1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không thể tái tạo, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
Ngày nay, khi mà xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao.
Trong bất kỳ hoạt động nào của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, đất đai luôn là
nguồn lực, là một yếu tố cấu thành nên sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia
hay dân tộc đó.
Cấp GCNQSDĐ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là một nội dung
chủ yếu và hết sức cần thiết trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đặc
biệt, ngày nay khi mà nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng, đất
đai trở lên có giá trị thì công việc này càng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Cấp GCNQSDĐ không những phát huy được vai trò quản lý Nhà nước mà
còn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thông qua việc cấp
GCNQSDĐ Nhà nước nắm bắt và kiểm soát được quỹ đất để từ đó có cơ chế,
chính sách và những biện pháp cụ thể để quản lý và sử dụng đất một cách
hiệu quả và tiết kiệm nhất. Còn đối với người sử dụng đất, GCNQSDĐ là một
chứng cứ pháp lý nhằm công nhận và bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
Chính vì đất đai có tầm quan trọng vô cùng to lớn, liên quan trực tiếp
đến đời sống của mỗi người dân nên công tác quản lý về đất đai trở thành
nhiệm vụ vô cùng quan trọng và mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước,
là mục tiêu của quốc gia nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai, đảm bảo việc sử
dụng đất đai có hiệu quả và thực hiện công bằng xã hội.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa
Quản lý tài nguyên - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên em tiến hành
2
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2013”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012- 2013.
- Xác định được những mặt thuận lợi và khó khăn của công tác cấp
GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012- 2013.
- Đề xuất những giải pháp thích hợp góp phần làm tăng tiến độ của công tác
cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Lục Yên trong những giai đoạn tới.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm được các quy định của công tác cấp GCNQSDĐ
- Tìm hiểu được những thuận lợi, khó khăn của huyện Lục Yên trong
công tác cấp GCNQSDĐ.
1.4. Ý nghĩa
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Bổ sung, hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản
thân đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công
tác cấp GCNQSDĐ trong thực tế.
- Nắm vững những quy định của Luật Đất đai năm 2003 và những văn
bản dưới luật về đất đai của Trung ương và địa phương về công tác cấp
GCNQSDĐ.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kiến nghị và đề xuất với các cấp có thẩm quyền đưa ra những giải
pháp phù hợp để công tác cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý Nhà
nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của công tác cấp GCNQSDĐ
2.1.1. Cơ sở pháp lý để triển khai công tác cấp giấy
Đứng trước yêu cầu đổi mới và phát triển, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều văn bản mang tính chiến lược trong việc sử dụng đất nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế như việc thực hiện chủ trương giao khoán ruộng đất theo Chỉ thị
100/CT - TW, tiếp đến là giao khoán ruộng đất ổn định lâu dài theo Nghị
quyết số 10/NQ - TW của Bộ chính trị và đã thu được thành công to lớn.
Chính sự thành công đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, đồng thời tạo tiền đề để ban hành nhiều văn bản pháp quy làm cơ sở pháp
luật cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Bao gồm các văn bản sau:
- Nghị định 64/NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy
định về việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào
mục đích sản xuất nông nghiệp.
- Luật Đất đai năm 1993.
- Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về việc
giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn
định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định 04/2000/NĐ - CP của Chính phủ về thi hành sửa đổi một số
điều của Luật Đất đai.
- Luật Đất đai năm 2003.
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2003.
Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
hướng dẫn thực hiện Luật đất đai 2003.
4
Nghị định 182/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc
xử lý hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Thông tư 29/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ.
Nghị định 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi và giải
quyết khiếu nại về đất đai.
2.1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
Cấp GCNQSDĐ là 1 trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật đất đai 2003.
Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
f) Thống kê, kiểm kê đất đai;
g) Quản lý tài chính về đất đai;
h) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
5
i) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
k) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
l) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
m) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Như vậy, công tác cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung quan
trọng và được quan tâm nhiều nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất
đai. Qua đó, xác định mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng
đất, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đất đai chặt chẽ, đúng mục đích, đúng
đối tượng, đúng kế hoạch và đúng pháp luật. Đặc biệt là đối với người trực
tiếp sử dụng đất thì công tác này có ý nghĩa rất lớn, giúp người sử dụng đất
yên tâm sử dụng, đầu tư sản xuất để đạt được hiệu quả cao và thực hiện nghĩa
vụ đầy đủ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Được cấp
GCNQSDĐ cũng là quyền lợi của người sử dụng đất.
