Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.96 MB, 191 trang )

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN






BI VĂN TUN




ĐÔ THỊ HÓA VÀ NHỮNG VN ĐỀ
KINH TẾ-XÃ HỘI VNG VEN ĐÔ HÀ NỘI HIỆN NAY
[Trƣờ ng hợ p nghiên cƣ́ u xã Mễ Trì , huyệ n Tƣ̀ Liêm, H Ni]

CHUYÊN NGÀ NH: VIỆ T NAM HỌ C
MÃ SỐ: 60 31 60




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI - 2011
1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN





BI VĂN TUN




ĐÔ THỊ HÓA VÀ NHỮNG VN ĐỀ
KINH TẾ - XÃ HỘI VNG VEN ĐÔ HÀ NỘI HIỆN NAY
[Trƣờ ng hợ p nghiên cƣ́ u xã Mễ Trì , huyệ n Tƣ̀ Liêm, H Ni]

CHUYÊN NGÀ NH: VIỆ T NAM HỌ C
MÃ SỐ: 60 31 60





HƢỚ NG DẪ N KHOA HỌ C
GS.TS NGUYỄ N QUANG NGỌ C







HÀ NỘI - 2011
vi

MỤC LỤC


MỞ ĐẦ U

1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………
1
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu ca luận văn……………………………
3
3. Đối tượng và phạm vi khu vực nghiên cứu……………………………………
3
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………
4
5. Khung lý thuyế t nghiên cứ u…………………………………………
6
6. Đóng góp ca luận văn …………………………………………
6
7. Cấu trúc ca luận văn…………………………………………
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN

VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ HÓA
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG VEN ĐÔ
7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu…………………………………………
7
1.1.1. Nghiên cứu đô thị hóa trên thế giới…………………………………………
7
1.1.2. Nghiên cứu đô thị hoá ở Việt Nam ……………………………………
12
1.2. Cơ sở lý thuyết ca luận văn…………………………………………
20
1.2.1. Các hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu. …………………………………
20
1.2.1.1. Tiếp cận nghiên cứ u đô thị hóa theo quan điểm lịch sử…………………….
20
1.2.1.2. Tiếp cận nghiên cứu đô thị hóa từ góc nhìn văn hóa……………………
20
1.2.1.3. Đô thị hóa từ cách tiếp cận nhân học và địa lý……………………………
21
1.2.1.4. Tiế p cậ n nghiên cứu đô thị hóa theo quan điểm x hi học…………………
21
1.2.1.5. Tiế p cậ n kinh tế học………………………………………………………
21
1.2.2. Một số lý thuyết nghiên cứu
22
1.3. Các khái niệm công cụ nghiên cứu…………………………………………….
23
1.3.1. Đô thị…………………………………………
23
1.3.2. Vùng ven đô…………………………………

24
1.3.3. Đô thị hóa …………………………………
26
1.3.4. Đô thị hóa vùng ven…………………………………
27
1.3.5. Biến đổi xã hội…………………………………………………………
27
vii

1.3.6. Lối sống đô thị…………………………………
27
Chƣơng 2
ĐÔ THỊ HÓ A VÙNG VEN HÀ NỘI
TRƢỜNG HỢP: XÃ MỄ TRÌ-HUYỆN TỪ LIÊM
29
2.1. Các nhân tố tác động đến quá trình đô thị hóa vùng ven
29
2.1.1. Nhân tố kinh tế…………………………………
29
2.1.2. Nhân tố khoa học-kỹ thuật…………………………………
29
2.1.3. Cơ chế chính sách…………………………………
30
2.1.4. Xu thế hội nhập và kinh tế thị trường…………………………………
30
2.1.5. Điều kiện địa lý tự nhiên môi trường sinh thái…………………………
31
2.1.6. Nhân tố văn hóa xã hội…………………………………
31
2.2. Vai trò ca vùng ven đối với sự phát triển ca Hà Nội

32
2.3. Khái quát đô thị hó a ở Hà Nộ i…………………………………
34
2.4. Khái quát xã Mễ Trì……………………………….……………………………
46
2.4.1. Lịch sử hình thành…………………………………
46
2.4.2. Đặc điểm tự nhiên…………………………………
46
2.4.3. Vài nét khái quát về tình hình kinh tế- xã hội Mễ Trì trước năm 2000
49
Chƣơng 3
TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ-XÃ HỘI
XÃ MỄ TRÌ, HUYỆN TỪ LIÊM HIỆN NAY
58
3.1. Tác động ca đô thị hóa đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế …… ………………
58
3.1.1. Biến đổi cơ cấu sử dụng đất…………………………………
58
3.1.2. Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp…………………………………
60
3.1.3. Tác động ca đô thị hóa đến đời sống kinh tế ca người dân……………….
66
3.2. Tác động ca đô thị hóa đến các vấn đề xã hội ……………………………….
76
3.2.1. Đô thị hóa tác động đến cơ cấu dân số ………………………………………
77
3.2.2. Hoạt động giáo dục, y tế …………………………………………………….
78
3.2.3. Biến đổi văn hóa, lối sống ca cư dân trong quá trình đô thi hóa……………

81
3.2.4. Biến đổi trong quan hệ cộng đồng
84
3.2.5. Chuyển đổi lao động, việc làm ………………………………
89
3.2.6. Ảnh hưởng ca đô thị hóa đến tệ nạn xã hội……………………
96
viii

3.2.7. Đô thị hóa làm biến đổi cảnh quan, môi trường …………………………….
100
3.2.8. Sự tham gia củ a cộ ng đồ ng trong quản lý và phá t triể n đô thị …………
104
3.3. Tiểu kết…………………………………………………………………………
107
KẾT LUẬN
109
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
117
PHỤ LỤC
133
ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ĐTH
Đô thị hóa

NXB
Nhà xuất bản
CNH-HDH
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
BCH
Ban chấp hành
UBND
Ủy ban nhân dân
HTX
Hợp tác xã
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
CBVC
Cán bộ viên chức
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TP
Thành phố

Lao động
BB, DV, KD
Buôn bán, dịch vụ, kinh doanh



iii

DANH MỤC BIỂU, BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN


Stt
Tên gọi
Nội dung
Trang
1
Biểu đồ 1.1
Khung lý thuyết nghiên cứu
6
2
Biểu đồ 2.1
Hà Nội phát triển qua từng thời kỳ
36
3
Biểu đồ 2.2
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội (2001-2010)
36
4
Biểu đồ 2.3
Mật độ dân số Hà Nội qua các năm
40
5
Biểu đồ 3.1
Đất nông nghiệp xã Mễ Trì qua các năm
59
6
Biểu đồ 3.2
Mức độ chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ gia đình
60
7

Biểu đồ 3.3
Cơ cấu kinh tế xã Mễ Trì hiện nay
60
8
Biểu đồ 3.4
Diện tích đất nông nghiệp ở các thôn xã Mễ Trì
61
9
Biểu đồ 3.5
Lý do chuyển đổi nghề nghiệp của người dân
64
10
Biểu đồ 3.6
Loại hình nhà ở của các hộ gia đình
66
11
Biểu đồ 3.7
Mức độ hài lòng về nhà ở của người dân Mễ Trì
68
12
Biểu đồ 3.8
Nguồn nước sinh hoạt
69
13
Biểu đồ 3.9
Thu nhập bình quân của người dân (2003-2010)
70
14
Biểu đồ 3.10
Tiện nghi sinh hoạt trong gia đình của các hộ dân

72
15
Biể u đồ 3.11
Mức độ hài lòng với các dịch vụ ở địa phương hiện nay
74
16
Biểu đồ 3.12
Kinh tế hộ gia đình hiện nay thuộc đối tượng
74
17
Biểu đồ 3.13
Kinh tế hiện nay của hộ gia đình so với trước năm 2000
75
18
Biể u đồ 3.14
Mức độ hài lòng về cuộc sống
76
19
Biểu đồ 3.15
Hoạt động của người dân khi có thời gian rảnh ri
83
20
Biểu đồ 3.16
Tương quan về mối quan hệ hàng xóm láng giềng
89
21
Biểu đồ 3.17
Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành
90
22

Biể u đồ 3.18
Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện nay ở địa phương
94
23
Biểu đồ 3.19
Các đối tượng dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội
98
24
Biểu đồ 3.20
Đánh giá hoạt động tuyên truyền về tệ nạn xã hội của các tổ
chức đoàn thể
99
25
Bảng 1.1
Thông tin cơ cấu mẫu khảo sát ở Mễ Trì
5
26
Bảng 2.1
Biến động về ranh giới nội ngoại thành Hà Nội 1991-2010
35
27
Bảng 2.2
GDP bình quân đầu người của Hà Nội và cả nước 2000-2010
38
28
Bảng 2.3
Tỷ lệ và số lượng người di cư đến Hà Nội (2001-2010)
40
29
Bảng 3.1

