Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.74 KB, 42 trang )


 
Là một quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang đô thị
hóa như Việt Nam thì thị trường nông thôn được đánh giá là thị trường lớn, hấp dẫn
và tiềm năng. Với 74,8% dân số thuộc khu vực nông thôn, chiếm 72% lực lượng lao
động xã hội, tạo ra 40% GDP của cả nước, Đây là nơi sản xuất lương thực, thực
phẩm cho tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến. Vì vậy, phát triển nông thôn có vai trò hết sức to lớn và có ý nghĩa
chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước.
Nhưng hiện nay, phát triển thị trường nội địa chính là nội lực để phát triển
kinh tế quốc gia thì thị trường nông thôn dường như đang bị bỏ ngõ và phát triển
chưa đúng tiềm năng vốn có của nó, đặc biệt là thương mại nông thôn. Thi trường
thương mại nông thôn còn kém phát triển và phát triển chưa đồng đều. Các kênh
lưu thông hàng hóa chưa thông suốt và kết hợp chặt chẽ với nhau, các thương nhân
chưa mạnh, vai trò của thương mại nông nghiệp và hợp tác xã thương mại còn hạn
chế. Chính vì vậy, vấn đề phát triển thương mại nông thôn ở nước ta hiện nay cần
được đẩy mạnh hơn nữa.
Thiệu Hóa là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện lỵ là thị
trấn Vạn Hà, cách thành phố Thanh Hóa 17 km về phía Tây theo quốc lộ 45. Huyện
có 30 xã, 1 thị trấn và 4 thị tứ với tổng cộng 259 thôn. Diện tích tự nhiên là
17.567,06 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 11.104,40 ha, chiếm 63,21%
diện tích tự nhiên, dân số toàn huyện là 178,107 người( số liệu tra năm 2009). Lao
động nông nghiệp chiếm gần 70% lao động toàn huyện, thu nhập người dân chủ yếu
là từ khai thác đất nông nghiệp và ngày càng được nâng cao. Sau nhiều năm phát
triển về kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển
để phù hợp với hoàn cảnh phát triển của toàn huyện cùng với phát triển của đất
nước.
Thực hiện chủ trương kinh tế của nhà nước, toàn huyện đã tích cực thực hiện
chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng kinh tế thị trường có sự chỉ đạo của nhà
nước.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong định hướng phát triển nhưng nhìn chung


tình hình phát triển kinh tế cũng như phát triển thương mại vẫn còn nhiều hạn chế
và gặp nhiều khó khăn. Chưa thực sự phát triển đúng như tiềm năng vốn có.
Từ vai trò, ý nghĩa và thực tiễn hết sức quan trọng của phát triển thương mại
nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế, việc đánh giá thực trạng theo nội dung
1
này ở huyện Thiệu Hóa và từ đó nghiên cứu những giải pháp cơ bản nhằm đẩy
nhanh tiến trình phát triển thương mại nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển thương mại nông
thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
  !"#$%&'!
Phát triển thương mại nông thôn là vấn đề đã và đang được quan tâm rất
nhiều bởi tầm quan trọng của kinh tế nông thôn trên thị trường nội địa và phát triển
thương mại với phát triển kinh tế quốc gia. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trước
đó về các vấn đề có liên quan đến phát triển thương mại nông thôn cũng như kinh tế
nông thôn, trong đó có thể kể đến một vài các nghiên cứu gần đây như:
- Đề tài tốt nghiệp “Phân tích thực trạng và vai trò của thương mại nông
thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay” của sinh viên Nguyễn Thị Vân, trường đại học Thương Mại, năm 2004
Trong đề tài này, tác giả đã phân tích tình hình phát triển thương mại nông
thôn Việt Nam qua đó nêu lên vai trò của thương mại nông thôn trong điều kiện nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa ra các giải pháp nhằm phát huy
vai trò của thương mại nông thôn trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu đề tài này tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
như phân tích thống kê và tổng hợp số liệu, sử dụng tham khảo ý kiến của các
chuyên gia kinh tế, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó
- Đề tài tốt nghiệp “Nội dung của chính sách phát triển thương mại nông
thôn ở nước ta trong giai đoạn 2001-2010” của sinh viên Ngô Thị Huyền, trường
đại học kinh tế quốc dân, năm 2006
Nội dung đề tài nghiên cứu chính sách phát triển thương mại nông thôn trong

giai đoạn 2001-2010, đưa ra những phân tích đánh giá mức độ phù hợp hiệu quả
của chính sách thương mại nông thôn trong điều kiện phát triển kinh tế, đưa ra
những giải pháp hoàn thiện chính sách cho các vùng miền, các khu vực với những
điều kiện đặc trưng cụ thể nhằm thực hiện chính sách một cách hợp lí và hiệu quả
nhất. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
thu thập số liệu, điều tra chọn mẫu, thống kê phân tích nhằm đưa ra những kết quả
đánh giá chính xác nhất
- Luận văn thạc sĩ: "Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về thương mại
trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá" của tác giả Nguyễn Xuân Thiện, năm 2009
2
Đề tài nghiên cứu trên của tác giả Nguyễn Xuân Thiện lấy đối tượng nghiên
cứu là địa bàn tỉnh Thanh Hóa với vấn đề là nghiên cứu là quản lí nhà nước về
thương mại trên địa bàn tỉnh. Trong đề tài của mình tác giả đã tổng quát tình hình
thương mại của tỉnh Thanh Hóa trong những năm 2005-2009. Phân tích quá trình
quản lí thương mại của cơ quan quản lí tại Thanh Hóa trong giai đoạn nghiên cứu,
những kết quả đạt được, những tồn tại cũng như những khó khăn mà công tác quản
lí thương mại gặp phải để từ đó nêu ra các giải pháp nhằm đổi mới sao cho công tác
quản lí về thương mại có hiệu quả hơn. Phương pháp nghiên cứu của tác giả trong
đề tài là phát phiếu điều tra chọn mẫu, thống kê và tổng hợp số liệu nghiên cứu,
phân tích đánh giá thực tiễn, nghiên cứu tài liệu tham khảo, tổng quan các tài liệu
tham khảo và một số phương pháp khác…
- Đề tài “Hoàn thiện chính sách phát triển nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa
trong giai đoạn hiện nay” của Th.S Vũ Thị Thảo, trường đại học kinh tế quốc dân,
năm 2010
Nội dung của đề tài là phân tích đánh giá chính sách phát triển kinh tế nông
thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được sử dụng tại thời điểm nghiên cứu, đánh giá
những kết quả đạt được khi sử dụng các chính sách phát triển nông thôn trên địa
bàn toàn tỉnh Thanh Hóa. Từ những thực tiễn nghiên cứu đánh giá của mình tác giả
đưa ra những giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông thôn nói chung trong
đó có cả phát triển thương mại một cách có hiệu quả nhất cho địa bàn tỉnh Thanh

