Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng Công giáo tỉnh Nam Định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
_____________________


TRẦN THỊ NGỌC TÂM



















THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
Ở VÙNG CÔNG GIÁO TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC





HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
_________________________


TRẦN THỊ NGỌC TÂM



THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
Ở VÙNG CÔNG GIÁO TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC


Chuyên ngành: CNXH KH
Mã số : 60 22 80


Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH QUANG CẢNH




HÀ NỘI - 2012
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ
TÔN GIÁO VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO 7
1.1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo 7
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo và thực hiện
chính sách tôn giáo 7
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và thực hiện chính sách tôn
giáo 29
1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và thực hiện chính sách
tôn giáo 44
1.2.1. Đối với tôn giáo 44
1.2.2. Đối với thực hiện chính sách tôn giáo 47
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở
VÙNG CÔNG GIÁO TỈNH NAM ĐỊNH 49
2.1. Khái quát chung về Công giáo tỉnh Nam Định 49
2.1.1. Một số nét về đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh
Nam Định 49
2.1.2. Đặc điểm đạo Công giáo tỉnh Nam Định 52
2.2. Những kết quả và hạn chế của thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng
Công giáo tỉnh Nam Định 60
2.2.1. Những kết quả của thực hiện chính sách tôn giáo vùng Công
giáo tỉnh Nam Định 60
2.2.2. Hạn chế của thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng Công giáo

tỉnh Nam Định 89
Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
TẠI VÙNG CÔNG GIÁO NAM ĐỊNH HIỆN NAY 99
3.1. Một số giải pháp chủ yếu 99
3.2. Một số khuyến nghị 106
3.2.1. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định 106
3.2.2. Đối với ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội
và các ban ngành chức năng có liên quan 108
3.2.3. Đối với Ban Tuyên giáo Trung ương 110
3.2.4. Đối với Chính phủ 110
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115




BNG QUY C CH VIT TT

CNXH
ĐKCG
Chủ nghĩa xã hội
Đoàn kết Công giáo
HĐND
Hội đồng nhân dân
KCN
Khu công nghiệp
Nxb
Nhà xuất bản
MTTQ

Mặt trận Tổ quốc
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBMTTQ
ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBĐKCG
ủy ban Đoàn kết Công giáo
UBND
ủy ban nhân dân
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc
đến đời sống chính trị - xã hội, tâm lý đạo đức, lối sống, phong tục tập quán
của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Hiện nay tôn giáo ngày càng can
thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau; tôn giáo
và vấn đề dân tộc là một trong những nhân tố nhạy cảm, kẻ thù và những thế
lực thù địch luôn lợi dụng nhằm lôi kéo kích động một số phần tử xấu gây
mất ổn định chính trị ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, không
một quốc gia nào không đặt ra vấn đề phải nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách tôn giáo.
Vào những năm gần đây, tình hình tôn giáo trên thế giới có nhiều diễn
biến phức tạp. Do đặc điểm về địa lý, dân cư, lịch sử, văn hóa, Việt Nam là
một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cùng tồn tại
và phát triển. Tôn giáo đã và đang trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ

phận nhân dân, các hoạt động của tôn giáo được khôi phục và phát triển mạnh
mẽ, số người theo tôn giáo ngày một gia tăng. Hiện nay, ngoài xu hướng đồng
hành cùng dân tộc, thuần túy tôn giáo, tuân thủ hiến pháp và pháp luật cũng
xuất hiện các hoạt động tôn giáo không bình thường, vi phạm một số quy định
của Nhà nước về hoạt động tôn giáo. Các thế lực thù địch đang triệt để lợi
dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”chống lại Việt Nam.
Đối với đạo Công giáo thì âm mưu và hoạt động của các thế lực thù
địch cũng không nằm ngoài quy luật trên. Trong những năm gần đây, tình
hình đạo Công giáo ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, các tổ chức Công
giáo gia tăng hoạt động truyền đạo. Một số phần tử xấu được sự hậu thuẫn
của các thế lực phản cách mạng đã tìm cách lôi kéo, kích động quần chúng
chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
2


Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã xác định phải tăng cường
thực hiện chính sách tôn giáo để vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của quần
chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi
ích của nhân dân, dân tộc.
Nam Định là một tỉnh trọng điểm về tôn giáo với trên 20% dân số theo
đạo Công giáo (đứng thứ hai cả nước, chỉ sau tỉnh Đồng Nai) và 50% dân số
chịu ảnh hưởng của giáo lý Đạo Phật. Thực hiện chính sách tôn giáo nói chung
và thực hiện chính sách tôn giáo đối với vùng Công giáo tập trung tỉnh Nam
Định nói riêng được lãnh đạo địa phương nhận thức và chỉ đạo là một nhiệm vụ
quan trọng của cả hệ thống chính trị. Vì thế công tác này đã được các ban
ngành của hệ thống chính trị và đông đảo quần chúng tán thành, hưởng ứng và
đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng. Tuy vậy, công
tác này ở Nam Định cũng không tránh khỏi hạn chế và yếu kém. Từ đó đặt ra
vấn đề trên cả phương diện nhận thức và thực tiễn là phải đảm bảo hơn nữa
thực hiện chính sách tôn giáo, nhất là đối với vùng có đông đồng bào Công

giáo trên địa bàn tỉnh.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên mà tác giả đã chọn vấn đề: “Thực
hiện chính sách tôn giáo ở vùng Công giáo tỉnh Nam Định hiện nay” để
nghiên cứu làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Quản lý nhà nước về tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo là một
trong những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Việc đi vào nghiên cứu tôn giáo,
đề ra những chính sách đối với tôn giáo ngày càng được quan tâm ở nhiều góc
độ khác nhau trong phạm vi cả nước, thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu
khoa học dưới nhiều cấp độ khác nhau. Trong điều kiện có thể tác giả đã sưu
tầm, nghiên cứu được một số công trình nghiên cứu, sách, báo cáo, bài viết
như: Các công trình nghiên cứu: Một số tôn giáo ở Việt Nam của Ban Tôn
giáo Chính phủ (1993); Về Tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam của Viện nghiên
3


