Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Vấn đề chân lý trong lôgíc ký hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 100 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG





PHẠM VĂN DƯƠNG






VẤN ĐỀ CHÂN LÝ TRONG LÔGIC KÝ





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC




















Hà Nội - năm 2008




2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề chân lý là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nhận
thức luận và lôgíc học. Trong suốt quá trình lịch sử, loài người luôn luôn trăn
trở với vấn đề chân lý, và làm thế nào để nhận thức được chân lý. Chính vì
vậy, vấn đề chân lý thường xuyên được quan tâm nghiên cứu trên bình diện lý
luận nhận thức và lôgíc học. Từ thời cổ đại, Arixtốt đã đi sâu nghiên cứu
những hình thức và quy luật của tư duy nhằm trang bị cho con người một bộ
công cụ nhận thức chân lý. Lênin đã từng khẳng định rằng lôgíc học = vấn đề
chân lý. Cùng với sự phát triển của khoa học, với tính cách là bộ công cụ
nhận thức, lôgíc học không ngừng phát triển và hoàn thiện để giúp cho tư duy
con người nắm bắt chân lý.

Trong thời đại của văn minh trí tuệ, của cách mạng khoa học kỹ thuật
thì việc nghiên cứu các công cụ nhận thức, trong đó có nhận thức chân lý có ý
nghĩa quan trọng hơn lúc nào hết. Ở các quốc gia phát triển, việc nghiên cứu
phát triển lôgíc truyền thống theo hướng áp dụng các công thức toán học và
các ký hiệu một cách triệt để nhằm thay thế ngôn ngữ tự nhiên, xây dựng nên
các hệ thống lôgíc ký hiệu luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Các hệ thống
lôgíc ký hiệu đóng vai trò quan trọng đối với các ngành khoa học trong việc
nhận thức chân lý. Nhờ việc hình thức hoá triệt để, thoát khỏi ngôn ngữ tự
nhiên mà lôgíc ký hiệu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chứng
minh cũng như xây dựng các lý thuyết toán học, những vấn đề mà lôgíc
truyền thống không giải quyết nổi. Lôgíc ký hiệu thực sự là một bộ công cụ
hữu hiệu của nhận thức khoa học trên con đường tìm kiếm chân lý. Lôgíc ký
hiệu cùng với điện tử học và toán học là ba bộ phận nền tảng của trí tuệ nhân
tạo; nếu thiếu đi bất kỳ một yếu tố nào trong đó, thì lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
không thể ra đời và phát triển được. Các hệ thống lôgíc ký hiệu ngày càng có


3
nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ, nhất là trong việc
lập trình các chương trình của những máy móc “thông minh”, cũng như trong
lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Lôgíc ký hiệu đóng vai trò là nền tảng cho việc xây
dựng các hệ thuật toán trong các chương trình máy tính, chính nhờ các thuật
toán này mà máy tính có khả năng dò tìm, phán đoán và xử lý thông tin cũng
như lựa chọn khả năng tối ưu một cách tương tự như hoạt động tư duy của
con người. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của mỗi bài toán mà người ta sử dụng các
hệ lôgíc ký hiệu khác nhau để xây dựng các chương trình thuật toán. Vì vậy,
lôgíc ký hiệu không ngừng được nghiên cứu và phát triển nhằm giải quyết
những yêu cầu của các bài toán trong hoạt động thực tiễn.
Mặt khác, cùng với quá trình tư duy con người ngày càng đi sâu vào
nhận thức các mối quan hệ bản chất của sự vật hiện tượng, thì tư duy của con

người cũng không ngừng suy tư về chính bản thân mình. Trong quá trình
phản tư về chính bản thân mình, nó tìm ra những quy luật vận động mình và
vận dụng chúng một cách tự giác cới tính cách là những công cụ cho việc
nhận thức. Dựa vào kết cấu lôgíc cũng như giá trị của các tư tưởng trong tư
duy, tự bản thân nó có thể kiểm tra được tính đúng đắn của các tư tưởng trong
tư duy- đó là việc xây dựng nên các tiêu chuẩn lôgíc. Cùng với tiêu chuẩn
thực tiễn – tiêu chuẩn tối cao và cuối cùng kiểm tra chân lý, tiêu chuẩn lôgíc
cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm tra chân lý. Có rất nhiều
lý thuyết được thừa nhận là đúng đắn về mặt khoa học nhờ tiêu chuẩn lôgíc
trước khi người ta tìm ra dược mô hình ứng dụng chúng trong thực tiễn. Tiêu
chuẩn lôgíc đã nói lên tính chất sáng tạo của tư duy con người (nhất là trong
những trường hợp, điều kiện mà thực tiễn chưa xảy ra, hoặc chưa đủ chín
muồi để khẳng định tính đúng đắn của chân lý). Cùng với sự ra đời phát triển
của các hệ thống lôgíc học, lôgíc học phi cổ điển đã góp phần mang lại cho
nhận thức khoa học nói riêng và nhận thức con người nói chung một quyết


4
định luận mới – quyết định luận biện chứng. Quyết định luận mới này đã làm
sáng tỏ hơn vấn đề về con đường nhận thức chân lý trong triết học.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và giao lưu
quốc tế, thì việc nhận thức đúng đắn tình hình thực tiễn đất nước cũng như
việc định hướng con đường, cách thức phát triển kinh tế – xã hội là vấn đề vô
cùng quan trọng. Để hoạt động thực tiễn có thể tiến hành một cách tự giác, có
mục đích có tổ chức thì sự chuẩn bị về mặt lý luận là vô cùng quan trọng và
không thể thiếu được. Trước khi bước vào hoạt động thực tiễn mà tầm quan
trọng và tính phức tạp của nó càng cao thì việc chứng minh trên góc độ lý
luận, lôgíc và kinh nghiệm thực tiễn là không thể thiếu được. Chỉ khi nào
nhận thức được chân lý và vận dụng chúng vào thực tiễn thì sự nghiệp đổi
mới sẽ đi đến thành công, tránh được những sai lầm vấp váp. Trong quá trình

đổi mới, hội nhập và giao lưu quốc tế, thì vấn đề nhận thức được chân lý phản
ánh các quy luật vận động phát triển của đất nước trong thời kỳ mới có tầm
quan trọng đặc biệt nhằm thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế
– xã hội.
Hơn nữa, đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, với việc áp dụng các công nghệ cao, tự động hoá, công nghệ sinh học,
công nghệ thông tin, thì việc nghiên cứu vấn đề của lôgíc ký hiệu càng có ý
nghĩa cấp thiết. Bởi vì, việc phát triển ngành công nghệ tự động hoá, công
nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm ở nước ta hiện nay đang thiếu một
nền tảng quan trọng là lôgíc ký hiệu. Việc các doanh nghiệp phần mềm nước
ta không xây dựng được các phần mềm có độ phức tạp cao, mà chỉ gia công
phần mềm cho các công ty nước ngoài, có căn nguyên sâu xa là các kỹ sư tin học
của chúng ta vẫn còn yếu về khả năng phân tích thuật toán. Điều này lại là do sự
thiếu hụt những tri thức về lôgíc ký hiệu. Lĩnh vực tin học và tự động hoá không
thể phát triển mạnh mẽ nếu không có cơ sở nền tảng là lôgíc ký hiệu.


