Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa Folklore và văn học viết qua trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.58 KB, 29 trang )


1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





HÀ THỊ HƯƠNG HOA






NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA FOLKLORE
VÀ VĂN HỌC VIẾT QUA TRƯỜNG HỢP THƠ Á NAM
TRẦN TUẤN KHẢI VÀ TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học













Hà Nội – 2011

2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HÀ THỊ HƯƠNG HOA




NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA FOLKLORE
VÀ VĂN HỌC VIẾT QUA TRƯỜNG HỢP THƠ Á NAM
TRẦN TUẤN KHẢI VÀ TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU







LUẬN VĂN THẠCH SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.36




Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Phạm Hùng











Hà Nội - 2011



5



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
1.Lý do chọn đề tài Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Mục đích nghiên cứu 1Error! Bookmark not defined.
4. Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu. 13
5. Cấu trúc luận văn 14
NỘI DUNG Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA FOLKLORE VÀ VĂN HỌC VIẾT 16
1.1. Thuật ngữ 16
1.1.1. Folklore 16
1.1.2. Văn học dân gian Error! Bookmark not defined.0
1.1.3. Văn học viết 2Error! Bookmark not defined.
1.2.Văn học dân gian, văn học viết: điểm khác biệt và tương đồng Error!
Bookmark not defined.4
1.3. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trong lịch sử văn
học. Error! Bookmark not defined.9
1.3.1. Quy luật chung Error! Bookmark not defined.9
1.3.2. Các phương thức biểu hiện trong mối quan hệ giữa văn học dân
gian và văn học viết 30
Tiểu kết chương I: 37
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ
CỦA Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI 39
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 39
2.1.1. Cuộc đời 39
2.1.2. Sự nghiệp văn chương 41

6



2.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của nhà thơ Á Nam Trần
Tuấn Khải 44
2.2.1. Nội dung tư tưởng 44
2.2.2. Nghệ thuật 53
2.2.2.1. Ngôn ngữ thơ 53
2.2.2.2. Thể loại thơ 56
Tiểu kết chương 2: 65
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ
CỦA TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU 66
3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 66
3.1.1. Cuộc đời 66
3.1.2. Sự nghiệp sáng tác 67
3.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của nhà thơ Tản Đà 69
3.2.1. Nội dung tư tưởng 69
3.2.2. Nghệ thuật 79
3.2.2.1. Ngôn ngữ thơ 79
3.2.2.2. Thể loại thơ 84
Tiểu kết chương 3: 96
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100








MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong sự hình thành và phát triển nền văn học của một dân
tộc, văn hóa dân gian đóng vai trò rất quan trọng. Folklore hay còn
gọi là văn hóa dân gian có mối quan hệ chặt chẽ với văn học viết.
Mối quan hệ này là một quá trình thực tế và liên tục.
Tìm hiểu mối quan hệ này, các nhà nghiên cứu quan tâm đến
ba vấn đề chính: mối quan hệ giữa folklore và văn học dân gian; mối
quan hệ giữa folklore và văn học viết và mối quan hệ giữa văn học
dân gian và văn học viết.
Folklore có vai trò và ảnh hưởng to lớn trong sự hình thành thể
loại văn học dân gian. Và ngược lại, văn học dân gian tái hiện lại
được toàn bộ nền văn hóa vật chất và tinh thần của quần chúng nhân
dân lao động. Hơn nữa, sự phát triển như vũ bão của văn học dân
gian đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của văn học viết.
Văn học viết ra đời khi văn học dân gian đã và đang trên con
đường phát triển rực rỡ. Nền văn học này không tách rời với văn học
dân gian nói riêng và văn hóa dân gian – folklore nói chung. Folklore
và văn học viết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, mối
quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là biểu hiện đầu tiên
và cụ thể nhất. Có thể khẳng định hai hệ thống nghệ thuật này luôn
có sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
Trong khoa nghiên cứu ngữ văn và khoa nghiên cứu Folkore ở
Việt Nam, vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và
văn học viết đã được đặt ra với những gợi mở bước đầu cho những
nghiên cứu đồng bộ và chuyên sâu. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên


cứu, người ta quen và thường chú trọng đi tìm những dấu vết vật
chất, tức những dấu hiệu tồn tại dưới hình thức ngôn ngữ của văn
học dân gian trong các tác phẩm văn học mà chưa đi vào tìm hiểu

