ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================
NGUYỄN THỊ TƢƠI
TƢ TƢỞNG VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN TRONG
TRIẾT HỌC TÂY ÂU THẾ KỶ XVII – XVIII
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Triết học
Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================
NGUYỄN THỊ TƢƠI
TƢ TƢỞNG VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN TRONG
TRIẾT HỌC TÂY ÂU THẾ KỶ XVII – XVIII
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 60 22 80
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : Ts Trƣơng Quốc Chính
Hà Nội - 2013
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 10
Chƣơng 1: TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP
QUYỀN TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU THẾ KỶ XVII -XVIII 10
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII 10
1.2. Cơ sở lý luận của tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong triết
học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII 13
1.2.1. Tư tưởng sơ khai về nhà nước pháp quyền trong triết học Tây
Âu thời cổ đại 13
1.2.2. Tư tưởng thần quyền thời trung cổ và học thuyết chính trị phi
tôn giáo của Makiaveli thời Phục hưng 23
Chƣơng 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG VỀ
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU THẾ KỶ
XVII - VIII 34
2.1. Quan điểm về quyền tự nhiên, chủ quyền nhân dân và khế ƣớc
xã hội 34
2.2. Quan điểm về sự phân quyền 55
2.3. Quan điểm về nhà nƣớc và pháp luật 75
2.4. Một số giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền
trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII 83
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới ở nƣớc ta, bên cạnh những đổi mới mạnh
mẽ về kinh tế, xây dựng và phát triển một nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa; thì về mặt chính trị, ở kiến trúc thƣợng tầng, vấn
đề xây dựng nhà nƣớc pháp quyền đang đƣợc đặt ra nhƣ một tất yếu khách
quan. Đảng và Nhà nƣớc luôn xác định một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
là tiếp tục xây dựng nhà nƣớc ta theo hƣớng nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân, với tính chất là công cụ bảo vệ vững
chắc các quyền tự do của nhân dân.
Lý thuyết nhà nƣớc pháp quyền đƣợc coi là xuất phát ở Tây Âu, gắn
liền với tên tuổi của các nhà triết học - chính trị nhƣ G.Lôccơ, S.L
Môngtexkiơ và G.G Rutxô. Cội nguồn của lý thuyết này xâu xa hơn phải
kể từ triết học Phƣơng Tây thời cổ đại và đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ XVII –
XVIII. Thời cổ đại, nó mới chỉ là sự phôi thai dƣới dạng các ý tƣởng mang
tính đơn biệt của việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc, đề cao và phát huy vai
trò của pháp luật cũng nhƣ mối liên hệ giữa nhà nƣớc và pháp luật. Thời
trung cổ, thống trị lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội là tƣ tƣởng thần
quyền, nhƣng những mầm mống tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền vẫn tồn
tại và ẩn sâu ngay trong chính các nhà thần học, bởi tƣ tƣởng về nhà nƣớc
pháp quyền là những tƣ tƣởng tiến bộ phản ánh hiện thực khách quan của
phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, hƣớng đến bình đẳng, dân chủ và
tự do. Đến thời Phục hƣng và cận đại, những tƣ tƣởng này đƣợc tiếp tục bổ
sung, phát triển vƣợt bậc, có những thay đổi căn bản về chất và trở thành
những tƣ tƣởng có giá trị phổ biến mang tính nhân loại. Công lao ấy không
thể không kể đến sự đóng góp lớn của các nhà tƣ tƣởng nhƣ G. Lôccơ, S.L
Môngtexkiơ và G.G.Rutxô.
3
Ở Việt Nam, tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền xuất hiện chủ yếu
trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc, thể hiện ở quan điểm về vai trò
của pháp luật với tƣ cách là công cụ quản lí nhà nƣớc. Với Tuyên ngôn độc
lập và sự ra đời của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta đã thể hiện tƣ tƣởng về một nhà nƣớc độc lập, dân chủ,
cộng hòa và bƣớc đầu định hình về một nhà nƣớc mà quyền lực thuộc về
nhân dân. Sau đó, ý tƣởng hƣớng đến một nhà nƣớc có yếu tố pháp quyền
đƣợc thể hiện trong nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc và tổ chức quyền lực
nhà nƣớc của Hiến Pháp năm 1946. Đến Đại hội VI (12/1986), tƣ tƣởng
pháp quyền đã bắt đầu định hình trong quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam về nhà nƣớc, nhƣng thuật ngữ nhà nƣớc pháp quyền chƣa đƣợc sử
dụng trong văn kiện. Đến tận Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (4/1994),
lần đầu tiên thuật ngữ này mới đƣợc sử dụng trong văn kiện. Tƣ tƣởng đó
đƣợc phát triển liên tục qua các Đại hội VII, VIII và đến Đại hội IX
(4/2001), Đảng ta xác định Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và chỉ rõ: “Nhà nƣớc ta là công cụ chủ
yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nƣớc pháp quyền của
dân, do dân, vì dân”[13, 131]. Đại hội X, Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục
khẳng định: Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất
cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Nhƣ vậy có thể thấy, trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc từ khi bắt đầu
công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn khẳng định việc tiếp tục xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực tế cho thấy chúng ta
cũng đang ở giai đoạn định hƣớng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, chứ không có nghĩa là đã đạt đƣợc nhà nƣớc pháp quyền một
4
cách đầy đủ. Để công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam có thể thu đƣợc
những kết quả thực sự, bên cạnh việc trở lại nghiên cứu những tƣ tƣởng
kinh điển của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về nhà nƣớc thì việc nghiên cứu những tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp
quyền ở Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII là hết sức quan trọng. Trong một thế
giới đầy biến động nhƣ hiện nay, vai trò của nhà nƣớc cũng nhƣ các vấn đề
về nhà nƣớc và pháp luật ngày càng trở nên phức tạp và có ý nghĩa quan
trọng đối với việc nhận thức cũng nhƣ thực tiễn tổ chức hoạt động của nhà
nƣớc một cách có hiệu quả.
Tìm hiểu tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong triết học Tây Âu
thế kỷ XVII – XVIII sẽ cung cấp thêm nhiều cơ sở lí luận cho việc thực thi
quyền lực nhà nƣớc, đổi mới hệ thống chính trị, đảm bảo quyền lực nhà
nƣớc thực sự thuộc về nhân dân. Điều này còn đặc biệt quan trọng khi
chúng ta đang trong công cuộc xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Vì những lí do trên tôi chọn vấn đề
“Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII –
XVIII” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền cũng nhƣ các vấn đề về nhà nƣớc
pháp quyền trong lịch sử từ lâu đã đƣợc các học giả trong và ngoài nƣớc
quan tâm nghiên cứu.
