TÓM LƯỢC
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần VNIP cùng với những hiểu biết thực
tế về tình hình TMĐT hiện nay và những kiến thức có được sau 4 năm học tại
trường ĐH Thương Mại, tác giả đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn
thiện hệ thống gian hàng điện tử tại website Chaobansanpham.com của công ty cổ
phần VNIP”. Bài khóa luận nghiên cứu về hệ thống gian hàng điện tử và đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống gian hàng điện tử của công ty cổ
phần VNIP.Tác giả đã từng bước tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau để có thể
thực hiện các mục tiêu đã đề ra ở trên, đó là:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống gian hàng điện tử và lý
thuyết liên quan đến tính năng của gian hàng điện tử.Khảo sát đánh giá về tình hình
hoạt động của hệ thống gian hàng điện tử tại Website Chaobansanpham.com, đồng
thời tiến hành phân tích, đánh giá hệ thống gian hàng điện tử của công ty dựa trên
những phương pháp nghiên cứu khoa học và cơ sở lý luận thực tiễn về gian hàng
điện tử.Sau đó, dựa vào những kết quả phân tích và đánh giá, tác giả xin đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống gian hàng điện tử của công ty cổ phần
VNIP.
Những kết quả mà bài khóa luận đã đạt được sau quãng thời gian nghiên cứu đó
là: Khóa luận đưa ra nhận xét về tình hình TMĐT B2B, B2C của Việt Nam hiện
nay và xu hướng phát triển của nó trong tương lai.Đồng thời đánh giá thực trạng
hoạt động kinh doanh của hệ thống gian hàng điện tử tại website
Chaobansanpham.com của công ty cổ phần VNIP và phát hiện một số vấn đề còn
tồn tại của công ty.Qua đó, khóa luận đề xuất một số kiến nghị với cơ quan nhà
nước nói chung và những đề xuất riêng với công ty cổ phần VNIP để nhằm giải
quyết những tồn tại của công ty và góp phần hoàn thiện hệ thống gian hàng điện tử
của công ty.
i
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài khóa luận của mình một cách tốt nhất, trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện khóa luận, tác giả đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị trong công ty cổ phần VNIP và của tất cả
những người than trong gia đình cũng như bạn bè của tác giả .
Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy Nguyễn Minh Đức –
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tác giả trong suốt thời gian nghiên
cứu để người viết khóa luận có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong Khoa TMĐT cùng các
thầy cô trong trường ĐH Thương Mại đã dạy bảo và trang bị cho tác giả những kiến
thức quý báu trong suốt 4 năm học vừa qua tại trường ĐH Thương Mại để tác giả có
được vốn kiến thức như ngày hôm nay.Và xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc
cùng toàn thể các anh chị trong công ty cổ phần VNIP đã chỉ bảo, tạo điều kiện giúp
đỡ tác giả trong suốt thời gian thực tập tại công ty, để tác giả có thể có được những
đánh giá và những số liệu chính xác để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài và hoàn
thành bài khóa luận này.
Cuối cùng, tác giả xin được tỏ lòng biết ơn tới đặc biệt tới ba mẹ và những
người thân trong gia đình tác giả đã luôn luôn bên cạnh động viên khích lệ và tạo
mọi điều kiện giúp tác giả có thể học tập tại Trường ĐH Thương Mại trong suốt
thời gian qua và hoàn thành tốt khóa luận của mình.Cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ
tác giả trong thời gian vừa qua.
Hà Nội 16/05/2012
Tác giả : Nguyễn Thị Hưng
Lớp : K44I6
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU,SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty. 23
Bảng 2.2 Alexa – Top site in Việt Nam 25
Bảng 2.3 Tình hình phát triển Internet tháng 3/2012 ( VNNIC ) 28
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT Tên sơ đồ, hình vẽ Trang
H
ì
n
h
2
.
1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 22
Hình 2.2 Giao diện của website 24
Hình 2.3 Tỷ lệ khách hàng truy cập và tìm kiếm sản phẩm tại
Chaobansanpham.com
32
Hình 2.4 Đánh giá của khách hàng về cách bố trí các gian hàng trên
Chaobansanpham.com
33
Hình 2.5 Đánh giá của khách hàng về giao diện của hệ thống gian
hàng điện tử trên website Chaobansanpham.com
34
Hình 2.6 Mức độ đáp ứng nhu cầu của các tính năng có trên các
gian hàng điện tử tại Chaobansanpham.com
34
Hình 2.7 Đánh giá của khách hàng về việc tìm kiếm, lựa chọn và so
sánh giá cả các sản phẩm trên gian hàng điện tử tại
Chaobansanpham.com
35
Hình 2.8 Đánh giá của khách hàng về sự sắp xếp sản phẩm hàng
hóa trên các gian hàng điện tử tại website
Chaobansanpham.com
36
Hình 2.9 Đánh giá của khách hàng về các công cụ hỗ trợ, dịch vụ
hỗ trợ khách hàng của website Chaobansanpham.com
37
Hình 2.10 Đánh giá của khách hàng về việc tìm kiếm thông tin về 37
iv
gian hàng, nhà cung cấp sản phẩm và chất lượng các
thông tin đó trên các gian hàng điện tử tại
Chaobansanpham.com
Hình 2.11 Tỷ lệ lượng doanh nghiệp đăng ký gian hàng tại website
Chaobansanpham.com
38
Hình 2.12 Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký gian hàng mất phí và không
mất phí
39
Hình 2.13 Đánh giá của chủ các gian hàng điện tử về chủng loại gian
hàng trong hệ thống gian hàng điện tử tại
Chaobansanpham.com
40
Hình 2.14 Mức độ cập nhật thông tin của các gian hàng điện tử trên
website Chaobansanpham.com
40
Hình 2.15 Đánh giá của chủ gian hàng điện tử tại
Chaobansanpham.com về chất lượng thông tin sản phẩm
được cập nhật trên gian hàng
41
Hình 2.16 Mức độ quản trị gian hàng điện tử tại website
chaobansanpham.com
41
Hình 2.17 Sự phù hợp về cách bố trí, sắp xếp sản phẩm trên các gian
hàng điện tử của doanh nghiệp
42
Hình 2.18 Đánh giá của chủ các gian hàng về việc không hỗ trợ tính
năng hỏi đáp
43
Hình 2.19 Đánh giá mức độ quản trị gian hàng điện tử tại website
chaobansanpham.com
43
Hình 2.20 Mức độ hiệu quả của hệ thống gian hàng điện tử tại
website Chaobansanpham.com
44
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
Ký hiệu Nghĩa tiếng Việt
TMĐT Thương mại điện tử
ĐH Đại học
CNTT Công nghệ thông tin
TP Thành phố
DN Doanh nghiệp
Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
Ký hiệu Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng Việt
B2B Business to business Giao dịch thương mại điện tử giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2C Business to Consumer Giao dịch thương mại điện tử giữa
doanh nghiệp với cá nhân
VNNIC Vietnam Internet Network
Information Center Trung tâm Internet Việt Nam
C2C Consumer to Consumer Giao dịch thương mại điện tử giữa cá
nhân với cá nhân
APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dương.
