn học dân gian, sự tiếp nhận những yếu tố
dân gian của truyện Phật giáo để thấy được sự gần gũi giữa hai thể loại. Đồng thời
hé mở thấy được vị trí thể loại của các truyện cổ Phật giáo trong văn học dân gian
Việt Nam.
4
4. Phạm vi nghiên cứu
Tài liệu chủ yếu chúng tôi sử dụng là những câu chuyện về Phật giáo trong
Truyện cổ Phật giáo do Thích Minh Chiếu sưu tập với 2 tập. Ngoài ra có sử dụng
đối chiếu với Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam do Nguyễn Đổng Chi và
Truyện cổ tích người Việt do GS.TS Chu Xuân Diên và GS. TS Lê Chí Quế sưu
tầm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn, để nắm chắc được nguồn tư liệu chúng tôi dùng các phương
pháp như:
- Phương pháp loại hình học
- Phương pháp so sánh loại hình
6. Đóng góp của luận văn
Trong luận văn, chúng tôi phân chia, lập bảng so sánh tần số xuất hiện, các yếu
tố dân gian trong những mẩu truyện Phật giáo trong Truyện cổ Phật giáo. Đồng
thời, luận văn sẽ phân tích kỹ lưỡng từng yếu tố dân gian ấy trong Truyện cổ Phật
giáo do Thích Minh Chiếu sưu tầm.
Luận văn chỉ ra được sự ảnh hưởng qua lại văn học dân gian đậm nét trong
những câu chuyện của Phật giáo. Từ đó chúng tôi nhận thấy vai trò của văn học dân
gian đối với văn học Phật giáo và mối quan hệ giữa hai thể loại.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về Phật giáo, Phật giáo ở Việt Nam và Truyện cổ Phật
giáo do Thích Minh Chiếu sưu tầm.
Chương 2: Yếu tố văn học dân gian trong cốt truyện, nhân vật của Truyện cổ
Phật giáo do Thích Minh Chiếu sưu tầm.
Chương 3: Yếu tố văn học dân gian qua những motif trong Truyện cổ Phật giáo
do Thích Minh Chiếu sưu tầm.
5
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO, PHẬT GIÁO VIỆT
NAM VÀ TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO DO THÍCH MINH CHIẾU
SƢU TẦM.

1.1. Khái lƣợc về Phật giáo
Những tiếng chuông, hình ảnh của những ngôi chùa, những pho tượng, những tín
đồ Phật giáo đã trở nên quen thuộc, gần gũi trên toàn thế giới. Phật giáo đã tạo nên
sức ảnh hưởng sâu sắc tới toàn thể dân chúng các nước. Phật giáo nhanh chóng trở
thành một trong ba tôn giáo lớn của thế giới.
Phật giáo ra đời khoảng thế kỷ thứ VI, trước Công nguyên (TCN) ở Ấn Độ. Thế
kỷ III, II TCN Phật giáo được coi là quốc giáo ở Ấn Độ, sau đó được truyền bá, lan
tỏa sang các nước lân cận và khu vực. Ngày nay Phật giáo đã có mặt ở nhiều nước
trên thế giới.
Phật giáo ra đời trong hoàn cảnh kinh tế xã hội Ấn Độ có sự chuyển biến sâu sắc.
Chế độ đẳng cấp khắc nghiệt của Ấn độ cổ đại ảnh hưởng tới cuộc sống của người
bình dân Ấn Độ, khiến những con người ấy bất lực, bế tắc trong cuộc sống. Sự phân
hóa đẳng cấp tạo nên mâu thuẫn xã hội gay gắt và là nguyên nhân chính dẫn đến
những cuộc đấu tranh chống lại sự phân hóa đó, chống lại với đẳng cấp cao nhất.

