Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mới trong thời kỳ 1945-1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.4 KB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THANH TÙNG








TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA MỚI
TRONG THỜI KỲ 1945-1954





LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Triết học













Hà Nội - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THANH TÙNG





TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA MỚI
TRONG THỜI KỲ 1945-1954



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học

Mã số: 60 22 80





Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Hữu Toàn









Hà Nội - 2010

1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA MỚI 8
1.1. Cơ sở lý luận 8
1.1.1. Tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại 8
1.1.2. Về định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh 23
1.2. Cơ sở thực tiễn 30
Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VĂN HÓA MỚI 40
2.1. Quan hệ của văn hoá với kinh tế, chính trị, xã hội 40

2.2. Mục tiêu của văn hóa mới 47
2.3. Tính chất của văn hóa mới 54
2.4. Phương pháp xây dựng văn hóa mới 62
2.5. Một số lĩnh vực xây dựng văn hóa cụ thể 75
2.5.1. Văn hóa giáo dục 75
2.5.2. Văn hóa đời sống 84
Chương 3: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA MỚI
ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM 96
3.1. Tác động thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mới đối với sự
nghiệp kháng chiến và kiến quốc 96
3.2. Vai trò định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mới với công cuộc
xây dựng nền văn hóa dân tộc hiện nay 103
KẾT LUẬN 109
Những công trình đã công bố của tác giả 111
Tài liệu tham khảo 112

2
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, quốc gia dân tộc nào cũng nhận
thức được một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phải xác định rõ bản sắc văn
hóa và khuynh hướng văn hóa của đất nước mình để không bị “hòa tan” trước
nhiều làn sóng văn hóa đang hằng ngày hằng giờ bủa vây và thâm nhập vào bên
trong đất nước. Vấn đề văn hóa thậm chí còn trở thành “vốn xã hội”, trở thành
chiến lược trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của tất cả các quốc gia trên
thế giới. Việc nghiên cứu văn hóa thế giới và văn hóa bản địa luôn là đòi hỏi
mang tính thời sự cho các nhà lãnh đạo, các chính khách, học giả, dù ở phương
Đông hay phương Tây, dù là các nước phát triển hay các nước đang phát triển.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng khẳng định: “Nói đến văn hóa là nói đến dân

tộc, một dân tộc đánh mất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy
sẽ mất tất cả” [36, tr. 195]
1
.
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Cần phải “xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và
con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung
tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của
xã hội” [14, tr. 213]. Và, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, trong đó có tư tưởng của Người về văn hóa mới, mãi là nền tảng tư tưởng,

1
Từ đây và tiếp sau này: số thứ nhất chỉ tên tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo, số thứ hai chỉ trang của tài
liệu.

3
kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam, là tài sản
tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người anh
hùng dân tộc và cũng là một nhà tư tưởng lớn, nhà văn hoá lớn, là người đã kế
thừa và phát triển dòng lịch sử tư tưởng Việt Nam, là người hoạch định gần như
toàn bộ kế hoạch phát triển vĩ mô cho dân tộc Việt Nam trong tất cả các lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Thế nhưng, việc nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nói riêng vẫn còn
là một yêu cầu, một công việc chưa kết thúc.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Khoan, trong công trình Đi tới một mùa xuân
tư tưởng Hồ Chí Minh (năm 2008) cho biết: “55 năm đã qua, nhìn lại chặng
đường hơn nửa thế kỷ với trên ngàn cuốn sách viết về Hồ Chí Minh, thực sự,
bạn đọc trong nước và ở nước ngoài vẫn chưa hết niềm mong ước có một “công

trình tập đại thành” về Bác Hồ. Cho dù chúng ta đã có hai bộ sách “cơ bản”,
“gối đầu giường” là “Hồ Chí Minh toàn tập” 12 cuốn, “Hồ Chí Minh biên niên
tiểu sử” 10 cuốn, xuất bản cách đây 5 năm, cho đến nay đã đủ điều kiện tái bản,
sửa chữa, bổ sung để có thêm mỗi bộ vài tập, công việc tìm kiếm, khai thác lại
như mới bắt đầu” [33, tr. 190].
Năm 1990, tại Hội thảo Quốc tế Kỷ niệm 100 năm danh nhân văn hóa Hồ
Chí Minh, tại Passao, Cộng hòa Liên bang Đức, Tiến sĩ K.R Heidel đã kết thúc
bản tham luận ca ngợi Hồ Chí Minh như sau: “Chỉ khi nào toàn bộ văn thơ và
tác phẩm, văn kiện… của Hồ Chí Minh được xuất bản ra một cách trung thực,
không bị cắt xén, chọn lựa theo một chính sách nào đó, thì các sử gia mới có
được một cái nhìn khách quan và đánh giá con người Hồ Chí Minh một cách
trung thực, chính xác” [32, tr. 13].

