Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Quan niệm của Xôcrát về đối tượng của triết học.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 85 trang )


1

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU 2
B. NỘI DUNG 9
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỌC XÔCRÁT 9
1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và tiền đề tư
tưởng cho sự ra đời của triết học Xôcrát 9
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa 9
1.1.2. Tiền đề tư tưởng 14
1.2. Khái quát chung về triết học Xôcrát 30
1.2.1. Cuộc đời và con người Xôcrát 30
1.2.2. Những nội dung cơ bản của triết học Xôcrát 35
1.2.2.1. Tư tưởng nhân học 35
1.2.2.2 Học thuyết về phương pháp: phương pháp bà đỡ 39
Chương 2 QUAN NIỆM CỦA XÔCRÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT
HỌC 46
2.1. Cách đặt vấn đề của Xôcrát về đối tượng của triết học 46
2.2. Tư tưởng triết học đạo đức - biểu hiện rõ nhất của quan niệm của
Xôcrát về đối tượng của triết học 54
2.2.1. Đức hạnh - khái niệm xuất phát của đạo đức học Xôcrát 54
2.2.2. Đạo đức học cá nhân 55
2.2.3. Đạo đức học cộng đồng 61
2.3 Tính chất duy lý của đạo đức học Xôcrát 66
C. KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83


2



A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi thời đại qua đi, có những công trình, những đền đài, báu tích bị
hao mòn, hoang phế hoặc vĩnh viễn biến mất. Duy chỉ có những mạch nguồn
tư tưởng dường như luôn mang trong mình một sức mạnh nội tại giúp nó trải
qua bao thăng trầm của lịch sử, thậm chí vượt qua cả lịch sử. Nhắc đến những
mạch nguồn bất tận đó, chúng ta không thể không nhắc tới triết học. Thông
qua triết học, chúng ta được sống và đối thoại với truyền thống văn hoá của
gần ba nghìn năm lao động không biết mệt mỏi của khối óc và trái tim nhân
loại. Cả một vốn quý ấy là trường tôi luyện cho bất cứ ai muốn hoàn thiện
nhân cách và tư duy của mình để vươn tới giá trị vĩnh cửu Chân - Thiện - Mỹ.
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và tiếp biến văn hoá toàn cầu, những
vấn đề về đạo đức đang được đặt ra cấp thiết. Các nhà triết học đang nỗ lực
đánh giá lại những giá trị tinh thần của quá khứ để hoạch định ra một đường
hướng mới cho thời đại mới.
Văn hoá đối thoại đã và đang khẳng định ưu thế của mình so với xu
hướng đối đầu trước đó. Trong chu trình mới ấy, các nền văn hoá nói chung
cũng như triết học phương Đông và phương Tây nói riêng cũng tìm thấy trong
nhau - qua sự soi rọi - những mặt tích cực và hạn chế, những tiếng nói chung
và những điểm dị biệt, độc đáo.
Cùng chung dòng chảy đó, chúng tôi hướng về triết học Hy Lạp cổ đại
- một trong những điểm xuất phát quan trọng của toàn bộ lịch sử triết học vì
nó đã đặt ra và tìm cách giải quyết hầu hết các vấn đề của triết học mà trước
hết là vấn đề đối tượng của triết học để rồi sau này các trường phái triết học
khác nhau sẽ từng bước giải quyết lại theo yêu cầu của thời đại mình.
Nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại cùng với quan niệm về đối tượng của

3
triết học, chúng tôi thực sự mặc tưởng về một con người mà bản thân cuộc

đời ông là một sự thể nghiệm vĩ đại cho triết học của mình - đó là Xôcrát.
Với tư cách như là trung tâm của thời đại cổ điển, ông là người mở đầu, đặt
nền móng cho việc đưa các suy tư triết học trở về với tồn tại người, với
những vấn đề xã hội, đạo đức của nó. Điều đó có liên quan đến thời gian
sống của ông, hơn nữa là đến nội dung sáng tạo của ông. Với một nghĩa
nào đó, Xôcrát là tâm điểm của lịch sử tư tưởng Cổ đại. Ông hội tụ các con
đường phát triển trước đó, mở ra những khởi xướng mới, kéo dài trong suốt
giai đoạn tiếp theo. Điều đó lại càng kỳ lạ vì Xôcrát không xây dựng một
học thuyết có hệ thống, toàn diện nào. Và, thậm chí ông còn không có ý
định như vậy.
Không nên so sánh tư tưởng của ông với triết học Arixtốt là triết học
bao quát mọi cái có thể và xác lập trình tự nhận thức đối với mọi đối tượng.
Cũng như Platôn là người đã biến triết học thành một hiện tượng văn hoá
quan trọng và đem lại mục đích trong hoạt động tinh thần cao cả và sâu sắc
cho triết học, tên tuổi của ông thường được gắn liền với việc đưa ý thức
triết học quay trở lại với con người mà chúng ta đã nhận thấy bước ngoặt
ấy rất đặc trưng cho phái nguỵ biện và có liên hệ mật thiết với tinh thần
chung của thời đại. Do vậy, không nên coi đây là thành tựu của một cá
nhân, kể cả cá nhân vĩ đại như Xôcrát. Song, sao thì cũng vẫn chính Xôcrát
đã trở thành hình mẫu lý tưởng về nhà thông thái và nhà triết học đối với
mọi thời đại sau này, mặc dù ông không bao giờ ghi lại tư tưởng của mình
và chỉ tin tưởng vào lời nói sống động.
Việc chọn đề tài "Quan niệm của Xôcrát về đối tượng của triết học"
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình là nhằm làm sáng tỏ hơn điều này ở
Xôcrát, đồng thời qua đó góp một phần công sức nhỏ bé của chúng tôi để

4
giữ mãi mạch nguồn bất tận của tư tưởng, của những hạt giống nhân văn đã
được ươm mầm từ quá khứ giúp thực tại nở hoa.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Triết học Hy Lạp cổ đại là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử
triết học, nó được coi là cội nguồn của triết học hiện đại. Chính vì thế triết học
và các triết gia thời kỳ này được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu dưới những góc độ đa dạng. Với tâm huyết của mình, chúng
tôi tiếp cận triết học Hy Lạp cổ đại trên phương diện đối tượng của triết học
thông qua một triết gia độc đáo đó là Xôcrát. Về Xôcrát có thể kể đến các
công trình sau:
Nhóm thứ nhất là các công trình nghiên cứu về lịch sử triết học trong
đó có triết học Hy Lạp cổ đại gồm có: Lịch sử triết học phương Tây của Viện
nghiên cứu triết học Liên Xô do Đặng Thai Mai dịch (nhà xuất bản Xây dựng,
1956); Lịch sử triết học do GS. Nguyễn Hữu Vui chủ biên (nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, 1998); Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây,
tác giả Phạm Minh Lăng (nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2005); Đại cương
lịch sử triết học phương Tây, tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn
Anh Tuấn (nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006); Lịch sử
triết học phương Tây, tác giả Nguyễn Tiến Dũng (nhà xuất bản tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh, 2006), Lịch sử triết học đại cương, tác giả Đỗ Minh Hợp (nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010),v.v Trong các công trình nghiên cứu này,
các tác giả đã trình bày dưới dạng khái quát những tư tưởng cơ bản của triết học
Xôcrát, như phương pháp “bà đỡ”, thuật “mỉa mai”, quan niệm của Xôcrát về
“thông thái”, thuyết duy lý về đạo đức của Xôcrát cũng như lập trường chính trị -
xã hội của ông. Đây là một nguồn tư liệu quan trọng để dựa vào đó, chúng tôi
phân tích quan niệm của Xôcrát về đối tượng của triết học.