OECD Organization for Economic
Co-operation and
Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
E-market Electronic – market Thị trường điện tử
SPSS Statistical Package for the
Social Sciences
Phần mềm xử lý thống kê dùng trong
các ngành khoa học xã hội,được phát
triển dựa trên phần mềm của Apache
Software Foundation
ODA Official Development
Assistance Tổ chức
Hỗ trợ phát triển chính thức
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
E-marketing Electronic – marketing Quảng cáo trực tuyến
CRM Customer Relationship
Managemet
Quản trị quan hệ khách hàng
vi
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự hội nhập kinh
tế quốc tế, đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế
xã hội và mở ra một thời kỳ mới của nhân loại.Đó là sự xuất hiện của hình thức
kinh doanh thương mại điện tử. Mô hình này không chỉ làm đa dạng hóa hoạt động
kinh doanh của con người mà thực sự đã trở thành một cuộc cách mạng kinh tế - xã
hội có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu một bước đột phá mới về kinh tế của nhân loại
trong thiên niên kỷ thứ 3.Đối với các doanh nghiệp, thương mại điện tử giúp rút
ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh,
giảm chi phí cho doanh nghiệp.Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử làm
tăng khả năng lựa chọn, tạo sự thuận tiện cho họ được tiếp cận nhanh chóng với các
sản phẩm đa dạng, phong phú.Còn đối với chính phủ thì hình thức kinh doanh này
giúp chính phủ có thể dễ dàng quản lý các hoạt động kinh tế và các nghĩa vụ mà
doanh nghiệp cần thực hiện với nhà nước.Thương mại điện tử chính là việc thực
hiện các hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng CNTT. Các hoạt động chủ yếu
như mua bán hàng qua mạng, thanh toán trực tuyến,…thông qua các gian hàng ảo
trên mạng.Bán hàng qua các gian hàng điện tử là kênh bán hàng trực tiếp đang được
sử dụng rộng rãi nhằm có được cơ sở khách hàng rộng lớn.Đây là hình thức kinh
doanh sử dụng hệ thống mạng Internet để xây dựng một “Gian hàng điện tử ” để
quảng bá sản phẩm dịch vụ của người bán đến với khách hàng. Các hoạt động mua
bán, thanh toán đều được thực hiện thông qua môi trường mạng.So với hình thức
kinh doanh truyền thống sản phẩm phải được bày bán trong các cửa hàng, siêu thị
thì bán hàng trực tuyến thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn.Với hình thức kinh
doanh này, người bán không còn bị giới hạn về khoảng cách không gian và thời
gian, đối tượng khách hàng cũng phong phú và đa dạng hơn. Chị Thu Hương – chủ
một gian hàng trên sàn Chodientu.vn cho biết “ Ngoài việc quảng bá thuận tiện, thị
trường mở rộng, tôi thấy mở gian hàng Online tiết kiệm được các chi phí về thuê
mặt bằng, nhân công và nhiều chi phí khác, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thậm chí tôi đã bỏ hẳn việc thuê một cửa hàng trong hẻm nhỏ để tập trung cho gian
hàng điện tử của mình”
Trên thế giới hình thức này đã xuất hiện từ lâu và đang ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Các số liệu thống kê gần đây cho thấy thương mại điện tử có bước phát
1
triển rất nhanh và với tốc độ ngày càng cao. Năm 1997, tổng doanh số thương mại
điện tử trên thế giới mới đạt xấp xỉ 18 tỷ USD thì đến năm 1999 đã đạt gần 80 tỷ
USD, năm 2000 là 180 tỷ và đến năm 2001 thì con số đó vượt qua mức 400 tỷ
USD. Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC ) đưa ra số liệu
đến năm 2002, doanh số của hoạt động kinh doanh trên mạng toàn cầu có thể lên tới
1000 tỷ USD, riêng của các nước APEC là 600 tỷ USD.
Còn tại Việt Nam, thương mại điện tử đã có những bước tiến nhảy vọt.Theo ông
Nguyễn Thành Phúc, sau bốn năm triển khai “Kế hoạch tổng thể phát triển thương
mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2006-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 (Quyết định 222), tính đến nay
TMĐT không chỉ còn tập trung tại doanh nghiệp của hai thành phố lớn là Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh, mà còn phát triển rộng khắp cả nước.Riêng trong các doanh
nghiệp, theo kết quả khảo sát của Bộ Công thương với hơn 2.000 doanh nghiệp trên
cả nước trong năm 2009, thì gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai
ứng dụng TMĐT ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau từ trang bị máy tính (trung
bình mỗi doanh nghiệp có 25,8 máy tính), kết nối Internet dưới nhiều hình thức
khác nhau, khai thác ứng dụng cơ bản của TMĐT như thư điện tử (86% doanh
nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh, trong đó tỷ lệ sử dụng của các
doanh nghiệp lớn là 95%, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 78%), sử dụng các phần mềm
phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm
kế toán, phần mềm quản lý nhân sự (43%), quản lý chuỗi cung ứng (32%), quản lý
khách hàng (27%) Có thể nói, việc ứng dụng TMĐT đã góp phần tối ưu hóa hoạt
động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Với chi phí đầu
tư cho thương mại điện tử và CNTT chỉ chiếm khoảng 5% tổng chi phí, nhưng
trung bình 33% doanh thu của doanh nghiệp là từ các đơn đặt hàng qua phương tiện
điện tử và doanh nghiệp cũng dành bình quân 28% chi phí mua hàng cho việc đặt
hàng qua các kênh điện tử.Nhưng bên cạnh đó, thương mại điện tử còn gặp rất
nhiều khó khăn về cả cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ năng lực của chúng ta cho
thương mại điện tử còn khá hạn chế. Nên thương mại điện tử còn chưa thực sự đáng
tin cậy trong tâm trí của người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời, thương mại điện tử
là một lĩnh vực khá mới nên rất nhiều các doanh nghiệp lao vào cạnh tranh với nhau
trong thị trường này, các gian hàng điện tử xuất hiện ngày càng nhiều. Chính vì vậy,
việc tạo ra sự khác biệt, tạo ra điểm mạnh cho gian hàng điện tử của mình để thu
hút khách hàng là việc mà các doanh nghiệp đang rất quan tâm.Đối với Công ty cổ
2
phần VNIP, với mô hình kinh doanh là một sàn giao dịch thương mại điện tử có
website là Chaobansanpham.com. Hiện tại Website có hệ thống gian hàng điện tử
chính là các cửa hàng ảo cho phép các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
của họ đến với khách hàng có nhu cầu. VNIP là một công ty còn khá trẻ, thành lập
năm 2010 nên hệ thống gian hàng điện tử của công ty đã mang lại những hiệu quả
nhất định nhưng chưa thực sự tối ưu. Để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Website
Chaobansanpham.com thì cần phải có những giải pháp giúp bổ sung và hoàn thiện
tối ưu hệ thống gian hàng điện tử của Website.