4
Người học trò xuất sắc và hết sức gần gũi với Hồ Chí Minh là Đại tướng
Võ Nguyên Giáp (năm 2003) đã khẳng định: “Tôi muốn nêu lên ở đây một ý
kiến tôi cho là quan trọng. Chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn nữa tư tưởng Hồ
Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa” [2, tr. 110].
Chính vì vậy, việc giữ gìn và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung,
tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nói riêng nhằm hiểu rõ hơn tư tưởng của
Người để phục vụ cho công cuộc kiến thiết đất nước luôn luôn là một vấn đề cấp
thiết và vô cùng quan trọng đối với chúng ta.
Với toàn bộ lý do trên, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, tôi lựa chọn
đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá mới trong thời kỳ 1945-1954” cho
Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhìn chung, những xuất bản phẩm về văn hóa học ở nước ta đã đáp ứng
được phần nào nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy là có rất ít tài liệu trong nước đề cập một cách có hệ thống về
các khái niệm và phương pháp của văn hóa học. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc

Thêm đã cho rằng: “So với tồn tại của bản thân văn hóa, việc nghiên cứu văn
hóa chậm trễ một cách khủng khiếp” [29, tr. 16]. Bởi vậy, việc hệ thống hóa và
ứng dụng các khái niệm cũng như phương pháp của văn hóa học vào trong các
nghiên cứu về văn hóa đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
Còn các tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, theo tôi,
cũng chưa hệ thống và đánh giá hết được các quan niệm của Người về văn hóa.
Ngay cả các giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(2006), của Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ
môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), nghiên cứu do Đại

5
tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên (Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách
mạng Việt Nam), Tập bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh - Đại học Quốc gia Hà
Nội (2003),… cũng chưa đạt yêu cầu khái quát hết được. Ngoài ra, còn có Tư
tưởng Hồ Chí Minh: Những nội dung cơ bản của PGS. Thành Duy (2005), John
Lê Văn Hóa (2003): Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư tưởng cách
mạng Hồ Chí Minh, tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về vấn đề này trong
cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa của Ban Tư tưởng Văn hóa trung ương
(2003), cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (2000), … cũng như
nhiều bài viết đăng tải trên các tạp chí lý luận ở nước ta mới chỉ đề cập đến một
số khía cạnh nào đó trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mà thôi (Về thực
chất, đó cũng chỉ là tập hợp những bài viết nhỏ lẻ về vấn đề này). Chưa thấy tác
phẩm nào bàn luận và phân tích chuyên sâu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
qua các thời kỳ cách mạng, như trước năm 1945, từ 1945-1954, từ 1954-1969.
Chưa thấy một tác phẩm nào viết thật chi tiết về vấn đề phương pháp luận giải
quyết các nhiệm vụ văn hóa do Hồ Chí Minh vạch ra. Chưa thấy có một tác
phẩm nào phân tích sự kế thừa về mặt phương pháp luận để giải quyết các
nhiệm vụ văn hóa mà ngày hôm nay, chúng ta đang phải đối mặt…
Như vậy, vẫn cần phải có một cách nghiên cứu, đánh giá thật đầy đủ trong
lĩnh vực tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa để tìm ra hướng đi và các biện pháp

xây dựng nền văn hóa mới. Đây vẫn luôn là một nhiệm vụ mang tính thời sự.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Khái quát, hệ thống hóa các luận điểm của Hồ Chí
Minh về văn hóa; phân tích, chỉ rõ những quan điểm của Người ở giai đoạn
1945-1954 về xây dựng nền văn hóa mới cho Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:

6
- Thứ nhất, tìm hiểu nguồn gốc lý luận và thực tiễn cho sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mới.
- Thứ hai, hệ thống hóa các luận điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa trong
thời kỳ 1945-1954.
- Thứ ba, phân tích để làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây
dựng nền văn hóa mới của Việt Nam.
- Thứ tư, nêu lên những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa mới trong những năm 1945-1954.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính: Các quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa
mới.
- Phạm vi nghiên cứu chính: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và các quan
điểm chỉ đạo của Người trong xây dựng nền văn hóa mới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên quan điểm duy vật về lịch sử, các nguyên lý
của phép biện chứng duy vật, phương pháp lôgíc-lịch sử, kết hợp với việc phân
tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan.
6. Đóng góp của Luận văn
Luận văn bước đầu tìm hiểu và hệ thống hóa các quan điểm của Hồ Chí
Minh về văn hóa, góp phần làm rõ tư tưởng chỉ đạo của Người về xây dựng nền
văn hóa mới của Việt Nam trong thời kỳ 1945-1954.
7. Ý nghĩa của Luận văn

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập và
nghiên cứu các vấn đề như: Văn hóa học, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa…


7
8. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 3 Chương, 9 tiết.
























8
NỘI DUNG

Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA MỚI

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.Tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại
Khi Pháp mang danh “khai hóa văn minh” tới Việt Nam, nhiều người trong
số họ đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy đây là một đất nước rất giàu truyền thống
văn hóa chứ không phải là một dân tộc sơ khai kém hiểu biết như họ mường
tượng. Trong bài Nước An Nam dưới con mắt người Pháp, Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh đã ghi lại nhận xét của một số người Pháp về đất nước và con
người Việt Nam: “Trong một bản tuyên bố, ông Bô lúc đó là toàn quyền Đông
Dương, nói với người An Nam như thế này: “Hỡi nhân dân An Nam! Chúng ta
đến nước các ngươi là nối gót ông cha chúng ta đã từng lui tới bờ biển nước các
ngươi từ hai thế kỷ nay. Chúng ta đến đây cũng với một tinh thần mạo hiểm và
một ý muốn khai hoá. Không hiểu phong tục và lịch sử nước các ngươi, chúng ta
tưởng đem đến cho một dân tộc dã man những ân huệ của một nền văn minh cao
cả. Chúng ta đã đi khắp đồng ruộng, núi đồi và ở đâu chúng ta cũng khen cho sự
cần cù không mệt mỏi của các ngươi. Chúng ta đi qua khắp kinh kỳ, ở đâu
chúng ta cũng thấy có cơ sở tổ chức đáng khen. Chúng ta đã vào nhà các ngươi
và chúng ta cũng thấy trong gia đình trên kính dưới nhường, thờ phụng tổ tiên.
Chúng ta đã đi thăm các đền chùa, được đọc những câu châm ngôn làm vẻ vang
cho nhân loại”. Ông Đờ Puvuốcvin cũng viết: “Chúng ta thấy ở đây cả một nền