một cách bao quát, toàn diện để chỉ ra một cách có hệ thống ảnh
hưởng đa dạng của văn học dân gian trong tác phẩm nghệ thuật của
văn học viết.
Chính vì vậy, luận văn của chúng tôi hướng tới nghiên cứu
mối quan hệ giữa folklore và văn học viết, trong đó tập trung vào
nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, cụ
thể nghiên cứu trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản
Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Để từ đó tìm ra mối quan hệ đa dạng và
phong phú của hai phương thức nghệ thuật này.
Tản Đà là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu, giới thiệu về thơ Tản Đà. Song, có thể nói từ trước
tới nay hầu như ít có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu thơ Tản
Đà như một hệ thống nghệ thuật trong mối tương quan với văn học
dân gian nói riêng và văn hóa dân gian nói chung. Nghiên cứu về nhà
thơ Tản Đà, phần lớn các nhà nghiên cứu quan tâm đến Tản Đà –
kiểu nhà thơ giao thời, chú ý đến Tản Đà với những cái mới lạ không
ai có mà quên mất rằng chính những nét dân gian trong thơ ông mới
tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Cũng như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Á Nam Trần Tuấn Khải
là chiếc cầu nối giữa thế hệ các nhà thơ cũ đang tàn lụi và các nhà
thơ mới trong bước đầu khởi sắc. Cả hai đều là những nhà thơ có tinh
thần dân tộc, đưa thơ về với các thể tài ca dao, dân ca và các thể tài
dân tộc,
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài cho luận văn Thạc sĩ
của mình: Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết

qua trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn
Khắc Hiếu
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, vấn đề ảnh hưởng qua lại giữa folkore và văn

học là đối tượng nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà khoa học và đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Người ta tiến hành nghiên cứu tiến
trình phát triển nền văn học của một dân tộc trong mối tương quan
với sáng tác dân gian; sự ảnh hưởng qua lại của văn học viết và
folkore trong từng giai đoạn, từng thời kỳ; tìm hiểu vai trò của sáng
tác dân gian trong một số tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ… Nhiều
công trình nghiên cứu của các nhà folkore và ngữ văn Nga cũng như
ở các nước thuộc Liên Xô (cũ) đã ra đời và được đánh giá cao trong
giới khoa học quốc tế.
Trong khoa nghiên cứu ngữ văn và khoa nghiên cứu folklore
Việt Nam, vấn đề này đã được đặt ra nhưng chỉ mới là những gợi mở
bước đầu mà chưa được tiến hành một cách đồng bộ và chuyên sâu.
Một số bài viết trên Tạp chí Văn học và trên các tạp chí chuyên
ngành khác, một số chương trong các giáo trình ở bậc đại học và một
vài chuyên luận… ít nhiều đã đề cập đến từng khía cạnh của vấn đề
này, nhưng phần lớn các công trình còn giới hạn ở những phạm vi
nhất định.
Ở châu Âu, sự phong phú và đa dạng trong việc khai thác chất
liệu folklore trong sáng tác văn học bắt đầu từ thế kỷ XV - XVI.
Nhiều vấn đề được đặt ra và thật sự gây một sự chú ý đối với các nhà
văn trong việc tiếp thu kinh nghiệm nghệ thuật dân gian truyền thống
vào sáng tạo văn học.
Ở Liên Xô, vấn đề mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
học viết chiếm một vị trí quan trọng trong khoa nghiên cứu văn học.

Công việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hệ thống thẩm mỹ này
được tiến hành từ thế kỷ trước. Phải nói rằng trong thời kỳ Xô Viết,
nhiều công trình nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn về những
vấn đề lý luận, phương pháp luận và phương pháp cụ thể. Ví dụ như
các công trình của B.M. Aaykhenbaum, V.V. Vinagrađốp, N.P.

Anđrêép, L.I. Êmêlianốp…
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân
gian và văn học viết được tiến hành tương đối muộn so với ở Nga và
một số nước khác trên thế giới. Chúng ta có thể kể đến công trình
nghiên cứu của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn,
Đỗ Bình Trị, Cao Huy Đỉnh, Lê Chí Quế…
3. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa fofklore và văn học
viết; nghiên cứu ảnh hưởng của văn học dân gian, thơ ca dân gian đối
với thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, luận
văn hướng tới việc xác định rõ vai trò của văn học dân gian nói
chung, thơ ca dân gian nói riêng đối với sáng tác của các tác phẩm
văn học thành văn. Mặt khác, có thể làm nổi bật tài năng nghệ thuật
của hai nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam: Á Nam và Tản Đà.
4. Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phạm vi đề tài
Tiêu điểm của đề tài là trên cơ sở lý luận chung của mối quan
hệ giữa hai hệ thống thẩm mỹ văn học dân gian và văn học viết, áp
dụng nghiên cứu trường hợp của hai nhà thơ nổi tiếng, đó là Á Nam
Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
Hơn nữa, với những hạn chế về mặt thời gian và cấu trúc luận
văn, chúng tôi xin giới hạn chỉ nghiên cứu tác động của văn học dân

gian tới thơ của hai nhà thơ này mà chưa nghiên cứu chiều hướng
ngược lại.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: Phương pháp
nghiên cứu văn học sử, Phương pháp nghiên cứu loại hình học. Bên
cạnh đó chúng tôi cũng sử dụng các thao tác khảo sát, so sánh, đối

