Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Toàn cầu hoá kinh tế và sự hội nhập của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐỖ THỊ KHÁNH NGUYỆT




TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ VÀ SỰ HỘI NHẬP CỦA
VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Ngọc Quang




HÀ NỘI - 2003


85




MỤC LỤC

Phần mở đầu 2
CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA 7
TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ 7
1.1- Toàn cầu hoá kinh tế và những nhân tố tác động 8
1.1.1- Toàn cầu hoá kinh tế: 8
1.1.2. Những nhân tố làm nảy sinh và thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá
kinh tế 22
1.2. Xu hướng vận động của toàn cầu hoá kinh tế 29
1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế - xu hướng phát triển tất yếu trong quá trình
toàn cầu hoá kinh tế. 39
Chương 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 46
TRƯỚC XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ 46
2.1- HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM - NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA 46
2.1.1- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 46
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn, vấn đề đặt ra 55
2.2 một số Quan điểm và giải pháp chủ yếu để mở rộng quan hệ đối
ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 63
2.2.1- Một số quan điểm 63
2.2.2- Một số giải pháp chủ yếu 69
Kết luận 80
Tài liệu tham khảo 86

















2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Toàn cầu hoá - mà cốt lõi của nó là toàn cầu hoá kinh tế - là
một xu thế khách quan của lịch sử, đang tác động nhiều mặt đến sự phát
triển của tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới; nó đặt mỗi quốc gia
trƣớc những thời cơ và cả những thách thức to lớn, nhất là các nƣớc đang
phát triển. Toàn cầu hoá kinh tế đã tạo ra một diện mạo và một sức sống
mới cho nền kinh tế thế giới cũng nhƣ cho các khu vực, cho từng quốc gia
dân tộc.
Tuy nhiên, cùng với những ƣu thế của mình, toàn cầu hoá kinh tế
cũng có mặt trái của nó, xét từ những nguy cơ mà nó có thể gây ra cho các
quốc gia, đó là: nó có thể làm trầm trọng hơn khoảng cách giàu nghèo vốn
đã trầm trọng giữa các quốc gia cũng nhƣ giữa các giai cấp và các tầng
lớp dân cƣ trong từng quốc gia; sẽ làm tăng thêm sự bất ổn của nền kinh
tế và chính trị vốn đã bất ổn ở một loạt nƣớc; sẽ làm ô nhiễm hơn môi

trƣờng sống của con ngƣời vốn đã bị ô nhiễm nặng nề . . .
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, nhƣng trong giai đoạn
hiện nay, về bản chất, đó là toàn cầu hoá kinh tế TBCN, là sự phát triển
cao hơn về bề rộng và bề sâu của quan hệ sản xuất TBCN, hay nói nhƣ
nhà kinh tế học hàng đầu ngƣời Đức - Hecbơ Giécsơ - là “sự mở rộng về
không gian của phƣơng thức kinh tế tƣ bản cho đến tận cùng của thế
giới”[50,59].
Mặc dù toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, về bản chất, là toàn cầu hoá
kinh tế TBCN, song nó đang là xu thế tất yếu trong sự phát triển của thế
giới hiện đại. Mọi nguy cơ mà nó gây ra không phải là không thể vƣợt qua
đƣợc, vấn đề là cần có chiến lƣợc phát triển đúng đắn, cả trong phạm vi


3

của mỗi nƣớc và cả trong phạm vi toàn thế giới. Rônlan Blum đã rất đúng,
khi cho rằng: “Toàn cầu hoá là một cuộc phiêu lƣu bắt buộc phải tham
gia, giống nhƣ đi máy bay, toàn cầu hoá cho phép ta đi nhanh hơn, xa hơn
và thƣờng là cũng đƣợc đảm bảo những điều kiện an toàn hơn. Nhƣng khi
sự cố xảy ra thì khủng khiếp, chết ngƣời. Chính vì vậy, phải làm mọi cách
để tăng cƣờng sự an toàn, nhƣng không ai nghĩ đến chuyện rút lui và từ
bỏ cuộc du ngoạn giữa các châu lục”[4,82].
Đối với chúng ta, việc nhận thức đúng đắn bản chất và nguyên nhân
của toàn cầu hoá kinh tế, cũng nhƣ những tác động của nó đến các mặt
chính trị, văn hoá, xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định và
thực thi các chủ trƣơng, chính sách, giải pháp về hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực của Việt Nam. Song, chỉ khi nắm vững phương pháp luận của
triết học Mác- Lênin, mà trước hết và chủ yếu là phép biện chứng duy vật
và quan niệm duy vật về lịch sử, chúng ta mới có cơ sở phƣơng pháp luận
khoa học để xem xét, nhận thức vấn đề toàn cầu hoá kinh tế và sự hội

nhập của Việt Nam.
Nhận thức đƣợc tính cấp thiết trên đây, tác giả luận văn này quyết
định chọn và nghiên cứu đề tài: “Toàn cầu hoá kinh tế và sự hội nhập
của Việt Nam”.
2- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chúng ta biết rằng toàn cầu hoá (trong đó có toàn cầu hoá kinh tế )
đƣợc thế giới bàn đến rất nhiều. Đã có nhiều hội nghị, hội thảo trong và
ngoài nƣớc đề cập vấn đề này. Cách hiểu về toàn cầu hoá, việc đánh giá
hệ quả của toàn cầu hoá cũng có những sự khác nhau. Ở Việt Nam, việc
quan tâm tìm hiểu về toàn cầu hoá mới đƣợc chú ý trong mƣơi năm gần
đây, gắn liền với chủ trƣơng mở cửa, hội nhập kinh tế với khu vực và thế
giới của Đảng và Nhà nƣớc ta. Trong vài ba năm lại đây, vấn đề toàn cầu


