Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tư tưởng của Khổng Tử về nhân qua mối quan hệ giữa ái nhân và tri nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 93 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

************





NGUYỄN THỊ LAN






T¦ T¦ëNG CñA KHæNG Tö VÒ “NH¢N”
QUA MèI QUAN HÖ GI÷A “¸I NH¢N” Vµ “TRI NH¢N”







LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC











HÀ NỘI - 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ LAN





T¦ T¦ëNG CñA KHæNG Tö VÒ "NH¢N"
QUA MèI QUAN HÖ GI÷A "¸I NH¢N" Vµ "TRI NH¢N"


Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 60 22 80




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NGUYÊN VIỆT






HÀ NỘI - 2009


MỤC LỤC



Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: KHỔNG TỬ - NGƯỜI SÁNG LẬP TRƯỜNG PHÁI NHO GIA
10
1.1. Xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc và sự ra đời
của Nho gia
1.2. Khổng Tử - người thầy đầu tiên của thiên hạ
1.3. Những nội dung cơ bản trong học thuyết của Khổng Tử


10
23
27
Chương 2: NỘI DUNG CỦA “NHÂN” QUA MỐI QUAN HỆ GIỮA
“ÁI NHÂN” VÀ “TRI NHÂN”

39
2.1. “Ái nhân” - Nội dung cốt lõi, xuyên suốt học thuyết chính trị -
đạo đức của Khổng Tử
2.2. “Tri nhân” – cơ sở để xác lập mối quan hệ gia đình và xã hội
2.3. Mối quan hệ giữa “ái nhân” và “tri nhân”: những mặt tích cực và
hạn chế

39
47
66
KẾT LUẬN
82
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐÃ
ĐƯỢC CÔNG BỐ
85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
86






1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế và xây dựng đất nước, Đảng ta đã chỉ ra
sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới tư duy, “Kế thừa các giá trị truyền thống của
dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người…Xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [24, tr. 213]
1
. Song, theo
Ph.Ăngghen: “Muốn hoàn thiện tư duy lý luận thì cho tới nay, không có một
cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [50, tr. 487].
Trong lịch sử tư tưởng dân tộc, Nho giáo cùng với các học thuyết khác
trong tam giáo là Phật giáo và đạo Lão-Trang đã có đóng góp không nhỏ vào
sự hình thành các giá trị truyền thống. Đó là một thực tế lịch sử cho tới nay
không thể phủ nhận. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nội dung tư tưởng của tam
giáo nói chung và của Nho giáo nói riêng, từ đó làm rõ những giá trị tích cực
cũng như chỉ ra những hạn chế của nó là hết sức cần thiết.
Như chúng ta đều biết, Nho giáo là một học thuyết chính trị – xã hội
với nội dung tư tưởng căn bản về thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Để thực
hiện mục đích này, các nhà sáng lập Nho giáo đã chủ trương dùng đạo đức để
cảm hoá con người, giáo dục con người thành những chủ thể có đủ phẩm cách
đạo đức của xã hội lý tưởng. Vì vậy, nội dung tư tưởng của Nho gia tập trung
vào việc lý giải những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xã hội loạn lạc và con
đường thiết lập, duy trì xã hội lý tưởng theo mô hình xã hội của những ông
vua huyền thoại trong dã sử của Trung Quốc là Đường Nghiêu và Ngu Thuấn.
Trong tư tưởng của Khổng Tử (551 - 479 trước CN), người sáng lập
trường phái Nho gia, Nhân là phạm trù đạo đức bao trùm nhất và được ông lý
giải theo nhiều phương diện khác nhau. Trong tác phẩm Luận Ngữ, Khổng Tử
hơn trăm lần đề cập đến “chữ nhân”, do đó người đời sau mỗi khi nghiên cứu
tư tưởng của Khổng Tử, lại tìm đến cách tiếp cận khác nhau theo cách hiểu
của mình đối với “chữ nhân” đó.


1
. Từ đây trở đi, số đầu tiên trong ngoặc móc chỉ thứ tự tài liệu tham khảo, số thứ hai chỉ trang tài liệu được
trích dẫn ở tài liệu này.

2
Chúng tôi thấy rằng, khi bàn đến phạm trù nhân trong học thuyết của
Khổng Tử, trước hết phải nói đến "ái nhân" (yêu thương con người) và "tri
nhân" (biết người). Đây là hai mệnh đề luôn đi liền với nhau, phản ánh tâm
thế của chính nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa cổ đại, trong đó, có thể nói,
mệnh đề thứ nhất ("ái nhân") là điều kiện “cần”, còn mệnh đề thứ hai ("tri
nhân") là điều kiện “đủ” của nhân. Những nội dung khác của nhân đều liên
quan và hầu như được rút ra từ hai mệnh đề này.
Đây chính là cơ sở để Khổng Tử xác lập học thuyết mang tính nhân bản
của ông, bởi vì trong cách đối đãi, ứng xử với người, Khổng Tử đã đồng nhất
giữa “trí” và “tri” (trí giả tri nhân). Hai khái niệm này tuy có những điểm
tương đồng về năng lực hiểu biết, nhưng lại khác nhau về cấp độ nhận thức
cũng như năng lực tư duy.
Từ vấn đề đặt ra ở trên, chúng tôi chọn đề tài "Tư tưởng của Khổng
Tử về "nhân" qua mối quan hệ giữa "ái nhân" và "tri nhân" cho luận văn
Thạc sĩ triết học của mình với hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu của đề
tài sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn tư tưởng về nhân của Khổng Tử.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhân là phạm trù xuất phát, cốt lõi trong toàn bộ học thuyết Nho gia,
được Khổng Tử lý giải theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, các công trình
nghiên cứu về Nho gia khi đề cập đến phạm trù này đều thể hiện cách tiếp cận
khác nhau tùy thuộc vào phạm vi và mục đích nghiên cứu. Từ trước tới nay,
đã có rất nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về Nho gia nói
chung và về phạm trù Nhân nói riêng, song, ở mức độ khái quát, có thể chỉ ra
các hướng nghiên cứu chủ yếu như sau:

Thứ nhất, một số nhà nghiên cứu tiếp cận phạm trù nhân với ý nghĩa là
phẩm chất đạo đức cơ bản của người quân tử - mẫu người lý tưởng theo quan
điểm của Nho gia.