Trƣớc hết, trực tiếp liên quan đến luận văn là ba tác phẩm nổi tiếng
của ba nhà triết học G. Lôccơ, S.L Môngtexkiơ và G.G.Rutxô. Những tác
phẩm đó đã đƣợc các tác giả Việt Nam dịch sang tiếng Việt.
Năm 1689, Lôccơ viết cuốn Khảo luận thứ hai về chính quyền -
Chính quyền dân sự (Two Treatises of Government). Trong đó trình bày
5
học thuyết về nhà nƣớc dựa trên cơ sở lý thuyết về quyền tự nhiên và khế
ƣớc xã hội. Với những nội dung hợp lí, tiến bộ trong tác phẩm, G. Lôccơ
đƣợc xem là ngƣời chính thức khởi thảo ra học thuyết phân quyền. Đây là
tác phẩm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà chính trị trong đó có S.L
Môngtexkiơ và G.G Rutxô. Cuốn sách này đã đƣợc dịch giả Lê Tuấn Huy
dịch, nhà xuất bản Tri thức in năm 2007.
Năm 1996, nhà xuất bản Giáo dục và trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội Nhân văn Hà Nội xuất bản tác phẩm Tinh thần pháp luật (L’esprit des
lois) của S.L Môngtexkiơ cũng do dịch giả Hoàng Thanh Đạm dịch. Cuốn
sách đƣợc xuất bản năm 1748. Tác phẩm đã phác thảo những nét cơ bản về
xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Trong đó đã tiếp tục phát triển lí
thuyết phân quyền và xây dựng ý tƣởng về cơ chế kiềm chế, kiểm soát lẫn
nhau của ba bộ phận lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. S.L Môngtexkiơ đã đề
cập và lí giải hàng loạt vấn đề lí luận và thực tiễn trong luật học cũng nhƣ
khoa học đƣơng thời. Đây là cuốn sách mà S.L Môngtexkiơ đã “làm việc
bằng cả cuộc đời mình”. Cuốn sách có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
chính tác giả cũng nhƣ các học giả sau này.
Tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của G.G Rutxô ra đời năm 1762
thƣờng đƣợc coi là tác phẩm kinh điển chứa đựng những tƣ tƣởng tiên
phong về cách mạng dân chủ. Trong đó trình bày những tƣ tƣởng cơ bản
của G.G G.G Rutxô về xã hội, xây dựng xã hội công dân và nhà nƣớc pháp
quyền. Tác phẩm này đƣợc dịch giả Hoàng Thanh Đạm dịch xong năm
1982, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh in năm 1992. Tác giả Trọng
Chân trong bài Tìm hiểu Khế ước xã hội, đƣợc trích ở đầu tác phẩm đã viết:
“Có những cuốn sách khi tác giả của nó còn sống thì bị cấm đoán, truy nã,
nhƣng tƣ tƣởng của sách thì tạo ra sự chuyển biến lớn lao trong xã hội và
đã trở thành di sản trí tuệ quý báu cho nhiều thế hệ mai sau” [49, 11].
6
Ở Việt Nam những năm gần đây, có nhiều cuốn sách viết về chủ đề
nhà nƣớc pháp quyền đƣợc công bố. Trƣớc hết, các nghiên cứu về nhà
nƣớc pháp quyền tại Pháp, Mỹ, Đức…trong vài thập niên qua đã đƣợc trình
bày tổng thuật trong chuyên khảo Tìm hiểu về nhà nước pháp quyền do
viện nhà nƣớc và pháp luật chủ trì, Đào Trí Úc chủ biên, nhà xuất bản
Pháp lý ấn hành năm 1992. Đây là một trong những công trình sớm nhất về
nhà nƣớc pháp quyền tại nƣớc ta. Năm 1995, Viện Nghiên cứu Nhà nƣớc
và Pháp luật, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành cuốn Những lý luận
cơ bản về nhà nước và pháp luật, đây là một trong những công trình rất có
ý nghĩa trong việc bàn về nhà nƣớc dƣới khía cạnh pháp lý.
Bên cạnh đó còn có những cuốn sách quan trọng liên quan đến các
vấn đề lý luận về nhà nƣớc và pháp luật nhƣ: Nhập môn triết học chính trị
của Phạm Xuân Đế, (nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1994); Lý luận
chung về nhà nước và pháp luật do Trần Ngọc Đƣờng chủ biên, (nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, 1999); Lịch sử Triết học phương Tây trước Mác do
Trần Văn Phòng chủ biên, (nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, 2003); cuốn
Triết học chính trị của Môngtexkiơ với việc xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của tác giả Lê Tuấn Huy, (nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh, 2006) …Nhìn chung, các tác phẩm này đều chứa đựng
những nội dung rất có giá trị liên quan đến nhà nƣớc và pháp luật, tƣ tƣởng
về nhà nƣớc pháp quyền, về khoa học chính trị, và là nguồn tƣ liệu phong
phú cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về nhà nƣớc, pháp quyền, nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Liên quan đến nội dung về nhà nƣớc pháp quyền còn có nhiều luận
văn, luận án của nhiều tác giả khác nhƣ:
Luận văn Thạc sĩ của Trần Hƣơng Giang Vấn đề tự do và bình đẳng
trong triết học S.L Môngtexkiơ và G.G Rutxô, giúp ta hiểu sâu sắc hơn tƣ
7
tƣởng về tự do và bình đẳng của hai nhà tƣ tƣởng lớn thời kỳ cận đại ở Tây
Âu là S.L Môngtexkiơ và G.G Rutxô.
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Dịu, thực hiện năm 2010 với đề
tài Quan niệm chính trị - xã hội của G. Lôccơ cũng giúp ta tiếp cận sâu hơn
tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền của ông, thông qua việc phân tích tác
phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền.
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Châu Loan, thực hiện năm 2007
với đề tài Tư tưởng triết học chính trị Rutxô trong tác phẩm “Bàn về khế ước
xã hội, giúp ta hiểu một cách chi tiết và khái quát những tƣ tƣởng chính trị nổi
bật của G.G Rutxô, thể hiện trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội.
Luận văn thạc sĩ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay do tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Quỳnh thực hiện năm 2010. Tác
giả luận văn đã trình bày khái quát những tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền
trong lịch sử; đồng thời chỉ ra những thành quả, phân tích những mặt chƣa
làm đƣợc, giải pháp cho vấn đề xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, vấn đề về nhà nƣớc pháp quyền và tƣ tƣởng về nhà nƣớc
pháp quyền cũng đƣợc đề cập ở nhiều bài viết trên nhiều tạp chí khác
nhau, dƣới nhiều khía cạnh: Một số tư tưởng triết học chính trị của G.