9
văn minh, mọi thứ đều xây dựng từ lâu. Nghệ thuật, khoa học, kể cả khoa học

quản lý Nhà nước đều đã phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ phong, tôn giáo,
văn học, tất cả đều đã hoàn chỉnh và hoà hợp với nhau, trải qua bao nhiêu thế kỷ,
đã được điều hoà và ngày càng hoàn hảo thêm. Những vết tích man rợ đã mất đi
từ lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục có tổ chức trong khi
những người phương Tây còn ở tình trạng bán khai. Yêu mến quê hương, quyến
luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham
thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ
phải; ghét xa hoa, không hám tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ, hy
sinh; đó là những đức tính răn dạy trong sách thánh hiền, lưu lại trong cổ phong
và ghi thành luật pháp; hiện nay đó cũng là những đặc điểm về bản tính của
người An Nam hình thành từ bao thế hệ, những thế hệ luôn luôn cố gắng thực
hiện đạo đức ấy một cách thành kính; người An Nam bình thường mà người ta
gặp bất cứ ở đâu cũng đều như vậy cả Trong đám người bình dân, người ta
cũng thấy những thuần phong mỹ tục ấy, cả ở những người mà xưa nay chúng ta
thường quen gọi là bọn côn đồ, quân ăn cướp” [49, tr. 425-429].
Trong tác phẩm Đông Dương (1923-1924), Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét:
“Người An Nam rất hiếu học. Trong các tầng lớp xã hội, người sĩ phu chiếm địa
vị hàng đầu. Có con học giỏi là một vinh hạnh cho cha mẹ. Cho nên, dù có
nghèo đói đến đâu, cha mẹ cũng cố tìm cách cho con cái được học hành. “Nửa
bụng chữ bằng một hũ vàng” là một câu tục ngữ biểu hiện nhiệt tình ham muốn
có học thức của dân tộc An Nam. Ở làng xã nào cũng có trường công và trường
tư. Chữ Nho rất khó học thế mà hầu hết người An Nam đều biết “ký tên bằng
chữ Hán”. Nạn mù chữ hầu như không còn. Người Pháp đến đã làm đổi thay tất
cả” [49, tr. 398].

10
Hiện nay, khi bàn đến những truyền thống văn hóa người Việt Nam, hầu
hết các công trình nghiên cứu đều chỉ đề cập tới những mặt tốt đẹp: Giáo trình tư
tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) viết: “Đó là ý thức chủ
quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, yêu nước, kiên cường, bất

khuất… tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước; là tinh thần tương thân,
tương ái, nhân nghĩa, cố kết cộng đồng dân tộc; thủy chung, khoan dung, độ
lượng; là thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại để làm phong phú văn hóa dân tộc…” [3, tr. 5].
Nhưng có lẽ ai cũng phải thừa nhận rằng đã là con người thì đều có mặt tốt
và mặt xấu chứ rất khó có thể tìm ra nhân vật nào là hoàn toàn tốt cũng như
hoàn toàn xấu về mặt thói quen, tính nết. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên
trong tác phẩm nổi tiếng Văn minh Việt Nam năm 1944 đã thẳng thắn chỉ ra ảnh
hưởng khí hậu đối với tính nết của người Việt: “Môi trường vật chất độc hại làm
sa sút sức khỏe này cũng tác động chẳng kém đến tính chất người Việt Nam. Tác
động trực tiếp nhất và cũng bền bỉ nhất của sức nóng thường xuyên, đó là thần
kinh uể oải làm cho con người buồn ngủ và lười nhác. Người ta hay nhận xét, và
chẳng phải không có lý, rằng nhược điểm lớn nhất của người Việt Nam là lười
biếng, hay ít nhất cũng dễ có khuynh hướng buông trôi” [27, tr. 51]. Nhược
điểm này thường được biết đến với câu nói hết sức quen thuộc: “Nước đến chân
mới nhảy”.
Về khía cạnh tiêu cực của người Việt, thậm chí, “có những người Pháp coi
người nước Nam là thiếu thành thật; coi người nước Nam là xảo quyệt và đạo
đức giả; là những kẻ ăn cháo đá bát vô ơn bội nghĩa; là hèn hạ khúm núm trước
người lớn và kẻ mạnh trong khi chính người nước Nam lại ức hiếp tàn bạo
những người nhỏ yếu hơn mình; coi người nước Nam khi có một chút quyền lực