3
Tác giả Trần Trọng Kim trong cuốn Nho giáo đã nghiên cứu sự hình
thành, phát triển của Nho gia qua các thời kỳ lịch sử, từ khi ra đời thời
Xuân Thu - Chiến Quốc phát triển qua các giai đoạn Tần, Hán, Đường,
Tống, Nguyên, Minh, Thanh và Nho giáo ở Việt Nam. Trong đó, ông đã
trình bày những nội dung cơ bản của Nho giáo thông qua các đại biểu xuất
sắc của Nho giáo qua từng thời kỳ. Bàn đến nhân, Trần Trọng Kim cho
rằng: “Nhân là đầu của điều thiện, chủ bồi dưỡng sự sinh của trời đất”
[40, tr. 50]; “Nhân là cái đích tu dưỡng của Nho học” [40, tr. 55]; “Nhân
với Trung cũng đồng một nghĩa”, “Chữ nhân bao hàm cả nghĩa chữ ái” [40,
tr. 52]. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, Trần Trọng Kim mới chỉ dừng lại ở
việc lý giải một cách khái quát nhất nội hàm của của chữ nhân mà chưa
đặt nó trong quan hệ với ái nhân và tri nhân.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu trong cuốn Các bài giảng về tư
tưởng phương Đông (sách do các học trò ghi chép, biên tập lại sau khi
ông mất), đã thừa nhận nhân là hạt nhân trung tâm trong học thuyết của
Khổng Tử. Ông cho rằng, "nhân" là trung thứ; khắc kỷ phục lễ là "nhân";
hiếu đễ là gốc của "nhân", nhân là đức mục thuộc phạm trù quân tử và
bao gồm các đức mục khác; “Nhân bao gồm: dũng (tinh thần dám làm
việc nghĩa); thanh (trong sạch); đức (giữ mình đến mức không hiếu thắng,
không khoe khoang, không oán giận); tài (tài năng)” [33, tr. 53], Trần
Đình Hượu còn nhấn mạnh: “nhân là đức mục thuộc phạm trù quân tử,
đức mục của người có địa vị trị nước, chăn dân chứ không phải một đức
mục con người phổ biến” [33, tr. 53 ]. Cách tiếp cận như vậy của Trần
Đình Hượu là đi từ diễn giải đến qui nạp để làm rõ nội hàm người quân
tử. Tuy vậy, Trần Đình Hượu cũng mới chỉ lý giải một cách khái lược về

nội dung của nhân và cũng chưa đề cập đến mệnh đề xuất phát trong
phạm trù nhân của Khổng Tử là "ái nhân" và "tri nhân" (yêu người và
biết người).

4
Nguyễn Tài Thư trong Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ đã đi sâu
phân tích các vấn đề về tính người, con người trong các quan hệ với tự nhiên
và xã hội, các nhân cách lý tưởng trong Nho học sơ kỳ. Trong đó, ông đã tập
trung làm rõ các nhân cách lý tưởng như “sĩ”, “quân tử”, “thánh”, đặc biệt là
người quân tử, hình tượng con người tiêu biểu nhất trong quan niệm của đạo
Nho. Nguyễn Tài Thư cho rằng “Người quân tử phải trau dồi các phẩm chất
đạo đức mà Nho gia đã xây dựng nên, họ phải có nhân, lễ, nghĩa, trí, tín…
phải thực hiện trung, hiếu…” [65, tr. 135], người quân tử phải tu luyện
thường xuyên để đạt được các phẩm chất đạo đức cao quý như “nhân”, “trí”,
“dũng” [65, tr. 138].
Cũng đề cập đến nhân với ý nghĩa phẩm chất đạo đức của người quân
tử, Nguyễn Thị Kim Chung trong luận văn thạc sĩ triết học Quân tử - mẫu
người toàn thiện trong Luận Ngữ đã trình bày một cách có hệ thống và tương
đối đầy đủ về phẩm cách người toàn thiện trong tư tưởng của Khổng Tử. Tác
giả nhận định: “Đức tính toàn thiện của người quân tử bao gồm ba đạt đức cơ
bản “nhân”, “trí”, “dũng”, trong đó, “nhân là đạt đức cao nhất của người quân
tử” [17, tr 43].
Tóm lại, các tác giả nêu trên đã đề cập đến nhân với tư cách là phẩm
chất đạo đức của người quân tử. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ấy lại
chưa nghiên cứu nhân một cách đầy đủ và có hệ thống về nội hàm rộng lớn
của nhân, chưa đặt nó trong mối quan hệ với ái nhân và tri nhân để xem xét.
Thứ hai, hướng nghiên cứu của một số tác giả tiếp cận nhân với ý nghĩa
là nguyên tắc căn bản của đạo làm người, nguyên tắc ứng xử giữa người với
người, nguyên tắc trị nước của nhà cầm quyền.
Nguyễn Hiến Lê trong cuốn sách Khổng Tử đã trình bày một cách

tương đối toàn diện những nội dung tư tưởng cơ bản của Khổng Tử như: tư
tưởng chính trị, chính sách trị dân và đạo làm người. Trong đó, tác giả đã đề
cập đến nhân với ý nghĩa là đạo làm người. Ông cho rằng, “nhân vừa là tu

5
thân, vừa là ái nhân, vừa là xử kỷ vừa là tiếp vật. Nó là trung tâm của đạo
đức theo Khổng Tử, từ đó mà phát ra các đức khác và các đức khác tụ cả về
nó” [44, tr. 193]. Từ đó, Nguyễn Hiến Lê cho rằng, “nhân trong tư tưởng của
Khổng Tử bao gồm cả hiếu đễ, trung, nghĩa, lễ, trí và dũng, nhưng ngược lại,
không một đức nào đủ coi là nhân được” [44, tr. 198]. Trong sách “Khổng
Tử”, Nguyễn Hiến Lê đã đề cập đến nhân với nghĩa là ái nhân, ở đó, ông ít
nhiều đã đề cập đến mối quan hệ giữa nhân và trí, tuy nhiên, tác giả cũng chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu khái quát, do đó cũng chưa lấy ái nhân và tri nhân
làm cơ sở để xem xét các vấn đề liên quan đến phạm trù nhân.
Hoàng Thị Bình trong luận văn thạc sĩ triết học Tư tưởng nhân chính
qua các tác phẩm Luận ngữ và Mạnh Tử đã đề cập đến phạm trù nhân với ý
nghĩa là “nền tảng xuất phát của Khổng giáo trong quan niệm về đạo trị nước
và trong chính sách cai trị của nhà cầm quyền” [2, tr. 14]. Theo tác giả, Nhân là
cơ sở chỉ đạo học thuyết của Khổng Tử trên mọi bình diện. Nhân vừa là tiền đề,
vừa là kết quả của mọi hành động, mọi quan hệ. "Nhân tỏa sáng lời nói, việc
làm, suy nghĩ của con người và chỉ đạo con người hành động. "Nhân" chẳng
những là nội dung cơ bản tự rèn luyện của con người mà còn đưa xã hội đến ổn
định. Đó là những mục đích mà Khổng Tử muốn đạt tới” [2, tr. 17, 18).
Thứ ba, cụ thể là Lý Tường Hải (Trung Quốc) trong cuốn sách giới
thiệu thân thế và những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử nhan
đề Khổng Tử lại cho rằng, “Khổng Tử đã đem chữ “Nhân” trong văn hiến
cổ đại như Kinh Thi, Kinh Thư, phú cho nó một hàm nghĩa phổ thông, sâu
sắc hơn nữa, không chỉ xem nó là căn cứ nội tại để hình thành nên lễ nhạc
mà còn xem nó là bản tính của người ta nói chung” [26, tr. 24]. Ông còn
nhấn mạnh, "Nhân" mà Khổng Tử nói đến “làm thành bản chất nội tại của

con người sở dĩ thành người, đồng thời cũng hàm chứa căn cứ nội tại sở dĩ
yêu người" [26, tr. 28].