Hiện trạng sử dụng đất xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
58
30
Bảng 3.2
Loại đất bị thu hồi của các hộ gia đình
59
iv

31
Bảng 3.3
Mục đích thu hồi đất ở Mễ Trì
59
32
Bảng 3.4
Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình
63
33
Bảng 3.5
Hình thức sử dụng tiền đền bù đất đai của người dân
67
34
Bảng 3.6
Nguồn thu nhập của các hộ gia đình trước 2000 và hiện nay
70
35
Bảng 3.7
Tương quan cơ cấu thu nhập giữa các thôn ở Mễ Trì
71
36
Bảng 3.8

Đánh giá về sự đầu tư cho học tập của con cái của người dân
79
37
Bảng 3.9
So sánh thực trạng tham gia vào các hoạt động xã hội
ở Mễ Trì của người dân trước năm 2000 và hiện nay
86
38
Bảng 3.10
Những khó khăn của người dân sau khi chuyển đổi việc làm
91
39
Bảng 3.11
Hoạt động của chính quyền h trợ dân trong lĩnh vực việc làm
94
40
Bảng 3.12
Đánh giá về thực trạng các tệ nạn xã hội ở Mễ Trì
96
41
Bảng 3.13
Đánh giá của người dân về môi trường tự nhiên
101
42
Bảng 3.14
Trách nhiệm của người dân đối với vấn đề môi trường
103
43
Bảng 3.15
Người dân tham gia góp ý kiến đối với công tác quy hoạch,

quản lý đô thị ở Mễ Trì
105
44
Bảng 3.16
Mong muốn được tham gia vào các lĩnh vực quản lý
của người dân
106
45
Bảng 3.17
So sánh thực trạng tham gia vào các hoạt động xã hội của
ngườ i dân trước và trong quá trình đô thị hoá
106


v

DANH MỤC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Stt
Tên gọi
Nội dung
Trang
1
Hình 2.1
Bản đồ định hướng phát triển không gian Hà Nội 2020 đến 2050
33
2
Hình 2.2
Bản đồ Hành Chính xã Mễ Trì
45

3
Hình 2.3
Đình Mễ Trì Hạ
54
4
Hình 2.4
Chùa Thiên Trúc, Mễ Trì Thượng
55
5
Hình 2.5
Đình làng Phú Đô
55
6
Hình 2.6
Đoạn mương thoát nước tại làng bún Phú Đô
104
7
Hình 3.1
Một số hình ảnh phần phụ lục
147-156
8
Hình


























1

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Đô thị hóa là hiện tượng tất yếu, khách quan và có tính toàn cầu với sự chuyển
đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực, tạo ra nhữ ng biế n đổ i về kinh tế,
xã hội, văn hoá của một vùng, một khu vực hay một đơn vị từ nông thôn sang thành
thị. Đô thị hoá đem lạ i nhiề u tiế n bộ xã hộ i như thu nhậ p , mức sống củ a ngườ i dân,
cơ sở hạ tầ ng thay đổ i theo xu hướ ng thuậ n lợ i ch o công nghiệ p hó a, hiệ n đạ i hó a
Đô thị hóa làm cho cá c là ng xã trướ c đây trở thà nh các phố, phườ ng, các khu đô thị
mở rộ ng và phát triển.

Ở Việt Nam quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, phù hợp với bối cảnh phát
triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Nhiều con số thống kê cho thấy từ năm 1991
đến nay, đô thị hóa ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh, năm 1989 (18,5%),
năm 1995 (20,7%), năm 2000 (24,2%), năm 2006 (27%) và 2010 đạt 29,6%. Trong
định hướng phát triển đô thị Việt Nam, dự báo đến 2015 dân số đô thị chiếm 38%,
năm 2020 chiếm 45% và đến năm 2025 chiếm 50% dân số (dân số đô thị dự báo lúc
này khoảng 52 triệu)
1
.
Hà Nội là một trong hai thành phố có tốc độ đô thị hóa đạt mức cao nhất của
cả nước và có sức lan tỏa theo chiều rộng. Những địa chỉ hấp dẫn đã tạo nên tốc độ
đô thị hóa nhanh nhất, các điểm dân cư ven đô; những khu vực có khả năng tạo động
lực phát triển đô thị; những quỹ đất thuận lợi đã liên tục được khoác lên mình những
chiếc áo đô thị ngày một rộng hơn. Diện tích đất tự nhiên của Hà Nội hiện nay đã lên
tới trên 300 nghìn ha (tăng lên gấp 3,6 lần so với trước). Dân số Hà Nội gia tăng với
tốc độ cao, năm 1990 Hà Nội mới chỉ có 2 triệu dân, đến năm 2000 là 2,67 triệu và
đến năm 2009 đã đạt tới 6,5 triệu dân
2
. Trong vòng 10 năm, dân số Hà Nội đã tăng
lên khoảng gần 4 triệu người và trong tương lai, Hà Nội đang phấn đấu gia nhập hàng
ngũ các thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người của thế giới.
Có thể nói rằng, trong khi mức độ và tốc độ đô thị hóa trên phạm vi toàn quốc
ở Việt Nam chậm hơn so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực, thì Hà
Nội đã có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn nếu so sánh với chính bản thân thành phố qua
các thời điểm, nó đã đạt được tương đương với tỷ lệ đô thị hóa ở các thành phố của
các nước phát triển trong khu vực châu Á.
Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội được tập trung ở các vùng ven đô và vùng
ngoại thành, vừa mang những đặc trưng chung của các vùng đô thị hóa, vừa có

1

Số liệu tác giả tổng hợp từ các báo cáo tham luận tại Hôi thảo Quốc tế: Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn
hiến, anh hùng, vì hòa bình, Hà Nội 2010.
2
Ngô Thắng Lợi, Đô thị hóa ở Hà Nội nhìn từ góc độ phát triển bền vững. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tê:
Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, Hà Nội 2010, tr 834.
2

những đặc thù riêng của Thủ đô. Vùng ven đô được xem là các quận, huyện nằm ở vị
trí chuyển tiếp giữa khu vực nội thành và ngoại thành, ở đó nền văn minh nông
nghiệp được tiếp xúc nhanh với nền văn minh công nghiệp, thương mại. Trong hơn
một thập kỷ qua, khu vực này đã có những chuyển biến khá nhanh, đang từng ngày
làm đổi thay và có tác động trực tiếp đến cuộc sống dân cư, diện mạo vù ng ven. Quá
trình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội đã biến nhiều khu vực ven đô thành khu vực nội
thành, nhiều vùng ngoại ô trở thành vùng ven đô. Đi kèm với quá trình này là sự thay
đổi mạnh mẽ từ cảnh quan, môi trường, hoạt động nghề nghiệp, đến sự biến đổi lối
sống, phong tục, tập quán, từ biến đổi kinh tế đến những biến đổi xã hội trên bình
diện xã hội lẫn bình diện cá nhân.
Mễ Trì là một xã nằm trên khu vực ven đô, chịu sự tác động của đô thị hóa
nhanh Hà Nội đã làm cho kinh tế-xã hội của Mễ Trì phát triển mạnh mẽ, có ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống của cư dân. Cơ cấu kinh tế-xã hội đã có nhiều biến
đổi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng, nhiều khu đô thị hiện đại xuất hiện, do đó
đờ i số ng của người dân cũng dầ n được thay đổi. Có thể nói trước những năm 2000,
Mễ Trì là một xã thuầ n nông thì hiện nay với những chính sách phát triển của Thủ đô,
Mễ Trì đã được quy hoạch, xây dựng lại và phát triển mạnh mẽ, nông nghiệp không
còn là hoạt động chính của địa phương. Tuy vậ y, đô thị hóa nhanh và tự phát trên
diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như: tình trạng thất nghiệp, tệ
nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, phân tầ ng xã hộ i ngày một sâu sắc và một số vấn đề
về quy h oạch, quản l đô thị đã và đang diễ n ra có ảnh hưởng không nhỏ đế n đờ i
số ng ngườ i dân, gây nhiều áp lực đối với sự phát triển chung củ a đô thị Hà Nộ i và
vùng ven đô hiệ n nay.