5
Nhóm thứ hai là các công trình nghiên cứu về lịch sử triết học Hy Lạp
cổ đại có: Triết học Hy Lạp cổ đại của tác giả Thái Ninh (nhà xuất bản Sách
giáo khoa Mác - Lênin, 1987); Triết học Hy lạp cổ đại, tác giả Đinh Ngọc
Thạch (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1999); Lịch sử triết học Tây phương,

tập 1. Thời kì khai nguyên triết lý Hy Lạp, tác giả Lê Tôn Nghiêm (nhà xuất
bản thành phố Hồ Chí Minh, 2000); Lịch sử thế giới cổ đại, tác giả Chiêm Tế
(nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, 2000); Lịch sử triết học, tập 1. Triết
học cổ đại do tác giả Nguyễn Thế Nghĩa và Doãn Chính làm chủ biên (nhà
xuất bản Khoa học xã hội, 2002),v.v Các tác giả của nhóm các công trình này
phân tích triết học Xôcrát theo lược đồ quen thuộc trong việc giới thiệu lịch sử
triết học, theo đó mỗi triết gia (trong đó có Xôcrát) được giới thiệu qua các phần
chủ yếu, như cuộc đời và sự nghiệp, quan điểm bản thể luận, nhận thức luận, đạo
đức học, nhân học, triết học chính trị - xã hội. Tuy nhiên, không một công trình
nào nêu trên đã đề cập tới bước ngoặt được Xôcrát thực hiện trong triết học có
liên hệ trực tiếp với quan niệm của ông về sự đặc thù của tri thức triết học xét
trên các phương diện nội dung và phương pháp, tức là vấn đề xác định đối tượng
riêng của triết học cùng với định hướng tìm tòi của nó.
Hai nhóm công trình trên giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan nhất về vị
trí, vai trò của triết học Hy Lạp cổ đại nói chung và những đóng góp cơ bản của
Xôcrát nói riêng đối với diện mạo và thành tựu của triết học từ quá khứ tới nay.
Nhóm thứ ba là những tài liệu sáng tạo và cuộc đời, nhân cách của
Xôcrát qua người học trò của ông là Platôn, Xênôphôn và các nhà nghiên cứu
có thể kể đến: Socrates tự biện của Plato và Xenophone (nhà xuất bản Tri
thức, 2006); Những ngày cuối đời của Socrates của Plato (nhà xuất bản Văn
hoá thông tin, 2008); Plato chuyên khảo của Benjamin Jowett và M.J. Knight
(nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2008); Đối thoại Socratic 1 của Plato do
Nguyễn Văn Khoa chú giải và dẫn nhập (nhà xuất bản Tri thức, 2011), v.v

6
Đây là những cuốn sách có giá trị trực tiếp nhất đối với quá trình nghiên cứu
của chúng tôi bởi đó là những đối thoại được ghi chép lại, được dịch giả nhiều
kinh nghiệm chú giải và những nghiên cứu trực diện nhất về Xôcrát, về cuộc
đời và tư tưởng sống động của ông qua các đối thoại con tương đối hoàn
chỉnh của Platôn.

Về đạo đức và đạo đức học có thể kể đến các công trình nghiên cứu về
đạo đức và đạo đức học của Trần Hậu Kiêm, và một số học giả người Nga đã
được dịch sang tiếng Việt trong đó bàn về các phạm trù, khái niệm đạo đức cơ
bản cũng như quá trình hình thành và phát triển của đạo đức học gắn với tiến
trình của lịch sử triết học cũng như quan niệm của các triết gia về đạo đức.
Ngoài ra còn không thể không nhắc đến những bài viết được đăng trên
Tạp chí Triết học, Tạp chí Khoa học xã hội, v.v , khoá luận, luận văn về đạo
đức và đạo đức học, về triết học Hy Lạp cổ đại và một số khía cạnh có liên
quan đến triết học Xôcrát. Bên cạnh đó là nguồn tài liệu đa dạng nhưng rời
rạc trên mạng Internet.
Qua quá trình khái quát các công trình phục vụ cho luận văn, chúng tôi
thấy còn một mảng rất lớn các nghiên cứu của các học giả nước ngoài ở các
giai đoạn khác nhau nhưng do hạn chế về ngôn ngữ và thời gian nên chúng tôi
rất lấy làm tiếc chưa tiếp cận được.
Nguồn tư liệu và các trình nghiên cứu càng phong phú, cách tiếp cận
càng đa dạng một mặt đem lại cho chúng tôi kiến thức và những gợi ý nhưng
mặt khác cũng thu hẹp cơ hội cho chúng tôi. Chính vì vậy, để viết về một vấn
đề không phải là quá mới nhưng phải thể hiện được thành quả riêng có, chúng
tôi đã thực sự nỗ lực tiến vào chiều sâu, khái quát trên những mặt và làm chặt
chẽ hơn những nội dung mà các nghiên cứu khác chưa có được.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7
Mục đích: Phân tích các điểu kiện, tiền đề cho sự hình thành và nội
dung cơ bản của quan niệm Xôcrát về đối tượng của triết học
.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Trình bày các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và tiền đề
tư tưởng cho sự ra đời của triết học Xôcrát.
- Phân tích các nội dung cơ bản của triết học Xôcrát.

- Làm rõ các nội dung cơ bản trong quan niệm của Xôcrát về đối tượng
của triết học.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được triển khai trên cơ sở lý luận duy vật lịch sử về mối quan
hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, quan điểm Mác - Lênin về lịch sử triết
học và đối tượng của triết học.
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là các nguyên tắc nghiên cứu lịch
sử triết học của triết học Mác – Lênin, cũng như các nguyên tắc nghiên cứu cụ
thể trong nghiên cứu lịch sử triết học, như nguyên tắc thống nhất giữa lịch sử
và lôgíc, giữa phân tích và tổng hợp, đi từ trừu tượng đến cụ thể, quy nạp và
diễn dịch, văn bản học, đối chiếu, so sánh, v.v.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan niệm của Xôcrát về đối
tượng của triết học.
Phạm vi của luận văn là những tư tưởng của Xôcrát về đối tượng của
triết học được để lại trong di sản triết học đã dịch sang tiếng Việt và những
công trình nghiên cứu về triết học Xôcrát.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần nghiên cứu và hệ thống hoá những biểu hiện cơ bản
của quan niệm của Xôcrát về đối tượng của triết học, qua đó làm nổi bật giá
trị của các tư tưởng đó.

8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm tri thức
về các vấn đề của triết học Xôcrát thời Hy Lạp cổ đại và có thể dùng làm tài
liệu tham khảo phục vụ giảng dạy lịch sử triết học, đạo đức học và cho các
công trình nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết.













