Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Giáo án dự thi GVG môn địa lí năm học 2014 2015 tiết 24 THỰC HÀNH vẽ và PHÂN TÍCH BIỂU đồ về mối QUAN hệ GIỮA dân số, sản LƯỢNG LƯƠNG THỰC và BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO đầu NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.19 KB, 12 trang )

Giáo án dự thi GVG mơn Địa lí năm học 2014-2015
Ngày soạn: 26 / 10 /2014
TIẾT 24 – THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH
QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết xử lí bảng số liệu và vẽ được biểu đồ đường .
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân
theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về vùng Đồng bằng sông Hồng, một
vùng đất chật người đông, mà giải pháp quan trọng nhất là thâm canh tăng vụ và
tăng năng suất.
2. Kĩ năng
- Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và
bình quân theo đầu người ở ĐBSH.
- Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục vấn đề dân số.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Xử lí thơng tin, phân tích so sánh.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ , ý tưởng , lắng nghe phản hồi tích cực , giao
tiếp và hợp tác tích cực khi làm việc theo nhóm .
- Phát triển năng lực của học sinh: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, hợp
tác, sử dụng ngôn ngữ, truyền thông, tính tốn.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học :
- Nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- So sánh, trực quan.
IV.Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Giáo viên : Tư liệu dạy học.
2. Học sinh :


- Sách giáo khoa .
- Thước kẻ, máy tính, bút chì, vở thực hành.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đan xen bài học.
3. Bài mới:
Vào bài: ( tích hợp Địa lí 7) GV cho HS xem đoạn video về hệ quả của dân số
đông.
- Sau khi xem xong, GV hỏi: Dân số đơng có hậu quả gì?
GV: Đồng bằng sơng Hồng là vùng đất chật người đơng, do đó vấn đề dân số và
lương thực là vấn đề quan trọng hàng đầu của vùng. Để giải quyết vấn đề cấp bách
đó, cần phải thâm canh, tăng vụ. Đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay.
GV: Phạm Thanh Tâm

1

Trường THCS Tân Ước


Giáo án dự thi GVG mơn Địa lí năm học 2014-2015

HĐ của thầy
HĐ của trị
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá
1. Bài tập 1:
nhân
- Vẽ biểu đồ:
- Gọi HS đọc yêu - Đọc.
cầu của bài.

- Khi nào vẽ biểu đồ - Khi đề bài yêu cầu: hãy vẽ biểu đồ
đường?
đồ thị tả…”, “hãy vẽ ba đường biểu
diễn, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ phát
triển kinh tế hay tốc độ gia tăng dân
số , chỉ số tăng trưởng, tỉ lệ gia tăng tự
nhiên của dân số…. thể hiện rõ qua
nhiều
năm
từ…1991,
1992,
1993….2002….
- Cách vẽ biểu đồ - Bước 1: Xử lí số liệu.
đường?
- Bước 2: Vẽ biểu đồ:
+ Trục tung: Thể hiện trị số của các đối
tượng (trị số là %), gốc tọa độ có thể là
0, có thể là một trị số ≤ 100.
+ Trục hoành: Thể hiện thời gian
(năm), gốc tọa độ trùng với năm đầu
tiên trong bảng số liệu.
+ Xác định toạ độ các điểm từng năm
của từng tiêu chí theo bảng số liệu, rồi
nối các điểm đó lại và ghi trên các
điểm giá trị của năm tương ứng.
+ Nếu có hai đường trở lên, phải vẽ hai
đường phân biệt và chú thích theo thứ
tự đề bài đã cho.
+ Ghi tên biểu đồ bên dưới.
- Đối với bài tập này - Khơng vì đơn vị là số liệu tương đối (

có cần xử lý số liệu
%).
khơng?
- Gọi HS lên vẽ
- HS vẽ.
khung biểu đồ.
- Gọi HS khác lên vẽ - HS vẽ, cịn lại vẽ vào vở bài tập.
hồn thiện biểu đồ.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét: độ chính xác, mĩ quan, tên
bài vẽ của bạn.
biểu đồ.
- GV chiếu hai bài
- HS quan sát.
tập của HS đã vẽ và
GV: Phạm Thanh Tâm

2

Trường THCS Tân Ước


Giáo án dự thi GVG mơn Địa lí năm học 2014-2015
chiếu một biểu đồ
mẫu đã chuẩn bị
được vẽ trên
EXCEL.
- Nhận xét về mối
quan hệ giữa dân số,
sản lượng lương

thực, bình qn
lương thực?