Nhữ ng vấ n đề trên nế u không đượ c nghiên cứ u và giả i quyế t một cách cụ thể,
kịp thời và triệt để sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưở ng và phá t triể n của
khu vực ven đô Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. Trong khuôn khổ củ a luậ n văn, chúng tôi muốn làm rõ và khẳng định vai trò
của các nhân tố đô thị hóa đối với sự biế n đổ i kinh tế-xã hội ở vùng ven đô hiện nay
qua trườ ng hợ p nghiên cứ u xã Mễ Trì, huyệ n Từ Liêm, Hà Nội. Nhữ ng nhân tố đó đã
tác động, ảnh hưởng đến biến đổi kinh tế-xã hội và đời số ng củ a ngườ i dân vùng ven
hiệ n nay như thế nà o, ra sao?
Luậ n văn chọn xã Mễ Trì, huyệ n Từ Liêm, Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu là
vì các lý do: (1) Mễ Trì là địa phương diễn ra tốc độ đô thị hóa nhanh so với các địa
phương khác trong khu vực ven đô nhưng lại có những đặc thù chung và riêng với
khu vực ven đô trong quá trình đô thị hóa của Thủ đô, nông nghiệp không còn là hoạt
động chính của địa phương; (2) Mễ Trì là địa phương được quy hoạch, xây dựng và
phát triển thành khu thương mại, văn hóa thể thao Quốc gia nói chung và Hà Nội nói
riêng. Do đó sự giao thoa trong sinh hoạt đời sống của cư dân ven đô với Hà Nội diễn
ra với tần suất lớn, nên tính chất đô thị đã xuất hiện nhiều trong cuộc sống của người
3

dân. Vị thế của một bộ phận không nhỏ dân cư đã thay đổi về căn bản, từ cư dân
nông thôn đã được công nhận là thị dân một cách chính thức. (3) Những biến đổi về
hệ thống giá trị với tư cách là nhân tố điều chỉnh hành vi của các chủ thể hành động
sẽ cho chúng ta thấy khả năng thích ứng của người dân đang sống ở vùng ven đô hiện
nay trước sự biến đổi chức năng từ một xã hội tự cung, tự cấp sang xã hội bị điều tiết
bởi kinh tế thị trường có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, từ sự biến đổi chức năng
sản xuất dần tới biến đổi cấu trúc nghề nghiệp xã hội. Cuố i cù ng, Mễ Trì là nơi thuận
lợi cho việc triển khai nghiên cứu, gần và dễ tìm hiểu tài liệu, thông tin liên quan đến
nộ i dung nghiên cứu củ a luậ n văn . Tất cả những l do trên sẽ được chúng tôi phân
tích rõ ở các phần, các chương nghiên cứu dưới đây.
Có thể nói, nghiên cứu trường hợp xã Mễ Trì, huyệ n Từ Liêm, Hà Nội như là
một mô hình về biến đổi kinh tế-xã hội khu vực ven đô dưới sự tác động của đô thị

hoá ở Hà Nội hiện nay.
2. Mục tiêu và ni dung nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở l luận và thực tiễn về tác động của đô thị hóa tới các vấn đề
kinh tế -xã hội khu vực vùng ven đô, qua nghiên cứu trường hợp đô thị hóa ở Mễ Trì
luận văn mong muốn sẽ góp phần làm rõ thực trạng và những nguyên nhân tác động
tích cực, tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến đời sống kinh tế -xã hội của người dân
vùng ven đô hiện nay. Từ đó đưa ra kết luận và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
về quản l, quy hoạch, phát triển kinh tế-xã hội ở Mễ Trì và khu vực ven đô trong
quá trình đô thị hóa nhằm phát triển vùng ven đô Hà Nội hài hòa và bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi khu vực nghiên cứu
3.1. Đi tưng nghiên cu
Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế-xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay tại xã
Mễ Trì, huyệ n Từ Liêm, Hà Nội.
3.2. Phạm vi khu vực nghiên cứ u: xã Mễ Trì, huyệ n Từ Liêm, Tp Hà Nội
3.3. Phạm vi thời gian nghiên cu: từ 2000 trở lại đây. Sở dĩ tác giả luận văn
quyết định chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến nay là vì đây có thể là giai
đoạn thể hiện rõ nét nhất về quá trình đô thị hóa ở Mễ Trì và nó được khởi đầu từ
những năm 2000. Điều này được thể hiện qua Chiến lượng phát triển kinh tế xã hội
của địa phương trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Mễ Trì lần thứ XX (2000),
cũng trong giai đoạn này Đảng, Nhà nước và UBND thành phố Hà Nội đã ban hành
một số quyết định, thông tư về việc quy hoạch mở rộ ng và phát triển khu vự c phí a
Tây củ a TP Hà Nộ i , trong đó địa bà n xã Mễ Trì thuộ c khu vự c trên : Quyết định số
56/1999/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu
liên hợp thể thao quốc gia (1999); Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết
khu đô thị mới Mỹ Đình-Mễ Trì, huyện Từ Liêm (2000); Quyết định của UBND
thành phố về việc phê duệt Quy hoạch chi tiết khu đô thị Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng
(2001); Quyết định của UBND thành phố về về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết
khu nhà ở tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (2002)….

4


4. Phương pháp nghiên cứu
Phương phá p sưu tầm và phân tích tư liệu được sử dụng trong luận văn nhằm
nghiên cứu, thu thập tư liệu trên cơ sở các sách, bài báo chuyên khảo đã được công
bố, từ đó phân loại, hệ thống và hình thành hệ thống thư mục các tài liệu nghiên cứu
để thấy được đặc điểm chung cũng như đặc trưng riêng của quá trình đô thị hóa vùng
ven đô Hà Nội trước đây và hiện nay. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số tài liệu
chính từ các kết quả khảo sát, bài viết trên sách, báo và tạp chí đặc biệt là các nghiên
cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu luận văn đề cập tới.
Phương pháp xã hội học lịch sử được sử dụng trong nghiên cứu quá trình hình
thành, vận động và phát triển của Mễ Trì từ trước tới nay, đặt nghiên cứu gắn với
hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể. Phương pháp lôgíc được thể hiện xuyên suốt quá
trình nghiên cứu, chi phối đến lựa chọn nội dung, kết cấu tổng quan cũng như xử l
từng vấn đề cụ thể của đối tượng nghiên cứu để rút ra bản chất, hiện tượng và các quy
luật hình thành và phát triển của đô thị hóa.
Phương pháp điều tra Xã hội học được vận dụng với ba hình thức chủ yếu
trong quá trình nghiên cứu luận văn là phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và điều tra
bằng bảng hỏi. Điều tra bảng hỏi được tiến hành gắn liền với thiết kế phiếu trưng cầu
ý kiến bao gồm hệ thống các câu hỏi mang tính giả thuyết theo phương án phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu. Quy mô, mẫu khảo sát cũng phải đảm bảo tính đại diện,
hợp lcủa đối tượng nghiên cứu. Trong xử l kết quả điều tra, nghiên cứu sẽ nhờ sự
hỗ trợ tối đa của phần mềm chuyên dụng, đặc biệt là chương trình thống kê kinh tế-xã
hội SPSS.
Phương pháp quan sát, nhằm quan sát cách thức sinh hoạt của người dân tại
Mễ Trì trong một thời gian nhất định, nhằm tìm hiểu về thói quen sinh hoạt, sự thích
nghi lối sống đô thị trong cách xây dựng nhà ở, cách chi tiêu sinh hoạt, sử dụng các
dịch vụ, thời gian nhàn rỗi, quan hệ gia đình, cộng đồng cũng như các sinh hoạt tập
thể. Qua quan sát thực tế kết hợp với phỏng vấn nhanh người dân, tác giả phần nào
đánh giá được những tác động của đô thị hóa đối với đời sống kinh tế-xã hội của
người dân hiện nay, qua đó có thêm cơ sở cho những phân tích, đánh giá phục vụ

nghiên cứu.
Chúng tôi luôn  thức được rằng mỗi phương pháp và kỹ thuật được sử dụng
cần phải phù hợp với từng nội dung nghiên cứu cụ thể và phải được đặt trong các mối
quan hệ tổng thể để có thể nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện toàn bộ quá
trình hình thành, biến đổi, các mối quan hệ, các chiều tác động của đô thị hóa đối với
đời sống kinh tế-xã hội của người dân vùng ven đô hiện nay. Đến đây phương pháp
nghiên cứu liên ngành được sử dụng như một phương pháp chủ công trong quá trình
nghiên cứu của luận văn.
Thông tin về mẫu khảo sát
Cơ cấu mẫu khảo sát củ a luận văn được lựa chọn trên cơ sở: giới tính, trình độ
5