5
Từ những lý do trên, để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, theo chúng tôi, thì việc nâng cao năng lực nhận thức, đặc biệt là
nhận thức chân lý có ý nghĩa cấp thiết. Trong khi đó, lôgíc học với tư cách là
khoa học về tư duy, từ khi ra đời luôn nghiên cứu về vấn đề tính chân lý của
tư tưởng. Vì vậy việc nghiên cứu về chân lý trong lôgíc ký hiệu có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trên thế giới, lôgíc ký hiệu đã được nhiều nhà toán học, lôgíc học và
triết học nghiên cứu, phát triển thành nhiều nhánh khác nhau. Các trường phái
logic học luôn có sự kế thừa các thành tựu logic học đã có, xây dựng những
hệ thống logic học mới để giải quyết những vấn đề mà nhận thức của các
khoa học và kỹ thuật đang đặt ra. Các vấn đề về giá trị lôgíc của các mệnh đề

trong lôgíc ký hiệu đã được các nhà lôgíc học, toán học và công nghệ tự động
hoá nghiên cứu hết sức sâu sắc nhằm tìm ra những ứng dụng của chúng cho
công nghệ hiện đại. Trong mỗi hệ thống lôgíc học đó, vấn đề giá trị chân lý
của các tư tưởng được xem xét hết sức cụ thể và chính xác về mặt giá trị
lôgíc.
Tuy nhiên, dường như sự xem xét, nghiên cứu một cách khái quát vấn đề
chân lý trong lôgíc học ký hiệu về mặt nhận thức luận chưa được các nhà
nghiên cứu giải quyết thoả đáng. Từ lôgíc cổ điển đến các hệ lôgíc phi cổ điển
đã có những sự khác nhau trong quan niệm về chân lý. Nếu như trong lôgíc
truyền thống và lôgíc học ký hiệu cổ điển, chân lý và sai lầm có sự loại trừ
nhau một cách tuyệt đối và điều này đã được thể hiện rất rõ nó trong quan
niệm về chân lý của những người người theo phương pháp tư duy siêu hình.
Thì trong các hệ lôgíc phi cổ điển đã mang lại một cách nhìn mới về mối quan
hệ giữa chân lý và sai lầm, giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Về
mặt nhận thức luận, có thể coi quá trình từ lôgíc học cổ điển đến lôgíc học phi


6
cổ điển là sự tiếp cận đến quá trình nhận thức chân lý một cách biện chứng.
Các hệ lôgíc đa trị đã cho phép người ta có thể diễn tả con đường biện chứng
của các cấp độ nhận thức chân lý, từ đúng ít đến đúng nhiều, từ kém bản chất
đến bản chất qua bảng giá trị chân lý. các giá trị của những mệnh đề càng dần
tới 1, thì tính đúng đắn của mệnh đề đó càng cao. Hơn nữa, các hệ lôgíc ký
hiệu, nhất là các hệ lôgíc phi cổ điển, đã cho thấy mối quan hệ biện chứng của
các tư tưởng trong quá trình nhận thức chân lý. Giữa chân lý tương đối và
chân lý tuyệt đối, giữa bản chất cấp I và bản chất cấp II có quan hệ biện
chứng với nhau. Tính tương đối của chân lý được thể hiện rất rõ qua nguyên
tắc phủ chứng của K.Popper khi ông nhấn mạnh rằng: “những gì là chân lý
đều sẽ bị phủ chứng bằng một tri thức đúng đắn hơn”. Sự phát triển của lôgíc
học ký hiệu ngày càng cung cấp cho người ta bộ công cụ nhận thức hiệu quả

trên con đường nhận thức chân lý.
Ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chân lý trên
bình diện nhận thức luận như các bài viết được đăng trong cuốn sách “Sức
sống của một tác phẩm triết học”, chủ biên, GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000: “ Thực tiễn với tư cách là là tiêu chuẩn
của chân lý qua tác phẩn chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán” của tác giả Phạm Ngọc Quang; “Về tính tương đối của tiêu chuẩn thực
tiễn qua tác phẩm Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” của tác giả Nguyễn
Khắc Chương; “Vấn đề chân lý qua tác phẩm Chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán” của tác giả Nguyễn Gia Thơ; “Học thuyết của V.I.Lênin về chân lý”
của Đỗ Trọng Hưng; “Cống hiến của V.I.Lênin trong việc xác định vai trò
của thực tiễn với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý” của Lê Hữu Tầng. Bài
viết “Vấn đề tiêu chuẩn chân lý trong lịch sử triết học” tạp chí Triết học số
4/2002 của Nguyễn Tấn Hùng. Ngoài ra, trong các giáo trình triết học, các
vấn đề chân lý, tiêu chuẩn chân lý cũng được nghiên cứu hết sức công phu.


7
Trong những công trình này, các tác giả đã trình bầy những quan niệm về
chân lý, con đường nhận thức chân lý, các tính chất của chân lý và tiêu chuẩn
của chân lý từ góc độ lý luận nhận thức.
Trên bình diện lôgíc học, có thể nói rằng đây là một vấn đề ít được các
nhà nghiên cứu ở nước ta quan tâm tìm hiểu. Chỉ có một số bài báo, giáo trình
ít nhiều đề cập đến vấn đề chân lý trong lôgíc ký hiệu và lôgíc truyền thống.
Có thể liệt kê ra một số bài báo cuốn sách tiêu biểu đã đề cập đến vấn đề chân
lý trong lôgíc như: Cuốn “Logic học” của tác giả Tô Duy Hợp và Nguyễn
Anh Tuấn. Nxb Đồng Nai, 1997, tái bản. Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2001. Cuốn
"Lôgíc học và phương pháp nghiên cứu khoa học", NXB trẻ, TP Hồ Chí
Minh, 1991, của Lê Tử Thành. Cuốn "Lôgíc hình thức", NXB Đại học sư
phạm Hà Nội I, 1992 của Vương Tất Đạt. Cuốn "Về phương pháp nhận thức

khoa học", NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, của Ngô Đình Xây. D. P.
Gorxki "Lôgíc học" sách giáo khoa dịch từ tiếng nga của, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1994. Cuốn “Lôgíc học phổ thông” NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996 của
Hoàng Chúng Một số công trình khác ít nhiều có liên quan đến vấn đề chân
lý trong lôgíc như: “Lôgíc phi cổ điển – chuẩn mực hiện đại tiên tiến nhất của
tư duy” tạp chí Triết học số 4/1990 của Tô Duy Hợp. Bài “ Thấm nhuần tinh
thần phi cổ điển trong đổi mới tư duy lôgíc ở nước ta hiện nay” tạp chí Triết
học số 1/1992 của Tô Duy Hợp. Bài "Lôgíc hình thức và nhận thức khoa học"
của Phan Đình Diệu đăng trên tạp chí Triết học, 4/1993; "Vài nét về một số
khuynh hướng lôgíc phi cổ điển", đăng trên tạp chí Triết học số 4/1990 của Lê
Văn Lợi; "Về ranh giới giữa kinh nghiệm và lý luận trong nhận thức khoa học
và hoạt động thực tiễn", tạp chí Triết học, 2/1992 của Bùi Đình Luận. "Về
phương pháp luận và phạm vi của nó", tạp chí Triết học, 9/1975 của Lê Hữu
Tầng. "Lôgíc và khoa học" Triết học 3/1977 của Lại Văn Toàn. Các bài viết
của tác giả Vũ Văn Viên: "Giả thuyết khoa học với tư cách là hình thức cơ