Hóa. Khi đi nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như là
các phương pháp thống kê, phân tích so sánh, hệ thống hóa lí luận từ thực tiễn, bên
cạnh đó còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và một số
phương pháp nghiên cứu khác
- Đề tài tốt nghiệp “Phát triển nguồn nhân lực nông thôn của nước ta trong
giai đoạn hiện nay”của sinh viên Nguyễn Việt Đức, trường đại học kinh tế quốc
dân, năm 2009
Tác giả Nguyễn Việt Đức đã trình bày trong đề tài của mình về thực trạng
nguồn nhân lực nông thôn trong giai đoạn mà tác giả nghiên cứu từ năm 2005-2008,
phát hiện những khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân lực nông thôn để từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực nông thôn đạt hiệu quả.
Phương pháp phân tích của đề tài là phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu, điều
tra chọn mẫu, thống kê phân tích nhằm đưa ra những kết quả đánh giá chính xác
nhất
3
Ngoài những đề tài trên còn có những đề tài khác nghiên cứu đến phát triển
thương mại nông thôn đó là: - Chuyên đề thực tập “Giải pháp phát triển nông
nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015” sinh viên Lê
Văn Hải, năm 2010
- Đề tài “ các giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn hiện
nay” sinh viên Ngô Anh Tú, năm 2007
- Tác phẩm “Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế ” Bùi Xuân Lưu, Nhà xuất bản Thống kê- Hà nội 2004.
- Tác phẩm “Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn”, kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn
- Tác phẩm “Chính sách thương mại nông nghiệp trong quá trình Việt Nam
gia nhập WTO” của Ths Chu Ngọc Sơn.
( )"'*+, +
 /0+123

Những công trình nghiên cứu trước đây cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp giải
quyết các vấn đề về phát triển thương mại nông thôn. Những vấn đề đã được đề cập
trước đó bao gồm có:
- Đánh giá thực trạng và vai trò của thương mại nông thôn Việt Nam trong
giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường
- Các chính sách phát triển thương mại nông thôn
- Nền kinh tế nông thôn thông qua đây nghiên cứu về các vấn đề của
thương mại nông thôn và các giải pháp phát triển
- Các giải pháp phát triển thương mại trên tầm vĩ mô áp dụng cho thương
mại nông thôn trên thị trường nội địa
- /0+423
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu trước đó, nhưng vẫn còn nhiều
vấn đề cần phải được nghiên cứu đó là:
- Vấn đề phát triển thương mại nông thôn trong giai đoạn hiện nay, giai
đoạn 2010-2015 định hướng đến 2020, để đảm bảo tính cập nhật về nội dung và giá
trị của đề tài, phù hợp với điều kiện phát triên
- Các đề tài trên nghiên cứu trên tầm vi mô đó là khu vực nông thôn trong
cả nước, chưa phải một địa phương cụ thể
- Các chỉ tiêu và chính sách phát triển thương mại nông thôn được sử dụng
trong giai đoạn hiện nay tính đến năm 2011
4
Xuất phát từ những vấn đề trên em đã lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp
“5"$62789##$:-,;;<&=>
<&$??9;,@
Với mục đích kế thừa những kết quả nghiên cứu trong các công trình nghiên
cứu trước đây và tiếp tục giải quyết những vấn đề cần được nghiên cứu trong đề tài
khóa luận tốt nghiệp này nhằm hoàn thiện hơn về phát triển thương mại nông thôn
tại một địa phương cụ thể nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung
A B=.23=98+
a. Mục tiêu tổng quát:

- Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển
thương mại nông thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai
đoạn hiện nay
- Mục tiêu cụ thểC
Đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài là nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh
mức độ phát triển thương mại như các chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại về cả
chất lượng và số lượng để nhận định và đánh giá chính xác mức độ phát triển của
thương mại nông thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.
Nghiên cứu và phân tích các chính sách phát triển thương mại hiện hành tại
địa phương nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển thương mại nông thôn. Có rất
nhiều các chính sách được ban hành trong những năm qua nhưng em chỉ chủ yếu
xem xét các chính sách sau:
- Chính sách mặt hàng
- Chính sách xuất – nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
- Chính sách xúc tiến thương mại
- Chính sách thương nhân
- Chính sách cơ sở hạ tầng và mạng lưới thương mại
Từ việc nghiên cứu và phân tích quá trình phát triển thương mại tại địa bàn
huyện Thiệu Hóa em đưa ra một số các giải pháp phù hợp với điều kiện tại địa bàn
huyện nhằm phát triển thương mại trong thời gian tới bao gồm một số giải pháp sau
- Phát triển mặt hàng trên thị trường nông thôn
- Phát triển hệ thống thương nhân trên địa bàn
- Nâng cao mạng lưới thương mại và hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại
c. Đối tượng nghiên cứu:
Do điều kiện nghiên cứu của khóa luận nên đối tượng nghiên cứu của em
trong đề tài là các vấn đề liên quan đến các chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại
5
nông thôn. Các chính sách phát triển thương mại nông thôn được áp dụng trên địa
bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

d. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nội dung của đề tài là nghiên cứu các lý luận và thực tiễn về
phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
trong giai đoạn hiện nay thông qua các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của
thương mại trên địa bàn huyện cũng như chính sách phát triển thương mại trên địa
bàn huyện trong những năm qua (2007-2011). Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến
nghị nhằm phát triển thương mại nông thôn trong giai đoạn hiện nay
- Về không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài được nghiên cứu tại
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu, đánh
giá thực trạng phát triển thương mại nông thôn tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh
Hóa tại thời điểm điều tra, tham khảo số liệu thứ cấp khoảng từ năm 2007- 2011
D 527"
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp này
là phương pháp thu thập số liệu và thống kê phân tích trong đó:
- Phương pháp thu thập số liệu: Là phương pháp sử dụng để thu thập
những số liệu, thông tin có liên quan đến tình hình phát triển thương mại nông thôn
tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa tại phòng Công Thương-UBND huyện Thiệu
Hóa và các ban ngành có liên quan trong quá trình thực tập nhằm phục vụ cho quá
trình đánh giá phân tích kết quả hoạt động thương mại trong những năm qua tại địa
bàn huyện Thiệu Hóa
- Phương pháp thống kê phân tích: Với cách tiếp cận hệ thống bằng số liệu
thông tin thực tế thu thập được. Khóa luận tốt nghiệp sẽ khái quát quá trình phát
triển thương mại nông thôn tại địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn huyện trong
thời gian tới nhằm phát triển kinh tế-xã hội ổn định và vững mạnh
- Phương pháp phân tích so sánh: từ những số liệu thu thập được của các
năm nghiên cứu, phương pháp phân tích so sánh cho ta thấy được sự khác nhau về
phát triển giữa các năm nghiên cứu để từ đó có thể có những đánh giá chính xác về
mặt định lượng cũng như định tính của vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp tổng quan tài liệu tham khảo: nhằm hoàn thiện đề tài nghiên
cứu một cách tốt nhất em đã tham khảo một số tài liệu cũng như các công trình
nghiên cứu có liên quan, thôn qua các tài liệu tham khảo này em đã kế thừa những
6
kiến thức, tham khảo các ý kiến có trong tài liệu để đề tài được nghiên cứu một cách
có cơ sở nhất
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu em còn sử dụng một số phương pháp
khác để hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình
E FG&'*
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
thì khóa luận tốt nghiệp bao gồm 03 chương chính sau:
- Chương 1: Một số lí luận cơ bản về phát triển thương mại nông thôn ở
nước ta hiện nay
- Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn huyện
Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
- Chương 3CCác đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển thương mại nông
thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
H<IJ/KCLMNOP/HJQR/ST5<UVW/<IJ/KX
/Y/K<Y//IZH[<\//[]
1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. :$2^##
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỉ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội
Vậy thị trường nông thôn là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng
hoá, dịch vụ. Là tổng hợp các quan hệ hàng - tiền, tập hợp những người bán, người
7
mua và các điều kiện (kinh tế, kỹ thuật…) để thị trường tại khu vực nông thôn được
vận hành thông suốt.( Tài liệu số 1, trang 56)
1.1.2. 2789##="$62789##

