Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Quan niệm của G.W.F.Hegel về quyền con người trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 137 trang )


®¹i häc quèc gia hµ néi
Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n




NGUYỄN THỊ NGUYỆT



QUAN NIỆM CỦA G.W.F. HEGEL VỀ QUYỀN
CON NGƢỜI TRONG TÁC PHẨM
“CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN”



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC





HÀ NỘI - 2014

®¹i häc quèc gia hµ néi
Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n




NGUYỄN THỊ NGUYỆT


QUAN NIỆM CỦA G.W.F. HEGEL VỀ QUYỀN
CON NGƢỜI TRONG TÁC PHẨM
“CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN”


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã ngành: 60.22.03.01

Ngƣời huớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Quang Hƣng





HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có
xuất xứ rõ ràng.



Học viên


Nguyễn Thị Nguyệt








Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của riêng bản thân,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của tất cả mọi người.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn. Thầy không chỉ truyền đạt cho em những kiến thức và phương
pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học mà còn hết lòng giúp
đỡ, động viên, tin tưởng và cho em những bài học giá trị về cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo Khoa Triết học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị
Thanh Huyền đã nhiệt tình dạy dỗ, trang bị cho em những kiến thức quan
trọng trong 6 năm học. Những kiến thức này chính là nền tảng trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy em
những chuyên đề quan trọng và bổ ích trong quá trình học cao học vừa qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình và tất
cả bạn bè đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.


Học viên


Nguyễn Thị Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 9
Chƣơng 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG DẪN
TỚI QUAN NIỆM CỦA G.W.F.HEGEL VỀ QUYỀN CON NGƢỜI 9
1.1. Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Tây Âu và nước Đức cuối thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ XIX 9
1.2. Vấn đề quyền con nguời trước G.W.F.Hegel 16
1.2.1. Tư tưởng về quyền con người trong triết học cổ đại, trung cổ và
phục hưng 16
1.2.2. Học thuyết pháp quyền tự nhiên trong triết học phương Tây cận
đại 22
1.2.3. Quan niệm về quyền con người trong triết học Đức cuối thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ XIX 30
1.3. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của G.W.F.Hegel và tổng quan về tác phẩm
“Các nguyên lý của triết học pháp quyền” 35
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của G.W.F.Hegel 35
1.3.2. Giới thiệu khái quát tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp
quyền” 38
Kết luận chƣơng 1 44
Chƣơng 2: QUAN NIỆM CỦA G.W.F.HEGEL VỀ CON NGƢỜI VÀ
CÁC QUYỀN CƠ BẢN CỦA CON NGƢỜI 45
2.1. Quan niệm của Hegel về con người 45
2.2. Quan niệm của Hegel về quyền sống 53

2.3. Quyền sở hữu – một trong những quyền cơ bản của con người 60
2.4. Quan niệm của Hegel về quyền tự do và bình đẳng 70
2.4.1. Quyền tự do 70

2.4.2. Quyền bình đẳng 75
Kết luận chƣơng 2 79
Chƣơng 3: QUAN NIỆM CỦA G.W.F.HEGEL VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ
VÀ NHÀ NƢỚC - CƠ CHẾ ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI 80
3.1. Mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ 80
3.2. Vai trò của xã hội dân sự 86
3.3. Vai trò của nhà nước 96
3.3.1. Bản chất của nhà nước 97
3.3.2. Cơ chế phân chia quyền lực và hoạt động của nhà nước 102
3.3.3. Nhà nước trong mối quan hệ với tôn giáo 111
3.4. Một số nhận xét về quan niệm quyền con người của G.W.F.Hegel 115
Kết luận chƣơng 3 122
KẾT LUẬN 123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

1
MỞ ĐẦU

1.1 . Lí do chọn đề tài

Mọi xã hội, mọi quốc gia, cho dù khác nhau về chế độ chính trị, truyền
thống lịch sử, hệ tư tưởng hay trình độ văn minh vật chất thì trong tiến trình
lịch sử - tự nhiên của nó vẫn gặp nhau ở việc giải quyết vấn đề phát triển.
Đi song hành với bài toán phát triển ấy là vấn đề quyền con người hay nhân
quyền. Bởi phát triển và quyền con người là hai mặt của quá trình vận động
lịch sử - tự nhiên của xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau.

Mục đích tự thân của quá trình phát triển không ngoài ý nghĩa vì con
người, cho con người. Trong khi đó, quyền con người là sức sống nội tại, là
thước đo trực tiếp phản ánh trình độ phát triển đích thực của xã hội.
Nguyên Tổng thư kí Liên Hợp Quốc, Boutros Boutros – Ghali từng phát
biểu: “Nhân quyền là ngôn ngữ chung của nhân loại”.
Chính vì vậy, quyền con người là một trong những vấn đề hết sức
quan trọng và được các nhà hoạch định chính sách của mỗi quốc gia đặt lên
hàng đầu. Giải quyết vấn đề nhân quyền cả về mặt lý luận và thực tiễn cũng
đang là bài toán đặt ra đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
hiện nay. Việc nắm vững lý luận về vấn đề này trở nên cần thiết, là một
trong những chiếc chìa khóa mở ra bước đi mới trên con đường hội nhập và
phát triển của đất nước. Bởi như chính Ngài Sergio Vieira De Mello,
nguyên Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc từng nói: “Văn hóa nhân quyền
có được sức mạnh lớn nhất từ những mong muốn hiểu biết của mỗi cá
nhân. Trách nhiệm bảo vệ nhân quyền là thuộc về các nhà nước. Nhưng
chính những hiểu biết, tôn trọng và mong muốn về nhân quyền của mỗi cá
nhân là điều mang lại kết cấu và sức bật hàng ngày cho nhân quyền” [Dẫn