2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀI
Qua thời gian thực tập và những hiểu biết của tác giả về công ty cổ phần VNIP,
tác giả thấy rằng để giúp VNIP có sức cạnh tranh lớn hơn, khả năng phát triển mạnh
mẽ hơn, là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp hơn thì việc hoàn thiện và tối ưu hệ
thống gian hàng điện tử của công ty là rất cần thiết. Vì vậy tác giả đi sâu vào tìm
hiểu và nghiên cứu đề tài:Hoàn thiện hệ thống gian hàng điện tử tại Website
Chaobansanpham.com của Công ty cổ phần VNIP.
3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống gian hàng điện tử và lý
thuyết liên quan đến tính năng của gian hàng điện tử
- Khảo sát đánh giá về tình hình hoạt động của hệ thống gian hàng điện tử tại
Website Chaobansanpham.com qua điều tra dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống gian hàng điện tử tại Website
Chaobansanpham.com
4. PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
a. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống gian hàng điện tử tại website
Chaobansanpham.com của công ty cổ phần VNIP.
Không gian nghiên cứu: Hiện nay hệ thống kinh doanh của công ty vẫn còn
khá khiêm tốn, hoạt động chủ yếu là địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Công ty chưa phát triển được hoạt động kinh doanh ra toàn quốc. Chính vì vậy,
không gian nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh của
Chaobansanpham.com trên thị trường Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: Khảo sát tình hình hoạt động của hệ thống gian hàng
điện tử tại Website Chaobansanpham.com từ năm 2010 đến 2012.
3
b. Ý nghĩa nghiên cứu.
- Khái quát hóa lý thuyết về hệ thống gian hàng điện tử của một Website hay sàn
giao dịch TMĐT.
- Từ việc khái quát hóa lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu và kết quả phân
tích thực trạng về hệ thống gian hàng điện tử của công ty để tìm và đưa ra giải pháp
hoàn thiện hệ thống gian hàng điện tử tại Website Chaobansanpham.com
- Giải pháp cho các công ty có mô hình kinh doanh sàn giao dịch TMĐT và hệ
thống gian hàng điện tử như VNIP.
5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
• PHẦN MỞ ĐẦU
• CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
• CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI
WEBSITE CHAOBANSANPHAM.COM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VNIP
• CHƯƠNG 3:CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
• KẾT LUẬN
4
CHƯƠNG 1
CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm về TMĐT
Một số cách hiểu TMĐT từ các định nghĩa của các nhà nghiê cứu, các tổ chức
quốc tế, tổ chức nghiên cứu TMĐT:
• Theo Emmanoel Lallana, Rudy Quimbo, Zorayda Ruth Andam (ePrimer,
giới thiệu về TMĐT, Philippines: DAI–AGILE,2000).
• “TMĐT là việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử và cong nghệ
xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo ra, truyền tải và định
nghĩa lại mối quan hệ để tạo ra mối quan hệ giữa các tổ chức và giữa các tổ
cức và cá nhân ”
• Ủy ban châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT: TMĐT là việc thực hiện hoạt
động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và
truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh.”
• Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế của Liên hợp quốc ( OECD ) đưa ra
định nghĩa về TMĐT: “ TMĐT được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch
thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”
• Theo tổ chức Thương mại thế giới WTO định nghĩa: “ TMĐT bao gồm việc
sản xuất, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm
được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”
• Khái niệm TMĐT được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng và
nghĩa hẹp ở đây phụ thuộc vào cách tiếp cận rộng và hẹp của hai thuật ngữ
“Thươngmại”và“Điệntử”.
• Theo nghĩa rộng: TMĐT là toàn bộ các giao dịch mang tính thương mại
được tiến hành bằng các phương tiện điện tử.
• Theo nghĩa hẹp: TMĐT là các giao dịch mua bán được tiến hành bằng mạng
Internet
• Từ các định nghĩa và sau khi xem xét các khái niệm về TMĐT theo nghĩa
rộng và hẹp. Giáo trình TMĐT căn bản – Bộ môn Quản Trị Tác Nghiệp
TMĐT - Khoa Thương Mại Điện Tử - Trường ĐH Thương Mại đã đưa ra
định nghĩa về TMĐT như sau: “Thương Mại Điện Tử là việc tiến hành các
5
giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các
phương tiện điện tử khác.”
1.1.2 Khái niệm mô hình kinh doanh B2C
B2C mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Là loại giao dịch
trong đó khách hàng của doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến là người tiêu dùng
cuối cùng, mua hàng với mục đích phục vụ tiêu dùng cá nhân.
Đây là loại giao dịch quen thuộc và phổ biến nhất trong TMĐT
Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng.Trong TMĐT bán lẻ điện tử
có thể trực tiếp từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối.
Hàng hóa bán lẻ trên mạng thường là hàng hóa máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể
thao, đồ dùng văn phòng, sách, âm nhạc đồ chơi, sức khỏe, mỹ phẩm, giải trí…
Một số hình thức các cửa hàng bán lẻ trên mạng: Brick and mortar là loại cửa hàng
bán lẻ trong truyền thống, không sử dụng Internet; Click and mortar là loại cửa
hàng bán lẻ truyền thống nhưng có kênh bán hàng qua mạng, và cửa hàng ảo là cửa
hàng bán lẻ hoàn toàn trên mạng mà không sử dụng một kênh bán truyền thống nào.
1.1.3 Khái niệm về thị trường TMĐT
Thị trường điện tử (E-market) là thị trường ảo, nơi mà người mua và người bán
gặp nhau để trao đổi hàng hóa, dịch vụ , tiền hoặc thông tin.Thị trường điện tử là thị
trường được phát triển trên cơ sở ứng dụng công nghệ Internet, đó là các điểm xa lộ
thông tin để người mua và người bán có thể gặp nhau.
Thị trường có 3 chức năng cơ bản:
- Làm cho người mua và người bán gặp nhau.
- Hỗ trợ trao đổi thông tin,hàng hóa, dịch vụ, thanh toán bằng các giao dịch thị
trường.
- Cung cấp một cơ sở hạ tầng cấu trúc cũng như một khung pháp lý và quy chế
trong đó có thể các chức năng hiệu quả của thị trường.
Bản chất của thị trường điện tử :
- Các thị trường điện tử, thị trường riêng hoặc công cộng có thể tối đa hóa hiệu
quả trao đổi thương mại giúp cho các thành viên có thể cạnh tranh toàn cầu.