chiếu với các tài liệu liên quan.
Tài liệu chúng tôi dùng để khảo sát gồm: Thơ văn Á Nam Trần
Tuấn Khải; Tản Đà toàn tập (5 tập); Tục ngữ, ca dao dân ca Việt
Nam và nhiều tài liệu liên quan.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có cấu trúc ba
phần như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quan hệ giữa
folklore và văn học viết
Chương 2: Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của Á
Nam Trần Tuấn Khải
Chương 3: Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của Tản
Đà Nguyễn Khắc Hiếu
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa văn
học dân gian và văn học viết trên thế giới và ở Việt Nam làm cơ sở
cho các nghiên cứu cụ thể.
- Nghiên cứu những ảnh hưởng của văn học dân gian, mà cụ
thể là thơ ca dân gian, đối với sáng tác của hai nhà thơ Á Nam Trần
Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.

- Khẳng định vai trò của văn học dân gian đối với quá trình
tiếp nhận và sáng tạo văn học của văn học viết như một quy luật có
tính tất yếu khách quan.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA FOLKLORE VÀ VĂN HỌC VIẾT
1.1. Thuật ngữ
1.1.1. Folklore

Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông
William Thoms sử dụng đầu tiên vào năm 1846 với ý nghĩa là những
di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hóa
tinh thần như phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, những bài dân ca,
những câu chuyện kể của cộng đồng.
Nghiên cứu về folklore các nhà nghiên cứu trên thế giới có
nhiều quan niệm khác nhau. Ở Việt Nam đáng chú ý là quan niệm
của Đinh Gia Khánh: folklore (văn hoá dân gian) bao gồm toàn bộ
văn hóa tinh thần của nhân dân được tiếp cận dưới giác độ thẩm mĩ.
1.1.2. Văn học dân gian
Ở Việt Nam, văn học dân gian còn được gọi là văn chương
bình dân (hoặc văn học bình dân, văn chương hoặc văn học đại
chúng), văn chương truyền khẩu (hoặc văn học truyền khẩu, văn
chương hoặc văn học truyền miệng), văn nghệ dân gian, sáng tác
dân gian, v.v…
Khái niệm văn học dân gian mà các nhà nghiên cứu hiện nay
sử dụng khác với khái niệm văn hóa dân gian, cũng khác với khái
niệm văn nghệ dân gian.
Theo các nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên,
Võ Quang Nhơn: “Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền

miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thủy,
trải qua các thời kỳ phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai
cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay”
Văn học dân gian có các đặc trưng cơ bản sau: Tính nguyên
hợp, tính tập thể, gắn liền với sinh hoạt của nhân dân.
1.1.3. Văn học viết
Nền văn học viết Việt Nam bắt đầu bằng văn học chữ Hán, đến
văn học được viết bằng chữ Nôm và sau đó là văn học viết bằng chữ
quốc ngữ.

Trải qua một quá trình lâu dài hình thành và phát triển, văn học
viết Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định và vẫn đang
tiếp tục dòng chảy của mình để có thể hội nhập vào nền văn học
chung của thế giới.
1.2. Văn học dân gian, văn học viết: điểm khác biệt và
tương đồng
Với tư cách là hai hình thái lịch sử của nghệ thuật ngôn từ, hai
hệ thống thẩm mĩ, văn học dân gian và văn học viết phân biệt với
nhau bởi nhiều phương diện.
Thứ nhất, có thể xét trên bình diện ngôn ngữ, văn học dân gian
và văn học viết sử dụng hai thứ ngôn ngữ riêng biệt.
Thứ hai, về phương diện cơ sở xã hội và nội dung tư tưởng
thẩm mỹ chúng ta thấy hai hình thái nghệ thuật này có sự khác nhau
về việc phản ánh nghệ thuật.
Thứ ba, là sự khác biệt về thi pháp. Sự khác biệt này thể hiện
trên các mặt sau:
- Sự khác nhau về chủ thể sáng tạo: Thi pháp văn học viết là
tác phẩm được sáng tác ra bởi cá nhân nhà văn còn thi pháp văn học

dân gian là thi pháp của những văn bản được sáng tạo ra bởi tác giả -
tập thể.
- Sự khác nhau về nguyên tắc phản ánh: thi pháp văn học dân
gian là sự sáng tạo bằng tái tạo truyền thống còn thi pháp văn học
viết chú trọng vào sự sáng tạo của cá nhân.
- Sự khác nhau trong quy luật sáng tạo: văn học viết sáng tạo
theo nguyên tắc lựa chọn, điển hình hóa còn sáng tác dân gian
thường nghiêng về khái quát hóa.
Bên cạnh sự khác biệt nêu trên, chúng ta còn nhận thấy nhiều
sự tương đồng giữa hai loại hình nghệ thuật này. Văn học dân gian
và văn học viết đều là những tác phẩm thể hiện sâu sắc tinh thần, ý