9

B. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỌC XÔCRÁT
1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và tiền đề
tư tưởng cho sự ra đời của triết học Xôcrát
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa
* Kinh tế:
Xôcrát và các trường phái của ông cùng với nguyên tử luận của
Đêmôcrít, phái nguỵ biện, học thuyết Platon, hệ thống Aritxtốt đã làm nên
diện mạo của triết học cổ điển Hy Lạp - giai đoạn kéo dài gần một trăm năm -
từ năm 430 đến năm 322 TCN. Ở thời gian này, những cuộc chiến tranh liên
miên đã làm chấn động Hy Lạp trong suốt một thế kỷ - từ năm 431 đến năm
338 TCN. Lúc thì nhà nước - thành bang này, lúc thì nhà nước - thành bang
khác có kỳ vọng bá quyền toàn bộ Hy Lạp. Tất cả những xung đột đó không

những đã trở thành nguồn gốc dẫn đến đau khổ và tang thương của vô số
người, mà còn là nguyên nhân sa mạc hoá các khu vực thịnh vượng, phá huỷ
và cướp bóc các ngôi đền, kể cả các ngôi đền thờ thần linh chung của người
Hy Lạp, làm suy tàn hàng loạt nghề thủ công nghiệp và nghệ thuật. Toàn bộ
nếp sống nhà nước - thành bang ở Hy Lạp đã phải hứng chịu một cú đòn
nghiệt ngã, không chữa lành được. Cơ sở và chỗ dựa của nếp sống ấy là công
dân tự do và bình quyền, sở hữu một khoảnh đất, canh tác nó cùng với gia
đình của mình và có thu nhập đủ để trở thành một chiến binh được trang bị
đầy đủ. Nhưng các cuộc chiến tranh khốc liệt đã sát hại những người công
dân vô tội, làm cho số khác bị phá sản, số thứ ba phải chạy trốn khỏi thành
bang. Đất đai tập trung vào tay một nhóm ít người, lao động của nô lệ ngày
càng đóng vai trò lớn trong sản xuất kinh tế, người làm thuê chiếm số đông
trong quân đội. Chế độ nhà nước - thành bang lâm vào khủng hoảng. Xã hội

10
dựa trên lao động của người tự do dần dần chuyển biến thành xã hội chiếm
hữu nô lệ và thiên về các hình thức tổ chức mang tính quyền uy.
* Xã hội:
Vào giữa thế kỷ IV TCN, vương quốc Maxêđônia ở miền bắc Hy Lạp
đã trở nên hùng mạnh. Vua Philíp II trị vì vào thời này đã tiến hành hàng loạt
cải cách nhà nước, xây dựng một hệ thống tài chính vững chắc, tổ chức quân
đội Maxêđônia theo khuôn mẫu Hy Lạp, đưa vào nó những yếu tố tổ chức
mới. Dần dần vua Maxêđônia đã giám sát được miền bắc Hy Lạp, sau đó
tuyên bố kỳ vọng bá quyền toàn bộ Hy Lạp. Mặc dù quân đội Hy Lạp hợp
nhất đứng lên chống lại kỳ vọng ấy, nhưng vào năm 338 TCN, người
Maxêđônia do vua Philíp và con trai Alếchxăngđrơ cầm đầu đã giành thắng
lợi hoàn toàn trong trận đánh khốc liệt ở thành phố Hêrônia. Hy Lạp bắt buộc
phải phục tùng vua của Maxêđônia.
Vào năm tiếp theo, tức năm 337 TCN, hội nghị tất cả các nhà nước -
thành bang Hy Lạp đã được tổ chức tại Côranhthơ, tại đây các thành bang Hy

Lạp được hợp nhất thành Liên minh Hy Lạp thống nhất do vua Maxêđônia trị
vì. Như vậy, việc xác lập quyền cai trị của Maxêđônia đối với Hy Lạp đã kết
thúc cuộc chiến tranh kéo dài một thế kỷ vì bá quyền toàn Hy Lạp.
Đồng thời từ đây, một thời đại lịch sử lớn đã kết thúc - thời đại hình
thành, phát triển và suy tàn của nhà nước - thành bang Cổ đại. Tất nhiên, các
thành bang Hy Lạp vẫn tiếp tục tồn tại và đời sống bên trong chúng vẫn giữ
lại nhiều quy định của thời đại trước. Song, nếp sống, mục đích và nội dung
nội tại của nó vốn có ở thời đại nhà nước - thành bang cổ điển đã vĩnh viễn đi
vào quá vãng. Chúng đi vào dĩ vãng cùng với các thế hệ công dân, nông dân,
thợ thủ công, phụ nữ, các chính khách mà chế độ nhà nước - thành bang là
trạng thái sinh hoạt tự nhiên của họ và nó còn sống mãi trong tâm trí họ.


11
* Chính trị
Lịch sử có nhiều biểu tượng, mỗi một thời đại lịch sử đều có biểu tượng
của mình. Biểu tượng cho khải hoàn và suy tàn, thử thách và vinh quang, khởi
đầu và cáo chung. Lịch sử nhà nước - thành bang cũng có biểu tượng riêng.
Đứng đầu và cuối của hai dấu mốc là hai con sư tử. Sư tử thứ nhất là biểu
tượng cho điểm khởi đầu tuyệt vời của nó - đó là con sư tử Phêmôpin ngẩng
cao đầu được xây dựng tại nơi vua Lêônít và binh lính của ông ngã xuống vào
năm 480 TCN sau khi đã giành thắng lợi tinh thần quan trọng nhất đối với kẻ
thù ngoại bang. Con sư tử thứ hai là biểu tượng bi tráng cho sự cáo chung của
nó - đó là con sư tử bị thương, tượng đá của nó được dựng ở nơi diễn ra trận
đánh năm 338 TCN, 150 năm sau đánh dấu sự suy tàn của một thời đại vinh
quang, mở ra một thời đại mới - thời đại Hy Lạp hoá.
Với một lịch sử như vậy, thể chế và hệ tư tưởng của nhà nước - thành
bang dường như là hạt nhân của nền văn minh Cổ đại, quyết định các đặc
điểm cơ bản của mọi lĩnh vực tồn tại của loài người Cổ đại. Với đặc điểm cơ
bản của nó là: nhà nước - thành bang đảm bảo những điều kiện cho tự do con

người ở một chừng mực lớn hơn bất kỳ chế độ xã hội nào khác cho nên nó
biến thành nền tảng và động lực của toàn bộ tồn tại xã hội. Tự do cá nhân là
cơ sở cho mọi thành tựu tinh thần của con người.
Các nhà nước - thành bang tồn tại trong suốt lịch sử văn minh. Chúng
ta bắt gặp nó ở Suma và Ai Cập, ở Ấn Độ và Trung Quốc, ở châu Âu Trung
cổ và thậm chí cả ở châu Mỹ dưới thời kỳ văn minh Maya. Song nhà nước -
thành bang - polis mà chúng ta đang khảo sát khác căn bản so với các nhà
nước - thành bang ấy.
Bản chất của nhà nước - thành bang (polis) thể hiện ở chỗ nó là hình
thức lịch sử đầu tiên của xã hội công dân, là cộng đồng những công dân tự do
và bình quyền. Khác với polis, xã hội phương Đông không biết đến công dân.