11
thường lạm dụng ngay và tỏ ra tàn nhẫn với đồng bào của mình hơn cả mức tàn
nhẫn của kẻ thống trị ngoại bang; nhìn thấy các quan chức nước Nam thường
làm sai chức vụ và rất hay nhận hối lộ; thấy những quan lại đó ức hiếp dân quê,
thấy người quản lý ngân sách thì biển thủ công quỹ. Tóm lại, đó là chỉ nhìn một
dân tộc chẳng có gì là thú vị, chẳng có bất kỳ một nét độc đáo nào. Một dân tộc
quay cóp và bắt chước! Các tinh hoa của dân tộc này chỉ là những kẻ kiêu căng
và đầy tham vọng, những kẻ chỉ mơ tưởng đánh đuổi người Pháp đi để chiếm

lấy vị trí của họ và mặc sức bóp nặn dân tộc khốn khổ của mình” [72, tr. 322-
323].
Và ngay Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhận xét: “Mỗi con người đều
có cái thiện và cái ác ở trong lòng” [58, tr. 558].
Vậy, những khía cạnh này ảnh hưởng thế nào đến Hồ Chí Minh, và đâu là
những nhân tố quyết định hình thành nhân cách Hồ Chí Minh?
Tôi cho rằng, ngay khi mới ra đời, Hồ Chí Minh không tránh khỏi các ảnh
hưởng xấu của môi trường khí hậu và môi trường xã hội. Nhưng điều khác biệt
giữa Hồ Chí Minh với những người khác, điều tạo nên một nhân vật Việt Nam
vĩ đại mang tầm vóc thế kỷ XX, điều mà cả dân tộc ta phải học tập, đó là Hồ Chí
Minh luôn luôn nhận thức rõ những khiếm khuyết trong bản thân để chế ngự và
luôn luôn quán chiếu những phẩm chất tốt đẹp trong con người mình để tự rèn
luyện mình. Hồ Chí Minh, một con người có ý chí vĩ đại, cả cuộc đời Người là
một tấm gương tự đào luyện chính bản thân mình. Những ai được tiếp xúc với
Người đều nhận định: “Trong những sự rèn luyện về nhiều mặt, Bác chú ý tạo
dần thành nếp quen. Nếp quen nào tốt rồi cứ giữ mãi hàng chục năm. Chỉ khi
tuổi cao, chuyển sang một cách tập khác, mới bỏ thói nếp trước không bao giờ vì
thiếu kiên trì mà bỏ” [32, tr. 279].

12
Bằng trải nghiệm cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các thế hệ
sau: “Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa
xuân và phần xấu bị mất dần đi” [58, tr. 558]. Người khẳng định: “Đạo đức cách
mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng
ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong” [56, tr. 293].
Với một nhân cách vĩ đại như vậy, không có gì là lạ khi chúng ta được nghe
tới những nhận định về Người như:
“Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại
ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó” [64, tr. 74].

“Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và
nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn
cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để
loại bỏ bất công, bất bình đảng khỏi trái đất này” [25, tr. 47]. (TS. Modagat
Ahmed – Giám đốc UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương - Chủ tịch hội
đồng hoà bình thế giới - Đại diện đặc biệt của Tổng Giám đốc UNESCO)
Viện sĩ V.M Xôn Xép, người đã chứng kiến công cuộc cải tổ ở Liên Xô
nói: “Năm tháng sẽ qua đi, nhưng toàn nhân loại tiến bộ nhớ mãi tên tuổi và sự
nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [9, tr. 37].
Người không những là kết tinh trí tuệ thời đại, Người còn là một nhà văn
hóa xuất sắc của dân tộc, là hiện thân của những tinh hoa trong truyền thống văn
hóa dân tộc. GS. Trần Văn Giàu đã từng nêu lên 7 giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc Việt Nam là yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương
người, vì nghĩa, qua đó khẳng định: Hồ Chí Minh là kết tinh của các giá trị
truyền thống và đạo đức cách mạng Việt Nam [16, tr. 99-286]. Với hành trang

13
đó, Người xứng đáng là người con ưu tú của dân tộc, vững vàng dấn thân đi tìm
con đường tương lai cho đất nước năm 1911.
Là người Phương Đông, lẽ dĩ nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấm nhuần những
ảnh hưởng sâu sắc từ cái nôi văn hóa lớn này của nhân loại. Các tài liệu nghiên
cứu cho thấy, Phật giáo, Nho giáo và chủ nghĩa Tam Dân là ba luồng văn hóa có
ảnh hưởng sâu sắc nhất tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư
tưởng về văn hóa của Hồ Chí Minh nói riêng.
Theo GS. Đinh Xuân Lâm: “Cần khẳng định ngay rằng văn hóa phương
Đông có ảnh hưởng đầu tiên, rất sớm đến Hồ Chí Minh, ngay từ khi còn là cậu
bé Cung sống trong làng quê huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Điều đó cũng dĩ
nhiên vì xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, ông ngoại là một
thày đồ mở lớp dạy tại nhà, thân sinh đã lần lượt đỗ Cử nhân, rồi phó Bảng, thân
mẫu nhờ nghiệp nhà nên cũng biết ít nhiều chữ nghĩa, cậu Cung từ lúc còn thơ

ấu đã sống trong một bối cảnh văn hóa Nho giáo với tất cả những nguyên tắc
luân lý đạo đức từng thống trị tư tưởng và tình cảm nhiều dân tộc phương Đông
trong hàng ngàn năm, như trung, hiếu, tiết nghĩa, quân sư phụ, tam cương ngũ
thường… Cùng với ảnh hưởng sâu đậm của Nho giáo, đạo Phật cũng có ảnh
hưởng đối với nhân dân ta thời trước. Ở các vùng nông thôn, các ngôi chùa
không chỉ là nơi thờ cúng Phật, mà còn là nơi giáo dục tư tưởng từ bi, bác ái, nơi
giáo thiện trừ gian với những “ông thiện”, “ông ác”, với những cảnh thập điện
Diêm Vương xử tội vạc dầu, cưa xương, rút lưỡi… những kẻ khi sống trên trần
đã có những hành động gian ác” [11, tr. 69-70].
Về những ảnh hưởng vô cùng tích cực của Phật giáo đối với dân tộc Việt
Nam, nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh năm 1931 đã nhận xét: “Chính nhờ có học
thuyết đó mà những người đàn ông và đàn bà trong dân chúng của chúng ta,