2.1.3. Quyền của người sử dụng đất
Tại Điều 105 Luật Đất đai năm 2003 quy định người sử dụng đất có các
quyền sau đây:
a) Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
c) Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất
nông nghiệp;
d) Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất
nông nghiệp;
e) Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử
dụng đất hợp pháp của mình;
6
f) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất
hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
2.1.4. Một số nội dung liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ
2.1.4.1. Khái niệm về GCNQSDĐ
“GCNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng đất”.
Vì vậy, GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất
hợp pháp của người sử dụng. Đây là một trong những quyền quan trọng được
người sử dụng đặc biệt quan tâm. Thông qua GCNQSDĐ Nhà nước xác lập
mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước - chủ sở hữu đất đai với các tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. Mặt khác GCNQSDĐ
còn có ý nghĩa xác định phạm vi giới hạn quyền và nghĩa vụ của mỗi người
sử dụng đất được phép thực hiện (về mục đích, thời hạn và diện tích sử dụng).
GCNQSDĐ luôn bao gồm cả nội dung pháp lý và nội dung kinh tế.
Trong một số quan hệ chuyển dịch quyền sử dụng đất, GCNQSDĐ có giá trị
như một “Ngân phiếu”.
GCNQSDĐ được in theo mẫu thống nhất trong cả nước cho mọi loại
đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. (Nguyễn Khắc Thái Sơn,
2005).
2.1.4.2. Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ
GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp
của chủ sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ được quy định tại Điều 48 Luật Đất đai
(2003) như sau:
7
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất
theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở
hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi
trường phát hành.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất.
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử
dụng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng
hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư
thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng dân cư và
trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho
người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.
Chính phủ quy định cụ thể việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đối với nhà chung cư, nhà tập thể.
4. Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại
đô thị thì không phải đổi giấy chứng nhận đó sang giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo quy định của Luật này. Khi chuyển quyền sử dụng đất thì người
nhận quyền sử dụng đất đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
quy định của Luật này.
8
2.1.4.3. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
Điều 52 Luật Đất đai (2003) quy định thẩm quyền cấp GCNQSDĐ như sau:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất ở.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy
định tại khoản 1 Điều này được uỷ quyền cho cơ quan quản lý đất đai cung
cấp.
Chính phủ quy định điều kiện được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
2.1.4.4. Điều kiện cấp GCNQSDĐ
Người sử dụng đất được cấp GNCQSDĐ khi:
* Có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp hoặc đang sử dụng đất ổn định được
UBND xã nơi có đất xác nhận. Những giấy tờ hợp pháp gồm:
- Giấy tờ do chính quyền cách mạng giao đất trong cải cách ruộng đất
mà chủ sử dụng đất vẫn đang sử dụng đất ổn định từ đó đến nay.
- Giấy tờ giao đất hoặc cho thuê đất do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt thuộc các thời kỳ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình thực hiện sai các
chính sách về đất đai mà người sử dụng đất vẫn đang sử dụng từ đó đến nay.
9
- Những giấy tờ chuyển nhượng đất từ năm 1980 trở về trước của chủ sử
dụng đất hợp pháp đã được chính quyền địa phương xác nhận khi chuyển
nhượng.
- Những giấy tờ chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất
sau ngày 15/10/1993 đã được cấp có thẩm quyền xác nhận.
- Các quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật đất đai.
- Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho
người sử dụng đất mà người sử dụng đất đó vẫn liên tục từ đó đến nay mà
không có tranh chấp.
- Giấy tờ giao nhà tình nghĩa.
- GCNQSDĐ tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc
có trong sổ địa chính mà không có tranh chấp.
- Bản án hoặc Quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật
hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền đã có hiệu lực pháp luật.
- Giấy tờ của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất cho hộ gia đình,
xã viên của hợp tác xã trước ngày 28/6/1971 (trước ngày ban hành Nghị định
125/CP).
- Giấy tờ thanh lý hóa giá nhà theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo chuyển
nhượng quyền sử dụng đất được UBND xã nơi có đất thẩm tra là đất đó
không có tranh chấp và được UBND huyện xác nhận kết quả thẩm tra của
UBND cấp xã.