cứu tôn giáo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004) gồm các bài nghiên cứu
về tôn giáo của tập thể cán bộ Viện nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện Khoa học
xã hội Việt Nam; Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của
Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2003) nghiên
cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, nghiên
cứu đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay. Một
số vấn đề về công tác vận động quần chúng theo đạo Công giáo ở tỉnh Bắc
Ninh hiện nay, Luận văn Cao cấp lý luận chính trị, Đặng Đình Toàn. Bước
đầu tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng và tôn giáo, Luận văn Cao
cấp lý luận chính trị, Lê Tuấn Hà, 2004. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
tôn giáo, hòa hợp dân tộc và vận dụng tư tưởng đó trong chiến lược Đại đoàn
kết dân tộc ở nước ta hiện nay, Luận văn Cao cấp lý luận chính trị, Phan Thị
Mai Phương, 2003. Công tác vận động đồng bào Công giáo của Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình từ năm 1992 đến 2005, luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Đinh Trần

Chung, 2008.
Về tôn giáo ở tỉnh Nam Định, cũng có một số đề tài nghiên cứu, báo
cáo tổng kết đề cập ở phạm vi hẹp và ở từng khía cạnh của vấn đề : Công tác
quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Nam Định hiện nay -
Thực trạng và giải pháp, luận văn cao cấp Lý luận chính trị của Nguyễn Văn
Va, 2002. Thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH
đất nước ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, luận văn cao cấp lý luận chính trị,
Trịnh Đăng Cấp. Quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng
ở tỉnh Nam Định trong thời kỳ đổi mới nói chung, trong giai đoạn 1997 -
2007 nói riêng, luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng của Lê Quỳnh
Lan, 2009. Công tác vận động đồng bào có đạo của Mặt trận Tổ quốc tỉnh
Nam Định, thực trạng và giải pháp, Lê Văn Khuyến, luận văn cao cấp lý luận
chính trị, 2010.
4


Năm 1990, Ban Tôn giáo chính quyền Tỉnh có Báo cáo khoa học với đề
tài: Tín ngưỡng tôn giáo - Thực trạng, xu thế phát triển và công tác quản lý
nhà nước cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Nam Định, đánh giá thực trạng và phân
tích, dự báo xu thế phát triển của tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn tỉnh, đánh
giá công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, khuyến
nghị nội dung, phương thức, mô hình quản lý nhà nước về hoạt động tín
ngưỡng tôn giáo ở cấp cơ sở trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
tỉnh Nam Định. Năm 2009, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã tiến hành tổng kết “Sự
lãnh đạo của Tỉnh ủy Nam định đối với thực hiện chính sách tôn giáo từ năm
1991 đến 2009”. Tháng 4/2010, Ủy ban MTTQ tỉnh Nam định đã tiến hành
tổng kết 10 năm phong trào “Xây dựng chùa tinh tiến”, “Xây dựng xứ, họ tiến
tiến, gia đình Công giáo gương mẫu”.
Nhìn chung, các công trình nói trên, từ những góc độ tiếp cận khác
nhau đã ít nhiều đề cập đến công tác vận động đồng bào có đạo ở những mức

độ nhất định. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống về thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng Công giáo tỉnh Nam
Định hiện nay Kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên là nguồn tài
liêụ tham khảo có giá trị cho quá trình nghiên cứu đề tài của tác giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với vùng công
giáo tỉnh Nam Định hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả, hiệu lực của thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng giáo,
nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở vùng Công
giáo trên địa bàn tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội và đặc điểm của đạo Công
giáo trên địa bàn tỉnh.
5


Phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo đối với vùng
giáo trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của thành tựu, hạn chế, đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của thực hiện chính
sách tôn giáo tại vùng Công giáo trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ của chủ nghĩa xã hội khoa học, luận văn tập trung nghiên
cứu thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng Công giáo tỉnh Nam Định từ khi
tách tỉnh (năm 1997) cho tới nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách tôn giáo.
Luận văn kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan và từ
thực tiễn thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng Công giáo Nam Định trong
thời gian qua.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lo - gíc,
phân tích - tổng hợp. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học khác như thống kê, khảo sát, tổng kết thực tiễn để so sánh, đối chiếu
làm cơ sở cho những nhận định và kết luận vấn đề.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản của thực hiện chính
sách tôn giáo vùng Công giáo tỉnh Nam Định. Từ đó trình bày, phân tích, luận
6


giải có hệ thống chủ trương, đường lối và quá trình thực hiện chính sách tôn
giáo vùng Công giáo của Đảng, chính quyền địa phương từ năm 1997 đến nay
Luận văn làm rõ thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo tại vùng Công
giáo và đề xuất một số giải pháp trong công tác vận động đồng bào có đạo tỉnh
Nam Định.
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho việc hoạch
định chính sách tôn giáo đối với với vùng giáo của các cấp ủy đảng, chính
quyền và các đoàn thể ở địa phương; hy vọng luận văn sẽ góp phần trong việc
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và bình đẳng, đoàn kết tôn giáo.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy cũng như
nghiên cứu về thực hiện chính sách tôn giáo ở địa phương. Đây cũng là tài
liệu tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao trình độ nhận thức về tín ngưỡng,
tôn giáo cho cán bộ làm công tác thực hiện chính sách tôn giáo và quần chúng

nhân dân.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và chính sách của Đảng Nhà nước ta về tôn giáo và việc thực hiện chính
sách tôn giáo.
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng Công giáo
tỉnh Nam Định.
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách tôn giáo tại vùng Công giáo Nam Định hiện nay.
7


Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG,
NHÀ NƯỚC TA VỀ TÔN GIÁO VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO

1.1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo và thực hiện
chính sách tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, chỉ xuất hiện khi nhu cầu
cuộc sống đòi hỏi, khi con người đạt đến trình độ tư duy trừu tượng nhất định.
Kể từ khi ra đời, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tôn giáo vẫn đang tồn tại
và đang có xu hướng gia tăng. Chỉ đến khi nào con người hết nỗi bất hạnh
trong cuộc đời thì tôn giáo cũng sẽ, tự mất đi. Do vậy, trong thời đại ngày nay
tôn giáo vẫn song song tồn tại cùng sự phát triển của dân tộc .

Thứ nhất, bản chất của tôn giáo
Lịch sử tư tưởng triết học, đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau cho câu
hỏi “ tôn giáo là gì?”, xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau mà có
những quan điểm khác biệt.
Phái duy tâm giải thích tôn giáo từ một bản thể tinh thần, dưới những
tên gọi như: “Thượng đế”, “đấng tuyệt đối”, “tinh thần thế giới”,… (chủ
nghĩa duy tâm khách quan). Họ cố gắng cắt nghĩa tôn giáo từ trong ý thức của
cá nhân, từ linh hồn của nó, từ “cái tôi”, từ những xúc cảm chủ quan. Các nhà
duy tâm chủ quan hiện đại cũng chứng minh sự gần gũi của của chủ nghĩa
duy tâm chủ quan về tôn giáo. Thực tế đó đã khẳng định tính chất đúng đắn
trong luận điểm của Lênin khi người gọi chủ nghĩa duy tâm chủ quan là “con
đường dẫn tới chủ nghĩa thày tu”.
8


Các nhà duy tâm thần học không xem tôn giáo là sản phẩm của con
người và sự vận động xã hội; ngược lại, nó có vai trò sáng tạo ra loài người và
xã hội, quy định hoạt động và kết quả hoạt động của con người, quyết định số
phận của các cá nhân và xu hướng vận động của xã hội. Con người với tư
cách là chủ thể của lịch sử đã trở thành khách thể của sự biến đổi dưới tác
động của thần thánh.
Nếu như chủ nghĩa duy tâm gắn chặt với tôn giáo thì chủ nghĩa duy vật
ngay từ khi ra đời đã là cơ sở lý luận của chủ nghĩa vô thần. Đứng trên lập
trường vô thần, các nhà triết học duy vật trước Mác cho rằng tôn giáo là sự
phản ánh thế giới một cách lộn ngược, xuyên tạc, là những tưởng tượng sai
lầm của con người, là sự không hiểu biết khoa học. Tuy nhiên, chủ nghĩa vô
thần trước Mác phê phán tôn giáo thuần tuý ở góc độ nhận thức luận, nên đã
dẫn đến sự đối lập cực đoan, trừu tượng giữa ý thức sai lầm và chân lý, giữa
tôn giáo và khoa học. Tôn giáo được giải thích như là sự bịa đặt, sự ngu dốt
của con người trước tự nhiên. Và vì vậy, họ cho rằng việc phổ biến tri thức

cho trong nhân dân, tăng cường giáo dục quần chúng là phương tiện chủ yếu
để khắc phục sự mê muội tôn giáo.
Như vậy, do hạn chế của lịch sử và phương pháp tiếp cận, chủ nghĩa
duy vật trước Mác đã không đủ sức đưa lại một lời giải thích khoa học về tôn
giáo. Họ đã tấn công quyết liệt vào tôn giáo và phát hiện ra những tiêu cực
của nó. Nhưng họ đã không thể chỉ ra cơ sở xã hội làm phát sinh tôn giáo, và
vì vậy biện pháp khắc phục tôn giáo theo họ đơn thuần chỉ là tinh thần thuần
tuý. Phoi-ơ-bắc đã từng quan niệm: Lịch sử là sự thay thế lẫn nhau giữa các
tôn giáo. Tôn giáo hiện tại của xã hội Đức là thứ tôn giáo bịa đặt, phi nhân
tính và vì vậy phải thay thế nó bằng một thứ tôn giáo mới- tôn giáo của tình
yêu. Phê phán Phoi ơ Bắc, C. Mác cho rằng:
Phoi-ơ-bắc xuất phát từ sự thực là có sự tha hoá về mặt tôn giáo, có sự
phân chia thế giới thành hai: thế giới tôn giáo tưởng tượng và thế giới hiện
9


thực. Công việc của ông là quy thế giới tôn giáo trở về cơ sở thế gian của nó.
Nhưng ông không nhận thấy rằng sau khi hoàn thành công việc ấy, cái chủ
yếu vẫn còn chưa làm được. Cụ thể là: Cơ sở thế gian tự tách rời bản thân nó,
bay lên mây mù thành một vương quốc độc lập, điều đó chỉ có thể giải thích
bằng sự tự phân liệt và tự mâu thuẫn của cơ sở thế gian ấy.
Chúng ta thấy, chủ nghĩa vô thần trước Mác đã không thể vạch ra bức
tranh chân thực về tôn giáo và vai trò xã hội của nó, nó không đủ sức chỉ ra
rằng: tôn giáo là một tất yếu lịch sử khi con người còn bất lực trước các mối
quan hệ với tự nhiên và xã hội.
Tiếp tục những tư tưởng tiến bộ của các nhà vô thần trước đó, chủ
nghĩa Mác coi tôn giáo là sự phản ánh hiện thực một cách hoang đường, hư
ảo, và không ai khác chính con người tạo ra tôn giáo chứ không phải ngược
lại. Tuy nhiên, Mác và Ăng-ghen đã tiến xa hơn khi các ông lần đầu tiên vạch
rõ quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, do đó đã đưa lại sự giải thích

