Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nghiên cứu phân vùng ô nhiễm môi trường nước sông vùng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.19 KB, 7 trang )

Nghiên cứu phân vùng ô nhiễm môi trường nước sông vùng Hà Nội
12/9/2013 3:34:42 PM
Bài viết nêu sự cần thiết của việc phân vùng chất lượng nước ịCLN) các sông, hô trên cả nước nói chung
và Hà Nội nói riêng. Phương pháp phân loại CLN và phân vùng CLN theo các mô hình "chỉ số CLN
(WQỈ)" đã được đề xuất phù hợp cho đặc điếm môi trường nước sông vùng Hà Nội. Dựa vào số liệu
quan trắc do nhiều đơn vị thực hiện và mô hình CLN do nhóm nghiên cứu đê xuất, bài viết đã đưa ra giá
trị WQỈ tại hàng trăm điếm quan trắc trên các sông vùng nội và ngoại thành Hà Nội và kết quả thực hiện
phân vùng CLN ở từng đoạn sông.
I. MỞ ĐẦU
Hà Nội có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên địa bàn có nhiều sông liên
tỉnh như: sông Hồng, Đà, Đuông, cầu, Công, Đáy, Nhuệ. Ngoài ra, thành phố còn có nhiều sông nhỏ, ở
khu vực nội thành có các sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét; vùng ngoại thành có các sông: Tích, Cà Lồ,
Ngũ Huyện Khê, Bắc Hưng Hải, Thiếp, cầu Bây, Hòa Bình, Cái, Giỗ, Triền, Tào Khê, Hà Bắc
Trong 10 năm gần đây, CLN tại các sông trên địa bàn Hà Nội đã được nhiều đơn vị, đề tài, dự án quan
trắc, đánh giá [1-3]. Công tác này đã và đang được Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi
trường (TNMT) (Sở TN&MT Hà Nội) thực hiện với tần suất trên 300 điểm quan trắc phủ khắp các sông
lớn, nhỏ trong khu vực nội thành và ngoại thành. Dựa vào kết quả quan trắc của Sở TN&MT Hà Nội [2],
số liệu phân tích diễn biến CLN theo chiều dài các sông chính [3] kết hợp phương pháp xác định chỉ số
CLN (WQI) đề xuất trong Đề tài "Nghiên cứu phân vùng CLN sông hồ theo WQI và đề xuất phương án
sử dụng, BVMT nước mặt vùng Hà Nội" đã được Sở KHCN TP. Hà Nội nghiệm thu (2010)[3].
Phân vùng CLN sông, hồ (phân vùng theo chất lượng và mức độ ô nhiễm nguồn nước) đối vói một lưu
vực sông hoặc một địa phương là nội dung đặc biệt quan trọng không chỉ trong quản lý môi trường mà
còn phục vụ cho quy hoạch sử dụng và BVMT nước. Trong năm 2008, Bộ TN&MT đã ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về CLN mặt (QCVN 08:2008/BTNMT). Theo Quy chuẩn này nguồn nước mặt
được chia thành 4 loại (mức):
- Loại AI: Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, BÌ và B2.
- Loại A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo
tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại BÌ và B2.
- Loại BI: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu câu CLN
tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
Loại B2: Giao thông thủy và các mục đích khác vói yêu cầu nước chất lượng thấp.