4

hoá đã đƣợc đề cập khá nhiều, có không ít công trình về vấn đề này đã
đƣợc công bố. Tiêu biểu phải kể đến Lê Hữu Nghĩa: “Toàn cầu hoá :
Những vấn đề chính trị - xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 22, 11/1998; Cao
Sĩ Kiêm: “Toàn cầu hoá - cơ hội và thách thức trong tiến trình Việt Nam
hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới”, Tạp chí Cộng sản, số 7, 4/1999;
Dự án của Chính Phủ Việt Nam do UNDP tài trợ, mà cơ quan trực tiếp
chịu trách nhiệm thực hiện là Viện chiến lƣợc phát triển thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tƣ, trong đó có vấn đề hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế;
Phạm Ngọc Quang: “Môi trƣờng quốc tế hoà bình, ổn định - cái cần thiết
cho sự phát triển của chúng ta”, trong sách: "Thời kỳ mới và sứ mệnh của
Đảng ta", Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2001; Lê Ngọc Tòng
: " Tác động hai mặt của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nƣớc đang phát
triển", Tạp chí Cộng sản, số 27, 9/2002; Trần Văn Thọ: “Vấn đề phát
triển trong công bằng trong thời đại toàn cầu hoá”, Tạp chí Nghiên cứu

kinh tế, số 10, 10/2001; Trong các công trình và hội thảo nêu trên, các
tác giả đã đi sâu vào ba nội dung chính, đó là :
1- Quan niệm và đặc trƣng của toàn cầu hoá.
2- Những hệ quả của toàn cầu hoá. Ở đây, các tác giả khá thống
nhất với nhau, khi đánh giá những tác động của quá trình toàn cầu hoá.
Các tác giả đều thừa nhận toàn cầu hoá đang chịu sự chi phối của các
nƣớc tƣ bản phát triển; cho nên, bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu
hoá cũng gây nên những tác động tiêu cực.
3 - Về sự hội nhập của Việt Nam, các tác giả đồng tình cho rằng,
chúng ta phải tích cực chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, đúng
nhƣ quan điểm về hội nhập của Đảng ta.
Tuy nhiên, các quan điểm trên đây còn chƣa thống nhất và có những
vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu, đặc biệt là vấn đề toàn cầu hoá kinh


5

tế - bản chất và xu hƣớng vận động của nó, vấn đề hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam trƣớc xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Luận giải các vấn đề
trên trong mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng và theo lý
luận mác - xít về hình thái kinh tế - xã hội còn là một vấn đề cần đƣợc
nghiên cứu một cách trực tiếp và có hệ thống.
3- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
Mục đích :
Bƣớc đầu xem xét, luận giải vấn đề toàn cầu hoá kinh tế và sự hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ
yếu để mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện nay.
Nhiệm vụ :
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn cần phải giải quyết một số

nhiệm vụ cơ bản sau :
+ Làm rõ bản chất và xu hƣớng vận động của toàn cầu hoá kinh tế.
+ Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trƣớc xu thế toàn
cầu hoá kinh tế - thực trạng và giải pháp.
4- PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Vấn đề toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập của Việt Nam có thể đƣợc
nghiên cứu từ giác độ kinh tế - chính trị học, chính sách đối ngoại
Trong luận văn này, chúng tôi tìm hiểu bản chất và xu hƣớng vận động
của toàn cầu hoá kinh tế từ phƣơng diện triết học
5- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận: Vận dụng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt là nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến, nguyên lý về sự phát triển, lý luận về hình thái kinh tế - xã hội.


6

Luận văn cũng vận dụng các quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam về chủ trƣơng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ theo định hƣớng XHCN. Đồng thời, luận
văn còn sử dụng những tƣ liệu và kết quả nghiên cứu của các giáo sƣ, tiến
sĩ, các tác giả liên quan đến phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các
phƣơng pháp : phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, phƣơng pháp đi từ
trừu tƣợng đến cụ thể , khái quát hóa và trừu tƣợng hóa
6- NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề toàn cầu hoá kinh tế và sự
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trƣớc xu thế toàn cầu hoá kinh tế;
từ đó, đề xuất đƣợc một số giải pháp chủ yếu để mở rộng quan hệ đối
ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

7 - KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 2 chƣơng, 5 tiết.













7







Chương 1
BẢN CHẤT VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA
TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ

Phƣơng pháp luận khoa học tiếp cận vấn đề toàn cầu hoá kinh tế
trong luận văn này là phƣơng pháp luận triết học Mác - Lênin, mà trƣớc

hết và chủ yếu là phép biện chứng duy vật và quan niệm duy vật về lịch
sử.
Theo Lênin, phép biện chứng duy vật là học thuyết sâu sắc nhất,
không phiến diện nhất về sự phát triển, nó xem xét các sự vật, hiện tƣợng
trong sự liên hệ và vận động, phát triển theo qui luật khách quan vốn có
của chúng.
Việc nắm vững hệ thống các nguyên lý, phạm trù, qui luật của phép
biện chứng nhằm diễn tả sự phát triển sẽ giúp chúng ta có cơ sở phƣơng
pháp luận khoa học để xem xét, nhận thức vấn đề toàn cầu hoá kinh tế.
Lênin từng nhấn mạnh rằng, điều quan trọng nhất của sự nghiên cứu
khoa học là không nên quên mối liên hệ lịch sử căn bản; là xem xét mỗi
vấn đề theo quan điểm sau đây : một hiện tƣợng nhất định đã xuất hiện
trong lịch sử nhƣ thế nào, hiện tƣợng đó đã trải qua những giai đoạn chủ
yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét xem hiện
nay nó đã trở thành nhƣ thế nào. Việc xem xét vấn đề toàn cầu hoá kinh tế


8

cũng phải quán triệt quan điểm đó, nghĩa là phải xét quá trình hình thành,
phát triển, nguyên nhân và bản chất của xu thế toàn cầu hoá kinh tế.
1.1- TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
1.1.1- Toàn cầu hoá kinh tế:
Kể từ những năm 1780, khi nhà triết học Jeremy Bentham đặt ra từ
“tính quốc tế” (tiếng Anh là international”, theo nghĩa gốc là “liên quốc
gia”), thì dần dần ngƣời ta bắt đầu nói đến “quốc tế hoá” để chỉ sự giao
dịch liên biên giới giữa các quốc gia dân tộc. Ngày nay, khi các mối quan
hệ liên quốc gia đang ngày càng phát triển, đƣợc triển khai trên toàn cầu,
xuất hiện khái niệm toàn cầu hoá. Theo một số thông tin thì khái niệm
“toàn cầu hoá” (globlisation) đƣợc George Modelski lần đầu tiên nêu ra

vào năm 1972 trong tác phẩm “Priciple of the world politics”, khi nói tới
vấn đề liên minh châu Âu lôi kéo các nƣớc khác vào hệ thống thƣơng mại
toàn cầu.
Toàn cầu hoá tạo ra các mối liên kết rút ngắn khoảng cách về không
gian và thời gian. Các hiện tƣợng toàn cầu có thể mở rộng ra khắp thế giới
trong cùng một lúc và có thể di chuyển giữa các địa điểm gần nhƣ tức
thời, và do đó, chúng là những hiện tƣợng siêu lãnh thổ.
Là một quá trình phát triển, toàn cầu hoá không chỉ giới hạn trong
lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác : văn hoá, xã
hội, môi trƣờng, pháp luật, khoa học - công nghệ Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ : “Toàn
cầu hoá kinh tế ( bộ phận cốt lõi của toàn cầu hoá - TG LV ) là xu thế
khách quan, lôi cuốn các nƣớc, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc
đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa
các nền kinh tế. Quan hệ song phƣơng, đa phƣơng giữa các quốc gia ngày