8
bản của sự phát triển tri thức khoa học", Triết học, 6/1996. "Đôi điều suy
nghĩ về quá trình xây dựng các giả thuyết khoa học", Triết học, 4/1993. "Một
số vấn đề cơ bản của lôgíc nghiên cứu khoa học", Triết học, 2/1999. "Những
bước đi đầu tiên của Ph. Bêcơn tới việc xây dựng phương pháp qui nạp",
Triết học, 1/1996, và "Về mối quan hệ giữa qui nạp và diễn dịch", của Hà
Thiên Sơn. Bài “Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy
đúng đắn”, tạp chí Triết học, 3/1991 của tác giả Nguyễn Ngọc Hà, Bài “Một
số nét cơ bản của lôgíc tình thái”,“ Một số nét cơ bản lôgíc thời gian”, “
Lôgíc mờ và vai trò của nó trong việc xây dựng trí tuệ nhân tạo”, của Phạm
Văn Dương đã ít nhiều đề cập đến vai trò của lôgíc ký hiệu trong việc nhận
thức chân lý và kiểm tra tính chân lý của tư tưởng trên bình diện lý thuyết.
Trong các công trình đó, vấn đề giá trị chân lý và giá trị nhận thức của

logic ký hiệu đã được xem xét ở các góc độ khác nhau. Các tác giả đều khẳng
định vai trò quan trọng của logic ký hiệu đối với nhận thức chân lý. Tuy vậy,
đây mới chỉ là những đánh gía khái quát về một số giá trị nhận thức của logic
ký hiệu mà chưa có điều kiện đi sâu vào xem xét một cách toàn diện vấn đề
chân lý trong logic ký hiệu, hoặc chưa xem xét một số vấn đề cụ thể của logic
ký hiệu cũng như những ứng dụng của chúng trong các ngành khoa học khác.
Vấn đề chân lý trong lôgíc ký hiệu xét trên bình diện nhận thức luận hầu
như chưa được đầu tư nghiên cứu đúng mức. Hiện tại chưa có luận văn nào
chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi chọn “Vấn đề chân
lý trong lôgíc ký hiệu” làm đề tài nghiên cứu. Công trình này sẽ không trùng
với bất kỳ công trình nào đã có ở nước ta từ trước tới nay.
3. Mục đích
Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề chân lý trong các hệ lôgíc ký hiệu
cổ điển và phi cổ điển và chỉ ra ý nghĩa của chúng đối với nhận thức khoa học.
Để đạt được mục đích đó, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:


9
1- Phân tích khái niệm chân lý và tiêu chuẩn chân lý.
2- Phân tích chân lý trong lôgíc cổ điển và phi cổ điển.
3- Phân tích, làm rõ ý nghĩa nhận thức của vấn đề chân lý trong lôgíc ký
hiệu.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là thế giới quan, phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Luận văn cũng sử dụng một số luận điểm quan
trọng của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phân tích và tổng hợp:
dựa trên việc phân tích văn bản và tổng hợp, đưa ra những nhận xét, khái
quát. Luận văn có sử dụng cả phương pháp thống nhất lôgíc với lịch sử,
phương pháp so sánh.

5. Cái mới của luận văn
1/ Làm rõ quá trình phát triển của lôgíc ký hiệu, sự biến đổi của hệ giá trị
chân lý trong quá trình hình thành phát triển của lôgíc ký hiệu.
2/ Luận văn góp phần làm rõ những hạn chế về tính lưỡng trị của lôgíc
cổ điển và coi đó là một trong những nguyên nhân cho việc tất yếu xuất hiện
lôgíc phi cổ điển.
3/ Luận văn cũng đưa ra một số nhận xét về giá trị nhận thức của lôgíc ký
hiệu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
Luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn vai trò của tri thức lôgíc học nói
chung, lôgíc ký hiệu nói riêng về vấn đề chân lý, tiêu chuẩn lôgíc của chân lý.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy
lôgíc học, lịch sử lôgíc học và về tri thức luận.
7. Kết cấu của luận văn.


10
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn bao gồm hai chương, bốn tiết.

























11
Chương 1
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHÂN LÝ VÀ VẤN ĐỀ CHÂN LÝ
TRONG LÔGÍC CỔ ĐIỂN
1.1. Khái niệm chân lý và các tiêu chuẩn chân lý
Vấn đề chân lý là một trong những vấn đề trung tâm của lý luận nhận
thức khoa học và của triết học. Bởi vì, việc giải quyết vấn đề này liên quan
mật thiết với việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Trong phần này,
chúng tôi sẽ tìm hiểu về khái niệm chân lý, các tiêu chuẩn chân lý.
Chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, giữa triết học, khoa học tự nhiên
và lôgíc học luôn có sự nhất trí với nhau về vấn đề chân lý. Điều này được
quy định bởi mục đích, đối tượng của nhận thức khoa học, đó là nắm bắt các
quy luật khách quan và vận dụng nó vào hoạt động thực tiễn vì những lợi ích
của con người. Hơn hai ngàn năm phát triển của triết học và khoa học tự
nhiên, không những đã chứng tỏ hai lĩnh vực tri thức ấy luôn luôn có mối
quan hệ mật thiết với nhau mà còn chứng minh một cách rõ ràng rằng ở
những bước ngoặt có tính chất cách mạng trong khoa học tự nhiên thì chỉ có

chủ nghĩa duy vật và đặc biệt nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng mới có thể
đóng vai trò thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn đối với sự phát triển
của khoa học tự nhiên trong quá trình nhận thức chân lý. Đối với khoa học tự
nhiên, khi xuất phát từ giới tự nhiên để nghiên cứu và phản ánh những quy
luật vận động và phát triển của nó, không thể không mang tính duy vật. Nói
đúng hơn là khoa học tự nhiên phải dựa vào thế giới quan duy vật và ngày
càng tiến tới phương pháp biện chứng. Điều này được thể hiện rất rất rõ qua
cuộc cách mạng của khoa học tự nhiên, giai đoạn cuối thế kỷ XIX dầu thế kỷ
XX. Những phát minh khoa học thời kỳ đó, nhất là trong lĩnh vực vật lý học,
đã giáng một đòn quyết liệt vào thế giới quan duy tâm và phép tư duy siêu
hình. Trước sự đổ vỡ đột ngột của những quan niệm cũ trong khoa học tự