12
Nó là xã hội có phân cấp, tức là một sự phân cấp phức tạp, địa vị trong đó
được quy định bởi tính chất cao quý của con người, bởi quan hệ của người đó
với tầng lớp cầm quyền mà trước hết là bởi quan hệ gần gũi với nhà vua đứng
đầu nhà nước. Hay nói cách khác, hai tầng lớp cơ bản quyết định tất cả mọi
quan hệ trong xã hội phương Đông (từ quan hệ gia đình và kinh tế đến quan
hệ nhà nước và thậm chí cả quan hệ tôn giáo) là tầng lớp cầm quyền và tầng
lớp nhân dân, tầng lớp cai trị và tầng lớp bị trị, tầng lớp chủ nô và tầng lớp nô
lệ hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nhân của mình. Ngược lại, trạng thái công dân
không do của cải, sự cao quý quy định, mà chỉ được quy định bởi quan hệ với
cộng đồng công dân. Tức là, cái duy nhất có thể đem lại địa vị và uy tín cao
cho công dân là sự tham gia vào đời sống polis và bộc lộ năng lực khi đó. Mỗi
công dân đều bình quyền với những công dân khác, quyền lực tối cao trong
nhà nước thuộc về toàn bộ cộng đồng công dân - Hội nghị dân biểu. Không
những thế, ở polis, pháp luật giữ vai trò hàng đầu đối với chính quyền trong
nó. Quyền lực nhà nước ở trong polis căn cứ trên pháp luật và cũng phải phục
tùng pháp luật. Bản thân cộng đồng công dân chính là cơ quan nhà nước tối
cao, cấu trúc và hình thức tổ chức nhà nước cho phép loại trừ việc biến các cơ

quan nhà nước thành lực lượng đứng trên xã hội và các thành viên xã hội.
Ngay cả quá trình xử án cũng có tính chất cởi mở và dân chủ cho phép mỗi
công dân dũng cảm bảo vệ các quyền lợi chính trị và sở hữu của mình.
Chúng ta nhận thấy tất cả những điều đó là khác biệt căn bản của polis
so với nhà nước phương Đông cổ, trong đó có quyền chuyên chế của vua do
một nhóm quan lại khép kín thực hiện, nhóm này biến thành đẳng cấp những
kẻ thực sự nắm trong tay quyền lực nhà nước.
Toàn bộ nếp sống ở polis đều hướng tới nhiệm vụ đảm bảo tự do ý chí
của cá nhân. Tự do tín ngưỡng cũng là biểu hiện và đồng thời cũng là phát
triển ý chí tự do, trong đó thái độ tôn trọng các thần linh cấu thành một trong

13
những đặc điểm bất biến của diện mạo tinh thần công dân. Cùng với đời sống
tâm linh tự do ấy, người Hy Lạp đã để lại cho ngày sau những tác phẩm nghệ
thuật, văn học và khoa học thiên tài.
Trong thời kỳ lịch sử Cổ đại tiếp theo, khi mà polis bị suy thoái, đánh
mất ý nghĩa là các hình thái nhà nước, nhưng chúng vẫn là các thành tố cấu
thành của nếp sống xã hội hay nói cách khác phẩm giá của cá nhân con người
ở trong nhà nước - thành bang được truyền thống văn hoá sau đó giữ lại, bất
chấp mọi dích dắc, mọi bi kịch và mọi chuyển biến của lịch sử. Tuy nhiên,
polis cũng có những điểm tiêu cực mà chúng ta không quên nhắc tới nhằm có
được đánh giá toàn diện. Ngoài công dân, trong polis còn có không ít những
người đến từ các miền khác mà các quyền công dân (chủ yếu là quyền chính
trị) của họ bị hạn chế. Phụ nữ có địa vị thấp hơn đáng kể so với nam giới. Và
nô lệ mặc dù không có nhiều trong thời đại polis cổ điển và xã hội chủ yếu
tồn tại nhờ lao động của công dân tự do nhưng dẫu sao sự hiện diện đó cũng
làm giảm đáng kể giá trị của hình ảnh chế độ polis.
* Văn hóa
Thế giới quan cổ đại có xu hướng tượng trưng với những bình diện đa
dạng. Người Hy Lạp cổ quan niệm vũ trụ là một cơ thể sống, vĩnh viễn trẻ.

Vũ trụ sống, thở, chơi đùa với những màu sắc đa dạng của mình. Không gian
và thời gian trong nó mở rộng ra và co hẹp lại, chúng không thuần nhất và có
mật độ khác nhau. Do đó, vũ trụ thể hiện là một bức tranh, có trật tự. Đồng
thời cùng với thiện cảm phổ biến, vũ trụ như vậy là nguồn gốc của thái độ
kinh ngạc sung sướng và thái độ khâm phục, tạo ra thế giới quan mang sắc
thái thẩm mỹ.
Tồn tại đối với người Hy Lạp là một ngôi đền chứa đầy rẫy những bức
tượng phát ra ánh sáng của thần linh. Như vậy, thế giới trong trực giác của
người Hy Lạp khác căn bản so với hình ảnh thế giới của khoa học cổ điển căn

14
cứ trên cơ học Niutơn, theo đó thế giới thể hiện ra là một không gian vũ trụ
thuần nhất, đen tối, trong đó có những hành tinh, những vì sao và những
nguyên tử phân tán hỗn loạn.
Người Hy Lạp không phải bao giờ cũng ôn hoà trong cuộc sống cũng
như trong sáng tạo. Nhưng, họ ý thức được độ như một giá trị. Họ coi ý thức
như vậy là sự khác biệt cơ bản của thời văn minh so với thời man rợ. Họ đã
đặt cơ sở cho khái niệm về văn minh sau khi phân biệt người cố gắng điều tiết
dục vọng với người không biết tiết độ, hệt như họ đã đề cao nghệ thuật của
nghệ nhân. Thiếu nhận thức về ý nghĩa của sự sáng tạo và tài nghệ thì lao
động tạo ra phương diện sinh hoạt cần thiết sẽ bị đánh giá không cao hơn gì
sự ăn cướp. Vì sự ăn cướp cũng giải quyết tốt vấn đề đáp ứng nhu cầu. Đây
cũng chính là những tiền đề quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách
của Xôcrát - một công dân chân chính của nhà nước - thành bang.
1.1.2. Tiền đề tư tưởng
Triết học là một hình thức tinh thần hoàn toàn đặc biệt, nó khác căn bản
so với các hình thức tinh thần khác của con người. Chân lý về thế giới và về
con người đạt được một cách trực tiếp và đầy đủ hơn nhiều bằng những
phương tiện khác, chứ không đơn nhất bằng tư duy triết học. Tuy nhiên, triết
học vẫn có nhiệm vụ và công việc không thể thay thế được. Triết học tạo

dựng kỷ luật tư duy chặt chẽ, lấy căn cứ từ nội dung mà tư duy xuất phát từ
đó và dựa trên đó. Chính vì thế, có thể đưa ra vô số định nghĩa về triết học,
mỗi một định nghĩa trong số đó đều xác đáng theo cách của mình. Nhưng
không có phương thức nào đáng tin cậy để thấu hiểu bản chất của triết học
hơn là trải nghiệm các con đường của nó, trải nghiệm những vấn đề, những
trở ngại và thành công của nó.
Văn hoá Cổ đại và toàn bộ thế giới Cổ đại luôn được coi là quê hương
của triết học mà các hình thức kinh nghiệm tinh thần thời Cổ đại là những tiền