9

càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hoá, bảo vệ môi trƣờng, phòng chống
tội phạm, thiên tai và các đại dịch ” [15,15].
Tuy nhiên, những lĩnh vực khác của toàn cầu hoá cũng đều xuất phát
từ những nguyên nhân và lý do kinh tế. Cho nên, có thể nói, toàn cầu hoá
ngày nay chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế, với những tác động sâu rộng
của nó đến các mặt của đời sống xã hội nhƣ quân sự, chính trị, văn hoá,
môi trƣờng , và việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong các lĩnh
vực này không thể không có liên quan đến toàn cầu hoá kinh tế.
Bàn về vấn đề toàn cầu hoá kinh tế, đã có nhiều ý kiến khác mhau
của các giáo sƣ, tiến sĩ trong và ngoài nƣớc. Chẳng hạn, Uỷ ban châu Âu
dã đƣa ra một định nghĩa : " Toàn cầu hoá kinh tế có thể đƣợc định nghĩa

nhƣ là một qúa trình mà, thông qua đó thị trƣờng và sản xuất ở nhiều
nƣớc khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng
động của việc buôn bán hàng hoá và dịch vụ, cũng nhƣ do có sự lƣu thông
vốn và công nghệ. Đây không phải là một hiện tƣợng mới, mà là sự tiếp
tục của một tiến trình đã đƣợc khơi mào từ khá lâu " [9, 161]. Trong bài
Vấn đề toàn cầu hoá - phương pháp luận tiếp cận triết học, Giáo sƣ -Tiến
sĩ Lê Hữu Nghĩa cho rằng : " Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ
sự tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên
tòan thế giới, là quá trình tạo ra sự giao lƣu phổ biến trên phạm vi toàn
cầu, tạo ra mối liên hệ phổ biến giữa các quốc gia, các khu vực và toàn
thế giới" [ 38, 57 ]. Tiến sĩ Vũ Văn Hà - Phó tổng biên tập tạp chí Nghiên
cứu Nhật Bản lại cho rằng : " Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng
nhanh chóng các hoạt động kinh tế, các mối liên hệ kinh tế vƣợt qua mọi
biên giới quốc gia, khu vực, vƣơn tới qui mô toàn cầu, tạo ra sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động, phát triển. Sự gia tăng
của xu thế này đƣợc thể hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch


10

quốc tế, sự lƣu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn
cầu [9,511]
Theo chúng tôi, toàn cầu hoá kinh tế là quá trình chuyển từ một nền
kinh tế khép kín, riêng rẽ từng quốc gia thành một nền kinh tế toàn cầu,
trong đó, kinh tế của mỗi quốc gia là một bộ phận hợp thành chỉnh thể
của nền kinh tế toàn cầu; các quốc gia liên hệ chặt chẽ với nhau, phụ
thuộc lẫn nhau trong sự phân công và hợp tác kinh tế trên phạm vi toàn
cầu.
Xu thế quốc tế hoá trƣớc đây và toàn cầu hoá kinh tế hiện nay ra đời,
phát triển gắn liền với sự phát sinh, sự vận động và phát triển của CNTB;

bắt nguồn từ sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá
của lực lựơng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế, từ nền kinh tế
thị trƣờng thế giới. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ( 1848 ), Mác
và Ăngghen đã dự báo rằng, sự phát triển mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất
sẽ dẫn đến phân công lao động xã hội rộng rãi, làm mở rộng sự trao đổi
hàng hoá; trao đổi hàng hoá mở rộng ra trên phạm vi thế giới sẽ hình
thành thị trƣờng thế giới. Thị trƣờng thế giới lại liên kết các dân tộc, các
quốc gia trên toàn cầu. Mác và Ăngghen viết : “Đại công nghiệp đã tạo ra
thị trƣờng thế giới, thị trƣờng mà việc tìm ra châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn ”,
“do bóp nặn thị trƣờng thế giới, giai cấp tƣ sản đã làm cho sản xuất và
tiêu dùng của các nƣớc mang tính quốc tế ”, “Thay cho tình trạng cô lập
trƣớc kia của các địa phƣơng và dân tộc, và tự cung tự cấp, ta thấy phát
triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”,
"nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phƣơng tiện
giao thông trở nên vô cùng tiện lợi giai cấp tƣ sản lôi cuốn đến tất cả các
dân tộc dã man nhất vào trào lƣu văn minh. Giá rẻ của những sản phẩm
của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trƣờng


11

thành và buộc những ngƣời dã man bài ngoại một cách ngoan cƣờng nhất
cũng phải hàng phục " [32,598-602].
Quá trình quốc tế hoá lực lƣợng sản xuất đã dẫn đến sự thay đổi
chỉnh thể đời sống xã hội, hình thành nên lịch sử thế giới. Lịch sử thế giới
không chỉ đánh dấu bằng cuộc "cách mạng kỹ thuật" , " cách mạng công
nghiệp", mà bao gồm cả cuộc " cách mạng xã hội " làm biến đổi toàn diện
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong điều kiện đó, không chỉ sản xuất,
tiêu dùng mà cả sự phát triển của khoa học, văn hoá, tinh thần cũng có
tính chất quốc tế. Trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất TBCN, thì quá

trình này về thực chất là quá trình quốc tế hoá tƣ bản, mà động lực bên
trong thôi thúc nó là chiếm đoạt lợi nhuận ngày càng cao.
Mác và Ăngghen đã chỉ rõ : " Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về
những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tƣ sản xâm lấn khắp hoàn cầu. Nó
phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên
hệ ở khắp nơi" [ 32, 601 - 602 ] .
Nhƣ vậy, xét về bản chất kinh tế - xã hội, xu thế quốc tế hoá trƣớc đây
và toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, về cơ bản, đặt dƣới sự chi phối của CNTB,
nó là sự phát triển cao hơn về bề rộng và bề sâu của quan hệ sản xuất TBCN
ra toàn cầu, trên cơ sở lực lƣợng sản xuất phát triển, trình độ khoa học - công
nghệ ngày càng cao và sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng; nó
là kết quả tất yếu của sự phát triển sâu rộng nền kinh tế thị trƣờng trên phạm
vi toàn thế giới, sự mở rộng hơn nữa các mối quan hệ giao lƣu phổ biến của
loài ngƣời.
Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế lịch sử tất yếu do quy luật phát triển
của lực lƣợng sản xuất chi phối, đồng thời, nó là yêu cầu nội tại để lực lƣợng
sản xuất của loài ngƣời phát triển. Song hiện nay, CNTB đang lợi dụng xu thế
toàn cầu hoá kinh tế để thực hiện quá trình toàn cầu hoá TBCN. Các thế lực