6
Tìm hiểu quan niệm của Khổng Tử về giáo dục, tác giả Nguyễn Bá
Cường trong luận văn thạc sĩ triết học Quan niệm của Khổng Tử về giáo dục
cho rằng: "Nhân" là kết tinh cao nhất của triết học Khổng Tử và cũng là chủ
trương nhất quán xuyên suốt sự nghiệp giáo dục của ông” [18, tr. 43], nhân là
một nội dung giáo dục cơ bản nhất của Khổng Tử, Khổng Tử giáo dục học trò
về "nhân" với tư cách là những chuẩn mực đạo đức mà người học cần phải có
để thực hiện đạo làm người. “Nhân vừa là cơ sở của đạo làm người, vừa là
mục đích mà người học cần đạt được” [18, tr. 43].
Trong cuốn Nho giáo xưa và nay (Vũ Khiêu chủ biên), Phan Văn
Các phản ánh những nét chính về tình hình nghiên cứu Khổng Tử và Nho
giáo ở Trung Quốc qua “Hội thảo quốc tế về Nho học” lần thứ nhất (tháng
10 năm 1987). Trong đó ông nhận xét: “Nhiều ý kiến cho rằng, kết tinh cao
nhất của triết lý Khổng Tử là chữ “nhân”- “nhân” chính là sự thăng hoa
triết học của con người” [36, tr. 278]. Như vậy, hầu hết các học giả nghiên
cứu Nho gia đều thừa nhận rằng, nhân là hạt nhân cốt lõi, xuyên suốt trong
tư tưởng của Khổng Tử.
Nguyễn Đăng Duy trong Nho giáo với văn hoá Việt Nam đã nghiên
cứu Nho giáo dưới góc độ văn hóa và mối quan hệ giữa Nho giáo với các
giá trị văn hoá. Trong đó, tác giả đã đề cập đến nhân với ý nghĩa là một trong
những nội dung đạo đức của Nho giáo. Ông cho rằng: “Trong đạo đức làm
người, chữ nhân được Khổng Tử đặt nên hàng đầu, đức nhân là tiêu chuẩn
cao nhất, nhân là điều hợp với đạo trời và lòng người” [22, tr. 174]. Biểu hiện
của đức nhân ấy chính là nhân ái, lòng thương yêu con người [22, tr. 176].
Các công trình nghiên cứu trên, ở nhiều khía cạnh, mức độ khác nhau
đều đề cập đến "nhân". Tuy nhiên, các công trình ấy chưa đi sâu phân tích
làm rõ nội hàm của nhân một cách đầy đủ và có hệ thống, chưa lấy mệnh đề

"ái nhân" và "tri nhân" làm cơ sở, nền tảng để xem xét các phạm trù liên quan
đến "nhân" trong học thuyết của Khổng Tử.

7
Duy có Phan Bội Châu trong Khổng học đăng đã phân tích, lý giải
nội dung của nhân một cách tương đối đầy đủ, chi tiết qua sự đối đáp của
Khổng Tử với học trò. Trong đó, Phan Bội Châu đi sâu lý giải nhân ở các
góc độ “khắc kỷ phục lễ”, “trung thứ”. Ông còn làm rõ “các bộ phận và các
chi tiết ở trong chữ nhân”, Ông cho rằng nhân bao gồm ái nhân; bao gồm
cung, khoan, tín, mẫn, huệ [13, tr. 45, 46]. Khi phân tích mối quan hệ nhân,
trí, dũng, Phan Bội Châu cho rằng, nhân là ái nhân, nhưng nhờ có tri nhân
nên nhân đó càng thêm trọn vẹn. Ông cũng cho rằng, ái nhân và tri nhân
có mối quan hệ gắn bó, bổ sung cho nhau: “Yêu người với biết người, vẫn
hai thủ đoạn nhưng chỉ là một đạo lý mà thôi” [13, tr. 67]. Mặc dù Phan
Bội Châu cũng chưa lấy mệnh đề ái nhân và tri nhân làm cơ sở, nền tảng
để xem xét các phạm trù liên quan đến nhân, song chúng tôi cho rằng, ông
đã ít nhiều lưu ý tới mối quan hệ giữa hai mệnh đề này của nhân. Điều đó
đã tạo đà cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề này.
Qua khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên đây,
chúng tôi thấy rằng, hầu hết các tác giả nghiên cứu học thuyết Nho gia đều
đề cập đến nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau xuất phát từ đối tượng, mục
đích nghiên cứu của họ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ấy chưa làm
rõ được nội hàm của “nhân” là ái nhân và tri nhân (yêu thương con người
và biết người), cũng chưa thấy được nhân chính là cơ sở, nền tảng để xem
xét các phạm trù đạo đức khác trong tư tưởng của Khổng Tử. Mặt khác,
Khổng Tử khi nói đến “nhân” là nói đến phẩm chất cao quí của người quân
tử trong quan hệ ứng xử với người khác, vì thế mà ông đã đồng nhất “trí”
và “tri”, nghĩa là sự “biết người” phải cần đến năng lực tư duy. Từ thực tế
đó, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những học giả đi
trước, tác giả luận văn mong muốn đi sâu phân tích, làm rõ hơn nội dung

của phạm trù nhân trong học thuyết của Khổng Tử qua mối quan hệ giữa ái
nhân và tri nhân.

8
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của luận văn là: trình bày một cách hệ thống tư tưởng của
Khổng Tử về nhân qua việc phân tích mối quan hệ giữa ái nhân và tri nhân,
từ đó làm rõ ý nghĩa của nhân trong quan hệ ứng xử của con người.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Trình bày những điều kiện, tiền đề chủ yếu cho sự hình thành học
thuyết chính trị - đạo đức của Khổng Tử.
- Trình bày khái quát nội dung tư tưởng cơ bản của Khổng Tử.
- Trình bày một cách có hệ thống quan niệm của Khổng Tử về ái nhân
và tri nhân; phân tích mối quan hệ mật thiết giữa hai mệnh đề "ái nhân" và
"tri nhân" để làm rõ nội hàm của Nhân.
- Từ việc phân tích ở trên về mối quan hệ giữa “ái nhân” và “tri nhân”,
làm rõ những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của Khổng Tử về nhân cũng
như ảnh hưởng của nó đối với quan hệ ứng xử của con người.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
- Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết
học Mác-Lênin; phương pháp kết hợp giữa lôgic và lịch sử của khoa học lịch
sử triết học; các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn
dịch, so sánh…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng của Khổng Tử về nhân qua mối
quan hệ giữa ái nhân và tri nhân.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng của
Khổng Tử về nhân, ái nhân, tri nhân, mối quan hệ giữa ái nhân và tri nhân

trong Luận Ngữ, trong một số tác phẩm kinh điển của Nho gia và trong một

9
số công trình nghiên cứu cơ bản về Nho giáo trong và ngoài nước từ trước
đến nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc làm rõ hơn tư
tưởng của Khổng Tử về nhân qua mối quan hệ giữa ái nhân và tri nhân,
những giá trị tích cực và những hạn chế trong tư tưởng của Khổng Tử khi giải
quyết mối quan hệ giữa con người với con người.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
giảng dạy và học tập môn lịch sử triết học phương Đông.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương 6 tiết.