12
nhiên, các nhà khoa học tự nhiên đã rơi vào khủng khoảng về phương diện tư
duy. Phương pháp tư duy siêu hình đã làm cho một số nhà khoa học tự nhiên
chỉ thấy cái tuyệt đối, không thấy tính chất quan hệ biện chứng giữa cái tương
đối và cái tuyệt đối, giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Trong tình
hình ấy, Lênin đã khái quát những thành tựu của cuộc cách mạng trong khoa
học tự nhiên, chỉ ra thực chất của cuộc khủng hoảng đó, cũng như con đường
khắc phục cuộc khủng hoảng đó. Những nguyên lý của Lênin về sự cần thiết
của phép biện chứng đối với khoa học nói chung và vật lý nói riêng, về mối
quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối trong khoa học tự nhiên
đã nói lên sự thống nhất giữa quan niệm triết học và các khoa học tự nhiên về
vấn đề chân lý.
Mọi người đều thừa nhận rằng lôgíc học, nhất là lôgíc học ký hiệu có
vai trò to lớn đối với nhận thức khoa học cũng như trong công nghệ thông tin,
tự động hoá và điều khiển học. Nhiều nhà thực chứng lôgíc – với tính cách là
những người nghiên cứu lôgíc học chứ không phải chủ nghĩa thực chứng
lôgíc đã có công phát triển lôgíc ký hiệu. Họ đã đề xuất nhiều vấn đề thực tế,

và đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của lôgíc học, nhằm
trang bị cho khoa học tự nhiên bộ công cụ hữu hiệu trên con đường nhận thức
chân lý. B. Ratxen đã từng tuyên bố lôgíc học là bản chất của triết học. Hay,
R.Carnap thì cho rằng, “người ta gọi là triết học bằng lôgíc học của khoa học
vì lôgíc học cung cấp phương pháp chân chính cho sự nghiên cứu. Phương
pháp đó là lôgíc hình thức hiện đại, nó không còn là bộ môn khác nữa mà
chúng ta có thể công khai tuyên bố: lôgíc học là phương pháp của triết lý”[2,
tr.60].
Tuy nhiên, trong quá trình nhận thức chân lý, mỗi lĩnh vực lại có chức
năng riêng. Khoa học tự nhiên bằng các phương tiện của mình nghiên cứu các
hình thức vận động khác nhau của vật chất để tìm ra chân lý. Những chân lý


13
mà khoa học tự nhiên phát hiện ra sẽ góp phần làm phong phú hơn, sáng tỏ
hơn những nguyên lý triết học cũng như sự phát triển của triết học. Lênin đã
nói rằng, vật lý học hiện đại đang nằm trên giường đẻ. Nó đẻ ra chủ nghĩa
duy vật biện chứng. Triết học từ quan điểm nhận thức luận của mình đưa ra
các nguyên lý, những gợi mở cho khoa học về con đường nhận thức chân lý.
Chính do mối quan hệ mật thiết đó và do tính chất khái quát của triết học cho
nên chủ nghĩa duy vật biện chứng có khă năng đi trước và đưa ra những tiên
đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Như vậy, nó góp phần giúp khoa học
tự nhiên khỏi sự mò mẫm không cần thiết trong quá trình nhận thức chân lý.
Vậy chân lý là gì, các tiêu chuẩn để kiểm tra tính chân lý của tri thức
như thế nào?
1.1.1 Chân lý là gì
Từ thời cổ đại cho đến nay, các nhà triết học đã đưa ra các quan niệm
khác nhau về chân lý, về con đường nhận thức chân lý và về tiêu chuẩn của
chân lý. Trong lịch sử triết học, vấn đề chân lý được nhìn nhận theo những
trường phái triết học khác nhau. Từ thời kỳ cổ đại, Arixtốt đã quan niệm chân

lý là sự phù hợp giữa tri thức của con người phản ánh về sự vật với sự vật.
Quan niệm này tiếp tục được các nhà triết học như Ph.Bêcơn, R. Đềcác,
Spinôda, Đidrô đưa vào trong triết học của họ.
Trong triết học duy tâm khách quan, chân lý được quan niệm như là
tính vĩnh cửu, bất biến của các ý niệm, là tính vĩnh cửu, tính không biến đổi,
ngoài thời gian và vô điều kiện của các khách thể lý tưởng, là cái quy định
tính chất của các sự vật hiện tượng (Platôn, Ôguxtanh). Chân lý như là sự
phối hợp tương ứng giữa tư duy với những hình thức tiên nghiệm của nó
(Cantơ). Sau Cantơ, các nhà triết học duy tâm cổ điển Đức đã xem xét chân lý
là một quá trình biện chứng, mà điển hình là hệ thống của Hêghen. Hêghen đã


14
quan niệm chân lý là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, là kết quả của quá
trình phát triển biện chứng của ý niệm tuyệt đối.
Những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan như Hium và Ratxen thì
cho rằng chân lý là sự tương ứng của tư duy với cảm giác của chủ thể. Các
nhà thực chứng mới quan niệm chân lý là sự tương ứng của các mệnh đề khoa
học với kinh nghiệm cảm tính. H.Poanhcarê coi chân lý chỉ có tính ước lệ, là
những ký hiệu quy ước. Theo những người chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,
thì chân lý là sự tương ứng lẫn nhau giữa những cảm giác.
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về vấn đề chân lý, nhưng các
quan điểm duy tâm đều mang đặc điểm chung là không thừa nhận tính khách
quan của nội dung chân lý là sự phản ánh những thuộc tính bản chất của hiện
thực khách quan, là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn và nhận thức
của con người. Họ phủ nhận khả năng nhận thức của con người đạt đến chân
lý khách quan.
Triết học Mác quan niệm, chân lý là những tri thức phản ánh những
thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng, là sản phẩm của quá trình nhận
thức thế giới của con người. Chân lý cũng được hình thành và phát triển từng

bước phụ thuộc vào sự phát triển của sự vật, hiện tượng khách quan, vào hoạt
động thực tiễn, vào điều kiện lịch sử cụ thể của nhận thức của con người.
V.I.Lênin đã nhận xét hết sức chính xác rằng: “ Sự phù hợp giữa tư tưởng và
khách thể là một quá trình. Tư tưởng (= con người) không nên hình dung chân
lý dưới dạng một sự đứng im chết cứng, một bức tranh, hình ảnh đơn giản,
nhợt nhạt (lờ mờ), không có khuynh hướng, không vận động”[26, tr.207].
Từ sự phân tích trên, chúng tôi đưa ra quan niệm khái quát về chân lý
như sau: chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và được
thực tiễn kiểm nghiệm.