Tình trạng đó tạo nên cơ sở cho sự ra đời của Phật giáo. Phật giáo ra đời nhằm đem
lại sự bình đẳng cho con người, sự bình đẳng về tinh thần.
Khai sinh ra Phật giáo tương truyền do vị Thái Tử Tất Đạt Đa (624 – 544TCN),
con vua Tịnh Phạm, trị vì nước Ca tỳ la vệ (Nê Pan ngày nay). Tất Đạt Đa - một vị
hoàng tử sinh ra kỳ lạ, lớn lên tuấn tú, là kỳ vọng lớn của một đất nước. Ông sống
trong cuộc sống giàu sang nơi cung vàng điện ngọc nên không biết những nỗi khổ
cực, bất hạnh ngoài xã hội. Sau bốn lần trực tiếp ra ngoài thành, tận mắt chứng kiến
nỗi khổ của những người nô lệ, sự bất lực của con người trước vòng trầm luân của
sinh lão bệnh tử nên ông đã từ bỏ ngai vàng, cuộc sống giàu sang quyền quý, bỏ vợ
6
bỏ con lại để đi tìm đạo lý cứu đời, độ người. Lúc đầu ông đi theo con người ẩn tu,
ngồi thiền tu khổ hạnh, mặc vải thô hoặc khoác da hươu, tiết giảm ăn uống, không
tắm giặt Sau nhiều năm tu luyện, Thái tử chưa thu được kết quả nào, lối tu đó
không thể giải thoát con người khỏi nỗi đau sinh, lão, bệnh, tử. Cuối cùng, Người
nghiệm ra rằng cần có một thân thể khỏe mạnh mới có thể tư duy để tìm ra chân lý
nên ăn uống bình thường, Người đến thiền dưới gốc cây Tất – Bà la. Ông đã kiên trì
theo con đường “trung đạo” ấy để có thể dẫn tới sự giải thoát. Sau 49 ngày đêm, Tất
– đạt – đa đã hiểu ra được quy luật cuộc đời, nguyên nhân của nỗi đau khổ của
chúng sinh và phương cách tiêu diệt nỗi khổ đau đó. Từ đó, ông được gọi là Thích
Ca Mâu Ni – người giác ngộ chân lý đầu tiên. Đức Phật bắt đầu sự nghiệp hoằng bá
của mình, thu nạp đệ từ, thành lập các tăng đoàn Phật giáo, truyền đạo khắp lưu vực
Sông Găng ở Bắc và Trung Ấn trong suốt 40 năm cho tới ngày về cõi Niết Bàn –
năm 80 tuổi.
Sau khi, Phật giáo ra đời ở Ấn Độ và đã nhanh chóng chiếm được tình cảm và
niềm tin của đông đảo quần chúng lao động. Trải qua những thăng trầm của lịch sử,
Phật giáo từ chỗ một trào lưu tư tưởng bị coi là tà giáo đã phát triển một cách mạnh
mẽ, trở thành tôn giáo lớn, có tính chất quốc tế và được truyền bá rộng rãi.
Trong quá trình phát triển, Phật giáo phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau do
sự bất đồng quan điểm giáo pháp và giới luật giữa các tăng đoàn Phật giáo; sự khác
nhau về triết học và giáo lý trong nội bộ Phật giáo; sự tác động của các trường phái

triết học khác đối với Phật giáo; sự thay đổi của đời sống xã hội Ấn Độ đương thời.
Tất cả nguyên nhân chủ quan và khách quan trên dẫn tới sự phân phái của Phật
giáo, nổi lên là hai tông phái chính: Thứ nhất là phái Thượng tọa bộ (Tiểu thừa) bao
gồm các vị trưởng lão chủ trương bám sát kinh điển, giữ nghiêm báo luật, phái này
chỉ thờ Phật Thích cao, chủ trương Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân mình và
chỉ tu tới bậc La Hán. Phái thứ hai là Đại chúng bộ – Đại Thừa chủ trương không cố
chấp theo kinh điển, khoan dung trong thực hiện giáo luật. Phái này chủ trương thờ
nhiều Phật, thu nạp tất cả những người muốn quy y, tự giải thoát cho mình và giúp
giải thoát cho nhiều người có thể tu thành Phật.
7
Giáo lý mà Phật Thích Ca và các đệ tử của Ngài truyền bá đến quần chúng nhân
dân có nội dung đề cập đến các vấn đề về “Tứ diệu đế” và “Niết Bàn” Đó là quá
trình xoay quanh nguồn gốc của nỗi khổ, sự diệt khổ dẫn đến cõi Niết Bàn. “Tứ
diệu đế” cắt nghĩa bản chất và nguyên nhân gây ra đau khổ và con đường khắc
phục sự đau khổ, bao gồm tứ đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Khổ đế: bản chất
của nhân sinh là khổ, nỗi khổ do con người tự gây nên, gồm “bát khổ” sinh khổ, lão
khổ, bệnh khổ, tử khổ, sở cầu bất đắc khổ, ái thụ biệt khổ, oán tăng hội khổ, ngũ
uẩn khổ. Tập đế giải thích nguyên nhân đau khổ do vô minh, ái dục của con người
vì thế con người sống suy nghĩ và hành động không đứng đắn nên thấy được thực
tướng của vạn vật là giả, là huyễn hoặc Diệu đế là kết quả của hạnh phúc, giải
thoát và an lạc. Đạo đế là con người tu dưỡng để trở thành đạo, gồm tám con đường
lớn gọi là “Bát chánh đạo”. Giáo lý nhà Phật được tập trung trong cả Tam tạng gồm
có Kinh tạng (ghi lại những lời thuyết pháp của Phật và một số đệ tử), Luận tạng
(những lời bàn luận về kinh sách nhà Phật) và Luật tạng (lời Phật dạy về giới luật và
nghi thức sinh hoạt của chúng tăng). Ngoài ra Phật giáo luôn hướng tới cõi “Niết
bàn”, vậy “Niết bàn” theo quan điểm của Phật giáo là trạng thái vắng lặng, tịch diệt,
nếu con người đạt tới thì sẽ sống an nhiên tự tại, vô ngã vị tha, đây là trạng thái lý
tưởng. Niết bàn có thể được hiểu là một thế giới sau khi con người chết, nếu tu hành
đắc đạo linh hồn sẽ được siêu thoát về thế giới lý tưởng đó. Niết bàn cũng có thể tồn
tại ngay trong thế giới trần tục, con người có thể đạt tới khi loại bỏ được “tham, sân,

