Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 187 trang )


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH





BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2009

Mã số: B.09.18


NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI NẢY SINH
TRONG THỰC HIỆN CÔNG
NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế
Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Ngọc Dũng
Thư ký đề tài: Hoàng Thị Hường


8091


HÀ NỘI - 2009


DANH SÁCH
THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

1. TS. Mai Văn Bảo: Viện Kinh tế, Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Đức Bình: Học viên cao học KTCT.
3. TS. Phạm Ngọc Dũng: Viện Kinh tế, Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Trí Dũng: QUV / Bí thư ĐU Phường 6, Gò Vấp, Tp. HCM.
5. PGS.TS Nguyễn Thị Như Hà, Viện Kinh tế, Học viện CTHCQG HCM.
6. PGS.TS An Như Hải: Viện Kinh tế, Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh.
7. Thiếu Quang Hạnh: Phó Chủ tịch UBND huyệ
n Tam Nông tỉnh Phú Thọ.
8. Phạm Mạnh Hùng: Trưởng phòng nghiệp vụ 2, Thanh tra tỉnh Hà Nam.
9. Tôn Đức Hải: PGĐ Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
10. Đinh Thị Thu Hương: UVTV, Trưởng ban TGTƯ Việt Trì, Phú Thọ.
11. Dương Thị Tuyết Hồng: Cao học KTCT-Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Lê Thị Diệu Hoa: Viện Kinh tế, Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh.
13. Hoàng Văn Nghiệm: PGĐ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn.
14. NCS Ngô Tuấ
n Nghĩa: Viện Kinh tế, Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh.
15. TS. Nguyễn Minh Quang: Viện Kinh tế, Học viện CTHCQG HCM.
16. PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh: Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh.
17. TS. Vũ Thị Thoa: Viện Kinh tế, Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh.
18. TS. Đoàn Xuân Thủy: Viện Kinh tế, Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh.
19. Th.s Nguyễn Hữu Thịnh: Trường Chính trị Tôn Đức Thắng An Giang.
20. Hà Thị Minh Tâm: Chánh văn phòng LHPH tỉnh Hà Nam.
21. Đặng Thị Phương Thảo: Trưởng ban TTVHTƯ
Đoàn TNCS HCM.


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


BVTV: Bảo vệ thực vật.
LĐ, TB &XH: Lao động – Thương binh & Xã hội
CNXH: chủ nghĩa xã hội.
CNH: Công nghiệp hóa.
CIEM: Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước.
ÐBNT: địa bàn nông thôn.
GTSX: giá trị sản xuất.
HĐH: hiện đại hóa.
HTXNN: hợp tác xã nông nghiệp.
HTXLNTTT: hệ thống xử lý nước thải tập trung.
IMF: Quỹ tiền tệ quốc t
ế.
IPSARD: Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
ILSSA: Viện Khoa học Lao động.
KH&CN: khoa học & công nghệ.
KH&KT: khoa học & kĩ thuật.
KCX-KCN: khu chế xuất, khu công nghiệp.
LLSX: lực lượng sản xuất.
NLN: nông lâm nghiệp.
NN & PTNT: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
NN(T-C-DV): nông nghiệp (Trồng trọt-Chăn nuôi- Dịch vụ).
TFP: chỉ số năng suất tổng hợp.
TCCP: tiêu chuẩn cho phép.
TĐKT: Tập đoàn kinh tế.
TCT: Tổng công ty.


VNĐ: Việt Nam đồng.

WB: Ngân hàng thế giới.
KTTN: kinh tế tư nhân




DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HỘP ĐEN


Số hiệu Tên trang
Bảng 2.1 Tăng trưởng GTSX nông nghiệp theo giá so sánh 1994 61
Biểu đồ 1.1 Lượng khí thải CO
2

của một số nước 23
Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ sinh viên vào đại học năm 2005 (%) 46
Biểu đồ 2.1 GDP nông nghiệp 1986-2008 theo giá so sánh 1994 62
Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 3 lĩnh vực lớn 64
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước qua các năm (%) 73
Biểu đồ 2.4 Chênh lệch tiêu dùng tháng giữa nhóm giàu nhất và
nhóm nghèo nhất ở Việt Nam và một số nước
76
Biểu đồ 2.5 Bất bình đẳng thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm
nghèo nhất trong thực hiện CNH nông nghiệp nông thôn
ở Việt Nam
91
Biểu đồ 3.1 Vẫn còn đậm nét nông nghiệp và nông thôn 106
Biểu đồ 3.2 không lời 144
Hộp1.1 Chương trình Làng Mới (Saemaul Undong) Tại Hàn
Quốc