Lôccơ, thực chất và ý nghĩa lịch sử của tác giả Đinh Ngọc Thạch, Tạp chí
Triết học, số 1 - 2007; G. Lôccơ – nhà triết học lớn của phong trào khai
sáng (Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học, số 2 - 2008); Quan niệm của G.
Lôccơ về sự hình thành và bản chất quyền lực nhà nước trên Tạp chí Thông
tin Chính trị học, số 9 - 2008 của tác giả Lê Công Sự. Bài Tư tưởng về nhà
nước pháp quyền trong lịch sử triết học trước Mác của tác giả Hoàng Thị
Hạnh, đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 11 - 2008.
8
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, trong các lí thuyết xã hội, vấn đề nhà
nƣớc là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả
và đã có rất nhiều công trình của nhiều nhà khoa học đề cập đến vấn đề nhà
nƣớc. Tuy nhiên, những công trình đó chỉ mới đề cập đến một khía cạnh
nào đó, hay tìm hiểu tƣ tƣởng của riêng một tác giả nào đó, mà chƣa khái
quát những tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong một thời kỳ lịch sử một
cách logic, có hệ thống theo quy luật phát triển nhƣ một dòng chảy của lịch
sử vấn đề. Luận văn này mong muốn bƣớc đầu thực hiện việc hệ thống lại
các tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII –
XVIII, với việc tìm hiểu, phân tích, so sánh tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp
quyền của các triết gia tiêu biểu thời kỳ này là G.Lôccơ, S.L Môngtexkiơ
và G.G. Rutxô.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ một số nội dung cơ bản của tƣ tƣởng
về nhà nƣớc pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII cũng
nhƣ bƣớc ngoặt mà nó tạo ra trong lịch sử triết học chính trị.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn xác định một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở lý luận hình thành tƣ
tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII.
- Làm rõ nội dung tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong triết học
Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII, thông qua tìm hiểu tƣ tƣởng của một số triết
gia tiêu biểu của thời kỳ này. Đánh giá về giá trị và ý nghĩa của những tƣ
tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận là quan
điểm mác xít về nghiên cứu lịch sử triết học.
9
- Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài, ngoài việc vận dụng
phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ:
kết hợp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, diễn dịch và quy nạp, đối
chiếu, so sánh, khái quát hoá.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tâp trung vào một số nội dung
trong quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền của triết học Tây Âu thế kỷ XVII
– XVIII.
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát những tƣ tƣởng về nhà
nƣớc pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII qua các nhà
tƣ tƣởng tiêu biểu của thời kỳ này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần vào hệ thống lại tƣ tƣởng của các triết học Tây
Âu thế kỷ XVII - XVIII về nhà nƣớc pháp quyền, nêu những đóng góp mà
các nhà triết học thời kỳ này đã đem lại cho thực tiễn chính trị cũng nhƣ
kho tàng tri thức nhân loại.
Có thể dùng kết quả nghiên cứu của luận văn làm tƣ liệu tham khảo
trong hoạt động quản lý nhà nƣớc, trong hoạt động nghiên cứu và giảng
dạy các chuyên môn có liên quan, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu
của sinh viên. Luận văn đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
các tác giả khác muốn nghiên cứu đề tài này.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có hai chƣơng, bốn tiết
Chương 1, “Tiền đề ra đời của tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền
trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII”.
Chương 2, “Một số nội dung cơ bản của tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp
quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII”.
10
NỘI DUNG
Chƣơng 1:
TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU THẾ KỶ XVII -XVIII
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII
Thế kỷ XIV, ở châu Âu có nhiều chuyển biến lớn trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và tạo ra bƣớc ngoặt lịch sử mới. Trƣớc
hết, các phát minh kỹ thuật và sự phát triển của khoa học đã mở màn những
chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội. Việc sử dụng la bàn, kỹ thuật in và máy
in là ba phát minh đƣợc xem nhƣ tạo nên tiền đề cho phƣơng thức sản xuất
tƣ bản chủ nghĩa. Phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa với nền sản xuất
hiện đại, năng xuất lao động cao xuất hiện đã thay thế nền sản xuất nhỏ,
manh mún, lạc hậu trƣớc đây. Những phát minh ra máy dệt, máy hơi nƣớc
đã làm cho công nghiệp dệt, nghề luyện kim phát triển. Nhất là việc chế tạo
đồng hồ cơ học giúp ngƣời lao động sản xuất có kế hoạch, tăng trƣởng
năng suất lao động. Công cụ sản xuất nông nghiệp dần đƣợc thay thế bằng
các công cụ hiện đại hơn. Nhờ đó, công nghiệp ngày càng phát triển, công
trƣờng thủ công xuất hiện ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và nhiều
nƣớc khác. Việc phát minh ra thuốc súng, la bàn làm thay đổi quân đội và
phát triển ngành đóng tàu, hàng hải, tạo ra con đƣờng thông thƣơng giữa
các nƣớc trong khu vực. Việc sử dụng cơ giới hoá và sản xuất hàng loạt đã
mang đến những bƣớc phát triển đột phá cho công nghiệp thƣơng mại.
Những phát kiến địa lý đã mở rộng không gian thƣơng mại Châu Âu,
thúc đẩy sản xuất hàng hoá theo hƣớng tƣ bản chủ nghĩa. Việc tìm ra Châu
Mỹ của Crixtôp Côlômbô đã làm cho kinh tế châu Âu hùng mạnh lên
những năm sau đó. Việc mở rộng không gian địa lý của các châu lục cũng
mang lại sự giao lƣu văn hoá, tôn giáo giữa các châu lục và hình thành chủ
11
nghĩa thực dân. Các nƣớc tƣ bản sớm phát triển nhƣ Anh, Pháp, Tây Ban
Nha tiến hành xâm chiếm thuộc địa, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ và cơ vét
tài nguyên của các nƣớc thuộc địa. Thời kỳ này đƣợc Mác - Ăngghen nhận
xét: “Giờ đây lần đầu tiên ngƣời ta đã thật sự phát hiện ra trái đất và đặt
nền móng cho buôn bán quốc tế sau này và … đại công nghiệp hiện đại”
[35, 459].