2
theo: 28, tr. 6]. Muốn vậy, cần trở lại nghiên cứu một cách có hệ thống và
sâu sắc quan niệm của các nhà tư tưởng trong lịch sử về nhân quyền.
F.Engels đã từng khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao
của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” [33, tr. 489] nhưng tư
duy lý luận ấy cần phải được hoàn thiện và muốn hoàn thiện nó thì cho tới
nay không còn cách nào khác hơn là phải đi nghiên cứu toàn bộ triết học
thời trước.
Như chúng ta đã biết, tư tưởng về quyền con người có mầm mống từ
thời cổ đại, được bàn nhiều ở thời cận đại, phát triển trong giai đoạn cuối
thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, đặc biệt được tiếp tục phát triển trong hệ
thống triết học Marx. Tuy nhiên, có thể nhận thấy một thực tế rằng hầu hết

các nhà nghiên cứu tư tưởng về quyền con người mới chỉ tập trung khai
thác những giá trị trong giai đoạn triết học cổ đại, cận đại và triết học Marx.
Những quan niệm về quyền con người của các nhà triết học Đức giai đoạn
cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX hầu như chưa được chú ý nghiên cứu.
Trong khi đó, chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng các nhà triết học
Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX với những gương mặt tiêu biểu như
I.Kant, G.W.F.Hegel…đã có những đóng góp không nhỏ cho lịch sử tư
tưởng nhân loại nói chung, lịch sử tư tưởng nhân quyền nói riêng.
Là một đại diện tiêu biểu cho nền triết học Đức cuối thế kỷ XVIII đầu
thế kỷ XIX, G.W.F.Hegel cũng góp những tiếng nói riêng của mình vào
vấn đề chung của mọi nền triết học. Thâu nạp tất cả những thành tựu của tư
duy nhân loại trong hệ thống triết học của mình, Hegel đã tiếp tục nghiên
cứu về quyền con người để lại những đóng góp quan trọng cho vấn đề này.
Tuy nhiên, tồn tại một thực tế trong việc nghiên cứu tư tưởng của Hegel đó
là các nhà nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc nhìn nhận đánh giá giá trị
của phép biện chứng, logic học, thẩm mỹ học…Trong khi đó, triết học

3
chính trị xã hội đặc biệt là triết học pháp quyền, quan niệm của Hegel về
quyền con người chưa được chú ý khai thác nhiều.
Do đó với những lí do trên đây, luận văn lựa chọn: “Quan niệm của
G.W.F.Hegel về quyền con ngƣời trong tác phẩm “Các nguyên lý của
triết học pháp quyền” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 . Tình hình nghiên cứu
Sự du nhập của Công giáo đã khởi đầu cho việc giao lưu văn hóa tư
tưởng Đông Tây ở Việt Nam. Chính quyền thuộc địa với sứ mạng “khai
sáng văn minh” đã truyền bá các di sản không chỉ của văn hóa Pháp, mà cả
văn hóa phương Tây nói chung, trong đó có nhiều tư tưởng của các triết gia
Đức. Song song với việc tiếp thu các giá trị tư tưởng của phương Tây nhất
là của Pháp, thì các tư tưởng của các triết gia Đức, tuy ở mức khiêm tốn,

cũng được du nhập vào nước ta qua con đường trí thức Việt kiều được đào
tạo ở Pháp và nhất là qua hệ thống đào tạo giáo dục Tây học ở Việt Nam.
Trải qua một thời gian dài, cùng với những biến động của lịch sử Việt
Nam, triết học Đức ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Việt
Nam. Tên tuổi của các nhà triết học Đức như I.Kant, J.G.Fichte,
F.Nietzsche, E.Husserl…đặc biệt là G.W.F.Hegel có sức thu hút lớn đối
với giới học giả. Ngay từ cuối những năm 1950 đã xuất hiện giáo trình lịch
sử triết học “Những bài giảng về tư tưởng trước C.Mác” của giáo sư Trần
Đức Thảo. Tuy được đề cập với một phạm vi nội dung rất rộng, bao gồm cả
triết học phương Đông và phương Tây, nhưng phần triết học Đức từ I.Kant
tới G.W.F.Hegel được tác giả phân tích cặn kẽ hơn cả. Không chỉ có giá trị
về mặt nội dung giáo trình này còn để lại một phương pháp phân tích và
đánh giá các di sản triết học phương Tây hết sức tiến bộ và cách mạng.
Trong bối cảnh những năm 1950 khi còn đang giảng dạy tại Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội, thời kỳ mà giới nghiên cứu Việt Nam chịu ảnh
hưởng nặng bởi cách phân định giữa duy vật và duy tâm, biện chứng và

4
siêu hình một cách cực đoan, Trần Đức Thảo vẫn có nhiều nhận định tương
đối khách quan về các triết gia Đức.
Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa,
việc nghiên cứu triết học Đức được tiến hành một cách hệ thống và sâu
rộng hơn. Đáng chú ý là nỗ lực của một số dịch giả tư tưởng, triết học
phương Tây và nhà xuất bản Tri Thức trong thời gian gần đây. Một khối
lượng lớn các tác phẩm tiêu biểu của I.Kant, G.W.F.Hegel, M.Weber,…đã
được dịch sang tiếng Việt. Số lượng các công trình nghiên cứu chuyên
khảo về tư tưởng triết học phương Tây trong đó có tư tưởng triết học Đức
ngày càng gia tăng.
Triết học Hegel cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm của các học
giả. Cho tới nay, ở Việt Nam đã có không ít những công trình nghiên cứu