43
Hộp 2.1 Sông Hương đổi màu 95


1
MỤC LỤC
Số TT Nội dung Trang
1
Mở đầu
1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
3. Mục tiêu của đề tài 7
4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp khoa học của đề tài về lý luận và thực tiễn 8
7. Lực lượng nghiên cứu 8
8. Những công trình đã xã hội hóa 8
9. Nội dung 9
2
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XEM XÉT,
ĐÁNH GIÁ KINH TẾ, XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NÔNG THÔN
10
1.1. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 10
1.1.1. Quan niệm hiện đại về CNH 10
1.1.2. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững 12
1.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế bền vững 14
1.1.2.2. Xã hội bền vững 15

1.1.2.3. Bảo tồn môi trường thiên nhiên 21
1.2. Những nhân tố chi phối đến khả năng khắc phục
những bức xúc kinh tế, xã hội ở nông thôn hiện nay
25
1.2.1. Cơ chế chất lượng cao là nhân tố quan trọng nhất
chi phối đến khả năng khắc phục những bức xúc kinh tế,
xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay
25

2
2.2.2. Bình đẳng trong phân phối thu nhập là nhân tố
quan trọng khắc phục bức xúc kinh tế, xã hội nông thôn
theo hướng bền vững
29
1.3. Kinh nghiệm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn trong phát triển bền vững ở một số nước
31
1.3.1. Kinh nghiệm Trung Quốc 32
1.3.2. Kinh nghiệm Nhật Bản 35
1.3.3. Kinh nghiệm Hàn Quốc 40
1.3.4. Kinh nghiệm của Đài Loan 47
3 Chương II: THỰC TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI Ở
NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
53
2.1. Tình hình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở Việt Nam
53
2.1.1. Chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
của ĐCS Việt Nam trong những năm qua

53
2.1.2. Thành quả thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp
nông thôn
61
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao và liên
tục trong nhiều năm, đảm bảo phát triển ổn định kinh tế
đất nước
61
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế
nông thôn theo hướng hiện đại, tạo ra giá trị gia tăng ngày
càng cao
68
2.1.2.3. Đời sống kinh tế, xã hội nông thôn có nhiều cải
thiện
70

3
2.1.2.4. Văn hóa xã hội nông thôn Việt Nam biến đổi
theo hướng tích cực
76
1/Về văn hóa phi vật thể làng, bản ở nông thôn Việt
Nam
77
2/Về văn hóa vật thể 78
2.2. Thực trạng một số vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy
sinh trong thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn Việt
Nam
80
2.2.1.Tình trạng mất đất, thiếu việc làm ở nông thôn
ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các đô thị

kiếm sống rất lớn
80
2.2.1.1. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp, ảnh hưởng
đến việc làm ở nông thôn trong những năm gần đây
80
2.2.1.2. Việc làm và lao động di cư từ nông thôn Việt
Nam
86
2.2.2. Phân hóa giàu – nghèo bất bình đẳng xã hội gia
tăng
89
2.2.2.1. Tình hình 89
2.2.2.1. Nguyên nhân 93
2.2.3. Môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoát
nghiêm trọng
94
2.2.3.1. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp,
khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn
94
2.2.3.2. Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu
vực sản xuất nông nghiệp
97
2.2.3.3. Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề 98

4
2.2.3.4. Nguyên nhân 99
2.2.4. Đời sống văn hóa xã hội có nhiều biểu hiện xuống
cấp
100
2.2.4.1. Thực trạng 100

2.2.4.2. Nguyên nhân 102
4
Chương III: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC NHỮNG BỨC XÚC KINH TẾ, XÃ HỘI
NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO HƯỚNG CÔNG
HIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA BỀN VỮNG
105
3.1. Một số quan điểm khắc phục những bức xúc kinh tế,
xã hội nông thôn theo hướng hiện đại hóa bền vững
106
3.1.1. Cần khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn là con đường tất yếu hiện đại hóa đất
nước
107
3.1.2. Nhận thức rõ tầm quan trọng và bản chất của phát
triển kinh tế, xã hội nông thôn bền vững
107
3.1.3. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững phải
là cơ sở của các giải pháp khắc phục những bức xúc kinh
tế, xã hội
108
3.1.4. Phải xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân các
địa phương, tìm những giải pháp ở trong nông thôn Việt
Nam mà CNH, HĐH bằng con đường tất yếu kinh tế
108
3.1.4. Phải có cách nhìn mới về quá trình tiến hoá 110
3.2. Một số nhóm giải pháp cơ bản 110
3.2.1. Nhóm giải pháp chung, đổi mới và hoàn thiện hơn
nữa môi trường pháp lý và môi trường kinh tế
111