- Giải thích ngun
nhân của sự biến đổi
đó?

Chuyển ý( Kiểm tra
bài cũ): Nêu tầm
quan trọng của sản
xuất lương thực ở
Đồng bằng sơng
Hồng?
Hoạt động 2: Nhóm
- GV chia lớp 3
nhóm và phân cơng
nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Những
thuận lợi và khó
khăn trong sản xuất
lương thực ở Đồng
bằng sông Hồng?

- Dân số, sản lượng lương thực và bình
quân lương thực theo đầu người đều
tăng.
- Sản lượng lương thực và bình quân
lương thực theo đầu người tăng nhanh
hơn dân số:
+ Dân số tăng: 1,1 lần.

+ Sản lượng lương thưc tăng: 1,3 lần.
+ Bình quân lương thực/ người tăng:
1,2 lần.
- Dân số tăng chậm: do thực hiện tốt
chính sách kế hoạch hóa gia đình.
- Sản lượng lương thực tăng nhanh do
đã thực hiện thâm canh, tăng vụ.
- Bình quân lương thực theo đầu người
tăng nhanh do sản lượng lương thực
tăng nhanh, dân số tăng chậm.
- Tầm quan trọng của sản xuất lương
thực ở ĐBSH:
+ Cung cấp lương thực cho nhân dân.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến.
+ Cung cấp một phần gạo để xuất khẩu.
+ Đảm bảo an ninh lương thực

- Nhận xét:
+ Dân số, sản
lượng lương thực,
bình qn lương
thực đều tăng
nhưng khơng đều.

- Giải thích: dân
số KHHGĐ, thâm
canh tăng vụ…


2. Bài tập 2:
- Thảo luận và trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét và bổ xung.
Nhóm 1 trình bày kết quả (Tích hợp
Địa lí 8 bài 36, 33, 31; Địa 9 bài 2, 20,
21, GDCD 7)
+ Thuận lợi :
- Đất phù sa màu mỡ .
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa
đơng lạnh có thể trồng 2-3 vụ/ năm
- Nguồn nước dồi dào.
- Dân đơng: lao động dồi dào, có kinh

GV: Phạm Thanh Tâm

3

a. Điều kiện phát
triển sản xuất
lương thực:
- Thuận lợi:
+ Đất đai, nước,
khí hậu, nhiều
giống lúa năng
suất cao…

Trường THCS Tân Ước


Giáo án dự thi GVG mơn Địa lí năm học 2014-2015


+ Nhóm 2: Cơ cấu
cây trồng vụ đơng?
Tại sao Đồng bằng
sơng Hồng có thể
trồng cây vụ đơng?
Nêu vai trị của vụ
đông trong sản xuất
lương thực thực
phẩm ở Đồng bằng
sông Hồng?

+ Nhóm 3: Nêu ảnh
hưởng của việc giảm
tỷ lệ gia tăng dân số
tới đảm bảo lương
thực của vùng? Các
giải pháp giải quyết
vấn đề dân số của
Đồng bằng sông
Hồng?

nghiệm sản xuất, thị trường tiêu thụ
rộng lớn.
- Có nhiều chính sách quan tâm sản
suất ( hỗ trợ giống, bán phân bón trả
sau, cho vay vốn mua máy móc…)
- Trình độ cơ giới hóa cao: giống có
năng suất cao, có thuốc bảo vệ thực
vật.