a. Thương mại nông thôn
Thương mại nông thôn là các quan hệ trao đổi, các hoạt động mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ diễn ra trên địa bàn (thị trường) nông thôn.
Chủ thể người bán, người mua trên thị trường nông thôn chủ yếu là nông dân,
các hộ gia đình làm kinh tế tư nhân, kinh tế trang trại hoặc sản xuất nhỏ và các tiểu
thương (gọi chung là kinh tế tư nhân). Ngoài ra, còn có các công ty, chi nhánh công
ty thuộc các chủ sở hữu, các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động cung ứng
hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của khu vực nông nghiệp,
nông thôn. ( Tài liệu số1, trang 57)
b. Phát triển thương mại nông thôn
Phát triển thương mại nông thôn là quá trình bao gồm nhiều hoạt động nhằm
tạo ra sự thay đổi cả về lượng và chất về tăng trưởng thương mại ở khu vực nông
thôn của quốc gia trong từng giai đoạn phát triển.
Phát triển thương mại nông thôn cũng như phát triển thương mại nói chung
bao gồm nhiều hoạt động, các biện pháp liên quan các khâu như mua, bán, vận
chuyển hàng hoá và kho hàng (đối với TMHH), sản xuất, cung ứng, phân phối,
marketing (đối với TMDV) với các hoạt động cụ thể khác nhau trong từng khâu đó.
Tăng trưởng thương mại nông thôn về lượng thể hiện cả về hiện vật và giá trị
như tăng trưởng LCHH bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong khu vực nông
thôn, tăng trưởng tổng kim ngạch ngoại thương.
Tăng trưởng thương mại về chất thể hiện ở cơ cấu thương mại có hợp lý,
hiệu quả không? Có đảm bảo tính ổn định, liên tục và bền vững không? Các lợi thế
so sánh về nguồn lực thương mại của quốc gia được sử dụng và ảnh hưởng như thế
nào đến tăng trưởng. Đánh giá kết quả tăng trưởng không chỉ nhìn vào tăng trưởng
về số lượng, mà phải nghiên cứu, phân tích kết quả tăng trưởng thương mại đó có
được bằng cách nào( Tài liệu số 1, trang 59)
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG
THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.2.1. _68"$62789##
a. Đặc điểm của thương mại nông thôn

- Chủ thể tham gia trên thị trường thương mại nông thôn
8
Chủ thể người bán, người mua trên thị trường nông thôn chủ yếu là nông dân, các
hộ gia đình làm kinh tế tư nhân, kinh tế trang trại hoặc sản xuất nhỏ và các tiểu
thương (gọi chung là kinh tế tư nhân). Ngoài ra, còn có các công ty, chi nhánh công
ty thuộc các chủ sở hữu, các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động cung ứng
hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của khu vực nông nghiệp,
nông thôn.
- Hình thức thương mại trên thị trường nông thôn chủ yếu là chợ truyền
thống
Hoạt động trao đổi hàng hoá ở thị trường nông thôn chủ yếu diễn ra trên các
chợ truyền thống (còn gọi là hình thức thương mại: chợ nông thôn). Chợ nông thôn
chiếm tới 75% tổng số chợ cả nước (còn chợ thành thị chiếm 25%). Trong xu hướng
phát triển thị trường và thương mại nội địa, một số loại chợ mới đã xuất hiện ở khu
vực nông thôn như chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ văn hoá-du lịch… Ngoài ra
còn có sự xuất các cửa hàng tiện ích, các đại lí bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đang phát
triển. sự xuất hiện của trung tâm thương mại và siêu thị chưa thực sự phổ biến trên
thị trường nay
- Thị trường thương mại nông thôn đầy tiềm năng phát triển
Thị trường nông thôn rộng lớn đầy tiềm năng (chiếm trên 75% dân số cả
nước), nơi khởi đầu kênh lưu thông hàng nông sản, kết thúc kênh phân phối hàng
vật tư, nguyên liệu cho sản xuất và hàng công nghiệp tiêu dùng cho nông dân (nơi
vận động của 2 dòng hàng hoá đối lưu), đông đảo thương nhân tham gia, chủ yếu là
tư thương.
- Phát triển thương mại nông thôn còn gặp nhiều khó khăn
Thị trường và thương mại nông thôn còn kém phát triển và phát triển không
đều, (mạng lưới và hạ tầng thương mại còn nhỏ bé, thấp kém; vùng miền núi, vùng
sâu, vùng xa,… rất lạc hậu); các kênh lưu thông hàng hoá chưa thông suốt và kết
hợp chặt chẽ với nhau; thương nhân đông nhưng chưa mạnh (vai trò TMNN và
HTXTM còn rất hạn chế)(tài liệu số 1, trang 57)

b. Đặc điểm của phát triển thương mại nông thôn
- Phát triển thương mại nông thôn bao gồm nhiều hoạt động
Thương mại nông thôn cũng như thương mại nói chung bao gồm nhiều khâu
như mua, bán, vận chuyển hàng hoá và kho hàng (đối với TMHH), sản xuất, cung
ứng, phân phối, marketing (đối với TMDV). Để các khâu trong thương mại được
diễn ra thông suốt, nhanh chóng và có hiệu quả thì cần phải có những hoạt động hỗ
9
trợ như các chính sách phát triển thương mại nông thôn của cơ quan quản lí nhà
nước, xúc tiến thương mại…sẽ tác động đến từng khâu khác nhau. Các khâu khác
nhau thì các hoạt động này sẽ có những tác động khác nhau với các cơ chế khác
nhau nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất
- Phát triển thương mại nông thôn bao gồm tăng trưởng thương mại nông
thôn
Để có thể phát triển thương mại nông thôn thì trước hết cần phải có tăng
trưởng thương mại nông thôn cả về chất lượng và số lượng Tăng trưởng thương
mại nông thôn về số lượng được xem xét qua các chỉ tiêu bao gồm: Tổng mức bán
buôn bán lẻ hàng hóa, dịch trong một thời kì. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa, dịch
vụ. Cán cân thương mại trong một thời kì, GDP thương mại… những chỉ tiêu này
phản ánh một cách chính xác kết quả hoạt động của thương mại tại khu vực nông
thôn trong thời kì nghiên cứu
Tăng trưởng thương mại nông thôn về chất lượng được đánh giá qua các chỉ
tiêu như: Tính ổn định, liên tục và bền vững của tốc độ tăng trưởng thương mại
nông thôn. Tính hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại. Tính tối ưu của cơ cấu
thị trường thị trường, các loại hình thương mại, luồng thương mại
Thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng thương mại ta có thể hiểu được bản chất
cũng như xu hướng phát triển thương mại nông thôn một cách toàn diện
- Phát triển thương mại nông thôn bao gồm nhiều nội dung và phạm vi
khác nhau
Phát triển thương mại nông thôn bao gồm nhiều nội dung khác nhau như phát
triển thương mại nông thôn về thương mại hàng hóa với những mặt hàng cụ thể trên