học vấn, trình độ chuyên môn, nơi làm việc, nơi ở sao cho sự phản ánh của thông tin
thu được có thể đại diện cho tổng thể trong nghiên cứu của luận văn.
Đối với địa bàn chọn mẫu nghiên cứu, tại mỗi thôn chúng tôi chọn 1 điểm
được cho là có quá trình đô thị hoá mạnh nhất (theo báo cáo số liệu thống kê của xã).
Mỗi thôn chọn 70 hộ để phỏng vấn theo bảng hỏi. Người được phỏng vấn là chủ hộ
hoặc đại diện chủ hộ (vợ hoặc chồng). Tổ ng số phiế u phá t ra là 210 (mỗ i thôn70
phiế u), số phiếu thu về là 208 phiếu và phân bổ theo cơ cấu sau: Mễ Trì Thượng: 68
(34%); Mễ Trì Hạ: 67 (33,5%); Phú Đô 65 (32,5%). Tuy nhiên trong quá trình là m
sạch và xử l dữ liệu chúng tôi chỉ sử dụng 200 bảng hỏi, vì 8 bảng hỏi khác tác giả
thấ y ngườ i trả lờ i để missing nhiề u câu trả lờ i và dữ liệ u ở các bảng này không có 
nghĩa cao, không đá ng tin cậ y. Hơn nữ a loạ i bỏ 8 bảng hỏi này không ảnh hưởng gì
đến chất lượng cuộc khảo sát.
Bảng 1.1. Thông tin cấu mẫu khảo sát ở xã Mễ Trì
Thông tin người trả lời
Tần số
Tần suất
Địa bàn
Xã Mễ Trì

200
100%
Cơ cấu giới
Nam
85
42,5%
Nữ
115
57,5%
Cơ cấu nghề nghiệp
CBVC
28
14,0%
Về hưu
14
7,0%
Công nhân
24
12,0%
Kinh doanh, buôn bán
40
20,0%
Học sinh, sinh viên
24
12,0%
Tự do
70
35,0%
Trình đ học vấn
Tiểu học

42
21,0%
THCS
31
15,5%
THPT
70
35,0%
Trung cấp, Cao đẳng
2
1,0%
Đạ i học, Sau đại học
56
28,0%
Cơ cấu tuổi
Dưới 25 tuổi
18
9,0%
Từ 25-35 tuổi
61
30,5%
Từ 35-45 tuổi
72
36%
Từ 45-60 tuổi
35
17,5%

Trên 60 tuổi
14

7,0%
Đối với thả o luậ n nhóm t ập trung, tại mỗi thôn thực hiện 1 cuộc thảo luận
nhóm tập trung dành cho các đối tượng sau: cán bộ lãnh đạo xã, người dân mất đất
hoặc chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp. Tổng cộng có 03 cuộc thảo luận nhóm
tập trung.
Phỏng vấn sâu, ở mỗi thôn chúng tôi cũng thực hiện 5 cuộc phỏng vấn sâu.
Đối tượng phỏng vấn sâu là: Đại diện chính quyền xã; Đại diện chính quyền 3 thôn;
Đại diện nhóm mất đất hoặc chuyển hẳn sang nghề phi nông nghiệp của 3 thôn. Tổng
cộng là 15 cuộc phỏng vấn sâu.
6

5. Khung lý thuyế t nghiên cứu

















6. Đóng góp của luận văn

Có thể góp phần cung cấp thông tin, bổ sung nguồn tư liệu cho nghiên cứu về
vấn đề đô thị hóa vùng ven đô hiện nay.
Qua nghiên cứu này, tác giả luận văn mong muốn giúp người đọc có cái nhìn
toàn diện về thực trạng và những yếu tố tác động của quá trình đô thị hóa đến đời
sống kinh tế -xã hội của người dân vùng ven đô hiện nay, qua trường hợp nghiên cứu
xã Mễ Trì-Từ Liêm-Hà Nội. Giúp các nhà hoạch định chính sách, quy hoạch đô thị
có thêm tài liệu tham khảo về thực trạng đô thị hóa và phát triển ở khu vực vùng ven
đô hiện nay. Qua đó có hướng phát triển hài hòa và bền vững khu vực này.
Qua nghiên cứu, tác giả luận văn đề xuất một số hướng nghiên cứu về lĩnh vực
này trong giai đoạn tiếp theo làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu quan tâm
đến vấn đề này.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn tập trung
vào ba chương:
Chương 1: Cơ sở l luận, thực tiễn và phương pháp tiếp cận nghiên cứu đô thị
hóa và những vấn đề kinh tế-xã hội vùng ven đô.
Chương 2: Đô thị hóa vùng ven đô Hà Nội: trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì,
huyện Từ Liêm.
Chương 3: Tác động của đô thị hóa đến sự biến đổi kinh tế-xã hội xã Mễ Trì,
huyện Từ Liêm hiện nay.
Đô thị hó a
vng ven đô HN
Biến đổi
kinh tế


Biế n đổ i đời sống
x hi



Cơ cấu
sử
dụng
đất

Cơ cấu
nghề
nghiệp:
NN-
TTCN-
TMDV
Tác
động
đến
đời
sống
kinh tế
người
dân

Dân
số,
lao
động,
việ c
làm



Giáo

dục,
Y tế


Văn
hóa,
lối
sống


Tệ
nạn

hội
Chính sách
phát triển đô thị


Môi
trường
7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ HÓA
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG VEN ĐÔ


1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đô thị và đô thị hóa là chủ đề đã và đang đượ c giới nghiên cứu trong nướ c và

quốc tế đặ c biệ t quan tâm. Trong nhữ ng năm qua đã có nhiều thành tựu quan trọng
nghiên cứ u đế n cá c vấ n đề chung của đô thị, phát triển đô thị và đô thị hóa. Mỗi công
trình lại có một hướng tiếp cận nghiên cứu riêng, những kết quả nghiên cứu tập hợp
lại tạo thành một bức tranh đa dạng và phong phú về vấn đề phát triển đô thị, đô thị
hóa và đô thị hóa vùng ven hiện nay.
1.2.1. Nghiên cu đô thị hóa trên thế giới
Nhữ ng thành tựu quan trọng nghiên cứ u đô thị , đô thị hóa của các học giả
nướ c ngoà i l iên quan đến đề tài luận văn có thể phân thành cá c nhóm là những
nghiên cứu về đô thị hóa nói chung và những nghiên cứu đô thị hóa ở Việt Nam và
Hà Nội nói riêng.
Nhóm th nhất, chủ yếu ở giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp, tập
trung vào những vấn đề cơ bản của khái niệm đô thị hoá và được nêu lên như: những
biểu hiện của đô thị hoá, thước đo đô thị hoá, nguyên nhân hình thành đô thị và đô thị
hóa tiêu biểu như công trình nghiên cứu Lý luận chung về đô thị hoá của I.Cerdraf
(1867) đã đưa ra quan niệm về đô thị hoá
3
, cuốn Cuộc cách mạng đô thị của V.G.
Childe (1950), lại nhấn mạnh đến một số đặc trưng đầu tiên của quá trình đô thị hóa
là sự chuyên môn hoá các hoạt động kinh tế
4
.
Tuy nhiên cũng như nhận định của một số các nhà khoa học ở giai đoạn sau
thì sự nhìn nhận về quá trình đô thị hoá của nhóm này còn mang  nghĩa hẹp, mới
nhìn nhận trên hiện tượng mà chưa khái quát được bản chất, l luận còn đi sau sự
phát triển của thực tế. Chính vì vậy, sự phát triển của đô thị trong giai đoạn cách
mạng công nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc định hướng phát triển và
nó như một quy luật tất yếu trong quá trình nhận thức, quá trình đô thị hoá lần đầu

3
Trong tác phẩm này, ông đã đưa ra quan niệm về đô thị như một hiện tượng nhiều tầm và đa diện: kinh tế, xã

hội, văn hoá và môi trường ở, những biểu hiện cụ thể về phát triển thủ công nghiệp, công nghiệp, sản xuất hàng
hoá, phân công lao động xã hội, chuyển đổi nơi ở và nghề nghiệp, thay đổi lối sống và mức sống, sự hình thành
xã hội tiêu thụ, xã hội đại chúng và đám đông cô đơn… Xin xem thêm Trương Quang Thao: Đô thị học những
khái niệm mở đầu, NXB Xây dựng, 2003.
4
V.G. Childe (1950), The urban revolution. Town plangning review 1950.
8

tiên xảy ra trên quy mô lớn, cần có thời gian để nghiên cứu và đánh giá được bản chất
của hiện tượng từ những trải nghiệm thực tế.
Nhóm th hai nghiên cu về đô thị hóa và những yếu t tác động đến đô thị
hóa, ở giai đoạn hậu cách mạng công nghiệp quá trình đô thị hóa thực sự đã diễn ra
mạnh mẽ, khi mà cách mạng khoa học-kỹ thuật có những bước phát triển như vũ bão,
tác động mạnh đến những chuyển biến căn bản trong cơ cấu của lực lượng sản xuất
và ảnh hưởng sâu sắc đối với khu vực nông nghiệp-nông thôn. Do đó, ở giai đoạn này
đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu một cách rõ nét hơn về đô thị hóa cũng
như các yếu tố tác động đến nó. Tiêu biểu như nghiên cứu Một s mi liên hệ của đô
thị hoá và mô hình phát triển kinh tế cơ bản của B.J.L.Berry (1962) đã phân tích mối
quan hệ giữa kinh tế và đô thị hoá, ông thừa nhận “Đã tồn tại mối quan hệ chặt chẽ
giữa trình độ phát triển kinh tế của một nước và trình độ đô thị hoá mà nước đó đạt
được và đưa ra các chỉ số