về logic học, phép biện chứng, thẩm mỹ học…của Hegel. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu quan niệm chính trị - xã hội nói chung, triết học pháp quyền nói
riêng, đặc biệt là quan niệm của Hegel về vấn đề quyền con nguời còn
khiêm tốn. Những công trình chính thống nghiên cứu sâu về tư tưởng
quyền con người của Hegel thể hiện trong tác phẩm “Các nguyên lý của
triết học pháp quyền” chưa xuất hiện.
Liên quan trực tiếp tới đề tài này, trước hết phải kể tới những tác phẩm
quan trọng của Hegel đã được dịch sang tiếng Việt. Đó là các tác phẩm
“Hiện tượng học tinh thần” (2006), “Khoa học logic” (2008) và “Các
nguyên lý của triết học pháp quyền” (2010) do dịch giả Bùi Văn Nam Sơn
dịch và giới thiệu. Việc tiếp cận với tài liệu gốc là việc làm hết sức quan
trọng, giúp chúng ta có những đánh giá, nhận định xác đáng và trung thực
hơn đối với tư tưởng của tác giả.
Như vậy, nghiên cứu vấn đề quyền con người trong quan niệm của
Hegel ngoài việc sử dụng các tài liệu gốc chúng ta chỉ có thể kể tới một số
tài liệu liên quan gián tiếp tới đề tài sau đây:

5
Công trình “Triết học pháp quyền của Hegel” của nhóm tác giả
Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
ấn hành năm 2002 là một công trình khảo cứu chuyên sâu triết học pháp
quyền của Hegel. Tác phẩm đã chỉ ra vị trí cũng như vai trò của triết học
pháp quyền trong sự nghiệp sáng tạo của Hegel, khái quát nội dung cơ bản
của triết học pháp quyền Hegel, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về
những nội dung này. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng trình bày quan điểm
của K.Marx, F.Engels và các nhà triết học khác về triết học pháp quyền của
Hegel. Điểm mạnh của công trình này chính là ở việc sử dụng phương pháp
luận biện chứng mácxit trong việc nghiên cứu và đánh giá một cách khách
quan những tư tưởng của nhà biện chứng duy tâm Hegel. Trong quá trình
nghiên cứu và khái quát hóa nội dung của triết học pháp quyền, các tác giả

đã ít nhiều nói đến quan niệm về quyền con người của Hegel.
Công trình “Triết học cổ điển Đức” của Lê Công Sự xuất bản năm
2006 do Nxb Thế giới ấn hành đã khảo cứu triết học cổ điển Đức qua ba
nhà tư tưởng tiêu biểu là I.Kant, J.G.Fichte và G.W.F.Hegel. Tác giả dành
cho triết học Hegel một dung lượng khá lớn. Ngoài việc chỉ ra những đặc
điểm, vai trò của triết học Hegel, người viết đã điểm qua từng học thuyết
triết học trong đó có triết học pháp quyền với tư cách là một trong những
bộ phận cấu thành tòa nhà triết học Hegel. Tuy nhiên, vấn đề quyền con
người trong quan niệm của triết gia Đức này thì chưa được tác giả tập trung
nghiên cứu.
Gần đây, xuất hiện giáo trình nghiên cứu “Triết học chính trị - xã hội
của I.Kant, J.G.Fichte và G.W.F.Hegel” của tác giả Nguyễn Quang Hưng.
Giáo trình được nghiệm thu năm 2011 đã trình bày khá hệ thống và toàn
diện những quan điểm chính trị xã hội của ba đại diện tiêu biểu của triết
học Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Trong công trình này, triết học

6
chính trị xã hội của Hegel được tác giả khảo cứu qua các tác phẩm tiêu biểu
đặc biệt là tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”. Khi trình
bày những nội dung cơ bản trong triết học pháp quyền của Hegel tác giả đã
phần nào đề cập tới quan niệm quyền con người của triết gia này. Tuy
nhiên, những trình bày về quan niệm quyền con người của Hegel trong
“Các nguyên lý của triết học pháp quyền” của tác giả Nguyễn Quang Hưng
mới chỉ dừng lại ở việc định hướng, gợi mở vấn đề.
Như vậy, có thể thấy, các công trình trên với tư cách là những công
trình nghiên cứu tổng quan về triết học Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ
XIX đã trình bày khá hệ thống triết học của Hegel cũng như quan điểm triết
học của các triết gia khác trong giai đoạn này. Thông qua việc trình bày
triết học Hegel theo các bộ phận cấu thành hệ thống triết học của ông, các
tác giả đã đề cập đến những quan điểm triết học chính trị xã hội của nhà

triết học và đặc biệt ít nhiều nhắc tới triết học pháp quyền.
Tuy nhiên, từ những điều đã trình bày trên có thể rút ra kết luận:
những công trình nghiên cứu về triết học pháp quyền của Hegel còn khá
khiêm tốn. Đặc biệt quan niệm của Hegel về quyền con người còn là một
mảng nghiên cứu khá mới mẻ. Do đó, việc nghiên cứu quan niệm về quyền
con người qua những tác phẩm chính của G.W.F.Hegel là một việc làm cần
thiết. Qua đây, chúng ta sẽ có nhãn quan đầy đủ hơn về các di sản tư tưởng
của đại triết gia này. Đồng thời, có thể nhận định một cách xác đáng về
những hạt nhân hợp lý cũng như những hạn chế cần phải loại bỏ trong tòa
lâu đài triết học đồ sộ của Hegel. Luận văn này sẽ hệ thống tư tưởng về
quyền con người của Hegel thông qua việc khảo cứu một trong những tác
phẩm quan trọng nhất của ông là “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”
nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề còn khá mới mẻ này.