thức dân tộc, lòng yêu nước trực tiếp hoặc gián tiếp qua từng chi tiết,
hình ảnh.
Tóm lại, văn học dân gian và văn học viết vừa có điểm tương
đồng vừa có điểm dị biệt. Đó là hai loại hình nghệ thuật, hai hệ thống
thẩm mỹ độc lập có tác động qua lại lẫn nhau.
1.3. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
trong lịch sử văn học.
1.3.1. Quy luật chung
Từ xa xưa, không ai là không thể phủ nhận vai trò của nền văn
học dân gian, nó có vai trò to lớn đối với văn học viết. Mối quan hệ
giữa văn học dân gian và văn học viết có tính chất nhiều giai đoạn,
tính chất nhiều mặt. Do vậy, khó có thể tìm ra một quy luật tổng
quát, vừa bao trùm được nhiều phương diện. Vừa phản ánh được tính
lịch sử của mối quan hệ đó. Theo Lê Kinh Khiên, có thể nêu lên quy
luật của mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trên các
mặt sau:




Trên bình diện nội dung ý thức hệ:
- Dưới chế độ xã hội cũ, mối quan hệ giữa văn học dân gian –
văn học viết nằm trong quy luật chung về mối liên hệ tác động qua
lại giữa “hai nền văn hóa trong mỗi nền văn hóa dân tộc”
- Trong thời kỳ nhân dân lao động đã làm chủ xã hội, mối
quan hệ giữa văn học viết hiện đại – văn học cách mạng, văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa với bộ phận văn học dân gian cổ truyền
nằm trong quy luật của mối quan hệ kế thừa và cách tân, kế thừa có
chọn lọc, có phê phán và có sáng tạo vốn văn học dân gian.
Trên bình diện sáng tạo nghệ thuật, quy luật của mối quan hệ

văn học dân gian – văn học viết là quy luật về quá trình xâm nhập,
chuyển hóa, đồng hóa những kinh nghiệm, những vốn liếng nghệ
thuật của tập thể thành những sáng tạo của cá nhân, và ngược lại.
Quy luật chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học
viết trong những giai đoan khác nhau của lịch sử, tùy theo trình độ
phát triển của văn hóa dân tộc, tùy theo chất liệu ngôn ngữ được sử
dụng sẽ có những biểu hiện đặc thù. Đặc biệt ở các thể loại khác
nhau, trong các tác phẩm của các nhà văn thuộc các khuynh hướng
nghệ thuật khác nhau lại có những quy luật riêng.
1.3.2. Các phương thức biểu hiện trong mối quan hệ giữa
văn học dân gian và văn học viết
Chúng ta nhận thấy, mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
học viết được thể hiện trên nhiều mặt.
Trước hết là vấn đề mối quan hệ về nội dung tư tưởng giữa
hai loại hình nghệ thuật văn học dân gian và văn học viết:

Văn học dân gian là kho trí tuệ quý báu của nhân dân lao
động, đem lại cho văn học viết sự lựa chọn đề tài. Các tác giả có thể
lấy văn học dân gian làm ngữ liệu cho những tác phẩm của mình.
Nhiều tích truyện, nhân vật trong truyện cổ dân gian được các
nhà thơ hiện đại lấy làm đề tài sáng tác và từ đó rút ra cho chúng ta
được nhiều bài học đáng quý.
Văn học dân gian còn tạo cảm hứng sáng tác cho các tác giả văn
học viết và hướng họ tới những tư tưởng thẩm mỹ của cái đẹp dân
dã, bình dị của quần chúng lao động. Văn học viết cũng học tập văn
học dân gian ở việc xây dựng các hình tượng.
Thứ hai, trên bình diện hình thức nghệ thuật:
Nhiều thể loại, thể thơ của văn học viết được xây dựng và phát
triển dựa trên sự kế thừa các thể loại, thể thơ của văn học dân gian.
Văn học viết còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian

về mặt ngôn ngữ, giọng điệu và các biện pháp tu từ. Các tác giả của
nền văn chương bác học đã lấy những thành ngữ, tục ngữ, những lời
ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân làm phong phú cho
các tác phẩm của mình.
Ngược lại, các tác giả dân gian đã sử dụng văn liệu, thi liệu của
văn học viết để làm cho đời sống tinh thần của họ ngày càng trở nên
phong phú hơn, sinh động hơn. Hơn nữa, họ cũng học tập được nhiều
điều bổ ích từ sáng tác của các nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp. Họ
đã khai thác không ít điển cố, điển tích, từ ngữ, hình ảnh… trong văn
học viết để đưa vào các bài vè, câu hát… của họ.
Tóm lại, sự ảnh hưởng giữa hai nền văn học, nghệ thuật là diễn
ra theo hai chiều, trên nhiều phương diện, theo nhiều cấp độ khác
nhau. Cũng như nhiều tác phẩm văn học khác, văn học dân gian cũng
ảnh hưởng đến thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ Tản Đà Nguyễn

Khắc Hiếu trên nhiều bình diện, và có nhiều phương thức thể hiện
khác nhau

Tiểu kết chương I:
Văn học dân gian và văn học viết là hai loại hình nghệ thuật
khác nhau nhưng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Mối quan hệ
này nằm trong những quy luật nhất định.
Sự tác động của văn học dân gian tới những tác giả của văn
học viết là khác nhau. Riêng đối với Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản
Đà Nguyễn Khắc Hiếu, sự ảnh hưởng này diễn ra vô cùng mạnh mẽ,
ở nhiều phương diện.

CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
TRONG THƠ CỦA Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI

2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
2.1.1. Cuộc đời
Trần Tuấn Khải sinh ngày 04 – 11 – 1895 tại làng Quan Xán,
huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định trong một gia đình nhà Nho yên
nước.
Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học vào những năm đầu
thập niên mười.
Từ năm 1920, Trần Tuấn Khải tham gia làng báo Hà Nội.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông đưa gia đình lên tản cư ở
Sơn Tây. Năm 1948, ông về lại Hà Nội đi dạy học
Năm 1954, Trần Tuấn Khải vào Nam tiếp tục làm báo, dịch
thuật và làm thủ thư tại Thư viện Quốc gia Sài Gòn

Từ năm 1975, ông tham gia làm cố vấn Hội Văn nghệ thành
phố Hồ Chí Minh và đến ngày 07 – 03 – 1983 thì qua đời hưởng thọ
88 tuổi.

2.1.2. Sự nghiệp văn chương
Sự nghiệp văn chương của Á Nam Trần Tuấn Khải có thể
chia thành 4 giai đoạn:
- Từ năm 1920 đến 1930 Á Nam lần lượt cho xuất bản gần
mười quyển sách: Duyên nợ phù sinh; Gương bể dâu; Giai anh hùng,
gái thuyền quên…
- Giai đoạn 1930 – 1945, Á Nam Trần Tuấn Khải ít làm thơ
hơn trước do bị kiểm soát gắt gao. Những sách xuất bản trong giai
đoạn này là: Chơi xuân Nhâm thân; Thạch đầu hồn; Kiếm châu
duyên…
- Sau 1945, Trần Tuấn Khải không còn có những tác phẩm
gây được dư luận rộng rãi như trước nữa. Giai đoạn này, ông đã và tự
mình dịch nhiều tác phẩm Hán văn.

- Năm 1875, Trần Tuấn Khải viết bài thơ Mừng anh khóa về
để tỏ lòng mừng vui trước niềm vui chung của đất nước.
Gần một thế kỷ sống và viết, Á Nam Trần Tuấn Khải đã để
lại một sự nghiệp trước tác không nhỏ: khoảng 30 tác phẩm gồm
nhiều thể loại từ thơ ca, văn xuôi, đến nghiên cứu, dịch thuật. Trong
kho tàng đó, nét đặc sắc làm nên thành công của ông là những đóng
góp về mặt thơ ca.
2.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của nhà
thơ Á Nam Trần Tuấn Khải

2.2.1. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong nội dung tư
tưởng
Thơ Trần Tuấn Khải thường nói nhiều đến cha con, nghĩa vợ
chồng, tình làng nghĩa nước, nghĩa đồng chủng, đồng bào, lòng thủy
chung, nhân ái… Thơ ông đậm chất dân gian. Điều này thể hiện rõ ở
mảng đề tài, chủ đề mà thi nhân lựa chọn cho những tác phẩm của
mình.
Trước hết, phải kể đến những bài thơ có tiêu đề, đề tài gắn
với cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người bình dân: Ở nhà quê,
Khóc cái quạt, Cái quạt giấy…
Có thể nói, đề tài, nhân vật, cảnh vật trong các tập thơ của
nhà thơ Á Nam là những gì rất gần gũi với cuộc sống thôn dã. Mảng
đề tài này xuất hiện nhiều trong thơ ca dân gian, trở nên quen thuộc,
gần gũi và gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần của người dân lao
động
Thứ hai, theo khảo sát chúng tôi Á Nam Trần Tuấn Khải rất
quan tâm, chú ý đến đề tài về người phụ nữ - một mảng đề tài xuất
hiện nhiều và quen thuộc trong ca dao, tục ngữ:
Dưới chế độ cũ, người phụ nữ lao động là nạn nhân của
nhiều tầng lớp áp bức và là hạng người đau khổ nhất. Vì thế trong ca

dao, dân ca tiếng hát của người phụ nữ trước hết là tiếng hát than thở
về thân phận đau khổ, bất hạnh của mình.
Thi sĩ Á Nam cũng viết về tâm trạng, nỗi đau của người phụ
nữ với những nỗi niềm tâm sự thiết tha. Tiêu biểu là những bài thơ:
Mong anh khóa, Gửi thư cho anh khóa, Tiễn chân anh khóa xuống
tàu…