để phân tích các thành phần chủ yếu của quá trình đô thị
hoá của một số quốc gia trên thế giới. Tác giả Pivôvarov (1972) với bài viết Đô thị
hoá hiện nay, bản chất, các nhân t và đặc điểm nghiên cu in trong Những vấn đề
đô thị hóa hiện nay lại nêu khá đầy đủ về những quan điểm mới về khái niệm đô thị
hóa và khác biệt giữa “đô thị hoá” và “đô thị”. Ông cũng khẳng định quá trình đô thị
hoá ở mỗi nước có sự khác nhau, bởi sự tác động và điều kiện kinh tế, xã hội, chính
trị, lịch sử ở mỗi quốc gia là khác nhau
5

.
Đối với Reiss Man (1964), Quá trình đô thị hoá lại đi sâu vào phân tích các
biến thể của quá trình đô thị hoá trên cơ sở tổng kết quá trình đô thị hoá đã diễn ra ở
thế kỷ XX. Tác giả đã đưa ra một số biến thể của quá trình đô thị hóa như: (1) Tăng
trưởng dân cư đô thị, sự gia tăng dân cư ở thành phố có hơn 100.000 dân; (2) Công
nghiệp hoá, hệ quả là sự vận động của xã hội từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế
công nghiệp; (3) Sự cấu trúc lại các mối quan hệ quyền lực trong xã hội nhằm tạo
điều kiện cho công nghiệp hoá phát triển; (4) Về sự đề cao chủ nghĩa dân tộc, tạo nên
hệ tư tưởng hành động có động cơ, lòng trung thành Trong mỗi biến thể lại phân
thành 4 dạng, mỗi dạng xây dựng với đặc thù của từng nước, từng giai đoạn phát
triển. Ông cũng cho rằng đây là bằng chứng cho thấy không phải tất cả các nước đều
tiến tới đô thị hoá như nhau. Một số nước công nghiệp hóa trước, phát triển thành

5
Có khá nhiều tác giả khác cũng đồng tình với quan điểm về đô thị hoá này. Ví dụ như L.B.Kogan người Nga
trong bài Quá trình đô thị hoá xã hội và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật-Những vấn đề triết học, 1969 đã
quan niệm đô thị hoá “như một quá trình lịch sử thế giới, gắn liền mật thiết với sự phát triển của lực lượng sản
xuất và của các hình thức giao tiếp xã hội”. Hay H. Carter (1977) trong tác phẩm Nguồn gc đô thị. Sự tiến bộ
trong địa lý nhân văn đã nêu lên rằng: Đô thị hoá là kết qủa của tính cấp thiết của việc tạo dựng khu vực hành
chính, sự lưu trữ hồ sơ, sự phát triển nghệ thuật, sự mở rộng thương mại, sự định hình của các nghề nghiệp đặc
biệt. Đô thị hoá có tính chất toàn thế giới, bao trùm lên nhiều nước có chế độ xã hội khác nhau. Tác giả nhấn
mạnh nguyên nhân của đô thị hoá chính là do việc phát triển kinh tế và nó phụ thuộc vào đặc điểm của tầng
quốc gia mà phát triển.


9

phố sau, một số nước ngược lại. Ông cũng chỉ ra rằng công nghiệp hóa không phải là
nguyên nhân duy nhất phát triển đô thị.
Nhóm th ba, chủ yếu ở giai đoạn hậu công nghiệp, các nghiên cứu về đô thị

hóa được tiếp cận dưới nhiều góc độ và toàn diện hơn, do đó đô thị hóa cũng được
mở rộng hơn về khái niệm, nghiên cứu của H.S. Geyer về Mở rộng nền tảng lý thuyết
đô thị hóa, tác giả đã đề cập đến khái niệm “Đô thị hoá khác biệt”, đây là một khái
niệm mới nói về các hiện tượng đô thị hoá trong các đô thị hiện nay không chỉ là các
dòng dịch cư chính nông thôn-đô thị mà tồn tại nhiều dòng dịch cư địa l khác nhau.
Và quá trình dịch cư trong mi quan hệ giữa vùng trung tâm đô thị và ngoại ô của
các đô thị lớn đưc quan tâm đặc biệt. Quá trình này được tác giả cho rằng diễn ra
theo 4 bước: (1) Bước “Đô thị hoá” khi dân cư đô thị phát triển ở vùng nông thôn
xung quanh; (2) Bước “Ngoại ô hoá” khi vùng ven phát triển tới trung tâm; (3) Bước
“Phi đô thị hoá” khi có sự giảm dân cư của vùng trung tâm vượt hơn sự tăng của
vùng ngoại vi, kết quả là làm giảm dân cư của đô thị nói chung; (4) Bước “Đô thị hoá
lại” khi vùng trung tâm tăng dân cư lại trong khi vùng ngoại vi tiếp tục giảm dân cư.
Đây là những phát hiện rất quan trọng đối với những l luận về đô thị hoá, nó cho
thấy mỗi một mức độ phát triển kinh tế xã hội của loài người, quá trình đô thị hoá lại
có những sắc thái riêng.
Tác giả L.Wirth, R. Park, E. Burgess trong trường phái Xã hội học Chicago lại
đề cập đến những mặt trái của đô thị hoá như sự gia tăng tỷ lệ tội phạm, sự xuống cấp
của môi trường xã hội, sự tan vỡ của thiết chế gia đình , sức ép đến lối sống ở nông
thôn, đến những thiết chế xã hội đặc thù ở nông thôn như tổ chứ c dò ng họ , hộ i nghề
nghiệ p, hôn nhân, lễ hộ i, tự quả n cộ ng đồ ng, công tá c xã hộ i vớ i cộ ng đồng, di dân
Nghiên cứu của Preston, Samuel (1979) Về đô thị hóa và tăng trưởng đô thị ở
các nước đang phát triển
6
nhấn mạnh quá trình đô thị hóa và sự tăng trưởng đô thị ở
các nước đang phát triển theo hướng tiếp cận l thuyết hiện đại hóa. Qua chuyên
khảo, tác giả cho rằng tỷ lệ thay đổi của tỷ trọng dân số đô thị giữa các nước phát
triển trước đây và các nước đang phát triển hiện nay là tương tự nhau. Dân số đô thị
và dân số nông thôn của các nước phát triển tăng chậm hơn so với các nước đang
phát triển
7

. Những nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn có tỷ lệ di cư nông
thôn-đô thị cao hơn. Ngoài ra, tác giả công trình này còn phát hiện sự tăng trưởng đô

6
Trong công trình này ông đã nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu về sự biến đổi dân số của 1.212 thành phố có
dân số từ 100.000 trở lên từ 1950-1975, qua nghiên cứu ông đã kiểm chứng được một số khía cạnh của lý
thuyết hiện đại hóa.

7
Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn ở các nước phát triển tăng thêm tương
ứng 100% và 18%, trong khi ở các nước đang phát triển tương ứng là 188% và 49%. Xin xem thêm Lê Thanh
Sang. Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau Đổi mới 1979-1989 và 1989-1999, NXB Khoa học
xã hội, 2008, 435 tr.
10

thị ở các nước đang phát triển không gắn với sự suy giảm tỷ số công nghiệp/đô thị.
Tỷ số này năm 1950 là 0,552 và đến năm 1970 là 0,578
8
.