tôn giáo một cách khoa học.
Nếu như chủ nghĩa vô thần trước Mác chỉ dừng lại ở chỗ xem tôn giáo
là kết quả đơn giản của quá trình nhận thức, biểu hiện sự ngu dốt của trí tuệ;
ngược lại, Mác xem tôn giáo là sự phản ánh những điều kiện xã hội nhất định:
Nhà nước ấy, xã hội ấy đã sản sinh ra tôn giáo và tôn giáo là sự phản ánh
nghèo nàn của hiện thực. Trên lập trường duy vật triệt để, Mác đã vượt lên
trên tầm của thời đại, đưa lại một kiểu mẫu trong việc phân tích tôn giáo và
các hiện tượng xã hội khác.
Đặc thù của tôn giáo với tính cách là một hình thái ý thức xã hội phản
ánh tồn tại xã hội, được vạch ra một cách rõ ràng trong định nghĩa của
Ăngghen cho rằng: Bất cứ tôn giáo nào cũng chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu
óc người ta những sức mạnh bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ,
chỉ là sự phản ánh mà trong đó sức mạnh thế gian đã mang hình thức sức
mạnh siêu thế gian.
10


Chủ nghĩa Mác coi sự phản ánh thế giới trong các tín ngưỡng, tôn giáo
không phải đơn thuần là sự ngu dốt, hoặc không thể hiểu biết các quy luật
phát triển của thế giới, mà là sự phản ánh sai lệch những điều kiện sinh hoạt
xã hội nhất định của con người. Trong ý thức tôn giáo, thế giới đã bị biến
dạng căn bản, những lực lượng thực tế thống trị con người đã biến thành
những lực lượng ngoài trái đất - những lực lượng siêu nhiên. Xem xét tôn
giáo từ góc độ triết học, chủ nghĩa Mác đã làm rõ thế giới hiện thực đã được
phán ánh một cách đặc biệt trong ý thức tôn giáo như thế nào; trong quan
niệm tôn giáo, thế giới tự nhiên đã trở thành thế giới siêu nhiên ra sao. Bởi
vậy, Mác đã khẳng định: tôn giáo là “thế giới quan lộn ngược”, là trái tim của
thế giới không có trái tim”, “là tinh thần của những điều kiện xã hội không có
tinh thần”, “là hạnh phúc ảo ảnh”, “ là vòng hào quang thần thánh” và “tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Như vậy, thế giới hiện thực được phản ánh

trong tôn giáo đã bị biến dạng về căn bản, nó trở thành thế giới xa lạ đối với
con người, trở thành kẻ thống trị con người.
Như vậy, trên lập trường duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác đã vạch rõ
bản chất của tôn giáo là:
Một là, tôn giáo đưa con người vào thế giới hư vô và xoa dịu những
nỗi bất hạnh con người trong cuộc sống.
Hai là, tôn giáo thừa nhận bên cạnh có một thế giới thứ hai cai quản
tinh thần con người.
Ba là, tôn giáo đem lại sự thỏa mãn những nhu cầu con người về
những giá trị đạo đức tuyệt đối, niềm tin, hướng thiện nhờ vào sức mạnh siêu
nhiên thần bí
Thứ hai, nguồn gốc của tôn giáo
Những nhà duy vật trước Mác đã cố gắng tách lớp vỏ “thiêng liêng”,
“thần bí” bao phủ tôn giáo. Phoi - ơ - bắc cho rằng tôn giáo là “sự tự tha hoá”
của con người, là sự “nhân cách hoá giới tự nhiên”, là sự “đánh mất bản chất
11


người” của những con người trừu tượng, phi lịch sử. Nhưng chủ nghĩa vô thần
trước Mác đã không thể trả lời được câu hỏi tại sao con người tạo ra những
biểu tượng tôn giáo. Những nguyên nhân và điều kiện nào đã sinh ra tôn giáo.
Chỉ có đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử mới trả lời câu hỏi đó một cách khoa học.
Thừa nhận mối liên hệ của tôn giáo với xã hội trần thế, chủ nghĩa Mác
đã đi tìm cơ sở làm xuất hiện, duy trì và làm tái sinh tôn giáo trong những
điều kiện xã hội hiện thực. Lần đầu tiên bản chất đích thực của tôn giáo bị bóc
trần và nguồn gốc của nó cũng được phát hiện một cách đúng đắn. Nghiên
cứu tôn giáo trên phương diện nhận thức luận, gắn chặt với phương diện bản
thể luận, chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và
nguồn gốc tâm lý của tôn giáo:

Một là, nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo
Nguyên nhân, điều kiện khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm
này sinh và tái tạo niềm tin tôn giáo. Một số điều kiện trong đó thì gắn liền
với mối quan hệ của con người giới giới tự nhiên, một số khác thì gắn với mối
quan hệ giữa con người với nhau.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy do trình độ của lực lượng sản xuất
và điều kiện sinh hoạt vật chất còn rất thấp kém, con người chỉ thấy yếu đuối
và bất lực trước thiên nhiên. Vì vậy, người nguyên thủy đã gán cho thiên
nhiên những sức mạnh siêu nhiên huyền bí. Nhưng về sau bên cạnh những
sức mạnh tự nhiên lại xuất hiện những sức mạnh xã hội. Khi xã hội xuất hiện
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp hình thành, đối kháng giai cấp nẩy
sinh. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, các mối quan hệ xã hội ngày càng
phức tạp và con người ngày càng chịu tác động của những yếu tố tự phát,
ngẫu nhiên may rủi, bất ngờ với những hậu quả khó lường nằm ngoài ý
muốn và khả năng điều chỉnh của mình. Một lần nữa con người lại bị tác động
và bất lực trước lực lượng nảy sinh trong lòng xã hội.
12


Sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện diện của bất
công xã hội cùng với những thất vọng, bất lực của cuộc đấu tranh giai cấp bị
trị. Đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, sự bất lực của con người trong cuộc
đấu tranh với tự nhiên là một trong những nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Nó
đuợc sinh ra bởi mối quan hệ hạn chế của con người đối với tự nhiên, và mối
quan hệ hạn chế đó bắt nguồn từ trình độ thấp của sản xuất xã hội. Như chúng
ta đã biết, mối quan hệ của con người với giới tự nhiên được thực hiện thông
qua những phương tiện và công cụ lao động mà con người có. Những công cụ
và phương tiện đó càng kém phát triển bao nhiêu thì con người càng đuối bấy
nhiêu trước tự nhiên, và những lực lượng tự nhiên càng thống trị họ mạnh bấy

nhiêu. Ăng-ghen nhần mạnh rằng, tôn giáo trong xã hội nguyên thuỷ xuất
hiện do sự phát triển thấp kém của lực lượng sản xuất. Vì vậy, khả năng cải
biến thực tiễn những lực lượng tự nhiên của họ bị hạn chế. Thế giới bao
quanh con người nguyên thuỷ đã trở thành một cái gì đó thù địch, thần bí và
hùng hậu. Khi không có những phương tiện thực tế để đảm bảo kết quả mong
muốn, người ta tìm đến những phương tiện hư ảo, có tính siêu tự nhiên, nghĩa
là tìm đến tôn giáo để bù đắp cho những bất lực hiện thực của mình. Mặt
khác, trong quá trình lao động, con người phải đối đầu với thiên nhiên, chế
ngự thiên nhiên để tồn tại. Song với trình độ thấp kém của lực lượng sản xuất,
con người cảm thấy mình bé nhỏ, bất lực trước sức mạnh của nhiên nhiên mà
họ không thể lý giải nổi. Họ cảm thấy đằng sau những hiện tượng tự nhiên đó
có một sức mạnh huyền bí chi phối họ. Để chế ngự những sức mạnh huyền bí
đó họ đã sử dụng ma thuật hoặc cầu khấn. Và thế là nảy sinh ý tưởng thần
linh sống trong sự vật, có thể tách khỏi sự vật và tác động đến đời sống của
người.
Như vậy, bản thân giới tự nhiên không sinh ra tôn giáo mà tôn giáo là
kết quả thực tiễn còn rất hạn chế của con người. Để bù đắp vào năng lực chế
13


ngự, cải biến tự nhiên còn thấp kém, con người đã sáng tạo ra tôn giáo. Điều
này đã được thực tiễn lịch sử chứng minh. Cứ mỗi bước tiến của con người
trong quá trình chinh phục tự nhiên, trên một mức độ nào đó, các lực lượng
siêu nhiên lại bị đẩy lùi một bước. Đây là một cơ sở khoa học để đề ra các
giải pháp khắc phục tôn giáo.
Ngoài mối quan hệ với tự nhiên, trong quá trình tồn tại và phát triển,
con người còn có mối quan hệ với nhau trong sản xuất và đời sống. Nghiên
cứu các mối quan hệ đó, chủ nghĩa Mác-Lênin thừa nhận rằng, thông qua các
quan hệ xã hội, con người mới có khả năng tồn tại và phát triển. Thực ra, phải
hiểu một cách chính xác rằng các quan hệ xã hội không nảy sinh ra tôn giáo,

mà chỉ có quan hệ xã hội nào duy trì sự bất công, ách áp bức giữa con người
với nhau, hay là tính tự phát của sự phát triển xã hội không được khắc phục
mới là nguồn gốc làm xuất hiện tôn giáo.
Bên cạnh việc thừa nhận hạn chế mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên như là nguồn gốc sâu sa làm nảy sinh tôn giáo; chủ nghĩa Mác còn
khẳng định tính tự phát của sự phát triển xã hội không được khắc phục mới là
nguồn gốc làm xuất hiện tôn giáo.
Trong các hình thái xã hội mà mối quan hệ xã hội phát triển một cách
tự phát, những quy luật phát triển xã hội biểu hiện như là những lực lượng xã
hội tự phát, trói buộc con người và ảnh hưởng đến số phận của họ thì những
lực lượng xã hội hiện thực trong ý thức con người được thần bí hoá và mang
hình thức của những lực lượng siêu nhiên. Đây là một trong những nguồn gốc
xã hội chủ yếu của tôn giáo. Đặc biệt trong xã hội có đối kháng giai cấp,
nguồn gốc xã hội của tôn giáo được bổ sung bằng ách áp bức giai cấp. Quần
chúng bị áp bức không tìm ra lối thoát khỏi hiện thực kìm kẹp của ách bóc lột
trên trái đất, đã tìm lối thoát đó ở trên trời, tìm đến tôn giáo. Lênin viết:
Tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về tinh thần, luôn luôn
gặp ở bất cứ đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì phải lao
14


động suốt đời cho kẻ khác hưởng, vì phải chịu cảnh bần cùng và cô độc.
“ Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong quá trình đấu tranh chống bọn bóc
lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia,
cũng giống như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên
nhiên đẻ ra thần thánh, ma quỷ…” [41, tr.169].
Như vậy, nguồn gốc xã hội của tôn giáo còn bao gồm cả nỗi tuyệt vọng
của con người trong cuộc đấu tranh giai cấp. Như Mác đã nhận định: Tôn giáo
là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức.
Tuy nhiên, khi ta nói sự bất lực của quần chúng bị bóc lột trong cuộc