si” thoát khỏi vô minh, sống ung dung tự tại, vô ngã vị tha.
Với tư tưởng từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha, giáo lý hướng thiện, giàu tính nhân bản,
Phật giáo đã nhanh chóng lan tỏa ra nhiều nước trên phạm vi thế giới. Đạo Phật có
sự ảnh hưởng rất lớn trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á đạo Phật có
vai trò lớn trong tôn giáo, tín ngưỡng và văn hoá. Một trong số nước chịu ảnh
hưởng lớn của Phật giáo là Việt Nam.
1.2. Phật giáo tại Việt Nam
1.2.1. Phật giáo trong quá trình du nhập vào Việt Nam
Phật giáo và Việt Nam một cách tự hiên, đi vào đời sống con người Việt một cách
hòa bình, tự nguyện. Đây là sản phẩm của các thương gia Ấn Độ mang tới chứ
8
không phải từ những nhà truyền giáo như Thiên Chúa Giáo. Theo Nguyễn Lang thì
những thương gia đó “không phải là những nhà truyền giáo, và mục đích của họ khi
đến xứ ta là để buôn bán chứ không phải là để truyền đạo. Trong thời gian lưu lại ở
giao Chỉ, họ thờ Phật, đốt trầm, đọc kinh và cúng dường những pháp Phật nho nhỏ
mà họ mang theo. Người Giao chỉ ta đã áp dụng những điều hay về canh nông và về
y thuật đó có những người Giao Chỉ theo đạo Phật thì đạo Phật đây cũng mới chỉ là
những sinh hoạt tín ngưỡng đơn sơ cho người ốm đau đói khổ mà thôi, chứ chưa có
sự học hỏi kinh điển và chế độ tăng sĩ” [27, tr. 25-26].
Thời điểm Phật giáo du nhập vào nước ta không được xác định chính xác cụ thể,
các nhà nghiên cứu đều thống nhất là khoảng đầu Công Nguyên. Trong Thiền Uyển
Tập Anh, tác giả có ghi chép câu chuyện thiền sư Trí Không (Thông Biện quốc sư)
trả lời câu hỏi của Phù Thánh Cảm Linh Nhân hoàng thái hậu (Nguyên phi Ỷ Lan)
về lịch sử truyền thừa Phật giáo ở Việt Nam. Trong câu trả lời của mình, thiền sư
Trí Không có dẫn lời của pháp sư Đàm Thiên ở Trung Quốc trả lời Tùy Văn Đế về
việc nhà vua muốn làm chùa tháp ở Giao Châu và đưa danh tăng sang đây hoằng
hóa Phật pháp rằng: “Xứ Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc. Khi Phật pháp
mới đến Giang Đông chưa khắp thì ở Luy Lâu đã có tới mười lăm quyển kinh rồi”
[39; tr.89]. Điều đó phần nào chứng tỏ rằng Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm,
khoảng đầu Công Nguyên.

Quan điểm của dã sử cho rằng Phật giáo được truyền từ Ấn Độ vào Việt Nam
vào khoảng thế kỷ thứ III TCN, hay cuối thời đại Hùng Vương (2879 – 258TCN),
dựa trên sự kiện lịch sử trong truyện “Chử đồng tử” – trong Lĩnh Nam Chích Quái
của Trần Thế Pháp chép lại:
“ Tiên Dung bảo Chử Đồng Tử rằng”
- Vợ chồng ta do trời định khiến, ăn mặc là của trời cho, bây giờ nên lấy một thỏi
vàng, cùng với người nhà buôn đi ra biển mà mua hàng đen về làm kế sinh nhai.
Đồng Tử bèn cùng đi với nhà bán buôn; ngoài biển có một hòn núi tên là Quỳnh
Viên sơn; trên núi có một chiếc am nhỏ (chùa nhỏ), người đi buôn ghé thuyền ở đấy
mà lấy nước ngọt. Đồng Tử lên chơi trên am, có một Tăng Sĩ tên là Phật Quang
truyền pháp cho Đồng Tử. Đồng Tử mới lưu lại am nghe thuyết pháp, trao vàng cho
9
người đi buôn mua hàng, dặn lúc nào trở về, thì nghé lại am để chở Đồng Tử cùng
về. Nhà sư mới tặng cho Đồng Tử một cái gậy và một cái nón, bảo rằng: Linh thông
ở tại những vật này đó.
- Đồng Tử trở về, đem chuyện đạo Phật nói với Tiên Dung. Từ đó, giác ngộ, bỏ
chợ búa, nghề buôn, và đem nhau đi tìm thầy học đạo”.
Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trụ sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung
tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương
Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng
các năm 168-189.
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được
phiên âm trực tiếp thành "Bụt", từ "Bụt" được dùng nhiều trong các truyện dân gian.
Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa [3], Bụt được coi như một
vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5,
do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ "Bụt" bị mất đi và được thay
thế bởi từ "Phật". Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành "Phật đà",
"Phật đồ" rồi được rút gọn thành "Phật”.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần,
Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn

đề trong cuộc sống. Đến thế kỷ XX , mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa,
Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các
đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu.
Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ tới Giáo Châu để truyền đạo lập nên trung
tâm Phật giáo lớn ở Luy Lâu. Các nhà sư đầu tiên tới truyền đạo được sử sách ghi
lại gồm có bốn nhà sư: Ma-ha-kì-vực; Khâu-đà-la; Mâu Tử và Khương Tăng Hội.
Theo đường bộ, Phật giáo từ Trung Hoa truyền vào Việt Nam với ba tông phái
chính Thiền tông, Mật tông và Tịnh độ tông. Thiền tông là tông phái do Bồ đề đạt
ma (Boddidhama) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ VI. “Thiền” là cách gọi
tắt của “Thiền na” (Dhyana), có nghĩa là “Tĩnh tâm”, chủ trương tập trung trí tuệ để
quán định (thiền) nhằm đạt đến chân lý giác ngộ của đạo Phật. Theo Thiền tông,
"thiền" không phải là "suy nghĩ" vì suy nghĩ là “tâm vọng tưởng”, làm phân tâm và
10
mầm mống của sanh tử luân hồi. Cách tu theo Thiền tông đòi hỏi phải tập trung
toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng đốn ngộ. Yêu cầu đó chỉ
có những kẻ căn cơ cao mới có được nên người tu thiền thì nhiều nhưng người
chứng ngộ quả thật rất là hiếm hoi. Thiền tông Việt Nam đề cao cái “tâm”: “Phật ở
tại tâm”, tâm là Niết Bàn, hay Phật. Trần Nhân Tông viết trong bài phú Cư Trần
Lạc Đạo: “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Gia trung
hữu bảo hưu tầm mích, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” dịch: “Ở đời vui đạo hãy
tùy duyên, đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, đối cảnh vô
tâm chớ hỏi thiền”. Tịnh độ tông là một tông phái Phật giáo, chủ trương tu dựa trên
tha lực của Phật A Di Đà là chủ yếu, tuy nhiên vẫn có tự lực. Phật Thích Ca Mầu
Ni có lần thuyết giảng: “Một viên đá dù nhỏ đến mấy mà ném xuống nước thì nó
cũng chìm, nhưng nếu một hòn đá dù to đến mấy mà đặt trên bè thì nó cũng nổi”.
Phép tu Tịnh độ khá đơn giản, chú trọng việc đi lễ chùa, tụng niệm danh hiệu Phật
A-di-đà. Mục đích tu tập là đạt tới cõi Niết Bàn, tức là miền cực lạc nơi Phật A-di-
đà ngự. Vì vậy Tịnh Độ tông là tông phái phổ biến khắp cõi Việt Nam. Đi đến đâu
ta cũng gặp người dân tụng niệm câu “Nam mô A Di Đà Phật” (có nghĩa là
“Nguyện quy y đức Phật A Di Đà”). Tượng Phật A Di Đà là tượng có mặt ở khắp

mọi nơi và có mặt từ rất lâu đời. Mật tông là một tông phái Phật giáo chủ trương sử
dụng những phép tu tụng niệm các mật chú để đạt đến chân lý giác ngộ. Khi vào
Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng
hòa lẫn vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, pháp thuật,
yểm bùa, trị tà ma, chữa bệnh,
Với hai con đường trên, Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ khoảng đầu Công
nguyên. Với việc sử dụng những phương pháp thuyết phục, dẫn dụ để truyền bá
cùng với việc giáo lý của Phật giaó không đối kháng với tín ngưỡng bản địa nên
Phật giáo được người dân Việt Nam thu nhận và phạm vi ảnh hưởng của Phật giáo
ngày càng trở nên sâu rộng. Và dần dần, Phật giáo chiếm vị thế quan trọng trong
nền văn hóa Việt Nam đúng như lời của Lê Quát sống vào cuối đời nhà Trần đã nói:
“Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi thôn cùng ngõ hẻm,
không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin, hễ nơi nào có nhà ở
11
là ắt có chùa chiền Dân chúng quá nửa nước là sư ” [31, tr.106-107] . Trong đời
sống tinh thần của người Việt Nam thì “đạo Phật thân thiết đến nỗi dường như một
người Việt Nam nếu không theo một [39, tr.248] tôn giáo nào khác thì ắt là theo đạo
Phật hoặc chí ít là có cảm tình với đạo Phật . Có lẽ vì vậy, chúng ta không hề ngạc
nhiên khi Phật giáo trở thành tôn giáo chính thống đời Lý – Trần và để rồi: “…Phật
giáo với tư cách là quốc gia, là biểu tượng tinh thần của dân tộc Việt Nam thời Lý
Trần, một trong những đặc trưng văn hóa của văn hóa Việt Nam truyền thống, là
một khuôn mẫu ứng xử của phép “đối nhân xử thế” Việt Nam và đạo đức Việt Nam
cổ truyền ” [31, tr.106-107].
1.2.2. Đặc điểm riêng của Phật giáo Việt Nam
Phật giáo Việt Nam mang đầy đủ các đặc điểm của đạo Phật nói chung. Nhưng
cũng như các tôn giáo khác khi vào một đất nước lạ, do quá trình thích nghi với địa
bàn, người bản địa sẽ có sự thay đổi phù hợp với môi trường. Chính vì vậy, Phật
giáo khi được truyền vào Việt Nam, đặc điểm Phật giáo ở Việt Nam sẽ khác so với
Phật giáo các nước khác. Phật giáo đã hòa nhập, thích nghi và kết hợp với đời sống
tâm linh, văn hóa của người dân Việt nên có những đặc điểm riêng biệt làm cho