15
Chân lý là những tri thức mà con người đúc rút ra từ trong hoạt động
thực tiễn, hoạt động nhận thức và được thực tiễn kiểm nghiệm. Vì vậy mọi
chân lý đều có tính khách quan. Mặt khác, do tính chất tương đối của hoạt
động thực tiễn mà mọi chân lý đều có tính cụ thể, tính tương đối và tính tuyệt
đối.Tính khách quan của chân lý hay chân lý khách quan, tức là tuy chân lý là
tri thức, là kết quả của nhận thức con người nhưng nội dung của tri thức đó
không phụ thuộc vào con người. Chủ nghĩa duy vật thừa nhận chân lý khách
quan bởi vì nó thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và sự phản ánh
thế giới đó vào trong bộ óc của con người. Chân lý chỉ có ở con người nhưng
nội dung mà chân lý phản ánh thuộc về thế giơí khách quan và không lệ thuộc
vào con người mà phụ thuộc vào sự vật khách quan được chân lý đó phản
ánh.
Chân lý luôn là cụ thể, không có chân lý trừu tượng. Bởi vì, chân lý là
kết quả của quá trình nhận thức hiện thực nên bao giờ nhận thức đó cũng gắn
với một lĩnh vực cụ thể của hiện thực, trong những điều kiện thời gian, không
gian nhất định. Đúng như V.I.Lênin đã từng khẳng định rằng: “không có chân
lý trừu tượng”, “ rằng chân lý luôn là cụ thể”[27, tr.364]. Hơn nữa, đối tượng
mà chân lý phản ánh bao giời cũng tồn tại cụ thể, trong những điều kiện hoàn

cảnh nhất định. Vì vậy, mọi chân lý đều có mối quan hệ mật thiết với hoàn
cảnh lịch sử cụ thể. Nếu thoát ly khỏi những hoàn cảnh đó thì những tri thức
vốn là chân lý sẽ không còn là chân lý nữa.
Do chân lý là những tri thức mà con người rút ra trong quá trình hoạt
động thực tiễn và hoạt động nhận thức nên những tri thức của con người vừa
mang tính tương đối vừa mang tính tuyệt đối. Nói cách khác là chân lý vừa
mang tính tương đối vừa mang tính tuyệt đối. Tính tương đối và tuyệt đối của
chân lý có cơ sở sâu xa là do tính tương đối của thực tiễn. Hơn nữa, tính
tương đối của chân lý còn do những hạn chế nhất định về mặt nhận thức của
con người. Nhận thức của con người vừa vô hạn vừa hữu hạn; vừa tối cao,


16
vừa không tối cao. Trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhận thức con
người ngay một lúc không thể nào bao quát hết được một cách hoàn toàn bản
chất của sự vật, hiện tượng, mà chỉ có thể phản ánh từng thuộc tính, tính chất
của sự vật, hiện tượng. Trong hoàn cảnh đó, những tri thức của con người
cũng chỉ bao quát được ở mức độ gần đúng các quy luật của tự nhiên. Đúng
như Lênin đã từng khẳng định rằng: “Nhận thức của con người tiến sâu một
cách vô hạn từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một đến bản chất cấp
hai…”. Trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhận thức của con người có thể
khám phá ra được những chân lý tương đối. Nếu xét trong hoàn cảnh đó thì
những tri thức đó chính là chân lý tuyệt đối; nhưng nếu xét trong cả quá trình
nhận thức, thì đó là những chân lý tương đối. Chân lý tuyệt đối chính là tổng
số những chân lý tương đối. Mối quan hệ biện chứng giữa chân lý tương đối
và chân lý tuyệt đã được Lênin chỉ rõ: “Như vậy, theo bản chất của nó, tư duy
con người có thể cung cấp và đang cung cấp cho chúng ta chân lý tuyệt đối
mà chân lý này chỉ là tổng số những chân lý tương đối. Mỗi giai đoạn của
phát triển của khoa học lại đem thêm những hạt mới vào cái tổng số ấy của
chân lý tuyệt đối, nhưng những giới hạn chân lý của mọi định lý khoa học đều

là tương đối, khi thì mở rộng ra, khi thì thu hẹp lại tuỳ theo sự tăng tiến của tri
thức”[26, tr.158]. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đều cho rằng giữa
chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối không có ranh giới nào không – thể
vượt qua được. Mỗi chân lý vừa là chân lý tương đối, vừa là tuyệt đối: tuyệt
đối trong những phạm vi những mối quan hệ xác định, trong những không
thời gian xác định, và tương đối khi vượt ra bên ngoài những mối quan hệ và
không thời gian xác định ấy. Tính vừa tuyệt đối, vừa tương đối của chân lý
gắn bó hết sức chặt chẽ với tính vừa tương đối, vừa tuyệt đối của tiêu chuẩn
thực tiễn. Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn
khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn ở mối giai đoạn lịch sử có thể
xác nhận chân lý. Nhưng tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn
không đứng nguyên mà có sự biến đổi, phát triển; thực tiễn là một quá trình
thực hiện bởi con người, nên không tránh khỏi các yếu tố chủ quan. Tiêu
chuẩn thực tễn không cho phép biến những tri thức của con người thành


17
những chân lý tuyệt đích cuối cùng. Có thể nói rằng chính vì tiêu chuẩn của
thực tiễn vừa tuyệt đối, vừa tương đối, nên chân lý do nó xác nhận cũng vừa
tuyệt đối vừa tương đối. Hơn nữa, tư duy, nhận thức của con người vừa có
tính tối cao, vừa có tính không tối cao, nên những tri thức mà tư duy của con
nguời phản ánh về hiện thực vừa mang tính tương đối, vừa mang tính tuyệt
đối.
1.1.2 Các tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Nhận thức khoa học luôn dựa trên cơ sở thực tiễn và trở lại phục vụ
thực tiễn. Nhận thức khoa học là nắm bắt được các quy luật khách quan và
vận dụng chúng vào hoạt động thực tiễn của con người. Chính vì vậy, vấn đề
kiểm nghiệm, chứng minh tính chân lý của các tri thức khoa học luôn là vấn
đề quan tâm của triết học và của khoa học nói chung. Để kiểm nghiệm, chứng
minh tính chân lý của tri thức khoa học, người ta phải dựa vào các tiêu chuẩn

thực tiễn và tiêu chuẩn lôgíc.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã xem thực tiễn là cơ sở cho
nhận thức luận duy vật và cũng là tiêu chuẩn chân lý. C.Mác đã viết: “ Vấn đề
tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới một chân lý khách quan hay
không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn.
Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng
minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình. Sự tranh
cãi về tính hiện thực hay tính không hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn, là
một vấn đề kinh viện thuần tuý”[30, tr.9-10]. Lênin, trong tác phẩm Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán cũng nhấn mạnh thực tiễn
với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý: “Quan điểm về đời sống thực tiễn phải
là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”. Không chỉ dừng lại ở
quan niệm coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý như quan niệm của C.Mác
và Ph. Ăngghen, V.I.Lênin đã đi xa hơn C.Mác và Ph. Ăngghen, khi ông bổ
sung thêm một luận điểm đặc biệt quan trọng: luận điểm về tính tương đối của