12

đế quốc tế do Mỹ đứng đầu nuôi tham vọng áp đặt hệ giá trị riêng của mình
cho toàn cầu, áp đặt một trật tự thế giới mới có lợi cho chúng, thông qua toàn
cầu hoá buộc các nƣớc phải lệ thuộc vào mình, xâm lƣợc và can thiệp vào
công việc nội bộ của các nƣớc bằng các chiêu bài : " bảo vệ nhân quyền " ,"
nhân quyền cao hơn chủ quyền"; liên kết nhau lại để " chống khủng bố", "
chống vũ khí hạt nhân " …
Về kinh tế, các nƣớc công nghiệp phát triển, nhất là Mỹ, chi phối nền
kinh tế thế giới - từ sản xuất tới vốn, công nghệ, xuất khẩu, dịch vụ, thông tin;

giữ vai trò chủ chốt trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, từ đó áp đặt quyền
thống trị, các luật chơi có lợi cho chúng; thông qua toàn cầu hoá kinh tế buộc
các nƣớc phải lệ thuộc vào mình. Chẳng hạn, vấn đề nhân quyền đã và đang
bị chủ nghĩa đế quốc sử dụng nhƣ một công cụ chính trị nhằm áp đặt, can
thiệp vào công việc nội bộ của các nƣớc. Các nƣớc tƣ bản phát triển và các
tập đoàn tƣ bản xuyên quốc gia đang ra sức lợi dụng ƣu thế vật chất, kinh
tế, kỹ thuật và công nghệ để chi phối thế giới. Chúng dùng mọi thủ đoạn
để can thiệp vừa thô bạo, vừa tinh vi vào chủ quyền quốc gia - dân tộc của
các nƣớc khác, mƣu toan áp đặt các dân tộc theo con đƣờng TBCN, lệ
thuộc vào các cƣờng quốc TBCN. Thông qua con đƣờng trao đổi, hợp tác
kinh tế, đầu tƣ, viện trợ, cho vay theo hƣớng khuyến khích tƣ nhân hoá, tự
do hoá tƣ sản, các thế lực đế quốc đứng đầu là Mỹ muốn áp đặt chính trị
tƣ sản vào các nƣớc. Lợi dụng xu thế toàn cầu hoá kinh tế, CNTB đang ra
sức gây ảnh hƣởng và tác động đến các nƣớc. Chính phủ các nƣớc không
còn quyền độc lập tuyệt đối trong việc hoạch định chính sách, vì có nhiều
vấn đề vƣợt khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ, nhƣ các luồng di chuyển
vốn, các luồng thông tin, hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia.
Thực tế ngày nay cho thấy, CNTB đang nắm các huyết mạch của toàn
cầu hoá kinh tế, chi phối quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Qui chế hội nhập,


13

lực lƣợng chính tham gia toàn cầu hoá kinh tế đều nằm dƣơi sự chi phối
của CNTB, đứng đầu là Mỹ. Dƣờng nhƣ các luật chơi do Mỹ và các nƣớc
TBCN khống chế đang đƣợc phổ biến sử dụng, thực thi trên phạm vi toàn
cầu. Chính D. Hit-cốc, trong bài viết trên tờ báo Mỹ : “Ngƣời hƣớng dẫn
khoa học cơ đốc giáo”, ra ngày 30-12-1997, đã nhận xét : “Trong khi các
nƣớc Đông Nam Á phải tiếp tục đánh vật với cuộc khủng hoảng kinh tế,
thì phƣơng Tây và IMF tiếp tục thúc ép các nƣớc này phải thay đổi mạnh

mẽ ngân hàng, tài chính và các doanh nghiệp, nếu các nƣớc này muốn
nhận viện trợ của IMF và phƣơng Tây. Một số nhà lãnh đạo châu Á tán
thành và đang cố nuốt liều thuốc đắng. Thế nhƣng, giờ đây họ thấy thay
đổi trong hệ thống ngân hàng và tài chính chƣa đủ, mà còn phải thay đổi
cả văn hoá, xã hội” [37, 29].
Mặt khác, hàng loạt các cuộc chiến tranh cục bộ, những xung đột dân
tộc, sắc tộc và tôn giáo, những cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế và
chính biến chính trị diễn ra ở khắp mọi nơi - từ Âu sang Á, từ Trung Đông
đang nóng bỏng đến các quốc gia châu Phi đang suy kiệt bởi nội chiến;
thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo đang hoành hành. Ở đâu cũng thấy
những hành vi can thiệp thô bạo trái đạo lý, phản nhân văn của CNTB.
Những diễn biến, những sự kiện trong đời sống chính trị thế giới hiện nay
càng làm sáng tỏ bản chất của CNTB hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà
nhiều ngƣời nói đến tính chất đế quốc của quá trình toàn cầu hoá đang
diễn ra hiện nay. Heinz Dieterich - chuyên gia nghiên cứu chiến lƣợc
thuộc trung tâm nghiên cứu quốc tế của Hoa Kỳ, khi phân tích vấn đề toàn
cầu hoá, đã cho rằng : “nhu cầu bành trƣớng của xã hội tƣ bản của thế kỷ
XVIII và XIX đƣợc thể hiện thông qua chủ nghĩa thực dân, ở thế kỷ XX
thông qua chủ nghĩa đế quốc và hiện nay nó núp bóng dƣới cái gọi là toàn
cầu hoá” [51, 5].