Phật giáo ở Việt Nam linh hoạt, phong phú hơn so với các nước khác rập khuôn
theo Đạo Phật xuất phát từ Ấn Độ.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm của Phật giáo ở Việt Nam. Trong
đó có cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm đã tổng hợp một cách
khá rõ ràng về đặc điểm chính của Phật giáo Việt Nam với bốn đặc điểm như sau:
tính tổng hợp, khuynh hướng thiên về nữ tính, tính linh hoạt, sự cải biến linh hoạt
trên cơ sở tổng hợp đạo Phật với đạo ông bà (thờ cúng tổ tiên) [37, tr. 248-255]
Cả bốn đặc điểm của Nhà nghiên cứu đều dựa vào đặc trưng về tư duy, tín
ngưỡng, sinh hoạt của cư dân lúa nước nên tôn giáo bị địa phương hóa, bản địa hóa
và mang tính bản địa. Vì thế, tính bản địa là một thuộc tính có tính chất bao trùm,
một đặc điểm đặc trưng của Phật giáo Việt Nam so với bản gốc Phật giáo của Ấn
Độ. Đồng thời ta thấy Phật giáo có sự hòa lẫn với các tín ngưỡng truyền thống khác
của người Việt Nam như thờ cúng Tổ Tiên, thờ mẫu Vì thế, đặc điểm thứ hai của
Phật giáo tại Việt Nam chính là tính hỗn dung tôn giáo. Cuối cùng, do quá trình tiếp
12
thu theo cách truyền miệng, truyền giáo, dần dần Phật giáo trở nên quen thuộc với
mỗi người dân nó trở thành một nét văn hóa dân gian của con người, vì vậy Phật
giáo tại Việt Nam mang đặc điểm tính dân gian. Tóm lại, có thể nói Phật giáo Việt
Nam có ba đặc điểm chính là: tính bản địa, tính dân gian và sự hỗn dung tôn giáo.
[20, tr.26].
1.2.2.1. Tính bản địa
Phật giáo du nhập vào Việt Nam trở thành một tôn giáo gắn bó giữa đạo và đời,
thể hiện tinh thần nhập thế. Cũng như các tôn giáo ngoại lai khác như Thiên chúa
giáo, Đạo giáo, đạo Khổng Tử Phật giáo du nhập vào nước ta cũng có sự biến đổi
sao cho phù hợp, “nhập thế” với dân tộc, con người có sự chọn lọc. Việt Nam ta
luôn mang chủ trương học hỏi những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để học
tập, chắt lọc cho mình. Có lẽ vì thế, Phật giáo khi vào Việt Nam cũng đã được thanh
lọc một cách vô tình nhờ sự biến đổi cho phù hợp với quan niệm, với hoàn cảnh
thực tế, đời sống của nhân dân, nó được dung hòa với các tín ngưỡng bản địa khác
tạo nên những đặc điểm riêng, độc đáo riêng rất Việt Nam. Không chỉ ở Việt Nam,

Phật giáo mới có đặc điểm khác biệt các nước khác mà Phật giáo của Trung Quốc,
Phật giáo của Ấn Độ, Phật giáo của Campuchia cũng sẽ vừa mang những nét chung
lại mang những đặc điểm cá thể mà tính bản địa này quy định, tác động và tạo nên.
Một số các nhà nghiên cứu đã cho rằng ngay từ buổi đầu Phật giáo vào Việt
Nam, tuy ở Luy Lâu, Phật giáo đã “ không hoàn toàn giống với Phật giáo của đức
Thích ca, cũng không hoàn toàn giống với Phật giáo của Ấn Độ đương thời. Nó đã
bị biến dạng đi do truyền thống tư tưởng và tín ngưỡng của người Châu Giao, người
Á đông”. [39, tr. 38].
Có nhiều yếu tố tác động, dẫn đến sự khác biệt trong Phật giáo, tính bản địa sẽ
bao gồm các yếu tố về đời sống của từng vùng miền, tư tưởng nhập thế của những
con người nơi đây, cùng theo đó là ngưỡng kiến thức của họ khi họ tiếp thu, đồng
thời họ có sự giao thoa văn hóa với các tín ngưỡng dân gian, tự giao thoa với các
loại tôn giáo ngoại lai. Tất cả những cái đó sẽ tạo ra tính bản địa, chi phối đến Phật
giáo khi vào Việt Nam. Không chỉ có tính bản địa hóa, Phật giáo Việt Nam còn chịu
ảnh hưởng nhỏ hơn bởi tính khu vực hóa, vùng miền hóa. Ứng với mỗi vùng miền,
13
khu vực tại Việt Nam ta lại thấy Phật giáo được phân hóa và mang những đặc điểm
khác nhau như với Miền Nam và Miền Bắc Việt Nam là một điển hình.
Trong cuốn sách nghiên cứu Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, ông Nguyễn Duy
Hinh cũng đã chỉ ra: “Dù là Phật giáo dạng nào, khi thâm nhập vào một lãnh thổ có
truyền thống văn hóa bản địa, thì sẽ kết hợp với nhau tạo thành dạng Phật giáo phi
truyền thống, nghĩa là không hoàn toàn rập khuôn Phật giáo Ấn Độ” [23, tr.81].
Như vậy, Phật giáo mỗi nước sẽ có những đặc trưng riêng dựa trên một nền tảng
chung của Phật giáo gốc tại Ấn Độ và Việt Nam cũng vậy. Tính bản địa của Phật
giáo ở Việt Nam được thể hiện rất nhiều trong những truyện cổ Phật giáo tại Việt
Nam. Ta có thấy rõ điều nay trong nhiều truyện cổ dân gian, về mặt cốt truyện
chính sẽ có sự giống hệt so với nguyên bản cổ nhưng sau khi vào mỗi nước tính bản
địa hóa đã khiến cho truyện có nội dung khác biệt thiên về đặc điểm của mỗi nước
như: Xẩm sờ voi, Mèo lại hoàn mèo, Hai con cò và con rùa, Cây nêu ngày Tết Đặc
biệt chúng tôi đề cập đến Xẩm sờ voi. Đây là một câu chuyện xuất hiện cả trong