18
tiêu chuẩn thực tiễn với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý. Ông viết : “Dĩ
nhiên không nên quên rằng tiêu chuẩn thực tiễn, xét về thực chất không bao
giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ một cách hoàn toàn một biểu tượng nào đó
của con người, dù biểu tượng ấy là thế nào chăng nữa. Tiêu chuẩn đó cũng
khá “không xác định” để không cho phép các hiểu biết của con người trở
thành một cái “tuyệt đối”; đồng thời nó cũng khá xác định để có thể tiến hành
đấu tranh quyết liệt chống tất cả các thứ chủ nghĩa duy tâm và bất khả tri”[25,
tr.167-168]. Đây là một bổ sung rất quan trọng vào lý luận mácxít về vai trò
của thực tiễn với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý.
Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích, có tính lịch sử – xã hội
của con người nhằm cải biến thế giới. Nhưng thế giới ấy luôn luôn ở trong
quá trình vận động, biến đổi, vì vậy hoạt động của con người nhằm cải biến

thế giới ấy cũng phải biến đổi theo. Hơn nữa, nhận thức của con người về thế
giới cũng không phải đứng im mà ngày càng trở nên đầy đủ hơn, sâu sắc hơn,
vì vậy, hoạt động của chủ thể nhằm cải biến khách thể cũng không lặp lại như
cũ nữa mà đã có sự thay đổi. Nghĩa là thực tiễn thay đổi do sự vận động phát
triển của thế giới, sự phát triển của nhận thức con người và về con đường cải
biến thế giới ngày càng trở nên đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.
Do có sự vận động, biến đổi ấy của thực tiễn mà xảy ra tình trạng là có
những tri thức hôm qua được thực tiễn xác định là đúng thì hôm nay “bớt”
đúng đi hoặc thậm chí là không còn đúng nữa. Điều đó xảy ra không phải là
do tiêu chuẩn thực tiễn không chắc chắn, không đủ tin cậy mà đơn giản vì
thực tiễn của ngày hôm nay không còn nguyên là thực tiễn của ngày hôm qua.
Tính tương đối của thực tiễn đã góp phần bác bỏ quan niệm cho rằng những
gì đã được thực tiễn kiểm nghiệm thì đều là chân lý và đều đúng đắn ở mọi
nơi, mọi lúc. Có thể khẳng định rằng, chính tiêu chuẩn thực tiễn vừa có tính


19
tuyệt đối, vừa có tính tương đối nên chân lý do nó xác nhận cũng vừa tuyệt
đối, vừa tương đối.
Do thực tiễn có sự vận động, biến đổi không ngừng mà mỗi giai đoạn
phát triển nhất định của thực tiễn nhiều lúc cũng không thể giúp người ta phân
định hai tư tưởng mâu thuẫn nhau cái nào là chân lý; cái nào là sai lầm. Vì
vậy, cần thiết phải xem xét thực tiễn với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý
bằng một cách nhìn tổng thể và toàn diện, trong tính phức tạp và biến động
của nó để tránh xảy ra tình trạng lấy một số yếu tố, phương diện của thực tiễn
để xác nhận điều này rồi lại lấy những yếu tố, phương diện khác của thực tiễn
để xác định điều khác sẽ dẫn đến những kết luận phiến diện, thậm chí còn trái
ngược nhau.
Mặc dù thực tiễn được coi là tiêu chuẩn của chân lý; song tiêu chuẩn
thực tiễn cũng hết sức tương đối, như V. I. Lênin đã từng khẳng định rằng,

dựa vào thực tiễn, chúng ta khó có thể bác bỏ hoàn toàn một điều gì đó, thậm
chí là những biểu tượng. Song vấn đề đặt ra ở đây là: Có phải thực tiễn là tiêu
chuẩn duy nhất để kiểm tra chân lý hay không? Nhấn mạnh vai trò quan trọng
của thực tiễn trong việc kiểm tra chân lý, nhiều tác giả cho rằng thực tiễn là
tiêu chuẩn duy nhất để kiểm tra chân lý. Như P.V.Côpnin “Thực tiễn là tiêu
chuẩn duy nhất vì cuối cùng chỉ có nó mới giải quyết vấn đề độ tin cậy của tri
thức. Không có một tiêu chuẩn nào khác ngang bằng với thực tiễn và thay thế
được nó”[3, tr.217].
Chúng tôi rất đồng ý với những tư tưởng trên đây khi coi thực tiễn là
tiêu chuẩn rất quan trọng để kiểm tra chân lý. Nhưng việc nhiều nhà nghiên
cứu quá nhấn mạnh đến vai trò của thực tiễn đến mức coi thực tiễn là tiêu
chuẩn duy nhất để kiểm tra chân lý thì sẽ không phù hợp với nhận thức khoa
học. Ý nghĩa thực tế của quan điểm “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm
nghiệm chân lý ” chính là đòi hỏi chúng ta nhận thức được vấn đề: trước khi


20
bắt tay vào hoạt động thực tiễn, cần phải có các phương án lý tính để chỉ đạo
thực tiễn, đồng thời lại phải có phương án luận chứng kiểm nghiệm thực tiễn.
Thực tiễn không đơn thuần chỉ là thực nghiệm, kiểm nghiệm trực tiếp mà còn
là sự chứng minh bằng con đường lôgíc tính đúng đắn của tư tưởng này thông
qua giá trị chân lý của những tư tưởng khác đã được kiểm nghiệm. Chúng ta
có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng, xét về thực chất thì phương pháp lập luận
và chứng minh toán học (trong nội bộ mỗi lý thuyết) là phương pháp của
lôgíc hình thức. Chẳng hạn, việc chứng minh định lý: Tổng các góc trong một
tam giác bằng 180
o
. Người ta không thể thực hiện việc chứng minh này như
trong các khoa học thực nghiệm khác bằng cách đo các góc rồi cộng lại. Hơn
nữa, cho dù chúng ta có đo hàng triệu lần thì định lý trên vẫn không được xem

là đã được chứng minh. Định lý trên chỉ được xem là được chứng minh khi ta
xuất phát từ các tiền đề của hình học Ơclít, các định lý về các góc và đường
thẳng song song, để rút ra kết quả (định lý) trên bằng con đường lôgíc.
Như vậy, để chứng minh một định lý (quy luật) toán học, người ta
không thể dùng các phương pháp kiểm nghiệm bằng kinh nghiệm mà phải
bằng các phương tiện (các suy luận) lôgíc. Cũng từ thực tế trên có thể kết luận
rằng, lôgíc hình thức chính là công cụ để chứng minh, bác bỏ các định lý toán
học. Thực tiễn toán học còn chỉ ra rằng, lôgíc hình thức còn là phương tiện để
xây dựng, triển khai lý thuyết toán học. Với cách tiếp cận tiên đề trong việc
xây dựng các lý thuyết toán học, thông thường người ta xây dựng hệ tiên đề
của một lý thuyết toán học về một lĩnh vực đối tượng nào đó. Từ hệ tiên đề
bằng các phương tiện lôgíc người ta xây dựng phần hệ quả (rút ra các định lý)
của lý thuyết đó.
Lôgíc hình thức, trong đó có phương pháp tiên đề còn là công cụ để
phát hiện các tư tưởng toán học mới. Trong nghiên cứu toán học, có một cách