5
3.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế là nguồn lực quan trọng khắc
phục những bức xúc kinh tế, xã hội nông thôn theo hướng
HĐH bền vững
113
3.2.1.2. Đổi mới hơn nữa sự điều hành của Chính phủ
và chính quyền các cấp cũng là một nguồn lực HĐH nông
nghiệp, nông thôn bền vững
115
3.2.2. Nhóm giải pháp khắc phục bức xúc về kinh tế, văn
hóa xã hội, môi trường
123

3.2.2.1. Phát huy những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và giải pháp khắc phục chênh lệch và bất bình
đẳng kinh tế ở nông thôn
123
3.2.2.1.1. Phát huy những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế
126
3.2.2.1.2. Giải pháp khắc phục chênh lệch và bất bình
đẳng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối
thu nhập
128
3.2.2.2. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
129
3.2.2.2.1. Một số đặc điểm lao động nông nghiệp 129
3.2.2.2.2. Giải pháp chung 130

3.2.2.2.3. Giải pháp mở rộng cầu lao đông ở nông
thôn thực hiện ly nông bất ly hương
133
3.2.2.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cung lao
đông ở nông thôn trong hội nhập TWO
136
3.2.2.3. Một số giải pháp khắc phục ô nhiễm và bảo
vệ môi trường
142

6
3.2.2.4. Giải pháp giữ gìn và phát triển bản sắc văn
hóa truyền thống nông thôn Việt Nam
146
5
Kết luận
151
6
Danh mục tài liệu tham khảo
154
a) Tài liệu tiếng Việt 154
b) Tài liệu nước ngoài 162
c) Tài liệu trên mạng INTERNET 163


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Các nước chậm phát triển như nước ta, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong

quá trình phát triển. Chỉ có HĐH nông nghiệp, nông thôn, mới tạo tiền đề vững
chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp HĐH đất nước. Trên cơ sở tính quy luật
đó, Đại hội X Đảng Cộ
ng sản Việt Nam (2006) xác định: "Phải luôn luôn coi
trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn", giải
quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Đến nay, việc thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã đạt được
những thành tựu đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực phát triển kinh t
ế nông
thôn, đồng thời kéo theo nhiều đổi thay ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội
nông thôn. Tuy nhiên, cũng từ đó, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh,
thể hiện sự bất cập, hạn chế của quá trình thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp,
nông thôn, từ chủ trương, chính sách, mối quan hệ lợi ích giữa công nghiệp, với
nông nghiệp, giữa thành thị với nông thôn, cũng nh
ư sự vươn lên của bản thân
nông dân. Nó đã nảy sinh những vấn đề kinh tế, xã hội và diễn biến rất phức tập,
mà đòi hỏi phải được nhận thức rõ tình hình, nguyên nhân của thực trạng ấy, từ
đó xác định giải pháp khắc phục, nếu không sẽ có nguy cơ mất ổn định chính trị
không thể lường trước được. Cụ thể là:
1/ Kinh tế nông thôn phát triể
nn còn rất chậm. Thực hiện CNH về cơ bản
chưa thúc đẩy mạnh nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng hiện đại.
Thực tế, kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông
thôn chuyển dịch theo hướng hiện đại rất chậm chạp. CNH đã góp phần đô thị
hoá nông thôn nhiều hơn là hiện đại hoá nông nghiệp. Một số năm gần đây,
Chính phủ đã t
ăng ngân sách đầu tư phát triển nông thôn như đầu tư để giảm nhẹ
thiên tai, đầu tư khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xoá đói giảm


2
nghèo, tạo việc làm, nâng cao mức hưởng thụ dịch vụ giao thông, truyền hình, y
tế, giáo dục, nước sinh hoạt
Song, nhìn chung tỷ trọng đầu tư còn thấp so với tổng đầu tư xã hội. Điều
đó dẫn đến cơ sở hạ tầng nông thôn còn ở mức thấp kém, khoa học & công nghệ
(KH & CN) chậm phát triển. Mặc dù, Chính phủ khuyến khích sự hợp tác giữa
“bốn nhà” trong quá trình phát triển nền s
ản xuất nông nghiệp hàng hoá hiện đại,
nhưng trên thực tế, sự hợp tác này vẫn chưa có hiệu quả. Trong khoảng 15 năm
gần đây, một số thành tựu công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong sản xuất
nông nghiệp, song còn hạn chế về quy mô, mức độ. Do vậy, chưa thực sự nâng
cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị

trường; việc cơ giới hoá cũng được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, nhưng
lao động thủ công vẫn phổ biến và chiếm khoảng 70%.
2/ Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng nghiêm trọng, hiện
tượng ly nông ra các trung tâm đô thị kiếm sống rất lớn. Do phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế, xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập sâu vào nền kinh tế
thế
giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị nhằm
đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế khách quan. Tuy nhiên, quá trình
CNH, HĐH đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở
các địa phương, nhất là ở những địa phương có tốc độ CNH và đô thị hoá diễn ra
nhanh chóng. Trong đó, vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi
chuy
ển đổi mục đích sử dung đất nông nghiệp, nông dân rơi vào tình trạng thiếu
việc làm hoặc thất nghiệp, mà ồ ạt kéo ra các đô thị lớn Hà Nôị, thành phố Hồ
chí Minh, thành phố Đà Năng làm thuê rất lớn. Đây được coi là vấn đề bức xúc
nhất.
Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thất

nghiệp thuộc khu vực nông nghiệp và nông thôn chưa được các c
ấp, các ngành
chức năng quan tâm đúng mức. Tỉ lệ nông dân và con em của họ vào làm việc ở

3
các doanh nghiệp trong các khu, điểm công nghiệp rất thấp, chỉ khoảng 15 -
20%. Tình trạng thất nghiệp trong nông thôn đang trở nên phổ biến và là vấn đề
xã hội bức xúc cần được quan tâm giải quyết, nếu không sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây
mất ổn định chính trị.
3/ Phân hoá giàu - nghèo, bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng. Chênh
lệch về lợi ích giữa công nghiệp và nông nghiệp rất lớn, dẫn đến chênh l
ệch thu
nhập và mức sống giữa dân cư nông thôn với thành thị đang doãng ra khá mạnh.
Nếu như trong thời kỳ bao cấp, chênh lệch lợi ích giữa công nghiệp và nông
nghiệp, chênh lệc về thu nhập giữa nông thôn và thành thị không đáng kể, hầu
như chưa có sự phân hoá giàu nghèo, thì khi chuyển sang cơ chế thị trường, quá
trình phân hoá giàu nghèo trong xã hội Việt Nam đã diễn ra với tốc độ khá
nhanh. Khoảng cách giữa thu nhập của nhóm hộ
giàu nhất và nhóm hộ nghèo
nhất ngày càng lớn. Mức chênh lệch này ở miền Bắc và miền Trung thấp hơn so
với miền Nam và Tây Nguyên. Dân số ở nông thôn chiếm khoảng 70% dân số cả
nước, nhưng thu nhập chỉ bằng một nửa tổng thu nhập quốc dân của 20% dân số
sống ở thành thị. Đó cũng là cơ sở nảy sinh vấn đề chính trị trong xã hội Việt
Nam
4/ Môi trường nông thôn bị ô nhi
ễm và suy thoát nghiêm trọng. Những năm
qua, hoạt động của nhiều nhà máy trong các khu công nghiệp, các làng nghề đã
gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các
khu công nghiệp, các làng nghề đang có những diễn biến hết sức phức tạp, thậm
chí đã tạo nên làng ung thư. Do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhiều

doanh nghiệp, làng nghề chưa chú trọng đúng mức nhiệm vụ bảo vệ môi trường,
các ch
ất độc hại được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, mà không qua xử
lý, hoặc có xử lý nhưng không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường.
5/ Đời sống văn hoá, tinh thần ở nông thôn có nhiều bất cập. Nông thôn
truyền thống là nơi phát sinh và lưu giữ nền văn hoá truyền thống của dân tộc.

4
Văn hoá truyền thống, xét cho cùng, là nhân tố quan trọng của sự phát triển kinh
tế - xã hội bền vững. Tuy nhiên, những năm qua, do CNH, HĐH, đô thị hoá,
nhiều giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống tốt đẹp ở nông thôn đã và đang bị
xâm hại, làm biến dạng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá tinh thần của
cộng đồng dân cư ở nông thôn.
Trong nhữ
ng năm qua, quá trình CNH diễn ra nhanh chóng, cùng với sự
xuất hiện nhiều thị trấn, thị tứ, những trục đường giao thông mới ở các vùng
nông thôn. Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ tới an ninh trật tự ở nông thôn.
Đời sống vật chất được cải thiện, sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn…
đã tạo điều kiện cho một bộ phận trong nông dân, nhât là số thanh niên lười
biếng, “h
ọc đòi” trở nên hư hỏng. Nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội đã xuất
hiện và đang có diễn biến phức tạp. Một số loại tội phạm nguy hiểm trước đây
chưa từng xảy ra ở nông thôn, thì nay đã xuất hiện và diễn biến phức tạp trên
diện rộng.
Ngoài ra, những rủi ro trong làm ăn kinh tế, những bất hạnh trong cuộ
c
sống của người nông dân cũng là một trong những lý do khiến các hoạt động mê
tín dị đoan có chiều hướng gia tăng, nhiều hủ tục lạc hậu được khôi phục, phát
triển ở nông thôn.
Tình trạng này nảy sinh có phải chỉ là nguyên nhân chủ quan của người nông