15
đề chuẩn bị cho sự xuất hiện của triết học và quy định đáng kể tính chất, định
hướng và phương tiện cho các trường phái sau này, trong đó Xôcrát không là
ngoại lệ. Chịu ảnh hưởng của toàn bộ triết học trước mình, tức của hầu hết
các triết gia giai đoạn tiền Xôcrát, song trong khuôn khổ một luận văn và điều
quan trọng là chúng ta không có tài liệu cấp một (các tác phẩm của bản thân
Xôcrát), xuất phát từ nội dung của luận văn là làm sáng tỏ quan niệm của
Xôcrát về đối tượng của triết học, nên chúng tôi thấy hợp lý nhất là khái quát
một cách ước lệ các tiền đề tư tưởng của triết học Xôcrát thành ba nhóm cơ
bản sau đây: 1) triết học tự nhiên Hy Lạp sơ kỳ; 2) triết học Đêmôcrít, vì sự
mở đầu về mặt tinh thần giai đoạn cổ điển được coi là sáng tạo của các nhà
nguỵ biện đương thời với ông (Prôtago, Gôriát). Nêu bật vai trò của Xôcrát
đối với chuyển biến sâu sắc trong toàn bộ tư tưởng triết học thời đại này,
người ta đề cập tới "cách mạng Xôcrát" trong triết học. Thực chất của nó là ở
việc tái định hướng ý thức triết học từ hệ vấn đề nguồn gốc vũ trụ luận sang
đề tài con người. Nhân vật quá độ từ một thời đại này sang thời đại khác còn
là một người đương thời với Xôcrát, đó là Đêmôcrít - người sáng lập ra
nguyên tử luận. Học thuyết của ông hợp nhất trong mình hệ vấn đề nguồn gốc
vũ trụ luận vốn đặc trưng cho các nhà triết học tiền Xôcrát, với các giải pháp
bản thể luận khác về nguyên tắc; và 3) triết học nguỵ biện.
* Triết học tự nhiên Hy Lạp sơ kỳ

Triết học Hy Lạp sơ kỳ - bao hàm thời đại từ khi xuất hiện tư duy triết
học ở đầu thế kỷ VI TCN cho đến thời đại Xôcrát (cuối thế kỷ V TCN). Từ đó
tư tưởng triết học có được tính chất khác căn bản. Đề tài chủ yếu của tư duy
triết học Hy Lạp sơ kỳ là sự xuất hiện và cấu tạo của vũ trụ toàn vẹn và thống
nhất. Vai trò của Xôcrát với tư cách nhân vật giao thời, đánh dấu sự kết thúc
thời đại triết học cũ và sự bắt đầu của thời đại triết học mới, cho phép đặt tên
tất cả các nhà triết học sơ kỳ là các nhà triết học tiền Xôcrát. Họ bao gồm tất

16
cả các bậc trí tuệ kiệt xuất, nhà triết học đầu tiên và là người Hy Lạp thông
thái nhất - Talét, các môn đệ của ông - Anaximanđrơ và Anaximen; nhà triết
học kỳ quặc nhất - Hêraclít; nhà thần học vĩ đại, nhà khoa học, nhà cải cách
xã hội - Pitago; người đầu tiên phê phán truyền thống văn hoá - Xênôphan;
người sáng lập học thuyết về cái Thống nhất - Pácmênít và môn đệ của ông -
Dênôn ở Êlia, trở thành ông tổ của phép biện chứng Cổ đại; nhà triết học Aten
đầu tiên - Anaxago - người biến trí tuệ thành lực lượng sáng tạo ra vũ trụ; và
cuối cùng, Ămpeđốclơ ở Sixilia - người hợp nhất nhiều tư tưởng của các bậc
tiền bối trong học thuyết của mình, qua đó thực hiện kinh nghiệm tổng hợp
các quan điểm khác nhau.
Có thể coi thời điểm ra đời mang tính biểu tượng của triết học là năm
585 TCN. Chính khi đó diễn ra hiện tượng nhật thực được Talét tiên đoán
trước, sau này thế hệ con cháu sẽ gọi ông là nhà triết học đầu tiên trong lịch
sử tư tưởng. Lời tiên đoán của Talét đánh dấu năng lực tư duy thâm nhập vào
cái mà thị giác không thấy, nhận thức thực tại hoàn toàn không cảm giác thấy.
Thậm chí, nếu Talét tiên đoán được không hẳn nhờ những khám phá của mình
mà chủ yếu dựa vào tri thức của các nhà tư tế Babilon hay Ai Cập, thì sự kiện
chưa xảy ra vẫn được nói ra, nó dường như do lời nói sinh ra, hiện hữu trong
thế giới này. Nhật thực diễn ra ngày 28 tháng 5 năm 585 TCN đã chấm dứt
cuộc chiến tranh của người Miđian chống lại người Lydia. Sợ hãi cảnh nhật
thực, các bên tham chiến đã ký kết hiệp định hoà bình. Điều này cũng rất

tượng trưng. Một nhà triết học khác ở Milê đã ra đời vào năm này -
Anaximen, thầy dạy tương lai của ông ta - Anaximanđrơ lúc đó 20 tuổi, đã trở
thành học trò của Talét.
Tư tưởng triết học Hy Lạp sơ kỳ có hai nhánh - Iôna và Italia. Tất cả
mọi người khởi xướng tư tưởng triết học đều là người ngoại bang ở Iôna - khu
vực phát triển và thịnh vượng nhất ở Hy Lạp thế kỷ VI TCN. Trường phái

17
triết học đầu tiên - trường phái Milê - đã xuất hiện ở đây. Sự nghiệp sáng tạo
của các nhà triết học Iôna được hợp nhất nhờ khái niệm "triết học Iôna". Đây
là nhánh thứ nhất của triết học Hy Lạp sơ kỳ. Ngoài Talét, Anaximanđrơ và
Anaximen, triết học Iôna còn có Hêraclít đến từ Ipếch. Anaxago cũng có quan
hệ gần gũi với các nhà triết học Milê, kế tục truyền thống triết học của họ.
Song, Anaxago lại sống ở Aten và trở thành nhà triết học đầu tiên ở Aten.
Iôna một thời được dân cư từ vùng Bancăng ở Hy Lạp đến định cư, họ
chạy trốn khỏi sự xâm lược của người Đôria. Vào cuối thế kỷ VI TCN, nguy
cơ nô dịch của người Ba Tư đã treo lơ lửng trên đầu các thành phố Iôna. Lo
sợ sự cai trị của vua Ba Tư, nhiều cư dân Iôna đã rời khỏi tổ quốc và chuyển
đến định cư ở các vùng đất khác, trước hết là Nam Italia. Các nhà triết học
cũng không phải ngoại lệ. Sinh ra tại đảo Samốt, Pitago đã chuyển đến sinh
sống tại thành phố Crôtôn ở Italia. Vốn là thầy dạy của Pácmênít, Xênôphan
cũng hành động như vậy. Từ đấy, nhánh thứ hai của triết học Hy Lạp sơ kỳ đã
hình thành - đó là nhánh Italia. Ngoài Pitago và Xênôphan, nó còn có các đại
diện của trường phái Êlê - Pácmênít, Dênôn cũng như Ămpeđốclơ.
Đến nay không còn giữ lại được một tác phẩm nào của các nhà triết học
Hy Lạp sơ kỳ. Tất cả những gì chúng ta biết đều là những bằng chứng về học
thuyết của họ được dẫn ra trong tác phẩm của các nhà triết học ra đời muộn
hơn. Tất cả những điều đó đã cản trở đáng kể việc tái hiện các học thuyết triết
học Hy Lạp sơ kỳ và chỉ cho phép phán đoán về nội dung vủa chúng một cách
rất tương đối và không đầy đủ. Đồng thời, mặc dù chúng ta cũng không có

khả năng có được ấn tượng trực tiếp về những sáng tạo của các nhà triết học
tiền Xôcrát, song vẫn biết đến nhiều tư tưởng của họ đã đóng vai trò quan
trọng trong lịch sử tư tưởng loài người. Bất chấp những bằng chứng hiện có
nghèo nàn và tản mạn thì số lượng không nhiều các đoạn trích vẫn cho phép
chúng ta hình dung về tinh thần và định hướng triết lý của thời kỳ tiền Xôcrát.