14
thường vốn rất gay gắt trong chuyện lời lãi, rất cứng rắn trong đấu tranh, rất dữ
dằn trong các mánh khóe và các tranh chấp nhỏ trong đời sống hàng ngày, rất dễ
báng bổ và miệng lúc nào cũng sẵn sàng chửi bới, một lối chửi ác độc, quỷ quái,
réo gọi đến tổ tông xa nhất của người ta ra mà chửi và lăng nhục, chính họ lại
học được từ tôn giáo của đức nhân ái và lòng trắc ẩn đó mà biết được cách cầu
khấn kinh kệ và những điều tốt lành không kể hết được của nó” [72, tr. 212-
213].
Không thể phủ nhận được rằng Hồ Chí Minh - nhà văn hóa vĩ đại của
chúng ta đã tiếp thu rất tích cực những nếp sống vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ,
cứu nạn, thương người như thể thương thân, trong sạch, giản dị, chăm lo làm
điều thiện, đề cao lao động chống lười biếng, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân
chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp… từ nhà Phật. Cuốn Hồ Chí
Minh với Phật giáo Việt Nam đã khẳng định những nhân tố triết lý Phật giáo
trong tư tưởng Hồ Chí Minh gồm có: Tấm gương đạo đức nhân bản; hạnh Vô
ngã; hạnh Hiếu sinh; hạnh tinh Tấn; hạnh tự giác, giác tha; tinh thần Lục hòa và
thậm chí cả chất Thiền (thể hiện rất rõ trong Ngục trung nhật ký) [69, tr. 33-78].

Chắc hẳn người phương Đông chúng ta đều luôn cảm thấy tự hào, ngưỡng
mộ và nguyện theo những giáo lý hết sức thâm sâu và đầy tính nhân bản của
Nho giáo như: “Mỗi ngày tự xét mình ba điều. Mưu việc cho người khác đã dốc
hết sức lực tâm trí chưa? Cùng kết giao với bạn bè đã thật giữ tín điều chưa? Tri
thức thày truyền cho đã ôn tập cẩn thận, chu đáo chưa?”. “Không sợ người
không hiểu ta, mà chỉ sợ ta không hiểu người”. “Người quân tử đoàn kết rộng rãi
với mọi người, chứ không phải chỉ câu kết phe cánh. Kẻ tiểu nhân chỉ biết cấu
kết phe cánh, chứ không biết đoàn kết rộng rãi với mọi người”. “Nhìn thấy
người hiền tài liền nghĩ đến noi gương phấn đấu cho kịp bằng họ, nhìn thấy

15
người chẳng hiền tài thì phải tự kiểm tra lại mình xem mình có sai sót như người
ấy không”. “Cung kính thì sẽ không bị khinh nhờn. Khoan dung thì sẽ được lòng
người. Tín thực thì được mọi người tín nhiệm. Mẫn cán thì có công. Ban phát ân
huệ thì dễ sử dụng được người”… [43, tr. 103, 121, 132, 175, 481].
Là một nhà cách mạng nghiêm khắc và đầy bao dung, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần
bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử” [49, tr. 454]. Người kể lại: “Tôi sinh
ra trong một gia đình nhà nho An Nam. Những gia đình như thế ở nước chúng tôi
không phải làm việc gì. Thanh niên trong những gia đình ấy thường học Khổng
giáo, đồng chí chắc biết Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoa học
về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử. Và trên cơ sở đó người ta đưa ra khái
niệm về “thế giới đại đồng”” [49, tr. 477].
GS. Đinh Xuân Lâm nhận xét: “Trên bước đường hoạt động cách mạng, dù
không có điều kiện đi sâu vào học tập, nghiên cứu thêm về Nho học, nhưng căn
cứ vào các kiến thức Nho học Nguyễn Ái Quốc vận dụng trong các bài viết thì
thấy sự hiểu biết của Người từ hồi còn trẻ về Nho học đã khá sâu sắc” [2, tr. 62].
Nhưng tất nhiên trong quá trình lãnh đạo lãnh đạo đất nước, khi đề cập đến
những nội dung, những chuẩn mực cơ bản của đạo đức mới, tuy Người có sử
dụng một số mệnh đề của đạo đức Nho giáo, một số thành ngữ dân gian…

nhưng với tinh thần phủ định biện chứng, với nội dung mới, yêu cầu mới của
đạo đức cách mạng, người đã cải biến nội dung, đưa yêu cầu, nội dung mới vào
như “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, “trung hiếu”, “giàu sang không
quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”… [15, tr.
286]. Với trí tuệ sắc sảo, Hồ Chí Minh đã phê phán, bác bỏ những yếu tố lạc hậu
trong Nho giáo, và chủ động lựa chọn, tiếp thu những yếu tố tích cực cho bản