Cùng với Preston, Bradshaw (1987) đã tiến hành một nghiên cứu để ủng hộ l
thuyết hiện đại hóa, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu trong công trình của ông lại là 61
quốc gia kém phát triển trong giai đoạn 1960-1980. Kết quả của công trình nghiên
cứu đã đưa ra những dẫn chứng để minh họa cho l thuyết thiên vị đô thị
9
và lý
thuyết phụ thuộc.
Một số hạn chế của công trình nghiên cứu này là việc lựa chọn biến đo lường
không theo những chuẩn mực phổ biến. Tác giả đã lựa chọn biến phụ thuộc đo lường

là đô thị hóa tương đối chứ không phải là mức độ đô thị hóa, và sự chênh lệch giữa
nông thôn-đô thị không chỉ là biểu hiện những tác động của sự thiên vị đô thị mà còn
là của hiện đại hóa…
10

Một hướng nghiên cứu khác của Firebaugh (1979), Điều kiện nông thôn của
27 quc gia châu Á và Mỹ La tinh giai đoạn 1960-1970, ông đã tiến hành nghiên cứu
đô thị hóa từ các nhân tố đẩy ở hai hướng đo lường là mật độ dân số nông nghiệp và
hình thức sử dụng đất. Kết quả cho thấy, điều kiện nông thôn có ảnh hưởng quan
trọng đối với đô thị hóa ở các nước thứ Ba, trực tiếp thông qua di cư nông thôn-đô thị
và gián tiếp thông qua sự khác nhau về mức sinh giữa nông thôn-đô thị. Cụ thể, tác
giả phát hiện rằng mật độ dân số nông nghiệp cao đã tạo ra thu nhập và các cơ hội
việc làm từ nông nghiệp sẽ thấp, điều này đã tạo nên sức ép và thúc đẩy các làn di cư
từ nông thôn đến đô thị. Ngoài ra, việc canh tác nông nghiệp dưới hình thức trang trại
đòi hỏi phải tập trung ruộng đất tương đối lớn. Điều này dẫn đến phân hóa, khiến một
bộ phận nông dân mất đất canh tác và phải tìm kiếm việc làm ngoài đô thị. Chính
việc di cư nông thôn-đô thị là nhân tố thúc đẩy quan trọng đã làm tăng tốc quá trình
đô thị hóa
11
. Như vậy theo Firebaugh, áp lực đất nông nghiệp là một yếu tố quan
trọng giải thích cho tính chất đô thị hóa quá mức ở các đô thị nhưng chưa phải là điều
kiện đủ cho đô thị hóa quá mức. Cần tìm hiểu mối quan hệ giữa mức độ đô thị hóa và
mức độ tăng trưởng kinh tế.
Ở giai đoạn này một số công trình cũng đã chú  nghiên cứu đến các vùng
ngoại ô của đô thị, như nghiên cứu của Bourne.L.S (1990) về vùng ngoại ô của Mỹ.

8
Preston, Samuel. (1979), Urban Growth in Developing Countries: A Demographic Reappraisal. Population
and Development Review 5: 195-215.
9

Để lý giải theo lý thuyết thiên vị đô thị, tác giả đã chỉ ra sự chênh lệch giữa nông thôn và đô thị năm 1960 có
tác động tích cực và mạnh mẽ đối với đô thị hóa tương đối nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng
kinh tế. Còn lý giải theo lý thuyết phụ thuộc, công trình đã chỉ ra, do mức độ đô thị hóa tương đối thay đổi dẫn
đến sự tăng lên của việc làm trong khu vực dịch vụ và điều này sẽ tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế.
10
Xin xem thêm Bradshaw, York W (1987) Urbanization and Underdevelopment: A Global Study of
Modernization, Urban Bias, and Economic Dêpndency. American Sociological Review, Vol. 52, No2: 224-239.
11
Firebaugh, Glenn (1979), Structural Determinants of Urbanization in Asia and Latin America, 1950-1970.
American Sociological Review 44: 199-215.
11

Qua nghiên cứu tác giả đã nhận định đang có một quy luật làm biến đổi vùng ngoại ô
và đưa ra khái niệm “không gian xã hội mới trong các vành đai đô thị”
12
.
Có thể nói, đô thị và đô thị hoá đặc biệt thu hút sự quan tâm của giới học giả
nước ngoài. Nhiều chuyên gia về đô thị học quốc tế đã giữ vai trò chủ chốt trong
hàng loạt các chương trình nghiên cứu và hội thảo khoa học quốc tế về đô thị Việt
Nam truyền thống và hiện đại, về đô thị hoá hiện nay. Có thể kể ra những bài viết của
các chuyên gia Nhật Bản, Pháp, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… với một số công
trình đã được dịch và giới thiệu với độc giả Việt Nam như Pedelahore Christian
(1983), Những yếu t cấu thành của Hà Nội và những thành ph ở Việt Nam;
Pandolfi Laurent (1995), Hiện đại hoá đô thị ở Hà Nội dưới góc độ mi quan hệ giữa
các khu công cộng và tư nhân; Nguyễn Laurence (1998), Phác thảo chiến lưc hiện
đại hoá và phát triển đô thị ở Hà Nội và Thành ph Hồ Chí Minh giai đoạn 1986-
1996; Philippe Papin (1997), Từ những làng trong thành ph đến những ngôi làng đô
thị hoá. Không gian và các hình thc quyền lực ở Hà Nội từ 1805 đến 1940; David
Koh Wee Hock (2000), Phường ở Hà Nội và quan hệ Nhà nước-xã hội ở Cộng hoà
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Trịnh Duy Luân, Micheal Leaf (1996),Vấn đề nhà ở đô

thị trong nền kinh tế thị trường của thế giới th ba; Azrova Ekaterina (2001), Sự hình
thành và phát triển nhà tập thể; I.S Turov(1995), Li sng đô thị nhìn từ phương diện
lý thuyết; Michae Leaf (1993), Chính sách nhà ở và quá trình sản xuất nhà ở đô thị;
Pandolfi Laurent (2000), Sự chuyển thể đô thị và quá trình xây dựng các vùng ngoại
vi đô thị; Micheal Leaf (2000), Vùng ven đô Việt Nam: việc quản lý hành chính sự
phát triển của Hà Nội và một hệ thống bài viết cho các tiểu ban Đô thị và Đô thị hoá
của các Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất (1998) và lần thứ 3
(2008)
13
.…

12
Sự biến đổi của vùng ngoại ô được thể hiện rõ nét qua các số liệu khảo sát tại Mỹ trong nghiên cứu của
Bourne.L.S (1990) cho thấy: năm 1950 vùng trung tâm thành phố có 57% dân số, chiếm 70% lượng việc làm,
đến năm 1990 dân số thành phố trung tâm chỉ chiếm 37% và 45% lượng việc làm, còn lại dân số ngoại ô chiếm
tới 63% và 55% lượng việc làm. Xem thêm Adrian Guillermo Aguilar (1999), Habitat International.
13
Trong Tiểu ban 10: Đô thị và đô thị hóa, Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần th III (2008), tác giả
Timothy Gorman (Mỹ) bàn về “nền kinh tế hằng ngày” của những người mua gánh bán bưng, xe ba bánh,
người nhập cư nông thôn lên thành phố kiếm sống. Trong tham luận tác giả đưa ra một số giải pháp hợp tình
hợp l về bố trí tập trung chỗ buôn bán cho người bán hàng rong, sắp xếp chỗ cho người buôn bán nhỏ.
Sandra Kurten, Rudiger Korff (Đức), đề cập vấn đề thay đổi không gian công cộng ở Hà Nội, nhằm tạo sức
sống năng động hơn cho các quảng trường, công viên và cả hè phố, làng hoa truyền thống kiểu xã hội thị dân
mà Việt Nam đang hướng tới. Tim Kaiser thì đúc kết một số kinh nghiệm từ các đô thị nhỏ ở phương Tây để
hội nhập các thành phố nhỏ vào hệ thống các thành phố Việt Nam, tạo sự đóng góp hài hòa chung cho khu vực
cũng như vai trò của chúng trong các hình mẫu di dân.
Lisa Drummond cho rằng cơ cấu không gian đô thị Việt Nam đã thay đổi đáng kể sau 20 năm đổi mới. Hà Nội
không chỉ phát triển theo chiều ngang, lan tỏa ra vùng ven mà cả về chiều cao với khách sạn, nhà văn phòng và
chung cư cao tầng. Và tác giả cho rằng điều này có lẽ đã được tiên liệu trước nhưng với tốc độ phát triển quá
nhanh như hiện nay thì cũng đáng báo động.