18
Triết học Hy Lạp sơ kỳ thường được hiểu là tư tưởng của các nhà triết
học tự nhiên (naturphilosophie), tập trung vào nghiên cứu giới tự nhiên. Vào
thế kỷ VI TCN và thậm chí vào thế kỷ V TCN, triết học vẫn chưa tồn tại biệt
lập với nhận thức tự nhiên và các quan niệm khoa học về thế giới có vai trò
quyết định trong việc đặt ra và giải quyết các vấn đề triết học. Các nhà triết
học Cổ đại đầu tiên và trước hết là các nhà triết học tự nhiên, vì các tác phẩm
của họ thường có tên gọi là "Về tự nhiên" (peri physeo) và phiên dịch từ danh
từ tiếng Hy Lạp "physis" một cách đơn nghĩa là "tự nhiên". Tuy nhiên, việc
nghiên cứu sâu thuật ngữ này để đánh giá bối cảnh thế giới quan của nó cho
thấy thêm hàng loạt nghĩa không chỉ động chạm tới lĩnh vực tự nhiên mà còn
động chạm tới cả lĩnh vực xã hội và con người. Tất nhiên, việc quan tâm đến
vấn đề con người trong triết học tự nhiên Hy Lạp sơ kỳ không chỉ do nhu cầu
phải lý giải đúng danh từ "physis" trong tiếng Hy Lạp, mặc dù việc hiểu đúng
nó cho phép cụ thể hoá quan niệm của chúng ta về sự đặc thù của triết học tự
nhiên Cổ đại.
Mặc dù việc tìm kiếm nhân học triết học độc lập, tách rời khỏi những
vấn đề khác ở các nhà triết học Hy Lạp sơ kỳ sẽ là ngây thơ, nhưng có thể
nhận thấy sự hiện diện của nó trong các quan điểm triết học tự nhiên, cụ thể là
những suy ngẫm về đạo đức xã hội dưới dạng các quan điểm nhân học và xã
hội về thế giới, là việc đưa con người vào bức tranh thế giới khi xem xét thế
giới nhờ so sánh các quan hệ xã hội. Vấn đề cần làm sáng tỏ ở đây là: những
nội dung nào trong học thuyết triết học tự nhiên Hy Lạp sơ kỳ có quan hệ với
những suy ngẫm về con người, về tồn tại và sứ mệnh của con người; những

suy ngẫm ấy có quan hệ như thế nào với việc tìm kiếm bản nguyên đầu tiên,
thực thể của vũ trụ vốn đặc trưng cho các nhà triết học tự nhiên Milê với tư
cách các nhà triết học.

19
Những thông tin chủ yếu về các nhà triết học Hy Lạp sơ kỳ thuộc về
Arixtốt và Thêôphratốt hay nói cách khác những thông tin về các nhà triết học
tiền Xôcrát bắt nguồn từ hai ông. Chúng ta quan tâm đến hai luận điểm trong
"Siêu hình học" của Arixtốt. Cuốn thứ ba chương 3) đem đối lập các nhà tự
nhiên học (physicien) với các nhà thần học (theologie): các nhà tự nhiên học
(Talét - "người sáng lập ra thứ triết học như vậy") quan tâm tới việc nghiên
cứu physis - cơ sở bất biến của vạn vật, còn các nhà thần học coi Ôkêanốt và
Thêôphia là những kẻ làm cho vạn vật xuất hiện. Cần lưu ý rằng, Arixtốt hiểu
"arche" (bản nguyên đầu tiên, nguyên nhân đầu tiên) của phái Milê là "bản
nguyên vật chất". Song, điều này hoàn toàn không có nghĩa rằng, các thuật
ngữ "physis" và "arche" là đồng nhất trong triết học Milê. Dẫu sao nếu coi
tên gọi "peri physeos" của Anaximanđrơ và của Anaximen có nguồn gốc
muộn hơn, thì không thể phủ nhận rằng, bản thân thuật ngữ "physis" được
họ sử dụng với dung lượng nghĩa lớn hơn. Kết luận này được khẳng định
thông qua luận điểm thứ hai của Arixtốt về các nhà triết học sơ kỳ như các
nhà vật lý học "physikoi", còn đối tượng của họ là "tự nhiên như một chỉnh
thể và tồn tại tự thân nó".
Quan điểm sơ kỳ của các nhà "physeos" đã được sử dụng để luận
chứng các bối cảnh xã hội, nhưng điều đó chỉ có thể biểu thị sự thống nhất về
mặt tinh thần của các học thuyết vật lý học, xã hội và đạo đức, khi mà việc
viện dẫn đến bối cảnh xã hội không phải là thủ thuật trong nghiên cứu các
nguyên lý vật lý khác với các nguyên lý xã hội và đạo đức, mà là việc nghiên
cứu đồng thời các vấn đề vật lý học và các vấn đề đạo đức học. Thực chất của
vấn đề là lý giải biểu tượng đạo đức xã hội ẩn chứa ở trong các nguyên lý vật
lý học bằng những giá trị văn hoá xã hội. Đánh giá các nhà vật lý học và các

nhà thần học, Arixtốt đã chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa họ. Sự khác biệt này
thể hiện ở chỗ, các nhà vật lý học đã khước từ, đoạn tuyệt với thế giới quan

20
thần thoại. Arixtốt đem lại cơ sở để xem xét các nhà triết học Milê từ lập
trường duy lý, tiến hành so sánh những tư tưởng cơ bản của trường phái Milê
với những tìm tòi tinh thần của thời đại từ giác độ bên ngoài.
Nội dung thế giới quan cơ bản của triết học Hy Lạp sơ kỳ (các lược đồ
nguồn gốc vũ trụ luận, việc đồng nhất trật tự tự nhiên và trật tự xã hội, việc
tìm kiếm cơ sở bản thể đầu tiên,v.v ) không thể được tách ra từ tìm tòi khoa
học, song cũng không nên chỉ quy nó về các lược đồ thần thoại cổ. Nội dung
thế giới quan của triết học tự nhiên Hy Lạp sơ kỳ thực sự bắt nguồn từ sự tìm
tòi tinh thần được lý giải thông qua bối cảnh văn hoá chung. Việc tìm tòi này
thể hiện ở thế giới quan cá nhân (thơ trữ tình) và ở việc khước từ tôn giáo
truyền thống (hoài nghi tôn giáo, chủ nghĩa bi quan của người Hy Lạp trong
quan niệm về quan hệ qua lại giữa thần linh và con người,v.v ). Cần phải
tính đến nó khi phân tích tìm tòi triết học có quan hệ với vấn đề con người và
tồn tại người.
Không thể tái hiện quan điểm của từng nhà triết học Hy Lạp sơ kỳ riêng
biệt, chúng tôi cố gắng đánh giá khái quát tư tưởng triết học Hy Lạp sơ kỳ với
tư cách một trong các tiền đề tư tưởng của triết học Xôcrát như sau: Hàng loạt
chủ đề đã xuất hiện và định hình trong tư tưởng triết học Hy Lạp sơ kỳ, sự
hiện diện của chúng cho phép nói tới sự thống nhất về mặt tinh thần của triết
học ở thời kỳ tiền Xôcrát. Với tất cả những khác biệt và tính độc đáo của các
học thuyết tồn tại ở thời kỳ này thì vẫn có một số các tư tưởng và định hướng
tư duy nhất định được các nhà triết học tiền Xôcrát tán thành dưới hình thức
nào đó. Có thể nêu ra những điểm chung sau đây của triết học Hy Lạp sơ kỳ:
1. Sự giống nhau về đề tài chủ đạo của tư duy. Đó là đề tài về nguồn gốc vũ
trụ, về sự xuất hiện và cấu trúc của vũ trụ; 2. Quan niệm về sự hình thành vũ
trụ từ hỗn loạn (trạng thái bất định và không có trật tự của tồn tại) sang vũ trụ