7
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Làm rõ quan niệm về quyền con người của G.W.F.Hegel trong tác
phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” từ đó đưa ra một số nhận
định, đánh giá về giá trị cũng như hạn chế của những tư tưởng này đồng thời
bước đầu tìm ra những hạt nhân hợp lý đối với vấn đề nhân quyền hiện nay.
Nhiệm vụ
- Nghiên cứu bối cảnh lịch sử và tiền đề dẫn tới sự ra đời của triết học
G.W.F.Hegel nói chung và quan niệm về quyền con người nói riêng; tìm
hiểu khái quát về thân thế và sự nghiệp của nhà triết học bách khoa thư.
Giới thiệu khái lược về tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp
quyền”.
- Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng về quyền con người
của Hegel, cụ thể là:
+ Xem xét quan niệm về bản chất con người

+ Nghiên cứu quan niệm của Hegel về các quyền cơ bản của con
người: quyền sở hữu, quyền sống, quyền tự do và bình đẳng.
+ Nghiên cứu quan niệm của Hegel về cơ chế đảm bảo quyền con
người: mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ, vai trò của xã hội dân sự và
nhà nước.
+ Trên cơ sở những nội dung đã phân tích đưa ra một số nhận xét,
đánh giá.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan niệm về quyền con người
của G.W.F.Hegel.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào tác phẩm “Các nguyên
lý của triết học pháp quyền”.

8
1.5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử trong việc nghiên cứu lịch sử triết học, đồng thời sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp nghiên cứu văn bản,
phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và logic…
1.6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn trình bày một cách có hệ thống và chi tiết quan niệm của
Hegel về quyền con nguời trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học
pháp quyền”, đồng thời xem xét vấn đề quyền con người của Hegel trong
dòng chảy tư tưởng nhân quyền của lịch sử nhân loại.
1.7. Ý nghĩa của luận văn
Bên cạnh việc làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong quan niệm về
quyền con người của Hegel, luận văn đồng thời chỉ ra được những điểm
hợp lý và hạn chế của quan điểm này. Qua đó luận văn góp phần đem lại
một cách nhìn nhận những di sản triết học của Hegel đầy đủ, toàn diện,
khách quan hơn cũng như bước đầu chỉ ra hạt nhân hợp lý của quan niệm

này trong dòng chảy lịch sử tư tưởng nhân quyền.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
tới triết học Hegel nói riêng, triết học Đức thế kỷ XVIII - XIX nói chung.
1.8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có kết cấu gồm 3 chương, 11 tiết.




9
NỘI DUNG
Chƣơng 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG DẪN
TỚI QUAN NIỆM CỦA G.W.F.HEGEL VỀ QUYỀN CON NGƢỜI

1.1. Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Tây Âu và nƣớc Đức cuối
thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX

Triết học Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX nói chung và triết
học Hegel nói riêng ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt và đầy
mâu thuẫn. Lịch sử châu Âu đã cho thấy cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
các nước Tây Âu đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hai sự kiện: cuộc cách
mạng công nghiệp Anh và cuộc cách mạng tư sản Pháp.
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã được thiết lập ở một số nước Tây Âu như Anh, Pháp, Italia
Phương thức sản xuất mới với nền sản xuất phát triển chưa từng có trong
lịch sử tỏ ra ưu việt hơn hẳn so với các phương thức sản xuất cũ. Lực lượng
sản xuất phát triển nhanh, công cụ lao động ngày càng hiện đại tạo ra một
khối lượng hàng hóa khổng lồ, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con
người. Sự kiện quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của xã hội tư bản lúc

này là cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ năm 1760. Nó đã biến
nước Anh từ một nước có nền công nghiệp nhỏ bé thành một nước tư bản
chủ nghĩa lớn mạnh nhất, có ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị đến các
nước trên thế giới.
Ở Pháp, trong những năm 1789 -1794 đã nổ ra cuộc cách mạng tư sản,
thủ tiêu chế độ phong kiến và mở đường cho lực lượng sản xuất của xã hội
tư bản phát triển. Đây là một sự kiện gây tiếng vang lớn, có ý nghĩa vạch
thời đại. Nó đã làm cho những quan hệ phong kiến cũ bị phá vỡ, chế độ

10
chính trị quân chủ sụp đổ. Những người Đức tiên tiến đã rất phấn khởi chào
đón sự kiện này, đặc biệt là các nhà triết học duy tâm Đức. Khẩu hiệu “Tự
do, bình đẳng, bác ái” được viết trên lá cờ của cách mạng tư sản Pháp đã có
ảnh hưởng mạnh mẽ và là nguồn cảm hứng cho những vấn đề chính trị - xã
hội của triết học Đức. Không phải ngẫu nhiên mà “tự do”, “tinh thần phổ
biến” được đề cao và trở thành một trong những đề tài chủ đạo của các nhà
triết học thời kỳ này. Những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục
mà chế độ tư bản đạt được đã góp phần khẳng định sức mạnh thể chất và
tinh thần của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Đồng thời,
nó cũng tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển khoa học nói chung, triết
học nói riêng. Triết học của thời đại mới – thời đại tư bản chủ nghĩa đã dám
cởi bỏ cái áo thần học vốn lâu nay che đậy chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa
kinh viện, chủ nghĩa giáo điều với những lý thuyết xa rời thực tế cuộc sống
để khoác lên mình tấm áo mới – tấm áo của chủ nghĩa duy vật siêu hình và
chủ nghĩa duy lý hay siêu hình học mới. Như một nhu cầu của lịch sử, triết
học thâm nhập vào cuộc sống tìm tòi và khám phá sức mạnh lý tính của con
người mà triết học I.Kant, G.W.F.Hegel là những ví dụ điển hình cho
khuynh hướng đó.
Tuy nhiên, trong khi các nước châu Âu có những bước phát triển nhảy
vọt trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa thì nước Đức vẫn triền miên