- Hầu hết các thị trường điện tử đòi hỏi sự hợp tác của các công ty khác nhau,
thậm chí hợp tác với đối thủ cạnh tranh.
- Những thị trường điện tử có thể theo mô hình B2B, các thị trường B2B hoặc
C2C căn cứ vào dầu hiệu số bên trong giao dịch, đối tượng các bên là doanh nghiệp
hoặc khách hàng.
6
- Việc hình thành hoặc tạo ra các thị trường điện tử không chỉ còn từ phía
doanh nghiệp hoặc khách hàng là người tiêu dùng mà còn từ cả hai phía.
Các yếu tố để cấu thành thị trường TMĐT gồm:
Khách hàng: là người đi dạo trên web và tìm kiếm, trả giá , đặt mua các sản
phẩm. Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp chiếm 80% hoạt động của TMĐT.
Người bán: Có hàng trăm ngàn cửa hàng trên web thực hiện quảng cáo và giới
thiệu hàng triệu các website.Người bán có thể bán trực tiếp từ các website hoặc qua
chợ điện tử.
Hàng hóa: là các sản phẩm vật thể, sản phẩm số hóa hay dịch vụ.
Cơ sở hạ tầng: phần cứng, phần mềm, mạng Internet.
Front – end: cổng người bán, catalogs điện tử, giỏ mua hàng, công cụ tìm kiếm,
công cụ thanh toán.
Back – end: xử lý và thực hiện đơn hàng, quản lý kho, nhập hàng từ nhà cung
cấp,xử lý thanh toán, đóng gói và giao hàng.
Đối tác, nhà môi giới: nhà môi giới là người trung gian đứng giữa người mua và
người bán
Các dịch vụ hỗ trợ: dịch vụ chứng thực điện tử, dịch vụ tư vấn.
( Tài liệu số [7] )
1.1.4 Khái niệm về sàn giao dịch
Sàn giao dịch (E – marketplaces ) là thị trường trực tuyến, thông thường là B2B,
trong đó người mua và người bán có thể đàm phán với nhau, có một doanh nghiệp
hoặc một tổ chức đứng ra sở hữu. Có thể phân ra 3 loại sàn giao dịch TMĐT
- Sàn giao dịch TMĐT riêng do một công ty sở hữu :công ty bán các sản phẩm
tiêu chuẩn và sản phẩm may đo theo yêu cầu của công ty đó. Công ty mua là công
ty đặt mua hàng của công ty bán.
- Sàn giao dịch TMĐT chung: là một chợ B2B thường do một bên thứ 3 đứng
ra tổ chức và tập hợp các bên bán và bên mua để trao đổi mua bán với nhau
- Sàn giao dịch thương mại điện tử chuyên ngành: Consortia là tập hợp các
người mua và bán trong một ngành công nghiệp duy nhất.
( Tài liệu số [6]. )
1.1.5 Khái niệm về website
Website là một tập hợp các trang web (web pages) bao gồm văn bản, hình ảnh,
video, flash,v.v thường chỉ nằm trong một tên miền ( domain name) hoặc tên miền
7
phụ (subdomain).Trang web được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web (web
server) có thể truy cập thông qua Internet.
Website đóng vai trò là một văn phòng hay một cửa hàng trên mạng Internet –
nơi giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp
cung cấp… Có thể coi website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là nơi để đón tiếp
và giao dịch với các khách hàng, đối tác trên Internet.
1.1.6 Khái niệm về website thương mại điện tử
Website thương mại điện tử là website của một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
phục vụ hoạt động thương mại và các hoạt động liên quan đến thương mại.
Thuật ngữ chuyên môn dùng để chỉ một website thương mại điện tử là e-web
(electronic commercial website). Như vậy website thương mại điện tử thực chất là
một website nhưng mục đích của nó là để phục vụ hoạt động thương mại của cá
nhân, doanh nghiệp hay tổ chức.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT nói chung website là
nơi để các doah nghiệp giới thiệu các thông tin của doanh nghiệp với đối tác và
khách hàng về lĩnh vực hoạt động, sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp và chào
bán.
Website không chỉ là nơi chào bán hàng hóa của doanh nghiệp mà còn có thể trở
thành trung gian phân phối sản phẩm cho các doanh nghiệp khác. Với các website
tích hợp thương mại điện tử ở mức độ cao hơn thì website như một cửa hàng lớn,
một đại siêu thị trực tuyến nơi giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch
mua bán, trao đổi với khách hàng.
( Tài liệu số [12])
1.1.7 Khái niệm gian hàng điện tử ( cửa hàng trên mạng,cửa hàng ảo )
Gian hàng điện tử hay Cửa hàng trên mạng (Electronic storefronts) — là một
Web site của một doanh nghiệp dùng để bán hàng hoá và dịch vụ qua mạng thông
qua các chức năng của website. Thông thường website đó gồm: Catalogs điện tử,
Cổng thanh toán, Công cụ tìm kiếm , Vận chuyển hàng, Dịch vụ khách hàng, Giỏ
mua hàng, Hỗ trợ đấu giá.
( Tài liệu số [6])
1.1.8 Khái niệm về hệ thống gian hàng điện tử
Chúng ta đã biết đến nhiều website mà trên đó họ có xây dựng nhiều gian hàng
ảo cho các doanh nghiệp giới thiệu và bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình
8
thông qua các gian hàng đó.Tập hợp nhiều những gian hàng điện tử trong một
website đó chính là hệ thống gian hàng điện tử.
1.1.9 Khái niệm tính năng của gian hàng điện tử
Tính năng của gian hàng điện tử là các công cụ, các phần mềm hỗ trợ người
dùng giao tiếp và làm việc và đặc biệt là mua hàng hóa sản phẩm trên gian hàng
điện tử được dễ dàng và hiệu quả hơn.
1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1 Gian hàng điện tử
1.2.1.1 Khái niệm
Gian hàng điện tử hay Cửa hàng trên mạng (Electronic storefronts) — là một
Web site của một doanh nghiệp dùng để bán hàng hoá và dịch vụ qua mạng thông
qua các chức năng của website. Thông thường website đó gồm: Catalogs điện tử,
Cổng thanh toán, Công cụ tìm kiếm , Vận chuyển hàng, Dịch vụ khách hàng, Giỏ
mua hàng, Hỗ trợ đấu giá.
Gian hàng điện tử là hoạt động tiếp thị trên trang web của một công ty hoặc một
doanh nghiệp nhằm trợ giúp cho công ty giới thiệu hàng hóa và dịch vụ của công y
mình trên mạng.
1.2.1.2 Đặc điểm
- Vị trí, địa điểm và diện tích của gian hàng không còn quan trọng nữa vì gian hàng
điện tử thực hiện trên website, thông qua internet chứ không cần đến một không
gian cửa hàng thực tế trong truyền thống.