14

Toàn cầu hoá kinh tế nhƣ nó đang diễn ra hiện nay đang bị các nƣớc
tƣ bản phát triển chi phối, thao túng, thúc đẩy vì lợi ích của chúng. Các
nƣớc tƣ bản phát triển đang lợi dụng sự phát triển của lực lƣợng sản xuất
để mở rộng quan hệ sản xuất TBCN ra toàn cầu. Đây cũng là quá trình áp
đặt lợi ích và các giá trị phƣơng Tây trên phạm vi toàn cầu. Sự đan xen
giữa cái khách quan và cái chủ quan đã làm cho toàn cầu hoá kinh tế -

trong thực chất - trở thành một quá trình hết sức phức tạp, đầy mâu thuẫn,
chứa đựng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực đối với từng quốc gia cũng
nhƣ toàn thể nhân loại. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định : "
Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều
nƣớc tham gia; … vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp
tác, vừa có đấu tranh" [ 15, 64].
Toàn cầu hoá kinh tế bắt nguồn từ sự phát triển của lực lƣợng sản
xuất, từ tính chất xã hội hoá của sản xuất trên phạm vi quốc tế. Khi đã
xuất hiện, toàn cầu hoá kinh tế tác động trở lại thúc đẩy nhanh chóng sự
phát triển của lực lƣợng sản xuất và xã hội hoá sản xuất, góp phần tăng
trƣởng kinh tế cao. Với quá trính toàn cầu hoá kinh tế, thị trƣờng đƣợc mở
rộng, sự giao lƣu hàng hoá thông thoáng hơn, hàng rào thuế quan và phi
quan thuế thuyên giảm; nhờ đó, sự trao đổi hàng hoá tăng mạnh, có lợi
cho sự phát triển của các nƣớc.
Với mục tiêu giành lợi nhuận tối đa, thông qua các mối liên hệ quốc
tế rộng rãi do toàn cầu hoá kinh tế mang lại, các nƣớc phát triển đang tìm
cách đầu tƣ vào các nƣớc đang và chậm phát triển. Ngƣợc lại, để đƣa đất
nƣớc tiến nhanh, các nƣớc đang và chậm phát triển cũng có nhu cầu thu
hút ngày càng nhiều nguồn vốn từ nƣớc ngoài. Sự gặp gỡ của hai nhu cầu
này làm cho dòng chảy về vốn, công nghệ, dịch vụ từ các nƣớc phát triển
sang các nƣớc đang phát triển ngày càng tăng, góp phần điều hoà dòng


15

vốn theo lợi thế so sánh; giúp các nƣớc tiếp cận đƣợc nguồn vốn, công
nghệ từ bên ngoài, hình thành sự phân công lao động quốc tế có lợi cho cả
bên đầu tƣ lẫn bên tiếp nhận đầu tƣ. Chẳng hạn, tính theo tỷ lệ GDP,
luồng vốn thâm nhập vào các nƣớc đang phát triển trong 10 năm (từ năm
1986 đến 1996) đã tăng khoảng 2 lần. Thực tế cũng cho thấy, những nƣớc

đang phát triển bứt lên đƣợc về kinh tế là những nƣớc đã tận dụng đƣợc
các cơ hội và thu hút đƣợc những khoản đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
lớn nhất.
Mặt khác, để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, bắt buộc các nƣớc đang
phát triển phải nâng cao trình độ về mọi mặt, đổi mới công nghệ, cải tiến
phƣơng thức quản lý, nâng cao hiệu lực sản xuất - kinh doanh, tăng năng
suất lao động. Tất cả những điều đó đƣa đến một kết quả là : Các nƣớc
phát triển ngày càng giàu có, các nƣớc đang phát triển cũng thúc đẩy đƣợc
sự phát triển lực lƣợng sản xuất.
Dƣới tác động của quá trình toàn cầu hoá kinh tế, những thành tựu
của khoa học - công nghệ đƣợc chuyển giao nhanh chóng, ứng dụng rộng
rãi. Nhờ đó, các nƣớc đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp
cận với chúng để phát triển, khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc,
đẩy mạnh sự tăng trƣởng, dần dần rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các
nƣớc đi trƣớc.
Toàn cầu hoá kinh tế làm cho thị trƣờng mỗi quốc gia đƣợc mở rộng
ra phạm vi quốc tế, nhờ đó, quan hệ mua - bán hàng hoá và dịch vụ đƣợc
tăng lên nhanh chóng. Thông qua thị trƣờng mở cửa, các quốc gia có thể
trao đổi những thành tựu mới của khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Các nƣớc đang phát triển có điều kiện khai thác tối đa những thế mạnh
của đất nƣớc, sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nƣớc, đồng thời, thu


16

hút những thế mạnh từ bên ngoài, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện
đại.
Trong quá trình mở cửa hội nhập, nếu các nƣớc đang phát triển có
đƣờng lối, chính sách đúng đắn, phù hợp và biết khai thác mặt tích cực
của toàn cầu hoá kinh tế, sẽ tạo đà tăng trƣởng nhanh. Ngày nay, nhờ xu

thế toàn cầu hoá kinh tế, các nƣớc đang phát triển có thể lựa chọn, ứng
dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và dây chuyền công nghệ tiên
tiến để phát triển nhanh lực lƣợng sản xuất, nâng cao năng lực của nền
kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, cải thiện cán
cân thƣơng mại nhờ phƣơng thức đi tắt, đón đầu các thành tựu khoa học -
công nghệ mới nhất.
Toàn cầu hoá kinh tế tạo cơ hội cho các quốc gia mở cửa, các dân tộc
xích lại gần nhau hơn, hiểu biết lẫn nhau hơn, hỗ trợ lẫn nhau, đẩy mạnh
hợp tác giao lƣu văn hoá giữa các quốc gia, giữa các châu lục, nâng cao
trình độ dân trí ở các nơi, các nƣớc. Sự giao tiếp diễn ra trực tiếp và tức
thời, tiết kiệm đƣợc thời gian, sức lực và tiền của.
Toàn cầu hoá kinh tế đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, văn
hoá, tinh thần của nhân dân các nƣớc, các khu vực. Những chƣơng trình
hợp tác song phƣơng và đa phƣơng trong khuôn khổ các tổ chức khu vực
và thế giới đã làm tăng sự giao lƣu giữa các nƣớc, tiếp thu những tinh hoa
văn hoá của thế giới, bổ sung và làm giàu cho nền văn hoá mỗi dân tộc.
Chính thông qua quá trình hội nhập, sự hợp tác về kinh tế tạo môi trƣờng
thuận lợi cho các quốc gia, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia thâm nhập
vào thị trƣờng của nhau; cũng nhƣ sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ
thông tin, mạng internet làm cho mỗi con ngƣời ở các quốc gia khác
nhau có thể hiểu biết về lối sống, phong tục, tập quán, đời sống vật chất,
tinh thần của nhau. Từ đó, có thể hợp tác, mở rộng giao lƣu quốc tế để