10
Chương 1
KHỔNG TỬ - NGƯỜI SÁNG LẬP TRƯỜNG PHÁI NHO GIA

1.1. Xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc và sự ra đời
của Nho gia
Trung Quốc thời kỳ cổ đại đến cuối xã hội nguyên thủy, ở lưu vực sông
Hoàng Hà có nhiều thủ lĩnh bộ lạc nối tiếp nhau. Đó là Hoàng Đế, Thiếu Hiệu,
Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ [54, tr. 124).
Năm Nghiêu 72 tuổi, Nghiêu đề nghị cử người khác làm thủ lĩnh liên minh bộ
lạc, vì Nghiêu đã già, hội nghị liên minh bộ lạc đã bầu Ngu Thuấn, một người
có tinh thần trách nhiệm lên thay. Đến khi Thuấn già, hội nghị lại bầu Hạ Vũ,
là người có công trong việc trị thuỷ lên làm thủ lĩnh liên minh bộ lạc. Phản

ánh tình hình kinh tế – xã hội thời kỳ này, trong thiên “Lễ vận” sách “Lễ ký”
chép: “Thi hành đạo lớn thiên hạ là chung, chọn người hiền tài, chú trọng tín
nghĩa và sự hoà mục. Do vậy, người ta không chỉ thân với người thân của
mình. Làm cho người già có chỗ dưỡng lão, trai tráng có chỗ dùng, trẻ nhỏ có
chỗ nuôi nấng, những kẻ quan, quả, cô độc, tàn tật đều có chỗ nuôi. Trai có
nghề nghiệp, gái có chồng. Của cải không vứt xuống đất cũng không phải cất
cho riêng mình, sức lực đều dốc hết nhưng không phải vì riêng mình. Vì vậy,
mưu mô xảo quyệt không dùng, trộm cướp giặc giã không có, do đó cửa
ngoài không cần đóng, gọi là xã hội đại đồng” [54, tr. 124].
Chính vì vậy, sau này Khổng Tử luôn ca ngợi những vị vua sáng như
Nghiêu, Thuấn, Vũ, mong muốn một xã hội tốt đẹp an bình như thời các vua
huyền thoại ấy trị vì. Khổng Tử thường nêu gương của vua Nghiêu, Thuấn để
dăn dạy người đời. Khổng Tử khen: “Lớn lao thay sự nghiệp của vua Nghiêu
lúc làm vua. Cao vòi vọi! Chỉ có trời là lớn lao, chỉ có vua Nghiêu sánh kịp!
Công đức của ngài cao lồng lộng, dân không biết nói sao cho xiết! Cao vòi
vọi là sự thành công của ngài! Rực rỡ thay là văn chương của ngài” (Tö viÕt:

11
Đại tai, Nghiêu chi vi quân dã! Nguy nguy hồ! Duy thiên vi đại, duy Nghiêu
tắc chi. Đãng đãng hồ, dân vô năng danh yên. Nguy nguy hồ, kỳ hữu thành
công dã! Hoán hồ, kỳ hữu văn ch-ơng) [35, tr. 390]. iu ỏng chỳ ý õy
l, Khng T ca ngi cỏc ụng vua huyn thoi nh vua Nghiờu, vua Thun ó
khụng nhn nhng thnh tu to ln ú l cụng lao ca h, thờm na, h cũn
sng mt cuc sng gin d, mc mc, m tp trung ht sc lc, tõm trớ vo
vic xõy dng t nc, giỳp ớch cho dõn nh sa sang kờnh rch: c cao
vũi vi! Vua Thun, Vua V cú thiờn h, m chng coi l vinh d (Tử viết:
Nguy nguy hồ! Thuấn, Vũ chi hữu thiên hạ dã, nhi bất dự yên) [35, tr. 389].
Vi vua H V, ta khụng cú iu gỡ chờ trỏch c. n ung m bc
qun ỏo thng ngy xuynh xong, cung tht nh hp m ngi dn ht sc
vo vic sa sang kờnh rch (Tử viết: Vũ, ngô vô gián nhiên hĩ. Phỉ ẩm

thực nhi trí hiếu hồ quỷ thần, ố y phục nhi trí mỹ hồ phất miện, ti cung thất
nhi tận lực hồ câu hức. Vũ, ngô vô gián nhiên hĩ) [35, tr. 394]. Xó hi tt p
m phn ln nh vo li sng v cỏch tr thiờn h ca nhng v vua sỏng y ó
tr thnh mc tiờu phn u ca Khng T cho mt xó hi tng lai, v
nhng tm gng sỏng ca cỏc vua hin chỳa thỏnh minh thi y ó tỏc
ng khụng nh n vic hỡnh thnh t tng ca Khng T, c bit v
nhõn, ỏi nhõn v tri nhõn. ễng mong mun mt xó hi tt p nh
ng, Ngu, trong ú, tr nh c thng yờu, ngi gi c nuụi dng.
Bn thõn Khng T sau ny cng rt chỳ ý giỳp ngi tn tt, cụ n.
Sau khi vua V cht, con ca vua V l Khi lờn thay, ch bu c
th lnh liờn minh b lc n õy chm dt. S kin ú t du chm ht cho
xó hi th tc, giai on lch s m s sỏch Trung Quc gi l thi i ng.
Vua Khi ni chc th lnh ca cha, m u triu i nh H, nh nc
chim hu nụ l u tiờn Trung Quc (khong th k XXI n th k XVI
trc CN). n cui nh H, vua Kit l mt bo chỳa ni ting, ỏp bc búc
lt nhõn dõn thm t, c nc oỏn hn. Vỡ th m Thnh Thang ó lt vua

12
Kiệt, lập lên nhà Thương (khoảng thế kỷ XVI đến 1066 trước CN). Đến cuối
đời Thương, vua Trụ dâm loạn bạo ngược, dùng hình phạt tàn khốc để trừng
phạt nhân dân. Như một tất yếu lịch sử, “kẻ tàn tặc” sẽ bị lật đổ bởi một thế
lực khác để quốc gia, xã tắc được tồn tại. Nước Chu vốn là một nước phụ
thuộc của Thương do Chu Vũ Vương đứng đầu đã đem quân lật đổ nhà
Thương, lập ra nhà Chu, nhà Chu đóng đô ở phía Tây, đất Cảo, nên được gọi
là Tây Chu (khoảng 1066 – 771 trước CN).
Năm 770 trước CN, do bị các thế lực phía Tây là Nhung, Địch tấn
công, vua Tây Chu là Chu Bình Vương buộc phải dời đô sang Lạc ấp ở phía
Đông, bắt đầu giai đoạn thứ hai của nhà Chu là Đông Chu. Đến năm 256
trước CN, nước Chu bị nước Tần thôn tính, nhà Chu diệt vong.
Giai đoạn Đông Chu tương đương với 2 thời Xuân Thu và Chiến Quốc.