truyện cổ Phật giáo của Ấn Độ, là một câu chuyện cổ tích ở Trung Quốc nhưng lại
là một truyện ngụ ngôn ở Việt Nam. Tất cả các câu chuyện đều đề cập đến việc
những người mù xem voi và đoán xem hình dáng của con Voi thế nào? Nhưng với
mục đích truyện, tính bản địa hóa mỗi truyện lại có sự khác nhau. Vấn đề này chúng
tôi sẽ làm rõ hơn trong chương II của luận văn.
1.2.2.2. Sự dung hợp tôn giáo
Phật giáo sau khi vào Việt Nam qua quá trình nhập thế, có sự chọn lọc về nội
dung và tư tưởng, Phật giáo được tiếp nhận một cách có kết hợp với các loại tín
ngưỡng tôn giáo đã và đang tồn tại trên đất nước Việt. Sự dung hợp này được diễn
ra một cách ngẫu nhiên và dĩ nhiên theo quá trình của từng giai đoạn và ngày càng
trở nên rõ nét hơn. Phật giáo Việt Nam dung hợp các tín ngưỡng truyền thống của
người Việt Nam: thờ cúng Tổ tiên, thờ Thần, thờ Mẫu nhưng Phật giáo vẫn giữ vai
trò chủ đạo để làm nên Đạo Phật Việt Nam.
Sự dung hợp này được thể hiện rõ nhất trong việc bài trí tượng thờ trên khu vực
chính diện của các chùa chiền tại Việt Nam, lối kiến trúc của Chùa. Trong đó, chư
vị Phật được tôn trí ở gian giữa là đại hùng bảo điện; chư vị thánh tổ của Lão giáo,
14
Nho giáo, được an trí ở hai bên. Ngoài ra, còn tôn trí cả tượng của các vị Thiên
hoàng Ngọc đế, Thập điện Diêm vương. Đặc biệt, trong khuôn viên thờ tự của chùa,
nhất là các chùa ở vùng Bắc Bộ, luôn có phủ Mẫu (cũng gọi là điện Mẫu) thờ chư vị
thánh Mẫu và đức thánh Cha (Trần Hưng Đạo hiển thánh). Nhiều trường hợp khác,
trên gian phụ của chính điện chùa còn thờ cả các vị có công khai mở, trùng tu, tôn
tạo chùa. Chùa Việt Nam thường có lối kiến trúc “tiền Phật, hậu Thần”, kết hợp thờ
Phật với thờ các vị thần, thờ Mẫu, thờ thành hoàng, thổ địa, thờ các anh hùng dân
tộc, thờ các vị Vua và nơi người dân gửi gắm các bát nhang thờ người thân đã khuất
của họ.
Đặc biệt, do Việt Nam là một trong những nước bắt nguồn từ nền văn minh
lúa nước nên tư tưởng luôn hướng về thiên nhiên. Ngoài các vị Phật như trong
Phật giáo Ấn Độ, ta sẽ thấy sự lôi kéo các vị thần tự nhiên của cư dân nông
nghiệp lúa nước vào Phật điện. Mỗi chùa ta sẽ thấy các thần Tứ Pháp đứng