* Trường hợp khi người sử dụng đất đã có một trong các loại giấy tờ
nói trên mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi để thực
10
hiện quy hoạch đó thì vẫn được cấp GCNQSDĐ nhưng phải chấp hành đúng
quy định về xây dựng.
* Trường hợp người sử dụng đất đã có một trong các loại giấy tờ nói
trên mà đất đó nằm trong vi phạm bảo vệ an toàn công trình nhưng chưa có
quyết định thu hồi đất thì cấp GCNQSDĐ nhưng phải chấp hành đúng quy
định về bảo vệ an toàn công trình theo quy định của pháp luật.
* Người sử dụng đất ổn định nhưng không có hợp pháp, thì phải được
UBND cấp xã xác nhận một trong các trường hợp sau:
- Có giấy tờ hợp pháp nhưng bị thất lạc do thiên tai, chiến tranh,… có
chỉnh lý trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan Nhà nước hoặc hội đồng đăng ký đất
đai cấp xã xác nhận.
- Người được thừa kế của tổ tiên qua nhiều thế hệ.
- Người được chia tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người sử
dụng đất hợp pháp nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ.
- Người tự khai hoang đất từ năm 1980 trở về trước đến nay vẫn đang
sử dụng đất phù hợp với quy hoạch.
- Trường hợp đất có nguồn đất khác nhưng nay đang sử dụng ổn định,
phù hợp với quy hoạch và chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước trong quá
trình sử dụng. (Nguyễn Thị Lợi, 2008).
2.1.4.5. Nhiệm vụ của các cấp trong cấp GCNQSDĐ
Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ là cơ sở để đảm bảo chế độ sở hữu
toàn dân đối với đất đai; là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ
quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ và đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ,
hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm. Do vậy, công tác cấp GCNQSDĐ đóng vai trò
quan trọng trong chiến lược quản lý Nhà nước về đất đai. Điều đó đòi hỏi các
cấp từ Trung ương đến địa phương phải có chính sách quản lý đất đai phù hợp
11
với thực tế và xu hướng phát triển của xã hội để sử dụng đất có hiệu quả và
hợp lý.
* Trung ương
- Ban hành các văn bản, chính sách về đất đai, thông tư, hướng dẫn,
quy trình, biểu mẫu về đăng ký đất đai.
- In ấn, phát hành GCNQSDĐ, biểu mẫu, sổ sách thống nhất trong
phạm vi cả nước.
- Hướng dẫn, tập huấn chuyên môn cho các cán bộ địa chính các tỉnh
trong cả nước về thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ.
- Xây dựng chủ trương, kế hoạch thực hiện đăng ký đất đai, cấp
GCNQSDĐ trong cả nước.
* Cấp tỉnh
- Ban hành các công văn, quyết định, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện
đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ ở địa phương.
- Tổ chức triển khai đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ trên phạm vi toàn
tỉnh theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp cơ
sở phục vụ cho công tác cấp GCNQSDĐ ở địa phương mình.
- Làm thủ tục để UBND cấp có thẩm quyền xét cấp GCNQSDĐ và
quyết định cấp GCNQSDĐ cho những đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ trong
phạm vi quản lý.
* Cấp huyện
- Thực hiện việc lập kế hoạch triển khai cụ thể cho từng xã, phường, thị
trấn trên địa bàn huyện.
12
- Quản lý tài liệu, bản đồ địa chính phục vụ cho triển khai công tác cấp
GCNQSDĐ.
- Tổ chức hướng dẫn chỉ đạo việc làm thí điểm về cấp GCNQSDĐ và
đôn đốc cấp cơ sở thực hiện kế hoạch triển khai.
- Làm thủ tục để UBND cấp có thẩm quyền xét cấp GCNQSDĐ và
quyết định cấp GCNQSDĐ cho những đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
- Quản lý hồ sơ địa chính theo phân cấp để nắm bắt được thường xuyên
tình hình sử dụng đất ở xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền quản lý.
* Cấp xã
- Thực hiện triển khai công tác cấp GCNQSDĐ theo đúng kế hoạch
cùng với cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu và đến đăng ký đất đang sử dụng.
- Tổ chức tập huấn lực lượng, thu thập tài liệu, chuẩn bị vật tư, kinh
phí, thành lập Hội đồng đăng ký đất để phục vụ cho công tác cấp GCNQSDĐ.