Những bài thơ của Trần Tuấn Khải ở mảng đề tài viết về
người phụ nữ được xem là những bài thơ thành công và được truyền
tụng sâu rộng trong khắp dân gian. Sở dĩ như vậy vì ông đã học tập
được cái hồn của ca dao, dân ca; học tập được cái tình thương bao la,
chan chứa; học tập được cái nhìn đầy nhân đạo và bao dung đối với
thân phận nhỏ bé, hèn mọn của người phụ nữ để sáng tác nên những
vần thơ lay động lòng người.
Thứ ba, chúng ta thấy thơ ông chan chứa một niềm yêu nước
tha thiết, chân thành. Nguồn thi hứng của ông thường là cái cảm tình
đối với non sông đất nước nên ông thường mượn đề mục ở lịch sử,
các nhân vật và sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc Việt Nam để
làm nên hệ thống chủ đề, đề tài trong thơ của mình. Có thể nói đây là
mảng đề tài quan trọng trong văn học dân gian, đặc biệt là truyền
thuyết
Lấy lịch sử làm nguồn cảm hứng, chúng ta bắt gặp ở các bài
thơ: Chơi thành Cổ Loa, Chơi thuyền hồ Gươm, Lắm giang khúc…
Á Nam Trần Tuấn Khải còn đặc biệt say mê, yêu mến phong
cảnh của quê hương Việt Nam. Cảnh vật, danh lam thắng cảnh của
quê hương, đất nước còn được thi sĩ miêu tả trong một loạt những bài
thơ: Chơi núi Sài Sơn, Vào chùa Hương, Cùng bạn chơi vịnh Hạ
Long…
Á Nam đã tiếp nối truyền thống của thơ ca dân gian để đưa
vào thơ ca những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp về non sông đất

nước.
Hệ thống chủ đề, đề tài và hình tượng nghệ thuật trong thơ
ca Á Nam Trần Tuấn Khải hết sức đa dạng và phong phú. Thơ ông
đã khắc họa được những nét đẹp vốn có trong dòng thơ ca dân gian,

tái hiện lại cuộc sống của dân tộc Việt Nam với những hình ảnh của
cuộc sống lao động giản dị, gần gủi; với những hình ảnh, sự kiện,
con người hào hùng của lịch sử; với những danh lam thắng cảnh trữ
tình, thiết tha của non sông đất nước… Thơ Á Nam Trần Tuấn Khải
vì vậy mà đậm hồn dân gian và đậm đà bản sắc dân tộc.


Ảnh hưởng của văn học dân gian trong nghệ thuật
2.2.2.1. Ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải là ngôn ngữ của
ca dao, dân ca; là ngôn ngữ của những câu ca, điệu múa truyền thống
của dân gian, dân tộc
Thơ của ông là những bài thơ ít đẽo ngọt, tự nhiên, gần gũi với
đời sống của người bình dân, người dân lao động.
Thơ Á Nam sử dụng ngôn ngữ nói, giản dị, tự nhiên của quần
chúng. Nhà thơ, sử dụng tài tình các mô típ, công thức của ca dao,
tục ngữ, thành ngữ Việt Nam: Cố đấm ăn xôi; Xanh như lá, bạc như
vôi…
2.2.2.2. Thể loại thơ
Trong buổi giao thời mưa Âu gió Mỹ, văn học có hai hướng
chuyển mình lớn. Hướng thứ nhất là cách tân theo những trào lưu
mới, những hình thức mới của Tây phương, và hướng thứ hai dựa
vào truyền thống cách tân để sáng tạo. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và
Á Nam Trần Tuấn Khải là hai nhà văn tiêu biểu cho trào lưu văn học
thứ hai.

Thơ Á Nam phong phú về đề tài, về chất liệu, về thể thơ.
Riêng về thể thơ, ông sử dụng tài tình các thể thơ đường luật, lục bát
chính thể và biến thể, các thể ca lý dân gian, thể thơ tự do, phong
dao…
Phong thi của Á Nam là những bài thơ mà nhiều người nhầm
tưởng đó là ca dao. Có thể nói đây là thể loại đánh dấu sự cống hiến
đặc sắc của thi nhân đối với kho tàng thi ca của dân tộc Việt. Phong
dao của ông có rất nhiều bài đã được “vô danh hóa”, nhập vào kho
tàng ca dao truyền thống của dân tộc.