một thị trường cụ thể nào đó như phát triển mặt hàng chè trên thị trường Thái
Nguyên… nhưng cũng có thể là một nhóm ngành hàng hóa. H ay phát triển thương
mại nông thôn về thương mại dịch vụ, về đầu tư hoặc thương mại quyền sở hữu trí
tuệ, có thể tùy theo bối cảnh phát triển để phát triển thương mại.
Phạm vi nghiên cứu của phát triển thương mại có thể là ngắn hạn hoặc dài
hạn mang tính chiến lược về mặt thời gian, về mặt không gian phát triển thươn mại
nông thôn có thể lựa chọn cho khu vực nông thôn của quốc gia, khu vực địa phương
cụ thể nào đó nơi mà hoạt động thương mại nông thôn còn chưa phát triển hoặc phát
triển nhưng chưa đạt hiệu quả cao
1.2.2. Vai trò của thương mại trong phát triển nông thôn giai đoạn hiện nay
- Thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và gắn với thị trường
Việt Nam cơ bản là một nước nông nghiệp và có những tiềm năng to lớn cho
sự phát triển sản xuất nông nghiệp như: diện tích đất nông nghiệp lớn, đất đai màu
10
mì lực lưỡng lao động dồi dào…Những yếu tố trên là ưu thế cho một nền nông
nghiệp thâm canh cao và đa dạng hoá, cơ cấu xã hội nông thôn tương đối bình đẳng
làm cho tổ chức nông thôn gắn bó chặt chẽ .Vì vậy dù có một số bất lợi như: hệ
thống hạ tầng cơ sở nông thôn yếu kém, hệ thống về nông thôn chưa được trang bị
đầy đủ, thị trường tuơng đối kém cạnh tranh Nhưng về cơ bản Việt Nam có những
khả năng to lớn cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp
Không có thị trường thì sản xuất hàng hoá không phát triển, cơ cấu sản xuất
nghèo nàn. Sản xuất kém phát triển thì không có cái để trao đổi và do vậy thiếu sức
mua. Thiêú khả năng thanh toán thì thị trường tiêu điều các vòng luẩn quẩn đó đã
kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn qua nhiều thập kỷ
Cải cách kinh tế 1986 đến nay đã dỡ bỏ cơ chế cũ chuyển dần sang cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã giải phóng năng lực và tiềm năng to lớn cho
sự phát triển sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện cho thương mại và thị trường thể
hiện vài trò lớn của nó đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp
Thương mại có vai trò tích cực trong việc cung cấp các thông tin cho sản

xuất, không ngừng mở rộng, đa dạng hoá các kênh lưu thông, sử dụng các biện
pháp kích cầu, để tạo thị trường tiêu thụ nông sản ổn định trong nước. Cùng với
việc mở rộng thị trường trong nước, thương mại tích cực tìm kiếm và mở rộng thị
trường xuất khẩu cho nông sản Vệt Nam, vì dù thị trường nội địa có được mở rộng
nhưng vấn không thể tiêu thụ hết số lượng nông sản “dư thừa” ngày càng nhiều
Thương mại còn cung cấp những yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả và sức canh tranh của nông sản việt nam trên
thị trương trong nước và quốc tế
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn
Kinh tế nông nghiệp chủ yếu dùa vào trồng trọt. Trong trồng trọt chủ yếu là
trồng lúa và các cây lương thực. Chăn nuôi kém phát triển, trong chăn nuôi chủ yếu
là nuôi lợn, trâu bò, gia cầm. Phần lớn các cây trồng vật nuôi đều có năng suất, chất
lượng thấp, quy mô nhỏ mang nặng tính tự cấp tự cấp , tỷ suất hàng hoá rất thấp.
Kinh tế nông thôn nặng về nông nghiệp, công nghiệp nông thôn phát triền
chậm nhất là nông nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản vừa thiếu vừa lạc
hậu. Nghành nghề nông thôn ngày càng bị mai một, dịch vụ nông thôn kém phát
triến
Cải cách kinh tế và mở cữa hội nhập kinh tế thế giới đã đưa đến sự thay đổi
to lớn đối với thị trường và sự phát triển thương mại nông thôn
11
Trong những năm gần đây sức mua trên thị trường nội địa tăng do thu nhập dân cư
không ngừng tăng lên thị trường nứơc ngoài ngày càng được mở rộng nhờ mở của
hội nhập. Thương mại trong nước phát triển và các hoạt động xuất nhập khẩu ngày
càng được tăng cường làm cho sản xuất nông nghiệp đã có thay đổi to lớn nhiều
vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến
Ngành công nghiệp chế biến được chú trọng phát triển, các ngành chế biến
và bảo quản lương thực, chế biến mía đường, chế biến cà phê, chè ,cao su, các loại
đồ uống, chế biến thịt sữa và thức ăn chăn nuôi ,chế biến và bảo quản rau quả ,gỗ,
lâm sản, chế biến thuỷ hải sản tạo ra một mạng lưới công nghiệp chế biến rộng
khắp nông thôn. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn vùng nguyên liệu với

công nghệ tiến bộ ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước và
xuất khẩu
Các nghành công nghiệp khắc phục nông nghiệp như :cơ khí chế tạo và sữa
cộng cô lao động phân bón thuốc bảo vệ thực vật, vật tư phục vụ nông nghiệp cũng
có điều kiện phát triển
Các làng nghề truyền thống ngành nghề ở nông thôn được khôi phục và phát
triển
Các nghành dịch vụ ở nông thôn được củng cố những dịch vụ mới như dịch
vụ cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật cây trồng vật nuôi ,dịch vụ cơ khí nông thôn,
dịch vụ tà chính, tín dụng nông thôn bước đầu được phục hồi và phát triển đã góp
phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng cho sản
xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng các nghành công nghiệp dịch vụ ở nông thôn
Mặc dù có nhiều biến đổi to lớn so với trước đến nay cơ cấu kinh tế nông
nghiệp vẫn còn lạc hậu tỷ trọng trồng trọt sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng
rất lớn (80%) chăn nuôi còn kém phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
vẫn xảy ra hết sức chậm chạp
Công nghiệp phát triển chậm,ngành nghề dịch vụ nông thôn chưa có sự thay
đổi cơ bản. Điều đó đòi hỏi thương mại cần phải bám sát thị trường trong nước và
thị trương nước ngoài, cung cấp những thông tin cần thiết cho sản xuất, có biện
pháp thiết thực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển có hiệu quả,
gắn với kinh tế thị trường cho nền kinh tể nông nghiệp nông thôn có những biến đổi
cơ bản nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của đất nước
- Thúc đẩy phân công lao động tạo công ăn việc làm trong nông nghiệp và
nông thôn
12
Phân công lao động là điều kiện tiền đề cho sự tồn tại và phát triển thương
mại nông thôn, ngược lại sự phát triển của thương mại góp phần mạnh mẽ thúc đẩy
quá trình này .
Theo số liệu thống kê năm 2011( Tổng cục thống kê) thì tổng số lao động cả
nước là 46,9 triệu người trong đó có khoảng 33,9 triệu làm việc ở vùng nông thôn