17

hấp thụ tinh hoa văn hoá và nghệ thuật của các nƣớc, các dân tộc khác
nhau, làm phong phú hơn kho tàng văn hoá của đất nƣớc, dân tộc mình.
Về mặt chính trị, quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm gia tăng tính
tuỳ thuộc lẫn nhau có lợi cho cuộc đấu tranh cho hoà bình, hợp tác và

phát triển, vì ngay sự phát triển của các nƣớc công nghiệp tiên tiến cũng
tuỳ thuộc đáng kể vào các nƣớc đang phát triển. Nền kinh tế của các nƣớc
ngày càng phụ thuộc vào nhau, thâm nhập vào nhau một cách sâu sắc - đó
là tấm bình phong vật chất to lớn ngăn ngừa xung đột quốc tế, tăng thêm
lòng tin vào hợp tác giữa các quốc gia. Các nƣớc đang phát triển hợp tác
với nhau để đối phó với sự độc đoán áp đặt của các nƣớc tƣ bản phát
triển, do vậy, phần nào hạn chế đƣợc những mâu thuẫn, những nguy cơ có
thể xảy ra xung đột, chiến tranh. Theo nghĩa đó, toàn cầu hoá kinh tế có
lợi cho hoà bình và phát triển thế giới.
Ngoài ra, toàn cầu hoá kinh tế làm xuất hiện các tổ chức kinh tế,
chính trị, văn hoá, giáo dục của quốc tế và khu vực, hình thành luật pháp
quốc tế để giải quyết những vấn đề chung toàn cầu (nhƣ dân số, môi
trƣờng, lƣơng thực, y tế, sức khoẻ, an ninh và an toàn xã hội ).
Bên cạnh những mặt tích cực trên, toàn cầu hoá kinh tế cũng gây ra
không ít những tác động tiêu cực và đặt ra nhiều thách thức đối với loài
ngƣời, nhất là các nƣớc đang phát triển.
Vì toàn cầu hoá kinh tế hiện nay do các nƣớc công nghiệp phát triển
thao túng, nên sự phân cực giữa các nƣớc giàu và các nƣớc nghèo cũng
nhƣ trong từng nƣớc ngày càng sâu sắc. Toàn cầu hoá kinh tế phân phối
không đều lợi ích và cơ hội phát triển cho các quốc gia. Do có tiềm lực
kinh tế áp đảo và có ƣu thế về nhiều mặt, các nƣớc phát triển đang nắm
những vị trí chủ đạo, then chốt trong quan hệ phân công quốc tế và trong
tiến trình toàn cầu hoá kinh tế. Họ luôn luôn tìm cách giành lấy những lợi


18

thế kinh tế về phía mình, đẩy những bất lợi về phía các nƣớc đang phát
triển. Chính điều đó đã làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo giữa các
nƣớc và trong nội bộ mỗi nƣớc. Thực tế cho thấy, nếu nhƣ toàn cầu hoá

đem lại cho các nƣớc phát triển những nguồn lợi khổng lồ và tăng nhanh
sự giàu có của họ một cách vô độ, thì nó cũng làm cho nhiều nƣớc đang
ngày càng tụt hậu và phần lớn dân chúng trên thế giới ngày càng nghèo
đi. Theo đánh giá của UNDP trong “Báo cáo về phát triển con người”
năm 1999, thì : “Các nƣớc phát triển với dân số khoảng 1,2 tỷ ngƣời
chiếm 1/5 dân số thế giới, nhƣng chiếm 86% GDP toàn cầu, 4/5 thị trƣờng
xuất khẩu, 1/3 đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và khống chế 75% đƣờng dây
điện thoại thế giới. Trong khi đó các nƣớc nghèo cũng chiếm 1/5 dân số
thế giới, nhƣng chỉ chiếm 1% mỗi lĩnh vực trên. Toàn cầu hoá đã làm cho
sự phân hoá giàu nghèo giữa ngƣời với ngƣời ngày càng tăng. Sự chênh
lệch thu nhập của 20% ngƣời giàu nhất thế giới và 20% ngƣời nghèo nhất
thế giới năm 1960 là 30/1, đến năm 1960 là 60/1 và năm 1997 là 74/1. Đại
hội đặc biệt của Liên hiệp quốc ở Giơnevơ tháng 6 năm 2001 cũng chỉ ra
rằng: chênh lệch về thu nhập bình quân đầu ngƣời của nƣớc giàu nhất thế
giới ( Thụy Sĩ: 40.800 USD) so với nƣớc nghèo nhất (Êtiôpi : 100 USD)
hiện nay là 408 lần, trong khi hồi đầu thế kỷ XX mới là không quá 10 lần”
[3, 3]. Không những thế, toàn cầu hoá kinh tế cũng gây ra sự phân phối
không công bằng trong nội bộ mỗi quốc gia. Ngay tại Mỹ, 65 triệu ngƣời
nghèo, còn ở EU con số đó là hơn 50 triệu.
Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình chuyển biến từ một nền kinh tế
khép kín, riêng rẽ thành một nền kinh tế toàn cầu thống nhất, thành một
chỉnh thể kinh tế duy nhất, cho nên, nếu xảy ra rối loạn ở một khâu, một
bộ phận nào đó có thể lan nhanh ra phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng
tài chính - tiền tệ khu vực Đông Nam Á vào những năm cuối thế kỷ XX đã


19

chứng minh rõ ràng điều đó. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu bằng sự
mất giá của đồng bạt Thái Lan vào tháng 7/1997, kéo theo sự khủng

hoảng kinh tế của các nƣớc trong khu vực (Hàn Quốc với số ngƣời thất
nghiệp là 1,2 triệu); vƣợt ra ngoài khu vực bị ảnh hƣởng trực tiếp,
Ôstrâylia và Niu Zilân cũng phải gánh chịu những mất mát trong các thị
trƣờng xuất khẩu và du lịch; ngay cả các ngân hàng của Mỹ và châu Âu,
của các công ty đa quốc gia cũng phải đối mặt với việc lƣợng hàng hoá
bán ra bị giảm, các khoản nợ khó đòi. Từ thực tế đó, IMF đi đến kết luận
rằng, tăng trƣởng kinh tế thế giới năm 1998 thấp hơn 1% so với dự tính.
Nhƣ vậy, toàn cầu hoá kinh tế đã làm cho mọi hoạt động và đời
sống của con ngƣời trở nên kém an toàn hơn, an ninh kinh tế, văn hoá, tài
chính, môi trƣờng đối với từng quốc gia, gia đình và từng cá nhân bị xâm
hại.
Ngay trong những mặt tích cực nêu ở phần trên cũng ẩn chứa không
ít những mặt tiêu cực. Về trao đổi hàng hoá, việc tự do thƣơng mại
thƣờng đem lại lợi ích lớn hơn cho các nƣớc công nghiệp phát triển, vì
hàng hoá của họ có chất lƣợng cao, giá thành hạ, mẫu mã đẹp, do đó, có
sức cạnh tranh lớn, dễ chiếm lĩnh thị trƣờng. Tuy nói là "tự do hoá thƣơng
mại" , song các nƣớc công nghiệp phát triển vẫn áp dụng những hình thức
bảo hộ công khai (nhƣ áp dụng hạn ngạch) hoặc trá hình (nhƣ tiêu chuẩn
lao động, môi trƣờng ). Chính các nƣớc công nghiệp phát triển đã xây
dựng các hàng rào bảo hộ cho những ngành nhạy cảm của họ (nhƣ nông
sản, dệt may - những ngành mà các nƣớc đang phát triển có lợi thế xuất
khẩu). Ví dụ điển hình là việc thông qua đạo luật nông sản của chính
quyền Bu-sơ gần đây và chính sách bảo hộ nông sản của EU. Trong khi
đó, hầu nhƣ các nƣớc đang phát triển lại ít hoặc không có trợ cấp xuất
khẩu và trợ cấp trong nƣớc cho hàng nông sản. Ngay cả việc chuyển giao