Tuy nhiên, sự chia cắt về kinh tế, chính trị, xã hội dƣới chế độ cát cứ
phong kiến ngày càng cản trở xu thế phát triển của lịch sử. Tầng lớp tƣ sản
dù mới xất hiện nhƣng ngày càng có vị trí quan trọng đối với đời sống kinh
tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, tại Italia - nơi đƣợc coi là quốc gia tƣ bản
sớm nhất của Tây Âu đã bắt đầu một trào lƣu văn hoá lớn - văn hoá Phục
hƣng. Phong trào Phục hƣng phát triển trong suốt thế kỷ XIV - XV và đạt
cực thịnh ở thế kỷ XVI. Trong phong trào Phục hƣng, các giá trị văn hoá,
tinh thần, nhân văn cổ đại sau “đêm trƣờng trung cổ” bị lãng quên nay
đƣợc phục hồi. Những di sản văn hoá đó có ý nghĩa lớn đối với xã hội Tây
Âu thời kỳ này, nhƣ Ăngghen từng nói: “Không có sơ sở của nền văn minh
Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại” [35, 254]. Nhiều
công trình kiến trúc, những giá trị văn hóa tinh thần quật khởi và anh hùng
thời cổ đại sau giấc ngủ dài giờ đây đƣợc sống lại và mang đến những
luồng sinh khí mới cho cả Châu Âu. Con ngƣời châu Âu khát khao một
cuộc sống thực sự là của chính mình, cuộc sống mới có sự soi rọi của ánh
bình minh của xã hội mới.
Khát khao trở dậy vƣơn mình trong ánh bình minh của nền văn minh
công nghiệp ấy của ngƣời châu Âu cùng với ƣớc muốn giải phóng mình
đến mãnh liệt đã đƣa đến việc nổ ra nhiều cuộc cách mạng tƣ sản lớn ở
nhiều nƣớc Tây Âu. Cuộc cách mạng tƣ sản đầu tiên nổ ra ở Hà Lan, sau
đó cuộc cách mang tƣ sản Anh nổ ra (1642 - 1648) báo hiệu giờ cáo chung
12
của chế độ phong kiến châu Âu đã đến. Tiếp theo, đại cách mạng tƣ sản
Pháp (1789 - 1794) nổ ra đã có ảnh hƣởng lớn tới lịch sử thế giới nói chung
và lịch sử triết học Tây Âu cận đại nói riêng. Có thể nói, sự quá độ từ chế
độ phong kiến sang chế độ tƣ bản chủ nghĩa là nền tảng thực tiễn xã hội
của triết học Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII. Nền tảng thực tiễn ấy đã đƣa tới
một thế giới quan mới cho các nhà triết học thời kỳ này nhƣ: Bêcơn, T.
Hốpxơ, G. Lôccơ và sau này là S.L Môngtexkiơ, G.G. Rutxô. Cũng vào
thời gian này, xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo và ngày càng có tiếng
vang lớn đối với đời sống chính trị, văn hoá châu Âu. Phong trào này thu
hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân đấu tranh bảo vệ
quyền lợi của tầng lớp mình. Các học thuyết chính trị - xã hội đƣợc hình
thành trên cơ sở sự khác nhau của các tầng lớp trong xã hội. Từ trong
phong trào cải cách tôn giáo, khái niệm bình đẳng, tự do đƣợc sử dụng, bắt
đầu từ tƣ tƣởng của của cộng đồng Cơ đốc giáo cho rằng không ai có thể là
kẻ dƣới của ngƣời khác. Hai khái niệm bình đẳng, tự do sau đó đã trở thành
nền tảng của hệ tƣ tƣởng dân chủ của giai cấp tƣ sản cấp tiến ở châu Âu.
Phong trào này đã thực hiện các hoạt động cải cách giáo hội, huỷ bỏ tu
viện, loại bỏ giáo sĩ, giải phóng con ngƣời khỏi uy quyền áp đặt của nhà
thờ. Những hoạt động đó góp phần giúp con ngƣời có thể thoát khỏi ách
thống trị về chính trị và tƣ tƣởng của nhà thờ. Từ đó mà liên minh nhà
nƣớc, nhà thờ dần trở nên lỏng lẻo. Ngƣời ta kêu gọi con ngƣời hãy đặt
lòng tin ở chính mình chứ không phải đặt lòng tin nơi Chúa nhƣ trƣớc đây.
Ngƣời châu Âu sau ngàn năm đọc kinh cầu Chúa, nay đã cảm nhận đƣợc
hạnh phúc, tự do, thiên đƣờng ở ngay chính cuộc sống của họ. Vẻ đẹp của
những thiên thần, Đức Mẹ hay các thánh chính là vẻ đẹp của những thiếu
nữ, những cô bé, cậu bé, những ngƣời đàn ông khỏe mạnh đang hiện hữu
13
trong chính cuộc sống trần tục. Điều đó dần thể hiện sự thắng lợi của chủ
nghĩa vô thần đối với hữu thần.
Có thể nói, hoàn cảnh lịch sử Tây Âu thế kỷ XV - XVIII và nền tảng
tƣ tƣởng trên đây đã đƣa đến sự ra đời những mầm mống tƣ tƣởng về nhà
nƣớc pháp quyền trong triết học Tây Âu thời kỳ cận đại. Tƣ tƣởng về nhà
nƣớc pháp quyền thời kỳ này không chỉ là sự tiếp thu giá trị của các tƣ
tƣởng truyền thống mà còn phát triển ngày càng sâu sắc với những màu sắc
riêng. Nói về thời kỳ này, Ăngghen nhận xét: “Đó là một cuộc đảo lộn tiến
bộ nhất mà từ xƣa tới nay, nhân loại đã trải qua; đó là một thời đại cần có
những con ngƣời khổng lồ và đã sinh ra những con ngƣời khổng lồ: khổng
lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lằm
tài, lắm nghề và các mặt học thức sâu rộng” [35, 459 - 460].
1.2. Cơ sở lý luận của tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong
triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII
1.2.1. Tư tưởng sơ khai về nhà nước pháp quyền trong triết học
Tây Âu thời cổ đại
Lịch sử các học thuyết chính trị và pháp luật trên thế giới cho thấy,
sự phôi thai các tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền đầu tiên của nhân loại có
từ rất lâu đời. Ở phƣơng Tây cổ đại, tƣ tƣởng đó ra đời gắn liền với quá
trình hình thành và phát triển của nhà nƣớc chiếm hữu nô lệ Hy Lạp. Ngay
từ thời Hy Lạp cổ đại, ngƣời ta đã quan tâm tới vai trò của pháp luật cũng
nhƣ mối quan hệ giữa công dân và nhà nƣớc trong việc thiết lập một trật tự
chung. Thế kỷ XI - VI (TCN) các nhà tƣ tƣởng Hy lạp cổ đại đã chỉ ra
rằng, sự khẳng định các nguyên tắc công bằng, pháp chế và một cuộc sống
vĩnh hằng bao giờ cũng gắn liền với quyền năng của các thiên thần trên núi
Ôlimpơ, đứng đầu là thần Zơt. Thần Zơt (trong trƣờng ca nổi tiếng Iliat và
14
Ôđixê) đƣợc miêu tả nhƣ một đấng tối cao ban phát công lí chung và trừng
trị những kẻ gây nên bạo lực.