- Cơ sở hạ tầng hồn thiện .
- Cơng nghiệp chế biến phát triển.
+ Khó khăn :
- Đất nơng nghiệp suy giảm, ô nhiễm
môi trường.
- Thời tiết biến động thất thường.
- Bất ổn thị trường.
Nhóm 2 trình bày kết quả (Tích hợp
Điạ 8- bài 32-mục 1)
- Cây vụ đông gồm:
+ Cây lương thực: ngô, khoai…
+ Cây rau màu: su hào, cải bắp, đậu
tương, rau cải, cà rốt….
- Do có mùa đơng lạnh.
- Vai trị:
+ Cung cấp lương thực, thức ăn chăn
ni ( ngơ).
+ Đa dạng hóa thực phẩm: rau, củ, quả.
+ Nguyên liệu công nghiệp chế biến:
đậu tương, ngô….
+ Tạo việc làm nâng cao thu nhập…
+ Đang trở thành vụ sản xuất chính ở
nhiều địa phương.
Nhóm 3 trình bày kết quả:(Tích hợp
bài 2-Địa lí 9).
- Ảnh hưởng của giảm tỷ lệ gia tăng
dân số:
+ Bình quân lương thực đầu người
ngày càng tăng.
+ Vấn đề lương thực ổn định .

+ Xuất khẩu lương thực.
- Biện pháp giải quyết vấn đề dân số
của ĐBSH:
+ Tiếp tục thực hiện KHHGĐ

GV: Phạm Thanh Tâm

4

+ Dân đơng, cơ sở
hạ tầng và vật chất
kĩ thuật khá hồn
thiện, nhà nước
khuyến khích sản
xuất lương thực.
+ Khó khăn: đất
thu hẹp, ô nhiễm
môi trường, thiên
tai…
b. Vai trò của vụ
đông:
- Đang trở thành
vụ sản xuất chính
mang lại lợi ích
kinh tế cao.

c. Giảm tỷ lệ gia
tăng dân số:
- Tăng bình quân
lương thực.

- Xuất khẩu lương
thực….

Trường THCS Tân Ước


Giáo án dự thi GVG mơn Địa lí năm học 2014-2015
+ Phát triển kinh tế.
+ Phân bố lại dân cư và lao động.
+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
- GV chuẩn xác kiến
thức và liên hệ thực
tế: vấn đề thâm canh
và hệ quả, sản xuất
lương thực và vụ
đông của Hà Nội,
Thanh Oai, Tân Ước.
- GV nhận xét và
động viên các nhóm.
4. Củng số:
- GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ, nếu trả lời tốt sẽ cho điểm: “ Đồng bằng
sông Hồng là vùng đất chật, người đông. Để phát triển bền vững có những giải
pháp gì?” ( Nếu HS chưa trả lời được sẽ cho về nhà suy nghĩ và trả lời sau).
- Bài tập vận dụng: Cho bảng số liệu sau: Dân số và sản lượng lương lúa của
Việt Nam từ năm 1984 đến năm 2002:
Năm

1984


1988

1992

1994

2002

Số dân(triệu người)

58,6

63,6

69,4

72,5

79,7

Sản lượng lúa(triệu
tấn)

15,6

17,0

21,6


23,5

34,4

a. Tính sản lượng lúa bình qn trên đầu người qua từng năm (kg/người/năm)
b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng số dân, sản lượng lúa và sản lượng
lúa bình quân trên đầu người qua các năm.
- GV hướng dẫn HS tính sản lượng lúa bình qn trên đầu người qua từng năm:
+ Dựa vào đơn vị của sản lượng lúa bình qn HS có thể nêu được cơng thức tính:
Sản lượng
BQLT=

* 1000 =

( kg/ người/ năm)

Dân số
+ Sau khi tính xong HS xử lí số liệu: năm 1984 = 100%.
+ Vẽ biểu đồ tương tự bài thực hành đã học.
5. Hướng dẫn về nhà:
GV: Phạm Thanh Tâm

5

Trường THCS Tân Ước


Giáo án dự thi GVG mơn Địa lí năm học 2014-2015
- Hoàn thiện bài thực hành và bài tập vận dụng, vở bài tập.
- Dựa vào tư liệu học tập chuẩn bị bài 23: “Vùng Bắc Trung Bộ” các nội dung

sau:
+ Nhóm 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và giới hạn vùng Bắc Trung Bộ? Ý nghĩa của
vị trí địa lí?
+ Nhóm 2: Điều kiện tự nhiên của Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn
gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội ?
+ Nhóm 3: Đặc điểm dân cư, xã hội vùng Bắc Trung Bộ?
+ Sưu tầm tài liệu viết về Huế?
+ Tìm hiểu về các nước tiểu vùng sông Mê- Kông?
+ Lập dàn ý nội dung bài học.