chiếm tỷ trọng 72% tổng số lao động chung. Tổng số lao động nông nghiệp và nông
thôn khoảng 33,9 triệu, có khoảng 24,9 triệu lao động nông nghiệp, 9 triệu lao động
phi nông nghiệp, nghĩa là lao động nông nghiệp chiếm đại bộ phận lao động trong
cơ cấu lao động nông thôn. Hiện nay lao động trong nông nghiệp chủ yếu là lao
động thủ công làm theo kinh nghiệm truyền thống, số lao động qua đào tạo rất thấp
khoảng 8%. Do điều kiện đất đai ngày càng thu hẹp, dân số nông thôn đông và ngày
càng tăng làm cho lực lưỡng lao động dư thừa gia tăng này gây áp lực rất lớn ở
nông thôn, đặc biệt là các đồng bằng đông dân. Theo số liệu điều tra thì có khoảng
30% thời gian lao động chưa được sử dụng ở nông thôn, tỷ lệ này tương đương với
9-10 triệu lao động ở nông thôn hiện nay còn thiếu việc làm
Phát triển thương mại mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước và
quốc tế cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc
làm trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản
Đẩy mạnh xuất khẩu kéo theo sự phát triển nhiều nghành công nghiệp chế biến,
công nghiệp phục vụ nông nghiệp, làm gia tăng đáng kể số lượng công ăn việc làm
trong những ngành này.
Phát triển thương mại cũng góp phần củng cố và phát triển các làng nghề
truyền thống, nghành nghề và dịch vụ nông thôn, trong đó cần nhấn mạnh tới việc
phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và các nghành dịch vụ khác thu hút
nhiều lao động đó là hướng rất quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm và
lao động dư thừa trong nông nghiệp và nông thôn ngày nay
Tất cả những điều đó đưa đến việc thúc đẩy phân công lao động trong nông nghiệp
và nông thôn theo hướng tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, nghành nghề, dịch vụ và
nông thôn giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, thực hiện việc đa dạng hoá và chuyên
môn hoá lao động sâu sắc trong nông nghệp và nông thôn
- Các vai trò khác của thương mại với phát triển nông thôn giai đoạn hiện
nay
13
Sự phát triển thương mại nông thôn còn có vai trò quan trọng đối với nâng
cao thu nhập của nông dân và dân cư nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo, rút

ngắn khoảng cách chênh lệnh và phát triển giữa thành thị và nông thôn.
Phát triển thương mại nông thôn còn có vai trò to lớn trong việc cải thiện
mức sống và chất lượng cuộc sống của nông dân và cư dân nông nghiệp, góp phần
xây dựng con người mới, xây dựng nông thôn văn minh, dân chủ, đoàn kết, lành
mạnh, hiện đại, bảo vệ tốt môi trường sinh thái (tài liệu số 10, trang 25)
1.3.CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH VÀ CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG
MẠI NÔNG THÔN
1.3.1. H">`""$62789##
Các chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại nói chung cũng như phát triển
thương mại nông thôn nói riêng bao gồm 2 tiêu chí:
a. Tiêu chí phát triển thương mại nông thôn về lượng, gồm các chỉ tiêu cơ
bản:
- Tăng trưởng về tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội: Là
chỉ tiêu phản ánh mức tăng trưởng toàn bộ giá trị hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng đã bán trực tiếp cho người tiêu dùng (gồm các cá nhân, hộ gia đình, tập
thể), của các đơn vị cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ (gồm cả đơn vị cơ sở
kinh doanh chuyên và không chuyên về thương mại nhưng có tham gia bán hàng
hóa, dịch vụ) trong một khoảng thời gian và không gian xác định.
- Tăng trưởng về trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa: Là chỉ tiêu phản
ánh mức tăng trưởng toàn bộ giá trị hàng hóa được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ
của quốc gia, làm giảm (trường hợp xuất khẩu) và làm tăng (trường hợp nhập khẩu)
nguồn của cải, vật chất của quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Hàng xuất khẩu
gồm hàng có xuất xứ trong nước (kể cả gia công) và hàng tái xuất. Hàng nhập khẩu
gồm hàng nhập trực tiếp từ nước ngoài và hàng tái nhập.
b. Tiêu chí phát triển thương mại nông thôn về chất, bao gồm các chỉ tiêu cơ
bản:
- Tính ổn định, liên tục và bền vững của tốc độ tăng trưởng
Thương mại được xem là phát triển nếu như đảm bảo được tính ổn định, liên
tục và bền vững về tăng trưởng. tăng trưởng ở đây chính là tăng trưởng về tổng mức
bán buôn, bán lẻ, tăng trưởng về giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, về GDP của

thương mại qua các năm nghiên cứu. Từ đó, có thể nhận thấy được quá trình phát
triển thương mại và xu hướng phát triển thương mại trong khu vực nghiên cứu
- Tính hiệu quả của sử dụng các nguồn lực thương mại
14
Đó là hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại nhằm đạt được các mục
tiêu kinh tế trong từng giai đoạn phát triển.
Các nguồn lực sử dụng biểu hiện bằng tiền dưới dạng chi phí, các mục tiêu
thường được biểu hiện dưới dạng tài chính (tiền tệ). Các mục tiêu cụ thể được phản
ánh ở kế hoạch hóa hiệu quả thương mại quốc gia trong từng thời kỳ. Đó là đóng
góp của thương mại vào GDP, tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội, tổng
doanh thu hoặc kim ngạch XNK, cán cân thương mại, …
- Tính tối ưu của cơ cấu thị trường, các loại hình, các luồng thương mại.
Tính tối ưu của cơ chế thị trường, các loại hình, các luồng thương mại thể
hiện cơ cấu thị trường có phù hợp cho phát triển thương mại hay không. Các loại
hình tham gia hoạt động trên thị trường thương mại có đa dạng và có hoạt động hiệu
quả hay không. Các luồng thương mại đã xuất hiện trên thị trường thương mại hay
chưa và nếu có thì có thật sự đóng vai trò trong phát triển thương mại
Các tiêu chí trên phản ánh mức độ phát triển của thị trường thương mại về
mặt chất của quá trình phát triển. nó cho chúng ta một cái nhìn sâu hơn về tình hình
phát triển thương mại tại khu vực đang nghiên cứu để từ đó có những tác động phù
hợp với điều kiện phát triển
1.3.2. H"a""$62789##
Chính sách phát triển thương mại nông thôn của nước ta hiện nay bao gồm
các chính sách nhằm cung cấp hàng hoá cần thiết cho sản xuất nông nghiệp và tiêu
dùng ở nông thôn. Thoả mãn nhu cầu của nhân dân gồm hàng tiêu dùng ,vật tư, tư
liệu sản xuất nông nghiệp, dịch vụ gồm dịch vụ cho đời sống và dịch vụ cho sản
xuất. Đảm bảo tiêu thụ hết nông sản ở nông thôn, thành thị và hướng tới xuất khẩu
ra nước ngoài. Nâng cao vai trò thương nhân trên thị trường nông thôn, đảm bảo thị
trường tham gia đa dạng về thành phần kinh tế và hình thức sở hữu
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình vận hành kênh