Cũng tại Hy lạp cổ đại, vào khoảng thế kỷ V (TCN) đã xuất hiện nền
dân chủ sớm nhất trong lịch sử loài ngƣời, nền dân chủ trực tiếp. Những tƣ
tƣởng triết học chính trị đầu tiên bắt đầu từ mảnh đất này. Cùng với đó là
sự xuất hiện của nền cộng hòa Rome (509 - 31 TCN) với sự kết hợp giữa
những yếu tố của một nền “quân chủ kép”, một chính thể quý tộc và một nền
dân chủ.
Một trong những nhà cải cách đầu tiên đƣa ra những tƣ tƣởng về
nhà nƣớc và dân chủ ở Hy lạp là Xôlông (638 - 559), ông là một nhà lập
pháp, một nhà hoạt động xã hội đã thực hiện những cải cách xã hội lớn có
ý nghĩa. Ông đã áp dụng tƣ tƣởng kết hợp sức mạnh với pháp luật trong
việc tổ chức nhà nƣớc trên nguyên tắc dân chủ. Xôlông đã từng khẳng
định: Ta giải phóng tất cả người bằng quyền lực pháp luật, bằng sự kết hợp
sức mạnh với pháp luật. Ông cho rằng để đạt tới tự do và công bằng thì
quyền lực nhà nƣớc phải đặt ngang hàng với pháp luật: “chỉ có pháp luật
mới thiết lập đƣợc trật tự và tạo nên sự thống nhất” [39, 220]. Tƣ tƣởng của
Xôlông về nhà nƣớc và pháp luật lúc bấy giờ đã đặt nền móng cho những
tƣ tƣởng của những nhà hoạt động xã hội sau này.
Xôcrát (469 - 399 TCN) là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất
của lịch sử tƣ tƣởng nhân loại. Ông đƣợc Hêghen sau này coi là “bƣớc
ngoặt lịch sử vĩ đại” trong triết học Hy Lạp cổ đại. Xôcrát không để lại tác
phẩm nào vì ông chỉ thể hiện tƣ tƣởng của mình qua đối thoại, diễn thuyết.
Tuy nhiên những gì mà Xôcrát để lại cho nhân loại là rất lớn lao, trong đó
có tƣ tƣởng về đạo đức, về nhà nƣớc và pháp luật. Bản thân không trực tiếp
tham gia vào các công việc nhà nƣớc, nhƣng ông đƣợc đánh giá là “ngƣời
đầu tiên trong lịch sử tƣ tƣởng chính trị châu Âu đã hình thành quan điểm
15
về quan hệ khế ƣớc giữa nhà nƣớc và công dân của mình” [dẫn theo 24,
120]. Trƣớc tình trạng nền dân chủ Athen cuối thế kỷ V (TCN) lâm vào
khủng hoảng, Xôcrát đã lên tiếng phản đối nền dân chủ Athen. Ông khẳng
định “quyền lực căn cứ không phải trên pháp luật, mà trên thói chuyên
quyền của ngƣời cầm quyền, quyền lực nhƣ vậy chống lại nhân dân” [dẫn
theo 45, 175]. Tuy nhiên sự phản đối đó không phải là ông muốn dùng bạo
lực để thay thế nó bằng một hình thái chính trị khác, mà là ông muốn nhấn
mạnh sự cần thiết phải hoàn thiện nền dân chủ, ở đó có ngƣời cầm quyền
xứng đáng, mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Ngoài ra, Xôcrát còn thể
hiện quan điểm lên án kịch liệt đối với nền bạo chính độc đoán, dã man,
phản tiến bộ.
Xôcrát ủng hộ triệt để nguyên tắc tƣ tƣởng pháp chế khi cho rằng, việc
tổ chức đời sống nhà nƣớc có đạo đức không thể thiếu luật pháp, cũng nhƣ
không thể có thứ luật pháp nào đứng bên ngoài nhà nƣớc. Ủng hộ nguyên
tắc tuân thủ pháp luật, ông cho rằng: công lí nằm ở trong sự tuân thủ pháp
luật hiện hành; sự công minh và sự hợp pháp đều là một. Mỗi một công dân
mới của nhà nƣớc đều phải tôn trọng các trật tự, quy định của nhà nƣớc, đó
là sự tuân thủ pháp luật, và nếu công dân của nhà nƣớc nào tuân thủ pháp
luật thì nhà nƣớc đó sẽ vững mạnh. Vì thế, ông kêu gọi mỗi công dân hãy
thể hiện sự trung thành tuyệt đối của mình với nhà nƣớc và luật pháp .
Xôcrát đƣợc biết đến là một nhà đạo đức duy lí, ông đã vận dụng
những quan điểm về đạo đức duy lí vào quan điểm chính trị để thực hiện
chủ trƣơng duy lí hóa nhà nƣớc. Điều này thể hiện ở chỗ, ông đƣa ra tiêu
chuẩn của ngƣời cầm quyền nhà nƣớc là phải có tri thức và năng lực, phải
xứng đáng và biết cai trị. Họ phải là ngƣời biết kết hợp giữa đạo đức và
pháp luật, mà những ngƣời có phẩm chất đạo đức lại thuộc tầng lớp quý
tộc. Bên cạnh đó, ngƣời cầm quyền theo Xôcrát phải luôn học cách kìm chế
16
dục vọng cá nhân, luôn học hỏi, trau dồi, nâng cao tri thức để phụng sự sự
nghiệp của nhà nƣớc và cũng nhƣ mang lại cuộc sống tốt nhất cho công dân
của nhà nƣớc đó, tức là đạt tới phúc lợi cho toàn bộ nhà nƣớc. Vậy nên,
cùng với việc phê phán nền bạo chúa, Xôcrát đã cho rằng nhà nƣớc quý tộc
là ƣu việt nhất.
Nhƣ vậy, từ sự vận dụng những quan điểm đạo đức duy lí vào quan
điểm chính trị, Xôcrát đã có những tƣ tƣởng tiến bộ về vấn đề nhà nƣớc và
pháp luật khi khẳng định tính tất yếu của luật pháp trong việc xây dựng một
nhà nƣớc có trật tự. Những tƣ tƣởng đó cũng nhƣ cuộc đời bản thân Xôcrát
có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự nghiệp triết học của ngƣời học trò của ông
là Platôn.