21
thức để phát hiện các tư tưởng toán học mới là đưa ra các giả thuyết toán học
và chứng minh các giả thuyết ấy. Việc nêu giả thuyết có thể có sự tham gia
của các yếu tố ngoài lôgíc, song việc chứng minh các giả thuyết ấy là nhiệm
vụ của lôgíc học. Đối với các tiền đề, việc đảm bảo các tiêu chuẩn lôgíc như
tính đầy đủ, tính độc lập và phi mâu thuẫn của hệ tiên đề là yêu cầu bắt buộc
đảm bảo cho tính đúng đắn của giả thuyết. Từ giả thuyết được đưa ra, bằng
con đường lôgíc, người ta rút ra các hệ quả lôgíc của nó ở các cấp độ khác
nhau. Sau đó người ta so sánh các hệ quả này với các nguyên lý (định lý) đã
có hoặc với kinh nghiệm - thông qua các khoa học khác. Nếu các hệ quả này
không phù hợp hoặc mâu thuẫn (với lý thuyết đã có hoặc kinh nghiệm) thì giả
thuyết đó là sai.
Lôgíc hình thức còn thể hiện một vai trò đặc biệt nữa, đó là “xây dựng

cơ sở lôgíc” cho sự phát triển của toán học. Vào giữa thế kỷ XIX “lý thuyết
tập hợp” đã trở thành nền tảng của toàn bộ toán học, các lý thuyết toán học
đều hướng tới việc sử dụng lý thuyết tập hợp. Tuy nhiên, lý thuyết tập hợp đã
không thể tránh khỏi các nghịch lý như nghịch lý Russell (M = {A | A ∉A}).
Vì vậy, lý thuyết tập hợp sẽ không đảm nhận được vai trò cơ sở của toán học
nếu không được xây dựng lại nhằm đáp ứng các yêu cầu về mặt lôgíc. Xuất
phát từ yêu cầu này, lôgíc học hình thức được sử dụng làm cơ sở cho việc xây
dựng lý thuyết tập hợp [13, tr.67]. Xét một cách rộng hơn, lôgíc hình tức
chính là công cụ để chứng minh gián tiếp (bằng con đường lôgíc) tính chân lý
của các tư tưởng, khái niệm.
Phương pháp chứng minh bằng con đường lôgíc cũng diễn ra tương tự
trong các khoa học lý thuyết, đặc biệt là cho những lĩnh vực tri thức được toán
học hoá và tiên đề hoá. Từ thực tiễn phát triển của các khoa học, đã từ lâu,


22
bên cạnh các tiêu chuẩn khác, tiêu chuẩn lôgíc trở thành một tiêu chuẩn quan
trọng trong việc đánh giá tính chân lý của các tư tưởng.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của tiêu chuẩn lôgíc đối với nhận thức
khoa học, nhiều nhà lôgíc học đã quá nhấn mạnh đến mức tuyệt đối hoá tiêu
chuẩn lôgíc trong nhận thức khoa học và họ cũng đánh giá thấp vai trò của
tiêu chuẩn thực tiễn. “Câu lạc bộ Vienne tin rằng điều gì hễ thoát ly môn lôgíc
học và phạm vi nhận biết thực nghiệm đều là phù phiếm hay vô nghĩa ”[33,
tr.362]. Edgar Morin hoàn toàn nhất trí với K.Popper ở sự tuyệt đối hoá tiêu
chuẩn lôgíc của chân lý, ông đã khẳng định rằng : “Từ luận điểm của Popper,
rút ra nhận định rằng một mệnh đề được xác minh bằng thực nghiệm chỉ có
thể là đúng tạm thời hoặc cục bộ mà thôi. Chân lý duy lý và lý tính đích thực
do đó phụ thuộc vào một siêu - quan điểm thoả đáng và mang tính phê phán
chứ không phụ thuộc vào một hệ thống vừa được xác minh qua thực nghiệm”
[33, tr.432].

Ph Ăngghen đã từng khẳng định rằng: “Nếu những tiền đề của chúng ta
là đúng và nếu chúng ta vận dụng một cách chính xác những quy luật của tư
duy đối với những tiền đề ấy thì kết quả phải phù hợp với hiện thực” [30,
tr.829-830]. Tư duy con người không chỉ ngày càng tiến sâu vào nhận thức
bản chất của sự vật hiện tượng, mà nó còn không ngừng suy tư về chính bản
thân mình, tạo ra những bộ công cụ để kiểm tra tính đúng đắn của chính bản
thân mình đó là những tiêu chuẩn lôgíc. Chắc chắn rằng chân lý của một
mệnh đề, tư tưởng không phải thuộc quề phán xét độc nhất của lôgíc học, bởi
lẽ chân lý chủa những mệnh đề này còn tuỳ thuộc cả nội dung phản ánh của
nó nữa. “Nhưng một khi nội dung thực nghiệm của mệnh đề đã được kiểm
chứng thì lôgíc học trở thành Toà án Chung thẩm về tri thức luận ban bố cho
nó tiêu chí tối hậu về chân lý…”[33, tr.360].


23
Hơn nữa, hoạt động thực tiễn là hoạt động có tính mục đích của con
người nhằm cải biến thế giới khách quan và hoạt động đó luôn diễn ra trong
những hoàn cảnh lịch sử cụ thể và thường bị chế ước bởi hoàn cảnh đó. Tức
là trong những hoàn cảnh đó, nhận thức của con người thường đi theo con
đường lịch sử và trên con đường lịch sử thì nhận thức sẽ gặp phải những sự
đứt đoạn, không liên tục. Chính ở đó người ta cần phải được bổ sung bằng
phương pháp lôgíc, phương pháp lôgíc sẽ giúp người ta kết nối lại những
mảnh đứt gãy, thậm chí thụt lùi trong quá trình phát triển của lịch sử. Vì vậy,
phương pháp lôgíc cũng như tiêu chuẩn lôgíc sẽ là một tiêu chuẩn vô cùng
quan trọng của con người trong quá trình nhận thức và kiểm tra chân lý.
Vì vậy, trong quá trình chinh phục tự nhiên, bên cạnh tiêu chuẩn thực
tiễn, con người còn phải vận dụng đến những tiêu chuẩn khác, trong đó tiêu
chuẩn lôgíc giữ vị trí quan trọng nhất. Sự ra đời của lôgíc học là một trình độ
mới về chất của nhận thức con người. Khác với nhận thức thông thường, nhận
thức khoa học được hình thành một cách tự giác và mang tính trừu tượng,