- Tổ chức kê khai đăng ký đất đai, xét duyệt đơn xin cấp GCNQSDĐ
và lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.
- Thu lệ phí địa chính, giao GCNQSDĐ cho người sử dụng.
2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên cả nước và của huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái
2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên cả nước
* Giai đoạn trước khi có Luật Đất Đai 2003
Việc cấp GCNQSDĐ được thực hiện từ trước năm 1990 được thực hiện
theo quy định tại Luật Đất đai năm 1988 và Quyết định số 201 QĐ/ĐKTK
ngày 14 tháng 7 năm 1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài
nguyên và Môi trường). Trong những năm trước Luật đất đai 1993, kết quả
cấp GCNQSDĐ đạt được chưa đáng kể, phần lớn các địa phương mới triển
13
khai thí điểm hoặc thực hiện cấp GCNQSDĐ tạm thời cho các hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất nông nghiệp.
Sau khi có Luật Đất đai năm 1993, việc cấp GCNQSDĐ được các địa
phương coi trọng và phát triển mạnh, song do còn nhiều khó khăn về điều
kiện thực hiện (chủ yếu là kinh phí, lực lượng chuyên môn và yếu về năng
lực) và còn nhiều vướng mắc trong các quy định về cấp GCNQSDĐ nên tiến
độ cấp GCNQSDĐ còn chậm.
Kết quả cấp GCNQSDĐ các loại đất của cả nước đến năm 2003 như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 12.194.911 giấy với diện tích
7.011.454 ha (chiếm 75% diện tích cần cấp).
- Đất lâm nghiệp cấp được 764.449 giấy với diện tích 5.408.182 ha
(chiếm 46,7% diện tích cần cấp).
- Đất ở đô thị cấp được 1.973.358 giấy với diện tích 31.275 ha (chiếm
43,3% diện tích cần cấp).
- Đất ở nông thôn cấp được 8.205.878 giấy với 235.372 ha (chiếm
63,4% diện tích cần cấp).
- Đất chuyên dùng cấp được 38.845 giấy với diện tích 233.228 ha
(chiếm 15,4% diện tích cần cấp).
* Giai đoạn sau khi có Luật Đất Đai năm 2003 có hiệu lực
Công tác cấp GCNQSDĐ trên cả nước được đẩy mạnh hơn đến nay
một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận lần đầu
nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như:
đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản
xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm
nghiệp còn 12 địa phương.
Một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp giấy chứng nhận
lần đầu thấp dưới 70% còn ở 8 địa phương như Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định,
14
Kon Tum, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận, Hải Dương.
Kết quả cấp GCNQSDĐ của cả nước tính đến ngày 30/6/2013, cả nước
đã cấp được 36,000 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 20,12 triệu ha,
đạt 83,2% diện tích cần cấp giấy chứng nhận của cả nước, tăng 2,0% so với
năm 2012. Cụ thể như sau:
- Về đất ở đô thị: Cả nước đã cấp được 4.211.800 giấy với diện tích
106.200 ha, đạt 80,3%. Đã có 34 tỉnh đạt trên 85%; còn 29 tỉnh đạt dưới 85%,
trong đó 10 tỉnh đạt thấp dưới 70%.
- Về đất ở nông thôn: Cả nước đã cấp được 11.510.000 giấy với diện
tích 465.900 ha, đạt 85,0%. Có 35 tỉnh đạt trên 85%, còn 28 tỉnh đạt dưới
85%; trong đó có 9 tỉnh đạt thấp dưới 70%.
- Về đất chuyên dùng: Cả nước đã cấp được 182.131 giấy với diện tích
483.730 ha, đạt 64,0%. Có 19 tỉnh đạt trên 85%; còn 44 tỉnh đạt dưới 85%;
trong đó có 16 tỉnh đạt dưới 50%.
- Về đất sản xuất nông nghiệp: Cả nước đã cấp được 17.367.400 giấy
với diện tích 8.147.100 ha, đạt 82,9%. Còn 33 tỉnh đạt trên 85%, có 30 tỉnh
đạt dưới 85%; trong đó có 12 tỉnh đạt dưới 70%.
- Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1.709.900 giấy với diện tích
10.357.400 ha, đạt 86,1%. Có 20 tỉnh đạt trên 85%, có 41 tỉnh cấp đạt dưới
85%; trong đó có 25 tỉnh đạt dưới 70%.