Sở dĩ gọi là Xuân Thu, vì lịch sử giai đoạn này có niên đại trùng hợp với mốc
thời gian trong sách Xuân Thu, một cuốn sử biên niên do Khổng Tử ghi chép
các sự kiện của nước Lỗ, về sau trở thành cuốn kinh điển của Nho gia. Niên
đại của sách Xuân Thu bắt đầu từ 772 trước CN và kết thúc năm 481 trước
CN (do đó, thời Xuân Thu cũng tính theo niên đại ấy). Còn thời Chiến Quốc
được xác định về niên đại từ năm 403 trước CN, tức là năm ba nước Triệu,
Nguỵ, Hàn được nhà Chu công nhận là chư hầu làm mốc mở đầu và kéo dài
đến 221 trước CN là năm vua Tần thống nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, về niên
đại của Xuân Thu cũng có ý kiến cho rằng, thời Xuân Thu bắt đầu từ đầu
Đông Chu, tức là năm 770 trước CN cho đến 475 trước CN và tiếp ngay sau
đó là thời chiến Quốc (475 – 221 trước CN).
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc cổ đại là thời kỳ lịch sử sôi
động với nhiều chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện trong lịch sử Trung
Quốc. Đây là thời kỳ có nhiều sự kiện lịch sử xuất hiện dồn dập, nhiều học
thuyết triết học và chính trị - xã hội ra đời, xuất hiện nhiều nhà tư tưởng tài ba
xuất chúng mà những tư tưởng của họ ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá và tư

13
tưởng Trung Quốc sau này. Chúng tôi sẽ trình bày khái quát một số lĩnh vực
đời sống xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc để làm rõ những
tiền đề hình thành học thuyết của Khổng Tử.
Về chính trị
Thể chế chính trị nhà Chu được xây dựng trên nguyên tắc phân phong
và cống nạp hàng năm. Trật tự đẳng cấp được duy trì theo thứ tự: Thiên Tử,
chư hầu, khanh, đại phu, sĩ. Trong đó, thiên tử nhà Chu là lãnh chúa tối cao
chiếm toàn bộ đất đai và thống trị thần dân khắp thiên hạ. Thiên tử chia đất
đai và phong chức tước cho anh em, họ hàng và công thần làm chư hầu để họ
dựng nước và trị dân các nơi. Vua các chư hầu lại phân phong đất đai, chức
tước cho các bậc đại phu, quý tộc. Vua chư hầu cũng có chính quyền và quân
đội riêng, hàng năm phải triều cống và triều hội với thiên tử nhà Chu.

Chế độ “phong hầu kiến địa” của nhà Chu khi đó có tác dụng tích cực
bảo vệ mọi quyền lợi của giai cấp quý tộc thống trị về tất cả các mặt kinh tế,
chính trị và huyết thống.
Sau khi Bình Vương dời đô về Lạc Ấp không lâu, trong cung đình đã
xảy ra việc cha con tranh nhau ngôi vua làm cho thế lực nhà Chu ngày càng
suy yếu. Mặt khác, do uy thế chính trị của nhà Chu bị giảm sút, nhiều nước
chư hầu không chịu triều cống cho vua Chu như trước nữa.
Vì vậy, về danh nghĩa, vua nhà Chu vẫn là vua chung, nhưng trên thực
tế, vị thế “đỉnh tháp” này đã không đủ sức để điều khiển các chư hầu nữa.
Trong khi đó, trên lãnh thổ Trung Quốc có rất nhiều nước nhỏ, phần lớn là
những quốc gia được hình thành do chính sách phân phong thời Tây Chu.
Trước kia, một trong những mục đích của việc phân phong chư hầu là để các
nước này làm phên giậu bảo vệ nhà Chu. Nhưng đến lúc này, nhân lúc thế lực
nhà Chu suy yếu, một số nước không những không tuân theo mệnh lệnh của
thiên tử mà còn xâm phạm lãnh địa nhà Chu, thậm chí còn muốn khống chế
thiên tử để chỉ huy các nước chư hầu. Đến giai đoạn này, chế độ “phong hầu

14
kiến địa” của nhà Chu đã không còn được tuân thủ răm rắp như trước. Vua
nhà Chu không còn đủ thế và lực để nắm được toàn bộ đất đai, thần dân cũng
như các nước chư hầu nữa, các vương hầu tự xưng hùng, xưng bá, lợi dụng
danh nghĩa bảo vệ tôn vinh nhà Chu, tập hợp lực lượng để xâm lược, trừng
phạt và tiêu diệt nước khác, mà thực chất là từng bước tiếm quyền, chiếm giữ
địa vị thiên tử nhà chu để cai trị thiên hạ. Do vậy, từ đầu thế kỷ VII đến thế kỷ
V trước CN, trong đời sống chính trị ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc chiến
tranh giữa các nước để tranh quyền bá chủ thiên hạ. Nước đầu tiên giành được
quyền bá chủ là Tề (656 trước CN), sau đó là Tấn (632 trước CN), Sở (597
trước CN), sau này là Tần, Ngô, Việt cũng trở thành những nước lớn tranh
giành quyền bá chủ.
Sống trong thời kỳ lịch sử đó, Khổng Tử luyến tiếc và muốn khôi phục

lại thời kỳ hoàng kim của chế độ tông pháp nhà Chu. Vì theo Khổng Tử, đó là
thời kỳ lễ, văn rực rỡ, thịnh trị, ổn định. Vì vậy, trong học thuyết của mình,
Khổng Tử đã đưa ra những nguyên tắc, phương pháp trị nước nhằm đảm bảo
cho một trật tự xã hội ổn định, đó là “nhân”, “lễ”, “chính danh”, tu thân, đức
trị, hiếu, đễ…
Trải qua cuộc đấu tranh lâu dài giữa các nước và trong nội bộ từng
nước, đến thời Chiến Quốc, ở Trung Quốc có 7 nước lớn là Tần, Yên, Tề,
Triệu, Nguỵ, Hàn, Sở. Đến cuối thế kỷ IV trước CN, những cuộc chiến tranh
thôn tính lẫn nhau giữa các nước ở Trung Quốc lại bùng lên với mức độ ngày
càng ác liệt.
Nước Tần, nhờ áp dụng chính sách cải cách của Thương Ưởng mà trở
lên giàu mạnh. Sự hùng mạnh của Tần làm cho 6 nước phía Đông đều lo sợ.
Vì vậy, năm 333 trước CN, theo sáng kiến của Tô Tần, tướng quốc của nước
Yên, 6 nước Yên, Tề, Triệu, Nguỵ, Hàn, Sở đã thành lập một liên minh gọi là
“hợp tung” để chống Tần. Nhằm phá vỡ “hợp tung” của các nước phía Đông,
năm 328 trước CN, tướng quốc nước Tần là Trương Nghi dùng mánh khoé