Michael Leaf tập trung nghiên cứu các vùng ven thị Ðông Nam Á và Tp HCM. Ðây là vùng đệm giữa đô thị cũ
và vùng nông thôn chung quanh và là nơi đang diễn ra sự thể nghiệm các khu đô thị mới với các khu công
nghiệp, nhà ở, vui chơi giải trí. Hiện tượng đô thị hóa vùng ven thị diễn ra ở nước ta càng phức tạp hơn khi xuất
hiện việc chiếm dụng đất canh tác nông nghiệp, đầu cơ đất đai và nạn tham nhũng. Tác giả nhấn mạnh chính
12

Như vậy, qua các công trình nghiên cứu của các tác giả về đô thị hóa trên thế
giới, có thể thấy quá trình đô thị hóa bị tác động bởi nhiều rất nhiều yếu tố. Có thể kể
đến như: kinh tế, dân số, các mối quan hệ giữa nông thôn với đô thị, giữa trong và
ngoài nước, giữa những yếu tố lịch sử và đương đại trong quá trình phát triển kinh tế,
đô thị hóa và hình thành hệ thống đô thị với nhiều tính chất không đồng nhất trong
từng quốc gia, khu vực, quốc tế…Nhưng nhìn chung, những chuyên khảo về đô thị
và đô thị hóa có  nghĩa gợi mở vấn đề, cung cấp nhiều thông tin có giá trị làm cơ sở
cho việc nghiên cứu đô thị, đô thị hóa nói chung và đô thị hóa vùng ven nói riêng ở
nước ta hiện nay. Tuy nhiên, cũng phải thấy một thực tế là, cho đến nay vẫn chưa
một học giả nước ngoài nào đặt vấn đề nghiên cứu đô thị hóa và những vấn đề kinh
tế-xã hội vùng ven đô ở Việt Nam hiện nay.
1.2.2. Nghiên cu đô thị hoá ở Việt Nam
Không nằm ngoài xu hướng nghiên cứu đô thị và đô thị hóa trên thế giới, ở
Việt Nam trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt từ khi đất nước thực hiện công cuộc
Đổi mới, việc nghiên cứu đô thị, đô thị hóa từ truyền thống đến hiện đại của các học
giả trong nước có bước phát triển vượt bậc. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ đời sống
đô thị trên bình diện cả nước, từng vùng miền hoặc từng đô thị cụ thể, bao gồm cả
những nghiên cứu có tính tổng hợp, cả những nghiên cứu có tính chuyên biệt, trong
đó, vấn đề đô thị hóa là một nội dung trọng tâm, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới
nghiên cứu cũng như các nhà quản l đô thị. Trên cơ sở các nghiên cứu chúng ta có
thể phân ra thành các chủ đề nghiên cứu về đô thị hóa ở Việt Nam như sau:
Th nhất, các nghiên cu về vấn đề chung của đô thị hóa:
Trong số những nghiên cứu về vấn đề chung của đô thị hóa phải kể đến
nghiên cứu của Nguyễn Quang Ngọc-Nguyễn Văn Chính (1985), Khu Thập Tam

Trại: Nguồn gc dân cư, tín ngưỡng thành hoàng và đặc điểm kinh tế đã đem đến
cho người đọc quan điểm về cấu trúc thành cổ Hà Nội và quá trình đô thị hoá của một
thành phố thời tiền thực dân
14
. Tiếp cho hướng nghiên cứu này chuyên khảo của
Trịnh Duy Luân, Hans Schenk (2000), Nơi ở và cuộc sng của cư dân Hà Nội
15
đã
mô tả về quá trình hình thành, thay đổi và cuộc sống của cư dân khu phố Tây-khu
phố thời kỳ thực dân. Trong đó, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của thực

quyền phải xác định lại phương cách quản l mới và tái cấu trúc lại lãnh thổ thì mới mong phát triển hài hòa
cho công cuộc đô thị hóa vùng ven đô.
Nhìn chung các chuyên gia nhìn vấn đề đô thị và đô thị hóa ở nước ta theo lối quy hoạch đô thị công nghiệp
phương Tây thế kỷ XX. Và như vậy thì họ đã chưa đưa ra được những góp  tích cực hơn để giúp ta phát triển
đô thị theo hướng hậu công nghiệp mang tính nhân văn và bền vững của thế kỷ XXI.

14
Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Văn Chính, Khu Thập tam trại: nguồn gc dân cư, tín ngưỡng Thành hoàng
và đặc điểm kinh tế, Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1-1986; Nguyễn Quang Ngọc, Góp thêm
ý kiến về vấn đề Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần và lịch sử “Thập tam trại”, Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử, số 1-1986, tr.25-33.
15
Trịnh Duy Luân, Hans Schenk (2000), Nơi ở và cuộc sng của cư dân Hà Nội, NXB Văn hóa-thông tin, Hà
Nội.
13

dân Pháp trong thời kỳ phố Tây. Chính công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp
ở Đông Dương đã làm nảy sinh nhu cầu phát triển Hà Nội thành một đô thị kiểu châu
Âu với những đường phố rộng, các khuôn viên và các khu biệt thự kiểu pha trộn kiến

trúc châu Âu và bản địa mà ngày nay chúng ta vẫn còn quan sát được. Đáng chú ý là
dự án đào tạo chuyên ngành đô thị Hà Nội: Hà Nội-Chu kỳ của những đổi thay: Hình
thái kiến trúc và đô thị, do UBND thành phố Hà Nội hợp tác với vùng Ilede France là
tập hợp các bài nghiên cứu của các kiến trúc sư người Pháp và Việt Nam đã bổ
khuyết lĩnh vực này của Hà Nội
16
.
Bước sang thời kỳ đổi mới, với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo
định hướng Xã hội chủ nghĩa, đô thị hoá được coi trọng hơn, nhà nước đã bắt đầu có
những chính sách khuyến khích phát triển đô thị. Từ đó người ta bắt đầu nghiên cứu
về vấn đề quy hoạch, chính sách phát triển đô thị và nghèo đói đô thị….
Lê Thanh Sang (2008) với Đô thị hoá và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và
sau đổi mới 1979-1989 và 1989-1999 đã đem đến cái nhìn tổng quan về đô thị hoá và
các l thuyết đô thị hóa ở Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, tăng trưởng đô thị ở Việt
Nam trước và sau đổi mới… Cùng với đó, cuốn Thăng Long-Hà Nội, mười thế kỷ đô
thị hoá của Trần Hùng, Nguyễn Quốc Thông (2004), đã nhấn mạnh quá trình đô thị
hóa của Thăng Long-Hà Nội qua từng thời kỳ lịch sử, các giai đoạn, triển vọng phát
triển Hà Nội trong tương lai.
Trương Quang Thao (2003) với nghiên cứu Đô thị học, những khái niệm mở
đầu đã nêu những luận điểm rất cơ bản và toàn diện về đô thị hoá. Tác giả đã đưa ra
những khái niệm cơ bản về đô thị hoá và các tác nhân của quá trình đô thị hóa như:
sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, sự phát triển của nền kinh tế
hay các hệ quả như: hệ quả kinh tế xã hội (vấn đề dịch cư, cấu trúc xã hội, lao động,
nghề nghiệp), hệ quả văn hoá xã hội (mức sống, lối sống và nhu cầu giao tiếp), hệ
quả không gian-môi trường (biến động trong cấu trúc quần cư và hệ thống quần
cư)… Tuy nhiên những khái niệm về đô thị hoá có liên quan đến đặc thù của Việt
Nam chưa được nêu một cách đầy đủ trong cuốn sách này.
Trong cuốn Đô thị Việt Nam, tác giả Đàm Trung Phường (1995) lại nhấn
mạnh đô thị hóa là một quá trình chuyển dịch lao động nhằm khai thác thiên nhiên
sẵn có như: nông-lâm-ngư nghiệp, khai khoáng… phân tán trên một diện tích rộng

khắp toàn quốc chuyển sang những hoạt động tập trung hơn như công nghiệp chế
biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ, thương mại, khoa học kỹ
thuật cũng có thể nói là chuyển dịch từ hoạt động nông nghiệp (hiểu rộng) phân tán
sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn thích hợp gọi là đô thị.

16
Pierre Clément, Nathalie Lancret (chủ biên), Hà Nội-Chu kỳ của những đổi thay: Hình thái kiến trúc và đô
thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, Nà Nội.