2.2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Huyện Lục Yên gồm 23 xã và 1 thị trấn. Nhìn chung công tác cấp
GCNQSDĐ của huyện trong những năm qua đạt kết quả khá cao.
Kết quả cấp GCNQSDĐ của huyện Lục Yên trong những năm qua:
* Đối với đất nông nghiệp:
Thực hiện chỉ thị 10/1998/CT-TTg ngày 20/02/1998 của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh và hoàn thành công tác giao đất, cấp GCNQSDĐ
15
nông nghiệp. Và thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 01/07/1999 của Thủ
tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy nhanh việc cấp GCNQSDĐ nông
nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000. Nghị định 64/NĐ-CP của
Chính phủ về công tác giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định,
lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Yên về cơ
bản đã hoàn thành. Tính đến hết ngày 31/12/2013 huyện đã cấp cho 26.689 hộ
gia đình, cá nhân trên tổng số 27.723 hộ cần cấp đạt 96,27%. Diện tích cấp
được là 58.242,28 ha trên tổng số 61.374,33 ha đạt 94,90%.
* Đối với đất ở
Thực hiện chỉ thị 18/CT-TTg ngày 01/07/1998 của Thủ tướng Chính
phủ về một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ nông nghiệp, lâm
nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000, công tác cấp GCNQSDĐ của huyện
Lục Yên đang được xúc tiến mạnh mẽ với quyết tâm hoàn thành cơ bản việc
cấp GCNQSDĐ đất ở cho nhân dân, góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển
kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị. tính đến hết ngày 31/12/2013 huyện
đã cấp GCNQSDĐ cho 18.142 hộ với diện tích 733,41 ha.
* Đối với đất chuyên dùng
Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ đối với đất chuyên dùng
trong thời gian qua đã được các cấp, ngành của tỉnh, huyện đặc biệt quan tâm.
Do đó mà kết quả đạt khá cao. Tính đến hết ngày 31/12/2013 đã cấp
GCNQSDĐ cho 688 tổ chức với diện tích 2303,44 ha.
16
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
giai đọan 2012- 2013.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu, báo cáo làm cơ sở cho việc đánh giá công tác
cấp GCNQSDĐ của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012- 2013.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Yên.
- Thời gian thực tập từ ngày 26/5/2014 đến ngày 25/8/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
3.3.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
- Tình hình sử dụng đất đai.
3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
giai đoạn 2012-2013.
3.3.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, các nhân
của huyện Lục Yên giai đoạn 2012-2013.
3.3.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức của huyện Lục
Yên giai đoạn 2012-2013.
17
3.3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo các loại đất của huyện Lục
Yên giai đoạn 2012-2013.
3.3.3.4. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo các năm của huyện Lục Yên
giai đoạn 2012-2013.
3.3.3.5. Tổng hợp kết quả chưa cấp GCNQSDĐ theo đối tượng của huyện
Lục Yên giai đoạn 2012-2013.
3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục cho công tác cấp
GCNQSDĐ của huyện Lục Yên
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu
Điều tra thu thập số liệu, tài liệu tại các phòng ban có liên quan đến cấp
GCNQSDĐ như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất.
Tổng hợp số liệu, từ đó đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012- 2013.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê đơn giản.
- So sánh, phân tích, tổng hợp và viết báo cáo.
18
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Lục Yên là huyện miền núi nằm phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, có
toạ độ địa lý từ 21°55’30” - 22°02’30” Vĩ độ Bắc; 104°30’ - 104°53’30” Kinh
độ Đông. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Yên Thế cách thành phố Yên Bái
khoảng 93 km và Hà Nội 270 km, có tuyến Quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội -
Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai. Ranh giới hành chính của huyện được xác định
như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.
- Phía Nam giáp huyện Yên Bình.
- Phía Tây giáp huyện Văn Yên.
- Phía Đông giáp huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang.
Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 23 xã,
với tổng diện tích tự nhiên của huyện là 80.898,36 ha, chiếm 11,75% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh.
4.1.1.2. Khí hậu
Huyện Lục Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành
2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ
+ Nhiệt độ trung bình từ 22 - 24
0
C, nhiệt độ cao nhất 39 - 41
0
C, nhiệt
độ thấp nhất từ 4 - 5
0
C.
19
+ Thời gian chiếu sáng của mặt trời dao động trong ngày từ 10 - 12
giờ, tổng nhiệt độ năm 7.500 - 8.000 giờ.