trong giấc ngủ mùa đông, vẫn còn là một nước quân chủ chuyên chế phân
quyền, thấp kém và lạc hậu về kinh tế, bảo thủ trì trệ về chính trị - xã hội.
Nước Đức già cỗi lúc bấy giờ chính thức được gọi là “đế quốc La Mã thần
thánh của dân tộc German”. Nền kinh tế bị ràng buộc bởi quan hệ sản xuất
phong kiến lạc hậu, phát triển một cách trì trệ và manh mún. Sự tập trung
ruộng đất trong tay địa chủ, những tàn dư của chế độ nông nô, chế độ
phường hội trong thành thị đã làm năng suất lao động thấp, đời sống của

11
đại đa số quần chúng nhân dân trở nên nghèo nàn cùng cực. Hơn nữa, sự
phân chia lãnh địa của hàng trăm cát cứ phong kiến đã cản trở đất nước
phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Nhìn chung, bức tranh toàn
cảnh của xã hội Đức đương thời phủ đầy một màu xám đúng như lời khắc
họa của F.Engels: “Mọi cái đều tồi tệ và tâm trạng bất mãn bao trùm cả
nước. Không có giáo dục, không có phương tiện ảnh hưởng đến ý thức
quần chúng, không tự do báo chí, không có dư luận xã hội, thậm chí không
có buôn bán tương đối lớn với các nước khác - không có gì cả ngoài sự đê
tiện và tự tư tự lợi; lề thói con buôn hèn mạt, xun xoe, nịnh hót thảm hại, đã
xâm nhập toàn dân. Mọi thứ đều nát bét, lung lay, xem chừng sắp sụp đổ,
thậm chí chẳng còn lấy một tia hy vọng chuyển biến tốt lên, vì dân tộc
thậm chí không còn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết
rồi” [31, tr. 754].
Lúc này nước Đức còn gọi là nước Phổ được thành lập bởi vua
Friedrich I từ năm 1701. Từ năm 1701 đến năm 1713 Friedrich I đã cai trị
và xây dựng triều đình dựa trên mô hình của nước Pháp – một mẫu mực
của sự xa hoa. Tuy nhiên, khác với vua cha, Friedrich Wilhelm I lại là một
vị vua sống tiết kiệm và thực tế. Ông đã hạn chế chi phí của triều đình ở
mức tối thiểu với mục đích tăng cường đầu tư vào việc xây dựng một quân
đội thường trực mạnh mẽ, được nhà Vua coi là nền tảng quyền lực ở trong
và ngoài nước. Với hàng loạt những chính sách tiến bộ như: khuyến khích

phát triển thương mại và kỹ nghệ, cải cách chế độ thuế khóa và hành chính
ông đã làm tăng gấp đôi thu nhập hàng năm cho nhà nước, củng cố được
chế độ tập quyền đang rất lỏng lẻo bởi sự cát cứ phong kiến. Với tất cả
những nỗ lực của mình trong việc trị vì đất nước, khi băng hà năm 1740,
Vua Friedrich Wilhelm I đã để lại một đất nước được cố kết chặt chẽ về
kinh tế và chính trị. Xuất phát từ việc nhìn nhận vai trò to lớn của vị quốc

12
vương này cũng có thể phần nào lí giải tại sao Hegel lại có thái độ tôn sùng
quốc vương và vương quốc Phổ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ấy,
việc quân sự hóa đời sống Phổ đã để lại những tác động tiêu cực tới xã hội
và con người Phổ.
Năm 1806, cuộc chiến giữa Pháp và Phổ bùng nổ. Nước Phổ nhanh
chóng thất bại thảm hại trước đạo quân hùng mạnh của Napoleon, bị mất
tới nửa lãnh thổ và sau đó buộc phải ký hiệp ước với Pháp. Theo đó, từ
năm 1807 trở đi, nước Phổ phải chịu sự chiếm đóng của quân đội Pháp.
Đến năm 1813, nhân dân và quân đội Phổ đứng lên chống lại Pháp và đã
góp phần rất lớn vào chiến thắng lịch sử tại Oateclo. Sau hội nghị Viên
diễn ra năm 1815, nước Phổ nhận lại phần lớn lãnh thổ bị mất.
Như vậy, điểm qua một cách vắn tắt lịch sử của nước Phổ giai đoạn
này, chúng ta thấy, khác với các cường quốc khác của châu Âu như Anh và
Pháp, sự hình thành nhà nước Phổ rất đặc biệt. “Nhà nước Phổ (hình thành
từ năm 1701) không phải là sản phẩm của một văn hóa phát triển hay là hệ
quả của sự phát triển có tính lịch sử của một dân tộc. Bởi vì các khu vực
trải dài và nằm cách xa nhau, nên đã dẫn tới sự khó khăn nhất định cho quá
trình hình thành nhà nước một cách tự nhiên, tức là thiếu vắng sự tổ chức
và sự tổng hợp các khu vực địa lý. Vì vậy, nhà nước Phổ rốt cuộc chỉ là sản
phẩm của ý thức quyền lực của một số nhỏ quan chức cai trị. Trong các nhà
nước phát triển tự nhiên thì nhà nước cố gắng thích ứng với các nhu cầu
của xã hội. Còn nước Phổ thì ngược lại do thiếu vắng các điều kiện cho sự

hình thành nhà nước, nên nhà nước đã buộc phải tạo dựng xã hội theo các
nhu cầu của nó. Và như vậy, đã xuất hiện một bộ máy cai trị khá hoàn hảo
trong lịch sử mà khả năng tổ chức và bộ máy quyền lực vượt xa các nước
láng giềng, mang lại sự thành công của mô hình nhà nước Phổ” [15, tr. 41 -
42]. Chính thực tế này cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng của nhà