******************* Hết ****************************

GV: Phạm Thanh Tâm

6

Trường THCS Tân Ước


Giáo án dự thi GVG mơn Địa lí năm học 2014-2015

Ngày soạn: 27 / 10 / 2014
TIẾT 25 – VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức:
- Củng cố hiểu biết về đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng
đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những
thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Thấy được những khó khăn do thiên tai, hậu quả chiến tranh, các biện pháp khắc

phục và triển vọng phát triển của vùng trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự
phát triển của vùng.
2. Kĩ năng:
- Xác định được trên lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
- Sử dụng Công nghệ thông tin để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, dân
cư và xã hội của vùng.
- Tư duy: Thu thập và xử lí thơng tin, lược đồ, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, bảng
thống kê và bài viết về vị trí địa lí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội
của vùng Bắc Trung Bộ.
- Phân tích đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí, những thuận lợi, khó khăn của điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư đối với việc phát triển kinh tế xã hội
của vùng Bắc Trung Bộ .
- Sưu tầm tài liệu để làm bài tập.
- Khai thác ATLAT để phân tích đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư, xã hội vùng Bắc Trung Bộ.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, biết sẻ chia và giúp đỡ những người có hồn cảnh
khó khăn, lịng tự hào dân tộc, giáo dục chủ quyền biển đảo, tinh thần hợp tác quốc
tế, bảo vệ di sản, chủ động ứng phó với thiên tai.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Xử lí thơng tin, phân tích so sánh.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ , ý tưởng , lắng nghe phản hồi tích cực , giao
tiếp và hợp tác tích cực khi làm việc theo nhóm .
- Phát triển năng lực của học sinh: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, hợp
tác, sử dụng ngơn ngữ, tính tốn, truyền thơng, sử dụng công nghệ thông tin,
đặt câu hỏi và trả lời.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học :
- Nêu vấn đề.

GV: Phạm Thanh Tâm

7

Trường THCS Tân Ước


Giáo án dự thi GVG mơn Địa lí năm học 2014-2015
- Thảo luận nhóm.
- So sánh, trực quan.
- Phương pháp thuyết trình.
- Dạy học theo dự án.
- Kĩ thuật ’’ Trình bày một phút‘’.
- Kĩ thuật hỏi ‘’ chuyên gia’’.
IV. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Giáo viên : Tư liệu dạy học.
2. Học sinh :
- Sử dụng Công nghệ thơng tin thuyết trình về vấn đề được giao.
- Sử dụng Sách giáo khoa lập dàn ý bài học.
- Sưu tầm hình ảnh, bài viết về Huế để trình bày.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đan xen bài học.
3. Bài mới:
Vào bài: Cho HS nghe một đoạn bài hát “ Miền Trung máu chảy ruột
mềm”.
GV: Lời bài hát cũng là nội dung bài học ngày hôm nay: Tiết 25 - Vùng Bắc Trung
Bộ.
HĐ của thầy
- GV nhắc lại

nhiệm vụ đã giao
cho các nhóm.
- Cho HS thảo
luận nhóm thống
nhất cử bạn trình
bày kết quả.
- Nhóm 1: Nêu
đặc điểm vị trí địa
lí và giới hạn
vùng Bắc Trung
Bộ? Ý nghĩa của
vị trí địa lí?

HĐ của trị

Nội dung chính

- Cử đại diện trình bày kết quả.

* Nhóm 1 trình bày kết quả ( kết hợp
hình ảnh, lược đồ, atlat Địa lí Việt Nam
phân tích, tích hợp Đia 8- bài 14, giáo
dục tinh thần hợp tác quốc tế):
- Vị trí, giới hạn:
+ Diện tích: 51.513km2, đứng thứ 3 về
diện tích trong các vùng.
+ Dân số: năm 2002: 10,3 triệu người,
đứng thứ 5 về dân số trong các vùng.
+ Gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩn, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên

– Huế.
+ Vùng Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp

GV: Phạm Thanh Tâm

8

I. Vị trí địa lí và
giới hạn lãnh
thổ:

Trường THCS Tân Ước


Giáo án dự thi GVG mơn Địa lí năm học 2014-2015

- GV hỏi xem có
nhóm nào đặt câu
hỏi cho nhóm 1
và sẵn sàng trợ
giúp nhóm 1.
- GV phân tích
thêm về ý nghĩa
cửa ngõ hành
lang đông - tây
của vùng Bắc
Trung Bộ.
- GV yêu cầu một
thành viên khác
của nhóm chốt

nội dung cần ghi.
- Nhóm 2: Điều
kiện tự nhiên của
Bắc Trung Bộ có
những thuận lợi
và khó khăn gì
cho sự phát triển
kinh tế - xã hội ?

ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía
bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam.
+ Giáp: giáp với Lào và vùng ĐBSH, TD
và MNBB, DHNTB, giáp biển Đơng.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí:
+ Cầu nối miền Bắc với miền Nam.
+ Cửa ngõ ra biển của các nước tiểu vùng
sông Mê-Kông.
+ Giáp biển: Phát triển kinh tế biển.
+ Thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế.
- Các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm 1.

* Nhóm 2 trình bày kết quả ( kết hợp
hình ảnh, lược đồ, biểu đồ phân tích,
tích hợp kiến thức Địa lí 8, môn Giáo
dục công dân 7, môn Âm nhạc , Địa 9 –
bài 38, bảo vệ biển đảo, bảo vệ môi
trường chống biến đổi khí hậu, chủ động
phịng chống thiên tai):
- Địa hình: từ tây sang đơng là núi cao
( dãy Trường Sơn Bắc), núi thấp, gị đồi,

phía đơng là đồng bằng duyên hải bị chia
cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển,
biển và hải đảo có thể trồng rừng, cây
công nghiệp, chăn nuôi, cây lương thực,
kinh tế biển nhưng dãy Trường Sơn Bắc
gây ảnh hưởng lớn đến khí hậu.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nóng ẩm có
mưa lớn vào thu đông. Nhiều thiên tai như

GV: Phạm Thanh Tâm

9

- Cầu nối giữa
Bắc- Nam.
- Cửa ngõ hành
lang đông – tây
của tiểu vùng
sông Mê-Kông.

II. Điều kiện tự
nhiên và tài
nguyên thiên
nhiên:
- Thiên nhiên có
sự khác nhau giữa
Bắc – Nam Hồnh
Sơn, giữa Đơng –
Tây.
- Vùng có một số

tài ngun quan
trọng: rừng,
khống sản, du
lịch, biển.
- Thường xuyên
có thiên tai: bão,
lũ, hạn hán, gió

Trường THCS Tân Ước


Giáo án dự thi GVG mơn Địa lí năm học 2014-2015

- GV hỏi xem có
nhóm nào đặt câu
hỏi cho nhóm 2
và sẵn sang trợ
giúp nhóm 2.
- GV giảng thêm
về ảnh hưởng của
dãy Trường Sơn
Bắc tới khí hậu,
biến đổi khí hậu
và vai trò của
biển đối với
người dân Bắc
Trung Bộ.
- GV yêu cầu HS
liên hệ bản thân
đối với việc bảo

vệ biển đảo.
- GV u cầu HS
nhóm 2 chốt kiến
thức.
- Nhóm 3: Phân
tích đặc điểm dân

bão, hạn hán, giá rét, gió tây khơ nóng, cát Tây khơ nóng….
lấn…Do đó cần chủ động phịng chống
thiên tai, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn,
rừng ven biển, xây dựng các cơng trình
thủy lợi…
- Sơng ngịi ngắn và dốc nên lũ lên rất
nhanh và đột ngột.
- Đất: feralit, phù sa, đất cát….trồng các
loại cây công nghiệp, lương thực…
- Tài nguyên rừng và khoáng sản là tài
nguyên quan trọng của vùng nhưng Bắc
Hoành Sơn nhiều hơn Nam Hoành Sơn.
- Tiềm năng du lịch tự nhiên lớn: vườn
quốc gia Bạch Mã, các bãi tắm, động
Phong Nha – Kẻ Bàng ( di sản thiên nhiên
thế giới).
- Tất cả các tỉnh đều giáp biển: đánh bắt
nuôi trồng thủy sản, du lịch, giao thơng
biển.
- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm 2.

- Nghe giảng.


- Có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển
đảo cho hơm nay và mai sau, học tốt góp
phần xây dựng q hương giàu mạnh.