Platôn (427 - 347 TCN) là một trong những nhà triết học, nhà tƣ
tƣởng kiệt xuất nhất thời cổ đại. Ông xuất thân trong một dòng họ quý tộc
Athen, dòng họ này đã cống hiến cho Hy Lạp cổ nhiều nhà hoạt động chính
trị, nhiều tƣớng lĩnh quân sự và nhiều nhà tƣ tƣởng nổi tiếng. Xuất phát đó
có ảnh hƣởng nhất định đến sự thành công của ông trong các học thuyết
chính trị - triết học. Các tƣ tƣởng chính trị - triết học của ông đƣợc trình
bày trong ba tác phẩm: Chính khách (Statesman), Luật pháp (Law) và Nền
cộng hòa (Republic).
Trong tác phẩm Nền cộng hòa, ông xác định, ngƣời cầm quyền phải
gạt ý chí, quyền lợi cá nhân sang một bên để tuân thủ ý chí của pháp luật.
Ông cho rằng sẽ có sự sụp đổ mau chóng của nhà nƣớc ở nơi nào mà pháp
luật không có hiệu lực và nằm dƣới quyền lực của ai đó, còn ở đâu mà
“Luật pháp đứng trên nhà cầm quyền, còn họ chỉ là nô lệ của luật pháp thì
có sự cứu thoát của nhà nƣớc” [61, 11]. Nhà nƣớc phải xây dựng một đạo
luật chính trị công bằng xác định vị thế ngang nhau giữa con ngƣời trong
xã hội. Và hơn bao giờ hết, trong một xã hội có nhà nƣớc, lợi ích xã hội
17
phải cao hơn lợi ích cá nhân. Một nhà nƣớc công lý và hoàn thiện là cái cao
quý mà con ngƣời phải trân trọng, vì thế theo ông, con ngƣời phải sống vì
nhà nƣớc chứ không phải nhà nƣớc vì con ngƣời.
Theo đuổi mô hình nhà nƣớc lí tƣởng, nhà nƣớc của sự công bằng,
Platôn cho rằng nhà nƣớc xuất hiện một cách tự nhiên, từ những nhu cầu
của con ngƣời, trên cơ sở cùng hợp tác giữa họ cùng hƣớng đến lợi ích
cộng đồng. Nhà nƣớc công bằng theo Platôn phải đƣợc xây dựng dựa trên
chức phận xã hội, năng lực khác nhau của mỗi ngƣời và sự phân chia các
thành phần của linh hồn con ngƣời. Theo đó, ông phân chia xã hội thành ba
hạng ngƣời tùy theo bộ phận linh hồn nào của họ đóng vai trò chủ đạo.
Thứ nhất, đó là những ngƣời lao động, ngƣời buôn bán thuộc đẳng
cấp đồng và sắt, có nhiệm vụ phục tùng trật tự đã đƣợc đặt ra. Đó là đẳng
cấp gần với các sự vật cảm tính, thích hợp với lao động chân tay và họ có
đức hạnh chủ yếu là sự cam chịu, ôn hòa, thực hiện nhiệm vụ nuôi sống xã
hội, đảm bảo cuộc sống cho nhà nƣớc.
Thứ hai, đó là các chiến binh – đẳng cấp bạc, tƣơng ứng phần ý chí
của linh hồn. Họ là những ngƣời lính làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nhà
nƣớc lí tƣởng. Vì thế, những ngƣời này đƣợc đào tạo kỹ lƣỡng cả về thể
chất lẫn tinh thần, họ là những ngƣời dũng cảm và gan dạ.
Cho rằng những ngƣời lính chiến phải là những ngƣời cƣờng tráng,
vì thế Platôn kêu gọi thanh niên phải biết sinh hoạt điều độ trong tình ái và
ăn uống, luyện tập thể thao để học cách buộc cơ thể phải tuân theo sự điều
chỉnh của tinh thần. Ngoài ra, ông còn chú trọng đến việc giáo dục giới tính
cho thanh niên. Trong Nền cộng hòa, ông viết: Những ngƣời đàn ông ƣu tú
nhất phải đƣợc thƣờng xuyên chung sống với những phụ nữ ƣu tú nhất
trong khả năng cho phép. Ngƣợc lại, những ngƣời đàn ông nào yếu kém thì
cũng cần hạn chế tới mức tối đa chung sống với những ngƣời phụ nữ yếu
18
kém. Con cái của những cặp vợ chồng thuộc nhóm thứ nhất cần đƣợc bồi
dƣỡng đào tạo, còn con cái của những cặp vợ chồng thuộc nhóm thứ hai thì
không đƣợc phép tồn tại nếu nhƣ cộng đồng muốn đạt đến phát triển đỉnh
cao.
Những ngƣời lính chiến theo Platôn không nên sở hữu của cải nhiều,
vì nó dễ ảnh hƣởng đến nhân cách, làm ngƣời ta tham lam và sinh ra nhiều
tệ nạn trong nhà nƣớc. Họ phải là những ngƣời biết hi sinh vì cộng đồng và
thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là bảo vệ an ninh cho nhà nƣớc.
Thứ ba, đó là các triết gia – đẳng cấp vàng. Đó là những ngƣời mà lí
tính đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của họ. Họ là những ngƣời vừa
tài giỏi, đã đƣợc rèn luyện cả về thể lực và trí lực, vừa có phẩm chất ôn hòa
(kiềm chế, tự chủ, khôn ngoan), vừa có đức hạnh phù hợp với sứ mệnh của
họ trong nhà nƣớc - đó là sự thông thái. Vì thế, họ mang đến sự uyên thâm
cho nhà nƣớc, đƣợc coi là những “đầu não” của nhà nƣớc, là những ngƣời
bảo vệ hoàn hảo cho nhà nƣớc lí tƣởng. Họ là những nhà cai trị nhƣng cũng
là những nhà triết học để thực hiện việc xây dựng nhà nƣớc trên nền tảng
đạo đức và những lí tƣởng cao đẹp. Vua chúa phải là những nhà triết học
thì mới mang lại chính nghĩa, mang lại trật tự lý tƣởng trong hoạt động tổ
chức xã hội.
Với quan điểm chọn những ngƣời ƣu tú nhất làm thủ lĩnh cai trị nhà
nƣớc, Platôn đã cho thấy nhà nƣớc mà ông hình dung xây dựng chính là
nhà nƣớc quý tộc. Ngƣời đứng đầu nhà nƣớc là những ngƣời tài giỏi và có
đức hạnh, lẽ tất nhiên họ có quyền uy và đƣợc phép dùng quyền uy ấy điều
hành nhà nƣớc một cách công bằng, chính đáng. Có quyền uy nhƣng họ
không phải là những ngƣời độc tài, mà họ luôn đƣợc lý tính ƣu ái, mang đến
cho việc sở hữu “nghệ thuật làm vua”, linh hoạt tổ chức có hiệu quả các hoạt
động nhà nƣớc.