13
triết học Đức. Nó lí giải tại sao quan niệm về nhà nước của Hegel có một
sự khác biệt rõ rệt so với những quan niệm của các nhà triết học tiền bối
trước đó.
Chính tình hình kinh tế chính trị này đã ảnh hưởng tới thái độ chính trị
của giai cấp tư sản Đức. Giai cấp tư sản Đức yếu kém không đủ sức mạnh
và bản lĩnh để lật đổ chế độ phong kiến Phổ, không đủ khả năng để nắm
chính quyền. Theo đó, trước một thực trạng xã hội rối ren, phức tạp và mâu
thuẫn chồng chất, các nhà lý luận của giai cấp tư sản mang trong mình tâm
trạng bi quan, bất mãn và bất lực. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc
phát sinh tư tưởng cải lương, thỏa hiệp, xuôi chiều; phủ nhận việc cải tạo
xã hội cũ bằng bạo lực cách mạng, biện hộ cho sự tồn tại hợp lý của xã hội
đương thời. Không dám làm cách mạng bằng bạo lực trong hiện thực như
các nhà tư tưởng Khai sáng Pháp, các nhà tư tưởng lý luận Đức quay về
làm cách mạng trong lý luận trừu tượng, trong suy nghĩ. Điều này cũng
không là ngoại lệ đối với hệ thống triết học Hegel.
Bế tắc trước những vấn đề kinh tế - xã hội hiện thực, trước việc tự do
bị bóp nghẹt bởi chính quyền quân chủ Phổ, các nhà triết học duy tâm Đức
đã xây dựng bản thể luận triết học trong tư duy, ý thức của con người, đặc
biệt đề cao tính năng động và tính duy lý của chủ thể. Họ lấy tư duy triết
học làm vũ khí phê phán và chuyển tải tư tưởng cách mạng. Đối với họ,
triết học là nơi thể hiện khát vọng cải tạo hiện thực của con người. Triết
học có sứ mệnh tinh thần cao cả là thực hiện một sự phản tư sâu rộng và
tràn đầy tinh thần phê phán đối với hoạt động sống của con người. Điều

này diễn ra đúng như lời nhận xét của K.Marx: “Giống như các dân tộc cổ
đại đã trải qua thời tiền sử của mình trong tưởng tượng, trong thần thoại,
những người Đức chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng đang trải qua lịch sử
tương lai của chúng ta trong tư tưởng, trong triết học. Chúng ta là những

14
người cùng thời về mặt triết học của thế kỷ hiện nay, chứ không phải là
những người cùng thời về mặt lịch sử của thế kỷ hiện nay. Triết học Đức là
sự tiếp tục của lịch sử Đức trong ý niệm” [30, tr. 577]. Xem xét triết học
pháp quyền của Hegel, đặc biệt là quan niệm của Hegel về quyền con
người chúng ta không thể không đồng tình với nhận định trên của Marx.
Triết học Đức là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh kinh tế - xã hội Đức
thế kỷ XVIII – XIX. Nó phản ánh một cách đúng đắn thực trạng xã hội
Đức với những mâu thuẫn kinh tế xã hội tư tưởng phát sinh trong lòng xã
hội đó. Triết học Đức giai đoạn này là tiếng nói trung thành của giai cấp tư
sản, của đại đa số trí thức Đức trong giai đoạn lịch sử mà chế độ phong
kiến đến độ lụi tàn, còn chế độ tư bản đang kỳ thai nghén, đồng thời thể
hiện khát vọng vươn tới tự do bình đẳng bác ái, vươn tới những chân trời
khoa học nhằm đạt tới đỉnh cao của tri thức nhân loại. Với ý nghĩa đó,
Marx rất có lý khi nói rằng triết học Đức là lý luận của cách mạng Pháp vĩ
đại. Betrand Russell cũng có nhận xét sau về vai trò của triết học Đức giai
đoạn chúng ta đang nghiên cứu đối với văn hóa và chính trị Đức: “Triết học
Đức gắn bó với nước Phổ hơn là văn học và nghệ thuật Đức. Kant từng là
một người không xa lạ của Friedrich Đại đế, còn Fichte và Hegel thì là
những giáo sư giảng dạy ở Berlin. Kant ít nhiều chịu ảnh hưởng của Phổ
mặc dù ông có gây phiền toái cho chính phủ Phổ bởi cái thần học tự do của
ông. Nhưng cả hai Fichte và Hegel là những phát ngôn viên triết học của
Phổ và dọn đường cho việc đồng nhất chủ nghĩa yêu nước Đức với sự
ngưỡng mộ nước Phổ sau này…Cuối cùng thì Bismarck đã thuyết phục dân
tộc Đức chấp nhận sự thống nhất của Phổ và điều đó mang lại chiến thắng

cho các yếu tố văn hóa ít nhiều mang tính quốc tế của Đức. Hầu hết các hệ
thống triết học hàn lâm của giai đoạn sau khi Hegel mất vẫn giữ được