từ nông thôn ra đô thị và hướng về xuất khẩu và ngược lại các thành phần tham gia
phải bổ sung cho nhau phải hỗ trợ cho nhau
Chính sách thương mại nông nghiệp nông thôn tác động đến cơ cấu nông
nghiệp nông thôn, đa dạng hoá các ngành nghề, phát huy các làng nghề truyền
thống đảm bảo giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, đảm bảo đời sống của
nông thôn, phải xử lý sức mua và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và đô thị
15
Chính sách phát triển thương mại đảm bảo để phát triển nông thôn tạo điều
kiện để đổi mới nâng cao hiệu quả của các thành phần trên thị trường nông thôn
phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ở thị trường nông thôn nâng cao văn minh thương
mại
Các chính sách phát triển thương mại nông thôn được sử dụng trong giai
đoạn hiện nay bao gồm có
- Chính sách mặt hàng
- Chính sách xúc tiến thương mại nông thôn
- Chính sách xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
- Chính sách thương nhân
- Chính sách cơ sở hạ tầng và mạng lưới thương mại
- Các chính sách khác như chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính
sách phát triển kinh tế, chính sách đồi ngoại…
H<IJ/K  C <bH VX/K ST 5<U VW/ <IJ/K X /Y/K
<Y/Vc/d[Qe/<]\/<\<f[=g/<<[/<<f[
2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI
TRƯỜNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN HUYỆN THIỆU
HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
 /0G"!"+%%"$62789>
<&
Tình hình thị trường và giá cả
Nhìn chung thị trường hàng hoá và dịch vụ tỉnh Thanh Hoá tương đối phát
triển song chỉ tập trung tại các thành phố, thị xã, trung tâm đô thị các huyện. Tại

các các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa thị trường còn chưa phát
triển.
Mặc dù quy mô thị trường lớn nhưng các hình thức thương mại truyền thống
nhỏ lẻ, tự phát vẫn là chủ yếu, các phương thức kinh doanh hiện đại đã xuất hiện
xong chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này làm giảm khả năng tích tụ vốn trong kinh doanh
do có quá nhiều đối tượng tham gia với quy mô nhỏ bé. Ngoài ra, phương thức phân
phối, kinh doanh hàng hoá lạc hậu là cản trở lớn khả năng cạnh tranh khi mở cửa thị
trường phân phối.
Chỉ số giá tăng cao thời gian qua, ngoài lý do tăng giá ở nhóm hàng lương
thực, thực phẩm, tân dược, một số nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất (do giá
16
thế giới, dịch cúm gia cầm) Còn có nguyên nhân từ sự yếu kém của hệ thống lưu
thông. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là tổ chức lưu thông một số mặt hàng có tác
động lớn đến sản xuất và đời sống chưa tốt (phân bón, sắt thép, dược phẩm…), tính
tự phát trên thị trường vẫn còn lớn, hệ thống phân phối còn nhiều tầng, nấc, khép
kín, độc quyền, tăng chi phí giao thông bất hợp lý, gây thiệt hại cho người tiêu
dùng.
-Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội
Đánh giá về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị trường xã
hội ( TMBLHHDV) trong thời gian vừa qua thông qua biểu đồ sau:
Q6hC 8-"'i&j:+B><&
?9kllmnl
(hC8"8.Gl><&o
MBLHHDV ước đạt 31.813,646 tỷ đồng trong năm 2011, tăng 33,5% so với
năm 2010, bằng 109 % KH năm. TMBLHHDV có xu hướng tăng mạnh trong giai
đoạn phát triển hiện nay của toàn tỉnh này.
17
Lĩnh vực thương mại-dịch vụ, kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển nhanh,
đặc biệt là đối với hoạt động thương mại nội địa
Tỷ trọng thành phần kinh tế Nhà nước trong tổng MLCHHBL của tỉnh có xu

hướng giảm, thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng. Cụ thể, tổng MLCHHBL theo
thành phần kinh tế, năm 2007 khu vực nhà nước đạt 1.790 tỷ đồng, chiếm 16,8%.
Ngoài nhà nước đạt 8.848 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83,2%. Đến năm 2011, khu vực
nhà nước đạt 2.082 tỷ, chiếm tỷ trọng là 6,5%. Khu vực ngoài nhà nước đạt 29.731
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93,5%. Kinh tế Nhà nước ước đạt 2.082 tỷ đồng, tăng
32,5% so với năm 2010. Kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 29.731 tỷ đồng, tăng
33,5% so với năm 2010
Hoạt động xuất nhập khẩu
Trong bối kinh tế còn nhiều khó khăn, kết quả kim ngạch xuất khẩu của tỉnh
vẫn đạt con số ấn tượng, vượt mức kế hoạch đề ra. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
như dệt may, da giày, đá ốp lát… phát triển mạnh. Duy trì và phát huy tốt các thị
trường xuất khẩu truyền thống như: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn quốc, Bỉ, Đài
Loan.
Q`-6C%%)/F><&$?0p8
!
2007 2008 2009 2010 2011
XK (triệu USD) 198,74 214,65 234,69 377,97 491,36
NK (triệu USD) 187,92 194,39 161,46 206,97 274,86
Cán cân XNK (triệu
USD)
10.82 20.26 73,23 171 216,5
qhCr?-"?"?Gp8><&o
Nhìn chung trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu toàn tỉnh vẫn
đạt kết quả tốt. Cán cân thương mại thặng dư đóng góp vào cán cân thương mại cả
nước. Hoàn thành mục tiêu kinh tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong dân chúng
Hiện nay cả tỉnh có 93 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng 6 doanh nghiệp
so với năm 2010. Năm 2011 Thanh hoá có 49 mặt hàng tham gia xuất khẩu, trong
đó có 3 mặt hàng xuất khẩu mới là: Ferocrom, túi Nilon tự huỷ, hương và tăm
hương. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như: Hàng may mặc, giầy liên hoá,
dăm gỗ, đá ốp lát, tinh bột sắn, Clinker vẫn chiếm vai trò lớn trong tổng kim