19
Trong mô hình nhà nƣớc đó, mọi công dân sống chung, ăn chung
trong doanh trại, kể cả phụ nữ cũng là của chung. Nhà nƣớc có nhiệm vụ
bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm an ninh cho mọi thành viên, còn
các công dân có nhiệm vụ tuân thủ pháp luật, nhất là cần phải tuân thủ pháp
luật một cách tự giác Tuy nhiên, nhà nƣớc lí tƣởng của Platôn chủ
trƣơng thủ tiêu sở hữu tƣ nhân và gia đình đối với tầng lớp chiến binh, phủ
nhận khoa học và nghệ thuật. Điểm này về sau đã bị nhiều nhà tƣ tƣởng
phản đối.
Xây dựng mô hình nhà nƣớc lí tƣởng, Platôn gắn liền nhà nƣớc này
với quyền tối thƣợng của luật pháp. Mọi công dân không phân biệt vị trí
đều phải tuân thủ pháp luật nhƣ nhau. Nhận thấy pháp luật có vai trò quan
trọng trong hoạt động nhà nƣớc, Platôn cho rằng cần phải xây dựng một hệ
thống biện pháp đặc biệt bảo đảm sự ổn định, vững chắc, có sức răn đe với
mọi ngƣời. Đây là điểm quan trọng, có ý nghĩa để các nhà tƣ tƣởng sau này
kế thừa trong học thuyết chính trị - triết học của mình.
Arixtốt (384 - 322 TCN) đƣợc coi là bộ “bách khoa toàn thƣ” thời cổ
đại. Sự sụp đổ của nền dân chủ Athen giữa thế kỉ thứ IV (TCN) là cơ sở
thực tiễn mà trên đó Arixtốt tiếp tục phát triển và làm sâu sắc hơn các quan
điểm chính trị, pháp luật của Platôn cũng nhƣ việc đƣa ra các kết luận mới
về nhà nƣớc. Những tƣ tƣởng ấy đƣợc thể hiện rõ trong hai tác phẩm: Hiến
chế Athens (Athenian constitution, 350 TCN), và Chính trị (Politics, 350
TCN).
Trong các tác phẩm của mình, Arixtốt đã nêu ra những lập luận quan
trọng về các vấn đề liên quan đến nhà nƣớc và pháp luật. Ông cho rằng
nhà nƣớc là một tổ chức phức tạp, tập hợp của những cá thể khác nhau về
chức phận, về tình trạng tài sản, về phẩm chất đạo đức, về trình độ học vấn;
khả năng tham gia của công chúng đối với công việc nhà nƣớc quy định thể
20
chế chính trị của nó. Nhà nƣớc ra đời để phục vụ cuộc sống con ngƣời,
hƣớng con ngƣời tới những đức hạnh cao cả, còn luật pháp là cái đƣợc xây
dựng nên từ những giá trị truyền thống, phong tục.
Cũng nhƣ các nhà hoạt động xã hội đề cao tính tất yếu của luật pháp,
Arixtốt cho rằng nhà nƣớc nào không cai quản bằng pháp luật thì không có
kỉ cƣơng nhà nƣớc. Nhờ luật pháp mà con ngƣời trở nên cao quý, còn
không có luật pháp thì con ngƣời chẳng khác gì một con thú hoang. Pháp
luật có vai trò quan trọng với sự tồn tại của nhà nƣớc. Pháp luật có nhiệm
vụ “trợ giúp” các công dân thỏa mãn quyền lợi của mình, hay nói cách
khác các quyền chung của công dân đƣợc thể chế bằng luật pháp. Và nếu
nhƣ Xôcrát kết hợp đạo đức và luật pháp, thì Arixtốt quan niệm các khuynh
hƣớng đạo đức phải có khuynh hƣớng phục vụ cho pháp luật.
Với Platôn, để xây dựng tính thống nhất về quyền lực nhà nƣớc, ông
nhập phụ nữ vào tài sản chung, cho rằng các chiến binh không nên có gia
đình; còn Arixtốt cho rằng từ bỏ gia đình đồng nghĩa với việc từ bỏ những
giá trị cao quý nhất của con ngƣời. Tuy nhiên, xuất phát từ lập trƣờng giai
cấp và hạn chế của thời đại, cả hai ông đều ủng hộ sự tồn tại của nô lệ và có
sự phân biệt nam, nữ, chủng tộc giữa các dân tộc với nhau. Hai ông thƣờng
hƣớng tới những con ngƣời thuộc đẳng cấp cao hơn, bảo vệ và bênh vực
quyền lợi cho tầng lớp quý tộc.
Trong quan niệm về các hình thức nhà nƣớc, xem khả năng phụng sự
lợi ích chung là tiêu chuẩn xác định nhà nƣớc kiểu mẫu, Arixtốt cho rằng
có ba hình thức nhà nƣớc cai trị đúng đắn trong lịch sử: 1. Quân chủ, nơi
quyền lực tập trung trong tay một ngƣời nhƣng không bị lạm dụng; 2. Quý
tộc, quyền lực thuộc về một số ngƣời ƣu tú đã đƣợc xã hội thừa nhận; và 3.
Cộng hòa, nơi quyền lực thuộc về số đông. Ba hình thức nhà nƣớc đúng
này phù hợp với lợi ích chung. Và tƣơng tự cũng có ba hình thức nhà nƣớc
21
sai không phù hợp với lợi ích chung: 1. Nền bạo chính, bảo vệ lợi ích cho
một ngƣời; 2. Những tập đoàn, bảo vệ lợi ích số ít; 3. Chế độ dân chủ,
quyền lực trong tay số đông dốt nát nghèo khổ và xu nịnh.
Trong sự phân chia ấy Arixtốt ca ngợi nhà nƣớc quân chủ, cho rằng đó
là nhà nƣớc lý tƣởng nhất. Tuy nhiên đây là hình thức nhà nƣớc không thể
có đƣợc. Nhà nƣớc quý tộc có thể thực hiện nhƣng phải kết hợp cùng các
dạng nhà nƣớc do một tập đoàn thống trị và dân chủ, trong đó tập trung vào
việc thiết lập và ủng hộ tầng lớp trung lƣu. Ông cho rằng quá giàu hay quá
nghèo đều là những thái cực không tốt. Arixtốt đƣa ra lời khuyên cho các
nhà hoạt động xã hội là không nên nhìn phiến diện, một chiều mà cũng nên
nhìn nhận những điểm tích cực của những hình thức nhà nƣớc khác.