canh gác xung quanh, nhưng thực chất Tứ Pháp không phải Phật mà chỉ được
khoác cho tấm áo Phật, đây là thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp gắn liền với tín
ngưỡng dân gian. Hay Thạch Quang Phật chính là thần đá, liên quan tới tín
ngưỡng thờ đá của người Việt Cổ.
Tín ngưỡng thờ thần được phát triển rộng rãi ở khắp đất nước Việt nam từ cấp độ
làng. Thần làng, ấp là những vị có công đánh giặc ngoại xâm, những vị có công lập
thành làng, khai hoang mở đất, những vị tổ nghề, thần còn là hồn thiêng sông núi.
Từ đó, đã dẫn tới một số nhà sư trở thành thần thánh được thờ trong chùa, theo kiểu
“tiền Phật hậu Thần”. Nhà sư Từ Đạo Hạnh được tôn làm Thánh, vì ông đã hóa
phép đầu thai sinh ra vua Lý Thánh Tông. Ông được thờ trong chùa Láng (Hà Nội),
quê ông là ở chùa Thầy (Hà Tây). Ngoài ra các vị thần thánh là những người có
công đánh giặc cũng được đưa vào thờ trong chùa. Điều đó nói lên một thực tế nước
ta liên tiếp phải chống giặc ngoại xâm mà Phật giáo không thể không thừa nhận.
Đồng thời, trong đời sống tâm linh người Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên diễn
ra sâu rộng nhất so với các loại hình tín ngưỡng khác. Sự nhớ về nguồn cội, biết ơn
cha mẹ, tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy
dỗ của cha mẹ, ông bà luôn được đề cao. Đối với Phật giáo lý tưởng cao quý nhất là
15
mong thành Phật để được lên cõi Niết Bàn, không có gì vương vấn ở cõi trần thế
này. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tác động vào chùa thành hình thức Thờ Sư Tổ như
chùa Diện Phúc thời Lý, nhưng mạnh mẽ là phải kể từ khi Nho giáo được đề cao,
với việc coi trọng hiếu đễ.
Ở Việt Nam, Đức Phật được đồng nhất với các vị thần trong tín ngưỡng truyền
thống. Có khả năng giúp đỡ mọi người thoát khỏi tai họa, làm nên mây mưa để mùa
màng tốt tươi, cứu độ cho người chết Vì vậy, Phật giáo ngày càng ăn sâu vào đời
sống tâm linh của người Việt.
Ngoài ra, Phật giáo sau khi được truyền bá vào Miền Nam, một trong ba tông
phái Phật giáo Trung hoa là Mật Tông chủ trương dùng các phép tu huyền bí như
linh bùa, phù chú đã không còn tồn tại một cách độc lập mà nó hòa mình vào với
tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bùa

trị tà ma và chữa bệnh. Dần dần, Mật tông đã kết hợp với tín ngưỡng dân gian mang
tính ma thuật ở Việt Nam dẫn tới sự xuất hiện hình thức các phủ, hầu đồng, thờ Cô,
thờ Cậu, rồi các hình thức chữa bệnh tà, yểm bùa chú
Không những vậy, Phật giáo còn có sự dung hợp với các tôn giáo ngoại lai cùng
thâm nhập vào Việt Nam. Khác với các nước khác, Việt Nam không có một tôn
giáo riêng mà là nước luôn tiếp nhận các loại tôn giáo khác nhau từ các nước khác
vào như Nho giáo, Đạo giáo, Khổng Tử giáo Vì thế, Phật giáo, Đạo giáo, Nho
giáo đã có những thời kỳ cùng thống trị trong xã hội, cùng dung hợp với nhau trong
tôn giáo Việt Nam để tạo thành “Tam giáo đồng nguyên”. Phật giáo Việt Nam dung
hợp cùng tinh thần Nho giáo, Lão giáo để trở thành "Tam giáo đồng nguyên" nhằm
hộ trì quốc gia, dân tộc. Đó là sự kết hợp rất trí tuệ để hài hoà và cùng phát triển. Từ
những buổi đầu xây dựng nền phong kiến độc lập chúng ta đã thấy các vị danh tăng
Phật giáo thông hiểu Nho giáo, uyên thâm Lão giáo, và vận dụng tam giáo nhuần
nhuyễn trong cuộc sống, tu hành của mình. Các vị ấy hành trì Phật pháp, tham gia
chính sự bàn quốc kế dân sinh như một vị thạc Nho, khi xong việc lớn lại rút về núi
rừng thanh bạch ẩn tu như một Đạo sỹ. Đây là điều hiếm có đặc trưng văn hóa mà
chưa từng thấy của bất kỳ một dân tộc nào. Ngay trong thời Đinh, Lê (Tiền Lê), thời
kỳ mà theo Đào Duy Anh là thời đại Phật học độc thịnh, các nhà sư không chỉ thông
tuệ Phật pháp mà còn là những người am hiểu về Nho học.
16
Trong thời đại Lý Trần, không chỉ Phật phát triển trở thành tôn giáo chính thống
mà còn có sự phát triển của Nho học và Lão học cũng không hề bị bài xích. Tư
tưởng “tam giáo đồng nguyên” có thể được coi là biểu hiện tập trung của sự dung
hợp giữa Phật giáo và các tôn giáo khác. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì tâm
thức người Việt là sự cởi mở, đa nguyên, đa dạng có cái duy lý của Nho giáo, có
cái “tâm linh” của Phật giáo, có cái “siêu việt” của Lão – Trang và có cả cái mê tín
“thần ma” của căn tính tiểu nông”. Phật giáo thời Lý – Trần được coi như là quốc
giáo nhưng nó không độc tôn mà vẫn có mặt pha trộn với Nho giáo và Lão giáo.
Việc Phật giáo hỗn dung với Đạo giáo cũng đã diễn ra. Nhà sư La Quý An dùng
pháp thuật cao cường triệt để phá đi những yểm mạch của Cao Biền (thái thú đời