dân hay còn là quan điểm, chủ trương, chính sách, biện pháp không đồng bộ của
Nhà nước và chính quyền địa phương ? Phải chăng những “điểm nóng” n
ảy sinh,
nguyên nhân của nó là cả từ trên xuống và cả từ dưới lên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Từ sau Đại hội VIII (1996), chúng ta đã có nhiều chương trình, đề tài cấp
nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở, luận án, dự án, hội thảo khoa học và sách, báo và
tạp chí nghiên cứu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn,
trong đó cũng đã nêu ra những bức xúc kinh tế, xã hội, văn hoá tiền đề n
ảy sinh

5
những vấn đề chính trị xã hội trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
nông thôn.
a) Về chương trình, đề tài, luận án và các dự án cụ thể ở các địa phương.
Từ khi đổi mới đến nay, nhất là từ năm 1996, Nhà nước ta đã đề ra các chương
trình nghiên cứu khoa học xã hội, như Chương trình KHXH.02: “Phương
hướng, mục tiêu, tiến trình và những giải pháp nhằm công nghiệp hoá, hi
ện đại
hoá” (1996- 2000), Chương trình KX.02: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá định
hướng xã hội chủ nghĩa: con đường và bước đi” (2001-2005); Đề tài cấp nhà
nước KX.02.01, “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn. Những vấn đề lý luận
và kinh nghiệm thế giới ” (2001), do TS Lê Cao Đoàn làm chủ nhiệm. Đề tài cấp
nhà nước KX.02.02: “Tác động của xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế đến tiế
n trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam ” (2003) do
TS Nguyễn Xuân Thắng làm chủ nhiệm. Đề tài cấp nhà nước “Vấn đề nông
nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo
hướng hiện đại” (2007), do PGS.TS Nguyễn Danh Sơn làm chủ nhiệm. Đề tài
khoa học cấp nhà nước “Mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định

hướng xã hội chủ nghĩa” (KX.02.04), do GS.TS Đỗ Hoài Nam làm chủ nhiệm.
Nhiều đề tài cấp b
ộ, cấp cơ sở về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn đã được triển khai nghiện cứu ở nhiều cơ sở, như ở trung tâm
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh), các Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh khu vực 1, 2, 4, 4, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, các Viện nghiên
cứu Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà N
ội, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân thành phố Hồ Chí Minh và các trường và các viện Kinh tế khác trong
nước.
Nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, nhiều chương trình và dự án về
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng đã được cụ thể hoá
ở 63 tỉnh thành và các huyện trong cả nước.

6
b) Về Hội thảo khoa học quốc tế và trong nước: năm 2007 tại Hà Nội, Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc
vụ viện Trung Quốc tổ chức Hội thảo quốc tế về “Vấn đề nông nghiệp, nông
thôn và nông dân kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam”. Hội thảo quốc tế
giữa Việt Nam và Đài Loan tại Vi
ệt Nam năm 2008 với chủ đề: “Công nghiệp
hoá nông nghiệp, nông thôn Đài Loan và Việt Nam: Nghiên cứu so sánh”.
c) Về sách, báo và tạp chí: Cuốn sách “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công -
nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng: thực trạng và giải pháp” của tác giả TS
Đặng Văn Thắng, TS Phạm Ngọc Dũng, do Nxb Chính trị Quốc gia, HN phát
hành (năm 2003). Cuốn sách ''Một số vấn đề về công nghiệp hoá, hiện
đại hoá
ở Việt Nam'' (2005) của Viện Kinh tế học. Cuốn sách “Công nghiệp hóa hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan” của tác giả Nguyễn Đình Liên, Viện

Nghiên cứu Trung Quốc. Xuất bản năm 2006 do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
phát hành. Cuốn sách “Những biến đổi kinh tế - xã hội của hộ gia đình”, tác giả:
Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai. “Xã hội học nông thôn” (2006) của tác giả
Bùi Quang Dũng, do nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành. “Vấn đề môi
trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, chủ biên: GS-TSKH Vũ
Hy Chương, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 2006. Cuốn sách
“Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam – Con
đường và bước đi” của GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn chủ biên do Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia cho xuất bản năm 2007
Ngoài ra, có rất nhiều bài viết đăng trên báo và tậ
p chí như: tạp chí Cộng
sản, tạp chí Triết học, tạp chí Nông thôn ngày nay, tạp chí Khoa học công nghệ
và môi trương, tạp chí Nghiên cứu lý luận, tạp chí Lý luận chính trị, tạp chí Báo
chí và Tuyên truyền, tạp chí Thời đại, tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội.
Nhìn chung, trong các chương trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án,
đề án, sách, báo và tạp chí đã nghiên cứu, viết về CNH, HĐH nông nghi
ệp, nông
thôn đều có đề cập đến vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong triển khai