Để có cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc phân loại và phân vùng CLN theo QCVN 08:2008/BTNMT
cần phải áp dụng hệ thống phân loại theo chỉ số,CLN (WQI) phù họp đặc điểm nguồn nước của địa
phương hoặc lưu vực.
Khi có phân vùng tốt, các cấp lãnh đạo và các sở, ngành, doanh nghiệp ở TP. Hà Nội và cộng đồng sẽ
xác định rõ: vùng (đoạn sông) đạt yêu cầu về CLN an toàn cho cấp nước sinh hoạt (lấy nước cho nhà
máy nước); vùng đạt yêu cầu về CLN có khả năng nuôi trồng thủy sản an toàn, có hiệu quả kinh tế; vùng
có khả năng cấp nước thủy lợi an toàn, có chất lượng tốt; vùng có khả năng xây dựng cơ sở thể thao, du
lịch dưới nước đủ tiêu chuẩn; vùng không thể sử dụng cho các mục đích trên, cần ưu tiên xử lý, kiểm
soát ô nhiễm.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm từng đoạn sông, từng hồ, đầm phục vụ mục đích quy hoạch sử dụng họp lý
nguồn nước mặt và xây dựng định hướng kiểm soát ô nhiễm, BVMT nước, việc nghiên cứu phân vùng
CLN khu vực TP. Hà Nội rất cần thiết và cấp bách. Do vậy, năm 2008 Sở KHCN TP. Hà Nội đã giao Viện
Môi trường và Phát triển (VESDEC) triển khai Đề tài: "Nghiên cứu phân vùng CLN các sông, hồ trên địa
bàn TP. Hà Nội, đề xuất các giải pháp sử dụng họp lý và bảo vệ" [3]. Kết quả Đề tài đã được Hội đồng
KHCN Hà Nội nghiệm thu đánh giá xuất sắc (năm 2010).
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong Đề tài, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 2 mô hình có thể sử dụng để phân loại CLN ở từng điểm quan
trắc tại các sông, hồ trên địa bàn Hà Nội, từ đó kết họp với các phương pháp đo đạc diễn biến CLN liên
tục theo các dòng sông có thể cho phép phân vùng CLN các sông, hồ chính trên địa bàn.
Mô hình WQI - HN1 (sử dụng đế đánh giá chung về CLN) được thể hiện ở 2 dạng:
- Dạng tổng và có tính đến trọng số đóng góp:
- Dạng tích và có tính đến trọng số đóng góp:
Dựa vào ý kiến tham vấn của các chuyên gia, lo thông số đặc trung cho chất lượng nước tổng quát các
sông hồ vùng Hà Nội: BOD, DO, pH, độ đục, TSS, tổng N, tổng p, Fe, dầu mỡ, T.Coliíorm đã được lựa
chọn để đưa vào mô hình tính toán [3]. Trong Dự án Quy hoạch BVMT Thủ đô Hà Nội các tác giả bổ
sung thêm thông số "các chất có độc tính cao" (xyanua, phenol, các kim loại nặng, hóa chất BVTV) vào
công thức trên, đồng thời xác định nêu điểm quan trắc nào có nồng độ một trong các chất có độc tính cao
vượt giới hạn cho phép đối với nguồn nước loại B2 theo QCVN08:2008/BTNMT thì điểm đó được xem có
CLN thuộc loại V (ô nhiễm rất nặng) theo Hệ thống phân loại WQI - HN1, mặc dù nhiều thông số khác
vẫn đạt giới hạn cho phép [5].

Mô hình WQI - HN2 (sử dụng đẻ đánh giá CLN theo mục đích sử dụng) cũng đã được xác lập, tuy nhiên
không sử dụng để phân vùng chất lượng và ô nhiễm nước tổng quát cho toàn TP.
- Phân loại nguồn nước theo gia trị WQI
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Phân vùng CLN sông trên địa bàn TP. Hà Nội
- xác định các khu vực ô nhiễm nặng
Từ kết quả áp dụng Hệ thống phân loại theo WQI
- HNÌ để tính toán giá trị WQI theo số liệu phân tích hóa - lý, vi sinh do Trung tâm Quan trắc và Phân tích
TNMT, Sở TN&MT Ha Nội thực hiện trong năm 2008 - 2010 [2], số liệu phân tích của của Đề tài "Nghiên
cứu phân vùng CLN các sông hồ trên địa bàn Hà Nội theo WQI, đề xuất biện pháp sử dụng và bảo vệ"
[kết họp vói phương pháp đo đạc, phân tích liên tục CLN (theo các thông số: pH, DO, độ đục, độ dẫn)
theo chiều dài các dòng sông của GS.TS Lê Quốc Hùng [3] chúng tôi đã phân loại, phân vùng và xác
định khả năng sử dụng nước các sông hồ trên địa bàn Hà Nội [3,4, 5]. Kết quả tính chỉ số WQI tại một số
điểm quan trắc ở một số sông tiêu biểu trong sô 27 sông đã được chúng tôi tính toán dựa theo số liệu
của Sở TN&MT Hà Nội [2] và Đề tài [3] được nêu ở Bảng Ì.
Kết quả đo liên tục (Hình 1) cho thấy, 58 % chiều dài các con sông lớn (trên tổng cộng 300 km chiều dài
quảng đường đạc) có giá trị DO > 6mg/L - đạt QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn nước loại AI. Đoạn
sông có giá trị DO < 2mg/L không đạt mức B2 chủ yếu thuộc sông Nhuệ chiêm 10,6 % tổng chiều dài đo
đạc (các sông khác không được đo nên không tính tỷ lệ %).
Trong khi đó, độ pH của các sông có diễn biên khá rõ rệt theo chiều dài sông nhưng phần lớn đều nằm
trong khoảng 6,5 - 7,5 (trung tính). Chỉ ở đoạn sông Cà Lồ ở Sóc Sơn có pH tương đối thấp (6,0 - 6,5) và
sông Cầu (thuộc tỉnh Thái Nguyên) có pH thấp (5,5 -6,0)[3].
2. Nhận xét về hiện trạng CLN các sông ở Hà Nội
Từ kết quả tính toán và số liệu quan trắc chi tiết tại phần lớn các sông do Sở TN&MT Hà Nội thực hiện có
thể nhận xét hiện trạng CLN, ô nhiễm nước và khoanh vùng ô nhiễm các sông trên địa bàn Hà Nội như
sau:
Không có điểm nào ở bất kỳ sông nào trên đũi bàn TP. Hà Nội đạt loại ì (rất tốt - ô nhiễm rất nhẹ, tương
đương cột ẠÌ theo QCVN08:2008/BTNMT).
CLN sông Hồng về cơ bản còn tốt: Từ điểm họp lưu với sông Đà ở Phong Vân - Ba Vì đến Đông Ngạc -
Từ Liêm và từ Hồng Vân - Thường Tín đến ranh giới tỉnh Hà Nam: đạt loại li theo WQI -HNÌ (tương