15
ngoại giao để chia rẽ các nước phía đông, lôi kéo các nước này liên minh với
Tần, gọi là “liên hoành”, nhưng thực chất là bắt các nước này phải thần phục
Tần. Sau đó, Tần liên tiếp tấn công các nước láng giềng Triệu, Nguỵ, Hàn, Sở
và nhiều lần thu được thắng lợi lớn.
Trong quá trình ấy, các nước nhỏ như Trịnh, Tống, Lỗ, Vệ … đều bị
các nước lớn thôn tính. Còn nước Chu nhỏ bé đến năm 367 trước CN, do việc
tranh giành ngôi vua cũng chia thành Tây Chu và Đông Chu. Đến năm 256
trước CN và năm 249 trước CN, hai nước này lần lượt bị Tần tiêu diệt. Đến
đây, Trung Quốc chỉ còn lại 7 nước lớn và Tần trở thành một lực lượng vô
địch. Năm 230 trước CN, Tần diệt Hàn, và sau đó đã liên tiếp diệt Triệu (228
trước CN), Nguỵ (225 trước CN), Sở (223 trước CN), Yên (222 trước CN),
Tề (221 trước CN). Thời chiến quốc đến đây chấm dứt, Trung Quốc được

thống nhất.
Về kinh tế
Tiến bộ mới quan trọng nhất của thời kỳ này trong lĩnh vực kinh tế là
sự ra đời của đồ sắt. Giữa thời Xuân Thu, trên một chiếc chuông của nước Tề
có khắc một đoạn chữ trong đó có câu “người luyện sắt bốn nghìn”. Ở nước
Tần năm 513 trước CN, nhà nước đã dùng sắt để đúc đỉnh. Các nhà khảo cổ
học cũng phát hiện được đồ sắt cuối thời Xuân Thu trong một ngôi mộ cổ ở
Hồ Nam, thuộc đất Sở trước đây [54, tr. 140]. Đến thời chiến Quốc, đồ sắt
được sử dụng phổ biến, sắt được dùng để làm ra các công cụ lao động như
lưỡi cày, lưỡi cuốc, liềm, hái…để sử dụng trên đồng ruộng; làm ra các thứ đồ
dùng trong gia đình như dao, cưa, đục, búa; làm ra trục và bánh xe để chuyên
chở hàng hoá từ chỗ này sang chỗ khác, v.v. Từ đó trâu bò được đưa vào cày
bừa thay cho sức kéo của người, ngựa được đưa vào kéo xe thay cho sức đẩy
của người. Nhờ đó nhiều ruộng đất hoang được nông dân khai khẩn, thủy lợi
được coi trọng, làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp ngày càng
tăng, của cải làm ra ngày một nhiều. Trong thời kỳ này, thủ công nghiệp và

16
thương nghiệp cũng có những bước phát triển mới, xuất hiện những xưởng
sản xuất thủ công như xưởng đồng, sắt, dệt, gốm, mộc, v.v. Thương nghiệp
cũng phát triển khá mạnh, trong xã hội đã xuất hiện một số lái buôn lớn có số
vốn hàng ngàn lạng vàng, tiền đồng ra đời vào cuối thời Xuân thu, đến thời
Chiến Quốc, tiền được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở sự
phát triển của lực lượng sản xuất (công cụ sản xuất mới, kỹ thuật canh tác
mới, sự xuất hiện của tiền tệ và sự phát triển của thương nghiệp) thì quan hệ
sản xuất chiếm hữu nô lệ với chế độ kinh tế “tỉnh điền” bóc lột nhân dân theo
kiểu cuả thiên tử, quý tộc nhà Chu quy định trước đây đã trở nên lạc hậu,
không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải thay thế bằng phương thức bóc lột khác.
Trong giai đoạn trước, toàn bộ đất đai, nhân dân ở Trung Quốc đều
thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nhà nước. “Dưới gầm trời không đâu không

phải là đất của nhà vua, ngoài vùng biên viễn không đâu không phải là thần dân
của nhà vua” [65, tr. 19]. Nhưng bắt đầu từ thời Xuân Thu, chế độ ruộng đất
của nhà nước dần dần tan rã, ruộng tư xuất hiện ngày một nhiều. Thời Tây
Chu, thiên tử nhà Chu phong đất cho các chư hầu trên cơ sở họ hàng và
những người có công. Nhưng đến thời Xuân Thu, quan hệ họ hàng đã trở lên
xa xôi và thêm nữa, nhà Chu với tư cách là tôn chủ không còn đủ thế và lực
để bắt những người được kế thừa đất phong phải thực hiện nghĩa vụ của họ.
Vì vậy, trên thực tế, các chư hầu đều coi lãnh địa được phong là thuộc quyền
sở hữu của họ. Ngoài lãnh địa được phong, các nước lớn còn thôn tính nhiều
nước nhỏ và xâm chiếm đất đai của các nước khác, bộ phận đất đai này trở
thành sở hữu riêng. Trong các nước chư hầu, do sự suy yếu của nhà vua, do
sự tranh giành đất đai của nhau, thái ấp của các khanh đại phu cũng biến dần
thành ruộng đất tư. Đồng thời, chế độ “tỉnh điền” cũng dần dần tan rã. Do
công cụ sản xuất tiến bộ và sức lao động tăng lên, người ta có khả năng khai
khẩn thêm nhiều ruộng đất hoang. Do vậy, đến thời kỳ này, một số nông dân
cũng có ruộng đất riêng.

17
Đến thời chiến Quốc, chế độ ruộng tư ngày càng phát triển mạnh mẽ,
chế độ tỉnh điền đang đi đến chỗ tan rã hoàn toàn. Trong hoàn cảnh ấy, ruộng
đất ngày càng tập trung vào tay các địa chủ lớn, nông dân nhiều người bị mất
ruộng đất. Do đó, lúc bấy giờ trong xã hội có câu: “nhà giàu ruộng liền bờ bát
ngát, người nghèo không tấc đất cắm dùi” [54, tr. 143]. Do việc mua bán
ruộng đất trở lên phổ biến càng thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập trung
ruộng đất vào tay một số ít lãnh chúa, địa chủ giàu có. Sự phát triển của chế
độ tư hữu về ruộng đất là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện phương thức sản
xuất mới, đó là phương thức sản xuất phong kiến.
Về xã hội
Sự phát triển của các ngành kinh tế và sự thay đổi quyền sở hữu ruộng
đất làm cho cơ cấu giai cấp trong xã hội cũng thay đổi. Trong giai cấp thống

trị có sự phân hoá. Do có ruộng đất riêng, một số khanh, đại phu, sĩ đã biến
thành địa chủ mới. Đến thời chiến Quốc, không những quan lại nhà nước mà
một số nhà giầu có cũng mua được nhiều ruộng đất, trở thành những thương
nhân kiêm địa chủ. Từ tầng lớp này xuất hiện một loại quý tộc mới với thế lực
kinh tế ngày càng mạnh, chiếm địa vị cao trong xã hội như Huyền Cao ở nước
Tấn, Tử Cống ở nước Lỗ, sau này có Lã Bất Vi ở nước Tần. Họ tìm cách leo
lên, tranh giành quyền lực với tầng lớp quý tộc cũ.
Sự tan rã của chế độ tỉnh điền đã làm cho giai cấp nông dân bị phân
hoá, một bộ phận nông dân vẫn giữ được 100 mẫu ruộng như trước kia, cộng
với ruộng đất khai khẩn thêm, trở thành nông dân tự canh, một bộ phận khác
hoàn toàn “không có tấc đất cắm dùi”, buộc phải làm tá điền hoặc cày thuê
cho địa chủ.
Sự phân hoá giai cấp đó dẫn đến sự xuất hiện những mâu thuẫn giai cấp
trong xã hội mà khởi nguồn của nó là những mâu thuẫn từ lợi ích kinh tế của
các giai cấp đối lập nhau. Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ, phong kiến
mới nổi lên với giai cấp quý tộc đang nắm quyền lực chính trị nhưng địa vị và