ngạch xuất khẩu của tỉnh.
18
Hàng hoá của tỉnh đã có mặt trên 37 nước và vùng lãnh thổ, năm 2011 không
có thêm thị trường mới. Các thị trường xuất khẩu truyền thống như: Nhật Bản, Mỹ,
Trung Quốc, Hàn quốc, Bỉ, Đài Loan vẫn chiếm ưu thế trong kim ngạch xuất khẩu
của tỉnh.
jThực trạng hạ tầng mạng lưới thương mại tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 60.260 cơ sở kinh doanh thương mại với gần
90.240 lao động. Số doanh nghiệp thương mại nhà nước chỉ có 05 doanh nghiệp,
trong đó có 01 doanh nghiệp do địa phương quản lý là Công ty Thương mại và Đầu
tư phát triển miền núi Thanh Hoá. Mạng lưới kinh doanh của Công ty có 11 chi
nhánh tại 11 huyện miền núi với 87 điểm kho và cửa hàng thương mại, trong đó có
95 điểm bán, 168 quầy và 92 điểm đại lý phân bổ tương đối đều trên toàn địa bàn.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều loại hình thương mại văn minh
hiện đại hầu như chưa được đầu tư xây dựng và chưa có doanh nghiệp nào tổ chức
hoạt động các dịch vụ thương mại hiện đại mới như: Cửa hàng tiện lợi, cửa hàng
chuyên doanh, cửa hàng đại lý độc quyền, cửa hàng bách hóa, cửa hàng bán giá rẻ,
cửa hàng dạng nhà kho.Chuỗi cửa hàng thông thường, chuỗi cửa hàng tự nguyện,
chuỗi cửa hàng nhượng quyền và chuỗi cửa hàng phức hợp ; Sàn giao dịch; Dịch vụ
Logistic
Đối với Trung tâm Thương mại, siêu thị các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế mới tham gia đầu tư và kinh doanh Trung tâm Thương mại ở mức thấp
nhất (hạng III), chưa có doanh nghiệp nước ngoài vào tham gia đầu tư và kinh
doanh. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở trong và ngoài tỉnh đã tham
gia đầu tư và kinh doanh siêu thị, chưa có doanh nghiệp nước ngoài vào tham gia
đầu tư và kinh doanh.Hệ thống siêu thị đã bắt đầu kinh doanh ổn định, bước đầu
khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống phân phối của tỉnh. Tuy
nhiên, do thói quen mua bán vỉa hè và tiêu dùng thường nhật nên mô hình siêu thị
chủ yếu tập trung ở Thành phố Thanh Hoá (8/10 siêu thị). Một số siêu thị được mở
ra nhưng không tồn tại được phải đóng cửa, hoặc phải chuyển từ kinh doanh tổng

hợp sang chuyên doanh.
Hiện nay toàn tỉnh có 405 chợ, trong đó khu vực thành phố, thị xã có 26 chợ,
nông thôn, miền núi có 379 chợ. Số chợ đã xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố còn
ít, chủ yếu là lều quán tạm thời, có nơi chỉ là những bãi đất trống. Tình trạng lấn
chiếm đất họp chợ để xây dựng nhà ở, cơ sở kinh doanh và các công trình khác làm
19
thu hẹp diện tích họp chợ một cách đáng kể đã và đang diễn ra hiện nay, nhất là ở
những nơi có nhu cầu lớn về sử dụng đất và đất có giá trị cao
/0G"!"+%%"$6G$:-
<,;;<&
Thực hiện chủ trương kinh tế của nhà nước, toàn huyện đã tích cực thực hiện
chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng kinh tế thị trường có sự chỉ đạo của nhà
nước. Chuyển đổi sang kinh tế thị trường, thể hiện từng bước chuyển đổi thương
mại về thành phần, về sở hữu, các hình thức, loại hình kinh doanh; các hoạt động
phân phối diễn ra theo nguyên tắc thị trường được coi trọng; giảm bớt doanh nghiệp
nhà nước và độc quyền, nhưng vẫn đề cao vai trò quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà
nước; thị trường được xây dựng mới và tạo môi trường co hoạt động thương mại.
Điều đó được cụ thể đó là có sụ tham gia của nhiều thành phần kinh tế chứ không
chỉ đơn thuần thành phần nhà nước như tư nhân, hộ gia đình…, điều đó được thể
hiện qua thực trạng kinh tế của toàn huyện trong thời gian qua:
a. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong thời gian qua được đánh giá đạt
khá với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 tăng 14,5% so với năm 2010 (vượt
1,5% so với kế hoạch). Không chỉ tăng về tốc độ và qui mô kinh tế ngày càng được
mở rộng theo hướng hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay của đất
nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 962 tỷ đồng năm 2011, tăng 25%
so với năm 2010, trong đó: thu nội địa 930 tỷ đồng, tăng 26%, thu xuất nhập khẩu
32 tỷ đồng, tăng 7%. Các khoản thu đạt khá là thu tiền sử dụng đất, thuế công
thương nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thu phí xăng dầu, lệ phí trước bạ.

b. Kinh tế - xã hội
Năm 2011 kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được những kết quả tích cực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 là 14,5%. Trong đó : Nông nghiệp tăng 7,8 %,
Công nghiệp tăng 11,4 %. Dịch vụ thương mại tăng 7,5 %. Cơ cấu kinh tế nông
nghiệp – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng – dịch vụ – thương mại là 40
% - 32% -28%. Thu nhập đầu người năm 2011 đạt 10,79 triệu đồng/ năm.
Nông nghiệp: Tổng sản lượng lương thực năm 2011 đạt 129.000 tấn tăng
33.000 tấn so kế hoạch. Giá trị thu nhập bình quân 1 ha canh tác đạt 29 triệu đồng
Giá trị nông nghiệp tăng hàng năm là 7,8 %, năm 2011 giá trị sản xuất nông nghiệp
đạt 40% trong tổng thu nhập của huyện .
20
Tiểu thủ công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2011
đạt 59,6 tỷ tăng hơn kế hoạch là 16,2 % tỷ đồng, trong đó sản phẩm chủ yếu là cốt
nan, cót ép, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng.
Tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp xây dựng chiếm 17 % GDP của huyện.
Dịch vụ – thương mại : Hoạt động dịch vụ – thương mại phát triển ngày càng
đa dạng, nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, đến nay 100
% các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị đều có phương tiện liên lạc hiện đại, các dịch
vụ truyền thông phổ biến trên toàn huyện. Tổng giá trị dịch vụ – thương mại năm
2011 đạt 210 tỷ chiếm 28 % GDP.
(. H"s.8#$2^"t%%"$62789
$:-<,;;<&
Sự phát triển thương mại nông thôn là một quá trình, do vậy sự hình thành,
vận động, biến đổi và phát triển của nó là kết quả của sự tác động thường xuyên và
tổng hợp của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thương mại. Có rất nhiều
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại nông thôn nhưng nhìn chung
lại thì có các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau:
a. Nhân tố về điều kiện tự nhiên
Nhóm này gồm : vị trí địa lý của các vùng lãnh thổ ; điều kiện đất đai của các
vùng ; điều kiện khí hậu , thời tiết ; các nguồn tài nguyên khác của địa phương, điều