đấu tranh để tự giải phóng là một trong những nguồn gốc của tôn giáo là theo
nghĩa tương đối. Bởi lẽ ngay cả bản thân giai cấp thống trị - họ không bị ai
bóc lột - cũng tìm đến tôn giáo và có nhu cầu tôn giáo. Vì trong xã hội có tính
giai cấp, tính chất tự phát của sự phát triển xã hội không chỉ tác động vào
quần chúng bị bóc lột mà vào cả giai cấp bóc lột. Do vậy, phải thừa nhận rằng
sự bất lực phải là của toàn xã hội. Nó bị hạn chế trong khuôn khổ trình độ,
năng lực hạn chế của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Suy
cho cùng, những hạn chế của con người trong các mối quan hệ xã hội là sự
phản ánh hạn chế của chính họ trong mối quan hệ với tự nhiên và vào năng
lực thực tiễn của con người.
Như vậy, nghiên cứu nguồn gốc xã hội của tôn giáo, chủ nghĩa Mác đã
hướng vào hai mối quan hệ cơ bản của con người, quan hệ giữa con người với
tự nhiên và con người với nhau trong quá trình sản xuất và đời sống. Không
dừng lại ở đó, chủ nghĩa Mác-Lênin còn tiến xa hơn một bước và đi đến thừa
nhận rằng bản chất của các mối quan hệ đó không sản sinh ra tôn giáo. Ngược
lại, sự hạn chế của các mối quan hệ đó mới là nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
Mặt khác, chủ nghĩa Mác còn khẳng định: Khi xã hội có giai cấp thì ách áp
bức giai cấp trở thành cội nguồn cơ bản nhất làm phát sinh tôn giáo. Vì vậy,
mọi nỗ lực của chủ nghĩa Mác, trước hết là làm thay đổi các quan hệ xã hội
15


của con người. Như Lênin đã dạy: Con đường khắc phục tôn giáo tốt nhất là
gắn với cuộc đấu tranh giai cấp, với cải tạo xã hội hiện thực.
Ngoài nguồn gốc xã hội, tôn giáo phát sinh còn có nguyên nhân từ phía
bản thân quá trình nhận thức cũng như những đặc điểm của chúng. Đồng thời,
giữ nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của tôn giáo có mối quan hệ
với nhau. Những nguyên nhân, những điều kiện tiền đề làm hình thành niềm
tin tôn giáo xuất hiện trong hoạt động nhận thức của con người chính là
nguồn gốc nhận thức của tôn giáo.

Hai là, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo.
Các nhà duy vật trước Mác thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thức
của tôn giáo. Còn những nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin lại quan tâm
trước hết đến nguồn gốc kinh tế xã hội của tôn giáo. Chính vì vậy mà học
thuyết duy vật của C.Mác đã vượt lên trên các nhà duy vật đương thời. Tuy
nhiên chủ nghĩa Mác-Lênin không phủ nhận nguồn gốc nhận thức của tôn
giáo mà còn làm sáng tỏ một cách có cơ sở của nguồn gốc đó.
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định thì sự nhận thức của con người về tự
nhiên, về xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Chức năng của khoa
học là tìm hiểu, khám phá ra những điều mà nhân loại chưa biết; Vận dụng
những tri thức đã biết để tiếp tục nhận thức và cải tạo tự nhiên xã hội và bản
thân con người ngày một tiến bộ hơn. Song, ở thời kì lịch sử cụ thể thì khoảng
cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại. Điều gì mà khoa học chưa giải
thích được thì điều đó thường chỉ được giải thích một cách hư ảo qua các tôn
giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh nhưng trình độ
dân trí thấp kém vẫn là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển.
Khi chúng ta nói đến khả năng lý giải quá trình hiện tượng tự nhiên và
xã hội. Ở đây có hai phương diện đề cập đến đó là: Trình độ nhận thức sơ
khai, hạn hẹp của con người và những nhận thức sai lầm của họ. Một thực tế
mà ai cũng thừa nhận rằng, tôn giáo xuất hiện là do trình độ nhận thức còn
16


hạn chế của con người về tự nhiên và xã hội, nhận thức chưa đạt đến hiểu biết
thấu đáo về sự vật. Thời tiền sử, khả năng nhận thức của còn người còn rất có
hạn, họ không giải thích được các hiện tượng tự nhiên. Vì vậy, tự nhiên trở
thành lực lượng xã lạ đối với con người, làm xuất hiện tư tưởng, tâm lý sùng
bái tự nhiên. Những tư tưởng đó được nuôi dưỡng, phát triển đến độ nào đó
thì xuất hiện những ý niệm về thần. Như Ăngghen đã nhận xét: tôn giáo sinh
ra từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thuỷ của con người về tự nhiên