- Lượng mưa
+ Lượng mưa trung bình năm đạt 1.500 - 2.200 mm/năm, tập trung chủ
yếu từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.867,6
mm/năm. số ngày mưa trong năm khoảng 130 ngày.
+ Lượng bốc hơi cả năm là 692 mm, hệ số ẩm ướt trung bình K = 3,4;
thuộc vùng có độ ẩm cao.
- Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ. Các tháng
mùa đông có số giờ nắng thấp, khoảng 45-60 giờ/tháng. Các tháng mùa hè có
số giờ nắng cao, khoảng 130-150 giờ.
- Độ ẩm không khí
+ Độ ẩm không khí hàng năm từ 68-72%. Biến động về độ ẩm không
khí không lớn giữa các tháng trong năm (từ 64-72%).
- Gió:
+ Gió chủ yếu thổi theo hướng Đông Nam - Tây Bắc với vận tốc trung
bình là 1,2 m/s.
Nhìn chung, Lục Yên có khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông lâm
nghiệp, đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
Tuy nhiên cần chú ý đến các yếu tố đặc thù của tiểu vùng khí hậu để bố trí cơ
cấu sản xuất hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật hợp lý tạo ra năng suất cây trồng.
- Các hiện tượng khí hậu, thời tiết khác
+ Mưa phùn: Hàng năm có khoảng từ 20-25 ngày có mưa phùn, thời
gian xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Sương muối: Rất hiếm khi xảy ra
20
+ Sương mù: Hàng năm trung bình có khoảng 30-60 ngày, thường xảy
ra vào các tháng đầu mùa đông.
+ Giông: Trung bình hàng năm có khoảng 45-50 ngày. thời gian xảy ra
từ tháng 4 đến tháng 8.
4.1.1.3. Địa hình
Huyện Lục Yên bị chia cắt bởi 2 dãy núi chính chạy dọc theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam, tạo ra các thung lũng, bồn địa bằng phẳng là nơi dân cư
tập trung sản xuất và sinh sống từ lâu đời.
Phía hữu ngạn sông Chảy là dãy núi Con Voi chạy dọc theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, có độ cao trung bình 300 - 400 m, đỉnh cao nhất 1,148 m,
đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình 40
0
. Địa hình bị chia cắt tạo thành
những thung lũng nhỏ và các khe suối. Toàn bộ vùng này là đất đá cổ phong
hóa mạnh, có khả năng phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp và nông
nghiệp.
Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam có độ cao trung bình 935 m, đỉnh cao nhất 1.035 m, có độ dốc
lớn, đỉnh nhọn, sườn núi bị cắt xẻ, có độ dốc 70
0
trở lên, hầu hết vùng núi đá
có rừng tự nhiên, độ che phủ rừng hiện tại là 42,6%. Đây là dãy núi đá vôi có nguồn
tài nguyên mỏ quý hiếm đang được đầu tư nghiên cứu, thăm dò và khai thác.
Vùng đất thấp bằng phẳng được xen kẽ giữa 2 dãy núi và triền sông
Chảy đất đai phì nhiêu là những khu tập trung dân cư sinh sống và sản xuất
nông nghiệp.
Vùng hồ Thác Bà được hình thành từ năm 1970, sau khi xây dựng nhà
máy thủy điện. Lục Yên có 11 xã ven, diện tích mặt nước do huyện quản lý
khoảng 4.500 ha.
21
Với đặc điểm địa hình trên đã gây ra nhiều khó khăn cho bố trí xây
dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi… cũng như việc giao lưu buôn bán,
trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện.
4.1.1.4. Địa chất, thủy văn
Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung
nên tạo cho Lục Yên hệ thống sông ngòi dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và
lưu lượng nước thay đổi theo mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ
quét ở các vùng ven sông, suối. Hệ thống sông ngòi được hình thành từ 2 lưu
vực chính: lưu vực sông Chảy và lưu vực vùng hồ Thác Bà.
- Lưu vực hồ Thác Bà: đây là vùng nước mặt vô cùng quan trọng trong
sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Ngoài việc phục vụ phát triển
nông nghiệp và đời sống nhân dân, vùng Hồ Thác Bà còn có ý nghĩa quan
trọng trong việc phát triển dịch vụ, du lịch và điều tiết khí hậu trong vùng.