16
thân và cho cách mạng. Đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, lý tưởng về
một xã hội bình trị, đề cao văn hóa, lễ giáo, hiếu học… Cùng với Phật giáo, Nho
giáo đã có ảnh hưởng hết sức tích cực tới nhân cách Hồ Chí Minh, để rồi mãi
sau này, khi tiếp thu những tinh hoa văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh vẫn
hoàn toàn là người phương Đông về mặt phong cách.
Còn về chủ nghĩa Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh
hạnh phúc, Hồ Chí Minh từng nhận định: “Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm
là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta” [15, tr. 43]. Cái lý tưởng
độc lập gắn liền với tự do, hòa quyện trong hạnh phúc hết sức thiêng liêng và
quen thuộc này đã được Hồ Chí Minh nhắc tới rất nhiều lần: “Nếu nước độc lập
mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý
gì” [52, tr. 56]. “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho
nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [52, tr. 161]. “Tự do cho đồng bào
tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, đấy là tất cả những
điều tôi hiểu” [74, tr. 44] Mục tiêu của chủ nghĩa Tôn Dật Tiên đã trở thành
một trong những mục tiêu cho cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí Minh lựa chọn.
Thực ra cả ba yếu tố Nho giáo, Phật giáo và chủ nghĩa Tam dân đều có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau, rất khó có thể tách biệt rõ ràng cũng như khẳng định
đâu là yếu tố ảnh hưởng nổi trội, quyết định tới sự hình thành tư tưởng nhân văn
cao cả của Hồ Chí Minh. Nhưng dẫu sao đi nữa, không thể nghi ngờ rằng cả ba
nhân tố văn hóa phương Đông trên đều có ảnh hưởng hết sức sâu sắc trong nhân

cách của nhà cách mạng vĩ đại này.
Làn gió phương thức sản xuất hiện đại đã cuốn theo một thứ văn hóa mới lạ
tới phương Đông: Văn hóa phương Tây. Rất nhanh chóng, nền văn hóa mới này

17
làm đảo lộn khá nhiều về thế giới quan cũng như kết cấu văn hóa cổ truyền
phương Đông. Và Việt Nam xa xôi cùng với những con người bình dị cũng
không thể nằm ngoài vòng xoáy này của lịch sử.
“Chính thông qua sự du nhập văn hóa phương Tây và ảnh hưởng của nền
văn hóa đó mà những tư tưởng mới xuất hiện và ngày càng được củng cố trong
xã hội Việt Nam từ những năm 20 của thế kỷ này, như tư tưởng giải phóng cá
nhân, tư tưởng về quyền bình đẳng của con người… Lần đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam, nguyên tắc về sự giải phóng dân tộc không thể tách rời sự giải phóng
con người và sự thay đổi xã hội được nêu lên và có sức thu hút mạnh mẽ đối với
thế hệ thanh niên mới, với tầng lớp trí thức Tây học xuất thân từ các nhà trường
Pháp - Việt, các trường trung học, cao đẳng và đại học do Pháp mở. Gắn liền với
tư tưởng cá nhân là tư tưởng dân chủ, bình đẳng. Sách báo thời kỳ này phản ánh
rõ tình hình đó. Báo Phụ nữ thời đàm ra mắt bạn đọc năm 1929, đã chủ trương
giải phóng phụ nữ. Các tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn đấu tranh cho tự do
luyến ái, cho hạnh phúc của gia đình nhỏ chống lại sự ràng buộc của tục lệ đại
gia đình phong kiến. Cuộc “nổi loạn” chống Khổng giáo đồng thời mang tính
chất chống chế độ thực dân” [36, tr. 79].
Nguyễn An Ninh đã khẳng định: “Có lẽ nền Hán học cũ vẫn còn ảnh hưởng
không nhiều trong tiềm thức của quần chúng. Và nếu như một số vị sĩ phu còn
gắn bó với nền văn hóa cũ dưới một vài hình thức nào đó thì họ đã tìm thấy
trong nền văn hóa đó một nơi ẩn náu, nhưng nền văn hóa đó không mang lại cho
họ một chỗ đứng để tiếp cận thế giới hiện đại… Nước Việt Nam không thể
không tính đến châu Âu”. Tôi không chỉ nói tới châu Âu cơ khí… Vượt lên trên
vũ khí và máy móc, còn có một chất men của châu Âu” [36, tr. 78]. “Sự áp bức


18
chúng tôi là từ nước Pháp tới, nhưng tinh thần giải phóng cũng từ đó tới” [36, tr.
78].
Khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái trong nhà trường ở xứ Đông Dương
lúc bấy giờ trái ngược hẳn với những gì mà người Pháp đem lại cho dân tộc Việt
Nam. Bất bình với hiện thực xã hội, nhưng lại có phần “say sưa” với các giá trị
văn hóa Phương Tây, điều đó hình thành nguyện vọng xuất dương của một số
thanh niên An Nam tiên tiến, trong đó có Nguyễn Ái Quốc. Một mẩu chuyện có
tên Nguyễn Ái Quốc năm 1946 với bút danh Việt Nam mà nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng chính là Hồ Chí Minh, có thuật lại: “Khâm phục các nhà cách mệnh
Pháp bao nhiêu, ông càng thấy bọn Pháp thực dân ở Việt Nam bỉ ổi, đáng ghét
bấy nhiêu. Chủ nghĩa tự do, bình đẳng, bác ái của các nhà cách mệnh Pháp nhân
đạo biết bao thì so với chính sách khủng bố đàn áp cách mệnh của Pháp ở Việt
Nam dã man, vô đạo đến thế nào? Những lý thuyết học ở nhà trường so với thực
tế trong xã hội Việt Nam thuộc Pháp, ông thấy nó mâu thuẫn nhau như nước với
lửa. Càng học rộng, càng khảo sâu, càng biết nhiều, ông càng cảm thấy bất bình,
phẫn nộ” [32, tr. 15]. Về quyết định sang phương Tây, Người kể:
“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình
đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người
Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp,
muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy. Nhưng trong những trường học
cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con vẹt. Chúng giấu không cho
người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả
Rútxô và Môngtexkiơ cũng bị cấm. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết
định tìm cách đi ra nước ngoài” [49, tr. 477].