15
những nét truyền thống, nhưng không còn quá quan trọng nữa. [Dẫn theo:
25, tr. 10].
Thực tiễn nước Đức đã tạo ra những yêu cầu buộc triết học phải
chuyển mình mạnh mẽ, đòi hỏi các nhà tư tưởng phải có một cái nhìn mới,
phản ánh đúng hiện thực cũng như vạch ra con đường để đưa nước Đức
thoát khỏi tình trạng kém phát triển về kinh tế, chính trị so với các nước
khác. Các nhà triết học Đức với những gương mặt tiêu biểu như I.Kant,
J.G.Fichte, F.W.J.Schelling, G.W.F.Hegel…đã làm được nhiều cho dân tộc
mình và cho nhân loại. Có thể khái quát thành một số đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, thành tựu triết học cơ bản của thời đại này là phép biện
chứng, mặc dù còn trên cơ sở duy tâm nhưng nó đã mở ra một hướng đi
mới cho tư duy con người. Những nguyên tắc lịch sử, logic đã ăn sâu vào
tư duy triết học hình thành tư tưởng logic học biện chứng mới.
Thứ hai, mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức
được xem xét trong sự tác động qua lại hai chiều, đặc biệt nhấn mạnh tính
tích cực của ý thức, sự thâm nhập của chủ thể vào khách thể và sự tương
tác liên tục giữa chúng.
Thứ ba, xã hội được xem trong tính quy luật của nó trải qua các giai
đoạn phát triển hợp quy luật trong lịch sử.
Thứ tư, triết học Đức đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề thẩm mỹ học,
đạo đức học và chủ nghĩa nhân bản, những vấn đề cốt lõi liên quan đến con
người cũng như các hình thái ý thức của xã hội loài người. Các nhà triết
học Đức giai đoạn này đặc biệt đề cao vai trò, vị trí tích cực của con người.
Kế thừa và phát huy những tư tưởng của thời kỳ phục hưng và cận đại, họ
đã thực hiện bước ngoặt trong lịch sử triết học phương Tây từ chỗ chủ yếu
bàn về những vấn đề bản thể luận, nhận thức luận…đến chỗ coi con người

là chủ thể hoạt động, là nền tảng và xuất phát điểm của mọi vấn đề triết

16
học. Các nhà triết học cố gắng suy luận về con người nhờ nghiên cứu
những hình thức hoạt động khác nhau của con người, kể cả hoạt động xã
hội. Họ bàn luận về xã hội, con người xã hội trong khuôn khổ của triết học
như triết học pháp quyền, triết học đạo đức, triết học tôn giáo, triết học
nghệ thuật và triết học lịch sử.
Nằm trong bối cảnh văn hóa tinh thần chung của Tây Âu và nước Đức
cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, triết học Hegel không thể không chịu
ảnh hưởng của nó và càng không thể không mang những đặc điểm chung
như đã nêu của triết học thời kỳ này. Bởi Marx đã từng khẳng định: “Các
triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại
mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá nhất và vô hình
được tập trung lại trong những tư tưởng triết học” [30, tr. 156]. Tuy nhiên,
cũng cần phải khẳng định triết học Hegel còn chịu ảnh hưởng từ những tư
tưởng của các nhà triết học trong lịch sử. Phần tiếp theo luận văn sẽ khảo
sát một số tiền đề lý luận quan trọng nhất trong lịch sử tư tưởng phương
Tây và trong chính khuôn khổ triết học Đức thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIX
cho sự hình thành triết học pháp quyền của Hegel nói chung và quan niệm
về quyền con người nói riêng.

1.2. Vấn đề quyền con nguời trƣớc G.W.F.Hegel
1.2.1. Tư tưởng về quyền con người trong triết học cổ đại, trung cổ
và phục hưng

Khát vọng về quyền được sống và hạnh phúc, công bằng và tự do, an
ninh và phát triển của mọi người dân không phải là hiện tượng tâm lý tạm
thời mà là những thuộc tính bản chất, phổ biến có tính chi phối sâu xa hoạt
động của con người. Quyền con người gắn liền với cuộc đấu tranh cho tự


17
do của con người qua hàng ngàn năm lịch sử. Nó phản ánh quy luật phát
triển xã hội từ thấp đến cao. Cụ thể, đó là quá trình phát triển mang tính
quy luật trong nhận thức của nhân loại, từ những khái niệm sơ khai nhất về
công bằng, bình đẳng, tự do và nhân phẩm đến những tư tưởng, học thuyết
về quyền con người. Nhân quyền là sự kết tinh những giá trị cao đẹp trong
nền văn hóa của nhân loại, được hình thành với sự đóng góp của tất cả các
quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp và cá nhân con người trên trái đất.
Trước hết, cần đề cập tới vai trò, ảnh hưởng của các nhà triết học cổ
đại tới quan niệm về quyền con người của Hegel. Bởi ảnh hưởng của triết
học Hy Lạp cổ đại có tính xuyên suốt trong lịch sử triết học như F.Engels
đã chỉ ra: “từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có
mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”
[33, tr. 491]. Là một nhà triết học vĩ đại, Hegel rất tôn trọng truyền thống,
thừa nhận giá trị cao cả của sự phát triển lịch sử của nhân loại. Ông luôn
quan niệm triết học của ông là sự kế tục và kết quả phát triển lịch sử của tư
tưởng nhân loại. Và trên thực tế, thứ nuôi dưỡng triết học Hegel không
những là nền triết học Đức trực tiếp tồn tại trước đó – triết học của Kant,
của Fichte và của Schellinh mà còn là toàn bộ lịch sử triết học.
Tìm đến những tư tưởng gia thời cổ đại, không thể không nhắc tới
Socrates - “ông tổ triết học nhân học”. Socrates (470- 399 TCN) là trung
tâm của thời đại cổ điển, là tâm điểm của lịch sử tư tưởng cổ đại. Cuộc
cách mạng mà Socrates tạo ra trong triết học thể hiện ở việc tìm kiếm cuộc
sống thỏa đáng cho con người như chính chủ đề chủ đạo trong nhân cách
và tư duy của ông. Đứng trước hiện thực của đời sống những người dân
Athenes: “mỗi người đều thành thạo một công việc hay một ngành nghề
nào đó, song lại không có thái độ thận trọng và quan tâm đến vấn đề sống
cuộc đời tốt nhất như thế nào. Socrates không thể cam chịu thực tế đó và