18
sức mạnh kinh tế đã suy yếu; mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp quý tộc, giữa bộ
phận quý tộc bảo thủ với bộ phận quý tộc muốn thực hiện đổi mới bằng
những chính sách kinh tế xã hội có tính chất cải lương nhằm duy trì quyền lợi
và địa vị của mình, mâu thuẫn giữa quý tộc nhỏ với đại quý tộc thống trị; mâu
thuẫn giữa nông dân, nông nô với giai cấp địa chủ mới và quý tộc.
Sang thời Chiến Quốc, những mâu thuẫn trên vẫn tiếp tục phát triển,
thêm nữa, chiến tranh giữa các nước vẫn không ngừng xảy ra và ngày càng
tàn bạo, khốc liệt hơn. Tình hình ấy đã làm cho xã hội hết sức rối loạn, sản
xuất bị đình trệ, ruộng vườn bị bỏ hoang, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực,
gia đình ly tán. Trong xã hội thường xuyên diễn ra “hiện tượng bề tôi giết
vua, con giết cha, em giết anh”. Đây là thời kỳ trật tự xã hội bị đảo lộn, đạo
đức suy đồi, các quy chế thời Tây Chu bị phá hoại [54, tr. 147]. Sự mục ruỗng

đó của xã hội đã làm cho chế độ nhà Chu suy tàn nhanh chóng, những mâu
thuẫn trong xã hội đạt đến đỉnh cao làm cho chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung
Quốc thời Xuân Thu nhanh chóng tan rã.
Về tư tưởng
Những mâu thuẫn của xã hội đương thời đòi hỏi phải thay thế chế độ xã
hội cũ bằng một chế độ xã hội mới phù hợp hơn, mở đường cho xã hội phát
triển. Do vậy, về mặt tư tưởng cũng đòi hỏi phải có học thuyết luận giải cho
sự tồn tại, phát triển của một chế độ xã hội mới phù hợp hơn. Tình hình ấy đặt
lên vai các nhà tư tưởng một sứ mệnh trọng đại là tìm cơ sở lý luận nhằm thiết
lập lại trật tự xã hội. Có thể nói, chính nhu cầu cần đến các học thuyết trị nước
của vua chúa chư hầu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện của các
học thuyết chính trị - xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Thời Tây Chu, uy
quyền của thiên tử còn mạnh, thế lực của các nước chư hầu chưa phát triển,
do đó trật tự xã hội nói chung tương đối ổn định, các quy chế và các mối quan
hệ xã hội được tuân thủ. Nhưng đến thời Xuân Thu, vua Đông Chu đã mất
dần thế lực và uy quyền. Các nước chư hầu không ngừng tranh giành nhau

19
bằng vũ lực, nhiều dòng họ khanh đại phu đang chuẩn bị lực lượng để giành
ngôi chư hầu. Do vậy, giai cấp chủ nô quý tộc thống trị vì sự tồn vong của
mình buộc phải tìm đến một đường lối trị nước, và cao hơn, là tìm kiếm một
học thuyết chính trị phù hợp. Lúc này, trong xã hội xuất hiện tầng lớp trí thức,
những mưu sĩ, họ là những người hiểu biết, có kinh nghiệm, hiểu thời thế,
hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân cũng như quyền lợi của giai cấp
thống trị và một số người cũng muốn mưu cầu lợi ích riêng cho mình. Các
nhà tư tưởng đó cũng mong muốn tìm được minh chủ để tỏ rõ tài năng của
mình, thực hành học thuyết cứu đời, ổn định trật tự xã hội, chấm dứt chiến
tranh loạn lạc. Họ mạnh dạn đưa ra lập trường, chính kiến của mình thể hiện
trong các học thuyết chính trị, đề xuất những phương pháp chính trị, quân sự,
ngoại giao nhằm tạo dựng thế lực, tăng cường sức mạnh cho nước mình, vua

mình và tiêu diệt các nước khác, thực hiện giấc mộng bá chủ. Việc coi trọng
kẻ sĩ của các nước vương hầu quý tộc ở các nước chư hầu đã làm cho Trung
Quốc lúc đó xuất hiện nhiều trung tâm học thuật. Ở đó, các học giả được tự
do tranh luận về đường lối trị nước, còn việc đường lối đó có được dùng hay
không lại phụ thuộc vào các minh chủ. Ví dụ, trung tâm chính trị của Tắc Hạ,
Bình Nguyên Quân ở nước Triệu, Tín Lăng Quân ở nước Nguỵ. Trong thái ấp
của Mạnh Thường Quân có lúc nuôi tới 3000 kẻ sĩ. Những người này đều
đứng trên lập trường giai cấp của mình để phê phán trật tự xã hội cũ, đề xuất
việc xây dựng xã hội tương lai. Nhiều học thuyết ra đời như vậy nên người ta
gọi thời kỳ này là “Bách gia chư tử” (“trăm nhà trăm thầy”), “Bách gia tề
phóng”, “Bách gia tranh minh”, (“trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”). Đây
là thời kỳ có một không hai trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, bởi có quá
nhiều học thuyết chính trị xã hội khác nhau xuất hiện. Tuy nhiên, theo Sử ký
của Tư Mã Thiên, chỉ có 9 phái cơ bản, nhưng trong số các học thuyết đó, nổi
bật và có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống chính trị - xã hội là Nho gia, Đạo
gia, Mặc gia, Pháp gia.

20
Nho gia
Khổng Tử (551 - 479 trước CN) là người sáng lập Nho gia. Ông chủ
trương khôi phục lại xã hội theo khuôn mẫu nhà Chu, tức là muốn duy trì một
xã hội có trật tự, đẳng cấp, có lễ nghĩa, làm sống dậy tinh thần đạo lý truyền
thống, điều hoà những mâu thuẫn của xã hội theo tinh thần cải lương nhằm
bảo vệ quyền lợi của giai cấp chủ nô quý tộc. Biện pháp mà Khổng Tử đưa ra
để đạt được mục đích đó là “đức trị” và “lễ trị”. Cơ sở của đường lối “đức trị”
đó là lòng nhân, tức là lòng thương người và phải làm theo đúng Lễ, phải
“chính danh”. Nhưng đường lối chính trị lấy đạo đức làm cơ sở ấy của Khổng
Tử không phải là liều thuốc hữu hiệu đối với căn bệnh của xã hội Trung Quốc
thời bấy giờ. Vì vậy, học thuyết của ông không được giai cấp thống trị các
nước chư hầu chấp nhận.