Bên cạnh phong dao, Trần Tuấn Khải cũng rất thành công
trong việc sáng tác các điệu hát. Đây là một trong những thể loại in
dấu ấn cá nhân rõ nét của nhà thơ, đặc biệt thể hiện rõ sự giao thoa
giữa nền văn hóa dân gian của dân tộc và văn học thành văn.
Thi sĩ Á Nam sáng tác khá nhiều từ khúc, hát xẩm, hát nói, hát
ả đào cùng các điệu ca lý mới…Trong cả ba tập thơ của ông những
bài hát đều chiến một phần lớn. Có thể khẳng định thành công nhất
của Á Nam là những bài hát theo lối dân gian.
Đặc sắc của thể loại thơ Á Nam là những “câu hát vặt”. Tiêu
biểu như: Tiễn chân anh khóa xuống tàu, Gánh nước đêm, Mong anh
khóa, Gửi thư cho anh khóa…
Có thể thấy những “câu hát vặt” của Á Nam chịu ảnh hưởng
sâu sắc của dân nhạc, nhạc điệu của những câu thơ này là nhạc điệu
của những điệu hát dân gian truyền thống đầy da diết, ân tình của
người dân lao động Việt Nam.
Bên cạnh những “câu hát vặt” đặc sắc, nhà thơ Á Nam còn thể
hiện sự ảnh hưởng sâu rộng của các điệu hát dân gian – dân nhạc ở
những điệu “ca lý mới”: Hành vân, Nam ai, Nam bằng, Cổ bản, Tứ
đại cảnh… Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và Á Nam Trần Tuấn Khải đã
vận dụng tài tình những lời ca Huế trong sáng tác của mình.

Nhắc đến Á Nam Trần Tuấn Khải, không thể không nhắc đến
thể loại hát ả đào – ca trù. Trần Tuấn Khải sáng tác không nhiều bài
thơ theo thể loại này. Cũng là một điệu nhạc của dân gian truyền
thống, nhưng ở Á Nam thể loại này không thành công bằng các “câu
hát vặt”, và không đặc sắc bằng những điệu hát của Tản Đà. Nhưng
với loại hình biểu diễn nghệ thuật pha trộn giữa âm nhạc và thi ca
này Á Nam cũng đã thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc của các bộ môn

nghệ thuật dân gian dân tộc Kinh nói riêng và văn hóa dân gian của
dân tộc nói chung.
Tiểu kết chương 2:
Chương 2 tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của thơ ca dân gian
nói riêng, văn học dân gian nói chung tới thơ ca Á Nam Trần Tuấn
Khải.
Khảo sát thơ Á Nam Trần Tuấn Khải, chúng ta thấy một mặt
thơ ông chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian, văn học dân gian và
thậm chí là văn hóa dân gian. Mặt khác thơ ông cũng ảnh hưởng, tác
động trở lại đối với nền văn học dân gian. Sự tác động ngược lại này
đã khẳng định được tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà thơ.
CHƯƠNG 3
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
TRONG THƠ CỦA TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU
3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
3.1.1. Cuộc đời
Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 8 tháng 5
năm 1889 ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây.
Nguyễn Khắc Hiếu sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi
khoa bảng đời Lê. Thân mẫu là người có ảnh hưởng sâu sắc và vai
trò to lớn trong sự nghiệp văn chương của Tản Đà. Nhờ có bà,
Nguyễn Khắc Hiếu thông thạo cả tuồng chèo và dân ca.

Từ nhỏ, Tản Đà đã theo cha và anh sống nơi họ làm quan ở
Nam Định, Sơn Tây, Vĩnh Yên. Tản Đà từng theo học chữ Nho. Ông
cũng là người học trò đầu tiên của trường Quy thức. Đi thi nhiều lần
nhưng không đỗ đạt.
Tản Đà là một nhà Nho sống ở nông thôn, sau đó rời nông thôn
ra thành thị viết văn, làm báo. Ông là một trong những nhà Nho đầu

tiên trở thành một nhà văn chuyên nghiệp, xem việc sáng tác là một
nghề để kiếm sống.
Tản Đà thuộc về một gia đình dòng dõi trâm anh, nhưng cuộc
đời lại phát triển không xuôi chiều như các cậu ấm con quan khác.
Trong suốt cuộc đời mình ông di chuyển rất nhiều. Vì vậy, ông có
vốn hiểu biết rộng lớn về các nền văn hóa Bắc, Trung, Nam. Chính
sự hiểu biết ấy đã giúp ích rất nhiều cho ông trong quá trình sáng tác,
đặc biệt vì vậy mà thơ ông thấm đẫm chất dân gian, tinh thần dân
tộc.
Tản Đà mất ngày 7 tháng 6 năm 1939 ở Ngã Tư Sở trong cảnh
nghèo nàn, túng thiếu.
3.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Tản Đà bắt đầu viết văn từ năm 1913, đến năm 1915 ông bắt
đầu công bố tác phẩm trên Đông Dương tạp chí.
Từ năm 1916 đến năm 1933 Tản Đà thường xuyên cho xuất
bản các sáng tác của mình. Tiêu biểu là các tập thơ: Khối tình con I;
Khối tình con II; Giấc mộng lớn… Thơ của ông giai đoạn này đạt
được nhiều thành công rực rỡ.
Giai đoạn cuối đời Tản Đà không viết được bao nhiêu và
không được độc giả chú ý nhiều như trước.
Thơ là lĩnh vực quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của
Tản Đà. Ông được coi là một thi sĩ, hơn hết các nghề khác. Tản Đà
thông thạo văn thơ, phú lục và văn chương chữ Hán. Cũng như

những nhà Nho phong nhã lớp trước, ông thông thạo ca trù, thơ song
thất và lục bát. Đặc biệt, Tản Đà nắm vững các làn điệu dân ca của
nhiều vùng miền khác nhau, am hiểu các thể loại nghệ thuật dân gian
một cách sâu sắc.