14

Nguyễn Thế Bá (1998) trong cuốn Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị cho
rằng quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước. Vì vậy cũng có
người cho rằng đô thị hóa là người bạn đồng hành của công nghiệp hóa. Quá trình đô
thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ
cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn
sang thành thị và diễn ra song song với động thái phát triển không gian kinh tế xã hội.
Trình độ đô thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn
hóa và của phương thức tổ chức cuộc sống xã hội. Đồng thời gắn liền với tiến bộ của
khoa học kỹ thuật và sự phát triển của các ngành nghề mới.
Trong cuốn Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam của Trần Ngọc Hiên,Trần Văn Chử (1998) chủ biên, đã phân
tích công nghiệp hoá và tác động của nó đến quá trình đô thị hoá ở Việt Nam trong
thời đại hiện nay. Trong nghiên cứu, ngoài việc nêu rõ kể từ khi có cuộc cách mạng
công nghiệp, loài người đã trải qua 4 đợt công nghiệp hóa, đô thị hóa, các tác giả còn
nhấn mạnh một số chính sách đối với đô thị hóa ở Việt Nam trong thời kỳ CNH-
HĐH của đất nước.
Vũ Hào Quang (2005), Những biến đổi xã hội ở nông thôn dưới tác động của
đô thị hóa và chính sách tích tụ ruộng đất (nghiên cu trường hp tỉnh Hải Dương) đã
nêu rõ cơ sở l luận và thực tiễn về tác động của đô thị hóa và chính sá ch dồn điền

đổi thửa tới cấu trúc xã hội nông thôn hiện nay. Trong công trình này, tác giả chủ yếu
chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích những nguyên nhân chủ quan đó là khả năng
thích ứng của người nông dân đưới tác động của những nhân tố đô thị hoá, tích tụ
ruộng đất và dồn điền đổi thửa với tư cách là những nhân tố khách quan. Những biến
đổi về hệ thống giá trị với tư cách là cái điều chỉnh hành vi của các chủ thể hành động
sẽ cho chúng ta thấy khả năng thích ứng của những người dân đang sống ở nông thôn
hiện nay.
Th hai, nghiên cu đô thị hóa tác động đến kinh tế-xã hội:
Ở lĩnh vực này, nghiên cứu của Trịnh Duy Luân (1998) về Tác động kinh tế,
xã hội của đổi mới trong lĩnh vực nhà ở đô thị, đã đi vào nghiên cứu tác động kinh tế-
xã hội của đổi mới trên địa bàn đô thị và vấn đề nhà ở; động thái của quá trình sản
xuất nhà ở đô thị trong thời kỳ đổi mới; phát triển và hoàn thiện lĩnh vực nhà ở đô thị.
Cùng nghiên cứu biến đổi kinh tế-xã hội trong quá trình đô thị hoá, Nguyễn Hữu
Minh (2003), Biến đổi kinh tế-xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị
hóa đã chỉ ra sự chuyển biến quá đột ngột về hành chính có thể làm cho một bộ phận
dân cư chưa kịp chuẩn bị với những đòi hỏi của cuộc sống đô thị, dẫn đến những
hẫng hụt. Nhịp sống, cơ cấu xã hội và các mối quan hệ xã hội ở nông thôn có thể thay
đổi một cách cơ bản. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
15

về sự thay đổi các chuẩn mực văn hóa cộng đồng là sự thay đổi thái độ, hành vi và
ứng xử của mỗi cư dân khu vực ven đô trong đời sống gia đình và xã hội.
Lê Tiêu La (2007) với nghiên cứu Một s biến đổi xã hội ở nông thôn vùng
ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới đã trình bày một số khía cạnh l luận và thực
tiễn của biến đổi xã hội. Phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến sự biến đổi
của một số vấn đề xã hội ở vùng nông thôn ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới.
Đồng thời đã đưa ra các dự báo một số xu hướng biến đổi về xã hội, đưa ra một số
giải pháp nhằm phát triển bền vững xã hội nông thôn vùng ven đô Hà Nội.
Trong nghiên cứu Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị
hóa vùng ven đô ở nước ta của Vương Cường (1997) đã nghiên cứu những đặc điểm

cơ bản của việc đô thị hóa vùng ven đô nước ta và những vấn đề kinh tế-xã hội chủ
yếu nảy sinh trong quá trình đô thị hóa vùng ven hiện nay. Dưới góc độ lối sống đô
thị, Lê Như Hoa đã cho công bố một số công trình như: Li sng trong đời sng đô
thị hiện nay (1993); Li sng đô thị miền Trung mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
(1996) và Bản sắc dân tộc trong li sng hiện đại (2003) đã tập trung vào phân tích
lối sống đô thị và đưa ra những nhận xét về lối sống đô thị nước ta hiện nay. Đặc biệt
trong cuốn Bản sắc dân tộc trong li sng hiện đại, tác giả cho rằng việc hình thành
lối sống đô thị hiện nay bị chi phối bởi một số nhân tố kinh tế-xã hội-văn hóa như: sự
biến đổi cơ cấu xã hội-nghề nghiệp của dân cư đô thị; sự chuyển đổi định hướng giá
trị của các nhóm xã hội; sự thay đổi chức năng, vai trò của các bộ phận trong guồng
máy điều hành quản l đô thị; điều kiện hiện thực (mức sống).
Ngô Văn Giá (2006) trong Những biến đổi về giá trị văn hoá truyền thng của
các làng ven đô thuộc địa bàn Hà Nội trong thời kỳ đổi mới đã phân tích những biến
đổi kinh tế-xã hội tác động tới sự biến đổi giá trị văn hoá truyền thống của các làng
ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới. Làm rõ hiện trạng biến đổi giá trị văn hóa
truyền thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và đề xuất một số
phương hướng và giải pháp phát triển và giữ gìn các giá trị văn hóa làng ven đô.
Phan Thị Mai Hương (2010), Những biến đổi tâm lý cơ bản của cư dân vùng
ven đô đã đưc đô thị hóa
17
đã góp phần phác thảo nên bức tranh chung về quá trình
đô thị hóa ở vùng ven đô, tìm hiểu thực trạng và sự biến đổi một số mặt trong đời
sống tâm l của cư dân vùng ven đô đã được đô thị hóa và những tác động của quá
trình này đến đời sống tâm l của người dân hiện nay.
Th ba, nghiên cu đô thị hóa tác động đến vấn đề lao động, việc làm:
Tác giả Trần Thị Tuyết Mai (1998), Lý luận, phương pháp luận và phương
pháp nghiên cu xây dựng chiến lưc phát triển nguồn nhân lực đáp ng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2020 đã trình bày cơ sở l luận,

17

Phan Thị Mai Hương (2010), Những biến đổi tâm lý cơ bản của cư dân vùng ven đô đã đưc đô thị hóa,
NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010.

16

phương pháp luận nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đề
xuất nội dung, phương pháp nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển
nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đến năm 2020.
Bùi Thị Ngọc Lan (2006), Giải quyết việc làm cho nông dân vùng đồng bằng
Sông Hồng ở nước ta hiện nay, đã giới thiệu quan niệm về việc làm và những nhân tố
tác động đến việc làm của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng. Đánh giá thực trạng
và triển vọng giải quyết việc làm cho nông dân vùng đồng bằng sông Hồng. Đề xuất
phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho nông dân
vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010.
Phan Thị Mai Hương (2008) với bài viết Chiến lưc sng qua những dự định
nghề nghiệp của cư dân ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa
18
đã nghiên cứu
chiến lược sống qua những dự định việc làm của người dân khu vực ven đô cho thấy
yếu tố nội lực cho sự phát triển chưa trở thành một nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự
đổi mới cho mỗi người. Minh chứng cho sự bị động của người dân trước bối cảnh
mới, cần sự chuẩn bị tâm l chu đáo để tiếp cận với cơ hội phát triển một cách chủ
động hơn.
Đỗ Thị Lệ Hằng (2008), Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân vùng
ven đô trong quá trình đô thị hóa
19
nêu rõ thực trạng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp
và thu nhập của người dân vùng ven đô Hà Nội. Thông qua những nghiên cứu, thống
kê về nghề nghiệp, thu nhập chính của các hộ gia đình thuộc 3 khu vực: Yên Mĩ, Yên
Sở, Mỹ Đình trong quá trình đô thị hóa.

Trần Minh Ngọc (2009), Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến 2020, tập trung nghiên cứu, phân
tích và làm rõ thực trạng việc làm của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng những
năm gần đây (2000-2007). Qua nghiên cứu, tác giả đã đánh giá những tác động của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến thay đổi cơ cấu việc làm của nông dân và
làm rõ những tác động của thị trường, vai trò của nhà nước đến việc làm của người
lao động vùng đồng bằng sông Hồng. Phân tích tác động của một số chính sách liên
quan đến tạo việc làm cho nông dân, xu hướng di chuyển lao động trong nội vùng và
với các vùng khác. Từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm giải quyết việc
làm, tăng thu nhập cho nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong tiến trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến 2020.
Th tư, nghiên cu đô thị hóa gắn với phát triển khu vực làng xã ven đô:

18
Phan Thị Mai Hương (2008), Chiến lưc sng qua những dự định nghề nghiệp của cư dân ven đô Hà Nội
trong quá trình đô thị hóa. Tạp chí Tâm lý học, Số 12. tr.13-18

19
Đỗ Thị Lệ Hằng (2008), Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân vùng ven đô trong qua trình đô thị
hóa. Tạp chí Tâm lý học, Số 3, 2008, tr. 37-40.

×