- Thời gian hoạt động của gian hàng điện tử là 24/24, khách hàng có thể vào gian
hàng, tìm hiểu và đăng ký mua hàng mọi lúc.
- Với gian hàng điện tử thì doanh nghiệp có thể đến được với tất cả khách hàng từ
mọi nơi, không giới hạn về không gian như trong truyền thống nữa, chỉ cần có
internet.
- Gian hàng điện tử hiện đại, tiên tiến có thể cho phép khách hàng thực hiện các
hoạt động đặt hàng và thanh toán trực tiếp trên gian hàng thông qua các phần mềm
hỗ trợ trên mạng.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng một cách nhanh chóng nhất
1.2.1.3 Lợi ích của gian hàng điện tử
- Đối với doanh nghiệp:Gian hàng điện tử giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường,
tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất, giảm chi phí ở mức thấp nhất, đặc biệt
chi phí thâm nhập thị trường, chi phí xúc tiến bán hàng.
9
- Đối với khách hàng:khách hàng có thể mua hàng với chi phí mua và giao dịch
thấp hơn phương pháp truyền thống, có nhiều lựa chọn hơn, thông tin chính xác,
nhanh chóng hơn.
1.2.2 Lý thuyết về tính năng của gian hàng điện tử
Gian hàng điện tử càng có nhiều tính năng thì việc hỗ trợ khách hàng càng trở
nên đơn giản, công ty sẽ không cần nhiều nhân viên hỗ trợ khách hàng mà khách
hàng vẫn có thể dễ dàng làm việc với gian hàng điện tử. trong tìm kiếm thông tin
liên quan tới giá, cách sử dụng, vận hành, thông số của sản phẩm, các đánh giá về
sản phẩm, quy trình mua hàng và thanh toán tại gian hàng điện tử.
1.2.2.1 Các tính năng cơ bản của một website bán hàng trực tuyến
Catalogs điện tử: là danh mục các sản phẩm dịch vụ mà gian hàng điện tử cung
cấp cho khách hàng theo dõi và lựa chọn sản phẩm có nhu cầu.
Giới thiệu sản phẩm: phân hệ sản phẩm là tổng hợp của nhiều tính năng giúp
doanh nghiệp bán hàng một cách hiệu quả, bao gồm việc giới thiệu thông tin chi
tiết, cập nhật sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng
Giỏ hàng :là một phần mềm cho phép khách hàng quản lý số lượng hàng hóa
lựa chọn mua tại gian hàng điện tử, theo dõi các mặt hàng đã mua, mã hàng hóa, giá
tiền mà khách hàng phải thanh toán, thay đổi hay xóa bỏ món hàng đã lựa chọn mà
không mua.
Tính năng thanh toán điện tử ( Electronic Payment ): là việc thanh toán tiền
qua thông điệp điện tử ( Electronic message ) thay cho việc giao tay tiền mặt.
Theo cách hiểu như trên thanh toán điện tử là hệ thống thanh toán dựa trên nền tảng
công nghệ thông tin. Việc thanh toán được thực hiện qua máy tính và mạng máy
tính, nối mạng với các đơn vị thành viên tham gia thanh toán. Chuyển những chứng
từ bằng giấy thành những chứng từ điện tử đã làm cho khoảng cách giữa các đơn vị
thành viên được thu hẹp lại như trong cùng một ngân hàng, giúp cho quá trình thanh
toán nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu chuyển vốn của khách hàng và nền kinh tế.
Hệ thống thanh toán điện tử ( EPS) là một hệ thống trao đổi tài chính giữa
người mua và người bán trong môi trường mạng được hỗ trợ bởi các công cụ tài
chính đã được số hóa ( chẳng hạn như số thẻ tín dụng đã được mã hóa, séc điện tử,
hay tiền mặt số hóa ) được công nhận bởi ngân hàng, trung gian hay nhà thầu hợp
lệ.
Các phương tiện thanh toán điện tử:
10
- Thẻ thanh toán: là một phương tiện thanh toán tiện dụng và tiên tiến trên thế
giới. Thẻ thanh toán ra đời và phát triển gắn với sự phát triển và ứng dụng công
nghệ tin học vào hoạt động của các ngân hàng thương mại.
- Séc điện tử: là một phương tiện thanh toán mới, kết hợp sự an toàn, tốc độ và
hiệu quả xử lý của tất cả các nghiệp vụ điện tử.Séc điện tử hoạt động như séc bằng
giấy nhưng dưới dạng điện tử thuần túy với rất ít các bước bằng tay.Nó là một công
cụ thanh toán quan trọng trong việc chuyển đổi và dẫn dắt các doanh nghiệp và
người tiêu dùng vào thế giới mới nổi của TMĐT
- Tiền điện tử: là phương tiện thanh toán được bảo mật bằng chữ ký điện tử ,
và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị.
Nếu như giá của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền
điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển
đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu.
- Ví tiền điện tử: hay còn gọi là ví kỹ thuật số cho phép người dùng thực hiện
các giao dịch TMĐT một cách nhanh chóng và an toàn. Một ví kỹ thuật số chức
năng giống như một ví vật lý được hình thành như một phương thức lưu trữ khác
nhau của tiền điện tử, chiếc ví kỹ thuật số đã phát triển thành một dịch vụ cung cấp
cho người sử dụng Internet với một cách thuận tiện để lưu trữ và sử dụng thông tin
mua sắm trực tuyến.
Hiển thị sản phẩm tùy chọn:đây là tính năng rất linh hoạt cho phép kết hợp với
tính năng danh mục tùy chọn để hiển thị sản phẩm theo mọi tiêu chí: giảm giá,
khuyến mại, hàng mới về, hàng bán chạy…ở bất kỳ vị trí nào trên gian hàng điện
tử. Tính năng này giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm được loại sản phẩm mà họ
quan tâm.
Tin tức: phân hệ tin tức bao gồm nhiều moulde chức năng hợp thành, có thể
hiện thị nội dung tin từ một hay nhiều danh mục tại bất kỳ vị trí nào trên gian hàng
điện tử. Thông tin mà gian hàng điện tử đưa ra cần liên quan tới lĩnh vực hoạt động
và sản phẩm kinh doanh của mình và các tin tức đặc biệt mà khách hàng khó tìm
thấy ở gian hàng điện tử. khác để lôi cuốn khách hàng.
Khối nội dung text/html: với tính năng text/html bạn có thể làm bất kỳ điều gì
trên gian hàng điện tử, từ việc đăng tải nội dung, ảnh đến việc nhúng audio, video,
flash….Việc đăng tải nội dung dưới dạng các khối ( block) linh động , bạn có thể
hiển thị hoặc sử dụng các khối này ở mọi vị trí mà bạn thấy phù hợp với gian hàng
điện tử Kết hợp tính năng text/html với các tính năng khác một cách hợp lý, gian
11
hàng điện tử. sẽ chuyên nghiệp, than thiện và rất dễ sử dụng với khách hàng, người
truy cập.