đương A2), đạt yêu cầu cấp nước cho các nhà máy nước phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên, ô nhiễm do dầu
mỡ, TSS, độ đục, vi sinh có một số thời điểm vượt giới hạn cho phép theo QCVN08:2008/BTNMT đối với
cột A2. Tuy nhiên, một số điểm trên sông Hồng chảy qua khu vực nội thành Hà Nội (từ Đông Ngạc - Từ
Liêm đến Duyên Hà - Thanh Trì) chỉ đạt loại IU (tương đương B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT). Tại các
khu vực này không nên lây nước cấp cho sinh hoạt.
CLN sồng Đà không bằng sông Hồng, phần lớn các điểm quan trắc trên địa bàn huyện Ba Vì đạt loại li
theo WQI - HN1 (tương đương A2 theo QCVN08:2008/BTNMT) nhưng có một số thòi điểm đạt mức HI.
Như vậy, nước sông Đà đạt yêu cầu về chất lượng đôi với các nhà máy nước. Tuy nhiên, ở sông Đà các
vấn đề ô nhiễm do chất rắn lơ lửng, độ đục (vào mùa mưa), dầu mỡ và vi sinh ở một số điểm cần được
quan tâm xem xét.
CLN sông Buông còn khá tốt với phần lớn các điểm đạt loại li (ô nhiễm nhẹ). Trong khi đó, chất lượng
nước các sông cầu và sông Công ở phần lớn các điểm chỉ đạt mức li - IU vào mùa mưa và giảm xuống
loại HI vào mùa khô.
Các sông vùng Đông Anh, Gia Lâm (Cà Lồ, Bắc Hưng Hải, cầu Bây ): phần lớn các điểm quan trắc chỉ
đạt loại IU, thậm chí loại IV.
Sông Nhuệ phần thượng lưu (từ xã Liên Mạc đến Phú Diễn - huyện Từ Liêm) chất lượng nước đạt loại
IU, tuy nhiên khi qua Phú Diễn -Từ Liêm ô nhiễm gia tăng rõ rệt, CLN chỉ đạt loại HI - IV. Ô nhiễm nặng
và nghiêm trọng từ khu vực quận Hà Đông trở về hạ lun (huyện Phú Xuyên, ứng Hòa), CLN chỉ đạt loại
IV và V.
Các sông nhỏ khu vực tỉnh Hà Tây cũ các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, úng Hòa
(sông Tích, sông Con, sông Bùi, sông Giỗ ) đã bị ô nhiễm ở mức trung bình (loại IU), có điểm bị ô nhiễm
nặng (loại IV).
Các sông nội thành (Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét) đều bị ô nhiễm nặng đến rất nặng, chỉ đạt loại IV - V.
Kết quả phân loại CLN theo WQI có tính khách quan, do vậy có thể làm cơ sở cho công tác quan trắc
môi trường nước, đánh giá khả năng sử dụng nước và cải tạo ô nhiễm trong các năm tói. Đây là lần đầu
tiên các sông, hồ ở khu vực Hà Nội được phân loại CLN theo hệ thống WQI có tính quốc tế.
Kết họp số liệu phân tích liên tục CLN theo chiều dài các sông vói kết quả phân loại CLN theo WQI ở
hàng trăm điểm quan trắc trên 27 sông và 40 hồ có thể phân vùng CLN các sông hồ trên địa bàn TP. Hà
Nội (Hình 2).
IV. KẾT LUẬN