kiện giao thông đi lại… Các nhân tố trên có tác động một cách trực tiếp tới sự hình
thành , vận động , biến đổi và phát triển của thương mại nông thôn .
Là một huyện đồng bằng, diện tích đất đai rộng, dân số đông và tập
trung( gồm 30 xã với dân số là 178107 người) nên việc phát triển kinh tế mang tính
đồng đều, dễ dàng cho việc quản lý, triển khai thực hiện các mô hình kinh tế. Việc
gần trung tâm thành phố nên tạo điều kiện việc giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ
trở nên dễ dàng và thuận tiện. Có thể trở thành một thị trường tiềm năng cho tiêu
thụ hàng hóa đặc biệt là hàng tiêu dùng.
Bên cạnh đó còn gặp phải những khó khăn như trình độ nhận thức của người
dân còn thấp, thu nhập chưa cao và chưa ổn định nên việc quản lí và phát triển
thương mại còn gặp nhiều khó khăn
b. Nhân tố về điều kiện phát triển kinh tế- xã hội
Nhóm nhân tố này luôn có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển
thương mại nói chung và thương mại nông thôn nói riêng . Các nhân tố kinh tế – xã
hội ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế gồm : thị trường ( cả thị trường trong và ngoài
nước ); vốn; hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước; cơ sở hạ tầng; sự phát
triển của các khu công nghiệp và đô thị; vấn đề dân số, lao động cũng như trình độ
21
của người lao động và người quản lý; kinh nghiệm, tập quán và hệ thống sản xuất
dân cư. Qua đó tác động lên sự phát triển của hoạt động thương mại một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp
Thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thương mại cũng sẽ
theo đó mà phát triển cùng với sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA
. H">`""$62789##
a. Tăng trưởng thương mại nội địa
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn huyện trong thời gian qua,
được biểu diễn bằng biểu đồ và hình vẽ dưới đây:
Q6hC 8-"'i<<nuSp8llmnl

qhC-"?"? 3,;;<&o
Năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trên toàn huyện ước tính đạt
873,59 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2008 và tăng 14,5% so với năm 2007
Năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa , dịch vụ ước tính đạt 102,5 tỷ đồng,
tăng 16,8% so với năm 2009 và tăng 34,45% so với năm 2007
Năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 1203 tỷ đồng, tăng 17,9%
so với năm 2010 và tăng 57,8% so với năm 2007
Nhìn chung, trong 5 năm qua tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ các năm đều
tăng và tăng so với kế hoạch đề ra. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mà
những năm 2007-2009 mức bản lẻ hàng hóa tăng chậm nhưng sau đó khi tình hình
22
kinh tế hồi phục thì sự phát triển diễn ra mạng mẽ hơn, mức độ lưu chuyển hàng
hóa diễn ra nhanh hơn. Điều đó cho thấy mức độ tăng trưởng thương mại hàng năm
đã có kết quả tốt. Thương mại của toàn huyện đã phát triển qua từng năm
Dịch vụ, thương mại ngoài quốc doanh đang hoạt động và phát triển khá
mạnh mẽ, đóng góp không nhỏ vào mức tăng trưởng thương mại của toàn huyện.
Các thành phần tham gia vào kênh lưu thông hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng
cả về số lượng và chất lượng
Lượng hàng hóa, dịch vụ tham gia vào thị trường thương mại nông thôn trên
địa bàn huyện ngày càng phong phú cả về số lượng và chất lượng hàng hóa. Do
điều kiện phát triển còn hạn chế nên hoạt động trao đổi hàng hóa trên địa bàn huyện
chủ yếu diễn ra trên các chợ truyền thống, các cửa hàng tiện ích. Việc phát triển các
loại hình thương mại hiện đại còn gặp nhiều khó khăn và chưa có sự đầu tư
Để đám bảo quá trình lưu thông hàng hóa được diễn ra thông suốt và có hiệu
quả, thực hiện đề án phát triển thương mại nông thôn trong giai đoạn 2010-2015 và
định hướng phát triển đến 2020, toàn huyện đang thực hiện dự án chuyển đổi mô
hình chợ theo hướng hiện đại hóa, qua đó phát triển hình thức trao đổi, lưu thông
hàng hóa, dịch vụ ở khu vực nông thôn
Cùng với sự phát triển của toàn xã hội, thị trường nông thôn trên toàn huyện
cũng đã có những bước chuyển biến to lớn. Các hoạt động dịch vụ diễn ra mạnh mẽ

với sự tham gia của các doanh nghiệp dịch vụ, thương mại, các ngân hàng thương
mại, các thương nhân góp phần hoàn thiện thị trường thương mại trong toàn huyện
b. Tăng trưởng về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Q6hC%%v=*Gw?,;;<&
23
Cán cân thương mại tăng lên theo các năm sau đó, sự tăng lên của Xk và
giảm của nhập khẩu đã giúp cho cán cân thương mại thặng dư, mặc dù năm 2007
thặng dư thương mại còn thấp thì đến năm 2011 thặng dư thương mại gấp gần 3 lần
năm 2007, qua đó cho thấy tốc độ phát triển hàng hóa của Huyện tăng theo từng
năm và đạt được những kết quả tốt
Năm 2009 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của toàn huyện đạt
74,49 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu đạt 49,6 tỷ đồng, nhập khẩu đạt 24,89 tỷ đồng
Năm 2010 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của toàn huyện đạt
76,58 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu đạt 51.1 tỷ đồng, nhập khẩu đạt 25,48 tỷ đồng
Năm 2011 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của toàn huyện đạt
83 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu đạt 57 tỷ đồng, nhập khẩu đạt 26 tỷ đồng
Qua những con số trên ta thấy được hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm của
toàn huyện đều tăng với con số ổn định và liên tục, điều này cho thấy hiệu quả của
công tác quản lí của nhà nước và hoạt động thương mại của các thành phần kinh tế
tham gia đã có những chuyển biến tốt đẹp. Việc áp dụng các chính sách phát triển
như thuế quan, tín dụng , các chính sách mặt hàng, xuất nhập khẩu đã có kết quả.
Hoạt động thương mại đã phát triển qua từng năm, hoạt động sản xuất đã được định
hướng đúng đắn nên trong những năm qua hoạt động xuất khẩu thường tăng nhanh
hơn hoạt động nhập khẩu. Đó là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động phát triển
thương mại trong điều kiện hiện nay. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa
của toàn huyện góp phần không nhỏ vào tốc độ phát triển kinh tế toàn huyện và
đóng góp vào tình hình xuất nhập khẩu của tỉnh Thanh Hóa. Sự xuất hiện của các
24
chủ thê thương mại làm đa dạng các loại hình thương mại làm gia tăng sản lượng
hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa trên thị

trường đặc biệt là các thành phần tư thương
Q`-6Cu8B"8_v=*Gw
Các mặt hàng
xuất khẩu
Tỷ trọng
xuất khẩu
(%)
Các mặt hàng
nhập khẩu
Tỷ trọng
nhập khẩu
(%)
Giày dép 23 Máy móc, thiết bị phụ tùng
các loại
13
Sản phẩm dệt
may
25 Sản phẩm điện tử và linh kiên 6
Nông sản phẩm 34 Xăng dầu các loại 19
Gỗ và các sản
phẩm gỗ
9 Sắt, thép các loại 14
Mặt hàng thủ
công mỹ nghệ
7 Nguyên phụ liệu ngành dệt
may, da giầy
32
Các mặt hàng
khác
4 Các mặt hàng tiêu dùng khác 16

qhCx$o
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên thị trường nông thôn vẫn là các mặt
hàng nông sản chiếm 34%, cần phải nâng cao tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ nhằm phát triển các mặt hàng truyền thống góp phần phát triển văn
hóa nông thôn
Các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, bánh kẹo thực phẩm vẫn phải nhập
khẩu và còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu. hầu hết các mặt
25

×