Hiển thị hình ảnh ( Image slide show):tính năng này giúp trình bày và hiển thị
ảnh rất linh hoạt và đẹp mắt, có tác dụng hấp dẫn và gây sự chú ý của người truy
cập. Có thể ứng dụng tính năng để sử dụng như một Gallery, một đoạn phim trình
diễn ảnh như flash, kết hợp với text và các liên kết để tạo ra một tính năng quảng bá
cho một nội dung hoặc một loại sản phẩm bạn muốn khách hàng chú ý.
Liên hệ: Đăng tải các thông tin để người truy cập có thể liên hệ với doanh
nghiệp qua các hình thức: Email, điện thoại, trực tiếp.Ngoài ra người truy cập có thể
liên hệ qua form liên hệ trực tuyến, các thông tin khách hàng liên hệ bạn có thể xem
tại phần quản trị gian hàng điện tử., hệ thống cũng sẽ gửi một email để thông báo
cho người quản lý gian hàng điện tử. về nội dung mà khách hàng đã liên hệ.
Bình chọn ( survey): sử dụng tính năng này để tạo ra các bình chọn trên gian
hàng điện tử., người truy cập có thể xem xét kết quả bình chọn hoặc tham gia bình
chọn. Các bình chọn có thể vào bất kỳ vị trí nào trên gian hàng điện tử Từ đó có
thể điều tra được các mong muốn, xu hướng mua sắm của khách hàng, cũng như
mức độ hài lòng của khách hàng với gian hàng điện tử., cho thấy được sự quan tâm,
chăm sóc khách hàng của gian hàng điện tử
Thống kê truy cập: Tính năng thống kê lượt truy cập vào gian hàng điện tử. của
bạn, ngoài ra còn thống kê lượng truy cập ngày hôm qua, hôm nay và số lượng
người đang online trên gian hàng điện tử Để có thể theo dõi khả năng phục vụ
khách hàng của gian hàng điện tử. cũng như mức độ khách hàng đã biết đến gian
hàng điện tử. thông qua lượng truy cập
Menu nội dung: với các gian hàng điện tử sử dụng nhiều trang nội dung dạng
đa cấp, sử dụng tính năng Menu nội dung sẽ giúp trình bày nội dung một cách dễ
dàng và hiệu quả.Để phục vụ khách hàng tốt nhất, menu cần ngắn gọn, dễ hiểu.
Liên kết ( Link ): Là tính năng cho phép tạo ra các liên kết tới các nội dung trên
gian hàng điện tử hoặc bên ngoài gian hàng điện tử. Có thể tạo ra các menu liên kết
tại bất kỳ vị trí nào trên gian hàng điện tử. Sử dụng link liên kết để trao đổi với các
đối tác hay là một công cụ trong điều hướng gian hàng điện tử, chỉ dẫn khách hàng.
Sơ đồ website ( sitemap): giúp tổ chức sơ đồ của gian hàng điện tử ở dạng hình
cây để khách hàng có thể dễ dàng truy cập đến mọi nội dung trên gian hàng điện tử
12
Trợ giúp: đăng tải thông tin hỗ trợ người truy cập. Một gian hàng điện tử với nội
dung trợ giúp đầy đủ, chi tiết sẽ tạo ấn tượng rất tốt cho người truy cập về uy tín
cũng như mức độ chuyên nghiệp.
Đăng nhập: giúp đặt ô đăng nhập tại bất kỳ vị trí nào trên gian hàng điện tử tùy
thuộc vào thói quen và mục đích sử dụng của người quản trị gian hàng điện tử.
Quản lý khách hàng: quản lý thông tin giao dịch của khách hàng: thông tin khách
hàng, đơn hàng, số lượng hàng hóa bán ra.Tính năng này giúp bạn quản lý khách
hàng theo nhóm, cập nhật và quản lý thông tin khách hàng. Kết hợp với tiếp thị qua
email để thực hiện chiến dịch tiếp thị tới từng khách hàng, nhóm khách hàng cụ thể
Tiếp thị qua Email: bạn dễ dàng thực hiện các chiến dịch tiếp thị sản phẩm một
cách hiệu quả đến các khách hàng tiềm năng bằng công cụ Email Marketing tích
hợp trên gian hàng điện tử. Chức năng Newsletter giúp người dùng đăng ký nhận
các thông tin từ gian hàng điện tử, từ đây có thể chủ động xây dựng danh sách email
cho các chiến dịch tiếp thị.
Quản lý banner quảng cáo: công cụ này giúp thiết lập các banner quảng cáo
dưới dạng hình ảnh, flash để quảng cáo cho các sản phẩm của gian hàng điện tử
hoặc đặt liên kết đến đối tác, gian hàng điện tử liên kết.Ngoài ra còn có chức năng
thống kê hiệu quả của quảng các thông qua các chỉ số về số lượt click, thiết lập vị trí
hiển thị, cách hiển thị…
1.2.3.2 Lợi ích mà các tính năng của gian hàng điện tử mang lại
Đối với khách hàng: giúp cho quá trình tìm kiếm, mua sắm tại gian hàng điện tử
được nhanh chóng, thuận tiện hơn
Đối với doanh nghiệp: hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn, giảm tối đa thời gian
giải đáp thắc mác của khách hàng. Thuận lọi hóa thông tin phản hồi từ khách hàng
đến nhà bán lẻ, phát triển mối quan hệ gần gũi, cá nhân hóa với khách hàng
Các tính năng của gian hàng điện tử giúp truyền thông hai chiều tốt và tương
tác đồng thời từ cả hai phía. Làm cho toàn bộ các trải nghiệm mua sắm của khách
hàng là rất dễ chịu và vui thú, tương tác tốt giữa gian hàng điện tử của công ty và
khách hàng
( Tài liệu số [4])
1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Qua tìm hiểu, tác giả biết được một số công trình nghiên cứu của các sinh viên
chuyên ngành TMĐT – Trường ĐH Thương Mại như sau
13
• Chuyên đề tốt nghiệp “Phát triển hệ thống gian hàng điện tử của công ty cổ
phần vật giá Việt Nam” của sinh viên Phạm Quang Tú – trường Đại học Thương
Mại
Nghiên cứu lý thuyết về TMĐT, gian hàng điện tử, phố điện tử.Trên cơ sở lý
luận và nhận thức về gian hàng điện tử, phố điện tử cùng với phương pháp tiếp cận
khoa học, tác giả đã nghiên cứu và phân tích đánh giá tình hình hoạt động của hệ
thống gian hàng điện tử của công ty cổ phần Vật giá Việt Nam
Tác giả đã phát hiện các vấn đề tồn tại của Vật giá và đưa ra một số giải pháp để
phát triển hệ thống gian hàng điện tử của công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam ở một
số vấn đề:
Hệ thống gian hàng điện tử và vấn đề quan hệ khách hàng của công ty cổ phần
Vật giá Việt Nam
Vấn đề thanh toán của công ty và thói quen thanh toán của người dân Việt Nam
Công ty Vật giá chưa quan tâm đúng mức đến vấn đè đào tạo doanh nghiệp quản
trị gian hàng điện tử của họ
Phần đông khách hàng cho rằng giao diện của hệ thống không bắt mắt và xắp
xếp còn lộn xộn
Nguồn nhân lực được đào tạo chính quy và chuyên sâu về TMĐT chưa nhiều
Tác giả đưa ra những vấn đề cần giải quyết và nghiên cứu tiếp theo:
Công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam đưa hệ thống gian hàng điện tử tiến ra thị
trường TMĐT quốc tế.