Sau khi Khổng Tử qua đời, Nho gia chia làm nhiều phái, trong đó
Mạnh Tử (372 – 289 trước CN) được coi là đại biểu xuất sắc nhất của phái
Nho học chính thống thời Chiến Quốc. Mạnh Tử kế thừa chủ trương “đức trị”
của Khổng Tử, đồng thời tiến thêm một bước so với Khổng Tử trong việc giải
thích nguồn gốc của đạo đức (tứ đoan) như là lý tính tiên thiên sẵn có trong
tâm của mỗi con người. Do tính thiện trời phú lại được tứ đoan bẩm thụ mà
người ta biết thương xót, biết hổ thẹn, biết căm ghét, biết nhường nhịn, biết
phải trái. Vì thế, theo Mạnh Tử, dùng đạo đức cai trị là lẽ tự nhiên hợp với
quy luật như “nước chảy chỗ trũng”. Mạnh Tử chủ trương thống nhất Trung
Quốc, tuy nhiên, biện pháp để thực hiện chủ trương đó không phải là chiến
tranh mà là đường lối “nhân chính”, tức là dùng đạo đức nhân nghĩa để cai trị.
Ông cho rằng, chỉ có ông vua nào không thích giết người, biết quý trọng, bảo
vệ dân, trọng nhân nghĩa thì mới thực hiện được sứ mệnh đó. Song, trong điều
kiện lịch sử lúc bấy giờ, chủ trương như vậy là ảo tưởng, cho nên tư tưởng
của Mạnh Tử cũng không được vua các nước chấp nhận.

21
Tuân Tử (313 - 238 trước CN) cũng được xếp vào hàng những nhà
sáng lập Nho gia, nhưng ông đã phát triển học thuyết của Nho gia theo hướng
duy vật. Thế giới quan của Tuân Tử mang tính duy vật triệt để hơn Khổng Tử,
điều đó thể hiện trong tư tưởng của ông về nguồn gốc thế giới. Khi xem xét
bản tính con người, Tuân Tử cho rằng bản tính con người là ác. Từ đó, theo
ông, cần phải kết hợp lễ trị với pháp trị trong việc quản lý dân. Lễ đóng vai
trò điều hòa các mối quan hệ xã hội, làm cho con người hiểu và chấp nhận sự
phân hóa và tồn tại đẳng cấp xã hội, từ đó chấp nhận sự phân công lao động
xã hội và phân phối sản phẩm. Pháp luật được dùng để răn đe, giáo dục, cho
nên hình phạt phải nhẹ, không nên dùng “hình phạt nặng đối với tội nhẹ” như
các đại biểu Pháp gia áp dụng.
Đạo gia
Các đại biểu của Đạo gia là Lão Tử (tên tuổi chưa được xác định)

[54, tr. 147] và Trang Tử (thế kỷ IV – III trước CN). Đây là học phái đưa ra
nhiều vấn đề triết học sâu sắc nhất thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Nội dung cơ
bản của Đạo gia là học thuyết về “Đạo” và “Đức”. “Đạo” vừa là bản nguyên
của thế giới, vừa là phương pháp của hoạt động nhận thức. “Đức” là sự biểu
hiện của “Đạo”. Về phương diện chính trị - xã hội, các nhà sáng lập Đạo gia
chủ trương “vô vi nhi trị” (không làm mà vẫn cai trị được), nghĩa là giai cấp
thống trị không can thiệp đến đời sống của nhân dân. Lão Tử phê phán sự bóc
lột thậm tệ của giai cấp thống trị đối với nhân dân, chủ trương thực hiện
“nước nhỏ dân ít”, không cần chữ viết, không cần giáo dục. Sau này Trang Tử
kế thừa tư tưởng “vô vi” của Lão Tử và cho rằng, xã hội muốn yên ổn thì con
người phải chất phác, quay về sống với tự nhiên như thời nguyên thủy. Chủ
trương của phái Đạo gia là không tưởng, trái với tiến trình lịch sử nên không
được giai cấp thống trị đương thời chấp nhận.
Mặc gia
Người sáng lập Mặc gia là Mặc Địch (468 – 376 trước CN). Về chính
trị, hạt nhân tư tưởng của Mặc Tử là thuyết “kiêm ái” (yêu thương mọi

22
người). Ông cho rằng: “Nếu mọi người trong thiên hạ thương yêu nhau, giữa
các nước không tấn công nhau, giữa các nhà này với nhà khác không có chuyện
rắc rối thì giặc giã trộm cướp không có, vua tôi cha con đều có thể trên dưới
yêu thương lẫn nhau, và như vậy thì cả thiên hạ sẽ ổn định” [54, tr. 151]. Vì
vậy, Mặc Tử phản đối chiến tranh, chủ trương tiêu dùng tiết kiệm, đề cao
người có tài đức (thượng hiền) trong đường lối trị nước. Ông cho rằng,
người làm vua không nhất thiết phải thuộc dòng dõi quý tộc mà cần phải có
tài, có đức.
Ngoài thuyết “kiêm ái”, tư tưởng về tiết dụng, tiết táng, phi nhạc của
Mặc Tử là khác biệt với tư tưởng của Khổng Tử, vì thế mà Trần Đình Hượu
đã đưa ra nhận xét cho rằng, “Mặc Tử xuất hiện như một kẻ phản đồ, chống
lại Nho gia về mọi phương diện, mở đầu học phong Chiến Quốc, vứt bỏ ràng

buộc của lễ, mệnh, của tập quán, dư luận, tiến hành tranh biện , phê phán cái
cũ, làm ra đời biện phong và cục diện bách gia tranh minh” [33, tr. 71].
Chúng tôi cho rằng, nếu không có tư tưởng “ái nhân” và “tri nhân” của Khô
̉
ng

̉
thì chắc gì đã có thuyết “kiêm ái” . Sự phê phán tinh thần “biệt ái” từ phía
Mặc Tử suy cho cùng, là tiếng nói của tầng lớp kẻ sĩ xuất thân từ tầng lớp
bình dân, vì thế nó tỏ ra phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân
lao động. Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, chủ trương “kiêm ái”
của Mặc Tử cũng chỉ là không tưởng.
Pháp gia
Phái Pháp gia bắt nguồn từ các nhà cải cách phương pháp cai trị thời
Xuân Thu (còn gọi là biến pháp) mà đại biểu nổi tiếng vào loại sớm nhất là
Quản Trọng, trải qua nhiều thế hệ và phát triển đến đỉnh cao là Hàn Phi,
người được mệnh danh là “tập đại thành” các tư tươ
̉
ng của Pháp gia. Khác với
Nho gia, Pháp gia chủ trương trị nước bằng pháp luật. Hàn Phi cho rằng, dùng
pháp luật, mệnh lệnh, hình phạt để cai trị là phương pháp có hiệu quả nhất vì
“dân vốn nhờn với lòng thương mà mà chỉ vâng theo uy lực” [54, tr. 155].

×