(toàn vẹn và có trật tự); 3. Tách biệt vấn đề tồn tại đích thực. Làm sáng tỏ tồn

21
tại đích thực trong văn cảnh của vấn đề "vạn vật là gì?"; 4. Trực giác về tồn
tại đích thực như "một" trong sự khác biệt với vũ trụ hiện có, hữu hình bao
quanh như "nhiều". Tính không đáng tin cậy của "nhiều"; 5. Niềm tin rằng tri
thức đích thực chỉ có thể đạt được nhờ tư duy. Những biểu tượng trực tiếp, ý
kiến và cảm xúc là cái cần được vượt qua; 6. Tư duy triết học và tri thức nó
nhận được là cái phục vụ sự hoàn thiện và cải thiện con người, làm trong sạch
nó, thúc đẩy phẩm chất đạo đức; 7. Triết học không tách rời khỏi các năng lực
khác (tri thức thực chứng), các hình thức tinh thần khác (tôn giáo) cùng không
tách khỏi kinh nghiệm sinh hoạt.
Triết học tự nhiên (naturphilosophie) Hy Lạp sơ kỳ, từ Talét đến
Hêraclít, không chỉ là triết học tự nhiên (trước hết là theo nghĩa hiện đại). Các
nhà tư tưởng Hy Lạp sơ kỳ đã để lại một nguồn tư liệu khổng lồ về thế giới
quan, chứng tỏ sự quan tâm đến con người. Họ xem xét những vấn đề vũ trụ
để luận chứng cho những chuẩn tắc sinh hoạt của con người, địa vị của con
người trong thế giới, con đường đạt tới lòng mộ đạo, chính nghĩa và thậm chí
hạnh phúc cá nhân. Vốn đặc trưng cho triết học tự nhiên Hy Lạp sơ kỳ, hệ vấn
đề vũ trụ luận được trình bày đan xen với hệ vấn đề nhân học, sự hiện diện
của con người trong thế giới thường xuyên được hàm ý nói đến. Do vậy,
chúng ta có thể có cảm tưởng hệ thống vũ trụ luận của các nhà tư tưởng Hy
Lạp sơ kỳ là ngây thơ. Nhưng, chúng phục vụ một nhiệm vụ tổng thể: luận
chứng cho sự tương tác hài hoà giữa con người với tự nhiên, con người sống
"phù hợp với tự nhiên", theo bản tính tự nhiên của mình.
Quan điểm về nguồn gốc vũ trụ của các nhà triết học Hy Lạp sơ kỳ
được sử dụng làm một sự mở đầu độc đáo cho việc mô tả bản chất của thế
giới người. Họ đã giải thích sự ra đời của bản thân thế giới và sự xuất hiện
của con người trong thế giới ấy. Bên cạnh những quan điểm tự nhiên chủ
nghĩa về con người, các nhà tư tưởng Hy Lạp sơ kỳ đã phát triển quan điểm


22
duy lý về con người. Định hướng vào lý tính con người được đem đối lập với
định hướng thần thoại truyền thống vào các thần linh. Xênôphan đã đi đến kết
luận rằng, bản thân con người "tìm thấy những điều tốt đẹp nhất", tức là sáng tạo
ra văn hoá của mình. Tất cả những điều nói trên chứng tỏ rằng, triết học Hy Lạp
sơ kỳ đã ẩn chứa trong mình mầm mống, tiền đề để sau này, Xôcrát thực hiện sự
phản tư về bản chất của tri thức triết học (đối tượng của triết học).
* Đêmôcrít (460 - 371 TCN)
Tư tưởng quan trọng đầu tiên của Đêmôcrít là nguyên tử luận. Vì cơ sở
của toàn bộ tồn tại là các nguyên tử, nên sự kết hợp và tương tác giữa chúng
là căn cứ đầu tiên của vạn vật. Các hình thức không phân chia được và
khoảng không trong học thuyết Đêmôcrít - đó không hẳn là các đặc điểm vật
lý, mà chủ yếu là các giới hạn xác định của cái có thể tư duy được. Đây là
những nội dung đơn giản nhất mà tư duy không thể đi xa hơn được và tất yếu
phải coi chúng là cơ sở của quan niệm về tồn tại. Không nên nói các hình thức
phát sinh này của tồn tại do ai sáng tạo ra hay bắt nguồn từ đâu. Thậm chí
không thể đặt vấn đề cội nguồn và nguồn gốc của chúng. Vì nghĩa của các
khái niệm "nguyên tử" và "khoảng không" là các hình thức khởi thuỷ của tồn
tại. Chúng là giới hạn bất di bất dịch mà lĩnh vực những vấn đề nguồn gốc, sự
xuất hiện, sự ra đời kết thúc ở đó.
Để giải thích sự hình thành vũ trụ và tất cả những gì diễn ra ở trong nó,
Đêmôcrít đã sử dụng khái niệm "nguyên nhân". Theo Đêmôcrít, không có gì
diễn ra mà lại không có căn cứ, và ông gọi các căn cứ ấy là nguyên nhân. Vì
cơ sở của toàn bộ tồn tại là các nguyên tử, nên sự kết hợp và tương tác giữa
chúng là căn cứ đầu tiên của vạn vật. Tư tưởng tiền Xôcrát xem mọi cái đang
diễn ra trong bối cảnh chung của vũ trụ, thông qua cấu tạo của vũ trụ, thông
qua quan hệ với vũ trụ và mục đích của vũ trụ. Vạn vật có được nội dung của
mình tuỳ thuộc vào địa vị của chúng trong trật tự vũ trụ và tác động của