3.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của nhà
thơ Tản Đà
3.2.1. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong nội dung tư
tưởng
Từ một nhà thơ giao thời Tản Đà đã tìm đến thơ ca dân gian
như tìm về với suối nguồn trong mát của quê hương. Từ đó, ông tạo
cho thơ mình tiếng nói tự nhiên, tự do, phóng khoáng, bộc bạch chân
thực tâm tư của mình. Nền văn hóa dân gian của quần chúng nhân
dân lao động ăn sâu và tiềm thức, tâm khảm của Tản Đà. Ông đã
sáng tác nên những áng thơ đậm đà tính dân gian trong nghệ thuật,
đậm đà tính dân tộc và tính nhân dân trong nội dung. Người ta không
chỉ tìm thấy sự ảnh hưởng đơn lẻ, nhỏ lẻ của các tác phẩm dân gian
trong sáng tác của Tản Đà, mà ảnh hưởng đó chạy suốt quá trình
sáng tác của ông. sự ảnh hưởng ấy không chỉ thể hiện ở những câu,
những chữ, những mô típ… mà sâu xa hơn nữa, chúng ta thấy tính
chất dân gian ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm của tác giả, ăn sâu vào
mạch nguồn cảm xúc của tác phẩm.
Hệ thống chủ đề, đề tài mà nhà thơ Tản Đà lựa chọn đa dạng,
phong phú, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động và đây
cũng chính là những nội dung thuộc kiểu nhà thơ dân gian đã sử
dụng.
Thứ nhất, thơ Tản Đà thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân
tộc một cách sâu sắc. Ông thường sử dụng hình tượng nhân vật, chủ
đề, đề tài từ trong các truyền thuyết lịch sử để xây dựng nên các tứ

thơ đặc sắc.
Văn học dân gian ở đây đã cung cấp cho thơ ca của Tản Đà nói
riêng, của văn học viết nói chung cảm hứng về tình yêu quê hương

đất nước, mang lại các hình tượng nghệ thuật để họ thể hiện trong tác
phẩm của mình.
Thứ hai, thơ Tản Đà sử dụng những chất liệu, thi liệu của các
tác phẩm dân gian một cách nhuần nhuyễn, và rất thành công. Đó là
đề tài về thằng cuội, chị Hằng Nga, con cò, hát ru, ông Công, trăng,
con hạc…
Thứ ba, trong phong cách của Tản Đà, ai cũng dễ dàng nhận
thấy hương vị đất nước đậm đà. Sở dĩ như vậy vì thi nhân sử dụng
những đề tài vốn gắn bó mật thiệt với các bộ môn nghệ thuật dân
gian của quần chúng nhân dân lao động. Nó hiện lên từ cảnh, từ vật,
từ người mà Tản Đà mô tả.
Thứ tư, phải kể đến mảng thơ ca thể hiện những tâm sự u uất,
nỗi niềm lo lắng của thi nhân trước cuộc đời. Những bài thơ thuộc đề
tài này có thể được coi như những áng thơ ca dân gian nhằm bộc lộ
tâm tư, tình cảm của người dân lao động một cách chân thực, sinh
động. Tản Đà cũng như các tác giả dân gian, không hề cầu kỳ, không
hề dấu diếm, luôn bộc lộ nỗi lòng của mình đầy chân thành, ngay
thẳng. Chúng ta có thể bắt gặp mảng đề tài này ở các bài thơ: Đời
lắm việc, Đời đáng chán, Đêm đông hoài cảm, Đêm tối, Đêm thu
3.2.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong nghệ thuật
3.2.2.1. Ngôn ngữ thơ
Thơ Tản Đà là một sự kết hợp hết sức tài tình nhuần nhuyễn
giữa ngôn ngữ thơ ca truyền thống với ngôn ngữ hiện đại, học tập
vận dụng ngôn ngữ thơ ca cổ điển, thơ ca dân gian và sáng tạo ngôn
ngữ mới với việc tổ chức lời thơ để tạo nên một giọng điệu mới mẻ.
Trước hết, ta thấy Tản Đà vận dụng thành công ngôn ngữ điệu

nói của ca dao, dân ca vào trong sáng tác của mình

×