7
thực hiện, nhưng chưa đầy đủ, sâu sắc và chưa có hệ thống, nhất là giải pháp để
khắc phục có hiệu quả các vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc. Trên thực tế chưa có
đề tài nào chuyên nghiên cứu về những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong
thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.
Từ tính cấp thiết của vấn đề và tình hình đã nghiên cứ
u, chúng tôi cho rằng,
nghiên cứu khoa học: “Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay” là
rất cần thiết.
3. Mục tiêu của đề tài:

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận kinh tế, xã hội, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân nảy sinh vấn
đề kinh tế,
xã hội bức xúc trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn ở Việt Nam hiện nay;
Thứ ba, đưa ra được định hướng giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao
nhằm góp phần khắc phục tình hình kinh tế, xã hội bức xúc ở nông thôn Việt
Nam trong những năm tới.
4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề kinh t
ế, văn hóa, xã hội,
môi trường bức xúc khi thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt
Nam. Nội dung nghiên cứu của đề tài rất rộng. Trong khuôn khổ đề tài cấp bộ,
nghiên cứu trong 15 tháng, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề kinh, tế xã
hội bức xúc nhất ở nông thôn Việt Nam bị thu hồi đất để thực hiện CNH, HĐH.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Về phương pháp luận:

8
Dựa trên cơ sở phương hướng lý luận và phương pháp luận Mác - Lênin và
những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh. Trước hết, đề tài vận dụng phương pháp luận
Mác - Lênin với 3 quan điểm rất cơ bản: quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm
vận động và phát triển và quan điểm về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.
Đồng thờ
i, vận dụng 2 chỉ dẫn hiện đại của Hồ Chí Minh: tổng thể hoá, thiết
thực và hành động.
Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu:
a) Kết hợp phương pháp ngành và đa ngành với phương pháp phỏng vấn
sâu, phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp đối chiếu và so sánh, phương

pháp phân tích và tổng hợp để giải quyết nội dung nghiên cứu của đề tài;
b) Kết hợp nghiện cứu quan đi
ểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam với thực tế thời đại;
c) Tổ chức đi khảo sát thực tế ở một số địa phương.
6. Đóng góp khoa học của đề tài về lý luận và thực tiễn:
1/ Đề tài đã hệ thống, làm rõ một số vấn đề lý luận mới nhất về kinh tế, xã
hội trong thự
c hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn;
2/ Đề tài đã đi sâu phân tích những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nhất và
nguyên nhân mà nó nảy sinh trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở Việt Nam hiện nay;
3/ Đưa ra một số định hướng giải pháp có ý nghĩa thực thi góp phần khắc
phục và phát triển kinh tế, xã hội trong việc thực hiện CNH, HĐH ở nông thôn
Việt Nam theo hướng bền vững trong thời gian tới.
7. Lự
c lượng nghiên cứu: Tham gia nghiên cứu đề tài gồm có các PGS,
TS, NCS, Th.s, học viên cao học trong và ngoài Viện Kinh tế và các nhà hoạt
động thực tiễn ở một số tỉnh thành như Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam, Hà Tĩnh,
thành phố Hồ Chí Minh, An Giang.
8. Những công trình đã xã hội hóa: trong quá trình nghiên cứu, các cộng
tác viên đã xã hội hóa được 4 bài:

9
1. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Bắc Giang - thành tựu và những
vấn đề đang đặt ra.
2. Lao động nữ và việc làm trong các khu công nghiệp ở Hà Nam - vấn đề
và giải pháp.
3. Phân phối thu nhập ở Việt Nam - vấn đề bức xúc cần giải quyết.
4. Tam nông ở Bắc giang - thành tựu và vấn đề.