18
ông lên tiếng chống lại thái độ tự mãn của con người. Nhà triết học khuấy
rối ý thức của người Athenes, bắt họ suy ngẫm về tồn tại của mình: xác
định thiện và ác, con đường con người cần đi theo. Những nội dung này
bao hàm đề tài cơ bản trong những suy luận của Socrates, phương châm
của chúng được ông chọn là câu nói nổi tiếng ở lối vào đền thờ Delphin:
“Hãy nhận thức bản thân mình” [19, tr. 64]. Ông cho rằng chỉ có thần linh
mới có thể hiểu hết được cấu tạo của vũ trụ, nguyên nhân và thực chất của
các hiện tượng thiên giới. Vì vậy, Socrates kết luận, con người cần hướng
tư duy vào những cái cấp thiết và gần gũi với họ - những công việc của bản
thân, tổ chức tồn tại xã hội, các chuẩn tắc, các tập quán và mục đích sống
của mình. Bước ngoặt chuyển từ nguồn gốc vũ trụ luận đến triết học đạo
đức đã diễn ra như vậy. Ông chỉ ra hai con đường đạo đức cho con người
đó là chấp hành luật pháp của nhà nước, hoàn thành nghĩa vụ công dân khi
luật pháp được xem là biểu thị của cái thiện và thứ hai là tuân thủ ý chí của
Thần linh với tư cách biểu hiện tối cao, cũng như cội nguồn của cái thiện
và công bằng. Về thực chất, thang bậc đạo đức tối cao là tiếng nói của
lương tâm. Như vậy, nhà triết học đã dành quyền tự do lựa chọn đạo đức
cho cá nhân. Sự tự do mang tính tự ý thức được đề cao chỉ trong chừng
mực nó được gắn với mục đích đạo đức cao nhất - cái Thiện phổ quát.
Aristotes (384 – 322TCN) nhà bách khoa toàn thư của triết học Hy
Lạp cổ đại cũng đem lại những kiến giải về tự do. Ông hiểu, tự do là năng
lực lựa chọn từ bình diện đạo đức – chính trị. Con người với tư cách là một
động vật chính trị luôn biết lựa chọn cho mình cách sống và lối ứng xử phù
hợp với lý trí. Năng lực lựa chọn ấy không có nghĩa là vượt quá khuôn khổ
của các quy tắc, các chuẩn mực truyền thống và trong đạo đức học đó chính
là sự trung dung – năng lực lựa chọn cái tối ưu từ nhiều cái tốt, khắc phục
cả bất cập lẫn thái quá. Ông cũng nói đến bình đẳng nhưng chỉ là sự bình

19

đẳng giữa những người có cùng địa vị xã hội. Nhà triết học đại biểu của
tầng lớp chủ nô vẫn thừa nhận và bảo vệ chế độ nô lệ.
Epicure (341- 270TCN) - nhà triết học thời kỳ Hy Lạp hóa, cùng với
Socrates, là người đã đem đến những suy tư mới về vấn đề tự do. “Epicure
đã xây dựng một thứ triết học an ủi đích thực, trong đó tinh thần lo âu và
bất an của con người có thể tìm thấy sự an ủi và thanh thản. Trong thời đại
đầy rẫy những đau khổ, tai họa và mối nguy hiểm khủng khiếp, ông đã ban
tặng cho cá nhân một lối sống thanh bình, hoàn trả lại hy vọng và khát
vọng sống cho cá nhân” [19, tr. 86]. Đối với Epicure, vấn đề về số phận và
hạnh phúc con người chính là vấn đề cơ bản. Những vấn đề có liên quan
đến cấu tạo của vũ trụ, tổ chức xã hội, những vấn đề chuyên sâu về nhận
thức và logic học vì thế mà được đẩy xuống hàng thứ yếu. Tất cả những
vấn đề này đều chỉ có ý nghĩa bổ trợ thuần túy. Chỉ có một thực tại thường
xuyên được quan tâm, đó là cuộc sống của cá nhân cụ thể, của bất kỳ người
nào. Ông đã luận chứng quan niệm về tự do qua việc cải tiến học thuyết
nguyên tử luận của Democritus theo một đường hướng mới. Theo ông, tự
do trước hết phải được hiểu như sự giải thoát của con người trước mọi sự
ràng buộc của số mệnh, mọi nỗi sợ hãi, lấy sự tĩnh tâm là điều kiện cho đời
sống cá nhân. Tự do là tự chủ, tự quyết định hành động, vươn tới hạnh
phúc, tránh mọi đau khổ và không bị cám dỗ bởi những thú vui vật chất
tầm thường. Tự do là không lệ thuộc vào thói quen ý thức và tín ngưỡng
truyền thống, không bận tâm đến cái chết, không thừa nhận vai trò của thần
thánh cả trên trời và dưới đất. Quan niệm về tự do của Epicure có một ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. Ở đây, tự do gắn với bản chất con người, tự do
mang tính người, là phẩm giá do tự nhiên ban tặng, trở thành “thiên bẩm”
không thể bị tước đoạt của con người. Bên cạnh việc xem xét mối quan hệ
giữa tự do và tất yếu, Epicure còn đưa ra ý tưởng về khế ước xã hội:

×