19
“Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự
hỏi nhau, ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này
nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra

nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp
đồng bào tôi” [63, tr. 15].
“Trước đây tôi có đọc một số tờ báo phát hành sang nước tôi, một vài tờ có
tính chống đối ở An Nam, có những người lính lê dương do Poăngcarê
(Poincaré) gửi sang để cải huấn. Những người lính lê dương này đọc đủ thứ. Họ
là những kẻ chống đối về bản chất. Họ cho tôi đọc các báo Pháp. Vì thế tôi nảy
ra ý muốn sang xem “mẫu quốc” ra sao và tôi đã tới Pari” [49, tr. 480].
Như vậy, bên cạnh chủ nghĩa yêu nước là động lực chủ yếu thúc đẩy
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, chính sức mạnh của nền văn hóa
Tây phương mà Người được tiếp xúc từ trước năm 1911 là một trong những
nguyên nhân rất quan trọng thúc đẩy Người sang phương Tây để học hỏi. Lúc
này, tuy không còn ngồi trên ghế nhà trường nữa, nhưng Nguyễn Ái Quốc đã
tiếp thu nền văn hóa Phương tây bằng toàn bộ trải nghiệm thực tiễn của mình.
Theo GS. Đinh Xuân Lâm: “Một đặc điểm tiếp nhận văn hóa phương Tây
thời gian này của anh Thành là không phải thông qua con đường chính thống
của nhà trường, mà bằng con đường kiên nhẫn tìm hiểu học hỏi trong quá trình
thâm nhập quần chúng lao động, mở rộng giao du với các tầng lớp hoạt động
văn hóa, trong các chuyến hành trình khảo sát ở nhiều nước, và đặc biệt là trong
việc thường xuyên lui tới đọc sách tại các thư viện lớn” [11, tr. 73].
Có tác giả nước ngoài nhận xét cụ thể: “Chắc hẳn ý tưởng đó (Tự do - Bình
đẳng - Bác ái) lần đầu tiên nảy sinh ở Thành khi anh đọc các tác phẩm của
Giăng Giắc Rút xô. Qua tác phẩm Thú tội của Rút xô, Thành biết được rằng

20
chàng thanh niên Rút xô trước khi trở thành nhà Khai sáng vĩ đại đã có tới mười
năm lưu lạc trên các nẻo đường của các nước châu Âu. Vậy là ông học được
nhiều ở một ngành khoa học quan trọng và cũng khó khăn nhất - khoa học về
cuộc sống. Rồi chính cuộc sống cũng như thế giới bất bình đẳng, thế giới đau
khổ, nghèo đói xung quanh ông, đã giúp ông sau này trở thành người đề xướng
những tư tưởng cao quý về tự do, bình đẳng, bác ái và trở thành sứ giả của Đại

cách mạng Pháp” [36, tr. 272-273].
Chính vì vậy, sau này, không có gì lạ khi ta biết rằng đứa con tinh thần đầu
tay của Nguyễn Ái Quốc - tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp lại được
nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là sự tiếp nối truyền thống văn học của phương
Tây chống chế độ nô lệ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với những tên tuổi như
Huy gô (V.Hugô), Guét-đơ (J.Guesde), Giô-ret(J.Jaures)… [36, tr. 73-74].
Nguyễn Ái Quốc đã hòa mình vào nền văn hóa mới bằng cả trái tim và trí
tuệ sắc sảo của mình, thẳng thắn chỉ ra một số hậu quả tai hại từ văn minh
phương Tây cũng như tiếp thu các giá trị vĩnh cửu mà người dân phương Tây đã
đóng góp vào kho tàng tư tưởng nhân loại. Nền văn hóa của chúng ta sau này đã
được bổ sung những khía cạnh hết sức mới lạ như tư duy biện chứng duy vật của
nhà cách mạng vĩ đại Karl Marx, tư duy duy lý, tư duy dân chủ… như: “Chủ
nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng” [15, tr. 43], “nếu
chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” [53, tr. 60]…
Từ đó, Người trở về nước mang theo những “tài sản” văn hóa mới lạ,
nhưng vô cùng quan trọng cho dân tộc như: dân chủ, cộng hòa, duy lý, cách
mạng, biện chứng…
GS. Đinh Xuân Lâm nhận xét: “Ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, chủ
yếu là ngay ở ngọn nguồn của văn minh phương Tây, Nguyễn Ái Quốc có đủ