9. Nội dung:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài tập
trung nghiên cứu 3 chương c
ơ bản sau đây:























10
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XEM XÉT, ĐÁNH GIÁ

KINH TẾ, XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NÔNG THÔN

HĐH bền vững là cơ sở lý luận xem xét, đánh giá, khắc phục những vấn đề
kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện HĐH nông nghiệp, nông thôn.
1.1. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
1.1.1. Quan niệm hiện đại về công nghiệp hoá
CNH là quá trình nâng cao tỷ trọng công nghiệp cả về lao động, giá trị toàn
bộ các ngành kinh tế của một địa phương, một quốc gia. Đây là quá trình chuyển
biến kinh t
ế, xã hội từ nền kinh tế nông nghiệp với mức tập trung tư bản nhỏ
sang nền kinh tế công nghiệp với mức tập trung tư bản cao. CNH là một phạm
trù lịch sử. CNH là một phần của quá trình HĐH. Theo từ điển Bách bách khoa
toàn thư Việt Nam: “Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ
sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự
phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học & công nghệ, tạo ra năng suất lao
động xã hội cao. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, xây dựng nền đại
công nghiệp cơ khí hoá có khả năng cải t
ạo, trước hết là nông nghiệp và toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, nhằm biến một nước kinh tế chậm phát triển, sản xuất nhỏ
là phổ biến sang nền sản xuất lớn chuyên môn hoá. HĐH là quá trình xây dựng
cơ cấu kinh tế mới, mà nòng cốt là cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hiện
đại.”
1
.
Như vậy, CNH là quá trình nâng cao giá trị tuyệt đối sản lượng và lao động
công nghiệp, đồng thời CNH gắn với phát triển văn hóa xã hội để đạt tới xã hội

công nghiệp. CNH, HĐH có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội. Thời


1


11
Hậu Lê, Lê Quý Đôn
2
có câu: "Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương
bất hoạt, phi trí bất hưng". Cùng với đổi mới các chu kỳ đầu tư thiết bị, rút ngắn
thời gian lưu kho, chu kỳ kinh doanh, thực hiện “tuần hoàn của tư bản”
3
, “chu
chuyển tư bản”
4
, công nghiệp hóa sẽ được rút ngắn. Công nghiệp phát triển nảy
sinh nhiều ngành nghề mới, nhất là lĩnh vực dịch vụ, từ đó thu hút nhiều lao
động hơn, làm tăng thu nhập, nhưng cũng dễ làm họ mất việc hơn nếu bước đi,
cách làm CNH sai.
Cùng với quá trình CNH, đô thị hóa sẽ phát triển. Sự hình thành và phát
triển các đô thị sẽ dẫn tới xã hội hiện đại, xã hội d
ịch vụ. Cũng từ đó, chế độ
chính trị và pháp luật cũng có những thay đổi. Những tập quán và truyền thống
của xã hội nông nghiệp biến đổi theo hướng hiện đại.
Kế thừa, biến cải kinh nghiệm của các nước trong lịch sử trên cơ sở thực
tiễn CNH ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định: CNH, HĐH là quá trình
chuyển đổi căn bản, toàn di
ện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng

một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương
pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ KH &
CN nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đại hội đại biểu toàn quố
c giữa
nhiệm kỳ (1/1994) chỉ rõ: “đẩy tới một bước công nghiệp hóa đất nước…đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân”
5



2
Lê Quý Đôn (năm 1726 - năm 1784) tên thật Lê Danh Phương là quan của nhà Hậu Lê, là một nhà khoa học
trong nhiều lĩnh vực. Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái (Lê Dụ Tông) thứ 7, quê tại
làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và mất ngày
14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45.
3
C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, t. 24, tr. 45.
4
C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, t. 24, tr. 231.
5
Đảng cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của BCH TƯ tại hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của
Đảng, T/C Cộng sản 2/1994, tr.14-15.

12
Khái niệm CNH trên được Đảng ta xác định rộng hơn so với những quan
niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và
quản lý kinh tế, xã hội và được sử dụng bằng các phương tiện và các phương
pháp tiên tiến, hiện đại với công nghệ cao. Như vậy, CNH theo tư tưởng mới là
không bó hẹp trong phạm vi nâng cao trình độ lực lượng sản xu

ất (LLSX), kỹ
thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan
niệm trước đây.
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể hiện thời,
CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay gồm các đặc điểm chủ yếu: 1. Công nghiệp
hoá phải gắn liền với hiện đại hoá; 2. CNH, HĐH trong
điều kiện cơ chế thị
trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước. 3. CNH không xuất phát từ chủ
quan của Nhà nước, mà nó phải trên cơ sở các quy luật kinh tế khách quan; 4.
CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hoá, vì thế mở cửa là tất yếu. CNH trong
điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận dụng,
tranh thủ được thành tự
u của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế, nhưng phải là CNH,
HĐH bền vững.
1.1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn bền vững
CNH, HĐH nông nghiệp ở thế kỷ hiện nay, một mặt là HĐH phương cách
sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thích ứng với sản xuất nông nghiệp
mang tính thời vụ. Mặt khác, kỹ thuật sản xuất nông nghi
ệp phải được HĐH.
Tiếp nữa là, HĐH phương thức sản xuất nông nghiệp còn là chuyển nông nghiệp
từ sản xuất cá thể phân tán và tách rời sang sản xuất mang tính xã hội quy mô
lớn có sự phân công và hiệp tác.
Trong điều kiện KH & CN hiện nay, CNH, HĐH nông nghiệp là: “nông
nghiệp phải được tự động hóa, nghĩa là dựa vào kỹ thuật vi điện tử hiện đại, sử