20

khoa học - công nghệ sang các nƣớc có nền kinh tế kém hoặc đang phát

triển, các nƣớc công nghiệp phát triển thƣờng không chuyển giao những
thành tựu mới nhất. Những đạo luật và chính sách này đã làm trầm trọng
thêm những bất công xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo, gây
bất mãn trong đông đảo nhân dân lao động.
Toàn cầu hoá kinh tế đặt các nƣớc đang phát triển trƣớc những thách
thức to lớn do thế và lực của các nƣớc này yếu hơn hẳn các nƣớc phát
triển. Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế là tham gia vào thị
trƣờng thế giới. Đặc trƣng cơ bản của thị trƣờng là cạnh tranh. Cơ chế thị
trƣờng TBCN điều tiết nền kinh tế theo quy luật “cá lớn nuốt cá bé”,
“mạnh đƣợc, yếu thua”, “kẻ nhanh sẽ chiếm phần kẻ chậm, kẻ mạnh chèn
ép kẻ yếu ”. Để tồn tại và phát triển, các nƣớc đang phát triển phải tìm
cách đổi mới về đƣờng lối phát triển kinh tế, đổi mới cơ chế hoạt động,
không ngừng nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật, tổ chức quản lý và áp
dụng công nghệ hiện đại cho phù hợp với điều kiện hội nhập. Nếu không
làm đƣợc nhƣ vậy, thì quá trình toàn cầu hoá kinh tế sẽ đẩy các nƣớc đang
phát triển tới nguy cơ ngày càng lệ thuộc, mất dần tính độc lập tự chủ,
làm cho đất nƣớc tụt hậu ngày càng xa. Các doanh nghiệp của những nƣớc
này nếu không nâng cao trình độ về mọi mặt, tăng cƣờng năng lực cạnh
tranh, sẽ có nguy cơ phá sản và bị thôn tính. Quá trình toàn cầu hoá kinh
tế thực sự đặt các nƣớc đang phát triển trƣớc một cuộc cạnh tranh quyết
liệt, một cuộc thi đấu không cân sức.
Toàn cầu hoá kinh tế và kinh tế thị trƣờng đem lại sự tăng trƣởng
kinh tế cao, song toàn cầu hoá kinh tế trong điều kiện do các thế lực tƣ
bản chi phối lại tạo nguy cơ làm xói mòn bản sắc văn hoá dân tộc, những
giá trị đạo đức truyền thống. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế, sự nối mạng
thông tin toàn cầu tạo điều kiện cho việc du nhập những tƣ tƣởng và lối


21


sống lai căng, thiếu lành mạnh, thoát ly bản sắc dân tộc. Nhiều giá trị văn
hoá riêng của các nƣớc đang bị xói mòn và mất dần ảnh hƣởng, thay vào
đó là sự chấp nhận những “giá trị chung”. Nền văn hoá dân tộc bị gặm
nhấm, bị “đồng hoá” bởi văn hoá bên ngoài. Chƣa bao giờ ở các nƣớc
đang phát triển, những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc lại
phải chịu những tác động mạnh mẽ, gay gắt nhƣ thời kỳ này. Nhiều tệ nạn
xã hội nhƣ cờ bạc, ma tuý, mại dâm, buôn lậu, maphia, bạo lực, gian lận
thƣơng mại đang ngày càng gia tăng. Các công nghệ thông tin hiện đại
nằm trong tay các tập đoàn tƣ bản lớn của Mỹ và phƣơng Tây đang từng
giờ, từng phút công khai truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật
chất, sống vị kỷ, thực dụng, xa hoa lãnh phí, chạy theo đồng tiền, bất chấp
đạo lý Ở nhiều nƣớc, truyền hình quốc gia bị mất đi những tính chất
đặc thù của nó do sự thâm nhập của các chƣơng trình phát sóng quốc tế.
Ngay cả ngƣời Pháp, ngƣời Italia cũng đã lên tiếng báo động về nguy cơ
xâm lƣợc văn hoá, khi chƣơng trình truyền hình do Mỹ sản xuất đang
chiếm từ 35 đến 40 % thời lƣợng phát sóng của các đài truyền hình bản
địa.
Nhƣ vậy, toàn cầu hoá kinh tế có thể đem lại những kết quả tích cực,
đồng thời có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với từng quốc gia dân
tộc. Tuy nhiên, vì trong lĩnh vực xã hội, mọi hiện tƣợng đều phải diễn ra
thông qua hoạt động có ý thức của con ngƣời, cho nên, mức độ tích cực
hay tiêu cực của nó nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào tính năng động chủ
quan của con ngƣời, cũng nhƣ vào khả năng điều tiết của từng quốc gia.
Nếu việc tham gia vào toàn cầu hoá kinh tế đƣợc thực hiện bằng những
bƣớc đi và phƣơng thức phù hợp, sẽ phát huy đƣợc mặt tích cực, hạn chế
đƣợc mặt tiêu cực của nó; và ngƣợc lại. Điều cần nhấn mạnh là, cơ hội mà
toàn cầu hoá kinh tế mang lại cho các nƣớc khác nhau, các dân tộc khác