bên ngoài, xung quanh họ. Bên cạch các vị thần tự nhiên, tính tự phát của các
quá trình xã hội mà người nguyên thuỷ không thể hiểu nổi đã làm xuất hiện
các ông thần có tính người. Những ông thần đó đại diện cho các thế lực xã hội
hùng mạnh, có thể quy định số phận của các cá nhân. Đến khi xã hội có đối
kháng giai cấp thì bên cạnh những sức mạnh tự nhiên, đã xuất hiện những sức
mạnh xã hội, con người lại cần đến những nhân vật ảo tưởng siêu tự nhiên để
giải thoát. Nghiên cứu nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, chủ nghĩa Mác
khẳng định: tôn giáo sinh ra do những nhận thức sai lầm của con người về tự
nhiên và xã hội. Điều này đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật
và vô thần trước Mác khi cho rằng sự ngu dốt đẻ ra thần linh.
Đi sâu phân tích những cơ sở nhận thức sai lầm của con người, ta thấy
nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm của quá trình
nhận thức. Quá trình đó, như ta đã biết là quá trình phức tạp và đầy mâu
thuẫn, nó là sự thống nhất biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức
chủ quan. Mỗi hình thức mới của sự phản ánh thế giới hiện thực không những
tạo ra khả năng mới để nhận thức thế giới sâu hơn, mà còn tạo ra những khả
năng xa rời thế giới hiện thực, phản ánh sai lầm nó. Mặt khác, do trình độ
nhận thức ở tư duy trừu tượng, con người nhận thức sự vật một cách gián tiếp,
vì vậy người ta tưởng tượng rằng chính tư duy của mình sáng tạo ra thế giới
hiện thực. Phân tích đặc điểm của quá trình nhận thức, Lênin cho rằng thực
chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, cũng như mọi ý thức sai lầm chính là
17


sự cường điệu hoá, tuyệt đối hoá một mặt của quá trình nhận thức, biến nó
thành cái không còn nội dung khách quan, không còn cơ sở hiện thực, nghĩa
là thành cái siêu nhiên, thần thánh.
Đây là quá trình phức tạp đầy mâu thuẫn, nhận thức của con người là
quá trình thống nhất giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan của
nhận thức. Một mặt, hình thức phản ánh càng đa dạng, phong phú bao nhiêu

thì con người càng có khả năng nhận thức đầy đủ, sâu sắc thế giới khách quan
bấy nhiêu. Mặt khác, do đặc điểm của quá trình nhận thức từ cảm giác, tri
giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán đến duy lý, không chỉ tạo ra khả năng
nhận thức đầy đủ thế giới mà còn có những phản ánh sai lầm và xa dời hiện
thực. Tính phức tạp của quá trình nhận thức đã tạo ra khả năng xuất hiện các
quan niệm sai lầm mang tính hư ảo của tôn giáo.
Khi nói về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, những quan niệm về
thần, Lênin viết:
“ Thượng đế siêu hình không phải là cái gì khác mà là sự tập hợp, là
toàn bộ những đặc tính chung nhất diễn ra từ giới tự nhiên, song con người
nhờ vào sức tưởng tượng, tức là chính bằng phương pháp tách rời như thế
khỏi bản chất cảm tính, khỏi vật chất của giới tự nhiên, lại đem giới tự nhiên
biến thành một chủ thể hay là một thực thể độc lập ” [43, tr.71].
Khi nhấn mạnh nguồn gốc của tôn giáo là nằm ngay trong đặc điểm của
quá trình nhận thức, Lênin viết tiếp: “ Sự phân đôi nhận thức của con người
và tính khả năng của chủ nghĩa duy tâm (bằng tôn giáo) đã có trong sự trừu
tượng đầu tiên, tối sơ…” [43, tr.394].
Như vậy, năng lực khái quát, trừu tượng hoá của tư duy con người là
tiền đề nhận thức không kém phần quan trọng cho sự hình thành và tồn tại của
biểu tượng tôn giáo. Những khái quát đó tất nhiên là sai lầm, nhưng nếu thiếu
năng lực khái quát thì những biểu tượng tôn giáo không thể xuất hiện. Bởi
vậy, về mặt nhận thức, tôn giáo chỉ ra đời khi con người đạt đến một trình độ
18


tư duy trừu tượng nhất định, và những nhận thức sai lầm của con người là cơ
sở xuất hiện các biểu tượng tôn giáo. Sự sai lầm trong nhận thức đã bị các giai
cấp thống trị, bóc lột củng cố lại và được phổ biến trong xã hội. Vì lẽ đó,
nguồn gốc nhận thức của tôn giáo không dễ dàng bị xóa bỏ, và tôn giáo cũng
tồn tại trong xã hội như một hiện tượng có nhiều tiêu cực nhưng rất dai dẳng

và lâu dài.
Ba là, nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Niềm tin tôn giáo không chỉ gắn liền với đặc điểm của nhận thức mà
còn gắn với những đặc điểm tâm lý của con người. Khi tìm hiểu con người
với tư cách là chủ thể tạo ra các biểu tượng tôn giáo, là chủ thể tham gia các
quan hệ tự nhiên và xã hội, chủ nghĩa Mác cho rằng đời sống tâm lý của con
người như tâm trạng, tình cảm, xúc cảm đóng một vai trò to lớn trong sự xuất
hiện tôn giáo.
Nếu những nhà vô thần trước Mác gắn nguyên nhân xuất hiện tôn giáo
với sự sợ hãi trước lực lượng tự nhiên, theo họ, “sự sợ hãi đã tạo ra thượng
đế”, thì chủ nghĩa Mác lần đầu tiên vạch ra những nguồn gốc xã hội của sự sợ
hãi đó. Mác nhận xét:
Phoi - ơ - bắc không thấy rằng bản thân tình cảm tôn giáo cũng là sản
phẩm xã hội và cá nhân trừu tượng mà ông phân tích, là thuộc một hình thức
xã hội nhất định.
Khi sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên không giải thích được và
khi bất lực trước cuộc đấu tranh giai cấp, người ta cầu mong đến sự che chở
của thần thánh, một đấng tối cao siêu nhiên do con người nghĩ ra. Lênin cũng
nhấn mạnh rằng: “Sự sợ hãi đã tạo ra thần linh trong xã hội có giai cấp ” [42,
tr.515]. Ở đây sự sợ hãi không chỉ đơn thuần mang tính chất cá nhân mặc dù
phải thông qua các cá nhân, mà sự sợ hãi đã mang tính bi kịch toà xã hội. Nó
biểu hiện sự bất hạnh và bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội. Khi
xã hội có áp bức giai cấp, sự sợ hãi trước các hiện tượng xã hội càng phức
19


tạp, ghê gớm hơn nhiều so với sự sợ hãi trước tự nhiên. Điều này cắt nghĩa tại
sao trong tất cả các nguồn gốc của tôn giáo, chủ nghĩa Mác- Lênin cho nguồn
gốc xã hội là cái chủ yếu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tôn giáo
trong xã hội có giai cấp.