* Nhóm 3 trình bày kết quả ( kết hợp
hình ảnh, bảng thống kê để phân

GV: Phạm Thanh Tâm

10

III. Đặc điểm
dân cư, xã hội:

Trường THCS Tân Ước


Giáo án dự thi GVG mơn Địa lí năm học 2014-2015
cư, xã hội vùng
Bắc Trung Bộ?

- GV hỏi xem có
nhóm nào đặt câu
hỏi cho nhóm 3
và sẵn sàng trợ
giúp nhóm 3.
- GV giảng thêm
về truyền thống
của người dân


tích ,tích hợp kiến thức bài 1- Địa lí 9,
mơn Giáo dục cơng dân: tự hào truyền
thống dân tôc, môn Lịch sử 7,9, giáo dục
bảo vệ di sản, tiếng Anh 6 - bài 16: Giới
thiệu cố đô Huế )
- Đây là địa bàn cư trú của 25 dân tộc như
dân tộc Kinh, Thái, Mường, Cơ-tu, BruVân Kiều, Tày, Mơng….Do đó có nguồn
lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn,
có kinh nghiệm sản xuất nông – lâm – ngư
nghiệp.
- Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh
tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía
đơng ( bảng 23.1).
- Một số chỉ tiêu như tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ
gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức
bình quân cả nước; mật độ dân số và tuổi
thọ trung bình thấp hơn; GDP/người và tỷ
lệ dân số thành thị thấp hơn nhiều so với
cả nước. Đời sống dân cư, đặc biệt ở vùng
cao, biên giới, hải đảo cịn nhiều khó khăn.
Do đó vấn đề quan tâm hàng đầu của vùng
là nâng cao đời sống của nhân dân. Và
việc xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh,
hầm đường bộ qua đèo Hải Vân ….sẽ là
cơ hội để thay đổi diện mạo của vùng.
- Người dân Bắc Trung Bộ có truyền
thống hiếu học, cần cù lao động, dũng cảm
trong đấu tranh chống thiên tai và giặc
ngoại xâm.
- Bắc Trung Bộ có rất nhiều tài nguyên du

lịch nhân văn, đó là các di tích lịch sử- văn
hóa như thành cổ Quảng Trị, quê hương
Bác Hồ, nghĩa trang Trường Sơn, ngã ba
Đồng Lộc, cầu Hiền Lương, cố đơ Huế.

GV: Phạm Thanh Tâm

11

- Vùng có 25 dân
tộc.
- Phân bố dân cư
và hoạt động kinh
tế có sự khác biệt
giữa đơng-tây.
- Đồi sống nhân
dân cịn nhiều khó
khăn.

Trường THCS Tân Ước


Giáo án dự thi GVG mơn Địa lí năm học 2014-2015
Bắc Trung Bộ và
một số nhân vật
nổi tiếng của
vùng, di sản văn
hóa của vùng.
- GV yêu cầu HS
nhóm 3 chốt kiến

thức.
- GV tổng kết
phần trình bày
của 3 nhóm và
tun dương các
nhóm làm tốt.
4. Củng cố:
- GV chốt kiến thức bài học.
- HS trơi trò: “ LUCKY NUMBERS” ( củng cố kiến thức qua các câu hỏi, tích
hợp mơn Ngữ Văn 7, Lịch Sử 9, Giáo dục bảo vệ di sản).
- HS đi du lịch xứ Huế qua màn ảnh nhỏ ( Củng cố bài tập 3- SGK trang85)
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm vở bài tập.
- Sưu tầm tài liệu ( bài viết, tranh ảnh) và viết tóm tắt về vườn quốc gia Phong
Nha – Kẻ Bàng, nhã nhạc cung đình Huế, cố đơ Huế theo chủ đề: thiên nhiên,
con người, hoạt động kinh tế, văn hóa.
- Chuẩn bị bài 24: “ Vùng Bắc Trung Bộ ( tiếp theo)” với các nội dung sau:
+ Tình hình phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của vùng?
+ Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng?
+ Sưu tầm tài liệu về khu di tích quê Bác Hồ tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
********************* Hết ************************

GV: Phạm Thanh Tâm

12

Trường THCS Tân Ước




×