Điểm độc đáo nữa của Arixtốt thể hiện ở chỗ, ông là ngƣời đầu tiên có
ý tƣởng phân loại quyền lực nhà nƣớc. Theo đó, nhà nƣớc đƣợc phân tách
thành ba bộ phận: cơ quan tƣ vấn pháp lý cho hoạt động nhà nƣớc, tòa thị
chính và cơ quan xét xử, “bóng dáng” của ba bộ phận đó chính là ba cơ
quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp trong lý thuyết phân quyền của
Môngtexkiơ và trong bộ máy nhà nƣớc hiện đại. Tƣ tƣởng chính trị của
Arixtốt có ảnh hƣởng sâu đậm tới nhiều nhà triết học chính trị ở phƣơng
Tây sau này.
Vào khoảng thế kỷ I (TCN), cuộc đấu tranh chính trị ở các nƣớc
cộng hoà La Mã đã trở nên sâu sắc. Trong bối cảnh ấy, giới quý tộc chủ nô
tiến hành đấu tranh dƣới khẩu hiệu vì quyền lợi “ái quốc chung” và đã đƣa
đến sự thiết lập một nền độc tài quân sự tại nơi đây. Thực chất, đó là các
hoạt động bảo vệ quyền lợi của tầng lớp chủ nô thống trị trong xã hội La
Mã mà Xixêrông là một trong những đại diện xuất sắc nhất.
Máccơ Tunli Xixêrông (427 - 347 TCN) là một nhà triết học, nhà
hoạt động nhà nƣớc và hùng biện nổi tiếng. Ông để lại các công trình
22
nghiên cứu nổi tiếng nhƣ: Về nhà nước; Về đạo luật và Về các nghĩa vụ.
Những công trình đó thể hiện rõ tƣ tƣởng chính trị của ông. Là một nhà tƣ
tƣởng lớn trong giới quý tộc chủ nô, tƣ tƣởng chính trị Xixêrông luôn chứa
đựng ý muốn bảo vệ quyền lợi các tầng lớp quý tộc, đại điền chủ và quan
chức.
Xixêrông hiểu nhà nƣớc nhƣ một cộng đồng pháp lý công khai. Con
ngƣời sống trong một xã hội cần có sự giao tiếp với nhau và để đáp ứng
nhu cầu cuộc sống, con ngƣời đã gắn kết với nhau, dẫn đến sự ra đời của
nhà nƣớc. Giữa họ có những lợi ích chung và nhiệm vụ của họ là bảo vệ sở
hữu cá nhân cũng nhƣ tài sản nhà nƣớc. Mỗi một công dân đƣợc gọi là
công dân lí tƣởng phải tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị, còn
pháp luật là cội nguồn và thiết yếu của nhà nƣớc.
Bảo vệ quyền lợi của giai cấp chủ nô, Xixêrông đã biện minh cho sự
bất công trong xã hội bằng quy luật tự nhiên. Ông cũng cho rằng, nhà nƣớc
ra đời trên nền tảng pháp luật tự nhiên. Bản chất nhà nƣớc trên cơ sở ý chí
con ngƣời kết hợp với quy luật tự nhiên. Các đạo luật nhà nƣớc phải phù
hợp với pháp luật tự nhiên mới là nhhững đạo luật đúng đắn, và chỉ có thế
thì mới có đƣợc sự tuân thủ pháp luật từ phía ngƣời dân. Khẳng định nhiệm
vụ của nhà nƣớc là bảo vệ tài sản cho dân, nhƣng thực chất đó chỉ là tài sản
của chính những ngƣời chủ nô mà thôi. Còn những ngƣời nghèo theo ông
không nên để họ tham gia nhiều vào công việc quốc gia. Điều đó sẽ ảnh
hƣởng không tốt tới hoạt động của nhà nƣớc.
Xixêrông còn chú ý tới việc phân loại các hình thức nhà nƣớc, theo
ông, có các hình thức nhà nƣớc là nhà nƣớc dân chủ, quý tộc và quân chủ.
Ông phê phán kịch liệt chế độ dân chủ khi cho rằng đó là một trong những
hình thức thể chế nhà nƣớc xấu nhất, đồng thời khẳng định: không có gì
ghê tởm hơn sự độc đoán của đám đông, không có gì nguy hại hơn đám
23
đông tự ngộ nhận mình là nhân dân. Quan điểm đó cho thấy thái độ kỳ thị
của ông đối với dân chúng.
Phê phán chế độ dân chủ, Xixêrông chỉ ra sự ƣu việt của chế độ quân
chủ, đó là sự thể hiện những tƣ tƣởng của nền độc tài quân sự La Mã, dùng
ý chí để cai quản nô lệ. Quan điểm của Xixêrông về nhà nƣớc và pháp luật
thể hiện sự tiến bộ khi cho rằng: ngƣời hoạt động trong các lĩnh vực nhà
nƣớc cần phải sáng suốt, công minh, có khả năng hùng biện và hiểu đƣợc
những nguyên lý cơ bản của pháp luật, nếu thiếu kiến thức đó thì không thể
công minh đƣợc. Đặc biệt hơn ông còn đƣa ra nguyên tắc pháp lý quan
trọng: Tất cả mọi ngƣời đều phải tuân thủ pháp luật. Ông luận giải quan
điểm này nhƣ sau: sự bình đẳng của mọi công dân trƣớc pháp luật nhà nƣớc
xuất phát từ chỗ bản thân nhà nƣớc là pháp luật chung của mọi công dân.
Đó là nguyên tắc mà hiện nay đƣợc xem là nguyên tắc cơ bản của nhà nƣớc
pháp quyền.
Nhƣ vậy, tƣ tƣởng của các nhà triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại về
nhà nƣớc và pháp luật đã bƣớc đầu đặt nền móng tƣ tƣởng sơ khai cho
những quan điểm về nhà nƣớc pháp quyền. Các nhà tƣ tƣởng đã chú ý tới
tính tối cao của luật pháp, thấy đƣợc mối liên hệ thiết yếu không thể tách
rời giữa nhà nƣớc và pháp luật. Các nhà tƣ tƣởng cũng đã chú ý tới việc tổ
chức hợp lý hệ thống quyền lực nhà nƣớc và pháp luật, tổ chức các cơ quan
nhà nƣớc.
1.2.2. Tƣ tƣởng thần quyền thời trung cổ và học thuyết chính trị
phi tôn giáo của Makiaveli thời Phục hƣng
Thời kỳ trung cổ là một giai đoạn phát triển khác biệt trong lịch sử tƣ
tƣởng nhân loại. Xu hƣớng giáo phụ học và kinh viện đã chi phối thế giới
quan của các nhà triết học cũng nhƣ các nhà hoạt động xã hội. Giáo hội và
nhà thờ đã đƣa ra các học thuyết nhằm biện giải cho sự bất công xã hội. Có