Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong chuyện Truyền chức phán sự đền Tản Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.46 KB, 5 trang )

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong chuyện: “Truyền chức phán sự đền
Tản Viên”
Nguyễn Dữ là một nhà Nho sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, người
xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Cha
đỗ Tiến sĩ vào đời vua Lê Thánh Tông. Bản thân Nguyễn Dữ cũng đã đi thi
và ra làm quan nhưng chỉ được gần một năm thì lui về ở ẩn.
Trong chương trình văn học lớp 9, chắc hẵn ai cũng biết tác phẩm Truyện
Người con gái Nam Xương (Ng Dữ), Sang đến lớp 10 chúng ta lại một lần
nữa được khám phá sâu vào những tác phẩm khác của ông, một trong số đó
là tác phẩm ‘’ chuyện chức phán sự đền tản viên’’, trích Truyền kỳ mạn lục.
Tác phẩm được viết trong thời kỳ Nội chiến Lê - Mạc bắt đầu xảy ra, do vậy
mà các thế lực ma quỷ, thần linh trong truyện cũng phần nào phản ánh các
thế lực cường quyền phong kiến chia bè kết phái, hãm hại dân lành.Tác
phẩm Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khẳng khái,
cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác của một trí thức nước Việt tên là
Ngô Tử Văn, qua đó thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa nhất định sẽ
thắng gian tà, đồng thời lên án lũ giặc xâm lược dù đã chết vẫn không ngừng
gây tội ác trên đất nước ta.
Ngay từ đầu tác phẩm đã giới thiệu ngắn gọn về tên họ quê quán,
tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được biết đến là người tính tình cương
trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu
được. Ta có thể thấy rõ điều đó qua hành động đốt đền tà của chàng.
Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi
đền gần làng quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường
hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền.
Tại sao trước khi đốt đền Tử Văn lại tắm rữa sạch sẽ ? Sỡ dĩ là vậy là bởi vì
hàng động đó chứng tỏ 1 cốt cách khẳng khái của kẻ sĩ tin vào chính nghĩa,
trừ hại cho nhân dân, mọi sự oán hận, căm thù bắt nguồn từ đây.
Cao trào của câu chuyện đc thể hiện rõ qua việc : sau khi ngôi đền bị đốt
cháy,thì cái ngôi đền đó lại chính là ngôi đền của 1 tên tướng giặc bị thiệt


mạng trong lần xâm lược nước ta. khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp
yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, bày trò đút lót , tác yêu tác
quái với nhân dân trong vùng Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại
hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho
chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo.
Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống
tận Diêm Vươ
áp đảo chàng bằng dáng vẻ uy nghi, bằng giọng điệu vừa tỏ vẻ ta đây là bậc
trí thức đầy hiểu biết, vừa đe dọa: "Nhà ngươi đã theo nghiệp Nho, đọc sách
vở của Thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám
khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựạ
nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều
thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố
Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ!"Trước sự ngang ngược trắng trợn,
quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên,
không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng
thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc.
Hồn ma tên tướng giặc tiếp tục đe dọa ở mức độ gay gắt hơn: "Phong đô
không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không
nghe lời ta thì rồi sẽ biết!" Có nghĩa là hắn sẽ bắt Tử Văn phải chết và sẽ
kiện chàng về tội đốt đền.
Tưởng chừng câu chuyện sẽ kết thúc ở đây mọi việc dường như đã vào
bế tắt đối với Tử Văn tuy nhiên 1 nhân vật thứ 3 xuất hiện đã làm thay đổi
hoàn toàn cục bộ. bộ mặt thật của hồn ma tên tướng giặc đã bị Thổ Công báo
mộng cho Tử Văn biết: "Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn
bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi,
quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược. Thượng Đế bị nó bưng
bít, hạ dân bị nó quấy rấy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả,
chứ có phải tôi đâu! Gần đây vì tôi thiếu sự đề phòng, bị nó đánh đuổi nên
phải đến nương tựa ở đền Tản Viên đã vài năm nay."

Như thế là Tử Văn đã có được nhân chứng quan trọng cũng chính là nạn
nhân của kẻ cướp đền, mạo danh. Chàng trách Thổ Công nhu nhược, không
dám kiện hắn trước Diêm Vương và Thượng Đế, mà lại chấp nhận từ bỏ
chức vị, đi lánh nạn ở nơi khác. Lời trách như động đúng vào nỗi khổ tâm
của Thổ công: "Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện,
nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những miếu gần quanh, vì tham của đút,
đều bênh vực cho nó cả. Tôi chỉ giữ được một chút lòng thành, nhưng không
làm thế nào để thông đạt được lên trên, cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi
xó một nơi."
Thoạt đầu thì Diêm Vương một mực bênh vực hắn và kết tội Tử Văn: "Kẻ
kia là một người cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàng
thiên cho được huyết thực ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là
một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?"
Thì ra hắn đã mạo danh Thổ công "vốn làm tới chức Ngự sử đại phu đời vua
Lý Nam Đế, vì chết về việc Cần vương mà được phong ở đây giúp dân dộ
vật đã hơn một nghìn năm nay."
Nhưng chính lúc đó 1 tinh thần sắt , cứng cỏi được thoát lên qua những lời
nói quyết liệt, mạnh mẽ: "Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian,
có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng!"

Tiếp đó chàng kể hàng loạt tội ác của hắn như lời Thổ Công đã truyền .Yêu
cầu Diêm Vương đến đền Tản Viên để xác rõ thực hư.

Kẻ gian tà thấy Tử Văn nắm được chỗ yếu của mình nên không cãi mà ranh
mãnh biến ngay thái độ cứng cỏi của Tử Văn thành vô lễ: "Ấy là trước
Vương phủ mà hắn còn ghê gớm đến như thế, mồm năm miệng mười, đơm
đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu hắn sợ gì mà không
dám cho một mồi lửa?"

Tử Văn vẫn khăng khăng : "Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến

đền Tản Viên để hỏi; không đúng như thế tôi xin chịu thêm cái tội nói càn!"
Biết không thể uy hiếp được Tử Văn hồn ma tướng sĩ kia có vẻ lo sợ và
muốn bỏ qua mọi chuyện.
Nhưng Diêm Vương đã nhanh chóng nhận ra ai đúng ai sai, liền quát lớn:
"Cứ như lời hắn (tức Tử Văn) thì nhà ngươi đáng tội chết. Điều luật trị tội
lừa dối đã sẵn sàng đó. Cớ sao nhà ngươi dám làm sự lập lờ nhận tội như
vậy?" Rồi lập tức sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Mọi
chuyện đều đúng như lời Tử Văn đã khai. Diêm Vương giận dữ trách mắng
các phán quan không giữ được chí công vô tư, để cho điều dối trá càn bậy
xảy ra. Sau đó truyền lệnh "lấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào
miệng" kẻ lừa đảo gian ác rồi sai bỏ vào ngục Cửu U tức là ngục tối chín
tầng ở Âm phủ, nơi giam giữ và trừng phạt những kẻ lúc còn sống gây nhiều
tội ác.
Tóm lại bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chững không thể chối cãi, giọng
điệu rất đanh thép vững vàng. Thậm trí còn bất chấp tính mạng của mình
làm sáng tỏ nỗi oan khuấ phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ
tai họa cho nhân dân.
Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã
nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến
cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã
khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần
tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.
Kết bài:
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, nêu ngụ ý của tác
phẩm( vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc; phơi
bày thực trạng bất công , thối nát của xã hội dương thời và nhắn nhủ phải
đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí).




×