Đường thống trị nước ta) ở khắp các mạch núi sông của ta, bằng các cây tháp gọi là
Bát vạn sơn, nhằm triệt tiêu những nhân tài đất Việt. Hoặc hiện tượng các nhà sư
thời Lý dùng phép thuật bùa chú của Đạo giáo, phù thủy để được tôn thờ làm thành
thần. Hoặc việc bộ tượng của Đạo giáo: Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu được bày
thờ phổ biến trong các điện thờ Phật. Hoặc việc dựng chùa cũng viện đến thuật
phong thủy của Đạo giáo, như “xây chùa phải chọn khu đất tốt, ngày tốt, giờ tốt.
Đất tốt là nơi bên trái – trống không hoặc có sông hồ, ao ngòi bao bọc, bên phải có
núi hổ cao dày lớp lớp quay đầu chầu lại hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long
tán hoặc có hình long, phượng, quy, xà chầu bái, ấy là đất có long ngai tay hổ vậy”.
Những triết lý của Phật giáo Lý – Trần đã góp phần làm cho tư tưởng Nho giáo
Việt Nam thời kỳ này không phải là phiên bản nguyên mẫu của Nho giáo Trung
Hoa. Các nhà tu hành trí thức có ý thức quốc gia, có lòng yêu nước trong sáng, học
vấn uyên thâm cả về giáo lý đạo mình và kinh điển của đạo khác nên có một tinh
thần đại đồng, không bị hình thức sắc tướng làm mê chấp, làm cho các vị ấy đã sớm
biết đoàn kết, đứng chung dưới ngọn cờ dân tộc để phù trợ chặt chẽ cho các chính
sách, đường lối của triều đình, cả về đối nội lẫn đối ngoại. Với tinh thần khoáng đạt,
các nhà sư khi cố vấn, gián nghị các vua đều không câu chấp, lúc thì vận dụng Lão,
khi thì trưng dẫn Nho để thuyết phục. Tinh thần “tam giáo đồng nguyên còn được
thể hiện trong lời đáp của Thiền sư Viên Chiếu khi được hỏi về ý nghĩa của Phật
giáo và Thánh (Nho):
17
“Trúc tắc kim ô chiếu
Dạ lai ngọc thố minh”
(Ngày thì mặt nhật sáng soi
Đêm về vằng vặc khung trời ánh trăng)
Câu thơ là sự ngụ ý bảo tuy ứng dụng của Nho và Phật trong đời khắc nhau,
nhưng đều đem lại cho đời ánh sáng ví như ngày cần ánh sáng mặt trời, đêm cần
ánh sáng vầng trăng.
Chính vị Vua Trần Thái Tông cũng đã từng nói: “Sách Nho dạy làm điều nhân
đức, kinh Lão dạy yêu thương người và vật, Phật chủ trương hãy giữ gìn giới và

cấm sát sinh”. Chính đi theo khuynh hướng dung hòa, trung đạo, không chấp biên
kiến này mà các vua Trần đã giải quyết, điều hòa được mâu thuẫn đương thời trong
thực tiễn cũng như trong lý luận, tập hợp, đoàn kết toàn dân xung quanh nhà Trần
để đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước, tạo nên một thời đại phong kiến
anh hùng bậc nhất trong lịch sử. Với tinh thần bao dung, mềm dẻo, sáng tạo, người
Việt đã không tiếp thu các hiện tượng văn hóa ngoại sinh một cách hoàn toàn, mà
chỉ tiếp thu những yếu tố ngoại lai phục vụ cho nhu cầu tâm linh xã hội của mình
đồng thời cải biến các yếu tố đó sao cho phù hợp. Những cái khác nhau của Nho,
Phật, Đạo bổ sung cho nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội sao cho quy củ, Đạo giáo lo
thể xác con người sao cho mạnh khỏe, Phật giáo lo cho tâm linh con người cho
thoát khổ. Và trong thế đa dung, hỗn dung tư tưởng và tôn giáo đó vẫn thấy sự nổi
trội của Phật giáo cả trong đời sống học thuật và trong tư tưởng, trong đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo.
Đồng thời, trong thời Lý Trần cón có sự dung thông giữa nội bộ Phật giáo. Phật
giáo truyền vào nước ta với ba tông chính: Thiền tông, tịnh độ tông và mật tông.
Thực trạng Phật giáo thời Lý Trần cho thấy sự hỗn dung tư tưởng và tín ngưỡng
giữa các tông phái này. Trong đó xu hướng phát triển của thiền tông là nổi bật về
mặt tư tưởng triết lý nhân sinh, còn Tịnh độ tông và Mật tông thiên về lĩnh vực tôn
giáo. Người ta khó phân định đặc điểm riêng của từng tông phái. Thiền thời Lý, ta
có thể chỉ thấy được một tông phái nào nổi trội hơn vì các tông phái này tồn tại song
song và có tác động qua lại lẫn nhau. Ví như sự kiện Sư Thường Chiếu (thế hệ thứ

×