21
thời gian và điều kiện để chọn lọc, tiếp nhận những tinh hoa của nền văn minh
rực rỡ đó, rồi vận dụng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc mình và phục vụ
các dân tộc khác cùng cảnh ngộ” [11, tr. 74].
Vượt ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên gần 30 nước, Hồ Chí Minh
được coi là một trong những nhà hoạt động chính trị đã đi nhiều nhất, có vốn
hiểu biết phong phú nhất về thực tế các thuộc địa cũng như các nước tư bản đế
quốc chủ yếu nhất trong những thập niên đầu của thế kỷ 20 [25, tr. 27]. Thế
nhưng Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo văn hóa Việt Nam tương lai không hề bị “lôi
kéo” bởi bất kỳ thói quen văn hóa nào. Người luôn chủ động hòa nhập với các

khuôn mẫu văn hóa đối với từng hoàn cảnh, từng loại người mà không hề bị
động, bị “hòa tan” trong bất cứ thời điểm nào.
Theo nhận xét của báo France Libre về hình ảnh Hồ Chí Minh khi Người
sang thăm nước Pháp sau năm 1945: “Nhã nhặn theo nề nếp của người Phương
Đông, ông Hồ Chí Minh mời các bà khách nhận một đóa hoa hồng làm kỷ
niệm… Người ta có thể lưu lạc giang hồ, lưu lạc bốn mươi năm, và bị tù tội
nhiều lần mà vẫn là người lịch thiệp” [32, tr. 29].
Năm 1971, một người Mỹ - nhà báo, nhà văn David Halberstam trong cuốn
sách Ho của mình, do nhà xuất bản Randon House ở New York ấn hành đã viết:
“Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại - hơi giống
Găngđi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất kỳ một người nào
khác của thế kỷ này, đối với dân tộc của ông, và đối với cả thế giới, ông là hiện
thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt Nam,
ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của
họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không
màng địa vị, luôn luôn mặc quần áo đơn giản nhất - cách ăn mặc của ông không

22
khác mấy người nông dân nghèo nhất - một phong cách mà phương Tây đã giễu
ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục,
không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy cái tính
giản dị ấy, và sùng bái sự giản dị ấy, thấy cái khả năng hòa mình vào nhân dân
là cơ sở cho sự thành công của ông. Tính giản dị của ông Hồ là một sức mạnh.
Địa vị càng cao sang, ông càng giản dị và trong sạch. Hình như ông luôn luôn
giữ được những giá trị vĩnh cửu của người Việt Nam: kính già, yêu trẻ, ghét tiền
của. Ông Hồ không cố tìm kiếm cho mình trang sức quyền lực vì ông tự tin ở
mình và ở mối quan hệ của ông với nhân dân, với lịch sử đến nỗi không cần
những pho tượng, những cái cầu, những pho sách, những tấm ảnh để chứng tỏ
điều đó cho thiên hạ biết. Việc ông từ chối sự sùng bái cá nhân là đặc biệt đáng
chú ý trong cái xã hội kém phát triển” [35, tr. 436-437].

Hélène Tourmaire trong cuốn: Trở thành người Bác như thế nào? Do Nhà
xuất bản Viện Hàn lâm Berlin năm 1966 viết: “Hồ Chí Minh là hình ảnh hoàn
chỉnh của sự kết hợp: đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học
của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc.
Tất cả đều hoà hợp trong một dáng dấp rất tự nhiên” [77, tr. 8].
Nhân loại đã và đang bước vào thời đại văn hóa toàn cầu. Một nền văn hóa
tiên tiến phải tổng hòa một cách hài hòa nền văn hóa chung của thế giới. Thật
may mắn cho dân tộc nào có được nhà lãnh đạo văn hóa mang phẩm chất quý
báu này. Hồ Chí Minh, người thực hiện sứ mệnh giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Từ những
năm 20, nhà thơ Manđenxtan đã nhận xét: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một
thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hoá tương
lai” [49, tr. 478]

23
Nhân loại không thiếu danh nhân văn hóa, nhân loại không thiếu tư tưởng,
nhưng mỗi dân tộc lại rất cần lãnh tụ dẫn dắt họ đi đúng xu thế thời đại. Hồ Chí
Minh chính là hiện thân của văn hóa tương lai, hiện thân của sự kết tinh văn hóa
hài hòa mà thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng đang trông đợi. GS.
Đặng Xuân Kỳ nhận định: “Những người phương Tây có thể tìm thấy trong văn
hóa Hồ Chí Minh tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo thời kỳ Phục hưng, tư tưởng
dân chủ của thế kỷ Ánh sáng, tinh thần độc lập và nhân quyền của cách mạng
Mỹ, tư tưởng tự do - bình đẳng - bác ái của cách mạng Pháp, và tinh thần cách
mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Những người phương Đông lại
thấy trong văn hóa Hồ Chí Minh những nét gần gũi với chủ nghĩa Tam dân của
Tôn Trung Sơn, tinh thần yêu nước, khắc khổ hy sinh vì dân vì nước của M.
Găng đi, và xa hơn là học thuyết về sự tu dưỡng đạo đức và sự trang nhã của
Khổng giáo, đức từ bi của Phật Thích ca, tinh thần bác ái của Chúa Giê su” [11,
tr. 11].
1.1.2.Về định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh

Ngay từ năm 1952, hai nhà văn hoá học Hoa Kỳ A. Kroeber và C.
Kluckholn đã thống kê được tới 150 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Ngày nay
số lượng các định nghĩa đó đã tăng lên rất nhiều (có tới trên 300 định nghĩa khác
nhau). Nhìn chung, có thể phân chia các định nghĩa về văn hóa thành những loại
chính như sau:
Các định nghĩa miêu tả, trong đó trọng tâm được đặt vào liệt kê tất cả
những gì mà khái niệm văn hoá bao hàm.
Các định nghĩa lịch sử, trong đó nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội,
truyền thống.
Các định nghĩa chuẩn mực, hướng vào quan niệm về lý tưởng và giá trị.

×