khái quát ngày càng cao. Nó phản ánh dưới dạng những mối quan hệ bản
chất, những quy luật của thế giới khách quan. Tri thức khoa học mang tính hệ
thống và có mối quan hệ lôgíc với nhau về mặt nội dung và hình thức. Khoa
học là một hệ thống chỉnh thể những khái niệm, phạm trù, quy luật có mối
quan hệ lôgíc với nhau. Nhận thức khoa học là hướng tới việc tìm tòi, nhận
thức chân lý. Tính chân lý này được chứng minh không chỉ bằng việc áp dụng
tiêu chuẩn thực tiễn, mà nhận thức khoa học còn tạo ra những phương thức
chứng minh, những tiêu chuẩn của riêng mình như tiêu chuẩn lôgíc mà cốt lõi
của nó là yêu cầu phi mâu thuẫn lôgíc của lý thuyết khoa học.
Như vậy, trong nhận thức khoa học, bên cạnh tiêu chuẫn thực tiễn còn
có một số tiêu chuẩn khác, trong đó quan trọng nhất là tiêu chuẩn lôgíc. Theo
tiêu chuẩn này, các quá trình tư duy cần tuân thủ nghiêm ngặt trình tự các quy


24
tắc và quy luật của lôgíc hình thức. Mọi hoạt động tư duy vi phạm các quy tắc
đó đều dẫn đến mâu thuẫn logíc và khi đó thì kết quả của quá trình tư duy sẽ
sai lầm.
Tiêu chuẩn lôgíc đặc biệt quan trọng trong việc trong kiểm nghiệm tính
chân thực của các tư tưởng, kết luận khoa học trong những trường hợp không
thể hoặc chưa thể dựa trực tiếp vào thực tiễn để kiểm tra, nhất là việc đưa ra
các giả thuyết, dự báo khoa học. Chỉ những giả thuyết nào đáp ứng được tiêu
chuẩn lôgíc thì mới được đưa vào kiểm định trong thực tiễn. Ví dụ, bằng con
đường lôgíc, người ta đã chứng minh được tính đúng đắn của hình học
Lobasepxky cũng như hình học Fireman, sau đó nhiều năm người ta mới tìm
ra mô hình thực tiễn của nó. Trong lĩnh vực vật lý học, vào những năm 1920,
Paul Dirac khi xây dựng và giải phương trình cho điện tử (electron) đã tìm ra
hai nghiệm. Một nghiệm số âm tương ứng điện tích của điện tử; còn một
nghiệm ứng với một hạt khác lúc đó chưa ai biết. Theo tính toán của ông thì
hạt mới này giống hệt electron về khối lượng, nhưng mang điện tích khác dấu

nên được ông gọi là phản electron. Phải đến năm 1932 khoa học mới phát
hiện ra được hạt này. Phát hiện đó của vật lý học đã khẳng định giả thuyết về
phản electron và Ông đã được nhận giải thưởng Nôben về vật lý vào năm
1933. Rõ ràng, nhờ việc chứng minh bằng con đường lôgíc mà ông đã xây
dựng nên phương trình Paul Dirac, từ đó giúp ông khẳng định sự tồn tại của
phản điện tử. Từ việc dự đoán sự tồn tại của phản điện tử, ông đã dự đoán về
sự tồn tại của phản nguyên tử, mà cho đến những năm 1996, bằng thực
nghiệm, người ta mới chứng minh sự tồn tại của phản hạt và phản nguyên tử,
nhờ những máy gia tốc lớn. Cũng tương tự như giả thuyết của Paul Dirac về
phản diện tử, phản nguyên tử, thuyết tương đối rộng của Anhxtanh cũng phải
nhiều năm sau khi ông công bố thì người ta mới có thể kiểm chứng tính đúng
đắn bằng thực nghiệm khi quan sát đường đi của chùm tia sáng bị lệch đi
trong hiện tượng nhật thực.


25
Trong lĩnh vực dự báo, có những dự báo khoa học có thể sớm được
kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn; nhưng cũng có những dự báo phải sau
nhiều năm, thậm chí hàng trăm năm mới có điều kiện kiểm nghiệm như thế.
Trong trường hợp đó, ngoài tiêu chuẩn lôgíc, người ta không thể lấy gì để kiểm
tra tính chân lý của các dự báo để sử dụng chúng vào trong hoạt động thực tiễn.
Khẳng định vai trò hết sức quan trọng của lôgíc cổ điển đối với nhận thức khoa
học, Edgar Morin đã viết: “ở mọi tư duy và diễn ngôn, những tiên đề Arixtốt vẫn
là tối hệ trọng, không phải theo lối chúa tể của môn lôgíc học cổ điển nữa, mà
theo lối công cụ, phân tích nhằm kiểm chứng những phát biểu bộ phận; các tiên
đề ấy cũng tối hệ trọng trong việc từng bước kiểm tra theo kiểu “hồi cố” những
phát biểu của một diễn ngôn hay một lý thuyết” [33, tr.409].
Như vậy có thể khẳng định rằng chính tiêu chuẩn lôgíc đã góp phần
chứng minh cho tính đúng đắn của các lý thuyết, giả thuyết khoa học. Chỉ có
những lý thuyết nào đáp ứng được tiêu chuẩn lôgíc thì mới được người ta tìm

kiếm mô hình thực tiễn cho nó và kiểm định tính đúng đắn của nó trong thực
tiễn. Nhờ đó, nó đóng vai trò quan trọng cho việc định hướng con người trong
hoạt động thực tiễn, giúp người ta tránh phải mò mẫm trong thực tiễn. Tiêu
chuẩn thực tiễn vẫn là tiêu chuẩn tối cao cuối cùng trong việc kiểm định tính
chân lý của các lý thuyết, giả thuyết khoa học. Ý nghĩa thực tế của luận điểm
“thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý ” chính là đòi hỏi
chúng ta nhận thức được vấn đề bằng các lý thuyết, giả thuyết trước khi áp
dụng chúng vào hoạt động thực tiễn.
Quan niệm về chân lý trong triết học, lôgíc học và các khoa học tự
nhiên có sự thống nhất hữu cơ với nhau. Trong thời kỳ cổ đại, triết học là
khoa học duy nhất, nó luận giải mọi vấn đề của hiện thực khách quan. Khi đó,
triết học là một hệ thống tri thức chung để giải thích thế giới. Nhận thức triết
học thời kỳ đó mang hình thức tổng hợp trình độ thấp, tư duy khoa học không
có phương tiện nào khác ngoài phương pháp quan sát tổng hợp trực quan và

×