Bàn về nguồn gốc tâm lý của tôn giáo, chủ nghĩa Mác muốn đề cập đến
thái độ sống của con người. Nếu như một người có thái độ sống tích cực, lành
mạnh thì khả năng đến với tôn giáo rất ít. Ngược lại, một thái độ sống tiêu
cực, yếu đuối, trong đó cô đơn, sợ hãi, đau buồn, chán nản, tuyệt vọng sẽ tạo
điều kiện thuận lợi nảy sinh những cảm xúc, niềm tin có tính tôn giáo. Do sự
sợ hãi, tuyệt vọng đã tạo nên sự giảm sút niềm tin về đời sống hiện thực, để
tồn tại con người đi tìm sự che chở và hy vọng ở niềm tin có tính siêu nhiên.
Lênin cho rằng: “Trong tôn giáo, ngoài ảo tưởng tình cảm, mặt thực tế, tìm tòi
cái tốt hơn, tìm tòi sự che chở, giúp đỡ v.v…là cái cực kỳ quan trọng ” [43,
tr.63]. Tuy vậy, không phải cứ có sự sợ hãi, tiêu cực là có tôn giáo. Những
trạng thái tâm lý tiêu cực, sợ hãi chỉ tạo cơ sở thuận lợi để con người đến với
tôn giáo. Còn khả năng đó có được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào
điều kiện sống, vào hiện thực xã hội, vào thế giới quan của mỗi người…
Người ta còn đến với tôn giáo do ý hướng vươn tới cái tuyệt đối, ý tưởng vượt
ra ngoài cái hữu hạn. Chẳng hạn quan niệm về cuộc sống mới của con người
sau khi chết là một ý tưởng trường tồn, phản ánh khát vọng đạt được cái tuyệt
đối. Nhiều lúc do cuộc sống hiện tại quá đau khổ, bế tắc người ta cũng tìm
đến sự giải thoát ở tôn giáo và gửi hy vọng của mình ở kiếp sau.
Nghiên cứu nguồn gốc tâm lý của tôn giáo có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
Nó cắt nghĩa vì sao trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi những nguồn
gốc xã hội chủ yếu của tôn giáo đã bị xoá bỏ căn bản và những nguồn gốc
nhận thức của nó cũng dần được khắc phục mà tôn giáo vẫn còn tồn tại.
Vậy, việc xem xét nguồn gốc, bản chất tôn giáo chỉ thực sự mang tính
khoa học khi dựa trên những nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện
20


chứng và duy vật lịch sử. Tuy nhiên tôn giáo học Mác-xít cũng khẳng định
rằng khi con người được sống trong những điều kiện xã hội khá phát triển,
trình độ nhận thức cao thì không có nghĩa tôn giáo sẽ mất đi một cách dễ dàng

vì xét về bản chất, tâm lý nói chung và tâm lý tôn giáo nói riêng không mất đi
ngay sau khi điều kiện sinh ra nó đã biến đổi.Thậm chí nó còn có thể tái sinh
trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của tr thức khoa học. Ngoài ra, sức sống
của tôn giáo còn do sự đan kết của nó với các lĩnh vực tinh thần khác của đời
sống xã hội và phần nào phụ thuộc vào chính bản thân nó.
Thứ ba, tính chất của tôn giáo
Một là, Tính chất lịch sử: Tôn giáo là một phạm trù lịch sử, tôn giáo ra
đời, phát triển, biến đổi theo sự biến đổi của xã hội loài người. Trong chế độ
quân chủ chuyên chế, nhiều tôn giáo cũng áp dụng những luật lệ hà khắc có
tính chất chuyên chế đối với các tín đồ. Thần quyền liên minh với thế quyền
để nô dịch quần chúng. Khi chế độ phong kiến suy tàn, cùng với sự phát triển
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tự do lưu thông, tự do đi lại, tự do mua bán
sức lao động trở thành yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của xã hội; giai
cấp địa chủ phong kiến trở nên lỗi thời lạc hậu và suy tàn thì đồng thời các
tôn giáo gắn với nó cũng xuất hiện sự khủng hoảng và phân rã. Sự ra đời và
ảnh hưởng của giai cấp tư sản trong xã hội tất yếu cũng ảnh hưởng đến tôn
giáo.Các cuộc cải cách tôn giáo tương ứng với quá trình chuyển biến từ chế
độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản ở phương Tây. Giai cấp tư sản chống
giai cấp phong kiến, đồng thời nó cũng chống lại tôn giáo và giáo hội. Nhưng
khi trở thành giai cấp thống trị, giai cấp tư sản lại liên minh với giáo hội để
củng cố và giữ địa vị thống trị của chúng. Tôn giáo có bước khởi đầu thăng
trầm và biến động, sẽ mất đi khi: “ con người không chỉ mưu sự mà còn làm
cho thành sự nữa thì khi đó cái sức mạnh xa lạ, cuối cùng hiện nay vẫn còn
đang phản ánh vào tôn giáo mới sẽ mất đi và cùng với nó bản thân sự phản
ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi và khi đó sẽ không có gì để phản ánh

×