- Lưu vực Sông Chảy: bắt nguồn từ dãy núi Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà
Giang, cao 2.410 m, chảy về Yên Bái qua huyện Lục Yên, Yên Bình rồi nhập
vào sông Lô theo hướng Đồng Bắc - Tây Nam. Lưu lượng và mực nước sông
Chảy biến động thất thường vào mùa mưa và mùa khô. Mùa khô ít mưa, lưu
lượng nước sông thấp làm khô hạn, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp;
về mùa mưa lưu lượng nước sông lớn, tốc độ chảy mạnh gây ra lũ lụt, thiệt
hại cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, huyện còn hệ thống ngòi và suối dày đặc. Đặc điểm các con
suối và ngòi ở đây thường có lòng hẹp, chiều dài ngắn, độ dốc lớn, mực nước
thay đổi thất thường, khô hạn vào mùa khô và lũ lụt về mùa mưa.
Hệ thống sông ngòi của Lục Yên tương đối thuận lợi cho hoạt động sản
xuất và sinh hoạt cho người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa vẫn coi nước
suối là nước sinh hoạt chính. Tuy nhiên, do huyện có địa hình phức tạp, độ
dốc lớn, rừng đầu nguồn bị suy giảm nhiều nên vào mùa mưa lượng nước lớn
22
dễ gây ra hiện tượng lũ cục bộ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản
xuất của nhân dân trong vùng.
4.1.1.5. Thổ nhưỡng
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng những năm 1972 và 1989, huyện Lục
Yên có các loại đất sau:
- Nhóm đất đỏ vàng: chiếm 73% diện tích trong huyện, đặc điểm loại
đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất và sét: diện tích chiếm khoảng 12%,
loại đất này có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua,
thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình và nặng, có khả năng phát triển
cây công nghiệp: chè, cây ăn quả, sở, trẩu, quế và phát triển đồng cỏ chăn
nuôi đại gia súc.
- Đất feralit: loại đất này chiếm khoảng 8% có thành phần cơ giới nhẹ,
dễ bị rửa trôi, đất chua, tỷ lệ mùn ít, nghèo đạm. Khi canh tác cần phải cải tạo
tăng cường các chất dinh dưỡng cho đất theo yêu cầu của từng loại cây trồng.
- Các loại đất khác: chiếm khoảng 7%, có tầng đất dày trung bình, có khả
năng phát triển cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.
Tóm lại, đất đai của huyện Lục Yên có hàm lượng dinh dưỡng thấp, do
vậy việc cải tạo, sử dụng phải được đầu tư cao và mất nhiều công sức cũng
như thời gian.
4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2010 – 6/2014 đạt
13,33%. Trong đó: Nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,4%; công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, xây dựng tăng 20,00%; thương mại - dịch vụ tăng 22,10%
(1)
.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông - lâm nghiệp,
1()
Nguồn: Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XIX, số 20/BC-HU ngày 18 tháng 7
năm 2013 của Huyện Ủy huyện Lục Yên.
23
thủy sản 6/2014 là 37,7%, giảm 11,5% so với năm 2010; công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, xây dựng năm 6/2014 là 31,2%, tăng 6,3% so với năm 2010;
thương mại, dịch vụ 6/2014 là 31,1%, tăng 5,2% so với năm 2010.
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế huyện Lục Yên giai đoạn 2010 – 6/2014
(2)
STT Cơ cấu kinh tế ĐVT 2010 2011 2012 2013 6/2014
1
Nông - Lâm - Ngư
nghiệp
% 49,2 46,1 42,5 40,5 37,7
2
Công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp
% 24,9 26,6 28,2 29,5 31,2
3 Dịch vụ - thương mại % 25,9 27,3 29,3 30,0 31,1
4.1.2.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
- Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt thực hiện là 7.681,7
ha, giảm 4.381,6 ha so với năm 2010. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt
31.452 tấn. Giảm 20.457 tấn so với năm 2010.
+ Diện tích lúa xuân 3.638 ha, tăng 201 ha so với năm 2010; năng suất
đạt 56 tạ/ha, tăng 5 tạ/ha so với năm 2010.
+ Diện tích ngô đông xuân 4.043 ha tăng 924 ha so với năm 2010,
năng suất 27,3 tạ/ha. Năng suất ngô năm 2010 bình quân đạt 30,94 tạ/ha; sản
lượng đạt 15.387 tấn.