Hiện nay, ô nhiễm các sông trên địa bàn TP. Hà Nội rất rõ rệt. Các tác nhân gây ô nhiễm chính là chất
hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, TSS, vi sinh. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm có sự
khác biệt rõ rệt giữa các khu vực, giữa các sông và các đoạn sông trên cùng một dòng sông. Ô nhiễm do
các chất có độc tính cao được phát hiện ở nhiều sông trong nhiều thời điểm. Tuy nhiên, kết quả phân tích
các thông số này nên được kiểm tra lại do chưa làm rõ vì sao các chất này có thể có nồng độ vượt giới
hạn cho phép.
Dựa theo các bộ sô liệu quan trắc phong phú trong nhiều năm bằng cách áp dụng Hệ thống phân loại
theo mô hình WQI - HN1 do VESDEC đề xuất nghiên cứu này đã xác định và phân loại rõ hiện trạng CLN
từng đoạn trên 27 dòng sông trên địa bàn TP, từ đó xây dựng được bản đồ phân vùng hiện trạng ô nhiễm
môi trường nước khu vực TP. Hà Nội.
Từ việc xác định rõ mức độ ô nhiễm, khoanh vùng ô nhiễm từng sông, từng đoạn sông cho phép quy
hoạch sử dụng nước an toàn cho cấp nước sinh hoạt, thủy sản, du lịch, thủy lợi và đề xuất các biện pháp
kiểm soát ô nhiễm có cơ sở khoa học thực tiễn trong quá trình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Từ kết quả nghiên cứu phân vùng CLN này,
các tác giả đã đề xuất định hướng các điểm lấy nước sông phục vụ quy hoạch phát triển Nhà máy nước
Hà Nội [8].
TÀI LIỆU THAM KHAO
1. Tong cục Môi trường, số liệu quan trắc môi trưởng nước khu vực Hà Nội, 2008
2. Trung tâm quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường, sở TN-MT Hà Nội, số liệu quan trắc các
sông, hồ ở Hà Nội, 2008-2010.
3. Lê Trình, Báo cáo tong hợp đe tài " Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông hồ ở Hà Nội
bằng mô hình WQI và đề xuất sử dụng và bảo vệ môi trưởng nước", sở KH-CN TP Hà Nội, 2010.
4. Lê Trình, Báo cáo chuyên đề "Hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn Hà Nội" trong dự án
"Quy hoạch BVMT thủ đô Hà Nội đến năm 2020", chủ nhiệm dự án: sả TN-MT Hà Nội, 4/2012
5. Lê Trình, Báo cáo tống hợp đề tài " Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông hồ ở Hà Nội
bằng mô hình WQỈ và đề xuất sử dụng và bảo vệ môi trưởng nước ", sở KH-CN TP Hà Nội, 2010.
ố. Lê Trình, Báo cáo chuyên đề "Hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn Hà Nội" trong dự án "Quy
hoạch BVMT thủ đô Hà Nội đến năm 2020", chủ nhiệm dự án: sả TNMT Hà Nội, 4/2012.
7. Lê Quốc Hùng và CTV, Báo cáo chuyên đề trong đề tài "Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước
các sông hô ở Hà Nội bằng mô hình WQI và đề xuất sử dụng và bảo vệ môi trưởng nước ", sở KH-CN

TP Hà Nội, 2010.
8. Sở TN-MT Hà Nội, Báo cáo Dự án "Quy hoạch Bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội đến năm 2020",
10/2012
56 Nghien cuu phan vung o nhiem moi truong nuoc song vung HN.docx
Nguyễn Lê Tú Quỳnh, Lê Trình - Viện Khoa học môi trường và Phát triển (VESDEC)
TCMT 05/2013

×