Tích hợp kinh doanh điện tử của hệ thống gian hàng điện tử ở công ty Cổ phần
Vật giá Việt Nam.
• Luận văn “Hoàn thiện giao diện và tính năng website hướng tới khách hàng
của website ” của sinh viên Nguyễn Quang Trung – khoa
TMĐT – Trường ĐH Thương Mại
Tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết về website, tính năng website, và vai trò của
khách hàng đối với website thương mại điện tử.
Đánh giá thực trạng về giao diện và tính năng của website cameramienbac.com,
và đưa ra một số vấn đề cần giải quyết của website như:
Xây dựng kế hoạch , lộ trình cụ thể trong phát triển và hoàn thiện website
Điều chỉnh và hoàn thiện giao diện website đơn giản, than thiện, dễ theo dõi,
tính thẩm mỹ cao
14
Bổ sung và hoàn thiện một số tính năng như nâng cao công cụ tìm kiếm, phân
loại sản phẩm, hiển thị thông tin chi tiết, câu hỏi thường gặp…
• Luận văn “ Hoàn thiện giao diện và tính năng website netrealvietnam.com”
của sinh viên Nguyễn Thị Trà My - k42I5 – khoa TMĐT – Trường ĐH Thương
Mại
Luận văn đã đưa ra các vấn đề tồn tại của website và đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện website của công ty .
• Luận văn tốt nghiệp:“Giải pháp phát triển wesite www.trangthihanoi.com.vn
thành cửa hàng bán lẻ trực tuyến ” của sinh viên Hà Thị Hương – k42I4 – khoa
TMĐT- Trường ĐH Thương Mại
Tác giả đã đưa ra các giải pháp bổ sung các nội dung và tính năng để phát triển
website trangthihanoi.com.vn từ một trang web giới thiệu thông tin về công ty và
sản phẩm của công ty với mức độ ứng dụng thương mại điện tử thấp có thể phát
triển thành cửa hàng bán lẻ trực tuyến.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới hiện tại chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về hoàn thiện tính
năng của hệ thống gian hàng điện tử.Tác giả xin trích ra một vài tài liệu có đưa ra
vấn đề về hệ thống gian hàng điện tử:
Cuốn sách có tựa là “Wiley Pathways E-Business”, của đồng các tác giả Greg
Holden,Shannon Belew,Joel Elad,Jason R. Rich. Nội dung trong cuốn sách nói về
các đặc điểm và tính năng của gian hàng điện tử. Tóm tắt nội dung của cuốn sách
như sau.
“The online storefront:A website designed to display and provide information
about products or services, and then accepted orders from customers for those
products or services”.An online storefront is probably the most common type of e-
commerce site. It is a website designed to display and provide information about
products or services, and then accept order from customers for those products or
services. Most online storefronts include a shopping cart-an application built into
the web site that contains an order from and used to process order along with
payments, usually by credit card. Physical products are then shipped to the customer
using mail or a courier service . Some electronic products- for example , software or
music - are immediately downloaded to the customer's computer.The most sucessful
online storefront are ones that emulate- or surpass- the best aspects of the bricks-
15
and-mortar retail stores on which the model is based . This means providing quality
products at a good price and placing a strong emphasis on customers service .Even
though customer rarely interact directly with a human during online transactions,
they still appreciate human touches during the buying process, including
recommendation of related add- on products and notification of shipping and
estimated arrival dates. Furthermore most online customers fully expect to be able
to talk to a real person if a problem arises , and want that person to solve that
problem to their satisfaction
Dịch:”Cửa hàng trực tuyến: một trang web được thiết kế để hiển thị và cung cấp
thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, và sau đó chấp nhận đặt hàng từ khách hàng
cho những sản phẩm hoặc dịch vụ”.Một cửa hàng trực tuyến có lẽ là loại phổ biến
nhất của trang web thương mại điện tử.nó là một trang web được thiết kế để hiển thị
và cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, và sau đó chấp nhận đặt hàng từ
khách hàng cho những sản phẩm hoặc dịch vụ.Hầu hết các cửa hàng trực tuyến bao
gồm một giỏ mua sắm ứng dụng được xây dựng vào các trang web có chứa một đơn
đặt hàng và được sử dụng để xử lý trật tự cùng với các khoản thanh toán, thường là
bằng thẻ tín dụng.sản phẩm vật lý này sau đó được vận chuyển đến khách hàng sử
dụng mail hoặc một dịch vụ chuyển phát nhanh.Một số sản phẩm điện tử-ví dụ,
phần mềm hay âm nhạc - ngay lập tức tải về máy tính của khách hàng.Cửa hàng
trực tuyến thành công nhất là những người thi đua, hoặc vượt qua những khía cạnh
tốt nhất của các viên gạch và vữa cửa hàng bán lẻ mà trên đó mô hình được. có
nghĩa là cung cấp các sản phẩm chất lượng ở một mức giá tốt và đặt sự nhấn mạnh
vào dịch vụ khách hàng. Mặc dù khách hàng hiếm khi tương tác trực tiếp với một
con người trong quá trình giao dịch trực tuyến, họ vẫn đánh giá cao chạm của con
người trong quá trình mua, bao gồm cả khuyến nghị liên quan đến thêm vào sản
phẩm và thông báo ngày đến vận chuyển và ước tính. Hơn nữa hầu hết các khách
hàng trực tuyến đầy đủ mong đợi để có thể nói chuyện với một người thực sự nếu
một vấn đề phát sinh, và muốn người đó để giải quyết vấn đề sự hài lòng của họ.
16
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ
THỐNG GIAN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI WEBSITE
CHAOBANSANPHAM.COM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VNIP
2.1PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
• Phiếu điều tra
Là phương pháp nghiên cứu phổ biến khi thu thập dữ liệu sơ cấp.Theo nghĩa
rộng, phiếu điều tra là hàng loạt câu hỏi mà người được hỏi cần phải trả lời.