22


nhau không phải lúc nào cũng nhƣ nhau. Điều đó phụ thuộc vào chủ
trƣơng hội nhập kinh tế quốc tế của từng quốc gia, qua từng thời kỳ.
1.1.2. Những nhân tố làm nảy sinh và thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá
kinh tế
Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan trong sự phát triển
của xã hội loại ngƣời. Đồng thời, toàn cầu hoá kinh tế cũng chứa đựng các
cơ hội và thách thức to lớn đối với mọi quốc gia hiện nay. Bởi vậy, việc
nghiên cứu và nắm bắt các nhân tố làm phát sinh, phát triển của xu thế
toàn cầu hoá kinh tế có một ý nghĩa hết sức quan trọng và bức thiết trong
việc hoạch định chiến lƣợc phát triển của các nƣớc trên thế giới và khu
vực.
Xu thế toàn cầu hoá kinh tế trƣớc hết bắt nguồn từ sự phát triển mạnh
mẽ của lực lượng sản xuất, từ tính chất quốc tế hoá của lực lượng sản
xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế, thúc đẩy phân công lao động và
hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch và
đầu tƣ.
Trong các xã hội trƣớc CNTB , các quốc gia dân tộc tồn tại tƣơng đối
biệt lập, ít có quan hệ giao lƣu với nhau, việc giao lƣu, buôn bán mới chỉ
diễn ra trong những phạm vi địa lý nhỏ hẹp, chủ yếu là thƣơng mại với
khối lƣợng hàng hoá không lớn.
Nhƣng, cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, sự phát triển
của sản xuất và trao đổi hàng hoá, sự mở rộng thị trƣờng, sự thâm nhập
thị trƣờng các quốc gia ngày càng gia tăng, thì các mối quan hệ kinh tế
cũng dần dần vƣợt khỏi biên giới quốc gia, hình thành các quan hệ quốc tế
và quá trình quốc tế hoá đƣợc bắt đầu. Ngày nay, sự ra đời của lực lƣợng
sản xuất tin học hoá đã làm cho lực lƣợng sản xuất mang tính chất xã hội
hoá cao độ, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế



23

thị trƣờng phát triển, phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, gia
tăng xuất khẩu tƣ bản và chuyển giao khoa học - công nghệ, phát triển
nhanh chóng các quan hệ mậu dịch, luân chuyển vốn, đầu tƣ
Sức sống của toàn cầu hoá kinh tế thể hiện ở qui mô và tốc độ của
dòng vốn. Vào giữa thế kỷ XX, sự phát triển của quá trình quốc tế hoá
kinh tế trên cơ sở thƣơng mại đã đƣợc bổ sung thêm bằng việc xuất khẩu
vốn sản xuất và vốn cho vay. Giờ đây, việc luân chuyển của các dòng vốn
đã vƣợt qua mọi cản trở, diễn ra trên qui mô toàn thế giới. Dòng vốn này
vào cỡ bằng tổng sản phẩm hàng năm (hiện nay) của thế giới, nghĩa là
trên 30.000 tỷ USD. Một phần quan trọng của dòng vốn này chu chuyển
trên mạng thông tin toàn cầu, mạng Internet, đƣợc điều khiển bởi các tổ
chức tiền tệ quốc tế (IMF, WB ) đại diện cho quyền lợi của các nƣớc
TBCN giàu có.
Xu thế toàn cầu hoá kinh tế chịu sự tác động trực tiếp rất mạnh mẽ
của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Vào thế kỷ XV-XVI, sự phát
triển của các phƣơng tiện hàng hải đã giúp cho hàng hoá vƣợt qua các
châu lục, đại dƣơng. Với những phát kiến địa lý quan trọng (giữa những
năm 1412- 1520) nhƣ tìm ra châu Mỹ, phát hiện ra con đƣờng hàng hải đi
vòng qua châu Phi, châu Mỹ tới châu Á ,thì một làn sóng du thƣơng trên
thế giới đã đƣợc dấy lên mạnh mẽ để vận chuyển vàng cũng nhƣ các tài
nguyên từ châu Mỹ, châu Phi, các châu lục khác và những vùng lãnh thổ
mới đƣợc tìm ra, về châu Âu. Kết quả là, không gian kinh tế của Tây Âu
đƣợc mở rộng, các luồng thƣơng mại đã bắt đầu dịch chuyển từ Địa Trung
Hải sang Đại Tây Dƣơng.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải đƣờng thuỷ, ngƣời ta đã chế tạo
đƣợc tàu biển viễn dƣơng chạy bằng hơi nƣớc vào năm 1815, vƣợt Đại
Tây Dƣơng vào năm 1819, vƣợt Ấn Độ Dƣơng vào năm 1839. Trong lĩnh



24

vực giao thông vận tải đƣờng sắt, kể từ năm 1814- là năm chế tạo đầu
máy đầu tiên chạy bằng hơi nƣớc, đến năm 1850, toàn thế giới có 40.000
km đƣờng sắt và hơn 1.000.000 km vào năm 1912. Sau kỷ nguyên ô tô (
chiếc ô tô đầu tiên đƣợc sản xuất vào năm 1898 ), kỷ nguyên máy bay đã
đƣợc khởi đầu bằng việc chế tạo chiếc máy bay hai cánh đầu tiên chạy
bằng động cơ đốt trong (1908); đồng thời với việc ra đời của điện tín, sự
ra đời của điện thoại đã làm cho nền sản xuất vật chất có điều kiện vƣợt
biên giới quốc gia và khu vực.
Đặc biệt, sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học - công nghệ trong thế
kỷ XX, nhất là vào những thập niên cuối, sự bùng nổ của công nghệ thông
tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới đã đƣa loài ngƣời từ
văn minh công nghiệp lên văn minh tin học, đã thúc đẩy sự hình thành
nền kinh tế tri thức, kỹ thuật số, tiền điện tử, hình thành mạng máy tính
toàn cầu (Internet) Với tính cách là lực lƣợng sản xuất trực tiếp, khoa
học - công nghệ hiện đại đã đảm nhiệm vai trò chỉ đạo và hƣớng dẫn việc
tổ chức lại một cách căn bản công nghệ sản xuất, tổ chức lại tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội; đã thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá lực
lƣợng sản xuất; phân công lao động quốc tế tiến thêm một bƣớc mới về
chất. Từ đó, một thời kỳ mới - mà ở đó, trí tuệ trở thành nhân tố quan
trọng nhất cho sự phát triển - đã bắt đầu.
Nhờ có sự phát triển của các ngành công nghệ cao, toàn thế giới
dƣờng nhƣ đan quyện vào nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau. Quá trình quốc
tế hoá mang tính cách biệt và bị chia cắt trong cục diện địa - chính trị thời
“chiến tranh lạnh” gần 50 năm (từ 1945 đến 1991) đã đƣợc thay thế bằng
quá trình toàn cầu hoá có tính hội nhập với biểu tƣợng World Wide Web
và mạng Internet, liên kết từng con ngƣời trên trái đất lại với nhau trong
một “ngôi làng toàn cầu”.

×