- Tổng diện tích cây chất bột 2.365 ha, tăng 795,4 ha so với năm 2010,
trong đó:
+ Cây khoai tím: Diện tích 115 ha, giảm 25,3 ha so với năm 2010; năng
suất bình quân 144,8 tạ/ha, sản lượng đạt 1.709 tấn.
+ Cây sắn: Diện tích 1.647,7 ha, tăng 678,7 so với năm 2010; năng suất
bình quân 155 tạ/ha, sản lượng đạt 21.850 tấn.
2()
Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các năm 2010, 2011, 2012, 2013,
6/2014 huyện Lục Yên
24
+ Cây khoai lang: Diện tích 602,5 ha tăng 142,5 ha so với năm 2010, năng suất
bình quân 55,06 tạ/ha, sản lượng đạt 4.281,6 tấn (tăng 878,3 tấn so với năm 2010).
- Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày đạt 762,7 ha, giảm 702,5 ha so
với năm 2010, trong đó:
+ Cây lạc: Diện tích 753,7 ha giảm 103,3 ha so với năm 2010, năng
suất đạt 24,4 tạ/ha tăng 4,4 tạ/ha so với năm 2010.
+ Cây đậu tương: Diện tích 9,0 ha giảm 599,2 ha so với năm 2010,
năng suất 12,4 tạ/ha giảm 4,25 tạ/ha so với năm 2010.
- Cây ăn quả: Trồng mới và cải tạo 50 ha, tăng 30 ha so với năm 2010.
Sản xuất vụ đông xuân năm 2013- 2014 của Lục Yên gặp nhiều khó
khăn do điều kiện thời tiết không thuận lợi, xảy ra rét đậm rét hại ở đầu vụ
xuân làm hơn 300 ha lúa mới cấy bị chết phải cấy lại. Mưa nhiều ở giữa vụ
làm hơn 600 ha ngô bị đổ gẫy; nắng nóng diện rộng kéo dài ở cuối vụ đã
ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và sản lượng lúa, ngô và các cây
trồng khác. Do đó tổng diện tích cây lương thực có hạt giảm và năng
suất, sản lượng cũng giảm hơn so với giai đoạn năm 2010.
Kết quả sản xuất một số cây trồng khác được thể hiện chi tiết tại bảng sau:
25
Bảng 4.2: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm huyện
Lục Yên
(3)
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 6/2014
1. Lúa 7.090,2 7.269,0 7.290,0 7.301,7 3.638,0
- Lúa xuân Ha 3.437,0 3.630,0 3.654,0 3.678,7 3.638,0
- Lúa mùa Ha 3.653,2 3.639,0 3.636,0 3.623,0 0
2. Ngô Ha 4.973,1 5.538,4 5.061,0 5.181,2 4.043,0
3. Khoai tím Ha 140,3 130,0 118,0 120,7 115,0
4. Sắn Ha 969,5 1.600,0 1.409,7 1.889,2 1.647,7
5. Khoai lang Ha 460,0 618,0 775,0 705,5 602,5
6. Lạc Ha 857,0 972,0 1.060,0 973,8 753,7
7. Đậu tương Ha 608,2 142,3 104,2 69,4 9,0
8. Cây ăn quả Ha 20,0 45,0 50,0 50,0 50,0
* Chăn nuôi
Trong những năm vừa qua ngành chăn nuôi được đầu tư phát triển khá
cả về số lượng và chất lượng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp
năm 2010 chiếm 23,8%, đến năm tháng 6/2014 là 30,2%.
Tính đến 6/2014toàn huyện có: đàn trâu 17.587 con tăng 933 con so với
năm 2010; đàn bò 692 con tăng 167 con so với năm 2010; đàn lợn 85.542 con
tăng 9.927 con so với năm 2010; gia cầm các loại 541.300 con tăng 125.867
con so với năm 2010; đàn dê 4.519 con tăng 1.227 con so với năm 2010
(4)
.
Thời gian gần đây người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật để xây
dựng các mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, chăn nuôi trang trại
với quy mô lớn. Mặt khác, không ngừng tăng cường công tác phòng chống
dịch bệnh, phát hiện và xử lý kịp thời dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm,
không để dịch lớn xảy ra.
3()
Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2013 tỉnh Yên Bái và Niêm giám thống kê năm 2013 huyện Lục Yên.
4()
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 tỉnh Yên Bái và Niên giám thống kê năm 2013 huyện Lục Yên