13
dụng máy móc có thể điều chỉnh, kiểm tra, gia công và khống chế tự động. Thực
tế phải công xưởng hóa sản xuất nông nghiệp, nghĩa là sản xuất các loại cây
trồng vật nuôi bằng việc khống chế nhân lực trong sản xuất; sử dụng kỹ thuật và
trang bị hiện đại nhằm tiến hành cung cấp không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng

và nước cho sự sinh trưởng
động và thực vật…hình thành môi trường sinh
trưởng hoàn toàn do con người không chế, trên thực tế đã sáng tạo ra một loại
nhà máy nông nghiệp. Sinh vật hóa, tức là kỹ thuật gen hóa, nuôi cấy tế bào hóa,
xúc tác hóa, lên men hóa….Thực vật đa nguyên hóa, tức là phát triển nông
nghiệp sa mạc, nông nghiệp biển, nông nghiệp khoảng không vũ trụ. Điện khí
hóa; quản lý khoa học hóa và phát triển liên tục hóa, tức là đảm bảo cho ruộng
đất, cây trồng và nguồn tài nguyên di truyền của
động vật, không gây ra sự xuy
giảm của môi trường, giữ cho kỹ thuật phù hợp, có thể thực hiện về kinh tế và xã
hội vẫn tiếp tục phát triển”
6
. Quan niệm HĐH nông nghiệp như vậy đã hàm chứa
phát triển nông nghiệp bền vững.
Vậy phát triển bền vững kinh tế nông thôn là "sự phát triển có thể đáp ứng
được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai "
7
. Phát triển bền vững, thì phải có
tính liên tục, các lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài phải được duy trì. Việc xem
xét một hoạt động kinh doanh có bền vững hay không chỉ là một dự báo, là một
hoạt động có tính rủi ro cao, vì nó có thể bền vững và cũng có thể không bền
vững. Nói cách khác, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững phải bảo
đảm sự phát triển kinh tế có hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo
vệ. Để đạt được mục tiêu này, hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, tất cả các
thành phần kinh tế và mọi người dân phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích
dung hợp 3 lĩnh vực chính: kinh tế - văn hóa xã hội - môi trường. Điều này


6

Xem thên Dự báo thế kỷ 21, Nxb Thống kê, 1998, tr.377-390.
7
Báo cáo Brundtland năm 1987 (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và Phát triển
Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland).

14
nghĩa là: tăng trưởng kinh tế bền vững; xã hội công bằng và môi trường thiên
nhiên được bảo tồn.
1.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế bền vững (sustained growth). Kinh tế là tổng
thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong
quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến
vấn đề sở hữu và l
ợi ích. Nghĩa hẹp của kinh tế chỉ "hoạt động sản xuất và làm
ăn của cá nhân hay hộ gia đình". Nghĩa rộng của nó chỉ "toàn bộ các hoạt động
sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông"
8
của cả một cộng đồng dân cư, một
quốc gia hay quốc tế. Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người
có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ,
nó là phạm trù lịch sử. Vậy, kinh tế là tổng thể các hoạt động của một cộng đồng
người, một nước, mà nó liên quan đến toàn bộ quá trình hay một phần của t
ổng
quá trình bao gồm sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã
hội; là tổng thể những mối quan hệ trong quá trình sản xuất của một hình thái
kinh tế - xã hội nhất định, trong tổ chức và hoạt động của cơ cấu hạ tầng của xã
hội, bao gồm các ngành kinh tế - kỹ thuật, các loại hình sản xuất tương ứng.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của t
ổng sản phẩm quốc nội (GDP Gross
Domestic Products) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP Gross National
Products) hoặc thu nhập bình quân đầu người (PCI Per Capita Income) trong

một thời gian nhất định, thường là một năm. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự
thay đổi về lượng của nền kinh tế. Phát triển kinh tế trên cơ sở CNH, HĐH
mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao g
ồm tăng trưởng kinh tế
cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ,
v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Phát triển kinh tế là một quá trình
hoàn thiện về mọi mặt của xã hội, mà nó bao gồm kinh tế, văn hoá xã hội, môi


8
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 23.

×