23
chúng đến tính toàn vẹn của vũ trụ. Quan niệm của Đêmôcrít về tồn tại đã
thực sự thủ tiêu vũ trụ Cổ đại trước đó. Vũ trụ đã biến mất. Không phải vũ trụ
có trật tự ở trong mình, toàn vẹn định hướng tư duy của con người và trở
thành cơ sở cho phán đoán về những vật cụ thể. Vũ trụ tiêu tan như ảo ảnh, để
lại những bản nguyên đơn giản nhất và bất biến của tồn tại cho tư duy. Không
có và không thể có lực lượng nào khác, các bản nguyên nào khác.
Do vậy, tất cả những gì đang trực tiếp và hiện hữu và diễn ra đều được
xem xét không phải thông qua tính có can dự với vũ trụ, mà như hệ quả đơn
giản của một tác động (nguyên nhân) nào đó. Một sự chuyển biến triệt để đã
diễn ra trong tư duy về tồn tại: vốn đóng vai trò mục đích thầm kín của mọi
tìm tòi, cho dù nó có quan tâm đến vật, cá nhân hay sự kiện nào đi chăng nữa,
vấn đề về mục đích bây giờ đã được thay thế bằng vấn đề nguyên nhân - về
tác động trực tiếp dẫn tới tình trạng hiện có của các sự vật. Sự giải thích như
vậy về các sự vật lấy khái niệm "nguyên nhân" làm cơ sở, được gọi là quyết
định luận (determinisme).
Vấn đề cơ bản của các nhà triết học tiền Xôcrát là vấn đề "vạn vật bắt
nguồn từ cái gì". Vấn đề của Đêmôcrít là "nhờ cái gì?". Ông khẳng định:
"không có gì xuất hiện một cách vô ích", "không có căn cứ" (nguyên nhân). Cơ
sở của quan hệ nhân quả ở Đêmôcrít là dao động của các nguyên tử và những va
chạm giữa chúng. Trong vận động này, khi phục tùng sự hướng tới cái tương tự,
các nguyên tử cấu thành vạn vật, các nguyên tử và khoảng không tồn tại vĩnh
cửu, chúng không có điểm khởi đầu và do vậy, không có nguyên nhân.
Yếu tố mang tính chất xây dựng của quyết định luận Đêmôcrít là ở việc
tìm kiếm các căn cứ của những cái đang diễn ra và tìm thấy chúng ở trong
"bản thân các sự vật". Cùng với việc đào sâu nhận thức "bản thân các vật",
bản chất và những đặc điểm của chúng, nhận thức về quan hệ nhân quả tất
yếu cũng trở nên sâu sắc hơn. Đồng thời, sự giải thích nhân quả ở Đêmôcrít

24

cũng có tính chất của thuyết định mệnh: từ chỗ vạn vật đều có căn cứ, ông
rút ra kết luận về tính tất yếu của vạn vật. Vạn vật là như vậy và chỉ có thể là
như vậy - biểu hiện sự tin tưởng của Đêmôcrít.
Chúng ta sẽ sai lầm nếu chỉ chấp nhận nội dung vật lý học trong quan
niệm của Đêmôcrít về vũ trụ. Trong triết học Cổ đại không có một tư tưởng
hay một ý niệm đáng kể mà lại không giải quyết một vấn đề đạo đức nào đó.
Do vậy, đề cập tới vũ trụ luận Đêmôcrít, không được phép bỏ qua vai trò của
sự an ủi về mặt thế giới quan mà nó có khả năng hoàn thành đối với ý thức
Cổ đại. Nguyên tử luận không những đưa con người ra khỏi cuộc đấu tranh
hỗn loạn giữa các lực lượng, các nguyên tố, các ý chí vũ trụ. Nó thủ tiêu bản
thân nguồn gốc sinh ra mọi lo âu của con người Cổ đại - sức mạnh vô địch
và chi phối vạn vật của Định mệnh. Vả lại, nếu chỉ có các nguyên tử và
khoảng không, còn vạn vật trong vũ trụ chỉ là hệ quả đơn thuần của sự kết
hợp và tương tác giữa chúng, thì sẽ không còn chỗ cho bất kỳ một lực lượng
mờ ám, đen tối và không nắm bắt được nào. Thế giới được an ủi thông qua
tính rõ ràng, các cơ sở đơn giản và hiển nhiên của mình. Trong vũ trụ không
có cái gì lo âu và gây ra nỗi sợ hãi, khủng khiếp và không đạt được.
Đêmôcrít loại bỏ nỗi sợ hãi của con người; và một điều hiển nhiên là sau khi
thực hiện điều đó, nhà tư tưởng nhắc nhở thế giới về tiếng cười sảng khoái
do nhận được tự do từ trái tim ngây ngất say của mình.
Từ nguyên tử luận, Đêmôcrít chuyển sang vấn đề thế giới người.
Trước tiên, ông suy luận về nguồn gốc và sự phát triển của con người. Con
người có nguồn gốc tự nhiên và lúc đầu có lối sống giống như mọi động vật.
Toàn bộ nếp sống chung (ngôn ngữ, nhà nước, luật pháp) đều được tạo ra
theo thoả thuận chung của mọi người, thông qua quyết định tập thể của họ.
Từ đó suy ra rằng việc thay đổi các chuẩn tắc và nếp sống hoàn toàn phụ
thuộc vào ý chí của con người.

25
Tình cảm chủ yếu dẫn dắt con người trong cuộc sống. Chúng ta đề cao

những gì giống với chúng ta, né tránh những gì xa lạ, đem lại sự bất tiện và
đau khổ. Định hướng chung của cuộc sống là thái độ cam chịu, vả lại nếu
vượt quá độ, thì cái dễ chịu nhất sẽ trở thành cái khó chịu. Mục đích tối hậu
và cái phúc tối cao đối với con người – tâm trạng thoải mái đó là tâm hồn yên
tĩnh và cân bằng, không bị một dục vọng nào quấy rầy. Tất cả những sắc thái
nội dung nhân học triết học Đêmôcrít tất yếu có tác động mạnh mẽ đến định
hướng tư duy triết học của Xôcrát vào tất cả những gì có liên quan tới con
người, tới cuộc sống hạnh phúc và số phận của con người.
* Phái ngụy biện (thời đại Khai sáng Cổ đại)
Vào giữa thế kỷ V TCN xuất hiện tu từ học – nghệ thuật nói hay, các
thầy giáo được trả tiền bắt đầu dạy các quy tắc của nó cho những người có
nhu cầu. Đời sống của polis thường xuyên đi liền với ngôn ngữ. Nó đòi hỏi sự
giao tiếp trực tiếp của con người ở nhiều phương diện, trong mỗi biểu hiện
của mình. Kỹ năng nói và thuyết phục, trình bày và bảo vệ ý kiến đòi hỏi phải
có trong mọi lĩnh vực đời sống – từ đời sống gia đình đến đời sống nhà nước,
từ quan hệ bạn hữu đến các cuộc tranh chấp về tài sản, - trong mọi lĩnh vực và
khi giải quyết mọi vấn đề.
Khả năng nói không tách rời khỏi khả năng tư duy. Việc biểu thị lời nói
do định hướng và lôgíc nội tại của tư duy quyết định. Do vậy, các thầy dạy tu
từ học khi đó đồng thời cũng là các thầy dạy sự thông thái. Nói, suy luận, tư
duy, hiểu biến thành một quá trình và năng lực thống nhất.
Chủ nghĩa duy lý Hy Lạp cổ đại xuất hiện trên cơ sở hợp lý hóa quan
hệ sinh hoạt của công dân, các chuẩn tắc xã hội, các tập quán và tập tục. Lý
tính của Khai sáng Hy Lạp cổ đại là lý tính chính trị và đạo đức; đặc điểm
quan trọng nhất của nó là năng lực của cá nhân tự do ý thức đúng và thực hiện
đúng lợi ích của mình, so sánh và đối chiếu chúng với lợi ích của đồng bào và

×