Nội dung của phiếu điều tra: các câu hỏi tập trung vào viêc làm rõ thực trạng về
hệ thống gian hàng điện tử của công ty cổ phần VNIP.
Cách tức tiến hành: người viết soạn thảo ra các câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, dễ
trả lời và có liên quan trực tiếp đến hệ thống gian hàng điện tử tại website
chaobansanpham.com của công ty cổ phần VNIP.Người nghiên cứu đề tài sẽ soạn
ra 2 bảng câu hỏi cho 2 đối tượng tương ứng sau : khách hàng của công ty ( chủ các
gian hàng điện tử), và khách hàng là người tiêu dùng truy cập vào
chaobansanpham.com để mua hàng hóa.
Mỗi bảng câu hỏi khoảng 10 câu liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.Sau
khi các bảng câu hỏi hoàn thành, thu lại và tiến hành xử lý thông qua phần mềm
SPSS
+ Số phiếu phát ra: 20 phiếu cho khách hàng là các cá nhân tổ chức có gian hàng
điện tử, 20 phiếu cho khách hàng là người tiêu dùng
+ Số phiếu thu về: 20 phiếu của khách hàng là các cá nhân tổ chức có gian hàng
điện tử, 20 phiếu của khách hàng là người tiêu dùng
+ Số phiếu trắc nghiệm hợp lệ là 40
+ Số phiếu trắc nghiệm không hợp lệ: 0
Ưu nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm: Người viết thu thập được những thông tin, dữ liệu sơ cấp về hệ
thống gian hàng điện tử tại website chaobansanpham.com của công ty cổ phần
VNIP.
- Nhược điểm:
+ Mất nhiều thời gian
+ Chi phí lớn
17
+ Câu trả lời nhiều khi không chính xác
Mục đích áp dụng: Người viết luận văn sử dụng các bảng câu hỏi đã được trả lời
để đánh giá thực trạng phát triển chiến lược marketing trực tuyến của trang web và
đưa ra giải pháp phát triển phù hợp.
• Phỏng vấn
Là phương pháp nghiên cứu khoa học thu nhận thông tin qua hỏi – trả lời giữa
nhà nghiên cứu với các cá nhân khác nhau về vấn đề quan tâm.
Nội dung: Trong quá trình phỏng vẫn lãnh đạo của công ty, người viết đặt ra cho
nhà lãnh đạo các câu hỏi liên quan trực tiếp đến thực trạng hệ thống gian hàng điện
tử của công ty, bước tiến trong tương lai…
Cách thức tiến hành: Người viết sắp xếp một buổi gặp mặt lãnh đạo của công ty
Cổ phần VNIP là ông Hoàng Trọng Thành – giám đốc công ty Cổ phần VNIP và
phỏng vấn ông một số câu hỏi về tình hình kinh doanh và hệ thống gian hàng điện
tử của công ty.
Ưu nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm: Người nghiên cứu nắm được mục tiêu chính của công ty Cổ phần
VNIP
- Nhược điểm: vì thời gian có hạn, ông Hoàng Trọng Thành đã trả lời phỏng vấn
củ 4 sinh viên nghiên cứu về VNIP nên thông tin về hệ thống gian hàng điện tử tại
website chaobansanpham.com không nhiều.Phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của
người được phỏng vấn
Mục đích áp dụng: Người nghiên cứu sử dụng kết quả cuộc phỏng vấn cho bài
khóa luận của mình.
2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những thông tin đã được thu thập và xử lý trước đây vì những
mục đích khác nhau.Trong đó có:
Nguồn tài liệu bên trong doanh nghiệp:
+ Văn bản giới thiệu về công ty Cổ phần VNIP
+ Bản báo cáo tình hình kinh doanh từ năm 2010 đến nay.
Nguồn tài liệu bên ngoài:
Do những tổ chức nghiên cứu đưa ra, các ấn phẩm của các cơ quan nhà nước,
sách báo, tạp chí thường kỳ, sách chuyên ngành, dịch vụ của các tổ chức thương
mại…
+ Giáo trình TMĐT căn bản – ĐH Thương Mại
18
+ Bài giảng Thiết kế và triển khai web – ĐH Thương Mại
+ Báo cáo TMĐT Việt Nam các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010….
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
2.1.2.1 Các phương pháp định lượng
Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các kết quả từ phiếu điều tra các khách
hànglà các cá nhân tổ chức có gian hàng điện tử trên website Chaobansanpham.com
hoặc chưa có gian hàng điện tử trên đó và các khách hàng là người tiêu dùng.
Chọn phần mềm để phân tích số liệu: Đồng thời với quá trình thiết kế mẫu,
bảng câu hỏi và việc thu thập câu trả lời thì một điều quan trọng là phải xem xét
việc sử dụng phần mềm nào hiệu quả cho việc xử lý số liệu thống kê.Việc chọn lựa
phần mềm chuyên dụng sẽ giúp giảm thời gian xử lý số liệu, tăng độ chính xác của
các phân tích phức tạp và tiết kiệm chi phí không cần thiết.Có rất nhiều loại phần
mềm xử lý thống kê hiện nay, nhưng phổ biến và dễ sử dụng nhất vẫn là phần mềm
SPSS, vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý
số liệu thu thập được.
• Giới thiệu ứng dụng phần mềm SPSS
SPSS Là phần mềm cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và phân tích thống
kê trong môi trường đồ họa, sử dụng các trình đơn mô tả( menu) và các hộp thoại
(dialogue box) đơn giản để thực hiện hầu hết các công việc.
Cách thức tiến hành:Tác giả sẽ dùng phiếu 1 để điều tra khách hàng là người
tiêu dùng, phát ra 20 phiếu và thu về 20 phiếu; dùng phiếu 2 để điều tra khách hàng
là các chủ gian hàng điện tử trên website, phát 20 phiếu, thu về 10 phiếu.Trước hết,
nhập các kết quả của 40 phiếu điều tra vào phần mềm.Sau đó, ghi các dữ liệu liên
quan và tiến hành phân tích, phần mềm sẽ phân tích và cho kết quả là các biểu đồ
hình tròn, hình cột…Nhìn vào những biểu đồ đó, ta có thể phân tích được các chỉ
tiêu đưa ra trong phiếu điều tra.
Ưu điểm:
Phân tích phương sai (SPSS cho phép thực hiện nhiều loại kiểm định tác động
riêng biệt) và phân tích nhiều chiều (thí dụ phân tích phương sai nhiều chiều, phân
tích nhân tố, phân tích nhóm tổ).
Tính đa năng, mềm dẻo trong việc lập các bảng phân tích.Sử dụng các mô hình
phân tích đồng thời loại bỏ một số công đoạn không cần thiết.
Nhược điểm:
Khả năng xử lý đối với những vấn đề ước lượng phức tạp và do đó khó đưa ra
19